Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:57:53 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tướng Giáp qua hai cuộc chiến tranh Đông Dương  (Đọc 37246 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #90 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 11:07:56 pm »

       
Chương 19

Tấn công Tết Mậu Thân

        Đường mòn Hồ Chí Minh đã cho phép ông Giáp tổ chức những trận tấn công năm 1968, dẫn đến chấm dứt can thiệp quân sự trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Chính theo con đường đó mà hàng chục nghìn chiến sĩ và vô số vật chất cần thiết được đưa vào tấn công Tết Mậu Thân và trận đánh khủng khiếp ở Khe Sanh. Cũng như Điện Biên Phủ đối với quân Pháp, Khe Sanh đối với quân Mỹ là bước ngoặt mấu chốt của cuộc chiến tranh.

        Theo những số liệu báo cáo với tướng Westmoreland năm 1967 là một năm không tốt lành đối với Việt cộng: Tổn thất đào ngũ, súng đạn vào tay quân thù, kilômét đường mở ra cho tự do đi lại, tăng thêm số lượng và diện tích những "vùng vòng" do chính quyền ngụy kiểm soát...

        Tất nhiên, tổn thất của quân Mỹ cũng tăng lên: từ 2.500 năm 1965 tăng lên 33.000 năm 1966 và 80.000 năm 1967, đã đến lúc cần có sáng kiến.

        Đầu năm 1968, Westrnoreland tập trung sư đoàn 1 ky binh, sư đoàn không vận 101 và các đơn vị Mỹ và miền Nam Việt Nam khác vào các cứ điểm cách Khe Sanh 50km. Cuộc hành quân này trong khuôn khổ của cuộc di chuyển về phía Bắc, về phía vùng đóng quân của quân đoàn 1, một bộ phận xuất sắc của quân đội ông Giáp dự kiến để tấn công mùa xuân. Thật là dịp may của mùa khô được chứng kiến những trận đánh mới gần như chắc chắn. Ở vùng đồi núi có rừng che phủ ở bờ Nam khu phi quân sự, Westmoreland vững vàng đợi họ với gần 50 tiểu đoàn bộ binh. ông tập trung trong khu vực tất cả gần 250.000 người kể cả các phân đội của lữ đoàn Nam Hàn "Rồng Xanh".

        (Trong một cuộc tiếp chuyện tác giả, tướng Westmoreland đã nhắc lại: năm 1965 khi ông báo cáo với tổng thống Johnson ở Honolulu, tổng thống đã hỏi ông rằng đứng ở cương vị ông Giáp thì ông sẽ làm gì, Westmoreland trả lời ông sẽ chiếm lại hai tỉnh ở phía Tây của miền Nam Việt Nam: xa các cảng nước sâu, không có đường giao thông và sân bay tốt, không thể đưa nhanh quân tăng cường từ miền Nam lên-và ông sẽ chiếm cố đô Huế để tạo nên một thắng lợi về tâm lý. Ba năm sau, ông Giáp đã tấn công những tỉnh ấy và Huế-với những lý do khác, nhưng có tầm quan trọng hơn về chiến lược).

        Westmoreland hy vọng lôi kéo ông Giáp vào một tình trạng mà ông có thể sử dụng hỏa lực mạnh của pháo binh và máy bay để tiêu diệt những đội quân xuất sắc của ông Giáp. Vào trận, ông tính sẽ hoạt động về phía Tây và xuất phát từ Khe Sanh, đánh chiếm Lào với 3 sư đoàn. Mục tiêu của cuộc hành quân này là cắt đứt đường mòn rồi quay ngoặt về hướng Đông tận đến bờ biển để kết hợp với các đơn vị hải quân sẽ đổ bộ lên khu vực tác chiến: Cả hai cuộc hành quân đó sẽ đưa các trận đánh ra miền Bắc và chuẩn bị con đường thất bại cho ông Giáp. Chỉ còn thiếu ngọn lửa xanh của tổng thống.

        Võ Nguyên Giáp cũng có những dự án. Ông sẽ có các trận chiến đấu vào miền Nam, với một lực lượng chưa từng có. Tháng 10 năm 1967 Bộ Chính trị Hà Nội đã đồng ý về nguyên tắc với chiến dịch Đông Xuân của ông Giáp bao gồm một cuộc tổng công kích quy mô lớn vào miền Nam trong lễ tết trước ngày 30 tháng Giêng 1968 năm Mậu Thân.

        Chuẩn bị chiến dịch mùa Khô năm 1967/1968, ông Giáp dự kiến 3 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất cuối mùa thu, tổ chức một loạt trận tấn công lên cao nguyên miền Trung để thử nghiệm chỉ huy và vật chất kỹ thuật của quân địch. Giai đoạn thứ hai là chiến dịch du kích vào đô thị quy mô lớn phối hợp một cách lỏng lẻo, trong lúc đó đơn vị của quân đội nhân dân tiếp viện đắc lực cho quân giải phóng miền Nam. Giai đoạn thứ ba với tên là "làn sóng xanh" phải là những trận tác chiến ở thành thị và nông thôn kết hợp với một chiến dịch chiến tranh tâm lý làm lung lạc tinh thần miền Nam, dựng lên câu chuyện hoang đường: "Tổng khởi nghĩa".

        (Căn cứ vào tin tức tình báo, tướng Westmoreland bị nhầm khi phân tích tiến trình của các sự kiện: ông nghĩ rằng chiến dịch mở đầu bằng những trận đánh biên giới, kèm theo tấn công Tết Mậu Thân để kết thúc bằng một trận đánh mới theo kiểu Điện Biên Phủ ở Khe Sanh, để cho Hà Nội hết những con chủ bài ngoại giao, khi mở hội đàm hòa bình, nhiệm vụ của Điện Biên Phủ trước hiệp định Giơnevơ).

        Ông Giáp gửi vào Nam 2 sĩ quan liên lạc tướng Lê Trọng Tấn và đại tá Lê Ngọc Hiền, họ mang theo trên đường mòn Hồ Chí Minh một sơ đồ tổng quát về một cuộc tấn công bất ngờ vào các lực lượng liên minh ở tất cả các khu vực có tầm quan trọng nhất ở miền Nam Việt Nam. Sau khi trình bày với các thủ tướng quân sự và chính trị của Trung ương Cục miền Nam, họ đến Sài Gòn để thông báo cho các sĩ quan về thuận lợi của phương án này. Tháng Giêng, trong cuộc hội họp lần thứ 14 Trung ương Đảng, đồng ý với kế hoạch của ông Giáp trong khi khẳng định rằng có hơn 400 căn cứ vững chắc trên toàn các lãnh thổ miền Nam Việt Nam có thể giữ bí mật vũ khí, lương thực và thuốc men cần thiết cho đến giờ H. Kế hoạch này rất phức tạp về tác chiến và hậu cần, đòi hỏi một thời gian chuẩn bị dài.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #91 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 11:15:02 pm »

        Cuốn "lịch sử chiến tranh" xuất bản ở Hà Nội năm 1988 đã kể lại: "Từ mùa hè năm 1967, các kế hoạch của một trận tấn công quy mô lớn đầu năm 1968 đã được thiết lập. Mục tiêu là làm tan rã chính quyền miền Nam bằng tấn công vào các thành phố thị xã có tầm quan trọng nhất định là những khâu yếu nhất. Đầu năm 1968, toàn quốc chuẩn bị Tết năm mới. Ngày 20 tháng giêng, để thu hút sự chú ý của quân đội và chính quyền Mỹ, quân đội nhân dân đã tổ chức một trận tấn công trên đường quốc lộ 9 trong khu vực Khe Sanh. Phản ứng lại, tướng Westmoreland đã tăng cường quân số Mỹ trong khu vực này".

        Từ tháng 10, ông Giáp đã ra lệnh đưa người và vật chất kỹ thuật cần thiết lên con đường mòn và bắt đầu đi sâu vào miền Nam.

        Ngày cũng như đêm-chủ yếu là ban đêm, hàng đoàn người và phương tiện tiếp cận mục tiêu theo những đường cái đường mòn và dòng sông, cuối cùng những đoàn đầu tiên đến xa nhất: ở đồng bằng sông Cửu Long. Nếu Bộ Chinh trị không phê chuẩn vào kế hoạch (rất ít khả năng) những nỗ lực ấy cũng không mất mát gì: các chiến sĩ cũng đã nhập vào các đơn vị đã đóng ở miền Nam và phương tiện sẽ sử dụng cho các kế hoạch tác chiến khác.

        Buổi sáng ngày 29 tháng 10, trung đoàn 273 của quân giải phóng miền Nam có trung đoàn 165 của quân đội nhân dân yểm trợ mở đầu giai đoạn 1 đánh chiếm các cơ quan hành chính của Lộc Ninh (tấn công có tính thăm dò địch). Một trận chiến đấu quyết liệt đã xảy ra: sau một tuần lễ, quân Việt Cộng phải rút lui, để lại trên trận địa 852 người chết (theo những nguồn tin khác, tổn thất thực tế lên đến 2.000 người). Trong thời gian ấy, trung đoàn 88 của quân đội ông Giáp đã triển khai trận địa, cùng với các trung đoàn 272 và 273 của quân giải phóng miền Nam, trung đoàn của Quân đội nhân dân Việt Nam đã bố trí một phương tiện kỹ thuật hiện đại: phóng tên lửa, phóng lựu đạn, máy thu phát mang trên người, súng cối 120rnm, tên lửa 122mm (trong trận đánh Lộc Ninh, viên tư lệnh Mỹ đã tuyên bố cái huyền diệu và có thể là huyền thoại-"điểm sụp đổ" đã đến, khi biết rằng những tổn thất của Việt Cộng vượt qua khả năng tuyển mộ của họ. Ông đã khẳng định năm vừa qua, Việt Cộng đã thương vong 60.000 người mà chỉ tuyển mộ được 20.000 người). Ít lâu sau, trung đoàn 88 của Quân đội nhân dân Việt Nam tấn công Sông Bé còn trung đoàn 277 của quân giải phóng miền Nam phục kích và đánh tan nghiêm trọng một tiểu đoàn Big Red One.

        Ngày 15 tháng 11, quân đội của ông Giáp tấn công Đắc Tô, căn cứ lực lượng đặc biệt Mỹ đã tăng cường lực lượng mạnh sau khi được tin tức tình báo của một kẻ đào ngũ của quân đội nhân dân. ở Đắc Tô bây giờ tập trung sư đoàn 4 bộ binh, lữ đoàn 1 của sư đoàn ky binh không vận, một lữ đoàn không vận (lữ đoàn 173 , đã tham dự Junction City) thêm 6 tiểu đoàn của quân ngụy miền Nam đang đóng quân ở một khu rừng rụng lá. Sau những trận kịch chiến trên một chu vi rộng gần 500km2, quân lực Mỹ đã bắn 170.000 đạn pháo và các máy bay ném bom của không lực Hoa Kỳ và hải quân đã 2.100 lần xuất kích.

        Đắc Tô cũng như ở Lộc Ninh, Westmoreland đã gọi B.52 để tăng cường hỏa lực cho pháo 175 và các khẩu pháo khác. Mặc dù sử dụng tốt cả các biện pháp đó, ở Đắc Tô quân Mỹ đã bị thiệt hại nặng nhất so với các cuộc hành quân khác trong cuộc chiến tranh Việt Nam, trừ cuộc tấn công Tết Mậu Thân: hơn cả những tổn thất trực tiếp ở Khe Sanh. Trong trận ác chiến đó, 1.200 chiến sĩ Việt Cộng và Quân đội nhân dân Việt Nam đã bị chết-phía Mỹ có 305 lính Mỹ chết chưa kể 985 bị thương (trong đó 124 người chết của lữ đoàn 173 không vận).

        Trận tấn công Khe Sanh trước tấn công Tết Mậu Thân 10 ngày lập tức được các phương tiện thông tin đại chúng và công chúng Mỹ chú ý quan tâm-về tầm quan trọng quân sự ở mức độ nào đó, chẳng có ý nghĩa gì. Trận Khe Sanh đã chiếm bình quân 25% thời gian tin tức buổi chiều có khi đến 50%. 38% lượng tin tức do phóng viên Associated Press có mặt tại chỗ cung cấp. Westmoreland khẳng định rằng phản ứng đối với cuộc tấn công và những tuyên bố của Hà Nội ám chỉ những cuộc thương lượng có thể xảy ra, báo chí, quốc hội, các trường đại học và kể cả một số thành viên của chính phủ "đã thực hiện đúng nhiệm vụ mà người ta chờ đợi họ, như họ đã được đọc kịch bản". Do vậy, đối với người Mỹ, Khe Sanh trở thành biểu tượng của việc xác định, nếu phòng ngự thành công có thể ở mức độ nào đó quên đi những thất bại và đau khổ trước đây.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #92 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 11:18:48 pm »

        Giáp được lợi lớn từ chuyện phản ứng quá đáng đó: Vì một mặt nó tăng thêm sự chống đối Hoa Kỳ, nhưng nhất là vì nó cho phép ông cũng như những người lãnh đạo cách mạng miền Nam hoàn thiện công việc chuẩn bị cho cuộc tấn công Tết Mậu Thân, không lo về quân đội Mỹ và quân ngụy miền Nam đã đồng ý cho một bộ phận quan trọng quân số đi nghỉ tết kèm theo tạm ngừng chiến ngày lễ truyền thống của dân tộc (song đã có báo cáo của dịch vụ tình báo cho biết sẽ tấn công nhân dịp tết, không quên rằng giảm phép làm căng thẳng tinh thần của binh lính; ngoài ra còn có tin những đơn vị đóng quân quá xa ở phía Nam không thể thực tiếp tham gia chiến đấu trên miền biên giới).

        Do vậy, khi các cuộc tấn công bắt đầu, rất nhiều binh lính Mỹ cùng với 1 nửa dân số của quân nguỵ miền Nam Việt Nam đang đi phép. 5 thành phố lớn ở miền Nam bị tấn công, cùng 36/44 tỉnh ly, 64 huyện, hàng chục vị trí đóng quân và hơn 20 căn cứ quân sự của Mỹ bị tấn công. Theo tướng Westmoreland, lực lượng đối phương khá mạnh vào được 13 thành phố. Nhiều trận chiến kéo dài nhiều ngày ở Kontum, Buôn Ma Thuộc, Phan Thiết, Cần Thơ, Bến Tre và Sài Gòn. Các trận tấn công đồng loạt trên toàn bộ đất nước theo các nguồn tin có 84.000 người tham gia (phần lớn là quân giải phóng miền Nam, nhưng cũng có quân chủ lực miền Bắc) làm cho người ta tin tưởng vào các nhà lập kế hoạch ở Trung ương Cục miền Nam; cuộc Tổng công kích không thể bảo đảm cụ thể ở Bộ Tổng tham mưu Hà Nội.

        Dù cho có lệnh gọi gấp những người đi phép trở về đơn vị, tất cả quân số lính Mỹ và Nam Việt Nam hết khả năng đẩy lùi quân tấn công. Ở Sài Gòn buổi chiều ngày thứ nhất, các tiểu đoàn bộ binh Mỹ đánh nhau với quân Việt Cộng từ phố này sang phố khác, từ nhà này sang nhà khác Muốn cho đối phương không tăng cường được quân tiếp viện, các điểm đóng quân du kích chiếm máy bay bị san bằng.

        Mặc dù ông Giáp đã rất cẩn thận chuẩn bị cho cuộc tấn công Tết Mậu Thân, nhưng mọi việc không diễn ra đúng như dự đoán vào ngày J-như thường xảy ra trong chiến tranh. Quyển sử học Việt Nam đã kể lại: "Ngày 30 tháng giêng năm 1968 vì nghe lệnh không đầy đủ, một số đơn vị quân đội hiện đang ở miền Nam đã bắt đầu tấn công, còn những đơn vị khác thì không. Ở miền Nam ngày một tháng giêng năm mới là ngày một tháng giêng, sớm hơn miền Bắc một ngày, vì lịch cũ vẫn còn tác dụng. Một bộ phận quân đội-ví dụ những đơn vị ở Quảng Nam và Quảng Ngãi-đánh ngày 30 và một bộ phận khác ngày hôm sau. Những đơn vị tấn công ngày hôm sau chạm trán với những lực lượng địch đã được báo động; nhiệm vụ của họ khó khăn hơn".

        Song những vấn đề ấy không đủ làm rối loạn thông tin ở nhân dân Mỹ. Lẽ tất nhiên họ bị bất ngờ và đau khổ vì sự có mặt của hơn một nửa triệu lính Mỹ ở miền Nam Việt Nam, không kể đến chừng ấy lính đồng minh và hàng chục nghìn đội viên dân quân tự vệ địa phương miền Nam Việt Nam không đủ sức bảo vệ các thành phố của đất nước trước một cuộc tấn công.

        Những ngày hôm sau, khi đã thống kê đầy đủ, tướng Westmoreland có thể tuyên bố tổng số có 37.000 quân địch bị tiêu diệt. Tin tức chắc chắn là đã nói quá lên: song cũng cho biết những tổn thất lớn của quân Việt Cộng và Bắc Việt Nam-Mọi nơi, trừ Huế, các lực lượng quân Việt Cộng đều bị bao vây hoặc bị tiêu diệt hoặc bị bắt làrn tù binh. Ngày 11 tháng 2, hai tuần lễ sau khi bắt đầu, cuộc tấn công Tết Mậu Thân thực tế chấm dứt.

        Về quân sự mà nói, mỗi phía đều xác định là chiến thắng. Quân Việt Cộng bị nhiều tổn thất nặng đến nỗi phải mấy năm mới hồi phục. Về phương diện ấy, cuộc tấn công Tết Mậu Thân là một thắng lợi của miền Nam, tuy phải trả giá 2.500 lính Mỹ. Về phương diện chính trị, bao giờ cũng là một thất bại của Hoa Kỳ, vì công chúng Mỹ đã được tin chiến tranh đã đến điểm thắng lợi cách đây ít lâu, những lời bình luận lại nổi lên về "ánh sáng cuối đường hầm" mà Navane đã nói trước đây; tướng Harold K.Johnson, tổng tư lệnh liên quân mặt trận chẳng phải đã tuyên bố rằng: "chắc chắn chúng ta đã đến gần thắng lợi", còn tướng Westmoreland tuyên bố ngày 21 tháng 11 năm 1967 với Câu lạc bộ báo chí Washington "Chúng ta đã đến một bước ngoặt mấu chốt, cuối cùng chúng ta có nhìn thấy kết thúc. Những hy vọng của đối phương đã tan vỡ".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #93 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 11:22:28 pm »

        Công chúng Mỹ trước hết tức giận khi theo dõi truyền hình trận tấn công ác liệt chiếm đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Cảm giác mạnh hơn lại là những hình ảnh chiến đấu ở Huế được phổ biến không ngừng trong 25 ngày. Trước hết, phải mất 10 ngày để các vị tư lệnh nhận đủ quân tiếp viện để lấy lại thành phố. Cuối cùng 11 tiểu đoàn cộng hòa miền Nam và 3 tiểu đoàn lính thủy đến nơi, những phải 2 tuần lễ ác chiến trên đường phố giáp lá cà để đánh bật 8 tiểu đoàn Việt Cộng với khoảng 5.000 người. Sự thật là thành phố Huế không bao giờ bị chia cắt ra khỏi vùng nông thôn xung quanh; các đơn vị Mỹ và miền Nam Việt Nam bao vây chặt nhưng quân Việt Cộng vẫn được tiếp tế và tiếp viện theo những con đường mòn dọc theo sông Hương. Một bộ phận lớn thành phố trên một diện tích nhiều héc ta đã bị san bằng, nhà gỗ thành tro, nhà bê tông thành những đống bụì và gạch vụn. Cờ Mỹ chỉ được treo trên những đống đổ nát của kinh thành bị bom đạn phá hủy ngày 23 tháng 2. Quân ngụy miền Nam chết 384 người, lính thủy Mỹ chết 142 người. Bị chặt đứt phía sau bởi đoàn ky binh Mỹ 1, cuối cùng đối phương bị thiệt hại rất nặng: theo các tin tức thì có 5.000 người chết trong thành phố và hơn 3.000 người ở vùng phụ cận trong thời gian chiến đấu.

        Về vấn đề mùa xuân năm 1968, ông Giáp đã có tuyên bố sau đây:

        "Đối với chúng ta không có chiến lược duy nhất, các đồng chí biết đấy. Chiến lược của chúng ta luôn luôn là một sự tổng hợp; vừa ngoại giao, vừa quân sự và vừa chính trị, vì vậy dĩ nhiên tấn công Tết Mậu Thân cũng theo đuổi nhiều mục tiêu.

        Việc bình định của địch là mối nguy hiểm cho việc tiếp tục cuộc chiến tranh. Trước hết chúng ta tìm cách đẩy xa các đơn vị quân Mỹ ra khỏi những vùng đồng bằng đông dân cư để tạo điều kiện cho Mặt trận giải phóng miền Nam có thể dễ dàng lãnh đạo nhân dân. Chúng ta đưa 2 sư đoàn vào Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, phía Bắc của miền Nam; điều đó buộc quân Mỹ phải đưa lực lượng đến những khu vực khác, do đó giảm bớt chương trình bình định. Điều đó cũng ngăn chặn được quân tiếp viện vào đồng bằng sông Cửu Long, nơi quân Mỹ và quân đồng minh đã giành được thắng lợi..."

        Ta tìm thấy lại ở đây một phần ván cờ giữa ông Giáp và tướng Navane trước chiến dịch Điện Biên Phủ.

        "Trong những trận đánh ở Lộc Ninh và Đắc Tô ở cao nguyên miền Trung năm 1967, chúng ta đã tỏ rõ sức mạnh của chúng ta chống lại những cứ điểm phòng ngự. Giai đoạn tiếp theo là đưa vào một lực lượng mạnh hơn chống lại Khe Sanh. Một lần nữa, bọn đế quốc chống lại".

        Lực lượng này phải sử dụng vào giai đoạn thứ ba của cuộc tấn công đông xuân gọi tên là "Làn sóng thứ hai". Hiệp đồng với các kế hoạch tác chiến trong các tỉnh phía Bắc chúng ta phải đưa ra lời kêu gọi nhân dân miền Nam làm cho hiểu rằng chính quyền ngụy đã tàn và phải nổi dậy chống lại chúng và chống quân Mỹ. Điều đó không đạt được nhưng cuộc tấn công dịp tết chứng tỏ rằng, mặc dù ném bom miền Bắc và hành quân "tiêu diệt" ở miền Nam, chúng ta đã mạnh hơn vào năm 1968 thời kỳ mà Hoa Kỳ đã đưa những lực lượng lớn vào cuộc chiến tranh. Trước đây mục đích chính của họ là tìm và diệt, bây giờ trái lại họ phải chấp nhận một chiến lược phòng ngự.

        Đó là thắng lợi lớn nhất của chúng ta: thay đổi ý định của Hoa Kỳ. Về nguồn gốc, cuộc tấn công dịp Tết nhằm vào nhân dân miền Nam trước hết, nhưng nó lại tác động mạnh hơn đến nhân dân Hoa Kỳ. Cho đến Tết, họ tưởng rằng có thể thắng lợi trong chiến tranh; bây giờ họ biết rằng không thể được. Johnson đã chấp nhận giảm bớt tác chiến quân sự và ngồi lại với chúng ta xung quanh một cái bàn để thảo luận các biện pháp chấm dứt chiến tranh...

        Những tháng đầu năm 1968 là những tháng xấu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Ở Việt Nam, phần lớn binh sĩ Mỹ lần đầu tiên nhận thấy rằng họ không thể thắng trong cuộc chiến tranh này, còn ở Mỹ đông đảo đàn ông và đàn bà quay lưng lại với việc can thiệp này. Trong cuộc tấn công dịp Tết, sau khi phá hủy hoàn toàn một thành phố, một sĩ quan Mỹ tiếp một nhà báo với thái độ mệt mỏi: "Chúng tôi đã bắt buộc phải phá hủy nó để cứu lấy nó". Đối với hàng triệu dân Mỹ, câu trả lời ngắn gọn này đã tóm tắt tất cả sự mờ ám của cuộc chiến tranh này: Không ai thắng lợi, không ai có thể thắng lợi.

        Đại tá Mai Thế Chính, chuyên gia gỡ mìn đã từng tham gia những cuộc tác chiến trước tấn công dịp Tết đã cung cấp bằng chứng sau đây cho tác giả: "Tôi nhập ngũ năm 1958 và ở bộ đội 32 năm. Từ năm 1958 đến năm 1967 tôi ở miền Bắc Việt Nam; sau đó tôi được đưa vào miền Nam, chiến đấu đến năm 1975, trừ một vài lần ra Bắc ngắn hạn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #94 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 11:25:18 pm »

        Tôi là chuyên viên về thuốc nổ, đạn và mìn; tôi đã theo học một lớp đào tạo gỡ mìn trong một trường quân sự cách Hà Nội 30km.

        Năm 1965, một bộ phận đơn vị tôi được chuyển vào miền Nam; sau hai năm tôi cũng vào Nam để chiến đấu trên vùng biên giới Lào và Việt Nam. Tôi đã quên đi bao nhiêu năm ở lại miền Nam và dự bao nhiêu trận chiến đấu.

        Cuối năm 1967 trong khuôn khổ kế hoạch chuẩn bị cuộc tấn công dịp Tết chúng tôi được lệnh vượt qua một bãi mìn. Ở Đắc Tô, chúng tôi phải gỡ những quả mìn bằng tay, nằm dài trong đêm tối, không được gây một tiếng động nào khỏi báo động quân địch. Có những quả mìn sát thương được cài rất tinh xảo; chỉ khẽ đụng vào dây kim loại là mìn nổ; mìn nổ phóng ra rất nhiều loại ngòi nổ. Thật là một công việc khó khăn và nguy hiểm.

        Chúng tôi làm việc từ mặt trời lặn cho đến 11 giờ đêm, không kịp dọn sạch. Vì các lực lượng xung phong phải vượt qua những bãi mìn trước khi trời sáng, người ta nói với chúng tôi phải mở lối qua bằng những khối thuốc nổ, kể cả trường hợp làm lộ ý định của chúng tôi. Chúng tôi nhanh chóng đi tìm các khối thuốc nổ và chạy trở lại trận địa; đúng lúc ấy, địch phát hiện được chúng tôi và bắn pháo. Một số đồng đội của chứng tôi hy sinh nhưng được thay thế ngay. Sáng hôm sau, khi mặt trời mọc, chúng tôi đã hoàn thành việc mở đường.

        Ngày 30 tháng giêng, trận tấn công dịp Tết đã bắt đầu. Các đơn vị của chúng tôi tấn công nhiều cứ điểm trên đường 9. Mục đích là tiêu diệt địch để giành lại quyền kiểm soát các tỉnh ở phía Bắc. Sau vài ngày, đơn vị tôi tiểu đoàn 7 công binh được đưa vào Huế, và chúng tôi chiến đấu ở đó trong nhiều tuần lễ. Vì nhiệm vụ hoàn thành, cả đơn vị được tuyên dương "Đơn vị anh hùng”. Quân của chúng tôi đã giành thắng lợi và chiếm được thành phố Huế.

        Chúng tôi còn lại độ trăm người sống sót và chỉ còn tất cả 10kg gạo. Nhưng gạo dùng nấu cháo cho thương binh; những người khỏe phải ăn rễ cây và cỏ dại. Chúng tôi bị đói lả và chúng tôi không thể đánh đuổi thú rừng và tiếng nổ sẽ làm lộ vị trí của chúng tôi. Hơn nữa, chúng tôi luôn bị máy bay đánh bom và trời mưa như trút nước từ ngày này qua ngày khác. Thiếu thốn quá, chúng tôi phải căng những tấm nilông giữa các cây để chống mưa cho các bác sĩ có thể chăm sóc thương binh.

        Mưa không ngớt đã gây lũ lụt. Tình thế càng trầm trọng hơn. Chúng tôi không còn gì để ăn, mà vì lụt không đi đâu được Tình thế như vậy kéo dài vài tháng.

        Cùng với bom, máy bay Mỹ thả truyền đơn kêu gọi chúng tôi đào ngũ. Các nhà lãnh đạo của chúng tôi đã nói rằng: Chiến tranh giải phóng là một câu chuyện công phu. Chúng tôi phải ngừng đấu tranh bản thân từ bây giờ. Đó là chiến tranh tâm lý: Họ khuyến khích các chiến sĩ giải phóng đòi quay về gia đình. Một trong những tờ truyền đơn kể chuyện một chiến sĩ gửi về cho mẹ nói rằng anh ta đang chết đói dưới trời mưa trong rừng núi. Đúng. Đó là điều chúng tôi đã trải qua".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #95 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 11:35:17 pm »

       
Chương 20

Khe Sanh

        Tôi biết rừng không có cách để nói chuyện một cách văn minh với những con người ấy.
       
Excaporal Mi ke Brown - Hải Quân       

        Cũng như Điện Biên Phủ, Khe Sanh là một căn cứ phía trước ở khu vực biên giới. Đối với miền Nam, ở góc trái phía trên bản đồ. Khe Sanh chỉ cách biên giới Lào 8km và gần như trên kinh tuyến 17. Và cũng như Điện Biên Phủ, tự Khe Sanh không có gì quan trọng lắm. Cũng như Điện Biên Phủ lợi thế quân sự của nó là đứng trên một trục đường giao thông quan trọng-đường quốc lộ 9 từ đông sang tay đi qua những tỉnh miền Tây của Việt Nam trước khi tiếp tục trên đất Lào. Đối với tấn công cũng như phòng ngự, nó tạo thành một điểm chốt, khi chiếm được có thể tiến hành nhiều kế hoạch tác chiến khác.

        Làng Khe Sanh thuộc tỉnh Quảng Trì, ở phía Tây làng là những dãy núi cao rừng rậm con người không thể sinh sống được; phần lớn dân cư tụ tập xung quanh những thửa ruộng phía Đông một dải đất đi từ bờ biển đến đường 1, con “đường không vui" của linh lê dương Pháp. Khe Sanh nằm trong một khu vục hiểm trở; làng được bao bọc xung quanh bằng những quả đồi cao và dốc đứng bị bao phủ một lớp cây nhiệt đới dày đặc trồi lên những ngọn cây to bám đầy dây rừng. Sương mù thường xuyên cũng như mưa rào gây nên nhiều ghềnh và thác. Phần lớn trong năm khí hậu nóng và ẩm, thích hợp với việc trồng cây cà phê. Những dãy núi ẩm ướt không bao giờ im lặng cả ban ngày và ban đêm, rất nhiều thú vật hoang dã và các loại côn trùng sống ở đó.

        Một cộng đồng vài trăm người sống ở Khe Sanh, họ làm việc trong những đồn điền cà phê xung quanh, phần lớn của người Pháp. Gần đó có một vài nhà người dân tộc miền núi Bru mà năm 1958, quân ngụy miền Nam khuyến khích họ trở về làng để bảo vệ cho họ khỏi Việt Cộng (ngăn cấm họ ủng hộ Việt Cộng) những người dân Bru khác sống rải rác trong rừng toàn khu vực có chừng khoảng 8.000 người. Cũng như 2 công chức người Pháp đang cố gắng thu phục người Bru và một vài người Việt Nam theo đạo Thiên chúa.

        Phía Bắc làng 3km, trên một cao nguyên dài 1,5km ở độ cao 440m dựng lên một lô cốt bê tông từ thời kỳ De Latrre, láng giềng xa của những điểm dạng "dãy Maginot" xây dựng quanh Hà Nội. Bên cạnh có một con đường mòn bằng đất nện. Đầu những năm 1960, một tiểu đoàn công binh của quân ngụy miền Nam đã bao phủ lên một cái màn bằng kim loại có thể làm cơ sở cho máy bay nhận biết con đường mòn.

        Về phía Tây 11 km, bên kia biên giới, một quả núi to Lo Roe, nổi cao lên trên đèo chỉ đường vào đất Lào. Khá xa về phía Bắc, ngọn Tiger Peak bao trùm lấy khu quân sự, DMZ. Gần hơn, phía Bắc và phía Tây Khe Sanh 5-6 km, những dãy đồi thấp hơn làm thành một hình tam gác mỗi cạnh 5 km đặt một bài toán khó cho những ai muốn tổ chức phòng ngự vì chúng tạo nên những đài quan sát cực kỳ tốt, hoặc để điều chỉnh điểm rơi cho pháo binh bắn, chủ yếu là phải giữ lấy chúng.

        Quân đội Mỹ đến đây ở gần làng từ tháng 2 năm 1962, khi quân mũ nồi xanh vào đóng trong cứ điểm cũ của quân Pháp. Những lực lượng đặc biệt được bố trí phía trước. Nhiệm vụ của họ là làm việc với những người dân tộc Bru: chấp nhận họ, dạy họ nghệ thuật chiến tranh, dẫn đi tuần tiễu để nắm tình hình địch; vì mục đích đó, quân mũ nồi xanh học cách ăn chuột và uống rượu gạo, để tóc mọc dài, xăm mình theo địa phương và như người ta nói ngủ với đàn bà Bru.

        Năm 1966, một tiểu đoàn thuỷ quân đi khắp vùng trong 15 ngày nhưng không gặp quân đối phương. Trước khi cuốn gói trở về theo đường 9, họ để lại một tiểu đoàn ở căn cứ gọi là Fort Dix. Quan hệ giữa hai lực lượng là mạnh ai lấy làm. Dưới con mắt của thuỷ quân, những lính mũ nồi xanh là vô kỷ luật, đầu tóc bù xù, có thể nghiện ma tuý, tóm lại là tụi vô lại. Về phía mình, người của lực lượng đặc biệt cho bọn lính thuỷ là láo, đầy thành kiến và tuyệt đối không đoàn kết được. Nếu bọn lính thuỷ ở đây, họ đi nơi khác. Vì vậy, họ lập nên một căn cứ mới ở làng Làng Vây cách 8 km trên đường sang Lào.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #96 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 11:40:20 pm »

        Không gặp đối phương lần nào trong vùng này, nhưng tướng Westmoreland quả quyết cuối cùng họ sẽ đến. Vài tuần trước đó. ông Giáp đã trực tiếp điều hành tác chiến ở tỉnh Quáng Trị, tách khỏi Trung ương Cục miền Nam và quân giải phóng: tương lai, những kế hoạch tác chiến thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam mà không phải thuộc quân Việt Cộng, và tỉnh sẽ sáp nhập vào quân khu Trị Thiên-Huế. Ở Sài Gòn, cơ quan tham mưu của Westmoreland quyết định tăng cường quân tiếp viện cho lực lượng đặc biệt 300 dân quân tự vệ người dân tộc miền núi và cho thêm một phân đội tác chiến đặc biệt tìm kiếm tình báo (Special Operation Intelligence Groupe). Các lực lượng tập trung ở làng Làng Vây đặt dưới quyền chỉ huy của quân đội trực thuộc quân mũ nồi xanh và CIA cùng với quân ngụy miền Nam kiểm soát việc phát hiện những tin tức không liên quan đến lính thuỷ ở Fort Dix. Còn bọn lính thuỷ tự hào về tính chất đầy đủ quân sự của mình: Chúng có lực lượng không quân, lực lượng pháo binh và kế hoạch riêng; chúng có thể tác chiến bất kỳ ở đâu mà không cần ai giúp đỡ. Ngoài ra là lính thuỷ, họ có quan hệ truyền thống với hải quân, trước đây vốn là một số đơn vị dự bị trên các tàu đi lại trên biển Đông, các tướng lĩnh coi họ trực thuộc tổng hành dinh hải quân ở Honolulu hơn cả Westmoreland mà cơ quan tham mưu ở Sài Gòn không dễ dàng hiệp đồng chặt chẽ. Một chuyện mất đoàn kết là sự kiểm soát và kết hợp của không quân yểm trợ. Các lính thuỷ muốn sử dụng không quân cứu hộ, nhưng không quân này không đáp ứng những cuộc ném bom hạng nặng trong tác chiến. Bực rnlnh muốn giữ tinh hình độc lập của họ, lính thuỷ đã gây nên những vấn đề nghiêm trọng khiến cho Westmoreland phải điều động họ đi-Cuối cùng những người lính thuỷ chấp nhận sự điều động của quân đội và không lực Hoa Kỳ.

        Tháng 3 năm 1967, một đại đội lính thuỷ khác đến Khe Sanh kèm theo một đội công binh đường biển phụ trách việc xây dựng hầm và nhà ở. Ít lâu sau, tình hình bắt đầu xấu đi. Đến cuối tháng 4 quân tuần tiễu chạm trán với những phân đội của trung đoàn 18 sư đoàn 325 Quân đội nhân dân Việt Nam trên cao điểm 861 và 881 là 2 trong 3 cao điểm ở phía Bắc và phía Tây căn cứ. Những trận tao ngộ ấy làm chết 12 lính thuỷ. Ngày hôm sau, một đại đội dự bị do máy bay lên thẳng dẫn đến một cao điểm 861 còn một tiểu đoàn đầy đủ (tiểu đoàn 2 của trung đoàn 3) có pháo binh yểm hộ đến tiếp viện cho Fort Dix. Quân này đến đã đưa một cú ra bóng được gọi ra trận đánh trên những đồi núi năm 1967, một loạt trận xuất sắc mà lịch sử hải quân đã viết "trung đoàn 18 của Quân đội nhân dân Việt Nam phải chống đỡ ác liệt" (Về phần mình lính thuỷ đã thay từ truyền thống "Charlie Cong" bằng "Mister Charlie"). Theo một người chỉ huy quân lính thuỷ, đối phương la “có chỉ huy tốt, nuôi dưỡng tốt và trang bị tốt".

        Các cuộc đụng độ căng thẳng tiếp nối nhau một tuần lễ liền, cho đến khi trung đoàn 18 thoát ra được nhờ có trung đoàn 95 anh em đánh lạc mục tiêu khi tấn công vào cứ điểm Làng Vây. 26 quân phòng ngự bị tiêu diệt và 36 bị thương trước khi trung đoàn 95 lui. Đáng lẽ thu dọn chiến trường, quân mũ nồi xanh và những đơn vị khác chiếm thêm được một căn cứ ở cách đấy không xa sau vài tuần.

        Một trạm vô tuyến tiếp sức được đặt trên đỉnh 950, một cao điểm kiềm chế cả vùng 290m bán kính. Từ đó có thể nhìn thấy Co Rọc, Tiger Peak, các ngọn núi của Lào và phần lớn tam giác DMZ; ngày đẹp trời có thể nhìn ra biển Đông. Ngày 6 tháng 6 năm 1967, quân của ông Giáp tấn công ngọn đồi, giết chết 3 lính địch. Ngày hôm sau, 18 lính thuỷ tìm thấy người chết trên cao điểm 881 Bắc. Sau một loạt trận đánh nhỏ, tổng số người chết về phía Mỹ là 52 và đối phương là 204. Khi tình hình đã yên tĩnh, các tiểu đoàn lính thuỷ rút đi và thay thế bằng đại đội 1 của trung đoàn 26. Ngày 13 tháng 6, để có thể tiếp tục việc tuần tiễu thường xuyên, đại đội 1 của trung đoàn 3 cũng vào trận địa. Ngày 14 một khẩu pháo đến theo đường cái. Hai tháng sau, đại tá David E.Lownds nhận quyền chỉ huy toàn bộ căn cứ Khe Sanh.

        Đến đóng quân, lính thuỷ ra sức củng cố phòng ngự. Không phải dễ dàng: những cây cối vùng lân cận nham nhở mảnh đạn. Kỷ niệm của toàn trận chiến đấu trên những ngọn đồi, năm 1967 làm đứt xích máy cưa. Sau vài tuần, cây cối bị cưa đứt hoặc bị mọt ăn hết. Phải cho máy bay chở gỗ cứng đến, thêm việc cho hậu cần. Căn cứ chu vi không quá 400 x 200m được nhanh chóng củng cố, trong khi máy bay và máy bay lên thẳng thay nhau như con thoi đưa vật liệu cần thiết đến-một phần rất nhỏ của hàng triệu tấn hàng cung cấp được đưa vào miền Nam Việt Nam hàng tháng bằng đường biển và đường không.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #97 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2016, 05:14:12 am »

        Cũng trong tháng 8 ấy, tướng Westmoreland quyết định tăng cường sức phòng ngự của căn cứ Khe sanh, bằng cách xây dựng thêm một căn cứ về phía trước đề phòng những đột nhập có thể xảy ra từ phía Lào. Khe Sanh có thể vào được bằng đường bộ-đúng vì một vài đoạn trên đường quá hẹp đến nỗi xe tải khó đi qua-nhưng điều đó đặt ra một mối đe doạ thường xuyên vì những trận phục kích của quân giải phóng trong rừng rậm, đúng như Điện Biên Phủ. Vì vậy việc tiếp tế chủ yếu bằng đường không; cái sân bay nhỏ xíu có tầm quan trọng chủ yếu. Trước cuối tháng 8, người ta bắt đầu cải tiến đường bay để có thể hạ cánh những máy bay nặng hơn. Máy bay chở người và vật liệu còn xe tải chở đã khai thác cách đó 2 km; những mảnh kim loại cũ dỡ bỏ thay thế bằng một cái màn chất lượng hơn. Trong quá trình công việc, một hệ thống mới có tên là LAPES sử dụng để tiếp tế cho căn cứ, một cái dù đặt phía sau một máy bay đang bay ở độ thấp mang một khối hàng xuống đất.

        Tháng 9, trong khi công việc đang tiến hành thuận lợi, tiểu đoàn 1 của hải đội số 3 đến cùng với pháo cối 4.2mm và đạn dược với số lượng ngày càng nhiều. Có cả 10 xe xích "Onto" trang bị 6 khẩu 106mm không giật cùng với 5 xe Patton. Trong kế hoạch tăng cường căn cứ Khe Sanh, Westmoreland điều đến 2 khẩu pháo hạng nặng 175mm đến Cam Caroll, cách đó 30km, để có thể yểm trợ lính thuỷ. (Vì điều kiện địa hình không thể điều đến Khe Sanh). Đến cuối mùa thu năm 1967, dịch vụ tình báo thông báo việc giao thông trên đường mòn qua khu vực này đang tăng nhanh.

        Khi những máy dò tìm phát hiện tiếng chân bước hoặc tiếng xe qua, những máy điện tử báo qua vô tuyến cho những máy bay đang đan chéo trên bầu trời khu vực này. Ngoài những máy điện tử cắm dưới đất hoặc treo trên cành cây máy bay và trực thăng bay trên đường mòn còn được trang bị "máy ngửi" có thể phát hiện được mùi nước tiểu hoặc mồ hôi người. Những phương tiện trang bị máy rada theo chiều ngang SLAR phát hiện mọi tiếng động nhỏ, những thứ khác nữa, những máy hồng ngoại có thể phát hiện một bếp lửa và cả thân nhiệt của con người. Tất cả các loại máy móc ấy chỉ ra rằng đã có hơn 1.000 xe tải đi về hướng Khe Sanh trong tháng 10, và gần 4.000 vào tháng 11 không kể một lượng lớn binh sĩ đi bộ. Ngày 13 tháng chạp, tiểu đoàn 3 của trung đoàn 26 lính thuỷ được lệnh điều động đến Khe Sanh trong tháng 10 không báo trước tướng Robert E . Cushman Jr, tư lệnh hải quân ở Việt Nam.

        Ngày 27 tháng chạp, tướng Westmoreland gửi đến Lầu Năm Góc kế hoạch chi tiết về cuộc xâm nhập có thể xảy ra sang Lào mà vòng cua sẽ là Khe Sanh.

        Tháng chạp, không ít hơn 6.315 xe Bắc Việt Nam qua đường mòn.

        Tối mồng 2 tháng giêng năm 1968, 6 người ăn mặc theo kiểu trang phục của lính thuỷ Mỹ (theo những nguồn tin khác, họ mặc pyjama đen của Việt Cộng) được phát hiện trong chu vi của căn cứ để họ quan sát cách bố trí phòng ngự. Vì họ không trả lời được khẩu lệnh của người tuần tra, 5 người bị bắn chết còn người thứ 6 bị thương trốn thoát. Khám xét tài liệu trên mình họ, phát hiện đó là sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam cấp bậc cao: một chỉ huy trung đoàn, sĩ quan trinh sát... Sự việc xảy ra được phát hiện ngay và thông qua cấp chỉ đạo trực tiếp: làm cho tư lệnh các lực lượng Mỹ đứng trước hai con đường phải chọn một tương tự như tướng Navane đã vấp phải 14 năm về trước: ra đi hoặc ở lại.

        Vì những lý do tâm lý, Westmoreland quyết định loại bỏ tình thế này. Ông đã từng thông báo cho công chúng Mỹ một đánh giá lạc quan về tình thế quân sự: dư luận và nhất là các binh sĩ của chính ông sẽ suy nghĩ gì khi đột nhiên ông rút các lực lượng khỏi một căn cứ phía trước. Cá nhân ông, ông tin rằng đó là một bước lùi "Cũng có những ý kiến khác. Có thể kể: "Khe Sanh có thể làm căn cứ cho những mục đích khác nhau: tuần tiễu để phát hiện quân đối phương xâm nhập dọc đường 9; tác chiến quấy rối của đối phương ở Lào; sân bay sử dụng cho máy bay trinh sát con đường mòn; điểm tựa phía Tây tổ chức phòng ngự phía nam tam giác DMZ; ngoài ra có thể là điểm xuất phát các cuộc hành quân cắt đứt đường mòn".

        Cũng như Navane, Westmoreland quyết định ở lại. Ngày mồng 5 tháng giêng, ông cho khởi động việc đặt kế hoạch một hoạt động ném bom chính xác khổng lồ gọi là "Niagara": nếu các lực lượng của ông Giáp đánh Khe Sanh, những phi đội máy bay B52 sẽ dội lên họ một trận mưa bom tràn ngập tất cả.

        Vì quyết định ở lại, Westmoreland cũng lâm vào tình trạng như Navane trước đây; muốn phòng ngự căn cứ, phải có một lực lượng tối đa quân đội, nhưng Khe Sanh chỉ có thể tiếp tế bằng đường không, càng đưa thêm người đến, càng khó khăn về vấn đề hậu cần. Ông đã bố trí việc vận chuyển bằng máy bay tốt hơn Navane và khả năng của máy bay Mỹ rõ ràng cao hơn nhiều. Song điều đó không giải quyết được hết các vấn đề, phải đợi đến lúc tầm nhìn xa kém đi. Do vậy, Westmoreland lệnh cho lính thuỷ không điều động thêm quân, không có khả năng tiếp tế bằng không quân.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #98 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2016, 05:19:37 am »

        Dần dần, nhưng lực lượng đối phương tập hợp lại trên đường biên giới Lào đã được xác định: 2 sư đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam: sư 304 (đã chiến đấu ở Điện Biên Phủ và sư 325 gọi là sư "sao vàng”; do các trung đoàn pháo binh 24, 68B và 164 yểm trợ, được trang bị khoảng 96 khẩu-tổng cộng hơn 20.000 người. Hơn nữa, có sư 320 và sư 324 đến tiếp viện (cuối tháng 12 năm 1967 và đầu tháng giêng năm 1968, ông Giáp đã điều động đến Khe Sanh các sư đoàn 304, 320 và 325- khoảng 30.000 người-đồng thời một trung đoàn của sư 324B-5.000 người-để yểm hộ cho 3 sư trên. Nhưng không có tại chỗ trọn vẹn 4 sư đoàn. Hai trung đoàn của sư 325C đã vượt khu phi quân sự chừng 25km phía Tây Bắc Khe Sanh. Lực lượng còn lại theo những hành trình mới từ con đường mòn đến phía Tây Khe Sanh cách 25km. Số lượng lớn quân đội thực hiện đi bộ theo tổ 3 đến 5 người. Con đường tiếp tế giữa Khe Sanh và Tchepone, trên đường mòn nơi có 2 trung tâm hậu cần được thiết lập, không dài lắm, nhưng phải chở hàng từ các trung tâm kho của Quân đội nhân dân Việt Nam cách đó hàng trăm km).

        Các tay súng đối phương đã bắt đầu quấy rối quân lính thuỷ trong căn cứ và vùng xung quanh, trong khi đạn pháo nổ gần đó chứng tỏ pháo Quân đội nhân dân Việt Nam bắt đầu điều chỉnh tầm bắn. (Cho đến khi Lownds ra lệnh giới nghiêm, nhiệm vụ càng dễ dàng hơn vì ban đêm cả căn cứ sáng rực. Những lính mũ nồi xanh đóng ở Làng Vây trong thung lũng thấp hơn gọi với giọng khinh bỉ "Coney island").

        Ngày 15 tháng giêng máy bay B52 ném bom xung quanh Khe Sanh ở những điểm nghi ngờ có quân đối phương chiếm giữ.

        Ngày 16, một đại đội thứ 3 (đại đội 2) của đoàn 26 lính thuỷ được đưa đến Khe Sanh. Lownds điều động đại đội này lên cao điểm 558, để có thể yểm trợ cho 861 đồng thời có thể quan sát tốt một phần thung lũng về phía Đông căn cứ. Từ chiến tranh thế giới thứ 2 đây là lần đầu trung đoàn trọn vẹn tập hợp trên tuyến đầu.

        Ngày 20 tháng giêng, cao điểm 881 Bắc là chiến địa của những trận chiến đấu mãnh liệt: các phân đội sư 304 gặp phải sự chống trả của địch. Quân lính thuỷ phải lùi xuống nam 881. Cùng ngày bắt đầu một cuộc hành quân để bố trí 250 máy thu điện tử xung quanh căn cứ để làm cảnh giới gần. Các tin tức nhận được sẽ chuyển về trung tâm trinh sát những vụ xâm nhập cho máy bay đang bay lượn trên bầu trời vùng lân cận. Sau khi xử lý, những thông tin được chuyển về trung tâm điều hành bắn của Khe Sanh để giao mục tiêu cho pháo binh hoặc không quân. (Từ ngày đó cho đến kết thúc trận chiến đấu, việc cảnh giới này không tiếp tục giữ vững; hơn nữa những tin tức này bằng hàng nghìn mét phim ảnh được gửi về Sài Gòn để phân tích-một phần rất nhỏ của vô số ảnh thể hiện toàn bộ một triệu mét phim do máy bay cung cấp trên bầu trời Nam Việt Nam).

        Như mọi sự hiện diện, giờ của chân lý không còn xa nữa. Như đã nói trên, cao điểm 861 bị đánh cháy 20 tháng giêng sau lúc nửa đêm, chưa đến một giờ đồng hồ, đối phương đã chiếm được một phần vị trí. Lính thuỷ phản công: đến 5 giờ 15 lấy lại được cao điểm. Sau đó lúc 5 giờ 30, những quả tên lửa từ rừng bắn đến căn cứ gây nên tiếng nổ của khối thuốc nổ 1.500 tấn. Súng chấn động mạnh đến mức san bằng toàn bộ những công sự mới xây dựng mấy tuần trước kể cả sở chỉ huy và kho và lật đổ các máy bay lên thẳng đỗ gần đó. Đạn, pháo cối, tên lửa, và lựu đạn rơi khắp căn cứ cho đều các hầm trú ẩn và chứa đạn dược; may thay chỉ một số nổ, còn một số chốt an toàn chưa tháo được vì không có va chạm mạnh-đó là trường hợp của một khẩu đội pháo binh. Một kho xăng bắt lửa gây nên một cột khói đen cao ngất trời. Từ các cao điểm lân cận, lính thuỷ có cảm giác như tiếng nổ của một quả bom nguyên tử nhỏ. Bù lại không may, một lớp mây dày đặc hơi lacrymogene bao trùm ngay lấy căn cứ. Trong khi mọi người vội vàng mang mạng chống hơi độc, vài người trông thấy bóng những người Việt Nam đang tiến lên trong màn khói. Họ không đến, trái lại hàng giờ liền tiếp theo, ba trăm quả đạn bắn vào căn cứ, nổ trong những kho xăng dầu bốc lửa. Thật là địa ngục.

        Làn khói xuống dần thung lũng, trong khi những quân Việt Nam người Bru, người Mỹ vừa bị kéo khỏi giấc ngủ, ngạc nhiên nhìn đống lửa khổng lồ của tự nhiên. Những lính thuỷ đóng trên các cao điểm thấy mình bị chia cắt: chắc chắn Lownds và quân lính ông ta không còn gì. Nhưng Lownds có thể lập kênh thông tin vô tuyến điện với các cấp dưới bảo đảm: dù thế nào thì họ vẫn còn cả, và họ sẽ đối mặt. Ngày 21 tháng giêng từ mờ sáng, tiểu đoàn 8 của trung đoàn 66 và sư 304 chuyển sang tấn công và chiếm được làng Khe Sanh giết 18 lính Mỹ và làm bị thương 40. Bây giờ Làng Vây đang bị cô lập.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #99 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2016, 05:23:59 am »

        Ở căn cứ, các đơn vị đang ở tình trạng khó khăn: 90% đạn dược (khoảng 10.000 quả đạn các loại) đã ra đi khỏi "big bang". Qua vô tuyến điện, họ yêu cầu tiếp viện cấp tốc Tức thời, những chiếc 130 đầu tiên hạ cánh trên đường băng. Chúng phải mang đến 100.000 kg sản phẩm để lập lại các kho. Về phía mình, những máy bay lên thẳng thực hiện các chuyến tiếp viện lực lượng và thuốc men, thu gom thương binh, và cả những người đi phép nếu lộ trình cho phép.

        Ít lâu sau khi bắt đầu cuộc chiến, những người dân thường xung quanh, mang mạng phòng độc, vào trong căn cứ hy vọng tìm thấy thực phẩm, nơi ẩn nấp và sự che chở; sự thật họ đặt mình vào đường bắn. Cuối cùng khoảng 1.500 người thất vọng ấy tập hợp ở gần cổng, trong vài ngày thành một trại tị nạn khốn khổ. Có những người dân tộc Xá bị đuổi ra khỏi đất Lào trong một trận đánh trước đây nhiều gia đình người dân tộc Bru, một số người Pháp và vợ đã ở Khe Sanh nhiều năm, cũng như công chức và người theo đạo.

        Không có chuyện đó, Lownds đã đầy lo âu; hơn nữa, có thể có những kẻ xâm nhập đi theo những người tị nạn. Vì họ đông hơn quân số trong căn cứ, không thể nào để cho họ vào. Để đuổi họ đi, ông cho phép 1.432 trong số họ lên máy bay chở đến một cái trại dựng vội cách đó vài kilômét; những máy bay lên thẳng bắt 9 người của tiểu đoàn 1 trung đoàn 9 đưa về Khe Sanh (sau đó nhiều người tị nạn phải ra đi bộ bằng đường).

        Ngày 25 tháng giêng, Westmoreland quyết định không thể tha thứ lâu dài hơn thái độ của lữ đoàn lính thuỷ và điều một bộ phận tiền trạm của tổng hành dinh vào khu vực đóng quân của lữ đoàn 1, bao gồm các tỉnh phía Bắc, mục đích giao quyền kiểm soát tác chiến ở Khe Sanh cho quân đội. Cùng ngày, ông yêu cầu tham mưu trưởng bắt đầu chuẩn bị kế hoạch Pegase, để cứu vãn căn cứ Khe Sanh.

        Ngày 27 tháng giêng, 317 người của tiểu đoàn 37 quân ngụy miền Nam Việt Nam cũng đến Khe Sanh: bỗng nhiên thấy rằng không có một tên lính miền Nam Việt Nam nào chiến đấu ở đây, mà Westmoreland đã nói trước rằng đây là "nơi chiến tranh quan trọng nhất", tư lệnh quân lực Sài Gòn nhận sửa chữa thiếu sót này. Thiếu tin tưởng lực lượng quân ngụy miền Nam Việt Nam, họ bị dồn ra ngoại vi căn cứ cách 200m về phía Đông.

        Cho đến lúc này, số quân Mỹ hiện có trong căn cứ gồm: 5.772 lính thuỷ, 30 binh sĩ bộ đội mặt đất, 228 người của hải quân và 2 lái máy bay. Lính thuỷ và lính máy bay rụng rời tự hòi làm sao họ lại thất bại ở Khe Sanh: tại sao họ? Người của hải quân trả lời: đó là cuộc sống, thiếu may mắn! Trong khi chờ đợi, bắt đầu đào đi và tìm lấy một khẩu súng, đó là điều tốt nhất cần phải làm. (Lính thuỷ là Sea bee của toàn đoàn công binh hải quân Hoa Kỳ đã xây lại sân bay và ở trong căn cứ; những lái máy bay thay nhau lái máy bay đi thu nhận các tin tức của máy thu điện tử).

        Một nửa quân đồn trú đóng xung quanh căn cứ. Khoảng 1.000 lính thuỷ đóng ở Rock Quarry-một bãi tập ở phía Tây căn cứ 1,5 km. Một nghìn lính khác chiếm điểm cao 558. Đại úy Dabny và đại đội 3 Ấn Độ của lữ 26 đóng ở nam cao điểm 881, về phía tây xa nhất của tất cả những vị trí của Mỹ ở Việt Nam. (Bao gồm những sĩ quan kiểm tra bắn và lính thông tin, có tất cả khoảng 300 người trên cao điểm: 100 người được điều động đến tăng viện vài ngày hôm sau. Đại úy Josper và 200 người của tiểu đoàn K của trung đoàn 3/lữ 26 phòng ngự trên cao điểm 861. Quá sang phía Đông độ năm chục người lính bảo vệ lính thông tin trên điểm cao 950. Tất nhiên chưa kể lính mũ nồi xanh và quân người dân tộc miền núi ở Làng Vây. Tất cả có 7 vị trí khác nhau được tổ chức phòng ngự.

        Chắc hẳn không phải là vấn đề thời gian, Lownds và những người khác đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn-nó chưa đến. Trái lại, nhiều ngày và nhiều tuần tiếp nối nhau chỉ thấy một cuộc đọ pháo tay đôi rải rác những trận tấn công của bộ binh ngắn nhưng đông.

        Căn cứ bố trí 18 khẩu súng cối 105mm và 6 pháo 175mm: hai lần nhiều hơn pháo hạng nặng của Điện Biên Phủ. Mỗi ngày đối phương bắn từ 200 đến 500 viên đạn vào căn cứ và các cao điểm xung quanh (số tuyệt đối là 1307), 2/3 là của pháo 152mm của trung đoàn 68 bố trì trong hang trên sườn Co Rọc cách 27 km. Những pháo khác cũng như cối đều được phân tán trong khúc gấp trận địa ở Fer và Cheval chỉ cách nam 861, 2.000 mét. Từ điểm cao này, lính của đại đội Ấn Độ có thể nhìn thấy những khẩu cối đang bắn vào và báo cho căn cứ những quả đạn sắp đến nơi. Khi nghe trên điện đài có tiếng gọi "arty. arty. Co Rọc" một lính thuỷ ấn nút chai bia nối với nhau bằng những đường dây điện lấy từ còi ôtô buộc vào thân cây. Có tiếng kêu, tất cả mọi người ở phía ngoài chỉ được tối đa 20 giây để nhanh chóng vào chỗ ẩn nấp gần nhất. Dễ dàng hình dung cảnh chen lấn xô đẩy nhau.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM