Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 01:28:44 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945-1954) những sự kiện  (Đọc 55860 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #70 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2016, 09:35:31 pm »


• 3 tháng 2

Sắc lệnh về chế độ kiểm duyệt, in, phát hành báo chí và các loại ấn phẩm.

• 3 tháng 2

Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh số 14-32 lập Nha tín dụng sản xuất.

• 4 tháng 2

Chính phủ ra quyết định thành lập Cục Quân giới thay cho cục Chế tạo và cử đồng chí Trần Đại Nghĩa làm cục trưởng.

• 10 tháng 2

Hội nghị bàn việc tổ chức giúp đỡ đồng bào tản cư do Bộ Canh Nông và Uỷ ban kháng chiến tỉnh Ninh Bình tổ chức tại Nho Quan. Chủ tịch Hồ Chí Minh có đến dự.

• 14 tháng 2

Trận đánh ở chợ Đồng Xuân là trận đánh lớn nhất ở Liên khu 1. Trận đánh đã diễn ra trong điều kiện so sánh lực lượng địch ta rất chênh lệch. Nó tiêu biểu cho khí phách anh hùng và sự kết hợp giữa lòng quả cảm và trí thông minh sáng tạo của các chiến sĩ cảm tử của thủ đô, của nhân dân ta trong những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Tuy chiếm được chợ Đồng Xuân và dãy số chẵn phố Hàng Chiếu, nhưng quân Pháp đã phải trả giá đắt với hơn 200 tên bị loại khỏi vòng chiến đấu.

• 14 đến 16 tháng 2

Hội nghị chính trị viên toàn quân lần thứ nhất của quân đội (tức hội nghị các chính trị uỷ viên khu và chính trị viên trung đoàn) do Trung ương quân uỷ triệu tập.

Hội nghị đã xác định vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng trong quân đội, đặt hệ thống tổ chức Đảng trong quân đội từ Tổng quân uỷ đến mỗi chi bộ, xác định cần củng cố quân đội chủ lực và chấn chỉnh tổ chức dân quân, tổ chức hệ thống chính trị viên từ trên xuống dưới, đào tạo cán bộ quân sự và quyết định ra tờ báo Vệ quốc quân (tiền thân tờ "Quân đội nhân dân" ngày nay) làm cơ quan giáo dục toàn quân. Hội nghị cũng quyết định 12 điều kỷ luật dân vận và 16 nhiệm vụ công tác chính trị trong quân đội cách mạng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #71 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2016, 10:01:01 pm »


• 16 tháng 2

Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh số 17/SL lập Nha khẩn hoang, di dân thuộc Bộ Canh Nông.

• 16 tháng 2

Ta đánh trận Tầm Vu (Cần Thơ) tiêu diệt hoàn toàn xe địch có tên trung tá chỉ huy và thu toàn bộ vũ khí.

• 22 tháng 2

Đảng uỷ và Bộ chỉ huy Mặt trận Hà Nội tổ chức lễ tuyên dương công trạng Trung đoàn Thủ đô.

• 28 tháng 2

Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh 27/SL ấn định thể thức và chế độ trực thu thời kỳ kháng chiến.

• Tháng 2

Thống nhất tên gọi các lực lượng nửa vũ trang là dân quân do chính quyền địa phương chỉ đạo. Lực lượng dân quân chia ra: Dân quân du kích có nhiệm vụ đánh giặc giữ làng và dân quân tự vệ đảm nhiệm công tác hậu phương.

• Tháng 2

Bộ Quốc phòng ra thông tư tổ chức mọi công dân từ 18 tuổi đến 45 tuổi vào dân quân, quy định: Dân quân tự vệ có nhiệm vụ canh gác phòng gian trong địa phương, vận tải, tiếp tế, tải thương, giúp đỡ du kích địa phương. Du kích địa phương có nhiệm vụ chiến đấu để bảo vệ làng mạc, tài sản, tính mệnh của nhân dân, độc lập tác chiến hoặc phối hợp với bộ đội.

Thông tư cũng quy định biên chế tổ chức của lực lượng dân quân tự vệ và du kích địa phương.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #72 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2016, 10:04:53 pm »


• 4 tháng 3

Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị về chống địch càn quét. Bản chỉ thị phê phán hai khuynh hướng sai lầm như cố giữ đất, không bảo tồn chủ lực hoặc bỏ chạy không tích cực bám địch, nhắc nhở các địa phương đề phòng địch đánh lan rộng... tổ chức làng chiến đấu... chuẩn bị làm vườn không nhà trống.

• 8 tháng 3

Quân ta phản công ở Ô Môn (Nam Bộ) tiêu diệt 400 tên địch khi chúng đánh vào căn cứ của ta.

• 8 tháng 3

Tại huyện Lý Nhân, Nam Định. Trung đội cảm tử Lý Nhân và tiểu đoàn 129 (Hà Nam) anh dũng chặn đánh quân Pháp qua để giải vây Nam Định, diệt trên 100 tên địch, phá huỷ 4 xe cơ giới.

• 15 tháng 3

Khi địch tập trung quân đánh vào Gôi và Đai Đê, thì các lực lượng vũ trang ta ở các hướng đã thực hiện thắng lợi cuộc rút quân kết thúc một thời kỳ vây đánh địch dài ngày tại thành Nam. Hơn 400 tên xâm lược bỏ mạng trên các đường phố thành phố Dệt. Số còn lại, kể cả bọn tiếp viện bị ta vây chặt trong khu nhà máy Sợi. Với chiến công vẻ vang đó, trung đoàn Vệ quốc đoàn 33 được chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thưởng danh hiệu "Trung đoàn Tất thắng".

• 16 tháng 3

Sắc lệnh lập Ngoại thương cục thuộc Bộ Kinh tế và định rõ thể thức về ngoại thương.

• 19 tháng 3

Chính phủ ký các sắc lệnh bổ sung, sửa đổi một số điều khoản về Ủy ban bảo vệ khu và tỉnh. Mỗi Ủy ban bảo vệ khu và tỉnh có 1 đại biểu quân sự, 1 đại biểu hành chính, 3 đại biểu nhân dân.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #73 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2016, 10:07:22 pm »


• 20 tháng 3

Để rút kinh nghiệm huấn luyện và tác chiến trên địa hình rừng núi, Bộ Tổng chỉ huy quyết định thành lập đội kỵ binh đầu tiên giao cho khu 10 phụ trách.

• 21 tháng 3

Quân dân vùng Vân Đình (Hà Đông) và thị xã Phủ Lý chặn đánh địch nhiều trận diệt hơn 800 tên địch. Bắn rơi 3 máy bay (ở Miếu Môn, chiến sĩ ta dùng súng trường bắn rơi một máy bay) phá huỷ 7 xe cơ giới khi địch tập trung hơn 5.000 quân từ Nam Định và Hà Đông đánh sâu vào Nho Quan (Ninh Bình) hòng lùng phá cơ quan Trung ương Đảng và Chính phủ.

• 21 tháng 3

Quốc hội Pháp lại thảo luận về ngân quỹ chiến tranh xâm lược Việt Nam. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Pháp quyết nghị không bỏ phiếu tán thành ngân quỹ quân sự để tiếp tục chiến tranh.

• 22 tháng 3

Báo Vệ quốc quân, cơ quan tuyên truyền và giáo dục bộ đội của quân đội ta. Báo ra hàng tuần, đã ra số đầu tiên.

Năm 1959 báo Vệ quốc quân và báo Quân du kích sáp nhập thành báo Quân đội nhân dân.

• 22 tháng 3

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng và cử một đoàn đại biểu đến dự Hội nghị đoàn kết đấu tranh cho độc lập dân tộc của các nước châu Á (Hội nghị Liên Á) họp ở Niu Đê Li. Hội nghị ra lời kêu gọi nhân dân châu Á ủng hộ Việt Nam giành độc lập.

• 26 tháng 3

Chính phủ ra sắc lệnh quy định thành phần của Ủy ban bảo vệ huyện, gồm 3 đại biểu (quân sự, hành chính
và nhân dân), ủy ban bảo vệ xã có 1 đại biểu nhân dân và 1 đại biểu quân sự.

Ở xã, cơ quan chính quyền được gọi là Ủy ban hành chính kiêm kháng chiến; Chủ tịch Ủy ban hành chính xã là Chủ tịch Ủy ban hành chính kiêm kháng chiến xã, Ủy ban bảo vệ là tổ chức gồm các thành phần quân, dân chính. Chiến sự lan tới đâu, Ủy ban bảo vệ ở đó đổi thành Ủy ban kháng chiến.

• Tháng 3

Chính phủ quyết định đổi Bộ Tổng chỉ huy quân đội quốc gia thành Bộ Tổng chỉ huy quân đội quốc gia và dân quân tự vệ Việt Nam. Đến đây, hệ thống tổ chức dân quân các cấp ra đời, các ban chỉ huy tỉnh đội, huyện đội, xã đội thuộc Ủy ban hành chính các cấp được thành lập.

• Tháng 3

Quốc hội Pháp mở cuộc tranh luận về vấn đề Việt Nam. Tại cuộc tranh luận, các đại biểu Đảng cộng sản Pháp, một số nhân sĩ tiến bộ như Pie Cốt, chủ trương đình chỉ ngay cuộc chiến tranh để dàn xếp với chính phủ Hồ Chí Minh.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #74 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2016, 10:11:16 pm »


• 3 đến 6 tháng 4

Hội nghị cán bộ Trung ương Đảng lần thứ hai tại Việt Bắc. Đây là hội nghị đầu tiên của Trung ương từ sau khi Trung ương rút khỏi Thủ đô lên căn cứ địa Việt Bắc để chỉ đạo cả nước kháng chiến. Hội nghị rút kinh nghiệm qua 4 tháng kháng chiến toàn quốc, phân tích về cuộc kháng chiến của ta và đề ra những chủ trương, chính sách về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá nhằm thực hiện "toàn dân đoàn kết, kháng chiến lâu dài", Hội nghị khẳng định: "Kháng chiến nhất định thắng lợi”.

• 4 tháng 4

Thành lập Ủy ban hành chính miền thượng du Thanh Hoá để giúp UBHC tỉnh giải quyết các công việc ở 6 châu Thượng du và động viên nhân dân chuẩn bị kháng chiến, đẩy mạnh sản xuất.

• 17 tháng 4

Thành lập xí nghiệp cơ khí Trần Hưng Đạo (hiện nay là nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo), xí nghiệp cơ khí đầu tiên của ngành công nghiệp quốc doanh Việt Nam do ban kinh tế Trung ương Đảng thành lập ở Việt Bắc.

• 25 tháng 4

Sắc lệnh lập Toà án tối cao.

• 25 tháng 4

Quân và dân Kiến An chặn đánh nhiều trận, tiêu diệt 360 tên địch khi chúng tiến ba phía đánh vào thị xã Kiến An. Trong trận chiến đấu với tinh thần "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" để bảo vệ cho Thị xã Kiến An, đồng chí Trần Thành Ngọ, cảnh sát trưởng T.p Hải Phòng đã hy sinh (ngày 3-8-1995 đồng chí được Chính phủ truy tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân")

• 25 tháng 4

Biệt động đội Quảng Trị đột kích vị trí Dương Lộc tiêu diệt 300 tên địch.

• Tháng 4

Ta chính thức đặt cơ quan đại diện chính phủ ở Băng Cốc (Thái Lan) được hưởng đặc quyền như một cơ quan ngoại giao. Tại đây, ta đã lập phòng thông tin.

• Tháng 4

Xã Nhân Lang (huyện Hưng Hà, Thái Bình) được công nhận là xã đầu tiên của cả nước thanh toán xong nạn mù chữ.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #75 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2016, 11:17:33 pm »


• 15 tháng 5

Sắc lệnh số 50/SL đặt Huy chương Quân công và Huy chương chiến sĩ, quy định việc thưởng cho cá nhân và đơn vị trong quân đội, dân quân, tự vệ lập nhiều thành tích trong chiến đấu. Hai thứ huy chương đó cũng để truy tặng những liệt sĩ có công tích đặc biệt.

• 15 tháng 5

Sắc lệnh cho phép lưu hành một số loại giấy bạc trong toàn quốc (1đ, 5đ, 10đ, 20đ, 100đ, 500đ). Khối lượng bạc Đông Dương cũ của Pháp ta thu về làm vốn trang trải cho ngành ngoại thương còn non trẻ.

• 16 tháng 5

Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ nhất tổ chức tại Tuyên Quang. Mục đích của hội nghị nhằm xác định tư tưởng trường kỳ kháng chiến, xây dựng tổ chức, bố trí lực lượng và chỉnh đốn công tác cho phù hợp với tình hình mới.

• Từ 21 đến 24 tháng 5

Tòa án quân sự Liên khu 3 đã xét xử Đặng Trần Dương và 11 tên khác đã lợi dụng chức quyền để biển thủ tiền, vàng của Nhà nước; ăn hối; tra tấn dã man phạm nhân; thông dâm với nữ phạm nhân; buôn lậu; ăn chơi trác táng; bắt người trái phép; gây mất đoàn kết với một số cơ quan địa phương. Dương là Trưởng ty Công an Hà Nam, bị kết án tử hình.

• 22 tháng 5

Trận phục kích xuất sắc ở đèo Hải Vân (Quảng Nam - Đà Nẵng). Tiểu đoàn 19 đã diệt gọn đoàn xe 10 chiếc, có hơn 100 lính Lê dương, hàng chục sĩ quan, trong đó có viên đại tá Rôgiê chỉ huy quân Pháp ở khu Quảng Nam - Đà Nẵng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #76 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2016, 11:19:11 pm »


• 24 tháng 5

Thành lập huyện Kim Sơn thuộc tỉnh Bình Định.

• 24 tháng 5

Hội nghị dân quân, tự vệ, du kích toàn quốc lần thứ nhất được triệu tập tại Việt Bắc. Hội nghị khẳng định vị trí chiến lược của lực lượng dân quân, tự vệ và du kích, chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm về tổ chức và hoạt động của dân quân, tự vệ. Hội nghị đặc biệt chú ý đến tác dụng của làng chiến đấu xuất hiện ở Bắc Ninh, Kiến An, Bình Trị Thiên.

Hội nghị đã bàn việc thống nhất tổ chức dân quân, tự vệ và du kích trong cả nước, công bố 10 lời thề danh dự và 12 điều kỷ luật dân vận của dân quân, tự vệ và du kích.

Ngày 27 tháng 5, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư tới hội nghị khen ngợi và đánh giá cao vai trò của lực lượng dân quân, tự vệ và du kích: "Dân quân, tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là một bức tường sắt của Tổ quốc. Vô luận kẻ địch hung bạo thế nào, hễ động vào bức tường đó thì địch nào cũng phải tan rã".

• 29 tháng 5

Liên bộ Nội vụ - Quốc phòng quyết định sáp nhập hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây vào khu 11 (trước thuộc khu 2).

• Tháng 5

Chính phủ ra nghị định thành lập Cục ngoại thương phụ trách việc nhập cảng hàng hoá thiết yếu cho kháng chiến và xuất cảng vật phẩm trong nước lấy ngoại tệ.

• Tháng 5

Trận đánh giao thông ở Giồng Dứa (Mỹ Tho) tiêu diệt hoàn toàn đoàn xe vận tải và 15 xe hộ tống, bắt sống một bộ trưởng của Chính phủ bù nhìn Nam Kỳ.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #77 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2016, 11:20:50 pm »


• 6 tháng 6

Về phương diện kháng chiến và hành chính, huyện Văn Giang trước thuộc tỉnh Bắc Ninh (khu 12), nay thuộc khu 3. Huyện Văn Lâm, trước thuộc tỉnh Hưng Yên (khu 3), nay thuộc khu 12.

• 6 tháng 6

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 58/SL đặt 3 loại huân chương: Sao vàng, Hồ Chí Minh, Độc lập, do chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra sắc lệnh (hoặc truy tặng) cho đoàn thể và những người có công với nước, với dân; hoặc các nhân vật người nước ngoài có công với nước Việt Nam.

Huân chương Sao vàng chỉ có 1 hạng "để tặng những người có công đức vĩ đại với dân tộc".

Huân chương Hồ Chí Minh có 3 hạng: hạng nhất, hạng nhì, hạng ba "để tặng những người có tài, đức, có công với dân tộc".

Huân chương Độc lập có 3 hạng: hạng nhất, hạng nhì, hạng ba "để tặng những người có công đặc biệt trong việc cứu quốc hoặc kiến quốc".

• 12 đến 15 tháng 6

Hội nghị quân sự toàn quốc lần thứ ba họp, nhận định tình hình, bàn biện pháp phá âm mưu chiến lược mới của giặc, đồng thời gấp rút "bồi dưỡng, chấn chỉnh bộ đội, củng cố căn cứ địa kháng chiến. Tích cực chuẩn bị kháng chiến trong thu đông"

• 17 tháng 6

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 56/SL thành lập trường Ngoại ngữ, nhằm mục đích đào tạo cán bộ ngoại ngữ cho các ngành trong nước, đáp ứng vêu cầu kháng chiến.

• tháng 6

Huyện Quỳnh Côi (Thái Bình) là huyện đầu tiên trong cả nước đã thanh toán nạn mù chữ, được Hồ Chủ tịch gửi thư, bằng khen và tặng phẩm.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #78 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2016, 11:23:01 pm »


• 2 tháng 7

Quân ta bắt đầu đánh mạnh vào An Khê (Bình Định) tiêu diệt nhiều tên địch buộc chúng vội vã rút ba cánh quân lớn, bỏ dở cuộc hành quân xuống vùng Đình Quang, Đồn Hào, Hang Dơi, Vườn Xoài (Bình Định).

• 5 tháng 7

Sắc lệnh số 62/SL sáp nhập hai xã Đại Hoá và Kiến An thuộc huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) vào huyện Can Lộc (Hà Tĩnh).

• 9 tháng 7   

Tạm thời trong thời kỳ kháng chiến các phủ, huyện Kinh Môn, Nam Sách, Chí Linh, Đông Triều (thuộc tỉnh Hải Dương), Thuỷ Nguyên (thuộc tỉnh Kiến An) và khu đặc biệt Hồng Gai thuộc quyền điều khiển của Ủy ban hành chính tỉnh Quảng Yên.

• 14 tháng 7

Ta phục kích, chặn đánh đoàn xe lửa ở Bầu Cá (Biên Hoà - Phan Thiết) diệt 200 tên địch.

• 15 tháng 7

Ta phục kích ở cầu Ai Lâm diệt 40 tên địch, phá huỷ 3 xe vận tải, thu toàn bộ vũ khí.

• 18 tháng 7

Sắc lệnh phát hành các loại "tín phiếu" (1đ, 5đ, 10đ, 20đ, 50đ, 100đ, 500đ) có giá trị như giấy bạc Việt Nam tại Nam Trung Bộ.

• 18 tháng 7

Thành lập một Phân khu quân sự trong Chiến khu 4 gồm các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #79 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2016, 11:23:51 pm »


• 25 tháng 7

Thành lập Khu 14 gồm 2 tỉnh Sơn La, Lai Châu và huyện Mai Đà (Hoà Bình).

• 26 tháng 7

Sắc lệnh cho phép Ủy ban hành chính Nam Bộ phát hành công trái (lần thứ 2).

• 27 tháng 7

Tháng 6 - 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị chọn một ngày trong năm làm Ngày thương binh để nhân dân ta có dịp tỏ lòng biết ơn, yêu mến thương binh. Thực hiện chỉ thị của người, một Hội nghị trù bị gồm đại biểu các cơ quan, các ngành ở trung ương, khối và tỉnh đã họp ở Phú Minh (Đại Từ, Thái Nguyên) bàn bạc và nhất trí đề nghị lấy ngày 27-7-1947 làm "Ngày thương binh liệt sĩ" đầu tiên trong cả nước.

Từ đó ngày 27-7 hàng năm trở thành "Ngày thương binh liệt sĩ".

• Tháng 7

Thành lập đội đặc biệt (com - măng - đô), đội viên được tuyển chọn trong số lính ngoại quốc ở trong quân đội Pháp tình nguyện sang hàng ngũ ta chiến đấu và lính người Việt Nam bỏ hàng ngũ Pháp. Nhiệm vụ của đội đặc biệt chủ yếu là tuyên truyền địch vận.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM