Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:54:23 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945-1954) những sự kiện  (Đọc 55567 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #50 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2016, 10:04:07 pm »


• 23 tháng 10

Tuyên bố với quốc dân sau khi đi Pháp về, Hồ Chủ tịch nói "Trung, Nam, Bắc đều là đất nước Việt Nam... Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ, là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên".

• 26 tháng 10

Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, Tổng chỉ huy quân đội Võ Nguyên Giáp gửi thư cho Valuy, Tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương, đề nghị phía Pháp ngừng bắn từ 0 giờ ngày 30 tháng 10 năm 1946, theo quy định của Tạm ước 14 tháng 9. Phía Pháp đồng ý, nhưng chỉ 10 ngày sau đã bội ước, tiếp tục nổ súng đánh phá.

• 28 tháng 10 đến 9 tháng 11

Kỳ họp thứ hai Quốc hội khoá I Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tại Nhà hát lớn thành phố Hà Nội. Tham dự kỳ họp có 300 đại biểu các tỉnh, thành.

Quốc hội đã nghe báo cáo công tác của chính phủ, thông qua Hiến pháp đầu tiên và thành lập Chính phủ mới. Đồng chí Tôn Đức Thắng, đại biểu Nam Bộ, được bầu làm Trưởng đoàn Chủ tịch kỳ họp.

Theo đề nghị của đoàn đại biểu Nam Bộ, Quốc hội đã nhất trí suy tôn Chủ tịch Hồ Chí Minh là Người công dân thứ nhất đã sáng suốt đưa nước nhà ra khỏi vòng nô lệ. Quốc hội đã uỷ nhiệm cho Chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập chính phủ mới, một Chính phủ toàn dân đoàn kết và tập hợp nhân tài, không phân đảng phái; một chính phủ vì dân, kiên quyết phấn đấu cho độc lập và thống nhất của Tổ quốc; một Chính phủ mà trong đó không có các phần tử phản cách mạng tham gia. Quốc hội đã thảo luận một cách dân chủ bản dự thảo Hiến pháp do Ủy ban dự thảo Hiến pháp trình bày.

• 30 tháng 10

Nhân dân các xã Lương Sơn, Phước Hậu, Phước Xương (Khánh Hoà) biểu tình đòi Pháp thi hành Tạm ước. Địch xả súng bắn vào đoàn biểu tình, bắt đi một số người. Ngày hôm sau quần chúng tiếp tục biểu tình đòi thả những người bị bắt.

• Tháng 10

Chính phủ lập quỹ "Mùa đông binh sĩ". Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng áo, tư trang và lương của Người cho bộ đội. Các tầng lớp nhân dân, các đoàn thể cứu quốc quyên góp được nhiều vải, quần áo, chân màn.

• Tháng 10

Thành lập Nha Tổng giám đốc các công binh xưởng.

Ta mở đợt hoạt động quân sự làm hậu thuẫn xây dựng chính quyền ở Tây Nguyên, 53 xã thuộc An Khê, Cheo Reo đã khôi phục được các Ủy ban nhân dân.

• Tháng 10

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị củng cố căn cứ địa Việt Bắc: Nhà máy, kho tàng của ta ở thành phố đưa về vùng căn cứ. Người giao nhiệm vụ cho đồng chí Nguyễn Lương Bằng lên Việt Bắc chuẩn bị mọi mặt cho việc di chuyển các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước khi cần.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị cho đồng chí Nguyễn Ngọc Xuân phụ trách quân giới gấp rút chuyển hết máy móc, nguyên vật liệu ra khỏi Hà Nội, mang lên rừng núi lập căn cứ.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #51 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2016, 10:07:13 pm »


• 3 tháng 11

Chính phủ mới do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu ra trình diện trước Quốc hội, gồm có các bộ và các thành viên:

1. Hồ Chí Minh: Chủ tịch kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
2. Huỳnh Thúc Kháng: Bộ trưởng Bộ Nội Vụ
3. Võ Nguyên Giáp: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
4. Nguyễn Văn Huyên: Bộ trưởng Bộ giáo dục
5. Lê Văn Hiến: Bộ trưởng Bộ Tài chính
6. Trần Đăng Khoa: Bộ trưởng Bộ Giao thông công chính
7. Hoàng Tích Trí: Bộ trưởng Bộ Y tế
8. Nguyễn Văn Tạo: Bộ trưởng Bộ Lao động
9. Vũ Đình Hòe: Bộ trưởng Bộ Tư pháp
10. Ngô Tấn Nhơn: Bộ trưởng Bộ Canh nông
11. Chu Bá Phượng: Bộ trưởng Bộ Cứu tế
12. Một vị ở Nam Bộ: Bộ trưởng Bộ Kinh tế
13. Nguyễn Văn Tố: Bộ trưởng không bộ
14. Bồ Xuân Luật: Bộ trưởng không bộ

• 4 tháng 11

Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Lễ khải giảng Trường Thương mại thực hành ở Hàng Đẫy (nay là phố Nguyễn Thái Học). Người căn dặn học sinh gắng thực hiện đời sống mới, siêng năng học tập để trở thành những cán bộ kinh tế giỏi của tương lai.

Trường dưới quyền bảo trợ của Bộ Quốc gia giáo dục và Bộ Quốc dân kinh tế, có hơn 100 học sinh, khoá đào tạo là hai năm.

• 5 tháng 11

Chủ tịchHồ Chi Minh đã viết bản Chỉ thị quan trọng "Công việc khẩn cấp bây giờ”. Người chỉ thị cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ra sức đẩy mạnh công cuộc chuẩn bị kháng chiến trên các mặt quân sự, chính trị, kinh tế, giao thông vận tải... để sẵn sàng đối phó khi thực dân Pháp cố tình gây ra chiến tranh. Người nêu rõ nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc lúc này là: Một mặt phá hoại, một mặt kiến thiết, phá hoại để ngăn địch, kiến thiết để đánh địch. Ta phải hiểu và phải cho dân hiểu rằng cuộc kháng chiến sẽ rất gay go, cực khổ... Ta kiên quyết chống chọi cho qua giai đoạn "chớp nhoáng" đó thì địch sẽ xẹp, ta sẽ thắng... Cố rán sức qua khỏi mùa đông lạnh lẽo, ta sẽ gặp mùa xuân... Dù phải rút khỏi các thành phố, ta cũng không cần. Ta sẽ giữ tất cả thôn quê. Muốn vậy phải "Tổ chức du kích khắp nơi, tăng gia sản xuất khắp nơi".

Chỉ thị "Công việc khẩn cấp bây giờ" đã đặt cơ sở vững chắc cho đường lối kháng chiến của cả nước sau này.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #52 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2016, 10:08:54 pm »


• 7 tháng 11

Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Thông báo về việc nhận con các liệt sĩ làm con nuôi. Bản thông báo viết "Vì muốn thay mặt Tổ quốc, toàn thể đồng bào và Chính phủ cảm ơn những chiến sĩ đã hy sinh tính mệnh cho nền Tự đo, Độc lập và Thống nhất của nước nhà, hoặc trong thời kỳ cách mệnh, hoặc trong thời kỳ kháng chiến.

Tôi gửi lời chào thân ái cho gia đình các liệt sĩ đó, và tôi nhận con các liệt sĩ làm con nuôi của tôi"...

• 9 tháng 11

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 205 sáp nhập liên xã Hưng Đạo thuộc phủ Thanh Hà (Hải Dương) vào huyện Kim Thành cùng tỉnh.

• 9 tháng 11

Quốc hội biểu quyết thông qua Hiến pháp của nước VNDCCH với 240 đại biểu tán thành trên 242 đại biểu. Hai đại biểu không tán thành là Nguyễn Sơn Hà và Phạm Gia Đỗ. Đánh giá bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới nước Việt Nam đã độc lập... đã có đủ mọi quyền tự do... phụ nữ Việt Nam đã được ngang hàng với đàn ông... Hiến pháp đó đã nêu một tinh thần đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc Việt Nam và một tinh thần liêm khiết, công bình của các giai cấp".

• 9 tháng 11

Ban Thường trực Quốc hội được bàu tại kỳ họp thứ hai có 18 vị. Ngày 11-11 Ban Thường trực Quốc hội đã bầu ra Ban Thường vụ gồm 5 người: Bùi Bằng Đoàn(Trưởng ban), Tôn Đức Thắng và Tôn Quang Phiệt (Phó Trưởng ban), Nguyễn Đình Thi (Thư ký), Dương Đức Hiền (Phó Thư ký).

• 10 tháng 11

Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Chùa Thầy thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Đông (Hà Tây, và nay là thuộc Hà Nội) nơi có phong cảnh đẹp và sớm có phong trào cách mạng.

• 10 tháng 11

Tất cả các đoàn thể thanh niên thủ đô Hà Nội đã tham gia ngày Thanh niên Quốc tế - Gần 500 nam nữ thanh niên Trung Hoa và hơn 50 thanh niên thiểu số cùng đến họp mặt - Hồ Chủ tịch đá quả bóng danh dự trước cuộc đấu bóng tròn. Cuộc gập gỡ này đã tuyên bố với thế giới sự có mặt của thanh niên Việt Nam trong hàng ngũ Thanh niên dân chủ quốc tế.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #53 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2016, 10:10:49 pm »


• 14 tháng 11

Chính phủ phát hành "Công phiếu kháng chiến", thu được 283 triệu đồng, dành phần lớn cho ngân sách quốc phòng.

• 15 tháng 11

Nhân dân thị xã Bạc Liêu xuống đường mang cờ đỏ sao vàng và biểu ngữ "không một đồng xu, một hột thóc cho Chính phủ bù nhìn" "Triệt để tuân lệnh Uỷ ban nhân dân Nam Bộ" "Ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh".

• 17 tháng 11

Cuộc chiến đấu lại tiếp tục trên khắp chiến trường miền Nam sau một thời gian ngừng bắn theo tạm ước từ ngày 30-10-1946.

• 17 tháng 11

Ta diệt 200 địch, phá 7 xe trong trận chống càn Trung Hưng (Chợ Lớn).

• 20 tháng 11

Sự kiện Hải Phòng và Lạng Sơn

Valuy ra lệnh cho Moóclie chỉ huy quân Pháp ở Bắc Bộ, thiết lập quyền kiểm soát thuế quan ở Hải Phòng. Được lệnh, quân Pháp khám xét trái phép một ca nô của người Trung Hoa đã được Sở Thuế quan Hải Phòng cho vào bến Cấm. Ta phản đối hành động vi phạm chủ quyền đó. Lính Pháp xả súng vào công an và nhân viên hải quan của ta, rồi đánh chiếm một số nơi trong thành phố. Quân ta buộc phải đánh trả.

Tại Lạng Sơn, lấy cớ đi tìm hài cốt lính Pháp bị Nhật giết hồi tháng 3 năm 1945, Pháp kéo lên các điểm cao xung quanh thị xã. Ta phản kháng, quân Pháp nổ súng, sau đó dùng đại bác, xe thiết giáp, máy bay khu trục chi viện cho bộ binh chiếm Nhà ga, nhà Bưu điện. Quân và dân Lạng Sơn đánh trả quyết liệt giành giật từng góc phố, nóc nhà, nêu cao tinh thần dũng cảm hy sinh chiến đấu bảo vệ thị xã, bảo vệ Tổ quốc.

• 21 tháng 11

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các ông Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Huyên dự lễ khai giảng Trường Quân Y khoá I tại phố Yéc-xanh (Hà Nội). Người phát biểu ý kiến và căn dặn học sinh cố gắng học tập và thực hành 5 điều: hăng hái, hy sinh, bác ái, đoàn kết, kỷ luật.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #54 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2016, 10:13:04 pm »


• 22 tháng 11

Valuy trực tiếp ra lệnh cho tên chỉ huy quân Pháp ở Hải Phòng bằng mọi lực lượng có trong tay phải nhanh chóng làm chủ Hải Phòng: Dù thế nào cũng phải buộc Việt Nam rút quân khỏi thành phố. Được lệnh, quân Pháp mở rộng khu vực đánh chiếm, tàn sát dã man, giết hại hàng nghìn đồng bào ta, ngang ngược đòi ta phải bỏ chướng ngại vật để quân Pháp đi lại tự do trên đường Hải Phòng-Đồ Sơn.

Trung đoàn 41 (sau đổi tên là Trung đoàn 42) cùng tự vệ thành, công an xung phong và nhân dân Hải Phòng chiến đấu anh dũng gây nhiều thiệt hại nặng nề cho quân Pháp.

• 23 tháng 11

Ủy ban liên bộ về Đông Dương, một tổ chức của những người Pháp có quyền lợi liên quan ở Đông Dương, làm cố vấn cho Chính phủ Pháp trong hoạch định đường lối với 3 nước Đông Dương, do Metxme làm Tổng thư ký ra quyết định: Dùng biện pháp quân sự giải quyết mối quan hệ Việt - Pháp.

• 23 tháng 11

Trước việc quân Pháp gây xung đột, đổ máu ở Lạng Sơn và Hải Phòng ngày 23 - 11 - 1946 qua làn sóng Đài tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc lời kêu gọi yêu cầu phía Pháp ngừng chiến, kêu gọi đồng bào cả nước bình tĩnh và sằn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền đất nước.

• 23 tháng 11

Đại hội đại biểu Hội Hồng thập tự Việt Nam lần thứ nhất họp tại Vân Đình (Hà Tây, nay thuộc Hà Nội),

Đại hội nhất trí bầu Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Hội trưởng danh dự. Bác sĩ Vũ Đình Tụng một trí thức công giáo yêu nước, có uy tín trong xã hội được bầu làm Hội trưởng Hội Hồng Thập tự, giáo sư Trần Hữu Tước và bà Nguyễn Thị Thịnh - Phó Hội trưởng; giáo sư Tôn Thất Tùng - Tổng thư ký.

Tại đại hội lần thứ ba của Hội (năm 1965) Hội Hồng Thập tự Việt Nam đổi tên là Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

Ngày 23-11 được coi là ngày ra đời của Hội chữ thập đỏ Việt Nam.

• 23 tháng 11

Phát hành giấy bạc Việt Nam trong cả nước.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #55 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2016, 10:15:29 pm »


• 24 tháng 11

Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần thứ nhất tại Hà Nội: Trong diễn văn khai mạc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ: Nền văn hoá mới của Việt Nam phải lấy hạnh phúc của nhân dân, của dân tộc làm cơ sở, phải học lấy những điều tốt đẹp của văn hóa nước ngoài, tạo ra nền văn hoá Việt Nam, sao cho văn hoá mới phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ, phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập. Người kêu gọi các nhà hoạt độngvăn hoá chú ý đến nhi đồng, lãnh dạo quốc dân thực hiện độc lập, tự cường và tự chủ.

• 25 tháng 11

Ta tiến công sân bay Cát Bi, phá huỷ kho đạn và kho xăng, lấy được bản kế hoạch đánh chiếm Hải Phòng của bộ chỉ huy Pháp.

• 26 tháng 11

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 220 ấn định tổ chức và quyền hạn của Bộ Kinh tế

• 26 tháng 11

Chủ tịch Hồ Chí Minh về ở và làm việc tại làng Hậu Ái (nay thuộc xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội).

• 27 tháng 11

Sau một tuần cùng tự vệ và nhân dân chiến đấu gây cho địch nhiều tổn thất, Trung đoàn 125 (Lạng Sơn) rút ra ngoài thị xã, lập phòng tuyến trên đường số 1 và số 4.

• 28 tháng 11

Ở Hải Phòng, bộ đội ta rút khỏi thành phố lập phòng tuyến Cầu Niệm, Cầu Rào, An Dương bao vây địch.

• 30 tháng 11

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 229 quy định các cơ quan quân sự trên toàn cõi Việt Nam đều đặt dưới quyền Bộ Quốc phòng.

• 30 tháng 11

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 230 bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp giữ chức Tổng chỉ huy quân đội toàn quốc.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #56 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2016, 10:19:02 pm »


• Tháng 11

Thành lập Ủy ban bảo vệ, Ban chỉ huy và Đảng ủy mặt trận Hà Nội. Đồng chí Nguyễn Văn Trân, Bí thư Đảng ủy mặt trận kiêm Chủ tịch Ủy ban bảo vệ Thành phố; Trần Quốc Hoàn, Phó Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ chỉ đạo chung.

• Tháng 11

Hệ đại học quân y mở khoá đào tạo đầu tiên. Lúc này hệ đại học quân y nằm trong trường Đại học y dược khoa Hà Nội. Những năm kháng chiến ta tổ chức hệ sinh viên y dược khoa quân y trong trường đại học y dược khoa tại Việt Bắc.

• Tháng 11

Giải phóng thị xã Lào Cai, thị xã cuối cùng bị Quốc dân đảng chiếm đóng.

• Tháng 11

Cả nước chia thành 12 khu hành chính và quân sự:

Khu 1: Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phúc Yên.
Khu 2: Sơn Tây, Hà Đông, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu.
Khu 3: Hải Phòng, Kiến An, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương.
Khu 4: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên.
Khu 5: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Công Tum, Gia Lai.
Khu 6: Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắc Lắc, Lâm Viên, Đồng Nai Thượng.
Khu 7: Bà Rịa, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Gia Định, Chợ Lớn, Sài Gòn.
Khu 8: Tân An, Gò Công, Mĩ Tho, Sa Đéc, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre.
Khu 9: Châu Đốc, Long Xuyên, Hà Tiên, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Rạch Giá.
Khu 10: Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang, Vĩnh Yên.
Khu 11: Hà Nội.
Khu 12: Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Ninh, Hồng Gai, Quảng Yên.

Mỗi khu có Uỷ ban kháng chiến khu phụ trách hành chính, Khu trưởng phụ trách quân đội.

• Khoảng nửa đầu tháng 11

Trung ương Đảng thành lập Đội công tác đặc biệt gồm đại biểu các ngành quân sự, an ninh, chính quyền, đoàn thể... và cử đồng chí Trần Đăng Ninh phụ trách.

Đội công tác đặc biệt nghiên cứu đường di chuyển, vị trí đặt cơ quan và cùng các ngành hữu quan tổ chức di chuyển các cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ và kho tàng, xí nghiệp của nhà nước lên Việt Bắc.

• Cuối tháng 11

Tổng di chuyển cơ sở vật chất (chủ yếu là quân giới) ở Hà Nội, các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ vào các căn cứ ở nông thôn và rừng núi. Các cơ sở Nam Bộ tiếp tục chuyển vào các căn cứ.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #57 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2016, 10:07:32 am »


• Đầu tháng 12

Bộ Chỉ huy quân Pháp cho Lữ đoàn Lê dương số 13 (13c DBLE), Trung đoàn bộ binh Lê dương số 3 (3c, REI), cùng nhiều xe tăng, đổ bộ lên Đà Nẵng.

• 3 tháng 12

Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội, nhằm đoàn kết các dân tộc trong nước, chống âm mưu chia rẽ dân tộc của thực dân Pháp.

• 3 tháng 12

Hồ Chủ tịch chuyển đến ở và làm việc ở làng Vạn Phúc thị xã Hà Đông.

• 7 tháng 12

Trên Báo Cứu Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Chính phủ Pháp ngừng chiến và mong muốn cộng tác lâu dài với nước Pháp trong hòa bình, tránh chiến tranh đổ máu của hai dân tộc.

• 7 tháng 12

Xanh tơ ni tuyên bố: "Đã đến lúc giải quyết thời cuộc bằng quân sự. Quân đội Pháp sẵn sàng hành động".

• 12 tháng 12

Tại Tiên Yên, quân Pháp theo đường số 4 đánh điểm Đình Lập.

• 13 tháng 12

Hội nghị các Khu trưởng (từ khu 4 trở ra) tại Thị xã Hà Đông, do Bộ Quốc phòng - Tổng chỉ huy triệu tập để kiểm điểm toàn bộ công tác chuẩn bị kháng chiến ở các địa phương, đơn vị. Hội nghị rút kinh nghiệm tác chiến ở Hải Phòng, Lạng Sơn, Nam Bộ và đề ra kế hoạch làm "vườn không nhà trống".
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #58 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2016, 10:09:27 am »


• 14 tháng 12

- Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy mặt trận Hà Nội Vương Thừa Vũ báo cáo Tổng chỉ huy kế hoạch chiến đấu.

- Pháp đưa thêm 400 quân tăng viện cho Hải Phòng.

• 15 tháng 12

Sau khi Lêông Blum lên làm Thủ tướng Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thông điệp yêu cầu giải quyết bế tắc trong quan hệ Việt - Pháp.

• 15 tháng 12

Đồng chí Hoàng Quốc Việt, thay mặt Tổng bộ Việt Minh và đồng chí Huỳnh Ngọc Huệ, thay mặt Xứ ủy Trung Bộ, triệu tập một cuộc họp cán bộ quân-dân-chính-Đảng các cấp trong toàn thành phố Đà Nẵng, phổ biến chỉ thị của Trung ương Đảng ta, nêu rõ những hành động khiêu khích của quân Pháp ở Hà Nội, Hải Phòng báo hiệu chúng sắp tiến hành chiến tranh xâm lược đất nước ta một lần nữa. Các thành phố có quân Pháp đóng phải chủ động chuẩn bị mọi mặt để kịp thời đối phó với giặc.

• 16 tháng 12

Đác Giăng li ơ đòi khôi phục lại Hiệp ước 1883 và 1884 mà triều đình nhà Nguyễn đã ký với Pháp. Đác Giăng li ơ trắng trợn nói: "Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng là lãnh thổ của Pháp".

• 16 tháng 12

Valuy từ Sài Gòn ra Hải Phòng triệu tập Moóclie, Xanhtơni, Đebơ phổ biến kế hoạch đánh chiếm Hà Nội và khu vực Bắc vĩ tuyến 16.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #59 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2016, 10:12:33 am »


• 17 tháng 12

Các chi đội 6, 11, 12 đánh bại cuộc tiến công của 2.000 tên địch vào Củ Chi, phá huỷ 20 xe, diệt 500 tên, thu hàng trăm súng, Đây là trận đánh có quy mô tập trung, đạt hiệu suất chiến đấu cao, gây được tiếng vang lớn.

• 17 tháng 12

Thành lập Ban liên lạc đặc biệt thuộc Văn phòng Bộ Quốc phòng.

• 17 tháng 12

Thực dân Pháp gây ra vụ tàn sát đẫm máu ở phố Hàng Bún và Yên Ninh (Hà Nội).

7h đến 12h, máy bay thám thính Pháp bay dò xét bầu trời thành phố.

10h, giặc Pháp đem xe ủi đất và máy cần trục tới phá các ụ chiến đấu của anh em tự vệ phố Lò Đúc. Cùng lúc đó, lính Pháp đến phố Hàng Bún phá các ụ chiến đấu của anh em tự vệ và bắn xả vào đồng bào ta.

11h, lính Pháp kéo ra bố trí từ cổng thành Cửa Bắc suốt tới cầu Long Biên.

12h, lính Pháp đốt nhà ở khu Trúc Bạch.

15h, lính Pháp ở trong thành nã đại bác vào phố Hàng Bún, Yên Ninh làm sập những dãy nhà, hàng trăm người bị giết hại. Chúng còn bắt 15 phụ nữ vào thành.

• 18 tháng 12

6h 40, lính Pháp bao vây trụ sở công an ta ở phố Hàng Đậu.

11h trưa, Pháp gửi tối hậu thư đòi chiếm Sở Tài Chính, bắt ta phá bỏ công sự và vật chướng ngại trên đường phố.

14h, chúng cho xe thiết giáp và lính tới chiếm đóng luôn.

Chiều, Pháp lai gửi tối hậu thư cho ta nói rằng: "Trong ngày 18-12, công an Việt Nam không làm tròn nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự, nếu tình thế này còn kéo dài thì bắt đầu 20-12-1946 quân đội Pháp sẽ đảm nhiệm việc trị an ở thành phố Hà Nội".

Trước tình hình nghiêm trọng đó, thường vụ TW Đảng chỉ thị kiểm tra công tác chuẩn bị chiến đấu lần cuối. Đồng chí Hoàng Văn Thái, Tổng tham mưu trưởng báo cáo tình hình sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM