Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 09:55:28 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tướng Giáp qua hai cuộc chiến tranh Đông Dương  (Đọc 37321 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #60 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 06:21:45 am »

        Năm 1961 Chính phủ Liên Xô tuyên bố rằng đất nước họ ủng hộ cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Như vậy có nghĩa là họ đánh phương Tây tư bản chủ nghĩa một cách gián tiếp bằng những lực lượng trung gian. Sau đó người Xô Viết đã cố gắng khai thác các cuộc bạo động gây ra do gió đổi chiều trên khắp nam bán cầu. Tuy nhiên khối thống nhất của hệ thống cộng sản chủ nghĩ do Mátxcơva kiểm soát đã tan vỡ khi Tiệp Khắc, rồi Albanie và tiếp sau là Trung Quốc tách ra. Liên Xô không còn độc quyền thế giới về chủ nghĩa cộng sản và không quên rằng chủ nghĩa dân tộc mới là guồng máy khởi động phong trào chống chủ nghĩa đế quốc vào những năm bốn mươi và năm mươi.

        Phải chăng luôn luôn bị các cố vấn thuyết phục rằng sự lan tràn chủ nghĩa cộng sản là có thật, tổng thống Kennedy ngày càng đưa nhiều quân sang Sài Gòn. Đến mùa xuân năm 1962 gần 4.000, cuối năm ấy đã lên đến 11.300. Rồi tháng 10 năm 1963, tổng thống Mỹ cho phép sư đoàn không vận số 7 hoạt động ở miền Nam Việt Nam, đây là một đơn vị của lực lượng không quân thứ 17 mà người chỉ huy có trách nhiệm về mọi kế hoạch tác chiến ở Đông Nam Á. Kennedy đã tăng cường mạnh mẽ những canh bạc được thua.

        Được Hoa Kỳ viện trợ, chính quyền Ngô Đình Diệm đã phải thịnh vương lên. Nhưng điều đó không thực hiện được vì đó là một chế độ không dân chủ, lãnh đạo kém, tổ chức kém và quá ưu ái đối với thiểu số công giáo. Những cải cách cấp thiết chỉ nằm trên giấy tờ, không có gì để lấp lỗ hổng do quân Pháp ra đi để lại. Trong khi ông Diệm độc thân sống như một thầy tu trong dinh thự Sài Gòn của ông, thì chú em Nhu rất thích cùng bà vợ đẹp nhưng ngạo nghễ lợi dụng triệt để tình thế để lượn khắp các phố Sài Gòn với vẻ long trọng như một đôi vợ chồng nhà vua. Còn Việt Cộng (quân miền Nam Việt Nam, quân Mỹ và quân đồng minh thường gọi: Vi Ci) ra sức vận động quần chúng vùng nông thôn để tiễu trừ những lực lượng chống đối cộng sản, cảnh sát mật của Nhu cần lao tìm cách quét sạch các đối thủ của chế độ Diệm ra khỏi các làng mạc; theo tin Mỹ, khoảng 75.000 người bị giết và 50.000 người bị giam. Dân làng một mặt bị Việt Cộng tuyên truyền vận động, mặt khác bị chính quyền của họ uy hiếp chẳng biết nên theo bên nào và đành cúi đầu chịu đựng. Lo sợ biến động nhiều hơn nhiền thấy tiến bộ. Diệm lặp lại những sai lầm của quân Pháp: đàn áp (chống những người Phật giáo và giáo phái Cao Đài), từ chối nói chuyện tay đôi, thiếu biện pháp chống nghèo đói như dịch bệnh ở địa phương. Kết quả của chính sách ấy chẳng phải đợi lâu.

        Sáng kiến chính của Ngô Đình Diệm là chống lại hành động và ảnh hưởng của Việt Cộng bằng chương trình “ấp chiến lược”, nói cách khác đưa dân làng vào trong những hàng rào bảo vệ, để họ khỏi bị hăm dọa theo lý thuyết. Phương án này rập khuôn những cách người Anh đã làm ở Malaysia trong cuộc khủng hoảng những năm bốn mươi và đầu những năm mươi: dân chúng được gom vào những vùng có giới hạn, họ sống an toàn ở trong đó trong khi chờ đợi tiêu diệt bọn khủng bố; ai vượt ra khỏi vùng ấy thì coi như kẻ địch có thể bị lực lượng an ninh tiêu diệt mà không cần xét xử. Khốn nỗi, tình thế Việt Nam không phải hợp với giải pháp tương tự. Thứ nhất ở Malaysia, những người nổi dậy là người Trung Quốc rất dễ nhận dạng so với người Malaysia có màu da sẫm hơn. Thứ hai, người Malaysia là người hồi giáo không tôn thờ mồ mả cha ông như phong tục người Việt Nam; họ dễ dàng chấp nhận bỏ làng mà không hề vì lý do tín ngưỡng mà chống lại, trong khi người Việt Nam có tình cảm gắn bó với tổ tiên, bỏ làng ra đi là phạm đến tinh thần của tổ tiên.

        Muốn cách ly có hiệu quả hai nghìn năm trăm làng ở miền Nam và bảo vệ họ chống tác động vào kế hoạch khởi nghĩa của 45 nhóm Việt Cộng đã biết, phải dùng đến hàng triệu lính. Không thể được, cách giải quyết là gom dân vào trong những hàng rào kiên cố (từ “ấp” đã lựa chọn sai. Các hàng rào có hệ thống dây thép gai bao quanh một khu vực khoảng 60 km có thể gom được hàng chục nghìn người).

        Chương trình ấp chiến lược được đưa ra ngày 3 tháng 2 năm 1962. Tên ấp chiến lược được đổi thành “ấp sống mới”, rồi “Chương trình phát triển cách mạng”. Ở Sài Gòn, một người tên là ông Rebert Thompson, chuyên gia chống nổi dậy Malaysia-lúc bấy giờ là cảnh sát trưởng-và thành viên của BAM, một nhà lão luyện trong công tác ấp chiến lược, giúp CIA đưa chương trình vào thực hiện.

        Miền Nam được chia ra nhiều “Khu thịnh vượng”: Những khu vàng do chính quyền miền Nam kiểm soát (khoảng 32% dân số); những khu đỏ do Việt Cộng kiểm soát (43%) và những vùng xung xanh không có chính quyền mà cũng chẳng có Việt Cộng. Mục tiêu thiết lập các cấp-của những vùng vàng-cả vào trong những vùng đỏ và dần dần giành lấy quyền kiểm soát của khu này. Chương trình phải mờ rộng trong một thời gian 18 tháng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #61 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 06:26:08 am »

        Đầu tiên, phải thiết lập một khu được bảo vệ, tập trung đầy đủ nhiều điều kiện cho cuộc sống. Thiết lập xong, phải tiễu trừ được những người cộng sản (vấn đề: ai là cộng sản, ai không phải) sau đó các biệt đội lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ được thành lập trong các ấp phải giúp đỡ một hội đồng được bầu ra kiểm soát dân chúng và tổ chức những đội tự vệ. Nhưng thường thường những dân quân tự vệ này để cho Việt Cộng vào ấp ban đêm và đi ra khỏi ấp vào buổi sáng sớm-cũng không phải không có khả năng một số thành viên của dân quân tự vệ lại thuộc về Việt Cộng. Đúng là một cơn ác mộng ngột ngạt đang diễn ra hầu hết các vùng lãnh thổ của miền Nam Việt Nam.

        Mặc dù hàng triệu đôla và những cố gắng khổng lồ giành cho các ấp chiến lược, nhưng dự án đã bị giết chết ngay từ lúc bắt đầu. Nhiều dân làng bị dồn vào những nơi thiếu tiện nghi tối thiểu vì tiền bạc đã vào trong túi các nhà thầu không chút ngại ngùng. Ngay cả khi họ không phải nguồn gốc cảm tình cộng sản, một thái độ đối xử như vậy chắc chắn không cải thiện được dư luận đối với chế độ Diệm. Dân làng phải có giấy căn cước, nhưng họ sẵn sàng đổ ra nhiều vại bia để đổi lấy giấy đó. Họ phải làm việc vất vả trong những điều kiện cực kỳ khó khăn, họ bị những người không quen biết đối xử thô bạo, tất cả những điều đó không ngăn cản họ bận rộn vì những dịch vụ bí mật hoặc vì Việt Cộng vốn đã xem các ấp chiến lược là mục tiêu lựa chọn. Năm 1962, hơn 2.000 ấp bị tấn công nhiều hơn một lần (có một ấp bị tấn công 36 lần!). Ở một tỉnh, trong tổng số 117 ấp thì có 110 ấp bị tấn công. Riêng ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Cộng đã phá hủy hơn 500 ấp chiến lược.

        Về phương diện chính quyền thì cái được của chương trình ấp chiến lược là gom dân làng lại để chặt chân mạng lưới gián điệp, đưa tin và trộm cắp mà Việt Cộng kiên nhẫn cài vào theo thời gian. Trong các thành phố điều kiện cuộc sống còn tương đối dễ chịu, nhưng ở nông thôn, những đảo lộn ấy chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng đói nghèo và oán hận. Phản ứng lại đồng thời để tăng cường thêm quyền lực, Diệm quyết định loại bỏ hết tổ chức truyền thống của các hội đồng làng xã và đưa vào những đại biểu là người của Diệm vào thay thế họ. Một hệ thống hành chính hoàn toàn hiệu quả từ đời này sang đời khác đã bị loại bỏ trong phút chốc. Tất nhiên Việt Cộng sẽ sẵn sàng lấp lỗ hổng ấy.

        Từ mùa hè năm 1963, miền Nam Việt Nam xảy ra nhiều vụ lộn xộn và nhiều nhóm khởi nghĩa bắt nguồn từ chế độ bất công của Diệm. Cuối cùng, ung nhọt cũng vỡ tung, ngày 1 tháng 11 Ngô Đình Diệm và em bị giết do một âm mưu đảo chính quân sự do Mỹ tổ chức hy vọng thay thế Diệm bằng một người lãnh đạo có khả năng hơn nhưng không hiểu biết nhiều về nhân cách của ông ta (cần biết chắc rằng CIA và các nhà chứ trách chính trị Mỹ đã bí mật ủng hộ những người lãnh đạo chính đã tính đến việc Diệm nhất định sẽ bị đánh đổ và không từ một phương pháp nào để giúp họ giết chết Diệm, một cái chết làm đau lòng tổng thống Kennedy). Nhưng ông Diệm chết không cải thiện được tình thế: trong 12 năm, lần lượt những nhà lãnh đạo quân sự và dân sự bất tài và hiếu chiến lãnh đạo miền Nam Việt Nam, nhiều lần đảo chính kế tiếp nhau thường do quân đội tổ chức, đánh đổ các chính phủ ngắn ngủi của Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh, Nguyễn Xuân Oanh, Trần Văn Hương, Phan Khắc Sửu, Phan Huy Quát, Lâm Phan Phát, Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Văn Thiệu.

        Năm 1964, người kế tiếp ông Diệm quyết định rằng chương trình ấp chiến lược không thể thực hiện được. Tiền của Mỹ đã tiêu pha hoang phí (về dự án này và những dự án khác như sau: sau chiến tranh, người ta thừa nhận rằng 60% tiền viện trợ Mỹ cho miền Nam Việt Nam không được sử dụng vào mục đích ban đầu hoặc vào túi bọn trung gian).

        Ngày 23 tháng 11 năm 1963, chỉ 3 tuần lễ sau khi ông Diệm chết thì tổng thống Kennedy bị giết chết.

        Nhưng chính sách của Mỹ đối với Nam Việt Nam vẫn không thay đổi. Phó tổng thống Lyndon Baines Johnson kế tục Kennedy, không kém gì người tiền nhiệm vẫn xác định phải ngăn chặn lan tràn chủ nghĩa cộng sản, vì cũng như bao nhiều người Mỹ khác, ông ta có một nỗi lo sợ vừa thực tế vừa phi lý. Cho đến lúc này, chính phủ vẫn kiên nhẫn và hy vọng tình thế sẽ được cải thiện. Bây giờ Johnson cầm lái chắc sẽ có thay đổi. Theo bài viết tiểu sử Doris Kearns, ông là con người “hung hăng và dung tục, xuất sắc và nhạy cảm, độ lượng và ý tưởng nhưng bè phái hay trả thù, toàn bộ tính cách ấy cùng một lúc”. Theo bà, ông ta cho rằng người Việt Nam cũng như một loại người hóa kiếp của người Đức trong hai cuộc chiến tranh thế giới; họ đã thất bại trước sức mạnh của Mỹ, “bây giờ, ông sẽ tránh một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba”. Ông muốn lãnh đạo đất nước một cách tích cực và hiệu quả, ông muốn để lại dấu ấn trong các sự kiện; ông muốn chặn đứng sự đe dọa của cộng sản đang không ngừng phát triển ở bên kia đại dương. Dù sao ban đầu, đa số nhiều dân Mỹ theo dõi ông.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #62 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 06:29:32 am »

        Cuối năm 1963 Việt Cộng đã tập trung các tiểu đoàn thành trung đoàn và bắt đầu thành lập các sư đoàn. Để ủng hộ Việt Cộng, theo lệnh ông Giáp, các đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam từ đầu năm 1964 bắt đầu thâm nhập vào các cao nguyên miền Trung và tiêu chuẩn hóa vũ khí của họ cho tương hợp với quân giải phóng. Từ nay, phải có mặt ở miền Nam Việt Nam hai tổ chức quân sự cộng sản: quân VC (quân giải phóng) và những đơn vị chủ lực Quân đội nhân dân Việt Nam do ông Giáp đưa vào để ủng hộ quân giải phóng và đôi khi để trực tiếp tham gia các kế hoạch tác chiến.

        Tổng thống Johnson phản ứng với sự xâm nhập này và tuyên bố rằng Hoa Kỳ “vẫn tiếp tục can thiệp mạnh mẽ vào việc duy trì một miền Nam Việt Nam độc lập”. Đây là bắt đầu của một cuộc leo thang không lay chuyển được; một số lượng tàu thủy, máy bay, vũ khí và vật chất kỹ thuật các loại cùng với người và đôla không ngừng được tăng cường vượt qua Thái Bình Dương. Song song với quân Mỹ, quân Việt Cộng cũng không ngừng tăng cường lực lượng của họ.

        Một sai lầm cực kỳ tai hại của Mỹ là tưởng rằng quân Việt Nam do quân Trung Quốc điều khiển, điều đó chắc chắn không xảy ra, một sự nghiên cứu rất sơ lược về lịch sử cũng đủ chứng minh. Khái niệm này xuất phát từ cơ sở lý thuyết domini vẫn còn tồn tại năm 1964. Vào năm ấy, Adlai Stevenson đã công bố trong một cuộc họp báo: “quan tâm đến số mệnh của Việt Nam, Hoa Kỳ ngăn chặn một cuộc xâm lược của Trung Quốc ở châu Á”. Nhà bình luận báo New York Times viết: “… một trăm mười lăm triệu người sẽ ngã xuống dưới tay cộng sản, nếu Campuchia, Thái Lan và Miến Điện, có thể cả Malasia ngã xuống”. Thật phi lý khi tưởng tượng rằng người Việt Nam chết đến hàng ngàn người chỉ để dâng đất nước họ cho người Trung Quốc (lúc chiến sự ác liệt xảy ra ở miền Nam, thương vong hàng tháng của người Việt Nam có đến hai nghìn người, hai mươi lần lớn hơn con số thương vong của người nước ngoài).

        Tháng 3 năm 1964, tổng thống Johnson quyết định gây “một áp lực quân sự leo thang và trực tiếp vào miền Bắc Việt Nam”. Tháng 8 năm ấy, “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” khiến Hoa Kỳ thực hiện “một và chỉ một” cuộc đột kích bằng máy bay ném bom vào miền Bắc Việt Nam để trả đũa. Vụ rắc rối ấy, bản thân nó chẳng quan trọng lắm, nhưng đánh dấu một bước ngoặt có tính chất quyết định vừa tầm cỡ quốc gia, vừa tầm cỡ quốc tế, đã tạo nên một ví dụ cổ điển về những phản ứng vừa vội vàng vừa cực đoan của Mỹ.

        Ngày 3 tháng 8 năm 1964, một tàu khu trực Mỹ, tau Maddox, tuần tiễu trong vùng biển quốc tế của Vịnh Bắc Bộ chuyển trạng thái báo động vì bị tàu tuần tiễu Việt Nam tấn công bằng ngư lôi. Đêm hôm sau, các đài phát thanh tàu Maddox đưa tin như thể một cuộc tấn công mới sắp xảy ra đến nơi (sau này người ta hiểu rằng sự thật có một lệnh báo trước cho tàu Việt Nam sẵn sàng bảo vệ chống tàu Mỹ đang có mặt trong vùng). Một tàu sân bay ở gần cho máy bay cất cánh, các phi công bay lượn 40 phút không phát hiện được đối phương vì mưa bão mây mù dày đặc. Trên tàu Maddox và chiếc tàu sóng đôi đi theo Turner Joy các máy định vị bằng sóng âm hoạt động thất thường phát hiện hình như có 21 quả ngư lôi đang rẽ sóng. Suốt bốn tiếng đồng hồ, các tàu bắn trong đêm, tuy không một thành viên kíp trực trông thấy hoặc nghe thấy đối phương, sau đó ngay lập tức, hai vị chỉ huy khẳng định đã có 2 tàu tuần tiễu đối phương, có thể ba-nhưng ngày hôm sau, nhận thấy nhiều nghi ngờ, trưởng tàu Maddox báo tin chẳng có “một sự dò tìm nào hiệu quả” và những tín hiệu mà các bộ phận định vị nhận được là vì “hiện tượng thời tiết quá tồi tệ”. Ông ta còn thêm: đây là một sai lầm của những hiệu thính viên trẻ tuổi muốn “quá tốt”.

        Khốn nỗi, sáng ngày 4 tháng 8, tổng thống Johnson đang ở cương vị tổng thống muốn tỏ ra là một con người quyết đoán-căn cứ vào những tin tức đầu tiên nhận được, không biết được những nghi ngờ đang diễn ra tại chỗ, tuyên bố trước Quốc hội Mỹ rằng những tàu khu trục rõ ràng đã tổ chức tấn công không còn nghi ngờ gì nữa, và lần này ông ra lệnh trả đũa miền Bắc Việt Nam. Việc xảy ra trên một phạm vi không kiểm soát được. Chỉ có tổng thống mới có thể phản đối, nhưng ông không làm gì cả. Trong khi trưởng tàu Maddox vì sức ép của cấp trên, định vô vọng tìm kiếm một dấu hiệu nào đó chứng tỏ súng đạn trên tàu đã bắn vào mục tiêu có thật, thì tổng thống Johnson tuyên bố trên đài truyền hình với nhân dân có phản ứng cụ thể. Chẳng có đợi lâu. Ngày 5 tháng 8 năm 1964, Hoa Kỳ đi vào cuộc chiến tranh không tuyến bố (và họ càng dấn sâu vào sau đó). Từ 11 giờ sáng, 64 chuyến bay xuất kích: cảng và kho dầu của thành phố Vinh, thành phố ở phía Bắc vĩ tuyến 17 bị trúng bom. Theo tin tức của Lầu Năm Góc, 10% dự trữ chất đốt của Bắc Việt Nam bị phá hoại trong 10 phút.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #63 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 09:05:35 am »

        Hai ngày sau, tổng thống Johnson điều trần trước Quốc hội về giải pháp sự kiện Vịnh Bắc Bộ cho phép “sử dụng tất cả các biện pháp cần thiết” để đẩy lùi những trận tấn công vào quân lực của Hoa Kỳ, ”ngăn chặn những trận tấn công sắp tới” và xác định thời gian “lập lại hòa bình và an ninh trong khu vực”. Cách dùng từ không chính xác để bình luận của ông đã cho phép ông cũng như người kế nhiệm Richard Nixon tiếp tục chiến sự cho đến năm 1970 khi thượng viện loại bỏ những giải pháp ấy (nghĩa là quân Mỹ rút khỏi Việt Nam như đã được thông báo).

        Năm 1964 tổng thống Johnson đã tránh tuyên bố chiến tranh, có rất nhiều lý do: dưới con mắt dư luận thế giới, thật kỳ cục khi một nước mạnh nhất thế giới tuyên bố chiến tranh với một nước nhỏ không phát triển như Việt Nam; điều đó có thể kéo Trung Quốc vào cuộc chiến; điều xoay hướng chú ý cũng như nguồn lợi về dự án xã hội vĩ đại của ông ta. Nhưng không tuyên bố chiến tranh có một điều bất lợi lớn: như thế có nghĩa là nhân dân Mỹ không tham gia vào cuộc chiến tranh này; và trong trường hợp như vậy điều động quân đội là khó khăn và nguy hiểm, mà việc điều quân thì ngày càng xuất hiện rõ ràng. Năm 1964, có thể đã tuyên bố chiến tranh. Sau 1965 khi những kháng nghị bắt đầu, điều đó không còn nữa, Johnson và người kế vị đã điều hành cuộc chiến tranh hoàn toàn dựa trên quyền lực của người chỉ huy tối cao các lực lượng quân sự Hoa Kỳ.

        Vậy nước Mỹ tiến hành một cuộc chiến tranh không tuyên bố. Ngoài ra, trái với trường hợp chiến tranh Triều Tiên, Mỹ tiến hành chiến tranh không được sự ủy nhiệm của Liên hiệp quốc. Cảm thấy cô độc, và muốn chứng tỏ họ không phải chỉ chiến đấu để bảo vệ lợi ích riêng của họ. Hoa Kỳ đưa ra MFI (thêm cờ) để lôi kéo các chính phủ khác tham gia vào việc giữ gìn độc lập cho miền Nam Việt Nam. Lúc ban đầu, lực lượng liên minh có 7.500 binh sĩ nhưng con số này tăng nhanh.

        Từ 1965 đến 1970 Hoa Kỳ đã đổ vào Nam Triều Tiên gần 1 tỷ đôla để nuôi 22 tiểu đoàn lính Mỹ đưa vào đó; đội quân Nam Triều Tiên cuối cùng lên đến 50.000 người. Lo sợ Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng xuống phía Nam ủng hộ Indonesia trong cuộc chiến tranh với Malaysia, năm 1966 Australia gửi sang một tiểu đoàn bộ binh và sau đó thêm hai tiểu đoàn kèm theo pháo binh và các đơn vị hậu cần công binh, thêm một phân đội không quân; đến lúc cao điểm, quân số của Australia lên đến hơn 8.000 người. Về phần mình Nouvelle Zélande gửi đến một đơn vị pháo binh và hai đại đội bộ binh (tất cả hơn 1.000 người) và Philippin cung cấp một “toán hoạt động xã hội” bao gồm những lực lượng an ninh được trang bị vũ khí. Các nước khác tham gia vào lĩnh vực xã hội. Tất cả 34 nước cung cấp viện trợ và vật chất (lương thực thực phẩm, thuốc men, vật chất huấn luyện) cùng với chuyên gia huấn luyện viên. Khoảng 600 người đến kết hợp với 500 huấn luyện viên và bác sĩ Pháp ở lại tại chỗ để giúp đỡ miền Nam Việt Nam sau khi quân Pháp ra đi. Nhiều nước khác hứa gửi viện trợ đến nhưng họ không làm gì hết.

        Còn các lực lượng lớn mạnh của châu Âu từ chối bị lôi cuốn vào một cuộc chiến tranh ở châu Á.

        Tháng Giêng năm 1965, sư đoàn 9 của Quân giải phóng miền Nam (FAPL tên của Việt Cộng) gồm 3 trung đoàn được trung đoàn 101 của Quân đội nhân dân Việt Nam yểm hộ tiêu diệt 2 trung đoàn Việt Nam Cộng hòa ở Bình Giã. Đây là lần đầu tiên VC tấn công trực tiếp một tổ chức quân sự quan trọng của miền Nam Việt Nam. Một tháng sau, ngày 7 tháng 2 năm 1965, sau cuộc tấn công lớn của Việt Cộng vào căn cứ không quân Mỹ ở Pleiku, tổng thống Johnson hạ lệnh tấn công bằng máy bay lấy tên là Flaming Dart. Vài ngày sau, Johnson được tin 4 sư đoàn chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam của ông Giáp đã vượt qua đường giới tuyến vào miền Nam. Ngày 13, ông cho phép thực hiện “một chương trình các cuộc tấn công hạn chế của không quân vào những mục tiêu đã được chọn ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Mục đích của kế hoạch này là chặn đứng sự xâm nhập của quân đội ông Giáp vào miền Nam Việt Nam.

        Các người chỉ huy không lực Hoa Kỳ được tăng cường tổ chức tấn công, nhưng các cố vấn dân sự của tổng thống tin rằng một hành động như vậy có thể bị Trung Quốc và Liên Xô coi như một sự đe dọa trực tiếp và tác động đến một phần của một trong hai nước ấy hoặc cả hai, mọt sự trả đũa sẽ dẫn đến chiến tranh thế giới thứ ba. Johnson cũng muốn tránh dư luận thế giới đánh giá Hoa Kỳ như một “con voi mạnh” đè bẹp một con châu chấu nhỏ. Vì những lý do ấy, ông đồng ý với kế hoạch Rolling Thunder ở mức độ chỉ gây áp lực thường xuyên khiến cho Cụ Hồ Chí Minh thôi không còn ý định lật đổ chế độ miền Nam. Lại một hy vọng nữa không thể thực hiện được.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #64 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 05:47:26 pm »

        Còn về chiến tranh thế giới có thể xảy ra, nếu Liên Xô hoặc Trung Quốc muốn kiếm cớ để tấn công Hoa Kỳ, họ dễ dàng tìm ra hoặc tạo ra một lý do. Thực tế, những người Liên Xô rất thích thú nhìn thấy người Mỹ tiêu hao lực lượng trong cuộc phiêu lưu xa xôi này; còn chính họ đang lo tăng cường lực lượng hải quân và kho tên lửa chiến lược; về phương diện quân sự do không thể tấn công Hoa Kỳ. Về phần mình, người Trung Quốc cũng không thiên về trực tiếp tham dự, vì Mao Trạch Đông đã sẵn sàng phát động “cách mạng văn hóa”. Vả lại Mao sợ rằng ông ta bị coi là một liên minh chặt chẽ với Nga đối với phương Tây và sẵn sàng làm xấu đi mối quan hệ Trung Quốc-Liên Xô vì những cải cách dị giáo của chủ nghĩa cộng sản. Nhìn về quá khứ, tất nhiên những sự kiện ở Việt Nam không phải là mối quan tâm hàng đầu của họ.

        Trong giai đoạn của kế hoạch Rolling Thunder, một số điều hạn chế đã được thực hiện. Đầu tiên, chỉ những mục tiêu ở phía Nam Vĩ tuyến 19 (đúng phía Bắc Vinh) là được phép đánh phá, theo quyết định của bộ tư lệnh liên quân chủng, hoặc theo quyết định của các thành viên phủ tổng thống hoặc bản thân tổng thống, (thực tế, ông quyết định phần lớn các mục tiêu thông thường một tuần một lần, ngày thứ năm, trong bữa ăn sáng ở Nhà Trắng, nơi mà tiếng bát đũa và tiếng thì thầm thỉnh thoảng điểm thêm tiếng máy xay tiêu chạy pin). Thứ hai nữa, ngay cả khi các mục tiêu đã được quyết định cũng không được đánh phá trước khi tư lệnh liên quân chủng phát tín hiệu xanh. Cái thủ tục dài dòng và cần mẫn này bắt buộc các nhà chức trách đang bận rộn nhất của đất nước cũng phải giành thời gian quí báu vào những chi tiết phi lý, thiệt cho những vấn đề quan trọng khác.

        Ngày 2 tháng 3, những phi vụ đầu tiên bắt đầu. Ngày 8, các thủy thủ đổ bộ lên bãi biển vùng Đà Nẵng. Ban Đầu, người ta cho rằng đây là một lực lượng tượng trưng để bảo vệ căn cứ không quân thiết lập ở đó, nhưng kế hoạch hành quân nhanh chóng có tầm cỡ một cuộc xâm lược thực sự. Sau đó Lầu Năm Góc thành lập 4 khu vực của một lữ đoàn do 82.000 lính Mỹ phòng ngự lọt vào giữa. Ngoài thành phố Đà Nẵng là thành phố thứ hai, nhiều căn cứ bộ binh quan trọng được xây dựng ở Chu Lai Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Biên Hòa và Vũng Tàu. Lực lượng hải quân Mỹ cũng thiết lập một căn cứ hải quân lớn trên cát xanh của vịnh Cam Ranh. Các kế hoạch tăng cường can thiệp của Mỹ được kèm theo sự bảo vệ của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Robert Mc Namara trước tổng thống Johnson. Theo đó 600 nghìn người sẽ cần thiết để bảo vệ miền Nam Việt Nam chống miền Bắc, với dịp may thắng lợi không quá 50%.

        Vì tính chất riêng biệt của cuộc chiến tranh Việt Nam, quyết định gọi một số lượng lớn lính vào lực lượng quân sự đặc biệt: “mũ nồi xanh”. Vào miền Nam, số lớn những con người này được đưa vào rừng núi để thiết lập những rào chắn trên đường biên giới với Lào và Campuchia ngăn chặn sự xâm nhập của đối phương. Vì mục đích này, họ phải chấp nhận chung sống với người dân tọc miền núi-mà phần lớn họ chống lại người dân ở đồng bằng nói chung và Việt Cộng nói riêng và sống với một thiểu số quan trọng người Campuchia ở phía Tây Nam Việt Nam huấn luyện họ. (Cũng như lính OSS, lính mũ nồi xanh được thành lập theo mẫu lực lượng đặc biệt trong chiến tranh thế giới thứ hai như lính Marandens de Merrill của Chinditr và Special Air Service Anh).

        Ngày 17 tháng 4 năm 1965, tướng Maxwell D.Taylor, cựu tham mưu trưởng  lực lượng quân sự mặt đất, sau đó chỉ huy trưởng Joint Chiefs of Staff, trở thành cố vấn của tổng thống Kennedy về những vấn đề an ninh và cuối cùng được cử giữ chức đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn đã gửi cho Bộ quốc gia ở Washington một yêu cầu: “Khẩn cấp làm sáng rõ mục đích và mục tiêu” của chúng tôi ở Việt Nam. Ông ta không được đáp ứng, nhưng từ ngày đó, tổng thống đã quyết định những mục tiêu ở phía Bắc vĩ tuyến 19 đều có thể đánh phá từ một vùng bán kính chung quanh Hà Nội 30 hải lý và 10 hải lý xung quanh Hải Phòng, gọi là “vùng cấm”. Và cả những cảng Bắc Việt Nam cũng không được thả mìn.

        Quyết định thành lập những vùng này thật ngạc nhiên: người Việt Nam có thể tập trung cao mật độ quân sự về người cũng như vật chất kỹ thuật ở đó và rõ ràng quyết định không thả mìn ở càng cho phép đưa 67% viện trợ vật chất từ các nước xã hội chủ nghĩa vào miền Nam Việt Nam theo đường thủy.

        Tháng 3 năm 1965, ông Giáp bắt đầu đặt các trận địa tên lửa đất đối không ở miền Bắc. Phản ứng trước hành động này và trước sự tăng cường lực lượng của Quân đội nhân dân Việt Nam, đội ngũ lính Mỹ được tăng thêm; tháng 9 năm 1965, hơn 100.000 lính Mỹ đã có mặt ở miền Nam Việt Nam. Cũng tháng ấy, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng nước ông không can thiệp trực tiếp vào Việt Nam. Lưỡi gươm Damochis không còn nữa. Tổng thống Johnson cảm thấy rảnh tay để theo đuổi một cuộc chiến đã ám ảnh ông lâu nay mà tiền của chi tiêu và phạm vi mở rộng thì quốc hội và nhân dân Mỹ vẫn chưa hay biết gì-những chi tiêu quân sự đã đến mức ông thấy cần phải giảm bớt chương trình xã hội của ông Johnson đang đứng trước trường hợp phải chọn giữa hai con đường nguy hiểm: từ khi trúng cử tổng thống, ông mơ ước trở thành người cải cách xã hội vĩ đại nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Ông ham muốn bảo đảm một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người nghèo, người da đen và những người thất học khác. Và bây giờ phần lớn thời gian của ông và nguồn lực của đất nước đang giành cho vấn đề không lời giải đáp: một cuộc chiến tranh không thể kết thúc thắng lợi dù đã tốn nhiều tiền của và công sức con người.

        Cuối năm 1965, khoảng 64.000 binh sĩ quân đội nhân dân của ông Giáp đã xâm nhập vào miền Nam.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #65 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 05:51:57 pm »

       
Chương 14

Cuộc chiến tranh của Hà Nội


        Người phương Tây không thể hiểu được sức mạnh biểu thị ý chí kháng chiến và tiếp tục kháng chiến của nhân dân. Cuộc đấu tranh của nhân dân vượt quá sức tưởng tượng. Ngay cả bản thân chúng tôi cũng phải kinh ngạc.
       
Phạm Văn Đồng       

        Trong năm 1964, hơn một triệu dân công đã được điều động để làm việc trên các con đường, xây dựng các con đường khác hoặc trong các bệnh viện. Từ giữa năm, Liên Xô đã cung cấp đầy đủ phương tiện vật chất kỹ thuật để cho ông Giáp thành lập một sư đoàn mới. Ông không bao giờ phải giải quyết vấn đề quân số, và quân đội nhân dân không ngừng được tăng cường.

        Tháng 4 năm 1965, Võ Nguyên Giáp và Lê Duẩn đến Matxcơva để ký kết một thoả ước mới, trong đó Matxcơva phải tăng thêm viện trợ quân sự. (Vài tháng sau, đến tháng 12 Liên Xô đã quyết định tăng thêm viện trợ). Trong thời gian này, Cụ Hồ Chí Minh động viên lực lượng thanh niên của đất nước.

        Tháng 4, Cụ Hồ ra sắc lệnh động viên thanh niên phục vụ chiến tranh vào những nhiệm vụ dân sự cũng như quân sự. Trong năm 1965, gần 30.000 tân binh trong đó 70% từ 18 đến 25 tuổi, đã nhập ngũ (riêng tháng 5 đã có 160.000). Đồng thời, nhiều chiến sĩ đã xuất ngũ được gọi tái ngũ trở thành những cựu binh có kinh nghiệm. Các sư đoàn 308, 304, 320 và 325 đều được quá trình thành lập trở lại. Cuối năm, hai triệu dân công khác được điều động phục vụ. Sinh viên các trường đại học ở Hà Nội được gửi sang Liên Xô để hoàn thành chương trình học tập và nâng cao trình độ khoa học đất nước. Với ba trung đoàn không còn là một nửa lực lượng không quân không phải chỉ là 2% quân số như trước mà đã đạt tới 16%. Một bộ giao thông vận tải mới được thành lập để bảo đảm việc vận chuyển không ngừng vật chất kỹ thuật vào miền Nam, phần lớn được chuyển theo đường bộ cả đường biển và đường sông.

        Đã có thời gian, cán bộ và chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam được đi huấn luyện ở Liên Xô. Họ thường hành quân theo đường sắt, quá cảnh qua Trung Quốc, và học tập lái máy bay, đánh máy bay địch trên không và xuất phát từ dưới mặt đất. Dọc đường hành quân, họ thường gặp cố vấn Liên Xô sang Việt Nam.

        Việc chuyên trở vũ khí và đạn dược trở nên không chắc chắn từ tháng 8 năm 1964 khi vì khác biệt ý tưởng, người Trung Quốc cấm người Liên Xô quá cảnh qua Trung Quốc bằng đường bộ sang Việt Nam. Vladivstok đến Hải Phòng, cũng đủ tăng cường cho Việt Nam không lo Trung Quốc cản trở.

        Đã nhiều năm, Liên Xô chơi trò chiến tranh lạnh và thách thức Hoa Kỳ qua các nước trung gian. Họ giúp Việt Nam để nguồn lực Mỹ bị tiêu hao dần dần ở châu Á, và nhất là để đánh lạc hướng sự chú ý của châu Âu nơi đang diễn ra những kế hoạch tác chiến chính. Với ý định giành chiến thắng ở Việt Nam, quân Mỹ rút khỏi lực lượng tác chiến và chỉ huy liên quân NATO của châu Âu. Người Trung Quốc cùng có lợi khi người Mỹ bận việc khai thác trong khi học hiện đại hoá công nghiệp và phát triển kho vũ khí hạt nhân. Phần lớn người Việt Nam không quan tâm đến chuyện của các nước anh em. Chỉ có những kẻ vô sĩ mới để cho Liên Xô chiến đấu đến giọt máu cuối cùng ở đất nước của người Việt Nam.

        Ngày 27 tháng 12 năm 1965 trong một cuộc hội nghị Đảng ở Hà Nội Cụ Hồ Chí Minh chuyển qua tình hình phát triển của chiến tranh và công bố một chiến lược mới dựa trên những điều tối thiểu sau đây:

        1.Chính phủ và quân đôi phải đảm bảo bảo vệ miền Bắc đồng thời ủng hộ những kế hoạch quân sự ở miền Nam.

        2.Ở miền Nam, chiến tranh du kích phải được ưu tiên hơn chiến tranh thông thường của các đơn vị trọng yếu.

        3.Nhân vật lực đạt được phải giành cho việc giáo dục chính trị rộng rãi trong nhân dân miền Bắc cũng như miền Nam để đạt được thắng lợi cuối cùng.

        Cụ Hồ Chí Minh đã tuyên bố với những đảng viên trung thành: “Quân Mỹ có thể tăng thêm, tăng thêm nữa và tăng thêm mãi số binh lính Mỹ, có thể 300.000, 400.000, 500.000 lính Mỹ vào miền Nam, nhưng chúng ta sẽ thắng, đó là điều chắc chắn. Chúng ta, Đảng và toàn thể nhân dân miền Bắc và miền Nam phải đấu tranh cho độc lập, cho tự do và thống nhất của đất nước.

        Một năm sau, cuối 1966, 430.000 lính Mỹ đã chiến đấu ở miền Nam Việt Nam. Tư lệnh trưởng của họ có thể tuyên bố họ có thể giết chiến sĩ Việt Nam nhanh như ông Giáp tuyển mộ chiến sĩ, nhưng vấn đề không phải ở đó: miền Bắc đã quyết định và có thể giữ quân số của các đơn vị trong thời gian bao nhiêu lâu cũng được, trong khi Hoa Kỳ không thể can dự vào cuộc chiến tranh kéo dài vô hạn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #66 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 05:55:14 pm »

        Ngày 17 tháng 7 năm 1966, Cụ Hồ Chí Minh nhắc lại một lần nữa, yếu tố thời gian không quan trọng. Cụ giải thích tiếp trong một cuộc hội nghị khác của Đảng: “Chiến tranh có thể kéo dài năm hay mười năm, Hà Nội và Hải Phòng có thể bị đánh phá, nhưng nhân dân không bao giờ sợ Mỹ, không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, chúng ta sẽ xây dựng một đất nước Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Muốn động viên nhân dân cố gắng gấp đôi, các nhà chức trách khuyến khích các tỉnh và các thành phố thi đua gửi nhiều quân ra mặt trận.

        Bị dày vò vì oán hận và mất hết lòng tin, bị tàn phá vì bom đạn, miền Nam Việt Nam đầy rẫy những vụ lộn xộn về vật chất và tinh thần rối rắm vì mánh khoé và hận thù. Phong trào cách mạng trong lòng miền Nam được miền Bắc trang bị vũ khí và cung cấp lương thực đang dẫn miền Nam đến tình thế khốn quẫn, đồng thời hoạt động hiệp đồng với lực lượng từ miền Bắc vào theo kế hoạch do ông Giáp và Bộ Tổng tham mưu vạch ra trong hầm ngầm trên đường Hùng Vương, Hà Nội.

        Người Mỹ ở miền Nam phải đối mặt với một vấn đề chính là cái cơ sở hạ tầng cộng sản ẩn giấu cẩn thận, thường không nhìn thấy, tổ chức khéo léo và hiệu quả, hoàn toàn sáp nhập vào cộng đồng và xâm nhập vào đến cấp cao nhất của chính quyền hợp pháp. Phần lớn các sĩ quan Mỹ và đồng minh đến chiến đấu ở Việt Nam không nhìn thấy và nghe thấy những điều người ta muốn cho họ biết, họ nghe: ở các thành phố, một sự ồn ào náo nhiệt bình thường, xe cộ ầm ĩ, hàng nghìn xe đạp lượn giữa ô tô, những người nông dân chân trần làm việc vất vả; những đứa trẻ con mắt to ngây ngô, xoong chảo trên ngọn lửa phân bò bốc khói mù mịt, những con trâu và túp lều tre. Nhưng những thứ họ nhìn thấy chỉ là cái bóng mà không phải thực thể.

        Nghiên cứu những tập sách nhỏ viết về những bài học của chiến tranh Đông Dương, những cán bộ miền Nam-khoảng 320.000 đàn ông và đàn bà độ 2% dân số-được học tập rằng việc giành lấy đất nước phải thực hiện dần dần theo những điều sau đây:

        -Tuyên truyền và tuyên truyền nữa: tuyển lựa, hành động.

        -Thành lập chính quyền cách mạng khắp nơi nào có khả năng.

        -Tổ chức những trận đánh nhỏ tại chỗ trong khắp đất nước.

        -Mở rộng tác chiến đến vùng đô thị để:

        Tạo điều kiện thuận lợi cho tổng khởi nghĩa quét sạch quân ngụy.

        Vùng đất nơi họ làm việc là một vùng dân cư khoảng 16 triệu người gồm nhiều thiểu số quan trọng: một triệu người Trung Quốc phần lớn ở Chợ Lớn; ít năng động, thường họ không biết hoặc từ chối mọi hoạt động chính trị.

        (Với hơn hai triệu dân dồn vào khu vực vài kilômét vuông, Sài Gòn là nơi mật độ dân cư đông đúc nhất hành tinh. Chợ Lớn dần Singapo thành phố có nhiều người Trung Quốc sinh sống ngoài đất nước Trung Quốc nhất, tất cả các nhãn hiệu và quảng cáo đều dùng 2 thứ tiếng). Ở phía Tây Bắc của đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 350.000 người gốc Campuchia sinh sống. Cuối cùng ở trên các cao nguyên có hơn một nửa triệu người dân tộc miền núi sinh sống.

        Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (FNL) tổ chức bí mật năm 1960 về lý thuyết là một tập hợp những tổ chức chống Diệm-tổ chức thanh niên, công đoàn của công nhân, hội nông dân, tổ chức tôn giáo chống chế độ như Cao Đài, Hòa Hảo-nhưng thực quyền ở trong tay Đảng nhân dân cách mạng (PRP) do ông Nguyễn Văn Linh lãnh đạo. Hơn một năm sau ngày 1 tháng giêng năm 1962, Hà Nội công bố sự thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam và lực lượng quân sự. Quân giải phóng miền Nam Việt Nam-một ủy ban kiểm soát do Lê Đức Thọ lãnh đạo chịu trách nhiệm giúp đỡ và giữ vững liên lạc với Bộ chính trị ở miền Nam, Trần Nam Trung giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Lê Can Chan, Tổng tham mưu trưởng.

        Để dễ dàng kiểm soát đất nước, miền Nam được chia ra 5 khu liên tỉnh và khu Sài Gòn Chợ Lớn-dần dần Đảng nhân dân cách mạng tập hợp các lực lượng chống đối chính phủ không cộng sản và có mặt trong tất cả các lĩnh vực sinh hoạt xã hội.

        Tổ chức này đặt cơ sở trên vô số chi bộ gồm trên ba người đàn ông hoặc đàn bà, hoặc cả đàn ông lẫn đàn bà hoàn toàn tự nguyện tham gia chiến đấu: thể lực, trí lực, tinh thần và tâm lý. Các thành viên phụ trách rất nhiều nhiệm vụ, do đó có khi quên cả kết quả cảm giác thiếu an ninh và lo sợ làm cho họ phải cố gắng gấp đôi. Trái lại các bí thư được lựa chọn cẩn thận (trong số cán bộ trung thành) không phải đại diện cho các thành viên trước cấp trên mà ngược lại đại diện cho cấp trên trước các thành viên. (Thái độ của họ luôn tỏ ra gia trưởng trong khi Big Bigther ẩn trong bóng tối sẵn sàng dùng gậy) không phải chỉ có các chi bộ trong các làng xã, mà trong tất cả các cơ quan. Văn phòng, nhà máy, các cuộc họp. Các thành viên thường rất trẻ (độ 17 tuổi) giúp đỡ nhau thường xuyên khi đau ốm hoặc giữ vững tinh thần. Dần dần các thành viên được nhận vũ khí vận chuyển theo đường mòn Hồ Chí Minh nổi tiếng đưa vào.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #67 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 06:57:09 pm »

        Các chi bộ hợp lại thành ủy ban nhân dân giải phóng đại diện cho các tổ chức xã hội, các tộc người, tôn giáo và kinh tế, ở các cấp làng xã, huyện, tỉnh, khu và miền (toàn bộ miền Nam Việt Nam). Trong khung tổ chức các ủy ban có ba loại tổ chức quần chúng: nhân dân, dựa trên lợi ích riêng (hoạt động theo sở thích như âm nhạc, thơ ca, chọi gà đấu tranh...) và dân quân du kích. Tất cả đều có các chiến sĩ trung thành, sẵn sàng chiến đấu và thực hiện chiến tranh tâm lý.

        Những tổ chức gọi là quần chúng bao gồm một phần lớn dân cư có đại biểu ở tất cả các cấp từ làng đến miền. Các tổ chức thanh niên là đối tượng được đặc biệt chú ý được học tập dần dần và được lãnh đạo chặt chẽ, chuyên quyền. Ba loại tổ chức quan trọng khác là công nhân, phụ nữ, nông dân.

        Khi một vùng được giải phóng, tất cả các tổ chức quần chúng đều đặt dưới sự lãnh đạo của các ủy ban nhân dân giải phóng gồm có vài chục người không cộng sản do dân bầu ra, nhưng luôn được cán bộ Đảng kiểm tra chặt chẽ. Sự lãnh đạo của Đảng không chỉ giới hạn ở các vấn đề chính trị mà mở rộng trong toàn bộ cuộc sống hàng ngày trong lĩnh vực khác: ví dụ như thông tin văn hóa tỉnh Vĩnh Long bố trí một nhân viên in ấn, một nhân viên chụp ảnh và 3 biên tập viên (trong đó có một nhà thơ). Ngoài ra vài trợ lý đạo diễn, 11 diễn viên và 7 diễn viên múa, chưa tính hai dàn nhạc và 6 ca sĩ, chịu trách nhiệm thực hiện các chương trình biểu diễn phục vụ các chiến sĩ Việt Cộng đóng trong rừng. Ở tỉnh Bình Định, Đảng bảo đảm tài chính bằng các hoạt động thương mại; chăn nuôi, đánh cá, thợ rèn... Vừa đảm bảo cho lợi ích cá nhân vừa đảm bảo một số phần trăm lãi suất hoặc mua bán sản phẩm cho tài chính của tập thể. Muốn bảo đảm giúp đỡ cụ thể, Đảng phải bố trí ở tỉnh Gia Lai xe cộ, thợ máy, súc vật thồ, và cả một xưởng chế biến mì sợi.

        Xin kể một ví dụ thành công của cuộc xâm nhập và tổ chức: năm 1963 ở tỉnh Kiến Phong (?) trong một làng chưa đầy 2000 dân có đến 543 đảng viên trong đó có 56 cán bộ phong trào thanh niên; tất cả hơn một nửa số dân thuộc sự lãnh đạo của một chi bộ. Trừ các cụ già và con trẻ còn bú, tất cả đều tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động cách mạng. Gần như trong toàn miền Nam Việt Nam, nhân dân mang tin tức, giúp đỡ chế tạo và tiêu thụ rượu Cocktail Molotor và "những tấm ván đinh" (bàn chông), xây dựng hầm trú ẩn, kho cất giấu vũ khí, đào hệ thống địa đạo. Ông Giáp kể: "Một làng nhỏ nhất, một xã nhỏ nhất là một pháo đài; mỗi đường phố là một mặt trận. Hàng triệu người yêu nước của chúng tôi là bấy nhiêu triệu chiến sĩ dũng cảm".

        Để kiểm tra và phát động nhân dân, Đảng cách mạng của nhân dân đưa ra những giấy chứng minh thư và giấy thông hành; đồng thời bố trí mạng lưới thông tin viên với một hệ thống thông tin liên lạc có hiệu quả. Các hoạt động và tổ chức khác nhau cho phép Đảng nắm bắt được tin tức của bất kỳ sự kiện nhỏ nào. Theo sơ đồ tổ chức cổ điển này, mỗi khi một người đàn ông hoặc đàn bà được giao nhiệm vụ gì đó phục vụ cho Đảng, họ rất khó từ chối. Vì chịu áp lực của tập thể, của những tình cảm chống chính quyền miền Nam và chống Mỹ của đại đa số nhân dân, chỉ có khi họ ở ngoài vòng pháp luật mới có khả năng né tránh những áp lực ấy.

        Đứng đầu là Trung ương cục miền Nam (COSVN) có thời kỳ đặt gần biên giới Campuchia mà người ta gọi là tam giác sắt. Lúc khởi đầu các ủy viên gồm Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Hà Huy Giáp, Ung Văn Khiêm. Quân đội có 1 đại biểu tướng Nguyễn Đôn.

        Trong toàn bộ đất nước (miền Nam), tổ chức quân sự phụ thuộc chặt chẽ vào tổ chức dân sự này. Ban đầu ông Nguyễn Văn Linh đứng đầu. Đến năm 1964, vì chiến tranh mở rộng ông Nguyễn Chí Thanh thay thế và Nguyễn Văn Linh là nhân vật số 2. Dù sao, những nhà quân sự cũng không quyết định, họ chấp hành mệnh lệnh. Việc lãnh đạo của Đảng đối với quân đội là tuyệt đối và cơ bản. Một quyết định về quân sự được xác định qua các uỷ viên của Đảng, khi có bất đồng, Đảng là ý kiến quyết định cuối cùng khi cần thiết có thể xoay chuyển cả con đường truyền thống của quân đội.

        Bộ Chính trị và văn phòng Quân ủy Trung ương (nói cách khác, ông Giáp) ra chỉ thị cho Trung ương cục miền Nam để chuyển đến các ủy ban liên tỉnh, các uỷ ban này chuyển đến các tỉnh, tỉnh chuyển đến huyện. Cuối cùng được chuyển đến các chi bộ xã, khu phố và những người có trách nhiệm hoạt động du kích. Ở tất cả các cấp, trong tất cả các vùng miền, đều có những nghị quyết về những vấn đề quân sự, vấn đề tuyên truyền và tuyển mộ, vấn đề an ninh và những vấn đề kinh tế cũng như công tác địa phương.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #68 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 07:00:12 pm »

        Ông Giáp tóm tắt sự tiến triển của chiến tranh: vào năm 1960 đến năm 1965, chiến tranh ở miền Nam đã chuyển từ đấu tranh chính trị qua đấu tranh vũ trang, rồi từ khởi nghĩa vũ trang đến chiến tranh giải phóng-và cuối cùng đến kết hợp giữa khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh giải phóng, từ những hoạt động du kích đến những kế hoạch tác chiến chính quy, những trận đánh có chuẩn bị, rồi đến hỗn hợp chiến tranh, các đơn vị tự vệ chia thành 2 loại: lực lượng chủ lực và lực lượng địa phương đều tập trung trong quân đội giải phóng miền Nam đó là lực lượng cơ động, còn dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang của quần chúng, lực lượng tĩnh tại chỗ.

        "Chiến tranh nhân dân tiếp tục phát triển với việc thành lập những lực lượng chủ lực cơ động của quân đội giải phóng. Ở Bình Giã-Đồng Xoài và Ba Gia, các trận đánh đã tập trung lực lượng quan trọng đã có thể tiêu diệt gọn những đơn vị chủ lực quân địch, chiến tranh cách mạng đã đạt đến khả năng phòng ngự mới.

        Đó là cấu trúc của phong trào hoạt động cách mạng và trạng thái trí tuệ của nhân dân vào thời kỳ quân Mỹ ồ ạt vào miền Nam Việt Nam. Cấu trúc ấy không ngừng mở rộng trong khi đất nước chìm ngập trong tình trạng lộn xộn ấy, nhưng chính sự quản lý đất nước kém đã gây thêm rối rắm. Bộ máy chiến tranh Mỹ ngự trị trên tình trạng lộn xộn không tưởng tượng nổi ấy nhưng hoàn toàn cách biệt qua hệ thống hàng rào dây thép gai và thái độ thờ ơ của họ. Thỉnh thoảng hình như họ theo đuổi mục tiêu như hoạt động trong chỗ trống; họ chắc chiến thắng đã đến gần khi tính đến các lực lượng, các người tị nạn và dân cư ấp chiến lược, và khi họ tính toán giá trị của hàng tấn đạn dược, cũng như tổn tất người và của-cái giá quân sự của năm thứ nhất mà Mỹ hoàn toàn can dự lên đến 214 triệu đô la, cộng với một số tương đương để viện trợ kinh tế cho miền Nam (theo lý thuyết chỉ được sử dụng vào cải cách xã hội). Những chỉ tiêu lớn lao ấy, mỗi ngày hơn hẳn một triệu đô la không được Quốc hội bỏ phiếu tán thành. Nhưng đó mới chỉ là món tiêu nhỏ so với những chi tiêu những năm sau này.

        Ở Hà Nội, việc thống nhất đất nước được chuẩn bị từ năm 1955. Trước tiên được sự giúp đỡ của nước Pháp, vấn đề được giải quyết bằng một hành động ngoại giao.

        Không có gì đáng ngạc nhiên sau chấn thương của 8 năm chiến tranh và thất bại nhục nhã của quân đội, những người Pháp không quan tâm bao nhiêu đến việc thống nhất Việt Nam-lý thuyết domino không cho phép người Việt Nam tự quyết định vận mệnh của đất nước mình-Mặc dù sự thờ ơ của người Pháp và thái độ không ký hiệp định của người Mỹ, chuyện ngoại giao cũng chẳng đi đến đâu.

        Cái thế đôi ngã của nhân dân và tất nhiên của cả Hà Nội, tổ chức tác chiến du kích được miền Bắc ủng hộ vật chất và tinh thần, để đánh đổ chính quyền Ngô Đình Diệm và tạo nên những điều kiện cần thiết cho "đồng khởi" của lý luận cộng sản.

        Từ năm 1964, kế hoạch này hoàn toàn có hiệu lực: quân Việt Cộng đánh các tiểu đoàn đồn trú (không cơ động) của quân ngụy cộng hòa miền Nam tiêu diệt một số tiểu đoàn để có thể tiếp tục đánh các tiểu đoàn khác. Dù sao, những thắng lợi này đã buộc Hoa Kỳ phải tăng cường ủng hộ miền Nam để giữ lấy một quốc gia "dân chủ”. Trong những trường hợp này, phản ứng có khả năng nhất là đưa các đơn vị mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam vào Nam tham gia chiến đấu. Quyết định đã gây tranh cãi về phương án tốt nhất để điều hành cuộc chiến tranh.

        Nên chăng tấn công trực diện vào quân đội Mỹ, hoặc ưu tiên cho chiến thuật du kích? Ông Giáp muốn thực hiện giải pháp thứ hai: vừa tránh được tổn thất nặng nề, vừa tránh quân Mỹ đột nhập và đóng quân ở vùng mới giải phóng. Hơn nữa, như thế sẽ có thời gian huấn luyện những lực lượng quan trọng để đưa vào miền Nam. Điều đó có vẻ hợp lý, nhưng tướng Nguyễn Chí Thanh người đã vượt giới tuyến năm 1964 để nhận nhiệm vụ tổng chỉ huy ở miền Nam lại muốn quân giải phóng miền Nam được sự trợ lực của những đơn vị chủ lực Quân đội nhân dân Việt Nam phải tổ chức tấn công nếu không sẽ mất đà vươn lên.

        Ông Giáp xiêu lòng và đồng ý thực hiện chiến thuật ấy trong suốt chiến dịch mùa khô 1965-1966.

        Tháng 2 năm 1966, ông Thanh trở ra Hà Nội dự hội nghị và trình bày bản báo cáo của ông. Trong cuộc hội nghị này, Trung ương Đảng đồng ý một giải pháp lãnh đạo như sau:

        Tăng cường hoạt động của quân đội nhân dân và chiến tranh du kích ở miền Nam.

        Tấn công vào hệ thống chính quyền và đường giao thông của miền Nam.

        Tăng cường các lực lượng để buộc nhân dân miền Nam tham gia vào cuộc chiến tranh.

        Cuối cùng (thái độ chính trị) tăng cường đoàn kết giữa Đảng và quân đội.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #69 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 07:03:58 pm »

        Ông Giáp viết một bài phân tích về tình thế trong đó điều quan trọng là các đơn vị chủ lực về ý định-Theo ông quân giải phóng miền Nam phải ưu tiên cho việc tiêu hao lực lượng địch, tấn công các căn cứ và làm suy yếu quân cộng hòa miền Nam. Cách tốt nhất tăng thêm số lần và hiệu quả của những hoạt động du kích trước khi tấn công trực diện với lực lượng mạnh quân Mỹ liên minh với các quân đội FAPL và quân cộng hòa miền Nam, điều đó sẽ gây nên những tổn thất nặng nề cho cả hai phía-trong một bài viết tháng 10 năm 1966, ông nêu lên: "Việc sử dụng ở quy mô lớn tác chiến du kích buộc địch phải phân tán lực lượng”. Sự thật, những trận tấn công của du kích đã ngăn chặn Mỹ thiết lập những căn cứ mới, buộc lực lượng Mỹ phải giành nhiều thời gian cho nhiệm vụ an ninh hơn các hoạt động khác, cản trở chương trình bình định nông thôn, do đó phải bám đuổi theo họ. Ông Giáp đã có lý: tướng Westmoreland đã nói với tác giả: "quân Việt Cộng về mặt nào đó đã đặt ra một bài toán khó khăn hơn cả quân chủ lực miền Bắc, bởi vì khi đánh vào chỗ ở của quân Mỹ và quân chính phủ, họ sử dụng lực lượng ngày càng quan trọng buộc chúng tôi phải lâm vào thế phòng ngự”.

        Dưới con mắt ông Giáp, người Mỹ sử dụng có hệ thống một lực lượng mạnh để tác chiến là tự hủy hoại mình vì như vậy sẽ có nhiều thương vong dân sự và bị chỉ trích nhiều ở Hoa Kỳ cũng như ở nước ngoài khiến họ dù có yêu mến miền Nam cũng không muốn nói đến miền Nam Việt Nam. Hơn nữa, những hoạt động tác chiến quan trọng của họ không có độ mềm dẻo. Rất nên tấn công vào những trung tâm hậu cần và những căn cứ không quân, đó là những điểm yếu trong hệ thống bố trí của Mỹ (trong một cuộc trao đổi riêng, ông nói thêm Hoa Kỳ càng can thiệp vào miền Nam, càng làm cho chính phủ và quân đội cộng hòa miền Nam thêm mất phương hướng). Tầm nhìn của ông bao quát: những trận tấn công quy mô lớn đều nhằm vào những căn cứ lớn của quân Mỹ. Các căn cứ không quân Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất bị pháo cối tấn công; nhiều trận gây ấn tượng mạnh vào căn cứ khác đã làm Mỹ tiêu phí hàng triệu đô la.

        Ông Thanh chết ở tuổi 53 vì đau tim ở một bệnh viện Hà Nội, sau khi được chuyển theo đường mòn từ Nam ra Bắc. (Đã lâu người ta tưởng rằng ông Thanh chết ở miền Nam, vì bị máy bay Mỹ oanh tạc, nhưng có hai vị tướng có mặt ở Hà Nội lúc bấy giờ đã kể cho tác giả những sự thật về cái chết của ông Thanh).

        Ông Phạm Hùng thay thế ông Thanh làm Tư lệnh chính trị các lực lượng võ trang ở miền Nam Việt Nam, tướng Trần Văn Trà là Phó tư lệnh-Họ dùng vô tuyến điện để giữ liên lạc với Hà Nội, còn Nguyễn Thị Định lãnh đạo các hoạt động tác chiến tại chỗ. Bà Định sinh năm 1920 ở tỉnh Bến Tre. Bố bà là Phan Chu Trinh người đã tổ chức các cuộc biểu tình chống Pháp trong những năm trước chiến tranh.

        Tôi ghi ra đây vài dòng tóm tắt tiểu sử bà Nguyễn Thị Định: vào hàng ngũ cách mạng năm 1936, đưa tin tức giữa các khu, phục vụ canh gác cho các cuộc hội nghị. Cùng năm ấy, cưới một người chiến sĩ kháng chiến. Năm 1936, họ có một con trai. Năm 1940 bị bắt giam ở một nhà tù gần biên giới Campuchia "một địa điểm tồi tệ, nước độc, điều kiện sinh hoạt kinh khủng, tra tấn". Được tự do năm 1943, bà vào Việt Minh. Tham gia khởi nghĩa vũ trang ở tỉnh Kiến Hòa cho đến năm 1954 và ở lại đó trong thời gian đất nước bị chia cắt. Khi tổng thống Diệm để đất nước miền Nam phụ thuộc Hoa Kỳ, ông đã tiến hành một "năm đẫm máu” những ai có liên hệ với cách mạng đều bị bắt, giết, hoặc bị cảnh sát Nha tra tấn. Tham gia cuộc khởi nghĩa Bến Tre và những cuộc nổi dậy tiếp theo trong các tỉnh vùng đồng bằng, sự kiện mà Diệm gọi là "chiến tranh không tuyên bố". Bỏ quê nhà ra đi, bà đã qua nhiều năm ở rừng, ngày này qua ngày khác đi không nghỉ với một lon gạo và vài hớp nước mỗi ngày, ngủ võng hoặc ngủ ở nhà cơ sở. Năm 1961, bà được cử giữ chức tư lệnh quân khu các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, rồi đến năm 1965 phó tư lệnh các lực lượng vũ trang miền Nam Việt Nam, với cấp quân hàm thiếu tướng.

        Cho đến lúc bấy giờ chưa có một vị tướng nữ nào ở miền Bắc Việt Nam, trừ bà Nguyễn Thị Định là một phụ nữ.

        Thời kỳ đầu ở chiến khu, bà lãnh đạo các đơn vị tóc dài, các đơn vị phụ nữ tóc dài tham gia đấu tranh tích cực, nón che mặt, giấu vũ khí dưới váy hoặc trong thúng gánh hai đầu đòn gánh. Bà rất tự hào ở Bến Tre có 6 phụ nữ được phong tặng anh hùng. Bà nói "đội quân tóc dài" không bao giờ thua. Chúng tôi luôn luôn thắng lợi-Về phụ nữ chúng tôi cũng bình đẳng với nam giới, người Mỹ rất sợ phụ nữ chúng tôi, vì họ gọi là "những con ong”-Họ sợ bom của chúng tôi, mìn của chúng tôi, những bàn chông của chúng tôi-Họ sợ cả tên của chứng tôi! Đừng quên rằng chúng tôi là những nữ trinh sát giỏi".
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM