Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 09:42:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tướng Giáp qua hai cuộc chiến tranh Đông Dương  (Đọc 37260 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #100 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2016, 05:28:19 am »

        Ít hôm, pháo của căn cứ và của trại Caroll đáp lại 10 quả đạn đối với 1 quả đạn của đối phương (có đến 2000 mỗi ngày) nhưng mặc dầu cố gắng hết sức, các sĩ quan cũng không thể đáp lại và làm im pháo đối phương. Cũng ở Điện Biên Phủ, khi một khẩu đã bắn, nó được kéo vào trận địa ẩn nấp được ngụy trang khéo léo; máy bay không phát hiện được, các trinh sát mặt đất thì không đủ gần để mà nhìn thấy. Hơn nữa, một số khẩu pháo của Quân đội nhân dân Việt Nam có một tầm xa cao hơn các khẩu ở Khe Sanh cho nên những khẩu pháo cỡ lớn ở trại Caroll vì quá xa không với tới.

        Từ tháng 2, các hiệu thính viên điện đài nhận được tín hiệu xuất phát từ một hệ thống hang ở bên kia biên giới chỉ rõ có một tổng hành dinh ở cách Tây bắc Khe Sanh 30 km-chắc là bộ tư lệnh tiền phương điều hành toàn bộ lực lượng đối phương. Vài ngày hôm sau, tiếng rì rầm bắt đầu di chuyển, theo đó tự ông Giáp sẽ đến để quan sát đợt xung phong cuối cùng. Với hi vọng giết chết ông, máy bay B52 chà xát khu vực khiến cho các máy phát vô tuyến ngừng làm việc 2 ngày. Nhưng ông Giáp không có ở đó. Quân đội không bố trí máy bay lên thẳng để ông quan sát tận mắt mặt trận; dù thế nào cũng không cho phép ông rời khỏi tổng hành dinh ở Hà Nội, bỏ qua nhiều nhiệm vụ chính trị cũng như quân sự. Hơn nữa, ông không có lý do gì phải đến Khe Sanh; kinh nghiệm dạy cho ông có thể hoàn toàn tin tưởng vào các sĩ quan cấp dưới (Trong một nghĩa khác, thật đáng tiếc: nếu ông có mặt tại chỗ, chúng ta sẽ có một câu chuyện hay về các sự kiện về phương diện Việt Nam).

        Lính thuỷ đóng trên các cao điểm là không may nhất. Đối phương cần có những độ cao ấy trước khi tấn công căn cứ; điều đó khiến cho lúc này lúc khác xảy ra những trận ác chiến, nhưng không bao giờ tấn công lớn. Mặc dầu đạn cao xạ của đối phương, và thời tiết xấu, những máy bay lên thăng vẫn ngày lại ngày tiếp tế lương thực thực phẩm, đạn dược kể cả nước thường trong những tấm lưới căng dưới máy bay. Trên Nam cao điểm 881, một người của Dab hay thổi kèn mọi buổi sáng, và các bạn của anh ta kéo lên những lá cờ trên những cột tạm bợ. (Khi báo chí đưa tin cờ đã bị mảnh đạn làm rách nát, người dân Mỹ gửi đến mỗi vị trí 52 cờ. Tất cả đủ yêu cầu).

        Tất cả những người lính thuỷ chiến đấu rất dũng cảm trong những điều kiện khủng khiếp-nhưng bộ đội Bắc Việt Nam cũng vậy. Theo đại úy Ray W.Stubbe, có mặt tại chỗ "Kỷ luật bắn và ngụy trang của họ thật mẫu mực, cũng như lòng dũng cảm và tính kiên nhẫn". Cuối tuần đầu của tháng 2, 10% lính đồn trú dã bị giết hoặc bị thương phần lớn vì đạn pháo. Về các mặt, Khe Sanh bắt đầu giống như Điện Biên Phủ. Cũng như ở Điện Biên Phủ, có máu và những bọ mặt hốc hác, có mưa, có bùn, có hầm sụt. Và đói. Và tiếng nổ không ngừng. Có bom ở Khe Sanh và đạn và băng bó; những đôi chân lạnh buốt và ẩm ướt, phân người và rác rưởi. Những con chuột đi dạo khắp nơi, tranh nhau các đống rác, chạy qua mặt những người đang ngủ trong hố. Cũng có những giao thông hào của đối phương tiến gần đến hàng ngày. Sung sướng thay những thương binh được máy bay lên thẳng trở đi, không có bệnh viện tạm thời thối mùi máu ở Khe Sanh. Nhưng phải trả giá đắt: có nhiều lái máy bay và thầy thuốc bị tai nạn.

        Cũng như ở Điện Biên Phủ, quân ở Khe Sanh thỉnh thoảng chỉ có thể tiếp tế bằng dù; lý do không hoàn toàn vì pháo cao xạ đối phương, mà mây mù bao trùm nhiều ngày trên đường băng làm cho máy bay không hạ cánh được kể cả trực thăng. Bao giờ về mùa này những khối lớn khí nóng bốc lên từ cái thùng sâu cách 200 mét cuối đường băng (và nơi dòng sông cung cấp nước cho căn cứ) gặp không khí lạnh từ núi đến cũng tạo thành mây mù.

        Khi những người lái máy bay của không lực Hoa Kỳ không thể nhìn thấy mặt đất, họ sử dụng hoặc hệ thống LAPES, hoặc kỹ thuật GPES một cái móc buộc ở đầu sợi dây cắm xuống đất để kéo một kiện hàng ở phía sau máy bay. Song những sáng kiến này cũng chỉ là những cách xoay xở tạm thời; các chuyến dù bảo đảm cho phần lớn việc tiếp tế cho căn cứ vẫn còn phải và luôn luôn đợi thời tiết thuận lợi. Những nhiệm vụ này sẽ không nguy hiểm; đường tiếp cận của máy bay phụ thuộc vào chiều gió và đối phương bắn vu vơ qua mây mù thỉnh thoảng cũng đúng một mục tiêu.

        Dịch vụ tình báo cho biết rằng đã ít ngày, một bộ phận của sư đoàn 320 đang hoạt động về phía Đông và triển khai đội hình tấn công trại Carroll. Nếu căn cứ này bị sụp đổ, sẽ có thể là kết thúc của Khe Sanh, mất sự yểm trợ của pháo binh hạng nặng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #101 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2016, 05:32:16 am »

        Luôn luôn bị mây mù và dưới trời mưa không ngớt, lại bị pháo binh đối phương liên tục đánh phá, lính thuỷ nghiến răng chịu đựng. Bỗng nhiên ngày 6 tháng 2, sau khi trời sập tối, đối phương đánh chiếm Làng Vây, lần đầu tiên sử dụng xe tăng đánh lại quân Mỹ mà một vài chiếc do phụ nữ lái. (Sau chiến tranh được biết bằng xe tăng đã được sử dụng một lần trước đó, chống lại các lực lượng Lào cách vài km về phía Tây). Tổng hành dinh Sài Gòn rụng rời được tin này-điều này đưa chiến tranh Việt Nam lên một tầm mới-nhưng sự sợ hãi là quá đáng: những xe tăng có thể rất dễ bị phá huỷ nhờ những vũ khí chống tăng mang vác được mà lính thuỷ ở Khe Sanh đã được trang bị. Đó là những chiếc tăng của Trung Quốc theo kiểu Liên Xô PT.76, một chiếc xe lội nước bọc sắt mỏng nặng 14 tấn không thể so sánh được với loại xe tăng hạng nặng T.72 của Quân đội nhân dân Việt Nam sử dụng mấy năm sau. Chúng cũng trang bị kém hơn những khẩu pháo 76mm và súng máy 7,62mm được sử dụng để tiêu diệt quân phòng ngự ở Làng Vây. 316/400 lính phòng ngự căn cứ nhỏ này bị tiêu diệt: 4 đại đội lính Nam Việt Nam, tiểu đội trinh sát 1 đại đội người dân tộc Bru, 1 lực lượng tiến công cơ động gồm 161 người dân tộc Hrê, và 10 lính mũ nồi xanh Mỹ. Chỉ còn 14 lính Mỹ và 60 lính dân tộc ít người sống sót. Đó là một vụ tàn sát đau đớn vì ban đêm không thể điều động lực lượng tăng viện để ứng cứu căn cứ tiền tiêu ở một khoảng cách rất thuận lợi phía bên kia làng.

        Quân đồn trú căn cứ Khe Sanh và các cao điểm chắc chắn cũng không chậm trễ. Họ chuẩn bị đối mặt với sự tấn công, nhưng chẳng thấy gì. Lý do chính là máy bay B52.

        Không thể so sánh sự yểm trợ của máy bay quân Pháp ở Điện Biên Phủ với sức mạnh to lớn của không lực Hoa Kỳ. Quân Pháp có độ chừng 200 máy bay, quân Mỹ có hơn 2.000 và một hạm đội của B52. Suốt trong 3 giờ, ngày cũng như đêm, 2 đội 3 máy bay B52 bay ở độ cao trên mây mù, thả hàng trăm quả bom xuống khu vực nghi ngờ có vị trí của đối phương (vì điều kiện khí hậu thời tiết rất xấu ở miền Bắc Việt Nam, 3/4 máy bay B52 thực hiện kế hoạch Rollind Thunder đều được điều động đến Khe Sanh. Các máy bay được điều khiển đến mục tiêu từ một người điều khiển trong căn cứ). Trong phạm vi không tập của máy bay ném bom, các trận địa của miền Bắc Việt Nam phải chịu một cuộc tấn công trên không trong 5 phút/lần. Cộng tất cả bom thả xuống hàng ngày gấp 3 lần lượng bom sử dụng hàng ngày trong chiến tranh thế giới với sức công phá bằng 4 quả bom nguyên tử loại sử dụng ở Hirosima. Các cuộc ném bom chính xác đến độ có thể đánh những mục tiêu chỉ cách vị trí lính thuỷ có 200 mét.

        Máy bay B52 đến từ Giam, Utapao ở Thái Lan hoặc từ Kadena trên đảo Okinawa. Các phi công máy bay ném bom đến từ khắp nơi và thuộc về các lực lượng rất khác nhau. máy bay hải quân 1, không lực 7, tư lệnh không quân chiến lược, hải quân Hoa Kỳ 77, các đơn vị không quân Nam Việt Nam và không quân quân đội mặt đất. Các máy bay cũng nhiều loại khác nhau: Thunderchifs, Phantoms, Sky Hawko, Intruders, Cousaders, Skyrauders bay lượn không ngừng trong khu vực căn cứ. Chúng cũng rải chất độc rụng lá; trên hàng cây số, rừng rậm trở thành một vùng hoang vắng che phủ bằng cây cối chết và cây cối bị gậy nát.

        Bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam không thể tấn công được bởi vì các kế hoạch luôn bị đảo lộn: các điểm chuẩn bị địa hình đều bị bom xoá đi, con người không tìm thấy đường đi; các trung đội hoặc đại đội đang đi đến địa điểm tập trung thì một trận không tập của máy bay làm phân tán ra từng mảnh trước khi đến nơi; đi lên hàng đầu họ không thể ẩn dấu dưới lá cây bị chất hoá học làm rụng hết, trở thành mục tiêu dễ dàng cho pháo binh Mỹ. Trong bán kính 3 km xung quanh các vị trí, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam không thể ẩn nấp trong các giao thông hào hoặc hầm cá nhân chỉ chờ phải hi sinh. (May mắn thay cho những người ở phía sau, tác dụng của không tập đã giảm đi rất lớn vì trong hệ thống chỉ điểm cho máy bay ném bom có những tình báo cộng sản đưa tin về những mục tiêu và thời gian đánh phá. Các tin tức này nhanh chóng được truyền đến các đơn vị trong cuộc: với mọi khả năng có thể, họ trông vào những hang tối đào trong các cao điểm. Hệ thống địa đạo này chỉ bị khám phá sau chiến tranh. Song, bất kỳ thế nào những người dân tộc miền núi Bru hiện ở Khe Sanh có thể báo tin cho lính thuỷ; một trong số họ định làm việc ấy nhưng người ta không hiểu anh ta nói gì và giao cho một người Việt Nam).

        Đến 20 tháng hai, ông Giáp rút khỏi Khe Sanh 5 tiểu đoàn, hai của trung đoàn 29 sư 325C và 3 của trung đoàn 24 sư 304-để giảm bớt sức ép mà viện trợ cho quân giải phóng miền Nam Việt Nam ở Huế.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #102 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2016, 05:37:28 am »

        Chiều 29 tháng hai, một tiểu đoàn của sư đoàn 304 tấn công trung đoàn quân ngụy của miền Nam Việt Nam đóng ở giáp danh phía Đông căn cứ. Ba lần xung phong kế tiếp nhau trong ban đêm là những đòn tấn công mạnh nhất ở đây; sự thật là chỉ nghi binh cho sự rút lui của toàn bộ quân đội của Quân đội nhân dân Việt Nam tập trung xung quanh Khe Sanh.

        Ngày hôm ấy ngày thứ 40 của cuộc chiến và là ngày cuối cùng của tháng hai (đó là một năm nhuận: hàng nghìn lính thuỷ phàn nàn phải ở thêm 24 giờ ở Việt Nam), một số hào của đối phương chỉ còn cách vị trí phòng ngự hơn 100 mét. Tuần sau, các giao thông hào đến gần hơn một ít, nhưng không nhiều. Không còn thấy mớ bòng bong hầm hào ở Điện Biên Phủ mà ông Giáp đã khéo léo động viên chiến sĩ cố gắng hết sức. Ở đây không có dân, chiến sĩ không thể vừa chiến đấu vừa tránh bom vừa đào hào được.

        Ngày 6 tháng ba, trong khi lính thuỷ đang mỏi mắt chờ đợi trận tấn công cuối cùng, các lực lượng của ông Giáp dỡ trại và khó nhọc vượt qua những gì còn lại trên cánh rừng. Bốn mươi bảy ngày sau khi bắt đầu cuộc chiến, đối phương bỗng dưng biến mất. Đối với Lownds và quân lính của ông, việc ra đi này không thể giải thích được-kể cả việc đối phương không làm ô nhiễm con sông chảy xuống đáy thùng nguồn cung cấp nước duy nhất của căn cứ. Nếu họ làm chuyện đó, gánh nặng hậu cần này có thể là lối thoát cho cuộc chiến. Sự thật đối phương không nghĩ đến chuyện đó; sau đó, rõ ràng với khả năng vận tải to lớn bằng máy bay, quân Mỹ có thể sử dụng mọi cách để tiếp tế nước cho căn cứ.

        Đại đội Ấn Độ phòng ngự cao điểm 881 nam, bị tổn thất nặng nề (167 người trên quân số khi xuất phát 185 người). Vì họ chiếm mất vị trí rất dễ bị đánh mà quân đối phương rất thèm muốn. Nói chung, tổn thất không nặng nề, ít hơn những con số được đưa tin. 205 lính Mỹ chết ở Khe Sanh, vào khoảng 30 người một tuần lễ, một tỉ lệ tổn thất thấp hơn ở Huế và trong tấn công dịp Tết nhiều. Song cha tuyên úy Stubbe nói rằng đã đếm được 475 túi nhựa xanh đựng xác lính thuỷ. Hơn nữa con số 205 không tính đến những cuộc hành quân cấp cứu, và những lính mũ nồi xanh bị giết gồm căn cứ. Càng không kể đến người Bru, và Hrê đã chết bên cạnh họ, và tiểu đoàn ngụy miền Nam Việt Nam đóng ở ngoài căn cứ hoặc 49 lính Mỹ chết khi máy bay bị bắn rơi. Có thể toàn bộ tổn thất đã quá con số 600; không kể đến hàng trăm người tị nạn Lào cùng những người khác và số không xác định người Bru sống trong rừng nạn nhân của bom Mỹ. Tướng Westmoreland đã khẳng định rằng khu vực xung quanh Khe Sanh thực tế còn ở được, nhưng không đúng. Theo tin của cha Stubbe, khoảng 5.000 người Bru đã chết trong quá trình chiến tranh.

        Theo tin công luận Mỹ, tổn thất của đối phương lên đến 1.602, nhưng chỉ có 117 súng và 39 loại vũ khí khác bỏ lại trên chiến trường. Cũng có thể hàng trăm, hàng nghìn người bị bom không để lại dấu vết gì trong bụi bặm, bùn lầy và lá cây rụng. Tổng tư lệnh Sài Gòn nói là từ 10 nghìn đến 15 nghìn người chết nhưng theo thói quen, những tin tức của họ thường là nói quá lên.

        Ngày 23 tháng 3, tổng thống tuyên bố rằng tướng Westmoreland được cử giữ chức tổng tham mưu quân đội, trở về Hoa Kỳ.

        Ngày 17 tháng 4, 67 ngày sau khi bắt đầu cuộc chiến, quân đồn trú ở Khe Sanh được rút đi bằng lực lượng đi bằng đường bộ. Tướng Westmoreland khẳng định phải "đợi đến lúc thời tiết thuận lợi mới có thể rút đi. Trong thời gian chờ đợi, chúng ta vẫn không ngừng đánh lại quân ông Giáp". Cuộc hành quân ấy tổn thất 130 người chết (51 lính thuỷ, 46 quân mặt đất, 33 lính ngụy Nam Việt Nam) cộng thêm vào những tổn thất trong trận Khe Sanh.

        Theo tướng John J.Tolson chỉ huy sư đoàn ky binh không vận, người mục kích trận đánh, đến với việc rút quân; Khe Sanh là "một tình thế đau buồn ở đỉnh cao; vô kỷ luật mất trật tự, rác rưởi trùm lên tất cả nào đạn không nổ, nào vật liệu hư hỏng, và quân lính sống như những con chuột chứ không phải là người". Theo một nhà quan sát khác, "không còn cây cối không còn gì hết. Tất cá bị đốt cháy, tàn phá, nham nhở... như trên mặt trăng”. Một người khác tóm tắt những cảm tưởng của mình; "Khắp nơi những đống vôi gạch đổ nát, những xác chết, chẳng còn gì hơn...".

        Ngày 27 tháng 6, căn cứ Khe Sanh bị máy bay ủi san bằng, các công sự đều bị phá huỷ để cho đối phương sau này không thể chụp ảnh mà tuyên truyền. Tất cả mọi di tích đều bị phá huỷ đến mức chỉ còn những vết đất đổ trên cao nguyên.

        Một vài người tự hỏi tại sao. Khe Sanh bị bỏ rơi, vì trước đây đã nói rằng nó quan trọng thế. Nhưng mọi người vui vì đã kết thúc.

        Về trận Khe Sanh, những nhà bình luận của ông Giáp viết: "Đối với chúng ta, trận Khe Sanh không phải là một trận quan trọng lắm. Hay đúng hơn không quan trọng bằng đối với quân Mỹ. Đối với Hoa Kỳ, Khe Sanh đánh dấu một trận đánh lớn hơn trong bối cảnh phải bắt đầu sau Tết. Đó là một nghi binh, những có thể khai thác nếu chúng ta giảm bớt được tổn thất và thu được thắng lợi lớn...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #103 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2016, 05:40:21 am »

        "Trong khi quân Mỹ còn ở lại Khe Sanh để bảo vệ uy tín họ nói rằng Khe Sanh là quan trọng; khi họ đã bỏ đi, họ nói riêng nó đã chẳng quan trọng tí nào.

        Không, Khe Sanh không thật quan trọng đối với ông Giáp. Điều ông quan tâm là một lực lượng khoảng 33.000 quân dồn lại ở phía Nam giới tuyến quân sự, sẵn sàng để khai thác những đường cong của trận tấn công dịp Tết. Sau khi thất bại trong tấn công dịp Tết, lực lượng này phái chịu một đợt rút lui kéo dài khiến cho quân đội và máy bay Mỹ đang cần nhưng không hoạt động được. Nếu chiến sĩ có khả năng tiêu diệt được lính thủy ở Khe Sanh-tốt quá. Khi đã thấy giai đoạn ba (đợt sóng thứ hai) không thực hiện được, vì máy bay B52 ngăn chặn một trận tấn công quyết định, ông Giáp đã tính đến nổ súng: ông ra lệnh cho một bộ phận các lực lượng đi yểm trợ cho quân giải phóng miền Nam đã chiếm giữ Huế và số còn lại quay về chính diện của con đường.

        Westmoreland đã phê bình chỉ trích về việc chiếm giữ quyết định ở lại Khe Sanh và chiến đấu ở đó. Những lý do đẩy đến hành động như vậy hoàn toàn trong sáng và logic. Nhưng đi xa hơn, người ta có thể tự hỏi điều gì xảy ra nếu không làm như vậy. Có thể, những lực lượng của ông Giáp tập trung xung quanh Khe Sanh đã hoạt động về phía Đông để tăng cường lực lượng cho quân giải phóng miền Nam Việt Nam ở Huế, nơi có thể thành một cuộc chiến tranh quyết định như Điện Biên Phủ. Cũng như những người khác, Westmoreland chê ông Giáp chấp nhận những tổn thất nặng nề. Song không nên quên rằng trong quá trình các cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, ông Giáp đã chấp nhận những mất mát để bù trừ sức mạnh nội tâm: con người chống lại súng đạn. Nhưng khi tổn thất không cân bằng với kết quả, ông kết thúc tác chiến.

        So với các cuộc chiến tranh khác, những tổn thất của Mỹ ở Việt Nam còn rất nhẹ (và rõ ràng thấp hơn tổn thất của Pháp trong chiến tranh Đông Dương). Những trận đánh 7 ngày của cuộc chiến Secesion đã mất 36.000 người chết. Năm 1916 chỉ một ngày đầu cuộc chiến tranh Somme, quân Anh đã mất 60.000 người trong đó gần 20.000 người chết. Trong quá trình chiến tranh thế giới lần thứ hai, trung đoàn lính thuỷ-cũng là trung đoàn 26-phòng ngự Khe Sanh, đã mất 26.000 người trong một trận tấn công chống quân Nhật. Nhưng thái độ đã thay đổi: những bài diễn văn sôvanh không thuyết phục được ai, không nên quên rằng ở thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai, không có truyền hình, nếu có vô tuyến truyền hình, những trận chiến đấu ấy không thể kéo dài lâu đến như vậy.

        Những người Mỹ và người Bắc Việt Nam có những thái độ rất khác nhau vì vấn đề ấy. Những người lính rất bị kích động vì những chính sách giới hạn số thương vong, vì họ rất dễ bị tổn thương bởi những hình ảnh các quan tài sắp hàng dài trên đường băng sân bạt miền Nam Việt Nam thỉnh thoảng gây nên những sự cuồng loạn.

        Trái lại ông Giáp và nhân dân miền Bắc Việt Nam, chấp nhận những mất mát, họ coi như là một phần của cái giá phải trả-đừng quên rằng ở miền Bắc, chưa có vô tuyến truyền hình (?).

        Ở Hoa Kỳ, những hình ảnh và những tiếng nói của trận tấn công dịp Tết đã biến đi trên màn hình, cũng như màn bao phủ dày đặc ở Khe Sanh. Sau những tuần lễ lo lắng, công chúng Mỹ được an ủi khi hiểu rằng chiến tranh đã chấm dứt: không thật thắng lợi không nghi ngờ, nhưng cũng không tổn thất.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #104 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2016, 05:45:36 am »

       
Chương 21

Sự tan rã

        Năm này đến năm khác, chúng ta đã chiến đấu trong những điều kiện cực kỳ khó khăn, vượt qua những điều không thể tưởng tượng được nhưng chúng ta vẫn tiếp tục sống, lao động và chiến đấu.
       
Phạm Văn Đồng       

        Mùa xuân năm 1968, chiến tranh Việt Nam-và trong một nghĩa khác ông Võ Nguyên Giáp-đã gây nên hai nạn nhân mới. Một trong hai nạn nhân là William Childs Westmoreland.

        Tướng Westmoreland đã bị chỉ trích vi phạm ba sai lầm trong nhận định đánh giá việc lãnh đạo cuộc chiến tranh. Có thể kể: "Tính đến sức cơ động rất cao của không quân, tính đến những lực lượng hậu cần rất uyển chuyển, và nhất là năng lực nổ súng khổng lồ, ông rất muốn quân Mỹ chiến đấu trong những khu vực vắng, thưa dân nếu như đối phương đã sẵn sàng nghênh chiến. "Những người khác không chia sẻ phương diện này: "Chiến trường thực sự là dân cư chứ không phải là rừng núi" tướng Krulak Tư lệnh trưởng Hải quân toàn khu vực Thái Bình Dương. Ông Giáp cũng có ý kiến tương tự. Kể cả chiến lược "tìm và diệt" của Westmoreland-mà quân Pháp đã chịu thất bại-cùng với sự quan tâm đến những hành trình xâm nhập đưa đến hậu quả phân tán lực lượng quân Mỹ trên toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam, điều đó khiến quân Mỹ dễ bị tổn thương và cản trở việc tập trung lực lượng nổ súng khi có dịp giáng cho đối phương một cú quyết định. Hơn nữa, quan niệm của ông muốn mở rộng các cuộc hành quân đưa chiến tranh ra miền Bắc-thuật lại năm 1960 cuộc đổ bộ 1950 ở In chon Triều Tiên, cho phép vòng ra phía sau địch-là đáng nghi ngờ. Ở Triều Tiên, đội ngũ các quốc gia liên hiệp không phản đối với một lựa chọn như Việt Cộng, liên tục quấy rối các đơn vị và các căn cứ. Ông Giáp bình luận: "Tấn công miền Bắc có nghĩa là mở ra một chiến trường lớn hơn. Các lực lượng quân Mỹ càng bị phân tán hơn, càng dễ bị tiêu tan ý chí." Dù thế nào quan niệm ấy không bao giờ thực hiện được.

        Westmoreland chống đỡ rằng, để bảo đảm không xâm nhập vào biên giới và buộc ông Giáp phải tiến hành những trận đánh thông thường không bao giờ giành được thắng lợi ông ta cần ít nhất gấp 3 lần lực lượng để bố trí tối đa sự can thiệp của Mỹ ở Việt Nam. (Nói khác đi một triệu rưỡi người. Ông Giáp đã nói quân Mỹ phải cần hơn một triệu người. Về phương diện ấy, họ đã chấp nhận). Westmoreland không hỏi họ cần tính đến những can dự của Mỹ vào các điểm khác trên thế giới, tính đến trạng thái tinh thần của quốc hội và dư luận công chúng Mỹ, ông ta không còn may mắn nào để đạt được. Vì vậy, ông không bao giờ có một mặt trận xác định rõ ràng hơn là một phần trên đường giới tuyến kéo dài trên khu phi quân sự: còn trong tất cả phần còn lại của miền Nam Việt Nam, ông chấp nhận sử dụng những cuộc hành động cơ động.

        Trái lại, Westmoreland luôn đổi mới trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự. ông là người đầu tiên đã sử dụng máy bay chiến lược vào mục đích chiến thuật-và đã thuyết phục được các tướng Mỹ sử dụng những máy bay B52 để yểm trợ gần cho các lực lượng mặt đất. Được Mc. Namara nâng đỡ, ông đã thực hiện Hulycobra và các loại máy bay trực thăng khác với những hoả lực cơ động đã yểm trợ cho bộ binh rất hiệu quả. Cuối cùng ông đã đưa lại cho các cuộc hành quân sức mạnh chiến đấu và sức cơ động chưa từng có.

        Xung quanh vấn đề Khe Sanh, không ai có thể làm gì hơn để cho thắng lợi tuột khỏi tay ông Giáp. Westmoreland không bao giờ nghi ngờ rằng các lực lượng của ông có thể giữ được căn cứ, nhưng để không coi thường ai cả, ông đã giữ việc giao chiến 20 giờ mỗi ngày. Suốt hai tháng trời, ông đã ngủ trên một cái giường sắt trong Trung tâm điều hành tác chiến Sài Gòn, ở tư thế sẵn sàng ngay cả trong những lúc nghỉ ngơi ngắn ngủi. Hết ngày này qua ngày khác, ông sống ở Khe Sanh, thở không khí Khe Sanh-nhận báo cáo ra quyết định, viết tóm tắt tình hình cho tổng thống, tự mình giao mục tiêu cho B52. Không nên quên rằng, một phần lớn của thời kỳ này, ông đang điều hành chiến tranh dịp Tết. Đó là một nhiệm vụ hầu như quá sức người, cùng với các tướng ương ngạnh của hải quân, với đô đốc Ullysses S.Grant "người chủ” của vùng Thái Bình Dương (tất nhiên là cấp trên của ông) và với vô số tướng của không quân. Westmoreland đã thành công trong việc dung hoà tất cả.

        Hôm nay, ông nói rằng Khe Sanh không quan trọng bằng những trận đánh nhân dịp Tết, mà người dân Mỹ đòi hỏi là một thắng lợi lớn hơn, nhưng trong những trường hợp tương tự, ông lại tiến hành một cuộc chiến tranh mới:"Khe Sanh là một chiến trường quan trọng nếu chúng ta không tiến hành, các sư đoàn của ông Giáp tiếp tục tiến lên và trộn vào nhân dân vùng đồng bằng miền biển. Trong trường hợp ấy, các sư đoàn ấy sẽ không hoạt động xung quanh Khe Sanh làm mồi cho không quân chúng ta".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #105 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2016, 07:11:49 am »

        Westmoreland là người chịu trách nhiệm về cuộc chiến tranh lâu dài hơn tất cả các tướng Mỹ khác. Không có ai chỉ huy bằng ông, như một ông chủ. Nhiệm vụ của ông còn khó khăn hơn khi một phần các tin tức do các dịch vụ tình báo cung cấp lại đáng ngờ nhất. Có thể kể một ví dụ: những con số thống kê xung quanh các mục tiêu không quân đánh phá thường rất mơ hồ: không lực Hoa Kỳ đã phá huỷ 179 nhà ga ở miền Bắc Việt Nam không vượt quá vài trăm kilômét mà phần lớn là đường đơn.

        Westmoreland hy vọng vào Việt Nam ông sẽ có danh sách trong số các danh nhân có nhiều kỷ lục ở nước Mỹ. Không phải là trường hợp này. Mặc dù tổng thống Johnson đã quyết định bổ nhiệm ông Westmoreland làm tổng tham mưu trưởng của quân đội mặt đất ít lâu trước khi ông Giáp chưa tiến hành chiến dịch Đông Xuân 1967-1968. Việc bổ nhiệm này đưa ra công chúng sau trận tấn công tết Mậu Thân và chiến dịch Khe Sanh, nhiều người tưởng rằng đó là một cách thải loại ông ta mà không làm mất mặt ông ta. Đó là sự giải thích nhầm lẫn: rõ ràng ông đi khỏi Việt Nam khá vẻ vang. Westmoreland ra đi để trở thành người binh sĩ số một của Hoa Kỳ, nhưng những năm dài ở Việt Nam ông đã đạt đến một thất bại. Ông không trở về chiến thắng, ông không có quyền điều hành chiến thắng giữa nòng thần công bằng đá ở New York; đó là một con người chua chát đắng cay, người đã qua những năm tháng định đặt ngón tay vào chỗ yếu đang hoàn toàn lung lay. Đúng, Việt Nam là một giai đoạn buồn. Và không phải chỉ có ông như đã từng nói: "Nhiệm vụ của người lính trẻ Mỹ càng nặng nề hơn khi không được nhân dân ủng hộ."

        Cũng như Navane, Westmoreland vấp phải một đối thủ khắt khe và không thể khuất phục. Ông đã định giải một bài toán quân sự cơ bản không có lời giải vì đấu tranh: ông không bao giờ có thể giành được thắng lợi khi người miền Bắc Việt Nam đã xác định tiếp tục cuộc đấu tranh; và bởi vì cái giá của cuộc chiến tranh này không phải là tiền của, mà cuộc sống con người và những vấn đề kiên nhẫn, mà nhân dân Mỹ không thể chấp nhận được.

        Các tướng lĩnh của Westmoreland là những binh sĩ yêu nước, là con người bình thường trái lại đối phương, họ không nhận thức rằng công luận tạo thành yếu tố cơ bản nào đó; họ không hiểu rằng họ cần phải tôn trọng nhân dân và vì dân họ phải chiến đấu để nhân dân ủng hộ; không lấy chính trị là mấu chốt của triến tranh. Và cả khi họ không kiên nhẫn, điều đó không có gì thay đổi. Trong các nước phương Tây, quân đội làm những điều mà các nhà chính khách bảo họ làm, còn ông Giáp-một sự thật không có trước trong thế kỷ XX-có một chân trong mỗi phía. Ông có the vừa đưa ra những quyết sách về chính trị hoặc ít ra là đổi hướng trong suy nghĩ-và là người thực hiện những quyết sách đó.

        Cũng như phần lớn sĩ quan cao cấp đã làm ở cương vị ông, Westmoreland nghĩ rằng có thể thắng lợi nếu người ta chấp nhận một nguồn lực lớn hơn. Một sự tăng cường đơn giản 20% số quân hoạt động chống lại đối phương đã đủ làm cho cán cân nghiêng hẳn. Nhưng cách thức của Mỹ là tiến hành chiến tranh với phần lớn những binh sĩ là lính thuỷ có mặt tại Việt Nam tự bảo vệ và quản lý lấy. Theo năm tháng, đã gần 3 triệu người phải đưa sang miền Nam mà một tỷ lệ thấp về quân số đến ngạc nhiên được đưa lên phía trước.

        Theo những con số thống kế công khai, 45% của các đơn vị cơ bản không được hiểu theo đúng nghĩa của nó; giả thiết một số lớn người của các đơn vị chiến đấu để phần lớn thời gian tặng cho bạn bè các yếu tố của American way of life bằng chăm lo đến các cửa hàng, rạp chiếu bóng, câu lạc bộ, v.v... Mỗi tuần lễ, 7.000 trong số họ rời Việt Nam đi nghỉ phép. Sự thật tính ra chưa bao giờ có hơn 5% binh sĩ đi chiến đấu.

        Ông Giáp biết rằng: “Bình định tạo nên một mối đe doạ cho thắng lợi của miền Nam Việt Nam", nhưng quân Mỹ không bao giờ chấp nhận tầm quan trọng của việc giành lấy trái tim và khối óc của con người miền Nam Việt Nam. Thái độ của phần lớn lính Mỹ được tóm tắt trong câu nói bất hủ của một vị tướng: "Đánh họ bằng dùi cui, tim và óc họ sẽ theo". Để làm trầm trọng thêm tình trạng đó, các chính khách ở Washington mất dần sự ủng hộ về tinh thần và ý thức đối với nhân dân của chính họ. Đứng đầu họ là nạn nhân thứ hai của cuộc chiến tranh: Lyndon Baines Johnson.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #106 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2016, 07:15:30 am »

        Đối với tổng thống Johnson, trận chiến đấu ở Khe Sanh là một cái gai làm cho cái ghế chính phủ thêm lung lay. Tức thời sau khi cuộc chiến bắt đầu, lòng dân giảm sút nghiêm trọng; tệ hơn, 50% dân chúng phản đối chiến tranh và chỉ có 35% đồng ý. Họ bị ám ảnh về thảm hoạ Điện Biên Phủ. Dù thế nào đi nữa, Khe Sanh cũng không được bất hủ. Hy vọng có thể gây ảnh hưởng thuận lợi đến lối thoát cho cuộc chiến, quan tâm gần gũi đến các sự kiện, ông xây dựng ở dưới nền nhà trắng một cái sa bàn Khe Sanh và vùng phụ cận. Mọi giờ ban ngày và ban đêm, thỉnh thoảng cả quần áo ngủ, ông đến nghiên cứu, đặt câu hỏi và yêu cầu sự để tâm hàng ngày. Hằng tuần lễ liền ông đến đó tất cả các đêm, quan sát những gì xảy ra ở đó, theo đúng nghĩa tổng tư lệnh quân đội Hoa Kỳ. Cũng như nhiều chính khách trước ông, Johnson làm rối loạn các kế hoạch của tướng lĩnh, sử dụng quyền quyết định những vấn đề quân sự quan trọng thực ra không thuộc thẩm quyền của ông. Ngày 27 tháng giêng ông yêu cầu từng người trong số Joint Chiefs of Staff tự mình-bằng xương bằng thịt như ông chỉ định-trình bày Khe Sanh có thể giữ được không. Chưa có ai trước ông đã làm như vậy. Ngày 29, ông nhận được sự "bảo đảm" do các tổng tham mưu trưởng liên quân ký. (Người ta chỉ có thể phỏng đoán trước phản ứng của ông, khi ông không vừa lòng).

        Tháng 2 năm 1968, tác động của những hình ảnh Sài Gòn và Huế lan tràn trên toàn cõi Hoa Kỳ lục địa gây sự phản ứng kịch liệt vào ngày ấy-và tàn nhẫn làm cho Johnson đối mặt trước câu hỏi cần giải đáp về việc ông có thể tiếp tục cuộc chiến tranh giá đắt về tiền của cũng như sinh mạng con người. Gánh nặng của chi phí quân sự đã làm cho ông phải giảm bớt chương trình xã hội mà ông đã đưa ra bao nhiêu lần-giấc mơ của ông về một xã hội Hoa Kỳ vĩ đại. Ông đã làm nhiều: những người da đen đã có quyền bầu cử, một thế kỷ sau khi Lincoln ký tuyên bố giải phóng chương trình Medicare-nhưng như vậy chưa đủ. Để giữ cân bằng tương đối giữa giấc mộng ấy và thực tế chiến tranh, ông đã che giấu nhân dân Mỹ điều thực tế đang xáy ra ở Việt Nam-mở rộng sự can thiệp của Mỹ, số lượng người đã được gửi đi... ông đi đến chỗ phải che giấu cải giá thật của cuộc chiến tranh trước Quốc hội. Nhưng bao giờ vẫn thế, sự thật cuối cùng phải lộ ra giữa ban ngày.

        Ngày 14 tháng hai, chính phủ đã cho ngân sách quân sự năm 1969 là 32 tỷ đô la. Ngày 15, không quân Hoa Kỳ tuyên bố bị bắn rơi 800 máy bay ở Việt Nam. Ngày 20 Hội đồng đối ngoại của Thượng viện mở một cuộc điều tra để xác định vụ rắc rối ở Vịnh Bắc Bộ, là một cuộc diễn tập của Mỹ để mở rộng chiến tranh, hoặc một sai lầm của Bắc Việt Nam được hiểu như một hành động chiến tranh (cuộc điều tra không kết luận). Cùng ngày ấy, một báo cáo báo tin có hai sư đoàn dự bị của Quân đội nhân dân Việt Nam lên đường đến Khe Sanh; trong đêm đó điểm cao 881 nam bị tiến công. Cuối cùng ngày 22, cơ quan tham mưu của Westmoreland tuyên bố con số thương vong hàng ngày cao nhất của quân Mỹ là 543. Ngày hôm sau, bộ trưởng bộ quốc phòng báo cáo Johnson cần tăng viện người cho Việt Nam. Muốn đáp ứng những đòi hỏi về quân số, cần phải gửi quân National Guard ("Canh phòng lãnh thổ"), điều không thể thực hiện khi tính đến sự phản đối chiến tranh đang tăng lên. (Westmoreland đã yêu cầu rất chính xác số đơn vị mà ông cần thiết nếu kế hoạch mở rộng chiến tranh của ông đưa các cuộc hành quân sang Lào và phía Bắc khu phi quân sự được phê chuẩn; trong trường hợp ngược lại, ông xin thêm 20.000 người để giữ nguyên trạng. Lầu Năm Góc đã phê chuẩn 206.000 người nhưng Westmoreland nói rằng phải đến con số ấy khi tính đến thành lập lại những lực lượng dự bị chiến lược. Ông đã nói với tôi: "Không có đâu ông không tìm thấy một tờ giấy có chữ ký yêu cầu 206.000 người của tôi"). Khi tổng thống hỏi đến Hội đồng các cố vấn gồm những người mà ông hoàn toàn tin tưởng, ông nhận thấy rằng họ đã hết ủng hộ cố gắng chiến tranh: chỉ còn ông là người cuối cùng còn tin tưởng. Lyndon Johnson đã hết đường. Ngày 31 tháng 3 năm 1968, trên một chương trình truyền hình, ông đã tuyên bố cho nước Mỹ việc ngừng ném bom của không quân và hải quân ở Bắc Việt Nam sắp xảy ra; cuối bản tuyên bố ông cũng không khêu gợi thêm một nhiệm kỳ nữa. Ba ngày sau, Hà Nội tuyên bố đồng ý thương lượng. Ngày 13 tháng 5, hội nghị hoà bình mở ra ở Paris. Tháng giêng năm 1969, Richard Mithous Nlxon vào nhà trắng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #107 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2016, 07:19:07 am »

        Ngày 2 tháng 9, Cụ Hồ Chí Minh mất ở tuổi 79. Trong di chúc, cụ yêu cầu tro của Cụ được bảo quản ở Hà Nội, Huế và Sài Gòn để cụ có thể ở lại mãi mãi với dân tộc Việt Nam. Đáng lẽ được hoả thiêu, thân hình Cụ được ướp xác; trưng bày trong quan tài bằng kính trong một lăng rộng bằng đá cẩm thạch hồng ở Hà Nội. Lăng được các binh sĩ danh dự bảo vệ và được hàng triệu người Việt Nam tôn kính. Điều đó có nghĩa là giữ lại trong đời sống một biểu tượng mà toàn Đảng đang cố gắng thực hiện. Lê Duẩn trở thành người thứ nhất trong số các nhà lãnh đạo Việt Nam sau khi Cụ mất. Cụ Tôn Đức Thắng trở thành Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

        Cái chết của Cụ Hồ gây nên một nỗi đau thương lớn lao và khóc than âm ỉ, nhưng nó cho phép Đảng được xây dựng đất nước để tiếp tục cuộc chiến tranh: người ta nói với nhân dân là điều Cụ muốn; tại sao không tôn trọng ý muốn của Cụ.

        Hoa Kỳ càng dấn sâu vào cuộc chiến tranh, số người Mỹ nghĩ rằng chính phủ của họ đã lầm lẫn ngày càng nhiều. Đối với nhiều công dân Mỹ, đất nước vĩ đại của họ lại can dự vào một cuộc chiến tranh tàn bạo như vậy là không thể tha thứ được. Đất nước Việt Nam bị tàn phá vì: bom và chất độc rụng lá của Mỹ. Ngày nào cũng có đàn ông, đàn bà, trẻ con bị giết, bị hành hạ xé nát thành sợi giẻ vì bom đạn và napan đốt cháy.

        Ngày 2 tháng 11 năm 1965, noi gương một vị sư đã tự thiêu ở Sài Gòn để phản đối Diệm, một tín đồ trẻ phái Quây Cơ tên là Norman Morrison tự đốt cháy mình trước Lầu Năm Góc ở Washington. Một tuần lễ sau, một thành viên của hoạt động thợ thuyền công giáo lặp lại hành động của Morrison trước trụ sở Liên hiệp quốc ở New York. Ngày 27 tháng 11 một cuộc biểu tình im lặng tập hợp 35.000 người chống chiến tranh ngồi ở Lầu Năm Góc. Những tháng tiếp theo, những cuộc biểu dương lực lượng tiếp tục xảy ra, trong các khu sân bãi các trường đại học Mỹ. Người ta đốt hình nộm của các nhà lãnh đạo, trong đó có Westmoreland. Ít lâu sau, nhân dân Mỹ đã làm cho họ có tiếng nói trên chính trường nước Mỹ.

        Tháng 6 năm 1969 tổng thống Nixon tuyên bố bắt đầu việc rút quân Mỹ khỏi Việt Nam. Một tháng sau ông đưa ra một học thuyết mới: Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tôn trọng những nghĩa vụ quốc tế và bảo đảm tấm chắn vũ khí nguyên tử cùng một sự viện trợ quân sự và kinh tế, những nước bị trực tiếp đe doạ phải cung cấp phần lớn lực lượng cần thiết để phòng vệ đất nước mình. Đây là bước thứ nhất để rút ra khỏi ngõ cụt Việt Nam.

        Tháng 11 năm 1969, hai trăm năm chục nghìn người tập trung ở Washington để phản đối chiến tranh. Tháng 5 năm 1970, quân đội phải đến giải tán cuộc biểu tình nổi sóng tập hợp một trăm nghìn người. Ở trường đại học quốc gia Dekent ở Ohio, những người National Guard bắn vào đám đông, giết chết 4 sinh viên. Cùng tháng 5, Quốc hội bãi bỏ "những sự kiện Vịnh Bắc Bộ" năm 1964 cho phép tiếp tục cuộc chiến tranh bằng những lời lẽ không chắc chắn. Cuộc chiến tranh này, quân đội không thể thắng lợi; số người lên án mãnh liệt ngày càng tăng; bản thân quốc hội cũng đã có một bước lùi. Tổng thống Nixon phải hành động. Tháng 7 năm 1970, tổng thống cho ra đời một chiến lược ba điểm để cho Hoa Kỳ rút khỏi cuộc chiến; tăng cường viện trợ cho miền Nam Việt Nam; thúc đẩy nhanh hơn hành động bình định; rút dần các lực lượng Mỹ đồng thời với những tiến bộ của Việt Nam hoá và công việc bình định. Ngoài ra, phải cố gắng tách rời miền Bắc Việt Nam ra khỏi Liên Xô và Trung Quốc nhờ những tiến trình ngoại giao, song song với đàm phán hoà bình với Hà Nội.

        Tướng Creighton W.Abrams tiếp tục sự nghiệp của Westmoreland đến giữa năm 1968, xây dựng một chương trình rút quân Mỹ làm 14 chuyến. Chuyến thứ nhất gồm 25.000 người ra đi gần như tức thời: 35.000 trở về Hoa Kỳ vào tháng 9 và 50.000 người vào tháng chạp.

        Ngay sau khi Mỹ tuyên bố rút quân, tình thế thay đổi cơ bản ở Việt Nam. Ở miền Bắc ông Giáp và các ủy viên Bộ Chính trị rất hài lòng: chắc chắn thắng lợi chỉ còn là vấn đề thời gian. Ở miền Nam nhân dân và quân cộng hoà miền Nam nhìn đến tương lai mà lo, còn các lực lượng Mỹ hầu như đó là tất nhiên: tuy thật xấu hổ về tinh thần khi phải tuyên bố không thể thắng lợi-trong những điều kiện ấy hy sinh cuộc sống để làm gì? Nhưng ở Washington, Nixon không có cách lựa chọn nào khác bố trí thời gian để rút quân về; quân Mỹ chưa thể ra đi trước khi tăng cường lực lượng cho quân ngụy miền Nam đủ sức đương đầu với đe doạ từ miền Bắc-và điều đó không thể làm ngày một ngày hai được.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #108 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2016, 07:22:17 am »

        Như vậy miền Nam đã thất bại trong cuộc chiến tranh Việt Nam, trước khi ông Giáp và quân đội của ông giành thắng lợi, như họ đã chiến thắng chiến tranh Đông Dương. Sau phát súng kết liễu ở Điện Biên Phủ, quân Pháp chỉ có thể rút lui. Ở miền Nam, không có một trận tác chiến quyết định có lợi cho bên này hoặc biên kia-chỉ còn một nỗi ngày càng mất lòng tin của nhân dân Mỹ cũng như miền Nam Việt Nam. Sau những chuyến ra đi đầu tiên, những bộ phận còn lại hầu như tan rã, cũng như quân cộng hoà miền Nam để miền Nam rơi vào tình trạng không có phòng ngự chống lại sự xâm nhập sắp xảy ra của miền Bắc.

        Trong khi quân Mỹ giảm dần, những người còn lại càng ngày càng mất tinh thần. Những kẻ mới đến đắm sâu vào trong không khí thất bại gần đến nổi loạn và đến lượt họ mất hết động cơ chiến đấu. Càng ngày dịch bệnh càng lan khắp trận địa, kỷ luật và trật tự đi vào quên lãng; nhiều đơn vị lâm vào tình trạng vô chính phủ. Tình trạng bất mãn toàn bộ lan khắp quân đội; ở một số trường hợp, khoảng 245 xuất bản phẩm chống chiến tranh được viết, in và phân phối trong lính Mỹ.

        Quyết định rút khỏi Việt Nam không phải là nguyên nhân duy nhất của tình trạng bất ổn. Phần lớn binh sĩ Mỹ là dũng cảm, giỏi, và tự hào về truyền thống của họ nhưng xa hơn họ không nhiệt tình bằng đối phương của họ. Khi phải luyện tập căng thẳng về thể lực, đòi hỏi kỹ thuật tinh thông, họ kém tập trung do đó kém hiệu quả, chính bởi vì một số trong bọn họ không chấp nhận chiến đấu cho đất nước họ cũng như cha ông họ đã làm trong những cuộc chiến tranh trước đây. Yếu tố chính làm nhụt chí xung kích của họ là tất cả họ sống theo kiểu Mỹ, trừ một số lực lượng đặc biệt đóng ở cuối rừng; vì cần cho mức sống cao ấy, mọi người đều phải chở bằng máy bay hàng nghìn kilômét đến. Các tướng lĩnh và các chính khách rất lấy làm tự hào về điều đó đó là gốc rễ của nhiều vấn đề.

        Các đội máy bay ném bom, những căn cứ tráng lệ có điều hoà khí hậu ở Thái Lan, Philippines hoặc Việt Nam, từ bỏ thời gian thực hiện những nhiệm vụ nguy hiểm căng thẳng thần kinh, để trở về yên tĩnh và đủ tiện nghi. Các lính thuỷ đã trực tiếp chiến đấu, chỉ sống căng thẳng trong giây lát được máy bay lên thẳng trở về sau một trận chiến ác liệt họ có thể yên lặng ăn một mẩu biftek khoai tây nướng tưới Cocacola tươi và tận hưởng những cốc nước đá. Thỉnh thoảng, ngay giữa trận đánh vẫn có bia lạnh đến từ trên trời, do máy bay lên thẳng đưa tới. (Trong những căn cứ lớn, hậu cần quân đội đã đưa đến 250.000m3 thực phẩm ướp lạnh). Một đại tá đã được hưởng một huân chương dũng cảm vì đã dùng trực thăng mang đến trận địa các lực lượng đặc biệt những con gà tây ướp lạnh nhân dịp kỷ niệm Thanksgivingday. Trong các câu lạc bộ sĩ quan, khi không khí quá lạnh đều xây dựng lò sưởi-Ngoài ra có những lò than rán cá thịt tất cả các chủ nhật. Hầu như khắp nơi, mọi người đều có truyền hình, cộng với một bộ phim các buổi chiều-nếu họ muốn đi đến rạp chiếu bóng. Làm sao có thể đưa hết năng lực vào trận chiến đấu trong khi họ đang bị mềm lòng về những tiện nghi quá mức và giành nhiều thời gian cho thế giới viễn tưởng? Thông thường, binh sĩ không thể dung hoà thực tế chiến tranh với trạng thái căng thẳng thường xuyên và những tình tiết đẫm máu và những tính chất tự nhiên của cuộc sống; điều trái ngược quá mức đó là một trong những nguyên nhân chính của những chấn thương tâm thần của một số họ đã phải chịu đựng trong chiến tranh và sau chiến tranh.

        Theo tướng Westmoreland, tất cả những tiện nghi ấy nhằm giữ vững tinh thần của con người tránh họ kéo ra đường phố và làm lung lay hơn nữa nền kinh tế yếu ớt của miền Nam Việt Nam vì sự hoang phí của họ; Không ít chuyện hào nhoáng quá đáng ấy đã gây nên những chi tiêu không cần thiết. Khi quân Mỹ rút quân khỏi Việt Nam họ đã để lại 71 bể bơi, 160 cửa hàng lưu niệm, 90 câu lạc bộ, 159 sân bóng rổ, 30 sân tenis, 55 sân bóng đá, 85 sân bóng chuyền, 2 bowlings, 357 thư viện-chưa tính những cửa hàng của quân đội đầy ắp hàng hoá xa xỉ: nữ trang, nước hoa, rượu vang nhiều cồn. Theo một người đã chứng kiến, các tủ kính của họ đầy đủ như các tủ ở đại lộ số 5.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #109 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2016, 07:25:28 am »

        Cũng có cả cuộc sống ban đêm. Hàng nghìn lính Mỹ lương cao đến đây sẵn sàng tiêu tiền đến mức gây tác dụng thảm hoạ trên tinh thần số đông người Việt Nam chỉ nghĩ đến làm giàu mà quên đi việc thờ cúng tổ tiên. Năm 1966 ở Sài Gòn, người ta tính có khoảng 30.000 trẻ em mồ côi chiến tranh chưa qua tuổi thiếu nhi đã đi làm nghề gái điếm, không tính đến số gái điếm "bình thường". Xung quanh các căn cứ lớn, hàng trăm gái điếm hành nghề trên những xe móc cắm trại không cần yêu cầu. Một trong số 4 lính Mỹ bị bệnh hoa liễu. Hàng nghìn bị sốt rét và những bệnh nhiệt đới khác chưa tính đến các bệnh lý có liên quan đến sử dụng chất ma tuý. Chỉ có 17% lính Mỹ điều trị ở bệnh viện vì bị thương trên chiến trường. Một tỷ lệ lớn người nghiện ma tuý. Năm 1970, 58% lính Mỹ nghiện hút; 22% chích heroin; 14% dùng hallucinogene. Năm 1971 gần 5.000 lính Mỹ được điều trị vì vết thương chiến tranh, trong khi 20.529 lính được điều trị vì những bệnh tật có liên quan đến ma tuý.

        Kiểu sống quá tiện nghi không chỉ có hậu quả đó. Những sĩ quan bộ binh chỉ có 6 tháng chỉ huy quân đội trên tuyến đầu, thực tế có 5 tháng luyện cho quen thuỷ thổ và đi phép. Họ đến Hoa Kỳ bằng những chuyến bay thường kỳ, rời khỏi máy bay có điều hoà nhiệt độ và chúc nhau "Chiến tranh tốt lành?" với một cử chỉ lịch thiệp-điều đó có thể là vấn đề may mắn.

        Lúc ban đầu, họ thường không có kinh nghiệm bằng những binh sĩ trẻ mà họ chỉ huy (tuổi trung bình là 19 gần như trẻ con). Sau khi "làm việc" được 5 tháng-thời kỳ quá ngắn để hiểu đúng con người-Các sĩ quan được thuyên chuyển đến cơ quan tham mưu hoặc trở thành huấn luyện viên trong các trại huấn luyện quân cộng hoà miền Nam Việt Nam.

        Lính bộ binh phục vụ 365 ngày ở Việt Nam, còn lính thuỷ 13 tháng. Hơn một ngày. "Ngày trở về" của họ được ghi sâu vào trí nhớ; một số ghi vào mũ, số khác dùng đá nhọn khắc lên thành hầm trú ẩn. Chưa có một cuộc chiến tranh khác nào mà Mỹ tham dự thời hạn phục vụ lại ngắn như vậy. (Tướng Westmoreland hy vọng: "Thời hạn phục vụ một năm là một nhân tố ổn định tránh sức ép của dư luận yêu cầu cho các chàng trai nhỏ bé trở về".) Những chàng tân binh trẻ được bổ sung nhỏ giọt để thay thế những người trở về, như thế có nghĩa là các đơn vị không có ý thức đơn vị cơ bản về tinh thần, tình cảm đồng đội và tin cậy chỉ có thể phát sinh sau những năm tháng cùng cố gắng.

        Một lý do không vừa lòng khác dẫn đến tinh thần tồi tệ của con người: hệ thống gọi tòng quân không làm vừa lòng lính da đen, những Hispano Americans là những người da trắng nghèo. Những ai có quyền thế và tiền của riêng lính WASP (gốc Anglo-saxon) do người đứng đầu chế độ Hoa Kỳ quyết định-có thể thoát khỏi việc tuyển mộ thường lý do cần thiết để tiếp tục học tập. Những người da đen đã hàng năm trời đấu tranh cho quyền lợi của họ, tìm thấy một cách đối xử mới không công bằng làm thêm mất lòng tin triền miên trong quân đội. Martin lather King tuyên bố rằng: "Một số lượng mất cân đối người da đen chết ở Việt Nam" và kích động người Mỹ trở thành những người từ chối cầm súng vì thấy trái lương tâm-Sự thật, họ đại diện cho 13% lực lượng sang Việt Nam, kém hơn tỷ lệ người da đen so với toàn bộ dân số; dẫu sao, 28% trong số họ được đưa vào các đơn vị chiến đấu.

        Với ý định hãm bớt sự tan rã, nếu quân lính không tuân lệnh thì sĩ quan bị cách chức. Do đó sĩ quan tránh được những mệnh lệnh nhạy cảm trong việc bố trí lực lượng chiến đấu, kể cả những ai không chấp nhận hy sinh. Những người chỉ huy ra những mệnh lệnh không như vậy có thể bị giết-vì đạn (thường từ phía sau lưng trong khi đang tác chiến với đối phương) hoặc vì một quả lựu đạn ném vu vơ hoặc vào xe họ (một quả lựu đạn nổ không còn giữ được dấu vết gốc). Giữa năm 1969 đến năm 1971, đã có 730 vụ phản chiến gây nên cái chết cho 83 sĩ quan. Thật đáng tiếc cho những sĩ quan ưu tú những người cố gắng duy trì kỷ luật. Những người thân trong gia đình tất nhiên không được thông tin về cái chết của họ, họ chỉ nghĩ rằng con cái họ đã anh dũng ngã xuống chiến trường.

        Suốt chiều dài cuộc chiến tranh, quân đội cũng sử dụng cái mồi: tưởng nhớ xa xưa để làm huân chương và các hình thức khen thưởng khác. Như Napoleon đã nói: "Một mẩu băng có thể đưa đến thắng trận". Một cái huân chương đeo trước ngực là một chứng minh cho một hành vi dũng cảm hoặc được khen thưởng ngoài công chúng-nhưng ở Việt Nam, đã có một sự lạm phát khen thưởng khiến cho nó không còn ý nghĩa. Trong chiến tranh hơn 1.250.000 huân chương dũng cảm đã được tặng thưởng (trong đó 800.000 cho không quân) trong khi ở Triều Tiên chỉ có 55.258 huân chương số lượng tỷ lệ nghịch với nỗ lực chiến tranh: năm 1968, 416.693 huân chương và 14.592 người chết trong chiến đấu; năm 1970, 522.905 huân chương và 3.946 chết trong chiến đấu.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM