Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:44:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tướng Giáp qua hai cuộc chiến tranh Đông Dương  (Đọc 37249 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #70 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 07:16:32 pm »

        Sau khi đất nước thống nhất, bà ra Hà Nội, được cử làm Chủ tịch Hội Phụ nữ và Phó Chủ tịch Quốc hội cho đến những năm 1990 (chồng bị bắt trước bà 6 tháng và mất ở Côn Đảo năm 1942).

        Ông Giáp có người phó của ông, Văn Tiến Dũng đã tiếp tục tỏ ra là người cộng sự đắc lực, hoàn thành đúng phương pháp và có hiệu quả những nhiệm vụ được giao. Ông tin vào lòng dũng cảm và trung thành của nhà nước hơn sử dụng thường xuyên vũ khí nước ngoài; về mặt này, ông đã nhầm: không có vũ khí, nhân dân cũng bất lực. Song ông tổ chức rất có hiệu quả việc yểm hộ các chiến sĩ miền Nam. Ví dụ ông đã thành công trong việc điều động gần một nửa triệu đàn ông và đàn bà xây dựng và sửa chữa các con đường bị bom Mỹ đánh phá.

        Ít lâu sau cái chết của ông Thanh, ông Giáp viết: những trận tấn công quy mô lớn có thể làm cho một số lớn quân địch không hoạt động được, đồng thời với tấn công du kích vào những kho tàng vật chất kỹ thuật lớn ở những địa điểm lựa chọn ở những địa hình khác nhau. Quân Mỹ không thể đánh đuổi quân giải phóng miền Nam khỏi các cao nguyên và rừng núi ở phía Bắc Sài Gòn buộc ông phải tăng cường lực lượng các đơn vị và tổ chức một chiến dịch dài ngày. Sự thật ông Giáp đang chỉ huy thực hiện một chính sách thách thức kết hợp với một cuộc chiến tranh tiêu hao.

        Ông Giáp đã tuyên bố với công chúng một cách tự hào rằng Hoa Kỳ phải gửi sang miền Nam mười triệu quân mới chiến thắng được: nhưng họ không thể sử dụng một lực lượng quan trọng như vậy-vì dư luận của nhân dân Mỹ và những sự can thiệp của Mỹ ở những nơi khác-chúng ta nhất định giành được thắng lợi cuối cùng. Ông Giáp bình luận thêm một cách mỉa mai: "Năm chục nghìn lính Mỹ hoặc hơn nửa. Cũng chỉ như muối bỏ xuống biển!". Riêng ông, ông đợi phải đối mặt với khoảng một triệu quân Mỹ nhưng tính đến gánh nặng của công việc phục vụ hành chính cho quân đội Hoa Kỳ. Quân số thực sự trên trận địa không được bao nhiêu. Nói chuyện với các người chỉ huy quân sự trong một cuộc hội nghị ở Hà Nội ông không nói gì hơn là đang có nguy cơ xâm lược.

        Song ngay bây giờ, nhiệm vụ chính của ông Giáp là tăng cường hơn nữa lực lượng quân đội nhân dân vừa tăng quân số vừa tăng sức chiến đấu.

        Cũng như ngày xưa trong hàng ngũ Việt Minh, ông cần khắc sâu vào trí não những con người của ông những nguyên tắc chặt chẽ về tinh thần phục vụ cũng như phương pháp hoạt động. Mỗi tân binh phải học tập và tôn trọng 6 điều trong luật sau đây:

        Không bao giờ để lộ bí mật;

        Giữ gìn trật tự; giữ gìn vũ khí và giữ gìn nhà cửa của người khác như của chính mình.

        Những điều kỷ luật vừa nêu lên cộng với 8 điều cơ bản tương đương với những điều kỷ luật thịnh hành của Việt Minh nửa thế kỷ trước đây:

        Động viên nhân dân tăng gia sản xuất.

        Không bao giờ được đánh đập ai.

        Nói năng lễ phép; không bao giờ nổi nóng và chửi thề.

        Công bằng và thật thà.

        Yêu mến nhân dân và giáo dục chính trị cho nhân dân.

        Trả đúng giá

        Không làm tổn hại đến văn hóa.

        Không tự do tiếp xúc với phụ nữ.

        Còn một điều kỷ luật cuối cùng áp dụng tác chiến: không ngược đãi tù bình, điều kỷ luật thường được các chiến sĩ tôn trọng.

        Vấn đề đối xử với tù binh chiến tranh và những lời chỉ trích vì thái độ ấy có những điểm chung giữa Việt Nam những năm năm mươi và sáu mươi với Nhật Bản những năm bốn mươi và năm mươi. Trong cả hai trường hợp những người có trách nhiệm không có ý định hành động sai trái: những con người tham gia chiến tranh, họ mong đợi gì? Những binh sĩ Nhật Bản khinh thường những tù binh chiến tranh, vì theo luật danh dự Bushido là mất danh dự khi bị bắt làm tù binh; người Bắc Việt Nam đối xử với tù binh như các tội phạm hình sự, vì dưới con mắt họ về phương diện đạo đức tù binh chính là những người ném bom và binh lính địch. Nhưng suất ăn chia cho tù binh trong quá trình hành quân về phía Đông Bắc sau Điện Biên Phủ tháng 6 năm 1954 cũng không kém gì suất ăn của chiến sĩ Việt Nam; nhưng vì chiến sĩ Việt Nam quen sống gian khổ thiếu thốn, còn những người châu Âu kể cả quân Bắc Phi cần nhiều thứ hơn. Những kẻ bất hạnh Hoa Kỳ bị bắt làm tù binh cuối năm sáu mươi tin rằng những người Bắc Việt Nam ngược đãi họ (có một số trường hợp tàn nhẫn, đối xử khắc nghiệt và có lúc tra tấn cũng là lẽ thường của con người nhưng đó là những vấn đề chuẩn bị tâm lý và nhận thức chủ quan. Những điều kiện vệ sinh tồi tệ và những suất ăn đói ở nhà tù Trung ương ở Hà Nội phải để cho tù binh chiến tranh: đó chỉ đơn giản là những điều kiện giam giữ thông thường của một đất nước đang thiếu thốn).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #71 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 07:20:17 pm »

        Cuộc sống đạm bạc và những hy sinh đối với đội viên của quân đội nhân dân có những sự bù trừ như tình đồng chí và những cố gắng nói chung. Ví dụ quan hệ giữa sĩ quan và người dưới quyền hình như rất bình đẳng, ngoài giờ làm việc tình bạn có thể gắn bó giữa nam hoặc nữ trong lĩnh vực phục vụ, bao giờ những người thanh niên cũng vâng theo mệnh lệnh và thực hiện đầy đủ và chính xác.

        Trong toàn quốc, các sĩ quan tạo thành "người hành pháp" của các lực lượng vũ trang: các hạ sĩ quan chỉ là chiến sĩ, mọi trách nhiệm đều do sĩ quan giao phó. Trong Quân đội nhân dân Việt Nam, các hạ sĩ quan hầu hết là nông dân, trình độ học vấn thấp. Không một thành viên nào của "tầng lớp trên" do Hà Nội lên án trong cải cách ruộng đất-những kẻ bóc lột dân nghèo-có thể vào làm hư hỏng đội ngũ hạ sĩ quan, nhưng ngược đời họ lại có thể trở thành sĩ quan.

        Những người từ 18 tuổi đến 25 tuổi nói chung được vào huấn luyện trong các trường sĩ quan. Họ phải học tập theo chế độ "5 cấp, có sức khỏe tốt và nhất là trung thành với Đảng. Thi tốt nghiệp gồm những câu hỏi về chính trị, được chấm điểm về khả năng hoạt động, khả năng tổ chức, hiểu biết về chiến thuật quân sự và sự chuyên cần; kết quả đào tạo được chia làm 3 loại với quân hàm tương ứng loại 1 nhận quân hàm thiếu úy, loại 2 hàm chuẩn úy, loại 3 thượng sĩ không phải là sĩ quan nhưng đứng đầu trong hàng ngũ hạ sĩ quan.

        Trong cuộc chiến, Vỹ Kỳ Lân là một sĩ quan chính trị của một đơn vị đóng ở Bến Hải mà tiến trình các sự kiện đi theo đường giới vĩ tuyến 17, tính chất những nhiệm vụ của anh cho phép anh tiếp xúc với tin tức hiếm khi đến được với những người lính "bình thường”, không một trận tấn công mà anh không tham gia năm 1967-Bài viết trở thành một hình ảnh đẹp về những điều kiện sinh hoạt của một đơn vị pháo binh của Quân đội nhân dân Việt Nam.

        Tôi quê ở Vĩnh Linh-Tôi đã được đào tạo ở trường quân chính quân khu 4 ở chợ Rạng của tỉnh Nghệ An. Đơn vị tôi thuộc quân khu 4 của mặt trận B5, dưới sự chỉ huy của đại tá Đàm Quang Trung. Trung đoàn 164 còn gọi là trung đoàn Bến Hải gồm 2 tiểu đoàn 100mm và 105mm.

        Bên bờ khu phi quân sự, mọi cuộc tác chiến không trực thuộc ban chấp hành đảng bộ địa phương; mọi quyết định đều từ Bộ tổng tư lệnh tối cao ở Hà Nội; tháng 11 năm 1966, các cơ quan chính trị quân đội và bộ tư lệnh quân khu 4 được lệnh mở một mặt trận trên đường 9 nối liền Đông Hà với Lào. Một hàng rào pháo binh dày đặc phải chuẩn bị trận địa sao cho có thể thu hút hỏa lực Mỹ vào những trận đánh phía Bắc tỉnh Quảng Trị.

        Tôi được đi nhận nhiệm vụ. Đứng trước một mô hình thu nhỏ của chiến trường, tôi có cảm tưởng được nghiên cứu một bài học đến từng chi tiết nhỏ. Tôi trở về đơn vị vừa lên đường đến vị trì quy định. Ngày cuối tháng 11 năm 1966, lần đầu tiên tôi ngủ đêm trong hầm trú ẩn, và tiếp theo có đến hàng ngàn đêm như thế.

        Công việc chuẩn bị cho trận tấn công được tiến hành tuyệt đối bí mật. Một số công việc gần như quái gở. Mọi mệnh lệnh quan hệ đến tấn công đều truyền đạt bằng miệng. Thỉnh thoảng những thông tin viên được cải trang thành nông dân cày ruộng, hoặc chuyển phân bón hoặc thành người đốn củi đi rừng. Một đường điện thoại nối trận địa chúng tôi với mặt trận Vĩnh Thủy. Việc liên lạc qua điện thoại hết sức hạn chế còn liên lạc vô tuyến điện thì cấm hẳn.

        Hàng trăm dân quân tự vệ các xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Thủy và Vĩnh Long đã đào những trận địa cho pháo chúng tôi trên sườn đồi. Họ làm việc ban đêm, đào bới sờ soạng trong đêm tối. Khi mặt trời mọc, họ ngụy trang hết công việc bằng lá cây và xóa mọi dấu vết. Trước khi nòng súng quay các vị trí, mỗi gia đình lân cận đã đem hết hai thúng rơm rạ trùm lên con đường để cho các nòng súng không để lại dấu vết gì khi súng quay qua.

        Hai tiểu đoàn pháo binh chúng tôi phải đương đầu với sáu tiểu đoàn pháo binh Mỹ và hàng chục máy bay, chưa kể pháo binh của các tàu chiến đang đậu ngoài khơi nếu chúng phát hiện được chúng tôi thì hỏa lực đó nhất định sẽ gây cho chúng tôi những thiệt hại lớn lao. Tất cả các hỏa lực phòng không của khu vực (một tiểu đoàn 37, một khẩu đội 12,7mm và một đại đội bố trí 5 khẩu súng máy 14,5mm hai nòng được cử đến Vĩnh Thủy để bảo vệ vị trí pháo binh của chúng tôi).

        Những trận địa giả giữ một nhiệm vụ quyết định trong kết cục trận đánh trong lúc các khẩu pháo của chúng tôi nổ súng, hàng trăm pháo sáng được bắn lên từ các trận địa giả làm cho kẻ địch không chú ý đến những trận địa thật. Rõ ràng, những trận địa giả đã phải chịu nhiều đạn hơn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #72 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 07:22:35 pm »

        Ngày tấn công đã đến. Theo kế hoạch, hai tiểu đoàn chúng tôi phải bắn 1 nghìn 2 trăm quả đạn trong nửa giờ, nhưng mới được 10 phút, chúng tôi đã bắn đến một nghìn quả đạn; ông Lê Ngọc Hiền ra lệnh tạm ngưng nổ súng một thời gian.

        Pháo địch ở Gio Linh đã đáp lại. Hỏa lực của họ có thể kiềm chế được một đường dài 10 kilômét từ bờ biển đến chân núi và từ Hiền Lương đến Ha Cô trong phạm vi 35 km, pháo 175 của họ có thể vươn tới Sơn Thủy của tỉnh Quảng Bình. Họ bắn qua trận địa chúng tôi, nhưng không biết chính xác chúng tôi ở chỗ nào. Về quân sự mà nói thì kết quả thật tồi, nhưng chúng bắn bừa bãi suốt ngày đêm gây nên một mối đe dọa thường xuyên. Chúng tôi nghe những quả đạn phân tán lẻ tẻ, khi liên tục nhanh chóng, từ phía Đông tới, từ phía Tây tới, nhất là tiếng sấm của những khẩu 175mm.

        Trận chiến đấu vẫn tiếp tục, hai bên thay nhau bắn pháo hàng ngày. Rồi ngày 2 tháng giêng năm 1967, sư đoàn 3 hải quân Mỹ vào đóng quân ở phía bên kia bờ sông thay cho sư đoàn quân ngụy miền Nam, được điều động về phía Nam để làm nhiệm vụ "bình định". Đến ngày hôm sau, các cảng nhỏ Đông Hà, cuối đường 9 giáp với đường 1 ở phía Bắc Quảng Trị trở thành một căn cứ hậu cần của mặt trận đường 9.

        Ngày 9 tháng 2, phần miền Nam khu phi quân sự ở phía Nam sông Bến Hải bị rụng lá vì chất độc hóa học-gió mang chất độc hóa học đến tận Hồ Xá và Vĩnh Hiền, những ai hít thở hoặc ăn thức ăn nhiều chất độc trước hết cám thấy khát khô cổ rồi ốm nhiều ngày.

        Ngày 17 tháng 5 năm 1967, quân địch tập trung những lực lượng quan trọng gồm cả lục quân, hải quân và không quân dưới sự chỉ huy của tư lệnh sư đoàn 3 hải quân Mỹ. Họ tiến hành kế hoạch Hiskory với mục đích nhốt dân cư vào những vùng đất rào kín và phá hoại các làng xã ở khu vực Gio Linh và Cam Lộ để xây dựng "trường điện tử" của Mac Namara. Đó là những ngày hết sức xúc động ở Vĩnh Linh, vì máy bay ném bom liên tục, đó chẳng là điều gì mới lạ. Sau chiến tranh, tôi được biết rằng mỗi người dân Vĩnh Linh trung bình phải chịu bảy tấn bom và tám mươi quả đạn.

        Sợ nguy hiểm, những người dân ở đây có thói quen phân tán các con trong các hầm khác nhau để bảo toàn được gia đình khỏi một trong những người con bị trúng đạn bom. Luôn luôn có người thương vong. Trẻ con, người già. Một trong những trường hợp lạ lùng là trường hợp anh Ai Danh, một chiến sĩ phục vụ ở mặt trận phía Nam được phép về thăm gia đình ở Vĩnh Tranh. Mẹ anh, đang đứng trong hầm trú ẩn thấy anh về, quay lại gọi vợ và con anh, đúng lúc ấy một quả bom giết chết anh. Anh đã chết đúng chỗ bốn năm trước anh đã chia tay gia đình đi vào mặt trận".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #73 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 07:29:43 pm »

       
Chương 15

Chiến tranh của “Westy”

        Các nhà chính khách ở Washington tuyệt đối không tính đến tình thế phức tạp ở miền Nam Việt Nam.
       
Tướng Westmoreland nói với tác giả, 1991       

        Sĩ quan Mỹ được cử sang Việt Nam với tư cách tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ gọi là William Child Westmoreland sinh ngày 26 tháng 3 năm 1914, ông trẻ hơn ông Giáp 2 tuổi rưỡi. Tốt nghiệp học viện quân sự West Point, ông được phong quân hàm đại úy của khóa học (cũng như các học viên xuất sắc các khóa trước Pershing và Mac Arthunr) và được giữ kiếm Pershing. Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, ông đã chỉ huy một tiểu đoàn pháo binh và phục vụ như một sĩ quan tham mưu ở Bắc Phi, ở Ý và ở Đức.

        Năm 1950, Westmoreland là giảng viên ở trường quân sự cao cấp Fort Leawenworth ở bang Kansas. ít lâu sau, ông giảng dạy ở trường Trung học chiến tranh của quân đội Carlisle Carlisle Barraks ở bang Pennoylvanic, một trường liên quân chủng của những sĩ quan đã được huấn luyện. Ông tiếp tục đi học ở trường Haward Business. Sau một khóa đào tạo lính dù năm 1952-1953, ông chỉ huy một đội máy bay vận tải ở Triều Tiên. Sau đó ông làm ở Lầu Năm Góc với cấp bậc thiếu tướng lữ đoàn trước hết ở phòng quân lực của lục quân, rồi thư ký bộ tổng tham mưu "một dạng tư lệnh trưởng của bộ tổng tham mưu quân đội" (Westmoreland đã gặp tổng tham mưu Maxweth D.Taylor ở Italia trước khi phục vụ dước quyền ông ta ở Triều Tiên). Khi được cử đi giữ quân hàm này ở tuổi 42 để chỉ huy sư đoàn không vận số 10, Westmoreland là vị tổng tư lệnh quân đội Mỹ trẻ tuổi nhất. Sau đó, ông được cử làm hiệu trưởng học viện quân sự West Point.

        Sau đó Westmoreland được cử làm tư lệnh binh đoàn không vận số 18 và tháng 6 năm 1964 làm phó tổng chỉ huy rồi ít lâu sau làm tổng chỉ huy lực lượng quân đội tham gia chiến đấu ở Việt Nam. (MACV) Westmoreland thích hợp với vị trí: ông đã tham gia chiến đấu ở 4 chiến trường khác nhau, đã giảng dạy lý thuyết quân sự ở hai trường quân sự nổi tiếng nhất Hoa Kỳ, đã có kinh nghiệm chỉ huy chiến đấu ở bậc cao, đã đổi mới trong lĩnh vực chiến thuật (trong thời kỳ chỉ huy sư đoàn không vận, ông là người tiên phong trong việc sử dụng số lớn máy bay lên thẳng), cuối cùng ông là người số một điều hành Lầu Năm Góc.

        Cũng như ông Giáp, Westmoreland đã nghiên cứu các tác phẩm của Sun Tju, của Clausewitj và những nhà lý luận quân sự vĩ đại khác. Và cũng như Giáp, ông đứng đầu một đội quân khổng lồ, mạnh trong chiến tranh về quân số cũng như tập hợp liên quân các quốc gia ở Triều Tiên. Cao lớn, mập mạp, đầy tự tin, năng động và dũng cảm, ông đứng đầu những lực lượng hiện đại nhất được trang bị kỹ thuật cao chưa bao giờ giao chiến. Để bảo đảm hậu cần, trong ba năm đầu chỉ huy chiến đấu ở Việt Nam, ông đã lệnh xây dựng 7 cảng nước sâu và 8 sân bay lớn-và đó là một quyết định trong hàng nghìn quyết định khác. (Muốn thực hiện những công việc đó, phải cần đến 51.000 công chức dân sự dưới quyền Mỹ cùng làm việc ở miền Nam Việt Nam tốn một nửa tỷ đô la một năm). Đến năm tài chính 1968, khi Westmoreland rời Việt Nam, ngân sách chi đến 30 tỷ đô la.

        Sự cực kỳ giả tạo của bộ máy chiến tranh Mỹ là tạo dựng lên một trong những trở lực chính đáng cho một thắng lợi ở Việt Nam. Các nhà quân sự cũng như chính khách Mỹ quá tin vào ưu thế lý thuyết của vũ khí hiện đại trong mọi trường hợp, không tính đến tính chất của đối phương: chỉ cần "bỏ nhiều công sức là quân thù biến đi rất kỳ diệu. Yếu tố con người, yếu tố quyết định thắng lợi bị che kín dưới cái màn tồi napalm, laje, những bộ tách sóng và chất độc làm rụng lá.

        Hơn nữa quân đội Mỹ theo đuổi quá cứng nhắc học thuyết của họ, phát triển chiến đấu sắt thép ở châu Âu. Khốn nỗi, mặc dù Westmoreland đã "xác định cái gì đến với quân Pháp năm 1954 không bao giờ lại đến với quân Mỹ". Ông tin rằng chiến tranh Đông Dương "không thật sự có nghĩa: Người Pháp ở vào một tình thế quá bất lợi, họ không có được nguồn lực như chúng tôi". Hẳn là dưới con mắt ông ta, chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến có tính chất khác mà những bài học của quá khứ không áp dụng được. Đây là một hoạt động cách mạng quy mô lớn, một loại mà quân đội Mỹ chưa bao giờ vượt qua được. Westmoreland đã có thể tuyên bố rằng: "những người cộng sản lãnh đạo một cuộc chiến tranh cách mạng cổ điển Việt Nam". Trong khi sự thật không đúng như vậy: một cuộc chiến tranh cách mạng nhằm tới thắng lợi quyết định không có sự giúp đỡ của nước ngoài. Vậy mà ở miền Nam Việt Nam, quân Việt Cộng không thể một mình thắng lợi mà không có yểm hộ của quân chủ lực của ông Giáp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #74 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 07:35:16 pm »

        Westmoreland đã biết tên ông Giáp trước khi xông đến Việt Nam, nhưng ông nói: "Tôi không hề biết tí gì về ông ta trước khi tôi đến đất nước này, nhưng tôi hoàn toàn biết rõ ông ta là ai, vì tôi đã được tin về chiến thắng của ông ta đã giành được ở Điện Biên Phủ. "Những chiến dịch của ông Giáp không được nghiên cứu ở Fort Leavenworth, cũng không có ở War Collège, ở G.Q.G, ở Sài Gòn, cơ quan tham mưu không phải phân tích những chiến dịch ấy, người ta cũng chẳng nghiên cứu về những người chỉ huy đối phương. "Về chiều sâu, điều đó cũng chỉ là chuyện phân tích qua loa". Tuy nhiên "tất cả các sĩ quan (ở Việt Nam) đều biết lịch sử Việt Nam, nhất là thời kỳ Pháp thuộc".

        Nhưng vấn đề nghiêm trọng nhất của Westmoreland là từ đầu đến cuối ở Việt Nam, Hoa Kỳ không xác định mục tiêu chính trị rõ ràng do đó không có đường lối chiến lược quân sự. Từ ngày một nhóm cố vấn được cử sang Sài Gòn những sự kiện hỗn loạn nối tiếp nhau diễn ra. (Và điều đó vẫn không đổi sau này; khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ quốc phòng năm 1968, Clark Chifford phải tuyên bố : "Tôi rất ngạc nhiên thấy rằng chúng ta không có một kế hoạch nào để giành thắng lợi trong chiến tranh").

        Tất cả các bộ não của chính phủ và Lầu Năm Góc cũng như nhóm chuyên viên giúp việc cho bộ trưởng các trường đại học-ví dụ Jason group gồm 49 viện sĩ chuyên tìm ra những ý kiến mới cho việc phân tích quân sự-không bao giờ cung cấp cụ thể một chiến lược gắn bó chặt chẽ hoặc một kế hoạch dài hơn khả dĩ dẫn đến chiến thắng. Phần lớn các con người thông minh và trí tuệ thấy rằng các thông số xuất phát là sai lầm-lúc ban đầu, Hoa Kỳ chưa bao giờ phải can thiệp quân sự vào cuộc chiến này-nhưng Hoa Kỳ đã đi quá xa để có thể đưa bộ máy quay lại đằng sau: trong nước Mỹ cũng như ở ngoài, điều đó coi như một thế yếu, một chỗ thiếu trong những lời cam kết. Do đó, các sự kiện càng phát triển, các nhà chức trách chính trị và quân sự hành động bằng cách bịt các lỗ hổng mà họ phát hiện được. Cứ tiếp tục đến x lần, đỉnh cao của sự giàu có của Mỹ quay xuống, đổ vào đây hàng đống đô la, người và vũ khí.

        Những người tiền nhiệm của Westmoreland, những thành viên của đoàn cố vấn quân sự Mỹ gửi đến Sài Gòn, đã yêu cầu có những biện pháp "bịt biên giới" với Lào và Campuchia bằng một hàng rào bao vây. Năm 1961 CIA đưa vào một đơn vị đặc biệt do tổng thống Kennedy thành lập vì không thể đóng cửa biên giới. Cùng năm ấy tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (OTASE) giới thiệu phương án 5/61 đưa một lực lượng quốc tế vào nhưng Lầu Năm Góc quyết định chương trình không thực hiện được. Một đề nghị khác của tướng Maxwell D.Taylor, đại diện đặc biệt của tổng thống về những vấn đề quân sự, nên đưa một lực lượng tác chiến gần 3300 quân săn lùng của quân ngụy miền Nam (ARV) vào 5 tỉnh biên giới. Phương án ấy cũng chết dí trong bàn giấy, mãi đến năm 1962, CIA bắt đầu tổ chức tuyển mộ những người dân tộc miền núi để thành lập những dân quân tự vệ. Theo năm tháng, những dân quân tự vệ do quân Mũ nồi xanh thành lập và làm cố vấn do quân ngụy miền Nam chỉ huy được đưa vào dọc đường biên giới.

        Khi tướng Westmoreland đến Sài Gòn, chiến lược đã được xa xa; những đơn vị thuộc lực lượng đặc biệt phụ trách việc "tập hợp những tin tức, triệu chứng về hoạt động của đối phương và đánh dấu mọi sự đột nhập của những đơn vị quan trọng của tiểu đoàn hoặc trung đoàn", phải theo dõi trên sườn trống; phía sau, binh sĩ và quân đồng minh phải tổ chúc hành quân "tìm và diệt" (Hureter/Killer operation): những trận đột nhập vào rừng núi để tìm kiếm những tin tức dấu vết, để bao vây các đơn vị Việt Cộng hoặc Quân đội nhân dân Việt Nam và nếu có thể tiêu diệt họ. Có thể nêu lên: "Nếu tôi có đủ quân số được tăng cường vô hạn định, tôi có thể cho các đội quân thường xuyên đồn trú trên khắp các huyện và các tỉnh và thực hiện một chiến lược khác hẳn. Nhưng một dự án như vậy phải có đến hàng triệu người"-đúng như ông Giáp đã đoán trước đây ít lâu. Kiên nhẫn theo kế hoạch, Westmoreland dần dân tăng thêm quân số và khi có điều kiện chuyển qua những trận tấn công quy mô lớn hơn: những cuộc hành quân "tìm, diệt" được thực hiện với những lực lượng quan trọng, được pháo binh và không quân yểm trợ mạnh (chiến lược này người Pháp đã thực hiện không thành công).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #75 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 08:02:15 pm »

        Hàng chục cuộc hành quân loại này được thực hiện. Kèm theo tiếng gầm rú của máy bay ném bom, tiếng ì ầm điếc tai của máy bay lên thẳng, rồi những đội quân nhỏ gồm Mỹ và liên quân lùng sục rừng rậm và đồng ruộng hy vọng quân đội Việt Cộng cắn mồi: nếu họ xuất hiện, họ sẽ bị một hỏa lực lớn hơn đánh bại, hoặc giả rất nhiều đội quân bao vây và kẹp chặt những đơn vị đối phương trước khi tiêu diệt. Sự thật đối phương không xuất hiện hoặc luồn vào giữa hàng ngũ của lực lượng đồng minh, như định bắt con cá hồi bằng tay trên một thác nước ở vách núi cao. Các phi công máy bay lên thẳng đã cung cấp cho chúng tôi một dẫn chứng về một chuyện sử dụng đậm đặc kỹ thuật hiện đại để đạt được những kết quả tồi tệ ấy trên chiến trường của quân Mỹ. Quá trình xảy ra chiến sự, gần 5.000 phương tiện ấy, giá mỗi chiếc khoảng một phần tư triệu đô la bị lực lượng mặt đất của quân đối phương bắn rơi. Ròng rã hàng mấy năm trời, họ bảo đảm yểm trợ tác chiến và hậu cần cho những đơn vị chiến đấu trên trận địa, bắn đạn lỗ chỗ xuống rừng rậm và ruộng đồng, chuyên chở vật liệu và đạn dược, chuyên chở thương binh rời trận địa. Rồi cuối cùng, họ cũng có một lần chạm trán lớn trong cuộc chiến: nhờ có khả năng xuất hiện bất ngờ và rút đi nhanh chóng, như ky binh ngày xưa, họ tạo thành một phương tiện chắc chắn để rút bộ binh ra khỏi chiến trường và cuối cùng thành một "lối thoát cấp cứu” mỗi khi tình thế thật sự không-còn giữ vững nữa. Điều đó cho phép quân đội Mỹ tuyên bố họ chẳng bao giờ thất trận-nhưng cũng chẳng thu được thắng lợi quyết định nào.

        Mục đích cuộc chiến tranh này không phải để chiếm đất đai và chiếm đóng ở đó, và không nói đến việc vạch đội hình trên bản đồ, phải tìm những cách khác để xây dựng thắng lợi của các cuộc hành quân. Một trong những cách đó là đếm xác chết. Trong những bán báo cáo theo nếp cũ, các sĩ quan chỉ huy Mỹ phải nêu rõ đã giết được bao nhiêu quân đối phương. Vì nhiều lợi ích-thăng cấp thăng chức, thưởng huân chương, nghỉ phép (với những ngày ở Bangkok, Singapo, Hong Hong, Manila, Honolulu...) đều phụ thuộc vào những con số tính xác chết, giải pháp thật đơn giản: chỉ cần có xác chết, địch hay không phải địch, hoặc giả "bịa" ra. Khi bắt được một tù binh, rất hiếm trường hợp được sống sót: Không chỉ vì khó khăn lắm mới đưa được về căn cứ, nhưng để làm gì? Vì cấp trên chỉ cần những xác chết? Theo những chỉ số đáng ngờ ấy, việc xác định tổn thất của đối phương rất ít chính xác. Theo một số tin tức, con số thương vong ấy lên đến 350 nghìn-chết, bị thương và đào ngũ-vào năm 1965 đến 1967. Dầu con số thật như thế nào, bao giờ cũng có những số liệu tương đương kẻ địch trên trận địa.

        Một phương pháp khác chính xác hơn-và tất nhiên khắc nghiệt hơn để đánh giá thắng lợi của các cuộc hành quân chống Việt Cộng là thống kê số người lánh nạn. Hàng chục và hàng nghìn người di chuyển chạy khắp đất nước. Năm 1967, người lánh nạn là 1,2 triệu: bị đuổi ra khỏi nhà vì bom đạn máy bay và pháo binh hoặc vì việc "quét sạch" những vùng rộng lớn (nói khác đi việc buộc một Việt Cộng hoặc cảm tình của Việt Cộng), đồng thời với việc áp dụng chương trình ấp chiến lược. Tóm lại là một sự lộn xộn không tả xiết. Vào năm 1968, không ít hơn một phần ba dân cư bị buộc rời khỏi quê hương đất tổ và "định cư" nơi khác (Westmoreland đã đích thân đến Malaysia để nghiên cứu những điều kiện địa phương và so sánh với những điều kiện ở Việt Nam, hy vọng có thể thổi thêm một ít sức sống cho một chương trình đang hấp hối).

        Sau khi Diệm chết, quân Việt Cộng tăng gấp đôi lực lượng để thanh toán những khu "vàng” cuối cùng (do chính phủ kiểm soát). Năm 1962 có khoảng 9.000 vụ tranh chấp ác liệt Sau đó con số tăng lên không ngừng: 1963: 19.000; 1964 hơn 25.000; 1965 gần 27.000. Từ năm 1962 đến năm 1965 không ít hơn 4.500 bị giết chết. Khắp nơi dao và đạn chờ đợi những ai không ủng hộ Việt Cộng. Phó mặc cho tất cả mất hết phương hướng và hy vọng, luôn luôn lo lắng và sợ hãi, những người lánh nạn chạy từ đầu đến cuối đất nước hy vọng tìm kiếm được một chỗ ẩn thân kín đáo.

        Nguyễn Văn Tích là một ví dụ điển hình về những người Việt Nam nhập ngũ từ rất trẻ và đã chiến đấu trong đội ngũ quân đội nhân dân nhiều năm. Nghe theo tài hùng biện của Cụ Hồ Chí Minh, sau khi chỉnh quân chính trị, Tích trở thành một chiến sĩ dũng cảm và trung thành; chiến đấu từ trận này đến trận khác, cuối cùng ông cũng được phong trung tá. Những hiểu biết trong những năm phục vụ quân đội đã cho phép ông trở thành một nhà sử học của quân đội.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #76 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 08:06:09 pm »

        Trong dịp tiếp xúc với tác giả, ông đã viết được những điều kiện sinh hoạt của một quân dân trong quân đội nhân dân và câu chuyện đầy hình ảnh về một cuộc đụng độ ở chiến trường.

        "Tôi đã phục vụ 12 năm trong vùng giới tuyến quân sự và tất cả 24 năm trong quân đội. Sau giải phóng miền Nam, tôi trở lại miền Bắc và chiến đấu. Tôi đã trở về Hà Nội sau hai năm (1988). Tôi hiểu biết rất sâu về quân đội.

        Khi tôi vào bộ đội, trước hết qua 6 tháng huấn luyện tân binh, sau đó là một đợt huấn luyện đặc biệt giành cho những chiến sĩ đi miền Nam. Người ta đã chuẩn bị cho chúng tôi một chặng đường bộ qua vùng rừng núi hiểm trở với trên lưng cái ba lô nặng 30-40kg. Phải làm việc trong bất cứ điều kiện nào. Chúng tôi phải trèo trên những sườn núi dốc đứng bằng đôi vai của các đồng chí. Chúng tôi phải làm việc ngày đêm, tất cả các ngày trong tuần lễ không nghỉ. Chúng tôi ngủ trên võng và tập xây dựng hầm trú ẩn. Chúng tôi sử dụng những chiếc võng bằng sợi hóa học của Mỹ do nhân dân cung cấp. Mỗi người được một tấm ni lông để che mưa. Rất thuận lợi, mọi thứ đều trong túi của tôi.

        Chúng tôi tập ăn gạo và rau khô mà chúng tôi nấu lấy trước khi nhận nhiệm vụ. Chúng tôi dùng bếp đặc biệt, bếp Hoàng Cầm-tên của người sáng chế bếp không khói để quân địch không phát hiện được chúng tôi. (Khói được đi theo một đường hầm dài đào phía sau bếp, thành đất hầm hấp thụ dần những phân tử các cacbon sao cho cuối cùng không còn gì để thoát ra ngoài). Hoàng Cầm đã được tuyên dương anh hùng quân đội.

        Tôi có cái may mắn được chiến đấu 24 năm trong một đơn vị: sư đoàn 325, một trong những sư đoàn được thành lập đầu tiên. Tên thường gọi là "sư đoàn Sao Vàng”; quân Mỹ rất hiểu sư đoàn đó, là một trong những mục tiêu ưu tiên.

        Trận đánh đầu tiên của tôi là trận đánh sư đoàn 1 ky binh không vận do Mc.Namara thành lập ở tỉnh Bình Định. Sư đoàn tôi đóng ở trung tâm tỉnh, là một trong những mục tiêu chính của lực lượng không vận Hoa Kỳ.

        Quân Mỹ đưa 3 trung đoàn chống lại chúng tôi. Mục đích của cuộc hành quân là càn quét và tiêu diệt như họ vẫn gọi là "tìm và diệt".

        Vì không có xe, chúng tôi phải chia ra nhiều nhóm vận động bằng đôi chân. Lực lượng không vận đã bao vây chúng tôi thành gọng kìm và chúng tôi chưa biết đánh chúng như thế nào. Chúng tôi không ai biết chiến thuật của họ-cũng như không biết chiến thuật của quân Mỹ nói chung. Sau đó, các đồng chí đã đánh Mỹ đến sư đoàn và chúng tôi học kinh nghiệm của các đồng chí ấy. Chúng tôi bắt đầu học tập nhưng chúng tôi đã quyết định một thỏa thuận chung là điều đầu tiên phải xác định đầy đủ học để đánh Mỹ, sau đó chúng tôi mới đi vào chi tiết.

        Đã có quyết định, những ai giết được ít nhất 5 lính Mỹ được phong tặng danh hiệu dũng sĩ loại ba, giết được 10 lính Mỹ được phong tặng danh hiệu dũng sĩ loại hai, giết được hơn 10 lính Mỹ được loại một.

        Tôi nhớ nhất buổi sáng ngày 28 tháng giêng năm 1966. Chúng tôi đang ở trong một vùng gọi là Cat Market cách bờ biển 10km. Bình thường chúng tôi có thói quen ra vị trí trận địa sau bữa ăn sáng, nhưng hôm ấy trời vẫn còn sớrn, bỗng nhiên chúng tôi nghe tiếng pháo bắn từ các giàn pháo mặt đất và tàu thủy đậu ngoài khơi. Mới chỉ có vài người trong chúng tôi kịp đến vì trí chiến đấu. Đạn pháo như mưa xuống làng ở gần đó.

        Rõ ràng đây là một cuộc hành quân lớn của quân địch; chúng tôi vội vàng xuống hầm trú ẩn trong làng. Tôi được biết quân Mỹ đặt tên cho cuộc hành quân này là máy xát gạo. Họ tưởng rằng quân giải phóng chúng tôi là những hạt gạo, và chúng đến để chà xát chúng tôi!

        Sau đó máy bay đánh phá. Chúng nhiều đến nỗi chúng tôi không đếm xuể. Quân Mỹ dùng cả máy bay lên thẳng, tất nhiên họ có chương trình đã chuẩn bị sẵn, vì các lực lượng chủ yếu đều lập tức vây hãm tất cả các làng trong vùng. Không có liên lạc vô tuyến điện giữa các đơn vị chúng tôi rất khó bảo đảm liên lạc. Sau đợt pháo bắn, chúng tôi đã có vài người bị thương. Họ được giao cho dân làng.

        Sau đó, một làn sóng máy bay lên thẳng thứ hai đến đổ quân trước trận địa của chúng tôi trong vườn dừa cát trắng. Cánh quạt máy bay tung bụi cát mù mịt. Có tất cả khoảng 250-300 quân Mỹ tản ra các hướng. Một trăm tên đi về hướng chúng tôi.

        Đó là một buổi sáng đẹp trời; tôi còn nhớ chúng mặc áo cộc tay, quần bó chặt, mũ sắt và giày cao cổ. Chúng được trang bị súng AR15 và M79. Tôi chú ý quan sát chúng, vì lần đầu tiên tôi trông thấy địch. Tất cả họ hình như còn rất trẻ. Có cả quân châu Phi: cũng là lần đầu tiên tôi trông thấy họ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #77 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 08:08:29 pm »

        Nằm dài trên trận địa, địch không phát hiện được, chúng tôi sẵn sàng hành động ngay lập tức. Chúng tôi không đủ kiên nhẫn theo dõi quân Mỹ đánh như thế nào. Chúng tiến về hướng chúng tôi. Vừa gọi cho máy bay lên thẳng, không bắn vào chúng tôi nhưng làm náo động cả không gian. Những tên linh Mỹ đã đến rất gần, cách làng chừng 50 mét. Khi tôi nghe một tên hô một mệnh lệnh, tất cả bọn chúng đều nằm bụng sát đất. Ngay sau đó, những quả đạn cối róc vào làng rồi tiếng súng bắn không ngừng. Chúng tôi vẫn không hành động.

        Sau đó, tôi nghe những tiếng kêu, và bọn lính Mỹ từng tốp nhỏ, tiến vào làng. Chúng tôi chạy từ cây này sang cây khác, bên phải vị trí tôi. Khi chúng đến rất gần, chúng tôi bắt đầu nổ súng. Chúng đã thật gần. Một số đổ xuống. Sau đó bạn chúng chạy đến cứu chúng, chúng tôi bắn tất cả. Thông thường, chúng tôi có thể bắn chết những tên Mỹ đến cứu bạn. Ngày hôm đó, tôi đã giết khoảng 12 tên.

        Chúng chia cuộc hành quân "xát gạo" thành nhiều đợt. Đợt một bao gồm một vùng 3 làng kéo dài trọn một ngày. Chúng đã chiếm được vị trí của chúng tôi, nhưng chúng tôi đã tiêu diệt một số lớn. Mục đích của chúng tôi là không phải giữ đất, nhưng sao cho tổn thất ít nhất mà giết được nhiều lính Mỹ nhất. Trận chiến đấu kết thúc, chúng tôi rút về vị trí an toàn.

        Đợt hai lấy tên là "cánh trắng”, diễn ra sau một tuần trong thung lũng An Lão, cách đợt đầu một khoảng cách. Chúng biết rằng những người sống sót trong đợt một đã lùi về thung lũng này. Đợt hai kéo dài cả tuần lễ. Chúng không trực diện với đơn vị tôi, chỉ có lực lượng du kích hiện có trong khu vực tác chiến. Đợt tiếp theo chỉ rất ngắn, rồi hầu như chúng đã rút hết.

        Sau cuộc hành quân này, quân Mỹ kiểm soát được vùng này, nhưng nhân dân rất căm ghét chúng; chúng cũng rút đi luôn. Để thoát khỏi tay chúng, chúng tôi cũng di chuyển, ngày một sâu vào rừng.

        Đến cuối năm, chúng tôi lâm vào tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng. Đạn pháo rơi ngày đêm; thật là một tình trạng bi đát vì mọi người đều trốn khỏi vùng này. Không còn ai giúp đỡ chúng tôi. Chúng tôi chỉ còn ăn gạo với sắn. Thứ lúa chét còn lại sau khi gặt mà chúng tôi tìm kiếm được trên các thửa ruộng.

        Vì liên tục ẩm ướt, chúng tôi mắc vô số bệnh ngoài da. Phần lớn chân chúng tôi bị viêm loét vì côn trùng chích và nước bùn, hòa với xác chết chôn dưới đất. Do đó đi rất khó khăn; thỉnh thoảng viêm tận xương chân. 100% quân số mắc bệnh sốt rét. Ở đây có rất nhiều vắt, gây nên viêm loét khiến chúng tôi đau đớn.

        Thỉnh thoảng chúng tôi có thuốc lá, nhưng rất hiếm. Sau những trận đánh giáp lá cà với quân địch, chúng tôi kiếm được thuốc lá Mỹ, và cả sô cô la. Thường trước một trận đánh chúng tôi chẳng có gì ăn nhưng khi trận đánh kết thúc, chúng tôi kiếm được thức ăn, sô cô la và bia trong những địa điểm quân Mỹ đã ở lại đó.

        Quân đội chúng tôi chiến đấu hiệu quả vì chúng tôi đánh trong rừng. Chúng tôi muốn đánh quân Mỹ mỗi lần chúng tôi muốn đánh và lui khi chúng tôi muốn rút. Vì vậy nên chúng tôi giành được bao nhiêu thắng lợi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #78 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 08:16:39 pm »

       
Chương 16

Chiến tranh của lính Mỹ

        Trong một tình trạng nổi dậy, nếu anh không thắng lợi, anh sẽ tổn thất, vì kẻ địch luôn luôn có thể giữ nguyên trạng mà không chịu một chút nhượng bộ nào.
       
Sir Robert Thompson       

        Từ tháng 7 đến tháng 9 năm 1965 các đơn vị tinh nhuệ của quân đội Mỹ đến Việt Nam: sư đoàn cơ động không vận số 101, sư đoàn bộ binh 1 và sư đoàn ky binh không vận số 1-sư đoàn này là một sư đoàn bộ binh được tăng cường sức cơ động nhờ sử dụng số lớn máy bay lên thẳng. Các sư đoàn này tiếp sau sư đoàn 25 một thời gian ngắn. Những sư đoàn khác còn tiếp tục vào miền Nam Việt Nam cho đến 10 sư đoàn Mỹ và hai phần ba sư đoàn nữa kéo vào Việt Nam.

        Các sư đoàn 1 và 25 tạo thành một vành đai cứ điểm phòng ngự xung quanh Sài Gòn còn 2 lữ đoàn Nam Triều Tiên (con Hổ và Ngựa trắng) chịu trách nhiệm phòng ngự bờ biển ở phía Nam vĩ tuyến 17.

        Các đơn vị khác của Mỹ và quân ANZAC-các lực lượng Úc và Tân Tây Lan hoạt động trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Song song với sự bố trí này, các đơn vị miền Nam Việt Nam hoạt động trong khắp đất nước thực hiện nhiệm vụ "bình định": sự hiện diện của quân ngụy coi như có tác dụng răn đe quân Việt Cộng đồng thời khuyến khích dân chúng ủng hộ chính quyền Sài Gòn.

        Cho đến cuối năm 1965, quân ngụy miền Nam Việt Nam đã mất trung bình mỗi tuần lễ một tiểu đoàn bộ binh và một huyện ly. Trong rừng cây cao su Michelin mênh mông, trung đoàn 272 của sư đoàn 9 Việt Cộng gây nên những tổn thất nặng nề cho trung đoàn 7 quân ngụy ARV (hàng trăm lính chết và bị thương). Năm sau tháng 2 ông Giáp gửi vào miền Nam trung đoàn 32 của Quân đội nhân dân Việt Nam (APV) đến tháng 8 thêm trung đoàn 33. Cả hai trung đoàn đều dưới quyền chỉ huy của Tướng Chu Huy Mân. Sau một trận đụng độ ác liệt, một bộ phận của trung đoàn 33 bị sư đoàn ky binh không vận số 1 loại khỏi vòng chiến đấu và chịu thất bại nặng, nhưng so với những tổn thất toàn bộ của lực lượng Mỹ và miền Nam Việt Nam thì chẳng thấm vào đâu chỉ như một mũi kim châm. Phải tiếp tục hành động.

        Ở Việt Nam, quân Mỹ bố trí ba loại văn phòng quân tình báo: dịch vụ tình báo quân sự; hoạt động cùng với các đơn vị và binh đoàn Mỹ; dịch vụ tình báo dân sự phụ thuộc CIA và kết hợp với quân đội và cảnh sát miền Nam Việt Nam; và những dịch vụ tình báo chiến lược tập trung những tin tức do không quân và vệ tinh cung cấp. Khai thác những tin tức tình báo do các cơ quan dịch vụ tình báo cung cấp. Các vị chỉ huy quân đội Mỹ xác định vị trí các đơn vị của đối phương. Khi một mục tiêu quan trọng được xây dựng, họ tấn công một lực lượng hỏa lực mạnh. Chủ trương của họ là tìm kiếm địch, rút về dùng hỏa lực mạnh để tiêu diệt mục tiêu.

        Một số lượng ngày càng tăng lính bộ binh và thủy quân Mỹ triển khai ở vùng rừng núi và đồng bằng để tấn công quân Việt Cộng mà họ vẫn gọi là "Charlie Cong” như trong vô tuyến điện thường dùng “Victor Charlie" để chỉ Việt Cộng. Thất vọng vì những cố gắng không hiệu quả của họ, những người lính trẻ hoàn toàn bình thường trở thành những tên lính đánh thuê bạo tàn. Những hành động tàn bạo ghê gớm của sư đoàn Nam Triều Tiên "Rồng xanh" ở Binh Hoa và của sư đoàn 23 bộ binh Mỹ lại là những triệu chứng của một sự điên dại không tha thứ được do tình trạng vô cảm và bế tắc gây nên; (trong cả hai trường hợp hơn 500 người bị giết). Ở Binh Hoa, lính Nam Hàn đã giết nhân dân-đàn ông, đàn bà và trẻ con-của một làng từ chối kiên quyết việc không giúp đỡ Việt Cộng. Ở Mỹ Lai một đại đội bộ binh Mỹ trở thành điên dại chẳng có lý do gì họ đến đây để căm thù tất cả những người Việt Nam.

        Nói chung và trong suốt cuộc chiến tranh, quân Mỹ và quân đồng minh đã tiến hành các cuộc hành quân có chỉ huy và kỹ thuật.

        Từ tháng giêng đến tháng 3 năm 1966 cuộc hành quân Masker càn quét trong tỉnh Bình Định làm cho đối phương chết khoảng 1.000 người và 1.700 người bị bắt làm tù binh. Tiếp theo là cuộc hành quân Doulle Eagle càn quét tỉnh Quảng Ngãi. Trong các cuộc hành quân Thayer và Irving, napalm được sử dụng rộng rãi. Rồi các cuộc hành quân tiếp nối nhau: Five Ariow, Highway 9, Jeb Stuanrt, Byrt, Pershing, Saratoga, yellow stone... Hàng chục cuộc hành quân gây tổn thấy nghiêm trọng cho đối phương. Những đàn máy bay lên thẳng xuất phát từ các căn cứ phía trước và bay vào rừng rậm đến điểm được tin có địch. Được pháo binh và không quân yểm hộ mạnh mẽ, thỉnh thoảng có sự giúp sức của quân ngụy miền Nam ARV, các đội quân Mỹ và đồng minh tấn công vào các mục tiêu với hỏa lực dày đặc rồi rút lui thường vào lúc xế chiều.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #79 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 08:25:30 pm »

        Hàng nghìn lính, máy bay, máy bay lên thăng và vũ khí các loại thuộc về bao nhiêu căn cứ lớn, không ngừng phát triển xung quanh Đà Nẵng, Chu Lai, Long Bình, Biên Hòa. Nhưng bân thân các căn cứ này cũng không vững chắc. ở Đà Nẵng, toàn bộ vùng dân cư cho đến tận hàng rào xung quanh sân bay là do Việt Cộng kiểm soát: màn đêm buông xuống, các con đường vào căn cứ và cảng đều bị cấm.

        Thỉnh thoảng, quân đồng minh cũng gây thương vong nhiều cho đối phương. Và thỉnh thoảng như ở Ban Nang, Nha Do, Cam Xe, Bâng Trang, Pleime, Bình Định, họ cũng bị tổn thất nặng. Đối với hàng chục nghìn lính Mỹ và quân đồng minh, tên gọi của các địa điểm ấy cũng như tên của hàng chục cuộc hành quân-Double Eagle, Dragon Fine, Shenandoah, Starlight, Silver Bayonet... thỉnh thoảng gợi lại kỷ niệm khát, mồ hôi, sợ hãi, bồi hồi và đôi lúc vui vẻ như điên. Họ không bao giờ quên những thân hình đẫm máu, những chiếc xương gãy nát, những tiếng kêu của người sắp chết, thất vọng vô cùng, đau thương cho đất nước, nỗi kinh hoàng triền miên.

        Những trận tấn công khác được triển khai năm 1966: tháng 4 Abiline và Birmingham, tháng 6: El Pa so. Cuối cùng từ 14 tháng 9 đến 24 tháng 11 một cuộc hành quân lớn Attleboro đề ra không bao giờ thực hiện đúng ngày. Trong cuộc hành quân đó 22.000 lính sử dụng 1.200 tấn đạn dược và chiếm 2.000 tấn gạo và 19.000 quả lựu đạn, 500 mìn và một xưởng chế tạo mìn. Đối phương chết 2.000người, trong đó một nửa do máy bay oanh tạc; thương vong của Mỹ là 155 người.

        Cuối 1966 những dịch vụ tình báo cho biết có khoảng 280.000 lính Việt Cộng và Quân đội nhân dân Việt Nam do 8.000 cán bộ chỉ huy đang hành quân vào Nam. Một phản ứng lớn lại tiếp tục.

        Các cuộc hành quân nối tiếp nhau Cedar Falls và Junction City những cuộc hành quân quan trọng nhất của toàn bộ cuộc chiến tranh đã đạt một đỉnh cao mới. Gần 300.000 người được điều động vào Tam giác sắt. Theo phân tích của dịch vụ tình báo, có rất nhiều lực lượng đối phương ở đó: trung đoàn 272 của Quân đội nhân dân Việt Nam, hai tiểu đoàn của trung đoàn 165 chủ lực Việt Cộng, tiểu đoàn Phú Lợi, hai tiểu đoàn tự trị của Việt Cộng và có thể cả tổng hành dinh của Trung ương Cục miền Nam Việt Nam.

        Tam giác sắc có tên gọi như vậy do hình dáng của khu vực phòng ngự của Việt Cộng bao gồm giữa hai dòng sông, cách Sài Gòn về phía Tây Bắc hơn 30km:-một cự ly không đáng lo ngại-trong lòng tam giác sắt là một hệ thống địa đạo, mọi con đường cái, đường mòn đến đó đều có chông bẫy.

        Mục đích của cuộc hành quản là đánh vào các đơn vị và tổng hành dinh trong tam giác để đuổi đối phương ra xa thủ đô. Họ phải thực hiện một hoạt động càn quét vê hướng Đông Nam (búa) buộc đối phương phải chống lại một lực lượng phong tỏa triển khai chặn phía Nam (đe).

        Cuộc hành quân Cedar Falls bắt đầu ngày 8 tháng giêng năm 1967 bằng việc càn quét 6.000 dân làng rời khỏi chung quanh tam giác trong đó có một số đã bị Việt Cộng kiểm soát 2 năm nay. Sau đó làng Bến Súc ở góc Tây bắc bị tiến công và xóa sạch. Lính phải mất 3 ngày dùng axêtylen và thuốc nổ để phá hỏng những đường hầm của làng xây dựng trên 3 mức (vì khí làm cháy nước mắt sử dụng để đuổi đối phương ra khỏi đường hầm trước khi quân Mỹ xuống hầm, lính bộ binh và công binh-được gọi là "chuột cống"-bắt buộc phải mang mặt nạ phòng hơi độc. Được trang bị đuốc điện, súng lục và mặc áo chống đạn, họ phải thực hiện nhiệm vụ độc hại và nguy hiểm trong toàn bộ các làng mạc mà quân Mỹ chiếm được).

        Trong lúc này cái "đe" của sư 25 Mỹ có lữ đoàn Mỹ tự do và đoàn 25 ngụy ARV yểm hộ thiết lập 13 vị trí tại chỗ. Quân liên minh đã giết 835 địch và phát hiện được khu vực văn phòng Trung ương Cục miền Nam, khốn nỗi, chim đã bay đi mất.

        Tiếp theo cuộc hành quân Cedar Falls là cuộc hành quân Junction City. Cuộc hành quân này bắt đầu nửa tháng hai, lúc lữ đoàn không vận 173 Took Foice Deane (tên của người chỉ huy tướng John R.Deane Jr) dùng 16 máy bay C130 nhảy dù xuống các vị trí của họ. Cùng với lữ đoàn 3 của sư đoàn Mỹ 11, lữ đoàn không vận này trở thành cái búa. Từ 18 tháng 3 đến 15 tháng 4, hai đội hình tiến về hướng "cái đe". Trong đợt này 1.900 lính địch bị giết.

        Sư đoàn 9 quân giải phóng miền Nam, tấn công chiếm lại làng mạc bị quân Mỹ chiếm đóng: ấp Bàu Bàng, Suối Tre và Ap gu; sư đoàn bị thiệt hại lớn vì máy bay ném bom thả hàng tràng bom sát thương trên một vùng rộng lớn, cùng với máy bay B52 ở độ cao và mật độ hỏa lực pháo binh dày đặc đúng vào đội hình của sư đoàn.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM