Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 10:58:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc  (Đọc 41883 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2016, 05:15:57 pm »

        Vấn đề quan trọng là tiến công chiến lược một cách liên tục kế tiếp, hướng này kế tiếp hướng khác hoặc tiến công đồng thời ở trên nhiều hướng đạt được tiêu diệt chiến lược một cách dồn dập, liên tục, tạo ra thời cơ liên tục, tạo ra thời cơ mới, thời cơ sau lớn hơn thời cơ trước, thắng lợi sau lớn hơn thắng lợi trước. Tiến công nhiều hướng, nhưng vẫn có thể tập trung được một số đơn vị chiến lược thành lập tập đoàn chiến lược chủ yếu vào hướng trọng điểm để đánh những đòn có tính chất quyết định. Có nhiều đơn vị chiến lược, tập đoàn chiến lược, tiến công địch trên nhiều hướng một cách kế tiếp hoặc đồng thời mới có sự phối hợp chiến trường, có sự hỗ trợ lẫn nhau, tạo được thời cơ cho nhau để tiêu diệt địch một cách dễ dàng, nhanh, gọn. Tổ chức được nhiều tập đoàn chiến lược mới có lực lượng được dài hơi, dai sức và linh hoạt. Các tập đoàn chiến lược có thể dàn ra tuyến trước trên một số hướng thành một thê đội tác chiến, hoặc có thể dàn ra phía trước một vài tập đoàn chiến lược thành thê đội 1 còn một tập đoàn lớn thì để ở tuyến sau làm thê đội 2, khi có thời cơ hoặc có tình huống mới sử dụng.
       
        Tổ chức hai thê đội chiến lược thì việc sử dụng lực lượng và hành động tác chiến có thể được chủ động và linh hoạt hơn, hơi sức sẽ vững bền hơn, dẻo dai hơn. Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285) thời nhà Trần, trong bố trí chiến lược của Trần Hưng Đạo, có thể nêu ý kiến là thế trận chiến lược đó do hai thê đội chiến lược dàn quân trên các hướng chiến lược tổ chức thành. Tập đoàn chiến lược Trần Nhật Quật đánh đạo quân Toa Đô ở trên sông Hồng và một số đơn vị khác là thê đội 1. Đại quân của Trần Hưng Đạo đóng ở Ninh Bình-Thanh Hóa là thê đội 2.
       
        Sau khi thê đội 1 tiêu diệt và đánh tan dạo quân Toa Đô, tạo ra được thời cơ chiến lược mới, thì Trần Hưng Đạo liền sử dụng thê đội 2 chiến lược tiến ra, đánh đạo quân Thoát Hoan ở Thăng Long, Chương Dương, dứt điểm về chiến lược. Trong cuộc kháng chiến lần thứ ba (1288), thê đội 1 chiến lược đánh địch ở Bạch Đằng và Vạn Kiếp, thì đại quân (thê đội 2) vẫn còn đóng ở tuyến sau trên địa bàn chiến lược cơ động của Thái Bình và Hải Hưng. Sau khi đã tạo ra được thời cơ chiến lược, Trần Hưng Đạo liền tung thê đội 2 ra tăng cường cho thê đội 1 ở các hướng Bạch Đằng và Vạn Kiếp để kiên quyết tiêu diệt triệt để quân thù.
       
        Thời cơ sử dụng thê đội 2 chiến lược của Trần Hưng Đạo trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có sớm hơn trong cuộc kháng chiến lần thứ hai, nhưng là đúng thời cơ.
       
        Việc sử dụng thê đội 2 chiến lược cũng rất linh hoạt, vừa có thể là đội dự bị, vừa có thể là thê đội 2, có thể có hai tính chất, làm cả hai nhiệm vụ.
       
        Trong cuộc chiến tranh thời Lê Lợi, năm 1426, ba đạo quân tiến ra miền Bắc Bộ để hoạt động là có tính chất thê đội 1 chiến lược. Còn đại quân của Lê Lợi đóng ở Thanh Hóa là có tính chất thê đội 2 chiến lược.
       
        Chiến cục mùa đông 1427, các đạo quân của Lê Hoa, Đông Đô, Chi Lăng có tính chất là thê đội 1, còn đại quân của Lê Lợi đóng ở Bắc Ninh thì vừa có tính chất là một đội tổng dự bị chiến lược, vừa có tính chất là thê đội 2 chiến lược. Trong thực tế sử dụng thì đạo đại quân đó có tính chất là đội tổng dự bị chiến lược.
       
        Tổ chức nhiều tập đoàn chiến lược và bố trí được thành 2 thê đội là một vấn đề rất quan trọng để tiến công địch được toàn diện, hên tục làm cho định đối phó bị động, xoay xở khó khăn, suy yếu nhanh chóng mà ta thì chủ động, linh hoạt, bền sức, dẻo dai, nhưng trong một điều kiện hoàn cảnh nào đó, thì tổ chức một thê đội chiến lược cùng đánh tiêu diệt chiến lược lớn quyết định, giành được thắng lợi chiến tranh một cánh nhanh chóng. Thực tiễn này đã thể hiện ở thời Quang Trung. Quang Trung thường chỉ sử dụng tập đoàn chiến lược chủ yếu thành một thê đội chiến lược, đánh một đòn quyết chiến chiến lược là thực hiện được tiêu diệt chiến lược giành được thắng lợi chiến lược quyết địinh. Trận Thăng Long là một điển hình về vấn đề này.
       
        Tổ chức lực lượng nhỏ, vừa, lớn đánh tập trung hay phân tán cũng phải vận dụng rất linh hoạt, phải có tất cả các quy mô, kiểu cách. Mỗi cái đều có tác dụng, ý nghĩa của nó, không một thứ nào thay thế được tất cả. Mỗi thứ phải bồi bổ, bổ sung cho nhau. Phải vận dụng tổng hợp, toàn diện. Sức mạnh lớn là ở chỗ tổng hợp, toàn diện. Trong phân tán có tập trung. Vừa có nhỏ lại vừa có lớn, nhưng cái trọng điểm vẫn là có tính chất quyết định. Có tập trung lực lượng, chỉ huy thống nhất, công cụ tiến bộ thì năng suất mới cao.
       
        Có tập trung lực lượng, tập trung đấu tranh vào giải quyết những khâu mấu chốt nhất mới giành được thắng lợi quyết định, mới thúc đẩy sự vật phát triển nhanh chóng. Việc tổ chức, xây dựng và sử dụng lực lượng chiến lược là một vấn đề rất cơ bản, rất quan trọng trong chiến tranh. Nó là cơ sở cho việc chỉ đạo chiến lược, chỉ đạo chiến tranh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2016, 05:18:11 pm »

        Qua các diễn biến về lịch sử chiến tranh trên đây có thể đề ra một vấn đề về quy luật chiến tranh.
       
        Chiến tranh luôn luôn phát triển, không một cuộc chiến tranh nào giống một cuộn chiến tranh nào.
       
        Chiến tranh phát triển rất phong phú, muôn màu muôn vẻ có nhiều điểm rất khác nhau.
       
        Nhưng chiến tranh vận động là có quy luật. Người ta vẫn có thể nhận thức được chiến tranh, học tập được các kinh nghiệm khác nhau của chiến tranh và chỉ đạo chiến tranh theo quy luật của nó. Chiến tranh cũng như các sự vật khác, vận động là có quy luật; có quy luật chung và quy luật riêng.
       
        Quy luật của chiến tranh là sự vận động có tính chất bản chất của chiến tranh.
       
        Chiến tranh là sự đối chọi giữa hai quân đội, giữa hai quốc gia, hai tập thể quốc gia hoặc hai tập đoàn xã hội. Sự diễn biến và kết quả của sự đối chọi đó (chiến tranh) như thế nào là do nhân tố chính sau đây:
       
        1. Sức mạnh của hai bên tham chiến (vật chất và tinh thần, cả nhân dân và quân đội) .
       
        2. Tài năng lãnh đạo, chỉ huy của cơ quan lãnh đạo (gồm cả đường lối chiến tranh và khả năng thực hiện đường lối đó) và trình độ tác chiến của quân đội.
       
        Chiến tranh không thể thoát khỏi hai nhân tố cơ bản trên đây. Hai nhân tố trên cấu thành sự vận động của chiến tranh. Sự vận động của chiến tranh chính là sự vận động của hai nhân tố trên. Đó cũng là điều kiện tồn tại và vận động của chiến tranh. Đó là sự vận động có tính bản chất của chiến tranh. Tìm hiểu quy luật chung của chiến tranh để chỉ đạo chiến tranh chính là tìm hiểu sự vận động của hai nhân tố cơ bản của chiến tranh trên đây.
       
        Sức mạnh của hai bên tham chiến đối chọi nhau là sự quan hệ về so sánh lực lượng hai bên tham chiến. Sự so sánh về lực lượng vật chất và yếu tố khách quan của chiến tranh. Sự chỉ đạo, tính năng động chủ quan là yếu tố chủ quan của chiến tranh.
       
        Lực lượng so sánh giữa hai bên chênh lệch nhau nhiều thì chiến tranh có thể diễn ra một cách khác. Lực lượng so sánh không chênh lệch nhau mấy thì chiến tranh có thể diễn biến một cách khác. Đó là căn cứ vào yếu tố khách quan của chiến tranh mà nói. Nhưng chiến tranh còn phụ thuộc vào cả yếu tố chủ quan nữa, tức là sử chỉ đạo chiến tranh của cơ quan lãnh đạo và trình độ tác chiến của quân đội. Đó là tính năng động chủ quan trong chiến tranh.
       
        Đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, chế độ xã hội tốt đẹp, đoàn kết được toàn dân, phát huy cao độ được tinh thần chiến đấu của nhân dân và quân đội; sự chỉ đạo chiến tranh tài tình, trình độ tác chiến của lực lượng vũ trang tài giỏi là những nhân tố chủ quan của chiến tranh, là sức mạnh cực kỳ to lớn của chiến tranh, là sức mạnh có tính chất quyết định. Lực lượng vật chất yếu nhưng lực lượng tinh thần mạnh thì sức mạnh tổng hợp vẫn mạnh. Lực lượng vật chất mạnh, nhưng lực lượng tinh thần yếu thì sức mạnh tổng thợp cũng sẽ yếu, hoặc không mạnh.
       
        Đường lối chính trị, chế độ xã hội, sự chỉ đạo chủ quan có khả năng biến tinh thần thành sức mạnh vật chất rất to lớn có tính chất quyết định thắng bại của chiến tranh.
       
        Sức mạnh vật chất là một thành phần cơ bản của chiến tranh. Nó vận động cùng một nhịp, cùng trong một khối thống nhất với sức mạnh tinh thần của chiến tranh.
       
        Nhận thức, nghiên cứu chiến tranh, tìm hiểu quy luật của chiến tranh và chỉ đạo chiến tranh không thể tách rời hai nhân tố cơ bản đó ra được. Chỉ có tổng hợp hai nhân tố đó thành một khối thống nhất, có sự tác động lẫn nhau để nhận thức quy luật của chiến tranh, nhận thức sự vận động của chiến tranh thì mới có thể chỉ đạo chiến tranh một cách đúng đắn được.
       
        Lịch sử chiến tranh của dân tộc ta có những sự diễn biến rất khác nhau. Có cuộc chiến tranh giành thắng lợi trong một thời gian rất ngắn. Có cuộc chiến tranh giành thắng lợi trong một thời gian tương đối ngắn. Có cuộc chiến tranh giành thắng lợi trong một thời gian dài, v.v. Những diễn biến trên đây đều vận động trong một quy luật chung là quy luật của sự so sánh lực lượng và sự chỉ đạo chiến tranh. Những cuộc chiến tranh thời cổ ở nước ta, trong một xã hội mà nền kinh tế còn thuần thất-kinh tế nông nghiệp-các nhân tố chính trị và xã hội cũng chưa phức tạp; công cụ chiến tranh còn đơn giản, phương tiện cơ động, phương tiện thông tin còn thô sơ, thì chiến tranh thường kết liễu bằng một số cuộc quyết chiến tuy cũng có những cuộc chiến tranh kéo dài vì có một số điều kiện khác.
       
        Ngày nay, trong thế giới công nghiệp phát triển cao, những nhân tố quân sự, chính trị, kinh tế và xã hội có nhiều phức tạp, công cụ chiến tranh phát triển cao, phương tiện cơ động và phương tiện thông tin tiến bộ thì chiến tranh diễn ra cũng phức tạp hơn. Một nước lực lượng vật chất yếu đánh bại một quân đội xâm lược có lực lượng vật chất mạnh thì chiến tranh thường diễn ra lâu dài hơn.
       
          Chiến tranh thời cổ, có thể giải quyết bằng một hình thức tác chiến (vận động chiến), hoặc đánh công thành (trận địa chiến). Chiến tranh ngày nay có thể phải giải quyết bằng nhiều hình thức tác chiến (cả đánh du kích, đánh vận động và đánh trong công sự-đánh trận địa…).
       
        Trên đây là những vấn đề quy luật có tính chất tổng quát của chiến tranh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2016, 05:20:03 pm »

         
*

*       *

        Về nguyên tắc chỉ đạo chiến lược, chiến tranh cũng vận động có quy luật. Muốn giành được thắng lợi trong chiến tranh thì phải phản công và tiến công.
       
        Phòng ngự chỉ là cục bộ và tạm thời. Phòng ngự đơn thuần là con đường chết. Đó là quy luật rất cơ bản của sự vận động của chiến tranh.
       
        Quy luật của phản công và tiến công cũng căn cứ vào thế và lực của hai bên, và căn cứ vào sự chỉ đạo chủ quan của hai bên. Phản công và tiến công không thể vận động ra ngoài quy luật này.
       
        Căn cứ vào các yếu tố, điều kiện trên, phản công và tiến công có thể vận động theo một số quy luật. Phản công và tiến công có thể từ nhỏ đến vừa rồi đến lớn (cuộc chiến tranh thời Lê Lợi). Phản công và tiến công cũng có thể từ vừa đến lớn (cuộc chiến tranh thời Trần Hưng Đạo). Phản công và tiến công có thể bắt đầu đánh lớn ngay (cuộc chiến tranh thời Quang Trung). Phản công và tiến công có thể bắt đầu từ hướng quân địch yếu trước rồi đến hướng quân địch mạnh sau (Lê Lợi và Trần Hưng Đạo). Phản công và tiến công cũng có thể bắt đầu ngay từ hướng quân địch mạnh (Lý Thường Kiệt, Quang Trung).
       
        Các tình huống chiến lược về phản công và tiến công trên đây tuy có khác nhau, nhưng phản công và tiến công vẫn vận động có quy luật. Phản công và tiến công trong các cuộc chiến tranh của các thời kỳ trên xuất hiện được và đều giành được thắng lợi. Nhưng sự xuất hiện về vận động của mỗi cuộc phản công và tiến công có khác nhau. Đó là do điều kiện tồn tại và vận động của nó có khác nhau.
       
        Ở thời Hai Bà Trưng, phản công có xuất hiện, nhưng không tồn tại được. ở thời Lý Bôn, Triệu quang Phục, phản công có xuất hiện, rồi bị thủ tiêu sau đó lại xuất hiện và cuối cùng tồn tại được.
       
        Một sự vật nào nảy sinh được là do có điều kiện cho nó ra đời; có nhưng nhân tố hình thành sự vật đó. Những điều kiện tồn tại của sự vật như thế nào, những nhân tố hình thành sự vật như thế nào thì sự vật xuất hiện như thế. Đó cũng là quy luật tồn tại và vận động của sự vật.
       
        Sự phản công và tiến công trong cuộc chiến tranh thời Lê Lợi xuất hiện từ nhỏ đến vừa rồi đến lớn và ở hướng quân địch yếu trước rồi mới đến hướng quân địch tương đối mạnh, cuối cùng đến hướng quân địch mạnh là phù hợp với quy luật của phản công và tiến công trong cuộc chiến tranh đó. Vì về so sánh lực lượng thì quân đội của Lê Lợi ít hơn quân đội của quân xâm lược nhà Minh nhiều.
       
        Nhưng về mặt chính trị, về tinh thần kháng chiến của nhân dân và quân đội, về chỉ đạo chủ quan của bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn, thì quân dân ta thời bấy giờ mạnh hơn hẳn quân xâm lược. Nghĩa quân Lam Sơn có cái thế mạnh hơn quân xâm lược. Do đó mà Lê Lợi thực hành phản công và tiến công được. Nhưng phản công và tiến công phải tiến hành theo một cách phù hợp với thực tiễn chiến tranh đó, phù hợp với điều kiện cụ thể đó.
       
        Nếu cơ quan chỉ đạo chiến tranh không chủ trương phản công và tiến công và không tổ chức phản công là không nắm hết được thực tiễn của chiến tranh, không nắm được quy luật của chiến tranh. Nhưng nếu đi ra ngoài thực tiễn và điều kiện cụ thể của chiến tranh là không phù hợp với quy luật. Không phù hợp với quy luật thì phản công và tiến công không thể tồn tại và vận động được.
       
        Trong cuộc chiến tranh do Quang Trung lãnh đạo phản công và tiến công xuất hiện khác với cuộc chiến tranh do Lê Lợi-Nguyễn Trãi lãnh đạo.
       
        Đó cũng là do thực tiễn chiến tranh thời Quang Trung khác thời Lê Lợi. Do điều kiện cụ thể của cuộc chiến tranh. Quang Trung thực hành phản công lớn ngay và ở hướng quân địch mạnh nhất, cũng là phù hợp với thực tiễn chiến tranh phù hợp với quy luật của phản công và tiến công trong cuộc chiến tranh đó. Về so sánh lực lượng, thì sức mạnh chiến tranh của Tây Sơn không yếu hơn Tôn Sĩ Nghị, mà là tương đương với Tôn Sĩ Nghị. Về chỉ đạo chủ quan thì Quang Trung giỏi hơn Tôn Sĩ Nghị. Do đó mà có thể đánh lớn ngay được và đánh ngay vào được nơi quân địch mạnh nhất.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2016, 05:21:37 pm »

        
*

*       *

        Phản công và tiến công thể hiện tư tưởng quân sự cách mạng. Phản công và tiến công là nhân tố chủ yếu của thắng lợi trong hoạt động chiến tranh và cũng là quy luật của thắng lợi trong chiến tranh.
        
        Quy luật thắng lợi của phản công và tiến công là quy luật của đánh tiêu diệt.
        
        Đánh tiêu diệt như thế nào để giành thắng lợi? Thắng lợi trong chiến tranh có thể nhanh và có thể chậm.
        
        Về so sánh lực lượng và về chỉ đạo, nếu đánh tiêu diệt được lớn, tiêu diệt được những tập đoàn chiến dịch và chiến lược quan trọng của địch, ở những hướng chiến lược quan trọng thì thắng lợi có thể nhanh (Quang Trung, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo).
        
        Nếu đánh tiêu diệt được nhỏ, phải qua nhiều trận tiêu diệt nhỏ, dần dần tiến lên đánh tiêu diệt được lớn thì thắng lợi sẽ chậm hơn (Triệu Quang Phục, Lê Lợi).
        
        Đó là những quy luật cơ bản của tiến công và phản công để giành thắng lợi trong chiến tranh. Quy luật cơ bản nhất của tiến công và phản công là quy luật của đánh tiêu diệt chiến lược. Quy luật giành thắng lợi chiến tranh cũng là quy luật của đánh tiêu diệt chiến lược. Tóm lại quy luật cơ bản nhất của chiến tranh là quy luật đánh tiêu diệt chiến lược hoặc đánh tiêu diệt có ý nghĩa chiến lược.
        
        Ngoài những quy luật cơ bản đó ra, chiến tranh cũng có thể vận động theo một số quy luật khác. Trong điều kiện nào đó đánh tiêu diệt nhỏ và vừa cũng có thể giành được thắng lợi trong chiến tranh và cũng có thể giành được thắng lợi tương đối nhanh. Chiến tranh tổng hợp rất nhiều những nhân tố rất phức tạp.
        
        Chiến tranh là sự đấu tranh toàn diện về cả quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa của hai quốc gia, hai tập đoàn đối địch.
        
        Sức mạnh tổng hợp, toàn diện của chiến tranh biểu hiện tập trung nhất trong sự đối chọi của hai lực lượng vũ trang. Nhưng lực lượng vũ trang không thể thoát ra khỏi cải nền của kinh tế và chính trị của chiến tranh.
        
        Ngày xưa trong một xã hội nông nghiệp, ảnh hưởng của kinh tế và chính trị đối với hoạt động quân sự rất quan trọng nhưng sự quan trọng đó không lớn không thật nhạy bén như trong một xã hội công nghiệp-Chính trị và kinh tế bao giờ cũng là cái nền, là cơ sở của quân sự-Ngày nay, trong một xã hội công nghiệp phát triển, trong thời đại cách mạng xã hội chủ nghĩa đang phát triển mạnh mẽ, sự giác ngộ của nhân dân quần chúng đã có một trình độ cao; sức mạnh của nhân dân đã có một tác động lớn đến mỗi hoạt động của xã hội thì tác động của chính trị và kinh tế đối với toàn bộ quá trình hoạt động quân sự là rất lớn. Sự tiến công chính trị của nhân dân quần chúng không quân xâm lược làm cho sức mạnh tổng hợp của chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh nhân dân chống xâm lược tăng lên rất lớn. Sự tiến công chính trị của nhân dân đối với chính phủ phản động ở trong nước đế quốc gây ra chiến tranh xâm lược; sự tiến công chính trị của nhân dân thế giới đối với nước đế quốc xâm lược, làm cho sức mạnh của chiến tranh xâm lược suy yếu đi nhiều.
        
        Cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược hao người tốn của gây nên sự khốn quẫn, suy thoái của nền kinh tế trong nước đế quốc cũng làm cho sức mạnh của chiến tranh xâm lược suy yếu đi nhiều.
        
        Do những nhân tố toàn diện của chiến tranh tác động mạnh vào hoạt động quân sự mà những điều kiện giành thắng lợi của chiến tranh trở nên rất phức tạp. Dù sao, quy luật cơ bản của thắng lợi trong chiến tranh vẫn là phương hướng cần nắm vững. Trên cơ sở quy luật cơ bản đó mà tích cực triệt để khai thác cáe điều kiện khác trong chiến tranh.

*

*       *
     
        Muốn giành được thắng lợi trong chiến tranh thì phải đánh tiêu diệt; đánh tiêu diệt lớn-tiêu diệt chiến dịch và tiêu diệt chiến lược.
       
        Quy luật của đánh tiêu diệt là quyết chiến-quyết chiến chiến dịch và quyết chiến chiến lược.
       
        Có quyết chiến mới có thể tiêu diệt được triệt để quân địch, có tiêu diệt lớn, tiêu diệt triệt để quân địch mới giành được thắng lợi hoàn toàn, thắng lợi triệt để. Đánh phân tán, không kiên quyết thì không có thể tiêu diệt được quân địch, không có thể tiêu diệt lớn, tiêu diệt triệt để được quân địch. Để quyết chiến cần tổ chức các tập đoàn chiến dịch, chiến lược tổ chức các chiến dịch và các chiến dịch lớn ở trên một số hướng chiến lược quan trọng.
       
        Truyền thống và những kinh nghiệm quý báu về khởi nghĩa chiến tranh và nghệ thuật quân sự của ông cha ta trong lịch sử đã được dân tộc ta kế thừa, vận dụng, phát triển và đã lập nên những chiến công lớn trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, những truyền thống-di sản quý báu đó ngày nay vẫn được Đảng ta, quân và dân ta tiếp tục vận dụng và phát triển trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2016, 05:38:16 pm »

       
PHẦN THỨ HAI
       
TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ HỒ CHÍ MINH
       
       
I. DÂN LÀ GỐC CỦA MỌI XÃ HỘI
       
        Lấy dân làm gốc đã trở thành hòn đá tảng trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh. Sau những năm bôn ba tìm đường cứu nước, đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã tìm ra chân lý: "Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình"1.
       
        Từ chân lý đó, Người xác định: Mọi tiến trình cách mạng của dân tộc phải là của dân, do dân tiến hành và mưu cầu cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân. Theo quan điểm của Người: Dân vừa là mục tiêu để thực hiện cách mạng, vừa là động lực của cách mạng. Người nói: "Nước lấy dân làm gốc, quần chúng là gốc của cách mạng, cách mạng cũng như chiến tranh cách mạng là sự nghiệp của đông đảo quần chúng cách mạng"2.
       
        Năm 1923, khi Người bí mật rời nước Pháp, trong thư để lại cho các đồng chí bạn, Người nói rõ mục tiêu của mình là: "Trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập "3.

        Trên đường trở về nước, dừng chân ở Trung Quốc, theo dõi thực tế kháng chiến của nhân dân Trung Quốc, Người khái quát: Trước họa xâm lăng; nhiệm vụ chủ yếu của nhân dân là kiên quyết tiến hành một cuộc chiến tranh lâu dài, phát triển và củng cố mặt trận dân tộc chống xâm lược, khắc phục mọi khó khăn, tăng cường lực lượng kháng chiến. Mà nhiệm vụ lịch sử của cơ quan lãnh đạo kháng chiến là phải: “Đặt cơ sở vững chắc cho một nền dân chủ không thể thiếu được đối với việc động viên và tổ chức nhân dân”4.
       
        Khi về nước, Người triệu tập ngay Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII (10-5-1941), một hội nghị đánh dấu mốc lịch sử quan trọng trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng của đảng ta. Theo đề nghị của Người, ngày 19-5-1941, Hội nghị quyết định thành lập mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi mang tên Việt Nam-Độc lập-Đồng Minh (gọi tắt là Việt Minh), với mục tiêu là nhằm liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo già trẻ, trai gái, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị đặng cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn.
       
        Mặt trận Việt Minh ra đời thực sự đã trở thành một bộ phận quan trọng cấu thành lực lượng cách mạng Việt Nam và khẳng định quan điểm lấy dân làm gốc trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh.
       
        Cũng trong lần về Tổ quốc đầu tiên này, năm 1941, trong kính cáo đồng bào, Người kêu gọi toàn dân tộc:
       
        “Không, quyết không! Hơn 20 triệu con Lạc cháu Hồng quyết không chịu làm vong quốc nô lệ mãi”5.
       
        “Hỡi đồng bào yêu quý! Việc cứu quốc là việc chung. Ai là người Việt Nam đều phải kề vai gánh vác một phần trách nhiệm: người có tiền góp tiền, người có của góp của, người có sức góp sức, người có tài năng góp tài năng. Riêng phần tôi, xin đem hết tâm lực đi cùng các bạn, vì đồng bào mưu giành tự do độc lập, dầu phải hy sinh tính mệnh cũng không nề…"6.
       
        Là lãnh tụ của Đảng, của cách mạng, với một sức truyền cảm hiếm có, Người khơi dậy lòng yêu nước và truyền thống bất khuất của dân tộc:
       
        “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó lướt qua mọi nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”7.
       
        Nêu cao lòng tự hào dân tộc, Người tự tay viết diễn ca về lịch sử Việt Nam: "Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam"8.
       
        Khi Mặt trận Việt Minh ra đời, Người viết: "Mười chính sách của Việt Minh" để cho dân hiểu, dân biết, dân tham gia và ủng hộ cách mạng.
       
        Vào thời điểm quan trọng, quyết định vận mệnh của Tổ quốc, trong thư gửi đồng bào cả nước đứng lên tổng khởi nghĩa Người kêu gọi:
       
        “Hỡi đồng bào yêu quý!

        Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến.

        Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta.

        Nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới đang đua nhau tiến bước giành quyền độc lập.

        Chúng ta không thể chậm trễ.

        Tiến lên! Tiến lên Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên”
9.
       
        Như vậy, chỉ hơn bốn năm sau, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chí Minh, Mặt trận Việt Minh đã được triển khai đến hầu khắp đất nước. Để đến tháng 8 năm 1945, khi thời cơ đến, tình hình Chiến tranh thế giới thứ hai chuyển biến nhanh chóng với sự đầu hàng của quân đội Nhật trước Hồng quân Liên Xô và Đồng minh, tạo nên cơ hội lớn cho cách mạng Việt Nam, thì quần chúng mà nòng cốt là Mặt trận Việt Minh đã lớn mạnh và sẵn sàng thực hiện sứ mệnh lịch sử tiến hành Tổng khởi nghĩa và thực hiện Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi ách nô lệ lầm than, lập nên nước Việt Nam-Dân chủ-Cộng hòa.
       
        Khi Tổ quốc lại lâm nguy, trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Người viết: "Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước"10.

--------------
1, 2. Trần Dân Tiên. Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, NXB Văn học, Hà Nội, 1986, tr. 10.

3. Hồ Chí Minh. Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t 1, tr. 192.

4. Hồ Chí Minh. Toàn tập, Sđd, t. 3, tr. 101.

5, 6. Hồ Chí Minh. Toàn tập, t.3, Sđđ, tr. 197, 198.

7. Hồ Chí Minh. Toàn tập, Sđd, t.3, tr.221, 205.

8. Hồ Chí Minh. Vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội. NXB Sự thật, Hà Nội, 1970, tr.71.

9. Xem bản bút tích lưu tại Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam.

10. Hồ Chí Minh. Toàn tập, Sđd. 1995, t.4, tr.480.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2016, 05:46:35 pm »

        Đứng trước nguy cơ thực dân Pháp trở lại chiếm nước ta một lần nữa, Người khẳng định: Dân tộc Việt Nạm nay bị đặt trước hai đường: Một là khoanh tay, cúi đầu trở lại nô lệ hai là đấu tranh đến cùng để giành lấy tự do và độc lập. “Không! Dân tộc Việt Nam không bao giờ muốn trở lại nô lệ nữa. Dân tộc Việt Nam thà chết chứ không chịu mất độc lập và tự do" và kêu gọi: "Cuộc kháng chiến rất lâu dài và đau khổ. Dù phải hy sinh bao nhiêu và thời gian kháng chiến đến bao giờ, chúng ta cũng nhất định chiến đấu đến cùng, đến bao giờ nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập và thống nhất"1.
        
        Chiến tranh nhân dân Việt Nam là của dân, do dân và vì dân, Hồ Chí Minh tin tưởng chắc chắn rằng: "Lòng yêu nước của đồng bào, nhập với hình thế hiểm trở của núi sông thành một lực lượng vô địch"2.
        
        Trả lời các nhà báo nước ngoài về triển vọng của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp của nhân dân ta, Người nói: "Lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam tỏ cho ta biết rằng: 1. Hễ một dân tộc đã đứng lên kiên quyết tranh đấu cho Tổ quốc họ thì không ai, không lực lượng gì chiến thắng được họ"3.
        
        Hồ Chí Minh khẳng định: "Nước lấy dân làm gốc. Trong công cuộc kháng chiến kiến quốc, lực lượng chính là ở dân", “Quân tốt, dân tốt. Muôn sự đều nên. Gốc có vững cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân"4.
        
        Lực lượng cách mạng nòng cốt của dân lúc này là các đội dân quân du kích và vệ quốc quân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
        
        Trong thư gửi Hội nghị dân quân Toàn quốc (1948) vừa biểu dương những thành tích, vừa phê bình nhắc nhở những khuyết điểm của dân quân du kích, Người nêu lên những việc phải làm:
        
        “1. Thiết thực tổ chức và thiết thực huấn luyện dân quân du kích từng làng. Lấy dân quân du kích làng làm nền tảng; đồng thời phải kiện toàn các đội du kích thoát ly.
        
        2. Làm cho mỗi đội viên hiểu rõ và tin tưởng vào lực lượng của ta, tin tưởng vào vũ khí thô sơ của ta.
        
        3. Phối hợp thật chặt chẽ với vệ quốc quân.
        
        4. Làm cho mỗi đội viên hiểu rõ các nhiệm vụ vẻ vang của họ.
        
        5. Làm cho họ hiểu rõ chiến thuật du kích là: phải luôn luôn giữ quyền chủ động, phải tìm địch mà đánh, phải luôn luôn khuấy rối phá hoại địch, phải cộng những thắng lợi nhỏ thành thắng lợi to.
        
        6. Phải thực hành tự cấp tự túc bằng cách thiết thực, bằng cách tăng gia sản xuất.
        
        7. Phải thực hành những điều đó bằng cách thi đua”5.
        
        Người luôn luôn động viên nhân dân, chỉ rõ con đường để vượt mọi trở ngại khó khăn, đi tới chiến thắng. Người luôn cổ vũ chiến công, thành tích thi đua kháng chiến của noi tầng lớp nhân dân trên mọi lĩnh vực. Chính Người đã thường xuyên nuôi dưỡng, động viên, biến tinh thần yêu nước thành hành động cách mạng bằng việc phát động các phong trào thi đua yêu nước. Từ các phong trào thi đua này mà nhờ đó đã phát huy đến cao độ sức mạnh của mỗi người, của mọi người thêm yêu nước, thêm tự hào để cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Thơ của Người đã trở thành khẩu hiệu:

                “Người người thi đua,

                Ngành ngành thi đua,

                Ta nhất đinh thắng,

                Địch nhất định thua”.

        
        Người khen ngợi mọi cá nhân, mọi tập thể với những thành tích đã đạt được, đồng thời còn khuyên nhủ, nhắc nhở tránh chủ quan, thỏa mãn. Ngay sau chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ lịch sử, ngày 8-5-1954, Người đã gửi thư khen ngợi bộ đội, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào Tây Bắc. Người nhắc nhở: "Thắng lợi tuy lớn nhưng mới là bắt đầu. Chúng ta không nên vì thắng mà kiêu, không nên chủ quan khinh địch. Chúng ta kiên quyết kháng chiến để tranh lại độc lập, thống nhất, dân chủ, hòa bình"6.
        
        Đúng như dự liệu của Người: Còn đế quốc là còn nguy cơ chiến tranh. Cả nước lại bước vào cuộc đọ sức mới. Đế quốc Mỹ tiếp tục can thiệp vào Đông Dương, phá hoại Hiệp nghị Giơnevơ, gây chiến tranh ở miền Nam Việt Nam và mở rộng chiến tranh ra cả nước. Người ra lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước: "Đứng trước nguy cơ giặc Mỹ cướp nước, đồng bào miền Bắc và đồng bào miền Nam đoàn kết một lòng…, dù phải chiến đấu 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, chúng ta cũng kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn"7.
        
        Trên diễn đàn thông tin quốc tế, đăng trên báo Thời mới (Liên Xô), Người viết: "Nhân dân Việt Nam đoàn kết triệu người như một, kiên quyết đứng vững trên tiền tuyến của phong trào đấu tranh vĩ đại của nhân dân toàn thế giới chống đế quốc Mỹ... Dù chúng phái thêm bao nhiêu quân đội, đế quốc Mỹ xâm lược nhất định cũng sẽ hoàn toàn thất bại. Nhân dân Việt Nam nhất định thắng lợi vẻ vang. Miền Nam Việt Nam nhất định sẽ được giải phóng. Nước Việt Nam nhất định sẽ được hòa bình, thống nhất"8.

----------------
1. Hồ Chí minh. Toàn tập, Sđd,1995, t.4, tr.484.

2, 3. Hồ Chí Minh. Toàn tập, Sđd, t.5, tr.366, 409, 410.

4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr. 366, 409, 410.

5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr. 416.

6. Hồ Chí Minh. Về đấu tranh vũ trang và lực lượng vũ trang nhân dân, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1970, tr.295.

7, 8. Hồ Chí Minh. Toàn tập, Sđd, t 11 , tr. 470, 493.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2016, 06:02:08 pm »

        Lúc Mỹ tập trung đánh phá miền Bắc với những vũ khí tối tân nhất hòng hủy diệt cả nền văn minh dân tộc, Người lại khẳng định: "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!"1.
       
        Người kêu gọi: "Nhân dân ta rất anh hùng. Đường lối ta rất đúng đắn. Chúng ta có chính nghĩa. Chúng ta có chí kiên cường, quyết chiến, quyết thắng. Chúng ta có sức mạnh vô địch của toàn dân đoàn kết và được cả loài người tiến bộ đồng tình và ủng hộ"2.
       
        Từ khởi nghĩa vũ trang đến chiến tranh cách mạng, Hồ Chí Minh luôn nêu cao ngọn cờ chính nghĩa của dân tộc. Bởi chính nghĩa là bản chất tốt đẹp của con người. Đó chính là sức mạnh chính trị, tinh thần của toàn dân. Toàn dân đoàn kết một lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh, quyết tâm đồng lòng dám đánh và quyết đánh quân xâm lược và tay sai, không sợ khó, không sợ khổ, không sợ chết thì sẽ biết đánh và tìm ra cách đánh thì mới có sức mạnh. Điều cốt lõi là dám đánh, quyết đánh. Dám đấu tranh thì mới có đấu tranh, có kháng chiến. Có đấu tranh, có kháng chiến thì mới thoát khỏi ách lầm than, nô lệ, có độc lập, tự do.
       
        Nhưng để đạt được điều đó, Người nêu rõ: "Trước khi khai chiến là lúc đương định kế hoạch chiến tranh", phải xem xét “Chính sách của chính phủ đối với dân chúng. Đối với dân, chính phủ phải thi hành một nền chính trị liêm khiết, cải thiện đời sống cho dân, cứu tế thất nghiệp, sửa đổi chế độ xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa... Có như thế dân chúng mới đoàn kết xung quanh chính phủ, mới vì quyền lợi thiết  thân của mình mà hy sinh sống chết giết giặc. Có như thế thì dù tình thế nguy khốn đến bậc nào, dân chúng không sợ hãi gì hết mà cố sức quyết chiến, quyết thắng"3.
       
        Chiến tranh nhân dân chính nghĩa, dù nhỏ đánh lớn, ít địch nhiều, đều có thể thắng kẻ thù hung bạo, lớn mạnh về vật chất; rất ít khi chiến tranh chính nghĩa thất bại, thất bại chỉ là tạm thời. Hồ Chí Minh khẳng định: "Trong một cuộc kháng chiến lâu dài, tạm thời thắng hay bại là việc thường. Cốt là cuộc thắng lợi cuối cùng"4.
       
        Quan điểm biện chứng của Hồ Chí Minh về chiến tranh cách mạng là khoa học. Người nhận thức được quy luật vận động của sự vật, quy luật phát triển của sự vật. Sự vận động, phát triển trong đấu tranh đã được Người nhìn nhận dưới nhãn quan của một nhà văn hóa lớn của dân tộc, của thời đại về giải quyết mâu thuẫn.
       
        "Đảng ta theo chủ nghĩa Mác-Lênin, chúng ta không những nhìn vào hiện tại, mà lại nhìn vào tương lai, chúng ta tin chắc vào tinh thần và lực lượng của quần chúng, của dân tộc Cho nên chúng ta quả quyết trả lời những người lừng chừng và bi quan rằng:

        Tuy nay châu chấu đấu voi,

        Nhưng mai voi sẽ bị lòi ruột ra.

       
        Sự thật đã chứng tỏ rằng "voi" thực dân đã bắt đầu lòi ruột, mà bộ đội ta đã trưởng thành như con hổ oai hùng.

        Dù lúc đầu sức địch mạnh như vậy, sức ta yếu như vậy, mà ta vẫn gan góc kháng chiến, vẫn tranh được nhiều thắng lợi, và tin chắc ta sẽ tranh được thắng lợi cuối cùng. Đó là vì ta có chính nghĩa, vì quân ta dũng cảm, dân ta đoàn kết và quật cường, vì ta được nhân dân Pháp và phe dân chủ thế giới ủng hộ. Mà cũng vì chiến lược ta đúng"5.
       
        Đây là sự phân tích về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Hồ Chí Minh, rất cách mạng và khoa học. Cái khó khăn lớn nhất của cuộc kháng chiến lúc bấy giờ là lực lượng của ta quá nhỏ bé so với thực dân Pháp, cái chính là thua kém về vật chất kỹ thuật. Vậy là, ta phải có thời gian và tìm cách để chuyển hóa lực lượng, giải quyết mâu thuẫn ấy. Nhưng ta hơn địch ở ý chí tinh thần của dân tộc đang tiến hành kháng chiến trường kỳ, chính nghĩa chống xâm lược, ta đã phát động được cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện. Sự phân tích đó thể hiện rõ tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh về quan điểm duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Hồ Chí Minh đã nói, khi cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, "Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là thắng lợi của các lực lượng hòa bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới"6.
       
        Hồ Chí Minh đã phát huy sức mạnh chiến tranh chống xâm lược là sức mạnh chính nghĩa, nên có thể khai thác, huy động triệt để sức mạnh tiềm năng của nhân dân, tính quật cường bất khuất, sự đoàn kết toàn dân và truyền thống tài thao lược của dân tộc.
       
        Lấy dân làm gốc, khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nêu cao ngọn cờ chính nghĩa và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân vừa là điều kiện tiên quyết vừa là luận điểm cơ bản, xuyên suốt trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh. Khi làm việc với cán bộ, Người thường căn dặn: Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong. Bởi vậy chúng ta phải thực hiện cho đúng lời dạy của Người trong thời bình cũng như trong chiến tranh.
       
        "Bao nhiêu lợi ích đều vì dân"7.
       
        "Bao nhiêu quyền hạn đều của dân"8.
       
        "Làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm"9.
       
        “Việc gì có lợi cho dân, thì phải làm cho kỳ được. Việc gì có hại cho dân, thì phải hết sức tránh"10.
       
        “Phải gần gũi dân, hiểu biết dân, học hỏi dân...”11.
       
        “Phải làm kiểu mẫu: Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí Công vô tư".
       
        "Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ.
       
        Kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm mang súng, mà nó nằm trong các tổ chức của ta để làm hỏng công việc của ta... Vì những lẽ đó, chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như việc đánh giặc trên mặt trận"12.
       
        Chống tham ô, lãng phí, quan liêu là dân chủ. Phải dựa vào lực lượng quần chúng thì mới thành công.
       
        "Chúng ta phải ra sức thực hiện những cải cách xã hội, để nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện dân chủ thực sự"13.

 ---------------
1, 2. Hồ Chí Minh. Toàn tập, Sđd, t.12, tr.108, 374.

3. Q.Th: “Binh pháp Tôn Tử”, Báo Cứu quốc ngày 17-9-1946.

4. Hồ Chí Minh. Toàn tập, Sđd, 1995, t.5, tr.80.

5. Hồ Chí Minh. Toàn tập, Sđd, 1995, t.6, tr. 163, 164.

6. Hồ Chí Minh. Những bài viết và nói về quân sự, NXB. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1987, t.2, tr.371.

7, 8. Hồ Chí Minh. Toàn tập, Sđd, t. 3, tr. 16.

9, 10. Hồ Chí Minh. Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 223.

11. Hồ Chí Minh. Toàn tập, Sđd, t. 6, tr. 90, 490.

12. Hồ Chí Minh. Toàn tập, Sđđ, t. 6, tr. 90, 490.

13. Hồ Chí Minh. Toàn tập, Sđd, t. 7, tr. 323.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2016, 06:13:06 pm »

       
II. CHIẾN TRANH NHÂN DÂN, TIẾN TỚI ĐÁNH TIÊU DIỆT CHIẾN LƯỢC.
       
        Hồ Chi Minh luôn khẳng định: Cuộc kháng chiến của ta là toàn dân, thực sự là cuộc chiến tranh nhân dân. Bởi Người đã tìm ra được chân lý giản đơn và thiết thực: "Dân tộc Việt Nam nhất định phải được giải phóng. Muốn giải phóng thì phải đánh phát xít Nhật và Pháp. Muốn đánh chúng thì phải có lực lượng quân sự. Muốn có lực lượng thì phải có tổ chức. Muốn tổ chức thành công thì phải có kế hoạch, có quyết tâm"1. Từ đó trong phương pháp lãnh đạo và chỉ đạo chiến tranh, Hồ Chí Minh luôn lấy chính trị làm nền tảng. Ngay sau khi về nước, mùa đông năm 1944, khi đi kiểm tra tình hình Cao-Bắc-Lạng, Người đã ra chỉ thị hoãn cuộc khởi nghĩa và phân tích: "... Cuộc đấu tranh bây giờ phải từ hình thức chính trị tiến nên hình thức quân sự. Song hiện nay chính trị còn trọng hơn quân sự. Phải tìm ra một hình thức thích hợp thì mới có thể đẩy phong trào tiến lên"2.
       
        Sau đó Người đã ra chỉ thị về tổ chức quân sự: Lực lượng vũ trang của ta hiện nay đã ít lại phân tán quá. Bây giờ nên tập hợp những cán bộ, chiến sĩ anh dũng nhất, những vũ khí tốt nhất tổ chức thành một đội vũ trang tập trung để hoạt động. Người đề ra những nguyên tắc tổ chức và phương thức hoạt động trong "Chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân" như sau:
       
        1. Tên ĐỘI VIỆT NAM TUYÊN TRUYỀN GIẢI PHÓNG QUÂN nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự. NÓ là đội tuyên truyền. Vì muốn hành động có kết quả thì về quân sự, nguyên tắc chính là nguyên tắc tập trung lực lượng, cho nên, theo chỉ thị mới của Đoàn thể, sẽ chọn lọc trong hàng ngũ du kích Cao-Bắc-Lạng số cán bộ và đội viên kiên quyết, hăng hái nhất và sẽ tập trung phần lớn vũ khí để lập  ra đội chủ lực.
       
        Vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân, nên trong khi tập trung lực lượng để lập một đội quân đầu tiên, cần phải duy trì lực lượng vũ trang trong các địa phương cùng phối hợp hành động và giúp đỡ về mọi phương diện. Đội quân chủ lực trái lại có nhiệm vụ dìu dắt cán bộ vũ trang của các địa phương giúp đỡ huấn luyện, giúp đỡ vũ khí nếu có thể được làm cho các đội này trưởng thành mãi lên.
       
        2. Đối với các đội vũ trang địa phương: Đưa cán bộ địa phương về huấn luyện, tung các cán bộ đã huấn luyện đi các địa phương, trao đổi kinh nghiệm, liên lạc thông suốt, phối hợp tác chiến.
       
        3. Về chiến thuật: Vận dụng lối đánh du kích, bí mật, nhanh chóng, tích cực, nay Đông mai Tây, lai vô ảnh, khứ vô tung.
       
        Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội đàn anh, mong cho chóng có những đội đàn em khác.
       
        Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của Giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam"3.
       
        Đây chính là đường lối cơ bản xây dựng lực lượng vũ trang trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân. Người còn căn dặn thêm; "Phải dựa vào dân, dựa chắc vào dân thì kẻ địch không thể nào tiêu diệt được. Tổ chức của đội phải lấy Chi bộ Đảng làm hạt nhân lãnh đạo"4.
       
        Chiến tranh của ta là chiến tranh chính nghĩa chống xâm lược Trong điều kiện lấy yếu đánh mạnh, lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều thì phải phát động chiến tranh nhân dân. Lịch sử dân tộc ta cho thấy chiến tranh nhân dân của ta phát triển rất sớm. Tổ tiên ta đã biết dựa vào sức mạnh của toàn dân để tiến hành kháng chiến chống xâm lược thắng lợi.
       
        Trần Hưng Đạo từng nói: “Khoan thứ sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc. Đó là thượng sách giữ nước".
       
        Nguyễn Trãi viết: "Dựng gậy làm cờ, bốn phương dân càng tập hợp. Rượu hòa nước, dưới trên đều một bụng cha con. Lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo".
       
        Hồ Chí Minh thì khẳng định:
       
        Nhân dân là bức tường đồng xung quanh Tổ quốc.
       
        Phương pháp luận lãnh đạo chiến tranh nhân dân của Hồ Chí Minh là: “dân là chủ”, “lực lượng bao nhiêu là nhờ ở dân hết”5, “Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết. Không ai chiến thắng được lực lượng đó”6.
       
        Đoán trước được cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp sẽ lan rộng ra cả nước, Người viết chỉ thị: "Công việc khẩn cấp bây giờ" và Người đề ra phương hướng: "Tổ chức du kích khắp nơi. Tăng gia sản xuất khắp nơi".
       
        Từng bước xây dựng lực lượng, kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy. Về đường lối chiến tranh nhân dân, Hồ Chí Minh đã xác định rõ vị trí chiến lược của dân quân tự vệ và du kích, Người viết: "Dân quân, tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là một bức tường sắt của Tổ quốc. Vô luận địch nhân hung bạo thế nào, hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó, thì địch nào cũng phải tan rã"7.

---------------
1. Hồ Chí Minh. Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 392.

2. Võ Nguyên Giáp. Từ nhân dân mà ra, NXB. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1964, tr. 132.

3. Hồ Chí Minh. Toàn tập, Sđd, t. 3, tr. 507 - 508.

4. Hồ Chí Minh. Về đấu tranh vũ trang và lực lượng vũ trang nhân dân, NXB. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1970, tr.152-153.

5. Hồ Chí Minh. Sđd, NXB. Quân đội nhân dân, 1970, tr.20.

6. Hồ Chí Minh. Toàn tập, Sđd, t. 4, tr.20.

7. Hồ Chí Minh. Toàn tập, Sđd, t.5, tr.132.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2016, 07:47:06 pm »

        "Học tập được kinh nghiệm của thế giới là nếu không có lực lượng vũ trang thì không thể đánh thắng được bọn áp bức, Việt Minh đề ra nhiệm vụ tổ chức các đội du kích vũ trang. Ngay từ năm 1944, Việt Minh đã bắt đầu cuộc CHIẾN TRANH DU KÍCH chống lại quân đội Nhật và Pháp…Các đội du kích phát triển nhanh chóng và trở thành QUÂN ĐỘI GIẢI PHÓNG nhân dân (Vệ quốc quân). Việt Bắc… trở thành một thứ "đất thánh" của cuộc cách mạng dân tộc...”(77). Người viết bài "Việt Bắc quyết thắng", trong đó có đoạn: "Việt Bắc sẵn điều kiện để đánh thắng. Điều kiện tuy sẵn, nhưng phải chuẩn bị đầy đủ mới thắng được... Chúng ta có ba lực lượng quân sự: Vệ quốc quân, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Vệ quốc quân phải lo đánh trận để tiêu diệt địch... Bộ đội địa phương phải phụ trách đánh những trận vừa vừa và phải chuẩn bị chiến trường sẵn sàng khi vệ quốc quân đánh trận to ở địa phương mình. Dân quân du kích là một lực lượng rất rộng rãi, khắp cả nước... Nó như một tấm lưới rộng mênh mông, bao trùm cả nước. Hễ giặc Pháp và Việt gian bước chân đến đâu, là mắc phải lưới đó ngay"1.
       
        Phương pháp luận lãnh đạo chiến tranh của Hồ Chí Minh là kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy. Trong quá trình phát triển cuộc cách mạng, Hồ Chí Minh luôn coi bộ đội chủ lực là lực lượng chủ yếu để tiến hành chiến tranh chính quy, là lực lượng cơ động trên những địa bàn quan trọng của các chiến trường. Nó có nhiệm vụ tiêu diệt quân chủ lực của địch, cùng với bộ đội địa phương, dân quân du kích và nhân dân đẩy mạnh cuộc đấu tranh mọi mặt trong vùng địch kiểm soát, giáng những đòn tiêu diệt lớn vào lực lượng quân sự của địch, giải phóng đất đai, làm chuyển biến cục diện chiến tranh, đánh bại ý chí xâm lược của địch, giành thắng lợi triệt để cho chiến tranh.
       
        Năm 1949, Hồ Chí Minh ra sắc lệnh thành lập Bộ đội địa phương. Tháng 8 năm đó Đại đoàn 308, đại đoàn chủ lực đầu tiên được thành lập, có nhiệm vụ đi tiên phong trên con đường vận động chiến. Tiếp đó, năm 1950, Đại đoàn 304, 312, 316 và các trung đoàn độc lập ra đời. Đây là dấu hiệu khẳng định sự phát triển từ chiến tranh du kích lên chiến tranh chính quy, tiến tới thực hành đánh tiêu diệt chiến lược quân địch. Để tiêu diệt được Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (19t54), nơi địch có 17 tiểu đoàn quân tinh nhuệ thuộc 3 binh đoàn của Pháp, quân ta cũng phải sử dụng tập trung một lực lượng gồm 11 trung đoàn bộ binh thuộc 4 đại đoàn chủ lực.
       
        Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khi hoạt động của quân và dân ta trên các chiến trường đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, ta đã khẩn trương tích cực xây dựng lực lượng,. ra sức tạo ra một lực lượng cơ động mạnh tạo nên so sánh lực lượng có lợi cho ta.
       
        Từ sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 (khóa III), ta ra sức tạo thế và lực, vừa tác chiến vừa xây dựng và tạo thời cơ mới.
       
        - Năm 1973: Thành lập Quân đoàn 1.

        - Năm 1974 : Thành lập Quân đoàn 2, Quân đoàn 4.

        - Năm 1975: Thành lập Quân đoàn 3.
       
        Bằng cách binh đoàn chủ lực, trong chiến cuộc mùa Xuân năm 1975, ta đã có đủ sức căng lực lượng cơ động của địch ra hai đầu Nam-Bắc chiến tuyến. Quân đoàn 2 kìm giữ địch ở Tây Bắc Huế-Đà Nẵng và Quân đoàn 1 là tổng dự bị chiến lược ở Bắc sông Bến Hải. Quân đoàn 4 kìm giữ địch ở Bắc Sài Gòn, buộc địch phải lâm vào thế phòng ngự bị động và sơ hở ở Tây Nguyên. Sau đó ta đã sử dụng quả đấm chủ lực mạnh, giáng một đòn chí mạng vào nơi hiểm yếu của địch ở Buôn Ma Thuột. Địch ở Tây Nguyên bị phá vỡ, tạo ra một cục diện chiến tranh mới, đẩy địch vào thế hỗn loạn về chiến lược và đi xuống con đường suy sụp nhanh chóng.
       
        Kế tiếp chiến thắng Tây Nguyên, với sức mạnh của năm quân đoàn, ta đã liên tục tiến công và tiến công tiêu diệt chiến lược Bộ thống soái của địch ngay tại sào huyệt của chúng ở Sài Gòn.
       
        Phải đánh tiêu diệt chiến lược mới giành được thắng lợi; tiêu diệt chiến lược nhỏ thì giành thắng lợi nhỏ, tiêu diệt chiến lược lớn thì giành thắng lợi lớn; tiêu diệt chiến lược cả Bộ thống soái của địch mới giành được thắng lợi triệt để, trọn vẹn, kết thúc chiến tranh.
       
        Đánh tiêu diệt là nguyên tắc chỉ đạo tác chiến dược Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Người dạy: "Trừ diệt lực lượng của địch là điều kiện có thể quyết định thắng lợi. Đối với một người, làm thương tổn mười ngón tay không đau đớn bằng cắt đứt hẳn một ngón tay. Về quân sự cũng vậy, đánh bại mười sư đoàn không bằng trừ diệt một sư đoàn. Dù ở thế thủ hay thế công ta cũng phải dùng mọi phương pháp tiêu diệt lực lượng của địch quân"2.

---------------
1. Tư liệu của Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, H3 - C7/21

2. Xem: "Quyết tâm chiến đấu vì chính nghĩa", Báo Cứu quốc, ngày 6-12-1946.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2016, 07:58:04 pm »

        Khi ta tiêu diệt chiến lược tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (1954) thì mới giành được thắng lợi giải phóng một nửa đất nước. Đến mùa Xuân 1975, kế tục sự nghiệp của Hồ Chí Minh và thực hiện tư tưởng quân sự của Người, ta đã tiến công tiêu diệt chiến lược Bộ thống soái của địch ngay tại sào huyệt của chúng trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, thì đã giải phóng được hoàn toàn đất nước và thống nhất Tổ quốc.
       
        Từ các hiện tượng chiến tranh cổ kim, Đông Tây, chúng ta đã tìm ra được quy luật của chiến tranh.
       
        Quy luật của chiến tranh là phải đánh tiêu diệt chiến lược thì mới giành được thắng lợi. Tiêu diệt chiến lược là tiêu diệt cả lực lượng chiến lược và giải phóng địa bàn chiến lược. Phải tiêu diệt lực lượng chiến lược, vì lực lượng là công cụ chủ yếu để tiến hành chiến tranh; giải phóng địa bàn chiến lược là để giữ vững thành quả của thắng lợi và đập tan ý chí của kẻ địch.
       
        Trong lịch sử Việt Nam, Lý Thường Kiệt có tiêu diệt được Quách Quỳ thì mới giữ vững được Thăng Long; Trần Hưng Đạo khi chưa tiêu diệt được lực lượng chiến lược của địch, nên phải tạm thời rút khỏi Thăng Long. Đến khi Trần Quang Khải tiêu diệt Thoát Hoan, Trần Nhật Quật tiêu diệt Toa Đô thì nhà Trần mới giải phóng được đất nước. Lê Lợi-Nguyễn Trãi có tiêu diệt được Liễu Thăng thì trong đàm phán mới buộc được Vương Thông rút quân về nước.
       
        Với tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang ở vào giai đoạn quyết liệt nhất, Người cũng đã sớm đề ra chiến lược để đi đến kết thúc chiến tranh là: "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”. Thực hiện tư tưởng của Người, quân và dân ta đã thực hành đánh tiêu diệt quân Mỹ có ý nghĩa chiến lược như trong năm 1972 ở Lộc Ninh, Kontum, Quảng Trị, giải phóng được một số địa bàn có tính chất chiến lược. Cùng với việc tiêu diệt chiến lược trong chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không", diệt B52 ở Hà Nội và Hải Phòng, tuy chưa tiêu diệt chiến lược hoàn toàn đối với quân Mỹ, nhưng ta đã buộc Mỹ phải ký kết Hiệp định Pa ri và rút quân. Giai đoạn: "Đánh cho Mỹ cút" về cơ bản đã thực hiện được.
       
        Trong chiến cuộc mùa Xuân 1975, ở chiến dịch Tây Nguyên, quân ta có tiêu diệt được Quân đoàn 2 ngụy thì mới giải phóng được Tây Nguyên. Quân đoàn 2 và Quân khu 5 của ta có tiêu diệt được Quân khu I của định thì mới giải phóng được Huế-Đà Nẵng. Cuối cùng trận quyết chiến chiến lược trong chiến dịch Hồ Chí Minh, ta có tiêu diệt chiến lược lực lượng địch ở Sài Gòn gồm toàn bộ Bộ thống soái của ngụy thì mới giải phóng hoàn toàn đất nước, hoàn thành vẻ vang chiến lược mà Hồ Chí Minh đề ra: "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào". Câu nói đó là văn chương triết lý dân dã nhưng nó còn bao hàm cả một đường lối chiến lược và phương thức tiến hành chiến tranh cho một dân tộc trước họa xâm lăng của kẻ thù mạnh hơn mình.
       
        Còn trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai Hồng quân Liên Xô không những tiêu diệt chiến lược để giải phóng hoàn toàn Liên Xô mà còn đánh sang cả nước Đức, đánh đến tận sào huyệt của Hitle, tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít, giải phóng một nửa nước Đức và Châu Âu. Khởi nghĩa trong chiến tranh cũng phải tuân theo quy luật tiêu diệt chiến lược. Khởi nghĩa cũng phải có tiêu diệt chiến lược và tiêu diệt được cơ quan đầu não của địch thì khởi nghĩa mới giành được thắng lợi. Vì vậy chúng ta cần phải nghiên cứu các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh cổ kim, Đông Tây để tìm ra quy luật.
       
        Qua lịch sử dựng nước và giữ nước của tổ tiên, bằng thực tiễn đấu tranh cách mạng và chỉ đạo chiến tranh, Hồ Chí Minh đã khái quát thành lý luận. Cuộc chiến tranh của ta là chiến tranh nhân dân chính nghĩa thống xâm lược, để giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Đó là cuộc chiến tranh tiến bộ được toàn thể nhân dân trong nước và loài người có lương tri tiến bộ ủng hộ. Sức mạnh của cuộc chiến tranh dó là sức mạnh chính trị, tinh thần của sự đại đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh dạo thống nhất của Đảng và Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
       
        Chiến tranh nhân dân là chiến tranh của toàn dân, nên lực lượng vũ trang phải là ba thứ quân với phương pháp luận lãnh đạo chiến tranh và kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy. Phải tiếp thu truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc. Lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh. Vận dụng nghệ thuật quân sự với tinh trần tích cực chủ động và sáng tạo. Muốn thắng địch thì phải tiêu diệt địch, tiêu diệt chiến thuật, chiến dịch và chiến lược. Cuối cùng phải tiêu diệt chiến lược mới giành được thắng lợi hoàn toàn. Tiêu diệt chiến lược chủ yếu là tiêu diệt đạo quân chiến lược của địch. Vì nó là công cụ chủ yếu của chiến tranh. Tiêu diệt đạo quân đó là tiêu diệt cả Bộ chỉ huy, Bộ thống soái của nó, đầu não đội quân đó thì thắng lợi mới hoàn toàn triệt để như đại thắng mùa Xuân 1975. Nước ta là một nước nhỏ, quân đội nhỏ chống lại một quân đội lớn đi xâm lược, phải qua một quá trình đánh tiêu hao, tiêu diệt nhỏ rồi mới đến tiêu diệt lớn, tiêu diệt chiến lược hoặc tiêu diệt có ý nghĩa chiến lược như chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) và ba đòn chiến dịch trên bộ Quảng Trị-Tây Nguyên-Đông Nam Bộ tạo thành một đòn chiến lược trên bộ. Cùng với một đòn chiến lược trên không, "đòn Điện Biên Phủ trên không” ở Hà Nội, Hải Phòng đánh bại B52 của địch năm 1972 thì mới giành được thắng lợi. Lịch sử chiến tranh đánh đuổi địch ra khỏi đất nước của Ngô Quyền-Lý Thường Kiệt-Trần Hưng Đạo-Quang Trung là như vậy.
       
        Có đánh bại ý chí xâm lược của địch bằng việc tiêu diệt Liễu Thăng thì Lê Lợi-Nguyễn Trái mới ký hòa ước cho Vương Thông rút quân về nước. Hồ Chí Minh sau khi tiêu diệt Pháp ở Điện Biên Phủ thì mới ký hòa ước cho Pháp rút khỏi miền Bắc nước ta. Thắng lợi cao nhất là việc Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai đánh sang tận nước địch, bắt địch phải đầu hàng. Còn trong thời đại Hồ Chí Minh, quân dân ta đã đánh vào Sài Gòn tiêu diệt chiến lược và buộc Bộ thống soái địch phải đầu hàng.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM