Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 12:09:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận quyết chiến lịch sử Xuân 1975  (Đọc 26808 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #100 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2016, 08:36:17 pm »

       
        2. Trong chiến tranh hiện đại, tuyến vận tải quân sự là một khâu trọng yếu cần tập trung khả năng bảo đảm kỹ thuật.
       
        Vũ khí trang bị từ nơi sản xuất đến tay các chiến sỹ ngoài mặt trận phải qua quá trình vận chuyển từ nhà máy đến kho dự trữ các cấp, rồi đến các đơn vị sử dụng. Về mặt chỉ đạo bảo đảm kỹ thuật, ta đã xác định phân bổ vũ khí trang bị trên ba khâu chính là: đơn vị sử dụng - tuyến vận tải - kho dự trữ. Mỗi khâu có những yêu cầu và mức độ bảo đảm kỹ thuật khác nhau, điều kiện tiến hành các nội dung bảo đảm kỹ thuật cũng không giống nhau.
       
        Khâu nào là khâu trọng yếu cần tập trung khả năng chỉ đạo và bảo đảm kỹ thuật? Đây là một vấn đề mới, được đặt ra trong quá trình phát triển của công tác bảo đảm kỹ thuật ở cấp chiến lược và chiến dịch trong cuộc kháng chiến chống Mỹ nói chung và trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 nói riêng, nhất là ở những nơi, những lúc mà yêu cầu và khả năng bảo đảm kỹ thuật không cân đối.

        Để giải quyết vấn đề này, chúng ta đã xem xét các mối quan hệ, các quy luật về phát triển nhu cầu bảo đảm kỹ thuật đối với vũ khí trang bị và khả năng bảo đảm kỹ thuật của từng cấp trong từng lúc và ở từng nơi cụ thể.
       
        Trong thời kỳ trước, ở cấp chiến lược và cấp chiến dịch có lúc có nơi chưa thấy rõ tuyến vận tải là một khâu có nhiều vũ khí trang bị nên đã có một xu hướng được nhiều người chấp nhận chọn đơn vị sử dụng là khâu trọng yếu, vì cho rằng ở khâu này, vũ khí trang bị có nhiều biến động và yêu cầu sẵn sàng chiến đấu cao hơn. Xu hướng này là đúng nhưng chưa đủ.
       
        Khi tổ chức và trang bị của quân đội ta đã phát triển lực lượng dự trữ vũ khí trang bị ở các cấp tăng lên vượt quá khả năng quản lý, giữ gìn của ta. Hệ thống kho tàng không đủ diện tích chất chứa, không đủ khả năng bảo quản bảo dưỡng hết khối lượng mặt hàng, nên chất lượng vũ khí trang bị suy giảm nhanh, xảy ra hư hỏng hàng loạt do khí hậu ẩm nóng, nguy cơ cháy nổ đã đến mức báo động khẩn cấp ở các kho; quân địch lại lùng sục đánh phá ác liệt những nơi có dấu vết kho tàng. Yêu cầu cấp bách đặt ra cho công tác bảo đảm kỹ thuật ở các kho dự trữ là phải có khối lượng rất lớn nhân lực, phương tiện và hàng loạt biện pháp tích cực khẩn trương để bảo đảm số lượng, chất lượng, đồng bộ và an toàn. Đây là tình hình thực tế diễn ra ở giai đoạn gần cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ. Về mặt chỉ đạo bảo đảm kỹ thuật ở cấp chiến lược và cấp chiến dịch, lúc bấy giờ ta đã phải xác định kho dự trữ cũng là một khâu trọng yếu không kém gì khâu đơn vị sử dụng. Đây là một bước phát triển mới, một thực tế lịch sử đã để lại nhiều bài học sâu sắccho những người làm công tác chỉ đạo bảo đảm kỹ thuật trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
       
        Thực vậy, nếu không chú trọng đúng mức nhiệm vụ xây dựng và củng cố hệ thống kho tàng của hậu phương chiến lược và hậu phương chiến dịch, thì chúng ta đã không thể đáp ứng được yêu cầu bảo đảm kỹ thuật cho cuộc Tổng tiến công 1975. Đây cũng là một dẫn chứng thực tế chứng minh lý luận về vai trò quyết định của hậu phương trong chiến tranh.
       
        Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975, vũ khí trang bị của chúng ta từ hậu phương toả ra các mặt trận với khối lượng lớn chưa từng có trong lịch sử chiến tranh của dân tộc. Lưu lượng hàng kỹ thuật trên tuyến vận tải nhiều lúc lên tới trên 60% tổng thực lực đạn dược của toàn quân lúc bấy giờ. Tất cả các loại binh khí kỹ thuật vào chiến trường đều hành quân liên tục qua tuyến vận tải dài hàng nghìn ki-lô-mét dọc theo dãy Trường Sơn hiểm trở.
       
        Tuyến vận tải chiến lược ở giai đoạn phát triển cao nhất đã hình thành một lực lượng tổng hợp có nhiều binh chủng hợp thành gồm các đơn vị vận tải cơ giới, công binh, phòng không, bộ binh và thông tin... Chỉ riêng vũ khí trang bị của bản thân tuyến vận tải cũng đã là một đối tượng đáng quan tâm của công tác chỉ đạo bảo đảm kỹ thuật.
       
        Xét về mặt phân bố vũ khí trang bị thì tuyến vận tải vừa là đơn vị sử dụng, vừa là hệ thống kho với những tính chất riêng biệt khác thường. Thực hiện chức năng liên kết chặt chẽ sức mạnh vật chất của hậu phương với tiền tuyến, với phương châm "mở đường mà tiến, đánh địch mà đi", vượt lên cuộc chiến tranh, ngăn chặn ác liệt của quân thù, tuyến vận tải đã sử dụng các loại vũ khí trang bị với cường độ cao nhất. Tuyến vận tải cũng đã hình thành nhiều loại kho phức tạp, nhất là ở các sân ga, bến cảng. Mỗi cung, mỗi chặng, mỗi hướng đều có kho hàng kỹ thuật. Tuyến vận tải đã chịu đựng tỷ lệ tiêu hao và tổn thất lớn nhất về vũ khí trang bị, kể cả vũ khí trang bị của các đơn vị thuộc biên chế của tuyến và hàng kỹ thuật vận chuyển trên tuyến.
       
        Trong trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, tuyến vận tải đã phát huy mạnh mẽ tác dụng của các phương tiện cơ giới, góp phần xứng đáng vào thắng lợi của phương châm tác chiến "thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng". Sau cuộc tổng tiến công toàn thắng, công tác thu hồi và xử lý hàng kỹ thuật trên tuyến vận tải cũng là khâu có khối lượng lớn nhất, phân tán và khó khăn nhất.

        Yêu cầu bảo đảm kỹ thuật trên tuyến vận tải là nét phát triển mới về lý luận và thực tiễn của việc lựa chọn đối tượng trọng yếu trong công tác chỉ đạo bảo đảm kỹ thuật. Từ đó chúng ta rút ra kết luận: tuyến vận tải là khâu liên kết giữa kho và đơn vị; tuyến vận tải vừa là kho trung chuyển, vừa là đơn vị sử dụng vũ khí trang bị; tuyến vận tải là một chiến trường. Do đó trong chiến tranh hiện đại, tuyến vận tải là một khâu trọng yếu cần tập trung khả năng bảo đảm kỹ thuật.
       
        Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhất là giai đoạn chuẩn bị cho tổng tiến công, chúng ta đã tập trung khả năng chỉ đạo quản lý và bảo đảm kỹ thuật cho các tuyến vận tải. Các loại phương tiện cơ giới tốt nhất, nhiều nhất được giành cho các đơn vị vận tải. Thiết bị, vật tư, cán bộ phân viện kỹ thuật sửa chữa, quản lý hàng kỹ thuật ở các kho, trạm, nhà trường, cơ quan kỹ thuật được điều đến tăng cường cho tuyến vận tải. Các nhà máy sửa chữa ở hậu phương đã ưu tiên sửa chữa, cải tiến vũ khí trang bị cho các đơn vị vận tải.

        Công tác quản lý, sử dụng, bảo quản bảo dưỡng, sửa chữa các loại vũ khí trang bị trên tuyến vận tải đã có những thành tích tốt đẹp góp phần trực tiếp vào hiệu suất và chất lượng công tác vận tải quân sự trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975.
       
        Qua thực tiễn hoạt động bảo đảm kỹ thuật trên tuyến vận tải quân sự trong kháng chiến chống Mỹ, chúng ta thấy rõ công tác bảo đảm kỹ thuật có vị trí rất quan trọng trong các mặt công tác bảo đảm vận tải. Công tác bảo đảm kỹ thuật trên tuyến vận tải phụ thuộc vào quy luật phát triển của nghệ thuật vận tải quân sự. Đây là mối quan hệ có tính quy luật thuộc về nghệ thuật quân sự nói chung.
       
        Đối tượng bảo đảm kỹ thuật trên tuyến vận tải quân sự bao gồm cả ba nhóm: nhóm vũ khí trang bị của các đơn vị binh chủng hợp thành trong biên chế của tuyến vận tải ; nhóm vũ khí trang bị của các đơn vị phối thuộc, tăng cường, hành quân qua tuyến vận tải; và nhóm vũ khí trang bị là hàng hóa mà tuyến vận tải có nhiệm vụ vận chuyển tới đích an toàn, kịp thời, đủ số lượng và bảo đảm chất lượng. Nội dung của công tác bảo đảm kỹ thuật trên tuyến vận tải có một nét phát triển mới là công tác quản lý hàng kỹ thuật trên tuyến vận tải - một yêu cầu bức thiết phục vụ cho tác chiến chiến lược và chiến dịch. Đây là mối quan hệ có tính quy luật thuộc về nhu cầu bảo đảm kỹ thuật trên tuyến vận tải.
       
        Lực lượng bảo đảm kỹ thuật trên tuyến vận tải bao gồm các thành phần kỹ thuật tổng hợp của các ngành, các binh chủng hợp thành tập trung trên từng khu vực dưới sự thống nhất chỉ huy trên toàn tuyến. Đây là mối quan hệ có tính quy luật thuộc về khả năng bảo đảm kỹ thuật trên tuyến vận tải. Trong tương lai, nếu chiến tranh xảy ra, dù là đối tượng tác chiến nào thì âm mưu thủ đoạn đánh phá giao thông, ngăn chặn vận tải cũng sẽ rất ác liệt. Điều kiện địa lý quân sự của nước ta và khả năng bảo đảm phương tiện vận tải cơ giới của ta còn gặp nhiều khó khăn. Do đó trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, tuyến vận tải quân sự vẫn có thể là một khâu trọng yếu cần tập trung khả năng bảo đảm kỹ thuật.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #101 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2016, 08:37:07 pm »

       
        3. Duy trì chế độ khai thác, sử dụng và tăng cường khả năng sửa chữa ở cấp chiến thuật là những biện pháp căn bản để bảo đảm vũ khí trang bị tốt, sẵn sàng chiến đấu cao.
       
        Trong giai đoạn chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975, các đơn vị vũ khí trang bị, đã tiến hành bảo dưỡng sửa chữa những hư hỏng thông thường ở cấp chiến thuật. Hệ số kỹ thuật của các loại vũ khí trang bị chủ yếu được nâng lên rõ rệt. Các đơn vị công binh, pháo binh, phòng không, tên lửa, xe tăng... đã làm bảo dưỡng kỹ thuật tốt và đã tổ chức cứu, kéo, sửa chữa kịp thời những hư hỏng trong hành quân đường dài. Các đơn vị vận tải cơ giới đã bảo đảm kỹ thuật tốt trong nhiệm vụ chở quân liên tục ngày đêm, với đội hình lớn. Các căn cứ không quân, hải quân đã chấn chỉnh, bổ sung thiết bị vật tư kỹ thuật, bảo đảm cho máy bay, tàu chiến có chất lượng tốt, sẵn sàng xuất kích. Các đơn vị bộ binh được ưu tiên giải quyết những yêu cầu  bảo đảm kỹ thuật đầy đủ, khẩn trương chính xác cả về số lượng, chất lượng, tinh đồng bộ và đúng thời gian quy định. Trong quá trình tổng tiến công, các đơn vị vừa hành quân chiến đấu vừa tổ chức sửa chữa kịp thời những vũ khí trang bị hư hỏng của ta, vừa kiểm tra bổ sung đồng bộ trang bị thu được của địch để tăng cường hoả lực và khả năng cơ động của bộ đội.
       
        Nhìn chung, các đơn vị đã bảo đảm vũ khí trang bị tốt, sẵn sàng chiến đấu, phát huy được tác dụng trong tiến công và nổi dậy. Đặc biệt đã bảo đảm cơ đông cho các binh đoàn chủ lực trong các chiến dịch tiến công thần tốc. Vũ khí trang bị đã làm đúng chức năng góp phần chuyển thế mạnh về chiến lược thành sức mạnh chiến dịch chiến đấu áp đảo quân thù trong từng trận đánh. Sau mỗi trận đánh, mỗi chiến dịch khả năng bảo đảm kỹ thuật của các đơn vị đã có những mặt mạnh lên rõ rệt. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng mức độ sử dụng hoả lực của ta chưa nhiều, mức phản ứng bằng máy bay, pháo binh của địch chưa ác liệt nên vũ khí trang bị của ta hư hỏng không đáng kể, khả năng bảo đảm kỹ thuật chưa được thử thách đúng mức. Chỉ mới có tốc độ diễn biến khẩn trương, không gian phát triển rộng của các chiến dịch tiến công là những thử thách đối với khả năng bảo đảm kỹ thuật của ta lúc đó.
       
        Thành tích bảo đảm vũ khí trang bị tốt và sẵn sàng chiến đấu trong cuộc tổng tiến công là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố. Trong đó, sức mạnh tinh thần và các biện pháp kỹ thuật là yếu tố kết hợp chặt chẽ với nhau và có ý nghĩa quyết định. Sức mạnh tinh thần của cán bộ và chiến sĩ ta trong cuộc tổng tiến công được phát huy nhờ sự chỉ đạo giáo dục chặt chẽ của tổ chức Đảng các cấp, được động viên kịp thời bằng tư tưởng chỉ đạo "thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng", được cổ vũ mạnh mẽ bằng những chiến công vang dội và dồn dập trên các chiến trường. Với khí thể xông lên giành toàn thắng, với tình cảm thiêng liêng vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, mỗi cán bộ, chiến sĩ đều rất quý trọng, giữ gìn những phương tiện thiết thân nhất lúc bấy giờ để hoàn thành nhiệm vụ là vũ khí trang bị. Mỗi cán bộ, nhân viên kỹ thuật đều mong muốn mang hết sức mình góp vào thắng lợi chung bằng cách bảo đảm vũ khí trang bị tốt, sẵn sàng chiến đấu cao. Sức mạnh tinh thần ấy đã biến thành hoạt động cụ thể. Mỗi cán bộ chỉ huy đều lo lắng kiểm tra đôn đốc giữ gìn, bảo dưỡng vũ khí trang bị cho mình. Mỗi chiến sĩ đều tự giác chăm sóc vũ khí trang bị của mình. Mỗi nhân viên kỹ thuật đều cố gắng tạo thêm phương tiện, vật tư  kỹ thuật và bám sát đội hình đơn vị để sửa chữa, cứu kéo kịp thời trong hành quân và trong chiến đấu. Nhờ vậy chế độ khai thác, sử dụng đã được duy trì và khả năng sửa chữa ở cấp chiến thuật đã được tăng cường. Đây chính là những biện pháp kỹ thuật cần thiết nhất và có tác dụng bổ sung kịp thời nhất trong hành quân và trong chiến đấu.
       
        Mối quan hệ có tính quy luật giữa yếu tố tinh thần, tư tưởng và biện pháp kỹ thuật là một thực tế khách quan. Có nhiều ví dụ về vấn đề này trong quá khứ và cả hiện tại: ở đâu và lúc nào cái gì được xem là cần thiết thì cái đó dược quý trọng, chăm sóc. Ở những nơi, những lúc mà vũ khí trang bị không được xem là cần thiết lắm thì các biện pháp kỹ thuật cũng không được phát huy tác dụng.
       
        Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975, ai cũng biết chúng ta cần nhiều vũ khí trang bị hiện đại để đánh thắng. Ở đây vũ khi trang bị đã được quý trọng đúng mức, do đó các biện pháp duy trì chế độ khai thác, sử dụng và tăng cường khả năng sử dụng sửa chữa ở cấp chiến thuật cũng được coi trọng và đã được thực tế kiểm nghiệm là phù hợp với tính chất, nguyên tắc và phương pháp tiến hành công tác kỹ thuật. Vì vậy có thể xác định những biện pháp này là căn bản để bảo đảm vũ khí trang bị tốt và sẵn sàng chiến đấu.
       
        Với nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của quân đội ta hiện nay cũng như sau này, chúng ta còn phải nghiên cứu thêm cơ sở lý luận và yêu cầu thực tiễn của công tác kỹ thuật để tìm ra biện pháp có hiệu quả trong việc bảo đảm vũ khí trang bị tốt, nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #102 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2016, 08:39:15 pm »

       
QUÂN VÀ DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975
                       
Trung tướng  LƯƠNG TUẤN KHANG       
       
        Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, đế quốc Pháp rút khỏi miền Bắc Việt Nam đã để lại đồng bằng sông Hồng một tình trạng hoang tàn, đói khổ và biết bao tệ nạn của xã hội thực dân. Cùng thời gian đó Mỹ từng bước nhảy vào thay thế Pháp đàn áp cách mạng miền Nam, đồng thời tung gián điệp, biệt kích ra đồng bằng Bắc Bộ móc nối với những phần tử xấu, cưỡng ép hàng loạt người di cư. Đồng bằng sông Hồng đã trở thành một trong những mục tiêu phá hoại chủ yếu của đế quốc Mỹ trên miền Bắc nước ta.
       
        Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, trải qua mười năm phấn đấu kiên cường (1954 - 1964), quân và dân đồng bằng sông Hồng đã nhanh chóng khắc phục hậu quả do thực dân Pháp và can thiệp của Mỹ để lại, hoàn thành cải tạo quan hệ sản xuất, từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, phát triển văn hoá - xã hội, đẩy mạnh sản xuất, ổn định và cải thiện một bước đời sống nhân dân, giữ vững an ninh trật tự xã hội, củng cố quốc phòng vững mạnh, từng bước đáp ứng mọi yêu cầu của cách mạng miền Nam và làm tròn nghĩa vụ quốc tế. Đó là cơ sở vững chắc để quân và dân đồng bằng sông Hồng tiếp tục xây dựng, phát triển trong thời chiến, đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ và chi viện sức người sức của to lớn, kịp thời cho chiến trường miền Nam, đóng góp vào Đại thắng mùa xuân 1975.
       
        1. Tiến hành chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của không quân, hải quân Mỹ, bảo vệ, xây dựng đồng bằng và chi viện miền Nam.
       
        Trước tình hình Mỹ đưa quân vào xâm lược miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp hành chỉ thị của Trung ương Đảng và Quân uỷ Trung ương, quân khu uỷ và các tỉnh, thành uỷ trên địa bàn Quân khu 3 đã xác định: từng bước chuyển mọi hoạt động của quân và dân đồng bằng sông Hồng sang tình trạng thời chiến, tiến hành động viên, xây dựng lực lượng vũ trang đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu chi viện lớn cho chiến trường miền Nam và chiến đấu bảo vệ miền Bắc, bảo vệ đồng bằng; tích cực triển khai việc phòng tránh sơ tán; đẩy mạnh sản xuất thời chiến; bảo đảm giao thông vận chuyển; thực hiện vừa chiến đấu vừa sản xuất vừa chi viện chiến trường.

        Với khí thế sục sôi, quân và dân Quân khu 3 đã ra sức đẩy mạnh sản xuất, hết lòng chi viện chiến trường, đề cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, nên ngay từ đầu giặc leo thang đánh phá miền Bắc ngày 5 tháng 8 năm 1964, đã đánh trả quyết liệt. Cả ba thứ quân và nhân dân địa phương hiệp đồng chặt chẽ với các quân, binh chủng đã đánh thắng trận đầu, bắn rơi 5 máy bay, bắt giặc lái Mỹ. Trong 1.500 ngày đêm chiến đấu, quân và dân Quân khu 3 đã liên tiếp đánh thắng, bắn rơi 1.524 máy bay, bắt sống 225 giặc lái, bắn cháy 70 tàu chiến; bảo vệ các mục tiêu then chốt và toàn địa bàn quân khu, bảo đảm giao thông thông suốt, sản xuất về nhiều mặt vẫn phát triển, đời sống nhân dân được ổn định, an ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững. Trên cơ sở đó quân khu đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #103 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2016, 08:43:50 pm »

       
        2. Hết lòng chi viện sức người sức của, gòp phần cùng đồng bào miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam.

        Ngay từ khi miền Bắc vừa được hoàn toàn giải phóng, đi đôi với ra sức xây dựng, bảo vệ miền Bắc, quân và dân đồng bằng sông Hồng đã coi nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng cao cả nhất. Ngay từ những năm 1954 - 1955, nhân dân đồng bằng sông Hồng đã nồng nhiệt đón tiếp, tận tình chăm sóc hàng vạn đồng bào, đồng chí miền Nam ra tập kết. Trước những hành động tàn bạo của Mỹ - Diệm chà đạp Hiệp định Giơ-ne-vơ, đàn áp cách mạng miền Nam, quân và dân Quân khu 3 đã sôi sục căm thù, đấu tranh phản đối Mỹ - ngụy, ai ai cũng mong muốn chính mình được vào miền Nam giết giặc, cứu nước. Cuối thập kỷ 50 và đầu thập kỷ 60, đồng bằng sông Hồng đã đưa hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ vào tham gia cùng đồng bào miền Nam chiến đấu, đồng thời huy động nhân lực vật lực góp sức mở những tuyến đường giao thông vận chuyển từ Bắc vào Nam, chi viện sức người sức của ngày càng lớn cho cách mạng miền Nam đánh bại các chiến lược chiến tranh của địch.
       
        Để góp phần đánh bại "chiến lược chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ, đầu năm 1964, hội nghị Đảng uỷ Quân khu 3 đã cùng các tỉnh uỷ, thành uỷ động viên toàn Đảng bộ, động viên quân và dân đồng bằng sông Hồng với nỗ lực cao nhất tiếp tục đẩy mạnh công cuộc xây dựng, bảo vệ miền Bắc, chi viện miền Nam với quyết tâm: "Dù phải hy sinh, gian khổ đến đâu cũng đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng đất nước". Ngay từ đầu Quân khu uỷ đã dự kiến: "cần chủ động chuẩn bị khoảng một triệu quân" (trong đó có trên dưới mười vạn cán bộ) để sẵn sàng chi viện miền Nam, đồng thời chuẩn bị lực lượng chiến đấu bảo vệ miền Bắc và bảo vệ quân khu. Chỉ trong một thời gian ngắn, từ tháng 5 năm 1964 đến cuối năm 1965, quân khu đã đưa 203.436 cán bộ, chiến sĩ vào miền Nam chiến đấu gồm 234 đơn vị (1 sư đoàn, 5 trung đoàn, 170 tiểu đoàn, 55 đại đội bộ binh và binh chủng, một số khung sư đoàn và trung đoàn). Sự chi viện to lớn, kịp thời ấy của quân và dân đồng bằng sông Hồng đã góp phần vào sự chuyển biến so sánh lực lượng giữa ta và địch ở miền Nam, tạo điều kiện đánh những đòn phủ đầu quân Mỹ khi chúng mới vào miền Nam. Những năm 1967 - 1968, không quân, hải quân Mỹ đánh phá tàn bạo vào các địa phương trên địa bàn Quân khu 3. Phong trào "toàn dân bàn việc nước", thi đua chi viện, đánh giặc, sản xuất và bảo đảm giao thông của quân và dân đồng bằng sông Hồng lại dấy lên sôi nổi ở khắp nơi với các khẩu hiệu "Ba sẵn sàng", "Ba đảm đang", "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người"... Tiếp đó lại đưa 381.230 cán bộ, chiến sĩ vào chi viện chiến trường, thể hiện trách nhiệm và tình cảm của nhân dân đồng bằng sông Hồng đối với sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, góp phần vào chiến thắng xuân Mậu Thân 1968.
       
        Để góp phần đánh bại chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của Mỹ và góp phần vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975, trong tình hình địa phương gặp thiên tai nặng nề, địch đánh phá trở lại miền Bắc, yêu cầu huy dộng chi viện tiền tuyến lơn hơn và khẩn trương hơn những năm trước đó, quân và dân đồng bằng sông Hồng tiếp tục nêu cao quyết tâm: "Dù phải hy sinh gian khổ đến đâu cũng đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu của chiến trường miền Nam", nên đã có nhiều biện pháp tích cực để bảo đảm đủ số quân chi viện thường xuyên hàng năm và những năm cao điểm. Từ năm 1970 đến năm 1972, đã đưa 285.355 cán bộ, chiến sĩ, gồm cả các khung huấn luyện quân bổ sung và những đại đội dân quân tự vệ thuộc quân khu ta tiền tuyến cùng với quân và dân miền Nam đánh thắng cuộc hành quân "Lam Sơn 719" của địch, góp phần vào chiến thắng Quảng Trị.
       
        Để thực hiện quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương, quân và dân đồng bằng chuẩn bị chi viện sức người sức của với mức cao nhất. Quân khu dự kiến cần huy động tới 1,5 - 2% dân số hàng năm, nhưng trên thực tế, lúc đó nổi lên một khó khăn lớn là nếu lấy số thanh niên đủ tiêu chuẩn tuyển quân như những năm trước thì chỉ huy động được 0,4 - 0,5 % dân số. Quân khu uỷ và các tỉnh, thành uỷ đã xác định phải động viên nỗ lực cao nhất của quân và dân đồng bằng sông Hồng, khắc phục khó khăn tạo nguồn tạo chất, đáp ứng yêu cầu của chiến trường để đánh thắng. Những thanh niên thấp bé, nhẹ cân, có bệnh tật thông thường của đợt tuyển quân trước để lại đã được gia đình, hợp tác xã, xí nghiệp... tập trung chăm sóc, nuôi dưỡng để có đủ điều kiện tuyển quân đợt sau. Riêng về vấn đề này, khó thống kê được hết sự đóng góp to lớn của từng người, từng nhà, từng cơ sở. Mỗi huyện đã chi phí hàng chục tấn lương thực, thực phẩm, nhân dân đóng góp hàng trăm ngàn đồng để mỗi xã đưa thêm được hàng chục người chi viện tiền tuyến. Những thanh niên ở các cương vị công tác, sản xuất có thể thay thế được và còn đủ điều kiện tham gia chiến đấu đều được huy động. Các trường đại học, trung học chuyên nghiệp cũng được huy động tới mức cao nhất để đáp ứng yêu cầu của thời cơ mới. Chỉ trong một thời gian ngắn từ cuối năm 1973 đến đầu năm 1975, quân và dân đồng bằng sông Hồng đã đưa vào chiến trường 312.914 cán bộ chiến sĩ, đồng thời còn huy động hàng chục vạn người tham gia phục vụ chiến trường: 7 trung đoàn, 21 đại đội dân quân đã vào tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, xây dựng kinh tế, củng cố vùng mới giải phóng; hàng vạn tấn lương thực, thực phẩm được huy động.
       
        Tổng kết lại trong 10 năm trực tiếp tham gia chống Mỹ, cứu nước, quân và dân đồng bằng sông Hồng đã vừa sản xuất vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại vô cùng ác liệt của đế quốc Mỹ, vừa động viên tổ chức dựa vào chiến trường miền Nam 1.181.935 cán bộ chiếm sĩ (trong đó có 35.102 chiến sĩ gái), gồm 7 sư đoàn hoàn chỉnh, một số khung sư đoàn, 31 trung đoàn, 1.038 tiểu đoàn, 157 đại đội bộ binh và binh chủng, hàng chục vạn người tham gia phục vụ chiến trường , chiếm khoảng 20% dân số đồng bằng lúc đó, cùng với hàng triệu tấn vật chất do nhân dân đóng góp nuôi quân và đưa vào miền Nam. Đã đón tiếp, chăm sóc trên 35 vạn lượt thương binh, bệnh binh, chăm sóc gần 20 vạn gia đình liệt sĩ và hàng chục vạn gia đình quân nhân trong chống Mỹ, huy động hàng trăm triệu ngày công để bảo đảm giao thông vận chuyển chi viện tiền tuyến và phục vụ chiến đấu... Đồng bằng sông Hồng đã làm tròn nhiệm vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng miền Nam.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #104 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2016, 08:45:16 pm »

       
        Làm được như trên, chủ yếu là do có đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn của Đảng, sự chỉ đạo chiến lựoc tài tình của Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương có sức mạnh và tình ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa; có truyền thống tốt đẹp của dân tộc; sự đoàn kết hy sinh phấn đấu của quân và dân dồng bằng sông Hồng và sự giúp đỡ của các nước anh em bè bạn khắp năm châu.

        Riêng đối với Quân khu 3 và các địa phương trên địa bàn quân khu, theo chúng tôi có được thành công trên là do những nguyên nhân sau đây:
       
        a. Quán triệt và chấp hành nghiêm chỉnh, sáng tạo hai chiến lược cách mạng của Đảng: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
       
        Căn cứ vào đặc biệt, vị trí, tính chất của đồng bằng sông Hồng, quân và dân trong quân khu đã quán triệt nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, tập trung khẩn trương xây dựng đồng bằng sông Hồng vững mạnh, đề cao cảnh giác sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng chi viện mọi mặt cho cách mạng miền Nam, coi đó là nhiệm vụ thiêng liêng cao cả nhất để góp phần vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đồng thời để bảo vệ miền Bắc, bảo vệ địa bàn quân khu một cách vững chắc. Trước hết phải tập chung nỗ lực cao nhất của toàn dân toàn quân đồng bằng ra sức cải rạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng hậu phương vững mạnh toàn diện mới có thể làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam và bảo vệ miền Bắc, đồng thời có tiềm lực dồi dào để chi viện súc người sức của cho cách mạng miền Nam khi cần thiết.
       
        Từ cách đặt vấn đề như trên và chấp hành chỉ thị của trên, ngay sau khi hoà bình được lập lại ở miền Bắc, bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương ở đồng bằng sông Hồng vừa ra sức xây dựng đơn vị vừa dành thời gian tham gia xây dựng cơ sở ở địa phương, củng cố vùng mới giải phóng, tham gia lao động sản xuất góp phần làm thêm nhiều của cải vật chất cho xã hội; dân quân tự vệ nêu cao vai trò nòng cốt xung kích cùng toàn dân đẩy mạnh phong trào tăng gia sản xuất, chấp hành các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

        Trước khi bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, quân và dân đồng bằng đã có được 10 năm xây dựng hoà bình. Trong thời gian quý báu đó, với sự nỗ lực của nhân dân, các lực lượng vũ trang quân khu đã khẩn trương xây dựng, luôn nêu cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng chi viện, tạo lên bước phát triển mới, sức mạnh mới về mọi mặt. Nhờ đó ngay sau khi đế quốc Mỹ tiến hành chiến lược "chiến tranh cục bộ" ở miền Nam và chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, quân dân đồng bằng sông Hồng đã vừa kiên quyết chiến đấu, vừa đẩy mạnh, dốc sức chi viện cho miền Nam, luôn luôn đáp ứng yêu cầu ngày càng lớn của chiến trường, đồng thời có đủ sức  đánh thắng chiến tranh phá hoại của địch.
       
        Thường  xuyên hàng năm và đột xuất trong từng thời kỳ, quân khu đã huy động rất cao sức người sức của của hậu phương đồng thời phải chống chiến tranh phá hoại rất quyết liệt mà hậu phương rất ổn định và phát triển đi lên. Đó cũng là một hiện tượng hiếm thấy trong lịch sử chiến tranh. Chỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt thì mới làm nên được kỳ tích đó.
       
        Vừa xây dựng, cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, vừa chi viện trong thời bình, và vừa chiến đấu, xây dựng, vừa chi viện trong thời chiến, đó là yêu cầu có tính quy luật đối với quân và dân đồng bằng sông Hồng. Ngày nay vận dụng kinh nghiệm đó và chấp hành nghiêm chỉnh hai nhiệm vụ chiến lược mà Đảng ta đã đề ra là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, quân và dân đồng bằng sông Hồng đã và đang dấy lên phong trào "Làm giàu đánh thắng" và đã đạt những kết quả bước đầu.
       
        b. Quán triệt, vận dụng đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện của Đảng trong xây dựng, bảo vệ đồng bằng sông Hồng và chi viện miền Nam.
       
        Xuất phát từ đặc điểm, tính chất của đồng bằng sông Hồng, Quân khu 3 đã cùng các địa phương động viên tổ chức toàn dân, toàn quân ra sức xây dựng đồng bằng vững mạnh toàn diện, tạo nên sức mạnh tổng hợp mới ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở đó mà xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. Chính vì vậy nên khi bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, mỗi người dân, mỗi tổ chức đã có sức mạnh mới chưa từng thấy trong lịch sử đồng bằng sông Hồng. Đã có những binh đoàn chủ lực, bộ đội địa phương mạnh, lực lượng dân quân tự vệ tại chỗ và cơ động rộng rãi, mạnh mẽ, lực lượng dự bị hùng hậu làm nòng cốt rộng rãi cho toàn dân chiến đấu, sản xuất và chi viện.
       
        Khi đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, cả chiến tranh chính quy và chiến tranh du kích của chiến tranh du kích của chiến tranh nhân dân đất đối không cùng phát huy sức đánh thắng dich ngay từ đầu và chiến tranh liên tiếp. Trong chống chiến tranh phá hoại, đã kết hợp lực lượng phòng không của ba thứ quân và nhân dân đánh địch, phục vụ chiến đấu, bảo vệ những mục tiêu trọng yếu nhất, bảo đảm trọng điểm mạnh, toàn cục vững. Máy bay, tàu chiến dịch đến đâu ngày hay đêm đều bị đánh, biệt kích xuống đâu, vào đâu đều bị diệt, địch không thể tự do hoạt động theo ý muốn.
       
        Khi có yêu cầu chi viện lớn, lực lượng của Quân khu 3 đã có mặt ở chiến trường cùng quân và dân miền Nam chiến đấu, đánh tập trung hợp đồng binh chủng và đánh du kích, làm công tác bảo đảm, phục vụ chiến đấu. Cả ba thứ quân đã làm nòng cốt xung kích toàn dân bảo đảm giao thông, bảo đảm sản xuất, thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương với những khẩu hiệu hành động: "Toàn dân bàn việc nước"; "Toàn quân khu hướng ra tiền tuyến"; "Toàn dân bắn máy bay , tàu chiến"; "Toàn dân bảo đảm giao thông, vận chuyển"; "Xây dựng bộ đội chủ lực tại xã"; "Đưa chiến tranh du kích lên trời, ra biển đánh máy bay tàu chiến Mỹ" v.v.
       
        Vận dụng những kinh nghiệm cũ trong những điều kiện mới hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân đồng bằng sông Hồng quyết ra sức xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân làm cơ sở để thực hiện kết hợp hai phương thức tiến hành chiến tranh: chiến tranh nhân dân địa phương và chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #105 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2016, 08:46:59 pm »

       
        3. Nắm vững tính chất của Quân khu 3 vừa là hậu phương vừa là tiền phương.
       
        Là một bộ phận của hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đồng bằng Quân khu 3 là nơi đông dân nhiều của, có truyền thống tốt đẹp và khả năng to lớn, có nhiều mục tiêu chiến lược quan trọng. Nếu địch tiến hành chiến tranh xâm lược hoặc chiến tranh phá hoại đất nước ta, đồng bằng sông Hồng sẽ là một trong những mục tiêu chủ yếu cử địch. Do đặc điểm như vậy nên khi chiến tranh lớn, địa bàn đồng bằng cũng sẽ là tiền tuyến lớn.
       
        Từ nhận thức đó trong thời bình, Quân khu 3 đã cùng với các địa phương huy động mọi lực lượng ra sức xây dựng địa phương vững về chính trị, giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng an ninh, có văn hoá xã hội phát triển để tạo nên sức mạnh tổng hợp, sẵn sàng đánh thắng địch ngay từ đầu và chi viện lớn cho tiền tuyến. Khi chiến tranh lan rộng, quân khu đã vừa chiến đấu, vừa chi viện không ngừng cho chiến trường, vừa xây dựng hậu phương ngày càng ổn định, vững mạnh toàn diện. Chính vì thế nên trong kháng chiến chống Mỹ, quân và dân Quân khu 3 đã hoàn thành nhiệm vụ của hậu phương với tiền tuyến, đánh thắng chiến tranh phá hoại của địch, và trong bất kỳ tình huống nào cũng đẩy mạnh sản xuất xây dựng kinh tế, phát triển văn hoá xã hội, giữ vững an ninh trật tự, thực hiện chính sách hậu phương quân đội để chi viện ngày càng lớn, càng đánh càng mạnh.
       
        4. Kết hợp kinh tế với quốc phòng để thúc đẩy hỗ trợ nhau cùng phát triển.
       
        Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, việc kết hợp xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng tại địa phương xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương và cả nước. Quân khu 3 đã xác định: "Căn cứ vào vị trí, nhiệm vụ của từng địa phương để có kế hoạch phát huy thế mạnh của từng vùng, từng địa phương nhằm làm cho kinh tế và quốc phòng hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển, cùng vững mạnh. Từng thời kỳ, khi có yêu cầu đột xuất của nhiệm vụ kinh tế hoặc quốc phòng, thì quyết tâm tập trung thực hiện kỳ được yêu cầu đó". Quân khu đã thường xuyên động viên tổ chức lực lượng ba thứ quân làm nòng cốt xung kích trong sản xuất, giữ gìn an ninh, trật tự, chấp hành chính sách, xây dựng tuyến phòng thủ, làng xã chiến đấu, các tuyến giao thông... Những năm hoà bình, quân khu đã huy động lực lượng vũ trang xây dựng cơ sở, xây dựng các công trình kinh tế phát triển nông nghiệp, đặt nền móng cho công nghiệp, làm cơ sở cho hậu cần tại chỗ và thế trận chiến tranh nhân dân; từng bước xây dựng các công trình phòng thủ kết hợp với xây dựng các tuyến giao thông, công trình thuỷ lợi trên các trọng điểm ở từng vùng, tổ chức lực lượng lao động kết hợp với xây dựng lực lượng vũ trang ở cơ sở để vừa sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, vừa phục vụ chiến đấu và dân sinh, kết hợp lực lượng dân quân tự vệ và an ninh để giữ vững trật tự xã hội; luôn sẵn sàng chủ động chuyển sang thời chiến nếu địch mở rộng chiến tranh ra miền Bắc. Trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại, đã kết hợp việc sơ tán các cơ sở công nghiệp với chiến đấu bảo vệ các công trình, công, nông nghiệp, sơ tán bảo vệ nhân dân, vừa chiến đấu, phục vụ chiến đấu vừa sản xuất, giữ vững an ninh và trật tự xã hội.
       
        5. Dự kiến đúng tình hình, chuẩn bị sát với nhiệm vụ, xác định đúng trọng điểm, có phương hướng, bước đi và biện pháp thích hợp để giành được chủ động trong các thời kỳ.
       
        Quán triệt đường lối của Đảng và chỉ thị của Quân uỷ Trung ương, Quân khu uỷ và các tỉnh, thành uỷ đã sớm nhận rõ kẻ thù, phán đoán được âm mưu và các trọng điểm, mục tiêu địch sẽ đánh phá trên địa bàn quân khu; đã dự kiến đúng mức chi viện cho tiền tuyến để có phương hướng, bước đi, biện pháp tiến hành chuẩn bị từng mặt, từng bước.

        Bắt đầu vào thời điểm chi viện lớn, quân khu đã dự kiến mức chi viện cho miền Nam khoảng một triệu quân (với trên dưới mười vạn cán bộ) và xác định mức huy động thường xuyên hàng năm khoảng 1% dân số, đột xuất là 2%, trên cơ sở đó, chỉ đạo các địa phương, đơn vị chủ động chuẩn bị để đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu chi viện chiến trường.
       
        Trong chiến tranh phá hoại đã phán đoán đúng âm mưu của địch đánh phá miền Bắc và địa bàn Quân khu 3, nên đã tập trung xây dựng các vùng trọng điểm, dồn lực lượng phương tiện để đủ sức mạnh đánh địch, bảo vệ lâu dài các mục tiêu trọng yếu trên toàn địa bàn và các mục tiêu kinh tế, các trục đường giao thông.
       
        Nhờ dự kiến sát sự phát triển tình hình, xác định đúng trọng điểm từng thời kỳ và có kế hoạch chuẩn bị, kiên quyết tập trung xây dựng trọng điểm, đồng thời chú trọng đúng mức tới toàn cục trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nên quân khu đã giành được chủ động trong các tình huống chiến tranh, đáp ứng yêu cầu chi viện cho tiền tuyến cả thường xuyên và đột xuất.
       
        6. Luôn nắm vững hai khâu then chốt: xây dựng cơ sở và bồi dưỡng cán bộ
       
        Một kinh nghiệm được rút ra ở các địa phương, đơn vị trong Quân khu 3 là muốn hoàn thành tốt các nhiệm vụ sản xuất, đánh giặc và chi viện tiền tuyến trong bất cứ tình huống nào, nhất thiết phải đi vào hai khâu: cơ sở và cán bộ của địa phương, đơn vị. Đó là vì mọi chủ trương, chính sách, mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên đều thông qua hành động cách mạng thực tiễn của quần chúng ở cơ sở và đều do cán bộ trực tiếp lãnh đạo, tổ chức, chỉ huy thực hiện.
       
        Quân khu 3 và các tỉnh, thành trong quân khu đã đặt vấn đề tập trung chăm lo xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, khắc phục các cơ sở yếu kém, đưa phong trào lên đồng đều. Đi đôi với xây dựng cơ sở vững mạnh, quân khu đã coi trọng tập trung bồi dưỡng cán bộ cả chủ lực, địa phương về phẩm chất, năng lực, sức khoẻ... Để đáp ứng yêu cầu cả trước mắt và lâu dài, thời bình và thời chiến, phù hợp với từng vùng, từng địa phương, từng nhiệm vụ trên từng trọng điểm, quân khu đã tích cực, kiên trì bồi dưỡng điển hình, nhân điển hình mà phát triển nhiều cơ sở mạnh, tạo thế mạnh chung của cả đồng bằng sông Hồng.
       
        Do nắm vững hai khâu then chốt trên đây, hầu hết các địa phương, đơn vị trên địa bàn Quân khu 3 đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ ở cơ sở, đã có đội ngũ cán bộ vững vàng, chủ động đáp ứng yêu cầu khôi phục lực lượng khi có chiến tranh xảy ra, bảo đảm được các nhiệm vụ xây dựng, chiến đấu và chi viện ngày càng lớn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #106 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2016, 08:49:27 pm »

   
Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ TẦM VÓC THỜI ĐẠI CỦA
ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975
       
Giáo sư  CAO VĂN LƯỢNG       
       
        Đại thắng mùa xuân 1975, đỉnh cao thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta, là một sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử Việt Nam, một sự kiện lịch sử có tầm vóc quốc tế to lớn và tính thời đại sâu sắc.
       
        1. Cuộc đụng đầu lịch sử có tính chất thời đại
       
        Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, đế quốc Mỹ đóng vai trò sen đầm quốc tế, thực hiện chiến lược toàn cầu phản cách mạng, nhằm đạt tới mưu đồ “bá chủ thế giới”. Đế quốc Mỹ trở thành kẻ thù của cả loài người tiến bộ, kẻ thù trực tiếp của nhân dân Việt Nam và nhân dân Đông Dương.
       
        Từ lâu, đế quốc Mỹ đã nhòm ngó nước ta và cố sống cố chết bám lấy Việt Nam và Đông Dương. Vậy, vì sao đế quốc Mỹ dai dẳng bám lấy Việt Nam và Việt Nam trở thành nơi đụng đầu lịch sử có tính thời đại, nơi hội tụ của ba dòng thác cách mạng của thời đại?

        Việt Nam và Đông Dương là nơi không những có tài nguyên thiên nhiên phong phú, mà còn có vị trí chiến lược hết sức quan trọng. Cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, “là ngọn cờ tiêu biểu cho sự kết hợp các trào lưu cách mạng của thời đại, cho xu thế phát triển tất yếu của phong trào giải phóng dân tộc lên chủ nghĩa xã hội”1. Tháng 8 năm 1945, lần đầu tiên ở một nước thuộc địa, giai cấp công nhân Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân làm cách mạng thành công, một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ triệt để nhất, có ý nghĩa tiêu biểu và có giá trị nêu tấm gương của thời đại. Ngay sau đó, nhân dân ta lại tiến hành cuốc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Việt Nam trở thành ngọn cờ đầu tiên đánh gục chủ nghĩa thực dân cũ, mở đầu thời kỳ tan rã của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi thế giới, cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc Á, Phi, Mỹ la-tinh đứng lên chiến đấu chống đế quốc để tự giải phóng, tự làm chủ vận mệnh của mình. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đã giải phóng hoàn toàn miền Bắc, đưa nửa đất nước  đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây lại là lần đầu tiên trong lịch sử các dân tộc thuộc địa, cuộc đấu tranh giải phóng thành công đã trực tiếp dẫn đến thành lập một nhà nước xã hội chủ nghĩa. Điều đáng lưu ý nữa là từ tháng 7 năm 1954, cách mạng Việt Nam có hai nhiệm vụ chiến lược: vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa đấu tranh chống đế quốc Mỹ nhằm giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược này, Việt Nam lại là nơi thể hiện chân lý lớn nhất của thời đại ngày nay: độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội gắn chặt với nhau.
       
        Hơn nữa, Việt Nam trở thành tiền đồn của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam châu Á. Đây là một đòn tiến công mạnh mẽ vào chiến lược toàn cầu phản cách mạng của đế quốc Mỹ.
       
        Có thể nói, với tính chất triệt để chống đế quốc và tay sai, là ngọn cờ tiêu biểu cho sự kết hợp các trào lưu cách mạng của thời đại, và với vị trí đi đầu trong phong trào chống chủ nghĩa thực dân ở một địa bàn chiến lược rất quan trọng ở Đông Nam châu Á, cách mạng Việt Nam là đối tượng chống phá quyết liệt nhất của chủ nghĩa đế quốc. Riêng đối với đế quốc Mỹ, việc xâm lược Việt Nam, ngăn chặn đẩy lùi cách mạng Việt Nam và cách mạng ba nước Đông Dương luôn luôn là mục tiêu quan trọng trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chúng. Những tên tai to mặt lớn trong Nhà trắng đều coi Việt Nam là địa bàn then chốt, có ý nghĩa quyết định đối với việc mở rộng và củng cố địa vị của chủ nghĩa đế quốc ở khu vực Đông Nam châu Á. Ngay từ năm 1952, Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ đã nhấn mạnh: “Việc bảo vệ thành công Bắc Kỳ (Việt Nam) là điều quan trọng đối với việc giữ cho lục địa Đông Nam Á nằm trong tay các lực lượng không cộng sản”1. Năm 1953, tổng thống Mỹ Ai-xen-hao tuyên bố: “Để mất Việt Nam, mất Đông Dương thì sẽ khó có thể phòng thủ được Ma-lai-xi-a… Bằng bất cứ giá nào đi nữa cũng phải chặn ngay nó lại (phong trào cách mạng Việt Nam – T.G). Dù sao cũng còn rẻ hơn cái giá phải trả sau này”2. Kit-xinh-gơ, nhà chiến lược “diều hâu” của Mỹ đã khẳng định: “Việc mất Việt Nam và Đông Dương sẽ có những hậu quả nghiêm trọng đối với chính sách của Mỹ ở những nơi khác trên thế giới”3. Còn Ních-xơn thì bộc lộ dã tâm của Mỹ cố bám lấy Việt Nam trong bài diễn văn nhậm chức và khi trả lời phỏng vấn báo Diễn đàn thông tin quốc tế ngày 10 tháng 2 năm 1970: “Chúng ta hãy làm cho không còn ai nghi ngờ rằng chúng ta sẽ dùng sức mạnh tới mức cần thiết”, vì “kết cục ra sao ở Việt Nam sẽ có tác động lâu dài đối với vị trí của Mỹ ở châu Á và trên thế giới”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #107 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2016, 08:50:18 pm »

       
        Cố sống cố chết bám lấy Việt Nam và ngày càng lao sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ còn nhằm biến Việt Nam thành nơi thí nghiệm các chiến lược, chiến thuật và các loại vũ khí của Mỹ, dùng kinh nghiệm ở Việt Nam để đàn áp và dập tắt phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, bao vây và uy hiếp các nước xã hội chủ nghĩa. Tờ báo Tây Đức Belatten (4-1962) đã vạch rõ mưu đồ này của Mỹ: “Hoa kỳ chọn miền Nam Việt Nam là nơi thí điểm đầu tiên cho loại chiến tranh sau này có thể đem áp dụng vào những hoàn cảnh thích hợp ở châu Mỹ la-tinh, Trung Đông và có thể cả Trung Âu nữa”.
       
        Chính vì những nguyên nhân trên và những nguyên nhân kinh tế, chính trị khác mà trong suốt một phần tư thế kỷ qua, trải qua năm đời tổng thống, đế quốc Mỹ đã dốc đến mức cao nhất sức người sức của vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, một cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới dài ngày nhất, ác liệt nhất và quy mô lớn nhất trong thời đại ngày nay. Chúng đã đổ vào miền Nam nước ta một đội quân viễn chinh hơn 60 vạn tên, gồm quân Mỹ và quân các nước chư hầu của Mỹ làm nòng cốt cho hơn một triệu quân ngụy. Riêng quân Mỹ, chúng đã huy động lúc cao nhất tới 68% bộ binh, 60% lính thuỷ đánh bộ, 32% lực lượng không quân chiến thuật, 50% lực lượng không quân chiến lược. Nếu tính cả số quân đóng ở nước ngoài tham chiến ở Việt Nam, thì chúng đã sử dụng hơn 80 vạn quân Mỹ và trong cả cuộc chiến tranh, chúng đã huy động tới 6 triệu lượt binh sĩ Mỹ, ném bom xuống nước ta 7 triệu 850 ngàn tấn bom và tiêu tốn 352 tỷ đô la1. Một bộ phận quan trọng của nền công nghiệp Mỹ được huy động để phục vụ cuộc chiến tranh xâm lược này, gồm hơn 22.000 xí nghiệp lớn nhận đơn đặt hàng quân sự, trong đó có hơn 6.000 xí nghiệp chuyên sản xuất vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, hơn 1/3 tổng số nhà khoa học chuyên nghiên cứu các loại vũ khí huỷ diệt cũng bị đẩy vào chiến tranh phục vụ chiến tranh xâm lược Việt Nam và gần 5 vạn tên đủ các cỡ của cái gọi là “Trung tâm đầu não của các cuộc chiến tranh của Mỹ ở nước ngoài” hàng này vắt óc, tính kế cho cuộc chiến tranh bẩn thỉu này2. Đế quốc Mỹ đã huy động hầu hết những lực lượng thiện chiến nhất của các quân chủng: lục quân, hải quân, không quân, lính thuỷ đánh bộ, đã xuất những tướng lĩnh và chuyên gia thuộc loại “tài ba” của nước Mỹ, như Ha-kin, Oét-mô-len, A-bram, Uây-en, Mắc Kên…; những chuyên gia nổi tiếng về “bình định”, lật đổ, như Nâu-tin, Ô Đa-ni-en, Ca-bốt Lốt; những nhà chiến lược cỡ lớn như Tay-lơ, Xta-lây, Mắc Na-ma-ra, Kít-xinh-gơ… Đế quốc Mỹ cũng đã áp dụng bốn chiến lược chiến tranh phản cách mạng và hàng loạt chiến thuật khác nhau; sử dụng tất cả mọi biện pháp, thủ đoạn tàn bạo, thâm độc nhất và mọi vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại nhất (trừ vũ khí nguyên tử).
       
        Lao vào cuộc chiến tranh hao người tốn của ở Việt Nam, bọn cầm đầu Nhà trắng nhằm mục tiêu chiến lược gì? “Âm mưu cơ bản của đế quốc Mỹ là tiêu diệt bằng được phong trào yêu nước của nhân dân ta, thôn tính miền Nam, chia cắt lâu dài đất nước ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, lập phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa xã hội lan xuống Đông Nam châu Á; đồng thời lấy miền Nam làm căn cứ để tiến công miền Bắc, tiền đồn của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới ở Đông Nam châu Á, hòng đè bẹp và đẩy lùi chủ nghĩa xã hội ở vùng này, bao vây và uy hiếp các nước xã hội chủ nghĩa khác”1. Lao vào cuộc phiêu lưu quân sự với bất cứ giá nào ở Việt Nam, đế quốc Mỹ còn “muốn chứng tỏ rằng lực lượng quân sự và kinh tế khổng lồ của chúng có thể đè bẹp mọi phong trào giải phóng dân tộc và chặn đứng bước tiến của chủ nghĩa xã hội ở bất cứ nơi nào trên thế giới”2.

        Nhưng vỏ quýt dày có móng tay nhọn. Nhân dân ta đã hiên ngang chấp nhận cuộc đọ sức quyết liệt với tên trùm đế quốc; và kết cục cuộc đọ sức đó là nhân dân ta đã chiến thắng vẻ vang, đế quốc Mỹ đã thất bại nhục nhã.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #108 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2016, 08:51:27 pm »

       
        2. Ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại của thắng lợi.
       
        Đánh giá tổng quát ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV đã khẳng định: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.
       
        Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta mà đỉnh cao là Đại thắng mùa xuân 1975, là thắng lợi vĩ đại nhất, hiển hách nhất trong lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
       
        Trải qua hơn 20 năm chiến đấu vô cùng anh dũng, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, quân và dân ta đã đập tan cuộc phản công lớn nhất của tên trùm đế quốc từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh phản cách mạng của năm đời tổng thống Mỹ: chiến lược của Ai-xen-hao; chiến lược “chiến tranh đặc biệt” thời Ken-nơ-đi (1961 - 1964); chiến lược “chiến tranh cục bộ” thời Giôn-xơn (1965 - 1968); chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” thời Ních-xơn và Pho (1969 - 1975). Riêng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975, chỉ sau 55 ngày đêm chiến đấu liên tục với tốc độ “một ngày bằng hai mươi năm”, với sức mạnh áp đảo cả về quân sự, chính trị, quân và dân ta đã đập tan hoàn toàn bộ máy quân sự khổng lồ và hiện đại của chính quyền tay sai được xếp vào loại mạnh nhất ở Đông Nam châu Á. Ta đã loại ra khỏi vòng chiến đấu 1 triệu 10 vạn tên địch, tiêu diệt và làm tan rã 4 quân đoàn ngụy gồm 13 sư đoàn, nhiều lữ đoàn, trung đoàn bộ binh, lính dù, lính thuỷ đánh bộ, quân biệt động, 6 sư đoàn không quân, 22 trung đoàn thiết giáp, 22 trung đoàn hải quân, 66 tiểu đoàn pháo binh, toàn bộ lực lượng cảnh sát dã chiến, bảo an, dân vệ cùng mọi tổ chức quân sự khác của chúng1. Ta đã phá huỷ và tịch thu 1.492 khẩu pháo, 2.074 xe tăng và xe bọc thép, 1.850 máy bay, 1.611 tàu các loại2.
       
        Ta đã quét sạch bộ máy ngụy quyền từ trung ương đến địa phương do đế quốc Mỹ dày công xây dựng gồm 22 vạn tên, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thu hồi toàn bộ giang sơn đất nước về tay nhân dân.
       
        Thắng lợi oanh liệt này là kết quả tất yếu của một quá trình đấu tranh liên tục trong 17 năm của nhân dân ta chống chủ nghĩa đế quốc nhằm giải phóng đất nước, giành độc lập, tự do cho dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Thắng lợi này đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc ta, kết thúc vẻ vang quá trình 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng tiên phong bắt đầu từ Cách mạng tháng Tám 1945. Với thắng lợi này, lần đầu tiên sau 117 năm, trên đất nước  ta không còn một bóng tên xâm lược; họa chia cắt đất nước và mọi chướng ngại trên con đường thống nhất nước nhà đã được thanh toán. Nguyện vọng tha thiết của nhân dân ta trên một trăm năm nay đã được thực hiện.
       
        Cùng với những thắng lợi vĩ đại trong Cách mạng tháng Tám, trong kháng chiến chống thực dân Pháp, thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã đưa đất nước ta vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên thống nhất, độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. “Với chiến công hiển hách ấy, nhân dân ta thật xứng đáng đứng vào hàng các dân tộc tiên phong đấu tranh cho lý tưởng đẹp đẽ của loài người, góp phần tích cực thúc đẩy tiến trình cách mạng thế giới. Và Đảng ta, người tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, ngày nay đã trở thành một Đảng Mác – Lê-nin lớn mạnh, một Đảng tôi luyện về chính trị, vững mạnh về tư tưởng và tổ chức, một đội ngũ kiên cường của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế”1.
       
        Mỗi thắng lợi to lớn của nhân dân ta là một thất bại cay đắng của đế quốc Mỹ. Đối với đế quốc Mỹ, thất bại trong chiến tranh xâm lược Việt Nam là “thất bại nghiêm trọng nhất trong toàn bộ lịch sử 200 năm của Hoa Kỳ”2.
       
        Thật vậy, kể từ ngày 4 tháng 7 năm 1796, ngày công bố Tuyên ngôn độc lập của Mỹ, đến ngày 6 tháng 3 năm 1965, ngày đế quốc Mỹ bắt đầu đưa quân vào trực tiếp xâm lược miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ đã tiến hành hàng chục cuộc chiến tranh lớn, và khi kết thúc chiến tranh, nước Mỹ luôn luôn là kẻ chiến thắng. Cho đến trước khi xảy ra cuộc đụng đầu lịch sử ở Việt Nam, vai trò đầm sen quốc tế và sức mạnh của Mỹ nói chung chưa bị sứt mẻ. Nhưng từ khi đế quốc Mỹ lao sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam thì tình hình này hoàn toàn đảo ngược. Thất bại của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam nói riêng và ở Đông Dương nói chung, đã đánh dấu một bước ngoặt đi xuống của chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Từ chỗ là cường quốc đế quốc chủ nghĩa số 1, Mỹ đã suy yếu nhiều về quân sự, chính trị, kinh tế, tài chính, kéo cả thế giới tư bản lún sâu vào một thời kỳ tổng khủng hoảng toàn diện và không phương cứu chữa. Chính thế lực hiếu chiến Mỹ đã phải kêu lên: trong 199 cuộc “xung đột quân sự” của Mỹ ở nước ngoài (1798 - 1972) đây là cuộc xung đột đầu tiên mà Mỹ không dám nói rằng mình chiến thắng3. Báo Pháp Lơ Phi-ga-rô (19-4-1975) vạch rõ: “Kể từ một thế kỷ nay, lần đầu tiên không phải lịch sử đi theo đường lối Hoa Kỳ mà Hoa Kỳ phải đi theo trào lưu của lịch sử”. Ngay bộ trưởng quốc phòng Mỹ Sơ-le-xinh-gơ cũng đã phải kêu lên: “Đây là một bước thụt lùi hết sức nghiêm trọng đối với chính sách Mỹ”4, “một sự thất bại có tầm lịch sử và bi đát”5.
       
        Thảm bại của đế quốc Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam không phải chỉ ở chỗ đã chôn vùi hàng loạt chiến lược, chiến thuật chiến tranh mà bọn cầm đầu Nhà trắng hết lời tán tụng, làm tiêu tan 700 tỷ đô la, 50.000 sinh mạng binh lính Mỹ… mà còn ở chỗ nó chia rẽ sâu sắc nước Mỹ, làm cho nội bộ giới cầm quyền ngày càng lục đục, lòng tin của nhân dân Mỹ vào chính phủ ngày càng giảm sút, cuộc đời chính trị của hàng loạt nhân vật “kiệt xuất” của nước Mỹ phải kết thúc một cách bi thảm và vị trí đầm sen quốc tế của Mỹ bị lung lay. Chính Kit-xinh-gơ đã phải thú nhận: “Cuộc rút lui lịch sử khỏi Việt Nam của một đại cương quốc như Mỹ không thể không đặt ra một số câu hỏi gây ảnh hưởng có hại cho địa vị của Mỹ trên thế giới”1.
       
        Thật khó có thể đánh giá hết những hậu quả nghiêm trọng của thất bại này đối với nước Mỹ. Cựu ngoại trưởng Mỹ Đin Ra-xcơ nói: “Chúng ta vẫn chưa biết cái giá phải trả cho cuộc chiến tranh này. Phải đợi hàng chục năm nữa mới biết được”2. Còn thượng nghị sĩ Mỹ Men-xphin thì cho rằng: “Chúng ta đã phải trả giá và tiếp tục trả giá cho mãi tới thế kỷ sau nữa”3
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #109 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2016, 08:52:20 pm »

        
        Đã mười năm trôi qua kể từ khi chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ bị sụp đổ hoàn toàn ở Việt Nam. Nhưng thời gian đã không làm mờ đi những thất bại thảm hại của đế quốc Mỹ ở Việt Nam và càng không làm mờ đi những ảnh hưởng và tác động to lớn của thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta, mà đỉnh cao là Đại thắng mùa xuân 1975, đối với tiến trình phát triển của cách mạng thế giới.
        
        Lịch sử thế giới từ Cách mạng tháng Mười Nga đã chứng kiến nhiều sự thay đổi to lớn. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đánh dấu một bước nhảy vọt vĩ đại đầu tiên của cách mạng thế giới, mở ra một thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Thắng lợi oanh liệt của Liên Xô và các lực lượng cách mạng khác trong chiến tranh thế giới thứ hai làm sụp đổ một mảng lớn của hệ thống đế quốc, đánh dấu một thời kỳ phát triển vĩ đại mới của cách mạng thế giới. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta mà đỉnh cao là Đại thắng mùa xuân 1975, như đồng chí Phi-đen Ca-xtơ-rô đánh giá, là “một trong những chiến công oanh liệt vĩ đại nhất của loài người”, “một trong những sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử hiện đại, sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười, sau chiến thắng chủ nghĩa phát xít”4. Thắng lợi vĩ đại đó đã đánh dấu một cái mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của cách mạng thế giới.
        
        Đánh giá ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta như trên không có gì là quá đáng.

        Như chúng ta đều biết, từ năm 1954 đến năm 1975, đất nước  ta trở thành nơi thí nghiệm chiến lược toàn cầu phản cách mạng của đế quốc Mỹ, nơi thử thách sức mạnh và uy tín của Hoa Kỳ, nơi diễn ra cuộc đụng đầu lịch sử, nơi tập trung những mâu thuẫn của thời đại: mâu thuẫn giữa các dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa đế quốc; mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản; mâu thuẫn giữa các lực lượng hoà bình và dân chủ với các thế lực phản động gây chiến và xâm lược; mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc.
        
        Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta là “ngọn cờ tiên phong, là trung tâm và đỉnh cao của cuộc đấu tranh cách mạng của những người lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới chống đế quốc Mỹ”1; là cuộc đọ sức quyết liệt nhất giữa một bên là đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, đại diện cho các lực lượng phản động nhất của thời đại, với một bên là nhân dân ta, đội quân xung kích của các trào lưu cách mạng dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta không những có ảnh hưởng quyết định đến tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam, mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của cách mạng thế giới.
        
        Trong lịch sử thế giới từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, đã có nhiều cuộc cách mạng nổ ra và thắng lợi. Nhưng hiếm có những cuộc cách mạng có tầm vóc quốc tế to lớn, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của những tên đế quốc hùng mạnh, như cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Đánh giá ảnh hưởng và tác động to lớn của thắng lợi mà nhân dân đã giành được trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đối với cách mạng thế giới, Đảng ta đã chỉ rõ: “Đối với thế giới, thắng lợi của nhân dân ta đã đập tan cuộc phản công lớn nhất của tên đế quốc đầu sỏ chĩa vào các lực lượng cách mạng kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, đẩy lùi trận địa của chủ nghĩa đế quốc, mở rộng trận địa của chủ nghĩa xã hội, phá vỡ một phòng tuyến quan trọng của đế quốc Mỹ ở Đông Nam châu Á, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chúng, đẩy Mỹ vào tình thế khó khăn chưa từng thấy, làm yếu hệ thống đế quốc chủ nghĩa, tăng thêm sức mạnh và thế tiến công của các trào lưu cách mạng của thời đại, đem lại lòng tin và niềm phấn khởi cho hàng trăm triệu người trên trái đất đang đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội”2.
        
        Ngày nay, chủ nghĩa thực dân cũ cơ bản đã bị sụp đổ trên phạm vi thế giới, nhưng chủ nghĩa thực dân mới vẫn đang còn là một hiểm hoạ lớn đối với nhiều dân tộc. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới mà kẻ cầm đầu là đế quốc Mỹ, là một bộ phận của cuộc đấu tranh giải quyết vấn đề “ai thắng ai” giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới.
        
        Trong điều kiện đó, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta chẳng những đã góp phần làm suy yếu đế quốc Mỹ, kẻ thù lớn nhất của thời đại, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân mới trên phạm vi thế giới, mà còn góp phần giải đáp những vấn đề lý luận và thực tiễn sâu sắc mà thời đại đặt ra.
        
        Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cùng với những thắng lợi của hai nước anh em Lao, Cam-pu-chia và của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các khu vực khác chứng minh: phong trào giải phóng dân tộc đã trở thành một trong ba dòng thác cách mạng của thời đại cùng tiến công liên tục từ nhiều phía vào chủ nghĩa đế quốc; phong trào giải phóng dân tộc muốn thành công thì phải dựa vào các nước xã hội chủ nghĩa, đi theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa. Giải phóng dân tộc rồi đi lên chủ nghĩa xã hội, đó là xu hướng phát triển tất yếu của phong trào giải phóng dân tộc trong thời đại ngày nay.
        
        Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta còn chứng minh rằng “trong thời đại ngày nay, khi các lực lượng cách mạng thế giới đang ở thế tiến công, một dân tộc nước không rộng, người không đông nhưng đoàn kết chặt chẽ và đấu tranh kiên quyết dưới sự lãnh đạo của một Đảng Mac - Lê-nin có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, lại được sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, các lực lượng cách mạng và nhân dân tiến bộ trên thế giới, thì hoàn toàn có thể đánh bại mọi thế lực đế quốc xâm lược, dù đó là tên đế quốc đầu sỏ”1.
       
        Những điều trên đây càng làm nổi bật ý nghĩa thắng lợi, tính chất điển hình, tiêu biểu của cách mạng Việt Nam, của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Cũng chính vì thế mà nhân dân thế giới hết lòng ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, đánh giá cao những thắng lợi mà nhân dân ta đã giành được trong cuộc kháng chiến thần thánh đó và coi những thắng lợi đó là thắng lợi của chính mình, “thắng lợi của tất cả các dân tộc cách mạng, của các nước xã hội chủ nghĩa, các nước tiến bộ, của tất cả các nước đang đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và của tất cả các nước đang đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng của mình”2.

        Rõ ràng, sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, sau chiến thắng của Liên Xô và của các lực lượng cách mạng đối với chủ nghĩa phát-xít, thì thắng lợi của nhân dân ta nói riêng nói riêng và của nhân dân ba nước Đông Dương nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, là sự kiện lịch sử vĩ đại nhất, có tầm vóc quốc tế to lớn và tính thời đại sâu sắc. Đó là “thắng lợi của một sức mạnh mới, sức mạnh của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, mà không thế lực xâm lược nào có thể đè bẹp”1. Nó đánh dấu một bước ngoặt đi xuống của chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ, đánh dấu một bước phát triển của ba dòng thác cách mạng của thời đại, làm thay đổi lực lượng so sánh trên thế giới có lợi cho cách mạng, mở ra một giai đoạn mới trong cục diện quốc tế, giai đoạn mà nhân dân thế giới gọi là “thời kỳ sau Việt Nam”.
       
        “Thời kỳ sau Việt Nam” là thời kỳ cách mạng thế giới bước vào một thời kỳ phát triển mới. Ba dòng thác cách mạng của thời đại lớn mạnh vượt bậc, kết thành một sức mạnh tổng hợp hết sức to lớn. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới lớn mạnh nhanh chóng về mọi mặt. Phong trào giải phóng dân tộc và giành độc lập dân tộc, được thắng lợi của nhân dân ta cổ vũ, đã tiến vào giai đoạn phát triển mới, vừa quét nốt những vị trí cuối cùng của chủ nghĩa thực dân cũ, vừa giáng những đòn nặng nề vào chủ nghĩa thực dân mới. Trong vòng năm, sáu năm (tính đến đầu 1982) đã có thêm hơn 20 nước giành được độc lập2 và trở thành những thành viên bình đẳng trong cộng đồng quốc tế. Phong trào giành độc lập dân tộc ngày càng gắn bó chặt chẽ với hệ thống xã hội chủ nghĩa, tạo thêm sức mạnh mới cho lực lượng cách mạng. Nhiều nước độc lập dân tộc đã chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, phản ánh xu thế phát triển tất yếu của lịch sử trong thời đại ngày nay: độc lập dân tộc gắn chặt với chủ nghĩa xã hội. Ở các nước tư bản chủ nghĩa, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động có bước phát triển mới với quy mô rộng lớn và khí thế sôi nổi hơn…
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM