Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:05:02 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972  (Đọc 27679 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #110 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 03:24:21 pm »

        Sau khi nhận nhiệm vụ của chiến lược, thường vụ Đảng uỷ và Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân đã tập trung nghiên cứu quán triệt ý định của chiến lược và hạ quyết tâm thực hiện sự chỉ đạo của chiến lược. Quy mô chiến dịch càng lớn, ý nghĩa của chiến dịch đối với chiến lược càng cao, thì trách nhiệm của lãnh đạo chỉ huy các cấp càng quan trọng, cần phải có sự lãnh đạo chỉ huy tập trung thống nhất, thống nhất giữa chiến lược với chiến dịch, thống nhất giữa chiến dịch với chiến thuật. Đó vừa là yêu cầu, vừa là nguyên tắc trong công tác lãnh đạo chỉ huy chiến dịch. Cơ quan lãnh đạo chỉ huy các cấp phải thường xuyên quán triệt đầy đủ ý định của chiến lược, tình hình địch, ta, quyết tâm của chiến dịch, nhiệm vụ cụ thể của đơn vị. Trên cơ sở đó tạo nên sự thống nhất ý chí quyết tâm của toàn chiến dịch. Trong quá trình chuẩn bị, củng như trong quá trình tác chiến chiến dịch, Đảng uỷ và bộ tư lệnh quân chủng Phòng không- Không quân đã chủ động đề xuất với Bộ Tổng Tham mưu nhiều vấn đề quan trọng. Đặc biệt đã đề xuất với Bộ về sử dụng lực lượng một cách hợp lý, giữ trung đoàn tên lửa 261 để tăng cường lực lượng bảo vệ Hà Nội, đưa hai tiểu đoàn tên lửa ở Hải Phòng lên tăng cường hướng bắc Hà Nội và dùng trung đoàn tên lửa 267 làm lực lượng dự bị của chiến dịch. Nhiều ý kiến đề xuất của Bộ tư lệnh quân chủng đã được Bộ Tổng Tham mưu chấp nhận.

        Trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, lãnh đạo và chỉ huy chiến dịch đã quán triệt sâu sắc ý định của chiến lược, xây dựng quyết tâm kiên quyết bắn rơi tại chỗ nhiều B-52, bát sống nhiều giặc lái, tập trung mọi nỗ lực của toàn chiến dịch để thực hiện quyết tâm đó. Đây là một vấn đề trung tâm nhất của hoạt động chỉ huy chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972. Trong quá trình chỉ huy chiến dịch, lãnh đạo và chỉ huy quân chủng đã phán đoán và xử trí nhiều tình huống chiến dịch một cách chính xác, kịp thời và rất linh hoạt nên đã giữ được chủ động trong quá trình tác chiến chiến dịch, thúc đẩy cho chiến dịch phát triển một cách thuận lợi.

        Trong quá trình tác chiến chiến dịch, lãnh đạo và chỉ huy các binh chủng rađa, không quân, các sư đoàn và đơn vị cơ sở tổ chức chỉ huy chặt chẽ các hoạt động chiến đấu, đã chủ động sáng tạo và linh hoạt trong vận dụng chiến thuật, trong sử dụng hoả lực và trong xạ kích, thường xuyên củng cố ý chí quyết tâm của bộ đội, cùng với bộ đội tập trung giải quyết các vấn đề cụ thể trong chiến thuật, xạ kích và thao tác chiến đấu để đạt hiệu suất chiến đấu cao.

        Thực hiện lời dạy của Bác Hồ: "Vấn đề là ở chỗ tinh thẩn của con người phải truyền qua súng, tức là làm sao phải có kỹ thuật giỏi". Đặc biệt bộ đội phòng không Hà Nội đã hoàn thành nhiệm vụ rất xuất sắc, xứng đáng với niềm mong đợi của quân và dân cả nước, xứng đáng với lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh

        Tiêu diệt B-52 và bắt sống giặc lái là hai vấn đề liên quan chặt chẽ với nhau để cùng đạt được ý định của chiến lược. Hai vấn đề đó lại do hai lực lượng khác nhau tổ chức tiến hành. Đây là một nét đặc biệt trong chiến dịch phòng không, khác với chiến dịch bộ binh là lực lượng đánh địch và bắt tù binh địch có thể là một.

        Trong điều kiện cơ quan chiến dịch tập trung vào chỉ huy đánh địch nhằm bắn rơi tại chỗ nhiều B-52, tạo điều kiện để bắt sống giặc lái, nhưng lại không có điều kiện chỉ đạo tổ chức lực lượng địa phương bắt giặc lái. Trong quá trình tác chiến chiến dịch, Bộ Tổng Tham mưu đã chỉ đạo các địa phương qua Bộ tư lệnh quân khu tổ chức bắt giặc lái. Đây là một thành công lớn trong tổ chức chỉ huy điều hành của chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972.

        Chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, được tổ chức trước khi chúng ta xây dựng lý luận nghệ thuật chiến dịch phòng không Việt Nam. Khi báo cáo kế hoạch tác chiến chiến dịch với đồng chí Tổng tham mưu trưởng, Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không- Không quân đã chủ động đề nghị tổ chức một chiến dịch phòng không hoàn chỉnh. Nhưng chiến dịch phòng không là vấn đề mới trong nền nghệ thuật quân sự của ta, cần phải có thêm thực tiễn và tiếp tục nghiên cứu lý luận. Do đó, trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, Đảng uỷ và Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không- Không quân thực hiện chức năng Đảng uỷ và Bộ tư lệnh chiến dịch, nhưng chưa bao hàm hết toàn bộ, các vấn đề mà mới chỉ tập trung lãnh đạo chỉ huy lực lượng của quân chủng thực hiện nhiệm vụ đánh địch. Bộ Tổng Tham mưu đã trực tiếp chỉ đạo Quân chủng Phòng không - Không quân, chỉ đạo lực lượng phòng không quân khu, phòng không địa phương tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, tổ chức bắt giặc lái và chỉ đạo điều hành công tác phòng tránh sơ tán, bảo đảm giao thông vận chuyển trên địa bàn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #111 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 03:25:57 pm »


        Từ thực tiễn của chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, ta có thể rút ra một số vấn đề về tổ chức lãnh đạo chỉ huy đối với chiến dịch phòng không.

        Cần thiết phải có sự chỉ đạo chặt chẽ trực tiếp và liên tục của chiến lược thì chiến dịch phòng không mới có cơ sở chủ động trong quá trình chuẩn bị và giữ chủ động trong quá trình tác chiến chiến dịch. Chiến dịch phải luôn luôn tuân thủ sự chỉ đạo của chiến lược.

        Hệ thống lãnh đạo chỉ huy của chiến dịch là một hệ thống tổ chức lâm thời, chỉ tồn tại và có hiệu lực trong thời gian chiến dịch. Đảng uỷ và Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không- Không quân trực tiếp thực hiện chức năng lãnh đạo chỉ huy chiến dịch cũng là một vấn đề cần phải nghiên cứu. Chiến dịch phòng không chỉ xảy ra ở một khu vực nhất định, trong một thời gian nhất định. Đảng uỷ và Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không- Không quân là cơ quan lãnh đạo chỉ huy tác chiến phòng không trên phạm vi cả nước, đồng thời làm tham mưu cho Bộ về mặt trận đối không. Nhiệm vụ lãnh đạo chỉ huy chiến dịch phòng không với lãnh đạo chỉ huy tác chiến phòng không thường xuyên trên phạm vi cả nước là hai vấn đề có liên quan với nhau, nhưng không đồng nhất. Do vậy, tuỳ địa bàn chiến dịch, tuỳ thuộc ý nghĩa của chiến dịch đối với chiến lược và điều kiện cụ thể để tổ chức hệ thống lãnh đạo chỉ huy chiến dịch phòng không trên cơ sở cơ quan lãnh đạo chỉ huy Quân chủng Phòng không- Không quân một cách hợp lý.

        Cơ quan lãnh đạo chỉ huy chiến dịch phòng không cần có đại diện của Bộ tư lệnh quân khu và Bộ tư lệnh Quân chủng Không quân tham gia để tăng thêm khả năng chỉ huy tác chiến của phòng không địa phương tạo nên sức mạnh tổng hợp của chiến dịch, chỉ đạo hoạt động phòng tránh sơ tán của địa phương, chỉ huy và sử dụng không quân tiêm kích một cách hợp lý.

        Từng địa phương trong địa bàn chiến dịch phải tổ chức cơ quan chỉ đạo cồng tác phòng không nhân dân của địa phương nhằm thực hiện các hoạt động phòng tránh và đánh địch trong chiến dịch.

        Lãnh đạo và chỉ huy chiến dịch phải thường xuyên củng cố ý chí quyết đánh thắng của bộ đội, phát huy cao độ trí tuệ tập thể, đánh thẳng mọi biện pháp chiến thuật và kỹ thuật của địch, luôn luôn coi trọng việc xây dựng và phát triển thế và lực, tập trung chỉ huy và chỉ đạo bảo đảm đánh thắng trận mở đầu, trận then chốt và then chốt quyết định, chỉ đạo chặt chẽ các mặt bảo đảm cho tác chiến chiến dịch.

*

*      *

        Trên đây là những vấn đề cơ bản được rút ra từ thực tiễn chiến dịch phòng không năm 1972. Đó vừa là những nguyên nhân, những bài học, vừa là những nguyên tắc, đồng thời là những tư tưởng chỉ đạo về nghệ thuật chiến dịch phòng không, tạo cơ sở để giành và giữ chủ động trong quá trình tác chiến chiến dịch, nhằm tạo sức mạnh để đánh bại kẻ địch có sức mạnh vật chất, kỹ thuật hiện đại hơn ta nhiều lần. Những vấn đề cơ bản đó cần được tiếp tục nghiên cứu vận dụng vào chiến dịch phòng không trong điều kiện cụ thể của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #112 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 03:27:24 pm »


KẾT LUẬN

        Chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 là một cuộc đấu trí đấu lực vô cùng quyết liệt của quân và dân ta với các lực lượng không quân của đế quốc Mỹ, đặc biệt với lực lượng không quân chiến lược B-52 của chúng, là một cuộc đối chọi về chiến lược chiến tranh giữa ta và Mỹ ở thời điểm quyết định. Với ý đồ gây sức ép buộc ta phải ký hiệp định theo điều kiện của chúng, đế quốc Mỹ đã dùng sức mạnh chủ yếu của lực lượng răn đe chiến lược B-52, tổ chức cuộc tập kích đường không chiến lược quy mô lớn vào Hà Nội, Hải Phòng.

        Với đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng ta, với nghệ thuật tạo sức mạnh kỳ diệu của dân tộc ta, chúng ta đã tổ chức một chiến dịch phòng không đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích đường không chiến lược của địch. Thắng lợi của chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, cùng với thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược trên khắp chiến trường miền Nam và thắng lợi trên mặt trận ngoại giao đã buộc đế quốc Mỹ phải chấp nhận thất bại, phải ký hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.

        Chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, để lại cho hiện nay và mai sau nhiều bài học vô giá về nghệ thuật tổ chức và thực hành chiến dịch phòng không trên nền tảng nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân Việt Nam. Trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, quán triệt tư tưởng chiến lược tiến công, chúng ta đã dự đoán và đánh giá đúng âm mưu, thủ đoạn của địch, đã chuẩn bị từ trước để bước vào chiến dịch một cách chủ động. Trong quá trình tác chiến chiến dịch, vấn đề nổi lên là giành và giữ chủ động. Một trong những quy luật khách quan của tác chiến là: bên nào giành và giữ được chủ động, thì bên đó sẽ có ưu thế giành phần thắng. Do đó, cả địch và ta đều tập trung mọi nỗ lực để giành và giữ cho được chủ động. Thắng lợi của chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của địch là một thực tế chứng minh cho nghệ thuật giành và giữ quyền chủ động của ta trong tác chiến phòng không.

        Để giành và giữ chủ động, cơ quan chiến dịch đã phân tích ý đồ, lực lượng và cách đánh của địch, biết rõ chỗ mạnh, chỗ yếu của chúng trong từng biện pháp, từng thủ đoạn để lập mưu kế, thế trận chiến dịch hợp lý, đã phán đoán khá chính xác các tình huống và xử trí kịp thời các tình huống xảy ra. Tháng lợi của chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của Mỹ đã làm đảo lộn mọi tư duy quân sự thông thường: kẻ tiến công giành chủ động, kẻ có lực lượng đông, vú khí mạnh giành chủ động. Với ý chí và trí tuệ Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, chúng ta đã giành và giữ chủ động trên cả ba phạm vi: chiến lược, chiến dịch và chiến thuật. Mỗi phạm vi có vai trò khác nhau, biện pháp giành và giữ chủ động khác nhau, nhưng luôn luôn tạo cơ sở và bổ sung cho nhau.

        Một trong những quy luật thông thường của chiến tranh, của chiến dịch và trong chiến đấu là "mạnh được, yếu thua”. Quá trình tác chiến là quá trình đối chọi và chuyển hoá sức mạnh. Bên nào có sức mạnh lớn hơn, biết phát huy và duy trì sức mạnh của mình, biết sử dụng các biện pháp triệt tiêu hay làm giảm sức mạnh của đối phương, thì bên đó giành thắng lợi. Vì vậy, tiêu điểm của nghệ thuật chiến dịch là phát huy cao độ sức mạnh của mình và làm suy yếu sức mạnh của đối phương.

        Thắng lợi của chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của Mỹ là một thực tế chứng minh cho nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp của ta để thắng địch. Sức mạnh của ta trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 trước hết là sức mạnh của ý chí Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh "không có gì quý hơn độc lập tự do" đã được Đảng uỷ các cấp từ Quân uỷ Trung ương đến các chi bộ đảng ở cơ sở luôn luôn củng cố và giữ vững trong suốt quá trình tác chiến quyết liệt với kẻ thù.

        Sức mạnh của ta trong chiến dịch được tạo nên do sự phát huy đầy đủ trí tuệ của cán bộ chiến sĩ vừa kiên cường dũng cảm, vừa làm chủ vũ khí khí tài hiện đại, chủ động sáng tạo trong việc tạo thế, tạo lực, trong việc dẫn dắt tình huống, trong việc chọn cách đánh phù hợp, trong việc kết hợp giữa chiến thuật với kỹ thuật một cách linh hoạt, làm cho địch luôn luôn lâm vào thế bị động dẫn đến thế thua.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #113 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 03:28:37 pm »

        Sức mạnh của ta trong chiến dịch là sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh tổng hợp các lực lượng phòng không ba thứ quân trên cơ sở nòng cốt của lực lượng Quân chủng Phòng không- Không quân. Chiến dịch phòng không của ta là một chiến dịch nằm trong thế trận của chiến tranh nhân dân đất đối không. Lực lượng phòng không chiến dịch bao gồm cả ba thứ quân, bốn binh chủng. Mỗi lực lượng mỗi binh chủng có khả năng chiến đấu khác nhau. Việc tổ chức sử dụng lực lượng một cách hợp lý để phát huy khả năng chiến đấu của từng lực lượng, tạo sức mạnh tổng hợp để đánh thắng địch là một vấn đề rất khoa học. Trên cơ sở nòng cốt của lực lượng Quân chủng Phòng không- Không quân, chúng ta đã tổ chức các trận đánh then chốt, then chốt quyết định tiêu diệt lớn sinh lực địch, cùng với lực lượng phòng không ba thứ quân đã tạo ra một "thiên la địa võng" đánh địch rộng khắp trên địa bàn và bắt giặc lái.

        Sức mạnh của ta trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 là sức mạnh của chiến tranh nhân dân với phương châm toàn dân bắn máy bay, toàn dân làm công tác phòng tránh sơ tán, toàn dân làm công tác bảo đảm giao thông vận tải, đã kết hợp rất chặt chẽ, chủ động và phát huy cao độ hiệu quả cả về đánh địch cả về phòng tránh, bảo đảm giao thông, cùng tạo nên một hiệu quả chung đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của địch.

        Sức mạnh của ta trong chiến dịch còn do tài năng lãnh đạo chỉ huy của các cấp từ chiến lược, chiến dịch đến chiến thuật và đơn vị cơ sở đã phát huy tối đa sức mạnh tiềm ẩn vào trong điều kiện cụ thể của tác chiến chiến dịch, biết tổ chức đánh địch cả bằng thế và lực, kết hợp cả các yếu tố con người, tổ chức và vũ khí trang bị, tạo nên sức mạnh lớn hơn địch để tháng địch. Cán bộ và chiến sĩ trên từng vị trí chiến đấu của mình đã có một quyết tâm cao, chấp nhận mọi hy sinh, vượt qua mọi thử thách khó khăn, chủ động và sáng tạo trong các tình huống cụ thể để đạt hiệu quả chiến đấu cao.

        Sức mạnh của ta trong chiến dịch còn là sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc đang tiến công địch một cách dồn dập trên tất cả các chiến trường Nam- Bắc trong giai đoạn quyết định của chiến tranh. Từ đêm 18 tháng 12, khi giặc Mỹ điên cuồng cho máy bay B-52 đánh phá Hà Nội, đài phát thanh Giải phóng liên tục phát tiếng nói "Sài Gòn gửi Hà Nội". Trong đó có đoạn: "lửa miền Bắc đã khêu lửa miền Nam, lửa Hà Nội đang giục lửa Sài Gòn và từ ngoài vô trong, từ hậu phương lớn bất khuất đến tiền tuyến lớn anh hùng đang vang lên tiếng trả lời đanh thép: Đánh !". Hoạt động tiến công của quân dân miền Nam đã cổ vũ và tăng thêm sức mạnh cho quân dân miền Bắc đánh bại cuộc tập kích đường không tàn bạo của Mỹ.

        Qua thực tế chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, ta có thể khái quát về chiến dịch phòng không Việt Nam trong thế trận chiến tranh nhân dân phát triển: chiến dịch phòng không là tổng hợp các hoạt động chiến đấu của lực lượng phòng không ba thứ quân, lấy lực lượng của Quân chủng Phòng không - Không quân làm nòng cốt, tiến hành các trận chiến đấu phòng không, các trận chiến đấu trên không đồng thời và liên tiếp, trong đó có các trận then chốt và then chốt quyết định được liên kết với nhau trong không gian, thời gian nhất định theo một kế hoạch thống nhất, chỉ huy thống nhất nhằm tiêu diệt một bộ phận lực lượng và phương tiện tiến công chủ yếu của không quân địch, bảo vệ các mục tiêu trọng yếu trong chiến dịch, kết hợp củng hoạt động phòng không nhân dân trên địa bàn làm thất bại các cuộc tiến công đường không quy mô chiến dịch của địch, thực hiện nhiệm vụ quân sự, chính trị cụ thể do chiến lược giao cho. Trong điều kiện có thể, chiến dịch phòng không còn được phối hợp bằng các trận đánh vào căn cứ của không quân địch do chiến lược trực tiếp tổ chức.

        Như vậy, bản chất của chiến dịch phòng không Việt Nam có điều chung và cũng có điều khác với lý luận chiến dịch phòng không của các nước. Sự khác biệt giữa chiến dịch phòng không Việt Nam với chiến dịch phòng không các nước nổi lên hai vấn đề: lực lượng chiến dịch của các nước do các binh đoàn hoặc liên binh đoàn phòng không tiến hành. Lực lượng của chiến dịch phòng không Việt Nam là lực lượng phòng không ba thứ quân, lấy lực lượng của Quân chủng Phòng không - Không quân làm nòng cốt trên thế trận của chiến tranh nhân dân trong mặt trận đất đối không, đánh địch bằng hai phương thức: tác chiến tại chỗ rộng khắp của lực lượng phòng không địa phương và tác chiến tập trung hiệp đồng quy mô lớn của lực lượng Quân chủng Phòng không- Không quân.

        Do tiềm lực quân sự, kinh tế, kỹ thuật của ta còn hạn chế, lực lượng có hạn, nên lực lượng chiến dịch chỉ có thể tiêu diệt một bộ phận chủ yếu của địch, bảo vệ một số mục tiêu chủ yếu của chiến dịch, phải kết hợp với tổ chức phòng tránh có hiệu quả để vừa tiêu diệt địch vừa hạn chế sự phá hoại của chúng nhằm đạt mục đích đánh bại cuộc tập kích đường không của địch.

        Chiến dịch phòng không tháng 12 nám 1972 của quân và dân miền Bắc đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng B-52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội- Hải Phòng diễn ra cách đây 25 năm. Đó là một chiến dịch phòng không có ý nghĩa lớn về mặt chiến lược và có nhiều bài học thực tiễn sinh động trong nghệ thuật tổ chức và thực hành chiến dịch phòng không.

        Việc nghiên cứu tổng kết lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không tháng 12 năm. 1972 là một công việc có giá trị lớn trong tổng kết chiến tranh. Ngay sau khi chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 kết thúc thắng lợi, đồng chí Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã nói: "một vấn đề rất hệ trọng đối với các thế hệ sau này mà chúng ta cần nêu rõ trong bản tổng kết là không nhất thiết cứ phải trải qua chiến tranh, kinh qua chiến đấu mới đánh thắng địch. Một trong các yếu tố có tính chất quvết định là cần có cách đánh tốt và được huấn luyện công phu thì bộ đội sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu".

        Công trình nghiên cứu "Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972" được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng uỷ và Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không, sự chỉ đạo của Viện Lịch sử Quân sự Bộ Quốc phòng, được các đồng chí tướng lĩnh đã từng giữ các trọng trách trong lãnh đạo chỉ huy chiến dịch và một số cán bộ khoa học quân sự của quân đội ta cùng tham gia. Đây là một công trình tập thể lớn mà Đảng uỷ và Bộ tư lệnh quân chủng cúng như các đồng chí tướng lĩnh muốn truyền lại kinh nghiệm xương máu của mình và đặt niềm tin tưởng vào các thế hệ nối tiếp sẽ phát triển lên tẩm cao mới trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #114 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 03:33:00 pm »

         
CÁC ĐỒNG CHÍ LẢNH ĐẠO ĐẢNG NHÀ NƯỚC, QUÂN ĐỘI ĐẾN ĐỘNG VIÊN, CHỈ ĐẠO CHIẾN DỊCH

* Tổng Bí thư Lê Duẩn:

        Ngày 18-11-1972 đến thăm bộ đội phòng không Hải Phòng.

* Chủ tịch Tôn Đức Thắng:

        - Thăm khu phố Khâm Thiên.

        - Trận địa của liên đội tự vệ Hà Nội đã bắn rơi máy bay F-111

        - Thăm tiểu đoàn tên lửa 77 trung đoàn 257 sau khi kết thúc chiến dịch.

* Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh:

        - Ngày 27-12-1972 đến thăm bệnh viện Bạch Mai, khu An Dương.

* Thủ tướng Phạm Văn Đồng:

        - Ngày 22-12-1972 đến thăm sở chỉ huy quân chủng, và sỏ chỉ huy Binh chủng Rađa.

        - Thăm đài phát thanh Mễ Trì.

        - Ngày 27-12-1972 đến thăm bệnh viên Bạch Mai, khu phố Gia Lâm
*   Đại tưóng Võ Nguyên Giáp:

        - Ngày 22-12-1972 đến thăm tiểu đoàn tên lửa 77 trung đoàn 257

        - Ngày 27-12-1972 đến thăm khu phố Khâm Thiên.

        - Ngày 28-12-1972 đến thăm tiểu đoàn 79, thăm sở chỉ huy quân chủng.

        - Cùng Chủ tịch Tôn Đức Thắng đến thăm tiểu đoàn 77 sau khi kết thúc chiến dịch.

* Thượng tướng, Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng:

        - Ngày 24-11-1972 phê chuẩn kế hoạch tác chiến chiến dịch.

        - Ngày 22-12-1972 cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến thăm sở chỉ huy quân chủng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #115 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 03:41:24 pm »

       
CÁC BƯỚC LEO THANG- TỤT THANG CỦA MỸ TRONG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI MIÊN BẮC

        CUỘC CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN I:

        (Từ 7-2-1965 đến 1-11-1968)

        + Bước leo thang 1: Từ 7-2-1965 đến   17-3-1965:

        Đánh phá khu vực Quảng Bĩnh Vĩnh Linh rồi leo thang đánh dần ra đến vĩ tuyến 19.

        - Bước tụt thang 1: Từ 18-3-1965 đến 22-3-1965.

        Tạm ngừng ném bom đánh giá lại tình hình.

        + Bước leo thang 2: từ 23-4-1965 đến 26-12-1965 Đánh phá trở lại miền Bắc, leo thang đến vĩ tuyến 20 rồi đánh rộng ra ngoài vĩ tuyến 20, đánh ngoại vi Hải Phòng.

        - Bước tụt thang 2: Từ 27-12-1965 đến 31-1-1966 Ngừng ném bom miền Bắc để mặc cả với ta. *

        + Bưóc leo thang 3: Từ 1-2-1966 đến 2-12-1966 Đánh phá trở lại miền Bắc. Dùng B-52 đánh phá Quảng Bình.

        Đánh phá ngoại vi Hà Nội, Hải Phòng.

        - Bước tụt thang 3: Từ 23-12-1966 đến 14-2-1967 Tạm ngừng ném bom miền Bắc để lừa bịp dư luận thế giới.

        + Bước leo thang 4: Từ 14-2-1967 đến 23-6-1967
Đánh phá rộng ra miền Bắc, đánh ác liệt Hà Nội- Hải Phòng.

        - Bước tụt thang 4: Từ 23-6-1967 đến 10-8-1967

        Tạm ngừng đánh phá Hà Nội trong bán kính 10 dặm, đánh phá mạnh đường 1 Bắc...

        + Bước leo thang 5: Từ 10-8-1967 đến 23-9-1967 Tập trung đánh Hà Nội.

        - Bước tụt thang 5 từ 24-8-1967 đến  9-1967

        Ngừng đánh phá Hà Nội chuyển đánh Hải Phòng và khu công nghiệp.

        + Bước leo thang 6: Từ 24-10-1967 đến 19-12-1967 Tập trung lực lượng đánh lớn vào Hà Nội

        - Bước tụt thang 6: Từ 20-12-1967 đến 30-3-1968

        Ngừng đánh phá Hà Nội chuyển đánh các vùng phụ cận đánh nhỏ lẻ.

        - Bước tụt thang 7: Từ 31-3-1968 đến 30-10-1968

        Ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra.

        - Bước tụt thang 8: Từ 1-11-1968 đến 5-4-1972.

        Chấm dứt cuộc chiến tranh phá hoại lần 1.

        CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI MIỂN BẮC LẪN THỨ II.

        Từ 6-4-1972 đến 15-1-1973

        + Bưóc leo thang 1: Từ 6-4-1972 đến16-4-1972 Leo thang nhanh đánh rộng khắp miền Bắc. Dùng B-52 đánh Hải Phòng (16-4-1972) và không quân chiến thuật đánh phá Hà Nội.

        - Bước tụt thang 1: Từ 17-4-1972 đến 8-5-1972 Tập trung đánh từ Thanh Hoá trở vào.

        + Bước leo thang 2: Từ 9-5-1972 đến 21-10-1972

        Thả mìn, thuỷ lôi phong toả biển, đánh rộng khắp miền Bắc. Dùng B-52 đánh thường xuyên từ Nghệ An trở vào.

        - Bước tụt thang 2: Từ 22-10-1972 đến 17-12-1972

        Ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra.

        + Bước leo thang 3: Từ 18-12-1972 đến 29-12-1972

        Mở cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B-52 đánh phá ác liệt Hà Nội, Hải Phòng...

        - Bước tụt thang 3: Từ 30-12-1972 đến 15-1-1973

        Tuyên bố chấp nhận ném bom hạn chế từ vĩ tuyến 20 trở vào.

        - Bước tụt thang 4:

        Buộc phải tuyên bố châm dứt vô điều kiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam.

        Tổng cộng:

        - Cuộc chiến tranh phá hoại lần 1 có 6 bước leo thang, 8 bước tụt thang.

        - Cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 có 3 bước leo thang, 4 bước tụt thang
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #116 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 03:55:12 pm »

       
LỰC LƯỢNG KHÔNG QUÂN ĐỊCH SỬ DỤNG TRONG CUỘC TẬP KÍCH ĐƯỜNG KHÔNG CHIẾN LƯỢC THÁNG 12 NĂM 1972

        I. TỔNG SỐ LỰC LƯỢNG: 1192 máy bay gồm:

1. Lực lượng B-52 là 193 máy bay và 250 tổ lái đóng tại;

        - Căn cứ Utapao là liên đội 307 có 70 máy bay, 70 tổ lái.

        - Căn cứ Guam là liên đội 43, 76 có 123 máy bay, 123 tổ lái.

2. Lực lượng không quân chiến thuật là 999 máy bay (trong đó có cả 1 liên đội F-111 khoảng 50 máy bay) đóng tại:

        - Căn cứ Thái Lan là 6 liên đội có 455 máy bay

        - Căn cứ miền Nam Việt Nam là 2 liên đội có 124 máy bay.

        - Trên các hạm tàu là 6 liên đội có 420 máy bay.

        Số máy bay trực tiếp tham gia đánh phá: 655 máy bay.

        II. CƯỜNG ĐỘ XUẤT KÍCH:


        1. Của B-52:

        Đêm            Cường độ xuất kích
        18                      90
        19                      87
        20                      93
        21                      23
        22                      23
        23                      33
        24                      33
        25                  Nghỉ Noen
        26                      105
        27                      54
        28                      60
        29                      60

        2. Không quân chiến thuật: Cao nhất là 465 lần chiếc ngày (ngày 19-12). Trung bình là 300 đến 400 lần chiếc ngày. Riêng F-111 xuất kích trung bình 17 đến 19 lần chiếc đêm. Cao nhất là 25 lần chiếc đêm (đêm 20-12).

        3.Tổng số lần xuất kích là 4583 lần chiếc trong đó:

        - B-52 là   :   663 lần chiếc.

        - Không quân chiến thuật là : 3920 lần chiếc.

        III. TỔNG SỐ BOM ĐẠN

        Trong 12 ngày đêm lực lượng không quân Mỹ đã ném xuống miền Bắc Việt Nam hàng vạn tấn bom đạn. Riêng Thủ đô Hà Nội lực lượng không quân Mỹ chủ yếu là B-52, đã ném xuống hơn một vạn tấn bom đạn.

        * Theo một số tài liệu nước ngoài: Mỹ đã sử dụng 209 máy bay B-52 và 1000 máy bay không quân chiến thuật cho cuộc tập kích đường không chiến lược vào Hà Nội, Hải Phòng và một số vùng phụ cận (Trích trong cuốn Linebacker 2. The Un told Story of the air raids over north Vietnam- N.Y Ballan time 1989. Trang 202- 218).

        * Máy bay chiến lược B-52 đã xuất kích 740 lần chiếc có 729 lần chiếc đến được mục tiêu đánh phá. Trong đó của căn cứ Guam: 389 lần/chiếc. Của Utapao: 340 lần chiếc B-52 đã ném 49000 quả bom xấp xỉ 1 vạn 5 nghìn tấn bom (Thống chế Hoàng gia Anh M.J. Armitage. Thiếu tướng Không quân Hoàng Gia Anh: R.A. Mason. Trong Air Power in the Nuclear Age 1945- 1982. The Mo Millan Press 1983 trang 108, 111).

        * Không quân chiến thuật (không kể không ngưòi lái trinh sát và trực thăng cứu giặc lái) đã xuất kích 2123 lần chiếc gồm: 1082 lần chiếc đánh đêm, 1041 lần chiếc đánh ngày. Riêng máy bay KC135 đã xuất kích 1300 lần chiếc để làm nhiệm vụ tiếp dầu(Tướng Alen tham mưu phó không quân Mỹ. Hội nghị chuyên đề về Linebacker II).

HẾT

       

Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM