Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 07:07:35 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tướng Giáp qua hai cuộc chiến tranh Đông Dương  (Đọc 37309 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 05:36:46 am »

        Việc đánh chiếm Độc Lập không dễ dàng. Căn cứ vào ảnh máy bay của quân Pháp, Việt Minh đã hy sinh hơn một nghìn người và 2-3 nghìn bị thương: việc ngăn chặn những thông tin địch chứng tỏ sau khi đưa quân vào chiến đấu, ông Giáp rất cần bổ sung lực lượng bộ binh và đạn dược lấy từ kho Tuần Giáo ở phía sau. Tuy nhiên, bộ đội các trung đoàn 88 và 102 của sư đoàn 308 rất phấn khởi: họ đã thực hiện đầy đủ lời thề khi sư đoàn trưởng giao cho họ lá quân kỳ mới thêu dòng chữ “Quyết chiến quyết thắng”. Họ đã thề sẽ quyết thắng quân địch ở Điện Biên Phủ và họ đã giứ đúng lời hứa. 7 giờ sáng ngày 15 tháng 3, một trung đội trưởng 29 tuổi tên là Trần Ngọc Doãn đã cắm cờ trên sở chỉ huy đồi Độc Lập. Pháo thủ Phạm Văn Tuy kéo khẩu bazôka 75mm của công binh xưởng đến cách lô cốt boong ke 150m bắn ba phát đều trúng mục tiêu. Hành động dũng cảm của anh ta đã được tặng thưởng huân chương chiến công hạng nhất.

        Đại tá Phạm Đức Đại viện trưởng viện bảo tàng quân đội năm 1991 kể lại:

        “Tôi sinh ở Hà Nội năm 1929 và lớn lên ở đó. Năm 1942, 13 tuổi vào học một trường Pháp gần Hồ Tây. Đến năm 1946, 17 tuổi, tôi vào du kích. Người ta đã phát cho tôi một khẩu súng còn già hơn tuổi tôi. Năm 1949 tôi đã theo một lớp đào tạo để trở thành sĩ quan. Sau 2 năm tôi tốt nghiệp sĩ quan. Lúc bấy giờ chưa có chế độ quân hàm; đến năm 1958 mới có chế độ ấy. Mọi người đều gọi nhau bằng đồng chí. Người ta biết được anh ấy là sĩ quan vì ít được tiếp xúc với họ hoặc người khác nói cho biết. Năm 1953 tôi được qua một lớp huấn luyện để trở thành cán bộ tiểu đoàn.

        … Trong chiến tranh, tôi đã nhiều lần trông thấy tướng Giáp, đặc biệt năm 1954 trước khi vào chiến dịch lớn. Ông đến động viên khắp các đơn vị từ trung tiểu đội đến sư đoàn. Từ 1950 đến 1954, mỗi đơn vị quân đội đều gặp tướng Giáp. Việc gặp bộ đội là rất quan trọng đối với ông, cũng như được gặp ông là rất quan trọng đối với đơn vị.

        Năm 1954, nhiều sư đoàn được thành lập. Số hiệu các sư đoàn không có ý nghĩa quyết định, những chữ số bất kỳ để đánh lạc hướng địch.

        Năm 1954, tôi được điều động về công tác ở cơ quan tham mưu của bộ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ. Tôi vốn là giáo viên quân sự chính trị-ở thời kỳ đó, các đơn vị quân đội đều có chính trị viên cho đến cấp trung đội. Đến năm 1958 thì không còn chế độ này. Nhiệm vụ của tôi ở Bộ chỉ huy chiến dịch là thu nhận tin tức của các cứ điểm địch và vẽ lên bản đồ, để cho tướng Giáp có thể quyết định việc tổ chức chỉ huy các trận đánh.

        Lúc ban đầu, Đại tướng định đánh nhanh giải quyết nhanh. Chúng tôi rất gần nhau. Chúng tôi được lệnh rút bộ binh và pháo binh ra khỏi vị trí chiếm lĩnh đầu tiên. Đại tướng đã thay đổi chiến thuật: chúng tôi phải đánh dần dần hết đợt này đến đợt khác không phải xung phong bằng biển người như Hồng quân Trung Quốc. Tướng Giáp nói rằng phải sử dụng bộ óc của chiến sĩ chứ không phải thân thể của họ.

        Khi chúng tôi bao vây quân Pháp, chúng tôi sống trong rừng. Chúng tôi ngủ dưới đất, giường nằm là một tàu lá chuối đặt trên một tấm vải nhựa hoặc một chiếc chiếu bằng tre. Có rất ít quinine: một viên thuốc hòa vào một cốc nước để mọi người lần lượt uống chung.

        Trong chiến tranh chống Pháp, tôi bị sốt rét 3 năm, thỉnh thoảng mỗi tháng 2 lần lên cơn sốt rồi tạm ngừng một thời gian dài. Cơn sốt kéo dài ít nhất một tuần lễ-dài nhất là một tháng-nhưng khi đã qua được ba bốn ngày, tôi lại làm việc bình thường. Phần lớn thời gian chúng tôi không thấy được bản thân mình. Khi bị sốt rét,tôi không muốn ăn gì hết, nhưng khi cơn sốt qua đi, tôi ăn được mọi thứ: cơm, thỉnh thoảng có muối, có thịt-bò hoặc khỉ-cuối cùng được trở về Hà Nội, bệnh sốt rét biến mất và tôi thực sự mừng rỡ.

        Có cả voi và hổ trong vùng Điện Biên Phủ, chúng tôi thường ăn thịt lợn rừng.

        Nhân dân địa phương cung cấp cho chúng tôi những thứ cần thiết. Thường thường chúng tôi ngủ ban ngày và làm việc ban đêm.

        Sĩ quan trung đoàn có đèn pin, nhưng đại đội và tiểu đoàn chỉ có đèn dầu hoặc nến. Thời kỳ đánh Điện Biên Phủ, chúng tôi không có bản đồ khu vực này, sau đó bắt được một lính Pháp có bản đồ vùng này. Chúng tôi đem in thành nhiều bản và phân phát cho các đơn vị để chuẩn bị chiến đấu.

        Chúng tôi sử dụng các hình thức cổ điển trong huấn luyện bằng nhiều nguồn kỹ thuật: lấy tin tức của những người bình thường, cho bộ đội vào vùng địch, nghe tin tức của địch và trực tiếp quan sát chính xác (cả hai phía đều dùng máy vô tuyến của Mỹ khi nghe tin tức của nhau, vì thiếu phương tiện máy móc, các đơn vị Việt Minh thường sử dụng cáp điện thoại nối liền các sở chỉ huy).

        Tôi làm việc ở phía trước sở chỉ huy trung tâm của Tổng tư lệnh, còn tướng Giáp thỉnh thoảng ở phía sau. Trong cuộc chiến, Đại tướng có ba sở chỉ huy khác nhau”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 05:40:27 am »

        Ông Giáp đánh giá toàn cục về tình hình trên chiến trường… “Tất cả lực lượng của chúng ta hơn hẳn lực lượng địch. Pháo binh của chúng ta gấp 3 hoặc hơn 3 lần mạnh hơn pháo binh địch. Cối và khinh pháo được bố trí mạnh hơn địch. Lực lượng cao xạ tổ chức phòng phảo phản kích làm hạn chế tác dụng của không quân và pháo binh địch. Hơn pháo binh của chúng ta bắn rất chính xác, hiệp đồng chặt chẽ với bộ binh, pháo binh đã gây tổn thất nặng nề cho quân địch, tiêu diệt nhiều căn cứ pháo binh, kiểm soát sân bay, bắn trúng nhiều máy bay địch trên mặt đất, pháo cao xạ của chúng ta đã bắn rơi nhiều máy bay trên bầu trời Điện Biên Phủ.

        Sau những trận đánh đầu tiên, quân địch đã khiếp sợ sức mạnh hỏa lực của pháo binh chúng ta. Vài ngày sau sĩ quan chỉ huy pháo binh đã phát sát.

        (Đại tá kỳ cựu và cụt tay Charles Piroth đã khẳng định nếu pháo binh của ông Giáp ở phía sườn núi khống chế lòng chảo, sẽ lập tức bị phản pháo và im tiếng sau vài giờ. Cảm thấy nhục nhã, ông đã dùng răn cắn chốt lựu đạn và ôm vào ngực).

        Ngày 14 và 16 tháng3, tướng Navarre dùng 2 tiểu đoàn dù từ Hà Nội để tăng cường cho tập đoàn cứ điểm để De Castries củng cố phòng ngự sân bay chính và thay thế quân ngụy bằng quân châu Âu và Pháp.

        Vào lúc này, ông Giáp chuẩn bị cho đợt hai của chiến dịch khó khăn hơn. Ông đã phát hiện được những vấn đề về tư tưởng trong cán bộ chiến sĩ: hiện nay bộ đội đang phải chiến đấu sinh hoạt ở trong hào giao thông và hầm trận địa trong một thời gian dài: “Trong cán bộ và chiến sĩ ta xuất hiện tư tưởng hữu khuynh tiêu cực, biểu lộ dưới hai hình thức: một là ngại thương vong, ngại tiêu hao, mệt mỏi, ngại khó ngại khổ; hai là chủ quan khinh địch, chủ quan tự mãn…” (điều đó nói lên bộ đội rất tự tin). “Ở tất cả các cấp, Đảng phải hoạt động khắc phục tư tưởng hữu khuynh, củng cố và đề cập trách nhiệm trước nhân dân, quân đội và Đảng, hoàn thành nhiệm vụ giành toàn thắng cho chiến dịch”.

        Trong đợt tiến công thứ hai, đợt quyết định của chiến dịch, ông Giáp tìm cách đánh chiếm các điểm cao của các cứ điểm phòng ngự xung quanh phân khu trung tâm. Sau đó vô hiệu hóa sân bay rồi đánh chiếm sân bay. Tiếp theo các trận đánh bao vây thắt chặt thêm, vùng trời cũng bị thu hẹp tiếp tế và tiếp viện của địch bị hạn chế.

        Ngày 30 tháng 3 lúc 5 giờ sáng, đợt hại bắt đầu. Sau một giờ ba mươi phút, quân Việt Minh đã tiêu diệt một tiểu đoàn dù và đánh chiếm một điểm cao mạnh ở phía Bắc (đồi C1) sau hai giờ họ tiêu diệt hoàn toàn tiểu đoàn phòng ngự một điểm cao khác (đồi D). “Trận chiến đấu trong đêm 30 tháng 3 là khó khăn nhất. Chúng ta đánh chiếm hai phần ba vị trí. Đến tảng sáng và suốt ngày hôm sau, địch tăng cường lực lượng có pháo binh và xe tăng yểm hộ đánh chiếm lại hai phần ba vị trí.

        (Bigeard tổ chức phản kích thắng lợi trên đồi A1 với 80 quân dù, một nửa bị chết. Sau này khi làm tù binh một thời gian, ông đã tạ ơn ông Giáp một cốc cà phê thứ thiệt và ông Giáp đã tỏ ý ngạc nhiên trước sức tấn công mãnh liệt và dũng cảm của bộ đội).

        … “Đêm 31 tháng 3, quân ta tiến công lần thứ hai, cuộc chiến đấu kéo dài đến sáng ngày mồng một tháng 4. Kết quả, ta chiếm lại hai phần ba vị trí; nhưng tiếp đó địch lại phản kích nhiều lần chiếm lại một phần ba trận địa đã mất. Sang đêm 1 tháng 4 ta tổ chức cuộc tiến công lần thứ 3; cuộc chiến đấu giằng co quyết liệt; cho đến ngày 4 tháng 4, ta và địch giành giật nhau từng tấc đất một; địch đã lợi dụng những hầm ngầm và trận địa kiên cố để chống lại quân ta, cuối cùng mỗi bên giữ một nửa điểm cao. Trong khi quân ta chưa giải quyết được điểm cao cuối cùng, thì quân địch được tăng viện bằng một lực lượng nhảy dù. Sáng ngày 9 tháng 4, chúng tổ chức cuộc phản kích đánh chiếm lại đồi C1; cuộc chiến đấu ở đây lại tiếp diễn trong 4 ngày đêm, kết quả đồi C1 cũng chia đôi, ta chiếm một nửa, địch chiếm một nửa (các sư đoàn 312 và 316 cùng hai trung đoàn của sư đoàn 308 tấn công về phía Đông của phân khu trung tâm. Để chỉ huy trận tấn công này ông Giáp chọn trung đoàn 102, trung đoàn Thủ đô-tên gọi trong thời gian phòng ngự Hà Nội năm 1946-của sư đoàn 308 do Đại tá Vũ Yên chỉ huy làm chủ công. Sau khi tiêu diệt hết hỏa lực của lực lượng phản kích gần đồi A1, hai tiểu đoàn chỉ còn lại 9 người sống sót, trong khi quân Pháp chết 151 tên).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 05:44:12 am »

        Càng ngày ông Giáp càng tăng thêm áp lực:

        … ”Quân ta đã xây dựng trận địa ngày càng tiến sát gần địch, có nơi chỉ cách địch 10-15 m. Các ngọn đồi đã chiếm được ở phía Đông nhất là đồi D1 đã được biến thành cứ điểm phòng ngự mạnh của ta. Hỏa lực các cỡ của ta luôn luôn uy hiếp quân địch. Cuộc chiến đấu diễn ra liên tiếp không kể ngày đêm.

        Quân ta phát triển mạnh chiến thuật đánh lấn. Trận địa của ta từ phía Tây, phía Đông và phía Bắc tiến vào sân bay, liên lạc với nhau, cắt ngang sân bay. Sân bay trung tâm của địch đã bị quân ta đánh chiếm.

        Vòng vây của quân ta càng thắt chặt hơn nữa, cuộc chiến đấu càng trở nên gay go. Quân địch liên tiếp tổ chức nhiều cuộc phản kích dữ dội, có cơ giới và không quân yểm hộ nhằm đánh lùi trận địa của ta. Cuộc phản kích quyết định nhất đã xảy ra trong ngày 24 tháng 4 với mục đích đánh lùi quân ta ra khỏi sân bay. Kết quả là địch đã bị tiêu diệt một bộ phận, trận địa ta vẫn được giữ vững, sân bay vẫn bị quân ta kiểm soát.

        Phạm vi đóng quân của địch càng bị thu hẹp, dần dần mỗi chiều chỉ còn có 2 km. Khu trung tâm của địch đã nằm vào trong tầm bắn của tất cả các cỡ súng của ta. Các trận địa pháo cao xạ của ta được chuyển vào cánh đồng. Vùng trời bị thu nhỏ của chúng không còn an toàn nữa. Lúc này tiêu diệt được thêm một hai tên địch, giành thêm một hai tấc đất cũng có ý nghĩa quan trọng.

        Quân ta đẩy mạnh cuộc thi đua bắn trả quân địch: các chiến sĩ thiện xạ bắn súng trường, bắn súng máy, bắn súng cối, các chiến sĩ pháo binh ra sức bắn tỉa quân địch, làm cho địch ngày càng bị tiêu hao, thương vong chồng chất, tinh thần sút kém, luôn luôn lo sợ và căng thẳng không dám đi lại, hễ lộ ra khỏi trận địa nào là bị quân ta bắn chết. Các đội dũng sĩ của ta đột nhập sâu vào trong lòng địch, đánh phá kho tàng, tiêu hao sinh lực của chúng…”.

        Bầu trời bị thu hẹp bấy giờ đặt ra vấn đề nan giải cho người lái máy bay. Việc tiếp tế thường rơi xuống đất đối phương. Quân Việt Minh không chỉ nhận được các thứ thực phẩm, quần áo và thuốc men cả đạn dược mà một số đạn dược sử dụng ngay để bắn quân Pháp. Tuy vậy, không phải chỉ có quân Pháp mới phải chịu khó khăn gian khổ.

        … “Chiến dịch kéo dài, việc cung cấp tiếp tế trở thành vấn đề quan trọng cũng như các chiến dịch trước đây, quân ta chỉ cần cơm chín và có khi bỏ lỡ kế hoạch. Ở Điện Biên Phủ kho tàng cách xa hàng trăm kilômét, các con đường tiếp tế thường rất nguy hiểm vì bom đạn địch và thời tiết không thuận lợi gây nên. Lại gần đến mùa mưa. Hậu quả sẽ rất nghiêm trọng, đường sá bị phá hoại, trận địa bị ngập lụt, sức khỏe bộ đội và dân công sẽ giảm sút…”.

        Cho đến ngày 5 tháng 4, tổn thất của quân Việt Minh đã đến khoảng 10 nghìn người.

        Trung tá Bach Dan Hoi một sĩ quan bộ binh quê ở vùng Tây Bắc Hà Nội rời quê hương vào du kích ở Việt Bắc lúc mới 20 tuổi kể về sự nghiệp của mình:

        “Tôi sinh tháng 11 năm 1924, đến Điện Biên Phủ đã tôi đã gần 30 tuổi chỉ huy trưởng một tiểu đoàn.

        Lúc đầu chúng tôi được lệnh đánh nhanh giải quyết nhanh. Chúng tôi phải tiêu diệt quân địch trên đồi A1 nhưng khi đã chiếm lĩnh trận địa, mệnh lệnh hoàn toàn thay đổi. Song chúng tôi vẫn phải chiến đấu hết sức mình để giành thắng lợi. Đó là vào dịp Tết. nhân dân địa phương tặng quân đội bánh chưng, rượu vang, thịt đông và rau nhưng không phải tết. Không phải lúc.

        Một hôm tôi được cử đến người chỉ huy đại đội pháo của chúng tôi để hiệp đồng chiến đấu. Đó là một người Đức họ Hồ, họ với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông vốn là quân lê dương, đào ngũ rồi đến cùng chiến đấu với chúng tôi. Ông đang chỉ huy một đại đội. Sau chiến tranh, ông sẽ trở về Đức, nhưng ông đã hy sinh ngày hôm sau.

        Trận địa chiến đấu của chúng tôi cách hàng rào dây thép gai địch không xa lắm, chỉ độ 4-5 mét. Pháo binh hạng nặng bắt đầu hỏa lực chuẩn bị cho trận tấn công. Đồng thời tôi tổ chức cho chiến sĩ mang bộc phá chuẩn bị diệt địch. Khi quân địch đã bị pháo binh đánh cho tê liệt, chúng tôi rời khỏi trận địa và xung phong. Từ khi bắt đầu xung phong đến khi kết thúc trận đánh vào khoảng 1 giờ.  Chúng tôi đã chiếm được vị trí và bắt được nhiều tù binh. Tù binh phần lớn là lính dù Pháp.

        Sau đó, tôi được điều động đến một trận tiến công khác, để tiêu diệt sân bay chính của địch. Phải nhiều trận tấn công trong nhiều ngày và tuần lễ. Chúng tôi đánh giáp lá cà với quân địch cho đến hầm De Castries. Quân Pháp tổn thất lớn nhưng chúng tôi cũng hy sinh nhiều người…”.

        Tình thế chứng tỏ không có tín hiệu tiến triển và chỉ rõ phải đợi đến một thất bại không cứu chữa được. Ở Paris chính phủ bắt đầu lo sợ nghiêm trọng. Hội nghị Genève sắp bắt đầu. Phải trả lời một câu hỏi khắc nghiệt của dư luận báo chí thế giới: Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ phải chăng bị hoàn toàn tiêu diệt, hoặc một điều kỳ diệu vào phút chót thoát khỏi quân đối phương?

        Tất nhiên, đã từ lâu một mình người Pháp không có đủ phương tiện để tiếp tục. Họ không có tiền, không có vũ khí thiết bị và không đủ người-tệ hại hơn là nước Pháp không muốn chiến tranh. Người Mỹ ngày càng trở nên nhạy cảm: họ muốn chặn ông Giáp lại bằng mọi giá, nếu không chủ nghĩa cộng sản sẽ tràn khắp châu Á nhanh như một bệnh dịch.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 05:50:20 am »

        Người ta soạn thảo những kế hoạch và đặt cho nó những tên theo truyền thống “Democlès” là một kế hoạch rút quân đội Pháp đến đầu cầu ở giữa đồng bằng sông Hồng đợi quân Mỹ đến để giải tỏa cho họ khỏi bị đối phương tiêu diệt. Trên biển Đông kỵ binh đã chuẩn bị gươm giáo. “Vantour” (Diều hâu) là kế hoạch đánh bom quân đội của ông Giáp ở Điện Biên Phủ bằng sử dụng hai máy bay vận tải Mỹ được tăng cường máy móc thiết bị quân lực Hoa Kỳ ở căn cứ Clark của Philippine trong biển Đông: 60B29, máy bay ném bom hạng nặng chở 9 tấn bom mỗi chiếc, hoặc 98 pháo đài bay chở 14 tấn bom mỗi chiếc nghiền nát các căn cứ của Việt Minh do một lực lượng 450 chiến sĩ chiếm giữ. Đó là cái nhìn chói sáng, một tín hiệu báo trước những gì sẽ xảy ra mười năm sau. Cũng có phương án ném 2 hoặc 3 quả bom nguyên tử xung quanh thung lũng hòng quét sạch quân ông Giáp và đe dọa ông. Đó là một phương án được tranh luận nhiều những năm sáu mươi và bị loại trừ vì sợ dư luận thế giới nghiêm khắc lên án Hoa Kỳ tái sử dụng vũ khí nguyên tử.

        Buổi sáng ngày 1 tháng 5, quân Việt Minh cắm cờ đỏ trên trận địa và ca những bài quân đội trên các loa phóng thanh để kỷ niệm ngày lễ mồng một tháng 5, ngày quốc tế lao động.

        Trong toàn bộ tập đoàn cứ điểm, binh lính đồn trú mất hết hy vọng gượng dậy được nữa. Phần lớn chiến đấu rất dũng cảm nhưng bên cạnh bờ sông và trên những ngọn đồi còn cây cối không bị càn quét hết để khỏi lộ mà không hiểu điều gì đang đợi họ, tin tưởng vào một dịp may nào đó thoát khỏi nên ở lại để gặp lại bạn bè trong các hầm ngầm. Họ đã nhầm.

        Đợt tiến công thứ ba và là đợt cuối cùng bắt đầu ngày 1 tháng 5. Quân Việt Minh tấn công khu trung tâm và đánh chiếm các cứ điểm dưới chân các đồi phía Tây và phía Đông. Đồng thời cũng tiến công vào các cứ điểm ở Hồng Cúm (Isabelle).

        Trong đêm ngày 3, họ tấn công Huguette (cụm cứ điểm tây sân bay Mường Thanh, hữu ngạn sông Nậm Rốm). Như vậy họ chỉ còn cách khu trung tâm chỉ huy sở 300 mét. Ngày 6, họ lại tấn công một lần nữa khu vực sở chỉ huy. Các chiến sĩ công binh đã đào một cái hầm xuyên núi đến giữa đồi mang theo vào một tấn bộc phá. Họ cho nổ bộc phá. Quân Việt Minh đã chiến đấu ác liệt với quân dù và quân lê dương phòng ngự cứ điểm tiêu diệt nhiều quân địch. Cũng trong đêm đó, họ đánh chiếm một vị trí thứ hai cạnh bờ sông. De Castries và quân của ông ta đã lùi sâu vào một hẻm núi chỉ còn cách 700-1000 mét. Họ đang lâm vào một tình thế thật sự tuyệt vọng.

        Ông Giáp viết tiếp:

        … ”Ngày 7 tháng 5, có những dấu hiệu đáng chú ý về tình hình địch. Những máy bay tiếp tế vũ khí đạn dược đều quay về Hà Nội không thả dù nữa. Chỉ có một số máy bay tiếp tế còn thả ít nhiều dù lương thực. Trong lúc đó, lác đác ở một số nơi trong khu địch đóng quân, ta phát hiện có nhiều tiếng nổ: quân địch đang phá hủy một số vũ khí. Một số binh lính của địch vứt súng đạn xuống sông Nậm Rốm. Chúng ta nhận định trong hàng ngũ địch đang xảy ra tình trạng hỗn loạn.

        … 14 giờ ngày 7 tháng 5 một đơn vị của ta mở cuộc tiến công vào vị trí ở gần Mường Thanh. Địch đối phó yếu ớt, toàn bộ binh lính địch kéo cờ trắng ra hàng. Tiếp đó quân ta phát triển thắng lơi tiến công tiêu diệt luôn hai vị trí nằm trên tả ngạn sông. Đã có những cờ trắng xuất hiện một số nơi.

        Đến 15 giờ quân ta được lệnh không chờ đến tối, nắm ngay cơ hội thuận lợi, lập tức mở cuộc tổng công kích vào tập đoàn cứ điểm. Mặc dầu quân địch còn khoảng một vạn tên, tinh thần của chúng đã hoàn toàn tan rã.

        17 giờ 30 quân ta đánh chiếm sở chỉ huy của địch. Toàn bộ ban tham mưu của tập đoàn cứ điểm bị quân ta bắt sống. Toàn bộ địch còn lại lũ lượt kéo ra hàng. Chúng đều bị bắt làm tù binh và được ta đối đãi tử tế. Lá cờ quyết chiến quyết thắng của quân ta đã phất cao trên cánh đồng Điện Biên Phủ.

        Ngay đêm hôm đó, quân ta tiến công quân địch ở phân khu nam. Quân địch ở đây có trên 200 tên địch tìm đường rút chạy về thượng lào. Quân ta lập tức được lệnh chặn bắt, toàn bộ quân địch bị bắt làm tù binh.

        Sau 55 ngày đêm chiến đấu liên tục, chúng ta đã toàn thắng…”.

        Một tiểu đội 5 người do Đại úy Tạ Quốc Luật chỉ huy đánh chiếm hầm chỉ huy. Thiếu úy Chu Bá Thệ trung đội trưởng cắm cờ đỏ. Tướng Vương Thừa Vũ chỉ huy sư đoàn 308 đánh chiếm cụm cứ điểm tây sân bay Mường Thanh (Hugutte) ngay ngày hôm đó hoặc hôm sau tổ chức PC của mình (?).

        Bộ đội của ông Giáp đã bắt sống một thiếu tướng (De Castries được phong tướng ngay trong quá trình chiến dịch), 16 đại tá và trung tá, 1.749 sĩ quan và hạ sĩ quan và rất nhiều binh lính, tổng cộng khoảng 10 nghìn người. Quân Việt Minh đã bắn 100.000 đạn pháo cỡ 75 mm trở lên, quân Pháp 93.000. Trong khoảng thời gian 6 tháng, không có một lúc yên lặng trong thung lũng. Và thời gian còn lại, thung lũng phải chịu đựng một gánh nặng sắt thép, một mùi thuốc súng nồng nặc từ các nguồn cung cấp Liên Xô, Trung Quốc, Hoa Kỳ và châu Âu.

        Tổng cộng có 82.926 chuyến dù được thả xuống thung lũng; khi pháo binh ngừng bắn, những chiếc dù bao bọc trắng một vùng rộng lớn.

        Ở nước Pháp, khi tin thất thủ Điện Biên Phủ về đến Paris, cả nước như một ngày tang. Các rạp hát và rạp chiếu bóng đều đóng cửa. Đài phát thanh truyền đi Khúc tưởng niệm của Berlioz và những bài hát long trọng khác suốt ngày đêm.

        Cùng ngày ấy ở Genève, người ta bắt đầu đấu tranh cho tương lai của Đông Dương. Thắng lợi của ông Giáp cho dù có được chương trình hóa cũng không thể rơi vào khoảnh khắc tốt nhất.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 05:55:35 am »

       
Chương 12

Khúc tưởng niệm

        Nava không thể nào hình dung được những nguồn lực vô tận của quân đội nhân dân, những tiến bộ lớn lao đã đạt được của nhân dân và quân đội chúng tôi. Ông ta chỉ nhìn thấy những điểm mạnh của Điện Biên Phủ mà không nhìn thấy những điểm yếu. Vả lại ông ta cũng đã phạm một sai lầm rất nghiêm trọng: ông ta tưởng rằng chúng tôi không dám đánh nên cho đến ngày 12 tháng 3 vẫn giữ nguyên cuộc tiến công chiến lược vào chiến trường miền Nam, một cuộc hành quân sai chương trình làm ông ta thêm tốn sức. Nhưng sai lầm lớn nhất của ông ta là không nắm vững tình thế.
       
Võ Nguyên Giáp       

        Vào lúc này hoặc lúc khác, có tất cả 16.544 binh sĩ chiến đấu cho người Pháp bị giữ lại ở trung tâm (con số này bao gồm 165 người của tiểu đoàn dù thuộc địa số 1 mới nhảy dù ngày 5 và 6 tháng 5 đúng vào lúc tất cả đều bị bắt, một số hạ cánh trực tiếp xuống vị trí của Việt Minh). Ngày 4 tháng 5, có 1.260 người ở bệnh viện. Sáng ngày 5 tháng 5, 8.158 người khỏe mạnh ra hàng. Sáng ngày 7 tháng 5, có 1.293 người chết. Khoảng 3.000 lính đào ngũ ẩn giấu ở gần bờ sông hoặc trên các sườn đồi. Như vậy, gần 3.000 người không được tính đến. Họ chết, bị thương hoặc mất tích, người ta nghĩ rằng họ chẳng khác gì những con chuột nước.

        Trong những ngày cuối cùng, tình thế trở nên không kiểm soát được. Không ai tính số thương vong. Sau tiếng súng cuối cùng ở Hồng Cúm xác định có 5.400 người chết trong đó khoảng 2.000 chết tại trận là  còn xa sự thật. Họ từ nhiều nước đến đây. Về sau ông Giáp nói có 24 quốc gia khác nhau đã bị đánh bại ở lòng chảo Điện Biên Phủ.

        Theo đúng nghĩa của nguyên tắc dân tộc và chủ nghĩa xã hội, ông Giáp tuyên bố rằng số thương binh địch sẽ được đối xử theo thứ tự: trước hết quân ngụy Việt Nam, sau đó là quân Bắc Phi rồi đến các hạ sĩ quan và sĩ quan Pháp. Nhưng ông cho phép những người bị thương nặng thuộc tất cả các loại được ở lại chiến trường kèm theo một số y bác sĩ Pháp: sau đó, cùng với nữ bác sĩ Genevière de Galard họ được trở về Hà Nội trên một chiếc máy bay Pháp.

        Khi quân Việt Minh rút khỏi thung lũng, ông Giáp đã cẩn thận cài số tù binh lẫn lộn với bộ đội của ông để tránh bị quân Pháp thả bom và bắn phá vào đội hình (điều đó không cần thiết, Bigeard và 14 sĩ quan trong một chiếc xe tải chạy trên chiến trường giữa đám tù binh không bao giờ dừng lại giữa ban ngày, mọi chuyện cần đều xử lý trên xe, nhưng sau vài ngày chiếc xe cũng bị bắn và họ cũng tiếp tục đi bộ mang vác như những con la).

        Trên mười nghìn tù binh, rất ít người được trở về: họ chết vì những vết thương hoặc ăn uống không đầy đủ trong cả chuyến đi rất khó nhọc bằng đôi chân, hoặc sau đó trong những nhà giam dựng vội cách hàng trăm kilômét ở phía Đông Bắc gần biên giới Trung Quốc (Bigeard khẳng định họ không chết vì bị đối xử tàn nhẫn như người ta thường buộc tội cho Việt Minh: họ xỉu đi vì sức lực cạn kiệt qua những trận chiến đấu và ăn uống thiếu thốn, đồng thời cũng vì trên con đường ở chiến trường phải đi bộ quá xa mà không đủ no. Hàng ngày họ nhận được hai bát gạo lứt, thỉnh thoảng họ phải tự nấu lấy trong khi đi cũng như khi tại trại. Bigeard dũng cảm hành động: ông ta chạy trốn, bị bắt lại và bị canh giữ đánh đập. Quân ngụy Việt Nam tôn trọng kỷ luật được cử chỉ huy các tù binh chiến tranh, tuy không được ăn uống đầy đủ nhưng vẫn ra tay giữ vững đội hình).

        Theo những thỏa thuận ở Genève, loạt tù binh Điện Biên Phủ đầu tiên 885 người được phép trở lại Hà Nội khoảng 5 tháng sau khi chiến tranh kết thúc, sau đó có De Castries và các sĩ quan cao cấp. Chủ yếu họ đi bộ, chỉ dùng xe một đoạn đường. Tất cả có 2.100 tù binh được trả tự do (những gái mại dâm buộc phải đi bộ về các trại. Một cô trong số cưới một người lính, vài năm sau xuất hiện ở Hà Nội với một gia đình. Còn những người khác bị quên lãng. Có thể một số sống sót. Nhưng đa số đã chết vì kiệt sức trên các nẻo đường rừng núi).

        16.500 người đã chiến đấu ở “Vũ đài tuyệt hảo” trừ đi 2.000 người chết trận còn lại 14.500. Trừ số 3.000 cuối cùng trở về thì còn lại 11.500 bị chết, đó là tất cả sự mất mát của người Pháp ở Điện Biên Phủ.

        Từ lúc cuộc chiến tranh bắt đầu đến lúc chiến tranh kết thúc-cuối tháng 7 năm 1954, 10 tuần lễ sau khi Tạ Quốc Luật và trung úy Chu Bá Thê cắm lá cờ ngôi sao, đỏ chói trên nóc hầm De Castries-đã có tất cả 36.979 binh sĩ Pháp và quân nhân bị bắt làm tù binh Việt Minh. Chỉ có 10.754 (28%) được trả tự do khi chiến tranh kết thúc (61% trong số họ chết trong ba tháng đầu trong đó 49% bị bắt ở Điện Biên Phủ).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 05:59:36 am »

        Những kẻ đào ngũ bỏ trốn, ngụy quân Việt Nam hoặc Bắc Phi cũng không thoát: bị bắt làm tù binh cùng những binh sĩ còn ở lại căn cứ, phần lớn đã chết trong những tuần lễ tiếp theo vì mệt mỏi, bệnh lỵ, thiếu ăn, sốt rét, tất cả đều cùng một cảnh. Nếu họ tiếp tục chiến đấu có ba nghìn tay súng còn lại sẽ làm chậm lại cuộc tiến công của ông Giáp cho đến mùa mưa. Đó là một giả thiết quá ngây thơ. Mưa lẽ sẽ biến đường thành sông ngòi ngăn cản việc tiếp tế làm cho quân Việt Minh bị bỏ đói phải bỏ trận địa và biến vào rừng để tìm kiếm thức ăn: số đông lính đào ngũ sẽ còn sống sót. Lịch sử có thể thay đổi.

        Chỉ có 5% lính Pháp ở Đông Dương có mặt Điện Biên Phủ, nhưng trong số tiểu đoàn chiến đấu ở Điện Biên Phủ thì 8 tiểu đoàn là những đơn vị thiện chiến, tổn thất này là một thảm họa về lực lượng quân sự. So sánh với Quân đội nhân dân Việt Nam, ông Giáp đã huy động 50% bộ đội chủ lực và sử dụng chủ yếu viện trợ của Trung Quốc mấy tháng trước đó. Tuy vậy, so với những mất mát lớn lao về uy tín và thất bại về tâm lý mà quân Pháp phải chịu đựng thì chẳng thấm vào đâu.

        Quân Pháp mất 48 máy bay trên đường bay, 168 bị trúng đạn trên bầu trời lòng chảo Điện Biên Phủ và 14 bị phá hoại trên sân bay. Máy bay đã thực hiện 20.800 chuyến bay yểm trợ cho binh sĩ chiến đấu trên mặt đất, đối với quân Pháp thì quả là nhiều, nhưng có nghĩa gì so với lực lượng không quân Hoa Kỳ sử dụng trong cuộc chiến tranh sắp tới ở Việt Nam.

        Ông Giáp đã tổn thất khoảng 7.900 chiến sĩ hy sinh, trong đó có 2.000 riêng của trận đánh của sư đoàn 308 tiến công đồi Độc Lập và 1.200 khi tiến công cụm cứ điểm Đông, tả ngạn sông Nậm Rốm khu vực sở chỉ huy của De Castries (Eliane) và hơn 1.000 trong những trận tiến công cuối cùng ngày 7 tháng 5. Nòng súng nóng đỏ lên trong buổi chiều hôm đó. Phải tính thêm 12.000 thương binh. Tuy vậy về sau thì chẳng còn tính toán thống kê hêt những chiến sĩ đã ngã xuống (biên chế Quân đội nhân dân Việt Nam không phải là vấn đề tổ chức chặt chẽ như trong quân đội phương Tây. Tên họ, địa chỉ, gia đình hoặc quan hệ xã hội được ít nhiều ghi chép lại. Thiếu giấy. Liên lạc từ xa thật hiếm, thường sử dụng cho những thông báo quan trọng hơn là thông tin mang trên lưng người. Những hộp đựng các loại phiếu cá nhân thường bị bỏ lại để mang vũ khí, đạn dược và thực phẩm. Thông thường, các gia đình không được biết ngay về cái chết của người thân, mà phải hàng tháng, hàng năm thì mới nhận được tin tức ấy. Công việc có thể rất tốn kém, nhưng kế hoạch quân sự phải trả tiền.

        Sau khi viên đạn cuối cùng đã bắn đi, mọi việc kết thúc, tổn thất quân Pháp lên đến 92.797 binh sĩ bị chết trận và 176.369 bị thương-tổng số có 269.166 thương vong. Hơn nữa, trong 8 năm chiến tranh 48.673 binh sĩ bị thương hoặc bệnh tật được đưa về Pháp (Sau đây là những con số thương vong do tạp chí Historia thiết lập năm 1972:

        -Quân Pháp, lê dương, châu Phi và Bắc Phi:

        +Chết trận: 11.860

        +Mất tích: 9.951

        +Bị thương: 45.246

        -Quân ngụy Việt Nam trong đạo quân viễn chinh:

        +Chết trận: 14.093

        +Mất tích: 12.830

        +Bị thương: 12.100

        -Quân các nước đồng minh (Lào, Campuchia):

        +Chết trận và mất tích: 17.600

        +Bị thương: 12.100

        Tổng hợp tất cả:

        +Chết trận và mất tích: 77.334 (trong đó có khoảng 15.000 Pháp)).

        Marcel Bigeard (ông thích người ta gọi ông là Bruno vì cái tên chiến đấu này được người ta đặt cho trong một nhiệm vụ quân sự) trở thành tướng 4 sao năm 1975 rồi thứ trưởng Bộ Quốc phòng dưới thời thủ tướng Valery Giscard d’Estaing. Khi nhắc đến Việt Nam ông đã nói rằng những nhà chính trị Pháp không biết họ đi đến đâu và đi như thế nào. Nhưng lịch sử không dừng lại ở đó.

        Chiến tranh chưa kết thúc ngày 7 tháng 5 năm 1954. Bộ đội và du kích của ông Giáp tiếp tục tấn công quân Pháp trên khắp chiến trường Việt Nam để gây sức ép (nên nhớ rằng ông Giáp không có đủ phương tiện thông tin để truyền đạt mệnh lệnh ngừng bắn đến tất cả quân khu và đơn vị ở trong rừng núi hoặc ở vùng châu thổ).

        Một điều chắc chắn là quân đội không ngừng gây áp lực. Trong mùa hè trên những cao nguyên miền Trung gần thị xã An Khê, bộ đội Việt Nam đã bao vây tiểu đoàn “Nam Hàn” thuộc binh đoàn cơ động 100. Binh đoàn này đã đánh tốt bên cạnh sư đoàn 2 quân Mỹ ở Nam Triều Tiên. Tiểu đoàn này nhiều lần bị chọc thủng trên tuyến dọc theo đường quốc lộ 19, bị quân Việt Nam xung phong tiêu diệt và cuối cùng những người sống sót cũng bị tiêu diệt trên đèo Chi Dreh. Kết quả tiểu đoàn chỉ còn 54 người khỏe mạnh.

        Trong khi toàn thế giới đang bị “sốc” về trận Điện Biên Phủ và hiểu rõ rằng thất bại trận này sẽ chấm dứt nhanh chóng sự đô hộ của người Pháp ở Đông Dương thì các toán quân Pháp lại để một ít thời gian để tính toán về tầm quan trọng của tình thế. Về phần mình, Cogny tập trung các đơn vị theo kế hoạch hành quân Damoclès tạo thành một vòng vây chặt hơn xung quanh Hà Nội và Hải Phòng, loại bỏ đường lối của De Lattre sử dụng bộ binh tốn kém. Tổ chức phòng ngự này không gợi lại vòng vây Maginot mà trở thành một kế hoạch quân sự kỳ quái: mấy năm sau, chỉ còn lại những khối bê tông ẩm ướt và những mẩu sắt rỉ lộn xộn dưới đám cỏ dại.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 06:03:11 am »

        Ở Sài Gòn, Navarre cố gắng giữ thể diện, song ông là người chưa bao giờ biết giữ thể diện. Rõ ràng mọi người hoặc hầu hết mọi người đều chê trách ông ta nhưng ông ta lại đổ lỗi cho Võ Nguyên Giáp. Navarre đã kết luận, dựa trên những tin tức đáng tin cậy nhất, ông ta phải bố trí một lực lượng quan trọng trong lòng chảo Điện Biên Phủ chặt đứt dây rốn, bóp nghẹt việc vận chuyển vũ khí và tuyên truyền, chặn đứng bộ đội của ông Giáp giúp Lào trở thành một mối đe dọa nguy hiểm, hy vọng ngăn trở Lào chuyển sang phía cộng sản. Các cô vấn của ông ta đã khẳng định quân Việt Minh không thể có cách nào để vận chuyển một số lượng pháo binh có ý nghĩa vào thung lũng và cả một khối lượng đạn dược cần phải sử dụng nữa. Những đội quân thiện chiến của Navarre không chạy theo một sự mạo hiểm nhỏ nào. Cũng theo ý kiến các cố vấn ấy sự có mặt của những đội quân ấy là một đòn chí tử trong khu vực, trong khi Navarre có thể kéo Việt Minh vào những trận đánh ở miền Nam, gây cho Việt Minh những tổn thất lớn để rồi tiến ra miền Bắc nghiền nát những lực lượng mạnh nhất của ông Giáp. Navarre đã viết: “Tôi đã nhận được những tin tức tình báo. Khi tôi chiếm Điện Biên Phủ, tôi đã được chiến đấu với hai sư đoàn, rồi người ta đánh với bốn sư đoàn không phải trước ngày 20 tháng 12 năm 1953. Và nếu chúng tôi rút khỏi, chúng tôi cũng bị thua…”. Thực tế người Pháp đã bị thua. Navarre không thể thắng trong tình huống này hoặc tình huống khác. Cả khi rút quân, thì lực lượng của ông Giáp đã quyết tâm chiến đấu ngay từ đầu: búa đã sẵn sàng giáng xuống.

        Cho đến lúc ấy, quyết định của Navarre hình như đã giải đáp một logic hoàn hảo, dự trên những sự kiện cụ thể. Song ông không tính đến nhiệt tình và quyết tâm cũng như sức lực của người Việt Nam. Ông cũng quên luôn cả đường lối lãnh đạo sáng suốt. Hồ Chí Minh với khả năng phân tích lớn lao đã đưa ra một kế hoạch và đồng ý để quân đội hành động (với sự ủng hộ từ xa của ông). Quân ủy Trung ương và Hội đồng quân sự đã thảo luận kế hoạch ấy đưa ra những nghị quyết, in ấn những nghị quyết ấy để phổ biến trong toàn quân. Quân đội được tuyển mộ trong toàn quốc và người dân tộc thiểu số ở miền Bắc đã làm việc quá yêu cầu đối với họ. Nhưng người đã tổ chức ra màn kịch này với ý chí cương quyết và tự tin, với phương pháp vững vàng không lay chuyển, với tinh thần bình tĩnh và mạnh mẽ là Võ Nguyên Giáp: ông đã qua nhiều đêm không ngủ, đi lại ngang dọc, tìm tòi mọi cách để chi phối tình thế mà không cảm thấy cần ngủ. Khi ông Giáp thấy De Castries và những tù binh khác lũ lượt đi qua trước mặt ông sau khi phải rời bỏ tập đoàn cứ điểm không thể đánh chiếm được của họ, ông hiểu rằng thời đại thuộc Pháp ở Đông Dương đã chấm dứt.

        Ngay sau ngày sụp đổ của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, ngày 8 tháng 5, hội nghị Genève khai mạc để tìm một giải pháp chính trị cho cuộc chiến tranh kéo dài 8 năm này: phải đi đến một thỏa hiệp của cả hai phía có tính đến những tình tiết nhạy cảm của đôi bên. Hội nghị có đủ đại biểu của Liên Xô, Liên hiệp hoàng gia, nước Pháp, chính thể Hồ Chí Minh, Hoa Kỳ, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, và chính phủ do Pháp dựng nên ở Sài Gòn (Bảo Đại làm vua từ 1925, bị quân Nhật đảo chính năm 1945 nhưng quân Pháp yêu cầu ông trở lại tái lập sự nghiệp năm 1949. Ông ở lại làm vua bù nhìn cho đến năm 1955, người Pháp tiếp tục điều hành công việc với một số người Việt Nam. Do đó Bảo Đai và “chính phủ” của ông ta đại biểu cho miền Nam ở Genève.

        Người Pháp không còn lợi thế nào để trên bàn và cũng chẳng có chủ bài trong tay áo: tinh thần họ tan nát, đạo đức họ suy sụp, kinh tế họ điêu tàn và bực mình sâu sắc. Trong khi miền Bắc, nhờ có quân đội của ông Giáp, toàn bộ quyền lực đang trong tay Cụ Hồ Chí Minh. Năm 1949, người Pháp dùng Sài Gòn làm thủ đô của Việt Nam và loại bỏ những quan chức hành chính ở Trung Kỳ và Nam Kỳ. Miền Bắc đã mất: nhưng không ai biết dừng lại chính xác ở đâu. Quân Pháp đang nắm giữ tạm thời quyền lực ở phía Nam, song ngày ra đi hình như đã định đoạt vì họ chẳng còn ý chí và phương tiện để ở lại. Hơn nữa, thủ tướng mới của chính phủ Pháp, Pierre Mendès-France đã công khai đánh cuộc rằng cuộc việc sẽ được giải quyết trong 3 tuần lễ. Đối phương đã hiểu được nước Pháp sẵn sàng có những nhượng bộ lớn.

        Ở Genève, người ta thảo luận nhiều về giới tuyến phân chia hai miền. Muốn chiếm thêm nhiều lãnh thổ, Nam Kỳ yêu cầu lấy vĩ tuyến 18. Cũng như vậy, miền Bắc muốn vĩ tuyến 16. Cuối cùng Molotov quyết định giới quyến ở vĩ tuyến 17. Điều đó quyết định cuộc sống của nhân dân và lịch sử Việt Nam.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 06:06:26 am »

        Sau khi biểu quyết dứt khoát về hiện trạng quân sự, và chỉ biểu quyết giơ tay về những vấn đề chính trị, thỏa thuận Genève yêu cầu những điểm sau:

        -Giới tuyến phân chia ở vĩ tuyến 17.

        -Khu vực phi quân sự bên này, bên kia là 8 km.

        -Quân Pháp rút khỏi Việt Nam.

        -Trao đổi người bị bắt trong 300 ngày giữa miền Bắc và miền Nam.

        -Tổng tuyển cử tự do ở miền Bắc và miền Nam vào năm 1956.

        -Độc Lập cho Lào và Campuchia.

        Nhờ có thắng lợi của ông Giáp, những người cộng sản trở thành chủ nhân và người ta có thể nghĩ rằng họ sẽ đóng vai trò điều chỉnh lớn: họ có thể yêu cầu bồi thường, từ chối tổng tuyển cử chia cắt đất nước, và đòi hỏi giải phóng toàn bộ Đông Dương. Song bao giờ cũng vậy, họ không vội vàng. Theo tính toán của Eisenhower dĩ nhiên cũng đồng ý với ý kiến này. Phải tiến từng bước, củng cố vững chắc thế và lực của miền Bắc, trước khi giải quyết những vấn đề của miền Nam.

        Hoa Kỳ không còn sự lựa chọn nào, từ chối ký hiệp định Genève-một năm sau, Hoa Kỳ lại tuyên bố mọi sự vi phạm hiệp định đề “đe dọa nghiêm trọng hòa bình thế giới”. Vài tháng sau, ngày 8 tháng 9 năm 1955, tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (IOTASE) ra đời. Qua tổ chức này, người Mỹ nhận trách nhiệm bảo đảm an ninh cho miền Nam Việt Nam, Lào và Campuchia.

        Người Pháp đang lâm vào một cuộc chiến tranh chống thuộc địa khác ở Algérie, càng ngày càng bị phụ thuộc vào viện trợ Mỹ. Ngày 1 tháng Giêng năm 1955, chịu áp lực của Washington, họ phải hủy bỏ chế độ đặt Đông Dương vào khối Liên hiệp Pháp. Chính quyền miền Nam trông thấy gió đổi chiều, sợ người Pháp buông tha họ và không để cho họ xử lý với miền Bắc cộng sản, quyết định không chờ tổng tuyển cử lập pháp, định chơi trò được ăn cả, ngã về không bằng một cuộc trưng cầu dân ý: nhân dân phải phát biểu đồng ý hay không thống nhất tổ quốc. Như người ta vẫn chờ đợi, chịu ảnh hưởng của những người công giáo đối với chính quyền và sự đói nghèo sẽ kéo theo việc mất toàn bộ quyền lực vào tay cộng sản miền Bắc-miền Bắc luôn luôn ở trong tình trạng không thuận lợi về thời tiết và khí hậu và nguồn lợi tự nhiên-đa số người Việt Nam ở miền Nam đồng ý giữ nguyên tình trạng chia cắt vào tháng 10 năm 1954. Do đó tồn tại một nước Cộng hòa do Ngô Đình Diệm đứng đầu.

        Diệm là một người công giáo cuồng nhiệt mà lòng tự tin, tính thản nhiên và sự quyến rũ kín đáo đã gây ấn tượng mạnh trong giới chính khách cao cấp Mỹ trong chuyến thăm Washington một năm trước đây. Vì lẽ đó, thượng nghị sĩ Lyndon B.Johnson rất khôn ngoan, và khong tiếc lời khen ngợi, cho rằng Diệm “là Churchill của thế kỷ, người tiên phong trong các nhà lãnh đạo bảo vệ tự do”. Bao nhiêu nước chảy qua dưới cầu trước khi người ta nhìn được một điểm nào ở con người thiển cận, mê đạo và lao vào những hành động dại dột này mà không gặp một sự phản đối nào. Vì vậy, sau khi trúng cử tổng thống, ông ta tuyên bố không bị ràng buộc bởi những quyết định của hiệp nghị Genève. Vì chính phủ của ông ta không có mặt ở đó. Cái thiện hướng hành động bốc đồng hoàn toàn tự do đó đã khuyến khích Hoa Kỳ đi  vào con đường can thiệp. Trong khi đó, vì một sự đảo lộn hoàn toàn về chính trị hy vọng tránh khỏi những cuộc chiến tranh khác, nước Pháp đặt quan hệ với miền Bắc, các cố vấn Mỹ bắt đầu vào miền Nam để huấn luyện và phát triển một lực lượng bản xứ để nhanh chóng trở thành quân đội Cộng hòa Việt Nam (ARV).

        Tuyên bố cuối cùng của hiệp định Genève đã khẳng định rõ ràng, không thể coi giới tuyến 17 là biên giới chia cắt lâu dài giữa hai quốc gia Việt Nam: nó chỉ là giới tuyến tạm thời giữa hai “miền quân sự” phải được xóa bỏ sau tổng tuyển cử. Nhưng một số lớn người không muốn hiểu như vậy và một cuộc di cư khổng lồ của người miền Bắc vào miền Nam được bắt đầu tổ chức, phần lớn là người công giáo. Một lần nữa không có ai thống kê, và con số người di cứ nêu trên không chính xác: một số ước tính 500.000 người, còn số khác nói phải hơn một triệu.

        Trước khi phân chia, có ít hơn một triệu người công giáo ở miền Bắc. Một nửa triệu khác kéo đến miền Trung những miền đất hẹp có thể trông thấy biển, để bắt đầu một cuộc sống mới và chạy trốn một chế độ thiếu dân chủ và vô thần. Diệm dành cho họ những điều kiện đặc biệt về đất đai và trợ cấp: những vùng hoàn toàn công giáo lọt vào giữa các vùng khác. Ông Diệm cũng dành cho họ những chức vị tuyệt vời trong chính quyền, trong khi chinh sách gia đình trị, một chính sách rất quan trọng ở Việt Nam, cho phép ông ta tăng thêm quyền lực. Điều đó làm tăng gay gắt tình trạng căng thẳng trong giới Phật giáo đang bị tổn thương nghiêm trọng và tăng thêm nhiều lý do bất bình làm rung chuyển cái đất nước mới mẻ trong thế kỷ tới.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 06:10:28 am »

        Có khoảng hai trăm nghìn quân ngụy Việt Nam đã chiến đấu cho người Pháp cũng chuyển vào miền Nam cùng với gia đình họ. Cùng đi vào Nam, có 5 hoặc 6 nghìn bộ đội và cán bộ du kích, cả những đảng viên cộng sản lẫn lộn trong nhân dân để theo dõi từ cơ sở. Hàng chục nghìn người từ Nam ra Bắc, đó là dịp tốt để những người Việt Minh quê ở miền Bắc được trở về nhà và những người quê hương ở miền Nam đã chiến đấu cho ông Giáp tìm chỗ nương tựa ở miền Bắc. Họ cũng để lại hàng chục nghìn cán bộ, nhiều hơn số cán bộ đi ra Bắc, ở lại miền Nam: ông Giáp đã hình dung được những chiến sĩ tin tưởng này là chỗ “cứng” của chính quyền; vì lịch sử không dừng lại ở đó, mà đã bắt đầu một trang khác: họ sẽ là nòng cốt của một đội quân hoạt động trong phong trào sắp tới (có khoảng từ 10 đến 100 nghìn người dân tộc miền núi cũng di chuyển vào Nam, không ai biết con số chính xác là bao nhiêu mà cũng chẳng ai quan tâm đến họ).

        Ở miền Nam, không hề có đổi mới chính trị và xã hội làm cơ sở cho việc ủng hộ nhân dân đối với Diệm. Do vậy thời gian qua đi, nhiều người xa lánh Diệm, làm tăng thêm lực lượng chống đối: nghĩa là những cán bộ cộng sản ở lại đã động viên nhân dân nổi dậy khắp nơi-trong các thành phố, làng mạc, xóm thôn. Những cải cách có thể thu hút tầng lớp trí thức cũng không được thực hiện, khiến cho trí thức trở thành một yếu tố quan trọng gây nên sự mất lòng tin trong toàn thể nhân dân bằng ảnh hưởng của họ chứ không phải bằng sức vóc của họ. Trong lúc này, ở miền Bắc quyền lực ở trong tay 5 nhân vật có trách nhiệm cao nhất, đã không thay đổi trong một phần tư thế kỷ, giữ vững sự kế tục và bền vững của chính quyền, còn miền Nam liên tiếp thay đổi lãnh đạo kèm theo những lời hứa không bao giờ được tôn trọng.

        Một năm sau khi Diệm đã chối tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 7 năm 1956 như quy định của hiệp định Genève, chính sách của ông Diệm không đạt được mảy may tiến bộ xã hội và kinh tế là thời cơ thuận lợi cho những cán bộ của Cụ Hồ Chí Minh phát động phong trào nổi dậy rộng khắp. Số cán bộ này chỉ đại diện cho 2% dân số, thực tế có khoảng 350.000 đàn ông và đàn bà đã thường xuyên chiếm những vị trí then chốt trong khắp đất nước: thầy giáo, hội viên hội nông dân và cả công chức cao cấp. Sau năm 1960, cuộc khởi nghĩa được Hà Nội ủng hộ và lãnh đạo càng tăng thêm lực lượng và ảnh hưởng cho đến khi trở thành một cuộc nội chiến-chống lại cuộc nổi dậy, Hoa Kỳ chuệnh choạng xoay xở bao nhiêu mưu mô tính toán vô vọng để đạt đến một mục đích mơ hồ không thể nào giải thích quanh co được.

        Ở Hà Nội cho đến cuối những năm năm mươi, Võ Nguyên Giáp không chịu bó tay. Ông tăng thêm quân số, hiện đại hóa quân đội, trang bị vũ khí Liên Xô và Trung Quốc thế hệ thứ hai và thứ ba cho quân đội; loại vũ khí này đã quá thời hạn đối với đất nước họ nhưng đã cải thiện trang bị đáng kể so với các loại vũ khí trước đây của quân đội. Ông thành lập những sư đoàn mới, những trung đoàn mới, những trung tâm huấn luyện mới. Ông thành lập ở Vinh ngay gần giới tuyến chia cắt một trại huấn luyện đặc công, học viên học tập cách sử dụng thuốc nổ và đánh mìn, thành thạo bắt cóc, ám sát, phá hoại; giỏi ngụy trang, đóng giả, thám thính và chiến đấu tay không.

        Ngày 7 tháng 5 năm 1955, lực lượng hải quân Việt Nam đầu tiên ra đời. Ban đầu lực lượng này trực thuộc bộ đội mặt đất, đến ngày 12 tháng 10 năm 1959 trở thành một thực thể riêng biệt lấy tên là lực lượng bảo vệ bờ biển. Sau đó ngày 1 tháng 5 năm 1959, không quân nhân dân ra đời, ban đầu chỉ là một phi đoàn vận tải hàng không quân sự để 6 năm sau trở thành một lực lượng không quân thực thụ. Ngày 3 tháng 4 năm 1965, các phi công Việt Nam lần đầu tiên đánh máy bay Mỹ.

        Về phương diện cá nhân, sau 8 năm vắng mặt, ông Giáp cùng vợ, cưới năm 1946, trở về ở trong một ngôi nhà cạnh trụ sở cũ của người đại diện cao nhất của Pháp ở miền Bắc. Đó là ngôi nhà màu vàng mà người dân Hà Nội thường gọi là “Lồng Vàng”. Vợ ông là giáo sư sử học và sinh vật học, vốn là con gáu một ủy viên xã hội miền Nam (năm 1990 bà vẫn làm việc ở Hà Nội trong hội đồng nhân dân văn xã).

        Những nhà lân cận tòa công sứ Pháp đã trở thành một vùng được bảo vệ là những nơi ở của các vị ủy viên quan trọng của Chính phủ, đó vốn là những biệt thự của các viên chức cao cấp người Pháp. Ông Giáp ở đó, nuôi một gia đình 4 con, 2 trai và 2 gái. Thỉnh thoảng ông chơi đàn dương cầm, chỉ thỉnh thoảng thôi vì ông làm việc hết giờ này đến giờ khác ở văn phòng, trong các công sở hoặc doanh trại quân đội, và ông đọc rất nhiều-những sách về quân sự Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Mỹ và cả những tác phẩm khác; ông thích đọc tác giả Pháp, ông cũng ưa chuộng Goeth, Shakespeare và Tolstoi. Nhưng ông ca ngợi nhất những tác phẩm của thi sĩ Việt Nam cổ điển và hiện đại.

        Cuối những năm năm mươi ông Giáp nhận nhiều trách nhiệm. Ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh quân đội nhân dân, Phó Thủ tướng và Phó Chủ tịch Hội đồng quốc phòng, nơi ông có nhiệm vụ quan trọng trong quá trình quyết định tập thể.

        Tất nhiên vấn đề quan trọng nhất là tham gia vào công việc của quân đội nhân dân và Việt Cộng vào cuộc chiến tranh chống miền Nam Việt Nam được Mỹ ủng hộ. Trong bối cảnh ấy những vấn đề lớn về hành động quân sự du kích chiến và chiến tranh thông thường-thành lập và sử dụng đường mòn Hồ Chí Minh, tổ chức phòng ngự chống không lực Hoa Kỳ ở miền Bắc. Mọi điểm sẽ đề cập đến trong những chương tới.

        Song nhiều nhất là ông Giáp nổi tiếng với cái tên “Núi Lửa” là một con người làm chủ bản thân, băng giá, ẩn dấu một nghị lực như sóng địa chấn. Cái biệt danh ấy là do người Pháp đặt cho ông nhân dịp ông gặp Leclerc. Nhiều cán bộ chiến sĩ của ông đã đặt tên riêng cho ông ta, những giả thiết đầu tiên là khả dĩ hơn.

        Cách nhà ở của ông vài trăm mét, rất gần nhà ông, trường Albert Sarraut, trường học cũ của ông đã được đổi mới và đặt một máy phát điện cho ông. Đó là địa điểm đại sứ quán Liên Xô.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2016, 06:17:28 am »

       
Chương 13

Cuộc chiến tranh của Washington

        Tôi đoán trước các ngài sẽ dần dần ngày một ngày hai bị chìm ngập trong một vũng bùn không đáy về quân sự và chính trị
       
Tổng thống Charles de Gaulle gửi tổng thống Kennedy, 1962

        Lý do chính mà Hoa Kỳ can thiệp vào nền độc lập của miền Nam Việt Nam là khoản cho vay theo thỏa thuận của “lý thuyết domino”. Ở một cuộc họp báo ngày 1 tháng 4 năm 1954, tổng thống Hoa Kỳ đã so sánh tình thế chính trị ở Đông Nam châu Á như một hàng domino. Nếu một trong những domino ở cuối hàng bị thất sủng, nó sẽ kéo theo tất cả các domino khác sẽ đổ theo: nếu chủ nghĩa cộng sản thắng lợi ở miền Nam Việt Nam, nó sẽ tràn về phía Nam và phía Tây, thắng Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Malaisia, Indonesia, Philippin, toàn bộ bờ biển phía Đông của Thái Bình Dương sẽ bị cộng sản kiểm soát kể cả ba eo biển là lối vào Ấn Độ Dương và vùng Trung Đông-Lợi ích trọng yếu của Hoa Kỳ sẽ bị đe dọa kể cả hòa bình thế giới.

        Tiếc rằng khái niệm này-làm người ta nhớ lại trò chơi trẻ con-đã có một ảnh hưởng mạnh mẽ đến hàng triệu người đàn ông cũng như đàn bà thông cảm dễ dàng chấp nhận một cách mù quáng. Đúng là lấy làm tiếc vì khái niệm này không tính đến những khác nhau về chủng tộc và văn hóa, về điều kiện địa hình, tôn giáo và kinh tế giữa các quốc gia khác nhau khi ở các quốc gia này dân cư thuần nhất và dễ bảo, không có khát vọng khác hoặc những chuyện đáng phàn nàn trong lịch sử. Càng đáng tiếc hơn khi khái niệm ấy đã cảm hóa nguời trở thành tổng thống Hoa Kỳ John F.Kennedy (sự thật, trước tháng 4 năm 1954, lý thuyết ấy đã được trình bày trong cuộc họp của hội đồng an ninh quốc gia ở Washington không phải chính của Einsenhower). Những rung động hão huyền và ngây thơ ấy đã phải chịu một trách nhiệm nặng nề trong những năm tiếp theo.

        Năm năm sau, năm 1959, tổng thống Einsenhower tuyên bố công khai rằng Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ nền độc lập của miền Nam Việt Nam. Đến cuối năm, 750 cố vấn quân sự Mỹ có mặt ở miền Nam, trong khi quân đội miền Nam đã có 243.000 người.

        Tháng 11 năm 1960, Kennedy trở thành tổng thống. Trong bài diễn văn nhậm chức, tổng thống đã có một tuyên bố nổi tiếng, rằng nhân dân Mỹ đã sẵn sàng chịu bất cứ gánh nặng nào, trả bất cứ giá nào để bảo vệ tự do. Tháng 5 năm 1961, sử dụng những công thức hấp dẫn, ông tuyên bố trước quốc hội Mỹ rằng họ đang sống trong một thời kỳ lạ lùng và phải vượt qua những thách thức khác thường: “Hôm nay, chiến trường để bảo vệ và truyền bá tự do đang bao trùm toàn bộ miền Nam địa cầu, đất đai của các dân tộc đang nổi dậy. Cuộc khởi nghĩa của họ lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Họ muốn chấm dứt bất công, chuyên chế và bóc lột. Hơn cả kết thúc, họ khao khát bắt đầu!

        Chúng ta ủng hộ cuộc cách mạng của họ, bất chấp cả chiến tranh lạnh”.

        Thật dễ hiểu khi Kennedy phát triển khái niệm rằng cả bán cầu Nam bỗng nhiên nổi dậy chống bất công, nhưng đồng thời với lý thuyết domino dựa trên những lý lẽ không công bằng. Ai là những kẻ chuyên chế bạo ngược, bóc lột, là tác giả của những chuyện không công bằng ấy? Những kẻ mà Kennedy cho là phải chịu trách nhiệm về những cuộc khởi nghĩa nổ ra ở châu Á, châu Phi và một số vùng ở châu Mỹ latinh chỉ có thể là người Pháp, người Anh và người Hà Lan-những tên đế quốc ở thời tàn. Song rõ ràng họ không tương ứng với những mô tả ấy: những vương quốc ngắn ngủi của họ đã một thời xây dựng nền giáo dục và phát triển khiến cho các dân tộc “hoang dã” được nhiều hơn là mất. Không nên quên rằng các nước châu Âu này đã là đồng minh trung thành của Hoa Kỳ trong chiến tranh lạnh. Đối với chính sách ngoại giao Mỹ, người ta không dùng khái niệm trên đối với bạn bè, lý luận lừa dối ấy gây nên không ít lẫn lộn và cả ác ý trong những năm sắp tới-như năm 1956 “sự kiện kênh Suez” lúc bấy giờ. Lại thêm chuyện nhiều người Mỹ cho rằng miền Nam Việt Nam là một trong những quốc gia cần giúp đỡ để giải phóng những bất công cũ, do đó vấn đề lúc bấy giờ mang một tính chất hoàn toàn khác.

        Trong dịp ấy Kennedy đã tuyên bố thêm: “Các đối thủ của tự do không phải là khởi thủy của cuộc nổi dậy… mà họ xúi giục nổi dậy. Phần lớn thời gian, tấn công của họ không rõ ràng. Họ không bắn tên lửa, và quân đội của họ ít khi xuất hiện. Họ gửi súng đạn, kẻ gây rối, kỹ thuật viên và làm công tác tuyên truyền trong tất cả các vùng lộn xộn. Khi cần đến những hành động bạo lực, thì những hành động thường tiến hành ban đêm của những kẻ khủng bố, những kẻ gây rối, những kẻ phá hoại, những người khởi nghĩa”.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM