Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:20:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972  (Đọc 27681 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 14 Tháng Tư, 2016, 03:05:53 pm »

        
        - Tên sách : Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972
        - Nhà xuất bản: Quân đội Nhân dân
        - Năm xuất bản: 1997
        - Số hóa : Giangtvx
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Tư, 2016, 05:31:07 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2016, 03:12:47 pm »

        Chỉ đạo nghiên cứu:

                THƯỜNG VỤ ĐẢNG UỶ VÀ BỘ TƯ LỆNH QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG

                VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ - BỘ QUỐC PHÒNG

        Cố vấn khoa học:

                - Cán bộ khoa học:

        Thượng tướng, GS HOÀNG MINH THẢO nguyên Viện trưởng Viện chiến lược quân sự.

        Trung tướng, PGS NGUYỄN ĐÌNH ƯỚC Viện trưởng Viện LSQS.

        - Cán bộ lãnh đạo chỉ huy Quân chủng PK-KQ năm 1972.

        Trung tướng LÊ VĂN TRI Nguyên Tư lệnh Quân chủng PK- KQ.

        Trung tướng GS, PTS HOÀNG PHƯƠNG Nguyên Chính uỷ Quân chủng PK - KQ.

        Trung tướng NGUYỄN XUÂN MẬU Nguyên Phó chính uỷ Quân chủng PK- KQ.

        Trung tướng HOÀNG VÁN KHÁNH Nguyên Phó tư lệnh Quân chủng PK- KQ.

        Thiếu tướng NGUYỄN QUANG BÍCH Nguyên Phó tư lệnh Quân chủng PK - KQ.

        Thượng tướng ĐÀO ĐINH LUYỆN Nguyên Tư lệnh Không quân.

        Trung tướng HOÀNG NGỌC DIÊU Nguyên TMT Quân chủng PK- KQ.

        Trung tướng VŨ XUÂN VINH Nguyên Phó TMT Quân chủng PK- KQ.

        Thiếu tướng NGUYÊN DLPƠNG HÁN Nguyên Phó TMT Quân chủng PK- KQ.

        Trung tướng LUƠNG HỬU SẮT Nguyên Cục trưởng Cục Kỹ thuật Quân chủng PK- KQ

        Trung tướng TRẦN NHẪN Nguyên sư phó 361.

        Thiếu tướng LÊ HUY VINH Nguyên sư phó 361.

        Chủ nhiệm công trình:   

        Thiếu tướng NGÔ HUYNH Tư lệnh Quân chủng PK

        Nghiên cứu và viết:

        Đại tá PGS- PTS NGUYỄN NGỌC QUÝ- chủ biên.

        Thiếu tướng NGUYỄN VĂN NINH

        Đại tá HỒ SĨ HƯU

        Đại tá TRẦN LIÊN

        Thượng tá TRỊNH NGỌC NGHI
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2016, 03:15:35 pm »

       
        "Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ củng sẽ đưa B-52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua nó mói chiu thua. Phải dự kỉển trước tình huống càng sớm càng tốt, để có thòi gian mả suy nghĩ chuẩn bị. Nhá là trước khi thua ở Triều Tiên, đế quốc Mỹ đả huỷ diệt Bình Nhương, ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua. Nhưng nó chỉ chịu thua sau khỉ thua trên bầu trời Hà Nội".

Chủ tịch HỒ CHÍ MINH       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2016, 03:22:11 pm »

       
BÀI NÓI CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
VỚI CÁN BỘ, CHIẾN SĨ ĐẠI ĐỘI 1 TIỂU ĐOÀN 1 ĐOÀN TAM ĐẢO
BỘ ĐỘI PHÒNG KHÔNG-KHÔNG QUÂN
1

        Các chú thân mến,

        Hôm nay Bác đến thăm các chú, thấy chú nào cũng hăng hải, mạnh khỏe, phấn khởi, Bác rất vui lòng. Sau đây Bác dặn các chú vài lời tóm tắt:

        1. Giặc Mỹ đang "leo thang" ở miền Bắc, còn ở miền Nam chúng đang tăng thêm quân, thêm súng- có chú nào sợ không ?.

        - Đúng! Nó đưa thêm chừng nào, ta diệt thêm chừng đó. Các chú bộ đội phòng không- không quân đã cùng với quân dân ta bắn rơi gần 400 máy bay, lập công như vậy là tốt. Các chú có vất vả gian khổ, nhưng so với quân dân miền Nam thì chưa thấm vào đâu. Phải noi gương quân dân miền Nam đánh giỏi, đánh mạnh, đảnh trúng hơn nữa. Chúng ta hạ được gần 400 máy bay Mỹ, nhưng còn phải bắn rơi nhiều hơn. Đừng thấy thế mà chủ quan, đã gọi là quân sự thì phải cảnh giác cao, sẵn sàng chiến đấu tốt.

        2. Các chú chắc đã được nghe phổ biến Nghị quyết của Trung ương, Quản uỷ Trung ương, nhưng Bác tóm lại vài điểm cho dễ nhớ:

        - Phải nêu cao quyết tâm đánh thảng giặc Mỹ xâm lược, có quyết tâm thì làm gì cũng được. Các chú có quyết tâm không ? Quyết tâm có chắc không ?.

        - Phải có tinh thần dũng cảm. Quân dân ta rất anh hùng, cả các cháu bé cũng dũng cảm, nhưng các chú vẫn phải thường xuyên tu dưỡng rèn luyện. Phải có quyết tâm đánh, mà đã đánh phải có quyết tâm đánh thắng. Phải chuẩn bị tinh thần đánh liên tục, đánh cho khi nào giặc Mỹ phải cút khỏi Việt Nam mới thôi.

        - Phải làm sao đánh tiêu diệt được chúng. Vừa qua, súng của ta không phải ít nhưng chưa đánh tiêu diệt được. Ví dụ: nó vào 10 chiếc, ta bắn rơi có 2, đó là chưa đánh tiêu diệt được. Nguyên nhân tại sao ? Chú nào biết ? Không phải ta thiếu cảnh giác. Vấn đề là ở chỗ tình thần của con người phải truyền qua súng, tức là làm sao phải có kỹ thuật giỏi. Hồi này thằng địch không đến đúng tầm cho ta bắn như trước, ta phải tìm nó mà bắn. Muốn bắn trúng, bắn rơi máy bay ngay từ loạt đạn đầu tiên, phải tập luyện thật công phu. Có bắn trúng, bắn rơi ngay từ loạt đạn đầu thì mới bắn rơi được tại chỗ. Những yêu cầu đó liên hệ mật thiết với nhau. Bắn trúng từ loạt đạn đầu tiên, băn rơi tại chỗ sẽ tiết kiệm được đạn. Đạn đắt tiền lắm. Các chú bắn còn tốn đạn, tất nhiên là không chú nào muốn thế, nhưng chính vì kỹ thuật chưa cao. Thằng Mỹ nó đánh xong cũng rút kinh nghiệm, ta đánh xong cũng phải chú ý rút kinh nghiệm, đừng nặng về liên hoan, nhẹ về rút kinh nghiệm. Ta thường nói: "Một viên đạn, một quân thù", ở đây với cỡ pháo này, Bác cho các chú "20 viên một quân thù". Các chú cố học sẽ làm được.

        3. Bộ đội phòng không - không quân có nhiều binh chủng hợp thành, lúc đánh phải hiệp đồng cho tốt, ai đánh tầng thấp, ai đánh tầng giữa, ai đánh trên cao phải phối hợp rất chặt chẽ. Bác không phải nhà quân sự, nói như vậy có đúng không ? Phải có tình thần lập công tập thể. Ai cũng muốn lập công, khi máy bay địch đến ai cũng muốn bắn. Khi mảy bay rơi ai cũng bảo mình bắn, lúc bắn không rơi lại đổ lỗi cho nhau. Đó là điều không nên làm. Công là công chung. Tranh công đổ lỗi là biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa đơn vị.

        4. Các chú phải hết sức chú ý vấn đề dân chủ và kỷ luật. Kỷ luật trong dân chủ, dân chủ phải có kỷ luật, Bác thấy có nơi còn có hiện tượng cán bộ cáu kỉnh với chiến sĩ, như vậy không tốt. Có gì cứ bình tĩnh bảo nhau, bàn với nhau. Càng cáu càng khó nghe. Muốn dân chủ tốt, kỷ luật cao, cán bộ phải gương mẫu phê bình và tự phê bình. Ví dụ: Bác và các chú khai hội với nhau, Bác tự phê bình trước thì các chú mới dám phê bình. Các chú có khuyết điểm, Bác phê bình lại. Mục đích phê bình và tự phê bình là để học cái hay, tránh cái dở, chứ không phải để nói xấu nhau.

        Phải đoàn kết chặt chẽ giữa cán bộ và chiến sĩ, giữa bộ đội với nhau, giữa nhân dân vói bộ đội. Ta làm cách mạng thắng lợi, kháng chiến thành công, đánh Mỹ giỏi chính là do ta đoàn kết chặt chẽ. Một ngón tay thì yếu, nhưng năm ngón tay nắm lại thành quả đấm thì rất mạnh.

        Cuối cùng, Bác căn dặn các chú: Phải tin tưởng vững chắc là ta nhất định thắng, Mỹ nhất định phải thua. Lúc này mà còn phân vân: tàu địch to, tàu ta nhỏ, tàu bay địch nhiều, súng ta ít liệu có đánh được không là biểu hiện của quyết tâm chưa cao. Tuy không dám tự nhận là sợ địch nhưng chính đã sợ địch. Phải khẳng định rằng: Dù đế quốc Mỹ có lắm súng, nhiều tiền. Dù chúng có B-57, B-52, hay "bê" gì đì chăng nữa ta cũng đánh. Từng ấy máy bay, từng ấy quân Mỹ chứ nhiều hơn nữa ta củng đánh, mà đã đánh là nhất định thắng.

        Ở đây có nhiều chú đã tham gia kháng chiến chắc còn nhớ lúc đẩu Tây nó rất mạnh, có đủ mọi thứ, mạnh gấp mấy ta. Nhưng Đảng nói: "Khảng chiến nhất định thắng lợi". Ta thắng lợi vì ta quyết tâm, ta đoàn kết. Vì có lòng tin ở thắng lợi nên ta dám dùng giáo, mác, đánh với xe tăng của địch, cướp súng địch giết địch, ta không có tàu bay mà đánh tan xác được hàng trăm mảy bay địch. Các đồng chí cũ nên kể lại những chuyện đó cho anh em mới nghe. Trước cách mạng cũng vậy, địch có chính quyền, quân đội, cảnh sát, tòa án... Ta cả Đông Dương có chưa đầy 5.000 đảng viên với hai bàn tay không, nhưng Đảng đã bảo: "Cách mạng nhất định thành công". Ta thành công chính vì ta đoàn kết, quyết tâm, tin tưởng.

        Bây giờ cũng vậy, Mỹ là tên đầu sỏ của phe đế quốc, rất nguy hiểm, rất xảo quyệt, nhưng đánh nhau với ta, vẫn bị thua. Năm 1960, quân dân miền Nam chưa có một tấc sắt trong tay, kẻ địch thì đủ mọi thứ, nhưng tới nay ta càng đánh càng mạnh, càng mạnh càng thăng. Sáu tháng đầu năm 1965, ta thắng đến nỗi bọn Mỹ phải kêu la ầm ĩ. Như ở Đà Năng tên thiếu tướng Mỹ khoe: "ở đó chuột không chui lọt, chim không bay qua nổi". Thế mà ta vào được, phá được. Chính vì ta có quyết tâm, dám nghĩ, dám làm, dám đảnh và dám thắng.

        Ta phải có lòng tin sắt đả ở Đảng. Đảng đã nói: "Nhất định đảnh thăng giặc Mỹ xâm lược" là nhất định thắng. Hồi trước Cách mạng tháng Tám, trước kháng chiến ta còn yếu. Nay ta rất mạnh, cả thế giới lại ủng hộ ta. Có những nước ở tít vùng Bắc cực, Nam cực cũng ủng hộ ta. Đảnh nhau có hy sinh, có gian khổ, nhưng bền gan, vững chí thì cuối cùng ta nhất định thắng, địch nhất định thua.

        Các chú đã thông tình hình nhiệm vụ, còn phải tuyền truyền cho mọi người rõ, làm cho cả nước một lòng chống Mỹ, cứu nước và tin là nhất định thắng lợi.

        Bác chúc các chú mạnh khỏe, bắn rơi được nhiều máy bay Mỹ.

----------------
1. Nói ngày 19 tháng 7 năm 1965, tài liệu của Bộ tư lệnh PK- KQ. Hồ Chí Minh - Toàn tập. Tập 11. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. 10.1996, tr. 465- 468.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2016, 03:27:14 pm »

        
LỜI TỰA

        Trận "Điện Biên Phủ trên không" đánh thắng cuộc tập kích chiến lược đường không chủ yếu bằng B52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng cuối tháng 12 năm 1972 là một biểu tượng rực rỡ về sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và của trí tuệ sáng tạo Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, một chiến công vẻ vang của lực lượng Phòng không - Không quân, của sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dãn Việt Nam chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

        Đó là một trận quyết chiến lớn, mang đầy đủ nhân tố của một chiến dịch lớn, có ý nghĩa quan trọng về chính trị, quân sự, ngoại giao, góp phần quyết định thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đi đến thắng lợi "đánh cho Mỹ cút", tiến lên "đánh cho nguy nhào" giành toàn thắng.

        Trận chiến thắng không quân chiến lược của đế quốc Mỹ tháng 12 năm 1972 đã để lại nhiều bài học vô cùng quý giá cho toàn quân và toàn Đảng, cho mọi cấp của lực lượng vũ trang nhân dân, từ Tổng Tư lệnh đến cán bộ chiến sĩ trực tiếp đối mặt với quân thù.

        "LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT CHIẾN DỊCH PHÒNG KHÔNG THÁNG 12 NĂM 1972" do Quân chủng Phòng không tổ chức nghiên cứu biên soạn là một công trình rất có giá trị, có thê sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy tốt trong các nhà trường quân đội và giáo dục truyền thống chiến đấu vẻ vang cho các thế hệ. Mong rằng sắp tới với sự phối hợp của Quân chủng Không quân, cùng nhau nghiên cứu và biên soạn ra một tài liệu tổng kết đầy đủ về trận quyết chiến lịch sử của lực lượng phòng không - không quân tháng 12 năm 1972 đánh thắng không quân chiến lược cùa Mỹ.

        Chúc cán bộ chiến sĩ lực lượng Phòng không, phát huy truyền thống anh hùng, vận dụng sáng tạo những bài học kinh nghiệm trong chiến tranh chống Mỹ, cứu nước, phối hợp chặt chẽ với lực lượng Không quân, luôn xứng đáng là lực lượng nòng cốt bảo vệ vững chắc bầu trời của Tô quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
        
Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP        
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Tư, 2016, 03:33:49 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2016, 03:38:59 pm »

        
LỜI MỞ ĐẦU

        Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân dân miền Bắc đã thực hiện thắng lợi nhiệm vụ hậu phương lớn, chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam; đồng thời đã đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ.

        Trong lịch sử chiến tranh trên thế giới, hiếm thấy có một cuộc chiến tranh mà kẻ thù chỉ thuần tuý dùng không quân, hải quân để tàn phá, huỷ diệt một quốc gia có chủ quyền như đế quốc Mỹ tiến hành đối với nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Trải qua mấy nghìn năm giữ nước của dân tộc, chúng ta cũng chưa bao giờ phải đương đầu với một loại chiến tranh mà kẻ thù dùng sức mạnh của phương tiện tiến công đường không đánh phá có tính huỷ diệt các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của đất nước như đế quốc Mỹ tiến hành ở miền Bắc vào những năm cuối thập kỷ 60 và đầu thập kỷ 70. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ suốt gần một thập kỷ là một cuộc chiến tranh nhân dân đất đối không- một loại hình chiến tranh chưa từng có trong lịch sử của dân tộc và hiếm có trong lịch sử chiến tranh thế giới.

        Ngay từ trong kháng chiến chống Pháp và đặc biệt trong quá trình đấu trí, đấu lực rất quyết liệt của quân và dân ta với các lực lượng không quân (không quân chiến thuật, không quân hải quân, không quân chiến lược) của đế quốc Mỹ, để bảo vệ miền Bắc, bảo vệ giao thông vận chuyển chiến lược chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam, nghệ thuật tác chiến phòng không đã dần dần hình thành, phát triển ngày càng phong phú và sáng tạo.

        Trong cuộc chiến tranh mới mẻ, phức tạp và quyết liệt đó, nghệ thuật tác chiến phòng không được phát triển từ các trận đánh độc lập đến các trận đánh hiệp đồng với các quy mô khác nhau, các đợt đánh tập trung có tính chất chiến dịch, tiến tới chiến dịch phòng không khá hoàn chỉnh đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng lực lượng không quân chiến lược B-52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng cuối tháng 12 năm 1972.

        Ở thời điểm quyết định của cuộc chiến tranh, Ních-xơn đá sử dụng con bài răn đe chiến lược B-52, tổ chức cuộc tập kích đường không chiến lược quy mô lớn vào Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng coi đó là một biện pháp tác chiến chiến lược để làm nhụt ý chí của nhân dân ta, buộc ta phải chấp nhận kết thúc chiến tranh theo sự xếp đặt của Mỹ. Cuộc tập kích đường không chiến lược của Mỹ tháng 12 năm 1972 chẳng những là một thử thách rất nghiêm trọng đối với chế độ, dân tộc và lực lượng phòng không ba thứ quân của ta, mà còn là một đòn răn đe phong trào đấu tranh giải phóng của các dân tộc trên thế giới. Nhưng với ý chí "không có gì quý hơn độc lập tự do", quân và dân ta đã tiến hành một chiến dịch phòng không giành thắng lợi lớn, đập tan uy lực "siêu pháo đài bay" của đế quốc Mỹ.

        Thắng lợi to lớn của cuộc tiến công chiến lược ở chiến trường miền Nam, đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ, mà đỉnh cao là chiến dịch phòng không đập tan cuộc tập kích đường không chiến lược tháng 12 năm 1972 của chúng là hai đòn chiến lược thúc đẩy và hoà nhịp với thắng lợi trên mặt trận ngoại giao, góp phần giành thắng lợi quyết định "đánh cho Mỹ cút", đưa cách mạng miền Nam sang giai đoạn chiến lược mới "đánh cho ngụy nhào" để giành toàn thắng.

        Chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 là một loại hình chiến dịch rất mới mẻ trong nền nghệ thuật chiến dịch Việt Nam. Trong quá trình xây dựng quyết tâm và kế hoạch chiến dịch, chúng ta chưa dùng danh từ chiến dịch, vì thực tiễn những đợt tác chiến đã qua chưa đủ điều kiện để ta khái quát thành lý luận của một chiến dịch phòng không trước khi tiến hành. Sau cuộc đấu trí, đấu lực quyết liệt 12 ngày đêm tháng lợi, từ thực tiễn và từ nghiên cứu lý luận, chúng ta mới có đủ cơ sở để kết luận cuộc đọ sức quyết liệt đập tan cuộc tập kích đường không chiến lược của địch là một chiến dịch phòng không có ý nghĩa chiến lược và khá hoàn chỉnh. Như Lịch sử nghệ thuật chiến dịch Việt Nam (1945- 1975) đá xác định: "chiến dịch phòng không quy mô lớn của lực lượng phòng không-không quân đầu tiên xuất hiện, được tổ chức và thực hành có bài bản và khá hoàn chỉnh giành thắng lợi có ý nghĩa chiến lược là một sự phát triển mới của nền nghệ thuật chiến dịch Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Những vấn đề cơ bản về nghệ thuật chiến dịch phòng không đã được khẳng định trong thực tế chiến đấu".

        Chiến dịch phòng không năm 1972 đã qua đi 25 năm, nhiều nhà quân sự thế giới đã và đang dày công tìm hiểu, nghiên cứu phân tích, lý giải: tại sao ta đánh thắng ! Tại sao lực lượng không quân chiến lược của Mỹ - lực lượng mạnh nhất thế giới với đầy đủ trang bị kỹ thuật hiện đại, với mọi thủ đoạn nham hiểm xảo quyệt lại chịu thất bại thảm hại ! Sức mạnh của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong mặt trận đối không tiềm ẩn ở đâu!... Và nhiều vấn đề khác. Họ tự vấn và tự trả lời. Hội chứng về chiến tranh Việt Nam nói chung và trên bầu trời Hà Nội tháng chạp 1972 nói riêng vẫn còn nặng nề và kéo dài ở nước Mỹ.

        Đối với chúng ta, chiến dịch phòng không 1972 còn để lại cho các thế hệ hiện nay và cho mai sau một mốc son rực sáng trong lịch sử chiến tranh chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta.

        Việc nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về nghệ thuật chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 bao gồm sự tham gia tác chiến của các lực lượng phòng không ba thứ quân và không quân là một công việc khó khăn, phức tạp. Vì hoàn cảnh khách quan của chiến tranh, tư liệu để lại không nhiều. Các thế hệ trực tiếp làm nên sự kiện trọng đại ấy phần lớn đã nghỉ hưu, một số đã không còn nữa.

        Mặc dù có nhiều khó khăn, nhưng với ý nghĩa lớn lao của chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, được sự chỉ đạo của Viện Lịch sử quân sự, Bộ Quốc phòng, thường vụ Đảng uỷ và Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không quyết tâm tổ chức nghiên cứu biên soạn "LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT CHIẾN DỊCH PHÒNG KHÔNG THÁNG 12 NĂM 1972" nhằm góp phần làm phong phú thêm nền nghệ thuật quân sự Việt Nam, giữ vững và phát huy truyền thống của các thế hệ đi trước, đồng thời làm cơ sở để nghiên cứu vận dụng và phát triển nghệ thuật chiến dịch phòng không trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

        Tuy vậy, với tầm vóc lịch sử và ý nghĩa thời đại của chiến dịch trong chiến tranh, bộ phận nghiên cứu biên soạn dù có cố gắng đến đâu cũng chưa thể hoàn chỉnh. Việc nghiên cứu nghệ thuật chiến dịch phòng không năm 1972 sẽ còn tiếp tục tiến hành dưới các góc độ và bề sâu khác nhau của nhiều thế hệ Việt Nam nối tiếp.

        Trong quá trình nghiên cứu, quân chủng luôn luôn được sự đóng góp trí tuệ của các cán bộ lãnh đạo chỉ huy đã từng giữ các cương vị trọng trách trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 và một số cán bộ khoa học ở cấp chiến lược. Đặc biệt nhiều vấn đề đã được các đồng chí: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Văn Tiến Dũng, Thượng tướng Phùng Thế Tài phân tích, lý giải.

        Thường vụ Đảng uỷ và Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không xin chân thành cám ơn sự đóng góp với tinh thần trách nhiệm cao của các đồng chí đã chỉ huy chiến dịch, các tướng lĩnh, sĩ quan, các nhà khoa học và sự chỉ đạo giúp đỡ của Viện Lịch sử quân sự Bộ Quốc phòng.

THƯỜNG VỤ ĐẢNG UỶ VÀ                        
BỘ TƯ LỆNH QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG -        
VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ
                      
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2016, 09:14:21 pm »

       
Chương một

SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN CÁC YẾU TỐ
CHIẾN DỊCH PHÒNG KHÔNG TỪ 1965 ĐẾN 1972

        Chiến dịch phòng không là một loại hình chiến dịch của nghệ thuật quân sự Việt Nam. Chiến dịch phòng không có những đặc điểm chung với các loại hình chiến dịch khác của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, đổng thời có những đặc trưng riêng của nó.

        Để thực hiện được nhiệm vụ chiến dịch, cần phải có các điều kiện nhất định về lực lượng, về tổ chức chỉ huy, về cách đánh chiến dịch, về hiệp đồng tác chiến của các lực lượng tạo sức mạnh tổng hợp hoàn thành nhiệm vụ do chiến lược giao cho

        Do bối cảnh cụ thể trong cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, các yếu tố cần thiết để tổ chức chiến dịch phòng không được hình thành từng bước theo quá trình phát triển của thực tiễn chiến tranh và nhiệm vụ tác chiến phòng không. Do vậy, chiến dịch phòng không chưa đủ điều kiện để xuất hiện ngay thời kỳ đầu chiến tranh và phải từng bước hình thành và phát triển từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện.

        Lực lượng phòng không ba thứ quân là một bộ phận quan trọng của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, trong đó lực lượng của Quân chủng Phòng không- Không quân là lực lượng nòng cốt trong cuộc chiến tranh nhân dân đất đối không. Từ những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, bằng các loại súng bộ binh ta đã bắn rơi máy bay của giặc Pháp và dần dần hình thành các đơn vị phòng không chuyên trách trong các đơn vị bộ binh. Cuối cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trung đoàn pháo cao xạ 367, lực lượng phòng không đầu tiên của quân đội ta ra đời và đã chiến đấu có hiệu quả, góp phần vào thắng lợi chung của Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Qua đó, những nguyên tắc và hình thức tác chiến cơ bản của phòng không bước đầu đã được hình thành.

        Thực hiện hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, đất nước ta tạm chia ra làm hai miền. Cách mạng Việt Nam đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

        Lực lượng phòng không chuyển từ nhiệm vụ tham gia tác chiến trong bộ đội binh chủng hợp thành sang thực hiện chức năng chủ yếu bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Trong một lần đến thăm bộ đội cao xạ bảo vệ Hà Nội, Bác Hồ đã nói: "Hà Nội chưa có pháo cao xạ như một ngôi nhà chưa có nóc". Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, lực lượng phòng không được phát triển nhanh chóng. Từ đó các binh chủng phòng không lần lượt ra đời và triển khai chiến đấu. Ngày 1 tháng 3 năm 1959, bộ đội rađa bát đầu phát sóng. Từ đó, quân đội ta bắt đầu sử dụng thiết bị điện tử trong thực hiện nhiệm vụ quản lý vùng trời. Ngày 6 tháng 8 năm 1964, sau một thời gian xây dựng và huấn luyện, trung đoàn không quân tiêm kích đầu tiên đã triển khai sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng trời Tổ quốc

        Trước những âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ, năm 1963 Quân chủng Phòng không- Không quân được thành lập. Việc tổ chức và nâng cao chất lượng của lực lượng phòng không trên miền Bắc càng được tăng cường và phát triển khẩn trương hơn.

        Để chủ động đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của địch, bảo vệ miền Bắc, tháng 1 năm 1964, Bộ Quốc phòng triệu tập hội nghị phòng không nhân dân bàn biện pháp cụ thể đánh bại các cuộc tập kích đường không của địch vào miền Bắc. Nhờ có sự chuẩn bị từ trước, quân và dân miền Bắc mà lực lượng chủ yếu là bộ đội phòng không và hải quân đã bình tĩnh, chủ động, trừng trị đích đáng không quân Mỹ ngay từ trận đầu khi chúng liều lĩnh lao vào đánh phá các mục tiêu ven biển của ta ngày 5 tháng 8 năm 1964. Trận đánh thắng ngày 5 tháng 8 năm 1964 giúp ta khẳng định, với vũ khí súng pháo phòng không hiện có, chúng ta vẫn có thể bắn rơi máy bay phản lực siêu âm của đế quốc Mỹ.

        Trước sự thất bại của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân vào trực tiếp tham chiến ở miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bác. Trong ngày nhậm chức tổng thống 20 tháng 1 năm 1965, Giôn-xơn tuyên bố: "Phải có hành động mạnh mẽ hơn nữa để ngăn chặn sự sụp đổ hoàn toàn của quân đội Việt Nam cộng hoà và chính quyền miền Nam, giữ vững Nam Việt Nam".

        Để đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Đảng ta chủ trương phát động một cuộc chiến tranh nhân dân đất đối không: toàn dân bắn máy bay và tàu chiến địch, toàn dân làm công tác phòng tránh, toàn dân bảo đảm giao thông vận tải, kết hợp chặt chẽ giữa chiến đấu và sản xuất, thực hiện chuyển hướng nền kinh tế phục vụ quốc phòng, bảo đảm đời sống nhân dân, tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm tròn nhiệm vụ chi viện cho cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam và chi viện quốc tế.

        Quán triệt tư tưởng chiến lược tiến công và những tư tưởng chỉ đạo chiến tranh của Đảng vào tác chiến phòng không, ngay từ đầu năm 1965, Quân chủng Phòng không- Không quân đã xây dựng năm nguyên tắc tác chiến phòng không và từng bước bổ sung, hoàn thiện thành tám nguyên tắc cơ bản. Đó vừa là tư tưởng chỉ đạo, vừa là nguyên tắc và củng là yêu cầu của tác chiến phòng không. Đó cũng là nội dung cơ bản của nghệ thuật tác chiến phòng không đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bác của đế quốc Mỹ, do hai đời tổng thống Mỹ Giôn- xơn và Ních- xơn tiến hành.

        Qua hai lần đọ sức với không quân Mỹ, nghệ thuật tác chiến phòng không đã hình thành các giai đoạn tương đối rõ nét: giai đoạn hoạt động chiến đấu phòng không độc lập, nhỏ lẻ thời kỳ đầu chiến tranh, giai đoạn hoạt động tác chiến phòng không hiệp đồng binh chủng ở quy mô chiến thuật, giai đoạn tác chiến phòng không tập trung có tính chất chiến dịch và tiến tới chiến dịch phòng không quy mô lớn khá hoàn chỉnh ở cuối cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2016, 09:16:27 pm »

       
I. GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CHIÊN ĐẤU PHÒNG KHÔNG ĐỘC LẬP,
NHỎ LẺ THỜI KỲ ĐẦU CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ NHẤT

        Cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ được tiến hành liên tục từ chiến dịch "Mũi lao lửa", lấy cớ trả đũa các trận tiến công của quân dân miền Nam

        Đêm 6 rạng ngày 7 tháng 2 năm 1965, Quân giải phóng miền Nam tiến công vào một đơn vị quân Mỹ ở Plây Cu. Ngày 7 tháng 2 năm 1965, địch dùng lực lượng lớn máy bay trên ba hạm tàu vào đánh phá các doanh trại quân đội, trạm rađa 12 và bệnh viện Đồng Hới tỉnh Quảng Bình. Tiếp đó, ngày 8 tháng 2 năm 1965, địch sử dụng hỗn hợp cả không quân hạm đội 7 của Mỹ với không quân ngụy đánh phá đồng thời vào hai khu vực Vĩnh Linh và Quảng Bình.

        Mặc dù chưa có nhiều lực lượng phòng không chủ lực của quân chủng, nhưng với tinh thần sẵn sàng chiến đấu cao, nhờ có kinh nghiệm đánh thắng trận đầu ngày 5 tháng 8 năm 1964, các lực lượng phòng không tại chỗ của các đơn vị bộ binh, của hải quân trên tàu, các tổ súng máy phòng không của các trạm rađa, các trận địa phòng không của dân quân tự vệ thị trấn, cơ quan, nông trường đã đánh trả mãnh liệt. Trong hai ngày đã bán rơi tám máy bay địch và bắn bị thương nhiều chiếc khác. Chiếc máy bay của tướng Nguyễn Cao Kỳ trực tiếp chỉ huy lực lượng không quân ngụy đánh phá Vĩnh Linh bị thương, phải về hạ cánh cấp tốc xuống sân bay Phú Bài (Huế).

        Chỉ mới qua hai ngày mở đầu chiến tranh, tổn thất chưa lớn, nhưng đã làm cho địch choáng váng. Giôn-xơn phải ra lệnh tạm dừng đánh phá, tiến hành trinh sát lại khu vực để chuẩn bị những trận đánh mới.

        Để đáp ứng kịp thời nhiệm vụ đánh trả không quân địch, chấp hành lệnh của Bộ Tổng Tham mưa, quân chủng và Quân khu 4 đã điều động cấp tốc một số tiểu đoàn cao xạ 37mm, một số đại đội súng máy phòng không 14,5mm tăng cường lực lượng cho phía nam Quân khu 4.

        Ngày 11 tháng 2 năm 1965, địch lại lấy cớ ta tiến công trại lính Mỹ ở Quy Nhơn để tiếp tục chiến dịch "Mũi lao lửa", tập trung đánh phá khu vực Vĩnh Linh và Quảng Bình. Tiểu đoàn cao xạ 37mm của quân chủng đã phát huy vai trò nòng cốt đánh máy bay địch trong khu vực, cùng các lực lượng phòng không tại chỗ bắn rơi sáu máy bay địch. Chỉ qua mấy ngày đọ sức với ta chiến dịch "Mủi lao lửa" của địch bị thất bại, Giôn-xơn tuyên bố kết thúc chiến dịch, chuyển sang hoạt động đánh phá nhỏ lẻ các đầu mối giao thông miền tây Quảng Bình.

        Sau khi nghiên cứu, các nhà quân sự Mỹ nhận thấy những hành động trả đũa không có khả năng gây sức ép buộc ta ngừng tiến công ở miền Nam. Ngày 13 tháng 2 năm 1965, Giôn-xơn quyết định sử dụng không quân mở rộng phạm vi đánh phá. Quyết định mới của Giôn-xơn được thực hiện bằng các chiến dịch "Sấm rền", đánh phá leo thang dần ra vĩ tuyến 19 rồi vĩ tuyến 20, chủ yếu nhằm vào các mục tiêu quân sự và một số cơ sở kinh tế.

        Sau mấy ngày đầu, thế trận phòng không trên địa bàn Quân khu 4 đã được củng cố, một số tiểu đoàn, trung đoàn pháo cao xạ của quân chủng và của quân khu triển khai chiến đấu.

        Càng leo thang đánh phá ra phía ngoài, tổn thất của không quân Mỹ ngày càng lớn, số giặc lái bị chết và bị bắt sống ngày càng nhiều. Sau ba ngày đầu của chiến dịch "Sấm rền", Giôn-xơn lại phải ra lệnh tạm ngừng đánh phá, họp hội đồng an ninh quốc gia đánh giá lại tình hình phòng không miền Bắc và tìm cách đối phó. Các nhà quân sự Mỹ cho rằng đối tượng nguy hiểm trước tiên cần phải đánh phá là các trận địa rađa.

        Từ nhận định đó, địch tổ chức một đợt đánh phá tập trung vào các trận địa rađa nam Quân khu 4.

        Ngày 23 tháng 3 năm 1965, địch đánh trận địa đại đội rađa 11 ở Vĩnh Linh. Các lực lượng phòng không tại chỗ đã kiên quyết đánh trả bảo vệ trận địa, bắn rơi bảy máy bay Mỹ.

        Rút kinh nghiệm của đại đội rađa 11, đại đội rađa 12 ở Quảng Bình đã cơ động triển khai sang vị trí khác, bố trí trận địa rađa giả ở vị trí cũ để thu hút, phân tán lừa địch. Ngày 24 tháng 3 năm 1965, địch tập trung đánh vào trận địa rađa giả. Hai tiểu đoàn pháo cao xạ của quân chủng cùng lực lượng phòng không địa phương đã đánh địch quyết liệt, bắn rơi hai máy bay.

        Sau hai ngày địch liên tiếp đánh phá trận địa rađa, quân chủng nhận định: máy bay Mỹ còn tiếp tục đánh các trận địa rađa. Rút kinh nghiệm làm trận địa giả lừa địch của trạm rađa 12, quân chủng đá chỉ đạo phát triển thành kế nhử địch để đánh địch. Đại đội rađa 13 ở Hà Tĩnh được lệnh cơ động sang trận địa mới, tại vị trí cũ lập một trận địa giả. Tiểu đoàn 8 cao xạ được lệnh cơ động gấp từ Quảng Bình ra Hà Tĩnh cùng với đại đội pháo cao xạ của Hà Tĩnh và lực lượng dân quân tự vệ tổ chức thành cụm pháo phòng không để thực hiện một trận đánh tiêu diệt. Đúng như dự kiến của ta, ngày 26 tháng 3 năm 1965, địch tổ chức trận đánh tập trung vào trận địa rađa giả ở Hà Tĩnh. Cụm phòng không đã đánh địch quyết liệt, tiêu diệt bốn máy bay địch.

        Kế hoạch của địch đánh phá các trận địa rađa phía trước bị thất bại, các trận địa rađa của ta vẫn phát sóng liên tục, quản lý chặt chẽ không phận phục vụ chiến đấu và phòng tránh trên địa bàn.

        Qua mấy tháng tập trung đánh phá các mục tiêu ở nam Quân khu 4, tuyến hậu phương trực tiếp của chiến trường miền Nam, hòng buộc ta ngừng tiến công ở miền Nam không đạt mục đích, bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ Mác Namara đang kiểm tra ở chiến trường đã phải báo cáo với tổng thống: "Tình hình Nam Việt Nam rất nghiêm trọng, quân đội Việt Nam cộng hoà không còn đủ sức đương đầu với Việt cộng..., quyền chủ động đã thuộc về tay Cộng sản".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2016, 09:17:47 pm »

        Trước nguy cơ thất bại hoàn toàn của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", ngày 1 tháng 4 năm 1965, chính quyền Giôn-xơn quyết định đưa bộ binh Mỹ vào trực tiếp tham chiến ở miền Nam Việt Nam, chuyển chiến lược: "Chiến tranh đặc biệt" sang chiến lược: "Chiến tranh cục bộ" và mở rộng quy mô đánh phá ra miền Bắc. Mỹ chuyển mục đích của chiến dịch "Sấm rền" từ chỗ "bẻ gãy ý chí Bắc Việt Nam" sang thực hiện "cắt đứt luồng tiếp tế người và hàng hoá từ miền Bắc vào miền Nam". Thực hiện mục tiêu trên, địch mở đợt đánh tập trung vào các tuyến giao thông quan trọng, phá hoại và làm hư hỏng một loạt cầu xung yếu: cầu Hàm Rồng, cầu Đò Lèn, cầu Cấm, cầu Hoàng Mai v.v...

        Trong hai tháng đầu chiến tranh, với ý đồ tập trung đánh trả đũa, gây sức ép ở nam Quân khu 4, chúng tổ chức từng trận đánh tập trung vào một số mục tiêu, lợi dụng địa hình ven biển, lòng sông bay thấp rồi đột ngột nâng độ cao chiếm lĩnh điểm bổ nhào đánh phá mục tiêu, kết hợp sử dụng một số tốp nghi binh hướng đột nhập và bay ở độ cao lớn để thu hút hoả lực phòng không của ta.

        Lực lượng phòng không trên chiến trường nam Quân khu 4 mới chỉ có một số phân đội cao xạ 37mm của quân chủng, một số phân đội phòng không của bộ binh, súng pháo trên tàu của hải quân, các trung đội, tiểu đội súng máy phòng không của các đơn vị, cơ quan, nông trường và lực lượng bắn máy bay rộng khắp bằng súng bộ binh của dân quân tự vệ. Quy mô tác chiến còn ở phạm vi tiểu đoàn trở xuống, hình thức hoạt động tác chiến còn mang tính chất độc lập, nhỏ lẻ. Một số trận đã hình thành cụm, nhưng quy mô còn nhỏ, chưa tổ chức được chỉ huy cụm thống nhất nên sức mạnh chiến đấu hiệp đồng chưa cao, chưa phát huy hết khả năng tiêu diệt địch của toàn cụm.

        Lực lượng phòng không của ta trong giai đoạn đầu chiến tranh mới tổ chức đến quy mô trung đoàn. Các trung đoàn pháo cao xạ đang triển khai bố trí bảo vệ .các thành phố, các khu công nghiệp, chưa có điều kiện vào tham gia chiến đấu ngay từ đầu. Trung đoàn không quân tiêm kích đã về nước từ ngày 6 tháng 8 năm 1964, nhưng ta mới chỉ có một sân bay phản lực ở Hà Nội, phạm vi hoạt động của máy bay hạn chế, chưa có điều kiện vào đánh địch ở phía nam Quân khu 4.

        Giai đoạn hoạt động tác chiến phòng không độc lập nhỏ lẻ diễn ra trong một thời gian ngắn ở địa bàn nam Quân khu 4, nhưng đã đem lại cho ta nhiều bài học thực tiễn vô cùng quý giá về nghệ thuật tác chiến phòng không:

        Bước đầu ta nhận biết được một cách cụ thể hoạt động của không quân địch: leo thang đánh phá dần ra miền Bắc, cường độ đánh phá ngày càng tăng, tập trung đánh vào từng hệ thống mục tiêu theo một ý đồ cụ thể. Đặc biệt chú trọng đánh phá hệ thống rađa phòng không và các trận địa phòng không trực tiếp bảo vệ mục tiêu. Khi bị tổn thất nặng, địch lại tạm dừng đánh phá. Trong vòng hai tháng đầu chiến tranh, Giôn-xơn đã phải ra lệnh tạm dừng đánh phá hai lần để nghiên cứu rút kinh nghiệm.

        Bước đầu vận dụng có hiệu quả phương thức tác chiến tại chỗ, rộng khắp của mọi lực lượng phòng không, mọi loại vũ khí, kể cả vũ khí bộ binh để bắn máy bay phản lực của Mỹ

        Các phân đội cao xạ chủ lực của quân chủng đã bước đầu phát huy được vai trò nòng cốt cho toàn dân bắn máy bay địch trên địa bàn, được sử dụng tương đối linh hoạt, nhanh chóng cơ động tập trung bảo vệ trực tiếp các mục tiêu bị uy hiếp. Điển hình là việc sử dụng tiểu đoàn 8 pháo cao xạ cơ động từ ngoài vào đánh địch bảo vệ trạm rađa 12 ở Quảng Bình, rồi lại khẩn trương cơ động ra Hà Tĩnh đánh địch bảo vệ trạm rađa 13.

        Bước đầu hình thành chiến thuật nghi binh nhử địch sáng tạo và khôn khéo. Đã tổ chức hai trận nhử địch đạt hiệu quả. Trận đầu mới chỉ nghi binh lừa địch, phân tán sự đánh phá của chúng. Trận sau đã phát triển nghệ thuật cao hơn, tổ chức cụm phòng không phục kích tiêu diệt địch ở khu nhử địch.

        Thực hiện triệt để các biện pháp nguy trang, nghi binh, cơ động trận địa, đặc biệt đối với các trận địa rađa tuyến ngoài, nên đã bảo toàn được lực lượng, phát sóng liên tục, thực hiện được nhiệm vụ quản lý không phận.

        Qua thực tiễn chiến đấu với không quân Mỹ trong những tháng đầu cho ta thấy rõ hơn lực lượng phòng không ba thứ quân phát triển chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng đơn vị, về vũ khí trang bị củng như về tổ chức và chỉ huy chiến đấu.

        Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng, chúng ta đã tập trung xây dựng gấp nhiều đơn vị phòng không chủ lực, cấp tốc tổ chức hai trung đoàn tên lửa và chuẩn bị cho không quân sớm vào chiến đấu, triển khai rộng rãi các tổ bắn máy bay của dân quân tự vệ, chỉ đạo sơ tán phòng tránh cho các thành phố, xí nghiệp, tổ chức hệ thống thông báo báo động phòng không nhân dân.

        Trước tình hình địch leo thang đánh phá Quân khu 4, chúng ta đã điều chỉnh lại thế trận, tăng cường bảo vệ vững chắc các yếu địa quan trọng: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Nguyên, Việt Trì, đồng thời đưa một phần lực lượng dự bị và luân phiên các đơn vị bảo vệ yếu địa cơ động vào chiến trường Khu 4 đánh địch leo thang, bảo vệ giao thông vận chuyển và rèn luyện trong thực tế chiến đấu.

        Đây là một sự sáng tạo trong quán triệt tư tưởng chiến lược tiến công, giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu mở rộng tác chiến phòng không với lực lượng của ta còn có hạn. Từ thực tiễn chiến đấu trên chiến trường, quân chủng đã xác định được tư tưởng chỉ đạo tác chiến là: bí mật bất ngờ, cơ động nhanh, tập trung đúng lúc, đánh chắc thắng, tiêu diệt địch, bảo vệ mục tiêu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2016, 09:22:00 pm »

        
II. GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG TÁC CHIẾN PHÒNG KHÔNG
HIỆP ĐỒNG BINH CHỦNG QUY MÔ CHIẾN THUẬT

        Từ khi tên lửa và không quân bước vào chiến đấu, hệ thống phòng không được tăng cường đáng kể, hoả lực phòng không được mở rộng đã có khả năng đánh địch ở các tầm cao, tầm xa. Quân chủng Phòng không- Không quân đã có đủ bốn binh chủng: rađa, không quân, tên lửa, pháo cao xạ, bước đầu ổn định thế bố trí chiến lược trên toàn miền Bắc vừa bảo vệ mục tiêu trọng điểm chiến lược, vừa cơ động trong khu vực và trên các chiến trường. Đây là bước phát triển nhảy vọt về chất rất quan trọng của lực lượng phòng không.

        1. Các trận đánh mở đấu của không quăn và tên lửa thắng lợi đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về chất trong tác chiến phòng không.

        Ngày 9 tháng 11 năm 1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm trung đoàn không quân đầu tiên. Bác căn dặn: "Tổ tiên ta ngày xưa đã có những chiến công oanh liệt trên sông, trên biển như Bạch Đằng, Hàm Tử; trên bộ như Chi Lăng, Vạn Kiếp, Đống Đa. Ngày nay chúng ta phải mở mặt trận trên không thắng lợi. Trách nhiệm ấy trước hết là của các chú"1.

        Với ý nghĩa to lớn đó và để khắc phục khó khăn của buổi ban đầu, Bộ tư lệnh quân chủng đã trực tiếp tố chức chỉ huy trận đánh đầu tiên của không quân. Hiệp đổng chặt chẽ với cụm pháo cao xạ bảo vệ cầu Hàm Rồng và được trạm rađa 29 dẫn đường chặt chẽ, trong hai ngày 3 và 4 tháng 4 năm 1965, không quân ta đã cất cánh đánh trận đầu thắng lợi liên tiếp bắn rơi bốn máy bay Mỹ (hai "giặc nhà trời" F-8U và hai "thần sấm" F-105D) trên bầu trời Thanh Hoá làm cho đế quốc Mỹ hoàn toàn bị bất ngờ trước sự xuất hiện của máy bay MiG-17 và càng bất ngờ hơn về lối đánh dũng cảm, mưu trí của không quân ta.

        Hai trận thắng liên tiếp của không quân cho ta nhiều kinh nghiệm quý báu về tổ chức chỉ huy dẫn đường, về hiệp đồng chiến đấu với pháo cao xạ ở mặt đất và đặc biệt về sự phối hợp chặt chẽ giữa máy bay công kích và máy bay yểm hộ. Đồng thời còn cho thấy, mặc dù số lượng ít, tính năng và vũ khí của MiG-17 còn hạn chế, nhưng với quyết tâm cao, với cách đánh mưu trí sáng tạo, không quân ta vẫn có thể tiến hành thắng lợi các trận đánh trên không với các lực lượng không quân hiện đại của đế quốc Mỹ.

        Trước sự leo thang đánh phá ngày càng ác liệt của địch ra miền Bác, ngày 18 tháng 7 năm 1965, được sự chỉ đạo của Bộ Tổng Tham mưu, Đảng uỷ và Bộ tư lệnh quân chủng quyết định khẩn trương chuẩn bị mọi điều kiện đưa tên lửa ra quân đánh tháng trận đầu, tạo một cú đánh bất ngờ vào cân não kẻ thù.

        Do ý nghĩa quan trọng của trận đánh, để bảo đảm chắc thắng, Bộ tư lệnh quân chủng đã trực tiếp tổ chức và chỉ huy trận đánh. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây cũng tổ chức một bộ phận thường trực bên cạnh sở chỉ huy quân chủng để trực tiếp điều động lực lượng công an, dân quân tự vệ và nhân dân bảo đảm an ninh, cơ động, ngụy trang, tổ chức bắt giặc lái.

        Việc chọn khu vực tác chiến và tổ chức trận đánh đầu tiên đã được quan tâm đặc biệt. Từ sự nhận định chính xác địch chưa đánh Hà Nội, ta đã chọn khu vực tác chiến ở vòng ngoài để có thời cơ cho tên lửa diệt địch, đồng thời buộc địch phải giãn phạm vi đánh phá ra xa khu vực Hà Nội. Khu vực tác chiến được chọn ở khu vực Ba vì (Hà Tây) để đón đánh địch trên đường bay dọc sông Đà vào đánh phá khu vực Việt Trì.

        Lực lượng tên lửa ra quân gồm hai tiểu đoàn cùng với ba trung đoàn pháo cao xạ, hai tiểu đoàn cao xạ và 10   trận địa bắn máy bay của dân quân tự vệ Hà Tây. Để phục vụ cho trận đánh, quân chủng còn điều một đài rađa lên bảo đảm trực tiếp.

        Chiều ngày 24 tháng 7 năm 1965, bộ đội tên lửa Việt Nam phóng những quả đạn đầu tiên. Nhờ chọn thời cơ, chọn mục tiêu đúng, xử lý các tham số chính xác, bằng bốn quả đạn tên lửa bắn tập trung, hai tiểu đoàn 63 và 64 đã hạ cả tốp F4C của Mỹ. Bị đánh bất ngờ, địch hoang mang, lúng túng cho đến hết ngày hôm sau cũng chưa kịp phản ứng. Sau trận mở đầu thắng lợi, cả hai tiểu đoàn bí mật cơ động sang trận địa mới chuẩn bị cho trận đánh tiếp theo. Tại vị trí cũ, ta đã bố trí hai trận địa "tên lửa giả" bằng cót để nhử địch.

        Ngày 26 tháng 7 năm 1965, địch tiến hành trinh sát chuẩn bị cho trận đánh "trả đũa", cả hai máy bay trinh sát BQM-34A ở tầng cao và RF-101 ở tầng thấp đều bị tên lửa tiêu diệt.

        Với ba ngày đánh tháng liên tiếp, tên lửa đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ra quân đánh thắng trận đầu. Tên lửa được lệnh bí mật cơ động rút ra khỏi khu vực để bảo đảm an toàn. Quân chủng trực tiếp chỉ huy lực lượng cao xạ đánh địch "trả đũa".

        Bất ngờ bị tên lửa tiêu diệt gọn cả tốp máy bay cường kích và cả hai máy bay trinh sát, Giôn-xơn cay cú quyết định tổ chức một trận tập kích lớn huỷ diệt tên lửa. Ngày 27 tháng 7 năm 1965, chúng sử dụng 36 máy bay cường kích, có cả máy bay tiếp dầu KC-135 và máy bay trực thăng cứu giặc lái HH-53 đánh vào hai trận địa tên lửa giả. Trúng kế nhử địch của ta, lực lượng cao xạ ba thứ quân tạo thành một cụm hoả lực mạnh đánh trả quyết liệt, bán rơi bảy máy bay địch, bắt sống giặc lái. Số máy bay địch còn lại hoảng loạn tháo chạy bỏ dở trận đánh.

        Sự xuất hiện bất ngờ của không quân và tên lửa bẳn rơi nhiều máy bay đã buộc địch phải thay đổi cách đánh và gây cho địch lúng túng trong chiến thuật: phải tăng thêm lực lượng làm nhiệm vụ chặn kích, đánh phá sân bay, đánh phá tên lửa, bay cao để tránh pháo cao xạ lại dễ bị không quân và tên lửa tiêu diệt, bay thấp để tránh không quân và tên lửa lại bị các loại súng pháo tầm thấp tại chỗ rộng khắp sẵn sàng đón đánh chúng.

        Với các trận ra quân đầu tiên thắng lợi của bộ đội không quân và tên lửa, lực lượng phòng không bắt đầu có thêm hai binh chủng hiện đại tham gia chiến đấu, hoả lực phòng không đã có đủ khả năng đánh địch ở mọi tầm cao và cơ động đánh địch từ xa. Đây là bước phát triển quan trọng trong tác chiến phòng không. Tác chiến phòng không từ hoạt động chiến đấu độc lập nhỏ lẻ chuyển sang giai đoạn tác chiến hiệp đồng binh chủng, tạo nên sức mạnh chiến đấu mới, đồng thời củng đòi hỏi tổ chức chỉ huy phải nâng cao trình độ lên một bước mới.

-----------------
1. Lịch sử Không quân nhãn dăn Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội. 1993. Tr. 105.
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM