Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:46:52 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972  (Đọc 27675 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #80 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 02:09:46 pm »

        Nghiên cứu phán đoán địch trước khi chúng hành động là một vấn đề vô cùng quan trọng để chủ động chuẩn bị. Nhưng vấn đề có ý nghĩa quyết định nhất đối với phòng không là phải phát hiện sớm, theo dõi liên tục sự hoạt động trên không của địch mới bảo đảm đánh tháng địch. Trong chiến địch phòng không năm 1972 chúng ta đã khai thác triệt để mọi phương tiện cả thô sơ và hiện đại, kết hợp các trạm trinh sát kỹ thuật của Bộ, của quân chủng, các trạm rađa tuyến ngoài, tuyến trong, các vọng quan sát mắt dọc biên giới và trên đảo để phát hiện B-52 từ xa, theo dõi nắm chắc địch được liên tục. Trong nhiều trường hợp bị nhiễu dày đặc, ta đã dùng rađa tuyến ngoài phát sóng theo dõi địch từ phía sau, từ bên sườn, dùng các vọng quan sát mắt ở biên giới phát hiện thông báo vào tuyến trong. Có thể nói hệ thống trinh sát địch trên không trong chiến dịch được tổ chức, sử dụng rất linh hoạt và sáng tạo.

        Trong chiến dịch, phải tổ chức nghiên cứu địch thường xuyên liên tục mới có cơ sở nghiên cứu đánh giá địch một cách nhanh chóng chính xác.

        Chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 tiến hành vào giai đoạn cuối cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mỹ. Do đó, việc nghiên cứu đánh giá địch trong chiến dịch có nhiều thuận lợi. Chúng ta đã nắm vững khá chính xác quy luật của chiến tranh, quy luật hoạt động của từng lực lượng không quân địch trong chiến tranh phá hoại, đã khám phá ra chỗ mạnh chỗ yếu trong từng biện pháp kỹ thuật, thủ đoạn chiến thuật của địch nhất là thủ đoạn gây nhiễu và phóng tên lửa tự dẫn của chúng. Đặc biệt đối với B-52, chúng ta đã tổ chức nghiên cứu rất công phu. Ngay từ đầu cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, khi B-52 mới đánh phá tuyến giáp ranh, trung đoàn tên lửa 238 đã được lệnh vào "phục sẵn" nghiên cứu đánh B-52 tại chiến trường nam Quân khu 4 . Những năm tiếp sau, nhiều trung đoàn tên lửa và không quân đã vào chiến trường trực tiếp đánh B-52 với phương châm vừa đánh vừa nghiên cứu, tìm hiểu kỹ thuật và chiến thuật của địch. Nhờ kết quả của quá trình "vừa đánh địch vừa nghiên cứu địch" suốt bảy năm chiến tranh vô cùng ác liệt với không quân địch, nên trong chiến dịch, ta đã đánh giá địch khá chính xác, tạo cơ sở cho ta giành và giữ chủ động. Ngày nay đất nước đã hoà bình, nhưng việc tổ chức nghiên cứu địch thường xuyên liên tục vẫn là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng để lực lượng phòng không giành và giữ chủ động ngay từ đầu chiến tranh.

        Phải có ý chí, có trí tuệ và phải có cách xem xét khoa học mới có thể nghiên cứu đánh giá địch một cách chính xác.

        Nghiên cứu đánh giá địch là một vấn đề có tính nghệ thuật rất cao, phải có đầy đủ trí tuệ, phải có cách xem xét khoa học và thường xuyên liên tục mới có thể từ thực tiễn, từ những dấu hiệu riêng lẻ của địch khái quát thành quy luật, mới có thể từ những dấu hiệu bên ngoài phát hiện ra bản chất bên trong các hành động của địch, mới thấy hết chỗ mạnh, chỗ yếu của chúng để tìm cách đánh đạt hiệu quả cao nhất. Có thể nói trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, ta đã kết hợp chặt chẽ nghiên cứu địch ở tất cả các cấp: chiến lược, chiến dịch, chiến thuật và kỹ thuật, tạo nên một bức tranh toàn cảnh về cuộc tập kích đường không chiến lược của địch một cách khá đầy đủ, chính xác và cụ thể.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #81 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 02:12:21 pm »


II. XÁC ĐỊNH CÁCH ĐÁNH ĐÚNG, CHUẨN BỊ CHU ĐÁO TOÀN DIỆN ĐỂ GIÀNH CHỦ ĐỘNG ĐÁNH THẮNG NGAY TỪ NGÀY ĐẦU VÀ TRONG QUÁ TRÌNH CHIÊN DỊCH

        1. Cách đánh chiến dịch.

        Chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng lực lượng không quân ném bom chiến lược B-52 của Mỹ là một cuộc đọ sức quyết liệt, đòi hỏi Bộ tư lệnh chiến dịch phải vận dụng mọi sức lực và trí tuệ xác định cách đánh đúng, chuẩn bị chu đáo, toàn diện để các lực lượng chiến dịch giành chủ động đánh tháng địch ngay từ đầu và trong quá trình chiến dịch. Trong cuộc tập kích đường không chiến lược, Ních-Xơn đã sử dụng lực lượng lớn không quân chiến lược (50%) và toàn bộ không quân chiến thuật, không quân hải quân ở khu vực Đông Nam Á hòng tạo sức mạnh áp đảo. Nếu chúng ta không xác định được cách đánh thích hợp, không có sự chuẩn bị chu đáo, toàn diện thì chiến dịch dễ bị động, khó giành tháng lợi. Do vậy, sau khi quán triệt yêu cầu của chiến lược, thì vấn đề đầu tiên lãnh đạo chỉ huy chiến dịch phải tập trung tâm huyết và trí tuệ để xác định cho được cách đánh của chiến dịch sao cho phát huy được tối đa sức mạnh chiến đấu của các đơn vị nhằm đạt hiệu quả tác chiến chiến dịch cao nhất. Trong cách đánh của chiến dịch phòng không phải xác định được đối tượng đánh chủ yếu, khu vực tác chiến chủ yếu, hướng đánh chủ yếu và cách sử dụng của từng lực lượng phòng không chiến dịch Trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 chúng ta đã xác định được cách đánh đúng. Đó là một vấn đề có ý nghĩa lớn về mặt nghệ thuật chiến dịch phòng không.

        Nét đặc sắc của cách đánh trong chiến dịch phòng không tháng 12 nàm 1972 được thể hiện trên mấy mặt chủ yếu: chọn đối tượng tác chiến, chọn khu vực tác chiến, tiến hành các trận đánh then chốt, then chốt quyết định và nghệ thuật tổ chức sử dụng lực lượng.

        - Chọn B-52 là đối tượng tác chiến chủ yếu của chiến dịch để tập trung tiêu diệt nhiều B-52, bắn rơi B-52 tại chỗ.

        Trong cuộc tập kích đường không chiến lược năm 1972, Mỹ sử dụng tổng số 1.066 máy bay, trong đó có 193 B-52, 453 máy bay không quân chiến thuật ở Thái Lan, 420 máy bay của hải quân trên hạm tàu. Xét về ỉực lượng thì B-52 chỉ chiếm tỉ lệ 18% trong tổng số máy bay của địch sử dụng trong cuộc tập kích. Nhưng về khả năng mang bom của B-52 lại gấp hàng chục lần so với máy bay cường kích.

        Từ sự nghiên cứu cách đánh và vai trò của từng lực lượng không quân địch trong cuộc tập kích chiến lược của Mỹ ta thấy: B-52 là lực lượng oanh tạc chủ yếu, là lực lượng cơ bản nhất của địch trong cuộc tập kích. Các lực lượng không quân chiến thuật, không quân hải quân là lực lượng đánh phá bổ sung, chế áp phòng không, chặn kích không quân ta và hộ tống cho B-52. Nếu ta không tập trung tiêu diệt B-52 thì chưa đánh gục được uy thế lực lượng ném bom chiến lược của Mỹ, lưc lượng cơ bản mà Ních-Xơn dùng để răn đe, để gây sức ép chính trị với ta. Ta đã tập trung tiêu diệt lực lượng ném bom chiến lược B-52, đánh gục con bài răn đe của Ních-xơn, để ép lại địch. Đó là một lối đánh trúng nhất, hiểm nhất để nhanh chóng kết thúc chiến dịch. Nhưng đây là vấn đề khó, vì trong nhiều năm chúng ta đã cho lực lượng tên lửa, không quân trực tiếp đánh B-52 trên chiến trường, nhưng chưa có chiếc B-52 nào rơi tại chỗ. Đối tượng B-52 còn nhiều bí ẩn ta chưa khám phá hết.

        Trên cơ sở phân tích mục tiêu chính trị của Ních-xơn trong cuộc tập kích đường không chiến lược, yêu cầu chiến lược đối với chiến dịch phòng không, chúng ta đã xác định B-52 là đối tượng tác chiến chủ yếu của chiến dịch. Đây là một quyết tâm rất cao của chiến dịch. Trong bối cảnh cụ thể, lực lượng phòng không đang phải đồng thời thực hiện cả ba nhiệm vụ: bảo vệ yếu địa Hà Nội, Hải Phòng, bảo vệ vận chuyển chiến lược và bảo vệ hoạt động tiến công chiến lược của ta trên chiến trường nên khó tập trung được lực lượng lớn. Các trung đoàn tên lửa đánh địch bảo vệ Hà Nội lại chưa trực tiếp đánh B-52 trong chiến tranh. Trong cuộc tập kích chiến lược, địch sẽ tổ chức bảo vệ B-52 hết sức chặt chẽ bằng điện tử và bằng hoả lực. Chọn B-52 để đánh cũng có nghĩa là đánh ngay vào đối tượng chính, đánh vào chỗ mạnh nhất của địch trong cuộc tập kích, nên sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhưng nếu ta vượt qua được khó khăn, tiêu diệt nhiều B-52, bắt sống giặc lái sẽ làm mất chỗ dựa cơ bản của Ních-Xơn buộc phải kết thúc sớm cuộc tập kích đường không chiến lược và tác động mạnh nhất tới chiến lược chiến tranh của chúng. Đó là một lối đánh trúng nhất, hiểm nhất của nghệ thuật chiến dịch Việt Nam. Thực tiễn trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 chúng ta đã tập trung tiêu diệt nhiều B-52, bắn rơi B-52 tại chỗ, bắt sống giặc lái, đã phá vỡ thế tiến công của địch, làm rung chuyển xã hội Mỹ, làm tan vỡ ý đồ tạo thế mạnh của Nhà Trắng và Lầu Năm Góc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #82 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 02:14:19 pm »

        - Xác định Hà Nội là khu vực tác chiến chủ yếu của chiến dịch.

        Xác định khu vực tác chiến là một yếu tố cơ bản nhất để lập thế trận chiến dịch. Trong tác chiến phòng không luôn luôn đánh địch trên thế trận đã bố trí trước. Với quan điểm lấy ít địch nhiều, lực lượng ta có hạn, không thể bố trí một thế trận dàn trải. Một trong những nguyên tắc của tác chiến phòng không là phải tập trung lực lượng ở khu vực tác chiến chủ yếu. Nhưng việc chọn khu vực tác chiến chủ yếu để đạt hiệu quả cao cũng là một vấn đề cơ bản của cách đánh chiến dịch.

        Trên miền Bắc có nhiều thành phố, nhiều khu công nghiệp, nhiều trọng điểm giao thông. Mỗi một khu vực có vị trí quan trọng khác nhau. Tuỳ thuộc ý định tập kích trong từng đợt mà địch tổ chức đánh phá các khu vực ở mức độ khác nhau.

        Nghiên cứu quy luật chiến tranh phá hoại của Mỹ và phân tích vai trò của từng khu vực ta thấy: Hà Nội luôn luôn là khu vực mà đế quốc Mỹ để dành lại nấc thang cao nhất. Để ép ta về chính trị thì Ních-Xơn phải dùng B-52 tập trung đánh phá Hà Nội. Vì Hà Nội là trung tâm đầu não của cách mạng cả nước, là nơi nhạy cảm nhất về chính trị. Ngoài Hà Nội ra chúng ta cũng dự kiến địch còn dùng B-52 đánh phá một số khu vực khác. Khi chọn khu vực tác chiến chủ yếu ta phải cân nhắc xem xét trên nhiều mặt: ý nghĩa chiến lược, chiến dịch của từng khu vực, sự tập trung lực lượng của địch trên từng khu vực, khó khăn của ta trên từng khu vực. Xuất phát từ yêu cầu chiến lược, chiến dịch ta đã chọn B-52 là đối tượng tác chiến chủ yếu của chiến dịch, thì việc xác định Hà Nội là khu vực tác chiến chủ yếu của chiến dịch cũng là một sự lựa chọn chính xác. Bởi vì địch sẽ tập trung lớn nhất lực lượng B-52 để đánh phá Hà Nội. Việc chọn Hà Nội là khu vực tác chiến chủ yếu để tập trung lực lượng "đối đầu với B-52", khu vực tập trung nhất của địch, khu vực tác chiến quyết liệt nhất biểu hiện ý chí quyết đánh và quyết thắng rất cao của ta trong chiến dịch.

        Lực lượng của Quân chủng Phòng không- Không quân giữ vai trò nòng cốt có ý nghĩa quyết định cho thắng lợi của chiến dịch, trong đó tên lửa là lực lượng chủ yếu tiêu diệt B-52 trong chiến dịch.

        Trên cơ sở nghiên cứu phân tích đối tượng tác chiến chủ yếu, cách đánh của địch trong cuộc tập kích đường không chiến lược, cán cứ vào nhiệm vụ chiến dịch và khả năng của từng lực lượng, từng binh chủng lãnh đạo và chỉ huy chiến dịch đã xác định rõ chức năng nhiệm vụ cho từng lực lượng, từng binh chủng một cách phù hợp:

        Lực lượng của Quân chủng Phòng không- Không quân luôn luôn giữ vai trò nòng cốt có ý nghĩa quyết định cho thắng lợi của chiến dịch. Trong Quân chủng Phòng không- Không quân củng có nhiều binh chủng khác nhau, mỗi binh chủng cũng có vai trò nhiệm vụ cụ thể khác nhau:

        Bộ đội rađa có nhiệm vụ thường xuyên quản lý vùng trời, phát hiện địch từ xa theo dõi địch liên tục, đặc biệt đối tượng B-52, thông báo báo động kịp thời tình hình trên không cho các lực lượng tác chiến chiến dịch và phục vụ công tác phòng tránh có hiệu quả.

        Bộ đội tên lửa là lực lượng chủ yếu của chiến dịch, tập trung đánh B-52, tập trung đánh địch ở khu vực tác chiến chủ yếu Hà Nội, Hải Phòng. Trong quá trình chiến dịch, nhiệm vụ của tên lửa được xác định cụ thể chỉ tập trung đánh B-52.

        Bộ đội không quân là lực lượng cơ động đánh địch vòng ngoài, tiêu diệt và phá vỡ thế tiến công từ xa của B-52, tạo điều kiện cho tên lửa phía trong đánh địch. Khi tên lửa ngừng hoạt động, không quân làm nhiệm vụ thay thế tên lửa đánh địch ngay trên khu vực mục tiêu để bảo vệ mục tiêu và tên lửa.

        Bộ đội cao xạ là lực lượng đánh địch tầng thấp trực tiếp bảo vệ các mục tiêu quan trọng của chiến dịch. Trong quá trình chiến dịch, một số trung đoàn cao xạ còn được điều động làm nhiệm vụ đánh địch trực tiếp bảo vệ tên lửa.

        Bộ đội phòng không quân khu tổ chức thành các cụm đánh địch trực tiếp bảo vệ mục tiêu quan trọng. Lực lượng phòng không địa phương, dân quân tự vệ và các tổ bắn máy bay bằng súng bộ binh tạo thành một hệ thống hoả lực phòng không rộng khắp có nhiệm vụ đánh địch hoạt động ở độ cao thấp, đánh địch liên tục, đánh địch trên mọi đường bay, tổ chức bắt giặc lái và đánh địch đến cứu giặc lái. Ngoài nhiệm vụ chiến đấu, lực lượng phòng không địa phương và dân quân tự vệ còn có nhiệm vụ làm nòng cốt trong các hoạt động phục vụ chiến đấu và công tác phòng tránh góp phần quan trọng thực hiện nhiệm vụ chung của chiến dịch. Riêng pháo 100mm của các lực lượng phòng không quân chủng, phòng không quân khu, dân quân tự vệ được chỉ đạo tham gia đánh B-52 cùng với tên lửa và không quân.

        Tuy nhiên, trong việc tổ chức sử dụng lực lượng phòng không chiến dịch, cũng còn có những hạn chế: do lực lượng có hạn nên chưa tổ chức được lực lượng dự bị mạnh của chiến dịch, việc duy trì sức chiến đấu liên tục có hạn chế và thiếu lực lượng cơ động đánh địch từ xa. Chưa chủ động triển khai rộng rãi pháo 100mm để tạo hoả lực dày đặc đánh B-52. Trong các loại cao xạ chỉ có pháo 100mm đủ tầm cao đánh B-52, tuy pháo 100mm đánh các loại tiêm kích, cường kích có bị hạn chế, nhưng lại là một loại cao xạ tham gia đánh B-52 có hiệu quả. Thực tế trong chiến dịch phòng
không 1972, riêng pháo 100mm đã bán rơi ba máy bay B-52 và tham gia đánh cản phá các tốp B-52 rất tích cực.

        Tổ chức các trận đánh tập trung hiệp đồng binh chủng của Quản chủng Phòng không- Không quân để tạo nên những trận đảnh then chốt tiêu diệt lớn là chủ yếu. Kết hợp với các trận đánh quy mô nhỏ, độc lập của tất cả các lực lượng phòng không trên địa bàn chiến dịch là cốt lõi của cách đánh chiến dịch phòng không.

        Đây là sự vận dụng sáng tạo cách đánh của nghệ thuật chiến dịch Việt Nam vào điều kiện cụ thể của chiến dịch phòng không năm 1972. Đặc trưng nhất của cách đánh chiến dịch phòng không là tác chiến tập trung hiệp đồng binh chủng của Quân chủng Phòng không- Không quân. Đây là một yêu cầu rất cao trong nghệ thuật tổ chức chỉ huy tác chiến. Để thực hiện cách đánh chiến dịch, lực lượng phòng không ba thứ quân, đặc biệt lực lượng của Quân chủng Phòng không- Không quân đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển từ tác chiến độc lập nhỏ lẻ, hoạt động tác chiến hiệp đồng quy mô chiến thuật, hoạt động tác chiến tập trung có tính chất chiến dịch. Bước vào cuối 1972, chúng ta mới có đủ trình độ tổ chức tác chiến tập trung hiệp đồng binh chủng trong một chiến dịch quy mô lớn, tạo được những trận đánh then chốt tiêu diệt lớn đạt hiệu quả cao trong tác chiến chiến dịch.

        Vận dụng cách đánh hết sức linh hoạt và sáng tạo trong chiến dịch.

        Trong cách đánh của chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, các đơn vị đã vận dụng hết sức linh hoạt và sáng tạo cách đánh, kết hợp tốt giữa đánh phía trước đánh bên sườn, đánh phía sau hình thành thế bao vây hoả lực tiêu diệt địch, đánh liên tục từ xa đến gần đánh địch trên nhiều độ cao phá thế liên kết của chúng làm cho địch bị lúng túng không đối phó được, tao điều kiện tập trung tiêu diệt B-52. Các đơn vị đã vận dụng khá nhuần nhuyễn và linh hoạt các phương pháp xạ kích đạt hiệu quả chiến đấu cao. Đây là một nét rất độc đáo, sáng tạo trong cách đánh của chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #83 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 02:18:14 pm »

       
        2. Chuẩn bị  tác chiến chiến dịch.

        Sau khi đã xác định được cách đánh chiến dịch, lãnh đạo chỉ huy chiến dịch phải tập trung nỗ lực chuẩn bị mọi mặt để thực hiện cách đánh chiến dịch một cách hiệu quả nhất, giành chủ động đánh thắng ngay từ đầu và trong quá trình chiến dịch. Hai vấn đề cần tập trung nhất chuẩn bị cho chiến dịch phòng không là thế trận và lực lượng.

        Xây dựng thế trận của chiến dịch phòng không.

        Tác chiến phòng không luôn luôn thực hành đánh địch trên thế đã bố trí sẵn. Trong chiến dịch phòng không, thế trận bố trí không hợp lý, chuyển hoá thế trận không kịp thời sẽ không phát huy được khả năng tác chiến của chiến dịch. Lập thế trận và chuyển hoá thế trận đòi hỏi tư duy nghệ thuật năng động và sáng tạo của người chỉ huy và cơ quan chỉ huy chiến dịch. Yêu cầu cao nhất của việc lập thế trận, chuyển hoá thế trận là tạo được lợi thế tối đa để phát huy sức mạnh chiến đấu của các lực lượng, của các loại vũ khí trang bị nhằm thực hành cách đánh của chiến dịch. Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của chiến dịch là bắn rơi tại chỗ nhiều B-52, bắt sống giặc lái. Do đó thế trận của chiến dịch phòng không năm 1972 chủ yếu là xác lập thế trận đánh B-52. Khác với thế trận đánh địch trong các đợt tập trung quy mô chiến dịch bảo vệ Hà Nội Hải Phòng trong những năm 1966, 1967. Đặc trưng của thế trận chiến dịch phòng không năm 1972 là thế trận tập trung đảnh B-52, lấy lực lượng tên lửa làm cơ sở để tạo thế và chuyển hoá thế trận.

        Trong quá trình lập thế trận của chiến dịch phòng không, ta đã nghiên cứu cân nhắc nhiều mặt: nhiệm vụ chiến dịch, cách đánh của địch, cách đánh của ta, lực lượng và điều kiện chiến trường. Thế trận chiến dịch nhằm hạn chế chỗ mạnh, khai thác chỗ yếu của địch, phát huy thế mạnh của ta để đánh địch đạt hiệu quả cao.

        Nói chung lực lượng là cơ sở của thế, lực càng mạnh càng có khả năng tạo ra thế mạnh. Nhưng thế trận hợp lý thì sức mạnh của chiến dịch cũng được nhân lên gấp nhiều lần. Trong điều kiện lực lượng của ta có hạn thì lập thế trận như thế nào để tạo được thế mạnh đánh địch. Lập thế trận trên cơ sở lực lượng có hạn là một yêu cầu rất cao trong tư duy nghệ thuật quân sự của người chỉ huy.

        Thế trận của chiến dịch phòng không được thiết lập và chuyển hoá trên cơ sở hệ thống trận địa, hệ thống sân bay, .hệ thống đường cơ động đã xây dựng trước, trên cơ sở địa hình khu vực và đường bay của địch. Vũ khí trang bị phòng không tương đối hiện đại nhưng rất cồng kềnh, đòi hỏi phải có vị trí triển khai thích hợp và đường cơ động bảo đảm yêu cầu. Thực tiễn cho ta thấy: có những vị trí có thể đánh địch đạt hiệu quả cao, nhưng địa hình không đủ điều kiện triển khai khí tài. Ngược lại có vị trí dễ triển khai khí tài nhưng không phù hợp với hướng đánh của địch, không phát huy được hiệu quả. Đối với không quân thì điều kiện cất cánh, hạ cánh nghiêm ngặt hơn nhiều. Mặt khác, để linh hoạt trong tác chiến, chuyển hoá thế trận kịp thời, hệ thống trận địa không chỉ được xây dựng đủ cho lực lượng triển khai trước mắt, mà còn phải có nhiều trận địa dự bị để cơ động, sẵn sàng tiếp nhận lực lượng bổ sung cho chiến dịch. Chúng ta đã xây dựng gấp và sửa chứa một loạt sân bay dã chiến vòng ngoài, củng cố nhiều trận địa tên lửa, pháo cao xạ. Riêng khu vực Hà Nội, trong quá trình chiến tranh chúng ta đã xây dựng trên 30 trận địa cho tên lửa, hàng trăm trận địa cho cao xạ. Đó là một cố gắng rất lớn trong công tác chuẩn bị cho chiến dịch.

        Với lực lượng lớn, thế trận của chiến dịch phòng không thường bố trí nhiều tuyến bao quanh khu vực mục tiêu có chiều sâu, phối hợp nhiều tầng cao, bảo đảm đánh địch từ mọi hướng, trên mọi độ cao, đánh địch liên tục từ xa đến gần nhằm tiêu diệt, tiêu hao, cản phá không quân địch trước khi vào khu vực mục tiêu. Trong các đợt đánh tập trung năm 1967, khi quân chủng tập trung gần như toàn bộ lực lượng về bảo vệ Hà Nội, thì thế trận của ta bố trí một cách có bài bản và đạt hiệu quả chiến đấu cao. Nhưng trong chiến dịch phòng không 1972, do yêu cầu phải phân bố lực lượng đổng thời thực hiện ba nhiệm vụ; lực lượng phòng không trong chiến dịch rất hạn chế, đòi hỏi sự vận dụng sáng tạo, khoa học về nghệ thuật tạo thế trong điều kiện cụ thể của chiến dịch. Đó củng là một thành công, một nét đặc sắc trong nghệ thuật chiến dịch phòng không năm 1972.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #84 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 02:19:34 pm »

        Thế trận trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 được xây dựng, trước hết trên cơ sở thế bố trí của tên lửa. Từ thực tiễn trong các đợt đánh tập trung, ta thấy tên lửa luôn luôn giữ vai trò nòng cốt. Vì vậy, tên lửa phải bố trí tập trung, cơ động cúng phải bảo đảm đánh tập trung. Vì vậy, với lực lượng chiến dịch có hạn, ta bố trí tên lửa thành hai cụm lớn: Hà Nội và Hải Phòng. Còn các khu vực mục tiêu khác tổ chức các cụm pháo phòng không để bảo vệ. Trong điều kiện lực lượng tên lửa ở Hà Nội chỉ có ba trung đoàn (trong đó có một trung đoàn chưa đủ khí tài triển khai chĩến đấu). Nếu ta bố trí phân tuyến thì tuyến nào cũng mỏng, địch dễ chọc thủng và không thực hiện được đánh tập trung. Nếu ta bố trí cụm ôm sát khu vực Hà Nội thì tạo được hệ số bội chồng của hoả lực cao, thực hiện được cách đánh tập trung tiêu diệt lớn, nhưng lại không có điều kiện đánh từ xa, đánh trước khi địch vào đánh phá khu vực. Có thể nói đây là một tình huống gay cấn nhất trong quá trình phân tích lựa chọn thế trận chiến dịch. Trên cơ sở lực lượng đã có, sau khi nghiên cứu phân tích các thế trận khác nhau,  chúng ta đã chọn một thế bố trí hợp lý nhất, tối ưu nhất là đưa tên lửa vào triển khai ở các trận địa chốt, các trận địa vòng trong để tập trung hoả lực tên lửa đánh B-52 ngay trên khu vực Hà Nội. Thực tiễn chiến dịch phòng không năm 1972 đã chứng minh việc lập thế trận chiến dịch đã tạo cơ sở phát huy được hoả lực tên lửa tiêu diệt được nhiều B-52, bắn rơi nhiều B-52 tại chỗ (có chiếc rơi ngay trong nội thành), bât sống nhiều giặc lái. Tuy nhiên, với thế trận như vậy khó bảo đảm đánh địch từ xa trước khi địch cắt bom.

        Để nối liền với hoả lực tên lửa ở vòng trong, chiến dịch đã sử dụng không quân đánh chặn B-52 ở ngoài theo cánh cung phía tây từ Yên Bái đến Thanh Hoá, và sử dụng lực lượng tên lửa ở Hải Phòng vừa đánh địch bảo vệ Hải Phòng vừa làm nhiệm vụ đánh phía ngoài trên hướng đồng cho Hà Nội. Như vậy xét về mặt tổng thể, thì thế trận chiến dịch vẫn được hình thành từng cụm trọng điểm, từng hướng quan trọng, vừa rộng khắp, vừa có chiều sâu.

        Nét đặc sắc trong thế trận chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 còn là một thế trận kết hợp các cụm phòng không mạnh ở các khu vực tác chiến chủ yếu với bố trí rộng khắp trên địa bàn chiến dịch. Ở cụm phòng không Hà Nội, Hải Phòng bố trí hỗn hợp cả tên lửa và cao xạ. Ở cụm phòng không đường 1 Bắc và Thái Nguyên bố trí hỗn hợp các loại cao xạ. Với thế trận kết hợp đã bảo đảm cho chiến dịch tiến hành các trận đánh tập trung tiêu diệt lớn B-52, đồng thời bảo đảm đánh liên tục vào các loại máy bay chiến thuật của địch và sẵn sàng có lực lượng bắt sống giặc lái trên một địa bàn rất rộng của chiến dịch.

        Với cách bố trí tên lửa vào vòng trong tạo hệ thống hoả lực trùm trên mọi hướng làm cho thế trận chiến dịch tương đối ổn định, không bị xáo trộn lớn. Đó củng là một lợi thế để đánh địch liên tục. Đương nhiên, để bảo toàn lực lượng, trong từng cụm thường tiến hành cơ động chiến thuật, các đơn vị thường cơ động quanh chốt, quanh trận địa cơ bản. Nhưng hệ thống hoả lực chiến dịch vẫn ổn định. Đây là sự vận dụng nguyên tác: tập trung lực lượng vào hướng chủ yếu, bảo vệ mục tiêu chủ yếu, tạo ưu thế vào thời cơ và địa điểm thích hợp để tiêu diệt địch với hiệu suất cao.

        Trong quá trình tác chiến chiến dịch, thế trận được chuyển hoá một cách linh hoạt. Đây cũng là một thành công trong xử lý tình huống chiến dịch. Sau đêm 20, bị thất bại nặng ở Hà Nội, địch chuyển xuống đánh Hải Phòng, Thái Nguyên, đường 1 Bắc. Ta nhận định đây là hành động nghi binh chiến dịch của địch nhằm kéo tên lửa ra khỏi Hà Nội, đồng thời ta củng khẳng định, khi đánh trở lại Hà Nội, B-52 sẽ thay đổi hướng đánh. Do đó, chúng ta đã kiên quyết giữ lực lượng ở Hà Nội, đồng thời còn rút bớt hai tiểu đoàn tên lửa từ Hải Phòng lên đường 1 Bắc làm nhiệm vụ đánh địch vòng ngoài trên hướng đông bắc bảo vệ Hà Nội, điều một số trung đoàn cao xạ ở Thanh Hoá, Nam Định về tăng cường bảo vệ tên lửa ở Hà Nội. Như vậy, thế trận chiến dịch không phải xáo trộn lớn mà chỉ bổ sung hoàn thiện thế trận ở Hà Nội - khu tác chiến chủ yếu của chiến dịch.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #85 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 02:20:50 pm »

        Qua đợt một, chúng ta cũng thấy mặt hạn chế về thế bố trí của không quân trong chiến dịch. Bước vào chiến dịch, các căn cứ cất cánh của không quân bố trí bên trong khu vực mục tiêu bảo vệ để thực hiện đánh đich trên "5 cánh sao" và có hoả lực bảo vệ. Nhưng thực tiễn diễn biến rất phức tạp, các sân bay đều bị đich đánh phá ngay từ đầu và khống chế liên tục, nhất là các sân bay nằm trong trung tâm chiến dịch. Mặc dù không quân làm nhiệm vụ đánh địch phía ngoài, nhưng vì căn cứ xuất kích lại ở trong trung tâm hoả lực tên lửa, nên khi B-52 vào đánh phá, tên lửa cần tập trung hoả lực đánh địch, có lúc lại phải dừng lại để bảo đảm an toàn cho máy bay ta cất cánh, hạ cánh. Đây là một hạn chế lớn đến khả năng chiến đấu của tên lửa - lực lượng chủ công tiêu diệt B-52 trong chiến dịch. Mặt khác không quân ta cất cánh từ trung tâm chiến dịch đi ra là một điều bất lợi về chiến thuật, khó tạo được yếu tố bất ngờ, nằm trong tâm nhiễu dày đặc khó bảo đảm dẫn đường chính xác. Trên cơ sở phân tích khoa học, chiến dịch đã chuyển lực lượng MiG-21 ra sân bay tuyến ngoài cất cánh đánh B-52 tạo bất ngờ tiếp cận và đánh địch từ bên sườn, từ phía sau. Thực tiễn đợt 2 chiến dịch, việc bí mật chuyển trường của MiG-21 tạo điều kiện đánh rơi B-52 liên tục trong đêm 27 và đêm 28 là một sáng tạo linh hoạt tạo thế mới có lợi cho chiên dịch. Cúng qua chiến dịch phòng không năm 1972, ta thấy lực lượng tên lửa bảo vệ Hà Nội chưa trực tiếp đánh B-52 trong chiến tranh, nhưng nhờ học tập kinh nghiệm chiến đấu với B-52 của các đơn vị, nhờ nhanh chóng rút kinh nghiệm của những lần đánh trước, đã phát huy lợi thế bố trí, tiêu diệt nhiều B-52 nhất, bắn rơi tại chỗ nhiều B-52 nhất. Lực lượng tên lửa ở Hải Phòng, tuy đã trực tiếp đánh B-52 ở chiến trường và trận 16 tháng 4 tại Hải Phòng, nhưng điều kiện địa hình khó bố trí thế trận tập trung, chủ yếu bố trí cánh cung phía sau mục tiêu bảo vệ, nên khó đánh rơi B-52 tại chỗ. Hai tiểu đoàn tên lửa của Hải Phòng lên phối hợp đánh vòng ngoài cho Hà Nội ở đợt 2 đã bắn rơi tại chỗ B-52 ngay trong nội thành Hà Nội. Thực tế đó cho ta thấy thế trận là một yếu tố rất quan trọng.

        Chuẩn bị lực ỉượng chiến dịch:

        Sau khi đã xác định cách đánh, ngoài việc lập thế trận thì vấn đề chuẩn bị lực lượng là một yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định để thực hiện cách đánh.

        Trong việc tạo sức mạnh chiến đấu, ngoài việc tạo thế, chúng ta rất coi trọng tạo lực lượng và duy trì lực lượng trong quá trình chiến dịch. Nghệ thuật tác chiến của ta coi trọng cả thế và lực. Đối với ta, lực là một khái niệm bao hàm cả con người và vũ khí trang bị. cả hai yếu tố đó luôn luôn hoà quyện vào nhau tạo nên sức mạnh. Lực mạnh được đặt trong thế mạnh thì sẽ tạo cộng hưởng một sức mạnh gấp bội. Kẻ địch có lực mạnh, nhưng nằm trong thế yếu, thế bị động nên bị hạn chế rất lớn. Hiệu quả của chiến dịch đạt được trước hết đo khả năng phát huy sức mạnh chiến đấu của các lực lượng tham gia chiến dịch. Do đó, trong chiến dịch phòng không 1972, công tác chuẩn bị phức tạp nhất và củng tập trung nhất là chuẩn bị lực lượng chiến dịch.

        Chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, tiến hành vào giai đoạn cuối của chiến tranh. Đội ngũ cán bộ chiến sĩ phòng không đã trải qua gần hết hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bác của đế quốc Mỹ, đã dày dạn kinh nghiệm, đã lần lượt đánh bại từng thủ đoạn kỹ thuật, chiến thuật của địch. Do đó, trong trận quyết chiến chiến lược cuối cùng với không quân Mỷ, ý chí quyết đánh và quyết thắng của bộ đội phòng không được tăng lên gấp bội, trình độ đánh địch đã được nâng lên thành bản lĩnh, được vận dụng rất sáng tạo và linh hoạt, trình độ sử dụng vũ khí kỹ thuật của cán bộ, chiến sĩ qua nhiều năm đã trở nên điêu luyện.

        Thực tiễn có nước trên thế giới, cùng với loại vũ khí phòng không như của ta, thậm chí còn nhiều loại hiện đại hơn của ta, lại chịu thất bại trước không quân Mỹ. Nhưng đối với bộ đội phòng không Việt Nam, thì không có một phương tiện tiến công đường không nào của đế quốc Mỹ lại chưa bị bắn rơi. Đó chính là sức mạnh tiềm ẩn trong mỗi cán bộ chiến sĩ phòng không Việt Nam. Trong mối quan hệ giữa con người và vũ khí trang bị để tạo lực, chúng ta luôn luôn coi trọng con người là yếu tố quyết định. Tuy vậy, khi bước vào chiến dịch phòng không năm 1972, phải trực tiếp đánh bại lực lượng ném bom chiến lược của đế quốc Mỹ vẫn còn nhiều vấn đề cần phải tập trung giải quyết.

        Bên cạnh việc củng cố ý chí quyết đánh và quyết thắng, việc huấn luyện bộ đội thuần thục trong cách đánh củng là một trung tâm trong công tác chuẩn bị chiến dịch.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #86 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 02:24:04 pm »

        Tổ chức huấn luyện bộ đội thực hiện cách đánh chiến dịch.

        Ý chí quyết đánh, quyết thắng chỉ có thể chuyển thành sức mạnh thông qua trình độ chiến đấu của bộ đội. Đối với B-52, chúng ta chưa bắn rơi tại chỗ. Nhưng chiến dịch đặt yêu cầu rất cao là bắn rơi tại chỗ nhiều B-52, bắt sống giặc lái. Mặt khác hoạt động tác chiến chiến dịch lại chỉ xảy ra chủ yếu vào ban đêm rất khó khăn cho không quân và cao xạ. Đây là một vấn đề mới đối với bộ đội. Nếu không tổ chức huấn luyện tốt, thì không thể đạt được hiệu quả tác chiến chiến dịch. Do vậy, dưới sự chỉ đạo của Bộ Tham mưu, từng binh chủng, từng đơn vị đã tổ chức huấn luyện rất khẩn trương. Nhiều hội nghị chuyên đề bàn cách đánh, nhiều tài liệu huấn luyện được nhanh chóng biên soạn, nhiều đoàn cán bộ cơ quan tham mưu xuống các đơn vị để giúp đỡ. Đây là một giai đoạn chuẩn bị rất khẩn trương nhưng cũng rất có hiệu quả. Từ chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972. ta thấy việc chuẩn bị trình độ chiến đấu của bộ đội phải được tiến hành trong một quá trình nhất định. Ở khâu nào ta chưa có quá trình chuẩn bị chu đáo, thì hiệu quả chiến đấu đạt thấp. Số lượng phi công của ta đánh đêm còn rất hạn chế, cách đánh B-52 cụ thể của MiG-21 cũng chưa được nghiên cứu sâu sắc từ trước, nên bước vào chiến dịch còn lúng túng trong những ngày đầu. Lực lượng pháo cao xạ nghiên cứu chưa cụ thể về cách đánh địch thả bom laze, bom quang tuyến truyền hình nên hiệu suất đánh chưa cao.

        Chuẩn bị vũ khí trang bị cho bộ đội.

        Con người và vũ khí là hai nhân tố cơ bản tạo sức mạnh chiến đấu. Trong mối quan hệ đó, con người là nhân tố quyết định, nhưng vũ khí trang bị cũng là một yếu tố quan trọng không thể thiếu được. Trong bối cảnh cụ thể của năm 1972, việc chuẩn bị vũ khí trang bị cho lực lượng chiến dịch cũng là một vấn đề lớn. Loại vũ khí mới, bộ đội đi huấn luyện đã về nước nhưng vũ khí trang bị chưa về. Một trung đoàn tên lửa do điều kiện tính năng kỹ thuật không tham gia chiến đấu được. Một trung đoàn tên lửa từ chiến trường ra chưa có khí tài trang bị. Đó là một hạn chế lớn đến khả năng phát huy sức mạnh của chiến dịch. Từ thực tế đó, cơ quan kỹ thuật chiến dịch đã phải nỗ lực vượt bậc, tổ chức kiểm tra hiệu chỉnh khí tài của các lực lượng chiến dịch, bảo đảm cho các đơn vị sẵn sàng chiến đấu, đồng thời kiểm tra hiệu chỉnh đồng bộ khi tài để cung cấp cho các đơn vị ở chiến trường ra.

        Do xác định cách đánh đúng, và do có sự chuẩn bị chu đảo toàn diện chúng ta đã giành được chủ động đánh thắng ngay từ đêm đầu và giữ chủ động liên tục đánh thắng địch trong quá trình chiến dịch.

        Thực tiễn chiến dịch phòng không năm 1972 cho ta thấy:

        - Cách đánh chiến dịch là mạch sống của nghệ thuật chiến dịch và là một lĩnh vực hết sức phong phú phải được vận dụng với tinh thần sáng tạo, luôn phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể về địch, về ta và điều kiện chiến trường. Đặc biệt cách đánh của chiến dịch phòng không với một đối tượng có trang bị vũ khí hiện đại phải xuất phát từ hoạt động chiến đấu cụ thể của cán bộ chiến sĩ trực tiếp đánh địch. Do đó, khi lựa chọn cách đánh chiến địch phải phát huy đầy đủ trí tuệ của cán bộ chiến sĩ, phải kịp thời tổng kết kinh nghiệm chiến đấu mới có thể tìm ra được cách đánh hiệu quả nhất cho chiến dịch.

        - Chuẩn bị chu đáo toàn diện là một trong những yếu tố cơ bản để giành chủ động đánh thắng địch. Trong khi chuẩn bị toàn diện, cần phải tập trung chuẩn bị thế và lực. Lực mạnh là yếu tố để tạo thế mạnh. Nhưng ngược lại thế trận tốt củng là yếu tố để nhân sức mạnh lên gấp nhiều lần. Trong nhiều đợt đánh tập trung năm 1966, do thế bố trí chưa tốt, lực lượng lớn nhưng chưa phát huy được. Do đó, nghệ thuật chiến dịch của ta phải coi trọng cả tạo thế và tạo lực. Hai yếu tố này luôn hoà quyện vào nhau để tạo sức mạnh thắng địch.

        - Việc lập thế trận chiến dịch phòng không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố địa hình, hệ thống trận địa và sân bay đã được chuẩn bị trước. Nếu hệ thống trận địa, sân bay chuẩn bị không chu đáo thì thế trận chiến dịch sẽ bị cứng nhắc, khó chuyển hoá và khó lập thế theo cách đánh chiến dịch. Do vậy, trong giai đoạn hoà bình, trên cơ sở kết hợp kinh tế với quốc phòng, thế trận phòng không chiến lược của đất nước phải có sự chuẩn bị tương đối đầy đủ ở những khu vực trọng điểm để sẵn sàng tổ chức các đợt đánh tập trung quy mô lớn hoặc chiến dịch phòng không khi cần thiết.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #87 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 02:26:58 pm »

   
IV. PHÁT HUY SỨC MẠNH TỔNG HỢP CỦA LỰC LƯỢNG PHÒNG KHÔNG BA THỨ QUÂN, LẤY LỰC LƯỢNG QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG- KHÔNG QUÂN LÀM NÒNG CỐT, MƯU TRÍ SÁNG TẠO LINH HOẠT XỬ TRÍ CÁC TÌNH HUỐNG, GIỮ QUYỀN CHỦ ĐỘNG KIÊN QUYẾT ĐÁNH THẲNG TRẬN ĐẦU, TRẬN THEN CHÓT, THEN CHỐT QUYẾT ĐỊNH VÀ ĐÁNH THẮNG LIÊN TỤC TRONG CHIẾN DỊCH LÀ TIÊU ĐIỂM CỦA NGHỆ THUẬT CHỈ HUY CHIẾN DỊCH

        Đây là vấn đề cốt lõi nhất và củng là đặc thù nhất trong nghệ thuật chiến dịch phòng không Việt Nam. Lãnh đạo và chỉ huy chiến dịch phải sử dụng hợp lý các lực lượng, tạo nên sức mạnh tổng hợp mạnh hơn địch để thắng địch, phải mưu trí sáng tạo trong thực tiễn, phải xử trí đúng các tình huống để giữ chủ động và đặc biệt phải tổ chức tháng lợi các trận mở đầu, trận then chốt và then chốt quyết định của chiến dịch.

        Nghệ thuật phát huy sức mạnh tổng hợp của lực lượng phòng không ba thứ quản, lấy lực lượng Quân chủng Phòng không- Không quân làm nòng cốt trong chiến dịch.

        Một trong những quy luật của chiến tranh, chiến dịch củng như chiến đấu là "mạnh được, yếu thua". Quá trình chiến đấu là quá trình đối chọi và chuyển hoá sức mạnh. Bên nào có sức mạnh lớn hơn, biết phát huy và duy trì sức mạnh của mình, biết sử dụng các biện pháp triệt tiêu hay làm giảm sức mạnh của đối phương, thì bên đó giành thắng lợi. Hiệu quả của tác chiến chiến dịch chính là thước đo cuối cùng của sức mạnh chiến đấu. vì vậy, tiêu điểm của nghệ thuật chiến dịch là phát huy cao độ sức mạnh của mình và làm suy yếu sức mạnh của đối phương để đánh bại chúng.

        Trong chiến dịch phòng không năm 1972, xét về mặt số lượng và chất lượng vũ khí trang bị, ta yếu hơn địch rất nhiều. Đó là một mâu thuẫn gay gắt phải giải quyết thành công thì ta mới giành được tháng lợi trong chiến dịch.

        Xuất phát từ quan điểm chiến tranh nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân đánh giặc, chúng ta tạo sức mạnh chiến đấu của chiến dịch bằng sức mạnh tổng hợp của lực lượng phòng không 3 thứ quân triển khai đánh địch rộng khắp trên địa bàn, lấy lực lượng Quân chủng Phòng không- Không quân làm nòng cốt đã thực hiện kết hợp hai phương thức tác chiến: đánh địch rộng khắp của lực lượng phòng không địa phương với đánh địch tập trung hiệp đồng binh chủng của lực lượng Quân chủng Phòng không- Không quân. Trong chiến dịch phòng không, có nhiều lực lượng cùng tham gia tác chiến, nghệ thuật chiến dịch phòng không cần phải xác định rõ vai trò nhiệm vụ của từng lực lượng, tổ chức hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ mới phát huy được khả năng chiến đấu cao nhất của từng lực lượng, đồng thời tạo sức mạnh tổng hợp lớn nhất để tháng địch.

        Trong cuộc tập kích đường không, địch sử dụng đồng thời nhiều lực lượng khác nhau, nhiều phương tiện tiến công khác nhau, hoạt động trên nhiều độ cao, nhiều biện pháp kỹ thuật và thủ đoạn chiến thuật khác nhau. Nhưng không có một lực lượng nào. một phương tiện tiến công nào, một biện pháp kỹ thuật, chiến thuật nào lại hoàn hảo một cách riêng rẽ. vì vậy sức mạnh của không quân địch cũng tạo nên bằng sự liên kết giữa các lực lượng, giữa các phương tiện và các biện pháp. Trong cuộc tập kích đường không chiến lược tháng 12 năm 1972, sự liên kết của địch được tổ chức rất chặt chẽ trên cơ sở lực lượng ném bom chiến lược B-52 với biện pháp cơ bản nhất là gây nhiễu điện tử.

        Lực lượng phòng không chiến dịch cũng bao gồm nhiều lực lượng: Quân chủng Phòng không- Không quân, lực lượng phòng không quân khu, lực lượng phòng không địa phương và dân quân tự vệ trên khắp địa bàn, bao gồm nhiều binh chủng: rađa, không quân, tên lửa và pháo cao xạ các loại. Mỗi lực lượng, mỗi binh chủng có khả năng chiến đấu khác nhau. Nhưng cũng không có một lực lượng nào, một binh chủng nào có đầy đủ khả năng chiến đấu một cách hoàn chỉnh trước các đối tượng khác nhau, đối phó đầy đủ với các thủ đoạn khác nhau của địch trong chiến dịch. Khả năng chiến đấu của tửng lực lượng, từng binh chủng chi có thể phát huy cao nhất trong thế tác chiến hiệp đồng. Do đó, việc xác định đúng vai trò nhiệm vụ của từng lực lượng, từng binh chủng và tổ chức tốt hiệp đồng chiến đấu là một trong những vấn đề cơ bản của nghệ thuật chiến dịch. Trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, quân chủng đã thực hiện chỉ huy tập trung và tổ chức hiệp đồng chặt chẽ trong từng trận đánh, từng đợt và trong suốt quá trình chiến dịch

        Tổ chức hiệp đồng chiến dịch, lấy hoạt động của lực lượng Quân chủng Phòng không - Không quân làm cơ sở, từ đó bố trí sử dụng các lực lượng phòng không quân khu, phòng không địa phương và dân quân tự vệ trong từng trận đánh, lấy hoạt động chiến đấu của tên lửa làm cơ sở để tổ chức hiệp đồng chiến đấu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #88 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 02:28:18 pm »

        Trên thực tế, các tình huống chiến dịch diễn ra rất phức tạp. Địch sử dụng lực lượng máy bay B-52 và máy bay chiến thuật thực hiện các đợt đánh tập trung, ào ạt, xen lẫn với đánh nhỏ lẻ liên tục ngày đêm, lợi dụng ưu thế về trang bị kỹ thuật hiện đại gây cho ta không ít khó khăn, nhất là thủ đoạn gây nhiễu các loại, đánh phá huỷ diệt các sân bay và tìm diệt tên lửa, làm cho tổ chức hiệp đồng trong tác chiến phòng không vốn đã phức tạp, càng phức tạp hơn nhiều.

        Trong chiến dịch phòng không năm 1972, chúng ta đã tổ chức tốt việc hiệp đồng tác chiến, phát huy được tối đa khả năng chiến đấu của từng lực lượng, từng binh chủng, từng loại vũ khí trang bị. Đó là một nội dung quan trọng trong nghệ thuật sử dụng và phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến dịch. Có được thành công trên do chúng ta đã tập trung giải quyết tốt bốn vấn đề trong tác chiến hiệp đồng:

        Hiệp đồng bảo đảm tình báo trên không của bộ đội rađa với các lực lượng phòng không chiến dịch và cơ quan phòng không nhân dân rất chặt chẽ, bảo đảm tình báo chính xác, kịp thời theo yêu cầu tác chiến và phòng tránh.

        Hiệp đồng chiến đấu giữa các binh chủng không quân, tên lửa, pháo cao xạ của các lực lượng phòng không ba thứ quân trên địa bàn chiến dịch.

        Hiệp đồng giữa chiến đấu và bảo đảm các mặt trong chiến đấu, nhất là bảo đảm kỹ thuật, bảo đảm đạn trong chiến dịch.

        Hiệp đồng giữa các lực lượng phòng không chiến dịch với địa phương trong việc huy động lực lượng khôi phục sửa chữa sân bay, trận địa, bảo đảm đường cơ động trong quá trình chiến dịch.

        Thực hiện các hình thức hiệp đồng này chủ yếu bảng cách xác định nhiệm vụ và trách nhiệm, quy định các phương pháp hiệp đồng trong từng trường hợp, trong điều kiện chiến đấu cụ thể, nhằm thực hiện cách đánh chiến dịch, phát huy tối đa khả năng chiến đấu của từng lực lượng, nhưng không làm hạn chế lẫn nhau, tạo điều kiện, tạo thế thuận lợi cho nhau trong quá trình tác chiến.

        Bộ tham mưu chiến dịch tổ chức việc hiệp đồng khá chặt chẽ. Việc chỉ huy hiệp đồng được thực hiện từ sở chỉ huy chiến dịch đến các đơn vị thông qua các phương tiện thông tin chiến dịch.

        Nét nổi bật về tổ chức hiệp đồng trong chiến dịch phòng không năm 1972 là :

        Hiệp đồng giữa không quân và tên lửa, lấy hoạt động chiến đấu của tên lửa làm cơ sở để xây dựng kế hoạch hiệp đồng. Ban đêm, tên lửa tập trung đánh B-52 trong các đợt, thì không quân đánh ngoài khu vực hoả lực của tên lửa, đánh tiêu diệt và cản phá B-52 từ xa tác động vào đội hình bay của địch, tạo điều kiện thuận lợi cho tên lửa đánh địch. Giữa các đợt đánh của B-52 và ban ngày, khi tên lửa được lệnh giữ bí mật không đánh các loại cường kích thì không quân thay thế tên lửa cùng với cao xạ đánh địch ngay trên khu vực bảo vệ mục tiêu và bảo vệ tên lửa. Khi không quân cất cánh, hạ cánh trong hoả lực của tên lửa thì tên lửa thực hiện "mở loa", "khép loa" bảo đảm an toàn cho không quân. Như vậy giữa không quân và tên lửa thực hiện hiệp đồng theo khu vực, hiệp đổng theo thời gian và hiệp đồng bảo vệ lẫn nhau trong tác chiến. Trong các điều kiện chiến đấu phức tạp, khả năng chỉ huy và các phương tiện bảo đảm hiệp đồng của ta còn hạn chế, các phương pháp hiệp đồng như vậy là phủ hợp, Do đó, trong quá trình chiến dịch chưa có lần nào không quân ta bị tổn thất do tên lửa gây ra.

        Hiệp đổng giữa không quân với các đơn vị bảo vệ sân bay. Trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, địch tổ chức đánh phá quyết liệt các sân bay ngay từ đầu và khống chế liên tục trong quá trình chiến dịch. Việc tổ chức đánh địch trực tiếp bảo vệ cho không quân ta cất cánh, hạ cánh, bảo vệ lực lượng sửa chửa sân bay hết sức quyết liệt. Việc hiệp đồng giữa không quân và các lực lượng bảo vệ sân bay được tổ chức rất chặt chẽ. Không quân ta cất cánh, hạ cánh trong điều kiện hết sức khó khăn: cất cánh, hạ cánh trên đường lăn, trên đường băng mới tạm sửa chứa, trong đêm không đầy đủ đèn tín hiệu và đặc biệt trong điều kiện địch khống chế vẫn bảo đảm được an toàn. Đây là một thành công rất lớn trong tổ chức hiệp đồng.

        Hiệp đồng giữa tên lửa và các đơn vị làm nhiệm vụ chiến đấu trực tiếp bảo vệ tên lửa củng là một nét độc đáo trong chiến dịch. Ý định của chiến dịch sử dụng tên lửa tập trung đánh B-52. Do đó, tên lửa ít có điều kiện đánh địch để tự vệ, đánh địch bảo vệ lẫn nhau. Việc bảo vệ tên lửa chủ yếu giao cho một số đơn vị cao xạ và không quân. Sau mấy ngày đầu, số lượng B-52 bị tiêu diệt đều do tên lửa bắn. Địch tổ chức lực lượng tìm diệt tên lửa một cách liên tục ngày đêm. Quân chủng đã nhanh chóng điều một số trung đoàn cao xạ làm nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ tên lửa và giao cho không quân cùng tham gia đánh địch bảo vệ tên lửa. Việc hiệp đồng giữa tên lửa và các lực lượng bảo vệ được tổ chức rất chặt chẽ. Các đơn vị cao xạ đã tập trung hoả lực đánh mãnh liệt, lấy bảo vệ an toàn cho tên lửa là chính. Trong các trận đánh bảo vệ tên lửa, đã có đơn vị bắn rơi máy bay khi chúng lao vào đánh phá trận địa tên lửa của ta.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #89 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 02:29:58 pm »

        Tuy nhiên, việc hiệp đồng chiến đấu trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 cúng có lúc thiếu chặt chẽ. Đêm 19, hoả lực của tên lửa ở phía nam và phía bắc chưa hiệp đồng chặt chẽ để tạo nên hoả lực tập trung. Đêm 20, không quân về hạ cánh ở căn cứ trong lúc tên lửa đang đánh mãnh ỉiệt vào các tốp B-52, tên lửa phải tạm ngừng để bảo đảm an toàn cho không quân. Hiệp đồng giữa đơn vị hoả lực và cung cấp đạn có lúc thiếu chặt chẽ gây nên tình trạng thiếu đạn ở một số đơn vị.

        Nhìn chung, trong 12 ngày đêm của chiến dịch, các lực lượng, các đơn vị đều nỗ lực chấp hành và thực hiện tốt kế hoạch hiệp đồng, có sự chỉ huy điều hành chặt chẽ. Các lực lượng đều phát huy được khả năng chiến đấu, chủ động tích cực thực hiện cách đánh hiệp đổng trong chiến dịch đạt hiệu quả cao. Bộ đội rađa đã hoàn thành nhiệm vụ phát hiện và thông báo tình báo kịp thời phục vụ cho tác chiến và phòng tránh trong chiến dịch. Đặc biệt bảo đảm cho bộ đội tên lửa tập trung tiêu diệt được nhiều B-52 rơi tại chỗ và dẫn đường cho bộ đội không quân đánh được B-52, đánh được máy bay cường kích ngay trong khu vực hoả lực của tên lửa. Bộ đội cao xạ hiệp đồng với tên lửa, với không quân đánh địch bảo vệ các mục tiêu, bảo vệ sân bay và trận địa tên lửa. Lực lượng phòng không địa phương và dân quân tự vệ vừa đánh địch bảo vệ mục tiêu, vừa chủ động, tích cực bắt sống giặc lái.

        Hiệp đồng tác chiến trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 đã đạt hiệu quả cao. Đây là sự kết hợp khoa học giữa tri thức và kinh nghiệm có được trong nhiều năm chống chiến tranh phá hoại của Mỹ. Hiệp đồng tác chiến đã trở thành một trong những nội dung quan trọng về nghệ thuật sử dụng lực lượng và phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến dịch.

        Mưu trí sảng tạo linh hoạt trong cách đánh và phán đoản chính xác, xử trí đúng đản, kịp thời các tinh huống để giành và giữ vững chủ động trong tác chiến chiến dịch là một thành công lớn của nghệ thuật chiến dịch phòng không năm 1972.

        Trong điều kiện lực lượng ta có hạn, phải đánh thắng các lực lượng không quân hiện đại của đế quốc Mỹ, nhất là lực lượng ném bom chiẹn lược B-52, đòi hỏi các lực lượng phòng không chiến dịch phải rất mưu trí, sáng tạo, linh hoạt trong cách đánh và phán đoán chính xác, xử trí đúng đán kịp thời các tình huống mới giành và giữ được chu động trong tác chiến chiến dịch. Đấy là một thành công lớn trong nghệ thuật tác chiến chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972. Mưu trí, sáng tạo, linh hoạt trong cách đánh phải dựa trên cơ sở phán đoản đúng đắn chỗ mạnh, chỗ yếu, ỷ đồ, quy luật và thủ đoạn hoạt động của địch, khả năng thực tế của ta, phải được vận dụng cả trong chiến dịch, chiến thuật và xạ kích.

        Khi đánh giá đối tượng tác chiến của chiến dịch, chúng ta không chỉ đánh giá mặt mạnh vật chất của nó, mà chúng ta còn nghiên cứu phát hiện những mâu thuẫn nội tại để khoét sâu làm giảm sức mạnh của địch, qua đó làm thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch.

        Trong cuộc tập kích đường không chiến lược năm 1972 của Mỹ chứa đựng các mâu thuẫn không thể khắc phục được:

        Thông thường tiến công đường không mang tính chủ động, nhưng cuộc tập kích đường không chiến lược của Mỹ năm 1972 lại nằm trong thế bị động về chiến lược. Đang trong thế thua, nhưng lại muốn dùng sức mạnh quân sự để đi tìm thế mạnh. Ý đồ thì lớn, muốn tập trung lực lượng đánh ồ ạt đánh nhanh thắng nhanh, nhưng không thể tập trung toàn bộ lực lượng của Mỹ cho cuộc tập kích. Do vậy, khi bị đánh thiệt hại đến mức độ không thể chịu đựng được nữa nhất định sẽ phải kết thúc, không thể nào duy trì cố gắng liên tục cho đến khi đạt được mục đích của chúng.

        Muốn tập trung lực lượng lớn, nhất là B-52, nhưng lại sợ mất uy danh của con bài răn đe chiến lược, sợ mất sinh lực cao cấp sẽ đụng chạm đến xã hội chính trị của Mỹ mà Mỹ đang cố làm cho ổn định. Cho nên khó phát huy hết được sức mạnh vốn có của vũ khí trang bị.

        Muốn tập trung lực lượng đánh phá mục tiêu để đạt ý đồ nhưng lại phải phân tán lực lượng đối phó với phòng không của ta. Mục đích của cuộc tập kích đường không là tập trung bom đạn đánh phá mục tiêu. Nhưng muốn đánh phá mục tiêu, buộc địch phải phân tán lực lượng đánh phá phòng không để tạo không gian an toàn.

        Mâu thuẫn trong việc thực hiện các biện pháp chiến thuật và kỹ thuật. Muốn không sử dụng liên lạc vô tuyến để giữ bí mật, thì lại không hiệp đồng được giữa lực lượng B-52 với các lực lượng hộ tống. Muốn phát nhiễu để che giấu lực lượng thì lại bị lộ hướng đánh. Muốn tập trung đánh đêm để hạn chế không quân và pháo phòng không của ta thì lại làm hạn chế tính cơ động của các loại máy bay chiến thuật. Muốn bay an toàn phải chế áp điện tử phòng không, nhưng muốn phóng tên lửa tự dẫn vào trận địa của ta lại phải để cho lực lượng phòng không phát sóng.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM