Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 10:31:37 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận quyết chiến lịch sử Xuân 1975  (Đọc 26807 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #80 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2016, 08:22:41 pm »

        
        1. Tạo thế cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng
        
        Nếu trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Bắc Bộ là chiến trường chính, thì trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Nam Bộ lại là chiến trường chính của cuộc chiến tranh, trong đó, Đông Nam Bộ là địa bàn chủ yếu, vì ở đây có Sài Gòn là đầu não và sào huyệt cuối cùng của địch, là trung tâm chính trị, kinh tế của cả miền Nam; đồng thời lại có vùng rừng núi là căn cứ địa cách mạng của cả Nam Bộ và Cực Nam Trung Bộ.
        
        Do miền Đông Nam Bộ có vị trí như vậy nên địch thường tập trung lực lượng gồm nhiều đơn vị chủ lực mạnh hoạt động ở chiến trường này, hòng ngăn chặn và tiêu diệt chủ lực ta, nhằm bảo vệ vững chắc Sài Gòn. Ta cũng tập trung hầu hết lực lượng chủ lực của miền ở đây, cùng các lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị các địa phương xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân ngày càng vững mạnh, luôn luôn chủ động tiến công, uy hiếp địch ở Sài Gòn. Cho đến giữa năm 1974, trên cơ sở quán triệt Nghị quyết 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III) và căn cứ vào tình hình cụ thể của chiến trường, Trung ương Cục và Quân uỷ Miền đã đề ra chủ trương trong vài năm tới (1974 - 1976) đánh bại về cơ bản "kế hoạch bình định" của địch, chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, mở rộng và hoàn chỉnh vùng giải phóng miền Đông, mở thông hành lang xuống đông và tây Sài Gòn, nhằm chuẩn bị một bước quan trọng cho trận quyết chiến chiến lược Sài Gòn khi thời cơ đến.
        
        Quân đoàn 4 là đơn vị chủ lực mạnh nhất của chiến trường Nam Bộ, đảm nhiệm hướng tiến công chủ yếu ở miền Đông, có nhiệm vụ trước mắt trong mùa khô 1974 - 1975 cùng với quân và dân địa phương giải phóng một số khu vực quan trọng ở hướng tây - bắc, đông - bắc Sài Gòn.
        
        Chấp hành nhiệm vụ đó, ngay từ cuối năm 1974, quân đoàn đã cùng với quân và dân địa phương giải phóng tỉnh Phước Long. Với chiến thắng này ta đã đập tan một khu vực tiền đồn quan trọng nhất của quân khu 3 ngụy trên hướng tây - bắc, tạo điều kiện cho chủ lực ta mở vùng giải phóng ở đường số 20 và đường số 1 xuống bờ biển, uy hiếp sở chỉ huy quân đoàn 3 và căn cứ không quân quan trọng của địch ở Biên Hoà, mở rộng và hoàn chỉnh một bước hậu phương tại chỗ của chiến trường Nam Bộ và Cực Nam Trung Bộ. Chiến thắng đó có tầm chiến lược quan trọng, vì đây là tỉnh đầu tiên ở miền Nam được giải phóng hoàn toàn, tỉnh đó lại ở gần Sài Gòn và nằm trong một quân khu mạnh vào loại nhất nhì của ngụy ở miền Nam, thế mà chúng phải chịu bó tay không dám và không thể tung lực lượng chủ lực phản kích hòng giành lại; còn Mỹ thì buộc phải làm ngơ và tuyên bố "lúc này chưa cho phép" yểm hộ cho Nam Việt Nam. Chiến thắng Phước Long đã "củng cố thêm quyết tâm chiến lược được xác định trong Hội nghị Bộ Chính trị và bổ sung cho phương án giành thắng lợi lớn khi có thời cơ".
        
        Sau chiến thắng Phước Long, quân đoàn tiếp tục phát triển áp sát tuyến phòng thủ cơ bản của địch và đến tháng 3 năm 1975 đã cùng với quân và dân địa phương giải phóng các khu vực Dầu Tiếng, đường số 26, Chơn Thành (tỉnh Bình Long), đường số 20, Định Quán (tỉnh Lâm Đồng), quét sạch địch ở tuyến phòng thủ cơ bản của chúng trên hướng tây - bắc đến đông - bắc Sài Gòn. Sở chỉ huy quân đoàn 3 ngụy và các sở chỉ huy sư đoàn thuộc quân đoàn này vốn là những căn cứ hậu phương cơ bản của chúng hàng chục năm nay, bay giờ đã trở thành những tiền đồn bị ta uy hiếp mạnh; hầu hết các căn cứ hậu phương của chúng ở vùng ven và cả một số mục tiêu quan trọng ở thành phố Sài Gòn đều có thể bị pháo tầm xa của ta bắn tới.
        
        Việc giải phóng các khu vực trên đã làm cho vùng giải phóng miền Đông Nam Bộ được mở rộng hoàn chỉnh gồm phần lớn đất đai các tỉnh: Lâm Đồng, Phước Long, Bình Long, Bình Dương, Tây Ninh, tạo thế hậu phương tại chỗ của chiến trường; phía sau nối liền với Tây Nguyên vừa được giải phóng hoàn toàn, đến tận hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, phía trước kéo gần sát thành phố Sài Gòn. Với vùng giải phóng rộng lớn đó, ta có khả năng bảo đảm cho những binh đoàn chủ lực lớn triển khai và tiến công vào Sài Gòn trên nhiều hướng. Điều đó sau này đã được thể hiện rõ: Quân đoàn 3, Quân đoàn 1 và hàng chục sư đoàn, trung đoàn của các quân binh chủng với nhiều binh khí kỹ thuật hiện đại đã triển khai ở khu vực Dầu Tiếng - Đồng Xoài là bàn đạp tiến công ở hướng tây - bắc của chiến dịch Hồ Chí Minh, còn ở phía đông - bắc đã tạo thành một hành lang vững, rộng. Đường số 20 - Định Quán - Lâm Đồng bảo đảm cho quân đoàn phát triển xuống tiến công địch ở phía đông thành phố Sài Gòn. Chiến thắng Phước Long, rồi chiến thắng Tây Ninh, Lâm Đồng đòn phủ đầu có ý nghĩa quyết định đập tan kế hoạch của địch định phòng thủ Sài Gòn từ xa bằng phòng tuyến Tây Ninh - Lâm Đồng - Nha Trang, trong đó Lâm Đồng được coi là xương sống.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #81 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2016, 08:23:32 pm »

       
        Trước đà phát triển tiến công của ta ở vùng ven biển miền Trung, địch đã dùng mọi thủ đoạn hòng thực hiện "trì hoãn chiến". Chúng tập trung cố gắng khẩn cấp tổ chức lại thế trận phòng thủ chủ yếu nhằm ngăn chặn hướng tiến công của chủ lực ta theo đường số 20 và đường số 1, với tuyến phòng thủ mạnh kéo dài từ Phan Rang đến Sài Gòn, trong đó Xuân Lộc là một khu then chốt. Nhưng tuyến phòng thủ này của địch vừa triển khai thì quân đoàn đã cùng với quân và dân tỉnh Bà Rịa, Biên Hoà tiến công địch ở Xuân Lộc, đánh chiếm khu vực Dầu Giây. Sau hơn 10 ngày chiến đấu, ta đã giải phóng thị xã Xuân Lộc, đập tan một khâu trọng yếu trong tuyến phòng thủ từ xa của địch ở hướng đông Sài Gòn, mở toang cửa cho các binh đoàn chủ lực cơ động của ta ở hướng này tiến công vào sào huyệt cuối cùng của địch.
       
        Hoạt động tác chiến của quân đoàn không những góp phần cùng quân và dân địa phương hoàn thành nhiệm vụ tạo thế trận cho trận quyết chiến chiến lược trên hướng tây-bắc - đông-bắc Sài Gòn mà còn phối hợp có hiệu quả với các hướng khác. Ngược lại, thắng lợi của các hướng khác cũng tạo điều kiện thuận lợi cho quân đoàn hoàn thành nhiệm vụ của binh đoàn chủ lực tại chỗ.
        
        Đến giữa tháng 4 năm 1975, ta đã xây dựng được một thế trận rất vững mạnh trên các hướng tiến vào Sài Gòn, tạo ra một hậu phương trực tiếp có khả năng đáp ứng những yêu cầu của chiến trường, thiết lập bàn đạp tiến công cho các binh đoàn chủ lực cơ động trên các hướng, mở thông và bảo đảm tính vững chắc của hành lang xuống tây và đông Sài Gòn, hình thành một "vành đai thép" mà nhiều nhà quân sự phương Tây ví như "một chiếc thọng lọng khổng lồ" siết vào cổ quân địch ở Sài Gòn. Không những thế, ở phía sau lưng địch, ta đã triển khai thế trận chiến tranh nhân dân địa phương vững mạnh gồm hàng vạn cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, từ những đơn vị đặc công của miền, những tiểu đoàn mũi nhọn của thành phố đến các đội du kích, tự vệ mật... và hàng vạn quần chúng được tập hợp trong các tổ chức cách mạng ở khắp vùng ven đô và nhiều phường khóm trong nội đô, có cả nhiều cán bộ, đảng viên, cốt cán của ta đã cài sẵn trong hàng ngũ địch, kể cả những cơ quan chiến lược quan trọng như Bộ Tổng tham mưu ngụy. Khi ta tiến hành chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, những lực lượng đó đã kết hợp tiến công và nổi dậy, tiêu diệt địch và giành quyền làm chủ ở nhiều cơ sở, đánh chiếm một số mục tiêu quan trọng, nhất là những cầu lớn trên các đường giao thông  chủ yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho các binh đoàn cơ giới, hùng mạnh và sắc nhọn của chủ lực ta nhanh chóng thọc sâu vào trung tâm thành phố Sài Gòn.
        
        Với thế trận trên, ta đã tạo ra được một trong những yếu tố cơ bản bảo đảm thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh. Thế trận đó không những được tạo ra ngay trong thời kỳ đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 mà còn là kết quả của cả mấy chục năm đấu tranh kiên cường, bền bỉ của quân và dân ta ở chiến trường này.
        
        Thế trận của trận quyết chiến chiến lược ở Sài Gòn không chỉ do quân và dân Nam Bộ - Cực nam Trung Bộ trực tiếp lập ra mà còn do thế trận chung của cả miền Nam, của cả nước tạo thành. Trải qua gần 20 năm kháng chiến chống Mỹ, ta đã lần lượt đánh bại bốn kế hoạch chiến lược chiến tranh xâm lược của chúng. Trong năm 1974 và đầu năm 1975, tiếp theo thắng lợi của ta ở Khu 9 và các chiến trường khác ở miền Nam, đặc biệt là chiến thắng Phước Long và thắng lợi có tính chất bước ngoặt trên chiến trường Tây Nguyên tháng 3 năm 1975 đã làm cho thế và lực của ta có sức áp đảo quân địch; ta nắm hoàn toàn quyền chủ động chiến lược, còn địch thì bị động, lúng búng bế tắc trầm trọng từ chiến lược đến chiến thuật, tinh thần hoang mang dao động. "Cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam không những đã bước vào giai đoạn nhảy vọt mà thời cơ chiến lược để tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa vào sào huyệt của địch đã chín muồi"1.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #82 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2016, 08:25:18 pm »

       
        2. Tiêu diệt một bộ phận lực lượng chủ yếu, đánh bại những thủ đoạn chiến thuật cơ bản của địch.
       
        Một trong những quy luật cơ bản giành thắng lợi trong chiến tranh là phải tiêu diệt lực lượng quân sự của địch, cả sinh lực, phương tiện chiến tranh, và đánh bại những biện pháp chiến lược, chiến thuật của chúng. Nhưng địch có nhiều loại quân, nhiều loại lực lượng, sử dụng nhiều thủ đoạn. Ta phải chọn đúng đối tượng, đánh gục những lực lượng chủ yếu của địch, đánh bại những thủ đoạn cơ bản của chúng thì mới làm cho địch tan rã nhanh chóng, làm thay đổi cục diện chiến trường có lợi cho ta. Đó là yêu cầu chung, đồng thời cũng là yêu cầu của từng chiến trường, từng chiến dịch.
         
        Trên chiến trường miền Đông Nam Bộ (gồm cả thành phố Sài Gòn) trước khi ta tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975, quân địch còn gần 78 vạn tên, gồm 15 vạn chủ lực, 8 vạn bảo an, gần 2 vạn dân vệ và 53 vạn phòng vệ dân sự. Toàn bộ lực lượng đó lúc này chủ yếu được sử dụng làm nhiệm vụ phòng thủ Sài Gòn bằng nhiều tuyến, hòng ngăn chặn từ xa, trong đó hầu hết lực lượng chủ lực được tập trung ở tuyến phòng thủ cơ bản từ thị xã Tây Ninh qua Lai Khê, Phước Vĩnh đến Xuân Lộc, còn các tuyến khác chủ yếu là lực lượng địa phương quân. Ngoài những tuyến phòng thủ liên hoàn ở vùng giáp ranh và vùng ven, địch còn tăng cường khả năng nhằm giữ cho được những khu vực quan trọng như thị xã Phước Long, An Lộc, đường số 14, Chơn Thành, vừa làm tiền đồn bảo vệ Sài Gòn, vừa là những căn cứ xuất phát của chúng để hoạt động vào sâu trong hậu phương ta khi có điều kiện. Muốn tiến công vào Sài Gòn, tất yếu ta phải tiêu diệt được lực lượng chủ lực địch, đập tan tuyến phòng thủ cơ bản của chúng ở vành ngoài. Nhưng để có đủ sức đè bẹp địch ở tuyến này, một yêu cầu có tính chất quyết định là phải mở rộng và hoàn chỉnh vùng căn cứ địa miền Đông Nam Bộ vững mạnh, một hậu phương trực tiếp có tầm chiến lược không chỉ đối với chiến trường Nam Bộ và Cực Nam Trung Bộ mà cả cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của cả nước. Dó đó, ngay từ giữa năm 1974, Quân uỷ Miền và Bộ chỉ huy Miền đã giao nhiệm vụ cho quân đoàn trong mùa khô 1974 - 1975 phải giải phóng đường số 14 - Phước Long, sau đó phát triển xuống giải phóng Dầu Tiếng, Định Quán, Chơn Thành.
       
        Chủ trương của ta lúc này là đi đôi với tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân chủ lực địch, phải tập trung nỗ lực diệt được nhiều chi khu, quét sạch từng mảng đồn bốt của chúng. Có như vậy mới thực hiện được tiêu diệt địch và giành quyền làm chủ về tay nhân dân, mở mảng, mở vùng. Đó là yêu cầu vừa rất cấp bách vừa rất cơ bản của cách mạng và chiến tranh cách mạng miền Nam lúc này. Tuy nhiên, cách đánh như thế nào đang còn là vấn đề phải nghiên cứu giải quyết.
       
        Qua học tập kinh nghiệm của một số địa phương, đơn vị, quân đoàn thấy rằng muốn tiêu diệt chi khu tiến tới tiêu diệt tiểu khu địch, giải phóng những vùng đất đai rộng, ta không thể đánh theo kiểu bóc vỏ, lần lượt diệt các đồn bốt địch từ ngoài vào trong mà phải cùng một lúc tiêu diệt và đánh tan rã toàn bộ hệ thống ngụy quân, ngụy quyền của địch bằng cách tiêu diệt chi được căn cứ sở chỉ huy chi khu, tiểu khu, đồng thời kết hợp giữa tiến công và nổi dậy tiêu diệt địch, giành quyền làm chủ ở các ấp, xã. Khi tiến công địch ở Phước Long, quân đoàn xác định đối tượng và mục tiêu chủ yếu là sở chỉ huy yếu khu, chi khu, tiểu khu địch. Trên thực tế, chính nhờ ta diệt được những đối tượng đó, chiếm được những mục tiêu đó mà làm cho toàn bộ quân địch tan ra nhanh chóng. Như ở Bù Đăng, sư đoàn 3 (sư đoàn độc lập của Miền phối thuộc quân đoàn) của ta đánh chiếm sở chỉ huy chi khu và căn cứ trung tâm hoả lực của địch ở Vĩnh Thiện vào lúc 8 giờ 30 ngày 4 tháng 1 năm 1974 thì đến 12 giờ cùng ngày, các lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị địa phương đã kết hợp tiến công và nổi dậy chiếm gần 50 đồn bốt và hàng trăm tháp canh, giành quyền làm chủ ở tất cả các ấp, giải phóng toàn quận ngay trong ngày. Vận dụng sáng tạo kinh nghiệm đó, quân đoàn đã tiêu diệt thêm nhiều chi khu ở Phước Long, mở ra khả năng thực tế đánh bại thủ đoạn phòng ngự "diện địa" của địch.
       
        Đầu tháng 4 năm 1975, quân đoàn tiến công tuyến phòng thủ cơ bản của địch ở phía đông Sài Gòn. Lúc này quân địa phương địch trên toàn miền Nam dao động mạnh, không những chi khu mà hàng loạt tiểu khu địch bị tiêu diệt và tan rã. Ở Trị - Thiên, Khu 5 và nhiều tỉnh ở Khu 6 - Đông Nam Bộ, kiểu phòng ngự "diện địa" của địch đã thất bại. Chúng tập trung quân lực co về phòng thủ Sài Gòn bằng một hệ thống trận địa phòng ngự cấp trung đoàn, sư đoàn trên nhiều hướng, chủ yếu là hướng đông Sài Gòn. Trên hướng này, địch khẩn cấp tổ chức tuyến phòng ngự với chiều sâu lớn suốt từ Phan Rang vào đến Sài Gòn, trong đó Phan Rang là tiền đồn, Xuân Lộc là khu vực phòng ngự then chốt. Địch xác định "mất Xuân Lộc thì không giữ nổi Sài Gòn" nên đã tập trung ở đây sư đoàn 18, đơn vị mạnh nhất của quân đoàn 3 và cũng được chúng coi là mạnh nhất của quân đội ngụy lúc này, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng ứng cứu khi Xuân Lộc bị tiến công. Khi ta đánh bại lực lượng này, giải phóng thị xã Xuân Lộc, địch ở Sài Gòn càng hoang mang tan rã, vì chúng không còn đơn vị chủ lực nào đủ sức chống đỡ các cuộc tiến công của chủ lực ta, cũng không còn kiểu phòng ngự nào có thể giữ nổi bất cứ địa bàn nào ở Nam Bộ.

        Khi tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, nhiệm vụ chủ yếu của quân đoàn là nhanh chóng đánh chiếm những mục tiêu chiến dịch quan trọng nhất, ở hướng đông phải chiếm cho được sở chỉ huy quân đoàn 3 ngụy và căn cứ không quân Biên Hoà, rồi nhanh chóng thọc sâu chiếm dinh Độc lập cùng với Quân đoàn 2 hoàn thành nhiệm vụ ở hướng đông, góp phần giành thắng lợi cho chiến dịch. Để tiến nhanh vào nội thành, quân đoàn đã đề nghị và được giao nhiệm vụ tiến công diệt cụm phòng ngự Trảng Bom, chiếm khu liên hợp quân sự Biên Hoà, và đánh thắng địch ở những nơi đó. Sư đoàn 341 sau khi đập tan cụm phòng ngự địch ở Hố Nai, đã đánh vào thị xã Biên Hoà, tạo điều kiện thuận lợi cho các cánh quân ở hướng này tiến vào Sài Gòn.
       
        Cùng thời gian, sư đoàn 9, một đơn vị mạnh của quân đoàn tăng cường cho Đoàn 232 trên hướng tây - nam, sau khi bí mật luồn qua các tuyến phòng thủ của địch ở Hậu Nghĩa - Long An, đập vỡ tuyến phòng thủ vùng ven, đã nhanh chóng thọc sâu đánh chiếm sở chỉ huy Biệt khu thủ đô địch, hoàn thành nhiệm vụ chủ yếu của hướng tây - nam, tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào tiến công và nổi dậy ở nhiều phường, khóm nội thành.
       
        Rõ ràng muốn làm cho địch tan rã lớn, tan rã nhanh, phải đánh gục những lực lượng chủ yếu của chúng, mà đương nhiên đó là quân chủ lực, nhất là những đơn vị "chủ bài" của chúng. Nhưng đối với binh đoàn chủ lực tại chỗ, còn phải tuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của chiến trường mà chọn đối tượng tác chiến chính trong từng lúc, từng nơi cho thích hợp. Do đó, nói chung đối tượng chính của binh đoàn chủ lực tại chỗ vẫn là chủ lực địch những cũng có khi thường là trong một số chiến dịch tổng hợp đối tượng chính lại là bọn ngụy quân, ngụy quyền ở xã ấp. Do đó quy mô hoạt động tác chiến của quân đoàn không chỉ là đánh tập trung hợp đồng binh chủng ở cấp trung đoàn, sư đoàn, quân đoàn - mặc dù đây vẫn là hướng chính - mà còn phải thường xuyên kết hợp giữa đánh lớn, đánh vừa, đánh nhỏ một cách rộng rãi của cả bộ binh và các binh chủng; không những hoạt động tập trung ở các hướng chủ yếu của chiến trường mà có lúc phải phân tán hoạt động trên nhiều hướng. Nhưng dù tác chiến phân tán hay tập trung với bất cứ quy mô nào cũng đều phải đánh tiêu diệt gọn, nhất là đối với những mục tiêu then chốt. Có như vậy mới thực sự là quả đấm mạnh làm nòng cốt cho từng địa phương, từng hướng tiến công, từng chiến trường.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #83 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2016, 07:14:06 pm »

        
MẤY VẤN ĐỀ NGHỆ THUẬT TÁC CHIẾN PHÒNG KHÔNG
TRONG CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN 1975
                           
Thiếu tướng LÊ HUY VINH        
       
         Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 đánh dấu một bước phát triển mới của chiến tranh nhân dân trong điều kiện hiện đại, trong đó có nghệ thuật tác chiến của lực lượng phòng không bao gồm bộ đội pháo, tên lửc, ra đa và không quân tiêm kích phòng không. Mùa xuân năm 1975, tác chiến không quân đã được tiến hành trên một không gian rất rộng, trong thời gian ngăn bằng quy mô lực lượng lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống mỹ , cứu nước. Có thể khái quát nét phát triển của nghệ thuật tác chiến phòng không ở mấy điểm chính sau đây.
        
        1. Nhận rõ thời cơ, đánh giá đúng địch, ta hạ quyết tâm chính xác.
        
        Đây vừa là vấn đề nghệ thuật, vừa là điều kiện tiên quyết dể dành thắng lợi trong chiến tranh, chiến dịch và chiến đấu. Nắm vững quyết tâm chiến lược của trên, bộ đội phòng không nhận rõ thời cơ lớn, đánh giá đúng đối tượng tác chiến, khả năng của mình và hạ quyết tâm chính xác. Không quân Mỹ-ngụy mạnh yếu ra sao, liệu không quân Mỹ có trở lại đánh phá khi quân ngụy lâm nguy hay không? Trong tình hình mới, ba nhiệm vụ chiến lược của  lực lượng phòng không : bảo vệ yếu địa, bảo vệ giao thông chiến lược và chiến đấu bảo vệ  bộ đội binh chủng hợp thành có gì khác trước? Đó là những vấn đề lớn đã được xem xét một cách khách quan khoa học.
        
        Về đối tượng tác chiến phòng không: Tuy bị thất bại, buộc phải rút hết quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam, nhưng  đế quốc Mỹ chưa chịu từ bỏ dã tâm xâm lược. Với  quan điểm coi vũ khí, kỹ thuật là yếu tố quyết định thắng lợi, Mỹ ra sức vực quân ngụy , trong đó có không quân ngụy nhằm thay thế vai trò của không quân Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. Trong hai năm 1973-1974, lực lượng không quân ngụy trước đây còn nhỏ yếu, trang bị kém, đến cuối năm 1974, chúng đã xây dựng được 6 sư đoàn không quân hỗn hợp với tổng số quân lên tới 62.583 tên, trong đó có 6.788 phi công; tổng số máy bay lên tới 1.850 chiếc (tăng 652 chiếc), trong đó có 260 máy bay chiến đấu. Chất lượng máy bay cũng cải tiến (thay F.5A bằng F5 E). Tổ chức chỉ huy, bảo đảm hậu cần kỹ thuật được kiện toàn. Mỹ ồ ạt đưa vào miền Nam một khối lượng nhiên liệu, bom đạn, vật tư kỹ thuật đủ dùng trong nhiều năm. Không quân Mỹ  khi rút còn để lại hàng trăm máy bay chiến đấu, hàng chục máy bay chiến lược trên đất Thái Lan và trên hai tàu sân bay thường xuyên qua lại vùng biển Việt Nam.
        
        Trong hai năm 1973-1974, không quân ngụy đã hoạt động ráo riết chi viện cho lục quân mở các cuộc hành binh lấn chiếm và đối phó với các cuộc tiến công của ta. Quy mô hoạt động của chúng ngày càng tăng. Trung bình ở vùng của chiến sự, mỗi ngày địch sử dụng đến 30-50 lần chiếc. Ở Lộc Ninh, trong ba ngày 7, 8, 9 tháng 1 năm 1975 địch đã sử dụng 173 lần chiếc, ngày cao nhất 100 lần chiếc. Không quân Mỹ cũng tăng cường hoạt động chinh sát ở Miền bắc bằng máy bay SR.71 và EC.121 để có thể sẵn sàng đánh phá trả lại khi cần thiết. Đó là mặt mạnh của địch. Nhưng xét khả năng thực tế của chúng, ngoài yếu tố căn bản về chính trị - tinh thần, không quân ngụy còn có những chỗ yếu cụ thể về vật chất kỹ thuật, như sân bay, căn cứ tuy nhiều nhưng bị ta đánh phá nên không ổn định. Số lượng máy bay lớn nhưng thiếu đồng bộ, không có máy bay hoạt động tầm xa. nhất là từ khi Mỹ cắt giảm viện trợ, không quân ngụy ngày càng gặp nhiều khó khăn: thiếu vật tư, kỹ thuật, nhiên liệu, hệ số chiến đấu thấp vì thiếu nhân viên có khả năng sửa chữa, phục hồi đối với trang bị, phương tiện mới. Chính vì vậy, không quân ngụy phải hoạt động phân tán thực hiện yểm trợ hoả lực không quân theo từng quân khu. Trước mắt, chúng mới chỉ có khả năng yểm trợ trực tiếp trên chiến trường, ít có khả năng hoạt động sâu vào hậu phương chiến lược của ta.
        
        Khi ta mở cuộc tiến công chiến lược, phản ứng của không quân Mỹ- ngụy sẽ như thế nào? Để giải đáp vấn đề này, phải luôn luôn bám sát địch, thăm dò sự phản ứng, nhất là phản ứng của Mỹ trước mọi diễn biến chiến sự ở Miền nam (như trận Thượng Đức, hoặc giải phóng Phước Long). Qua thăm dò, chúng ta từng bước khảng định: quy mô phản ứng của không quân ngụy trong cuộc tổng tiến công chiến lược tới có thể tương tự hoặc hơn chút ít so với mức hoạt động của chúng vào cuối năm 1974 - đầu xuân năm 1975. Về phản ứng của Mỹ muốn quay trở lại, dù chỉ bằng không quân, cũng sẽ găp không ít khó khăn, ngoài điều kiện chính trị - xã hội ở ngay nước Mỹ, còn có những khó khăn về mặt quân sự.
        
        Thực tế cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 đã chứng tỏ sự đánh giá như trên cơ sở khoa học chính xác.

        Về ba nhiệm vụ chiến lược của lực lượng phòng không: Trước đây đế quốc Mỹ tập trung lực lượng không quân rất lớn, bao gồm cả không quân chiến lược để bắn khá miền Bắc xã hội chủ nghĩa, coi đó là biện pháp chủ yếu để ngăn chặn nguồn chi viện của miền Bắc và hạn chế quy mô tác chiến của ta trên chiến trường. Để đánh bại âm mưu chiến lược đó của địch, ta phải tập chung phần lớn lực lượng phòng không (cả số lượng và chất lượng) để làm nhiệm vụ bảo vệ hậu phương chiến lược, bao gồm cả tuyến vận chuyển chiến lược Bắc-Nam. Đến mùa xuân năm 1975, trước tình hình không quân địch - như đã phân tích ở trên, tuy không loại trừ khả năng không quân Mỹ đánh phá trở lại - ta cần từng bước chuyển trọng tâm nhiệm vụ cho thích hợp nhằm phát huy hết hiệu lực của lực lượng phòng không, thực hiện thắng lợi quyết tâm chiến lược của Đảng.
        
        Quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21 của Trung ương Đảng và Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 12 năm 1974, quân chủng Phòng không - không quân đã hạ quyết tâm với nội dung chính sau đây:
        
        - Sử dụng lực lượng phòng không của cả nước trong thế chiến tranh nhân dân phát triển cao để đánh thắng không quân ngụy và sẵn sàng đánh thắng không quân Mỹ nếu chúng liều lĩnh vào cứu nguy cho ngụy, đánh phá trở lại miền Bắc.

        - Tăng cường lực lượng phòng không cho niềm Nam, chủ yếu là pháo và tên lửa phòng không vác vai, bảo đảm có lực lượng tại chỗ đủ sức hoàn thành nhiệm vụ: đồng thời phải có lực lượng dự bị sẵn sàng cơ động tập trung vào chiến trường trọng điểm.

        - Tập chung bộ đội tên lửa và không quân tiêm kích phòng không bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng, từng bước đưa một số đơn vị tên lửa và không quân tiêm kích ra phía trước. Thực hiện phương châm phòng không "mạnh phía trước, vững phía sau".

        Nhờ hạ quyết tâm chính xác, chuyển trọng tâm nhiệm vụ kịp thời nên lực lượng phòng không đã chủ động hoàn thành nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu phòng không trong tổng tiến công liên tục, quy mô ngày càng lớn.
        
        Trong chiến dịch Tây Nguyên ta đã tập trung 19 tiểu đoàn phòng không các loại trực tiếp bảo vệ đội hình chiến dịch, ngoài ra còn có sư đoàn phòng không 377 và trung đoàn tên lửa phòng không 263 tham gia bảo vệ tuyến giao thông hậu phương chiến dịch.

        Trong chiến dịch Huế - Đà Nẵng, lực lượng phòng không còn tập trung lớn hơn và đến chiến dịch Hồ Chí Minh thì lực lượng phòng không được huy động tới mức cao nhất trong chiến tranh, bao gồm lực lượng phòng không tại chỗ, lực lượng phòng không cơ động với các binh chủng pháo, tên lửa và ra đa phòng không, góp phần tạo lên sức mạnh áp đảo hoàn toàn quân địch.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tư, 2016, 07:58:48 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #84 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2016, 08:02:18 pm »


        2. Quán triệt quyết tâm chiến lược, chủ động chuẩn bị lực lượng và cơ sở vật chất kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu của chiến tranh trong giai đoạn kết thúc.
       
        Thực hiện quyết tâm đã được phê chuẩn, trong hai năm 1973-1974, Bộ tư lệnh phòng không - Không quân đã đề xuất và tích cực thực hiện các biện pháp nhằm đẩy mạnh tác chiến phòng không ở miền Nam và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ miền Bắc.
       
        Trên chiến trường miền Nam, lực lượng phòng không đã thực sự tăng cường, đặc biệt là hướng Tây Nguyên và các quân đoàn chủ lực cơ động của Bộ. Quân chủng phòng không - Không quân khẩn trương tổ chức lực lượng và chuyển giao hơn 50% số trung đoàn pháo phòng không của các chiến trường, xây dựng nhiều đơn vị phong không mới cho các quân đoàn chủ lực, tăng lực lượng phòng không của Nam Bộ gấp 4 lần. Tây Nguyên gấp 2 lần, Nam Trung Bộ và Trị Thiên gấp 1.5 lần. Quân chủng cũng đã chuyển giao sư đoàn phòng không 673 cho Quân đoàn 2, lữ đoàn pháo phòng không 71 cho Quân đoàn 4. Đã đề nghị Bộ thống nhất  tổ chức, biên chế trang bị của lực lượng phòng không các sư đoàn và quân đoàn bộ binh: sư đoàn có một tiểu đoàn pháo phòng không cơ giới và 9 tiểu đoàn súng máy phòng không: quân đoàn có sư đoàn (lữ đoàn) phòng không. Nam Bộ có sư đoàn phòng không dự bị của Miền. Khu 5, Trị -Thiên có trung đoàn pháo phòng không quân khu.
       
        Ngoài việc tăng cường lực lượng phòng không chủ lực, các chiến trường đều xây dựng, phát triển phòng không địa phương tại các vùng giải phóng và vùng giáp ranh. Trị Thiên có 74 khẩu đội 12.7mm, mỗi huyện có 1 đại đội súng máy phòng không tập trung. Nam Bộ đã đưa tên lửa phòng không vác vai và súng máy phòng không vào hoạt động sâu trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Với lực lượng phòng không chủ lực được tăng cường và phòng không địa phương được phát triển mạnh trên chiến trường, ta đã tạo được thể bố trí phòng không có lợi, vừa có lực lượng phòng không tại chỗ rộng khắp và có trọng điểm vừa có lực lượng phòng không dự bị mạnh bố trí trên các hướng tiến cơ động.
       
        Lực lượng phòng không ở miền Bắc cũng được tổ chức, bố trí lại. lực lượng phòng không của các quân khu được xây dựng củng cố có khả năng bảo vệ các mục tiêu quan trọng trên địa bàn của mình, đồng thời sẵn sàng cùng với tên lửa, không quân tiềm kích phòng không của quân chủng Phòng không - Không quân bảo vệ các yếu địa, sẵn sàng đánh trả không quân Mỹ nếu chúng đánh trả lại. Lực lượng phòng không dự bị chiến lược được tăng cường khả năng cơ động và phát triển khai trên địa bàn thích hợp.
       
        Lực lượng phòng không còn đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng chiến đấu, chuận bị cơ sở vật chất kỹ thuật, bảo đảm tác chiến được liên tục, dài ngày, quy mô ngày càng lớn. Quân chủng đã tiến hành tổng kết kinh nghiệm tác chiến phòng không trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc, kinh nghiệm trong chiến dịch Đường số 9 - Nam Lào và cuộc tiến công chiến lược năm 1972, biên soạn thành tài liệu, tổ chức tập huấn, diễn tập nâng cao trình độ chỉ huy của cán bộ và chất lượng chiến đấu của bộ đội. Quân chủng đã đào tạo được một số lượng lớn cán bộ phòng không bổ sung cho các chiến trường và tổ chức cho cán bộ và từng đợn vị luân phiên đi chiến trường.
       
        Song song với việc nâng cao chất lượng, Quân chủng Phòng không - Không quân đã coi trọng công tác bảo đảm vật chất - kỹ thuật, đưa vào chiến trường một khối lượng lớn đạn, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, đáp ứng yêu cầu chiến đấu liên tục dài ngày.

        Qua nhiều năm chiến tranh, vũ khí, khí tài bị hư hỏng nhiều, nhất là sức kéo giảm sút. Để khắc phục tình trạng này, quân chủng đã khẩn trương tổ chức thu hồi, sửa chữa vũ khí, khí tài hư hỏng, đặc biệt coi trọng khôi phục và tăng cường sức kéo bảo đảm sức cơ động, đáp ứng yêu cầu cơ động thần tốc trong các chiến dịch xuân 1975. Quân chủng đã thành lập và triển khai nhiều trạm, xưởng sửa chữa tại chiến trường để sửa chữa, phục hồi tại chỗ vũ khí, khí tài hư hỏng trong chiến đấu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #85 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2016, 08:04:43 pm »

       
        3. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo cách đánh của lực lượng phòng không.
       
        Để tác chiến thắng lợi trong đội hình binh chủng hợp thành, lực lượng phòng không phải hiệp đồng chặt chẽ trong từng giai đoạn chiến dịch, từng trận chiến đấu, nắm chắc ý định tác chiến của người chỉ huy binh chủng hợp thành, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các cách phòng không phù hợp với nghệ thuật tác chiến chiến dịch, chiến thuật của bộ đội binh chủng hợp thành. Qua đó cách đánh của lực lượng phòng không cũng phát triển phong phú, sáng tạo, từ cách đánh luồn sâu áp sát bằng lực lượng phòng không gọn nhẹ vào các mục tiêu chủ yếu của địch đến cách đánh đi cùng đội hình thọc sâu của bộ đội binh chủng hợp thành, bằng pháo phòng không cơ giới, tiến hành chuẩn bị gấp, bắn trong hành tiến hoặc đường ngầm, tiêu diệt mục tiêu trên không và cả hoả điểm địch trên nhà cao tầng, bảo vệ đội hình tiến công. Cách đánh nào cũng phát huy được hết tính năng của vũ khí, khí tài, đạt hiệu suất chiến đấu cao, được bộ đội binh chủng hợp thành tin tưởng. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975, lực lượng phòng không đã vận dụng phố biến mấy cách chủ yếu sau đây:
       
        a) Kết hợp lực lượng tại chỗ bới thực hành cơ động kịp thời lực lượng phòng không dự bị, bí mật bất ngờ tập trung lực lượng, phương tiện phòng không trên hướng tiến công chủ yếu, yểm hộ đắc lực cho bộ đội binh chủng hợp thành hoàn thành nhiệm vụ chiến dịch, chiến đấu.

        Kinh nghiệm thực tiễn chiến tranh đất đối không của ta qua nhiều năm đã chỉ rõ, do địch có sức cơ động cao nên muốn giành chủ động, đánh địch có hiệu quả, lực lượng phòng không ngoài việc cơ động nhanh chóng lực lượng, phải coi trọng việc xây dựng lực lượng phòng không tại chỗ, thì mới giải quyết được vấn đề thời gian trong chiến dịch, chiến đấu.
       
        Cuộc Tổng tiến công và nổi dây xuân 1975 cho thấy phải xây dựng các binh đoàn, binh đội, phân đội phòng không tại chỗ gồm lực lượng phòng không tại chủ lực và địa phương bố trí sẵn trên địa bàn chiến dịch, đồng thời phải có lực lượng phòng không dự bị mạnh, có sức cơ động cao, bố trí sẵn trên địa bàn tiện cơ động. Có cơ động lực lượng mới thực hiện được việc tập trung hoặc chuyển hoá nhanh chóng lực lượng trên chiến trường, mới tiết kiệm được lực lượng và phát huy hết hiệu suất chiến đấu của các lực lượng. Có cơ động lực lượng nhanh chóng, bí mật mới đạt được bất ngờ, tạo được bước nhảy vọt trong chiến dịch, chiến đấu.
       
        Trong chiến dịch Tây Nguyên, nhất là trận then chốt Buôn Ma thuật, ta đã tiến hành tạo thế và chuẩn bị chiến đấu hết sức bí mật, tập trung lúc đầu hơn 50% lực lượng phòng không chiến dịch; khi trận đánh bắt đầu, lại bổ sung thêm lực lượng, nâng tổng số lực lượng phòng không ở đây lên 70% lực lượng phòng không toàn chiến dịch. Ngoài súng máy và tên lửa  phòng không tầm thấp đã luồn sâu áp sát trước giờ nổ súng, còn có pháo phòng không cơ giới đi cùng đội hình tiến công của bộ đội binh chủng hợp thành, vận động từ xa tiến vào chiếm lĩnh trận địa và triển khai chiến đấu, yểm hộ cho đội hình thọc sâu của bộ đội binh chủng hợp thành tiến công thắng lợi.

        Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, nhiều sư đoàn, trung đoàn pháo, tên lửa và ra đa cảnh giới phòng không đã thực hành cơ động hàng nghìn ki-lô-mét trong một thời gian ngắn. Nhờ vậy đã bất ngờ tập trung được một lực lượng phòng không lớn chưa từng có (6 sư đoàn, lữ đoàn phòng không) gồm đủ các binh chủng.
       
        b. Phát huy mạnh mẽ lực lượng phòng không ba thứ quân, hình thành thế trận đánh trên không từ nhiều hướng, đồng thời đưa lực lượng phòng không luồn sâu áp sát, bảo vệ bộ đội binh chủng hợp thành đánh chiếm các mục tiêu quan trọng trong chiều sâu phòng ngự địch.

        Thực hành tiêu diệt, khống chế quân địch trên không là nguyên tắc quan trọng trong chiến dịch, chiến đấu tiến công. Muốn vậy phải phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, nhất là pháo binh mặt trận và bộ đội đặc biệt tinh nhuệ, đánh vào sân bay, kho tàng làm suy yếu không quân địch tận gốc. Đồng thời tận dụng mọi vũ khí, hình thành hệ thống hoả lực phòng không liên hoàn đánh được máy bay địch trên các hướng, nhất là hướng chủ yếu, yểm hộ đắc lực bộ đội binh chủng hợp thành tiến công tiêu diệt địch.
       
        Một đặc điểm của tiến công vào thành phố (thị xã) là chính diện rộng, tung thâm sâu, độ che khuất lớn, địch thường lợi dụng các kiến trúc kiên cố để cố thủ. Nếu không tiêu diệt được các mục tiêu này (trong đó có thể có sân bay), địch sẽ co cụm phản ứng quyết liệt làm cho chiến dịch, trận chiến đấu kéo dài. Vì thế lực lượng phòng không phải đi cùng và yểm trợ đắc lực cho bộ binh nhanh chóng đánh chiếm, khống chế những mục tiêu đó. Trong trận Buôn Ma Thuột, lực lượng tên lửa phòng không tầm thấp (A72) và súng máy phòng không đã cùng với bộ binh, đặc công luồn sâu, áp sát căn cứ trung đoàn 53 ngụy và sân bay Hoà Bình, bắn rơi 6 máy bay địch (4 chiếc rơi tại chỗ), tiêu diệt nhiều hoả điểm, chi viện đắc lực cho bộ đội binh chủng hợp thành tiến công tiêu diệt địch.
       
        Thực tiễn đã chứng minh, các phân đội súng máy và tên lửa phòng không tầm thấp là hoả lực thích hợp cùng bộ đội binh chủng hợp thành luồn sâu áp sát, vừa đánh địch trên không hiệu quả, vừa có thể tiêu diệt địch trên mặt đất ở các mục tiêu có độ chênh lệch cao. Các đơn vị súng máy, pháo phòng không xe kéo hoặc tự hành lại rất thích hợp với nhiệm vụ đi cùng bảo vệ bộ đội binh chủng hợp thành trong đội hình tiến công trong hành tiến.
       
        Cách đánh kết hợp hoả lực phòng không tầm thấp phía trước hoặc chiều sâu địch với hỏa lực phòng không cơ giới tầm trung đi cùng đánh địch ở chính diện, hình thành hoả lực đánh địch cả phía trước lẫn phía sau, liên hoàn hỗ trợ lẫn nhau nhằm phân tán, kiềm chế địch, là cách đánh phòng không có hiệu quả để yểm hộ đắc lực bộ đội binh chủng hợp thành. Đó là cách đánh mới phát triển của lực lượng phòng không và được áp dụng rộng rãi trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #86 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2016, 08:05:40 pm »

       
        4. Làm tốt công tác tổ chức chiến đấu, chỉ huy, hiệp đồng, phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng phòng không.
       
        Đặc điểm của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 là các chiến dịch xảy ra kế tiếp nhau, có khi gối đầu nhau, với quy mô ngày càng lớn, tốc độ tiến công ngày càng cao.Từ đặc điểm ấy, việc tổ chức chiến đấu, chỉ huy, hiệp đồng phải khẩn trương, tỉ mỉ, đồng thời đòi hỏi ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm cao của người chỉ huy các cấp.
       
        Do có nhiều lực lượng, nhiều thành phần với tính chất nhiệm vụ khác nhau nên công tác tổ chức chiến đấu, chỉ huy hiệp đồng rất phức tạp, cần được tiến hành trước theo kế hoạch.

        Lực lượng phòng không trong biên chế hoặc tăng cường của các binh đội, binh đoàn lục quân thường được tổ chức với quy mô thích hợp, trang bị vũ khí phòng không gọn nhẹ có sức cơ động cao, làm nhiệm vụ đi cùng và do người chỉ huy binh chủng hợp thành trực tiếp giao nhiệm vụ và tổ chức hiệp đồng cụ thể trong từng trận chiến đấu. Người chỉ huy phân đội, binh đội phòng không căn cú vào nhiệm vụ được giao và kế hoạch hiệp đồng mà quyết định thời cơ bắn ra sao cho vừa phát huy được tính năng  của vũ khí, vừa phù hợp với yêu cầu của trận đánh.
       
        Lực lượng phòng không trong biên chế hay tăng cường của quân khu, quân đoàn gồm các binh đội, binh đoàn phòng không cơ giới và tên lửa phòng không tầm thấp thường làm nhiệm vụ dự bị hay tăng cường cho các hướng, do tư lệnh quân khu, quân đoàn chỉ huy thông qua chủ nhiệm phòng không cấp mình. Ở đây cơ quan tham mưu phòng không giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức chiến đấu, chỉ huy và hiệp đồng.
       
        Lực lượng không dự bị và tăng cường cho chiến dịch là các binh đoàn phòng không hỗn hợp làm nhiệm vụ dự bị chiến dịch, do tư lệnh chiến dịch chỉ huy thông qua tiền phương của quân chủng Phòng không - Không quân (giữ vai trò chủ nhiệm phòng không chiến dịch).

        Có xác định, phân cấp chỉ huy rõ ràng mới tránh được tình trạng phân tán, rời rạc, mới phá huy được hết sức mạnh của các lực lượng phòng không tham chiếu. Song trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 vừa qua, không phải chiến dịch nào, trận chiến đấu nào cũng làm được như vậy lên ít nhiều đã hạn chế hiệu suất chiến đấu của các lực lượng phòng không. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân biên chế tổ chức lực lượng chưa thống nhất, thiếu phương tiện thông tin chỉ huy, thậm chí thiếu cả sở chỉ huy phòng không, nên trong thực tế người chỉ huy binh chủng hợp thành chỉ giao nhiệm vụ chiến đấu phòng không cho người chỉ huy phòng không có một lần (thường ở giai đoạn tổ chức chiến đấu), còn trong quá trình diễn biến chiến đấu, không giao nhiệm vụ bổ sung.
       
        Trên đây là một số kinh nghiệm về nghệ thuật tác chiến phòng không  trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975. Trong tình hình mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, với lực lượng phòng không đã được tôi luyện trong hai cuộc chiến tranh giải phóng, những kinh nhiệm trên nhất định sẽ được vận dụng và phát triển cao hơn, phong phú hơn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #87 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2016, 08:10:17 pm »

       
CÔNG BINH BẢO ĐẢM CƠ ĐỘNG
TRONG CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG THẦN TỐC XUÂN 1975
                             
Đại tá  TRẦN VĂN GIẢNG       
       
        Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 đã chứng minh sự phát triển tới mức cao của nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân Việt Nam, trong đó có vấn đề bảo đảm cơ động mà công binh đã đóng góp một phần.

        Chưa bao giờ chúng ta phải bảo đảm cơ động, vận chuyển một số quân đông với trang bị kỹ thuật hiện đại và khối lượng vật chất lớn như trong cuộc tổng tiến công này. Công tác tổ chức bảo đảm cơ động lại diễn ra trong điều kiện: về không gian, phải triển khai rộng khắp và đồng thời trên tất cả các tuyến giao thông, ở tất cả các hướng chiến lược; về thời gian, phải bảo đảm cho bộ đội hành quân mau lẹ, chớp được thời cơ chiến lược, thực hiện tư tưởng chỉ đạo "thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng".
       
        Dưới đây là mấy bài học kinh nghiệm về công binh bảo đảm cơ động trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975.

        1. Xây dựng mạng đường chiến lược, chiến dịch hoàn chỉnh và có chất lượng tốt là một nội dung cơ bản của công tác chuẩn bị chiến trường, một nhiệm vụ công trình then chốt
       
        Quán triệt tinh thần Nghị quyết 12 của Ban Chấp hành trung ương Đảng (khoá III) tháng 12 năm 1965, Quân uỷ trung ương đã đề ra 6 phương thức tác chiến chiến lược, trong đó nhấn mạnh phương thức tác chiến hợp đồng binh chủng của bộ đội tập trung, mà nội dung là mở những chiến dịch vừa và lớn, đánh thắng những trận có tác dụng về chiến lược làm chuyển biến cục diện chiến tranh.

        Trong 10 năm xây dựng hoà bình (1954 - 1964) trang bị của quân đội ta đã được cải tiến một bước, không những có pháo mặt đất, pháo cao xạ với số lượng và chủng loại nhiều hơn trước mà còn có nhiều loại binh khí kỹ thuật khác. Vì vậy nói đến tác chiến hợp đồng binh chủng là phải nói đến chuẩn bị chiến trường, xây dựng đường xá, bảo đảm cơ động, nhất là cho binh khí kỹ thuật. Điều này lại càng quan trọng vì nhiều cuộc tiến công của ta thường bắt đầu từ rừng núi phát triển xuống đồng bằng. Do đó, cầu đường càng phải đi trước một bước.
       
        Mặt khác, xây dựng cầu đường đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức, thời gian. Đường càng nhiều chất lượng đường càng tốt thì càng tạo điều kiện cho quân đội nâng cao sức mạnh đột kích, tạo thế áp đảo quân địch. Cơ động nhanh hay chậm là yếu tố thể hiện khả năng chiấn đấu của một quân đội. "Có lực lượng lớn, có trang bị hiện đại chưa đủ, còn phải tổ chức chiến trường để có thể phát huy được sức mạnh của lực lượng lớn và trang bị hiện đại đó". Vì vậy "một vấn đề then chốt là phải có hệ thống đường cơ động tốt".

        Thực hiện cuộc chiến tranh chống Mỹ cho thấy, phải qua hàng chục năm phấn đấu, dồn sức người sức của, ta mới xây dựng được một hệ thống đường chiến lược, chiến dịch hoàn chỉnh với chiều dài hàng vạn ki-lô-mét. Nhìn lại quá trình hình thành mạng đường sá, có thể thấy vai trò và tác dụng của nó qua các thời kỳ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
       
        Bước vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1968 quân đội ta đã có một số trang bị kỹ thuật (xe tăng, pháo binh cơ giới, tên lửa phòng không...) có khả năng tạo lên sức đột kích mạnh. Tuy vậy lúc ấy ta sử dụng lực lượng tinh nhuệ là chủ yếu để đánh vào các thành phố, thị xã, chưa thực hiện rộng rãi cách đánh hợp đồng binh chủng hiện đại, trừ một số trận ở khu vực Khe Sanh có sử dụng pháo binh cơ giới và xe tăng nhưng cũng chỉ với quy mô nhỏ. Có nhiều nguyên nhân khá quan trọng là thiếu đường vận chuyển và cơ động. Lúc ấy, ta mới có một trục đường chiến lược vào nam Tây Nguyên, mạng đường chiến dịch trên các hướng chiến lược chưa hình thành.
       
        Tới năm 1972, ta đã củng cố thêm trục đường chiến lược Bắc - Nam, mở một số mạng đường chiến dịch ở bắc Quảng Trị, tây Công Tum, bắc Bình Long. Việc chuẩn bị đường sá trong thời kỳ này cùng với các mặt chuẩn bị khác đã tạo điều kiện cho ta mở chiến dịch tiến công hợp đồng binh chủng quy mô vừa ở Quảng Trị, Công Tum, Bình Long. Tuy vậy mạng đường chiến lược, chiến dịch lúc này mới có khả năng bảo đảm cho chủ lực cơ động, triển khai đánh vỡ phòng tuyến bên ngoài của địch, chưa bảo đảm được cơ động, vận chuyển quy mô lớn, đường dài, suốt từ Bắc vào Nam. Do đó, chưa tạo điều kiện mở được những chiến dịch hợp đồng lớn trên những hướng mà ta muốn.

        Ở hướng tiến công Trị - Thiên 1972 ta xây dựng được một mạng đường chiến dịch tương đối hoàn chỉnh ở phía bắc Quảng Trị, nối liền với trục chiến lược bảo đảm cho binh khi kỹ thuật cơ động từ hậu phương vào, cùng với bộ đội triển khai tạo thế áp đảo quân địch ngay từ đầu chiến dịch. Chỉ trong một tháng, ta tiêu diệt một loạt cứ điểm ở phòng tuyến bên ngoài, diệt sư đoàn 3 ngụy, giải phóng Quảng Trị. Lúc này lực lượng ta còn sung sức, có khả năng phát triển sâu hơn nữa. Tuy vậy, ta đã phải dừng lại ở  tuyến sông Mỹ Chánh. Có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân ở chiến trường phía nam Quảng Trị và tây Thừa Thiên lúc này ta chưa chuẩn bị được đường sá.
       
        Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975, tình hình đã khác hẳn. Từ những kinh nghiệm của năm 1968 và 1972, sau hiệp định Pa-ri, quán triệt nghị quyết 21 của trung ương Đảng, ta đã tập chung nỗ lực xây dựng mạng đường chiến lược, chiến dịch, để có thể mở những chiến dịch quy mô lớn kế tiếp nhau với lực lượng tham gia gồm nhiều binh đoàn chủ lực và các binh chủng kỹ thuật.
       
        Về đường chiến lược,trên cơ sở mạng đường đã có, ta đã chọn ra hai tuyến thích hợp nhất, cải tạo và nâng chất lượng, bảo đảm cho xe vận chuyển đội hình lớn và các binh khí kỹ thuật nặng cơ động. Bằng nhiều biện phấp kỹ thuật (rải đá, mở rộng mặt đường, xây dựng cầu cống, hạ dốc...) ta đã củng cố được 2862km trên tổng số 9.687km đường chiến lược, hình thành một thế đường chiến lược liên hoàn giữa hai trục đông và tây Trường Sơn, đi suốt từ Quảng Trị đến miền Đông Nam Bộ.
       
        Mặt khác, trong quá trình cuộc tổng tiến công, ta đã nhanh chóng khôi phục các đường chiến lược của địch, sử dụng đường số 14 nối liền với trục đông Trường Sơn và đường số 1 mới được giải phóng. Mạng đường chiến lược đó - động mạch chủ của toàn chiến trường miền Nam - đã bảo đảm vận chuyển một khối lượng lớn vật chất, kỹ thuật tới cát các chiến trường Trị - Thiên, khu 5, Nam Bộ, bảo đảm cho các binh khí kỹ thuật từ hậu phương chiến lược vào tập kết, triển khai trên các địa bàn chiến dịch, và cho quân đoàn 1 tiến công thần tốc tham gia chiến dịch Hồ chí Minh lịch sử.
       
        Mạng đường chiến dịch trên các hướng chiến lược Trị - Thiên, bắc Khu 5, Tây Nguyên, đông Nam Bộ cũng được mở rộng và củng cố với tổng số chiều dài 5.554km, tăng thêm 2.306km so với trước Hiệp định Pa-ri. Trong quá trình cuộc Tổng tiến công, ta lại nhanh chóng lối liền mạng đường đó với các đường trong vùng vừa được giải phóng. Nhờ đó đã tập kết , triển khai được lực lượng lớn bộ đội và binh khí kỹ thuật trên tất cả các địa bàn chiến dịch.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #88 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2016, 08:11:23 pm »

       
        Từ thực tiễn của những năm 1968 và 1972, đặc biệt của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975, có thể rút ra mấy kết luận sau đây.

        a) Tác chiến hợp đồng binh chủng quy mô ngày càng lớn, thì đường sá càng có quan hệ mật thiết với cách đánh của chiến dịch. Số lượng và chất lượng đường là một yếu tố vật chất phải tính đến khi sử dụng, phát huy hiệu lực của các binh khí kỹ thuật, xác định hướng đột kích chủ yếu, tốc độ tiến công và chiều sâu chiến dịch. Vì vậy, trong công tác tổ chức chiến trường, chuẩn bị đường sá phải được coi là một khâu trung tâm đầu tiên. Điều đó càng có ý nghĩa lớn trong điều kiện ở nước ta lúc này mật độ đường sá còn rất thấp, bình quân 100km2 mới có 11 km đường;  ở rừng núi mật độ đó còn thấp hơn.
       
        b) Xây dựng mạng đường sá đòi hỏi nhiều sức người, sức của, thời gian và phương tiện kỹ thuật. Không thể tạo được một mạng đường chiến lược, chiến dịch hoàn chỉnh trong vài tháng, mà phải mất hàng năm, nhiều năm. Một trung đoàn công binh làm đường trên địa hình trung bình có khối lượng 3500 - 4000m3/1km, một tháng thường chỉ làm được 11km đường quân sự làm gấp. Đế quốc Mỹ đã phải mất 7 năm chuẩn bị mạng đường sá ở miền Nam Việt Nam trước khi đưa quân Mỹ vào tác chiến. Vì vậy để chuẩn bị cho đất nước sẵn sàng chống xâm lược, việc xây dựng mạng đường sá về cơ bản phải được thực hiện trong thời bình theo quy hoạch chiến lược đã được xác định. Đây là một nội dung của việc kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng. Hệ thống đường chiến lược phải nằm trong kế hoạch chung của Nhà Nước; hệ thống đường chiến dịch có thể kết hợp giữa kinh tế địa phương với việc chuẩn bị tác chiến trên địa bàn của từng quân khu.
       
        c) Số lượng và chất lượng là hai yếu tố tạo thành sự hoàn chỉnh của mạng đường, trong đó chất lượng có ý nghĩa quyết định để bảo đảm tốc độ cơ động, nhất là đối với các binh khí kỹ thuật. Đường xấu sẽ ảnh hưởng đến tốc độ cơ động, xe cộ dễ hư hỏng. Trục tây Trường Sơn là đường đất, khi có lưu lượng xe lớn, đường xuống cấp nhanh, có nhiều "ổ gà" làm tốc độ  xe giảm, xe dễ hư hỏng.Vì vậy, Quân đoàn 1 cơ động theo trục tây Trường Sơn trung bình một ngày đêm chỉ đi được 100km. Trong khi đó, Quân đoàn 2 cơ động theo đường 1, tuy phải vượt qua nhiều cầu cống bị phá, nhưng nhờ chất lượng đường tốt đã đưa kịp đội hình vào chiến đấu ở nam Khu 5. Trung đoàn cầu thuyền 249 từ miền Bắc vào tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh đi theo đường tây Trường Sơn nên nhiều xe bị hỏng, do đó tập kết đội hình không gọn, phải kéo dài nhiều ngày. Trong khi đó, trung đoàn cầu thuyền 239 với chất lương xe kém hơn, nhưng hành quân theo đường số 1 nên đã vào tập kết nhanh, gọn, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo đảm cơ động ở Khu 5.
       
        Từ đó có thể kết luận: về chất lượng, hệ thống đường chiến lược phải xây dựng cơ bản, theo tiêu chuẩn của Nhà Nước, bảo đảm được mật độ xe cơ động cao. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 trung bình một ngày đêm có 2000 xe cơ động trên môt trục với tốc độ trung bình 40km/ giờ. Đường chiến dịch phải đáp ứng yêu cầu cơ động của các binh khí kỹ thuật nặng, cồng kềnh, vận chuyển hậu cần quy mô lớn, bảo vệ kịp thời việc cơ động và chuyển hoá đội hình tiến công. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, đã có 300 - 500 xe cơ động một ngày đêm trên một trục với tốc độ 30km/giờ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #89 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2016, 08:13:09 pm »

       
        2. Phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi lực lượng bảo đảm giao thông, kết hợp giữa lực lượng tại chỗ với lực lượng cơ động trong đội hình, đáp ứng kịp thời các tình huống bảo đảm cơ động.
           
        Một quân đội càng có khả năng cơ động, biến hoá đội hình nhanh thì càng có điều kiện gây cho địch bất ngờ từ tình huống này đến tình huống khác, nhờ vậy mà thường xuyên giữ được quyền chủ động về chiến lược, chiến dịch, chiến đấu. Để tạo nên ưu thế đó, không thể thiếu công tác bảo đảm cơ động. Bảo đảm cơ động kịp thời thì bộ đội có thể di chuyển nhanh, xử trí linh hoạt, giữ vững được quyền chủ động trên chiến trường. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975, bộ đội ta đã có nhiều hình thức cơ động chiến lược, chiến dịch khá phong phú.
       
        Về cơ động chiến lược, thường có những dạng sau đây:

        - Cơ động đường dài từ hậu phương chiến lược vào vị trí tập kết; đó là trường hợp của Quân đoàn 1 hành quân cấp tốc trên quãng đường 1500 km từ hậu phương lớn vào Đồng Xoài để tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh.

        - Cơ động từ hướng chiến lược này sang hướng chiến lược khác; đó là trường hợp của Quân đoàn 3, sau khi giải phóng Tây Nguyên, cơ động theo đường số 14 vào tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh.

        - Vừa hành quân vừa đánh địch, cơ động từ địa bàn chiến dịch này sang địa bàn chiến dịch khác; đó là trường hợp của Quân đoàn 2, sau khi tham gia chiến dịch Huế - Đà Nẵng đã cơ động theo đường số 1, vừa đi vừa đánh địch ở Phan Rang, Phan Thiết, Hàm Tân, cuối cùng vào vị trí tập kết tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh.
       
        Các tình huống cơ động trên đều diễn ra trên không gian rộng ta có thời gian để từng bước trinh sát địa hình trước, nên việc bảo đảm cơ động chủ yếu dựa vào lực lượng tại chỗ, việc bảo đảm đường sá ở miền Bắc do công binh các quân khu cùng với công nhân Bộ giao thông đảm nhiệm. Công binh đoàn 559 có nhiệm vụ bảo đảm đường sá trên tuyến chiến lược Trường Sơn. Cùng với các lực lượng tại chỗ nói trên, các quân đoàn đã sử dụng lực lượng công binh của bản thân để tự khắc phục chướng ngại trên đường, ở những nơi mà lực lượng tại chỗ chưa kịp triển khai.
       
        Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975, việc bảo đảm cơ động chiến dịch cũng rất phức tạp, khó khăn. Các binh đoàn chủ lực phải cơ động bằng cơ giới qua nhiều địa hình phức tạp: rừng núi, đồng bằng, ven biển... Ở rừng núi, đường chiến dịch do ta làm chủ yếu là đường đất, chất lượng xấu, nền đường mới chưa ổn định; đường trong vùng mới giải phóng tuy mặt đường tốt, nhưng nhiều cầu cống bị địch phá, dọc đường có nhiều vật cản, bom mìn...
       
        Có mấy vấn đề nổi lên trong bảo đảm cơ động chiến dịch.

        Một là, bảo đảm cho bộ đội triển khai đội hình chiến dịch. Nội dung chủ yếu là chuẩn bị và bảo đảm đường sá để bộ đội và binh khí kỹ thuật cơ động từ xa đến triển khai đội hình nhanh và tiến công được ngay. Đó là trường hợp của các đơn vị đánh Buôn Ma Thuột. Cách đánh vào thị xã là bí mật, bất ngờ, dùng sức mạnh binh chủng hợp thành thọc sâu vào trung tâm đầu não quân địch ngay từ đầu, không qua đột phá vành ngoài. Nhiệm vụ công binh là mở đường, tổ chức vượt sông, bảo đảm cho bộ đội tập kết cách mục tiêu tiến công 20-30km trong đêm 9 tháng 3 đồng thời vào chiếm lĩnh trận địa và tiến công ngay. Vì vậy, một ngày trước đó, công binh phải làm mọi công tác chuẩn bị hết sức bí mật. Các gốc cây ở sát nương rẫy mà dân thường qua laị thì dùng cưa cưa 3/4 đường kính theo hướng tiến công, rồi ngụy trang xóa dấu vết. Trước khi bắt đầu tiến công thì cưa nốt phần còn lại hoặc để xe tăng đè đổ trong khi cơ động. Những chỗ cần dùng bộc phá để mở đường thì đào lỗ, chuẩn bị sẵn sàng nổ, đợi khi nổ súng tiến công thì điểm hoả. Với những biện pháp như vậy, công binh đã bảo đảm cho bộ đội vào chiếm lĩnh trận địa bí mật, an toàn, tiến công đúng thời gian quy định.
       
        Hai là bảo đảm cơ động cho các binh đoàn chiến dịch phát triển tiến công mà nội dung chủ yếu là khắc phục các bãi mìn và sửa chữa đường cầu bị địch phá trên các hướng cơ động. Đó là trường hợp công binh bảo đảm cho Quân đoàn 2 tham gia chiến dịch Huế - Đà Nẵng. Địch ở cùng Kim Sắc, Núi Bông bị đánh, co chạy về Huế. Trong khi rút chạy, chúng phá sập các cầu Truồi, La Sơn, Phú Bài. Lữ đoàn công binh 219 trong đội hình của Quân đoàn 2 đã nhanh chóng bảo đảm vượt sông bằng cách ghép phà ở La Sơn, bến Truồi, bắc cầu nổi Phú Bài, gỡ mìn trên đường số 14, bảo đảm kịp thời cho xe tăng, pháo binh vào tham gia giải phóng Huế, chặn địch rút chạy ở các cửa Thuận An và Tư Hiền.
       
        Trong bảo đảm phát triển tiến công, còn có tình huống bảo đảm đánh địch phản kích, như trường hợp sư đoàn 10 cơ động đánh sơ đoàn 23 ngụy phản kích hòng chiếm lại Buôn Ma Thuột, và bảo đảm cơ động đuổi địch, như sư đoàn 320 truy kích địch rút chạy theo đường số 7. Cách đánh địch phản kích và cách đánh địch rút chạy có khác nhau, nên cách tổ chức bảo đảm cơ động của công binh cũng không giống nhau. Trong đánh phản kích, phải tiêu diệt gọn để đánh bại ý đồ của địch chiếm lại mục tiêu đã mất. Vì vậy ngoài việc tận dụng đường sẵn có, có thể phải nhanh chóng làm một số đường mới. Trái lại khi đánh địch rút chạy, do thời gian rất khẩn trương, nên lợi dụng đường sá sẵn có là chính, công binh có nhiệm vụ đi trước dò gỡ mìn, khắc phục cầu cống bị phá, trường hợp thật cần thiết mới làm đường có vòng tránh.
       
        Ba là, bảo đảm cơ động cho các binh đoàn thọc sâu. Nội dung chủ yếu là khắc phục vật cản trên đường, nhất là các ngòi lạch, tận dụng mạng đường sá của địch để bảo đảm tiến công liên tục: ngoài ra còn phối hợp với biệt động, đặc công đánh chiếm và giữ các cầu quan trọng. Trường hợp này đã diễn ra trong chiến dịch Hồ Chí Minh, như bảo đảm cho Quân đoàn 1 theo đường số 13 thọc sâu đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu ngụy, Quân đoàn 2 cơ động trên xa lộ Biên Hoà - Sài Gòn vào đánh chiếm dinh Độc lập, v.v.

        Ba tình huống công binh bảo đảm cơ động chiến dịch nói trên thường diễn ra trên địa hình vùng mới giải phóng, ta không có điều kiện trinh sát công trình trước. Quân địch tuy hoang mang bối rối, nhưng hành động vẫn ngoan cố chống cự. Thời cơ nhanh chóng tiêu diệt địch xuất hiện và đi qua rất nhanh: lúc này thời gian là lực lượng. Ta không có điều kiện ém sẵn lực lượng bảo đảm tại chỗ do đó để khắc phục các chướng ngại dọc đường, các binh đoàn chiến dịch đều tổ chức đội bảo đảm vận động mạnh, phái đi trước đội hình làm nhiệm vụ mở đường cho các mũi tiến công.
       
        Bốn là, bảo đảm vượt sông và khắc phục sông ngòi trong chiến dịch. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975, việc bảo đảm vượt sông diễn ra với quy mô chưa từng có trên nhiều chiến trường từ Tây Nguyên đến Khu 5, nam Bộ, trong điều kiện địa hình phức tạp và tình huống diễn biến rất khẩn trương. Công binh đã sử dụng  tất cả các phương thức: Phà, ngầm, cầu nổi, cầu cứng... khắc phục sông, ngòi, lạch ở 375 điểm (khoảng 11% số chướng ngại thiên nhiên trên các đường), trong đó phải tổ chức vượt sông ở 56 điểm.
       
        Nhìn chung, việc bảo đảm vượt sông thường xảy ra trong các tình huống sau:

        - Bí mật vượt sông sát địch để triển khai đội hình tấn công, như trong chiến dịch Tây Nguyên, tổ chức cho bộ đội và binh khí kỹ thuật, bất ngờ vượt sông Sê-rê-pốc (rộng 100m) ở sát địch.

        - Vượt sông trong phát triển tiến công, như trong chiến dịch Hồ Chí Minh bảo đảm cho Quân đoàn 2 vượt bến Cát Lái ở ngay của ngõ Sài Gòn. Đây là một cuộc vượt sông bằng sức mạnh tung thâm dải phòng ngự của địch trong thế địch tan rã về chiến lược. Công binh đã trinh sát địa hình, sử dụng phà và người lái phà của địch chở binh khí kỹ thuật của bộ đội ta qua sông.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM