Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 12:09:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945-1954) những sự kiện  (Đọc 55859 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #100 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2016, 10:32:27 pm »


• 11 tháng 6

Lời kêu gọi thi đua ái quốc. Sau chiến thắng Việt Bắc (Thu Đông 1947) theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 27-3-1948 Ban chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị phát động phong trào thi đua ái quốc để động viên mọi lực lượng phục vụ công cuộc kháng chiến và kiến quốc. Chỉ thị vạch rõ "Mục đích thi đua ái quốc là làm sao cho kháng chiến mau thắng lợi, kiến quốc mau thành công".

Nhân dịp kỷ niệm 1000 ngày Kháng chiến toàn quốc, ngày 11-6-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi, chính thức phát động cuộc vận động thi đua ái quốc. Người nói:

"Bổn phận của người dân Việt Nam bất kỳ sĩ, nông, công, thương, binh; bất kỳ làm việc gì đều cần phải thi đua: làm cho mau, làm cho tốt, làm cho nhiều. Mỗi người Việt Nam bất kỳ già, trẻ, trai gái; bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ đều phải trở nên một chiến sĩ đấu tranh trên một mặt trận: quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa. Thực hiện khẩu hiệu:

    Toàn dân kháng chiến
    Toàn diện kháng chiến"


- Hồ Chủ tịch vạch rõ:

    "Mục đích thi đua ái quốc là gì ?"
    Diệt giặc đói khổ.
    Diệt giặc dốt nát.
    Diệt giặc ngoại xâm.


- Cách làm là:
    Dựa vào lực lượng của dân
    tinh thần của dân


để gây
    Hạnh phúc cho dân"

- Và
    "Kết quả đầu tiên của thi đua ái quốc là:
    Toàn dân sẽ đủ ăn đủ mặc
    Toàn dân sẽ biết đọc biết viết
    Toàn bộ đội sẽ đầy đủ lương thực khí giới để giết giặc ngoại xâm
    Toàn quốc sẽ thống nhất độc lập hoàn toàn".

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #101 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2016, 10:34:20 pm »


• 17 tháng 6

Tại Huế, ta tiến công vị trí Pháp tại An Cựu, bắn đạn AT (chống tăng) vào kho xăng và kho quân dụng, phá đầu máy, toa xe trong nhà ga Huế...

• Tháng 6

Các khu 5, 6, 15 quyết định thống nhất lực lượng dân quân và thành lập Phòng dân quân để chỉ đạo dân quân du kích toàn vùng.

• Tháng 6

Quân ta tổ chức đột nhập thành phố Hải Phòng, tiêu hao, quấy rối, đánh địch ở vị trí chùa Đỏ, cầu Tre (Lạc Viên), bắn bị thương 2 tàu và 1 thuyền chiến. Đội Công an hành động dùng Ba-dô-ka bắn hỏng 2 đầu máy xe lửa tại nhà ga, đốt cháy tàu chở xăng trên Sông Cấm, đốt kho binh lương, thiêu huỷ 500 tấn hàng ở Cảng, dùng mìn đánh chìm tàu chở lương thực trên sông Nam Triệu. Công nhân nhà máy xi-măng phá hỏng hàng chục tấn xi-măng; công nhân sở Com-ben phá đầu máy di-ê-den; công đoàn 36 (cơ sở quân nhu của địch) đốt 20.000 chiếc bao tải; công đoàn 19 (ở trại pháo binh) đốt 190.000 lít xăng; công đoàn 56 đốt hàng trăm tấn gạo... ở ngoại thành, tại Hải An và An Dương hai đội vũ trang 54, 20 và một số đội khác do Liên tỉnh uỷ lãnh đạo bám sát thôn xóm, diệt tề trừ gian chống càn quét kết hợp với xây dựng cơ sở, tổ chức dân quân du kích.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #102 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2016, 10:48:41 pm »


• 1 tháng 7

Nha Bình dân học vụ phát động chiến dịch diệt dốt mới huy động toàn lực giành lấy thắng lợi quyết định trong công tác xoá nạn mù chữ.

Chiến dịch được triển khai đều khắp từ căn cứ Việt Bắc, đến đồng bằng liên khu III, từ Bình Trị Thiên, liên khu V đến các căn cứ Đồng Tháp (Nam Bộ).

Tính đến đầu năm 1949 trên 10 triệu người từ 8 tuổi trở lên được thanh toán nạn mù chữ, 10 tỉnh tuyên bố cơ bản xoá nạn mù chữ, bao gồm các giáo giới, các dân tộc, vùng tự do, vùng tạm bị chiếm.

• 5 đến 7 tháng 10

Chiến dịch Yên Bình Xã II.

Tại khu vực Yên Bình Xã (giáp Yên Bái, Lao Cai, Hà Giang) do Bộ chỉ huy liên khu 10 tổ chức với mục đích phá kế hoạch chiếm đóng của địch, phá âm mưu tiến công Thu Đông 1948 của chúng. Quy mô tương đương 2 tiểu đoàn.

Kết quả: địch bị diệt 35, bị thương 23 tên, ta thu 4 súng trường, 1 số lương thực, đạn dược, giải phóng 70 gia đình dân bị địch tập trung ở Yên Bình Xã.

• 7 tháng 7

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 203-SL, phong quân hàm Thiếu tướng cho ông Lê Thiết Hùng.

• 7 tháng 7

Quân dân Đồng Tháp Mười chặn địch càn quét diệt 200 tên địch.

• 7 tháng 7

Chủ tịch Chính phủ ra sắc lệnh số 201SL chủ trương cấm bán thực phẩm vào vùng địch chiếm để phong toả bao vây kinh tế địch.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #103 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2016, 10:49:58 pm »


• 10 đến 15 tháng 7

Hội nghị giáo dục toàn quốc họp tại Việt Bắc. Đây là cuộc họp đầu tiên của ngành trong thời kỳ kháng chiến. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư đến Hội nghị yêu cầu: "Chúng ta cần phải có một nền giáo dục kháng chiến và kiến quốc. Vì vậy chúng ta:

1. Phải sửa đổi triệt để chương trình giáo dục cho hợp với sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc.
2. Muốn như thế, chúng ta phải có sách kháng chiến và kiến quốc cho các trường.
3. Chúng ta phải sửa đổi cách dạy cho hợp với sự đào tạo nhân tài kháng chiến và kiến quốc.
4. Chúng ta phải đào tạo cán bộ mới và giúp đỡ cán bộ cũ theo tôn chỉ kháng chiến và kiến quốc.
5. Về bình dân học vụ, nhờ sự hy sinh cố gắng của nam nữ giáo viên, đã có kết quả rất tốt đẹp... Chúng ta phải có một chương trình để nâng cao thêm trình độ văn hoá phổ thông của đồng bào".

Vì vậy, ngoài ý nghĩa tập hợp và thống nhất các lực lượng giáo dục kháng chiến, Hội nghị ngành giáo dục lần này còn đặt mục đích trao đổi những kinh nghiệm về tổ chức chuyển hướng giáo dục trong thời chiến và thông qua chương trình cải tổ và biện pháp thực hiện những quyết định mà Hội nghị Giáo dục ở Cao Xá (tháng 2-1948) đề ra.

Hội nghị đánh dấu một bước phát triển mới về nội dung, phương pháp xây dựng nền giáo dục Việt Nam trong điều kiện vừa kháng chiến vừa kiến quốc.

• 12 tháng 7

Ba tiểu đoàn địch cùng 28 xe, 8 ca nô, 11 lần chiếc máy bay tiến công làng Cảnh Dương. Du kích và nhân dân kiên cường bám trụ, dùng bom mìn, súng tự tạo đánh trả địch suốt cả ngày. Quân địch không lọt được vào làng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #104 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2016, 10:51:19 pm »


• 15 tháng 7

Các quận IV, V, VI ngoại thành Hà Nội nay tạm gọi là huyện Trấn Tây, huyện Đống Đa, huyện Mê Linh.

• 16 đến 20 tháng 7

Hội nghị văn hoá toàn quốc lần thứ 2 tại Phú Thọ. Hội nghị đã đánh dấu một bước tiến quan trọng của phong trào văn hoá nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi Hội nghị, nêu rõ vai trò, nhiệm vụ của văn hoá trong sự nghiệp kháng chiến kiến quốc và căn dặn "Chúng ta cần phải xây đắp một nền văn hoá kháng chiến kiến quốc thiết thực và rộng rãi, để giúp sự nghiệp kháng chiến kiến quốc của toàn dân. Muốn đi đến kết quả đó, tôi thiết tưởng, các nhà văn hóa ta cần tổ chức chặt chẽ và đi sâu vào quần chúng". Trong hội nghị này đồng chí Trường Chinh, Tổng bí thư của Đảng đã trình bày bản báo cáo nổi tiếng "Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hoá Việt Nam". Bản báo cáo đã giải thích rõ ràng lập trường và quan điểm của Đảng về vấn đề văn hoá Việt Nam và đề ra phương hướng hoạt động của mặt trận văn hoá trong giai đoạn mới.

• 21 tháng 7

Phối hợp với du kích, hai đại đội độc lập thuộc Trung đoàn 36 kỳ tập tiêu diệt gọn đồn Cẩm Lý (Bắc Giang) trong vòng 30 phút.

• 25 tháng 7 đến 2 tháng 8

Chiến dịch Đường số 3.

Tại Bắc Cạn - Ngân Sơn do Bộ chỉ huy Liên khu I chỉ huy với mục đích tiêu diệt sinh lực địch, bức địch rút khỏi Bắc Cạn và đường số 3, phá kế hoạch thu đông 1948 của địch. Sau 1 tuần dũng cảm chiến đấu ở Phủ Thông, Bắc Cạn, Bằng Khẩu, Nà Phạc địch bị ta tiêu diệt 43 tên, bị thương 14 tên. Ta thu 39 súng các loại, phá huỷ 15 khẩu cối 60 mm. Sau trận đánh tiểu đoàn 11 được tặng danh hiệu "tiểu đoàn Phủ Thông".
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #105 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2016, 10:53:01 pm »


• Đầu tháng 8

Hội nghị Quân sự toàn quốc lần thứ năm. Mục đích rút kinh nghiệm và đề ra kế hoạch thiết thực cho giai đoạn mới của cuộc kháng chiến.

• 3 tháng 8

Tấn công vị trí Sóc Xoài (Rạch Giá) tiêu diệt 200 tên địch.

• 3 tháng 8

Mở đầu chiến dịch Xuân Đại (Sơn La) quân ta tiêu diệt vị trí Xóm Chơi và Khả Cựu.

• 8 tháng 8

Bộ đội khu 9 đánh địch ở Sóc Xoài (Rạch Giá) lập chiến công lớn: diệt 200 tên địch, thu một pháo 90 ly, phá huỷ 11 xe cơ giới.

• 8 đến 16 tháng 8

Hội nghị lần thứ 5 của cán bộ Trung ương Đảng. Tại Hội nghị này đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư Đảng trình bày văn kiện quan trọng "Chúng ta chiến đấu cho độc lập và dân chủ", phân tích chính xác tình hình, đánh giá đúng đắn địch ta, vạch ra phương hướng và nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam nhằm chủ động đưa cuộc kháng chiến sang giai đoạn mới. Hội nghị thảo luận và khẳng định tính chất cách mệnh Việt Nam lúc này là "Cách mạng dân chủ mới" và nó có 2 nhiệm vụ lớn: nhiệm vụ phản đế và nhiệm vụ phản phong. Hai nhiệm vụ đó phải đi đôi, nó bồi bổ cho nhau và ảnh hưởng đến nhau. "Không đánh đuổi đế quốc thì không xoá bỏ được những tàn tích phong kiến và chế độ chiếm đất, bóc lột tai ác của lũ đế quốc, Việt gian, không xoá bỏ được những tàn tích phong kiến và cải cách ruộng đất thì số rất đông quần chúng nhân dân quyết không liều lĩnh tích cực tham gia kháng chiến bền bỉ”. Hội nghị còn nghe và thảo luận 3 báo cáo quan trọng: "Kiểm thảo mùa hè và chuẩn bị thu đông 1948"; "Công tác dân vận và công tác Mặt trận dân tộc thống nhất”, "Tình hình và nhiệm vụ mới của Đảng". Toàn thể hội nghị tán thành các nhiệm vụ cần kíp và cốt yếu do BCHTW đề ra để củng cố và phát triển Đảng, chấn chỉnh tổ chức, thực hiện dân chủ, thống nhất tư tưởng, hành động, nâng cao trình độ lý luận của đảng viên, sửa đổi lề lối làm việc, thi hành một chính sách cán bộ đúng, đề cao uy tín của Đảng mặc dù Đảng chưa ra công khai và sau cùng tiến tới thành lập một ủy ban liên lạc giữa các Đảng bạn ở Đông Á.

Hội nghị lưu ý, mấy vấn đề đặc biệt sau:

- Vấn đề tổ chức Đảng trong quân đội
- Vấn đề thống nhất tư tưởng và hành động trong tình hình mới.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #106 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2016, 10:55:16 pm »


• 19 tháng 8

Thành lập Hội đồng quốc phòng tối cao để nghiên cứu kế hoạch kháng chiến, trình Chính phủ duyệt và thực hiện kế hoạch ấy. Chủ tịch Hội đồng do Chủ tịch Chính phủ kiêm nhiệm, Phó Chủ tịch là ông Lê Văn Hiến (Bộ trưởng Bộ Tài Chính) và 4 uỷ viên là các ông Phan Kế Toại (Quyền Bộ trưởng Bộ Nội Vụ), Phan Anh (Bộ trưởng Bộ Kinh Tế), Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng kiêm Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia và Dân quân VN), Tạ Quang Bửu (Thứ trưởng Bộ Quốc phòng).

Đến 2-8-1949, thành phần của Hội đồng thay đổi như sau:

- Chủ tịch: do Chủ tịch Chính phủ kiêm nhiệm.
- Phó Chủ tịch: ông Phạm Văn Đồng, Phó Thủ tướng.
- Các Hội viên: Ông Lê Văn Hiến, Bộ trưởng Bộ Tài Chính; ông Phạm Kế Toại, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ; ông Phan Anh, Bộ trưởng Bộ Kinh tế; Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng tư lệnh Quân đội quốc gia và Dân quân VN; ông Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

• 19 tháng 8

Bộ đội chủ lực phối hợp với bộ đội địa phương, công an xung phong, biệt động đột nhập vào thành phố Đà Nẵng phá bốt gác, đài thiên văn, nhà máy điện, nhà máy nước, trụ sở hành chính nguỵ quyền, trại lính... trong suốt 3 giờ.

• 20 tháng 8

Sắc lệnh 211-SL của Chính phủ ấn định cách chỉ định các Uỷ viên hành chính trong Uỷ ban KCHC xã, huyện, tỉnh tại những vùng địch tạm chiếm.

• 20 tháng 8

Sắc lệnh số 210-SL của Chính phủ quy định thể lệ bầu thư ký trong Uỷ ban KCHC xã và ấn định thành phần nhiệm vụ của Ban Thường vụ ƯBKCHC xã.

• 20 tháng 8

Sắc lệnh số 215-SL quy định những quyền lợi đặc biệt cho những người nước ngoài có đóng góp vào công cuộc kháng chiến của nước VNDCCH.

• 20 tháng 8

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 216-SL, đặt ra "Huân chương kháng chiến" để thưởng cho những người Việt Nam có công với quân đội hoặc các tổ chức quốc phòng và kháng chiến.

• 20 tháng 8

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 234-SL, mở trường y sĩ Việt Nam để đào tạo cán bộ y tế cho các cơ quan dân y và   quân y
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #107 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2016, 10:56:12 pm »


• 22 tháng 8

Đại đội độc lập cùng tiểu đoàn    tập trung của Mặt trận Đông Bắc tiến công Trại Thán, một sào huyệt phỉ rất lợi hại, diệt 60 địch, gọi hàng 79 tên, lấy lại 700 ha ruộng chia cho dân. Chiến thắng Trại Thán làm cho lực lượng phỉ trên toàn vùng Đông Bắc hoang mang lo sợ. Ta tiếp tục tiễu phỉ, gọi hàng thêm một số tên, thu hơn 70 súng.

• 26 tháng 8

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 237-SL chuyển huyện Thuỷ Nguyên (Kiến An) và huyện Nam Sách (Hải Dương) trước nhập vào Liên khu 1, nay lại để thuộc về Liên khu 3 và các đơn vị tỉnh cũ về mọi phương diện.

Sáp nhập Thị xã và địa phận trường bay Gia Lâm (thuộc Bắc Ninh) vào thành phố Hà Nội, do Liên khu 3 quản lý về mọi phương diện.

• Tháng 8

Sở giáo dục Nam Bộ thành lập các Ban bình dân học vụ thuộc Ty Giáo dục các tỉnh theo hệ thống dọc từ trung ương tới địa phương.

• Tháng 8

Toàn tỉnh Thừa Thiên phát động đợt tổng phá tề rộng lớn, sôi nổi. Hầu hết số hội tề bị tan rã trong vòng vài ngày. Hàng chục uỷ ban kháng chiến xã được thành lập, củng cố.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #108 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2016, 10:57:52 pm »


• 2 tháng 9

Hội nghị chuyên môn quân giới toàn quốc.

Đây là hội nghị về chuyên môn đầu tiên của toàn ngành sản xuất vũ khí Việt Nam bao gồm cả lực lượng quân giới và vũ khí dân quân, cùng xem xét, bàn bạc thống nhất về các mặt kinh tế, công nghệ, tổ chức và quản lý sản xuất vũ khí.

• 15 tháng 9

Chính phủ cử một Phái đoàn do bác sĩ Phạm Ngọc Thạch làm trưởng đoàn vào Nam Bộ, uý lạo đồng bào và chiến sĩ; kiểm tra các công việc kháng chiến và hành chính.

• 16 tháng 9

Quân dân khu Ba Lòng (Quảng Trị) chiến đấu dũng cảm, bảo vệ chiến khu, tiêu diệt 400 tên địch.

• 7 tháng 10

Quân dân Hà Đông và Hoà Bình tiêu diệt 200 tên địch ở Xuân Mai và dọc đường số 6.

• 8 tháng 10 đến 15 tháng 12

Chiến dịch Đông Bắc I.

Tại khu vực An Châu - Đông Dương (Đông Bắc Bắc Bộ) do Bộ chỉ huy liên khu I chỉ huy với mục đích tiêu diệt một bộ phận quân địch, phá kế hoạch tiến công thu đông của chúng. Quy mô tham gia chiến dịch tương đương 4 trung đoàn. Chiến dịch chia làm 2 đợt.

Kết quả ta tiêu diệt hai cứ điểm Đông Dương, Đồng Khuy, đánh thiệt hại nặng phân khu An Châu, bức rút 7 vị trí, diệt 150 tên địch (có 1 quan tư Pháp). Ta thu 48 súng trường, 6 trung liên, 3 trọng liên, phá huỷ 2 xe bọc thép, đốt cháy 2 kho lương thực. Ta đã đánh vào khu vực mà địch cho là tuyệt đối an toàn, góp phần phá kế hoạch tiến công thu đông của địch.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #109 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2016, 10:59:23 pm »


• 12 tháng 10

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 241-SL thành lập "Ban trung ương bao vây kinh tế địch".

Ngày 18 tháng 6 năm 1949 ký sắc lệnh bãi bỏ sắc lệnh này.
   
• 25 tháng 10

Ở Thuỷ Nguyên (Hải Phòng), có bộ đội du kích làm nòng cốt, hỗ trợ, nhân dân đã nổi dậy phá hơn 90% số hội tề trong huyện, bức rút một số đồn bốt.

• Tháng 10

Thành lập Liên khu V, trên cơ sở hợp nhất các khu 5, 6 và 15

• 7 tháng 11

Quân dân Các huyện Bạch Hạc (Vĩnh Yên), Minh Nông, Tam Nông, Thanh Thuỷ (Phú Thọ) chặn đánh
nhiều trận tiêu diệt nhiều địch khi chúng huy động cả thuỷ, lục, không quân càn quét lớn ở vùng này.

• 11 tháng 11

Đại dội 160 thuộc liên trung đoàn 80-83 do đồng chí Lư Giang làm trung đoàn trưởng, đồng chí Nguyễn Đường làm chính trị viên chỉ huy đánh đồn Phước Thuận cách thị trấn Ninh Hoà 5 km, đã tiêu diệt gọn địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiêu diệt vị trí địch trong điều kiện trang bị của bộ đội ta còn kém.

• 15 tháng 11   

Huyện Cẩm Xuyên, huyện nghèo nhất tỉnh Hà Tĩnh được công nhận xoá xong nạn mù chữ đầu tiên của tỉnh và khu IV.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM