Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 10:07:53 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972  (Đọc 27774 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #70 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 10:09:04 am »


        Chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 mang ỷ nghĩa lớn đối với quốc tế.

        Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn luôn đặt cuộc cách mạng của dân tộc ta trong ba dòng thác cách mạng trên thế giới, luôn luôn kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại. Do đó, cuộc kháng chiến cứu nước của nhân dân ta chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ không đơn thuần chỉ là một cuộc chiến tranh giữa ta với Mỹ, mà là một cuộc chiến tranh có tầm vóc của thời đại, giữa một bên là bọn đế quốc xâm lược Mỹ và bọn tay sai chư hầu của Mỹ với một bên là nhân dân Việt Nam chống xâm lược Mỹ và loài người tiến bộ trên thế giới đoàn kết ủng hộ nhân dân Việt Nam chống Mỹ. Chưa có một cuộc chiến tranh nào lại có được sự ủng hộ rộng rãi trên phạm vi quốc tế như cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của - nhân dân Việt Nam. Các nước xã hội chủ nghĩa nhất là Liên Xô và Trung Quốc, nhân dân Lào và nhân dân Campuchia, nhiều Đảng cộng sản, nhiều chính phủ, nhiều tổ chức quốc tế và cá nhân có tên tuổi, kể cả người Mỹ đã liên tục tỏ thái độ đoàn kết với nhân dân Việt Nam. Hội nghị nhân dân ba nước Đông Dương, hội nghị đoàn kết nhân dân Á - Phi - Mỹlatinh, toà án quốc tế Béctơrăng - Rút xen xét xử tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, hội nghị các Đảng cộng sản và công nhân, hội nghị ngoại trưởng các nước không liên kết.... và nhiều tổ chức khác đều lên án hành động xâm lược của Mỹ đối với Việt Nam. Hành động tàn bạo diệt chủng của Mỷ ở Việt Nam, không chỉ đánh vào nhân dân Việt Nam mà còn đánh cả vào loài người- Nhân dân tiến bộ trên thế giới coi cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam là một sự ủng hộ trực tiếp và góp phần mạnh mẽ vào phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân thế giới, đồng thời là tấm gương chói lọi cổ vú mạnh mẽ toàn thể loài người tiến bộ. Nhân dân tiến bộ trên thế giới lấy ngày 10 tháng 7 làm "ngày Việt Nam" đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Đặc biệt, khi Ních-Xơn tiến hành cuộc tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng, thì làn sóng đấu tranh của nhân dân thế giới dâng cao hơn bao giờ hết. Chính phủ 50 nước, 15 tổ chức quốc tế phản đối, cả tổng thư ký Liên hiệp quốc, giáo hoàng Giăng pôn 6, cả nhiều đồng minh của Mỹ ở châu Âu và các nghị sĩ Mỹ phản đối. Loài người tiến bộ trên thế giới lo lắng cho ta, đồng thời củng lo lắng cho chính mình: nếu Việt Nam không đánh thắng thì rồi đây thế giới sẽ còn chịu nhiều thảm hoạ do đế quốc Mỹ gây ra. vì vậy chiến thắng của chiến dịch phòng không 1972 đã vượt ra ngoài phạm vi đất nước mang ý nghĩa quốc tế.

        Thắng lợi to lớn đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng B-52 của Mỹ có tầm vóc lớn của thời đại. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đã viết: "Là một chiến dịch đầu tiên trên thế giới tiêu diệt lớn máy bay chiến lược B-52 của đế quốc Mỹ, giáng cho không quân chiến lược Mỹ đòn thất bại nặng nề nhất trong lịch sử xâm lược của nó". Trong khi đế quốc Mỹ coi mình là kẻ lắm súng nhiều tiền, dùng siêu pháo đài bay B-52 đe doạ nhân dân thế giới, thì chiến dịch phòng không 1972 đánh bại lực lượng chiến lược B-52 của Mỹ, hạ uy thế không lực của Hoa Kỳ, đã cổ vũ nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới tiếp tục cuộr đấu tranh chính nghĩa của họ, thu hút được phong trào ủng hộ của các nước tiến bộ đối với cách mạng nước ta.

        Trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, dưới thời đại Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã làm nên hai chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử đánh bại hai đế quốc đầu sỏ. Chiến dịch tiến công Điện Biên Phủ 1954 kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp và chiến dịch phòng không tháng 12 nám 1972 được nhân dân thế giới ca ngợi như một "Điện Biên Phu trên không" kết thúc cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc.

*

*   *

        Thắng lợi của ta trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 là tháng lợi toàn diện cả về ý chí quyết đánh thắng và tài thao lược của con người Việt Nam, tháng lợi cả về chính trị, quân sự và ngoại giao, cả về mặt chiến lược, chiến dịch, chiến thuật và kỹ thuật, có ý nghĩa lớn cả trong nước và quốc tế.

        Thắng lợi to lớn của chiến dịch trước hết do sự lãnh đạo sáng suốt, nhạy bén của Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương và sự chỉ đạo chặt chẽ của Bộ Tổng Tư lệnh đã đánh giá đế quốc Mỹ một cách chính xác trong giai đoạn quyết định của chiến tranh, đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp lớn, toàn diện, kịp thời, đúng đắn tạo cơ sở cho quân và dân miền Bắc chuẩn bị một mặt giành chủ động ngay từ đầu, đã phát huy đầy đủ tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa và của thế trận chiến tranh nhân dân tạo cơ sở vững chắc cho các hoạt động tác chiến chiến dịch.

        Thắng lợi của chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 là thắng lợi của nghệ thuật tổ chức điều hành chiến dịch phòng không một cách toàn diện, chu động và sáng tạo. Đảng uỷ và Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Đảng uỷ và chỉ huy các cấp thường xuyên chăm lo giáo dục, củng cố ý chí quyết đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của địch bảo vệ Thủ đô Hà Nội, phát huy trí tuệ tập thể của cán bộ chiến sĩ vận dụng linh hoạt, sáng tạo những kinh nghiệm vô cùng quý báu trong những năm tháng chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

        Thắng lợi của chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 là thắng lợi của ý chí quyết đánh thắng của bộ đội, bất chấp mọi hy sinh gian khổ, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc, bình tĩnh, sáng tạo và rất linh hoạt đã đánh bại mọi biện pháp kỹ thuật hiện đại, mọi thủ đoạn chiến thuật nham hiểm của địch đạt hiệu quả chiến đấu cao.

        Thẳng lợi của chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 là tháng lợi của quân dân miền Bác dưới sự lãnh đạo của Đảng, vượt qua mọi khó khăn gian khổ hy sinh, tất cả để chiến tháng đã cổ vũ động viên lẫn nhau, đùm bọc san sẻ khó khăn gian khổ với nhau, trực tiếp cầm súng chiến đấu và phục vụ chiến đấu.

        Thắng lợi của chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 có sự đóng góp cổ vũ to lớn của quân dân trên tiền tuyến lớn anh hùng đã tích cực tiến công địch "chia lửa" với quân và dân miền Bắc. Đồng thời còn có sự cổ vũ của nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới và của bạn bè quốc tế. Đặc biệt là sự ủng hộ có hiệu quả của nhân dân Liên Xô đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #71 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 10:13:54 am »

       
Chương ba

NHỮNG VẤN ĐỂ CƠ BẢN VỂ NGHỆ THUẬT
TRONG CHIẾN DỊCH PHÒNG KHÔNG THÁNG 12 NĂM 1972

        Cho đến năm 1972, trong lịch sử chiến tranh thế giới cũng chưa có một quốc gia nào phải tổ chức một cuộc chiến tranh đất đối không chống lại cuộc chiến tranh phá hoại chủ yếu bằng không quân như ở Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Do vậy, trong thực tế, trên thế giới cũng hiếm có một chiến dịch phòng không độc lập. Mặc dù vậy, sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, lý luận nghệ thuật chiến dịch phòng không cũng được đề cập và nghiên cứu ở nhiều nước. Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam, do hoàn cảnh cụ thể, đến cuối cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mỹ, chúng ta mới tổ chức thành công một chiến dịch phòng không quy mô lớn, khá hoàn chỉnh đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của Mỹ cuối tháng 12 năm 1972. Qua thực tiễn, chúng ta có thể rút ra một số vấn đề cơ bản về nghệ thuật chiến dịch phòng không, làm cơ sở cho sự nghiên cứu phát triển lý luận nghệ thuật chiến dịch phòng không Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

I. XÂY DỰNG Ý CHÍ QUYẾT ĐÁNH, QUYẾT THẮNG KHÔNG QUÂN CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẾ QUỐC MỸ LÀ MỘT YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐỂ GIÀNH THẮNG LỢI CHIẾN DỊCH

        Trong mọi hoạt động tác chiến, dù bất kỳ ở quy mô nào, đánh với đối tượng nào củng đòi hỏi phải có ý chí quyết đánh và quyết thắng. Trong lịch sử chiến tranh giữ nước, dân tộc ta luôn luôn phải đánh bại mọi kẻ thù xâm lược có nền kinh tế phát triển cao hơn ta, có số lượng quân đội đông hơn và trang bị hiện đại hơn ta gấp nhiều lần, thì vai trò của ý chí quyết đánh, quyết tháng càng có vị trí đặc biệt quan trọng. Chỉ có quyết đánh, quyết tháng mới phát huy được sức sáng tạo to lớn của quần chúng để tạo nên sức mạnh đánh tháng địch. Từ khi đế quốc Mỹ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, dân tộc ta phải đương đầu trực tiếp với tên đế quốc đầu sỏ giàu nhất và mạnh nhất thế giới thì ý chí quyết đánh và quyết thắng trở thành một yếu tố quyết định để đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Đó củng là một vấn đề có tính quy luật để giành tháng lợi trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.

        Ý chí quyết đánh thắng giặc Mỹ xâm lược của quân và dân ta trên cả hai miền Nam, Bắc đả được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn giáo dục và củng cố. Đặc biệt, đối với lực lượng vũ trang càng được Đảng và Bác quan tâm giáo dục và rèn luyện ý chí trong thực tiễn cuộc chiến đấu quyết liệt với kẻ thù.

        Ý chí quyết chiến, quyết thắng của lực lượng phòng không được hun đúc ngay từ ngày đầu và được tôi luyện trong suốt quá trinh chiến tranh. Quân uỷ Trung ương, Tổng cục Chính trị, Đảng uỷ các cấp trong quân chủng thường xuyên chăm lo giáo dục bồi dưỡng, củng cố ý chí và nhân lên thành sức mạnh để chiến thắng, đặc biệt trong những thời điểm gay go, quyết liệt của chiến tranh.

        Bước vào giai đoạn chuẩn bị chiến dịch, củng như trong quá trình tác chiến chiến dịch, với những điều kiện cụ thể và với đối tượng cụ thể là B-52 thì vấn đề xây dựng ý chí quyết đánh, quyết thắng của lực lượng phòng không chiến dịch lại ỉà một nội dung quan trọng của công tác lãnh đạo và trở thành một trong những yếu tố quyết định nhất để giành thắng lợi cho chiến dịch.

        Đế quốc Mỹ có lực lượng không quân mạnh, được trang bị hiện đại và có nhiều thủ đoạn đánh phá nham hiểm và tàn bạo nhất thế giới. Trong cuộc tập kích đường không chiến lược vào Hà Nội, Hải Phòng, Nich-xơn đã sử dụng lực lượng ném bom chiến lược B52 nhằm huỷ diệt Hà Nội hòng gây sức ép chính trị với ta. Với sức tàn phá to lớn của nó, mỗi khi nói đến B-52, nhiều người hoảng sợ. Đứng trước một kẻ thù có sức mạnh như vậy, tàn bạo như vậy, thì ý chí quyết đánh không phải người nào cũng có, dân tộc nào củng có. Ngay cả một số nước lớn cũng khuyên ta bàng cách này hay cách khác tìm một giải pháp "mềm hơn". Thực tế chúng ta đả nhân nhượng, nhưng càng nhân nhượng chúng càng lấn tới. Đó là bản chất, là quy luật của kẻ xâm lược.

        Tuân theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả dân tộc ta đều cùng một ý chí quyết đánh, quyết thắng. Ngay trong khói lửa chiến tranh, lực lượng phòng không đã sẵn sàng hy sinh chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Bước vào chiến dịch, mỗi cán bộ chiến sĩ đều phải giải quyết hai vấn đề có quan hệ lôgíc với nhau: Có dám đánh không và đánh như thế nào để giành thắng lợi. Nếu đã không dám đánh thì sẽ bị động ngay từ đầu và không thể chọn được cách đánh thẳng. Đó là một quy luật tất yếu trong tác chiến. Ý chí quyết đánh và quyết thắng được tập trung trước hết trong Đảng uỷ và Bộ tư lệnh chiến dịch. Trong tình thế cách mạng đang ở vào giai đoạn tiến công địch trên cả chiến trường và ngoại giao tháng lợi, đang đẩy Mỹ vào thế thua hơn nữa để tạo điều kiện kết thúc chiến tranh, chiến lược yêu cầu quân chủng Phòng không- Không quân phải làm nòng cốt cùng quân dân miền Bắc tổ chức chiến dịch đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng B-52 của địch, phải tập trung tiêu diệt và bắn rơi tại chỗ nhiều B-52, bắt sống nhiều giặc lái. Trước yêu cầu nhiệm vụ đó, Đảng uỷ và Bộ tư lệnh chiến dịch đã quán triệt nhiệm vụ của chiến lược, đặt chiến dịch phòng không trong bối cảnh chiến lược đó để hạ quyết tâm chiến dịch.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #72 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 10:15:20 am »

        Trong quá trình chuẩn bị cũng như trong quá trình tác chiến, quyết tâm chiến dịch đã được quán triệt và cụ thể hoá đến từng đơn vị, đến từng cán bộ, đảng viên, chiến sĩ. Đó là trách nhiệm, đồng thời cũng là một thành công về tổ chức công tác đảng, công tác chính trị trong chiến dịch.

        Trong quá trình xây dựng và củng cố quyết tâm cho bộ đội, lãnh đạo chỉ huy các cấp đã phân tích rõ mặt mạnh, mặt yếu của địch, mặt mạnh, mặt yếu của ta một cách khách quan. Chúng ta không che giấu, không né tránh những tồn tại đang cần phải huy động trí tuệ của quần chúng để khác phục. Đặc biệt, với B-52, đối tượng chủ yếu chiến dịch cần phải tập trung tiêu diệt. Mặc dù chúng ta đã chủ động đưa lực lượng liên tục vào chiến trường đánh B-52, nhưng chưa bắn rơi được tại chỗ. Nhất là khi B-52 ra đánh Hải Phòng ngày 16 tháng 4 năm 1972, bộ đội tên lửa ở Hải Phòng đã đánh nhiều trận nhưng chưa rơi. Đó là một thực tế làm cho cán bộ chiến sĩ chưa có cơ sở xây đựng lòng tin đánh thắng. Đây là một vấn đề trọng tâm nhất của công tác Đảng, công tác chính trị trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972. Không phải chỉ dừng lại ở yêu cầu dám đánh hay không, mà yêu cầu đặt ra phải đánh thắng. Nhưng đánh thế nào để thắng. Đây lại là một vấn đề vô cùng phức tạp. Nếu chúng ta không làm sáng tỏ được thì ý chí quyết thắng, quyết bắn rơi B-52 tại chỗ vừa chưa có cơ sở trong thực tiễn, vừa khó trở thành hiện thực trong chiến dịch. Vì vậy, lãnh đạo và chỉ huy các cấp từ cơ quan chiến dịch xuống đến các đơn vị đều tập trung nghiên cứu, phân tích làm sáng tỏ khả năng đánh B-52 của ta, nghiên cứu phân tích những thành công và chưa thành công trong quá trình đánh B-52 ở chiến trường, nêu ra những thuận lợi và khó khăn khi đánh B-52. Từ đó, tạo cơ sở khoa học để xây dựng lòng tin ban đầu cho bộ đội và chủ động chuẩn bị mọi mặt để đánh thắng. Bước vào chiến dịch, Bộ tư lệnh chiến dịch tập trung chỉ đạo, chỉ huy đánh thắng trận đầu. Nhưng qua mấy chục phút đầu tiên, không quân ta lên đánh B-52 chưa có hiệu quả, tên lửa đã bắn nhiều trận chưa hạ được B-52. Đó là một thực tế dễ làm giảm ý chí của bộ đội. Lãnh đạo và chỉ huy chiến dịch đã sớm thấy được những khó khăn cụ thể của bộ đội, vừa động viên, vừa xác định cho bộ đội bình tĩnh để tìm cách đánh thích hợp. Đây là một thành công lớn về công tác lãnh đạo xây dựng quyết tâm, phát huy trí tuệ sáng tạo của cán bộ chiến sĩ. Khi phải đối chọi trực tiếp với kỹ thuật hiện đại nhất của địch và những thủ đoạn kỹ thuật, chiến thuật phức tạp nhất của chúng, ta không nôn nóng. Ý chí quyết đánh thẳng của bộ đội được biểu hiện ở sự bình tĩnh trước khó khăn, nỗ lực tìm tòi và sáng tạo ra những biện pháp mới để đánh thắng. Do vậy, chỉ sau thời gian ngắn ta đã bẳn rơi tại chỗ chiếc B52 đầu tiên trên bầu trời Hà Nội.

        Trận đánh thắng đầu tiên và những trận đánh thắng liên tiếp sau này, được Đảng uỷ và chỉ huy chiến dịch nhanh chóng phổ biến vừa để động viên, vừa có thực tiễn để học tập vận dụng vào quá trình chiến dịch.

        Quá trình tác chiến chiến dịch xảy ra rất quyết liệt, hiệu quả chiến đấu không phải đơn vị nào, trận nào củng như nhau, không phải lực lượng nào cũng có điều kiện phát huy như nhau. Đối với các trận đánh đạt hiệu quả thấp như đêm 19, đối với lực lượng chưa phát huy được đầy đủ khả năng đánh B-52 như MiG-21, Đảng uỷ và chỉ huy các cấp từ quân chủng đến đơn vị cơ sở đã tập trung chỉ đạo nghiên cứu phân tích một cách khách quan mọi khía cạnh, mọi nguyên nhân khách quan, chủ quan. Đối với nguyên nhân chủ quan, Đảng uỷ và chỉ huy các cấp nghiêm khắc kiểm điểm tìm cách khắc phục. Đối với nguyên nhân khách quan cấp trên tìm cách hỗ trợ để giải quyết. Đó là một nghệ thuật giữ vững ý chí quyết đánh thắng cho bộ đội. Lãnh đạo và chỉ huy các cấp đã hoà nhập được cùng bộ đội tìm cách tháo gỡ những khó khăn để nâng cao hiệu quả chiến đấu. Đó chính là nguyên nhân, là yếu tố cơ bản quyết định để khắc phục trận đánh kém hiệu quả đêm 19 tạo nên trận đánh then chốt tiêu diệt lớn B-52 đêm 20. Đó củng là cơ sở để không quân chuyển thế bố trí và tìm cách đánh tháng B-52 liên tiếp trong các đêm 27, đêm 28.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #73 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 10:17:40 am »

        Đối với bộ đội, việc xây dựng ý chí quyết đánh, quyết thắng thông qua những vấn đề rất cụ thể, thông qua giải quyết những khó khăn cụ thể. Cùng phát sóng phát hiện B-52 để đánh địch , nhưng có đơn vị đánh thắng, có đơn vị khi phát sóng lại bị địch phóng tên lửa tự dẫn gây tổn thất. Rõ ràng ở đây không phải chỉ là vấn đề dám đánh, dám phát sóng, mà đòi hỏi một yêu cầu cao hơn là biết đánh thắng mà vẫn bảo vệ được mình để đánh liên tục. Cùng một phương pháp đánh có đơn vị đánh thắng, có đơn vị đánh không thắng, ở đây cũng không chỉ dừng lại ở chỗ dám đánh, mà một đòi hỏi khắt khe là phải biết chọn phương pháp đánh phủ hợp với điều kiện cụ thể, trên đường bay cụ thể mới tiêu diệt được địch. Đối với phi công ta củng vậy, không phải chỉ là vấn đề tích cực cất cánh, mà một yêu cầu cao hơn nhiều là làm thế nào có được cách đánh bí mật, bất ngờ, táo bạo, vượt qua hàng rào bảo vệ của máy bay tiêm kích F4 phát hiện được B52, sử dụng hoả lực tập trung để đánh rơi B-52. Đó là những vấn đề rất cụ thể mà công tác đảng, công tác chính trị phải giải quyết để huy động được trí tuệ của bộ đội ngày đêm nghiên cứu.


        Trong chiến dịch phòng không đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của địch tháng 12 năm 1972, chúng ta đã có nhiều thành công trong xây dựng ý chí quyết đánh thắng. Sự lãnh đạo tập thể thống nhất và toàn diện của đảng uỷ các cấp và phát huy đầy đủ trách nhiệm của chỉ huy đá tạo nên một sự thống nhất về ý chí quyết đảnh, quyết thắng trong toàn chiến dịch, trong từng đơn vị, trong từng cơ quan, đến mọi cán bộ chiến sĩ, trong cả lực lượng chiến đấu và lực lượng bảo đảm. Đó chính là một yếu tố quyết định cho thắng lợi của chiến dịch.

        Nét nổi bật về công tác đảng- công tác chính trị trong chiến dịch phòng không thảng 12 năm 1972 là:


        Lãnh đạo và chỉ huy chiến dịch đã tạo được một quyết tâm chung. Đó là cơ sở quyết định nhất để mọi cấp mọi ngành, mọi cán bộ chiến sĩ chủ động và tự giác khắc phục mọi khó khăn, sáng tạo nhiều biện pháp để thực hiện thẳng lợi nhiệm vụ của chiến dịch bảo vệ Thủ đô trái tim của dân tộc và là trung tâm lãnh đạo cuộc cách mạng của cả nước.. Để có một quyết tâm chung, thống nhất, phải hiểu rõ được mối quan hệ biện chứng giữa chiến lược và chiến dịch, phải nghiên cứu tìm hiểu bối cảnh chiến lược đặt ra yêu cầu nhiệm vụ cho chiến dịch và thắng lợi của chiến dịch sẽ có tác động thúc đẩy sự phát triển của chiến lược. Đó là cơ sở để cán bộ chiến sĩ hiểu rõ và sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng cao cả của Đảng và của dân tộc.

        Ý chí quyết tâm đánh thắng là một quá trình rèn luyện liên tục, thường xuyên củng cố trong quá trình chiến tranh. Không phải chỉ khi bước vào chiến dịch mới đặt vấn đề xây dựng ý chí. Chúng ta xây dựng ý chí quyết đánh thắng một cách khách quan và khoa học trên cơ sở nghiên cứu đầy đủ từng khía cạnh mạnh yếu của địch, mạnh yếu của ta, tình hình cụ thể trên chiến trường. Ý chí quyết đánh thắng giặc Mỹ xâm lược của quân và dân ta nói chung, cũng như của lực lượng phòng không được rèn luyện và củng cố thường xuyên liên tục trong quá trình chiến đấu quyết liệt với địch trong suốt cuộc chiến tranh. Đó chính là cơ sở bền vững để ta xây dựng ý chi' quyết tâm đánh thắng trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972.

        Xây dựng ý chí quyết đánh, quyết thắng cho bộ đội, không phải chỉ dừng lại ở nghị quyết lãnh đạo, mà vấn đề cốt lõi là phải biến nghị quyết lãnh đạo thành hiện thực, chuyển hoá ý chí quyết đánh, quyết thắng thành sức mạnh thực tế trong quá trình tác chiến chiến dịch. Cán bộ chiến sĩ hy sinh chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, với một ý thức trách nhiệm rất cao, hành động tự giác và chủ động. Nhưng thực tiễn chiến đấu quyết liệt, không phải không có những khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Cán bộ lãnh đạo chỉ huy phải sâu sát, nắm bắt được đầy đủ mọi tình huống cụ thể, hoà nhập cùng với bộ đội tập trung giải quyết khó khăn một cách thiết thực kịp thời mới có thể tạo được sự thống nhất về ý chí và tạo sức mạnh thực tế trong tác chiến.

        Xây dựng tinh thần đoàn kết hiệp đồng lập công tập thể. Trong chiến dịch phòng không, nhiều lực lượng, nhiều binh chủng cùng tham gia. Mỗi lực lượng, mỗi binh chủng có khả năng chiến đấu khác nhau. Nhưng khả năng chiến đấu của từng binh chủng, từng lực lượng chỉ có thể phát huy trong thế tác chiến hiệp đồng. Ngay trong từng đơn vị, mỗi bộ phận, mỗi người cũng có chức trách và nhiệm vụ khác nhau. Cả tập thể ấy phải cùng hoàn thành nhiệm vụ thì chiến đấu mới đạt được hiệu quả. Quan hệ giữa các lực lượng đánh địch và bảo đảm, giữa cơ quan và đơn vị phải rất chặt chẽ. vì vậy, một trong những nội dung của công tác Đảng, công tác chính trị trong chiến dịch là phải xây dựng tinh thần đoàn kết hiệp đồng lập công tập thể.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #74 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 02:00:53 pm »

     
II. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU, PHÁN ĐOÁN SỚM, SÁT ĐÚNG ÂM MƯU THỦ ĐOẠN CỦA ĐỊCH CẢ VỀ CHIẾN LƯỢC, CHIẾN DỊCH, CHIẾN THUẬT, KỸ THUẬT LÀ YÊU TỐ ĐẦU TIÊN GIÀNH THẲNG LỢI CHIẾN DỊCH

        Đánh giá đúng địch là một vấn đề quan trọng đầu tiên trong mọi hoạt động tác chiến. Có đánh giá được đầy đủ chính xác về địch, chúng ta mới có cơ sở chuẩn bị và hành động đúng để đánh thắng địch. Nghiên cứu không đầy đủ, đánh giá địch mơ hồ, đánh giá địch quá cao hoặc quá thấp đều là những nguyên nhân dẫn đến những sai lầm trong tác chiến, thậm chí dẫn đến thất bại. Do đó, đánh giá đúng địch luôn luôn là một vấn đề cơ bản trong nghệ thuật tác chiến của mọi cấp, mọi ngành, mọi quân binh chủng.

        Đối tượng tác chiến của chiến dịch phòng không có những đặc trưng riêng. Do đó, nghệ thuật nghiên cứu, đánh giá địch trong chiến dịch phòng không cũng có những nét độc đáo riêng.

        Trong tác chiến, hai bên đối địch luôn luôn tìm mọi biện pháp đánh lừa đối phương, che giấu hành động của mình để tạo bất ngờ tối đa, tạo hiệu quả tác chiến tối đa.

        Ngày 7 tháng 9 năm 1941, không quân Nhật đã bí mật tiến hành trận tập kích vào Trân Châu cảng, một căn cứ quân sự chủ yếu của Mỹ ở Thái Bình Dương, đã đánh chìm, đánh hỏng tám tàu chiến đấu, một tàu tuần dương, 200 máy bay các loại, diệt nhiều sinh lực, làm cho Mỹ hoàn toàn bị bất ngờ, đành phải chịu một đòn tổn thất nặng nề.

        Ngược lại, ngày 6 và 9 tháng 8 năm 1945, Nhật Bản củng hoàn toàn bị bất ngờ trước việc Mỹ cho máy bay B-29 đến ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hi-rô-xi-ma và Na-ga-da-ki làm 220.000 người (trong tổng số 800.000 người) bị sát hại, 40% các công trình của hai thành phố bị phá huỷ, các di chứng về phóng xạ hết sức nặng nề còn tồn tại hàng chục năm sau.

        Việc nghiên cứu đối tượng tác chiến của phòng không cũng như nghiên cứu đối tượng tác chiến trong một chiến dịch phòng không cụ thể hết sức khó khăn và phức tạp. Trong chiến tranh hiện đại, việc nghi binh đánh lừa đối phương còn được tiến hành bằng nhiều biện pháp tinh vi và phức tạp hơn nhiều. Cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B-52 của Mỹ vào Hà Nội- Hải Phòng cuối năm 1972 cũng đã được che đậy bằng nhiều biện pháp kỹ thuật, bằng nhiều thủ đoạn chiến lược, chiến dịch, chiến thuật và kỹ thuật, kể cả những thủ đoạn chính trị và ngoại giao. Nhưng chúng ta đã nắm chắc địch, đánh giá đúng địch trước và trong quá trình chiến dịch. Đó là một thành công rất lớn về nghệ thuật chỉ đạo chiến lược và nghệ thuật chiến dịch trong đánh giá địch.

        Đối tượng tác chiến của chiến dịch phòng không có những đặc điểm riêng gây khó khăn rất lớn cho việc tổ chức nghiên cứu nắm địch:

        Các lực lượng tiến hành cuộc tiến công đường không đều triển khai trên các căn cứ của chúng ở nước ngoài và trên hạm tàu. Đặc biệt lực lượng ném bom chiến lược, chủ yếu triển khai ở Guam cách ta gần vạn cây số. Lực lượng nghiên cứu địch của chiến dịch không đủ khả năng nắm địch từ căn cứ và cũng không có khả năng phát hiện địch khi chúng còn bay ngoài phạm vi trường rađa của chiến dịch. Đây là một khó khăn rất lớn trong yêu cầu phát hiện địch sớm, trước khi địch tổ chức tập kích. Nếu không nắm được ý đồ tập kích của địch trước khi chúng hành động, thì chúng ta không thể chủ động tổ chức chuẩn bị chiến dịch và dễ dẫn đến bị động đối phó.

        Lực lượng không quân địch xuất phát từ căn cứ, từ hạm tàu bay vào không gian chiến dịch để tiến hành tập kích rồi lại trở về căn cứ. Thời gian lưu lại trên không rất ngắn. Sau mỗi trận tập kích, hoạt động của địch không còn để lại dấu ấn trên không gian. Do đó, mô hình tiến công đường không của địch, chúng ta cũng chỉ có thể dự báo. Nếu ta dự báo không chính xác thì bố trí thế trận chiến dịch sẽ khó phù hợp. Các lực lượng sẽ khó phát huy được sức mạnh vũ khí kỹ thuật để đánh địch, hạn chế đến hiệu quả tác chiến chiến dịch.

        Lực lượng không quân địch hoạt động trên không, lực lượng của phòng không lại triển khai ở mặt đất. Giữa ta và địch hoạt động ở hai phạm vi không gian khác nhau. Kẻ địch cơ động nhanh, có thể đột biến thay đổi hướng, thay đổi mục tiêu đánh phá. Còn ta chỉ có thể đánh địch trên thế trận đã bố trí. Chúng ta cũng có lực lượng không quân tiêm kích nhưng chưa đủ mạnh để tiêu diệt và cản phá mọi trận tập kích đường không của địch. Lực lượng phòng không mặt đất vẫn là lực lượng cơ bản của chiến dịch. Do đó việc tổ chức nghiên cứu nắm địch liên tục trong quá trình tác chiến phải được tiến hành rất chặt chẽ và cụ thể.

        Với tiềm lực công nghiệp của Mỹ, các lực lượng không quân, đặc biệt không quân chiến lược B-52 được trang bị rất hiện đại, nhất là các phương tiện tác chiến điện tử, nó có khả năng làm vô hiệu hoá hệ thống rađa tên lửa của ta, nhằm làm cho ta không phát hiện được địch trên không, dẫn đến đánh địch kém hiệu quả.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #75 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 02:02:57 pm »

        Trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, do ta đã có công tác chuẩn bị tốt, đã trải qua quá trình thực tế chiến đấu nhiều năm, nên chúng ta đã đánh giá địch khá chính xác, phán đoán sớm, sát đúng âm mưu thủ đoạn của địch cả về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật, kỹ thuật làm cơ sở để chuẩn bị và thực hành chiến dịch tháng lợi. Đó là một thành công lớn, một vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong nghệ thuật chiến dịch phòng không.

        Để nghiên cứu đánh giá đúng địch, phải kết hợp chặt chẽ nghiên cứu ở tất cả các phạm vi chiến lược, chiến dịch, chiến thuật, phải kết hợp cả kỹ thuật và chiến thuật, phải kết hợp các phương tiện khác nhau.

        Trong các hoạt động chiến tranh đều có tính quy luật. Nghiên cứu nắm bắt hành động của địch, điều khiển hành động của địch là một nghệ thuật rất cao.

        Một trong những quy luật cơ bản của chiến tranh xâm lược là phải kết hợp vừa đánh phá ở chiến trường vừa kết hợp đánh phá hậu phương. Do đó cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta cũng vừa phải đẩy mạnh tiến công địch ở chiến trường miền Nam vừa xây dựng và chiến đấu bảo vệ hậu phương miền Bắc.

        Trong quá trình chiến tranh chống Mỹ, cứu nước, Đảng ta đã phát hiện quy luật leo thang đánh phá miền Bắc của không quân địch tuỳ theo sự phát triển của cục diện chiến trường miền Nam và theo động thái chính trị của Mỹ. Mỗi khi bị thất bại nặng ở miền Nam, địch lại tổ chức đợt đánh phá tập trung quy mô lớn vào miền Bắc để phá huỷ, ngăn chặn và để ép ta ngừng tiến công. Mỗi khi có biến cố lớn về chính trị ở Mỹ địch lại tụt thang để xoa dịu dư luận, để vượt qua biến cố chính trị và sau đó lại tập trung đánh phá quyết liệt hơn, càng vào giai đoạn kết thúc chiến tranh, càng quyết liệt. Khi đánh phá miền Bắc, địch còn tiến hành quy luật leo thang theo dạng hình tròn, lấn dần từ ngoài vào trong, lấy Hà Nội làm tâm điểm cho nấc thang cao nhất để gây sức ép tối đa và mặc cả với ta.

        Tổng thống Ních-Xơn tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Chỉ có điều Ních-xơn ngoan cố hơn, tàn bạo và liều lĩnh hơn. Ở giai đoạn cuối cuộc chiến tranh, mọi biện pháp nhằm bao vây cô lập miền Nam không kết quả, Ních-xơn tráng trợn tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc một cách ồ ạt, sử dụng cả lực lượng máy bay chiến lược B-52 đánh phá Hải Phòng, cho không quân chiến thuật đánh phá Hà Nội. Như vậy Ních-Xơn chỉ còn dành lại việc sử dụng B-52 đánh Hà Nội cho nấc thang cuối cùng ở giai đoạn quyết định chiến tranh để ép ta về chính trị trên bàn hội nghị.

        Đây là một quy luật của Mỹ trong chiến tranh phá hoại miền Bắc. Quy luật này đã được Hồ Chủ tịch khẳng định ngay từ cuối nám 1967: "sớm muộn rồi đế quốc Mỹ củng sẽ đưa B-52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua nó mới chịu thua".

        Bị thất bại nặng trên cả hai chiến trường Nam- Bắc và để tranh thủ dư luận, ngày 22 tháng 10 năm 1972 Mý thoả thuận với ta về dự thảo hiệp định hoà bình ở Việt Nam, đồng thời Ních-Xơn tuyên bố ngừng ném bom bắn phá từ vĩ tuyến 20 trở ra. Đây vừa là hành động lừa bịp dư luận của Ních-Xơn nhằm tái cử tổng thống, đồng thời vừa là hành động nghi binh chiến lược để che giấu sự chuẩn bị cho nấc thang cao nhất của chúng.

        Từ nghiên cứu bản chất và quy luật của chiến tranh, ngay sau khi địch tuyên bố ngừng ném bom, Trung ương Đảng và Quân uỷ Trung ương đả nhận định: "Địch sẽ tập trung đánh phá ác liệt từ Thanh Hoá trở vào, đồng thời có khả năng chúng sẽ đánh phá trở lại miền Bắc". Bộ Tổng Tham mưa đã chỉ đạo Quân chủng xây dựng kế hoạch đánh B-52 bảo vệ Hà Nội hoàn chỉnh hơn. Cuộc chiến tranh phá hoại miền Bác lần thứ nhất do Giôn-xơn tiến hành còn hạn chế ở mục tiêu chiến lược là nhằm hỗ trợ cho chiến tranh cục bộ của chúng ở miền Nam. Nhưng với Ních-Xơn, cuộc chiến tranh phá hoại miền Bác không chỉ dừng lại ở mục tiêu ngăn chặn, hỗ trợ mà trở thành một biện pháp tác chiến chiến lược trong "Việt Nam hoá chiến tranh". Đặc biệt khi phải "Mỹ hoá trở lại”, thì sử dụng không quân đả trở thành một biện pháp có tính chất quyết định. Ních-Xơn đã cho B-52 đánh phá thường xuyên liên tục Khu 4, đã điều động bổ sung lực lượng B-52 sang căn cứ Guam và Thái Lan để sẵn sàng cho cuộc tập kích đường không chiến lược quy mô lớn, đã bí mật thành lập Bộ tư lệnh không quân 57 để chỉ huy thống nhất cuộc tập kích đường không chiến lược.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #76 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 02:04:19 pm »

        Trên cơ sở phân tích đầy đủ và toàn diện chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của Ních-Xơn, ta thấy một trong những phương pháp của chúng là tiến hành "chiến tranh bóp nghẹt" và nguyên tác "kết hợp giữa quân sự với ngoại giao", "vừa đánh vừa đàm" nhưng phải thương lượng trên thế mạnh, dùng sức mạnh 'răn đe tối đa" để buộc ta phải chấp thuận những điều kiện của chúng trên hội nghị. Do vậy, khi chưa tạo được sức mạnh răn đe cần thiết, thì việc thoả thuận bản dự thảo hiệp định "hoà bình ở Việt nam" chỉ là một hành động lừa bịp, xảo trá để thực hiện mưu đồ chính trị "tái cử tổng thống" của Ních-Xơn. Với bản chất ngoan cố, Ních-xơn tráo trở dùng biện pháp quân sự để tạo thế mạnh trong thế thua, vì vậy, Đảng ta đã nhận định, cuộc tập kích chiến lược bằng B-52 của Mỹ ở vào thời điểm quyết định của chiến tranh với mục đích cao nhất là dùng sức mạnh quân sự tối đa để gây sức ép với ta trên bàn hội nghị.

        Việc nhận định chính xác thời điểm và mục đích chinh trị trong cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B-52 của Mỹ cuối năm 1972 là một yếu tố cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa quyết định đầu tiên để cho ta giành chủ động ngay từ đầu.

        Mặc dù chiến dịch phòng không là một sự chuyển hoá kế tiếp từ tác chiến phòng không thường xuyên sang tác chiến phòng không chiến dịch. Nhưng việc chuyển hoá đó vô cùng phức tạp, đòi hỏi phải có thời gian chuẩn bị. Kế hoạch ban đầu của cuộc tập kích đường không chiến lược, Ních-Xơn dự kiến ba ngày. Nếu không có dự báo sớm về chiến lược, để địch bắt đầu tiến công ta mới chuẩn bị, mới điều động lực lượng thì cuộc tập kích của địch đã có thể kết thúc. Do chiến lược dự báo sớm, nên chiến dịch có điều kiện chuẩn bị trước hai tháng. Trên cơ sở chiến lược đã xác định chính xác mục tiêu chính trị của cuộc tập kích và lực lượng chủ yếu của cuộc tập kích tạo cơ sở đầu tiên cho cơ quan chiến dịch xây dựng kế hoạch tác chiến.

        Ngay trong quá trình tác chiến chiến dịch, Bộ Tổng Tham mưu vẫn theo dõi chặt chẽ mọi biến động của địch có tác động trực tiếp đến chiến dịch và chỉ đạo kịp thời. Địch ngừng 36 tiếng nghỉ Nô-en, Bộ Tổng Tham mưu nhận định: địch còn tiếp tục đánh phá với mức độ cao hơn, chỉ đạo cho chiến dịch chuẩn bị mọi mặt đánh trận lớn hơn sau Nô-en, Sau đêm 28, Bộ Tổng Tham mưu đã nhận định địch sắp kết thúc chiến dịch. Đó là những nhận định hết sức chính xác về quá trình hoạt động của địch trong cuộc tập kích. Ngoài ra, bằng phương tiện của mình, Bộ Tổng Tham mưu đã theo dõi chặt chẽ và thông báo sớm cho chiến dịch về tình hình B-52 còn đang bay ở ngoài phạm vi quan sát của trường rađa chiến dịch, tạo điều kiện cho chiến dịch chuyển cấp chiến đấu kịp thời.

        Cơ quan chiến lược dự báo thời cơ và mục đích cuộc tập kích đường không chiến lược của Mỹ. Nhưng để tổ chức và thực hành chiến dịch phòng không thắng lợi, còn nhiều vấn đề về đối tượng tác chiến cần phải được nghiên cứu đánh giá một cách cụ thể hơn.

        Đối với cơ quan chiến dịch, thì vấn đề đầu tiên cần phải xác định khu vực tập kích chủ yếu của địch để ta tập trung lực lượng đối phó. Lực lượng của ta có hạn, không thể bố trí đồng đều bảo vệ tất cả các mục tiêu. Do đó, việc nghiên cứu xác định khu tập kích chủ yếu của địch là cơ sở đầu tiên để lập thế trận chiến dịch.

        Trên miền Bắc có rất nhiều khu công nghiệp, nhiều thành phố. Mỗi khu công nghiệp, mỗi thành phố có vai trò quan trọng khác nhau. Do đó, trong chiến tranh, địch cũng ít khi đánh đồng thời với cường độ như nhau. Việc tập trung đánh phá thành phố này hay khu vực khác tuỳ thuộc vào mục đích của từng đợt. Trong cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B-52, với mục đích dùng sức mạnh răn đe gây sức ép, thì chúng dùng B-52 đánh phá Hà Nội, Hải Phòng và các khu vực phụ cận. Nhưng đâu là trọng điểm. Ngay từ 16 tháng 4, địch đã cho B-52 đánh phá Hải Phòng, đồng thời cho không quân chiến thuật làm giả B-52 vào đánh Hà Nội để thăm dò. Hải Phòng là một cảng lớn nhất của ta, Hải Phòng cũng là một trọng điểm. Nhưng ở Hải Phòng, địch có lợi thế sử dụng đồng thời bao vây phong toả, pháo kích và không quân hải quân đánh phá. Mặt khác, sau khi bao vây phong toả Hải Phòng từ tháng 5 năm 1972, địch cũng đã theo dõi phát hiện ta chuyển cửa khẩu mới. Do đó, tác dụng đánh phá để ngăn chặn bao vây Hải Phòng không đạt mục tiêu ép ta.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #77 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 02:05:34 pm »

        Hà Nội trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, nơi có Bộ Thống soái tối cao chỉ đạo chiến tranh của Đảng, Nhà nước và quân đội ta, là nơi nhạy cảm nhất về mặt chính trị, xã hội của đất nước. Do đó, trong thời kỳ đầu cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai, Ních-xơn chưa dám dùng đến lực lượng răn đe chiến lược B-52 để đánh phá. Đây là mục tiêu dành lại cho bước leo thang cuối cùng của chiến tranh để ép ta. Trong đó, chúng ta khẳng định Hà Nội là khu vực chủ yếu trong cuộc tập kích chiến lược bằng B-52. Đây là một sự quyết đoán hết sức quan trọng để ta nghiên cứu lập một thế trận tối ưu. Vì vậy, sau mấy ngày đầu bị tổn thất nặng, địch cho B-52 đánh các khu vực Hải Phòng, Đồng Mỏ, Thái Nguyên. Chúng ta đã khẳng định ngay, đây là một hành động nghi binh chiến dịch của địch, hòng kéo lực lượng tên lửa ra khỏi khu vực Hà Nội. Có thể nói đó là những nhận định chính xác và sắc sảo của Bộ Tổng Tham mưu và Bộ tư lệnh chiến dịch.

        Sau khi xác định khu vực chủ yếu của địch, thì một vấn đề hết sức quan trọng của cơ quan chiến dịch là dự báo hướng tiến công của địch. Trên không phận, địch có thể bay bốn phương tám hướng. Nhưng để vào đánh phá một mục tiêu nhất định, địch cũng phải chọn các hướng đột nhập tối ưu của chúng, có hướng chính, hướng phụ, trên từng hướng lại có thể tách ra nhiều mũi. Khi tiến hành những trận tập kích đường không quy mô lớn, thì việc lựa chọn hướng đánh của dịch hết sức quan trọng. Đối với tốp nhỏ, chiếc lẻ, địch có thể sử dụng đội hình bay ở độ cao thấp. Nhưng với những đợt tập kích lớn, đội hình lớn thì chúng phải bay ở độ cao trung bình trở lên. Nghiên cứu hoạt động của địch trong hai cuộc chiến tranh phá hoại, ta thấy, trong những đợt đánh lớn vào Hà Nội, địch thường tiến công từ hướng nam, tây nam và tây bác. Trên các hướng này, do điều kiện địa hình, lực lượng phòng không khó cơ động triển khai từ xa, lại có nhiều địa tiêu thuận lợi cho địch quan sát bằng rađa và điểm kiểm tra trong khi bay. Đối với lực lượng B-52 chưa hề vào đánh Hà Nội, lại bay ở độ cao 10 km, đồng thời phải phối hợp với lực lượng không quân chiến thuật ở Thái Lan để hộ tống. Do đó, ta xác định B-52 sẽ tiến công vào Hà Nội từ phía tây sang là chủ yếu và lặp lại hướng tiến công của không quân chiến thuật trước đây. Đây là một dự báo rất khoa học và chính xác. Trong những ngày đầu, B-52 chủ yếu tiến công vào Hà Nội từ hướng tây bắc, lấy ngã ba sông Việt Trì làm điểm kiểm tra cuối cùng của chúng trên đường bay.

        Sau mấy ngày đầu bị thất bại, địch đánh giãn ra ngoài khu vực Hà Nội. Chỉ huy chiến dịch nhận định: địch sẽ chuyển hướng tiến công vào Hà Nội từ hướng đông bắc để tạo điều kiện dễ dàng, vượt qua hệ thống hoả lực dày đặc của ta. vì vậy, ta đã quyết tâm đưa hai tiểu đoàn tên lửa từ Hải Phòng lên bố trí tuyến ngoài trên hướng đông bắc. Đúng như dự kiến, đêm 26 địch tiến công vào Hà Nội từ ba hướng. Nhờ chuyển thế trận nhanh chóng, tên lửa của ta đã đánh được địch cả trên ba hướng tiến công của chúng.

        Lực lượng của ta có hạn, nhưng lại phải tập trung lực lượng để tạo được một thế trận đánh địch ở khu vực mục tiêu chủ yếu, hướng chủ yếu, đồng thời vẫn bảo đảm đánh địch trên các hướng khác và sẵn sàng chuyển hoá thế trận, tập trung lực lượng đánh được địch khi chúng thay đổi hướng đánh. Mặt khác lại phải giữ được thế trận tương đối ổn định trước khi địch vào khu vực hoả lực. Do đó, việc xác định chính xác khu vực tập kích chủ yếu, hướng tiến công chủ yếu của địch và sự thay đổi của chúng là một thành công lớn về nghệ thuật lập thế trận và chuyển hoá thế trận kịp thời giành chủ động đánh địch trong chiến dịch,

        Một trong những vấn đề nghiên cứu địch quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với chiến dịch phòng không là xác định cách đánh của địch làm cơ sở để chiến dịch sử dụng lực lượng một cách hợp lý nhất.

        Trên cơ sở nhận định của chiến lược: trong cuộc tập kích chiến lược này, địch dùng lực lượng răn đe chiến lược B-52 là chủ yếu và giao nhiệm vụ cho chiến dịch tập trung tiêu diệt B-52, cơ quan chiến dịch đã xác định chính xác cách đánh của địch trong cuộc tập kích chiến lược của chúng.

        Cách đánh của địch trong cuộc tập kích là lấy lực lượng B-52 làm chính, các lực lượng không quân chiến thuật, không quân hải quân hoạt động xoay quanh đó để bảo vệ B-52 và đánh bổ sung. Qua quá trình theo dõi B-52 đánh phá Khu 4, ta thấy: thông thường B-52 vào đánh phá ban ngày. Nhưng khi có không quân và tên lửa ta xuất hiện, hoặc khi phải đánh sâu ra vùng Nghệ An, Thanh Hoá, thì B-52 chuyển sang đánh đêm là chủ yếu. Từ đó, ta nhận định, trong cuộc tập kích này, địch dùng B-52 đánh phá Hà Nội, một khu vực có hoả lực phòng không mạnh nhất của miền Bắc, thì địch sẽ dùng B-52 đánh từng đợt, bay theo đội hình mật tập. bay bằng cắt bom ở độ cao trên 10 cây số và vào ban đêm để bảo đảm an toàn cho chúng tránh phải đụng độ với không quân ta và hạn chế khả năng quan sát, đánh địch của các lực lượng. Đồng thời dùng các loại không quân chiến thuật gây nhiễu, chặn kích, chế áp tên lửa, đánh phá sân bay với một tỷ lệ cao. Không quân chiến thuật ngoài nhiệm vụ bảo vệ B-52 lả chính còn thực hiện đánh phá bổ sung, tìm diệt tên lửa, đánh phá sân bay xen kẽ giữa các đợt đánh đêm của B-52 và tổ chức các đợt đánh ban ngày để chuẩn bị cho các đợt đánh đêm của B-52. Hoạt động của các loại cường kích chủ yếu ở độ cao thấp, bổ nhào cắt bom là chính.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #78 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 02:07:11 pm »

        Tuy vậy, trong phân tích cách đánh của địch, ta cũng còn một số hạn chế. Mặc dù dự kiến địch sẽ sử dụng lực lượng chế áp tên lửa, đánh phá sân bay. Nhưng ta chưa lường được địch lại coi không quân ta là đối thủ chính đối với B-52 của chúng, vì vậy, chúng tiến hành đánh phá có tính chất huỷ diệt hàng loạt sân bay ngay từ đầu, gây cho không quân ta gặp nhiều khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ tác chiến.

        Chúng ta củng chưa dự kiến sát quy mô tập trung sử dụng lực lượng chiến lược B-52 của địch. Do đó, hạn chế đến việc tập trung lực lượng và tổ chức bảo đảm, nhất là bảo đảm đạn tên lửa.

        Để các lực lượng phòng không chiến dịch chuyển cấp báo động chiến đấu kịp thời, luôn chủ động đánh địch, chiến dịch phải tổ chức hệ thống trinh sát địch trên không, đủ khả năng phát hiện chính xác từng đối tượng, phát hiện từ xa, theo dõi và thông báo liên tục Đây củng là một vấn đề quan trọng đầu tiên. Nếu tổ chức hệ thống trinh sát trên không không bảo đảm, thì dù thế trận đã bố trí trước, chúng ta cũng không giành được chủ động đánh địch.

        Trong chiến dịch phòng không năm 1972, chúng ta đã tổ chức được một hệ thống trinh sát trên không nhiều tuyến, kết hợp nhiều loại đài, nhiều phương tiện kể cả các phương tiện trinh sát kỹ thuật, tập trung bố trí trên hướng tiến công chủ yếu của B-52, đã sử dụng toàn bộ lực lượng rađa của đất nước phục vụ chiến dịch, và được sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng trinh sát nắm địch của Bộ. Chúng ta đã phát hiện địch từ cự ly rất xa khi chúng còn đang bay ngoài không phận miền Bắc. Có thể nói, đây là một thành công rất lớn về tổ chức hệ thống trinh sát địch trên không của ta trong chiến dịch. Từ những năm tháng chiến tranh, chúng ta đã theo dõi phân tích các đường bay B-52 vào đánh phá Khu 4, đánh phá Thượng Lào để tìm quy luật bay của chúng. Khi tốp B-52 đầu tiên bay qua khu vực Cánh Đồng Chum (Lào), trường rađa của ta đã phát thông báo B-52 vào đánh Hà Nội. Ngay sau khi B-52 bắt đầu xâm phạm vùng trời miền Bắc, thì các vọng quan sát mắt ở biên giới miền Tây đã phát tình báo B-52 về cơ quan chiến dịch. Nhờ đó, chỉ huy chiến dịch luôn chủ động nhận định, đánh giá đúng tình hình địch, kịp thời xử trí các tình huống, kể cả tình huống khẩn trương, phức tạp nhất.

        Mọi ý định chiến lược, nhiệm vụ chiến dịch chỉ có thể được thực hiện thông qua các trận đánh. Do đó, cơ quan chiến dịch rất chú trọng nghiên cứu biện pháp kỹ thuật và các thủ đoạn chiến thuật của địch, đồng thời chỉ đạo các đơn vị tích cực, chủ động nghiên cứu địch trong phạm vi chiến thuật và xạ kích để đánh đúng đối tượng và đạt hiệu quả tiêu diệt cao trong tác chiến chiến dịch. Nhờ kết quả nghiên cứu quy luật trong các đợt đánh lớn của địch vào miền Bắc, quy luật của B-52 đánh phá Khu 4, cơ quan chiến dịch đã xác định được những thủ đoạn cơ bản của địch trong cuộc tập kích của chúng như: phát nhiễu ngoài đội hình che chắn B-52 liên tục trước khi tốp B-52 đầu tiên xuất hiện và sau khi tốp B-52 cuối cùng ra khỏi khu vực nguy hiểm. Từng tốp máy bay chiến thuật bay trước đội hình B-52 từ 10 đến 15 phút thả nhiễu tiêu cực để che giấu B-52 ở khu vực cách Hà Nội khoảng 60km, sau đó làm nhiệm vụ chặn kích bảo vệ B-52, sử dụng lực lượng lớn không quân chiến thuật làm nhiệm vụ hộ tống B-52, chế áp phòng không. Các lực lượng cùng đồng thời phát nhiễu làm rối loạn tình hình trên không, làm vô hiệu hoá rađa phòng không, sử dụng các tốp cường kích tạo giả B-52 để phân tán hoả lực của ta và dò tìm đánh trận địa tên lửa của ta.

        Việc nghiên cứu từng biện pháp kỹ thuật, từng thủ đoạn chiến thuật của không quân Mỹ, được trang bị hiện đại nhất thế giới và luôn cải tiến là một vấn đề vô cùng khó khăn, khó có thể giải quyết trong một thời gian ngắn của chiến dịch. Trong quá trình chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, có những biện pháp kỹ thuật, thủ đoạn chiến thuật của địch, chúng ta phải nghiên cứu hàng tháng, thậm chí hàng năm, phải tổ chức phối hợp nghiên cứu cả kỹ thuật với chiến thuật, phối hợp các viện nghiên cứu trong và ngoài quân đội! khai thác cả những thiết bị trên máy bay địch bị bắn rơi và cung giặc lái. Nhìn chung các biện pháp kỹ thuật, thủ đoạn chiến thuật của địch đã được sử dụng lần lượt trong quá trình chiến tranh, cán bộ chiến sĩ ở các đơn vị cơ sở trực tiếp đánh địch đã tiến hành nghiên cứu và cũng đã lần lượt đối phó thành công với mọi biện pháp kỹ thuật, mọi thủ đoạn chiến thuật của địch. Nhưng trong cuộc tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng tháng 12 năm 1972, địch sử dụng tổng hợp các lực lượng không quân chiến lược B-52, không quân chiến thuật, không quân hải quân, hội tụ tất cả các biện pháp kỹ thuật, mọi thủ đoạn chiến thuật làm cho tình hình trên không vô cùng phức tạp. Trong thực tiễn chiến đấu, bộ đội ta đã nhận rõ bản thân trong những biện pháp và thủ đoạn của địch đều có những mâu thuẫn nội tại của nó. Với ý chí quyết đánh, quyết thắng, bộ đội đã đánh giá đúng được địch, thấy được mặt mạnh, mặt yếu, mặt hạn chế trong từng biện pháp, trong từng thủ đoạn của địch. Mỗi hoạt động của địch đều có tính quy luật: quy luật hoạt động nhỏ lẻ, quy luật hoạt động đánh lớn, quy luật đánh phá của không quân chiến thuật, quy luật đánh phá của không quân hải quân, quy luật đánh phá của B-52. Tất cả những quy luật ấy, đã được các đơn vị cơ sở dày công nghiên cứu, phân tích trong quá trình chiến tranh. Do đó, đến chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, tình hình có phức tạp hơn, nhưng bộ đội phòng không đã hiểu địch khá rõ ràng.

        Có thể nói, việc nghiên cứu phát hiện mặt hạn chế của từng loại nhiễu, phát hiện nhược điểm của từng thủ đoạn của lực lượng không quân chiến lược B-52, lực lượng không quân chiến thuật, lực lượng không quân hải quân, các thủ đoạn tạo giả, nghi binh, phóng tên lửa tự dẫn để đánh đúng đối tượng, đánh rơi tại chỗ bảo toàn lực lượng là cả một quá trình nghiên cứu lâu dài trong suốt quá trình của cuộc chiến tranh với biết bao hy sinh xương máu của nhiều thế hệ mới có được. Với những kinh nghiệm quý báu đó, các đơn vị cơ sở, từ cán bộ chỉ huy đến chiến sĩ đều đã dày công huấn luyện một cách thành thục, điêu luyện, đã trở thành "linh cảm của nghề nghiệp". Do đó, trong chiến dịch phòng không năm 1972, các đơn vị đã chỉ huy hoả lực, lựa chọn phương pháp bắn và phương pháp bám sát một cách rất linh hoạt trong các tình huống phức tạp của chiến dịch để chiến đấu đạt hiệu quả cao.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #79 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 02:08:37 pm »


        Thực tiễn chiến dịch phòng không năm 1972 đã cho ta những kinh nghiệm quỷ báu về nghệ thuật nghiên cứu địch trong chiến dịch phòng không:

        Nắm vững địch là một yếu tố cực kỳ quan trọng tạo nên thắng lợi của chiến dịch. Chỉ có nắm được địch sớm, phán đoán sát đúng, thấy rõ mặt mạnh và mặt yếu của chúng, chúng ta mới chủ động trong chuẩn bị, giành và giữ được chủ động trong quá trình tác chiến chiến dịch.

        Mọi hoạt động chiến tranh trong tất cả các phạm vi chiến lược, chiến dịch, chiến thuật đều có tính quy luật. Để nghiên cứu nắm địch, chúng ta phải xem xét một cách toàn diện chiến lược chiến tranh của Mỹ trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, ngoại giao, xả hội của chúng, nhất là ở giai đoạn kết thúc chiến tranh Phải dày công tổng hợp từ nhiều dấu hiệu riêng lẻ nghiên cứu khái quát thành quy luật hành động của chúng. Nếu không nắm được quy luật của địch, thì không có cơ sở để phán đoán dự báo một cách chính xác hoạt động của chúng.

        Lực lượng không quân địch ngày càng có vai trò quyết định trong chiến tranh, được sử dụng trong hoạt động tổng thể cả ba môi trường trên không, trên bộ, trên biển. Do đó, khi nghiên cứu đối tượng tác chiến chiến dịch phải xem xét toàn bộ cục diện trên các chiến trường có tác động đến hoạt động không quân của địch.

        Để đánh giá đúng lực lượng không quân của đế quốc Mỹ, lực lượng không quân mạnh nhất thế giới, chúng ta không thể chỉ xem xét riêng Mỹ, mà phải nghiên cứu đầy đủ các mối quan hệ quốc tế của Mỹ, chiến lược của các nước lớn và sự liên minh thoả hiệp của họ trong chiến tranh với Việt Nam.

        Tuy không quân địch hoạt động ở trên không, nhưng yếu tố địa hình và khí tượng có tác động rất lớn. Qua thực tế cho ta thấy: địa hình là cơ sở để không quân địch lợi dụng lựa chọn đường bay, độ cao bay, điểm kiểm tra trước khi vào đánh phá. Khi tượng có tác động rất lớn đến thời điểm hoạt động, quy mô hoạt động của không quân địch. Do vậy, việc nắm vững địa hình và sự biến động của khí tượng là một cơ sở để ta nghiên cứu phán đoán mô hình đánh phá của địch.

        Kỹ thuật luôn luôn là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của nghệ thuật chiến dịch và chiến đấu. Đặc biệt với không quân Mỹ luôn luôn được sử dụng sớm nhất những thành tựu mới của mọi thành quả khoa học. Với quan niệm tạo sức mạnh bằng vũ khí, hoạt động của không quân địch luôn luôn dựa vào sự phát triển của vũ khí trang bị. Do đó, chúng ta phải tổ chức nghiên cứu địch một cách thường xuyên ngay cả trong thời bình sự phát triển phương tiện chiến tranh của địch.

        Phải kết hợp chặt chẽ nghiên cứu địch ở tất cả các cấp chiến lược, chiến dịch, chiến thuật và kỹ thuật kể cả việc kịp thời khai thác tư liệu từ những tên giặc lái bị bắt. Mỗi cấp có nội dung nghiên cứu đánh giá địch từng mặt, từng phạm vi nhằm phục vụ trực tiếp cho lãnh đạo, chỉ huy của cấp đó. Mặt khác kết quả nghiên cứu của mỗi cấp lại làm cơ sở và bổ sung cho nhau. Điều đó đã trở thành nguyên tắc. Cấp chiến dịch, ngoài việc nắm địch do cấp chiến lược thông báo, còn phải tổ chức nghiên cứu xác định địch một cách cụ thể ở phạm vi chiến thuật để tìm cách đối phó có hiệu quả. Thành công của ta trong chiến dịch phòng không năm 1972, trước hết là đã phát huy đầy đủ tính chủ động nghiên cứu địch ở mọi cấp và đặc biệt rất coi trọng việc nghiên cứu địch ở các đơn vị chiến đấu. Hầu hết các biện pháp ký thuật, thủ đoạn chiến thuật của địch lại được phát hiện đầu tiên từ những người lính, đặc biệt là kíp trác thủ trực tiếp đánh địch mà đến giờ phút chiến thắng huy hoàng của dân tộc có chiến sĩ không còn nữa. vì vậy, các loại nhiễu hiện đại của địch lại được đặt những tên rất hình tượng của người lính- nhiễu dải, nhiễu râu, nhiễu giọt mưa, nhiễu sâu bò. Cũng từ nhiều lần phát sóng ở chiến trường, người lính đã nhận ra dấu hiệu riêng của nhiễu B-52 để tìm cách đánh, đã phát hiện ra dấu hiệu ”B-52 giả" để tương kế tựa kế đối phó có hiệu quả với các thủ đoạn xảo quyệt của địch. Trong chiến tranh, chúng ta đã kết hợp sự phát hiện, nghiên cứu của cán bộ chiến sĩ ở đơn vị cơ sở với tổ chức bộ phận chuyên sâu gồm những cán bộ có kinh nghiệm thực tế và có trình độ lý luận để nghiên cứu, theo dõi, tổng kết cách đánh B-52. Việc đầu tư nghiên cứu trang bị kỹ thuật của không quân địch vừa để tìm cách đối phó với biện pháp kỹ thuật của chúng vừa để bổ sung cho việc nghiên cứu chiến thuật làm cho chiến thuật của ta phát triển ngày càng hoàn thiện.

        Phải kết hợp mọi phương tiện, xây dựng một hệ thống trinh sát trên không của chiến dịch một cách thích hợp để phát hiện theo dõi nắm chác địch một cách liên tục trong suốt quá trình hoạt động trên không của chúng.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM