Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:44:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một thời ở cục chính trị QGPMN (B2)  (Đọc 14529 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 08:35:07 pm »


CHÚNG TÔI VÀO B2

NGÔ THẾ KỶ       

        Một buổi sáng đầu tháng 5 năm 1966, tôi được anh Hoàng Minh Thi, Cục trưởng Cục Tuyên huấn mời lên gặp. Anh cho tôi biết tôi được cử đi B, vào B2, tức là vào Cục Chính trị Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam, hliện đang ở miền Đông Nam Bộ. Tôi làm trưởng một đoàn gồm sáu phóng viên báo chí, thông tấn. Chúng tôi vào B để đáp ứng yêu cầu của chiến trường đang và sẽ còn phát triển.

        Anh Thi hỏi tôi có gì khó khăn không? Tôi trả lời: Tôi đi được, không có gì khó khăn. Anh bảo tôi cứ chuẩn bị đi bộ vượt Trường Sơn, nhưng anh sẽ xin cho tôi đi theo anh Nguyễn Chí Thanh đã vào B2 mấy năm nay, hiện đang ở ngoài này và lại sắp vào trong ấy. Nhưng ý định này không thành.

        Nhận nhiệm vụ mới, tôi rất xúc động. Thế là tôi sắp xa Phòng biên tập phát thanh Quân đội nhân dân, nơi tôi công tác bảy năm nay.

        Tất nhiên xúc cảm sâu sắc hơn, mạnh mẽ hơn là tôi sắp xa vợ và các con tôi. Vợ tôi công tác ở Cục Nghiên cứuBộ Tổng tham mưu, mới ba mươi tuổi nhưng sức yếu. Chúng tôi có hai con trai, đứa lớn lên chín, đứa bé lên năm. Vì chiến tranh phá hoại, các cháu phải sơ tán khỏi Hà Nội, được trại trẻ của Tổng cục Chính trị chăm sóc.

        Có lần vợ tôi hỏi: Bao lâu nữa thì gia đình lại được đoàn tụ? Điều này tôi cũng đã tự hỏi và tìm cách trả lời. Tôi nói: Mỹ chưa từng tham gia một cuộc chỉến tranh nào quá ba năm. Anh hy vọng, sau ba năm chúng ta lại sống bên nhau. Sự thực là sau tròn mười năm, tôi mới trở về.

        Cuối tháng 5 năm 1966, tôi vào Sư đoàn 338 ở Thanh Hóa để luyện tập chuẩn bị vượt Trường Sơn. Anh em cùng tôi vào B2 cũng đã đủ mặt: Nguyễn Duy Khải, Đỗ Công Viện, Lê Minh, Mai Bá Thiện (phóng viên báo), Nguyễn Văn Năng, Nghiêm Hà (phóng viên nhiếp ảnh) và đồng chí Trạch, quân y sĩ.

        Hàng ngày chúng tôi đeo ba lô, tập hành quân. Ba lô mỗi ngày thêm trọng lượng và hành trình ngày một thêm dài.

        Đầu tháng 6, Tổng cục Chính trị cho xe đưa chúng tôi lên đường. Tôi rất xúc động trước sự quan tâm của Tổng cục Chính trị, của Cục trưởng Tuyên huấn Hoàng Minh Thi. Cũng như tất cả các xe khác ở thời kỳ ấy, xe chúng tôi đêm đi ngày nghỉ. Ban đêm xe phải dùng đèn gầm, chỉ chiếu lờ mờ một đoạn đường ngắn. Đêm nào cũng vậy, khắp trời vang tiếng máy bay, tiếng bom, tiếng súng phòng không. Đồng chí Quyên, lái xe của chúng tôi thật giỏi, nhiều đoạn xe đi trên miệng hố bom. Ban ngày tuy xe là mục tiêu của máy bay địch nhưng dân Khu 4 vui lòng dành nhà mình cho chúng tôi vào nghỉ.

        Thế rồi các trọng điểm, mấy nơi còn gọi là cửa tử, chúng tôi cũng lần lượt vượt qua: phà Ghép, phà Bến Thủy, đèo Ngang, phà Ròn, phà Gianh, phà Quán Hầu, phà Long Đại...

        Đến miền Tây Vĩnh Linh thì xe quay ra và chúng tôi bắt đầu vượt Trường Sơn bằng đôi chân của mình.

        Đêm đầu tiên ở đường Trường Sơn là một đêm đầy ấn tượng. Chúng tôi được đưa đến một khu rừng rậm để ăn ngủ ở đấy. Theo ngôn ngữ của đường Trường Sơn thì đây là "bãi khách". Trời mưa rả rích và tối như mực. Chúng tôi khoác ni-lông, bấm đèn pin, dùng dao găm để chặt cây và dây rừng dọn chỗ mắc võng, che ni-lông làm chỗ ngủ. Loay hoay cả tiếng đồng hồ mới dọn xong cái ổ của mình, chúng tôi chuyển sang nấu cơm ăn bữa đêm nay và nắm cơm cho cả ngày mai. Trời mưa nặng hạt hơn. Chúng tôi mò mẫm kê bếp, kiếm củi, mở đường xuống suối tìm chỗ vo gạo lấy nước rồi thổi cơm. Bếp ướt, củi ướt. Cái gì có thể dùng để nhóm lửa được đều được mang ra sử dụng: sách vở, quai dép cao su dự trữ... Cuối cùng rồi cũng có cơm ăn, tuy sống nhăn sống nhở.

        Đi được hai ngày thì đồng chí Năng ngã trẹo chân phải ở lại chạy chữa rồi đi sau. Một tuần sau, y sĩ Trạch chảy máu dạ dày phải quay ra Bắc. Rất may là cùng đi với đoàn chúng tôi có một tổ cán bộ vào công tác trong Bộ Chỉ huy Miền, trong đó tôi có một người bạn là bác sĩ Bùi Tiến Đông. Anh đã tận tình chăm sóc sức khỏe cho đoàn chúng tôi suốt cuộc hành trình.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 08:36:29 pm »

        Những ngày vượt Trường Sơn là những ngày liên tục băng đèo, trèo núi, lội suối, vượt sông. Có chặng suốt một ngày chỉ qua được một con đèo. Chúng tôi đi trong mùa mưa nên suốt ngày ướt, đường lầy lội. Tội nghiệp Nghiêm Hà. Có hôm anh trượt chân ngã, một chiếc dép văng xuống vực Anh phải leo dốc đá tai mèo bằng một chân đi dép một chân trần. May buổi tối đến chặng nghỉ, anh được trạm cho một chiếc dép.

        Trước mắt chúng tôi, khó khăn còn nhiều, dọc đường nhiều muỗi, nhiều vắt. Mỗi người chúng tôi phải chuẩn bị một bọc muối để gỡ vắt cho nhanh, như những người thợ cấy có bọc vôi để gỡ đỉa. Có một số nơi còn có ruồi vàng đất đau như kim tiêm, vết đốt trở thành mụn nhọt. Mỗi ngày mỗi người chúng tôi được ăn bảy lạng gạo. Suốt cuộc hành trình không hôm nào thiếu gạo. Nhưng thức ăn chỉ có nước mắm cô đặc, ruốc thịt nhưng thịt ít mà muối thì nhiều. Dọc đường cố kiếm thêm một ít măng hoặc rau tàu bay.

        Một niềm vui không nhỏ đối với chúng tôi là, vì đoàn chúng tôi là một đoàn nhỏ nên Ở nhiều chặng chúng tôi được vào nghỉ trong trạm. Ngoài trời mưa tầm tã, chỗ nghỉ của chúng tôi thật là một thiên đường. Chúng tôi có chỗ ngủ khô ráo, nhiều trạm cho chúng tôi củi, có nơi còn cho chúng tôi cả rau và thịt thú rừng săn bắn hoặc bẫy được. Chúng tôi rất cảm động trước tình đồng chí, đồng đội.

        Một niềm vui nữa là khi gặp dân ở ven đường, chúng tôi thường được báo trước về những dịp này bằng tiếng hót hoặc bóng dáng của những con chim cu gáy, loại chim thường sống gần các nương rẫy. Gặp dân, chúng tôi cảm thấy mình lại được hòa vào xã hội, vào cộng đồng. Và một niềm vui thực tế hơn là chúng tôi có thể dùng một số thứ đã chuẩn bị sẵn theo kinh nghiệm của những người đi trước, như cặp tóc, đá lửa, quần áo... để đổi cho dân lấy con gà, con vịt, nải chuối, quả dưa... Đây thực sự là bữa tiệc của chúng tôi trên dãy Trường Sơn. Nhưng đây cũng là dịp hiếm hoi, vì để giữ bí mật, đường đi thường tránh xa những nơi có dân cư sinh sống.

        Thật không may, khi vừa đến địa phận Khu 6 thì tôi bị ốm. Sau này tôi mới được biết là anh em lo tôi chết, vì có lúc tôi đã hôn mê và tay đã "bắt chuồn chuồn". Anh em đưa tôi vào một bệnh xá. Đoàn để anh Lê Minh ở lại chăm sóc tôi, còn anh em tiếp tục hành quân. Tôi rất cảm động trước sự chu đáo của anh em. Mặt khác, tôi rất lo vì nghe mong manh đây là vùng đất khó khăn nhất của đường Trường Sơn. Lương thực, thực phẩm, thuốc men từ miền Bắc vào thì đến đây đã gần hết, mà từ Nam Bộ đưa ra đến đây cũng không còn mấy. Nhưng tôi lại gặp khá nhiều bất ngờ. Đầu tiên là việc các anh bố trí cho tôi ở cùng với ban chỉ huy bệnh xá. Từ ít lâu nay, ở đây đã quan hệ được với Cam-pu-chia nên lương thực, thực phẩm, thuốc men đủ dùng. Thuốc lá thơm cũng không thiếu. Ở đây, lần đầu tiên tôi được ăn chè nấu bằng sữa hộp và chuối tây. Nhân viên trong bệnh xá nhiều anh chị là người dân tộc. Có mấy anh săn bắn rất giỏi nên chúng tôi thường xuyên được ăn thịt thú rừng. Khoảng sau mươi hôm thì tôi ra viện và cùng anh Lê Minh tiếp tục lên đường vào Miền.

        Cuộc sống Trường Sơn thật là hào hùng và có biết bao điều cao cả, nhưng ở đây cũng không tránh khỏi những chuyện đau thương.

        Chúng tôi đi trên những cây số cuối cùng của đường Trường Sơn và một ấn tượng không bao giờ quên: những nấm mộ của các đồng chí hy sinh vì bom đạn giặc, vì bệnh tật mà nằm lại vĩnh viễn trên dải Trường Sơn.

        Trước đây tôi đã từng nghĩ, nếu đi B thì thích nhất là được vào Nam Bộ. Ở đây có "miền Đông gian lao mà anh dũng", có thành phố Sài Gòn, có sông Tiền, sông Hậu cùng cả vùng châu thổ mênh mông, có những người dân với những tính cách đáng quý.

        Thế là tôi bây giờ đã được toại nguyện. Sau khoảng ba tháng đi đường, trung tuần tháng 10 năm 1966, chúng tôi đã đặt chân lên đất miền Đông Nam Bộ.

        Chúng tôi đã đến trạm liên lạc của Cục Chính trị Miền. Nghe có nhiều tiếng bom, tiếng pháo cách đây không xa, hỏi ra được biết địch đang mở cuộc hành quân Át-tơn-bo-rơ. Tuy vậy, không khí ở đây rất bình thản.

*

*         *

        Khi viết những dòng này, tôi hình dung lại từng khuôn mặt của sáu người bạn cùng vào B2 với tôi cách đây hơn 30 năm: Nguyễn Văn Năng, phóng viên nhiếp ảnh đã hy sinh ngoài mặt trận khi đang làm nhiệm vụ. Nghiêm Hà, phóng viên nhiếp ảnh bị đạn giặc cướp mất của anh nửa bàn tay trong Tết Mậu Thân năm 1968. Nguyễn Duy Khải thì vợ chồng phải chia tay nhau sau những năm xa cách. Mai Bá Thiện, phóng viên báo Quân giải phóng miền Nam
       
       Việt Nam qua đời năm 1996 vì căn bệnh hiểm nghèo. Căn bệnh này có liên quan gì đến chất độc hóa học mà quân thù thả xuống những vùng anh đã đi qua? Đỗ Công Viện, sau giải phóng miền Nam về công tác ở Ban Tuyên huấn Trung ương, nay đã nghỉ hưu. Còn Lê Minh, con người "trên từng cây số" chí cốt với tôi, thì ngay sau ngày đất nước thống nhất đã trở về với người bạn đời rất đỗi thân thương ở quê hương Thanh Hóa, theo lời hẹn trước lúc lên đường.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 08:38:00 pm »

                          
TÔI ĐI B

BÙI VĂN SƠ        

        Ra đi lần này khác hẳn thời đánh Pháp vì nửa nước đã hòa bình. Mỗi người đã có một tổ ấm riêng. Bản thân tôi lúc ấy đã có vợ và hai con nhưng các con đều còn nhỏ, bà con thân thuộc thì đều ở xa... Nỗi day dứt nhất của tôi khi ấy là hai đứa con quá thơ dại, và cũng chẳng biết bao giờ tái ngộ? Một bên vai là nợ nước, một bên vai là nghĩa vụ làm chồng làm cha... Nhưng được cái may, là tôi có người vợ hiền có thái độ đúng mực; tuy có bịn rịn, nhưng tỏ rõ quyết tâm nuôi con khôn lớn.

        Khi chia tay tạm biệt, tôi chỉ có đôi vần ca dao mộc mạc, dặn lại vợ con:

                                 "Xem trong thiên hạ xưa nay,
                           Muôn mai sum họp, ngày rầy chia phôi
                                 Dù rằng Nam - Bắc đôi nơi
                           Nhớ nhau, mình hãy lựa lời dạy con"

        Hôm tạm biệt người thân, vợ chồng tôi có mời hai anh bạn cùng ngành, cùng binh chủng, lại cùng đi B một ngày, ra ăn bữa cơm thân mật. Sau này tôi biết tin, anh Mùi vào Khu 5, anh Thận vào Khu 6, tôi vào Khu 7. Nhưng rồi cả hai anh đều vĩnh viễn ở lại chiến trường.

        Hôm ấy, cả đoàn Hà Nội, gồm: "khung cán bộ cho sư đoàn và nhân viên kỹ thuật" của pháo, xe tăng, chi viện cho chiến trường Nam Bộ và Trung Bộ, tập trung để lên xe tại Cửa Đông, phố Lý Nam Đế. Hồi đó, chúng tôi đều ăn vận quần xanh, áo sơ mi trắng như đi lịch xa. Bốn xe ca, biển dân sự, từ từ chuyển bánh về hướng Nam. Cuộc tiễn đưa rất cảm động, nhân dân Hà Nội đều thầm hiểu: "Bộ đội đi B". Tôi có làm mấy câu thơ:

                                 “Hôm nay tạm biệt Thủ đô
                           Hôm nay tạm biệt Tháp Rùa thân yêu
                                 Xe ca chuyển bánh đều đều
                           Phô phường thầm mến nhìn theo bóng mình
                                 Đã rằng hai chữ. Tử - Sinh
                           Ra đi giữ trọn nghĩa tình Bắc - Nam".


        Đoàn xe đi đến Ninh Bình thì bị trục trặc, phải vào huyện đội Gia Khánh nghỉ tạm để điện về Bộ Tổng tham mưu xin đổi chiếc xe khác. Gần sáng thì xe tới, chúng tôi đi tiếp vào huyện Yên Định (Thanh Hóa), tập hành quân mang vác nặng và làm công tác tổ chức. Hàng ngày, chúng tôi cho gạch vào ba lô con cóc tập vượt đèo, lội suối. Chúng tôi chỉ tập được vài tuần lễ là lên đường, lần này thì đi bằng đôi chân "vạn dặm" nhưng có thêm chiếc gậy "Trường Sơn" do từng người tạo theo ý thích.

        Mấy đêm đầu qua Quảng Bình thì còn nằm ở nhà dân, từ khi đến làng Ho, bên này bờ sông Bến Hải thì thay đổi quần áo, giày dép, sao mũ.., trở thành anh Giải phóng quân miền Nam và từ đó hoàn toàn ngủ rừng, mọi dấu vết của miền Bắc đều phải xóa bỏ (để lại hoặc gửi về gia đình, đây là kỷ luật thật nghiêm khắc).

        Mỗi người tự chọn cho mình một cái tên dễ nhớ để làm quen dần trong giao tiếp. Lúc ấy, quân ta tức cảnh:

                                 “Hôm qua Quân đội nhân dân
                           Sáng nay thành Giải phóng quân anh hùng
                                 Ba lô "con cóc" trên lưng
                           Đi làm nghĩa vụ non sông đang chờ".


        Cảnh sinh hoạt cũng nên thơ: "Quần vợ, mũ con, gạo lon, cơm ống, nhà trống, giường treo, "ỉa mèo", leo dốc, hành quân cấp tốc, đi vượt thời gian...".

        Đường Trường Sơn thời kỳ này mới mở, nhiều đoạn đường chưa có dấu chân người, anh chị em giao liên cắt rừng theo bản đồ, nhiều khi mệt quá, lính ta nổi cáu với người dẫn đường, nên mới có câu: "Đường giao liên dài theo đất nước, cứ đi đừng có than vãn, cũng không ai giải quyết ngắn lại được đâu?". Đi trong rừng rậm, nên ngày đi đêm ngủ, thời kỳ này địch chưa đánh phá, chỉ đôi chỗ có biệt kích, giao liên trinh sát nếu có nghi vấn thì cắt rừng đi hướng khác.

        Đoàn chúng tôi vào "Ông Cụ", bí danh của Trung ương Cục miền Nam, vì vậy phải ròng rã suốt bốn tháng trời leo dốc trèo đèo, lội suối vượt sông để vào mảnh đất "Thành đồng" của Tố quốc.

        Đi vào đúng mùa mưa nên lính ta rất gian truân. Tối đến trạm, thực chất là một khu rừng mà đơn vị được giao liên phân cho để làm nơi ăn ngủ tạm một đêm. Anh em đi chặt cây làm cọc mồi mắc võng, lợp tấm tăng để ngủ, và làm ba cái chạc gác chiếc ba lô. Trời đổ mưa, cái lo nhất là nấu cơm mà củi ướt. Nhiều khi còn phải đem xuống suối rửa cho bớt bùn thì củi mới cháy; và cái lo nữa là vắt, phát hiện được hơi người thì chúng nhao nhao lao tới, bám vào cổ chân, tay để hút máu, muốn cho nó rời khỏi da chỉ nước là dùng thuốc chống vắt đã làm sẵn (gồm xà phòng và muối).

        Đi đến địa phận tỉnh Quảng Nam, đoàn trưởng Lâm Quang Bảy, bị sốt rét ác tính đã lâu nhưng cứ gắng gượng theo đoàn, đêm ấy phải nằm lại vĩnh viễn nơi này? Vì tình cảm đồng đội, vả lại anh là người chỉ huy, nên anh em chúng tôi dừng lại một ngày để đưa tiễn anh về nơi an nghỉ cuối cùng, trên một đỉnh đồi cao. Sau đó, chúng tôi phải hành quân vượt trạm cho kịp, mỗi người cũng phải thêm tiêu chuẩn gạo cho đủ cơ số đến trạm thứ ba mới được phát tiếp.

        Cực nhất là ăn đói thiếu chất, vì suốt bốn tháng ròng rã mà chỉ có hai "cóng" ruốc muối từ Bắc đưa vào, mỗi ngày chỉ có hai miệng lon sữa bò gạo mà suốt ngày trèo đèo lội suối, hao tổn khá nhiều ca-lo. Với người nhiều tuổi và cuộc sống đã qua gian khổ thì dần dần cũng tạm thích nghi và cố gắng vượt qua, nhưng với lớp trẻ thì xuống sức trông thấy, nhiều anh em mới nửa đường đã phải nằm lại trạm, nhiều anh do sốt rét rừng liên miên, da vàng bủng, chân tay teo tóp chỉ còn da bọc xương; số không nhỏ nằm lại vĩnh viễn trên đường.

        Lửa thử vàng, gian nan thử sức, lúc này chúng tôi thường nhắc nhau: "Ta phải đi bằng đầu, chứ không phải bằng đôi chân" và cái tốt cái xấu trong con người cũng là lúc nó bộc lộ, chẳng phân biệt tuổi tác, cấp chức...

        Nhiều người nhường cơm cho bạn, mang vác giúp nhau, võng cáng nhau cùng tới đích.., càng gian nan, tình thương yêu càng thắm đượm; nhưng cá biệt cũng có người phạm lỗi. Một hôm qua bản dân tộc người Giá Rai, đoàn cho đổi một số quần áo lót dự trữ để lấy sắn (mỳ) cho anh em ăn thêm đỡ đói. Có một vị cán bộ đã giấu đi một ít cho cá nhân, khi phát hiện chính xác, tôi đã "rỉ tai", đến bây giờ gặp lại ông bạn vẫn còn ngượng. Có một lần vượt sông Mã Đà tôi bị sốt, đoàn mua bò giết thịt cải thiện, anh Tư Tuyến thay đoàn trưởng đã ưu tiên phát cho tôi một quả tim bò, giao cho một cậu đem về cho tôi. Sáng hôm sau, anh Tuyến kể lại thì mới vỡ lẽ là cậu ta thèm quá đã ăn mất.

        Tôi còn nhớ chuyện đồng chí Hoàng Thiên, là cán bộ tiểu đội của trung đội chúng tôi, trong khi "tán ăn" Thiên hứa khi nào về tới căn cứ sẽ đãi tôi một bữa thịt heo (lợn rừng) thả phanh. Sau này Thiên là Dũng sĩ diệt Mỹ vào hạng có tên tuổi ở vùng Sóc Ky. Khi tôi xuống đơn vị gặp Thiên, Thiên thu xếp nơi ăn nghỉ cho tôi xong là đi vào rừng, khoảng hai giờ sau đã đem về một đùi lợn rừng yêu cầu chị em cấp dưỡng nấu nướng rồi gọi hai cậu nữa ra khiêng một con lợn gần một tạ về đãi chúng tôi. Thiên chỉ nói ngắn gọn: "Đã hứa là làm".

        Lại nói đến hôm đặt chân tới trạm cuối cùng, chúng tôi được ăn một bữa cơm với cá khô rán và củ cải luộc (đây là đặc sản của lính miền Đông Nam Bộ lúc bấy giờ - cá khô mua từ Biển Hồ Cam-pu-chia sang). Tôi cũng tự mình nấu hai "ăng-gô" cơm, ăn xong lên võng nằm mà có cảm tưởng như bụng mình có nguy cơ vỡ ra mất! Sáng hôm sau thì tôi  được anh em trong Phòng Bảo vệ an ninh Quân giải phóng ra đón về. Gặp lại anh em đồng nghiệp, nhất là số bạn đã vào trước tôi, thật là mừng vui khôn tả và biết chắc mình đã vượt qua chặng đường gian nan nguy hiểm...

Tháng 7 năm 1997        
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 08:43:41 pm »

       
MỘT CHUYẾN VÀO NAM

NGUYỄN VĂN KHẢ       

        Tháng 3 năm 1964, tôi và anh Nguyễn Văn Tôn, cán bộ công tác tại Cục Bảo vệ được lệnh vào chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ (B2).

        Các đồng chí thủ trưởng Cục Bảo vệ lúc đó nói với hai chúng tôi là do yêu cầu gấp của chiến trường, các đồng chí thu xếp bàn giao công việc và làm công tác tư tưởng với gia đình trong phạm vi 15 ngày để đi vào Nam. Các đồng chí không phải tập đeo gạch, leo núi, mà đi bằng một con đường khác, khi đi các đồng chí sẽ biết. Là cán bộ bảo vệ, Cục không phải dặn gì thêm. Cố gắng giữ gìn sức khỏe và làm công tác ổn định tư tưởng cho gia đình để lên đường được thanh thản.

        Cả hai chúng tôi nhận nhiệm vụ một cách nhẹ nhàng và bàn giao công việc với đơn vị rất nhanh. Về gia đình, với vợ con thì không khó khăn lắm; tôi đã nói rõ với vợ về việc đi vào Nam chiến đấu. Nhưng với mẹ tôi, tuổi đã gần bảy mươi, tai điếc khá nặng (bố tôi mất từ lúc tôi mới năm tuổi), mẹ tôi ở vậy nuôi tôi và chỉ có một mình tôi, tôi rất thương mẹ và đắn đo, suy nghĩ mãi không biết nên nói với mẹ như thế nào để mẹ đỡ nghĩ ngợi. Tôi nói rằng: "Con được cấp trên cử đi sang nước bạn học mấy năm nữa nên lại phải xa mẹ, xa vợ con". Nói như vậy vì tôi đã học ở Liên Xô mấy năm, về nước cuối năm 1962.

        Tôi thật không ngờ về người mẹ của mình. Bà nói rằng "Con nói không đúng rồi! Con vừa đi học ở nước bạn về Nhà nước đang cần đánh giặc để giải phóng miền Nam. Thời đánh Tây, con đi tám, chín năm trời, mẹ ở nhà có một mình vẫn được. Nay con có đi xa, nhưng có vợ, có con con ở nhà với mẹ, với bà là tốt quá rồi. Con cứ đi, đi cho "chân cứng đá mềm", đánh hết giặc rồi trở về, chắc rằng lúc đó mẹ chưa chết đâu?".

        Tôi lặng người không biết nói gì nữa. Tôi ôm lấy mẹ mà nước mắt của tôi cứ chảy ra, tôi càng thương mẹ tôi. Cảm ơn mẹ, một người mẹ tuyệt vời!

        Vào một buổi tối của tháng 4 năm 1964, chúng tôi được báo ngày hôm sau xuống tàu đi vào Nam. Đồng chí thuyền trưởng hướng dẫn và dặn dò chúng tôi những điều cần thiết cho người đi tàu biển. Đúng 12 giờ trưa ngày hôm sau, chúng tôi bước xuống tàu, tạm xa miền Bắc thân yêu đi vào chiến trường mà ở trong đó nhân dân và biết bao chiến sĩ, cán bộ chúng ta chịu đựng gian khổ, gặp rất nhiều khó khăn, nguy hiểm và biết bao nhiêu đồng bào đồng chí đã hy sinh trong đấu tranh cách mạng.

        Ngồi trên tàu, một thủy thủ đã nói với tôi rằng: Với chiếc tàu này, nếu người ngoài nhìn vào bảo là tàu đánh cá cũng được, tàu buôn cũng được và nếu phán đoán là tàu chiến thì cũng không sai.

        Nhìn biển rộng mênh mông, càng xa bờ càng thấy mình quá bé nhỏ trước biển khơi. Chỉ còn thấy mặt nước, chân mây, biển trải rộng với nhiều màu sắc khác nhau theo thời gian trong ngày. Và chiều tối là một khoảng không gian rộng vô cùng với một màu tím đen thẫm đẹp tuyệt vời!

        Khi ở vị trí tập kết, qua tìm hiểu chúng tôi được biết từ năm 1962 đến năm 1964, chúng ta đã có mấy chục chuyến tàu chở vũ khí vào chiến trường. Từ tàu gỗ nhỏ, tàu gỗ lớn hơn đến tàu sắt nhỏ và giờ đây là tàu khoảng 100 tấn. Việc đưa vũ khí vào Nam bằng tàu biển là rất khó khăn nguy hiểm, nhưng nếu vào được 50% là một thắng lợi lớn. Mỗi chuyến đi có kèm theo đưa hai, ba cán bộ vào chiến trường và thường là những đồng chí có yêu cầu đi gấp. Bằng mọi cố gắng cao nhất, dù tình huống nào cũng không để lộ đường vận chuyển, không lộ phương tiện vận chuyển, không lộ bến tiếp nhận.

        Phương tiện bảo đảm cho một chuyến đi của chúng tôi còn rất nghèo nàn, chỉ có một cái la bàn, một hải đồ 1/1 000 000 và thước đo góc. Bao nhiêu thứ cần thiết nữa thì chúng ta không có.

        Qua hai giờ trên biển, tôi thấy người bắt đầu nôn nao say sóng. Bốn, năm tiếng sau thì say sóng thật sự, người choáng váng, nhức đầu, nòn mửa. Mệt quá, vẫn nôn, nôn hết, nôn ra mật xanh, mật vàng, không còn gì để nôn nhưng cứ há mồm cho nước chảy ra và sau cùng là ra một ít máu.

        Các đồng chí có kinh nghiệm trên tàu đến xem, xác định do nôn oẹ nhiều quá, họng bị căng ra và chảy máu ở các vi ti huyết quản nên không ngại gì cả. Đi thêm một, hai ngày nữa thì sẽ hết nôn oẹ.

        Chuyến tàu của chúng tôi đã đi được năm ngày bốn đêm, tuy gặp rất nhiều tàu buôn, tàu đánh cá ngoài khơi xa nhưng không gặp một trở ngại nào. Tàu cũng tốt. Các đồng chí thủy thủ nói rằng cho đến giờ phút này thì đây là  một chuyến thông đồng bén giọt. Khi tàu bắt đầu đi vào biển miền Nam thì cũng là lúc có điện của cấp trên cho biết trên đường tàu đi vào sẽ gặp hai tàu của địch đi tuần tiễu, cần theo dõi sát để xử lý phù hợp. Vào đến khu vực ngang với hải phận phía Nam, người tôi đã trở lại hoàn toàn tỉnh táo. Tôi suy nghĩ rằng đây là một hoạt động vận chuyển rất độc đáo cho cách mạng Việt Nam.

        Suốt một thời gian dài chúng tôi đi trên hải phận quốc tế Bất ngờ, từ ngoài khơi, tàu phóng vào khoảng giữa Ở một điểm nào đó mà địch không nghĩ tới để đi đến đích đã định.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 08:44:31 pm »

        Mọi người trên tàu chuẩn bị rất khẩn trương để sẵn sàng ứng phó chuẩn bị chiến đấu. Chúng tôi được phổ biến thêm là: Khi gặp địch, phải hết sức bình tĩnh và hoàn toàn theo lệnh của thuyền trưởng. Nếu gặp địch tới gần, xét thấy tàa của ta không đi vào được nữa thì cho xuồng xuống biển và chúng tôi xuống đó có người bơi đưa vào bờ. Các thủy thủ sẽ ở lại chiến đấu để bảo vệ tàu.

        Sau này tôi được biết rằng ở trong tàu chúng tôi đi có ba tấn thuốc nổ, trường hợp nguy hiểm nhất, ta không còn cách nào để bảo vệ tàu nữa thì sẽ cho nổ khối tấn thuốc đó và phá hủy tàu luôn.

        Thực tế trên con đường biển này cũng đã xảy ra một vài trường hợp như vậy. Mọi người trên tàu mong cho trời yên biển lặng, không gặp địch để vào bến được an toàn... Bỗng đồng chí thuyền trưởng thông báo phát hiện có hai ánh sáng đèn phía trước... Đúng rồi, hai ánh sáng đèn đó đang đi thẳng về phía tàu của chúng tôi. Ngay lập tức, đồng chí thuyền trưởng đến chỗ chúng tôi và nói dự kiến là tàu của ta cứ tiếp tục đi thẳng đường đến một độ nào đó mà tàu tuần tiễu địch có thể sắp phát hiện đường đi của tàu ta (tàu ta không bật đèn) thì ta sẽ rẽ ngang để tránh chúng. Đồng chí vừa nói đến đấy, một thủy thủ vào báo cáo là hai tàu địch đã rẽ vòng sang hai bên. Thuyền trưởng lên quan sát và quyết định mở hết tốc lực đi thẳng vào hướng đã định nhưng mọi người vẫn theo dõi hai tàu của địch. Đi một quãng xa, hai tàu địch vòng lại đi vào theo hướng tàu ta. Đúng lúc này có một cơn gió mạnh, sóng đánh trùm lên tàu của ta, tàu địch nhẹ hơn nên dập dềnh... địch không phát hiện được mục tiêu. Thế là thoát! Mọi người thở phào nhẹ nhõm vì qua được một tình huống hiểm nghèo.

        Tàu tiếp tục đi. Các thủy thủ cho biết không lâu nữa là chúng ta đến bến, đến khu vực đã định và thuyền trưởng cho đánh tín hiệu nhưng không thấy trong bờ trả lời! Lúc đó là vào khoảng ba giờ sáng, nếu bắt được tín hiệu, ra đón tàu vào, mọi việc bốc xếp hàng xong xuôi, cất giấu tàu rồi trời mới sáng.

        Vào giờ này, nhìn ra biển thấp thoáng đã có những con thuyền đánh cá của dân ra khơi... Bỗng dưng tàu bị chựng lại, đáy tàu kêu lạo xạo. Mắc cạn rồi! Từ hôm bắt đầu đi đến nay, quan sát thuyền trưởng, chúng tôi thấy đồng chí rất bình tĩnh trước những tình huống khó khăn, nhưng lần này thấy anh bồn chồn lo lắng. Anh cho tàu lùi lại nhưng không thoát được bãi cạn... Trên một vùng biển rộng không xa bờ lắm, một chiếc tàu nổi chềnh ềnh, nếu trời sáng thì làm sao mà giấu được kẻ địch, đến nước này thì thật là gay go.

        Thấy tàu mắc cạn, một số thuyền đánh cá của dân lùi ra xa hơn mà không dám đến gần, có lẽ là họ không hiểu là tàu gì, tránh xa để khỏi bị liên lụy phiền phức... Nhưng có một chiếc thuyền đánh cá ở gần hơn lảng vảng đến gần. Một đồng chí thủy thủ gọi to: "Xin bác cho chúng cháu hỏi thăm". Chiếc thuyền vẫn từ từ đi ngang, không lui ra xa mà cũng chẳng đến gần tàu. Đồng chí thủy thủ khác giọng Nam Bộ lại gọi to: "Xin cho chúng cháu hỏi thăm bác ơi!"... Thuyền mới đi tới gần tàu. Khi nhìn rõ có hai người đàn ông, một người trạc gần sáu mươi tuổi và một người khoảng bốn mươi tuổi, anh thủy thủ nói: "Tàu chúng cháu chở chiến lợi phẩm bị mắc cạn, nhờ bác cho biết đây là đâu và làm thế nào để ra khỏi nơi này".

        Ông già hỏi lại là các chú ở đâu tới mà giờ này đến đây để bị mắc cạn? Không chờ trả lời, ông già nói luôn là tôi biết rồi, cho tôi gặp chú chỉ huy. Chúng tôi mừng nhưng còn nghi ngại. Ai cũng theo dõi từng cử chỉ của ông già. Đồng chí thuyền phó, người Nam Bộ đến gặp ông già và ông nói ngay: "Tôi thấy tàu mắc cạn, thấy im lặng, tôi đoán ngay là tàu của ta từ ngoài Bắc, tàu của Bác Hồ đưa vào. Nếu tàu của bọn nguy thì chúng làm ầm lên và bắn súng gọi nhau để cứu trợ. Bây giờ các chú nghe tôi, trương ngay lá cờ ba sọc lên, đề phòng trời sáng mà ta chưa ra khỏi chỗ này, máy bay của nó đi qua sẽ không chú ý tới. Những gì nặng ở trên tàu các chú đưa xuống một số thuyền của chúng tôi, tôi cho gọi bà con đến. Khi đồ nặng bớt đi, tàu sẽ nổi lên, tôi sẽ dẫn các chú ra lạch để vào bờ. Khi ra lạch, các đồ nặng lại đưa lên tàu trả các chú. Cần phải làm nhanh, nếu trời sáng thì dễ lộ lắm, nguy hiểm".

        Ông già nói thêm: "Chúng tôi là dân ở trong ấp chiến lược nhưng lòng tôi không ở ấp chiến lược đâu? Những thuyền mà chúng tôi gọi đến cũng có một vài tên chỉ điểm của Mỹ - nguy; không gọi họ đến thì họ sẽ đi báo cho địch. Gọi họ đến, họ không đi đâu được. Sẽ nói với họ rằng đây là tàu chở chiến lợi phẩm. Sau khi xong, chúng tôi sẽ giám sát họ cả buổi đánh cá ngày hôm nay. Chiều về họ có báo cho địch, kẻ thù chả làm gì được các chú nữa. Các chú cứ an tâm đi?".

        Qua được chỗ cạn rồi, ông già và một số thuyền khác dẫn tàu đi vào lạch. Đi một quãng, nghe chừng đã ổn, các hàng nặng Ở các thuyền của dân lại đưa lên tàu. Chúng tôi cảm ơn đồng bào và đi tiếp được một đoạn đường dài thì bắt được liên lạc trong bờ, gặp người ra đón và vào bến an toàn. Tàu vào bến thì trời đã sáng rõ. Ai cũng mừng và vui sướng. Thế là lại thoát một tình huống hiểm nghèo nữa và lần này chính là do lòng dân, dù là dân địch gom vào ấp chiến lược nhưng vẫn là dân Cụ Hồ.

        Tôi ở chiến trường Nam Bộ tất cả là 14 năm tròn, tính từ ngày vào chiến trường cho đến khi lại trở về công tác tại Cục Bảo vệ Tổng cục Chính trị (tháng 3 năm 1978). Biết bao nhiêu kỷ niệm ở chiến trường đánh Mỹ, nhưng chuyến đi vào Nam là kỷ niệm sâu sắc của đời tôi.

        Dù đã 34 năm trôi qua mà tôi vẫn nhớ chuyến đi vào Nam như là mới xảy ra. Quên sao được con tàu không số với những thủy thủ gan dạ, vững vàng, tinh tường, khôn khéo lái con tàu tránh được bao hiểm nguy vào bến an toàn. Điều lắng đọng nhất là lần đầu gặp những người dân Nam Bộ, và chính họ, trong đó nổi bật là một ông già chí cốt với cách mạng, với nghĩa tình sâu đậm, sự tỉnh táo  nhạy bén đã cứu con tàu thoát khỏi tình huống tưởng chừng không thể vượt qua.

Ngày 14 tháng 11 năm 1998       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 08:47:19 pm »

        
RỜI XUÂN MAI ĐI B

NGÔ ĐẠT TÀI        

                                                 Sông Bùi lùi lại, đồi quay mặt
                                                 Cây nghển đầu cao ngóng dõi theo
                                                 Thôi nhé quê hương! Xin tạm biệt,
                                                 Ra đi không khỏi nhớ nhung nhiều!

                                                 Xe nuôt đường dài, cát bụi bay.
                                                 Bâng khuâng một dải vắt lưng mây.
                                                 Ánh nhìn xa lạ mà thân thiêt
                                                 Không cả mỉm cười, không vẫy tay1.

                                                 Người tưởng rằng đây những chuyến hàng
                                                 Nghĩa tình gang thép gửi vô Nam
                                                 Biêt đâu xe chở lòng son sắt
                                                 Mệnh nước ngời trong phận kín thầm.

                                                 Nốí tiếp đoàn xe chuyển gập ghềnh,
                                                 Rừng đồi đồng ruộng, biển mông mênh,
                                                 Bên phà, cửa đập, bao cồn cát,
                                                 Khúc khuỷu, gồ ghề, đèo chênh vênh.

                                                 Hướng Điền, cuồn cuộn suôí trong veo,
                                                 Vun vút xa xa núi cõng đèo
                                                 Từ giã "vạch", "sao", vui đón nhận:
                                                 Ba lô con cóc, mũ tai bèo.

                                                 Khuất đi những cột khói thanh bình
                                                 Trước mắt lóe dần lửa chiên chinh.
                                                 Núi tiếp nhau cao, khe tiếp thẳm,
                                                 Bướm trêu chiên sĩ lượn quanh mình.


Tháng 4 năm 1962        

------------------
1. Để đảm bảo bí mật cho chuyến đi.

        

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 08:52:35 pm »

       
TRƯỜNG SƠN - ĐƯỜNG VÔ!

(1963)

BÙI ĐỨC THÌNH       

Trạm Lảng Ho
                                                Điểm mút đường vô "trạm Làng Ho"
                                                Một cung núi dựng, suốí quanh co.
                                                Giã từ "Sao vạch", vui đón nhận.
                                                Quần vợ, áo con, gạo, nước lon!

Qua Bến Hải !
                                                 Dòng nước biêc cá tung tăng
                                                 Khởi nguồn "Bên Hải" chảy xuôi dòng
                                                 Gợi nhớ "Cửa Tùng" đau chia cắt
                                                 Bài ca hy vọng" thúc giục lòng!

Đại ngàn
                                                 Rừng thọ nguyên sinh đên ngút ngàn
                                                 Rộn ràng chim hót, vượn hú vang
                                                 Khoe sắc ngàn hoa hương lan tỏa
                                                 Đây cảnh "tiên bồng", thật là sang.

Mưa rừng
                                                 Gặp cảnh mưa rừng, thật băn khoăn
                                                 Lo được bữa ăn, lo chỗ nằm
                                                 Mò mẫm kéo tăng, tìm cọc phụ
                                                 Củi ướt bếp treo, cơm sống nhăn.

Vượt dôc
                                                 Vượt dãy Trường Sơn cả trăm ngày
                                                 Qua bao nhiêu dốc cũng chẳng hay
                                                 Nhữug ngọn núi cao vài ngàn mét
                                                 Leo lên, tụt xuông, rất hăng say.

Hiểm họa
                                                 Vượt núi cao, qua bao thử thách
                                                 Bao rập rình, đói ăn, rồi vắt
                                                 Muỗi, rắn, ruồi vàng, sốt rét rừug
                                                 Cây đổ lạc rừng nhiều kiểu chêt...

Thảo nguyên
                                                 Qua hêt rừng già gặp thảo nguyên
                                                 Mênh mông đồng cỏ cảnh thiên nhiên
                                                 Đường đi trên tuyên như rộng mở,
                                                 Nhanh bước chân ta, mau tới Miền!

 Đưỏng vô
                                                 Đường vô Khu 6 còn xa xa
                                                 Hàng ngoài không tới, "Cụ" chưa ra,
                                                 Cá khô, gạo mục - ngày qua tháng
                                                 Cảm phục, mến thương chiên sĩ ta.

Đến B2
                                                 Đường vào Định Quán đất miền Đông
                                                 Vượt La Ngà vào đất chiến công,
                                                 Mã Đà sơn cước" lời truyền tụng
                                                 Rừng thiêng nước độc thử thách lòng.

Chiên khu B
                                                 Qua Sông Bé đên trạm tiền phương
                                                 Ở trạm Suôí Bồ gặp đồng hương,
                                                 Bao chuyện Thái Bình, chuyện chiên đấu,
                                                 Bùi ngùi, lưu luyên nhớ quê hương.

Rừng cao su
                                                Rừng cao su xanh, thấy đây rồi,
                                                 Nhớ câu thơ ấy, bao cuộc đời
                                                 Mỗi, góc rừng kia bao sô phận,
                                                 Hàng cây thẳng tắp tận chân trời!

Đích đến
                                                 Ca khúc khải hoàn tự ngắm ta,
                                                 Toàn thắng, được rồi. Phải tính ra,
                                                 Trân trọng những gì mà có được!
                                                 Đó là xương máu đồng đội ta.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 08:54:26 pm »

       
SỐNG TRONG RỪNG MIỀN ĐÔNG

CHÍN VlNH       

        Rừng miền Đông có những cái lạ mà rừng miền Bắc không thấy có. Thứ nhất là rừng rất hiền, tôi cảm thấy vậy ở miền Bắc việc ngủ rừng khó khăn lắm, vì rất nhiều côn trùng, ở đây cũng có côn trùng nhưng cứ chỗ nào hơi bằng phẳng, trải một đám lá hay tấm ni-lông là có thể yên trí nằm ngủ. Có những vùng vắt cũng nhiều. Nhưng ở miền Đông nói chung ít phải nằm đất vì có cái võng rất tiện lợi. Võng bằng vải ni-lông gói gọn chỉ bằng hai nắm tay, giắt ở thắt lưng. Tới đâu thì mắc vào cây, ngủ thoải mái. Nắm được kỹ thuật thì mắc và tháo võng rất nhanh. Buổi đầu chưa thạo, tôi cũng lúng túng và đã có lần bị ngã võng. Nằm võng ở rừng miền Đông tôi xem là một cái thú.

        Tiếp đến là cây trái. Nằm ở một cái lán, tôi thấy mái lợp lá nhưng cứ như lợp ngói rất đẹp mắt. Sau hỏi ra mới biết đó là lá trung quân. Có người còn nói nguồn gốc tên gọi đó. Hồi Gia Long bị Tây Sơn đánh đuổi chạy vào rừng đã dùng lá này lợp chòi mà lẩn trốn, về sau làm vua đã nhớ đến công che nắng che mưa của lá cây này nên đã phong là lá "trung quân". Tôi nghĩ cũng là một sự thêu dệt thôi. Nhưng điều thú vị là khi khô, lá này khó bắt lửa. Nó lại có màu tươi rất bắt mắt. Dùng lợp nhà, với đặc điểm đó, lá này hợp hơn nhiều loại lá khác. Nằm võng êm ái, dưởi mái lá nâu tươi của căn nhà gỗ, giữa khuôn rừng xanh rờn êm ả phảng phất gió kể cũng là sang.

        Rừng miền Đông có nhiều trái dại: bưởi, ổi, bòng bong, dâu da.., rất sẵn và cứ như những thứ giải khát trời bày sẵn cho ai đi rừng. Có thứ gọi là trái gùi, thân dây leo mà rất sai quả, cỡ như quả trứng gà có xơ có cơm. Trái chín vào đầu mùa mưa, hái về gọt vỏ, lấy xơ và cơm quậy với đường thành thứ nước giải khát đặc sản, vị chua chua ngọt ngọt đem mời khách ai cũng mê. Về sau có kinh nghiệm chế biến, chúng tôi đã hái thật nhiều, dỡ cơm của quả ra đánh thành nước, cô lại cho vào chai dùng dần.

        Rừng có lắm thứ hoa, nhiều nhất là mai vàng. Quanh chỗ chúng tôi gần như một rừng mai. Trước một tháng, cây nào còn xanh lá, anh em trèo lên tuốt sạch rồi tưới nước, có thể pha cả nước giải, là cách thúc cây nẩy nụ tập trung đón Tết. Hoa mai vừa đẹp vừa sang. Được đứng giữa một rừng mai bừng bừng hoa nở lòng ta cũng thanh thản, trong sáng hơn.

        Rừng cũng đầy phong lan. Nhưng anh em tôi rất thú chơi phong lan đai châu. Đó là tên gọi quen miệng nhưng ý nghĩa nguồn gốc thì mỗi người nói một cách. Người gọi là phong lan đai châu vì hình dáng chuỗi hoa rừng từ ba tấc đến nửa thước dài, cánh hoa trắng đốm đỏ hồng, lung linh trong gió xem ra còn đẹp hơn, sang hơn cả chuỗi ngọc. Đâu có hoa thì cả cánh rừng sực nức hương thơm. Trời càng nắng hương càng ngát. Đâu dễ tìm ra được thứ hoa đủ cả hương sắc như vậy.

        Đã là rừng thì có gỗ, gỗ rừng miền Đông có phần dễ chế tác Cơ quan đều đã cất nhà, làm hầm có lót ván. Nhà cũng gọn gàng, chỉ cần đủ chỗ làm việc và mắc võng. Về sau sách vở, tài liệu tăng lên lại có thợ mộc cưa xẻ nên đã chế ra một thứ giá sách đa năng. Thường nhật là giá để sách, để tài liệu. Khi cần di chuyển thì ghép thành cái hòm (rương), lúc cần dùng có thể làm thành chiếc tủ gỗ. Có sẵn gỗ, sẵn thợ, các vật dụng bằng gỗ cứ sinh sôi theo nhu cầu, hóa cồng kềnh dần.

        Rừng miền Đông có bụi le rất kín đáo và măng le thì ăn ngon, được nhiều người thích. Thú rừng cũng nhiều thứ. Có voi, hổ, nai, trâu rừng, v.v.., cũng có cả giống hoẵng ngoài Bắc mà trong này gọi là con mễn. Nó giống hệt hươu nhưng bé hơn, chỉ khoảng mười ký. Thịt mễn nấu cháo ăn thì vừa ngon vừa bổ. Con giọc, thịt không ngon. Khi làm thịt giọc trông rất kinh vì cạo sạch lông nhìn cứ như đứa trẻ.

        Các loại chim thì nhiều lắm. Tại đây tôi mới biết và mới hiểu từ anh em thường nói là đi "săn thịt" nghĩa là săn thú lấy thịt. Anh em thích dùng súng thể thao, vì súng AK tiếng nổ to, dễ bị lộ nên bị cấm. Có những tay thiện xạ với súng thể thao vẫn hạ được gấu, nai, hươu, lợn rừng.

        Có lần tôi mang khẩu súng thể thao, đạn dư dật để bắn tiêu khiển hơn là đi săn. Tự biết bắn xoàng nên tìm chim để bắn. Anh em thấy thế nói: "Thủ trưởng lãng phí đấy.  Một phát đạn bắn chim thì có trúng nữa cũng chỉ một lạng thịt là nhiều. Chúng tôi đặt mục tiêu một phát đạn phải có chục ký, ít ra thì cũng là con giọc, con mễn gì đó". Quanh chuyện đi săn cũng có nhiều điều rắc rối. Có cậu đi lạc đường phải ngủ rừng hoang sau khi loanh quanh tìm không ra đường về. Sáng dậy mở mắt ra lại thấy chị nuôi đang vo gạo ngay cạnh. Cũng có lúc bắn nhầm nhau đau đớn là có trường hợp cá biệt bị trúng đạn. Anh Tư Nguyện, Bí thư Tỉnh ủy Bình Long đã kể chuyện một cậu đi săn mà con mồi cướp mất súng: "Anh ta bắn con hươu, con mồi bị thương chạy. Anh đón đường dang tay ra bắt. Cánh tay vẫn toòng teng khẩu súng. Con mồi lao tới và móc luôn vào dây đeo súng. Nó càng hoảng và mang luôn cả khẩu súng phóng vào rừng. Thế là đi săn mà không được thú lại bị tước cả súng".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 08:55:03 pm »

        Có lần chúng tôi đến một căn cứ mới, vệ binh đến trước đã bắn được một con gấu. Hôm ấy được một bữa thịt gấu. Anh em ưu tiên dành cho thủ trưởng (là tôi) được món chân gấu.

        Tôi cũng có nghe đồn trong các món sơn hào hải vị có món chân gấu này ngon và cực kỳ bổ. ăn chân gấu đúng là ngon hơn chân giò nhiều, mùi vị lại rất thích. Nhưng vốn không sành ẩm thực nên tôi bất lực không tả nổi. Về sau tôi còn có dịp ăn thịt cò ngẳng - loại cò giống con chim cút. Thịt cò ngẳng cũng ngon như vậy.

        Còn con cheo, trông giống con mễn, nhỏ bằng con mèo. Vốn có câu "nhát như cheo" nên săn nó có lúc chẳng cần bắn. Bắn không trúng cũng có khi bắt được cheo vì nghe tiếng nổ nó sợ nằm lăn ra đấy, ngất đi, chỉ việc đến lượm. Tuy vài cân thịt thôi nhưng hôm nào được đãi cháo cheo thì khỏi phải bàn, ăn rồi còn ngon mãi.

        Song ở đâu và lúc nào cũng vậy, cuộc sống có hai mặt. Ở rừng miền Đông bên những điều thú vị hiếm thấy thì bệnh sốt rét ở đấy cũng ghê lắm, gọi là sất rét ác tính. Có lúc số anh em tân binh ở miền Bắc bổ sung vào, chỉ một nửa là có thể đưa xuống các đơn vị chiến đấu, còn phải nằm điều trị sốt rét một thời gian. Bấy giờ bác sĩ Nguyễn Thiện Thành đã tìm được phương pháp chữa sất rét và phục hồi sức khỏe rất hiệu nghiệm, và anh đã được thưởng huân chương vì công lao này. Thanh niên đang tuổi hai mươi mà lúc khiêng tới trạm xá chỉ còn da bọc xương, nằm bất động, chỉ còn chừng ba mươi ký. Anh Thành đã dùng In-su-lin liều nhỏ tiêm, hay chữa bằng huyết thanh đẳng trương làm anh em ăn được rất nhanh. Có anh em một ngày ăn chục bát cơm vẫn đói, phải thêm nửa nải chuối. Với sức ăn như vậy, người lên sức, lên ký cũng nhanh, có cậu rời trạm cân được năm mươi ký.

        Ở rừng ngày ấy chúng tôi rất ngại rắn độc. Có nhiều thứ lắm nhưng ngại nhất là rắn chàm ngoặp. Thân nó nhỏ, ngắn chỉ độ ba bơn mươi phân, di chuyển chậm chạp. Nhìn lờ đờ thế mà đụng tới là bị nó mổ ngay. Nó mổ trúng chân là lập tức qụy xuống, không chữa chạy kịp thời là chết! Tiếng dữ rộn cả miền. Tôi đã viết một bài báo gọi rắn này là "ông ba bước", tức là bị nó mổ phải thì bước ba bước là qụy thôi. Có một anh ở Cục Chính tn đêm nằm ngủ để dép Ở dưới chân, buồn đi giải thả chân quờ dép thì bị nó đớp Phải đưa đi cấp cứu ngay nhưng cũng nằm điều trị đến hàng tháng. Một cậu cán bộ tuyên huấn to khỏe bảnh trai cũng bị rắn cắn, chữa trị xong không ra hồn người nữa. Là loài rắn cực độc lại có nhiều, sơ ý là bị với nó ngay. Rắn lục cũng không hiếm. Người bảo là rắn độc, kẻ bảo là hiền chỉ thích bắt chuột, cho nên có lần tôi thấy nó bò lên mái lều cũng để vậy. Nếu nó bắt chuột thật thì hay quá. Có rắn hổ mà ngoài Bắc gọi là cạp nong. Có loại thân cứ khoanh trắng khoanh đậm thì đến ghê. Có lúc nhìn rắn bò bên cạnh lại mơ màng nghĩ là hầm mình chuyển động. Đánh đuổi chúng cũng không dễ, hễ động là chúng trườn xuống dưới thanh lá. Đành phải nghĩ rằng: "thì hãy sống chung với chúng mày vậy!". Tuy thế, với kẻ đồng phòng này mình cũng phải cảnh giác thường trực, vì nó mà trườn ra mình sơ ý là bị mổ ngay. Số bị rắn cắn khá nhiều nhưng nhờ cấp cứu kịp và các bệnh viện có đủ thuốc từ ngoài Bắc gửi vào và có kinh nghiệm chữa trị. Mỗi người vượt Trường Sơn vào đều mang theo thuốc chống rắn và chữa rắn cắn. Có thứ thuốc anh em gọi là "da tây" tức là da con tê giác. Lần tôi đi Khu 6, anh em cho một miếng bằng bàn tay. Đưa về tôi sẻ cho mỗi người một mảnh bằng đồng xu. Bị rắn cắn, đặt miếng da vào vết cắn nó sẽ bám chặt và hút hết nọc độc ra, rất linh nghiệm. Các loại côn trùng ở rừng cũng chẳng thiếu và con nào cũng ngoại cỡ. Rết thì đủ cả, dài cả hai mươi phân. Cuốn chiếu thì dài hơn hai mươi phân, đen trùi trũi, mình bằng ngón chân cái. Bọ cạp cũng lắm. Ai lỡ đụng phải đuôi nó thì bị nhức nhối khổ sở một ngày một đêm mới đỡ chút ít. Ông Tấn treo áo ở vách hầm, không may bị bọ cạp chui vào mà không hay, ông lấy áo mặc đã bị một trận, la trời. Trong các loại kiến thì đáng kiềng nhất là kiến bò nhọt. Hễ đánh hơi mồi là nó kéo tới đen nền nhà. Nằm võng vô tình chống chân vào chúng là bị đốt ngay, nọc nó làm nhức nhối khó chịu không kém. Trị loại kiến không gì bằng dầu hỏa, cứ phun dầu là chúng lẩn hết. Có lúc không có dầu hỏa, anh em phun nước bọt thấy cũng có kết quả nhưng mất thì giờ hơn.

        Mối rừng cũng dữ dội lắm, cứ từng đống một dọc đường đi. Càng mối giống như càng cua, nhỏ nhưng rất sắc. Có lần chị Ba Định đi họp về giữa đêm tốí, đang đi thì chị hét lên, chân giãy cuống quýt. Chiếu đèn pin vào mới hay chị bước vào đống mối càng. Các cháu cùng xúm vào gỡ cho chị. Càng mối cắn cứ găm chặt vào da thịt. Cứ dứt con mối ra là đứt cả da thịt. Chân chị Ba đẫm máu.

        Lại một lần anh Nguyễn Chí Thanh bị sốt. Bác sĩ cho cặp nhiệt độ thì có cao, nhưng bắt mạch và làm các khám nghiệm khác thì không rõ có hiện tượng bệnh tật gì, cho uống thuốc giảm sốt vẫn không có kết quả. Cứ thế đến hai ba hôm. Sau anh em có kinh nghiệm ở rừng bảo anh Thanh vén áo lên xem, thì ra có ve bám vào chỗ hiểm cắn. Nó vốn mình dẹt như hạt cốm đã qua cối giã, nay mình đầy máu cũng căng tròn như hạt đỗ. Gỡ ve ra cũng phải biết cách: Lấy cái díp nung nóng rồi cặp vào nó một lát là nó nhả ra ngay và vết cắn tự lành. Nếu gỡ bằng tay thì không được, nếu cạy nó ra thì cái vòi vẫn còn đó, gây ngứa và nhức nhối cả năm. Tôi bị ve cắn ở trán, không có kinh nghiệm gạt nó ra và đã bị nhức nhối đến cả năm trời. Loại ve này thích cắn vào chỗ da mềm, chúng cứ nhè vào những chỗ kín nên rất khó phát hiện.

        Có một giai thoại Tây bị ve cắn. Hắn là chủ đồn điền cao su, bị sốt liên miên, thuốc gì cũng chẳng được. Vợ nó đi lễ cầu xin thần thánh phù hộ cũng không xong. Nó bèn thông báo ai chữa được cho nó khỏi sốt, sẽ được thưởng. Có người phu cao su biết là nó bị ve cắn, anh bảo cho gặp riêng thằng Tây, bảo nó cởi hết quần áo ra xem, anh xức dầu cù là vào tay mình rồi đặt vào chỗ con ve. Bị dầu nóng thì ve nhả ra, thằng Tây hết sốt, bình thường trở lại,  nhưng vẫn không biết là bị ve cắn. Anh phu được nó thưởng như đã hứa, nhưng không cho nó hay vì sao nó sốt.

        Rừng miền Đông Nam Bộ dù ai chỉ sống với nó một, hai năm cũng đã có bao nhiêu chuyện muốn nói. Và tôi cũng như mọi người, điều đọng lại sâu sắc nhất là những năm tháng đầy gian khổ và hy sinh ấy, con người vẫn lạc quan yêu đời với những ngày tháng sống cùng thiên nhiên, chim muông, động vật hoang dã, quý hiếm, kể cả những con vật dữ dằn nhất.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2016, 08:56:42 pm »

        
NHỮNG NĂM THÁNG Ở B2

TƯ KỶ        

        Cuối năm 1966, vào đến Cục Chính trị tôi được bổ nhiệm làm Phó trưởng phòng Tuyên huấn Miền. Trưởng phòng là anh Lê Đình Lệ, từng công tác ở Ban liên lạc đình chiến sau Hiệp nghị Giơ-ne-vơ, nay lấy bí danh là Tư Trực. Anh phân công tôi phụ trách khối tuyên truyền, thông tấn, báo chí, trong đó trực tiếp phụ trách tờ báo Quân giải phóng của Miền. Ở đây, tôi gặp những anh em quen biết cũ. Anh Phạm Phú Bằng vốn là phóng viên Báo Quân đội nhân dân nay là phóng viên báo Quân giải phóng của Miền với bút danh Phạm Hồi. Anh Nguyễn Ngọc Tấn, nhà văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội với tên mới là Nguyễn Thi, cây bút chủ lực của Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng. Vài hôm sau, khi vào Bộ Chỉ huy Miền, tôi gặp anh Văn Phác, bây giờ có tên mới là Tám Trần. Anh từng là Bí thư của anh Nguyễn Chí Thanh, nay phụ trách Văn phòng Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền.

        Đi xem căn cứ của phòng, cũng như của các phòng bạn và của cục, tôi có ấn tượng rất sâu sắc về những căn hầm chữ A vững chắc. Những căn nhà xinh xắn dưới tán cây rừng, cột kèo thẳng thắn, được cắt gọt gọn ghẽ, liên kết với nhau hoặc bằng những cái chốt xuyên qua những lỗ khoan vừa vặn, hoặc bằng nhừng mối buộc bằng mây óng ả. Đặc biệt mái nhà được lợp bằng những tấm lá kết rất khéo, dùng khá bền và khó cháy, gọi là lá "trung quân". Giường, bàn, ghế được làm bằng gỗ, tre, nứa nhưng chắc chắn và đẹp mắt. Trước nhiều căn nhà là những cụm, những giò phong lan nhiều loại. Ban nào cũng có chuồng gà và phòng thì có một chuồng lợn với những con giống lai được đưa ra từ vùng địch tạm chiếm. Tất cả phải chăng là những biểu hiện của tinh thần kháng chiến lâu dài cho đến thắng lợi hoàn toàn, của một cuộc chiến đấu lạc quan, đàng hoàng, chững chạc, với một trình độ văn hóa kháng chiến rất cao, rất đẹp! Tất cả những công trình nói trên đều do anh chị em trong cơ quan tự làm lấy. Mỗi đơn vị đều được trang bị khá đầy đủ cuốc xẻng, dao, cưa, khoan tay, v.v...

        Cuối mùa khô 1966-1967, Đại hội Anh hùng - Chiến sĩ thi đua toàn Miền được tiến hành. Tôi được cử đi dự để góp phần vào công tác tuyên truyền, thông tin báo chí về đại hội. Đối với tôi, đây là dịp tốt để tôi tiếp cận với thực tế chiến trường. Qua mấy dòng này, tôi không kể về đại hội mà chỉ ghi lại một vài kỷ niệm cá nhân.

        Một buổi sau khi làm việc ở hội trường đại hội về, anh chị em nhà báo chúng tôi mắc võng ngồi nói chuyện với nhau trong một căn nhà lá. Bỗng anh Ba Thắng, Phó chủ nhiệm Cục Chính trị Miền đến thăm. Anh vừa hỏi chuyện tôi về đường Trường Sơn, về những anh em ở Cục Cán bộ - nơi anh công tác trước khi về miền Nam, vừa xem xét chiếc võng của tôi, chiếc võng bằng vải bạt dày đã cùng tôi vượt Trường Sơn vào đây. Khi đại hội kết thúc, tôi được cử làm phái viên xuống Sư đoàn 7, đi ngay từ địa điểm đại hội. Đi được khoảng một giờ đồng hồ thì một đồng chí liên lạc của Cục đi xe đạp theo kịp tôi. Anh đưa cho tôi một chiếc võng ni-lông mỏng nhẹ và cho biết là do anh Ba Thắng gửi cho tôi. Tôi rất xúc động. Nhân đây tôi xin kể lại một câu chuyện khác xảy ra sau đó vài ba năm. Nhận được quà từ miền Bắc gửi vào, Cục Chính trị Miền phát cho mỗi cán bộ trưởng, phó phòng một chiếc đồng hồ Đức. Tôi được nhận một chiếc. Một buổi lên họp ở trên Cục, giờ nghỉ, anh Hai Lê, Chủ nhiệm Cục Chính trị đến hỏi chuyện tôi. Anh nhìn chiếc đồng hồ tôi đeo rồi nói: "Sao, anh em lại phát cho anh đồng hồ loại này à? Để tôi nói anh em đổi cho anh chiếc đồng hồ có lịch". Khi buổi họp kết thúc thì lời hứa của anh Hai Lê cũng được thực hiện.

        Trở lại chuyện Đại hội Anh hùng - Chiến sĩ thi đua. Đại hội kết thúc, mọi người từng tốp, từng tốp theo đường dây giao liên trở về các đơn vị. Có lúc dọc đường, máy bay  trực thăng Mỹ sà xuống rất thấp nhòm ngó rồi nhả đạn. Bác Đinh Thúy, nhà nhiếp ảnh lão thành của Thông tấn xã Giải phóng đã hy sinh trong chuyến đi này.

         Trong cuộc chiến tranh giữa ta và Mỹ - ngụy, địch  không có hậu phương an toàn và hậu phương của ta cũng  luôn bị địch đánh phá. Không ít lần, máy bay của địch vào  sâu hậu phương của ta, chiếc thì bay cao yểm trợ, chiếc thì  bay thấp hoặc hạ cánh hoặc thả người xuống chộp bắt cán  bộ, chiến sĩ ta đang qua trảng hoặc cánh đồng, eòn ném  bom bắn phá là thường xuyên.

        Tôi nhớ mãi một đêm khoảng tháng 3 năm 1969. Do dùng trực thăng bắt được một chiến sĩ của ta, địch biết được vị trí căn cứ của Bộ Chỉ huy Miền. Chúng dùng B52 oanh tạc. Từ chập tối, cuộc oanh tạc bắt đầu. Mỗi đợt là 3 chiếc ném bom rải thảm, đợt sau cách đợt trước khoảng 30 phút đồng hồ. Cuộc oanh tạc kéo dài suốt đêm, mờ sáng hôm sau mới kết thúc, cả thảy 27 đợt với 81 lần chiếc B52 ném bom. Sáng ra, 2 chiếc máy bay trực thăng đến quan sát nhòm ngó. Bãi bom vẫn còn nóng hổi và khét lẹt. Những đường đạn thẳng căng được phóng lên. Một chiếc bị hạ, chiếc kia chuồn thẳng. Trong chiếc máy bay địch bị bắn rơi, bên cạnh hai tên phi công Mỹ chết là quyển hồi ký của Khrút-xốp xuất bản ở Mỹ bằng tiếng Anh và những chiếc còng số 8, hẳn là chúng định dùng để lượm những "Việt cộng" còn sống sót sau cuộc oanh tạc đại quy mô vô tiền khoáng hậu đêm hôm qua. Chúng đâu có thể tưởng tượng trong đêm hôm đó, chúng tôi ngồi trong các căn hầm chữ A, uống trà, nhấm nháp lạc rang chuyện trò với nhau. Sau mỗi đợt bom, chúng tôi nhô lên khỏi cửa hầm gọi hỏi thăm nhau. Cuối cùng, qua suốt cuộc oanh tạc của địch, chỉ có một đồng chí hy sinh. Tinh thần, tâm lý chúng tôi vẫn vững vàng mà tiêu biểu là các đồng chí vệ binh đã bắn chính xác, hạ máy bay trực thăng Mỹ.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM