Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:31:23 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972  (Đọc 27689 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #90 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 02:32:45 pm »

        Từ sự phân tích khoa học bản chất của hoạt động tác chiến và tìm ra các mâu thuẫn nội tại của địch, chúng ta mới có thể xác định được các biện pháp, bước đi làm chuyển hoá tương quan lực lượng giữa ta và địch, tạo nên sức mạnh để thắng địch. Mưu trí sáng tạo linh hoạt trong cách đánh luôn được chỉ đạo và vận dụng xuyên suốt từ lúc xác định kế hoạch tác chiến, lập thế trận, điều hành chỉ huy tác chiến qua từng trận, từng đợt cho đến khi kết thúc thắng lợi chiến dịch. Mưu trí sảng tạo trong cách đảnh chiến dịch, trước hết ở chỗ chọn đúng đối tượng nguy hiểm nhất, khoét sâu vào chỗ yếu nhất của địch để đánh địch, chỉ cần tiêu diệt một số ít đối tượng đó cũng đủ phả vỡ dược thế mạnh trong tập kích đường không của địch. Chỗ mạnh nhất và củng là chỗ yếu nhất của địch trong cuộc tập kích đường không chiến lược tháng 12 năm 1972 là lực lượng B-52 và giặc lái của nó. Do đó, chúng ta dồn mọi nỗ lực, tập trung mọi trí tuệ để tìm cách tiêu diệt bàng được B-52 rơi tại chỗ, bắt sống giặc lái. Đó là quyết tâm, là mưu kế rất độc đáo của ta. Thực tế số lượng B-52 bị bắn rơi so với các loại máy bay khác không nhiều. Nhưng chỉ với số lượng đó, đã đủ làm cho huyền thoại về sức mạnh của lực lượng răn đe chiến lược của Mỹ bị tiêu tan, chỗ dựa cơ bản của cuộc tập kích đường không chiến lược bị phá vỡ.

        Chỉ sau ba ngày đầu chiến dịch, ta đã bắn rơỉ 12 máy bay B-52 trong đó có bảy chiếc rơi ngay trên bầu trời Hà Nội. Trong số giặc lái B-52 của bảy máy bay rơi tại chỗ đã lên tới hàng chục tên chết và bị bắt sống chưa kể những tên bị chết và bị thương trong năm B-52 khác bị bắn rơi ngoài không phận miền Bác. Với tổn thất đó, tương quan lực lượng đã thay đổi hẳn, không còn hy vọng đánh nhanh thắng nhanh, buộc Ních-Xơn phải thay đổi kế hoạch kéo dài cuộc tập kích. Lực lượng B-52 ở Guam dừng một thời gian để nghiên cứu, giao cho lực lượng B-52 ở Utapao thực hiện quy mô nhỏ đánh phá tiếp theo ra ngoài phạm vi Hà Nội để nghi binh và phân tán lực lượng ta.

        Sau 36 giờ nghỉ lễ Nô-en, Ních-Xơn huy động cố gắng cuối cùng, tập trung nỗ lực tối đa tổ chức đánh đồng thời cùng một lúc vào Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên từ nhiều hướng. Địch càng vào đông, càng vào dồn dập, càng bị tiêu diệt nhiều, số giặc lái B-52 bị chết và bị bắt sống càng lớn. Riêng trong đêm 26 tháng 12 năm 1972, chỉ trong gần một tiếng đồng hồ, ta đã tiêu diệt tám máy bay B-52. Trong đó có bốn chiếc bị bắn rơi tại chỗ.

        Sau trận đánh then chốt quyết định 26 tháng 12, ta đánh bồi thêm một số trận, sức mạnh trong cuộc tập kích đường không chiến lược của Mỹ bị sụp đổ hoàn toàn, Ních-xơn phải tuyên bố kết thúc cuộc tập kích chiến lược.

        Mưu trí sáng tạo của ta được thể hiện trong việc lựa chọn cách đảnh phá vỡ thế liên kết của địch. Sức mạnh của địch trong cuộc tập kích chiến lược đường không 1972 là sự liên kết giữa B-52 với các loại tiêm kích hộ tống, cường kích chế áp, liên kết giữa B-52 với các tốp bay thả nhiễu che chắn. Nếu sự liên kết đó bị phá vỡ, bị tách từng lực lượng ra, thì với tốc độ chậm, khả năng cơ động hạn chế, máy bay B-52 khó lọt qua hệ thống phòng không vào đánh phá mục tiêu, vì vậy, trong nghệ thuật chuyển hoá tương quan lực lượng, làm giảm sức mạnh của địch, chúng ta rất chú trọng tao cách đánh phá thế liên kết của địch, tách B-52 ra để tiêu diệt.

        Mưu trí sáng tạo lình hoạt của ta được thể hiện rõ rệt nhất trong vận dụng chiến thuật của các binh chủng. Để thực hiện cách đánh tập trang hiệp đồng binh chủng, chúng ta đã chỉ huy hiệp đồng chặt chẽ giữa không quân đánh xa, phá vỡ thế liên kết của B-52 với các lực lượng khác của chúng từ xa tạo điều kiện thuận lợi cho tên lửa và cao xạ đánh phía trong. Tổ chức đánh tập trung, đánh liên tiếp trên đường bay buộc địch phải cơ động tránh đạn làm cho đội hình bay bị phá vỡ, tạo điểu kiện cho các lần bắn sau đạt hiệu quả. Nhìn chung trong chiến dịch phòng không 1972, các lực lượng đã phát huy mọi khả năng chiến đấu để tạo nên một sự cộng hưởng sức mạnh đánh thắng địch.

        Trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, ở phạm vi chiến thuật và kỹ thuật, không quân địch đã sử dụng nhiều biện pháp kỹ thuật nhất là kỹ thuật nhiễu, kỹ thuật phóng tên lửa tự dẫn vào trận địa rađa và trận địa tên lửa, kỹ thuật và thủ đoạn phóng bom laze, bom quang tuyến truyền hình, các thủ đoạn dùng các loại máy bay F-105, F4 tạo giả các tốp B-52, cho máy bay F4 bay chặn kích hộ tống B-52... có thể nói đây là một cuộc đấu trí rất căng thẳng, bên nào có ý chí và thông minh hơn, dũng cảm và sắc sảo hơn, bên đó sẽ thắng và sẽ giành được chủ động trong cách đánh. Ngay đêm đầu tiên, cuộc đấu trí đã trở nên quyết liệt. Tên lửa đánh liền mấy trận đầu chưa tiêu diệt được B-52, có trận còn đánh nhầm vào tốp "B-52 giả" Nhưng với ý chí quyết tiêu diệt B-52, với trình độ điêu luyện, thông minh sáng tạo và độ nhạy cảm tuyệt vời bộ đội tên lửa đã bắn rơi tại chỗ B-52 đầu tiên bằng cách đánh dịch trong điều kiện nhiễu dày đặc không thấy mục tiêu. Sang đợt 2 trong đêm, tên lửa lại đánh rơi B-52 tại chỗ bằng cách kết hợp nhiều phương pháp điều khiển. Ngay trong đêm đầu tiên, bộ đội tên lửa đã tạo ra cách đánh rất sáng tạo, nhanh chóng phổ biến và vận dụng có kết quả trong cả quá trình tác chiến chiến dịch.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #91 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 02:35:05 pm »

        Việc phân biệt dải nhiễu B-52 với dải nhiễu của các loại máy bay khác đã được bộ đội phòng không dày công nghiên cứu từ trước qua triệu chứng hoạt động và qua hình thái dải nhiễu của từng loại trên màn hiện sóng. Do đó, trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, bộ đội tên lửa đã có kinh nghiệm phân biệt và chọn đúng đối tượng B-52 để tập trung đánh. Nhưng phân biệt giữa tốp B-52 thật và tốp F-105 làm "B-52 giả", chúng ta còn ít kinh nghiệm, vì vậy, địch coi đây là một trong những thủ đoạn nghi binh đánh lừa có hiệu quả để bảo vệ B-52. Trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, ban đầu một số đơn vị củng đã đánh nhầm vào "B-52 giả" và do ý muốn đánh chắc thắng nên phát sóng thiếu linh hoạt đá bị chính "B-52 giả" phóng tên lửa vào trận địa. Nếu thủ đoạn chiến thuật này của địch không bị phá, thì chúng ta khó tập trung được hoả lực vào B-52, đối tượng chu yếu của chiến dịch mà lại phân tán đánh vào "B-52 giả". Để phân biệt giữa "B-52 giả" và "B-52 thật", tương kế tựu kế, lấy thủ đoạn địch lừa mình để lừa lại địch, đây là một biện pháp chiến thuật rất hiệu quả, một kế sách rất độc đáo trên cơ sở khai thác và sử dụng tối ưu tính năng khí tài đã được cải tiến.

        Trong quá trình chiến tranh, bộ đội rađa và tên lửa đã phải thường xuyên đối phó với tên lửa tự dẫn của địch. Do đó, trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, bộ đội tên lửa đã thành thạo "gạt" tên lửa tự dẫn của địch bảo đảm an toàn. Bộ đội tên lửa vẫn điều khiển đạn tên lửa vào B-52 trong lúc đạn tên lửa của địch lợi dụng cánh sóng của ta đang lao xuống trận địa. Tình huống chỉ xảy ra trong giây lát. Đó không chỉ đơn thuần là vấn đề kỹ thuật. Đây thực sự là vấn đề thử thách lòng dũng cảm, ý chí kiên cường và sự bình tĩnh tự tin của bộ đội.

        Trong những ngày đầu, địch tập trung đánh phá huỷ diệt các sân bay, tổ chức đội hình dày đặc máy bay F4 bảo vệ B-52 để loại trừ khả năng của không quân. Được sự giúp đỡ của nhân dân và các ngành, với quyết tâm cao, không quân đã nhiều lẩn cất cánh từ đường lăn, từ đoạn đường băng khôi phục tạm lên đánh địch, đã đánh rơi nhiều cường kích để bảo vệ mục tiêu, bảo vệ tên lửa, đã tổ chức nhiều trận đánh cản phá đội hình B-52 từ xa, phá vỡ liên kết đội hình bay của B-52 tạo điều kiện cho các lực lượng tên lửa phía trong đánh địch thuận lợi. Tuy nhiên, không quân vẫn chưa tìm được biện pháp phá vỡ vòng vây máy bay F4 để vào đánh B-52. Bộ tư lệnh chiến dịch vẫn xác định quyết tâm sử dụng không quân tích cực đánh B-52 cùng với tên lửa.

        Qua nghiên cứu phân tích hướng bay của B-52 không quân đã tìm ra phương pháp tiếp cận tốp B-52 từ bên sườn, từ phía sau, táo bạo bất ngờ thọc sâu qua hàng rào máy bay F4 phóng tên lửa vào B-52 rồi nhanh chóng thoát ra khỏi khu vực tác chiến. Để thực hiện được cách đánh táo bạo đó, không quân phải cất cánh từ các sân bay vòng ngoài, bay ở độ cao thấp để tránh theo dõi của địch, đến khu vực có địch mới nhanh chóng nâng độ cao để thực hiện đánh bất ngờ từ phía sau.

        Từ những ngày đầu, các sân bay đã bị địch đánh bỏng và đánh liên tục không cho ta khôi phục. Địch chủ quan cho rằng không quân ta không thể cất cánh từ các sân bay vòng ngoài được. Bộ tư lệnh không quân đã tổ chức hệ thống dẫn đường kế tiếp nhau nhiều tuyến, kết hợp cả dẫn đường ở sở chỉ huy cơ bản với sở chỉ huy bổ trợ, bảo đảm dẫn đường cho không quân đánh B-52. Chúng ta đã bí mật đưa một số máy bay ra một vài sân bay tuyến ngoài đã bị địch đánh hỏng. Trong hai đêm 27, 28, không quân ta đã cất cánh từ hai sân bay vòng ngoài trên hai hướng khác nhau tạo bất ngờ lớn, địch không kịp đối phó. Không quân ta giành chủ động tiêu diệt hai máy bay B-52. Có thể nói đây là một cố gắng rất lớn của không quân, cất cánh trong điều kiện ban đêm hết sức khó khăn. Trong đêm tối ở trên không, tìm thấy địch và đánh được địch đã khó, việc cất cánh, hạ cánh từ đường lăn trong điều kiện không có đèn tín hiệu, địch lại đánh phá khốc liệt, khống chế liên tục là một việc hết sức nguy hiểm. Chỉ có ý chí quyết đánh và sự thông minh sáng tạo của phi công ta mới làm được những việc đó.

        Chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ là một cuộc đấu trí, đấu lực giữa ta và địch rất quyết liệt. Trong quá trình tác chiến chiến dịch, có nhiều tình huống xảy ra. Có những tình huống ta có thể dự kiến trước, nhưng củng có những tình huống đột biến xuất hiện. Việc phản đoán tình huống, xử trí tình huống đúng đản và kịp thời để giành và giữ chủ động là một thành công lớn trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #92 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 02:37:28 pm »

        Trong các đợt đánh tập trung, lực lượng máy bay địch rất lớn trên không phận, tình huống trên không vô cùng phức tạp. Số lượng giặc lái bị chết và nhảy dù rất nhiều. Nếu chúng ta không tổ chức bắt giặc lái, nhất là giặc lái "cao cấp" B-52, để địch tổ chức cứu, thì việc tiêu diệt lực lượng địch chưa được trọn vẹn và tình huống trên không sẽ thêm phức tạp. Thực tiễn trong chiến tranh cho ta thấy, sử dụng lực lượng địa phương bắt giặc lái là hiệu quả nhất, kịp thời nhất. Trong chiến dịch phòng không năm 1972, quân và dân ta đã tổ chức bắt giặc lái, dù chúng nhảy dù xuống đồng bàng hay rừng núi. Một vài lần chúng tổ chức cứu, dân quân tự vệ chẳng những bắt sống được giặc lái, mà còn bắn rơi cả máy bay đến cứu giặc lái. Ở đây chúng ta đã loại trừ được một tình huống phức tạp, nếu chúng ta không thực hiện tốt sẽ xảy ra. Chủ động tập trung bắn rơi mảy bay tại chỗ và chủ động bắt giặc lải là hai vấn đề được tổ chức rất chu đảo, đã tác động tương hỗ lẫn nhau. Thế trận phòng không ba thứ quân trên địa bàn chiến dịch đã tạo thế chủ động đảnh địch và bắt sống giặc lái.

        Sau ba ngày đầu bị tổn thất nặng, địch giảm cường độ đánh phá, sau đó chuyển sang đánh Hải Phòng, Đồng Mỏ, Thái Nguyên. Cơ quan chiến dịch đã phán đoán đúng ý định của địch không phải chuyển mục tiêu đánh phá mà là hành động nghi binh chiến dịch nhằm đánh lạc hướng phán đoán của ta hòng kéo lực lượng tên lửa ra khỏi Hà Nội, tạo thời cơ bất ngờ đánh ập trở lại Hà Nội. Chúng ta không bị động, lực lượng phòng không Hà Nội vẫn ổn định, củng cố, bổ sung chuẩn bị đánh những trận lớn hơn. Trên đường 1 Bắc, chúng ta đã bố trí một sư đoàn phòng không và ở khu vực Thái Nguyên đã bố trí cụm phòng không của quân khu trực tiếp đánh địch. Đây là một sự nhạy cảm phán đoán tình huống chính xác, và cách xử trí rất đúng đắn của chỉ huy và của cơ quan chiến dịch. Sau mấy ngày đánh giãn ra khỏi Hà Nội, không thấy lực lượng ta cơ động, hành động nghi binh không có tác dụng, địch tạm nghỉ lễ Nô-en để chuẩn bị đánh lại Hà Nội với quy mô lớn hơn, thủ đoạn phức tạp hơn. Với tính năng kỷ thuật của máy bay, địch có thế đánh phá đâu cũng được, có thể đánh phá mục tiêu nào củng được, nhưng bao giờ địch cũng đánh theo một ý định cụ thể. Để giành chủ động bố trí thế trận đánh địch, ta phải phân tích rất kỹ mục đích đánh phá của chúng. Tuy vậy trong thực tế chiến tranh, đã có trường hợp do ta xác định ý định đánh phá của địch thiếu chính xác nên không kịp thời tổ chức lực lượng bảo vệ.

        Sau khi tập trung B-52 đánh phá Hà Nội liên tục mấy ngày bị tổn thất nặng, ta đã nhận định địch sẽ chuyển hướng đánh đế gây phức tạp cho ta. Cũng qua thực tế trong mấy ngày đầu chiến dịch, ta thấy hoả lực trên hướng đông bắc Hà Nội còn mỏng, chúng ta đã nhanh chóng điều bớt lực lượng tên lửa ờ Hải Phòng lên bố trí đường 1 Bắc làm nhiệm vụ đánh phía ngoài cho Hà Nội. Các đơn vị đã cơ động kịp thời triển khai tham gia đánh địch trong trận mở đầu đợt 2, trận then chốt quyết định của chiến dịch đêm 26 tháng 12. Đây là một sự chuyển hoá thế trận hết sức linh hoạt, thể hiện sự nhạy bén và quyết đoản của chỉ huy và cơ quan chiến dịch.

        Sau thắng lợi lớn của trận đánh then chốt quyết định đêm 26, chúng ta đã dự đoán địch có khả năng đánh vớt vát vài ngày rồi kết thúc. Lãnh đạo chỉ huy chiến dịch đã chủ động tổ chức lại lực lượng, điều chỉnh lại thế bố trí để phát triển tháng lợi, đánh các trận cuối cùng kết thúc chiến dịch một cách giòn giã. Đổng thời, quân chủng cũng đã chỉ đạo lực lượng phòng không trên địa bàn Quân khu 4 chuẩn bị đánh địch "tụt thang" bảo vệ vận chuyển chiến lược.

        Trong quá trình tác chiến chiến dịch, có nhiều tình huống đột biến xảy ra, có những tình huống có lợi và củng có nhiều tình huống bất lợi. Với những tình huống có lợi, chúng ta phải biết phát huy làm cho thắng lợi của chiến dịch ngày càng lớn hơn. Với tình huống bất lợi, chúng ta phải chủ động hạn chế, khắc phục để duy trì và phát huy sức mạnh chiến đấu. Ngay mở đầu chiến dịch, các sân bay của ta bị địch đánh phá và khống chế liên tục, hòng ngăn chặn khả năng cất cánh của không quân ta. Địch đã tập trung đủ các lực lượng, sử dụng tổng hợp các loại nhiễu, các thủ đoạn chiến thuật làm cho tên lửa đã đánh một số trận chưa tiêu diệt được B-52. Đây là một tình huống gay go ngay trong những phút mở đầu chiến dịch. Lãnh đạo và chỉ huy chiến dịch đã chỉ đạo các đơn vị bình tĩnh để tìm cách đối phó có hiệu quả. Vượt qua mọi khó khăn, không quân ta vẫn cất cánh đánh địch trong những điều kiện vô cùng phức tạp. Chỉ vài phút sau, bộ đội tên lửa đã tìm được cách đánh thích hợp, bắn rơi B-52 tại chỗ. Đây là một bài học lớn về xử trí tình huống trong tác chiến. Càng khó khăn quyết liệt, càng phải bình tĩnh đế tìm cách đánh có hiệu quả nhất. Đêm 20, khi B-52 bay vào, tên lửa đang tập trung đánh thì không quân ta thực hiện xong nhiệm vụ đánh B-52 ngoài xa bay về hạ cánh xuống căn cứ làm hạn chế đến khả năng chiến đấu của tên lửa. Đây là một tình huống bất lợi. Việc bố trí không quân ở tuyến trong rõ ràng chưa phù hợp với điều kiện thực tế của chiến dịch. Sau khi đả phân tích kỹ các mặt, xác định tên lửa là lực lượng chủ yếu đánh B-52, các lực lượng khác phải tạo điều kiện cho tên lửa đánh, bảo vệ tên lửa và trên cơ sở nghiên cứu cách đánh của không quân, ta đã khắc phục khó khăn đưa không quân ra tuyến ngoài để tạo điều kiện tốt nhất cho không quân đánh B-52.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #93 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 02:39:44 pm »

        Một vấn đề khỏ khăn lớn trong quá trình tác chiến chiến dịch là việc lắp ráp và tiếp đạn cho các đơn vị hoả lực chưa đáp ứng được yêu cầu đánh tập trung, gây nên tình trạng thiếu đạn ở một số đơn vị trong một số thời điểm. Lãnh đạo chỉ huy chiến dịch đã kịp thời chỉ đạo ngành kỹ thuật tổ chức chặt chẽ việc cung cấp đạn, đã chỉ đạo sử dụng các lực lượng của quân chủng có thể điều động được để phục vụ lắp ráp và tiếp đạn trong chiến dịch.

        Tác chiến phòng không cũng như tác chiến trong chiến dịch phòng không, chúng ta phải thực hiện đánh địch trên thế đã bố trí trước. Do đó, phán đoán các tình huống đúng mới có cơ sở để ta lập thế trận và chuyển hoá thế trận kịp thời, giành được thế chủ động để đánh địch. Trong quá trình tác chiến quyết liệt, nhiều tình huống đột biến khó lường trước, chúng ta phải xử trí kịp thời mới có thể duy trì sức chiến đấu, phát huy được khả năng chiến đấu giữ vững quyền chủ động trong tác chiến chiến dịch. Điều đó đòi hỏi không ngừng nâng cao trình độ và rèn luyện bản lĩnh chiến đấu.

        Kiên quyết đánh thắng trận đâu, trận then chốt, then chốt quyết định và đánh thắng liên tục trong chiến dịch.

        Một đặc điểm cơ bản trong cách đánh chiến dịch của ta là kiên quyết đánh thắng trận đầu, trận then chốt, then chốt quyết định và đánh thắng liên tục trong chiến dịch.

        Trận đánh mở đẩu chiến dịch thảng lợi giòn giã có ý nghĩa rất quan trọng, tác động rất lớn đến cả ta và địch trong quá trình chiến dịch.

        Nếu trận mở đầu đánh thắng giòn giã, tiêu diệt nhiều máy bay địch, bắt sống giặc lái thì động viên cổ vũ quân và dân ta giữ vững niềm tin, nâng cao khí thế hăng hái vượt khó khăn gian khổ hy sinh để đánh thắng lớn hơn, tạo điều kiện cho chiến dịch phát triển thuận lợi. Ngược lại, đối với địch trận đánh mở đầu thắng lợi của ta sẽ gây cho địch hoang mang, lúng túng làm hạn chế lớn đến khả năng sử dụng phương tiện và vũ khí hiện đại của chúng. Với ý nghĩa quan trọng của nó, trận đánh mở đầu phải được chuẩn bị chu đáo. Trong thế bố trí chiến dịch phải đặc biệt chú ý tập trung lực lượng đầy đủ, chuẩn bị mọi mặt chu đáo và Tư lệnh chiến dịch phải trực tiếp tổ chức chỉ huy trận mở đầu giành thắng lợi. Lãnh đạo chỉ huy chiến dịch đã hạ quyết tâm chỉ đạo các đơn vị cơ sở kiên quyết tìm mọi cách đánh thắng trận đầu, bắn rơi B-52 tại chỗ, bắt sống giặc lái. Các lực lượng phòng không chiến dịch, nhất là bộ đội tên lửa củng cố quyết tâm đánh thắng trận đầu, bình tĩnh tìm cách đánh hiệu quả bắn rơi B-52 tại chỗ.

        Trận đánh mở đầu chiến dịch đêm 18 tháng 12 là trận đánh tập trung hiệp đồng đạt hiệu quả cao. Không quân lên chặn đánh địch từ xa, phá vỡ thế liên kết của địch tạo điều kiện cho các lực lượng tên lửa, cao xạ phía trong đánh địch thuận lợi. Tên lửa đã tập trung hoả lực mạnh thực hiện đánh đồng thời, đánh kế tiếp bắn rơi tại chỗ hai máy bay B-52, tên lửa ở khu vực Nghệ An cũng đánh địch trên đường bay ra phối hợp với chiến dịch bắn rơi một máy bay B-52. Các lực lượng cao xạ đánh trả mãnh liệt vào các máy bay chiến thuật bảo vệ mục tiêu, bảo vệ sân bay và bảo vệ tên lửa đã tiêu diệt năm máy bay.

        Đây là một trận đánh phủ đầu đạt hiệu quả chiến đáu cao có ý nghĩa là một trận then chốt mở màn của chiến dịch. Thắng lợi giòn giã của trận đánh mở đầu đã củng cố lòng tin của ta: có thể bắn rơi B-52 tại chỗ, gây cho địch hoang mang trước hệ thống phòng không chiến dịch. Trận đánh đêm 18 còn cho ta khẳng định: tên lửa là lực lượng chủ yếu đánh B-52 của chiến dịch.

        Vượt qua khó khăn của đêm 19, chiến dịch đã tổ chức và thực hiện trận đánh then chốt tiêu diệt lớn đêm 20 ngày 21 làm chuyển hoá tương quan lực lượng và thúc đẩy chiến dịch phát triển một cách thuận lợi.

        Đây là một trận đánh hiệp đồng quy mô lớn trong chiến dịch. Trong đêm 19, do nhiều nguyên nhân, hiệu quả tác chiến bị giảm sút, Đảng uỷ và Bộ tư lệnh chiến dịch đã chỉ đạo các đơn vị nghiêm khắc kiểm điểm, phân tích đầy đủ các khía cạnh, tìm ra nguyên nhân, chuẩn bị và bổ sung kế hoạch tác chiến, nhất là mặt chỉ huy và bảo đảm để tiến hành trận đánh then chốt tiêu diệt lớn đêm 20 ngày 21.

        Tên lửa đã tập trung hoả lực tiêu diệt bảy máy bay B-52, trong đó có năm chiếc rơi tại chỗ. Không quân ta đã cất cánh chặn đánh B-52 từ Mộc Châu (Sơn La), chặn đánh B-52 ở điểm kiểm tra cuối cùng của chúng ở Việt Trì (Phú Thọ) thực hiện cản phá địch ở vòng ngoài, tạo thế cho tên lửa và cao xạ đánh địch được thuận lợi. Lưới lửa cao xạ tầm thấp đã phát huy hoả lực đánh tiêu diệt 12 máy bay các loại. Đặc biệt tiêu diệt một máy bay F-111A là loại cường kích hiện đại nhất của Mỹ.

        Trận đánh tiêu diệt lớn đêm 20 ngày 21 là một trận đánh then chốt của chiến dịch làm thay đổi kế hoạch tác chiến cả của ta và của địch, cả hai lực lượng mạnh nhất, phương tiện hiện đại nhất, chỗ dựa cơ bản nhất trong cuộc tập kích đường không của Mỹ là máy bay ném bom chiến lược B-52 và máy bay cường kích oanh tạc F-111 đều bị bắn rơi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #94 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 02:41:16 pm »

        Sau đêm 20, B-52 bị tổn thất nặng (7,5%) ngoài sự tính toán của Mỹ. Kế hoạch cuộc tập kích đường không chiến lược ba ngày của Ních-Xơn bị thất bại, mục đích chính trị chưa đạt được, buộc Ních-Xơn phải ra lệnh kéo dài cuộc tập kích và phải cho B-52 đánh phá quy mô nhỏ ra các khu vực khác để vừa nghi binh chiến dịch, vừa nghiên cứu lại cách đánh và giữ vững tinh thần giặc lái của chúng. Trận đánh then chốt tiêu diệt lớn đêm 20 ngày 21 cho ta khẳng định bất kỳ lực lượng nào, phương tiện nào của không quân Mỹ, với cách đánh sáng tạo của lực lượng phòng không Việt Nam vẫn có thể đánh bại hoàn toàn. Qua trận đánh đêm 20 ngày 21, vai trò chủ yếu của tên lửa đánh B-52 trong chiến dịch càng được khẳng định. Do đó, ta thay đổi chủ trương sử dụng tên lửa chỉ tập trung đánh B-52 ban đêm, ban ngày ta cho tên lửa củng cố chuẩn bị cho đêm chiến đấu tới, vừa giữ gìn lực lượng tên lửa, vừa tiết kiệm được đạn để tập trung tiêu diệt B-52 và sử dụng các lực lượng không quân, pháo cao xạ vừa đánh địch bảo vệ mục tiêu, vừa đánh địch để bảo vệ tên lửa. Đây là một nét độc đáo sáng tạo về sử dụng lực lượng chiến dịch trong điều kiện tên lửa của ta có hạn.

        Tranh thủ thời gian, chuẩn bị mọi mặt, kiên quyết tổ chức trận đánh then chốt quyết định của chiến dịch đêm 26 ngày 27 tháng 12.

        Sau 36 giờ nghỉ lễ Nô-en, đêm 26 Ních-Xơn dồn mọi cố gắng tập trung lực lượng ở mức cao nhất dùng 105 máy bay B-52, tổ chức đánh đồng thời vào cả ba khu vực Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, tiến công đồng thời trên cả ba hướng tạo ra tình huống trên không vô cùng phức tạp hòng gây cho ta khó khăn, phân tán lực lượng. Nhưng chính đêm cố gắng cao nhất của Ních-xơn lại là đêm tổn thất B-52 lớn nhất. Trong vòng gần một giờ đồng hồ tám máy bay B-52 bị tiêu diệt, trong đó có bốn chiếc rơi tại chỗ. cả trên ba khu vực đánh phá của địch (Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên), máy bay B-52 đều bị bắn rơi.

        Trận đánh đêm 26 có ý nghĩa then chốt quyết định của chiến dịch. Với ta, trận đánh đêm 26 chứng tỏ cách đánh của ta trong chiến dịch rất có hiệu quả, đã có thể khẳng định, ta có đủ khả năng đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược chủ yếu bằng B-52 của địch.

        Đối với Ních-xơn, sau trận đánh đêm 26, lực lượng B-52 bị tổn thất nặng. Từ đầu cuộc tập kích cho đến đêm 26 đã có 26 máy bay B-52 bị bân rơi, trong đó có 14 chiếc B-52 rơi tại chỗ, hàng chục giặc lái siêu cấp của B-52 bị chết và bị bắt sống trên miền Bắc, chưa kể số giặc lái B-52 bị chết, bị thương ở ngoài lãnh thổ Việt Nam. Bị tổn thất nặng không chịu đựng nổi nữa mà mưu đồ chính trị vẫn không đạt được, giặc lái hoang mang, nội tình nước Mỹ rối loạn, buộc Ních- xơn phải giảm dần cường độ sử dụng B-52, đánh thêm một vài đêm tránh xa khu vực Hà Nội rồi kết thúc.

        Như vậy trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, ta đã tổ chức thành công trận mở đầu đêm 18 thảng lợi giòn giã, trận then chốt tiêu diệt lớn đêm 20 và trận then chốt quyết định đêm 26 tạo nên những thay đổi lớn có ý nghĩa quyết định để giành thắng lợi chiến dịch.

        Song song với các trận đánh tập trung quy mô lớn, chúng ta còn kết hợp các trận đánh quy mô vừa và nhò phát huy cách đánh độc lập của từng lực lượng, tiêu diệt 16 máy bay B-52, trong đó có năm chiếc rơi tại chỗ. Bộ đội tên lửa, không quân và cao xạ tầm cao đều đánh rơi B-52. Lực lượng dân quân tự vệ triển khai rộng khắp tích cực đánh địch cũng đã tiêu diệt 11 máy bay địch, trong đó có một máy bay F-111A. Đặc biệt lực lượng dân quân tự vệ đã chủ động bắt sống giặc lái và bắn rơi một máy bay trực thăng đến cứu giặc lái.

        Trong chiến dịch phòng không năm 1972, chúng ta đã quán triệt tư tưởng chiến lược tiến công, chủ động đánh địch bằng mọi vũ khí trang bị, vận dụng tốt quan điểm chiến tranh nhân dân, tạo điều kiện cho các lực lượng phòng không ba thứ quân đều tham gia đánh địch đạt hiệu quả. Qua đó chứng tỏ chiến dịch đã lựa chọn cách đánh thích hợp, đã kết hợp được hai phương thức tác chiến phòng không: phương thức tác chiến tập trung của lực lượng phòng không quân chủng với phương thức tác chiến tại chỗ rộng khắp của lực lượng phòng không địa phương và dân quân tự vệ đã tạo nên sức mạnh tổng hợp trong chiến dịch.

        Trong chiến dịch, ta đã tạo được các trận đánh đồng thời kế tiếp nhau liên tục từ khi chúng xâm phạm vào không phận miền Bắc đến không phận mục tiêu, đã tổ chức thành công các trận đánh then chốt, then chốt quyết định, đồng thời tổ chức đánh địch liên tục giữa các trận đánh lớn, trận trước tạo đà cho trận gau, càng đánh hiệu quả tiêu diệt càng lớn.

        Tuy nhiên trong cách đánh tập trung hiệp đồng quy dô lớn trong các trận đánh then chốt, then chốt quyết định ta chưa chỉ đạo kịp thời và chưa tạo được điều kiện tốt nhất để không quân đánh rơi B-52 sớm hơn, nên sức mạnh trong tác chiến hiệp đồng còn hạn chế.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #95 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 02:42:29 pm »

        Chỉ đạo chiến thuật và phương pháp chiến đấu là một nội dung quan trọng trong nghệ thuật chỉ huy tác chiến chiến dịch.

        Đối với chiến dịch phòng không, chiến thuật và phương pháp chiến đấu của các đơn vị cơ sở có ý nghĩa rất quan trọng. Mọi ý định của chiến lược, nhiệm vụ của chiến dịch đều được thực hiện thông qua kết quả của các trận đánh cụ thể của đơn vị cơ sở. Thực tiễn chiến tranh cũng cho ta thấy, đợt đánh tập trung bảo vệ Hả Nội tháng 8 năm 1967 và đợt tháng 12 năm 1967, do cách đánh của tên lửa chưa thích hợp nên kết quả chiến đấu của các đợt đánh tập trung đó còn thấp.

        Trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, cơ quan chiến dịch rất chú trọng chỉ đạo đơn vị, cùng đơn vị nghiên cứu chọn chiến thuật và phương pháp chiến đấu một cách chặt chẽ, thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm từng ngày, thậm chí trong từng trận. Đó là một nội dung quan trọng của nghệ thuật chiến dịch phòng không.

        Nét nổi bật của chỉ đạo chiến thuật trong chiến dịch phòng không 1972 là chỉ đạo cách đánh tập trung của các binh chủng, nhất là đối với bộ đội tên lửa Hiệu quả cách đánh tập trung của bộ đội tên lửa đã góp phần quyết định tạo nên thắng lợi của chiến dịch. Hầu hết các trận đánh tập trung của tên lửa đều đạt hiệu quả tiêu diệt cao. Các trận đánh liên kết với nhau trận trước tạo điều kiện cho trận sau. Vì vậy, cấp chỉ đạo, chỉ huy chiến dịch đã chỉ đạo rất chặt chẽ, kiên quyết thực hiện đánh tập trung. Cơ quan chiến dịch đã đề ra: bố trí tập trung, đánh tập trung và trong cơ động củng phải trên thế tập trung. Để thực hiện cách đánh tập trung, trong chiến thuật đả chủ động sử dụng hoả lực vươn xa, đánh chéo cánh sẻ từ hai bên sườn tạo nên mật độ đạn tập trung cao nhằm đạt hiệu quả tiêu diệt lớn. Tuy nhiên, cũng có trận ta chưa thực hiện được đánh tập trung. Điển hình là đêm 19, tên lửa đánh tập trung chưa tốt nên hiệu quả tiêu diệt thấp. Điều đó chứng tỏ kiên quyết tổ chức cách đánh tập trung là hoàn toàn đúng.

        Bên cạnh việc chỉ đạo tên lửa đánh tập trung, chúng ta cũng chỉ đạo các đơn vị phát huy tính chủ động sáng tạo, chớp thời cơ đánh tiêu diệt. Đối với lực lượng súng pháo tầm thấp của lực lượng địa phương, vận dụng chiến thuật phục kích đón lõng đường bay là chủ yếu. Nhờ đó, có đơn vị đã bắn rơi cả máy bay F-111A của địch. Đối với không quân, MiG-21 lực lượng chủ yếu tham gia đánh B-52 từ xa, chiến dịch đã kiên quyết chỉ đạo và tạo điều kiện cất cánh từ sân bay vòng ngoài, dẫn đường đánh B-52 đạt hiệu quả tiêu diệt liên tiếp trong hai đêm 27 và 28.

        Xuất phát từ đặc điểm của tác chiến phòng không, cấp chỉ đạo và chỉ huy chiến dịch không những chỉ đạo cách đánh chiến thuật mà còn chỉ đạo đến phương pháp xạ kích, vì mục đích cao nhất của chiến dịch là bắn trúng, bắn rơi máy bay tại chỗ, bát sống giặc lái. Cán bộ chiến sĩ các đơn vị cơ sở thường xuyên rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc, phân tích một cách khoa học từng trận đánh thắng và từng trận đánh không thành công, nhất là các trận đánh máy bay B-52 của tên lửa và không quân. Do đó, đêm đầu tiên mới chỉ có hai tiểu đoàn bắn rơi B-52 tại chỗ, qua rút kinh nghiệm, hầu hết các đơn vị đều bần rơi B-52. Quá trình nghiên cứu đánh B-52, chúng ta đã chú trọng đi sâu nghiên cứu và tìm phương pháp xạ kích thích hợp. Trong các cuộc hội thảo và tập huấn về cách đánh B-52 đã tập trung và giải quyết phương pháp xạ kích của tên lửa, thao tác phát hiện B-52 của rađa và biện pháp chiến thuật đánh B-52 của không quân. Do đó, trong quá trình tác chiến chiến dịch, cách đánh B-52 ngày càng hoàn thiện và có hiệu quả. Từ lúc đầu bắn B-52 bằng một phương pháp điều khiển đã tiến đến vận dụng đánh bằng tất cả các phương pháp điều khiển, chuyển hoá các phương pháp rất linh hoạt. Thậm chí trong một trận có đơn vị đã vận dụng sáng tạo quy tắc xạ kích, kết hợp được nhiều phương pháp điều khiển, đạt hiệu quả tiêu diệt cao. Đối với không quân, những ngày đầu đã vượt mọi khó khăn trong điều kiện sân bay bị đánh phá, tích cực cất cánh, đánh đúng đối tượng B-52. Nhưng chưa bắn rơi được B-52 mới chỉ tạo được hiệu quả ngăn chặn, phá thế liên kết từ xa của địch. Quân chủng đã tập trung chỉ đạo không quân một cách cụ thể về phương pháp tiếp cận và biện pháp chọc qua hàng rào máy bay F4 bảo vệ để tiêu diệt B-52, đồng thời tạo mọi điều kiện cho không quân đánh được B-52.

        Tuy nhiên, trong quá trình tác chiến, Bộ tư lệnh chiến dịch chưa chú ý chỉ đạo đúng mức chiến thuật của pháo cao xạ. Do đó, hiệu quả chiến đấu của cao xạ chưa phát huy được đây đủ, nhất là đánh đêm, đánh trong thời tiết xấu, đánh máy bay F-111A ở độ cao thấp. Chỉ đạo chiến thuật của không quân còn chậm, nên trong các trận đánh then chốt, then chốt quyết định, hiệu quả chiến đấu của không quân chưa được phát huy đầy đủ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #96 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 02:44:07 pm »


        - Vận dụng sáng tạo đúng đắn nguyên tắc "tích cực tiêu diệt địch bảo vệ mục tiêu" là một vấn đề quan trọng của nghệ thuật chiến dịch phòng không.

        Mối quan hệ giữa tiêu diệt địch và bảo vệ mục tiêu được vận dụng một cách linh hoạt trong tác chiến chiến dịch. Nói chung bảo vệ mục tiêu luôn luôn được coi là mục đích của hoạt động phòng không. Để bảo vệ mục tiêu trước các cuộc tập kích đường không của địch, ta vận dụng cả hai biện pháp: tích cực tiêu diệt địch và chủ động phòng tránh. Như vậy, tiêu diệt địch là một trong hai biện pháp để bảo vệ mục tiêu. Tuy nhiên, tuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ đặt ra và điều kiện cụ thể về lực lượng, có thể trong một trận đánh nào đó, một đợt đánh nào đó, lực lượng phòng không được xác định nhiệm vụ tiêu diệt địch là chính, thì việc bảo vệ mục tiêu, một phần do kết quả tiêu diệt địch, lại phải lấy biện pháp phòng tránh là chính. Chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 là một điển hình về vận dụng sáng tạo nguyên tác cơ bản trên trong bối cảnh cụ thể.

        Trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, vấn đề tiêu diệt B-52 và bắt sống giặc lái được đặt thành mục tiêu hàng đầu cho lực lượng phòng không chiến dịch.

        Ở giai đoạn quyết định của cuộc chiến tranh, Ních-xơn sử dụng con bài chiến lược B-52 để răn đe gây sức ép với ta. Do đó, ta quyết tâm tập trung tiêu diệt B-52 và bắt sống giặc lái để ép lại chúng là một quyết tâm hoàn toàn chính xác và củng là nét độc đáo trong xác định mục tiêu của chiến dịch, Đương nhiên, khi mục tiêu chiến lược và quyết tâm chiến dịch đã đặt ra thì thế trận, sử dụng lực lượng và cách đánh cần phải tập trung giải quyết để thực hiện cho được quyết tâm đó. Trong điều kiện lực lượng có hạn, ta phải chấp nhận kết quả bảo vệ từng mục tiêu cụ thể không lớn lắm. Đó cũng là thực trạng của tình hình. Trong số máy bay B-52 bị bắn rơi, chỉ có một chiếc duy nhất chưa kịp ném bom.

        Trên góc độ chiến dịch, bảo vệ mục tiêu còn được hiểu theo nghĩa rộng. Chiến dịch bảo vệ một địa bàn rộng lớn trong đó có Hà Nội, Hải Phòng và nhiều trung tâm khác, trong đó Hà Nội là khu vực bảo vệ chủ yếu. Tuy có bị tổn thất một số mục tiêu cụ thể nhưng nhìn chung Hà Nội, Hải Phòng và các trung tâm khác vẫn được giữ vững. Một số mục tiêu giao thông cụ thể bị địch đánh phá liên tục như Đông Anh Yên Viên, Giáp Bát, nhưng cả một hệ thống giao thông chiến dịch, giao thông chiến lược vẫn thông suốt, hàng chi viện cho miền Nam ngày càng nhiều.

        Điều đó củng có nghĩa: ta lấy tập trung tiêu diệt nhiều B-52, bắn rơi nhiều B-52 tại chỗ, bắt sống giặc lái, làm mục đích hành động. Nhưng qua đó buộc địch phải đánh giãn ra khỏi Hà Nội, buộc địch phải kết thúc sớm cuộc tập kích củng làm tăng độ an toàn cho hệ thống mục tiêu bảo vệ của chiến dịch.

        Tích cực tiêu diệt địch và chủ động phòng tránh giữ gìn lực lượng ta để đánh địch có mối quan hệ biện chứng cần được giải quyết tốt trong chiến dịch.


        Các lực lượng phòng không chiến dịch, bên cạnh việc tích cực đánh địch còn chủ động thực hiện tốt các biện pháp nguy trang nghi binh, công sự che chắn, sử dụng các biện pháp linh hoạt "gạt" tên lửa tự dẫn của địch, phát sóng hợp lý hạn chế không để địch đánh lại ta, giữ gìn lực lượng đánh địch liên tục và có hiệu quả. Trong tác chiến chiến dịch, chúng ta coi trọng việc xây dựng nhiều trận địa dự bị, sân bay dự bị, tạo điều kiện vận dụng linh hoạt chiến thuật cơ động để đánh địch và bảo toàn lực lượng ta. Vấn đề giữ gìn lực lượng được đặt vào trong nội dung kế hoạch chiến dịch, được thực hiện từng bước theo quá trình tác chiến chiến dịch.

        Các cơ sở hậu phương nhà máy, kho tàng được sơ tán phân tán triệt để, các máy bay củng thực hiện sơ tán, phân tán cất giấu để hạn chế tổn thất, nhưng đồng thời vẫn bảo đảm sẵn sàng cất cánh đánh địch.

        Do nhận thức đầy đủ ý nghĩa của mối quan hệ tích cực tiêu diệt địch với chủ động phòng tránh giữ gìn lực lượng ta, trong chiến dịch, ta đã hạn chế được tổn thất đến mức thấp nhất, duy trì được sức chiến đấu liên tục để đánh địch. Có thể nói, trong những năm tháng chống chiến tranh phá hoại tàn bạo của đế quốc Mỹ, nguyên tắc cơ bản trên đã thấm sâu trong cả quân và dân ta, trong lực lượng chiến đấu, phục vụ chiến đấu, lực lượng sản xuất và nhân dân nói chung.

        Trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, các cấp lãnh đạo và chỉ huy, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đã thực hiện mối quan hệ này một cách tích cực chủ động và sáng tạo.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #97 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 02:46:22 pm »


V. CHỐNG CHIẾN TRANH ĐIỆN TỬ CỦA ĐỊCH CÓ HIỆU QUẢ LÀ MỘT YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG TRONG CÁCH ĐÁNH CHIẾN DỊCH, TRONG ĐÓ CON NGƯỜI CÓ Ý CHÍ CAO VÀ CÓ TRÌNH ĐỘ ĐIÊU LUYỆN GIỮ VAI TRÒ CHỦ YẾU, KẾT HỢP CHIẾN THUẬT VỚI KỸ THUẬT, LẤY CHIẾN THUẬT LÀM TRUNG TÂM
       
        Tác chiến điện tử là một trong những biện pháp tác chiến cơ bản trong chiến tranh hiện đại, đặc biệt luôn gần liền với hoạt động của không quân.

        Với lợi thế của nền công nghiệp hiện đại, ngay từ khi tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, không quân Mỹ đã sử dụng tác chiến điện tử ngày càng phức tạp hơn, đa dạng hơn, cường độ ngày càng mạnh hơn để đối phó với lực lượng phòng không.

        Trong cuộc tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng tháng 12 năm 1972, tác chiến điện tử được coi là một biện pháp quyết định nhất bảo đảm an toàn cho B-52 vượt qua hệ thống hoả lực phòng không, đặc biệt vượt qua hoả lực tên lửa. Kẻ địch đã chủ quan khẳng định rằng, với biện pháp và khả năng tác chiến điện tử của chúng, rađa và tên lửa của ta sẽ bị vô hiệu hoá, không phát hiện được và từ đó cũng không đánh được. Chúng ta không phủ nhận tác dụng to lớn về lĩnh vực tác chiến điện tử của Mỹ đã gây cho ta không ít khó khăn trong chiến đấu. Từ thực tiễn chiến tranh cho chúng ta thấy, nếu đối phó với chiến tranh điện tử của địch không thành công, thì hiệu quả tác chiến của chiến dịch khó đạt được. Mặt khác cũng từ thực tiễn đấu tranh điện tử với địch trong chiến tranh, ta thấy đây là một vấn đề rất phức tạp, cần phải tổ chức nghiên cứu công phu, kết hợp cả chiến thuật với kỹ thuật.

        Trong cuộc tập kích đường không chiến lược, Mỹ sử dụng đồng thời cả ba lực lượng: không quân chiến lược B-52, không quân chiến thuật và không quân hải quân. Trong đó không quân chiến lược B-52 là chủ yếu, nhưng lực lượng chiến thuật của chúng cúng rất lớn (gần một nghìn máy bay). Do vậy, không gian nhiễu hỗn hợp các loại càng phức tạp. Nhiệm vụ của chiến dịch đòi hỏi phải tách được B-52 ra, đánh đúng và tiêu diệt nhiều B-52 rơi tại chỗ là một yêu cầu rất cao. Cuộc đấu tranh điện tử trong chiến dịch lại càng khó khăn, càng quan trọng, và quyết ỉiệt hơn nhiều. Nếu chống tác chiến điện tử của địch không có hiệu quả thì chúng ta không thể tiêu diệt được B-52 tại chỗ, nhiệm vụ chiến dịch khó hoàn thành.

        Thực tiễn của chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, chúng ta đã thắng trên lĩnh vực đấu tranh điện tử với địch.

        Bộ đội rađa, ngay từ phút đầu đã phát hiện được B-52 từ xa thông báo kịp thời cho các cấp, các lực lượng giành chủ động đánh địch và báo động kịp thời cho nhân dân phòng tránh. Đồng thời nhiều trận đã bảo đảm tình báo B-52 phục vụ dẫn đường cho không quân tiếp cận đúng các tốp B-52 để đánh địch.

        Bộ đội tên lửa đã tập trung đánh đúng đối tượng B-52, nhanh chóng phân biệt được "B-52 giả", thực hiện đánh có hiệu quả, bắn rơi nhiều B-52 tại chỗ, thực hiện tốt mục tiêu chiến dịch. Địch đã phóng hàng chục quả tên lửa tự dẫn vào trận địa, nhưng đều bị bộ đội tên lửa "gạt" ra ngoài, chỉ có một quả trúng trận địa.

        Không quân đã cất cánh nhiều lần, tiếp cận đúng đối tượng B-52 và đã tiêu diệt được B-52.

        Bộ đội cao xạ tầm cao cũng đả tập trung đánh B-52 và đã tiêu diệt được B-52 bằng khí tài tổng hợp.

        Có thể nói đây là một bất ngờ lớn nhất đối với địch. Sự ngạo mạn chủ quan về sức mạnh tác chiến điện tử trong cuộc tập kích đường không chiến lược của Mỹ đã bị lực lượng phòng không Việt Nam đánh bại.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #98 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 02:48:38 pm »


        Tử thực tiễn nghệ thuật đấu tranh điện tử với địch trong chiến dịch phòng không thảng 12 năm 1972, ta thấy nổi lên mấy vấn đề:

        Cuộc đấu tranh điện tử trở thành một tiêu điểm về đối chọi ý chí và trí tuệ giữa ta và địch trong chiến dịch phòng không
. Tác chiến điện tử cũng như các hình thái tác chiến khác, thông thường hai bên tìm cách tiêu diệt lẫn nhau. Trong tác chiến điện tử, thông thường phải tiến hành cả hai biện pháp: gây nhiễu cho đối phương và phá nhiễu của đối phương. Nhưng điều kiện thực tế của ta trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước, chúng ta chưa có thiết bị để gây nhiễu cho không quân địch và củng chưa có thiết bị để chế áp, phá nhiễu của địch. Do đó, việc đấu tranh điện tử với không quân địch trong chiến tranh phá hoại và đặc biệt trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 vô cùng khó khăn. Với quan điểm vũ khí luận, kẻ địch cho rằng lực lượng phòng không Việt Nam hoàn toàn bất lực trước sức mạnh tác chiến điện tử của chúng. Nhưng cuộc đọ sức quyết liệt giữa ta và địch trong chiến dịch, chúng ta đã thẳng.

        Quán triệt tư tưởng tiến công trong nghệ thuật chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, trọng tâm trong công tác lãnh đạo chỉ huy chiến dịch là củng cố ý chí quyết đánh thắng. Chỉ có trên cơ sở quyết đánh thắng mới chủ động tích cực nghiên cứu cách đánh thắng địch trong điều kiện tác chiến điện tử phức tạp, hiện đại nhất của Mỹ. Kẻ địch chủ yếu dựa vào nhiễu để vượt qua hệ thống phòng không và phóng tên lửa có điều khiển từ xa để phá huỷ phòng không. Chúng ta phải tìm cách phá vỡ chỗ mạnh của địch, buộc địch phải bộc lộ mặt yếu, mới đánh được địch có hiệu quả. Vũ khí trang bị dù hiện đại đến đâu củng không bao giờ đạt được sự hoàn thiện tuyệt đối, vẫn có những hạn chế của nó. Mặt khác, tính năng của vũ khí trang bị có phát huy được hay không, còn phụ thuộc vào con người sử dụng nó. Trước hết, trong lĩnh vực đấu tranh điện tử với địch, chúng ta đã thắng về ý chí. Bộ đội rađa vẫn bình tĩnh "vạch nhiễu tìm thù" để tìm cho được B-52 ẩn náu trong khối nhiễu dày đặc bao quanh nó, trong khi các tốp cường kích hộ tống đánh phá liên tục vào trận địa, nhất là các trận địa phía trước. Bộ đội tên lửa vẫn bình tĩnh điều khiển chính xác đạn tên lửa vào B-52 trong khi tên lửa tự dẫn của địch phóng xuống lợi dụng cánh sóng rađa của ta đang lao vào trận địa. Bộ đội không quân vẫn dũng cảm chọc thủng lớp máy bay bảo vệ F4 chọn hướng công kích ít bị nhiễu nhất để tiêu diệt B-52. Bộ đội pháo cao xạ 100mm, bằng khí tài tổng hợp vẫn dũng cảm hiên ngang tạo màn đạn quanh B-52 trong điều kiện B-52 rải thảm xuống khu vực.

        Đối với kẻ địch thì hoàn toàn ngược lại, mặc dù được trang bị đầy đủ các máy gây nhiễu với công suất khác nhau, dải tần khác nhau, tạo ra các loại nhiễu rất hiện đại và phức tạp. Nhưng hiệu quả tác chiến điện tử của địch đã tự bị hạn chế rất nhiều trước hệ thống phòng không Việt Nam, đặc biệt là hệ thống hoả lực phòng không Hà Nội, nơi chúng gọi là "toạ độ lửa". Mặc dù các tốp oanh tạc, nhất là B-52 được che chắn bởi nhiễu tiêu cực của các tốp tiêm kích tạo ra, nhiễu ngoài xa do các loại máy bay chuyên gây nhiễu EB-66 EC-130, hạm tàu để tạo bí mật bất ngờ cho ta, nhưng do hoảng sợ trước hệ thống hoả lực phòng không của ta, địch phải phát nhiễu để tự vệ và qua đó bộc lộ sự xuất hiện của nó. Các tốp hộ tống B-52 phải bám sát vào B-52 để gây nhiễu, để chặn kích không quân ta và chế áp phòng không, nhưng do hoảng sợ trước lưới lửa phòng không, trước sự xuất hiện MiG của ta đã phải nhanh chóng cơ động tránh đạn làm cho B-52 mất hẳn chỗ dựa, trở nên một mục tiêu đơn độc. Muốn lợi dụng cánh sóng của ta để đánh phá các trận địa bằng tên lửa tự dẫn thì phải để cho ta phát sóng, nhưng như vậy, lại dễ bị ta phát hiện và tiêu diệt. Do đó, địch lại phải gây nhiễu, nên hiệu quả đánh phá trận địa bị hạn chế. Từ thực tiễn chiến tranh và đặc biệt qua chiến dịch phòng không năm 1972, chúng ta có thể khẳng định: dù phương tiện hiện đại đến đâu, nếu không có ý chí cũng sẽ không phát huy được đầy đủ tính năng của nó. Đây thực sự là một cuộc đối chọi cả về ý chí và trí tuệ giữa ta và địch trong chiến dịch.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #99 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 02:50:00 pm »


        Thành công của ta trên lĩnh vực đấu tranh điện tử với địch trong chiến dịch là một sự kế thừa và vận dụng sáng tạo kinh nghiệm trong cuộc chiến tranh.

        Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, tác chiến điện tử của địch nhằm vô hiệu hoá và phá huỷ hệ thống phòng không chủ yếu tập trung trên hai lĩnh vực gây nhiễu và phóng tên lửa tự dẫn đánh phá phòng không của ta.

        Cuộc đấu tranh chống điện tử của địch được tiến hành một cách kiên trì, liên tục trong suốt cuộc chiến tranh. Đây thực sự là một cuộc đấu trí rất quyết liệt của lực lượng phòng không với không quân Mỹ.

        Không quân Mỹ luôn cải tiến, phát triển kỹ thuật nhiễu, từ nhiễu tiêu cực đến nhiễu tích cực, từ nhiễu ngụy trang đến nhiễu tạo giả mục tiêu và nhiễu đạn tên lửa. Chiến thuật gây nhiễu của Mỹ củng thay đổi từ gây nhiễu ngoài đội hình đến gây nhiễu trong đội hình rồi kết hợp các loại nhiễu, kết hợp các thủ đoạn tạo nên một không gian nhiễu đa tạp và biến động, gây ra không ít khó khăn cho lực lượng phòng không, nhất là rađa, tên lửa và không quân.

        Tác chiến điện tử là một lĩnh vực được thực hiện hiện bằng phương tiện kỹ thuật điện tử và kỹ thuật điều khiển rất hiện đại. Do đó, việc nghiên cứu tìm hiểu nhiễu của địch vô cùng khó khăn, đòi hỏi phải có một thời gian. Trong điều kiện thực tế của chiến tranh chống Mỹ, chúng ta chưa có được thiết bị thu nhiễu của địch và phân tích kỹ thuật nhiễu của chúng một cách đầy đủ. Hầu hết các loại nhiễu của địch gây ra đều được cán bộ chiến sĩ từ đơn vị trực tiếp chiến đấu phát hiện qua hình thức- thể hiện của nó trên màn rađa. Từ việc cảm nhận nó, hiểu nó đến đối phó thắng lợi với nó là cả một quá trình nghiên cứa công phu. Thông thường từng loại nhiễu của địch, chúng ta phải nghiên cứu trong một thời gian mới tìm được biện pháp đối phó có hiệu quả. Trong quá trình chiến tranh các lực lượng không quân chiến thuật, không quân hải quân, lực lượng B-52 của Mỹ củng sử dụng các trang thiết bị điện tử khác nhau, với thủ đoạn khác nhau. Nhưng hầu hết kỹ thuật nhiễu, thủ đoạn nhiễu, thủ đoạn phóng tên lửa tự dẫn của không quân chiến thuật, không quân hải quân, chúng ta đã dày công nghiên cứu đối phó từng bước có hiệu quả. Riêng đối với lực lượng ném bom chiến lược B-52 của Mỹ, chúng ta mới chỉ bước đầu phát hiện được những dấu hiệu đặc trưng của nhiễu, thủ đoạn nhiễu, nhưng chưa tìm được cách đánh có hiệu quả để bắn rơi B-52 tại chỗ. Do đó, ngay trong giai đoạn chuẩn bị chiến dịch, bộ đội rađa, tên lửa vẫn còn tiếp tục triển khai nghiên cứu hoàn thiện các biện pháp đối phó với nhiễu của địch, đặc biệt là nhiễu của B-52, từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống tài liệu để huấn luyện bộ đội. Trong cuộc tập kích đường không chiến lược tháng 12 năm 1972, địch sử dụng tổng hợp các loại nhiễu, thực hiện tổng hợp các thủ đoạn gây nhiễu. Đấu tranh điện tử với địch trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, không phải chỉ đơn thuần đối phó riêng lẻ từng loại nhiễu, từng thủ đoạn, mà phải đối phó đồng thời tổng hợp các loại nhiễu và các thủ đoạn nhiễu của địch. Vấn đề đấu tranh điện tử với địch trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 trở nên vô cùng gay go phức tạp, đòi hỏi bộ đội phải vận dụng rất linh hoạt và sáng tạo những kinh nghiệm đã có được trong chiến tranh.

        Thành công về đấu tranh điện tử với địch trong chiến dịch phòng không thảng 12 năm 1972 biểu hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa các lĩnh vực chiến thuật, kỹ thuật, lấy chiến thuật làm chính.

        Đấu tranh điện tử với địch là một lĩnh vực khoa học kỹ thuật hiện đại, ngoài ý chí quyết thắng, còn đòi hỏi cán bộ chiến sĩ phải có một trình độ rất cao, hiểu biết sâu sắc cả về kỹ thuật và chiến thuật.

        Trong điều kiện nền công nghiệp của ta còn hạn chế, kỹ thuật của ta còn ở mức độ nhất định, vũ khí trang bị phần lớn thuộc thế hệ cũ, tính năng kỹ thuật hạn chế, rất dễ bị địch gây nhiễu, chúng ta không thể lấy vũ khí chọi vũ khí, kỹ thuật chọi kỹ thuật với không quân Mỹ. Trong điều kiện đó, chúng ta luôn luôn xác định phương châm trên cơ sở nắm vững kỹ thuật, lấy chiến thuật làm chính để đối phó với địch.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM