Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:04:18 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972  (Đọc 27682 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2016, 09:42:50 pm »

       
        2. Tổ chức các cụm phòng không hỗn hợp cơ động đánh địch trên các hướng.

        Cuối năm 1965, để ngăn chặn chiều hướng thua, cùng với việc ồ ạt đưa quân chiến đấu Mỹ vào miền Nam và khẩn trương triển khai thế trận chuẩn bị phản công, đế quốc Mỹ mở rộng leo thang đánh phá từng đợt ra các tuyến giao thông trên miền Bác: tháng 6 chúng đánh Ninh Bình, Nam Định, Tây Bắc; tháng 7 đánh tuyến Hà Nội - Lào Cai; từ tháng 8 đến tháng 10 đánh tuyến Hà Nội - Lạng Sơn; tháng 11 đánh phá đường 5 và đường 18; tháng 12 leo thang đánh ngoại vi Hà Nội, Hải Phòng với cường độ đánh phá ngày càng ác liệt để thăm dò và răn đe ta.

        Trước tình hình địch leo thang đánh phá hệ thống giao thông miền Bắc, quân chủng chủ trương: tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ yếu địa và các tuyến giao thông chiến lược, tổ chức các cụm phòng không hỗn hợp gồm tên lửa và pháo cao xạ cơ động đánh địch trên từng hướng với quy mô thích hợp nhằm tổ chức các trận đánh tiêu diệt lớn, uy hiếp mạnh tinh thần giặc lái, từng bước hạn chế hoạt động của địch, tích cực đưa các lực lượng cao xạ bảo vệ yếu địa thay phiên nhau cơ động đánh địch, tiếp tục sử dụng không quân đánh địch để rèn luyện với tinh thần: đánh chắc thắng, chú ý giữ gìn lực lượng ta, mạnh dạn sử dụng AH-2 đánh tàu biệt kích địch trên biển gần. Thực hiện chủ trương trên, quân chủng sử dụng từ 64% đến 80% đơn vị tên lửa và 52% đơn vị pháo cao xạ làm nhiệm vụ cơ động đánh địch trên các hướng. Để thống nhất chỉ huy và hiệp đồng tác chiến, tháng 8 và tháng 9 năm 1965, Bộ tư lệnh tiền phương cơ động trên các hướng được thành lập. Việc tổ chức Bộ tư lệnh phòng không ở hai khu vực chiến lược và Bộ tư lệnh phòng không cơ động trên các tuyến giao thông quan trọng là một sự phát triển mới quan trọng trong hệ thống chỉ huy, bảo đảm chỉ huy tập trung thống nhất, có sự phân cấp hợp lý, phát huy tính năng động, sáng tạo, kịp thời xử trí các tình huống phù hợp với điều kiện cụ thể của từng hướng, từng khu vực.

        Việc tổ chức các cụm phòng không hỗn hợp giữa tên lửa và cao xạ, tuy bước đầu còn nhỏ, nhưng đã biểu hiện một sự phát triển mới trong nghệ thuật tác chiến phòng không. Từ tác chiến độc lập đã tiến lên tác chiến hiệp đồng binh chủng ở quy mô chiến thuật. Tư tưởng chỉ đạo tác chiến của các lực lượng tên lửa và pháo cao xạ cơ động chiến đấu là: bí mật bất ngờ, cơ động nhanh, tập trung đúng lúc, đánh chắc thắng, tiêu diệt địch và bảo vệ mục tiêu. Với không quân: dùng lực lượng nhỏ, đánh bất ngờ, đánh gần, đánh nhanh, rút nhanh, có công kích, có yểm hộ.

        Các cụm phòng không cơ động đã vận dụng cách đánh mưu trí, linh hoạt, bí mật, bất ngờ, cơ động kịp thời bố trí tập trung, bắn tập trung chuẩn xác, bần rơi tại chỗ kết hợp chặt chẽ giữa tên lửa với cao xạ, lúc tên lửa đánh, lúc lại phân tán để cao xạ đánh, lúc đánh ngày khi đánh đêm. Có trận tên lửa đánh khêu ngòi để nhử địch vào, tạo điều kiện cho cao xạ tập trung tiêu diệt như trận đánh của cụm tiền phương 2 ở khu vực Đồng Giao, Ninh Bình tháng 8 năm 1965. Nhờ tập trung nghiên cứu rút kinh nghiệm và rèn luyện chiến đấu đến cuối năm 1965, ta đã tổ chức được những trận đánh hiệp đồng đầy đủ bốn binh chủng. Trận đánh ngày 20 tháng 9 năm 1965 trên bầu trời Hà Bắc là một điển hình về trận đánh hiệp đồng bốn binh chủng: Rađa, không quân, tên lửa, pháo cao xạ. Không quân đánh ngoài khu vực hoả lực tên lửa, bắn rơi một máy bay F4 của địch. Tiếp đó, khi địch vào đến vùng hoả lực, tên lửa lại đánh rơi một máy bay AD-4. Địch hoảng loạn, hạ thấp độ cao rút chạy lại bị súng pháo phòng không tầm thấp bắn rơi thêm một máy bay A4E.

        Qua các đợt leo thang đánh phá năm 1965 của địch, ta càng thấy rõ sự lúng túng bị động và nhiều mặt hạn chế của chúng. Lực lượng của không quân địch cũng chỉ có hạn. Do đó, chúng không thể tổ chức đánh tập trung quy mô lớn đồng loạt tất cả các mục tiêu trên miền Bắc, trên tất cả các tuyến đường chiến lược, vì vậy, địch phải tập trung đánh phá lần lượt từng khu vực, từng tuyến đường. Đánh rộng ra miền Bắc thì lực lượng đánh phá giao thông ở Khù 4 lại giảm xuống. Khai thác mặt hạn chế này của địch, chúng ta đã tập trung lực lượng trên từng hướng, đúng thời cơ để tạo lực lượng mạnh đánh địch. Đồng thời, tranh thủ tổ chức vận chuyển gấp lực lượng và vật chất vào chiến trường.

        Càng leo thang đánh phá miền Bác, tổn thất của Mỹ ngày càng lớn, thất bại càng thảm hại. Trong năm 1965, quân và dân miền Bắc đã bắn rơi 834 máy bay địch, bắt sống nhiều giặc lái. Mục đích leo thang đánh phá ngăn chặn giao thông miền Bắc không đạt được. Việc vận chuyển chi viện tiền tuyến lớn ngày càng khẩn trương. Được sự chi viện sức người, sức của từ miền Bắc, quân và dân miền Nam liên tiếp tiến công quân xâm lược Mỹ ngay từ những ngày đầu chúng mới đặt chân vào miền Nam ở Núi Thành, Vạn Tường, Plây Me, Bầu Bàng, Dầu Tiếng ...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2016, 09:43:39 pm »

        Trước thất bại liên tiếp trên cả hai miền Nam- Bắc, tổng thống Giôn-xơn phải tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc từ 24 tháng 12 năm 1965 đến 31 tháng 1 năm 1966 để lừa bịp dư luận và chuẩn bị thực hiện phản công chiến lược hòng giành lại thế chủ động trên chiến trường.

        Bước vào năm 1966, đế quốc Mỹ tiến hành cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất từ 18 tháng 1 năm 1966 đến tháng 4 năm 1966, ổ ạt đánh ra trên hai chiến trường trọng điểm: Miền Đông Nam Bộ và Khu 5 hòng tiêu diệt chủ lực ta và bình định nông thôn, củng cố chế độ nguy quyền.

        Song song với việc tiến hành phản công chiến lược lần thứ nhất ở miền Nam, Giôn-xơn quyết định đánh phá trở lại miền Bắc với mức độ ác liệt hơn, sử dụng các biện pháp đối phó với phòng không một cách kiên quyết hơn.

        Các nhà quân sự Mỹ cho rằng, thủ đoạn lợi dụng địa hình bay thấp tránh bị phát hiện, cơ động tránh hoả lực tên lửa và không quân chỉ phù hợp với tốp nhỏ chiếc lẻ. Mặt khác, bay thấp lại càng bị lưới lửa phòng không tầm thấp của ta tiêu diệt nhiều. Do đó, han chế lớn đến khả năng đánh phá. Không quân địch buộc phải trở lại bay ở độ cao trung bình và tìm các biện pháp chế áp rađa, tên lửa, không quân. Với nền công nghiệp hiện đại của Mỹ, chúng đả nhanh chóng đưa kỹ thuật điện tử vào chiến tranh. Để đối phó với phòng không, thủ đoạn cơ bản của địch là sử dụng nhiễu tiêu cực và nhiễu tích cực ngoài đội hình để che giấu lực lượng vào đánh phá mục tiêu, dùng tên lửa tự dẫn đánh phá trận địa rađa, tên lửa, tăng cường lực lượng chặn kích, tăng cường đánh phá sân bay.

        Trước những thủ đoạn mới của địch, lực lượng phòng không gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt nhiễu ngoài đội hình từ các máy bay EB-66, với dải tần rộng đã gây cho các đài rađa cảnh giới, rađa dẫn đường, rađa tên lửa khó phát hiện được máy bay địch. Việc đánh trả của phòng không gặp nhiều khó khăn. Thủ đoạn phóng tên lửa tự dẫn của địch cũng gây cho ta nhiều thiệt hại. Địch tăng cường tiêm kích hộ tống làm cho không quân ta tuy tiêu diệt được địch nhưng ta củng bị tổn thất. Chỉ huy và dẫn đường cho MiG-21 chưa phù hợp, phi công ta sử dụng rađa và tên lửa không đối không chưa thuần thục, nên nhiều trận đánh chưa giành được thắng lợi. Tác chiến phòng không gặp những khó khăn mới. Phải sau một thời gian, dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của quân chủng, với ý chí quyết đánh, quyết tháng, các cấp từ quân chủng đến đơn vị, từ cán bộ đến chiến sĩ, cả lĩnh vực kỹ thuật và chỉ huy đều tích cực đầu tư nghiên cứu cụ thể từng biện pháp kỹ thuật và thủ đoạn chiến thuật của chúng. Chúng ta đã nhanh chóng phát hiện được tính quy luật và sự hạn chế trong từng biện pháp, từng thủ đoạn của địch. Qua đó, bước đầu đã hình thành các biện pháp chiến thuật thích hợp, hiệu quả chiến đấu dần dần nâng lên.

        Đối với nhiễu ngoài đội hình, ngoài việc nghiên cứu các biện pháp phát hiện và đánh địch trong nhiễu, chúng ta đã tổ chức cho tên lửa, không quân phục kích đánh tiêu diệt máy bay EB-66 gây nhiễu ngoài đội hình, buộc EB-66 phải bay ở ngoài xa. Do đó, cường độ nhiễu che chắn giảm hẳn, tạo điều kiện cho các lực lượng phòng không chiến đấu được thuận lợi hơn.

        Trên các hướng, lực lượng phòng không đánh địch có nhiều tiến bộ, nhiều trận đánh đạt hiệu quả cao. Nhưng nhìn chung đánh chưa chắc, hiệu suất còn thấp. Trước tình hình đó, ngày 10 tháng 5 năm 1966, thường vụ Đảng uỷ quân chủng họp bất thường ra nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo chiến đấu của bộ đội không quân; ngày 15 tháng 5 năm 1966, thường vụ ra nghị quyết chuyên đề lãnh đạo chiến đấu đối với bộ đội tên lửa và cao xạ nhằm nâng cao hiệu quả chiến đấu, đối phó với các thủ đoạn của địch.

        Đối với MiG-17 phải luyện tập đánh địch ở độ cao thấp, phát huy tính năng cơ động mặt bằng, cắt bán kính nhanh, tiếp cận bắn gần. Đối với MiG-21 tập trung luyện tập đánh ở độ cao trung bình trở lên, nâng cao trình độ sử dụng tên lửa không đối không, nâng cao trình độ chỉ huy và dẫn đường phù hợp với tính năng chiến đấu của MiG-21.

        Đối với tên lửa và rađa tập trung nghiên cứu cách phát hiện đánh địch trong nhiễu, biện pháp đối phó với tên lửa tự dẫn của địch nhằm bảo toàn lực lượng để đánh địch.

        Đối với cao xạ luyện tập đánh địch ban đêm, đánh địch cơ động tổng hợp cả độ cao và hướng, nghiên cứu lại đối hình chiến thuật để vừa đánh địch bảo vệ được mục tiêu, vừa bảo tồn được lực lượng.

        Từ thực tiễn hoạt động chiến đấu của các cụm phòng không hỗn hợp cơ động trên các hướng đã giúp ta hoàn thiện một bước quan trọng về lý ỉuận tác chiến phòng không. Chiến thuật cơ động đánh địch được coi là một trong hai hình thức chiến thuật cơ bản của phòng không. Trong chiến thuật cơ động đánh địch được thực hiện với ba hình thức chiến thuật cụ thể: cơ động đánh địch từ xa, cơ động phục kích đánh địch trên đường bay và cơ động phục kích đánh địch ở khu nhử địch. Đồng thời cũng từ thực tiễn chiến đấu, trình độ tổ chức chỉ huy, trình độ tác chiến hiệp đồng được nâng lên một trình độ mới.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2016, 09:49:40 pm »

       
        3. Ổn định thế bố trí chiến lược, tổ chức khu vực tác chiến. Hoạt động tác chiến phòng không từ hiệp đồng quy mô nhỏ tiến lên tác chiến hiệp đồng quy mô binh đoàn.

        Để tăng thêm khả năng chỉ huy, mở rộng quy mô tác chiến và hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng phòng không ba thứ quân trên từng hướng, từng khu vực, tháng 5 năm 1966, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Bộ tư lệnh Phòng không Hà Nội và Bộ tư lệnh Phòng không Hải Phòng; tháng 6 năm 1966, thành lập Bộ tư lệnh Phòng không đường 1 Nam, Bộ tư lệnh Phòng không đường 1 Bắc, Bộ tư lệnh Phòng không đường 2- 3. Thế bố trí chiến lược của phòng không đã được hình thành một cách tương đối ổn định. Đây là một bước phát triển mới về mặt tổ chức lực lượng và bố trí thế trận. Quân chủng Phòng không - Không quân đã phân chia các khu vực tác chiến ở quy mô binh đoàn phòng không hỗn hợp tên lửa - cao xạ dưới sự chỉ huy thống nhất của Bộ tư lệnh Phòng không khu vực.

        Trước hành động leo thang mới, không quân địch đã mon men đánh vào ngoại vi Hà Nội- Hải Phòng, Quân chủng nhận định: địch có thể đánh lấn dần từ ngoài vào trung tâm. Đây củng là một dạng leo thang của địch, lấy trung tâm Hà Nội làm tâm điểm. Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương đều có nghị quyết chuyên đề về chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trong tình hình mới.

        Ngày 17 tháng 7 năm 1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn dân chống Mỹ, cứu nước, quyết chiến quyết thấng giặc Mỹ xâm ỉược. Người chỉ rõ: "... chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ ! Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn..."1

        Thực hiện lời dạy của Bác, lực lượng phòng không miền Bác tích cực nghiên cứu cách đánh, đối phó với từng thủ đoạn của địch, đặc biệt đã đối phó thành công với nhiễu ngoài đội hình của chúng. Hiệu suất chiến đấu của các lực lượng ngày càng nâng lên rõ rệt. Trong tháng thi đua hưởng ứng lời kêu gọi của Bác, có ngày quân dân miền Bác bắn rơi 12 máy bay địch.

        Hoạt động tác chiến phòng không đã tổ chức nhiều đợt đánh tập trung quy mô binh đoàn trong cả hai nhiệm vụ bảo vệ giao thông vận chuyển chiến lược và bảo vệ các trung tâm yếu địa của đất nước.

        - Cuối năm 1966, dưới sự chỉ đạo của quân chủng, sư đoàn 367 tổ chức đợt tác chiến cơ động ở đường 1 Nam bảo vệ giao thông vận chuyển, đã đánh dấu bước trưởng thành của lực lượng phòng không cả về tổ chức chỉ huy và tác chiến hiệp đổng.

        Sau nhiều tháng chuẩn bị, Giôn-xơn quyết định mở cuộc phản công chiến lược lần thứ hai từ tháng 9 năm 1966 đến tháng 5 năm 1967, tập trung lực lượng nhàm tiêu diệt chủ lực và cơ quan đầu não của ta ở miền Nam.

        Ở miền Bắc, địch tập trung đánh phá ngăn chặn giao thông vận chuyển một cách quyết liệt, nhất là tuyến đường 1 Nam. Để bảo vệ giao thông vận chuyển trên tuyến đường chiến lược, quân chủng giao nhiệm vụ cho Bộ tư lệnh Phòng không đường 1 Nam sử dụng toàn bộ lực lượng gồm bốn trung đoàn cao xạ, một trung đoàn tên lửa cơ động về phía nam, tổ chức đợt đánh tập trung tiêu diệt địch bảo vệ giao thông từ Phủ Lý đến Thanh Hoá.

        Căn cứ vào phạm vi hoạt động trên một địa bàn dài, có nhiều mục tiêu trọng điểm: Ninh Bình, Hàm Rồng, Đò Lèn, sư đoàn đã xác định tư tưởng chỉ đạo: bố trí bảo vệ trọng điểm kết hợp với cơ động trên tuyến, kiên quyết tập trung lực lượng đúng lúc vào mục tiêu chủ yếu và hết sức linh hoạt phân tán lực lượng kịp thời.

        Từ tháng 9 đến tháng 11 năm 1966, sư đoàn hình thành ba cụm bảo vệ Ninh Bình, Hàm Rồng, Đò Lèn và tổ chức một bộ phận cơ động trên tuyến.

        Cuối tháng 11 năm 1966, địch tập trung đánh phá khu vực Ninh Bình, sư đoàn đã hạ quyết tâm tập trung toàn bộ lực lượng về Ninh Bình tiến hành một đợt đánh tập trung tiêu diệt lớn. Cách đánh của sư đoàn được xác định: Kết hợp chặt chẽ hoả lực trực tiếp bảo vệ mục tiêu với hoả lực của các đơn vị cơ động bên ngoài đánh địch từ xa, tập trung hoả lực vào hướng chủ yếu, tốp máy bay chủ yếu, kiên quyết bẳn rơi tại chỗ, bảo vệ mục tiêu an toàn. Riêng đợt tác chiến tập trung của sư đoàn ở khu vực Ninh Bình từ 28 tháng 11 năm 1966 đến 21 tháng 1 năm 1967 đã diễn ra liên tục 386 trận đánh của tên lửa và cao xạ, trong đó có 44 trận đánh đêm, bẳn rơi 13 máy bay địch.

        Sau tháng 1 năm 1967, trên tuyến đường 1 Nam, địch chuyển sang hoạt động phân tán, nhỏ lẻ kết hợp với khống chế trên tuyến. Sư đoàn đã nhanh chóng phân tán lực lượng bảo vệ các mục tiêu trọng điểm, sử dụng từng trung đoàn, từng tiểu đoàn cao xạ, từng tiểu đoàn tên lửa với phương châm đánh địch trực tiếp bảo vệ mục tiêu, kết hợp với cơ động từng bộ phận đánh địch.

        Trong đợt chiến đấu liên tục, toàn bộ lực lượng của sư đoàn đã đánh 664 trận (cao xạ đánh 608 trận, tên lửa đánh 56 trận) bắn rơi 24 máy bay, hạn chế hoạt động đánh phá giao thông của địch, bảo đảm vận chuyển trên tuyến đường, đồng thời rèn luyện nâng cao năng lực chỉ huy của các cấp trong tác chiến hiệp đồng quy mô lớn.

-------------
1.  Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 12. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội. 1996. Tr. 108
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2016, 09:57:23 pm »

        Tuy vậy, qua đợt đánh tập trung quy mô sư đoàn củng còn bộc lộ một số vấn đề cần nghiên cứu giải quyết. Thời cơ sử dụng lực lượng của quân chủng còn chậm. Địch đánh tập trung liên tục ở Ninh Bình, Thanh Hoá từ 12 tháng 9 năm 1966, nhưng đến cuối tháng 9 quân chủng mới có quyết tâm chuyển lực lượng về hướng nam. Trình độ chỉ huy đánh tập trung của ta còn yếu, tổ chức hoả lực, tổ chức hiệp đồng chưa chặt chẽ. Do đó, hiệu quả chiến đấu còn hạn chế, còn để lỡ thời cơ diệt địch trong một số trường hợp.

        Đợt cơ động tác chiến tập trung của sư đoàn 367 cuối năm 1966 ở đường 1 Nam thực hiện nhiệm vụ đánh địch bảo vệ giao thông vận chuyển, đồng thời là tiền đề cho tác chiến cơ động tập trung quy mô chiến dịch bảo vệ giao thông vận chuyển chiến lược sau này.


        - Tháng 12 năm 1966, quản chủng trực tiếp tổ chức và chi huy đợt đánh tập trung hiệp đồng binh chủng đấu tiên bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng là sự phát triển mới trong tác chiến bảo vệ yếu địa.

        Ở chiến trường miền Nam, cuộc hành quân lớn đầu tiên trong cuộc phản công chiến lược lần thứ hai vào miền Đông Nam Bộ bị thất bại, Giôn-xơn cho không quân tăng cường đánh phá miền Bắc, và tiến hành đợt leo thang đánh phá tập trung vào ngoại vi Hà Nội- Hải Phòng tháng 12 năm 1966.

        Kiên quyết đánh bại bước leo thang mới của địch, quân chủng tổ chức một đợt đánh tập trung hiệp đồng quy mô lớn bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng. Rút kinh nghiệm các trận đánh tháng 6 năm 1966, đội hình của tên lửa và cao xạ đã bố trí thích hợp hơn. Đưa cao xạ cỡ nhỏ vào từng mục tiêu điểm, pháo tầm trung và tầm cao bố trí tập trung trên từng hướng. Tên lửa bố trí thành tuyến có vòng trong, vòng ngoài để tạo chiều sâu hoả lực, bảo đảm đánh địch liên tục từ xa đến gần. Không quân đã vận dụng linh hoạt cách đánh, kết hợp tốt dẫn đường của rađa và quan sát trực tiếp của phi công, phát huy ưu thế tốc độ và độ cao, tạo được thế có lợi để công kích. Rađa đã tạo được thế bố trí có lợi, hỗn hợp nhiều loại, kết hợp với các vọng quan sát xa bảo đảm đầy đủ, kịp thời tình báo trên không cho các lực lượng.

        Để hoàn thành nhiệm vụ tác chiến, tư tưởng chỉ đạo được xác định: tập trung binh lực, tổ chức kết hợp hoả lực vào hướng chủ yếu, mục tiêu chủ yếu, bảo đảm trên một hướng, một đường bay của địch có nhiều đại đội, tiểu đoàn tham gia bẳn, kết hợp giữa lực lượng bảo vệ trực tiếp và lực lượng cơ động đánh địch bên ngoài.

        Về mặt chỉ huy, quân chủng đã trao quyền cho Bộ tư lệnh Phòng không Hà Nội, Bộ tư lệnh Phòng không Hải Phòng trực tiếp chỉ huy cả tên lửa và cao xạ. Quân chủng chỉ huy không quân, rađa và chỉ huy hiệp đồng giữa không quân với tên lửa, cao xạ.

        Trên cơ sở chuẩn bị trước, được Bộ tư lệnh quân t chủng trực tiếp tổ chức chỉ huy, các binh chủng đều phát huy được khả năng chiến đấu trong tác chiến hiệp đồng binh chủng nên giành được thắng lợi lớn.

        Pháo cao xạ l00mm bảo vệ từng hướng đã tham gia đánh vào đội hình bay của địch đang tiếp cận vào mục tiêu đánh phá. Pháo cao xạ 57mm và 37mm bố trí ở từng mục tiêu điểm đã đánh địch quyết liệt bảo vệ mục tiêu. Tên lửa đã bắn 49 lần cấp tiểu đoàn, bắn rơi chín máy bay địch trong đó có ba máy bay rơi tại chỗ. Không quân đã tích cực cất cánh đánh 13 trận (11 trận của MiG-21 và hai trận của MiG-17), bắn rơi 11 máy bay địch và cản phá nhiều tốp khác.

        Tuy nhiên, qua đợt đánh tập trung quy mô lớn đầu tiên tháng 12 năm 1966 bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng, lực lượng phòng không còn bộc lộ một số nhược điểm, hạn chế:

        Đội hình chiến thuật của pháo cao xạ vẫn còn phân tán, dàn đều nên chưa thực hiện được bắn tập trung. Đội hình tên lửa có xu hướng bố trí vươn xa, lực lượng vòng trong mỏng, nên chưa thực hiện được bắn tập trung với mật độ hoả lực cao trên một đường bay của địch.

        Tổ chức chỉ huy hiệp đồng chưa được chặt chẽ, còn để lọt mục tiêu, để lỡ thời cơ, nhất là đối với tên ỉửa. Do đó, chưa phát huy được đầy đủ sức mạnh diệt máy bay địch.

        Trình độ đánh của các đơn vị chưa chắc. Cao xạ chưa đánh tốt các đối tượng, hiện tượng bắn xua, bắn đuổi còn nhiều. Tên lửa đánh địch cơ động hiệu quả còn thấp, chọn đối tượng bắn chưa chuẩn xác, còn bắn nhiều vào tiêm kích nghi binh. Đặc biệt, khi địch bắt đầu dùng thủ đoạn nhiễu trong đội hình QRC, tên lửa còn lúng túng, chưa có cách đánh thích hợp, để địch đánh trả bị tổn thất.

        Qua thời gian đối mặt quyết liệt với không quân Mỹ, từ các đợt đánh tập trung, nhiều vấn đề về tác chiến phòng không cúng đã được khẳng định:

        + Tạo thế bố trí chiến thuật hoàn chỉnh, phát huy uy lực của mọi vũ khí trang bị, làm cho mọi lực lượng đều có điều kiện đánh được địch, tạo nên hệ thống hoả lực nhiều tầng cao, nhiều tuyến, tập trung vào hướng, vào đối tượng, vào khu vực chủ yếu đã trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản của tác chiến phòng không. Khi thế trận đã được bố trí, thì cách đánh, trình độ chỉ huy, trình độ kỹ thuật của đơn vị đóng vai trò quyết định.

        + Tổ chức chỉ huy hiệp đồng phải kiên quyết, liên tục trong toàn đợt, trong từng trận, trên từng hướng, trên từng khu vực. Phương pháp hiệp đồng chiến đấu giữa không quân và tên lửa phù hợp nhất với điều kiện và trình độ của ta là cho không quân đánh ngoài khu vực hoả lực của tên lửa. Chỉ trong điều kiện thật cần thiết mới cho không quân đánh trong khu vực hoả lực và hiệp đồng theo thời gian là chính.

        Đợt tác chiến tập trung bảo vệ Hà Nội tháng 12 năm 1966 là cơ sở thực tiễn cho hình thức chiến thuật cơ bản nhất của phòng không: hình thức chiến thuật đánh địch bảo vệ mục tiêu với hai chiến thuật cụ thể là: chiến thuật chốt vòng trong đánh địch trực tiếp bảo vệ mục tiêu và chiến thuật cơ động vòng ngoài đánh địch bảo vệ mục tiêu. Đợt tác chiến tập trung bảo vệ Hà Nội tháng 12 năm 1966 đă đặt nền móng cho sự phát triển các đợt tác chiến tập trung quy mô chiến dịch bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng sau này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2016, 11:34:32 pm »

       
III. GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG TÁC CHIẾN PHÒNG KHÔNG
TẬP TRƯNG QUY MÔ CHIẾN DỊCH (1967 - 1972)

        1. Các đợt tác chiến tập trung quy mô chiến dịch bảo vệ yếu địa Hà Nội, Hải Phỏng cuối năm 1967.

        Sau cuộc hành quân lần thứ nhất (cuối năm 1966) vào chiến khu Dương Minh Châu bị thất bại nặng, tháng 1   năm 1967, địch quay về mở cuộc hành quân mới tiến công vào vùng "tam giác sẳt" Bến Súc- củ Chi- Bến Cát nhằm lập vành đai trắng phòng thủ Sài Gòn cũng bị tổn thất nặng nề. Với ý đồ đánh nhanh, thẳng nhanh, giành lại chủ động trên chiến trường, Giôn-xơn quyết định tập trung mọi nỗ lực cao nhất tiến hành đợt hành quân lần thứ hai với quy mô lớn hơn vào chiến khu Dương Minh Châu nhằm tiêu diệt Trung ương Cục, Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam, cơ quan Trung ương Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam.

        Để phối hợp với cuộc hành quân lớn, ngày 21 tháng 1 năm 1967 đại diện Mỹ - nguy họp ở Hô-nô-lu-lu bàn định kế hoạch đánh phá miền Bắc với phương châm "gây áp lực không thương xót" nhằm: triệt phá đường viện trợ từ bên ngoài vào miền Bắc, cắt nguồn tiếp tế từ miền Bắc vào miền Nam, phá huỷ nặng nền kinh tế của miền Bắc, cô lập Hải Phòng với Hà Nội, cô lập Hà Nội, Hải Phòng với các khu vực khác, làm tê liệt giao thông vận chuyển.

        Từ ngày 22 tháng 2 năm 1967, chúng sử dụng pháo binh ở bờ nam sông Bến Hải và cho máy bay B-52 đánh phá mạnh khu vực Vĩnh Linh, Hồ Xá, nhằm ngăn chặn hậu phương trực tiếp của chiến trường Quảng Trị. Đồng thời cho hải quân Mỹ mở rộng phạm vi bắn phá ra ngoài vĩ tuyến 20 và thả thuỷ lôi phong toả các cửa sông, nhằm ngăn chặn đường tiếp nhận hàng từ ngoài vào miền Bác.

        Từ ngày 24 tháng 2 năm 1967, địch tập trung đánh phá liên tục các cơ sở công nghiệp của ta ở Uông Bí, Hòn Gai, Bắc Giang, Việt Trì, Thái Nguyên, Hải Phòng, nhằm phá tiềm lực kinh tế quốc phòng của ta.

        Nghiên cứu quá trình tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc của địch, ta thấy một vấn đề có tính quy luật: Hà Nội luôn luôn là mục tiêu để dành cho nấc thang cao nhất trong từng giai đoạn. Nắm được quy luật đó, ta chủ trương: một mặt tập trung lực lượng, chuẩn bị mọi mặt đánh bại nấc thang cao nhất khi chúng đánh phá Hà Nội, đồng thời chủ động, tích cực tổ chức lực lượng cơ động đánh địch trên các hướng bảo vệ giao thông và các khu công nghiệp, tích cực sử dụng không quân đảnh địch phối hợp trên các hướng để phá thế tiến công từ xa của chúng, tạo điều kiện cho các lực lượng phía trong đánh địch.

        Ở miền Nam, cuộc hành quân Gian-xơn-xi-ty với nỗ lực cao nhất của Mỹ-nguy hòng tiêu diệt cơ quan đầu não của ta bị thất bại.

        Nắm chắc quy luật hành động của đế quốc Mỹ, càng thất bại nặng ở miền Nam, chúng càng liều lĩnh leo thang đánh phá miền Bắc một cách tàn bạo hơn để trả đũa, để gây sức ép và ngăn chặn miền Bắc chi viện cho miền Nam.

        Nhạy bén trước diễn biến tình hình ở cả chiến trường trong nước và tình hình quốc tế, đầu năm 1967, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã ra nghị quyết về nhiệm vụ quân sự. Nghị quyết của Bộ Chính trị chỉ rõ: năm 1967 có tầm quan trọng rất lớn đối với địch cũng như đối với ta. Địch sẽ ra sức tăng cường lực lượng nhầm đánh nhanh, thắng nhanh. Ta phải cố gắng hơn nữa về mọi mặt, tạo thời cơ giành tháng lợi quyết định... Vì vậy toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. ở cả hai miền phải nêu cao quyết tâm đánh Mỹ - ngụy, kiên quyết đập tan những bước leo thang điên cuồng của chúng..."

        Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Quân uỷ Trung ương và của Bộ Tổng tư lệnh, quân chủng xác định nhiệm vụ trong năm 1967: phải tập trung mọi cố gắng, đem mọi khả năng nỗ lực vượt bậc, nhanh chóng nâng cao chất lượng bộ đội, nâng cao sức chiến đấu của các binh chủng, phát huy vai trò nòng cốt của quân chủng, cùng quân dân miền Bắc quyết đánh bại mọi bước leo thang đánh phá ác liệt nhất của địch. Trong giai đoạn này, chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại miền Bác của đế quốc Mỹ đã phát triển ngày càng cao, làm nền tảng cho các hoạt động tác chiến phòng không quy mô ngày càng lớn.

        Theo chủ trương của quân chủng, việc tập trung sử dụng lực lượng hết sức linh hoạt để đồng thời thực hiện cả hai nhiệm vụ bảo vệ yếu địa Hà Nội, Hải Phòng và bảo vệ giao thông vận chuyển. Khi địch đánh tập trung lớn vào Hà Nội thì nhanh chóng đưa hai sư đoàn phòng không 365 ở đường 1 Bẳc và 367 ở đường 1 Nam về tham gia đánh địch bảo vệ Hà Nội. Khi địch giãn ra đánh phá giao thông thì ngoài hai sư đoàn cơ động 365 và 367, ta còn mạnh dạn rút bớt lực lượng tên lửa, cao xạ bảo vệ Hà Nội cơ động ra đánh địch trên đường 1, đường 5. Trên địa bàn Quân khu 4, ta vẫn thường xuyên để một lực lượng tên lửa và cao xạ nhất định đánh địch bảo vệ giao thông chiến lược.

        Tuần đầu tháng 4 năm 1967, quân chủng đã chủ động điều lực lượng về bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng. Ở Hà Nội có hai sư đoàn 361, 367 và một bộ phận bảo vệ sân bay Nội Bài của sư đoàn 365. Tổng lực lượng ở Hà Nội: cao xạ chiếm 51%, tên lửa chiếm: 58% lực lượng của quân chủng và toàn bộ lực lượng không quân. Ớ Hải Phòng được tăng cường một trung đoàn cao xạ cho sư đoàn 363, chiếm 11%, tên lửa bổ sung thêm hai tiểu đoàn, chiếm 22%. Ba trung đoàn rađa phục vụ chung cho tác chiến ở Hà Nội, Hải Phòng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2016, 11:35:34 pm »

        Rút kinh nghiệm các đợt tác chiến tập trung năm 1966 trên từng cụm mục tiêu, lực lượng cao xạ và tên lửa đã hình thành thế bố trí vòng trong, vòng ngoài . Ngoài ra còn tổ chức các cụm nhỏ hỗn hợp tên lửa cao xa cơ động phục kích đánh địch từ xa, đặc biệt đánh địch gây nhiễu ngoài đội hình.

        Nhìn chung, sự bố trí đã kết hợp giữa các cụm pháo cao xạ chốt trực tiếp bảo vệ mục tiêu với bảo vệ khu vực của tên lửa, tạo thành một hệ thống hoả lực liên kết chặt chẽ có chiều sâu tạo điều kiện tiêu diệt địch từ xa, từ mọi hướng, trên mọi độ cao và chi viện bảo vệ lẫn nhau.

        Từ ngày 24 tháng 4 đến ngày 29 tháng 4 năm 1967, địch mở đợt đánh mỗi ngày một trận với lực lượng nhỏ từ 12 đến 16 lân chiếc ngày vào ngoại vi Hà Nội, nhằm uy hiếp và thăm dò khả năng phòng không của ta.

        Từ ngày 4 tháng 5 đến ngày 22 tháng 5 năm 1967, địch tổ chức đợt đánh lớn, sử dụng 307 lần chiếc (có 72 lần chiếc máy bay của hải quân) đánh vào 32 mục tiêu, nhưng tập trung vào đánh cầu Đuống, cầu Long Biên, nhà máy điện Yên Phụ và khu công nghiệp Thượng Đình. Đặc biệt hai ngày 19 tháng 5 và 21 tháng 5 lực lượng không quân của hải quân đánh phá nhà máy điện Yên Phụ bằng bom quang tuyến truyền hình, nhưng không kết quả.

        Qua hai tháng đánh địch bảo vệ Hà Nội, các lực lượng phòng không đều phát huy tốt cách đánh. Tên lứa đã tìm được cách đánh có hiệu quả với thủ đoạn nhiễu trong đội hình đơn giản của địch. Không quân phát huy được cách đánh sở trường. Cao xạ đã đánh được đều trong giai đoạn địch bổ nhào. Hiện quả chiến đấu trong hai tháng đạt cao, bắn rơi 139 máy bay, trong đó: tên lửa bắn rơi 60 máy bay, cao xạ bắn rơi 41 máy bay, không quân bắn rơi 38 máy bay. Đặc biệt ngày 19 tháng 5 năm 1967, lực lượng phòng không Hà Nội, trong không khí thi đua lập công mừng sinh nhật Bác đã bắn rơi 13 máy bay địch.

        Sau đợt tập trung đánh phá Hà Nội, tháng 6 và tháng 7 địch tạm ngừng đánh phá Hà Nội để thăm dò thái độ của ta, đổng thời tập trung lực lượng đánh phá cắt đứt các đầu mối giao thông nhằm cô lập, uy hiếp Hà Nội và cắt đứt giao thông Hà Nội, Hải Phòng.

        Nhận định đúng hành động của địch, quân chủng quyết tâm đưa lực lượng cơ động bảo vệ vững chắc các trọng điểm giao thông, nhất là đường 5. Nhưng do hạ quyết tâm còn chậm, việc chỉ đạo các lực lượng chưa chặt chẽ, nên hiệu quả chiến đấu chưa cao.

        Tháng 8 năm 1967, địch tổ chức hai. đợt đánh lớn vào Hà Nội (đợt 1 từ 10 đến 12 tháng 8 và đợt 2 từ 21 đến 23 tháng Cool nhằm cô lập Hà Nội với các khu vực khác. Chúng tập trung đánh phá cầu Đuống, cầu Long Biên, nhà máy điện Yên Phụ và đánh vào một số khu phố nội thành.

        Do phán đoán âm mưu dịch chưa thật đúng, ta vẫn cho ràng địch còn tập trung đánh giao thông tuyến ngoài, nên lực lượng điều về chậm, lực lượng mỏng, thế bố trí không liên hoàn, không tổ chức đánh tập trung được.

        Trong đợt này, địch đã thay đổi nhiều thủ đoạn mới. Máy bay hải quân thực hiện gây nhiễu xung trả lời (ALQ-51) tạo mục tiêu giả làm cho tên lửa bám sát máy bay địch bị sai lệch lớn. Mỗi máy bay của không quân đều mang một đến hai máy gây nhiễu tạp QRC-160 để tự vệ, đội hình bay trong từng tốp mở rộng các tốp bay hàng dọc làm cho các dải nhiễu trùng lên nhau. Tên lửa chưa tìm được cách đánh thích hợp để đối phó với thủ đoạn gây nhiễu mới, nên đánh kém hiệu quả, đạn tự huỷ nhiều. Địch sử dụng chiến thuật bay hai tầng khống chế sân bay. Không quân ta phát hiện chậm thủ đoạn mới của địch, nên nhiều trận bị tổn thất. Có thể nói đây là đợt đánh căng thẳng, quyết liệt nhất từ đầu chiến tranh.

        Sang tháng 9, địch tập trung đánh lại Hải Phòng, chúng cho rằng: con đường nhanh nhất để chấm dứt chiến tranh là phong toả các cảng, đặc biệt là cảng Hải Phòng để cắt nguồn chi viện từ nước ngoài vào miền Bắc, cô lập Hải Phòng với Hà Nội. Chúng tập trung đánh toàn bộ hệ thống cầu của Hải Phòng, thả thuỷ lôi xuống các ngã ba sông và cửa sông. Mặc dù lực lượng phòng không Hải Phòng đã đánh trả quyết liệt, bắn rơi 31 máy bay, nhưng hiệu quả bảo vệ thấp, các cầu đều bị đánh hỏng, tên lửa đánh vẫn chưa đạt hiệu quả cao.

        Đây là một thời kỳ hết sức gay go, một thách thức lớn đối với bộ đội tên lửa. Trước tình hình khó khăn đó, Bộ tư lệnh quân chủng triệu tập hội nghị chuyên đề từ 16 đến 22 tháng 10 năm 1967 để bàn cách đánh của tên lửa. Hội nghị đã dân chủ bàn bạc, phân tích một cách khoa học đội hình bay QRC của không quân địch khi có một máy bay mang nhiễu và khi tất cả các máy bay đều mang nhiễu, phân tích đặc điểm nhiễu xung trả lời của hải quân để chọn cách bám sát có hiệu quả. Có thể nói đây là một hội nghị chuyên đề rất trí tuệ của cán bộ chiến sĩ tên lửa. Một cách đánh mới được đưa ra có cơ sở khoa học, có lý luận và giàu ý nghĩa thực tiễn.

        Để chủ động phá sự chuẩn bị cuộc phản công chiến lược lần thứ ba của địch, quân dân miền Nam thực hiện tiến công liên tục rộng khắp trên các chiến trường và tiến lên mở một cuộc tiến công chiến lược. Toàn bộ lực lượng Mỹ-ngụy đang ráo riết chuẩn bị phản công lại phải bị động kéo về phòng ngự xung quanh Sài Gòn- Gia Định và Trị Thiên - Huế.

        Để cứu vãn sự thất bại về chiến lược ở miền Nam, Giôn-xơn quyết định mở các đợt đánh phá tập trung quy mô lớn có tính chất chiến dịch vào Hà Nội, Hải Phòng nhằm gây sức ép tối đa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2016, 11:36:11 pm »

        Trong ba tháng cuối năm 1967, địch tổ chức liên tiếp ba đợt đánh lớn quy mô chiến dịch vào Hà Nội, Hải Phòng, mỗi đợt trên nghìn lần chiếc, liên tục từ 5 đến 7 ngày, mỗi đợt cách nhau từ 20 đến 25 ngày.

        Đợt 1 từ 24 đến 27 tháng 10 năm 1967, chúng sử dụng 1.279 lần chiếc. Đợt 2 từ 17 đến 20 tháng 11 năm 1967, chúng sử dụng 1.094 lần chiếc. Đợt 3 từ 15 đến 18 tháng 12 năm 1967 chúng sử dụng 1.259 lần chiếc.

        Để tập trung lực lượng lớn đánh phá Hà Nội, Hải Phòng, Mỹ còn sử dụng 45 máy bay của thuỷ quân lục chiến Mỹ ở căn cứ Đà Nẵng đánh phá đồng thời ở khu vực Vĩnh Linh và khu vực hành lang cửa khẩu thay thế cho các lực lượng không quân và hải quân thường xuyên đánh phá trước đây.

        Do nhận định địch tập trung quy mô lớn vào đánh phá Hà Nội, Hải Phòng, chúng ta đã tập trung lực lượng, tổ chức những đợt đánh tập trung tiêu diệt lớn ở quy mô chiến dịch để đập tan ý đồ chiến lược, chiến dịch của chúng.

        Trong ba đợt đánh tập trung cuối năm 1967 bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng, đợt đánh tập trung tháng 10 nổi rõ hơn cả tính chất của một chiến dịch phòng không chống tập kích đường không quy mô chiến dịch bằng không quân chiến thuật và không quân hải quân của địch.

        Trong kế hoạch tác chiến của các đợt đánh tập trung quy mô lớn có tính chất chiến dịch bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng, quân chủng đã xác định:

        - Về nhiệm vụ tác chiến: tập trung lực lượng chủ yếu của quân chủng bảo vệ tốt các mục tiêu trọng điểm của Hà Nội. Hiệp đồng chặt chẽ các binh chủng tạo thành những trận đánh có tổ chức, có chuẩn bị, tiêu diệt nhiều máy bay địch, bắt sống nhiều giặc lái, bảo vệ tốt mục tiêu, giữ gìn bổi dưỡng lực lượng ta, kiên quyết đánh bại mọi bước leo thang mới của địch.

        - Về tư tưởng chỉ đạo tác chiến: quán triệt tư tưởng đánh tập trung và đánh tiêu diệt lớn không quân địch, nâng cao chất lượng và sức chiến đấu của bộ đội.

        - Về yêu cầu của đợt tác chiến: bắn trúng, bắn rơi tại chỗ nhiều máy bay địch, bắt sống nhiều giặc lái, buộc địch phải thay đổi thủ đoạn đánh phá. Bảo vệ vững chắc nhà máy điện Yên Phụ, quyết tâm bảo vệ lâu dài cầu Long Biên, cầu Đuống, hạn chế thiệt hại của sân bay Nội Bài để có thể nhanh chóng khôi phục, bảo đảm duy trì được hoạt động liên tục của máy bay ta.

        - Về bố trí sử dụng lực lượng: quân chủng quyết tâm điều lực lượng lớn về bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng, đồng thời xác định Hà Nội là khu vực tác chiến chủ yếu.

        Ở Hà Nội có bảy trung đoàn tên lửa, ba sư đoàn phòng không (11 trung đoàn pháo cao xạ, bảy tiểu đoàn pháo cao xạ độc lập), hai trưng đoàn không quân. Ngoài ra Bộ còn tăng cường cho Hà Nội ba trung đoàn và sáu tiểu đoàn cao xạ. Pháo cao xạ bố trí tập trung bảo vệ các mục tiêu khu tây và khu đông. Sư đoàn 361 là lực lượng chính bảo vệ khu Trung ương, nhà máy điện Yên Phụ, cầu Long Biên, cầu Đuống. Sư đoàn 367 là lực lượng tăng cường cùng với sư đoàn 361 bảo vệ khu Trung ương, nhà máy điện Yên Phụ, cầu Đuống, cầu Long Biên. Sư đoàn 365 là lực lượng chính bảo vệ sân bay Nội Bài và đánh địch vòng ngoài trên hướng đông bắc của Hà Nội. Lực lượng tăng cường của Bộ bố trí bảo vệ các mục tiêu khu nam và tây nam Hà Nội. Bộ đội tên lửa tập trưng lực lượng chủ yếu bảo vệ hướng bắc-tây bắc, nam-tây nam Hà Nội, hình thành hệ thống hoả lực có chiều sâu, có nhiều tuyến, tập trung trên các hướng chủ yếu, bẻ gãy từng hướng, từng đường bay của địch. Trung đoàn 236 là lực lượng chủ yếu bố trí vòng trong đánh địch hướng nam-tây nam.

        Trung đoàn 274 bố trí bảo vệ sân bay Nội Bài, đồng thời đánh tuyến ngoài trên hướng tây bắc. Trung đoàn 257 và 267 bố trí bảo vệ hướng đông-đông nam. Trung đoàn 268, 275, 278 đánh địch vòng ngoài hướng tây-tây nam. Không quân tiêm kích tập trung bảo vệ Hà Nội, có nhiệm vụ đánh địch vòng ngoài và cả trên không phận Hà Nội theo phương án hiệp đồng. Bộ đội rađa tập trung quan lý chặt chẽ bảo đảm cho tác chiến chung, nhưng chủ yếu cho Hà Nội. Trung đoàn 291 quản lý hướng tây nam-đông nam. Trung đoàn 292 quản lý hướng tây - tây bắc. Trung đoàn 293 quản lý hướng bắc - đông bắc.

        Ở Hải Phòng ta bố trí một trung đoàn tên lửa tăng cường và một sư đoàn pháo phòng không.

        Cách đánh của đợt tác chiến tập trung được xác định: tập trung hoả lực của từng trưng đoàn tên lửa, từng trung đoàn và tiểu đoàn pháo cao xạ vào hướng chủ yếu, đội hình chủ yếu, thời cơ chủ yếu. Tập trung đánh tốp đi đầu, chiếc đầu. Kết hợp nhiều loại hoả lực đánh địch liên tục trên đường bay. Cao xạ: lấy đánh địch bổ nhào bảo vệ mục tiêu là chính, đánh bay bằng ở các hướng khác nếu có điều kiện và khi mục tiêu bảo vệ không bị uy hiếp. Tên lửa: tổ chức đánh tập trung, vào từng tốp trên từng đường bay, vận dụng linh hoạt các phương pháp bắn đón, bán đuổi, bắn trên đỉnh đầu yếu địa. Không quân: tích cực xuất kích, đánh đúng đối tượng chủ yếu là máy bay cường kích, chọn thời cơ đánh tốt nhằm đạt hiệu quả chiến đấu cao, dùng lực lượng nhỏ và vừa, lấy hiệu suất chiến đấu cao là chính.

        Qua ba đợt đánh tập trung, lực lượng không quân địch bị tổn thất nặng, buộc chúng phải chuyển sang hoạt động nhỏ lẻ. Ý định chiến lược của Giôn-xơn dùng không quân tập kích ồ ạt từng đợt vào Hà Nội để ép ta đã bị thất bại hoàn toàn. Qua ba đợt tác chiến tập trung mang tính chất chiến dịch, với quyết tâm cao và cách đánh sáng tạo, ta đã bố trí hợp lý, có sự chỉ huy thống nhất, bước đầu đá tạo được sự liên kết các trận đánh trong từng đợt hoạt động. Do đó, các lực lượng phòng không đã bắn rơi 120 máy bay Mỷ. Đây là một bước chuyển biến rất quan trọng trong nghệ thuật tổ chức tác chiến phòng không tập trung bảo vệ yếu địa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2016, 07:54:19 am »

        Lần đầu tiên chúng ta tổ chức các đợt đánh tập trung quy mô chiến dịch bảo vệ một khu vực yếu địa chiến lược. Nghệ thuật tác chiến phòng không đã phát triển một cách nhảy vọt từ cách đánh hiệp đồng quy mô nhỏ chuyển sang cách đánh tập trung hiệp đồng quy mô chiến dịch.

        Mặc dù các đợt đánh tập trung quy mô chiến dịch đầu tiên còn có mặt hạn chế, nhưng đã xuất hiện các yếu tố chiến dịch phòng không bảo vệ yếu địa tạo cơ sở lý luận và thực tiễn cho ta tổ chức chiến dịch phòng không sau này.

       - Thành công trước hết và cơ bản nhất là trong quá trình tổ chức và thực hành các đợt tác chiến tập trung ta đã quán triệt sâu sắc ý định của chiến lược, xác định rõ nhiệm vụ tác chiến nên hạ quyết tâm chính xác, có kế hoạch tác chiến hiệp đổng binh chủng, có tổ chức chỉ huy tập trung thống nhất, kịp thời chuẩn bị mọi mặt để giành chủ động ngay từ đầu.

        Cuối năm 1966 đầu năm 1967, ở miền Nam, mặc dù Mỹ nguy đang lâm vào thế bị động chiến lược, nhưng chúng vẫn cố tập trung mở cuộc phản công chiến lược nhâm giành lại quyền chủ động. Trên chiến trường cả hai miền Nam- Bác, địch huy động sức mạnh tối đa để tạo thế mới có lợi cho chúng ở chiến trường. Trước tình hình đó, Đảng ta chủ trương tập trung mọi nỗ lực của cả hai miền đánh bại những nấc thang cao nhất của địch, giành thắng lợi có ý nghĩa quyết định .

        Quán triệt ý định của chiến lược, quân chủng đã nhanh chóng hạ quyết tâm tập trung trên 70% lực lượng phòng không chủ lực và xây dựng kế hoạch tác chiến tương đối hoàn chỉnh, đồng thời chuẩn bị mọi mặt để giành chủ động đánh địch.

        . Quân chủng đã nghiên cứu, phán đoán địch một cách chính xác ở cả phạm vi chiến lược, chiến dịch, chiến thuật và kỹ thuật để giành chủ động và đánh thắng địch.

        Từ những đợt đánh tập trung năm 1967, nhất là sau đợt đánh tập trung quy mô lớn vào Hà Nội tháng 8 rồi chuyển sang tập trung đánh Hải Phòng, chúng ta đã dự báo chính xác địch sẽ đánh trở lại Hà Nội với quy mô lớn hơn, liên tục hơn, nhằm cô lập bằng được Hà Nội để gây sức ép tối đa với ta trên chiến trường.

        Nám vững quy luật hoạt động leo thang của địch, quân chủng đã nhận định một cách cụ thể về lực lượng đánh phá của chúng bao gồm cả không quân chiến thuật và không quân của hải quân với quy mô lớn, xác định hướng tiến công chủ yếu từ bắc- tây bắc và nam- tây nam, mục tiêu đánh phá chủ yếu của chúng là cầu Long Biên, cầu Đuống, nhà máy điện Yên Phụ nhằm bao vây cô lập uy hiếp Hà Nội. Để thực hiện ý định trên, chủng sẽ tập trung đánh phá khống chế sân bay trước khi đánh phá mục tiêu, tổ chức đánh từng đợt tập trung quy mô chiến dịch, đánh đồng thời bằng cả hai lực lượng không quân chiến thuật và không quân hải quân.

        Về chiến thuật, địch sẽ kết hợp gây nhiễu tiêu cực và nhiễu tích cực, kết hợp nhiễu ngoài đội hình với nhiễu trong đội hình, kết hợp nhiễu ngụy trang của không quân với nhiễu giả mục tiêu nghi binh của hải quân nhằm đối phó với rađa, tên lửa của ta. Thực hiện bay cao, lượn vòng hẹp chiếm đỉnh bổ nhào nhanh trên mục tiêu để gây khó khăn cho cao xạ đánh địch trực tiếp bảo vệ mục tiêu. Tăng cường tỷ lệ hộ tống, thực hiện bay hai tầng để đối phó với không quân ta. Tăng tỷ lệ chế áp phòng không trước và trong quá trình đánh phá.

        Để phán đoán chính xác hoạt động của dịch, chúng ta đã kết hợp nghiên cứu ở nhiều cấp bổ sung cho nhau, nghiên cứu tổng kết qua các đợt đánh trước, theo dõi chặt chẽ quá trình chiến đấu, triệt để khai thác cung giặc lái và các trang thiết bị trong máy bay địch bị bắn rơi.

        • Các cấp chỉ huy chỉ đạo chặt chẽ cách đánh trong từng hình thức chiến thuật. Coi đây là một trong những nguyên nhân cơ bản để giành thắng lợi trong các đợt đánh tập trung quy mô chiến dịch.

        Ý định của chiến lược, nhiệm vụ của đợt tác chiến chỉ có thể được thực hiện qua các trận đánh cụ thể. Do đó, trong chỉ huy tác chiến, quân chủng luôn luôn bám sát, chỉ đạo cách đánh cụ thể của từng binh chủng.

        Với pháo cao xạ: Thực hiện chiến thuật chốt ôm mục tiêu với cơ động quanh chốt, kết hợp chặt chẽ các loại hoả lực, tiêu diệt địch trong giai đoạn bổ nhào trước khi cắt bom. Phân chia hỏa lực hợp lý bắn tốp đi đầu và có hoả lực bắn vào tốp tiếp sau để phá thủ đoạn bổ nhào liên tiếp vào mục tiêu, thủ đoạn đánh nhanh rút nhanh của không quân chiến thuật Mỹ. Tập trung hoả lực chủ yếu bắn máy bay cường kích và dùng một bộ phận bắn máy bay tiêm kích để chống thủ đoạn dùng đội hình phân tán, nhiều hướng nghi binh của máy bay hải quân. Các trận địa vòng ngoài phải nắm chác địch, tích cực chủ động, bí mật, bất ngờ, cơ động tập trung nhanh lực lượng, phát huy hoả lực mãnh liệt chuẩn xác tiêu diệt địch. Các trận địa vòng trong phải kiên quyết, chủ động tiến công, dũng cảm ngoan cường, chọn đúng đối tượng, đánh đúng thời cơ, tập trung hoả lực mãnh liệt, chính xác tiêu diệt địch.

        Với tên lửa: Kết hợp chặt chẽ hoả lực của vòng trong với hoả lực vòng ngoài đánh địch liên tục từ xa đến gần trên đường bay, chọn đúng đối tượng, tiêu diệt địch trước khi ném bom và chi viện được cho nhau. Nắm chắc địch, mạnh dạn cơ động một lực lượng đánh máy bay EB-66 ở xa, tạo điều kiện cho các lực lượng phía trong đánh địch. Các đơn vị đánh địch ở vòng ngoài phải quán triệt tinh thần tích cực, chủ động, mưu trí, bí mật, bất ngờ, có khả năng cơ động nhanh, có trình độ đánh độc lập. Các trận địa đánh địch vòng trong phải kiên quyết, dũng cảm, ngoan cường, tích cực chủ động tiến công, đánh liên tục, đánh giỏi trong mọi tình huống, với mọi đối tượng, đánh tập trung, đánh tiêu diệt, đánh rơi tại chỗ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2016, 07:56:55 am »

        Với không quân: Tập trung lực lượng bảo vệ Hà Nội, quán triệt tư tưởng lấy ít địch nhiều, dùng lực lượng tinh nhuệ đánh bại kẻ địch có số lượng đông, .lấy hiệu suất chiến đấu cao là chính, kiên quyết đánh vào đội hình lớn của địch, chọn đúng đối tượng cường kích ném bom, chủ yếu đánh địch bay vào, có điều kiện thì đánh đuổi khi địch bay ra, hiệp đồng chặt chẽ giữa hai loại MiG-17 với MiG-21 và hiệp đồng chặt chẽ với tên lửa. MiG-17 đánh địch ở độ cao thấp, kết hợp cơ động mặt bằng với cơ động thẳng đứng, chú ý tạo yếu tố bí mật, bất ngờ, đánh nhanh, rút nhanh, không lượn lâu ở khu chờ. MiG-21 sử dụng tốp nhỏ, lợi dụng tốc độ, độ cao, chọn vị trí có lợi đánh nhanh, thọc sâu vào phía sau, bên sườn hoặc vào giữa đội hình lớn của địch. Khi cần thiết có thể sử dụng MiG-21 đánh máy bay trinh sát và máy bay gây nhiễu điện tử EB-66, tạo điều kiện cho tên lửa đánh địch. Thực hiện tốt đánh hiệp đồng giữa hai loại MiG. Trên một hướng thực hiện đánh phân đoạn, tiến công địch liên tục trên đường bay, trong một khu vực thực hiện đánh theo độ cao, MiG-21 đánh ở độ cao cao, MiG-17 đánh ở độ cao thấp để đối phó với thủ đoạn bay hai tầng của địch.

        Với rađa: củng cố vững chắc các tuyến, tập trung phát hiện địch chặt chẽ trên hướng chủ yếu, bảo đảm phát hiện địch ở các tầng không, nhất là tầng thấp và tầng trung thật vững, phải chống nhiễu làm rõ được phần tử các tốp vào đánh phá mục tiêu chủ yếu. Bảo đảm phát hiện và thông báo địch ngoài tuyến giao nhiệm vụ cho các đơn vị hoả lực. Tăng cường bảo đảm công tác dẫn đường và bảo đảm cho các lực lượng. Tăng cường số đài cho các trạm, đặc biệt các trạm ở Tây Bác và ven biển, đưa thêm một số trạm lên núi cao và ra đảo, không ngừng mở rộng trường rađa. Tổ chức các đại đội dẫn đường trực tiếp ở sân bay, tăng số đại đội dẫn đường để mở rộng phạm vi không chiến và nâng cao trình độ dẫn đường vững chắc. Nâng cao chất lượng thông báo bảo đảm cho các lực lượng chiến đấu thắng lợi và cho phòng không nhân dân kịp thời.

        - Tổ chức hệ thống chỉ huy hợp lý, khoa học nhằm phát huy được đầy đủ sức mạnh chiến đấu của từng lực lượng và tạo được những trận đánh tập trung tiêu diệt lớn cũng là một thành công về nghệ thuật chiến dịch.

        Lực lượng tham gia tác chiến trong các đợt rất lớn, từng binh chủng có khả năng chiến đấu khác nhau, điều kiện bảo đảm chiến đấu khác nhau. Lực lượng đông, nhưng hiệu quả chiến đấu chưa được phát huy đầy đủ, trước hết do tổ chức hệ thống chỉ huy. Tại khu vực Hà Nội có nhiều trung đoàn tên lửa, và các sư đoàn cao xạ cùng bố trí triển khai tác chiến bảo vệ mục tiêu, đội hình bố trí đan xen nhau, nhưng lại tổ chức chỉ huy riêng biệt của từng lực lượng, từng sư đoàn. Do đó, rất khó khăn trong chỉ huy từ việc bố trí đội hình đến việc chỉ huy hoả lực, khó phát huy sức mạnh chiến đấu của từng lực lượng và khó tạo sức mạnh chiến đấu tổng hợp. Qua thực tiễn ta thấy, trên từng khu vực tác chiến, củng như trên từng cụm chiến đấu, cần phải tổ chức chỉ huy thống nhất.

        Trong các đợt tác chiến tập trung, công tác bảo đảm kỹ thuật có vai trò hết sức quan trọng cần phải được chỉ đạo chặt chẽ.

        Trong tác chiến tập trung quy mô chiến dịch, lượng đạn tiêu hao lớn, nhất là đạn tên lửa, yêu cầu cung cấp phải kịp thời. Do đó, công tác kỹ thuật cần tổ chức triển khai hệ thống kho, trạm ở các cấp một cách hợp lý, tránh vận chuyển chồng chéo, hoặc bị tắc nghẽn để bảo đảm kịp thời cho chiến đấu.

        Trong quá trình tác chiến, để vượt qua hệ thống phòng không vào đánh phá mục tiêu, địch tăng cường đánh phá hệ thống phòng không. Do đó, vũ khí trang bị hỏng nhiều. Để bảo đảm khí tài đánh địch liên tục, ta đã củng cố các trạm, xưởng sửa chửa, tổ chức đội sửa chữa cơ động trên các hướng, kết hợp với đội ngũ cán bộ nhân viên kỹ thuật tại chỗ của đơn vị bảo đảm sửa chữa, hiệu chỉnh kịp thời, chính xác để duy trì được chiến đấu liên tục.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2016, 08:00:01 am »

        Trong tập kích đường không quy mô lớn, địch thường sử dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp rất phức tạp, nhiều cải tiến kỹ thuật mới đã đem ra áp đụng và thay đổi trong từng đợt. Đầu năm 1967, địch gây nhiễu trong đội hình với mỗi tốp mang một máy bay gây nhiễu. Khi thủ đoạn này bị thất bại, đến các đợt tháng 8, tháng 9 địch thay đổi thủ đoạn, từng máy bay đều mang từ 1 đến 2 máy gây nhiễu bay theo đội hình QRC mở rộng, ta gặp khó khăn, lúng túng. Sau khi ta nghiên cứu cánh được địch với thủ đoạn mới, đến đợt tháng 12 năm 1967, địch lại áp dụng thủ đoạn gây nhiễu cường độ mạnh dải tần rộng gây khó khăn cho ta.

        Do đó trong công tác kỷ thuật, không chỉ đơn thuần giải quyết về cung cấp, sửa chữa mà còn phải giải quyết một vấn đề rất quan trọng là tập trung nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật của địch, nhạy bén phát hiện các biện pháp mới của chúng, phối hợp cùng với cơ quan tham mưu, cơ quan khoa học để chủ động nghiên cứu các biện pháp đối phó có hiệu quả.

        Hiệp đồng chặt chẽ với địa phương, huy động tối đa sức mạnh của chiến tranh nhân dân bảo đảm chiến đấu.

        Trong quá trình tác chiến tập trung quy mô lớn, mạng giao thông luôn luôn bị địch đánh phá, nhất là các trọng điểm gây ùn tắc, ảnh hưởng lớn đến việc cơ động lực lượng và vận chuyển tiếp đạn cho các đơn vị.

        Trong quá trình chiến đấu, các trận địa phòng không luôn bị địch đánh phá, nhất là các sân bay. Nếu không có lực lượng của địa phương và của Nhà nước thì không thể khôi phục kịp thời được, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng duy trì sức chiến đấu. Do đó, trong kế hoạch tác chiến cần phải coi việc hiệp đồng với địa phương bảo đảm cơ động, bảo đảm khôi phục trận địa, khôi phục sân bay thành một vấn đề hết sức quan trọng, cần được triển khai đổng bộ và cụ thể đến mọi cấp.


        Qua thực tiễn tô chức và thực hành các đợt tác chiến phòng không quy mô chiến dịch đầu tiên, ta thấy còn nhiều mặt thiếu sót làm hạn chế đến kết quả của các đợt:

        Tổ chức hệ thống chỉ huy chưa phù hợp với yêu cầu tác chiến tập trung ở quy mô chiến dịch, tổ chức hiệp đồng binh chủng chưa chặt chẽ, chưa tổ chức được các trận đánh tập trung tiêu diệt lớn có tính chất then chốt và then chốt quyết định, do đó lực lượng đông nhưng chưa phát huy hết khả năng chiến đấu.

        Có đợt, có thời gian chưa nắm chắc âm mưu, thủ đoạn đánh phá cụ thể của địch để có quyết tâm sử dụng lực lượng, điều chỉnh lực lượng kịp thời (các ngày 24, 25 tháng 10, ta chưa dự kiến được mức độ đánh phá có tính huỷ diệt của địch vào sân bay Nội Bài nên chưa tập trung bảo vệ và củng không điều động lực lượng tăng cường kịp thời). Tên lửa chưa tập trung đánh đúng đối tượng, còn bị tiêm kích địch nghi binh thu hút hoả lực. Cao xạ chuyển hoả lực còn chậm, tập trung đánh tốp đầu, nhưng không chuyển kịp hoả lực, nên mục tiêu thường bị địch phá huỷ từ tốp thứ hai trở đi.

        Tên lửa đánh địch trong nhiễu chưa vững chác, nhất là đợt tháng 12 năm 1967, khi địch gây nhiễu đạn ALQ-71 ta thường bỏ lỡ thời cơ, đạn tự huỷ và đạn rơi xuống đất nhiều.

        Không quân tổ chức đánh hiệp đồng theo độ cao giửa MiG-17 và MiG-21 trên một khu vực còn yếu, hiệu quả chiến đấu thấp.

        Rađa phát hiện địch ở độ cao thấp chưa đều, chưa vững chác, còn để lọt nhiều. Khả năng bảo đảm dẫn đường đồng thời nhiều tốp và dẫn đường trong điều kiện nhiễu còn khó khăn.

        Quản lý, chỉ đạo các lực lượng tăng cường, lực lượng phòng không địa phương chưa chặt chẽ.

        Tuy còn nhiều mặt hạn chế, nhưng các đợt tác chiến tập trung quy mô chiến dịch đầu tiên cuối năm 1967 đã giành thắng lợi lớn, đã thực hiện được ý định của chiến lược đập tan bước leo thang cao nhất của địch trong chiến tranh phá hoại lần thứ nhất. Bị thất bại trên cả hai miền Nam- Bắc nhất là sau cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân của ta, ngày 31 tháng 3 năm 1968, Giôn-xơn phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra, thôi tranh cử tổng thống lần thứ hai và phải cử người đàm phán với ta ở hội nghị Pari, đánh dấu sự thất bại chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ.

        Từ thực tiễn các đợt tác chiến phòng không quy mô chiến dịch đầu tiên bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng, trong lãnh đạo chỉ huy quân chủng đã bắt đầu hình thành ý định tác chiến về chiến dịch phòng không, trình độ chỉ huy của các cấp trong tác chiến tập trung hiệp đồng quy mô lớn đã trưởng thành. Đặc biệt, chúng ta thấy rõ hơn về tổ chức hệ thống chỉ huy thống nhất tập trung trong một chiến dịch, trong từng khu vực tác chiến chiến dịch. Đợt tác chiến tập trung quy mô chiến địch cuối năm 1967 bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng là cơ sở thực tiễn trực tiếp cho ta tổ chức chiến dịch phòng không quy mô lớn khá hoàn chỉnh thảng 12 năm 1972.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM