Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:42:59 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945-1954) những sự kiện  (Đọc 55569 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #130 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2016, 08:51:18 pm »


• 3 tháng 9

Tại Lũng Phầy, quân ta phục kích đoàn xe tiếp tế gồm 126 chiếc đi từ Thất Khê lên Cao Bằng. Sau hơn 1 giờ chiến đấu, ta hoàn toàn làm chủ trận địa, diệt 217 địch, phá huỷ 96 xe, có cả thiết giáp và xe tăng, đồng thời đánh lui 1 đại đội tiếp viện của địch.

• 17 tháng 9

Tại Lũng Vài - Bố Củng, bộ đội ta đánh đoàn xe chở 800 quân, kéo theo 13 khẩu đại bác trên đường Thất Khê về Na Sầm diệt nhiều địch, phá hỏng 26 xe.

• 19 tháng 9

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 139/SL cho phép phát hành trong toàn quốc một công trái gọi là Công trái quốc gia ghi bằng thóc và thu bằng tiền hoặc thóc. Tổng số công trái phát hành ấn định là 100.000 tấn thóc. Công trái được hưởng lãi năm 3% và sẽ hoàn lại sau 5 năm kể từ ngày mua.

• 19 đến 21 tháng 9

Hội nghị Trung du

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư tới Hội nghị. Trong thư Người nêu rõ ý nghĩa lý do của Hội nghị: "Vì Trung du là rất quan trọng. Quan trọng về quân sự, cũng như về kinh tế. Và chiến tranh ở Trung du sẽ rất gay go, rất ác liệt". Người biểu dương: "Đại đa số cán bộ nhất là cán bộ Bắc Ninh tinh thần vững chắc, tận tụy với công việc, hiểu các công tác, đi sát với dân... bộ đội chủ lực cùng bộ đội địa phương và dân quân đã nhiều lần giết giặc lập công", đồng thời chỉ ra những khuyết điểm ở nhiều địa phương, yêu cầu các cán bộ "phải hứa sẽ kiên quyết tẩy trừ và giúp đồng chí mình tẩy trừ những khuyết điểm" và "phải tổ chức du kích cho thật hẳn hoi, vũ trang cho đầy đủ, Giặc mò đến đâu ắt bị ta đánh.

Phải làm sao cho các tỉnh Trung du thành một phòng tuyến kiên cố của ta, một nghĩa địa mênh mông của giặc".

• 23 tháng 9

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh lập Ban căn cứ địa Việt Bắc.

• Tháng 9

Khai giảng khoá đầu tiên của trường Đảng Nguyễn Ái Quốc.

• Tháng 9

Khai mạc lớp đào tạo cán bộ thông tin đầu tiên do Cục thông tin chủ trương, tại xã Chiến Đấu huyện Đại Từ, Thái Nguyên. Có 21 học viên. Học 11 tháng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #131 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2016, 08:53:44 pm »


• 2 tháng 10

Bộ đội ta phục kích đoàn xe 100 chiếc, phá 42 xe, đồng thời bức rút địch khỏi 2 vị trí Bố Củng, Lũng Vài (Cao Bằng).

• 6 tháng 10

Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh số 144/SL thành lập trong Bộ canh nông một Vụ hợp tác xã nông nghiệp chuyên trách về các tổ chức hợp tác xã nông nghiệp trong toàn quốc.

• 10 tháng 10

Bộ chỉ huy Pháp mở cuộc hành quân Ăng-tơ-ra-xít huy động hàng nghìn quân dù và bộ binh, hàng chục máy bay tàu chiến, ca nô tiến công chiếm đóng Phát Diệm Ninh Bình chuẩn bị đánh rộng chiếm toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ.

• 16 tháng 10

Thực dân Pháp nhảy dù xuống Phát Diệm (Ninh Bình), sau đó tiến đánh Bùi Chu (Nam Định). Bọn phản động đứng ra lập khu tự trị và tổ chức tự vệ. Hoàng Quỳnh ra lệnh cho các đội tự vệ:

"Từ nay nhất trí theo một lập trường chung cộng tác với quân đội Liên hiệp Pháp, ủng hộ Chính phủ quốc gia do Quốc trưởng Bảo Đại đứng đầu".

• 18 tháng 10

Chính phủ chỉ định các ông: Phạm Văn Bạch làm Chủ tịch, Phạm Ngọc Thuần làm Phó Chủ tịch, Nguyễn Bình làm ủy viên quân sự, Ca Văn Thỉnh, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Thành Vinh, Kha Vạng Cân làm ủy viên trong Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ.

• 18 tháng 10

Ông Lê Liêm, Cục trưởng Cục Dân quân, được cử kiêm chức Cục trưởng Cục Chính trị thay Thiếu tướng Văn Tiến Dũng được cử về Liên khu 3 giữ chức Ủy viên Chính trị.

• 20 tháng 10

Đặt một Ban Cố vấn bên cạnh Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ, gồm các ông: Cao Triều Phát, Nguyễn Văn Hưởng, Lê Duẩn.

• Tháng 10

Thành lập Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #132 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2016, 08:55:37 pm »


• Đầu tháng 11

Trường Trung học Lục quân Trần Quốc Tuấn khai giảng lớp "Chuẩn bị tổng phản công"

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư căn dặn các học viên... "phải ra sức thi đua:
Luyện tập thân thể cho mạnh mẽ.
Nghiên cứu kỹ thuật cho thông thạo.
Trau dồi tinh thần cho vững chắc
Hun đúc đạo đức của người quân nhân cách mạng cho vững vàng".

Và "phải ra sức thi đua làm cho trọn nhiệm vụ để xứng đáng với các tên lớp vẻ vang của các cháu, để xứng đáng với lòng tin cậy mà Chính phủ và đồng bào đặt nơi các cháu".

• 2 tháng 11

Quân ta tiến công phòng tuyến Sông Mã, diệt cứ điểm Xiềng Kho (Sơn La) bức rút 9 vị trí, phá vỡ hành lang Sông Mã dài 100 km từ Mường Lẫm đến Sốp Háo, tạo điều kiện cho các đội vũ trang tuyên truyền tiến sâu vào vùng tạm bị địch chiếm, gây cơ sở quét sạch nguỵ quyền trong vùng rộng gần 1 vạn km2.

• 4 tháng 11

Chính phủ ra sắc lệnh về Nghĩa vụ quân sự. Sắc lệnh ghi rõ: "Tất cả công dân Việt Nam từ 18 tuổi đến 45 tuổi phải có 2 năm tại ngũ. Khi có chiến tranh có thể kéo dài đến hết chiến tranh".

• 4 tháng 11

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 127-SL, hợp nhất Liên khu 1 và Liên khu 10 thành Liên khu Việt Bắc.

Như vậy, Liên khu Việt Bắc bao gồm 18 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phúc Yên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Ninh, Hồng Gai, Quảng Yên, Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang, Vĩnh Yên, Lai Châu, Sơn La.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #133 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2016, 08:56:59 pm »


• 4 tháng 11

Mở đầu chiến dịch Mỹ Tho để phá âm mưu chiếm đóng Vĩnh Xuân - Chợ Giữa. Quân ta đánh các trận Ngã ba Ba Nhơn, đồn Bình Trung đường 16 d, rạch Long Tiền. Tiêu diệt 241 tên địch.

• 7 tháng 11

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 130-SL, sáp nhập vào tỉnh Quảng Yên các huyện: Thuỷ Nguyên (trước thuộc tỉnh Kiến An), Kinh Môn (trước thuộc tỉnh Hải Dương)

• 7 tháng 11

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 131-SL, trả huyện Gia Lâm (kể cả thị xã Ngọc Thuỵ) trước sáp nhập vào tỉnh Hưng Yên (Liên khu 3), nay thuộc tỉnh Bắc Ninh (Liên khu 1)

• 16 tháng 11

Mở đầu Chiến dịch Lê Lai (ở Quảng Bình và Quảng Trị). Chiến dịch nổi tiếng với các trận Thanh Lê, Dốc Miếu, Bồ Bàn, Tràng Thiệp, Thạch Xá. Chiến dịch đã tiêu diệt 9 vị trí, bức rút 13 vị trí, diệt hơn 1.000 tên địch, giải phóng một vùng rộng lớn giữa Quảng Bình - Quảng Trị.

• 22 tháng 11

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 134-SL, cử vào Bộ Tư lệnh quân đội địa phương và dân quân Liên khu Việt Bắc các vị sau đây:

- Thiếu tướng Chu Văn Tấn, uỷ viên chính trị
- Đại tá Lê Quảng Ba: tư lệnh
- Đại tá Thanh Phong: phó tư lệnh
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #134 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2016, 08:58:19 pm »


• 25 tháng 11 Đến 30 tháng 12

Chiến dịch Lê Lợi (Hoà Bình). Quân ta tiêu diệt vị trí Đồng Bến, Xóm Đúng, Đà Bắc. Mỏ Hẻm, Suối Rút, Tử Nê, Toàn Thắng, Cổ Lũng, bức rút 14 vị trí khác trong đó có Vạn Mai, Chợ Bờ. Ta tập trung 3 trung đoàn cho chiến dịch. Trận Đồng Bến quân ta phối hợp chặt chẽ với pháo binh, công binh đánh nhanh diệt gọn vị trí đại đội địch. Trận Suối Rút, Mỏ Hẻm ta khéo vây đồn diệt viện, liền 2 trận diệt 2 đại đội tinh nhuệ. Toàn chiến dịch ta tiêu diệt 800 tên địch, thu 34 súng máy, 257 súng trường, 5 súng cối.

"Chiến dịch Lê Lợi" kết thúc vào cuối tháng 12 năm 1949. Ta đã tiêu diệt được một bộ phận lực lượng địch, đánh mạnh vào tinh thần khối nguỵ binh Mường. Đợt 1 (từ 25 đến 30-11) đạt hiệu quả cao. Đợt 2 (từ 1 đến 30-12) hoạt động kém hiệu quả.

• 28 tháng 11 đến 7 tháng 12

Hội nghị cán bộ nông dân cứu quốc toàn quốc họp tại Việt Bắc.

Hội nghị đã nghe và thảo luận báo cáo về tình hình và nhiệm vụ của Hội nông dân cứu quốc trong giai đoạn mới, kiểm điểm công tác của Hội từ khi mới thành lập. Hội nghị đã đề ra chương trình hoạt động trong năm 1950, gồm 6 cuộc vận động lớn: Tăng gia sản xuất tự túc, nuôi dưỡng bộ đội, xây dựng hợp tác xã, hoàn thành giảm tô, thực hiện giảm tức, đào tạo cán bộ và thanh toán nạn mù chữ.

• Tháng 11

Chiến dịch nam Khánh Hoà ta đã tiêu diệt 200 tên địch.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #135 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2016, 09:00:28 pm »


• Từ 7 đến 26 tháng 12

Chiến dịch Cầu Kè

Tại địa bàn Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng (Nam Bộ) do Bộ tư lệnh khu 8 tổ chức chỉ đạo, chỉ huy. Với quy mô 2 trung đoàn.

Chiến dịch chia làm 3 đợt

Đợt 1 từ 7 đến 9-12-1949: ta tiến công địch ở Sóc Bát Sa Ma, Chông Nô.
Đợt 2 từ 10 đến 12-12
Đợt 3 từ 13 đến 26-12-1949 ta bao vây Cầu Kè, tấn công La Ngà, Trà Nóc.
Tiêu diệt một số cứ điểm tại Trà Vinh, Gò Công, Sóc Trăng, Bến Tre.

Kết quả toàn bộ chiến dịch: ta diệt gọn 1 tiểu đoàn Âu Phi, đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn (có 1 tiểu đoàn Âu Phi). Địch bị diệt 200 tên, bị bắt 262 (62 Âu Phi), ra hàng 200 tên.

• 12 tháng 12

Quân ta đánh trận Phú Phong - trận vận động chiến đầu tiên ở Nam Bộ - diệt 300 tên địch.

• 18 tháng 12

Thành lập Ban Thanh tra Chính phủ trực thuộc Phủ Thủ tướng, gồm có các vị:

- Hồ Tùng Mậu: Tổng thanh tra.
- Trần Đăng Ninh: Phó Tổng thanh tra.
- Tô Quang Đẩu: Thanh tra.

• 20 tháng 12

Lê Hữu Từ thành lập tại vùng Bùi Chu, Phát Diệm đội "Lưu động tự lực quân" là một đội ngụy quân có tổ chức chính quy, gồm những thanh niên công giáo lầm đuờng theo bọn phản động chống lại cuộc kháng chiến của dân tộc.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #136 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2016, 09:02:13 pm »


• 22 tháng 12

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 145-SL lập Nha y tế thôn quê trong Bộ y tế và ấn định nhiệm vụ của Nha.

• 22 tháng 12

Địch mở cuộc hành binh Di-a-bô-lô đánh chiếm vùng tự do còn lại ở nam phần Hải Dương, Hưng Yên.

• 22 tháng 12

Quân và dân Bình Trị Thiên đã giành thắng lợi trong trận vây điểm diệt viện ở Vạn Xuân, Thạch Xá Hạ, bắt toàn bộ một đại đội Âu Phi cùng 1 trung đội trợ chiến gồm 162 tên, phá huỷ 15 xe quân sự.

• 27 tháng 12

Nhà văn Trần Đăng hy sinh trên mặt trận Đông Bắc. (Trần Đăng là phóng viên của báo Vệ Quốc Quân).

• 30 tháng 12

Pháp ký hiệp định "trao trả lại chủ quyền" cho Bảo Đại và sau đó chuyển giao một số cơ quan (như Sở công an, Sở lao động, trại giam...) cho chính quyền bù nhìn.

• 30 tháng 12

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 149-SL tặng thưởng Huận chương Độc lập hạng nhất cho tỉnh Thái Bình; Huân chương Độc lập hạng nhì cho các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Phúc Yên.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #137 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2016, 09:02:55 pm »


• Cuối tháng 12

Nhân dân hai huyện Quảng Ninh, Lệ Thuỷ (Quảng Bình) có sự phối hợp của bộ đội địa phương và bộ đội chủ lực, đã đứng lên phá tề. Vũ trang bằng giáo mác, gậy gộc, nhân dân tổ chức vây bắt tề điệp, giải tán thân binh hương vệ, tổ chức ủy ban kháng chiến ở thôn xã.

• 1949

Huyện Quế Sơn (Quảng Nam - Đà Nẵng) hợp xã lần thứ hai: 25 xã cũ (1946) hợp lại thành 9 xã mới: Quế Xuân, Quế Mỹ, Quế Thuận, Quế Châu, Quế Phong, Quế Thọ, Quế Tân, Quế Phước, Quế Lộc.

• 1949

Huyện Tam Kỳ (Quảng Nam - Đà Nẵng) hợp xã lần thứ hai, 52 xã cũ (1946) hợp thành 15 xã mới: Tam
Thắng, Tam Thanh, Tam An, Tam Chanh, Tam Thái, Tam Dân, Tam Phước, Tam Lãnh, Tam Sơn, Tam Anh, Tam Hải, Tam Hiệp, Tam Nghĩa, Tam Tiến, Tam Xuân

• Cuối 1949

Cuộc vận động hiến điền ở Thái Bình

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, tỉnh Thái Bình đã thực hiện khẩu hiệu "Người cày có ruộng" bằng một số biện pháp như: chia lại ruộng công và ruộng bán công bán tư; tịch thu ruộng đất của thực dân Pháp và bọn phản động chia cho nông dân nghèo; nhiều nơi chính quyền địa phương còn tạo điều kiện cho nông dân nghèo lấy lại ruộng đất đã cầm cố cho địa chủ hồi nạn đói năm 1945.

Đến cuối năm 1949, Tỉnh ủy Thái Bình tiến hành cuộc vận động hiến điền. Người có ruộng hiến cho cách mạng có thể hiến hẳn, hiến có thời hạn, hoặc hiến hoa màu trong một vài năm. Hướng vận động tập trung vào địa chủ, phú nông.

Phong trào hiến điền diễn ra sôi nổi đặc biệt là ở hai huyện Quỳnh Côi và Kiến Xương. Có địa chủ đã hiến cho cách mạng 10 mẫu ruộng tốt. Riêng đợt đầu của tháng 11 năm 1949, chính quyền tỉnh đã nhận được trên 300 mẫu do điền chủ tự nguyện hiến.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #138 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2016, 02:29:03 pm »


1950

• Đầu năm 1950

Thành lập mặt trận Bình Trị Thiên do đồng chí Hà Văn Lâu làm tư lệnh, đồng chí Trần Quý Hai làm chính uỷ, có nhiệm vụ "tập trung chủ lực đi đôi với xây dựng bộ đội địa phương và phát triển dân quân du kích xã, chủ động mở các chiến dịch tấn công địch ở Bình - Trị - Thiên, phối hợp với chiến trường Bắc Bộ". Lực lượng của mặt trận gồm 3 trung đoàn: 95, 101 và 18.

• 1 đến 15 tháng 1

Đại hội lần thứ nhất Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tại Việt Bắc. Có gần 200 đại biểu ưu tú của giai cấp công nhân Việt Nam tới dự. Trong thư gửi tới Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh góp một số ý kiến cụ thể về những việc chính mà Đại hội cần làm và căn dặn: "Trong công việc kháng chiến và kiến quốc, trong sự nghiệp xây dựng nền dân chủ mới, giai cấp công nhân phải là người lãnh đạo. Vì vậy mỗi nam nữ công nhân phải cố gắng học hỏi, tiến bộ, phải cố gắng xung phong làm kiểu mẫu trong mọi việc để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của giai cấp mình". Đại hội đã nghe đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư Đảng trình bày bản báo cáo "Nhiệm vụ của công đoàn". Các đại biểu đã kiểm điểm tình hình 3 năm tham gia kháng chiến của Giai cấp công nhân Việt Nam, đã thảo luận về nhiệm vụ, đường lối của Tổng liên đoàn trong giai đoạn mới.

• 8 đến 15 tháng 1

Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 5 tại Tuyên Quang. Đây là hội nghị đầu tiên có sự tham dự của đại biểu Nam Bộ, do đồng chí Phạm Hùng, Thường vụ Xứ ủy, Phó giám đốc Sở Công an Nam Bộ làm Trưởng đoàn. Tại Hội nghị, các đại biểu nghe và thảo luận các đề án xây dựng lực lượng, phát triển chuyên môn. Các đề án này là cơ sở đặt nền móng về lý luận nghiệp vụ cho công tác công an.

• 9 tháng 1

Một cuộc biểu tình lớn của hơn 2.000 học sinh cùng đại biểu các giáo sư và gia đình học sinh nổ ra tại Sài Gòn, đòi nguỵ quyền hứa trả tự do cho 12 học sinh bị bắt trong cuộc bãi khoá trước đó - được hàng vạn đồng bào các giới nhanh chóng hưởng ứng. Tuy bị đàn áp dã man, học sinh Trần Văn Ơn bị sát hại. Nhưng cuộc biểu tình ngày 9-1 đã châm ngòi cho hàng loạt các cuộc đấu tranh tiếp theo và có tiếng vang lớn trong toàn quốc. Ngày 9-1-1950 đã đi vào lịch sử và chính thức trở thành ngày đấu tranh của học sinh Việt Nam.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #139 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2016, 02:30:43 pm »


• Từ 10 tháng 1 đến 31 tháng 3

Chiến dịch Võ Nguyên Giáp.

Tại địa bàn Bắc Quảng Nam do Bộ tư lệnh liên khu 5 tổ chức chỉ đạo. Quy mô 2 trung đoàn. Mục đích: phối hợp với chiến trường chính Bắc Bộ, triệt phá đường giao thông Đà Nẵng - Huế, uy hiếp Đà Nẵng... Chiến dịch chia làm 3 đợt. Kết quả địch bị diệt 417 tên, bị thương 278, bị bắt 99 tên. Ta phá huỷ 3 đầu máy xe lửa, 12 toa xe, 17 xe vận tải, thu 203 súng các loại, giải phóng 1 khu vực rộng 600 km2 gồm toàn bộ vùng Duy Xuyên và phía tây huyện Đại Lộc.

• 10 tháng 1

Mở đầu Chiến dịch Quảng Nam. Quân dân Quảng Nam diệt và bức rút 8 vị trí, tiêu diệt 700 tên địch, giải phóng 600 km2 và 2 vạn đồng bào sống trong vùng địch tạm bị chiếm.

• 12 tháng 1

Toàn thành phố Sài Gòn tổng bãi công, bãi thị. Hơn nửa triệu người xuống đường tham gia đám tang Trần Văn Ơn.

• 14 tháng 1

Ngày thắng lợi Ngoại giao của nước ta... Ngày 14-1 Chính phủ ta ra tuyên bố về đường lối ngoại giao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ngày 15 Chính phủ ta thừa nhận Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Ngày 18 Chính phủ nước CHND Trung Hoa - nước đầu tiên công nhận Chính phủ ta. Tiếp đó ngày 30 Chính phủ Liên bang Cộng hoà Chủ nghĩa xã hội Xô Viết, ngày 31 Chính phủ Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Ngày 2- 2 Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Tiệp Khắc và Chính phủ Cộng hoà Dân chủ Đức, ngày 3 Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Rumani, ngày 5 các chính phủ Cộng hoà Nhân dân Ba Lan và Cộng hoà Nhân dân Hung-ga-ri, ngày 18 Chính phủ CHND Bun-ga-ri, ngày 18 Chính phủ An Ba Ni và ngày 17-11 Chính phủ CHND Mông Cổ lần lượt công nhận Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ ta. Đây là một thắng lợi ngoại giao cực kỳ to lớn của Cách mạng Việt Nam.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM