Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:05:44 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tướng Giáp qua hai cuộc chiến tranh Đông Dương  (Đọc 37240 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2016, 07:39:23 pm »

        Đến thế kỷ XX, Võ Nguyên Giáp viết: “Sự kết hợp giữa bộ đội chủ lực và các lực lượng địa phương bắt nguồn từ chiến lược hai mặt trận phía trước và phía sau cùng tấn công quân địch của cha ông ta để lại. Thọ binh là quân chủ lực, thương binh là các đội quân chủ làng xã do các lãnh chúa phong kiến tổ chức ra để duy trì chế độ phong kiến là một nội dung cơ bản để thực hiện các trận tiến công của quân đội Việt Nam với quân Pháp và quân Mỹ.

        Tướng chỉ huy cuộc nổi dậy trong các thời kỳ trung cổ khó khăn trên là Trần Hưng Đạo, ngày nay được tôn thờ như một trong những vị anh hùng kiệt xuất của lịch sử Việt Nam. Giáp viết: “Đó là một vị anh hùng dân tộc đã dạy bảo về sự thống nhất của dân tộc: “giặc vào nhà, đàn bà cũng đánh”. Đó là một sự thật xúc động nhưng rất gần gũi trong cuộc sống và đấu tranh của đất nước và những cuộc đấu tranh yêu nước đã từ lâu là những cuộc nổi dậy của nhân dân, những cuộc đấu tranh của nhân dân”.

        Năm 1407, quân Trung Quốc đời nhà Minh xâm lược Việt Nam một lần nữa. Những ông chủ mới ra sức khai thác đến cạn kiệt các nguồn lợi của đất nước, lại định ra những phép tắc khắc nghiệt để hòng phá hoại tinh thần dân tộc Việt Nam: giấy căn cước được cấp phát cho mọi công dân để tăng cường kiểm soát; các trường học chỉ có thể dạy tiếng Trung Hoa; việc thờ cúng tổ tiên bị bãi bỏ; các nhà văn không được viết sách; phần lớn các tác phẩm bị thu về Trung Quốc hoặc bị đốt; phụ nữ phải ăn mặc như trang phục phụ nữ Trung Quốc và đàn ông phải để tóc dài. Đúng là các phép tắc trên tỏ ra không có tác dụng và còn tăng thêm các khuynh hướng dân tộc. Cuối cùng quân Minh cũng phải rút lui về, để lại trong nhân dân Việt Nam một mối căm thù trong thời gian dài. Nhưng hòa bình-như đã chứng minh trong các thời kỳ-chỉ là một khoảng cách giữa hai cuộc chiến tranh: đất nước phải chịu đựng những thời kỳ xung đột nội bộ của thủ lĩnh các bộ lạc chống đối nhau. Thời cơ thuận lợi các thủ lĩnh thành lập nên những triều đại trên cả hai vùng châu thổ và miền Trung nối liền Nam Bắc.

        Đến thế kỷ XVII, các nước châu Âu bắt đầu bành trướng chủ nghĩa thực dân. Đông Nam châu Á là vùng đất rất thèm khát của chủ nghĩa đế quốc, nhưng lại khó khăn trong việc buôn bán với Việt Nam. Vì ở đó đang tồn tại ba học tộc: Tây Sơn, Trịnh và Nguyễn. Tất cả ba đều muốn có vũ khí hiện đại để đánh bại lẫn nhau và đều muốn buốn bán với châu Âu. Họ đã cho phép những người truyền đạo kèm theo các nhà buôn. Năm 1672 các cuộc chiến tranh nội bộ tạm châm dứt, tình thế đã thay đổi.

        Những quan hệ với phương Tây bị kịch liệt phản đối: một chi nhánh của Hà Lan thành lập năm 1637 ở Hà Nội đến năm 1700 bị đóng cửa; người Anh đến năm 1762 phải cuốn gói sau 25 năm. Chi nhánh của người Pháp mở ra 1680 cũng cùng chung số phận. Sau năm 1700, chỉ có người Bồ Đào Nha là có thể đứng chân ở một điểm. Về phía mình, các quan lại thấy quyền lực bị vi phạm vì sự truyền bá đạo cơ đốc, bắt đầu giết các tu sĩ và con chiên Việt Nam lúc bấy giờ có khoảng 10% dân số. Trong khoảng 400 năm, ảnh hưởng của người ngoại quốc đối với Việt Nam rất hạn chế.

        Đối với Võ Nguyên Giáp “nước Việt Nam là một trong những cái nôi của nhân loại. Các dân tộc Việt Nam có tiếng nói riêng, họ đã tổ chức được một nền kinh tế theo hệ thống chính trị xã hội, tạo lập được những phong tục đạo đức và văn hóa và phát triển như một ý thức hệ dân tộc”. Một điều chắc chắn là nhân dân Việt Nam đặc biệt đoàn kết thống nhất. Vì hai lý do cơ bản: phần lớn đất nước có đến hàng triệu gia đình đã tiến hóa qua các thế kỷ và đã biết di dân, ở Việt Nam chỉ có vài trăm dòng học kết hợp với những dân tộc khác nhau như họ Ngô và họ Nguyễn: con người luôn là thành viên của một đại gia đình thuộc cùng một dòng họ. Mặt khác những truyền thống đạo Nho đã đưa vào đây 2.500 năm, thái độ với quan chức và sự chia sẻ trách nhiệm cùng theo một mẫu mực giống nhau. Quyền hành thuộc về người đứng đầ bộ lạc, ông ta giao quyền cho các quan chức, các quan giao quyền cho hội đồng làng xã, và hội đồng truyền đạt đến gia đình. Đạo đức của mọi người là bắt buộc phải tuân theo quyền hành của người chủ gia đình.

        Đất nước có đến hàng triệu làng xã, một số làng gồm nhiều xóm. Hội đồng làng xã gồm những công dân quan trọng nhất như các địa chủ và quan lại nghỉ hưu, chỉ giải quyết những công việc xảy ra ở địa phương: xử lý tội phạm, thành lập sổ thuế và thu thuế, và các công việc lao động công ích. Hầu như làng nào cũng có quỹ hội tự cấp mà người dân đóng góp để thanh toán các chi phí tang ma. Cũng có những hội bách nghệ: thợ rèn, thợ mộc, thợ nề lập nên những quy tắc nghề nghiệp, cũng như hội phật tử của phụ nữ già cả tuổi quá 50 hoặc những phụ nữ quá chồng 40 tuổi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2016, 07:43:51 pm »

        Mỗi làng còn có một tổ chức nghĩa hương giúp đỡ các gia đình cô đơn, nghèo túng ở châu thổ sông Hồng. Nông dân trồng trọt tạo thành một quỹ dự phòng. Số dôi ra được án đi, tiền lãi cứu tế người nghèo. Mùa màng thất bại, gạo được phân phát đồng đều cho người dân làng. Cũng có những hội chơi như chọi gà, đánh cá. Làng xã là một thực tế tồn tại về tổ chức xã hội và kinh tế.

        Gia đình là đơn vị quan trọng, đơn vị hành chính cơ bản. Chính gia đình chứ không phải cá nhân đóng thuế. Chính gia đình chứ không phải thành viên trong gia đình là đối tượng thống kê. Họ là một nhóm người cùng lao động tạo thành một đơn vị kinh tế “1 bếp, 1 đèn”. Là nơi thờ cúng tổ tiên. Là nơi phân xử mọi tranh chấp. Họ tôn trọng lệ làng (luật lệ quốc gia hiếm thấy được đi vào cuộc sống, một vài trường hợp luật lệ cũng phụ thuộc vào tình hiếu thảo trong gia đình: Khi cha mẹ già yêu cầu có mặt con ở nhà thì một người con bị giam giữ cũng có thể được trả tự do).

        Về phương diện lịch sử, người Việt Nam biết tôn trọng tín ngưỡng của người khác. Hệt hống xã hội của họ dựa trên cơ sở đạo đức chứ không phải tôn giáo. Họ ưa chuộng công bằng trong xử thế. Họ cố gắng phấn đấu cho hạnh phục trên trần thế mà không quan tâm mơ tưởng ở thiên đường cao xa. Họ đã không phải hoàn toàn là tín đồ của Phật giáp, Nho giá hoặc Đạo giáo. Họ thực hiện những nguyên tắc chung của cả 3 tôn giáo: lòng tin ở tính thiện của con người, tin ở sự giải thoát của chính mình nhờ tự biết mình và nhờ tìm kiếm sự hài hòa trong bản thân mình để đạt được “3 con đường đều dẫn đến một mục đích”. Không có mệnh lệnh của giáo hội, không có giáo sĩ, họ tôn thờ trí tuệ của tổ tiên theo những tục lệ do già làng điều khiển. Ở vùng nông thôn, người ta chôn người chết bên bờ ruộng để cho linh hồn của người chết hòa nhập vào cơ thể muôn đời con cháu mai sau qua hạt gạo củ khoai. Đối với chùa chiền miếu mạo, mỗi làng thường có một đình thờ thần thành hoàng, đồng thời là nơi trung tâm sinh hoạt của nhân dân.

        Cũng có phong tục còn bí ẩn. Người Việt Nam quan niệm rằng trong xã hội có những phần tử chống đối cần phải tránh xa còn hơn là kiểm soát chúng. Khi một tổ chức không còn lý do để tồn tại công khai thì phải rút vào bí mật: hoạt động bí mật không những cần thiết cho tổ chức mà cả đối với hội viện, ít ai biết được ban lãnh đạo hội.

        Người Việt Nam thường dùng nhiều tên gọi trong cả đời mình (khai sinh có 3 tên: tên thứ nhất là họ ví dụ Nguyễn, tên thứ hai chỉ giới của con người: văn có nghĩa là đàn ông. Ba là một phụ nữ đã có chồng. Cô là phụ nữa chưa chồng. Tên thứ hai là tên chính thức của mỗi cá nhân: Yên, Đồng, Giáp, Thục một phụ nữ có thể đổi tên khi cưới chồng, có người vẫn dùng tên cũ. Vì sự dễ dãi về tên họ như vậy, cho nên có những người dấu tên và do đó có khi còn lẫn lộn về họ tên. Hồ Chí Minh có không ít hơn 23 bí danh là trường hợp đặc biệt. Vì vậy hàng chục năm trong cuộc đời của Người vẫn còn bí ẩn.

        Bí ẩn và bí mật càng được kính trọng hơn. Quyền lực khó đạt được nhưng dễ mất đi, tốt hơn hết là tránh xa những truyện bí mật. Càng ít tìm tòi càng có nhiều dịp thành công. Những người khác không cần phải biết rõ vị trí của mình. Không có câu truyện nào thực sự chuẩn xác (ở Việt Nam không ai ngăn cấm việc thay đổi lập trường, miễn là phải có 1 thời hạn nhất định). Một con người nhiều mưu mẹo, giả dối, thích những hoạt động bí mật có khi lại được kính nể.

        Năm 1788 quân Trung Quốc định sang xâm lược nhân cơ hội một cuộc khủng hoảng nội bộ mới. Nhưng họ bị quân Tây Sơn đánh bại ở miền Bắc đất nước, miền mà người Việt Nam gọi là Pắc Bó. Trong khi quân Tây Sơn đang phải chống chọi với quân Trung Quốc ở miền Bắc để bảo vệ nền độc lập của Việt Nam, thì ở miền Nam quân của chúa Nguyễn Ánh nhờ sự giúp đỡ của người Pháp đã kiểm soát được Sài Gòn và châu thổ sông Mêkông Nam bộ. Nhiều thủy thủ Pháp và nhân viên quản lý hành chính người Pháp đã được một cố đạo cố vấn hàng đầu của Nguyễn Ánh tuyển mộ. Nguyễn Ánh lên làm vua ở Huế năm 1802 gọi là vua Gia Long và thống nhất Bắc Trung Năm dưới cái tên cũ Việt Nam. Các vua đời sau trị vì đến năm 1954 đời vua cuối cùng là vua Bảo Đại.

        Đầu thế kỷ 19, người Pháp đang mải lo cuộc chiến tranh của Napoléon ở châu Âu. Trước năm 1985 họ vẫn chưa tìm được một thị trường cho nền kỹ nghệ phát triển của họ. Đến mùa hè năm đó, 2.500 quân Pháp dùng mười bốn tàu thủy nhỏ cập cảng Đà Nẵng, ở miền Trung Việt Nam. Tất nhiên một sự chống đối kịch liệt ngăn cản họ tiến sâu vào hơn nữa.

        Muốn cưỡng bức nhà vua chấp nhận một cơ sở mới của người Pháp ở Đà Nẵng; phải chiếm được thành phố Huế, nhưng họ không dùng đường biển được. Không có tàu đáy phẳng để ngược dòng sông Hương, người Pháp đành dùng biện pháp phong tỏa. Các cơn bão nhiệt đới nhanh chóng tàn sát hàng loạt quân lính Pháp, người nhiễm bệnh vượt qua số người bị thương trong chiến đấu: đã đến lúc phải có phương án giải quyết. Tháng 2 năm 1860 họ để lại một đồn canh nhỏ rồi lên tàu tiến về phía Nam chiếm Sài Gòn. Chưa đứng chân được một năm họ lại buộc phải ra đi. Năm sau họ mới trở lại thành phố. Tháng 6 năm 1861 quân viện từ Trung Quốc giúp họ kiểm soát được 3 tỉnh lân cận.

        Chủ nghĩa bảo thủ truyền thống của vua quan cản trở việc đất nước sử dụng vũ khí hiện đại để chống lại quân xâm lược nước ngoài. Tháng 6 năm 1862 thua trận, nhà vua phải bỏ Sài Gòn và 3 tỉnh. Một năm sau, người Pháp đặt chế độ bảo hộ ở Campuchia, và thành lập cái gọi là liên bang Đông Dương, do một đoàn thuyền đóng ở Sài Gòn điều khiển.

        Bốn năm sau, tất cả miền Nam Việt Nam gọi là Nam kỳ thuộc về tay người Pháp, họ thiết lập chế độ thuộc địa ở đó.

        Tháng 4 năm 1882, Sài Gòn đưa một lực lượng quân sự ra Hà Nội. Mười sáu tháng sau, một hiệp ước ký kết quy định quyền lực của người Pháp trên toàn bộ Việt Nam, Bắc kỳ ở miền Bắc, Trung kỳ ở miền Trung đặt dưới quyền bảo hộ của Pháp. Trên giấy tờ, Việt Nam đã bị chiếm nhưng phải mười bốn năm sau người Pháp mới có thể kiểm soát toàn bộ đất nước.

        Năm 1893 họ chiếm nước Lào và bổ sung vào Liên bang Đông Dương (họ chiếm Campuchia và Lào với danh nghĩa ngày xưa hai nước này chịu sự kiểm soát của Việt Nam-chỉ thời kỳ trung cổ xa xưa nước Lào mới bị vua Xiêm cai trị).

        Như vậy, người Pháp đã có một vương quốc ở phương Đông.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2016, 07:51:41 pm »

        
Chương 4

Thế kỷ thứ XX

       Chúng tôi đánh thắng, không phải da chúng tôi bằng thép, xương chúng tôi bằng đồng mà chính vì chúng tôi là những con người công bằng, trung trực, kiên nhẫn, mạnh mẽ, không chịu khuất phục và đầy lòng tự ái.
        
Lê Duẩn        

        Quá trình xâm lược của bọn thực dân đã diễn ra không có gì khó khăn, vì dân cũng không đông lắm, 80% sống trong những làng mạc hẻo lánh, mà hầu như dân chưa bao giờ ra khỏi làng. Việc giao thông đi lại rất khó khăn, đường sá không được rải nhựa (thường không thể đi lại trong thời gian có gió mùa); hơn nữa ra ngoài đường để làm gì khi làng đã cung cấp đủ mọi thứ cần thiết trong cuộc sống? Quyền lực trung ương thì ở xa, còn lòng tồn tại ngay trong bản thân mình: sau khi đánh chiếm ba thành phố lớn bọn thực dân buộc dân chúng hàng tháng trời không được thay đổi gì, dù họ có muốn. Và khi dân chúng đã nhận biết, họ có thể làm gì được? Cuộc sống cứ trôi đi theo thể thức truyền thống. Những cuộc nổi dậy chậm chạp và khó nhận thấy.

        Song đã có nhiều thay đổi: ví dụ như hạt muối mọi người cần dùng phải đóng thuế, ai phản đối bị bắt giam. Kết quả là thiếu thốn và giá cả tăng gấp 10 lần thời kỳ tiền thuộc địa. Nông dân được khuyến khích trồng cây nha phiến để chế biến thuốc phiện. Quốc gia độc quyền bán cho người tiêu dùng Việt Nam và nước ngoài.

        Sau một thế hệ, bọn thực dân Pháp ở Nam kỳ đã làm cho miền Nam giàu có thịnh vương so với nền kinh tế nghèo nàn của trung ương. Nhưng đến năm 1897, một quan toàn quyền mới làm thay đổi căn bản mọi thứ. Muốn biến Việt Nam thành một thị trường có kiểm soát để giao lưu hàng hóa Pháp và một nguồn cung cấp quý về gạo, than và cao su, Paul Doumer đã phớt lờ quy chế bảo hộ đối với Bắc kỳ và Trung kỳ, thiết lập quyền lực trực tiếp của người Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam, áp đặt nền chính trị lao động công ích: đường sắt, cảng, đường bộ, kênh đào, cầu cống… và cải thiện một bước hạ tầng cơ sở của đất nước. Ông tuyển dụng hàng nghìn người Pháp để thực hiện quyền cai trị, trả công cho số công chức ít ỏi của Việt Nam số tiền phụ cấp quá thấp so với người Pháp cùng làm một công việc.

        Trong chín trăm năm độc lập trước khi Pháp đô hộ, nền kinh tế Việt Nam hầu như dựa hẳn vào nông nghiệp. Cũng có những người thợ, người đánh cá và thợ mỏ nhưng phần lớn nhân dân làm nghề nông cày lúa để nuôi sống gia đình. Việc trao đổi buôn bán trong nước cũng như ngoài nước là không đáng kể. Rõ ràng những ngành nghề là không cần thiết vì phần lớn làng mạc và cả đất nước có thể sinh sống tự cấp tự túc trừ những lúc xảy ra đói kém. Giai cấp địa chủ không phát triển để có thể cạnh tranh quyền lực với vua quan. Khi người Pháp đưa vào cách khai thác các nguồn lợi của Việt Nam, có thể làm xuất hiện một giai cấp nào đó, thì các vua quan hiểu rằng những cải cách kinh tế có thể đe dọa quyền lực của họ và họ quyết bám lấy trật tự cũ.

        Về phần mình, người Pháp không muốn làm đảo lộn xã hội vốn có, dù có phương án có thể được chấp nhận, do đó nền kinh tế ở nông thôn cứ giữ nguyên như vậy hàng thế kỷ mà không có thay đổi gì. Các nhà buôn muốn giữ giá nhân công bản xứ ngang mức nền kinh tế nông thôn nhưng bán sản phẩm ngang mức kinh tế thành thị. Họ rất ít chịu kỹ nghệ hóa đất nước trong khi hàng trăm người Việt Nam được đưa sang mẫu quốc để xuống dưới hầm lò. (Và có đến hàng chục nghìn người trong đó đã đến làm việc ở nước Pháp trong chiến tranh thế giới).

        Từ khi người Pháp đến xâm chiếm Việt Nam, cuộc sống của phần lớn người Việt Nam càng khó khăn hơn. Trong nửa thế kỷ từ năm 1880 đến năm 1930, diện tích ruộng đất tăng gấp bội lần. Vụ lúa thu hoạch hàng năm vượt qua 284 nghìn tấn đến gần một triệu tấn rưỡi, nhưng người nông dân được ăn ít gạo hơn chưa kể đến thức ăn chẳng có gì. Các công trình thủy lợi lớn chủ yếu ở châu thổ sông Mêkông nơi yêu cầu diện tích đất đai rộng lớn. Ruộng đất không được phân phối cho những địa chủ nhỏ hoặc bần cố nông. Cuối cùng ruộng đất lại vào tay những kẻ đầu cơ người Pháp, họ bán lại với giá cắt cổ cho những người Pháp hoặc người Việt Nam lắm tiền. Hậu quả là nông dân không có ruộng phải cày cấy thuê cho địa chủ Việt Nam.

        Những cố nông này phải trả cho địa chủ sáu mười phần trăm thu hoạch mùa màng. Họ không có khả năng nuôi gia đình, phải chịu lao động cật lực hơn để có được ít cơm vào bát và tăng thêm phần lợi cho chủ.

        Số nông dân có ít ruộng cũng không khá hơn, họ phải trả cho địa chủ bốn mươi phần trăm thu hoạch mùa màng và sau khi trả nợ cho bọn thương lái Trung Quốc và bọn Pháp bóc lột, họ chỉ còn lại mười lăm phần trăm tiền đi chợ. Họ phải đi vay nợ thường xuyên và khi họ không trả được nợ thì ruộng đất của họ lại bị chiếm mất. Do đó số địa chủ nhỏ càng ngày càng thu hẹp lại. Đến cuối kỷ nguyên thuộc địa, số đại địa chủ ở Nam kỳ khoảng 2,5% dân số, chiếm giữ hơn 45% ruộng đất.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Tư, 2016, 08:09:25 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2016, 07:55:59 pm »

        Khi người ra nghĩ rằng chế độ thuộc địa chỉ đem lại lợi ích duy nhất cho người Pháp, thì hận thù của lịch sử lại tập trung vào những chủ kinh doanh tư nhân người Pháp và một số ít địa chủ Việt Nam được lợi nhiều từ chế độ thuộc địa: Không phải nhà nước Pháp, cũng không phải nhân dân Pháp được chia phần vào cái bánh ngọt ấy.

        Trong khi phần lớn nhập khẩu của Đông Dương (nghĩa là Việt Nam, Campuchia và Lào) từ năm 1920 đến năm 1939 đều từ Pháp sang, thì chế độ thuộc địa không bao giờ chịu tổ chức một thị trường quan trọng cho công nghiệp Pháp, lý do đơn giản vì đông đảo nông dân quá nghèo không thể tiêu thụ sản phẩm của họ. Chế độ thuộc địa chỉ đem lại lợi ích cho một số ít người, đại diện cho không đến một nửa phần trăm dân số: chỉ có 6 hoặc 7 nghìn người Việt Nam có đất ruộng quan trọng, vài nghìn viên chức Việt Nam và tất nhiên bọn thực dân làm đủ cách để nhận lấy những gì đến từ nước Pháp.

        Bắc kỳ chấp nhận qui chế bảo hộ từ thập kỷ đầu của thế kỷ XX. Một vị công sứ cao cấp ở Hà Nội thực hiện quyền hành dưới danh nghĩa phó vua Việt Nam. Trung kỳ dưới chế độ bảo hộ gián tiếp: ở Huế có ngai vàng của nhà vua là kinh đô, nhưng mọi quyền hành được phân định bởi người Pháp. Nam kỳ thuộc sở hữu của người Pháp, có một quan cai trị thuộc địa.

        Ở Nam kỳ người dân phụ thuộc vào các cấp chính quyền của người Pháp nhiều hơn hệ thống quan lại nên càng chịu ảnh hưởng nước Pháp nhiều hơn. Qua nhiều năm, Nam kỳ trở nên giàu có hơn miền Bắc: ở Trung kỳ và Bắc kỳ, những địa chủ chiếm ít hơn một nửa hecta đại diện cho 68,5% dân số, còn ở miền Nam, chỉ có 33,6% dân số chiếm ít hơn một nửa hecta; năm 1930 trên toàn Đông Dương, có 6.530 địa chủ chiếm hơn 600 hécta thì tất cả đều ở miền Nam; có 8.600 dân giàu có (những người có thu nhập hơn 5.500 đôla mỗi năm) thì 8.200 ở miền Nam. Nước Pháp theo đuổi một chính sách giáo dục để đồng hóa người Việt Nam hòng gắn chặt với nước Pháp, nhưng trong số 50% dân số miền Nam thì hơn một nửa có quốc tịch Pháp.

        Dù sao cái hàng rào ngăn cách miền Bắc và miền Nam là thiên tạo, nhưng truyền thống và phong tục miền Bắc cũng rất giống với phong tục tập quán miền Nam. Có lúc nào đó, người dân miền Nam tỏ ra nông nổi ấu trĩ đối với những người láng giềng phía cho rằng họ hung hăng, khiêu khích, hằn thù, xảo quyệt và thích chính trị nhưng trước hết và trên hết vẫn còn đó những người Việt Nam kiên nhẫn chia sẻ chung với miền Bắc một cái di sản và một quá khứ, cùng dùng chung một ngôn ngữ và cùng một hận thù chống bọn can thiệp và đô hộ nước ngoài. Vì bỏ qua cái thực tế quan trọng đó nên đã dẫn đến cái chết và niềm thất vọng của hàng triệu con người.

        Nước Pháp cũng như mọi thế lực thực dân khác đều kèm theo chế độ thuộc địa những khái niệm mới về tôn giáo, văn hóa và hành chính cho nhân dân bị đô hộ. Đối với người Việt Nam tín ngưỡng là một sự xúc phạm, văn hóa khác là một thứ không cần thiết, họ vốn có tất cả từ xa xưa trước cả chính nước Pháp. Trái lại một số hiểu biết cần thiết không được nước Pháp coi trọng như tiếp xúc với y học, pháp luật, kinh tế, ngoại giao và kỹ thuật công nghiệp.

        Nước Pháp đã xây dựng một nhà thờ lớn neogothique ở Hà Nội và một nhà hát lớn-một đáp lại-một đáp lại nhỏ nhoi của lâu đài Garnier-có thể biểu diễn vở Berling và Biget. Họ xây dựng một nhà hát ở Sài Gòn để biểu diễn các vở của Racine và Moilere. Họ khai thông những đường phố lớn để cải tạo hai thành phố lớn này như phố phường ở Paris. Họ mang đến rượu và điện, những trò trụy lạc và tiêm chủng, những thư viện, những bếp lớn, bẫy chuột, xe hơi và báo chí, cũng như những dụng cụ của hàng nghìn, hàng nghìn người Việt Nam làm thợ nề, thợ mộc, đầu bếp, làm vườn, người giúp việc, vú em, rửa bát để cung cấp cho những người trông nom biệt thự của họ xây dựng nên.

        Khốn nỗi, nước Pháp lại mang theo họ cái tầm nhìn cấp trên, tính ngạo mạn đối với người bản xứ. Họ tin rằng đã làm đúng khi đưa đến đây một lối sống châu Âu và coi như đó là một phần thưởng không cần tổng kết. Nếu họ thấy được những chuyện họ đã làm gây nên nợ nần chồng chất trong chính cuộc sống của họ mà không phải trong người dân thuộc địa, thì chắc hẳn họ có thể tránh được những hậu quả tiếp theo sau này.

        Thời đại và chân giá trị đã thay đổi. Ngày nay thật dễ dàng lên án bọn thực dân, nhưng cũng cần hiểu rằng họ đã thể hiện một đầu óc lớn lao về kinh doanh. Khi bỏ nước Pháp ra đi với hai bàn tay trắng đến một đất nước xa xôi. Nhiều người đã lao động cật lực. Họ phải cố gắng thích ứng với một khí hậu khắc nghiệt làm hao tổn sức khỏe của họ. Họ có nguy cơ nhiễm các bệnh nhiệt đới vô cùng đa dạng. Họ đã chấp nhận xa gia đình trong nhiều năm và trải qua hai năm trên biển cả để đến được Việt Nam.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2016, 07:59:36 pm »

        Mặc dù vậy, họ đã làm được nhiều việc. Ví dụ người ta chưa thấy hết lợi ích của việc đào tạo chuyên gia: nước Việt Nam thuộc địa chỉ có hai bác sĩ cho một trăm nghìn dân, so với Philippin là 25, Nhật Bản là 16. Hơn nữa, mẫu quốc đã tỏ ra dè xẻn trong việc chi tiêu ngân sách để cai trị thuộc địa, do vậy, tiến bộ thật sự chậm chạp và hầu như không nhìn thấy.

        Nhân dân Việt Nam nhận biết nhiều tật xấu của chế độ thuộc địa Pháp đối với bản xứ, vì họ đâu phải ngớ ngẩn mặc dù nghèo và thất học. Sự chống đối ắt là không tránh khỏi.

        Năm 1908 sau khi các nhà hoạt động yêu nước bị bắt giam hàng loạt, hội Phục quốc Việt Nam ra đời. Đó là một tổ chức vô chính phủ, quá tập trung chẳng có tác động lâu dài. Năm 1927, một đảng dân tộc của Việt Nam, Việt Nam Quốc dân đảng được thành lập ở Bắc kỳ do một thầy giáo 23 tuổi Nguyễn Thái Học lãnh đạo. Đảng tổ chức một cuộc bạo động vũ trang trong các đồn lính Pháp hy vọng đuổi được bọn Pháp đi, nhưng đến ngày thực hiện lời kêu gọi, binh lính Việt Nam giết sỹ quan Pháp rồi lại bị họ giết hết ngày hôm sau. Trong vụ khủng bố tiếp theo hàng trăm người bị giết, hàng nghìn người khác bị bắt giam, còn Nguyễn Thái Học và mười hai nhà lãnh đạo khác bị bắt và xử tù. Việt Nam Quốc dân đảng thực tế đã bị phá vỡ ở Việt Nam, nhưng còn tiếp tục tồn tại 15 năm ở Trung Quốc hoạt động lưu vong dưới sự yểm trợ của những nhà cách mạng dân tộc ở Quảng Đông Trung Quốc.

        Năm 1929 có 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Một do Trần Văn Cung sáng lập gọi là An Nam cộng sản liên đoàn. Một đảng khác được thành lập năm 1925 gọi là Thanh niên cách mệnh đồng chí hội. Đảng này tập họp ngay được một nhóm ở Trung kỳ. Tháng 5-1930, để chống lại nạn đói đang hoành hành ở miền Trung, những người cộng sản tổ chức một cuộc nổi dậy của nông thông trên diện rộng, “Xô viết” được thành lập trong nhiều tỉnh ở Trung kỳ, các địa chủ và quan chức Việt Nam làm việc cho Pháp đều bị giết. Pháp nắm lại quyền kiểm soát Trung kỳ mùa xuân năm 1931. Trong hai năm 1930 và 1931, 699 người Việt Nam bị bắt không xử án, 83 người bị xử tử, 546 bị giam tại chỗ và khoảng 3.000 người bị bắt đến các trại tập trung.

        Quan toàn quyền công bố với nhân dân Pháp với giọng lạc quan: “Chủ nghĩa cộng sản có đủ lực lượng chống lại trật tự công cộng đã biến khỏi Việt Nam”. Đến cuối năm, đảng phải lúc thoái trào, trong đảng có khuynh hướng lầm lẫn địch ta: hoạt động có lúc nhằm vào dân, có lúc nhằm vào bọn thực dân. Mặc dù phong trào yêu nước đang trong tình trạng khó khăn, những người cộng sản vẫn giữ thế tấn công, vì họ càng đoàn kết và được tổ chức tốt hơn để chuẩn bị tiếp tục đấu tranh.

        Ở Hồng Kông năm 1930, do mật thám Pháp đưa tin, Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) bị người Anh bắt giam hai năm, nhưng đã quá muộn. Tháng Giêng, ông đã tổ chức được một hội nghị thống nhất ba nhóm cộng sản và thành lập một đảng mới Đảng Cộng sản Đông Dương (?) ở Côn Minh đồng thời có chân ở Thái Lan và Malaysia. Ông xuất bản một tờ báo mới của Đảng tờ Tiến lên. Tờ báo trở thành tiếng gọi đoàn kết binh lính ở Việt Nam. Đảng cộng sản Đông Dương được tổ chức ở trong nước và ngoài nước. Đảng chia đất nước thành 3 miền Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ, rồi đến các khu, tỉnh và huyện. Đảng tập hợp những người có cùng lợi ích chung: nông dân, công nhân, sinh viên, phụ nữ, người già; ở nước ngoài có đại diện ở Côn Minh và ở phía Đông đến Thượng Hải. Sự trong sạch của chủ nghĩa, sự gắn bó với tổ chức, kỷ luật sắt và lời thề danh dự không phản bội, tạo thành một mẫu mực của Đảng để thử thách với thời gian mà không có thay đổi lớn.

        Cuối năm 1931 có khoảng một nghìn năm trăm đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, đồng thời cũng có đến hàng chục nghìn người cảm tình đảng. Người Pháp rất dè chừng những người yêu nước Việt Nam, vì người Việt Nam rất căm thù bọn thực dân Pháp, trong khi những người cộng sản được tổ chức chặt chẽ, có kỷ luật nghiêm minh và hứa hẹn với nhân dân sẽ có những biện pháp hữu hiệu để khắc phục bất công. Năm 1932 hòng thoa dịu phong trào, người Pháp cho ra đời một đảng chính trị đầu tiên tổ chức ở Sài Gòn, đảng mới xây dựng đã chịu ảnh hưởng của một tổ chức tôn giáo nhỏ-giáo phái Cao Đài-giáo phái này từ chối hoạt động chính trị và đảng cũng biến mất. Trong những năm trước chiến tranh thế giới II, Đảng cộng sản Đông Dương là tổ chức cách mạng duy nhất ở Việt Nam, mà đảng viên có kỷ luật và lý tưởng nghiêm chỉnh. Họ đại diện cho lực lượng mạnh nhất của phong trào đấu tranh đòi độc lập.

        Năm 1936, sau khi Chính phủ Mặt trận bình dân ở Pháp chấp nhận một số quyền dân chủ cho nhân dân thuộc địa, bộ máy của Đảng cộng sản hoàn toàn được xây dựng lại, tuyên truyền rộng rãi ảnh hưởng trong tầng lớp trí thức, giai cấp cônn nhân, nông dân và tổ chức ra mặt trận. Ở Bắc kỳ, đảng hoạt động dưới danh nghĩa Mặt trận dân chủ Đông Dương do hai nhân vật chưa ai biết lúc bấy giờ: Phạm Văn Đồng-Thủ tướng tương lai và Võ Nguyên Giáp-Đại tướng tương lai, lãnh đạo.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2016, 08:32:32 pm »

        Du nhập vào Việt Nam chiến tranh và tính chất dân tộc, nhân dân Việt Nam là một dân tộc có tác phong công nghiệp, thông minh và dũng cảm, nhưng thể hình bé nhỏ: đàn ông cao trung bình 1,55 mét và cân nặng 54 đến 58 kilô; đàn bà nhỏ nhắn hơn, ít người cao quá 1,45 mét và cân nặng không quá 45 kilô.

        Nhân dân gần 90% dân tộc người Việt cũng như người miền Nam Trung Quốc, đó là người Mông Cổ. Còn lại 10% là những dân tộc bị người Việt đẩy ra khỏi vùng châu thổ và bắt buộc sống trên vùng rừng núi. Các dân tộc này còn bé nhỏ hơn người Việt-người Pháp gọi là dân miền núi-Những năm ba mươi, có khoảng một triệu người gồm khoảng 33 họ tộc như Giơrai, Ê đê, Nùng, Mèo, Thái (người Thái có Thái trắng, Thái đen ngày xưa phân biệt bằng màu sắc váy của phụ nữ Thái).

        Miền Nam có 12 đến 13 triệu dân, trong số đó một triệu là người Trung Quốc, 350.000 người Campuchia và từ 500.000 đến 750.000 người miền núi. Miền Bắc cũng phân bố dân số tương tự như miền Nam, với tỷ lệ người Trung Quốc và người miền núi tương đương.

        Những bộ tộc người miền núi sống hoang sơ. Người Việt Nam cho rằng họ thuộc thời kỳ đồ đá. Ở phía Bắc họ nói tiếng gốc Trung Quốc, trong khi ở phía đông nam họ nói tiếng gốc Mon-Khmer, với một số từ vay mượn của Trung Quốc. Các tộc họ này gắn với linh hồn đồ vật họ thờ cúng.

        Lúc ban đầu, tiếng Việt rất lạ tai đối với người phương Tây, một loại ngôn ngữ nghe như tiếng chim ríu rít, âm họng, mũi, khàn, viết cùng một dạng chữ với người Trung Quốc có đến hàng nghĩ từ. Năm 1627, một vị giáo mục, cha Alexansde Rhodes đã đến Việt Nam trong một phái đoàn tôn giáo ở Nam kỳ hay đúng hơn ở Faifo một chi nhánh của Bồ Đào Nha. Ông học tiếng Việt vài tháng và sau hơn 1 hoặc 2 năm, ông đã chuyển chữ nôm thành chữ quốc ngữ thành công bằng cách dùng chữ latinh. Ngày nay người phương Tây có thể đọc tiếng Việt được nhưng phát âm khá phức tạp. Hơn nữa một số từ có đến bảy nghĩa tùy theo lúc sử dụng vào lúc cần nhấn mạnh.

        Về tổng thể Việt Nam có một số vấn đề đặc hữu cần dùng nhiều dự án lớn: 90% lao động phải làm việc để nuôi sống còn lại của dân số. Về địa lý hai phần ba đất nước là rừng núi, chỉ còn 5% đất đai trồng trọt được, gần như ít ruộng đất cày cấy được nhất trong các nước trên thế giới. Còn 75% dân số ở châu thổ sông Hồng; dưới thời thuộc Pháp, châu thổ cũng là nơi có nhiều địa chủ nhất châu Á: 98% nông dân cày cấy ruộng của họ, nhưng 60% tá điền không có đến nửa hécta. Trong nửa thứ hai của thế kỷ XX hàng nghìn người bị đàn áp và giết vì đấu tranh chống bất công này.

        Trong những năm 30, tôn giáo có vai trò quan trọng trong cuộc sống của nhân dân Việt Nam. Tuy vậy, thiên chúa giáo là một sản phẩm nhập cảng, nhân dân không tin tưởng (đến 1850 các con chiều đều bị khắc chữ “tà đạo” vào má trái bằng sắt nung đỏ). Gần 10% dân số theo đạo thiên chúa phần lớn là dân miền Bắc. Trong những năm50, khi Ngô Đình Diệm chiếm quyền tổng thống miền Nam, mới làm đảo lộn vị trí đạo thiên chúa ở miền Nam. Đạo Phật tự thân có mâu thuẫn: một mặt đối với chính trị không có gì quan trọng, nhưng mặt khác đối với thân phận con người lại rất quan trọng, đó là quan hệ chính trị. Trong những năm tiếp theo, chính sách của tổng thống nên Phật giáo mới xâm nhập vào đời sống chính trị ở miền Nam.

        Đó là nơi chàng trai Võ Nguyên Giáp trưởng thành. Nhìn chung, mỗi người đều lo công việc của mình theo phong tục truyền thống-vâng lời, trật tự, tự lập, gia đình, tươi cười và lễ phép. Nhưng trong dân chúng tiềm ẩn một lòng căm thù sâu sắc, yêu cầu dùng cách mạng bạo lực để đấu tranh đòi hỏi một nền độc lập mà nhân dân được hưởng đầy đủ các quyền lợi hợp pháp.

        Đối với người Việt Nam, lịch sử không phải là cơn ác mộng làm cho họ phải thức giấc; mà đó là món quà dâng lên tổ tiên, đó là sự hiện diện của tổ tiên. Tổ tiên đã đấu tranh cho độc lập, con cháu sau này cũng phải tiếp tục chiến đấu như vậy để khỏi phục lòng tin của tổ tiên.

        Niềm tin ấy cộng với lòng yêu nước, sự tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản đã hình thành một quyết tâm lạ kỳ, một trí tuệ chiến thắng trong một tổ hợp không thể dập tắt được.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2016, 08:37:40 pm »

       
Chương 5

Người Pháp quay trở lại

        Nếu nổi dậy là một nghệ thuật, thì nghệ thuật ấy có mục đích tạo cho cuộc đấu tranh một hình thức phù hợp với địa vị chính trị.
       
Võ Nguyên Giáp       

        Lịch sử Việt Nam chỉ là một dãy dài những cuộc náo động. Quân đội tiến và lùi. Những đợt sóng binh sĩ vấy máu nối tiếp nhau vỗ vào lũy tre làng, đập vào hòn đá tảng của giai cấp nông dân, hôm nay, ngày mai và ngày kia nữa, để lại phía sau những xác người và động vật, những bát cơm vơi đi; binh sĩ ngã xuống như một giấc mơ và chỉ xuất hiện lại ở thế hệ mai sau: một cơn ác mộng tái diễn và mờ mờ ảo ảo bất ngờ xuất hiện trong một đêm sâu. Theo dòng tuổi tác, người Việt Nam đã biết giáo, gươm, mút kê, súng trường, súng máy và lựu đạn; trong vòng 30 năm lại đây họ có thể bị giết hoặc bị thương vì mìn nhảy, lựu đạn có cánh, bom sát thương, napalm, tên lửa và tên lửa điều khiển bằng lade, và họ cũng có thể bị tiêu diệt vì loại mìn mặt đất có thể di chuyển cả những quả núi và đẩy đi ở độ cao mười nghìn mét trong bầu trời xanh, sáng sủa và im lặng.

        Ba trăm năm trước, nước Việt Nam bị chia thành hai hoặc ba phần: chia thành hai khoảng năm 1600 và thành ba trong thời kỳ các triều Vua Tây Sơn (1788-1802), được thống nhất đầu thế kỷ XIX để rồi lại bị người Pháp xâm chiếm Nam kỳ trước tiên và những năm sau họ áp đặt cho các tỉnh giàu có này một chế độ đô hộ khác với Trung kỳ và Bắc kỳ. Khi đề cập đến tương lai của Đông Dương cũng như của Việt Nam, Đồng minh quyết định cắt từ vĩ tuyến 16 trở lên, trong kế hoạch chờ đơi những quyết định tiếp theo. Những người họp hội nghị Potsdam tháng 7 năm 1945 hy vọng các vùng bị bảo hộ sẽ nhanh chóng giành được độc lập, còn miền Nam trước mắt vẫn giữ nguyên chế độ thuộc địa và sẽ giành độc lập sau.

        Những quyết định của hội nghị Potsdam bắt nguồn từ ác cảm sâu sắc của Tổng thống Roosevelt đối với chế độ thuộc địa. Niềm tin này không phải căn cứ vào thực tế sinh động của thế giới trong những năm 40 mà vì một nguyên tắc cơ bản của chính sách ngoại giao xuất phát từ cuộc nổi dậy chống quân Anh trước đây một trăm năm mươi năm. Không hiểu hết sự bất bình đối với quyết định của ông, Roosevelt đã biếu Việt Nam cho Tưởng Giới Thạch người lãnh đạo phong trào dân tộc Trung Quốc. Quà tặng bị từ chối một cách nhã nhặn: Tưởng nói rằng: “Người Việt Nam không phải là người Trung Quốc; họ luôn luôn khác hẳn chúng tôi; họ luôn nuôi chí căm thù lịch sử; họ không bao giờ hòa nhập vào Trung Quốc và sẽ khó khăn cho việc cai trị họ”.

        Về phía mình, sau khi quân Đức rút đi, tướng De Gaulle đã thành lập được một Chính phủ lâm thời ở Paris. Miễn cương ông chấp nhận ý tưởng chia cắt Đông Dương, nhưng không nghi ngờ gì về tương lai của Đông Dương: người Pháp sẽ quay lại ngay sau khi người Nhật rút đi.

        Trong thời gian Đức xâm chiếm châu Âu, những thuộc địa của Pháp là mồi ngon cho quân Nhật. Sau những trận đánh dồn dập ở Thái Bình Dương, quân đồn trú Nhật Bản được nhiều năm sung sướng, nhàn nhã. Nhưng chiến tranh ở châu Âu kết thúc, các quân đồn trú này phải chịu đựng toàn bộ sức nặng của một cuộc tấn công tổng lực của quân đội Đồng minh (quân Pháp không được tiết lộ về vũ khí nguyên tử cầu viện). Một khi người Nhật bị bại trận, các đội quân Nhật rút đi, nước Pháp tuyên bố quyền sở hữu đối với các thuộc địa trước chiến tranh. Biết rằng quân Trung Quốc không dễ dàng chấp nhận sự có mặt của quân Pháp ở Đông Dương như người Mỹ, De Gaulle đành chịu để cho quân Tưởng vào Bắc kỳ, Trung kỳ và quân Anh vào Nam kỳ để giám sát quân Nhật rút lui.

        Vào lúc này, ngày 28 tháng 8 năm 1945, Võ Nguyên Giáp cùng binh sĩ của ông vượt cầu Doumer (Long Biên) cái cầu nhô lên trên mặt nước đỏ nâu của sông Hồng Hà và tiến vào Hà Nội. Ba mươi nghìn lính Nhật đang đóng quân trong thành phố và vùng ven đô không cản trở. Họ biết rằng cuộc trở về của đoàn quân sẽ có thể làm tăng thêm tình trạng hỗn độn của thành phố, vì đoàn quân sẽ kích động và hướng dẫn toàn thể nhân dân nổi dậy chống lại các lực lượng nước ngoài: bọn chiếm đóng Nhật Bản cũng như các quan chức mất tinh thần cuối cùng của chính quyền Pháp. Trước hết, vì nhân dân muốn được làm chủ đất nước.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2016, 08:43:34 pm »

        Hàng nghìn người xuất hiện trên các đường phố lân cận và phá tan hàng rào của Bắc Bộ phủ, chỗ ở cũ của công sứ Bắc kỳ. Giáp kể: “Cuộc nổi dậy được nhanh chóng mở rộng và trong khoảng mười ngày chính quyền của thuộc địa và phong kiến không còn nữa. Các đội quân trở thành những đơn vị của giải phóng quân, của các lực lượng tự vệ và vô số đội du kích. Cách mạng đến như một luồng gió xoáy. Nỗi nhục nhã và nỗi đau của cuộc đời nô lệ hầu như bị quét sạch hoàn toàn trong ba ngày, chính quyền cách mạng thật kỳ lạ: nó làm cho nhân dân sống lại. Đêm qua, thành phối còn bị tê liệt vì đói, vì dịch bệnh và sợ hãi. Giờ đây, mỗi đường phố, mỗi ngõ chật ních người. Hàng nghìn, hàng nghìn người biểu tình trên các đường phố cách mạng được thành lập. Chính quyền nhân dân cách mạng được thành lập. Trộm cắp biến mất, không tìm thấy người ăn xin. Rất nhiều lá cờ đỏ sao vàng tô thắm màu hồng sáng chói nhà cửa và đường phố. Cách mạng thật sự là ngày hội của những người bị áp bức. Đó là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác-Lênin trong một nước thuộc địa và nửa phong kiến” (Những chặn đường lịch sử, trang 233. Nhà xuất bản chính trị quốc gia).

        Sự náo động say sưa ấy không chỉ vì việc giải phóng khỏi ách bóc lột dai dẳng của chính quyền Pháp và sự chiếm đóng ngu xuẩn của quân Nhật mà còn bắt nguồn tự sự hoảng sợ. Vì miền Bắc, đang khổ sở vì nạn đói khủng khiếp. Quân Nhật quyết định tống giam các viên chức người Pháp chịu trách về công tác thủy lợi, đặc biệt dọc theo bờ sông phía Nam Hà Nội, để việc trông coi mực nước vào tay những công dân Việt Nam thiếu kinh nghiệm. Những trận mưa lớn đến, họ mở cống rộng quá, hàng núi nước vượt qua đê không được củng cố giữ gìn chu đáo, phá hoại hết ruộng đất, hủy hoại hết mùa màng của tám tỉnh trong mười bốn tỉnh ở miền Bắc bị ngập lụt.

        Nạn đói đã cướp đi mạng sống của năm, sáu trăm nghìn người. Giá gạo tăng quá mức, đặc biệt ở Hà Nội và nhân dân không bao giờ được ăn no, nằm chết đói trên đường. Giáp viết: “Nước lên cao trên tất cả các sông ngòi. Các con đê do chính quyền thuộc địa bỏ mặc đã bị dòng nước phá hủy, sáu tỉnh của vùng châu thổ, vựa lúa của miền Bắc Việt Nam bị ngập lụt” (Sđd, trang 222).

        Tình trạng hôn độn là không tránh khỏi: một mặt những viên chức người Pháp đang tiếp tục bị giết trong các trại giam, còn mặt khác người Nhật coi như người điều hành đất nước lại đang trong trạng thái mơ hồ, không có sự lãnh đạo của Tokyo, hai quả bom nguyên tử ngày 6 và 9 tháng 8 đã kết liễu chính quyền ở đó. Điều phải làm ngay hiện nay là đưa Việt Minh lên nắm chính quyền hợp pháp để lấp chỗ trống, trước khi bọn Nhật hoặc quân Đồng minh có thời gian hoạt động.

        Về đến Hà Nội, sau khi bố trí xong các quân đội, Giáp đến ở nhà một người cảm tình ở phố Hàng Ngang, ở đó Giáp được tin Hồ Chí Minh đang trên đường về Hà Nội, do một phân đội biệt động Quang Trung của Giải phóng quân hộ tống, nhưng phải nằm trên cáng vì tình trạng sức khỏe kém. Trước đây ít lâu, Giáp đã có một đêm thức bên cạnh Hồ Chí Minh nằm trên giường bệnh bằng tre trong một lán nhỏ ở Tân Trào, và bây giờ ông đang trở về Hà Nội. Giáp kể: “Hồ Chí Minh đã một mình bôn ba khắp các miền của trái đất, sau khi rời khỏi cái nhà tranh nhỏ ở Kim Liên, cách Hà Nội 300 kilômét, ông phải mất hơn ba mươi năm mới đến được Hà Nội (Sđd, trang 221). Vài ngày trước đây, Hà Nội chỉ có chợ đen, cuộc sống rất bấp bênh, không có đủ xe bò để chở người chết đói đi chôn chung vào những hố ở vùng ngoại ô. Ngoài các cửa ô, từng đoàn người bị đói từ nông thôn kéo vào. Họ không đứng vững trên đôi chân, cuộc sống như chiếc lá vàng trên cây mùa đông. Chỉ cần người cảnh sát đẩy nhẹ là họ đổ xuống và không bao giờ đứng dậy được nữa” (Sđd, trang 222).

        Hôm sau ngày 19 tháng 8 năm 1945, trong khi các quan Nhật vênh váo lượn quanh khách sạn Metropole vừa đi vừa gõ roi ngựa vào đôi dày da, hết hy vọng về mệnh lệnh từ Tokyo, và binh sĩ của họ vừa hút thuốc lá vừa chờ đợi trong các trai lính gần thành nội-nơi đồn trú của lính Pháo trước đây-thì Cụ Hồ Chí Minh nắm quyền kiểm soát Việt Nam và thành lập Chính phủ đầu tiên của Cụ.

        Hy vọng người Pháp chấp nhận một sự đã rồi, và có thể tập hợp những nhóm yêu nước khác nhau dưới sự lãnh đạo của Cụ, Cụ Hồ Chí Minh đã mời vào Chính phủ những thành viên không mác xít, độc lập và thiên chúa giáo. Võ Nguyên Giáp được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ, bộ quan trọng nhất chịu trách nhiệm phát hiện nguyên nhân của những vụ lộn xộn và bắt đầu cải tạo xã hội theo những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản: hết chiến tranh, Cụ Hồ muốn đưa Giáp vào con đường hoạt động chính trị. Chu Văn Tấn người chỉ huy đội cứu quốc quân, đang chỉ huy một phân đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2016, 08:46:55 pm »

        Ngày 2 tháng 9, trước vài trăm nghìn người gồm một nửa dân số thành phố ồn ào và náo nhiệt, tập hợp ở Quảng trường Ba Đình, trên lễ đài Cụ Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập của Việt Nam, nhắc lại những câu nói lịch sử của tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ: “Mọi người có quyền được sống, được tự do và mưu cầu hạnh phúc”. Cụ đã yêu cầu một người lính Mỹ của OSS viết vào một mảnh giấy cho Cụ. Võ Nguyên Giáp đọc một bài diễn văn dài về những vấn đề chính trị, kinh tế và những vấn đề khác, đề cập cả đến những chính sách đối ngoại nhấn mạnh đến quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc và Liên Hiệp Quốc. Giáp còn nói thêm: Mỹ là người bạn tốt của Việt Nam.

        Sau này, Giáp đã tả cảnh này:

        “Hà Nội tưng bừng máu đỏ. Một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa. Cờ bay đỏ những mái nhà, đỏ những rặng cây, đỏ những mặt hồ. Biểu ngữ bằng các thứ tiếng Việt-Pháp-Anh, hoa chăng khắp các đường phố: “Nước Việt Nam của… người Việt Nam”, ”Độc lập hay là chết”, “ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Các nhà máy, các hiệu buôn to nhỏ đều nghỉ việc. Chợ búa không họp. Mọi hoạt động buôn bán, sản xuất của thành phố tạm ngưng. Đồng bào thủ đô già, trẻ, gái, trai đều xuống đường. Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị chủ tịch của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra mắt đồng bào như một lãnh tụ đầu tiên xuất hiện trước đông đảo quần chúng. Đó là một cụ già gầy gò, trán cao, mắt sáng, râu thưa. Cụ đội chiếc mũ đã cũ, mặc áo kaki cao cổ, đi dép cao su trắng. Hai mươi bốn năm làm chủ tịch nước, trong những ngày lễ lớn của dân tộc, trong những cuộc đi thăm nước ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất hiện với một hình ảnh giản dị không thay đổi. Vẫn bộ quần áo vải trên ngực không một tấm huy chương, y như lần đầu Bác đã ra mắt đồng bào”.

        Ngày 7 tháng 9, sau nhiều cuộc thảo luận với Giáp xung quanh một ngọn lửa trại, Cụ Hồ đổi tên giải phóng quân thành Vệ quốc đoàn-quân đội nhân dân-và tuyên bố thành lập một Bộ Tổng tư lệnh gồm những sỹ quan ưu tú và phụ trách việc điều hành toàn bộ quân đội. Bộ Tổng tham mưu này phải: “thống nhất, bí mật, linh hoạt, chính xác và nhanh chóng, đủ sức đánh bại mọi kẻ thù”. Có 3 bộ phận riêng biệt:

        -Một Tổng cục Chính trị thực hiện sự lãnh đạo trực tiếp chặt chẽ mọi mặt đời sống quân sự của Đảng, tổ chức hệ thống chính trị viên ở mọi cấp chỉ huy cho đến trung đội.

        -Một Bộ Tổng tham mưu bao gồm các cơ quan huấn luyện, kế hoạch tác chiến và thông tin liên lạc.

        -Một Tổng cục Hậu cần bao gồm vận tải (lúc đầu chưa có xe thì dùng phương tiện bằng tay) và cung cấp thực phẩm, vũ khí và trang bị (kể cả sửa chữa) cùng công tác quân y.

        Ngày 8 tháng 9, một hệ thống giáo dục quần áo (bình dân học vụ) ưu tiên 2, được thành lập để chuẩn bị cho nhân dân đi vào cuộc sống mới. Nhiệm vụ là giáo dục cho đại đa số quần chúng cơ sở tinh thần yêu nước. Từ trước đến bây giờ, mục đích chính của tuyên truyền là làm cho quần chúng nổi dậy đồng loạt, còn hiện nay là thấm nhuần việc thành lập một quốc gia cộng sản. Mao Trạch Đông đã công bố lý luận cơ bản: “Phải thuyết phục dần dần quần chúng bằng kết hợp với khủng bố tinh thần, vừa hăm dọa, vừa thuyết phục và dùng áp lực số đông. Việc lãnh đạo không có gì quan trọng như những giải quyết đầu tiên ấy”. Người Việt Nam cũng có những giải quyết ấy, nhưng không thiếu sự lãnh đạo mạnh mẽ trong những năm tiếp theo.

        Phải nghĩ đến bao nhiêu việc phải lo đến bao nhiêu vấn đề cẩn trọng, những tuần lễ đầu tiên hết sức bận rộn. Nói cách khác, Cụ Hồ Chí Minh hết sức lợi dụng những điều kiện đó; còn quân Nhật hết sức sung sướng, được rời bỏ mảnh đất này. Giáp nói rằng: “Bọn chỉ huy Nhật không muốn dùng quân của họ để lập lại trật tự” và họ không đủ khả năng quan tâm đến chỗ trống mà quân Pháp để lại khi ra đi vì chính bọn họ gây nên. Nắm lấy thời cơ, Chính phủ Hồ Chí Minh tổ chức ấn định các qui tắc, thành lập cảnh sát đầu tiên, áp dụng các luật lệ và xây dựng cơ sở của xã hội, Cụ Hồ giành cho dân tộc miền núi một số đại biểu trong đại hội quốc dân. Sau đó khoảng chục nghìn người trong số họ được gọi về Hà Nội để nhận một tổ chức: họ sẽ trở thành thầy giáo, bác sĩ và chuyên gia chính trị.

        Mồng 9 tháng 9 năm 1945, thực hiện quyết định của hội nghị Potsdam, 152.000 binh sĩ của quân đội quốc gia Trung Quốc thuộc các quân đoàn 53, 60, 62 và 93 cùng với các sư đoàn độc lập 23, 39 và 93 do tướng Lư Hán chỉ huy vược biên giới, tiến sâu về phương nam để cuối cùng đóng lại quanh Hà Nội. Có rất nhiều lính Trung Quốc, họ xuất hiện như nạn châu chấu phá hoại đồng ruộng, chỉ làm tăng thêm sự thiếu hụt lương thực. Ở miền Nam, quân Anh cũng không thể mất thời gian tiến vào với những bước dài: ngày 12 một bộ phận sư đoàn Ân Độ số 20 do tướng Donglad Gracey chỉ huy tiến vào Sài Gòn (trong tổ chức quân đội Anh, có một số đơn vị người Anh và một số đơn vị người Ấn Độ do sỹ quan Anh chỉ huy lãnh đạo).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2016, 08:55:21 pm »

        Đáng tiếc là người Anh đã cử đến đây một vị tướng của quân đội Ấn Độ, mặc dù lúc này đang có một vị đô đốc chỉ huy tối cao của tất cả lực lượng Anh quốc ở Đông Nam Á Loris Mountbattes có đủ thẩm quyền và được đánh giá cao đang ở trong tình huống thuận lợi đòi hỏi phải đối xử tế nhị. Vị tướng này đã quen đối xử với nhân dân thuộc địa nên có thể bị thành kiến: những tình cảm của ông dẫn đến việc nâng đỡ người Pháp và giúp họ thiết lập lại vương triều ở đây. Nếu sự việc rõ ràng và khách quan hơn, có thể sự kiện sẽ xảy ra khác đi. Vì vậy khi một phái bộ Việt Nam đại diện Chính phủ Hà Nội đến gặp ông, ông khinh khỉnh chỉ cửa vào, tỏ ra rất khó chịu về cuộc tiếp xúc nhỏ này và ông nhanh chóng mời họ ra ngoài.

        Với thái độ khách quan Mountbattes đã ra lệnh cho Gracey tước vũ khí quân Nhật, giữ gìn trật tự; không phải thiết lập lại “vương triều của người Pháp”. Nhưng vì sức ép của quan năm Cédile, cao ủy Pháp ở Đông Dương, Gracey không hoàn thành nhiệm vụ. Ông ban hành luật quân sự, và lính Nhật đang bị giam giữ, sử dụng họ để kiểm soát nhân dân một đất nước không thể kiểm soát nổi.

        Giáp kể:

        “Đồng minh đã quyết định chia Đông Dương thành hai khu vực để tiến vào tước vũ khí quân đội Nhật Bản khi Nhật đầu hàng. Việc giải quyết quân đội Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào do quân đội Anh phụ trách; từ vĩ tuyến 16 trở ra sẽ do quân đội Tưởng Giới Thạch chịu trách nhiệm. Đương nhiên, trong việc hệ trọng đó, dân ta không được hỏi ý kiến. Do áp lực của Mỹ, Pháp đã bị gạt ra ngoài…

        Trong nửa đầu tháng 9, gần 20 vạn quân Tưởng đã tràn vào hầu khắp các tỉnh miền Bắc như một bệnh dịch…

        Phái bộ Anh do tướng Gracey cầm đầu đến Sài Gòn, những đơn vị quân Anh, Ấn đầu tiên thuộc sư đoàn 20 theo đường biển lần lượt cập bến Sài Gòn. Chúng ra lệnh cho bọn Nhật làm nhiệm vụ cảnh sát trong thành phố và đòi các lực lượng của ta phải nộp vũ khí. Ngay từ ngày đầu, quân Anh đã lộ rõ bộ mặt can thiệp.

        Ngày 20 tháng 9, tướng Gracey ra bản Thông báo số 1. Y khẳng định quyền duy trì trật tự của quân Anh, y ra lệnh cấm mang vũ khí và tuyên bố những ai vi phạm các quy định của y sẽ bị trừng trị nghiêm khắc, kể cả xử bắn.

        Bọn Anh tới chiếm trại giam, thả tất cả những tên Pháp, nhảy dù xuống Nam bộ sau này khởi nghĩa bị ta bắt và giữ lại đó. Một ngàn rưỡi lính lê dương Pháp của trung đoàn bộ binh thuộc địa số 11 đã được bọn Anh đưa ra khỏi trại tù binh Nhật và trang bị lại. Sáng sớm ngày 23 tháng 9 bọn binh lính Pháp của trung đoàn 11 cùng một đơn vị lê dương mới từ Pháp sang được quân Anh, quân Nhật yểm trợ đổ xô ra các ngả đường. Chúng đánh chiếm các đồn cảnh sát của ta và bắn giết đồng bào. Những tên lính lê dương ở thuộc địa và những tên thực dân Pháp trước đây mấy tháng, ngon ngoãn đầu hàng quân Nhật đã tỏ ra vô cùng dã man trong việc tàn sát ngược đãi những người dân tay không… Trong không khí căm thù sôi sục, các chiến sĩ tự vệ và đồng bào Sài Gòn lập tức chiếm các vị trí chiến đấu, kiên quyết đánh trả bọn xâm lược…” (Sđd, trang 254,255).

        Hai tuần sau, đầu tháng mười, hai đại đội bộ binh Pháp, một đơn vị Commando và một trung đoàn xe bọc thép do tướng Leclerc chỉ huy đến Sài Gòn. Vài ngày sau, Chính phủ Anh cho rằng người Pháp phải nắm lại quyền lực ngày càng tốt: ở Luân Đôn và NewDelli người ta vừa được tin lực lượng bé nhỏ của tướng Gracey không thể làm chủ được tình thế. Vấn đề là sức bật của người Pháp, còn người Anh càng rút lui sớm càng tốt. Gracey chuyển tiếp tin tức đến tướng Leclerc. Và đầu tháng mười một, đô đốc d’Argenlieu đến Sài Gòn với nhiệm vụ cao ủy Đông Dương.

        Vài tháng sau, tháng 2 năm 1946, trung đoàn bộ binh lê dương ngoại quốc số 2 (2.REI) đổ bộ vào Sài Gòn và đưa ngay vào Trung kỳ. Và trong 3 tháng hành quân khốc liệt chống bộ đội Việt Minh, trung đoàn mất hai trăm ba mươi người chết hoặc bị thương. Đến tháng tư, những đơn vị còn lại là trung đoàn bộ binh lê dương ngoại quốc số 5 (5.REI)-trung đoàn thoát khỏi tay quân Nhật khi chúng bắt giam người Pháp-từ Trung Quốc trở về được thành lập lại ở Sài Gòn. Cùng tháng ấy, những sĩ quan Anh cuối cùng cuốn gói: họ được thay thế bằng quân Pháp mang vũ khí và quần áo Anh quốc lượn khắp Sài Gòn với những đội hình mà người ta gọi là: “Do Chính phủ Hoa Kỳ cung cấp”.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM