Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:13:48 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972  (Đọc 27676 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #100 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 03:01:12 pm »

        Về mặt chiến thuật, trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, chúng ta đã tạo lập một thế trận chiến dịch phù hợp bảo đảm không bị địch gây nhiễu đồng thời, hoặc bị nhiễu nhưng với cường độ không lớn vẫn có thể phát hiện và đánh được B-52 trong nhiễu. Do đó, bất kỳ địch tiến công trên hướng nào cũng có đơn vị phát hiện được và cũng có đơn vị đánh được. Chúng ta đã sáng tạo sử dụng tổng hợp mọi phương tiện từ thô sơ đến hiện đại, từ các vọng quan sát mắt, các loại đài rađa cũ, mới, các loại rađa với dải tần khác nhau để bổ trợ cùng phát hiện B-52 trong nhiễu. Chúng ta đã sử dụng không quân đánh chặn từ xa, sử dụng tên lửa đánh tập trung, đánh từ nhiều phía, đánh chéo cánh sẻ vào các tốp B-52. về mặt xạ kích, các đơn vị tên lửa đã chủ động linh hoạt vận dụng các phương pháp điều khiển, các phương pháp bám sát và chọn cự ly phóng thích hợp, ở đoạn bay thích hợp, đã bình tĩnh "gạt" tên lửa tự dẫn của địch một cách có hiệu quả.

        Về mặt kỹ thuật, chúng ta chưa có điều kiện phá nhiễu của địch, củng chưa có thiết bị gây nhiễu lại cho địch. Chúng ta mới chỉ tập trung nghiên cứu về bản chất kỹ thuật nhiễu của địch, làm cơ sở để từng bước cải tiến khí tài trước khi bước vào chiến dịch, đồng thời chế tạo các bộ phận cần thiết để phục vụ huấn luyện cho bộ đội đánh địch trong nhiễu, làm cơ sở để vận dụng các biện pháp kỹ thuật trong chiến thuật. Do đó, có thể nói: chỉ có trên cơ sở hiểu biết kỹ thuật, chúng ta mới có thể sảng tạo được các biện pháp chiến thuật thích hợp đối phó với tác chiến điện tử của địch. Nhưng mặt khác, với vũ khí trang bị của ta còn hạn chế, quán triệt quan điểm đánh địch bằng mọi vũ khí trang bị, kết hợp cả thô sơ và hiện đại, trong lĩnh vực đấu tranh điện tử với địch, chúng ta đã kết hợp chặt chẽ giữa kỹ thuật và chiến thuật, lấy chiến thuật làm chính mới giành được thắng lợi.

        Chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 là một sự thành công lớn về đấu tranh điện tử với địch. Lãnh đạo và chỉ huy các cấp đã phát động phong trào rộng rãi ở tất cả các đơn vị, các ngành cùng phối hợp
nghiên cứu những biện pháp chiến thuật, kỹ thuật để phát hiện và đánh đúng đối tượng B-52. Chính vì vậy, hiệu quả chống chế áp điện tử của địch trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 đã có bước nhảy vọt, gây bất ngờ lớn cho không quân Mỹ. Ý chí và trí tuệ của chúng ta đã thẳng vũ khí kỹ thuật hiện đại của địch. Điều đó càng chứng minh quan điểm đúng đắn của Đảng ta về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong chiến tranh.

        Trong lời tựa cuốn "Chiến tranh không quân ở Đông Dương", một giáo sư trường đại học Goóc-nen Mỹ đã viết: "Thắng lợi của Việt Nam là một thí dụ vô song về sự toàn tháng của con người đối với máy móc".

        Trong chiến tranh hiện đại, tác chiến điện tử đã phát triển thành một biện pháp tác chiến cơ bản, một loại hình chiến tranh mới: "chiến tranh điện tử", đã trở thành một loại "vũ khí mềm" để vô hiệu hoá lực lượng phòng không đối phương, vì vậy, trong tác chiến phòng không, nhất là trong chiến dịch, nơi hội tụ mọi sức mạnh chiến tranh điện tử của địch, đối phó với tác chiến điện tử trở thành một trong những nội dung cơ bản của kế hoạch tác chiến chiến dịch và là một yếu tố quyết định đến sự thành công của cách đánh chiến dịch. Nếu không được quan tâm đầy đủ, đối phó tác chiến điện tử không có hiệu quả, thỉ tác chiến chiến dịch phòng không khó có thể thành công. Ngay từ trong thời bình, chúng ta cần không ngừng bám sát theo dõi sự phát triển của chiến tranh điện tử mới có thể đối phó kịp thời, hiệu quả khi chiến tranh xảy ra.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #101 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 03:03:16 pm »


VI. TỔ CHỨC BẢO ĐẢM ĐẨY ĐỦ CÁC MẶT, TẬP TRUNG VÀO KHÂU THEN CHỐT: ĐẠN, KHÍ TÀI, SÂN BAY ĐÁP ỨNG YÊU CẨU TÁC CHIẾN QUY MÔ LỚN, KHẨN TRƯƠNG, QUYẾT LIỆT, LIÊN TỤC CỦA CHIẾN DỊCH

        Trong chiến dịch phòng không, việc tổ chức bảo đảm đầy đủ các mặt nhằm phát huy và duy trì sức chiến đấu liên tục trong tác chiến tập trung, khẩn trương, ác liệt là một vấn đề vô cùng khó khăn và có vị trí rất quan trọng để giành thắng lợi chiến dịch. Lực lượng phòng không được trang bị những vũ khí, khí tài khá hiện đại như rađa, máy bay, tên lửa, pháo cao xạ các loại và đã qua nhiều bước cải tiến. Mỗi loại khí tài có yêu cầu kỹ thuật riêng, điều kiện chiến đấu riêng. Do đó, công tác bảo đảm rất phức tạp.

        Trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, chúng ta đã tập trung giải quyết những khó khăn, nhất là bảo đảm đạn, bảo đảm khí tài, bảo đảm công trình sân bay.

        Các loại vũ khí trang bị kỹ thuật của bộ đội phòng không đều do các nước viện trợ, chủ yếu là Liên Xổ. Số lượng dự trữ của ta phụ thuộc rất nhiều vào sự viện trợ của nước ngoài. Chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 diễn ra trong thời điểm mà mối quan hệ các nước không thuận lợi. Điều đó gây cho ta không ít khó khăn. Trong điều kiện chiến đấu ác liệt của năm 1972, khí tài, vật tư kỹ thuật tiêu hao lớn, viện trợ của các nước bổ sung chưa được đáp ứng. Khí tài tên lửa trong kho còn rất hạn chế và thiếu đồng bộ, lượng đạn tên lửa dự trử không nhiều, một số đã quá niên hạn sử dụng. Một số khí tài mới viện trợ còn nằm ở bến bãi, thời gian bàn giao, tiếp nhận giữa ta và bạn chưa xong. Có loại, đơn vị đi đào tạo đã về nước, nhưng khí tài và đạn vẫn còn ở bên kia biên giới. Trước những khó khăn đó, công tác bảo đảm kỹ thuật cho tác chiến chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 trở thành một vấn đề lớn.

        Quán triệt nghị quyết của Đảng uỷ và kế hoạch tác chiến chiến dịch của Bộ tư lệnh quân chủng, Cục Kỷ thuật đã liên tiếp tổ chức các hội nghị chuyên đề. Từ ngày 3 đến 5 tháng 12 năm 1972, hội nghị ngành kỹ thuật toàn quân chủng được tổ chức để bàn về công tác bảo đảm cho chiến dịch. Ngày 10 tháng 12 năm 1972, Cục Kỹ thuật tổ chức hội nghị trạm xưởng để bàn về vấn đề sửa chữa, trung tu khí tài bảo đảm cho tác chiến chiến dịch. Ngày 15 tháng 12 năm 1972, Cục Kỹ thuật triệu tập hội nghị khẩn cấp bảo đảm đạn tên lửa cho Hà Nội và Hải Phòng.

        Trong công tác bảo đảm kỹ thuật cho tác chiến chiến dịch phòng không năm 1972 nổi lên hai vấn đề lớn là bảo đảm đạn tên lửa và bảo đảm khí tài.

        Về tổ chức bảo đảm đạn tên lửa:

        Mặc dù số lượng đạn dự trữ không nhiều, chấp hành lệnh của Bộ Tổng Tham mứu, chúng ta vẫn tiếp tục đưa đạn vào nam Khu 4 một số lượng đáng kể, bảo đảm cho các lực lượng ở tuyến trong đánh địch bảo vệ vùng giải phóng và bảo vệ giao thông vận chuyển chiến lược. Cục Kỹ thuật đã chỉ đạo hướng dẫn các đơn vị tích cực sử dụng đạn đã qua sửa chửa, đạn đã được kéo dài niên hạn, chỉ đạo nhà máy tên lửa tập trung sửa chữa khôi phục đạn hỏng để nâng số đạn sẵn sàng chiến đấu cho các đơn vị. Bước vào chiến dịch, đạn tên lửa ở khu vực Hà Nội đã có 2,16 cơ số, ở khu vực Hải Phòng đã có 1,8 cơ số. Các tiểu đoàn kỹ thuật, mặc dù đã được củng cố nhưng mới chỉ có từ 1 đến 1,5 dây chuyền ở mỗi tiểu đoàn. Riêng tiểu đoàn lắp ráp đạn của trung đoàn tên lửa 274 mới từ tuyến trong ra chưa triển khai được.

        Trong ba ngày đầu chiến dịch, tên lửa ở Hà Nội, Hải Phòng đã tiêu thụ một số lượng đạn lớn, vượt quá dự kiến ban đầu và khả năng cung cấp thường ngày của ta. Với tinh thần tất cả cho chiến đấu, tất cả để chiến thắng, các tiểu đoàn kỹ thuật đã làm việc liên tục ngày đêm để phục vụ chiến dịch. Mặc dù vậy, đạn vận chuyển đến các đơn vị hoả lực chưa bù được số đạn tiêu thụ, ảnh hưởng đến sức chiến đấu. Đó là một tình huống xảy ra chưa lường trước được. Để giải quyết khó khăn đó, Bộ tư lệnh chiến dịch đã tổ chức một bộ phận bảo đảm đạn tên lửa cho chiến dịch do đồng chí cục trưởng Cục Kỹ thuật trực tiếp phụ trách. Quân chủng đã huy động mọi khả năng của cơ quan và đơn vị để tăng cường vận chuyển đạn đến các đơn vị hoả lực. Cục Kỹ thuật đã điều hai tổ lắp ráp đạn của nhà máy tên lửa tăng cường cho các đơn vị ở Hà Nội.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #102 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 03:04:25 pm »

        Trong bốn ngày tiếp theo, từ ngày 21 đến ngày 25, địch đánh phá quy mô nhỏ và đánh giãn ra Thái Nguyên, đường 1 Bắc. Số lượng đạn tên lửa tiêu thụ không nhiều. Nhưng số lượng đạn lắp ráp được ở các tiểu đoàn kỹ thuật lại giảm đáng kể. Thậm chí có ngày, có tiểu đoàn không lắp ráp được nào. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng năng suất lắp ráp đạn ở các tiểu đoàn kỹ thuật giảm là do việc cung cấp đạn ở tuyến trên xuống chưa kịp, thiếu đồng bộ, một số thiết bị phục vụ cho láp ráp và kiểm tra bị hư hỏng chưa sửa chửa kịp. Mặt khác, qua ba ngày đêm làm việc liên tục, thiếu đội ngũ thay thế, nên sức khoẻ bộ đội giảm sút củng ảnh hưởng lớn đến tiến độ lắp ráp đạn. Để khắc phục tình trạng này, Cục Kỹ thuật đã chủ động tổ chức vận chuyển đạn cho Hà Nội và Hải Phòng, bổ sung nhiên liệu của đạn, cánh đạn, chốt cánh đạn, cốt, phách... để đơn vị có đủ điều kiện đẩy nhanh tốc độ láp ráp đạn.

        Sau đợt một chiến dịch, lượng đạn tên lửa tiêu thụ rất lớn, khả năng cung cấp khó bảo đảm. Bộ tư lệnh quân chủng đã chủ động đề nghị Bộ Tổng Tham mưu cho điều một số đạn tên lửa từ Thanh Hoá ra Hà Nội. Nhưng mãi tới ngày 28 tháng 12, chuyến đạn đầu tiên từ Thanh Hoá mới ra đến Hà Nội bổ Sũng cho đơn vị chiến đấu.

        Sang đợt hai chiến dịch, lượng đạn tiêu thụ chỉ bằng 50% lượng đạn tiêu thụ trong đợt một. Sau thời gian củng cố, tốc độ lắp ráp đạn ở các tiểu đoàn kỹ thuật tăng lên rõ rệt và duy trì được trong suốt giai đoạn hai chiến dịch, bảo đảm đầy đủ đạn theo yêu cầu của tác chiến. Tuy vậy do lực lượng vận chuyển đạn được huy động từ nhiều đầu mối, tổ chức điều hành thiếu chặt chẽ, lái xe chưa nắm hết mạng đường sá và vị trí của từng đơn vị hoả lực, nên thường đưa đạn đến chậm, thậm chí có trường hợp đưa nhầm đạn của tiểu đoàn này cho tiểu đoàn khác.

        Có thể nói, trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, ngành kỹ thuật đã huy động mọi khả năng để lắp ráp và cung cấp đạn theo yêu cầu tác chiến chiến dịch. Qua đó cho chúng ta thấy: trong chiến dịch phòng không, lượng đạn tên lửa tiêu thụ rất lớn so với tác chỉến thường xuyên, vượt quá khả năng lắp ráp và tiếp đạn thông thường theo biên chế của đơn vị. Vì vậy, trong công tác chuẩn bị chiến dịch, cần phải có kế hoạch củng cố các tiểu đoàn kỹ thuật, biên chế đầy đủ các dây chuyền lắp ráp. Các tiểu đoàn kỹ thuật tổ chức lắp ráp đạn tập trung ở khu vực an toàn, xa đội hình để bảo đảm lắp ráp đạn liên tục ngày đêm cung cấp cho đơn vị. Cơ quan chiến dịch cần chuẩn bị sẵn một số dây chuyền lâp ráp đạn để hỗ trợ kịp thời cho các hướng trọng điểm. Phải có kế hoạch cung cấp bổ sung đạn trên từng tuyến rất chặt chẽ, kịp thời và đồng bộ mới có thể duy trì được tốc độ lắp ráp, đáp ứng yêu cầu của chiến dịch. Trong quá trình tác chiến rất khẩn trương, mạng đường sá thường có sự thay đổi do địch đánh phá, các đơn vị hoả lực thường cơ động vj trí chiến đấu. Do đó, việc tổ chức tiếp đạn phải rất chặt chẽ mới tránh được sai sót và chậm trễ trong khâu vận chuyển. Trong điều kiện như vậy, cơ quan Cục Kỹ thuật cần phối hợp với phòng kỹ thuật các sư đoàn tổ chức lâm thời đội vận chuyển tập trung, chuyên chở đạn đến cho các tiểu đoàn kỹ thuật của từng trung đoàn theo một kế hoạch thống nhất. Từng trung đoàn tổ chức đội tiếp đạn tập trung và trực tiếp điều hành việc chuyển đạn đến từng tiểu đoàn hoả lực. Thực tế trong chiến dịch phòng không năm 1972, cả hai khâu lắp ráp đạn ở các tiểu đoàn kỹ thuật và khâu tổ chức vận chuyển đạn đều có những vấn đề phức tạp riêng của nó, cần phải tổ chức chỉ huy điều hành ở các cấp một cách chặt chẽ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #103 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 03:05:30 pm »


        Về tổ chức bảo đảm khí tài:

        Trong chiến dịch phòng không năm 1972, việc bảo đảm khí tài chiến đấu củng là một vấn đề lớn, đặc biệt là khí tài tên lửa.

        Trong quá trình chuẩn bị chiến dịch, ngành kỹ thuật quân chủng đã chủ động tổ chức kiểm tra, hiệu chỉnh khí tài và bảo dưỡng định kỳ được hầu hết ở các đơn vị rađa, tên lửa, pháo cao xạ, tổ chức cung cấp bổ sung vật tư phụ tùng thay thế. Khi bước vào chiến dịch, hệ số kỹ thuật đã đạt được ở mức cao. Cục Kỹ thuật đã tích cực chuẩn bị khí tài bổ sung cho trung đoàn tên lửa 274 từ nam Quân khu 4 ra, củng cố bổ sung trang thiết bị cho các trạm sửa chữa ở các trung đoàn.

        Trong ba ngày đầu chiến dịch, không quân địch chủ yếu tập trung đánh phá và khống chế sân bay. Do đó, khí tài chưa có gì tổn thất lớn. Nhưng từ ngày 21 trở đi, địch tập trung lực lượng cường kích đánh phá trận địa phòng không, nhất là tìm diệt tên lửa. Vũ khí trang bị của ta có bị tổn thất. Ngành kỹ thuật đã tổ chức tốt việc sửa chữa khôi phục khí tài chiến đấu trong quá trình tác chiến chiến dịch. Đội ngũ cán bộ nhân viên kỷ thuật của từng đơn vị đã chủ động hiệu chỉnh, sửa chửa những hỏng hóc thông thường, bảo đảm chiến đấu kịp thời. Lực lượng sửa chửa cơ động của chiến dịch đã tổ chức sửa chửa tại các đơn vị bị đánh hỏng nặng. Nên chỉ sau một đến hai ngày, đơn vị lại có khí tài triển khai chiến đấu. Đối với những khí tài hỏng nặng cần phải đưa về nhà máy để sửa chữa, Cục Kỹ thuật đã tổ chức thay thế khẩn trương cho các đơn vị bảo đảm chiến đấu ngay.

        Trong suốt quá trình tác chiến chiến dịch, không có một đơn vị nào phải ngừng chiến đấu vì lý do kỹ thuật, mặc dù có nhiều bộ khí tài củ đã đến mức phải đưa vào trung tu và số giờ mở máy liên tục tăng lên gấp hai lần thường ngày. Không có đơn vị nào phải ngừng chiến đấu quá ba ngày do khí tài bị địch đánh hỏng. Đây là một cố gắng rất lớn của ngành kỹ thuật trong công tác bảo đảm chiến dịch. Tuy vậy, trong công tác bảo đảm khí tài cho tác chiến chiến dịch, cũng còn một số hạn chế như: việc cung cấp khí tài đồng bộ cho trung đoàn 274 còn chậm. Đến ngày 29 tháng 12, trung đoàn tên lửa 274 mới có đủ bốn tiểu đoàn chiến đấu, nhưng tiểu đoàn kỹ thuật của trung đoàn vẫn chưa triển khai được đầy đủ để lắp ráp đạn. Do đó, ảnh hưởng lớn đến thế đánh tập trung của chiến dịch. Việc tổ chức định kỳ năm cho một số đơn vị hoả lực tiến hành còn chậm, ảnh hưởng đến lực lượng tác chiến chiến dịch. Như tiểu đoàn 84 của trung đoàn 238 phải dừng chiến đấu kiểm tra định kỳ từ đầu cho đến hết đợt một, sang đợt hai mới tham gia chiến đấu được.

        Qua chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, cho ta thấy: công tác bảo đảm khí tài chiến đấu cho chiến dịch phòng không là một vấn đề khó khăn và phức tạp. Cần thiết phải chủ động chuẩn bị một số bộ khí tài đồng bộ, bí mật cất giấu trên một số hướng nhất định làm "lực lượng dự bị" của chiến dịch. Trong trường hợp khí tài bị hỏng nặng, tốt nhất là đơn vị bàn giao khí tài cho ngành kỹ thuật sửa chửa và nhanh chóng tiếp nhận khí tài triển khai chiến đấu mới duy trì sức chiến đấu liên tục của chiến dịch. Song song với việc chuẩn bị một số khí tài đồng bộ, cần chuẩn bị một số khí tài lẻ bố trí ở các khu vực để sẵn sàng thay thế cho đơn vị bảo đảm chiến đấu liên tục. Dù có khí tài mới bổ sung, thì việc sửa chửa hiệu chỉnh trong quá trình chiến đấu vẫn là một vấn đề quan trọng. Cần phải tổ chức kết hợp giữa sửa chữa tại chỗ với sửa chữa cơ động, đặc biệt phải có đội ngũ cán bộ nhân viên kỹ thuật giỏi ở đơn vị chiến đấu mới duy trì được hệ số kỹ thuật thường xuyên liên tục trong tác chiến chiến dịch, mới bảo đảm được tham số kỹ thuật chính xác để nâng cao hiệu quả tiêu diệt máy bay địch.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #104 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 03:07:18 pm »


        Về bảo đảm công trình sân bay:

        Từ thực tiễn chiến tranh, chúng ta thấy không quân địch rất chú trọng đánh phá các trận địa phòng không và sân bay.

        Các đơn vị phòng không và không quân làm nhiệm vụ đánh địch trên không, nhưng lại triển khai ở mặt đất. Tính cơ động, linh hoạt của nó rất hạn chế. Tuy nhiên, mỗi lực lượng có khó khăn riêng, yêu cầu riêng.

        Trong khi tên lửa có thể ngụy trang, nghi binh bí mật cơ động trận địa để đánh địch, thì không quân lại chỉ có thể cất cánh, hạ cánh trên sân bay đã có sự chuẩn bị. Ngay khi mở đầu cuộc tập kích và liên tiếp trong những ngày sau, không quân địch đã tập trung đánh phá hầu hết tất cả các sân bay vòng trong, vòng ngoài, kể cả sân bay dã chiến của ta với mức độ huỷ diệt, nhiều sân bay bị đánh đi, đánh lại hàng chục lần và khống chế liên tục. Việc khôi phục sân bay để có thể cất cánh, hạ cánh được gặp nhiều khó khăn đòi hỏi phải có thời gian và huy động một công sức rất lớn. Nhưng với tinh thần tích cực tiến công, với ý chí quyết đánh thắng, không quân ta đã vượt qua mọi khó khăn cất cánh 30 lần chiếc, trong đó có 16 lần chiếc cất cánh trong đêm từ đường lăn, từ đường băng khôi phục tạm và trong điều kiện không có đèn tín hiệu và đã bẳn rơi hai máy bay B-52, năm máy bay chiến thuật khác, cản phá nhiều tốp B-52 của địch, tạo điều kiện cho tên lửa ta đánh địch có hiệu quả. Tuy nhiên, việc địch tập trung đánh phá sân bay là một khó khăn lớn cho ta và củng là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho lực lượng không quân chưa phát huy được hết khả năng trong tác chiến chiến dịch.

        Từ chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, xét về mặt bảo đảm công trình sân bay cho không quân ta thấy nổi lên một số vấn đề lớn cần phải tập trung giải quyết:

        Cần phải tổ chức cụm phòng không mạnh bảo vệ một số sân bay cơ bản, đặc biệt sân bay của MiG-21. Trong việc bảo vệ sân bay, phải kết hợp cả hoả lực của cụm pháo bảo vệ trực tiếp sân bay, hoả lực tên lửa và tổ chức không quân chiến đấu trên không bảo vệ căn cứ.

        Trong quá trình khôi phục sân bay, cần chuẩn bị kế hoạch huy động lực lượng công binh của Bộ, của quân khu, của quân chủng và huy động nhân dân địa phương, cần có tổ chức chỉ huy điều hành phối hợp chặt chẽ và chuẩn bị sẵn phương tiện, vật liệu (các tấm bê tông đúc sẵn) mới 'đẩy nhanh được tiến độ sửa chửa.

        Trong quá trình khôi phục khẩn trương, số lượng người ở sân bay rất lớn. Có sân bay phải huy động hàng nghìn người lao động cả ngày và đêm. Trong khi đó, địch lại đánh phá khống chế liên tục không cho ta sửa chửa khôi phục. Do đó, cần phải tổ chức cụm phòng không mạnh tác chiến trực tiếp để bảo vệ.

        Cần hoạch định hệ thống sân bay dã chiến bí mật, bảo đảm cất, hạ cánh trong điều kiện khẩn cấp. Cần phải nghiên cứu khai thác, huấn luyện cất cánh, hạ cánh trên những đường cao tốc quốc gia để tạo nên tính linh hoạt trong tác chiến.

        Ngoài những vấn đề trọng tâm trên, lãnh đạo và chỉ huy chiến dịch đã chú trọng bảo đảm một cách toàn diện trên tất cả các mặt kỹ thuật, công binh công trình, bảo đảm hậu cần.

        Đối với công tác kỹ thuật, ngoài việc tập trung bảo đảm đạn tên lửa, khí tài tên lửa, cơ quan kỹ thuật chiến dịch phối hợp với cấp trên đã tổ chức hệ thống kho đạn pháo cao xạ các loại rất hoàn chỉnh, bảo đảm đầy đủ cho tất cả các lực lượng pháo cao xạ của ba thứ quân trong chiến dịch, đã tổ chức bảo đảm vũ khí trang bị khá đầy đủ cho rađa và pháo cao xạ.

        Về mặt bảo đảm công trình chiến đấu trong chiến dịch cũng rất lớn. Chiến dịch đòi hỏi một hệ thống trận địa đủ bảo đảm cơ động lực lượng theo cách đánh chiến dịch, cần phải có hệ thống sân bay nhiều tuyến để sử dụng không quân một cách linh hoạt. Mặt khác trong quá trình tác chiến, địch đánh phá có tính huỷ diệt và khống chế liên tục ngày đêm. Ta sửa chứa xong địch lại phá, nhưng ta vẫn có đủ trận địa cho các lực lượng cơ động triển khai, không quân ta vẫn cất cánh đánh địch. Các công trình chiến đấu vẫn được củng cố. Có thể nói đây là một vấn đề đòi hỏi sức lực vô củng lớn, phải có quyết tâm rất cao và sự giúp đỡ to lớn của các cấp chính quyền và nhân dân mới có thể thực hiện được.

        Trong giai đoạn chuẩn bị cũng như trong quá trình chiến dịch, chúng ta đã huy động tổng hợp mọi lực lượng: lực lượng của các đơn vị, lực lượng công binh của các cấp (của Bộ, của chiến dịch, của đơn vị), lực lượng công binh của địa phương. Đặc biệt, cơ quan chiến dịch cũng như đơn vị đã chủ động kết hợp với Đảng uỷ và chính quyền địa phương huy động một lực lượng vô cùng lớn của nhân dân. Có thể nói đây là một nét đặc sắc trong việc tổ chức và phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân vào điều kiện cụ thể của chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972.

        Về mặt bảo đảm hậu cần trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 củng nổi lên nhiều vấn đề. Trong quá trình tác chiến chiến dịch hết sức ác liệt và liên tục suốt 12 ngày đêm, nhiều thành phần, nhiều đặc điểm, điều kiện chiến đấu khác nhau. Có bộ phận ngồi trên mâm pháo ngoài trời giá lạnh, có bộ phận thao tác chiến đấu trong buồng máy nóng bỏng, nhiệt độ có khi lên tới 40 độ, phi công phải túc trực thường xuyên ngày đêm bên máy bay, việc duy trì sức khoẻ bình thường đủ sức, đủ tỉnh táo để "vạch nhiễu tìm thù'r để đánh địch có hiệu quả trở nên vấn đề hết sức khó khăn. Mặt khác trong tác chiến ác liệt, không thể tránh khỏi thương vong. Việc giải quyết thương binh, liệt sĩ trong điều kiện địch đánh phá ác liệt, hệ thống giao thông chiến dịch luôn luôn bị địch đánh phá trở nên vấn đề phức tạp.

        Trong cuộc chiến tranh phá hoại, công tác bảo đảm vật chất hậu cần đã có nhiều kinh nghiệm. Tuy vậy, việc tổ chức bảo đảm hậu cần cho một chiến dịch phòng không quy mô lớn chống lại cuộc tập kích chiến lược có tính huỷ diệt của địch, vẫn nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp và khó khăn gấp bội, đòi hỏi phải liên tục giải quyết. Quán triệt quan điểm chiến tranh nhân dân, cơ quan hậu cần chiến dịch đã chủ động phối hợp với ngành hậu cần của Bộ, của quân khu, đồng thời khai thác huy động khả năng hậu cần tại chỗ của các địa phương, kết hợp tổ chức tập trung với tại chỗ để bảo đảm đầy đủ yêu cầu cửa chiến dịch. Có thể nói trong điều kiện khó khăn, nghệ thuật tổ chức bảo đảm hậu cần đã trưởng thành vượt bậc cả về tổ chức chỉ huy, chỉ đạo và thực hiện hoàn thành được nhiệm vụ bảo đảm hậu cần chiến dịch.

        Từ thực tiễn chiến dịch phòng không năm 1972, vấn đề tổ chức bảo đảm mọi mặt cho chiến dịch trở thành một trong những vấn đề cơ bản của nghệ thuật chiến dịch. Trong tác chiến phòng không hiện đại, không chú trọng tổ chức bảo đảm một cách đầy đủ, chu đáo, toàn diện thì chắc chắn khó đạt được hiệu quả cao trong chiến dịch.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #105 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 03:12:21 pm »

VII. KẾT HỢP TÁC CHIẾN VỚI PHÒNG TRÁNH CÓ HIỆU QUẢ VÀ GIỮ VỮNG GIAO THÔNG VẬN CHUYỂN THÔNG SUỐT LÀ MỘT YẾU TỐ QUAN TRỌNG ĐỂ ĐÁNH BẠI CUỘC TẬP KÍCH ĐƯỜNG KHÔNG  CHIẾN LƯỢC CỦA ĐỊCH

        Để đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, Đảng ta đã phát triển đường lối chiến tranh nhân dân vào mặt trận đất đối không với tư tưởng chỉ đạo là: toàn dân bắn máy bay và tàu chiến địch, toàn dân làm công tác phòng tránh, toàn dân bảo đảm giao thông vận tải. Với đường lối đó, quân vả dân ta đá đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ. Trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, những quan điểm cơ bản của đường lối chiến tranh nhân dân trong mặt trận đối không đã được vận dụng và thực hiện một cách sáng tạo có hiệu quả cao.

        Đối với các nước lớn có tiềm lực quân sự mạnh, họ có đủ khả năng tổ chức các trận không chiến áp đảo, tiêu diệt, cản phá, đẩy lùi các trận tiến công đường không của đối phương ngay từ ngoài biên giới, phối hợp với lực lượng phòng không mặt đất dày đặc, nhiều tầng, nhiều lớp đánh địch liên tục, buộc không quân đối phương phải bỏ cuộc tập kích. Nhưng đối với lực lượng phòng không của ta, số lượng còn hạn chế, tính năng vũ khí trang bị chưa hiện đại bằng các phương tiện tiến công đường không của đế quốc Mỹ, Ngay từ đầu cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, chúng ta đã nhanh chóng xác định được nguyên tắc: đánh địch để bảo vệ mục tiêu và tổ chức tốt công tác phòng tránh để bảo vệ mục tiêu. Trong điều kiện phải tiến hành cuộc chiến tranh không cân sức, cả hai biện pháp đó đều phải được tiến hành tích cực và chủ động. Đảng và Chính phủ ta đã liên tục chỉ đạo thực hiện chủ trương: đi đôi với việc tích cực tổ chức đánh địch, phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh, đẩy mạnh công tác phòng không nhân dân, bảo đảm giao thông vận tải thông suốt. Sơ tán người và vật chất bảo đảm sinh hoạt cho nhân dân, duy trì mọi hoạt động xã hội và sản xuất trong chiến tranh là một vấn đề lớn.

        Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Việc sơ tán là một bộ phận cần thiết trong việc phòng không", "Làm việc sơ tán thật tốt tức là góp phần đắc lực vào công việc phòng không vào sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước đến thăng lợi hoàn toàn"1 .

        Đánh phá ác liệt giao thông vận chuyển nhằm ngăn chặn sự chi viện miền Bắc cho chiến trường miền Nam là một mục tiêu cơ bản trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ. Vấn đề bảo đảm giao thông vận chuyển là một vấn đề vô cùng gay go quyết liệt và có ý nghĩa chiến lược lớn trong chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Tại hội nghị thi đua bảo đảm giao thông vận tải ngày 24 tháng 3 năm 1966 Hồ Chủ tịch đã nói: "Giao thông vận tải rất quan trọng, quan trọng đối với chiến đấu, đối với sản xuất, đối với đời sống nhân dân", "Giao thông vận tải cũng là giao thông vận tải nhân dân", "Chiến tranh của nó có thể nói là toàn diện về chính trị, về kinh tế, về tài chính, về tất cả các thứ. Nhưng ở ngoài Bắc ta đây nó nhằm nhiều vào giao thông vận tải". "Giao thông vận tải là một mặt trận'', ''Giao thông vận tải thắng lợi tức là chiến tranh đã thắng lợi phần lớn rồi"2.

        Trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, mối quan hệ giữa tác chiến, phòng tránh và bảo đảm giao thông vận chuyển được quán triệt một cách sâu sắc, thực hiện một cách triệt để. Do vậy, mặc dù hầu hết máy bay B-52 bị bắn rơi sau khi đã trút bom, nhưng tổn thất của ta về người và tài sản không lớn như ý muốn của chúng. Đó là một thành công rất lớn về kết hợp tổ chức phòng tránh với tổ chức đánh địch làm thất bại hoàn toàn cuộc tập kích đường không chiến lược của địch.

        Do khu vực tác chiến chủ yếu của chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 chống lại cuộc tập kích đường không chiến lược của Mỹ xảy ra ở Thủ đô Hà Nội, nơi làm việc của Trung ương Đảng, Chính phủ, các Bộ, các ngành, nên việc chỉ đạo kết hợp ba mặt đánh địch, phòng tránh và bảo đảm giao thông vận chuyển có nhiều thuận lợi.

--------------
1. Hồ Chí Minh Toàn tập. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội - 1996. Tập 12. Tr: 105, 106.

2. Hồ Chí Minh Toàn tập. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội -1996. Tập 12. Tr: 58 - 62
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #106 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 03:17:49 pm »

        Trên cơ sở thường xuyên duy trì nề nếp sẵn sàng chiến đấu, công tác và sản xuất, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong chiến tranh và các mối quan hệ đã được xác lập từ trước, trong quá trình chuẩn bị và thực hành chiến dịch, các mối quan hệ hiệp đồng lớn đã được cụ thể thêm và có sự chỉ đạo tập trung thống nhất từ Trung ương. Chính phủ chỉ đạo duy trì các hoạt động xã hội trong thời chiến, điều hành hoạt động của các Bộ, các ngành, các địa phương trên tất cả các mặt phù hợp với tình hình chiến tranh. Ngay sau trận đánh B-52 đầu tiên, sáng 19 tháng 12, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã họp nghe Bộ Tổng Tham mưu báo cáo tình hình tác chiến và chỉ thị cho các địa phương tổ chức chu đáo việc phòng tránh, triệt để sơ tán, bảo đảm giao thông vận chuyển chi viện hàng vào chiến trường, động viên quân và dân ta kiên quyết đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của địch.

        Qua 12 ngày đêm đánh phá tập trung có tính chất huỷ diệt của đế quốc Mỹ, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử chiến tranh của Mỹ đã viết: "Trong 12 ngày đêm, Mỹ ném bom Hà Nội, Hải Phòng với sự tàn bạo hơn bao giờ hết trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, thả 35.000 tấn bom vào hai trung tâm đô thị lớn của Bắc Việt Nam. Giới quân sự Mỹ cho rằng các trung tâm dân cư cũng như các mục tiêu quân sự sẽ bị quét sạch., khu vực mục tiêu chỉ còn là những đống gạch vụn..., đã làm tê liệt đời sống hàng ngày của Hà Nội, Hải Phòng và phá huỷ khả năng của Bác Việt Nam ủng hộ các lực lượng Nam Việt Nam. "Một cuộc tập kích đã có thể làm chết trên 13.000 dân thường trong hai tuần lễ"1.

        Trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 song song với việc tổ chức đánh địch đạt hiệu quả chiến đấu cao, bần rơi nhiều máy bay B-52 tại chỗ, bắt sống giặc lái, chúng ta củng đã thành công lớn trong việc chỉ đạo phòng tránh và bảo đảm giao thông vận chuyển đạt nhiều kết quả, hạn chế đến mức thấp nhất tổn thất do địch gây ra, giữ vững giao thông vận chuyển thông suốt chi viện cho chiến trường ngày càng tăng. Đây là một thành công rất lớn và cũng là một nét độc đáo trong chiến dịch phòng không đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của địch.

        Tử thực tiễn chiến dịch phòng không thảng 12 năm 1972, trên lĩnh vực phòng tránh và bảo vệ giao thông vận chuyển ta có thể rút ra mấy vấn đề:

        Phải tổ chức một hệ thống chỉ huy điều hành thống nhất chặt chẽ từ Trung ương đến các địa phương, đến từng nhà máy, cơ quan, từng cụm dân cư dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ, sự điều hành của chính quyền các cấp. 

        Phải chủ động sơ tán, phân tán kho tàng, nhà máy, tài sản ra khỏi khu vực trọng điểm. Phải tổ chức chặt chẽ, kiên quyết và liên tục việc sơ tán nhân dân, đồng thời tổ chức nơi đón tiếp chu đáo, nhanh chóng ổn định đời sống và công tác khu sơ tán. Đây là biện pháp chủ động và tích cực nhất để bảo vệ tính mạng, tài sản trước cuộc tập kích đường không tàn bạo của địch. Việc sơ tán nhân dân phải tổ chức thành ba mức: sơ tán lâu dài những người không liên quan đến việc chiến đấu, phục vụ và sản xuất. Sơ tán cấp tốc những người được phân công ở lại duy trì sản xuất, công tác, phục vụ chiến đấu, nhưng trong điều kiện cụ thể cần rút bớt đi sơ tán tạm thời để giảm thương vong. Sơ tán tại chỗ những lực lượng tối thiểu phải ở lại để phục vụ chiến đấu, khắc phục hậu quả, bảo vệ trật tự xã hội. Kế hoạch sơ tán phải rất cụ thể, phải xác định khu sơ tán cho từng cơ quan nhà máy, khu phố, tránh tạo ra mục tiêu mới để địch đánh phá và tránh gây quá tải trong việc bảo đảm đời sống sinh hoạt hàng ngày ở khu sơ tán, phải có kế hoạch phân luồng và huy động phương tiện bảo đảm sơ tán người và tài sản được nhanh chóng.

        Phải xây dựng củng cố thường xuyên hệ thống hầm hào ẩn nấp vững chắc rộng khắp, phân tán, chủ yếu hầm cá nhân, hầm ba đến bốn người, đúng quy cách. Đây là biện pháp có hiệu quả cao trong công tác phòng chống địch đánh phá, kể cả B-52.

        Phải tổ chức cấp cứu và khắc phục hậu quả một cách chặt chẽ, có đầy đủ phương tiện, kết hợp các lực lượng chuyên môn và nhân dân, kết hợp lực lượng cơ động và lực lượng tại chỗ, lấy lực lượng tại chỗ làm chính, lực lượng cơ động chi viện là quan trọng dưới sự chỉ đạo thống nhất của hội đồng phòng không địa phương.

--------------
1. Weddon Abrown: National University Publication Kennical Press. New Yook 1976.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #107 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 03:19:59 pm »

        Trên lĩnh vực giao thông vận tải, cần chú trọng tập trung giải quyết các điểm nút, kết hợp giữa các lực lượng đánh địch, bảo đảm giao thông và vận chuyển. Phải kết hợp mọi phương tiện, mọi tuyến đường để nhanh chóng giải toả trọng điểm. Phải phân luồng thích hợp để tránh gây ùn tâc ở điểm nút, hoặc tạo nên những điểm nút mới. Phải nhạy bén lợi dụng thời cơ giữa các đợt đánh của địch, lợi dụng lúc địch chuyển mục tiêu đánh phá để nhanh chóng tập trung vận chuyển an toàn. Cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa Bộ Tổng Tham mưu và Bộ Giao thông để thường xuyên nắm vững tình hình đánh phá của địch, chủ động điều hành công tác giao thông vận chuyển trong các tình huống. Phải kết hợp sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giao thông vận tải của Nhà nước, giao thông vận tải quân sự và lực lượng vận tải rộng lớn của nhân dân. Đặc biệt khai thác khả năng của các cán bộ khoa học trong và ngoài quân đội để nghiên cứu các biện pháp rà phá bom từ trường, thuỷ lôi góp phần quan trọng bảo đảm giao thông thông suốt.

        Cần tổ chức hệ thống thông báo báo động phòng không tập trung ở các thành phố, khu công nghiệp- Trên các khu vực nhỏ cần phải tổ chức vọng gác báo động phòng không để phục vụ trực tiếp cho nhân dân. Đây là một biện pháp hết sức cần thiết để mỗi người dân chủ động phòng tránh, bảo đảm an toàn trước khi địch đánh phá. Ở Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Bắc Giang và các tỉnh khác đã tổ chức thu thông báo về địch trên không, nhất là tín hiệu B-52, trên mạng tình báo quốc gia và các trạm, đài quan sát khu vực để chủ động tổ chức báo động phòng không cho nhân dân. Việc thông báo báo động phòng không được thực hiện rộng rãi bằng nhiều phương tiện thông tin đại chúng, cả thô sơ và hiện đại. Các đài quan sát phòng không trên từng khu vực, ngoài việc báo động phòng không, còn có trách nhiệm theo dõi tình hình ném bom của địch để báo cho người phụ trách kịp thời xử trí, điều lực lượng đến khắc phục hậu quả, phá gỡ bom nổ chậm, bom từ trường, sửa chửa đường sá và phân luồng giao thông.

        Trong tổng kết chiến tranh chống Mỹ, Đảng ta đã khẳng định: "Đây là một nghệ thuật quân sự biểu hiện tập trung tính tổng hợp của nhiều yếu tố tư tưởng tổ chức, cách đánh và phương thức phòng tránh. Đó là nghệ thuật kết hợp đánh địch với phòng tránh, kết hợp tác chiến với bảo vệ sản xuất và sản xuất, bảo đảm giao thông vận tải thông suốt, kết hợp đánh thắng địch, bảo vệ miền Bắc với tăng cường không ngừng sức mạnh chiến đấu cho chiến tranh cách mạng miền Nam"1.

        Trong chiến dịch phòng không năm 1972, việc tổ chức phòng tránh và bảo đảm giao thông vận tải thông suốt được chỉ đạo chặt chẽ từ cơ quan chiến lược, các ngành, các cấp và nhân dân nên đã tổ chức thực hiện có hiệu quả, góp phần quan trọng làm thất bại mục tiêu chiến lược của Ních-Xơn trong cuộc tập kích đường không chiến lược của chúng.

-------------
1.  Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị. Tổng kết cuộc kháng chién chống Mỹ, cứu nước. Thắng lợi và bài học. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, H -1996. Tr: 237.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #108 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 03:21:44 pm »


VIII. DƯỚI SỰ CHỈ ĐẠO TRỰC TIẾP CỦA CẤP CHIẾN LƯỢC, LÃNH ĐẠO CHỈ HUY CHIẾN DỊCH TỔ CHỨC ĐIỂU HÀNH TẬP TRUNG, THỐNG NHẤT, LINH HOẠT, SÁNG TẠO NHẰM PHÁT HUY CAO ĐỘ TRÍ TUỆ, NẢNG LỰC TỔ CHỨC THỰC TIỄN TẠO sức MẠNH TỔNG HỢP ĐỂ HOÀN THÀNH XUẤT SẮC NHIỆM VỤ CHIẾN DỊCH

        Chiến dịch phòng không là một bộ phận của chiến lược trong chiến tranh. Củng như các chiến dịch khác, chiến dịch phòng không được tổ chức nhằm bảo đảm hoàn thành những nhiệm vụ nhất định do chiến lược đề ra cho mặt trận đối không. Tuỳ từng giai đoạn chiến tranh, chiến lược đặt ra mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể cho chiến dịch phòng không, vì vậy chiến dịch phòng không củng như các chiến dịch khác phụ thuộc trực tiếp vào chiến lược, phải tuân theo sự chỉ đạo của cấp chiến lược. Đó là vấn đề có tính nguyên tắc trong nghệ thuật chiến dịch Việt Nam nói chung, củng như đối với chiến dịch phòng không nói riêng.

        Chiến dịch phòng không được tổ chức không hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của ta mà còn tuỳ thuộc vào quy mô tập kích đường không của địch. Trong thực tiễn chiến tranh của nhân dân ta chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, ta thấy: các cuộc tập kích đường không có quy mô chiến dịch của địch thường xảy ra trong những giai đoạn chủ yếu, quyết định của chiến tranh và có những âm mưu chiến lược khác nhau. Sau những thất bại nặng nề trong hai cuộc phản công chiến lược, các đợt đánh phá tập trung quy mô lớn vào Hà Nội và Hải Phòng cuối năm 1967 nhằm gây sức ép với ta ngừng các cuộc tiến công ở miền Nam. Sau khi bị thất bại trong các đợt đánh phá Hà Nội có tính chất chiến dịch, Mỹ phải tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra, tập trung toàn bộ lực lượng đánh phá hệ thống giao thông Khu 4 năm 1968 với âm mưu "bẻ gãy Cán xoong", ngăn chặn tối đa sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam trước khi chấp nhận thất bại chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam và tuyên bố chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc. Cuộc tập kích đường không chiến lược cuối năm 1972 củng vậy. Trước thắng lợi to lớn của ta trong cuộc tiến công chiến lược ở miền Nam, cùng với thắng lợi trên mặt trận ngoại giao đẩy chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của đế quốc Mỹ đến nguy cơ thất bại hoàn toàn, Ních-Xơn ra lệnh tiến hành cuộc tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng nhằm mục đích chiến lược gây sức ép với ta phải ký hiệp định Pari theo điều kiện của Mỹ.

        Tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể và dưới sự chỉ đạo của chiến lược, chúng ta cũng đã tổ chức các đợt tác chiến phòng không tập trung có tính chất chiến dịch cũng như tổ chức chiến dịch để đánh bại các cuộc tập kích đường không quy mô chiến dịch của địch. Càng vào giai đoạn kết thúc chiến tranh, chiến dịch phòng không được tổ chức ngày càng hoàn chỉnh, quy mô ngày càng lớn, ý nghĩa của chiến dịch phòng không đối với chiến lược càng quan trọng, sự chỉ đạo của chiến lược đối với chiến dịch phòng không ngày càng trực tiếp và chặt chẽ hơn. Do đặc điểm về đối tượng tác chiến, do tính chất hoạt động của chiến dịch phòng không phải kết hợp đồng thời cả hai mặt đánh địch và phòng tránh, sự chỉ đạo trực tiếp của chiến lược càng có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của chiến dịch.

        Ý đồ cụ thể của địch trong cuộc tập kích đường không tuỳ thuộc vào cục diện chiến tranh, tuỳ thuộc vào biện pháp tác chiến chiến lược của địch. Đó là những vấn đề mà cơ quan chiến dịch chưa có đầy đủ điều kiện để xác định. Mọi hoạt động chuẩn bị cho cuộc tập kích đường không lại được bí mật tiến hành ngay trên đất địch. Đó củng là một khó khăn lớn mà cơ quan chiến dịch không có điều kiện nghiên cứu tìm hiểu để tiến hành các bước chuẩn bị cho chiến dịch, dễ dẫn đến thế bị động ngay từ đầu.

        Chiến dịch phòng không đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng cuối tháng 12 năm 1972 đã được cấp chiến lược trực tiếp chỉ đạo rất sớm và ngày càng chặt chẽ. Đó là một trong những yếu tố quyết định để giành chủ động và đánh thắng địch trong chiến dịch.

        Sự chỉ đạo của Bộ Tổng Tham mưu đưa các lực lượng tên lửa, không quân vào chiến trường nam Quân khu 4 nghiên cứu đánh B-52 từ năm 1966 đã tạo cơ sở cho cách đánh của chiến dịch phòng không cuối năm 1972. Ngay từ tháng 7 năm 1972, sau khi Mỹ buộc phải "Mỹ hoá trở lại" bằng không quân, hải quân, liên tục sử dụng B-52 đánh ra Khu 4, Bộ Tổng Tham mưu đã chỉ thị cho Quân chủng Phòng không- Không quân xây dựng kế hoạch đánh B-52 bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng và chỉ đạo tiến hành các công tác chuẩn bị. Đó là những chỉ đạo rất sáng suốt của chiến lược, tạo điều kiện cho chiến dịch chuẩn bị sớm giành chủ động trong tác chiến chiến dịch.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #109 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 03:22:57 pm »

        Trong quá trình chuẩn bị, trên cơ sở nắm vững tình hình chiến trường và diễn biến trên mặt trận đấu tranh ngoại giao, Bộ Tổng Tham mưu đã thường xuyên chỉ thị cho quân chủng về khả năng cuộc tiến công đường không chiến lược của Mỹ bằng B-52 vào Hà Nội. Các chỉ thị kế tiếp nhau ngày càng rõ nét về đối tượng tác chiến chiến dịch, càng khẳng định tính chất và mục đích chính trị của Mỹ trong cuộc tập kích đường không chiến lược ở giai đoạn quyết định chiến tranh. Để đập tan ý đồ chính trị của Mỹ dùng lực lượng răn đe chiến lược B-52 ép ta phải chấp nhận điều kiện của chúng, chiến lược đã đặt ra yêu cầu nhiệm vụ cho chiến dịch phòng không là tập trung tiêu diệt B-52, bắn rơi tại chỗ, bắt sống giặc lái. Đó là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn đối với chiến dịch, nhưng là một quyết định sáng suốt nhất để nhanh chóng đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của Mỹ, tạo nên một lực mạnh nhất để ép lại chúng phải chấp nhận điều kiện của ta. Song song với việc chỉ đạo quân chủng xây dựng kế hoạch tác chiến chiến dịch, tiến hành chuẩn bị lực lượng của quân chủng, Bộ Tổng Tham mưu chỉ đạo các quân khu chuẩn bị lực lượng phòng không quân khu, phòng không địa phương, dân quân tự vệ để tham gia tác chiến chiến dịch, đồng thời chỉ đạo tổ chức phòng tránh sơ tán ở các thành phố, khu công nghiệp trên địa bàn chiến dịch và bảo đảm giao thông vận chuyển. Đây cũng là một nội dung rất lớn, rất phức tạp và vô cùng quan trọng cùng với việc đánh địch để đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích đường không của địch.

        Cơ quan lãnh đạo chỉ huy chiến dịch chủ yếu tập trung vào việc chỉ huy đánh địch, nên không thể chỉ đạo chặt chẽ việc phòng tránh sơ tán của nhân dân trên địa bàn, một mặt quan trọng của chiến dịch phòng không. Do đó, Bộ Tổng Tham mưu đă xác định rõ trách nhiệm và mối quan hệ trong chiến dịch:

        Bộ Tổng Tham mưu đảm nhiệm việc thông báo tình hình cho các cơ quan của Đảng và Chính phủ, trực tiếp thông báo báo động phòng không cho Hà Nội.

        Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không- Không quân, ngoài chức năng làm tham mưu cho Bộ về công tác phòng không toàn quốc còn trực tiếp đảm nhiệm chức năng của Bộ tư lệnh chiến dịch, sở chỉ huy Quân chủng Phòng không- Không quân có trách nhiệm thông báo báo động phòng không một cách dầy đủ, kịp thời trên mạng tình báo quốc gia. Các đơn vị của Quân chủng Phòng không- Không quân phải chủ động thông báo, báo động phòng không cho khu vực đóng quân và giúp đỡ nhân dân sơ tán, khắc phục hậu quả.

        Bộ tư lệnh các quân khu: Hữu Ngạn, Tây Bắc, Việt Bắc và thành đội Hà Nội chỉ đạo chỉ huy trực tiếp lực lượng phòng không quân khu, phòng không địa phương tham gia tác chiến chiến dịch và bát giặc lái, chỉ đạo chặt chẽ các địa phương làm tốt công tác phòng tránh sơ tán, khắc phục hậu quả và bảo đảm giao thông vận chuyển trên địa bàn, huy động lực lượng phục vụ bảo đảm chiến đấu.

        Chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 có tác động rất lớn đến chiến lược chiến tranh của ta và của Mỹ, có ý nghĩa lớn trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, cả trong nước và quốc tế. Do đó, chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, chẳng những được sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tổng Tư lệnh và Bộ Tổng Tham mưu, mà còn được sự chỉ đạo liên tục của Đảng và Chính phủ. Ngay sau trận mở đầu chiến dịch đêm 18, ngày 19 Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã họp nghe Bộ Tổng Tham mưu báo cáo tình hình, Bộ Chính trị đả chỉ đạo nhiều vấn đề cụ thể trên cả hai mặt tổ chức đánh địch và tổ chức phòng tránh sơ tán. Trong lịch sử kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ kéo dài 30 năm, quân và dân ta đã tiến hành hơn 100 chiến dịch, nhưng chỉ có chiến dịch Biên giới năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp đi kiểm tra và chỉ đạo chiến dịch; cho đến chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước và quân đội: Tổng Bí thư Lê Duẩn, Chủ tịch Tôn Đức Thẳng, Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng đều đã trực tiếp kiểm tra và chỉ đạo chiến dịch trong quá trình chuẩn bị, củng như trong quá trình tác chiến chiến dịch. Đó là một vinh dự lớn, thuận lợi lớn đối với chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, mà không phải chiến dịch nào cũng có được.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM