Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:19:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tướng Giáp qua hai cuộc chiến tranh Đông Dương  (Đọc 37254 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #80 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 08:42:30 pm »

        Trong các cuộc hành quân của Cedar Falls và Junction City, máy bay Mỹ đã thả xuống gần một chục triệu truyền đơn và những máy bay lên thẳng dùng loa phát thanh đưa ra vô số lời kêu gọi để thuyết phục quân đối phương đào ngũ theo những cán bộ chiêu hồi thì sẽ được tha thứ. Rõ ràng mục đích làm yếu Việt Cộng có đạt được nhưng lẻ tẻ vài người lính đối phương nghe theo lời kêu gọi của họ. Ngoài ra khoảng 6.000 cán bộ dân sự Việt Nam được bác sĩ Mỹ săn sóc theo chương trình viện trợ dân sự gọi là Medcapi Assistance. Ba căn cứ không quân Việt Nam bị giết được thiết lập. Tất cả có 2728 Việt Cộng và quân đội nhân dân trong 2 cuộc hành quân hỗn hợp này. Về phía Mỹ có 282 lính chết và hơn 1.500 bị thương.

        Ở Hà Nội, ông Võ Nguyên Giáp khẳng định Junction City là một thắng lợi lớn của Việt Cộng và hơn 13.000 quân đồng minh bị tiêu diệt.

        Chắc chắn rằng cuộc hành quân này cũng như các cuộc hành quân cùng loại khác đã làm nhụt chí quân Việt Cộng ở mức độ nhất định. Đồng thời làm đảo lộn kế hoạch của Trung ương Cục miền Nam vì bắt buộc phải di chuyển tổng hành dinh, đem các đơn vị và căn cứ của Quân đội nhân dân Việt Nam sang Campuchia, đồng thời phải sử dụng các nguồn cung cấp do đường mòn Hồ Chí Minh chuyển vào trên vùng biên giới mà không còn sứ dụng được những nguồn cung cấp tại chỗ của nhân dân; hơn nữa, các đơn vị quân giải phóng miền Nam đóng căn cứ trong các làng mạc và trong rừng có thể ít trông chờ vào sự yểm trợ tức thời của bộ đội chủ lực của quân đội nhân dân. Hiển nhiên quân Mỹ đã được đầu tư vào các cuộc hành quân một nỗ lực lớn với một nguồn vật chất và tài chính quan trọng. Về số lượng cuộc hành quân dựa trên cơ sở sử dụng một lực lượng hùng hậu phô trương như vậy, song kết quả chẳng được bao nhiêu nếu tính theo số tổn thất của đối phương và vũ khí bị phá hoại-phải chăng vì một tỉ lệ lớn bom đạn nổ trong rừng không có dân cư. Hai ngày sau khi quân Mỹ rút khỏi tam giác sắt, Việt Cộng lại trở về vị trí của họ.

        Bản thân tướng Westmoreland cũng đã ca ngợi lòng dũng cảm và trí khôn của đối phương Việt Nam, đúng như ông Giáp đã nhấn mạnh về họ. Ông kể rằng nhiều nạn nhân đối phương đã săm mình: "Sinh ra ở miền Bắc để chết ở miền Nam" và họ làm điều đó rất tự nguyện. Tướng Bernard Rogess người đã tham gia Junction City sau đó được bổ nhiệm làm tư lệnh tối cao các lực lượng đồng minh ở châu Âu nói rằng các chiến sĩ Việt Cộng thật "trung thành với sự nghiệp, kỷ luật, kiên nhẫn và dũng cảm".

        Đó đúng là vấn đề.

        Thất bại và thất vọng, những người lính Mỹ không còn hiểu gì nữa. Không còn giải pháp nào trông thấy khả dĩ. Họ có cảm giác như có một cánh tay què, vì họ không thể mang chiến tranh lên miền Bắc, nhưng làm sao người ta có thể cho phép họ, trong khi lý do có mặt ở đây là để ngăn chặn miền Bắc Việt Nam xâm nhập vào miền Nam? Làm sao chính phủ Hoa Kỳ có thể bảo lãnh một loại xâm lược như vậy để lấy cớ cho Mỹ can thiệp được?

        Vì các cuộc hành quân tác chiến với bất kỳ quy mô nào cũng không làm thay đổi được tình thế, tháng 5 năm 1965 họ đã có dự kiến sử dụng vũ khí nguyên tử, nhưng ý tưởng này bị loại bỏ vì người ta sợ dư luận thế giới, trong cuộc chiến tranh lạnh Hoa Kỳ không thể để mất tín nhiệm của một phần ba thế giới. Tất cả mọi nỗ lực không thể ngăn chặn làn sóng người về phương tiện vật chất theo đường mòn Hồ Chí Minh vào miền Nam. Ném bom oanh tạc chẳng có ý nghĩa gì. Lập tức hàng đàn dân công đến lấp hố bom, sửa chữa cầu đường, hoặc tạo dựng một lối rẽ. Cuối nguồn lực, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Robert Mc Namara cho thiết lập một đường dây gồm các máy dò tìm từ bờ biển cho đến biên giới Lào. Kế hoạch này được đặt tên là Die Marker yêu cầu xây dựng 250 km hàng rào điện tử bằng những dụng cụ điện tử mới lạ: Công việc đã bắt đầu tháng 4 năm 1967, nhưng phương án quá phức tạp chưa tinh đến tốn kém nên bị bỏ dở.

        Robert Strange Mc Namara sinh ngày 9 tháng 6 năm 1916 ở San Francisco. Tốt nghiệp trường đại học California ở Berrkeley và Harvard Business School, chàng trai kỳ diệu này nhanh chóng được phong hàm trung tá trong chiến tranh thế giới thứ hai và trở thành chủ tịch của hội Ford. Tháng chạp năm ấy, ông được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ quốc phòng của Chính phủ Kennedy và vẫn giữ nguyên vị trí khi Johnson trở thành tổng thống.

        Tổng thống Kennedy rất đề cao Mc Namara cho nên sau khi bắt đầu can thiệp vào miền Nam Việt Nam được ít lâu Bộ quốc phòng bắt đầu được đưa lên hàng đầu trong chính sách chính trị, đồng thời đảm nhận một chức trách theo truyền thống giành cho Bộ quốc gia. Trong những năm tháng chiến tranh, Mc Namara có một ảnh hưởng rất to lớn: không những ông là người chịu trách nhiệm thực hiện các quyết sách chính trị mà ông còn là một trong những người đề ra các quyết sách đó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #81 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 08:50:23 pm »

        Tháng 5 năm 1967 con người có trách nhiệm then chốt trong việc lãnh đạo chiến tranh mấy năm qua đã viết cho tổng thống Johnson: hình ảnh của siêu cường thứ nhất thế giới giết và làm bị thương nặng cho một nghìn người không có vũ khí trong một tuần lễ, chỉ để đè bẹp một quốc gia nhỏ bé lạc hậu, vì một lý do còn phải tranh cãi, thật chẳng thú vị gì "một nghìn dân thương vong trong một tuần". Ông Mc Namara đã nói với tổng thống như vậy. Như người ta có thể trông đợi, rất nhiều thành viên của trung tâm chính trị và quân sự cho rằng tuyên bố này đưa ra một đánh giá sai lầm về tình thế và coi đó là một tín hiệu Mc Namara suy sụp.

        Mùa hè năm 1967 Mc Namara tham dự hội thảo về "Công thức hòa bình ở San Antonio", định đàm phán với miến Bắc Việt Nam về việc ngừng ném bom. Tháng mười, Hà Nội bác bỏ dự định này. Tháng 11, Mc Namara cuối cùng đã kết luận rằng việc can thiệp quân sự kéo dài bảy năm qua là "phù phiếm và vô đạo đức" Mc Namara đã báo cáo tổng thống rằng việc "bình định" không đạt được tiến bộ nào, và chiến dịch ném bom Rolling Thunder cũng không làm giảm được sự xâm nhập và không lung lay tinh thần của Hà Nội. Những đề nghị của ông ta là: giữ nguyên quân số của Mỹ ở Việt Nam như hiện nay, chấm dứt các cuộc ném bom; chuẩn bị bí mật để đàm phán hòa bình với Hà Nội.

        Thật quá sức đối với Johnson khi ông đang bị ám ảnh hoàn toàn vì ý tưởng giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh, gây thiệt hại cho bao nhiêu vấn đề nội bộ và quốc tế mà chính phủ của ông đang phải đối mặt. Làm sao ông có thể nhận ra rằng tất cả những con người chết và những cố gắng lớn lao ấy lại chỉ mất thời gian? Mc Namara ra đi. Tháng 2 năm 1991 sau 24 năm im lặng lần đầu tiên nói về Việt Nam,ông đã gần cho một nhà báo rằng ông vẫn chưa bao giờ biết rằng ông được phép từ chức hay ông bị mất chức.

        Rõ ràng không phải chỉ có chiến tranh trên mặt đất. Trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, các thuyền con chạy lùng sục để ngăn chặn hoặc giám bớt hoạt động của Việt Cộng dùng dòng sông Rừng Sác để đến gần Sài Gòn. Ngoài biển các tàu thủy của hạm đội 7 lùng sục không ngớt trong Vịnh Bắc Bộ bất chấp chẳng có tàu thuyền đối phương. Bọn chúng đã yểm trợ hỏa lực pháo binh cho lực lượng trên bộ đến khoảng cách gần nhất. Trong khi các hàng không mẫu hạm từ các căn cứ phía Nam Việt Nam, Thái Lan hoặc trong Thái Bình Dương tăng cường lực lượng cho không lực Hoa Kỳ. Máy bay của hải quân Mỹ cất cánh được sáp nhập vào kế hoạch tác chiến của không quân. Mấy năm ròng, rất nhiều tàu thủy và thủy thủ thực hiện một vòng cung từ California đến bờ biển châu Á để tham gia không chiến. Lúc ban đầu mọi trường hợp đều ưu tiên cho các cuộc ném bom chiến lược.

        Kế hoạch Rolling Thunder được thực hiện ngày 2 tháng 3 năm 1965. Vào thời kỳ, bộ tư lệnh các lực lượng Thái Bình Dương ở Honolulu đã quyết định 12 ngày ném bom dày đặc bằng không quân kết hợp với hỏa lực pháo binh mật độ cao của hạm đội 7 đủ sức vô hiệu hóa khả năng ủng hộ của miền Bắc Việt Nam cho miền Nam. Họ đã nhầm có đến 120 ngày và đến cả hàng năm trời ném bom vẫn không chấm dứt được việc cung cấp theo đường Hồ Chí Minh.

        Tháng 7 năm 1966 được tin Rolling Thunder chỉ có tác động yếu ớt, tổng thống Johnson nâng giới hạn cho phép đánh phá các kho xăng dầu và đạn dược trên toàn lãnh thổ miền Bắc Việt Nam. Mùa xuân năm 1967 thấy không giảm bớt làn sóng người và phương tiện vật chất vào miền Nam, tổng thống cho phép không lực Hoa Kỳ đánh vào các trung tâm điện lực, các sân bay và các nhà máy xí nghiệp của vùng Hà Nội và Hải Phòng, đồng thời phong tỏa mìn ở các cảng miền Bắc. Kế hoạch tác chiến kết thúc ngày 31 tháng 10 năm 1968, chấp nhận đàm phán hòa bình.

        Những con số thống kê đáng ngạc nhiên: 350.000 lần máy bay cất cánh, 655.000 tấn bom trút xuống phía Bắc vĩ tuyến 17, 918 máy bay Mỹ bị bắn rơi với 818 phi công chết hoặc mất tích.

        Lãnh thổ phía Nam của miền Bắc Việt Nam đã phải chịu đựng máy bay ném bom nhiều gấp 20 lần, những nơi khác. Hai mươi triệu quả bom Mỹ tàn phá tất cả các thành phố làng mạc ở phía Nam Hà Nội kể cả An Xá, nơi sinh trưởng của ông Giáp. Năm thành phố Phủ Lý, Ninh Bình, Thanh Hóa, Vinh và Hà Tĩnh bị xóa sổ trên bản đồ.

        Ngày 1 tháng 11 năm 1968 trong các làng địa đạo quây quanh Vĩnh Linh gần vĩ tuyến 17, bảy mươi nghìn người đã 3 năm rưỡi nay lần đầu tiên được trông thấy ánh sáng mặt trời mà không sợ chết. Gần như những con xuyên sơn, họ đã đào sâu xuống dưới mặt đất 6m làm thành nhà cửa dưới hang nối liền với nhau bằng một mạng lưới hầm hào. Ban ngày họ cấy, gặt, giúp đỡ quân đội, sửa chữa đường xá, sẵn sàng chui xuống hầm khi máy bay xuất hiện phía chân trời, và ra ngoài một lúc để cho con mắt trẻ con quen với ánh sáng ban ngày. Ban đêm họ về hang thắp sáng ngọn đèn dầu và ngủ trong không khí ô nhiễm. Vĩnh Linh là mục tiêu bị bom đạn nhiều nhất và trong thời gian lâu nhất so với các khu vực khác ở Việt Nam, tuy dân cư chỉ là những người dân thường. Một nửa triệu tấn bom và đạn dội xuống cái thị trấn nhỏ này = ¼ của số bom đạn dùng trong chiến tranh thế giới thứ hai, một nửa số bom đạn trong chiến tranh Triều Tiên.

        Phủ Lý, một thị xã và phố chợ nhỏ với vài chục nghìn dân cách Hà Nội 50km về phía Nam đã liên tục bị bom 8 ngày từ mùng 1 đến mùng 9 tháng 10 năm 1966, thị xã không còn gì. Ở Ninh Bình thị xã của tỉnh và trung tâm buôn bán của 25.000 dân, trước đây là vùng công giáo chính của Việt Nam, chỉ còn lại mũi tên của nhà thờ sau khi máy bay ném bom đi qua. Hà Tĩnh, tỉnh lỵ của tỉnh ở trên vĩ tuyến 18 đã phải chịu đựng 25.529 trận oanh tạc của không quân từ năm 1965 đến năm 1968, một cuộc không tập suốt 90 phút trong 1.200 ngày.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #82 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 09:02:09 pm »

       
Chương 17

Chiến tranh của Quân giải phóng miền Nam


        Tôi không bao giờ tưởng tượng nổi sự việc lại có thể tiếp tục như vậy. Tôi không nghĩ rằng những con người ấy lại có khả năng chiến đấu đến mức... chịu đựng một trận đòn tương tự.
       
Robert Mc Namara       

        Đối với người lính Mỹ, chiến tranh Việt Nam đặt ra những vấn đề không dễ dàng giải đáp được. Trong tất cả đất nước, quân đội (Mỹ) phải lao vào những trận chiến đấu ngắn ngủi và tàn bạo chống Việt Cộng nhưng cũng phải đối mặt với những lực lượng quan trọng của quân chủ lực cộng sản: tiểu đoàn, trung đoàn, cả sư đoàn trọn vẹn. Trong mọi trường hợp vì miền Bắc không dàn quân chiến đấu suốt chiều dài của mặt trận xác định, cuộc chiến tranh không giống như bao cuộc chiến tranh khác trước đây, những cuộc chiến tranh mà cấu trúc và lực lượng quân Mỹ đã thích hợp. Hơn nữa, thực tế, miền Bắc không bố trí một lực lượng không quân nào để tấn công (một vài chiếc máy bay, chủ yếu là MIG21 của Liên Xô được dành để phòng ngự các thành phố miền Bắc có 60% để bảo vệ các con đường tiếp tế cho miền Nam), và cho đến thời gian cuối, Quân đội nhân dân Việt Nam vẫn không sử dụng các đơn vị xe tăng (vả lại họ có rất ít); phần lớn các yếu tố thông thường của quân đội Mỹ đều vượt trội. Đó là một cuộc chiến tranh hạn chế sử dụng phương tiện, một "nửa chiến tranh", cuộc chiến tranh mà quân đội Mỹ chưa chuẩn bị.

        Quân lực Hoa Kỳ sử dụng một lực lượng hỏa lực cực kỳ mạnh để đánh các lực lượng Việt Nam-muốn nhìn thấy mà chẳng bao giờ xuất hiện hoặc họ đã biến sâu vào rừng rậm-Mỹ đã bắn hàng nghìn tấn đạn trên những cánh đồng và khu rừng trống không người, và tiến hành các trận đánh không bao giờ chiếm được trận địa của địa phương. Quân Mỹ đã làm trụi lá hơn 1 triệu rưỡi hecta rừng hòng phá trụi tán lá cây rừng đã che khuất đối phương khỏi mắt không quân và cả những mùa màng. Quân Mỹ đã cố gắng thống kê những tổn thất của đối phương để họ không thể tiếp tục cuộc chiến tranh, nhưng đành chấp nhận một chân lý: đối phương không suy yếu bao giờ-cát vẫn chảy đều, chiếc đồng hồ vẫn đầy cát.

        Đối với ông Giáp thì ở một mặt nào đó có dễ dàng hơn-trước năm 1954, ông đã lãnh đạo một cuộc chiến tranh tương tự, với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lực lượng chủ lực đơn vị địa phương và quân du kích làm mất phương hướng kẻ địch. Nhưng mặt khác cũng rất khó khăn, cá nhân ông không đứng đầu các đội quân và không trực tiếp tiếp xúc với bộ đội. Ông có thể gián tiếp kiểm tra tác chiến qua những máy vô tuyến điện công cộng (các máy phát địa phương của các tỉnh truyền đạt những bản tin mã hóa; trong vài buổi có cả "đài giải phóng" trộn lẫn cả tin tức và tuyên truyền).

        Ông cũng bố trí việc liên lạc vô tuyến điện giữa Hà Nội và các tổng hành dinh chính dân sự và quân sự ở miền Nam, nhưng chính vì tính chất của đội hình và sự phân tán của các đơn vị, ông không còn có mạng lưới vô tuyến điện nào để giữ thông tin liên lạc với các đơn vị đang chiến đấu ở miền Nam. Do vây ông không thể nắm được tin tức về quá trình tác chiến ngày này qua ngày khác, hoặc tốt hơn giờ này qua giờ khác mà phải chịu dùng thời gian vào việc xác định chiến lược và cho những ý kiến chỉ đạo chung.

        Ông hạ mệnh lệnh qua trung gian do Hội đồng quốc phòng chấp hành, lúc này lúc khác định hướng tay lái để giữ vững mũi thuyền. Ông đưa ra những quyết định quan trọng và thỉnh thoảng tác động cụ thể lên các dữ kiện. Ví dụ, ít lâu sau khi có quyết định xâm nhập vào miền Nam, ông đã đưa đi những yếu tố riêng lẻ, hoặc những nhóm nhỏ chiến sĩ quân đội nhân dân để ủng hộ Việt Cộng, mà sự gia tăng hoạt động đòi hỏi quân giải phóng miền Nam, phải sử dụng những lực lượng quan trọng hơn để báo vệ lấy những vùng căn cứ cố định và để phân tán lực lượng rộng ra.

        Tất nhiên, những nhà lãnh đạo cộng sản ở miền Nam vẫn tự mình lãnh đạo cuộc chiến tranh và điều hành kế hoạch tác chiến-thực tế, họ quyết định các chiến thuật địa phương và rõ ràng họ phải đối mặt với quân địch và chịu tổn thất. Về phần mình, các nhà lãnh đạo miền Bắc cũng góp phần quan trọng: họ cung cấp súng đạn cùng một tỷ lệ lớn về cán bộ và theo năm tháng, ngày càng nhiều chiến sĩ. Trong thực tế, miền Bắc cũng như miền Nam đều góp phần vào cuộc chiến tranh tuy khác nhau nhưng rất cơ bản. Một mình phía này hay phía kia đều không thể đem lại thắng lợi. Song cho đến bây giờ, Hà Nội và Sài Gòn vẫn còn bất đồng trong việc ai đã thực tế giành thắng lợi-câu hỏi này gây nên cay đắng trong những cựu chiến binh-những ai chiến đấu chống Pháp tin rằng họ đã già dặn hơn (ông Giáp đã nói rằng so với quân Pháp, quân Mỹ chỉ là những người mới vào nghề trong chiến tranh) còn những ai đã cảm nhận tiếng thổi của bom đạn Mỹ đều công nhận rằng họ mạnh hơn vì họ đã vượt qua điều đó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #83 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 09:18:55 pm »

        Trong lĩnh vực chính sách đối ngoại, trong một thời gian dài, đảng bộ Sài Gòn khẳng định chẳng làm được gì ở miền Nam Việt Nam và các sự kiện ấy chẳng có quan hệ gì. Đầu những năm 1960 Cụ Hồ Chí Minh đã nói: "Điều họ làm là có quan hệ đến họ. Đó là vấn đề của họ. Họ biết nhiều điều hơn chúng ta có thể biết", chấp nhận những khoảng cách ấy, Cụ đưa ra nguyên tắc: nhân dân miền Nam tự mình đấu tranh làm sụp đổ chính quyền và đuổi quân Mỹ ra khỏi miền Nam, do đó ngăn ngừa được những đòn chỉ trích của Mỹ và Trung Quốc đang tố cáo mở rộng chiến tranh, chưa nói đến sự chỉ trích có thể xảy ra của liên hiệp quốc, vì đưa lực lượng quân đội vào miền Nam là vi phạm hiệp định Gienève.

        Muốn truyền đạt những lời dạy của Cụ Hồ; quân Việt Cộng trước hết sử dụng giao liên. Hàng nghìn và nghìn người bình thường, sử dụng bí danh và khẩu lệnh để bảo vệ giấy căn cước, đi khắp miền Nam Việt Nam để truyền đạt những mệnh lệnh và chỉ thị. Họ là những mạch máu bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt cho việc điều hành hoạt động cách mạng. Cũng như trong tất cả lĩnh vực khác của tổ chức cách mạng, họ phải tôn trọng những kỷ luật nghiêm minh và cụ thể.

        Có ít nhất hai hành trình khác nhau giữa một nơi này và nơi khác. Tên các địa phương, các dòng sông, các ngọn núi... không bao giờ được nêu lên, kể cả các địa điểm gặp nhau. Phải tránh tò mò không cần thiết và chỉ được biết những gì có liên quan đến nhiệm vụ của mình. Không bao giờ để rơi những mẩu thuốc lá, mẩu giấy... dọc đường hành trình. Một trạm đặc biệt phụ trách việc điều hành các cuộc hành trình thâm nhập, thiết lập nội dung hoạt động đảm bảo thông suốt giữa các trạm giao liên và nơi nhận, cũng như là nơi phân phối tài liệu. Các trung tâm liên lạc thường xuyên-có thể là một cửa hàng hoặc một nhà riêng-thường do phụ nữ phụ trách; họ nhận những bức thư của giao liên chuyển đến, bảo đảm tính xác thực của tài liệu, bố trí việc tiếp xúc và tạo điều kiện làm việc (Trong một trung tâm ấy, sáu trăm thông báo được nhận, phân phối và gửi đi trong phạm vi một ngày đêm). Có những trung tâm y tế, các cán bộ dịch vụ y tế công cộng và những hộ lý. Tất cả đều phái chống kẻ phản bội bên trong cũng như bên ngoài, điều đó tăng thêm cảm giác mất an ninh và tinh thần cảnh giác.

        Thận trọng và bí mật là yêu cầu ưu tiên tuyệt đối. Lúc nào cũng có những chỉ thị chính xác. Không bao giờ được nêu tên đơn vị, trang bị, địa điểm đóng quân, nhiệm vụ và phương án hành động. Không bao giờ cho người khác biết tên mình, cấp bậc mình, hoặc nhiệm vụ mình. Không bao giờ được giao một bí mật cho bạn bè hoặc người thân trong gia đình. Đồng thời xác minh và thi hành kỷ luật những người vi phạm kỷ luật này. Bí mật càng cần thiết khi cả hai bên đều sử dụng một số lớp gián điệp. Lúc đỉnh cao trong chiến tranh, CIA đã bố trí hàng nghìn người "làm công" sống giữa cộng đồng và hàng nghìn người thu gom tin tức được trả tiền hoặc có tính chất tình báo ngẫu nhiên (có số kiêm cả hai). Theo tin tức báo chí, miền Bắc đã có 30 đến 40 nghìn chỉ điểm trong chính phủ và trong cả các lực lượng quân Mỹ có sử dụng nhiều người Việt Nam ở các căn cứ để làm những công việc thứ yếu.

        Đến cuối cuộc chiến tranh, sĩ quan Mỹ đã khám phá được những tư liệu liên quan đến một đơn vị phá hoại do ông Giáp tổ chức năm 1958 trong Bộ tư lệnh miền Đông Nam Bộ, phân đội công binh của tiểu đoàn 514 quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Những tư liệu này đã làm mọi người ngạc nhiên về trí tuệ của những người thành lập nên đơn vị, tất nhiên của những người lính Việt Cộng nói chung. Người ta đã rút ra kết luận về những cách thức tốt nhất để xây dựng tình cảm đồng đội mật thiết giữa các con người đã đặt trước các nhà chức trách một phương pháp huấn luyện con người rất khoa học để khắc sâu vào trí họ tinh thần kỷ luật tự giác.

        Hệ thống này dựa trên những thủ tục khoa học và lặp đi lặp lại do cán bộ thực hiện không phải bằng phương pháp cứng nhắc mà với tình cảm gia đình săn sóc lẫn nhau.

        Mỗi tổ gồm 3 người, tất cả các buổi sáng và buổi chiều tối, đều phải kiểm tra số lượng và tình trạng của vũ khí, đạn dược, các phương tiện kỹ thuật khác nhau và lương thực thực phẩm. Họ săn sóc đến tình trạng đời sống và sinh hoạt của nhau: lương thực và điều kiện làm việc, sức khỏe. Hai ngày một lần, chiều nào cũng điềm danh và kiểm tra vũ khí, đạn dược và lương thực. Cứ 3 ngày một lần vào ban đêm, người chỉ huy thực hiện những việc kiểm tra ấy đối với tất cả các phân đội và tổ 3 người mà anh ta chịu trách nhiệm...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #84 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 09:21:54 pm »

        Con người là đối tượng được chú ý thường xuyên: tư tưởng tình cảm, và quyết tâm là những yếu tố đầu tiên của trận chiến đấu này. Những cuộc gọi là kiểm thảo 10 đến 15 phút được tổ chức thường xuyên hàng ngày để kiểm tra lại tình hình con người, tổ và đơn vị. Những khuyết điểm bị phê bình. Cũng như mọi hoạt động của cộng sản phương Đông, những cuộc vận động phê bình và tự phê bình được tổ chức thường xuyên; mỗi người đều phải nhận biết những sai lầm của mình, phân tích phê phán và hứa sửa chữa. Hầu hết các đơn vị đều có tờ báo tường, trong đó mọi người có thể biểu lộ quan điểm, những bài viết và cả những bài thơ.

        Những hội nghị kiểm thảo được tổ chức để giải quyết những vấn đề khác nhau có quan hệ đến chỉ huy và tổ chức, như lãnh đạo tư tưởng, chỉ huy quân sự, giáo dục huấn luyện, hành chính, lịch công tác và khen thưởng kỷ luật Một thành viên có thể được biểu dương vì giúp đỡ đồng chí đồng đội, về thái độ khiêm tốn và lễ phép đối với mọi người và nhân dân nói chung, hoặc có đóng góp tích cực và xây dựng đơn vị. Cũng có thể bị phê bình hoặc thi hành kỷ luật như những hành vi thiếu tích cực, hoặc vì có tính rất xấu, hoặc làm việc thiếu hiệu quả.

        Muốn đảm bảo sức khỏe, mỗi đội viên của tổ 3 người và của các đơn vị đều phải tập thể dục và chơi thể thao. Việc đào tạo và giáo dục rất toàn diện: sử dụng mìn nổ, bảo vệ chống tai nạn, kéo dây điện và lý thuyết cơ sở về điện, ngụy trang, đâm lê, nhận thức và bắn ban đêm, vượt qua chướng ngại vật... Trước một trận đánh, những phương án chi tiết được thiết lập, bằng cách sử dụng một sa bàn cát chỉ rõ tính chất địa hình, cự ly, vị trí địch, bố trí của đơn vị bạn.

        Yêu cầu rất lớn đối với từng cá nhân, nhưng để bù lại là tình cảm đồng chí đồng đội, tự hào của đơn vị và giá trị của công tác hoàn thành. Một mạng lưới quan hệ con người và rất hoàn chỉnh được thiết lập nhờ sự đan chéo giữa hệ thống chỉ huy và sự giám sát ở tất cả các cấp trong bậc thang cấp chức. Cái đích đạt được là bằng mọi cách “cố gắng giúp đỡ mọi người yêu nhau như trong một gia đình" (những từ dùng trong tài liệu). Hệ thống cho phép đàn ông và đàn bà tham gia đầy đủ vào hoạt động xã hội hằng ngày và cũng yêu cầu họ có trách nhiệm với nhau.

        Một ngày công tác thật dài và căng thẳng. Mỗi đội viên của các đơn vị đều phải thức dậy lúc năm giờ kém, 15 phút trước khi mặt trời mọc và đi ngủ vào lúc 9 giờ tối. Lúc không phải chiến đấu, thức dậy là tập thể dục, tắm rửa, ăn sáng (trừ trường hợp có việc bất thường) sau đó hoặc chuẩn bị đi chiến đấu hoặc học tập hoặc họp tự phê bình và phê bình. Từ 11.00 giờ đến 13 giờ 15, được nghỉ ngơi. Chương trình buổi chiều gồm có: một lớp học mới, tập bắn súng lau chùi và bảo quản vũ khí. Từ 17 giờ đến 18 giờ tắm rửa và cơm tối, kèm theo nửa tiếng tự do. Tiếp theo là học tập và thảo luận; trước khi đi ngủ, điểm danh lần cuối rồi tắt đèn, người canh gác thường trực-ở trạm gác suốt đêm.

        Đóng quân ở vùng đồng bằng, phân đội công binh phần lớn thời gian ở trong làng; ẩn náu trong mạng lưới hầm hào trú ẩn, khi có báo động. Nhưng những đơn vị Việt Cộng đóng xa đồng bằng sống trong rừng rậm hàng tuần hàng tháng liền. Các đội viên thường ngủ trên võng mắc vào các cây Các đơn vị cơ động lên đường trước khi mặt trời mọc, chỉ dừng lại một lúc để ăn cơm chuẩn bị từ ban tối (Khẩu phần mỗi người là 2 lon gạo một ngày cùng vài ngọn rau và thỉnh thoảng có cá-đánh trên sông khi điều kiện cho phép). Trong thời gian tác chiến, mỗi tuần được nghỉ một ngày ở căn cứ; dần dần tổ chức được cải thiện hơn: trong căn cứ có cả bệnh viện hoặc bệnh xá, một tờ báo và một đường dây điện thoại nối liền với căn cứ bên cạnh. Chiến sĩ cũng nhận được ở đây tóm tắt chi tiết về nhiệm vụ sắp tới.

        Suốt trong những thời gian hành quân và đóng quân ngoài trời, yêu cầu mọi người phải hiểu rõ kế hoạch tác chiến. Từ tổ 3 người đến phân đội và trung đội, những người chỉ huy phải nắm vững tinh thần của chiến sĩ. Tất cả các chỉ thị, mệnh lệnh đều phải truyền đạt đầy đủ và chi tiết. Phải giữ vững sức chiến đấu trong mọi lúc.

        Về phạm vi hoạt động của phân đội công binh, các tư liệu chỉ rõ rằng chỉ riêng trong tháng 12 năm 1966, phân đội đã thực hiện hai trận tấn công vào kho vũ khí đạn dược, mười một trận vào sân bay Sóc Trăng; hai trận đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất; một trận vào khách sạn miền (vì họ cho rằng có 200 phi công Mỹ ở đó) và một trận tấn công bằng thuyền vào hai tàu chiến ở Vịnh Bắc Bộ và một trận vào tàu chở máy bay.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #85 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 09:41:35 pm »

        Tất nhiên họ cũng phải chịu tổn thất. Họ phải viết thư cho hai người thân về thương vong. Muốn vậy, trong thư gửi đi phải có chữ ký của hai người chỉ huy:

        "Chúng tôi rất đau xót phái báo tin này cho gia đình về cái chết của... Toàn đơn vị rất đau buồn vì mất đi một đồng chí dũng cảm và chia sẻ nỗi đau thương của gia đình vì mất đi một người con thân yêu. Chúng tôi chân thành gửi đến gia đình lời chia buồn sâu sắc.

        Thay mặt ban chỉ huy tiểu đoàn 514

        Ký tên Đoàn Minh Quang”

        Rõ ràng trong các ghi chép cá nhân có quan hệ đến đơn vị này, trong các tư liệu đều nêu rõ hệ thống hết sức hiệu quả từ cá nhân cho đến phân đội: với tâm hồn thanh thản, Phụng có thể hoàn toàn tập trung cho trận đánh.

        Trạng thái tâm hồn không bị hư hỏng. Tôi giữ vững đơn vị và bước vào cuộc chiến đấu không còn ai khác.

        Tôi thức dậy không đúng giờ. Tôi đã bị phê bình. Tôi hứa không bao giờ lặp lại sai lầm ấy nữa.

        Tôi không giữ gìn cho đơn vị. Tôi đã tức giận vì một người bạn đã kiểm tra đạn của tôi khi tôi đi vắng.

        Tôi hoàn toàn thận trọng, tôi giữ gìn cẩn thận trang bị của tôi.

        Có người theo dõi việc viết thư khi tiếp xúc với người thân trong gia đình họ và bạn bè họ; họ cũng viết cảm tưởng vào nhật ký. Trong hai trường hợp, họ tỏ rõ những tình cảm ngạc nhiên và thơ mộng.

        Thư gửi đến các "mẹ nuôi" của đơn bị bé Danh

        Các mẹ thân mến!

        Chiều nay, con không ngủ được. Tâm trí con đang hướng về chiến dịch. Ngày 12 tháng sáng trăng này, con đang chìm đắm vào những suy nghĩ, trong khi những người khác ngủ ngon lành dưới ánh trăng. Con trai của các mẹ cầm khẩu súng trong tay và nhìn về vị trí của quân địch. Thỉnh thoảng một cơn gió thoảng qua làm con lạnh thấu xương.

        Con còn nhớ trước đây, mỗi lần hoa nở báo hiệu mùa xuân sắp đến, mọi người vui vẻ và sôi nổi. Nhưng mùa xuân này, làm sao con có thể vui sướng khi quân Mỹ tiếp tục gây nên bao nhiêu tang tóc đau thương, trong khi hàng nghìn tấn bom rơi xuống tổ quốc ta, đốt phá nhà cửa, làmrụng hết lá cây, buộc con người ta phải trốn tránh, phải nay đây mai đó, sống một cuộc sống đầy thử thách và thiếu thốn. Làm sao chúng con có thể vui sướng khi nghĩ đến điều đó? Khắp nơi chúng con đến, chúng con chỉ thấy phá hoại-những đống tro tàn với vôi gạch vụn, nơi đó đã có những mái nhà vui vẻ. Chúng con phải làm gì bây giờ? Điều duy nhất chúng con có thể làm là biến căm thù thành hành động, sẵn sàng mọi lực lượng để đánh đuổi quân thù.

        Trích sổ tay của Nguyễn Văn "Bé Danh":

        Mùa thu qua, mùa đông tới, rồi mùa xuân quay lại.

        Cũng như vậy, tôi đã say sưa nhiệm vụ.

        Không xa lắm, tôi trông thấy những bông hoa màu sắc rực rỡ trước nhà một người không quen biết.

        Một cành tre nghiêng nhẹ nhàng trong gió? Khiến tôi nhớ lại quê hương thân yêu của tôi.

        Đơn vị chúng tôi đang dừng lại nghỉ ngơi trong một địa điểm cách biệt.

        Đôi giày của tôi còn bám đầy bụi đường.

        Tôi vội vàng viết thư này cho em.

        Và tôi gửi em tất cả tình yêu của tôi.

        Thư của Phương Trinh gửi Sáu Kim đề ngày 25 tháng 3 năm 1967

        Em thân yêu!

        Tiểu đội của anh đã nhận thư của em yêu cầu cho phép cưới anh. Anh đã đọc thư ấy và anh giữ lại.

        Trong dịp Tết, mẹ và ba anh em trai anh đã đến thăm anh ngày 17 của tháng trăng, cha anh đã đi Sài Gòn. Xe ông bị đổ: ông bị gãy 1 xương sườn. Mẹ anh phải vội về đưa ông đi bệnh viện, bà không thể ở lại đây với anh lâu hơn được. Anh quên rằng nếu cha nằm xuống thì anh lo quá.

        Em yêu, anh chấp nhận ý định tổ chức cưới của em, nhưng anh muốn nói với em điều này. Chúng ta hiểu rằng lễ cưới rất quan trọng đối với chúng ta. Đám cưới có thể làm cho em sung sướng hoặc khổ sở đối với những ngày còn lại của em. Anh yêu em, điều đó có nghĩa là anh đã suy nghĩ nhiều và thận trọng về vấn đề ấy. Nhưng em yêu, tình hình không cho phép chúng ta cưới sớm! Em hiểu cho anh, đồng ý nhé. Cả hai chúng ta đều phục vụ công tác, trung thành với Đảng và Tổ quốc. Anh đã quyết định hy sinh cá nhân mình và những tình cảm của mình để làm cho cha mẹ vui sướng và để tiếp tục theo con đường cách mạng mà anh đã tự nguyện tham gia.

        Nếu chúng ta chờ đợi nhau, điều đó đã cho phép chúng ta thể hiện lòng chung thủy của chúng ta và để xem trong chúng ta ai là kẻ chung tình. Em có giận anh không? Nhưng anh đã quyết định rồi, tặng em tất cả tình yêu của anh và anh vẫn tiếp tục yêu em, nhưng trước hết anh phải tiếp tục chiến đấu.

        Tư liệu cũng gồm cả những ghi chép về tiểu sử của các chiến sĩ trong đơn vị. Sau đây là tiểu sử chàng trai Võ Minh Thanh:

        Tôi đi học từ 7 tuổi đến 12 tuổi, rồi tôi phải bỏ học để giúp đỡ gia dình. Đến năm 16 tuổi, tôi đi làm người giúp việc cho một chủ cửa hàng nước đá. Đến năm 18 tuổi, tôi làm công ở chợ, bắt lợn và giúp người ta cạo lông lợn. Tôi làm công việc ấy cho đến khi tham gia công tác dịch vụ y tế huyện ngày 23 tháng 2 năm 1966. Sau đó tôi gia nhập phân đội công binh.

        Và sau đây là một bài khác của Ngô Rinh:

        Cha mẹ tôi là những nông dân nghèo. Tôi được đi học trường làng cho đến năm 13 tuổi, rồi về giúp đỡ gia đình. Tôi làm việc như một đầy tớ cho đến năm 16 tuổi, rồi tôi gia nhập dân quân tự vệ của thôn. Tôi tự phân phát truyền đơn và đã 5 lần đứng gác trên đường cái, trong khi đơn vị tôi phá một ấp chiến lược, tôi đã 7 lần đứng gác cho các cuộc hội nghị. Cùng với lực lượng của huyện, tôi đã chiếm một vị trí ở làng Thạch Phú; ngày 23 tháng 7 năm 1963 tôi canh chừng phía sau, trong khi đơn vị tôi tấn công một tiểu đội địch đang dồn dân để lập ấp chiến lược, sau cùng tôi tự nguyện vào phân đội này và tôi đã được đơn vị công binh tỉnh huấn luyện.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #86 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 09:45:55 pm »

       
Chương 18

Con đường mòn

        Trong tấn công, phản công hoặc tổ chức phòng ngự ý tưởng tấn công luôn phải được ưu tiên: lúc lào cũng giữ vững quyết tâm.
       
Võ Nguyên Giáp       

        Đã hàng nghìn năm, trên các dãy núi Trường Sơn đã có những con đường mòn do súc vật hoặc con người vạch ra trong rừng rậm để di chuyển từ nơi này đến nơi khác tìm kiếm thức ăn. Trước chiến tranh, voi sống rất nhiều trong rừng rậm bao phủ lấy vùng biên giới giữa Việt Nam, Lào và Camphuchia, chà nát cây cối để tạo thành con đường nhỏ và theo thói quen của chúng, tiếp tục sử dụng con đường mòn đã vạch ra. Tất nhiên, những loài vật khác-hổ, linh dương, lợn rừng, khỉ... đi theo những dấu vết ấy.

        Con người sử dụng những đường mòn ấy phần lớn là những dân tộc tiền sử Đông Dương thường gọi là dân tộc miền núi bị dân Việt Nam đuổi lên khỏi đồng bằng vào thời Trung cổ. Ở phía Bắc, những dân tộc này có nguồn gốc Mông Cổ, ở phía Nam họ thuộc dòng máu Australo asia-tique hoặc malayo-polynésien. Tất cả họ đều biết những con đường mòn này và sử dụng để tìm kiếm thức ăn hoặc viếng thăm một làng, một trại lân cận; họ trù tinh về nhà trước khi trời tối và không phiêu lưu khỏi làng bản của họ.

        Đến giữa thế kỷ hai mươi, tất cả bỗng nhiên thay đổi. Đầu năm 1959, Võ Nguyên Giáp giao cho quân đội nhân dân mở một con đường vượt qua vĩ tuyến 17 để ủng hộ các lực lượng vũ trang ở miền Nam. Phần lớn con đường phải đi qua đất Lào (từ nhiều thế kỷ là vương quốc của loài voi) trước khi qua đất Camphuchia, có nhiều chỗ nối liền vào đất Việt Nam.

        Vào mùa xuân, hai sĩ quan và ba chiến sĩ đi thực hiện việc tìm hiểu xuất phát từ Khe Hổ dưới chân núi. Người dẫn đường thứ nhất là một đồng bào dân tộc Vân Kiều trang bị một con dao rựa và một cung bắn tên tẩm thuốc độc. Sau trạm đầu tiên, họ tiếp tục tiến vào Nam, do một cụ già ít nói dẫn đường; rồi ngày tiếp theo một người đàn ông vận khố, và cuối cùng một chàng thanh niên gầy gò mồm luôn ngậm tẩu thuốc... Sau khi lập được một trạm gốc ở lân cận Thừa Thiên, những sĩ quan quay bước lại cho đến khi gặp nhau ở một điểm hẹn trước, nơi một đoàn mang vác đang đợi họ. Họ tiếp tục hướng dẫn đoàn đi vào phía Nam, mỗi ngày để lại một bộ phận nhỏ xây dựng trạm; họ thiết lập như vậy được một dãy trạm nối tiếp nhau gồm hai hoặc ba cái lều có sàn tương tự như lều của người miền núi để trông giữ mùa màng và tránh hổ.

        Ngày lại ngày, hết tuần lễ này đến tuần lễ khác, càng đi sâu vào rừng núi vào phía Nam, đoàn người càng giảm dần, vượt qua các đỉnh núi đá vôi, vượt qua các suối thác trên đường đi. Họ mang những ba lô nặng đựng súng đạn và thực phẩm các loại, che mưa bằng tấm ni lông. Họ đã đến điểm đường mòn nối với đường 9 trên đất Lào từ Khe Sanh đi Savanakhet. Sau khi đi qua giữa hai vị trí của Quân đội nhân dân Việt Nam chiếm giữ, họ đã đến sông Thạch Hãn và xuống đì thuyền. Tháng 8 ở phía Tây Thừa Thiên, họ đã có thể giao vũ khí đầu tiên cho Việt Cộng.

        Năm sau để tránh quân ngụy miền Nam đến chống những chuyến xâm nhập này, một con đường mới được mở ra xa về phía Tây Nó đã trở thành huyết mạch chính của đường mòn Hồ Chí Minh-mà người Việt Nam thường gọi là đường Trường Sơn.

        Như Hannibal vượt dãy Alpes, đội tiếp theo do ông Giáp tổ chức dùng voi để mở rộng đường mòn ở lân cận đèo Mụ Giạ trên biên giới Lào. Phía bên kia đường mòn tụt xuống một thung lũng trước khi trèo lên cao hơn vượt qua những đỉnh núi nham nhở để đến một cao nguyên có độ cao trung bình, rừng rậm bao phủ dày đặc có người dân tộc Vân Kiều và Lao thung ở đó, sau cùng đường đến vùng Tây Nguyên của Việt Nam.

        Ông Giáp đã tổ chức một đơn vị phụ trách việc mở rộng và bảo vệ con đường: trung đoàn 559. Đơn vị này có 24 nghìn người, tổ chức thành những phân đội nhỏ dọc con đường, xe đạp thồ, người mang vác tiếp sức.

        Dần dần, ông Giáp thiết lập một con đường mòn mà thường xuyên mở rộng và tu sửa cho xe đạp có thể vận tải được. Đó là những chiếc mập mạp có bộ phận của xe Peugeot giống như trong chiến dịch Điện Biên Phủ, có bộ phận tốt hơn sản xuất ở Tiệp Khắc. Tất cả đều được cải tiến sao cho có thể vận chuyển được hàng hóa quan trọng, xe không phải người đạp mà đẩy đi nhờ một cái gậy buộc chặt vào ghi đông và phía sau yên để lái xe. Suốt cuộc chiến tranh Đông Dương, Việt Minh đã sử dụng loại xe này để thồ một lượng hàng trung bình đến 125kg một chuyến, gấp một lần rưỡi người mang vác nặng (kỷ lục tuyệt đối là 425kg, do ông Nguyễn Diệu nào đó lập được năm 1964, ông đã đẩy một chiếc xe đạp thồ nặng như vậy vượt qua một quãng đường 50km.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #87 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 10:48:24 pm »

        Song phần lớn hàng hóa vận chuyển trên lưng người khoảng 40kg. Một người Việt Nam trung bình không quá 50kg, như vậy có nghĩa là mỗi người mang trên lưng thực tế toàn trọng lượng của cơ thể mình trong nhiều ngày trên một cung đường hiểm trở và khó khăn. (Một kỷ lục khác do Nguyễn Viết Sinh lập khi ông chở 45kg đến 50kg hàng trong 4 năm, đã chở được 55 tấn hàng vượt qua tất cả 41.000km trong đúng 108 ngày mang vác-như thế ông ta có thể mang cả thân thể ông đi một vòng quanh thế giới! Lập kỷ lục ấy, ông đã được phong tặng anh hùng giải phóng miền Nam). Khoảng 10% người mang vác chết trên đường mòn, thật có gì đáng ngạc nhiên hơn. Phần lớn bị bệnh sốt rét, càng ốm nặng thêm vì kiệt sức và điều kiện sinh hoạt rất thiếu thốn. Nguy hiểm nhất là sốt rét rừng và ly amip.

        Việc mang vác trên lưng người tiếp tục từ năm 1954 đến năm 1964, sang năm 1965, chiều rộng của con đường đã được mở ra 5m và một vài đoạn đường được rải nhựa. Chỉ riêng năm 1965, đoàn 559 đã chở bằng xe hơi một lượng hàng bằng toàn bộ lượng hàng chở trên lưng người trong 5 năm trước.

        Hàng nghìn và chục nghìn đàn ông và đàn bà thuộc các đơn vị khác nhau làm việc trên đường mòn. Có những xe vận tải, những phân đội thợ sửa chữa mặt đường và vạch đường rẽ cho xe ủi; những đơn vị công binh trông coi các trạm, những khẩu đội cao xạ bảo đảm phòng không, những đơn vị thông tin bảo đảm liên lạc suốt dọc con đường. Tất cả ở Lào. Không ít hơn 80.000 chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam dưới sự chỉ huy của tướng Võ Bẩm.

        Đường mòn trở thành huyết mạch chính của hệ thống công tác hậu cần phức tạp bảo đảm tiếp tế cho Quân đội nhân dân Việt Nam của ông Giáp và quân giải phóng miền Nam (Việt Cộng) ở miền Nam Việt Nam, và đưa thương binh đến những bệnh viện hiện đại. Con đường là một trong những thành công đẹp nhất của trí tuệ quân đội trong lịch sử loài người; được cải tiến tiếp tục con đường mòn cuối cùng trở thành 3 lối đi song song từ Bắc vào Nam cộng với bảy nhánh lớn: tất cả gần 20.000km đường cái, có bố trí một hệ thống xưởng sửa chữa, các kho thực phẩm và vật chất kỹ thuật, các bệnh viện, các trung tâm kiểm soát và điều hành tiếp chuyển. Các trung tâm thường ở trong các hang, đôi khi khá rộng đủ chỗ cho một tổ điện đài, có khi đủ chỗ cho một bệnh viện dã chiến hoặc một sở chỉ huy. Khi doanh trại phải xây dựng ngoài trời, vị trí đặt trạm phải lựa chọn cẩn thận tránh lũ lụt trong mùa mưa và lá rụng trong mùa khô cây không còn che giấu được doanh trại.

        Các đội "Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước" làm việc ngày đêm để giữ cho hệ thống chạy đều (có thể kể một ví dụ: sau một đợt bom, các đội đặc biệt phải sửa chữa đường dây điện thoại ở hai trăm tám mươi sáu điểm khác nhau). Có đến 50.000 đội viên phần lớn là nữ thanh niên có các chàng trai giúp sức trong đó có những chàng trai mới 15 tuổi, phụ trách sửa chữa cầu đường-đồng thời cũng phải xây dựng hàng trăm cầu; đôi khi để che giấu vết đường mòn, những dòng sông tạo thành một bộ phận của hành trình. Trong một số trường hợp những con sông là con đường: hàng hóa được đưa xuống dòng nước đựng trong một túi ni lông, hoặc kết thành những cái bè nổi giống như hòn đảo nhỏ tránh máy bay Mỹ phát hiện. Cũng vì lý do đó, nhiều cầu được xây dựng vài chục centimet dưới nước. Thuyên bè đi theo dòng Se không, một nhánh của sông Mêkông, trên một quãng đường hơn 100km.

        Một cái hẻm mà người Việt Nam gọi là "cổng trời" là điểm xuất phát của đường mòn. Lúc ban đầu, xe đi trên đường mòn là xe gaz của Liên Xô từ thời Điện Biên Phủ để lại chăng bao lâu được thay thế bằng xe tải hiện đại có đến hàng nghìn chiếc từ các nước cộng sản khác gửi đến. Tốt nhất là loại xe Zil Liên Xô, loại xe 6 bánh có thể chở đến 6 tấn. Tất cả các loại xe đều được ngụy trang bằng cành lá cây. Từng đoạn, xe nối tiếp nhau hành trình. Thường lệ, các lái xe thực hiện một chuyến đi trên một đoạn đường đã xác định trong một đêm, đi xe có hàng, về xe không trong đêm sau. Họ phải trở về căn cứ trước khi trời sáng để đưa xe vào nơi trú ẩn.

        Đến năm 1972 người Việt Nam có thể đưa hàng bằng xe hơi vào các mặt trận khác nhau-Bình Trị Thiên, Tây Nguyên, Nam Bộ-chạy cả ngày đêm. Những đoàn người chạy mang vác trước kia phải mất 6 tháng, đến năm 1975 xe chở hàng chạy quãng đường ấy chỉ mất một tuần lễ.

        Chất đốt trở thành vấn đề thường xuyên: cũng như người mang vác ăn trên đường đi một phần lương thực mang đến Điện Biên Phủ, xe tải cũng ngốn hết một lượng chất đốt quan trọng trong cuộc hành trình. Những năm đầu, dùng xe "téc" chở. Sau đó phải đặt đường ống mới đủ cung cấp cho xe tăng, xe kéo pháo một số lượng lớn chất đốt Năm 1975 một đường ống nối liền miền Bắc với đầu ra con đường mòn ở miền Nam: núi cao 1000m và sông sâu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #88 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 10:52:24 pm »

        Không quân Mỹ không ngừng đánh phá đường mòn. Ban ngày các tốp máy bay đánh xe và người bằng mắt thường, ban đêm họ dùng đèn pha hoặc đuốc chiếu điện sáng. Họ đặc biệt chú ý đến những đoạn đường khó khăn nhất, thí dụ đoạn đèo Xeng Phan hoặc đoạn vùng Tchépone, gồm Khe Sanh. Theo tin tức Việt Nam, một đoạn đường hai kilômet là phải chịu 21.000 tấn bom trên không trong một tháng, trung bình mỗi ngày 700 quả bom-hai phút một quả. Ngày cũng như đêm, bao nhiêu là tiếng đá lở bao nhiêu đám cháy rừng, 50% bom khổng lồ. Những đội phá mìn đi tháo ngòi nổ, cũng có hàng trăm bom nổ chậm các loại nổ khi đoàn người phá đường đang làm việc. Một loại bom được gọi là "bom có vòi" khi rơi xuống, nó thả ra nhiều dây bom dài 8m, chỉ khẽ chạm !à bom nổ văng ra những mảnh sắt về tất cả các hướng.

        Từ năm 1965 đến năm 1973, trong các kế hoạch tác chiến Steel Tiger va Tiger Hound, không lực Hoa Kỳ đã thả hơn hai triệu tấn bom xuống địa phận Lào của đường mòn. Theo người Việt Nam, họ đã phải trả giá gần 2500 máy bay (Nguồn tin của Mỹ trái lại đưa tin 500 máy bay bị bắn rơi bằng 1/7 toàn bộ máy bay bị bắn rơi ở miền Nam Việt Nam. Hầu như tất cả những tin tức tổn thất do Việt Nam đưa tin cũng quá nhiều). Một B52 có thể ném xuống hơn 100 quả bom nặng 750 livres (nửa cân) trong 30 giây, tàn phá cây cối trên một vùng dài 1,5km, rộng 400 mét. Bom Daisy Cutter loại bom lớn nặng 1500 livres (700kg) đào một hố bom rộng 100m đường kính. Mặc dù sử dụng mọi thủ đoạn kỹ thuật, tỷ lệ hiệu quả chỉ là một người Bắc Việt Nam bị chết trên 300 quả bom giá khoảng 40 nghìn đô la. Theo các nhà thống kê Hoa Kỳ vào năm mà đường mòn được sử dụng nhiều nhất (có khoảng 150.000 người Việt Nam), đã có đến 171.000 tấn bom ném xuống đường mòn: hơn một tấn bom cho một kẻ địch. Song, không có gì có thể ngưng việt tiếp tế thường xuyên các loại trang bị và vật chất trên đường mòn. Kể cả việc thay đổi tự nhiên: đã nhiều lần, những đám mây bao lấy đất Lào, dội mưa rào xuống làm đường có lúc không đi được.

        Song hành động của Mỹ cũng có đôi chút hiệu quả. Khi các phi công Mỹ phá hoại một quãng đường, có khi người Việt Nam phải mở một đường rẽ trong rừng rậm, điều đó làm chậm hành trình. Theo tin của Lầu Năm Góc, muốn đưa được 600 xe tải đến đích, Việt Nam phải xuất phát 1000 xe đề phòng bom đạn và khó khăn dọc đường. Trước một tỷ lệ hao mòn như vậy, ông Giáp không ngừng phải bổ sung những xe mới-nhưng với viện trợ một tỷ đô la một năm của Trung Quốc và Liên Xô, điều đó chẳng thành vấn đề.

        Cuối năm 1967, nhóm "Jason" (hội đồng những giáo sư và nhà khoa học chuyên đóng góp những ý tưởng mới tăng cường lực lượng cho chiến tranh) dự định phát triển một hệ thống máy dò điện tử ở trên cao kèm một mạng lưới vô tuyến để phát hiện mục tiêu cho máy bay. Hệ thống này lấy tên là Igloo White gồm máy dò mìn dùng những dù "không nhìn thấy" thả xuống ngụy trang như những măng tre cắm xuống đất, và những máy nghe như lá mắc vào cành cây. Những máy cắm xuống đất để phát hiện độ rung của mặt đất, những máy mắc vào cành cây là một tín hiệu vô tuyến điện. Những máy này thu độ rung và tiếng động khi người và xe xô đi qua và phát tín hiệu vô tuyến điện cho máy bay thu. Có khi máy có thể nghe được tiếng người. Các tín hiệu được truyền về căn cứ Na khom Phanom ở Thái Lan, ở đó những máy điện toán của trung tâm tình báo xâm nhập, xử lý thông tin. Các tin tức đã xử lý được chuyền đến các trung tâm điều hành bắn. Trên cơ sở những tính toán chính xác ấy các bản vẽ điểm phát hiện hoặc cho máy bay B52 và những máy bay khác sẵn sàng cất cánh.

        Tất cả những công đoạn ấy đều tiến hành rất nhanh chóng, nói chung mục tiêu có thể bị tấn công chỉ vài phút sau khi được tín hiệu báo động của máy dò tìm điện tử. Nhưng rất nhiều trường hợp mục tiêu đã di chuyển mất, hoặc giảm thực tế không có mục tiêu nào cả: một người Việt Nam một mình đã trông thấy máy dò tìm và cố ý cho máy chạy trước khi biến vào rừng hoặc đưa gần máy một cái máy điện thoại từ gây nên tiếng động cơ đang hoạt động. Một con voi hoặc một con vật khác cũng có thể phá hoại máy. Vả lại voi, hổ, lợn rừng và khỉ... ngày càng bị bom đạn tiêu diệt hoặc binh sĩ cả hai phía bắn "trò chơi thể thao"-hoặc thỉnh thoảng quân Bắc Việt Nam giết làm thực phẩm. Nhưng Igloo White được đưa vào sử dụng quá muộn không có tác dụng thiết thực trong "cuộc chiến trên đường mòn", nó đã được sử dụng mấu chốt trong chiến dịch Khe Sanh.

        Điều phi lý nhất trong lịch sử cuộc chiến đấu này là đầu năm 1967 Lầu Năm Góc đưa tin ông Nguyễn Chí Thanh và bộ đội Việt Nam cùng với quân giải phóng miền Nam đã có thể chiến đấu với 60 tấn lương thực cung cấp thêm mỗi ngày. Thật ra ba năm sau, người ta được tin rằng trong thời kỳ một năm "68.000 tấn vật chất được đưa vào Nam bằng con đường mòn và có 21.000 tấn được đưa đến đích. Gần 60 tấn mỗi ngày. Chỉ cần 10 xe tải Zil chuyên chở để cho quân Việt Cộng có thể tiếp tục chiến đấu”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #89 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 11:01:33 pm »

        Về phương tiện chiến lược, cuộc chiến trên đường mòn là sự đáng kể ở Việt Nam. Chỉ có cuộc chiến ấy tiếp tục không dứt.

        Trích nhật ký của nhà báo trẻ Dương Thị Xuân Quý, một người mẹ Việt Nam rời Hà Nội nãm 1969 đi theo đường mòn và bị quân Nam Hàn giết năm 1970 ở một huyện thuộc tỉnh Quảng Nam.

        Ngày 9 tháng 5

        Lý, con tôi hôm nay đã 17 tháng! Mặt trời có chiếu sáng trên con tôi hôm nay không? Con ở đâu? Ở đây mẹ đang ở trong một khu rừng long lanh, khô ráo và tràn ngập ánh mặt trời, hình như rừng xanh cũng đang muốn kỷ niệm ngày sinh nhật của con. Khi mẹ thức dậy, mẹ nghĩ đến con. Con trai tôi 17 tháng, mẹ tự nghĩ, con đi thế nào? có bị sốt không? mẹ tưởng rằng con đã quên mẹ. Con thiếu mẹ đến nỗi mẹ không thể tưởng rằng mẹ còn có thể chịu đựng được lâu hơn nữa. Năm ngoái, mẹ đã quạt hàng giờ để cho con được mát. Bà đang làm gì cho con bây giờ?

        Ngày 13 tháng 5

        Những mụn nhọt trên lưng làm tôi đau nhức suốt đêm. Không thể ngủ được hoặc suy nghĩ trong sáng. Tôi không thể nằm dài lưng; và cả bên cạnh. Thật khổ sở! Muốn đỡ đau, tôi đưa võng luôn-người tôi nóng ran. Đã nhiều ngày tôi không thấy đói, tôi chưa bao giờ hình dung được rằng ăn cũng khó nhọc quá.

        Vì vậy mấy tuần nay tôi không tắm, bây giờ nhất định tôi phải tắm, tắm dưới sông ngay cạnh bếp nấu ăn của các chiến sĩ. Tôi căng một tấm ni lông giữa hai cây và tôi tắm sau bức màn che ấy. Tắm xong tôi cảm thấy dễ chịu quá nhiều người khuyên tôi không nên tắm ở sông. Họ bảo: đầy cả lính! Lính hay không tôi đã tắm tốt và điều đó không đặt ra vấn đề gì cả.

        Ồ! Ồ! Ồ! Thật khủng khiếp , đổ bệnh đúng lúc này. Tôi cần phải chịu đựng được.

        Ngày 14 tháng 5

        Tôi đã đuổi kịp một đơn vị bộ binh đi qua sông Sepon trên một cái boong tàu. Những người đàn ông mang những kiện hàng lớn. Vì họ đã đến gần mặt trận, chắc chắn họ có nhiều đạn bắn. Dưới ánh sáng vàng nhạt của mặt trăng tôi nhìn thấy những khuôn mặt đẫm mồ hôi của thanh niên đi qua. Dẫu rằng họ mang súng, mang súng máy, mang lựu đạn và cái ba lô trên lưng, nhưng họ vẫn vững bước tiến lên. Đã 3 tháng đi đường, hôm nay họ đến gần mặt trận.

        Ngày 16 tháng 5

        Buổi sáng, tôi đi hái lá khoai lang với Văn và Oanh. Tôi trông thấy một cái mộ cô đơn có một vòng hoa nhỏ. Tôi chắc rằng vòng hoa của một cô gái trẻ. Ai đã tặng anh vòng hoa, người chiến sĩ không quen?

        Hai cái nhọt trên lưng tôi đã vỡ ra, một tự nó vỡ, và cái kia nhờ Hường. Họ đã cho Sulfamide và băng lại cho tôi nhưng mỗi lần chạm ba lô vào, tôi lại đau.

        Ngày 18 tháng 5

        Da tôi tái đi và tôi đã kiệt sức, tôi rất đau ở mắt cá chân và đầu gối. Sáu giờ, tôi qua đường số 9, phải chạy vì một máy bay đến gần. Sang bên kia đường, tôi đứng dưới một cơn dông, nắng nóng hơn bao giờ hết. Có lệnh thôi cười, đùa; Thắng phàn nàn: "tôi không hiểu tại sao các chị lúc nào cũng cười, có chuyện gì buồn cười".

        Hữu rụt rè phản đối: "Họ cười đơn giản vì họ còn trẻ và như vậy cũng tốt, để cho họ yên!". Thắng nói rằng bọn Mỹ đã thả những máy dò tìm có khả năng thu được mọi tiếng nói nhỏ, và bây giờ? Chúng nó thu được những tiếng cười? Không phải đùa đâu?

        Nghỉ ngơi một lúc, chúng tôi lại lên đường. Bộ phận tiền trạm đã chuẩn bị được một xoong cháo to. Tôi lấy đầy cà mèn và ăn hết, sau đó, chúng tôi sờ soạng mắc tăng, võng trong bóng tối.

        Một ngày qua! Đôi chân và quần tôi bám đầy bùn, nhưng không có nước để rửa. Tôi lau chân và nằm dài trên võng ngủ, thức dậy lúc 6 giờ.

        Ngày 29 tháng 5

        Gặp một toán 13 đứa trẻ đến từ Gia Lai, chúng đã đi bộ một tháng rưỡi, nhìn thấy chúng với cái ba lô tí hon, tôi thực sự xúc động. Đứa nhỏ nhất là một thằng con trai 11 tuổi, tóc xoăn chân tay gầy gò, đứa nhiều tuổi nhất mới 14 tuổi. Chúng đi ra Bắc để tiếp tục học tập, chúng mang theo gạo và tự nấu lấy ăn, chúng làm tôi nhớ đến Lý. Ô! Con trai tôi.

        Mọi người đi theo đường Trường Sơn: chiến sĩ, dân sự đàn ông và đàn bà, nhưng lần đầu tiên tôi trông thấy trẻ con.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM