Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:57:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945-1954) những sự kiện  (Đọc 55572 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #10 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2016, 05:05:23 pm »


• Đầu tháng 11

Thổ ty Đèo Văn Long đưa Pháp về chiếm thị xã Lai Châu.

• 2 đến 5 tháng 11

Hội nghị các chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh lần thứ ba tại Bắc Bộ phủ (Hà Nội).

Hội nghị bàn việc mở rộng mặt trận để mọi nhân tài trong dân chúng được tham dự; và các vấn đề cứu tế, tài chính, kinh tế.

• 2 tháng 11

Quân ta bao vây và đánh tan 1 đoàn quân Pháp - Nhật khoảng 200 tên ở ngoại ô Cần Thơ.

• 3 tháng 11

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 50 quy định các ngạch công chức nước Việt Nam đã làm việc được 30 năm hoặc đã đến tuổi 55 đều phải về hưu kể từ ngày 1-10-1945.

• 3 tháng 11

Bế mạc khoá thứ nhất trường cán bộ thanh niên, anh em học sinh đã làm lễ tuyên thệ trước Chính phủ.

• 5 tháng 11

Để biểu thị sự ủng hộ cuộc chiến đấu oanh liệt của đồng bào Nam Bộ chống Pháp xâm lược, cả nước đã tổ chức "Ngày toàn quốc kháng chiến". Tại cuộc mít-tinh ở Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bài diễn văn nói rõ: "...Gần tháng rưỡi nay bọn thực dân Pháp hoành hành trong Nam Bộ. Đồng bào Nam Bộ đang hy sinh tranh đấu một cách oanh liệt vô cùng. Vậy toàn quốc đồng bào ta. Nam Bộ thì ra sức kháng chiến. Trung Bộ và Bắc Bộ thì ra sức giúp đỡ đồng bào Nam Bộ và ra sức đề phòng.

Bọn thực dân Pháp phải biết rằng: dân Việt Nam không muốn đổ máu, dân Việt Nam yêu chuộng hoà bình. Nhưng nếu cần phải hy sinh mấy triệu chiến sĩ, nếu cần phải kháng chiến bao nhiêu năm để giữ gìn quyền độc lập của Việt Nam, để cho con cháu Việt Nam khỏi kiếp nô lệ thì chúng ta vẫn kiên quyết hy sinh và kháng chiến."

• 8 tháng 11

Hồ Chủ Tịch hô hào nhân dân chống nạn đói. Người nói: "Công việc chống nạn đói, cũng như công việc to lớn khác phải kiên quyết, phải phấn đấu, phải sẵn lòng hy sinh, phải toàn dân nhất trí. Cuộc chống nạn đói cũng như cuộc chống ngoại xâm, ta nhất định thành công. Vì đồng bào ta ai cũng sẵn lòng hăng hái.... Các bạn phụ trách địa phương, các bạn phải có sáng kiến để tìm ra cách làm được việc mà không mất lòng dân. Nhất là đối với chữ Cần, chữ Kiệm, chữ Hy sinh, chữ Công bằng thì các bạn phải thực hành trước, phải làm gương cho dân chúng noi theo."
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #11 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2016, 05:09:57 pm »


• Từ 8 đến 12 tháng 11

Quân Pháp chiếm Tây Ninh (8-11), Hớn Quản, Lộc Ninh, Bù Đốp (12-11). Ta phục kích ở Bến Kéo (Đường 22) diệt một số xe và gần 100 tên địch.

• 10 tháng 11

Tại buổi lễ "Ngày phụ nữ ủng hộ Nam Bộ", Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy chương vàng cho bà Vương Thị Lai tức Lợi Quyền (là người đi đầu trong việc quyên góp ủng hộ chính phủ trong "Tuần lễ vàng"), và nói "Bà Vương Thị Lai là đại biểu của lòng hăng hái và hy sinh cho tất cả phụ nữ Việt Nam".

Chính phủ phát động "Tuần lễ vàng" từ ngày 16- 9-1945 đến 24-9-1945 với mục đích "thu góp số vàng trong nhân dân và nhất là các nhà giàu có để dùng vào việc cần cấp và quan trọng nhất của chúng ta lúc này là quốc phòng". Trong tuần lễ vàng nhân dân cả nước đã đóng góp khoảng 370kg vàng. Bà Vương Thị Lai giữ chức "xung phong vàng" đã góp 109 lạng 872.

• 11 tháng 11

Ban chấp hành Trung ương Đảng họp và ra Nghị quyết về việc tuyên bố "tự giải tán" Đảng Cộng sản Đông Dương. Thông cáo của Hội nghị chỉ rõ việc tuyên bố Đảng “tự giải tán" là "Để phá tan tất cả những điều hiểu lầm ở ngoài nước và ở trong nước có thể trở ngại cho tiền đồ giải phóng nước nhà”. Những người muốn nghiên cứu về chủ nghĩa Mác Lê Nin "sẽ gia nhập Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương".

Đảng ta tuyên bố "tự giải tán" nhưng thực chất là rút vào hoạt động bí mật.

• 12 tháng 11

Khai giảng lớp cán bộ tuyên truyền khoá thứ nhất - để phục vụ cho công tác Tổng tuyển cử.

• 12 tháng 11   

Dưới sự chỉ huy trực tiếp của đồng chi Lê Bình, trưởng Quốc gia tự vệ cuộc Cần Thơ, "đội cảm tử" đã đánh Sở chỉ huy hành quân của Pháp ở Thị trấn Cái Răng (cách Thị xã Cần Thơ 7 km) tiêu diệt 20 lính Pháp.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #12 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2016, 05:12:00 pm »


• 13 tháng 11

Đại hội Thanh niên Cứu quốc Trung Bộ tại Thuận Hoá. Đến dự có 47 đại biểu của 181.676 thanh niên Cứu quốc Trung Bộ và 100 thanh niên Cứu quốc người dân tộc ở Thuận Hoá. Hội nghị đưa ra những khẩu hiệu tuyên truyền và công tác cần kíp của thanh niên: Xung phong tuyên truyền, cứu tế; công tác xã hội, tuyên truyền và giải thích cuộc tổng tuyển cử, tổ chức các đội thanh niên xung phong.

• 15 tháng 11

Trường Đại học Việt Nam khai mạc khoá đầu tiên học bằng tiếng Việt Nam, bao gồm Ban Văn khoa, lớp chính trị xã hội, Ban Khoa học, Ban Y dược nha khoa, Ban Mỹ thuật, Ban Luật học (đến năm 1946 lấy tên là Ban Pháp Lý). Ngoài ra trong trường Đại học Việt Nam còn có những trường Cao đẳng chuyên môn: Công chính, Canh nông và Thú y. Hồ Chủ tịch có đến dự lễ khai giảng này.

• 15 tháng 11 đến 24 tháng 11

Khóa huấn luyện "Phan Thanh" ở Thuận Hóa (Huế) cho các ủy viên và cán bộ Bình dân học vụ các tỉnh Trung Bộ, có 67 người tham gia.

• Giữa tháng 11

Chính phủ quyết định đổi tên Giải phóng quân Việt Nam thành Vệ Quốc đoàn (có nghĩa là một đoàn thể bảo vệ quốc gia).

Trường quân chính Việt Nam đổi tên thành trường Cán bộ Việt Nam.

• 16 tháng 11

Chính phủ ra thông tư về việc tạm chia ruộng đất cho dân cày nghèo theo nguyên tắc dân chủ. Hàng vạn hecta ruộng đất công đã được chính quyền chia lại cho nhân dân lao động.

• 16 tháng 11

Bộ Kinh tế quốc dân ra thông tư số 557 quy định: Các Ủy ban nhân dân phải khai rõ số ruộng đất còn thừa trong vòng 15 ngày, chủ điền nào không khai hoặc man khai sẽ bị trừng phạt.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #13 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2016, 05:14:12 pm »


• 19 tháng 11

Chính phủ cho lập Uỷ ban trung ương phụ trách vấn đề sản xuất. Tiếp theo, ở mỗi tỉnh huyện, xã và làng đều thành lập các tiểu ban canh nông.
   
• 19 tháng 11

Hội nghị liên tịch ba phái Việt Minh, Việt Quốc, Việt Cách do Hồ Chủ tịch chủ trì, có Tiêu Văn và một số đại biểu khác của Tưởng dự với tư cách làm trung gian. Hội nghị nêu 7 điều căn bản để thảo luận nhưng không đạt tới sự thống nhất, cuối cùng chỉ thoả thuận miệng với nhau 3 điều kiện cho sự đoàn kết: 1) Đình chỉ công kích lẫn nhau; 2) Kêu gọi đoàn kết; 3) Kêu gọi ủng hộ kháng chiến Nam bộ.

• 20 tháng 11

Chính phủ ra thông báo quy định điền chủ phải giảm 1/4 (25%) tô, cho hoãn nợ, phải bỏ những địa tô phụ, nông dân phải giả tô cho địa chủ; phải tôn trọng quyền tư hữu của địa chủ, UBND các cấp phải trừ tiệt những hà lạm đã phạm đến quyền tư hữu của địa chủ, phải đứng làm trung gian hoà giải giữa điền chủ và giúp đỡ nông dân, phải bảo vệ hoa màu.

• 20 tháng 11

Hội nghị quân sự được triệu tập ở An Phú Xã (Gia Định); kiểm định tình hình hoạt động vũ trang, bàn công tác tổ chức, lãnh đạo, chỉ huy. Hội nghị quyết định chia Nam Bộ thành các khu 7, 8, 9. Chỉ định khu trưởng, uỷ viên chính trị, đồng thời bàn biện pháp củng cố lực lượng vũ trang tỉnh, thành phố, các chi đội Vệ quốc đoàn và xây dựng khu Lạc An, Đồng Tháp Mười, U Minh làm căn cứ cho các chiến khu.

• 21 tháng 11

Chuyển Sở Vô tuyến điện Việt Nam về Bộ Quốc phòng.

• 22 tháng 11

Chính phủ ký sắc lệnh về Việc cải cách các Uỷ ban nhân dân địa phương. Theo sắc lệnh này, để thực hiện chính quyền nhân dân địa phương trong nước Việt Nam, chính phủ sẽ đặt hai cơ quan: Hội đồng nhân dân và uỷ ban hành chính. Sắc lệnh còn quy định thống nhất về cơ cấu tổ chức, chức năng, quyền hạn và cách thức thành lập các cơ quan chính quyền các ở địa phương.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #14 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2016, 05:17:46 pm »


• 23 tháng 11

Toàn quốc tổ chức "Ngày Nam Bộ kháng chiến". Khắp thôn xóm dựng đài kháng chiến. Các đền chùa làm lễ cầu siêu. Hàng triệu người đứng nghiêm một phút hướng về miền Nam tưởng nhớ những người đã ngã xuống và biểu thị ý chí sắt đá, sức mạnh hùng hậu của khối đại đoàn kết toàn dân.

• 23 tháng 11

Lập Ban Thanh tra đặc biệt và Tòa án đặc biệt. Để pháp luật công bằng và nghiêm minh, xoá bỏ những tư tưởng, lề lối làm việc của xã hội cũ còn rơi rớt trong đội ngũ cán bộ chính quyền các cấp, chính phủ đã ban hành sắc lệnh số 64 thành lập Ban Thanh tra và Toà án đặc biệt tại Hà Nội để "giám sát tất cả các công việc, các nhân viên của các UBHC và các cơ quan chính phủ" "nhận các đơn khiếu nại của nhân dân, truy tố các tội hối lộ, tham ô, biển thủ công quỹ...”

Các ông Bùi Bằng Đoàn và Cù Huy Cận được chính phủ cử vào Ban Thanh tra đặc biệt.

• 24 tháng 11 đến 8 tháng 12

Một trận đánh lớn ở biên giới Nam Bộ. Quân du kích đã đốt cháy cả một trại quân Pháp làm 400 quân Pháp chết, rất nhiều tên bị thương. Trên sông Đồng Nai, một chiếc tàu chiến Pháp bị quân du kích ta đánh chìm.

• 25 tháng 11

Đại hội Thanh niên cứu quốc toàn xứ Bắc Bộ.

Hồ Chủ tịch đến dự lễ khai mạc. Người thông báo cho Đại hội về tình hình quốc tế, tình hình trong nước và đề ra một số nhiệm vụ:

- Chuẩn bị luôn luôn: một mặt ủng hộ cuộc kháng chiến ở Nam Bộ, một mặt chuẩn bị chiến đấu ở Trung và Bắc Bộ.

- Cứu nạn đói: mang gạo từ chỗ có đến chỗ không có. Quyên gạo, khuyến nông, không để thừa một tấc đất hoang nào.

- Chuẩn bị Tổng tuyển cử: tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ bổn phận của mình trong cuộc Tổng tuyển cử.

Người phê bình thanh niên còn hẹp hòi, không thu hút nhiều giai tầng, chưa lôi kéo được đại đa số thanh niên, chưa giúp đỡ nữ thanh niên, chưa có kế hoạch và phương hướng.

• 25 tháng 11

Trung ương Đảng ra chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc". Chỉ thị đã khẳng định cách mạng nước ta vẫn là cách mạng giải phóng dân tộc, kẻ thù chính của nhân dân ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng. 4 nhiệm vụ chủ yếu của nhân dân ta lúc này là: Củng cố chính quyền; chống thực dân Pháp xâm lược; bài trừ nội phản; cải thiện đời sống cho nhân dân. Nhiệm vụ bao trùm là củng cố chính quyền.

Để củng cố chính quyền, cách mạng lúc này phải thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ chiến lược:

1) Quyết tâm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

2) Ra sức xây dựng chế độ mới.


• 25 tháng 11

Sau 15 ngày bao vây, quân ta đánh lui quân Pháp ở thị xã Phan Rang, tiêu diệt hàng trăm tên, giải phóng thị xã.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #15 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2016, 05:21:21 pm »


• 26 tháng 11

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 220, tổ chức hai Nha trong Bộ kinh tế: Nha thương vụ và Nha tiếp tế. Đó là ngày thành lập ngành thương mại Việt Nam.

• Tháng 11

Chiến dịch chống nạn mù chữ đầu tiên trong lịch sử chống nạn thất học được phát động. Chiến dịch bắt đầu với khóa học Bình dân học vụ chính thức từ tháng 11-1945 đến tháng 2-1946.

• Tháng 11

- Hội nghị các phụ trách Đảng trong Vệ quốc đoàn bàn việc liên lạc và xây dựng hệ thống tổ chức Đảng trong quân đội.

- Thành lập Mặt trận Tây Bắc để chặn quân Pháp từ Vân Nam kéo vào Lai Châu, phá âm mưu chiếm Tây Bắc làm bàn đạp tiến xuống Bắc Bộ và Thượng Lào của địch. Ta điều 7 đại đội lên hoạt động ở Tây Bắc.

• Đầu tháng 12

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký lệnh cử một phái đoàn Chính phủ do đồng chí Lê Văn Hiến dẫn đầu vào nắm tình hình mặt trận niềm Nam.

• 1 tháng 12

Bộ Tài Chính ra Nghị định số 76/TC phát hành đồng tiền Việt Nam bằng nhôm đầu tiên có mệnh giá 2 hào.

• 3 tháng 12

Khai mạc Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam.

Lần đầu tiên đại biểu của 20 dân tộc thiểu số từ Việt Bắc. Tây Bắc đến Tây Nguyên về họp mặt tại thủ đô với mục đích:

1) Biểu dương sự đoàn kết của tất cả các dân tộc Việt Nam để củng cố nền độc lập chống ngoại xâm.

2) Để các dân tộc tự do đem nguyện vọng trình bày với Chính phủ. Căn cứ vào đó chính phủ thi hành các phương sách giúp các dân tộc.

3) Giúp Chính phủ thực hiện chính sách dân tộc đoàn kết chống xâm lăng, củng cố độc lập.

Hồ Chủ tịch đến dự và phát biểu với đồng bào về trách nhiệm và quyền lợi của các dân tộc thiểu số trong nước Việt Nam. Người chỉ rõ đồng bào các dân tộc phải ra sức:

1. Đoàn kết hơn nữa chống xâm lăng.

2. Tăng gia sản xuất.

3. Cứu giúp đồng bào dưới xuôi về nạn đói. Ủng hộ Chính phủ kháng chiến và Cứu đói.

4. Gây thân thiện giữa ta và Trung Hoa, nhất là các dân tộc ở các miền biên giới.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #16 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2016, 05:23:57 pm »


• 3 tháng 12

Khai giáng Trường Canh nông đại học. Hồ Chủ tịch và các ông Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục, Bộ Tuyên truyền, Bộ Cứu tế... đã đến dự. Giám đốc trường là ông Lê Viết Khoa.

• 4 tháng 12

Cuộc họp thân mật của hơn 100 đại biểu thiểu số Bắc Bộ và Trung Bộ tại Hà Nội. Các đại biểu bày tỏ sự ủng hộ nhiệt liệt chính phủ và Hồ Chủ tịch, và sự đoàn kết với đồng bào miền xuôi.

• 4 tháng 12

Địch chiếm thị xã Buôn Ma Thuột. Ta lập phòng tuyến chặn đánh địch trên đường 14 và đánh địch trên đường 21.

• 5 tháng 12

Báo Sự thật cơ quan Trung ương của Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương (tức Đảng Cộng sản Đông Dương) ra số đầu tiên. (Kế tục tờ Cờ Giải phóng)

• 6 tháng 12

Việt Minh Trung Bộ chính thức thành lập.

• 7 tháng 12

Báo Tấc đất, cơ quan cổ động sản xuất do Bộ Canh nông bảo trợ, là tờ báo được phát hành trong chiến dịch chống nạn đói (1945-1946) nhằm cổ động cho công tác tăng gia sản xuất - ra số 1.

• 7 tháng 12

Lớp chuyên môn thông tin liên lạc do Phòng thông tin liên lạc tổ chức sau cách mạng Tháng Tám, mở tại trường tiểu học (nay là trường PTCS Ngô Sĩ Liên), phố Hàm Long Hà Nội. Trưởng phòng thông tin liên lạc Hoàng Đạo Thuý trực tiếp phụ trách lớp.

Đây là lớp đào tạo hiệu thính viên quân sự đầu tiên (sau này gọi là báo vụ viên) của nước ta.

• 17 tháng 12-1945 đến 11 tháng 1-1946

Lớp sư phạm thứ ba lấy tên là khóa "Đông Kinh Nghĩa Thục", mục đích huấn luyện cho các công chức trở nên những cán bộ đủ năng lực về mọi phương diện tổ chức, cổ động, sư phạm và chính trị.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #17 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2016, 05:25:37 pm »


• 21 tháng 12

Chính phủ ban hành thêm sắc lệnh số 77 quy định việc tổ chức chính quyền nhân dân ở các thị xã và thành phố (được bổ sung, sửa đổi ở sắc lệnh số 68 ngày 14-5-1946, và sắc lệnh số 76 ngày 29-5-1946).

• 21 tháng 12

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 77 về việc thành lập thành phố trực thuộc Chính phủ Trung ương hoặc Kỳ; Thị xã thuộc Kỳ hoặc Tỉnh.

• 24 tháng 12

Việt Minh, Việt Cách, Việt Quốc đã ký bản Biện pháp đoàn kết gồm 14 điều chính và 4 điều phụ, trong đó có 3 khoản chủ yếu:

1/ Độc lập trên hết, đoàn kết trên hết. Thân ái, thẳng thắn giải quyết những vấn đề khó khăn trước mắt. Nếu ai dùng vũ lực gây rối loạn sẽ bị quốc dân ruồng bỏ.

2/ Ủng hộ Tổng tuyển cử Quốc hội và kháng chiến.

3/ Đình chỉ công kích lẫn nhau bằng ngôn luận và hành động.

Ngoài ra, bản biện pháp này còn đề ra những việc cụ thể như: mở rộng Chính phủ lâm thời, thừa nhận 70 ghế cho Việt Quốc, Việt Cách trong Quốc hội không qua bầu cử

• Tháng 12

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết Thư gửi nông gia Việt Nam kêu gọi nông dân: "Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa!.... Đó là cách thiết thực để chúng ta giữ vững quyền tự do, độc lập".

• Tháng 12

Ủy ban kháng chiến Nam Việt Nam được thành lập; hai phái đoàn Chính phủ lần lượt được cử vào nắm tình hình và truyền đạt chỉ thị của Trung ương và Chính phủ.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #18 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2016, 05:27:23 pm »


• Cuối năm 1945

Thường vụ Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định phân chia lại chiến trường. Cả nước chia thành 9 chiến khu.

* Chiến khu 1 gồm 13 tỉnh: Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Yên, Phúc Yên do Lê Quảng Ba làm khu trưởng, Thanh Phong làm phó, Tạ Xuân Thu làm chính trị viên.

* Chiến khu 2 gồm 8 tỉnh thành: Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Hà Nội, Sơn Tây, Hà Đông, Nam Định, Ninh Bình do Hoàng Sâm làm khu trưởng, Văn Tiến Dũng làm chính trị viên.

* Chiến khu 3 gồm 8 tỉnh thành: Hưng Yên, Hà Nam, Hải Dương, Thái Bình, Kiến An, Quảng Yên, Hải Ninh, Hải Phòng do Hoàng Minh Thảo làm khu trưởng, Lê Quang Hoà làm chính trị viên.

* Chiến khu 4 gồm 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên.

* Chiến khu 5 gồm 5 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kông Tum, Gia Lai.

* Chiến khu 6 gồm 6 tỉnh: Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Đắc Lắc, Lâm Viên, Đồng Nai Thượng.

* Chiến khu 7 gồm 7 tỉnh: Thủ Dầu Một, Biên Hoà, Tây Ninh, Gia Định, Chợ Lớn, Sài Gòn, Bà Rịa.

* Chiến khu 8 gồm 5 tỉnh: Tân An, Mỹ Tho, Gò Công, Bến Tre, Sa Đéc.

* Chiến khu 9 gồm 9 tỉnh: Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá, Bạc Liêu, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng.

• Tháng 12

Tiêu Văn gửi tối hậu thư đòi đưa các Bộ trưởng Cộng sản ra khỏi Chính phủ, thay bằng bọn tay sai của Tưởng, đòi cải tổ Chính phủ trước Tổng tuyển cử.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #19 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2016, 09:44:41 pm »


   
1946

   
• Đầu năm 1946

Tỉnh Quảng Nam hợp xã lần thứ nhất. 884 xã cũ trước cách mạng Tháng Tám, hợp lại thành 278 xã mới.

• Đầu tháng 1

Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Yên Thái (Bưởi) - làng có nghề làm giấy thủ công cổ truyền. Người tham quan địa điểm chuẩn bị cho Tổng tuyển cử và nhắc nhở mọi người hãy phát triển mạnh nghề giấy để phục vụ cách mạng.

• 1 tháng 1

Chính phủ lâm thời tự cải tổ thành Chính phủ liên hiệp lâm thời, mở rộng thành phần Chính phủ để thu hút thêm một số thành viên của Việt Cách và Việt Quốc.

Chính phủ liên hiệp lâm thời do cụ Hồ Chí Minh làm chủ tịch đã ra mắt tại nhà hát thành phố, trước 30.000 nhân dân thủ đô Hà Nội.

Thành phần Chính phủ Liên hiệp lâm thời gồm có:

1.   Hồ Chí Minh: Chủ tịch kiêm Ngoại giao
2.   Nguyễn Hải Thân: Phó Chủ tịch
3.   Võ Nguyên Giáp: Bộ trưởng Bộ Nội Vụ
4.   Trần Huy Liệu: Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền cổ động
5.   Chu Văn Tấn: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
6.   Dương Đức Hiền: Bộ trưởng Bộ Thanh niên
7.   Nguyễn Tường Long: Bộ trưởng Bộ Quốc dân kinh tế
8.   Nguyễn Mạnh Hà: Thứ trưởng Bộ Quốc dân kinh tế
9.   Nguyễn Văn Tố: Bộ trưởng Bộ Cứu tế xã hội
10.   Vũ Trọng Khánh: Bộ trưởng Bộ Tư pháp
11.   Trương Đình Tri: Bộ trưởng Bộ Y tế
12.   Hoàng Tích Trí: Thứ trưởng Bộ Y tế
13.   Đào Trọng Kim: Bộ trưởng Bộ Giao thông công chính
14.   Lê Văn Hiến: Bộ trưởng Bộ Lao động
15.   Phạm Văn Đồng: Bộ trưởng Bộ Tài chính
16.   Vũ Đình Hòe: Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục
17.   Cù Huy Cận: Bộ trưởng Bộ Canh nông
18.   Nguyễn Văn Xuân: Bộ trưởng không giữ bộ nào.

Chính phủ Liên hiệp lâm thời tồn tại từ ngày 1-1 đến 2-3-1946. Trong thời gian đó dưới sự lãnh đạo tài tình khéo léo của chủ tịch Hồ Chí Minh, Chính phủ đã dàn xếp ổn thoả với quân đội Tưởng Giới Thạch; lãnh đạo và chi viện tích cực cuộc kháng chiến ở miền Nam, tổ chức thắng lợi cuộc Tổng tuyển cử, phát hành giấy bạc Việt Nam, động viên toàn dân tham gia sản xuất, đẩy lùi nạn đói.

• 1 tháng 1

Liên quân Việt-Lào đánh chiếm Sê-pôn
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM