Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:46:43 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử quân sự Việt Nam - Tập 13  (Đọc 46616 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #160 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2016, 06:33:36 am »

Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, cuối năm 1991, Đảng ủy Quân sự Trung ương ra Chỉ thị số 322-CT/QP về Nhiệm vụ công tác khoa học quân sự 5 năm 1991-1995, nêu rõ “Tổ chức nghiên cứu biên soạn và ban hành các bộ điều lệ công tác kỹ thuật của Quân đội nhân dân Việt Nam và của các chuyên ngành. Biên soạn tài liệu bảo đảm kỹ thuật đối với một số loại hình chiến dịch, chiến đấu tiêu biểu cấp sư đoàn, quân đoàn, quân khu. Biên soạn các tài liệu huấn luyện về lĩnh vực khoa học kỹ thuật quân sự trong thời bình và những quy định rút gọn về huấn luyện thời chiến”(1).

Theo tinh thần Nghị quyết của Bộ Chính trị, các cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, các viện nghiên cứu, các học viện, nhà trường đã tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nghiên cứu về tổ chức quân sự, tổng kết kinh nghiệm lịch sử về chuẩn bị chiến tranh và tiến hành chiến tranh nhân dân, nghiên cứu cải tiến vũ khí, trang bị, kỹ thuật phù hợp với cách đánh của quân đội trong điều kiện chiến tranh hiện đại.

Để tăng cường sự chỉ đạo tập trung thống nhất công tác nghiên cứu khoa học, Cục Khoa học Công nghệ và Môi trường thuộc Bộ, hệ thống các cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ và môi trường trong toàn quân, đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học quân sự được củng cố. Thực hiện chủ trương đẩy mạnh nghiên cứu khoa học quân sự phục vụ thiết thực nhiệm vụ huấn luyện, xây dựng quân đội của Bộ, các đơn vị ở khu vực phía bắc đã khẩn trương tổ chức nghiên cứu, tổng kết các trận đánh điển hình của các đơn vị trong kháng chiến chống Mỹ. Bên cạnh đó, việc tổng kết hoạt động của các đơn vị tham gia chiến đấu ở biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ ở Campuchia cũng được xúc tiến.

Sau ba năm đẩy mạnh xây dựng, hoạt động, ngày 4-11-1993, Bộ Quốc phòng tổ chức tổng kết hoạt động khoa học quân sự do Nhà nước đầu tư (1991-1993). Hội nghị đánh giá: Các cơ quan khoa học quân sự đã tham gia ngày càng nhiều vào thực hiện các chương trình trọng điểm của Nhà nước, hòa nhập với lực lượng khoa học Nhà nước, thu hút phần lớn tiềm lực khoa học của các viện, học viện vào việc giải quyết các nhiệm vụ kinh tế, quốc phòng, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu; giữ gìn, sử dụng, chế tạo, cải tiến vũ khí, trang bị, huấn luyện, chỉ huy, quản lý bộ đội. Riêng Bộ Quốc phòng đã có 15 đề tài trọng điểm cấp Nhà nước, 40 đề tài khác trong 11 chương trình của Bộ, 105 đề tài độc lập do Nhà nước hỗ trợ được triển khai nghiên cứu, quản lý chặt chẽ, đạt hiệu quả thiết thực.

Nhằm tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng trong nghiên cứu, phát triển khoa học quân sự, tháng 8-1991, Bộ Quốc phòng mở lớp tập huấn cán bộ quản lý khoa học và công nghệ toàn quân. Nội dung nghiên cứu về xây dựng, quản lý và điều hành kế hoạch hoạt động công nghệ trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng, quản lý các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ quân sự, xây dựng, quản lý tiềm lực khoa học và công nghệ quân sự, đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Trong những năm cuối của thế kỷ XX, nhiệm vụ xây dựng và phát triển của khoa học quân sự đòi hỏi phải bảo đảm những yêu cầu về chất lượng và hiệu quả ngày càng cao. Đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học quân sự tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu cụ thể hóa đường lối quân sự của Đảng trên từng lĩnh vực quân sự. Nhiều đề tài nghiên cứu, sáng kiến cải tiến kỹ thuật từng bước được đưa vào ứng dụng. Trong năm 2000, các tổ chức, cơ quan khoa học quân sự Bộ Quốc phòng đã tổ chức nghiệm thu 75 đề tài nghiên cứu khoa học, nghiệm thu 11 đề tài áp dụng thử nghiệm. Một số đề tài được ứng dụng có hiệu quả trong thực tiễn xây dựng và nâng cao sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang. Nhà nước đã đầu tư hàng chục phòng thí nghiệm với trang bị hiện đại và từng bước xây dựng một số phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, do Bộ Quốc phòng quản lý.

Như vậy, trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1975-2000), khoa học quân sự Việt Nam đã kế thừa, nâng cao di sản quân sự, kinh nghiệm chiến đấu của dân tộc và tiếp thu tinh hoa của khoa học quân sự các nước, tập trung nghiên cứu, giải quyết một số vấn đề cơ bản về quân sự Việt Nam, góp phần quán triệt, cụ thể hóa đường lối cách mạng, đường lối quân sự của Đảng trong từng giai đoạn cách mạng và đạt được một số thành tựu đáng kể. Đây là cơ sở quan trọng để Đảng, Nhà nước, trực tiếp là Bộ Quốc phòng tổ chức bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học quân sự, huấn luyện, nâng cao trình độ các lực lượng vũ trang nhân dân, quân đội nhân dân làm nòng cốt xây dựng tạo nên sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc.


(1) Chỉ thị số 332-CT/Q về Nhiệm vụ công tác khoa học quân sự 5 năm 1991-1995, tài liệu lưu tại Văn phòng Bộ Quốc phòng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #161 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2016, 07:30:03 am »

3. Nghệ thuật quân sự trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc

Nghệ thuật quân sự Việt Nam là một bộ phận của nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng Việt Nam. Trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nghệ thuật quân sự giữ vị trí hết sức quan trọng, bởi nó nghiên cứu các quy luật, xác định nguyên tắc và phương pháp tiến hành các hoạt động quân sự trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, có quy luật hình thành, phát triển chung là chiến tranh cách mạng, chiến tranh chính nghĩa, song lại có quy luật riêng đều phải tuân thủ. Theo luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ phân tích bản chất chiến tranh, mà còn đi sâu nêu rõ đặc điểm chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Trong chiến tranh giải phóng, mục tiêu chiến đấu là đánh đuổi kẻ địch ra khỏi lãnh thổ nước ta, giải phóng đất nước, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, chúng ta chống lại kẻ địch xâm lược từ bên ngoài vào nước ta, đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn và ý đồ xâm lược của chúng, giữ vững nền độc lập của dân tộc, bảo vệ vững chắc chế độ xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những điểm chung, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc cũng có quy luật riêng, do mục đích chính trị, đối tượng tác chiến, so sánh lực lượng hai bên, bối cảnh lịch sử cụ thể quy định nên hình thái và quá trình phát triển của chiến tranh, phương pháp tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc cũng có điểm không giống chiến tranh giải phóng.

Dựa trên cơ sở những luận điểm giống nhau và khác nhau trong chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, chúng ta nhìn nhận đánh giá làm sáng tỏ những vấn đề của nghệ thuật quân sự Việt Nam đã được Đảng, lực lượng vũ trang, quân đội và nhân dân ta kế thừa, vận dụng, phát triển sáng tạo những nội dung nghệ thuật quân sự phù hợp với điều kiện mới của đất nước.

Bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta có điều kiện hết sức thuận lợi là đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và chuẩn bị cho cả nước tham gia bảo vệ Tổ quốc. Nhằm có đủ thế và lực chủ động trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, chúng ta phải xây dựng nền quốc phòng toàn dân, toàn diện, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, quân đội nhân dân từng bước chính quy, hiện đại, làm nòng cốt kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế trong thế bố trí chiến lược chung cả nước.

Công cuộc xây dựng đất nước, chuẩn bị tiềm lực quân sự, quốc phòng cả nước, trong đó có vấn đề nghệ thuật quân sự bảo vệ Tổ quốc mới bắt đầu thì quân và dân ta phải đối phó ngay với kẻ thù xâm lược mới. Lần này, đối tượng tác chiến trực tiếp là quân Pôn Pốt - Iêng Xari được sự giúp đỡ của các thế lực thù địch nước lớn xâm lược ở biên giới Tây Nam; tiếp đó là quân Trung Quốc, lực lượng đông, trang bị, vũ khí hiện đại tiến công trên biên giới phía Bắc, chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, mà bộ phận nòng cốt và đặc trưng nhất của nó là nghệ thuật quân sự, nghệ thuật chiến tranh cách mạng đã được phát huy mạnh mẽ trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở hai đầu đất nước.

Nghệ thuật quân sự trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc là nghệ thuật toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt, quán triệt tư tưởng tiến công, giành và giữ quyền chủ động, phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, riêng phía Bắc ta phải lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ đánh lớn; đồng thời biết tập trung lực lượng khi cần thiết, dùng sức mạnh của cả thế và lực, phát huy cao nhất khả năng của thế trong việc kết hợp với lực tạo thành sức mạnh tổng hợp đánh thắng địch. Nét đặc trưng của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong thực hành đấu tranh vũ trang là chỉ đạo hoạt động quân sự của lực lượng vũ trang, cả quần chúng nhân dân vũ trang đánh giặc, kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, binh vận, tiêu diệt địch và giành quyền làm chủ, kết hợp ba thứ quân, kết hợp tác chiến phân tán và tác chiến tập trung, kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa, đánh lớn tiêu diệt, tiêu hao sinh lực địch, giành thắng lợi từng bước, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.

Nghệ thuật quân sự Việt Nam thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã kế thừa kinh nghiệm quân sự dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa nghệ thuật quân sự các nước, phát triển sáng tạo lên tầm cao mới. Nghệ thuật quân sự của ta gồm ba bộ phận hợp thành là chiến lược, chiến dịch và chiến thuật. Mỗi bộ phận đều có vị trí, vai trò riêng đồng thời lại có quan hệ hữu cơ và tác động qua lại thúc đẩy nhau phát triển. Chiến lược đề ra đúng đắn tạo điều kiện cơ bản để hoàn thành thuận lợi các nhiệm vụ trong chiến dịch và trận chiến đấu. Ngược lại, có giải quyết tốt các vấn đề thuộc phạm vi nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật, hoàn thành mọi nhiệm vụ tác chiến trên chiến trường cũng như chuẩn bị chiến trường thì mới có thể đạt được mục đích do chiến lược quân sự đề ra. Nội dung về nghệ thuật quân sự trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc thể hiện trên các lĩnh vực chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật như sau:

- Về chiến lược quân sự

Trong nghệ thuật quân sự, chiến lược quân sự là bộ phận quan trọng nhất có tác dụng chỉ đạo nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật; đồng thời dựa vào những nguyên lý của nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật để xem xét các vấn đề chiến lược. Nhiệm vụ của chiến lược quân sự là nghiên cứu tính chất, quy luật của chiến tranh, phương thức tiến hành chiến tranh, nghiên cứu cơ sở lý luận, tiến hành chiến tranh và tác chiến chiến lược. Chiến lược quân sự xác định mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược, xác định và tiến hành các biện pháp chuẩn bị cho đất nước, lực lượng vũ trang từ thời bình chuyển sang thời chiến, chuẩn bị chiến trường, chuẩn bị kinh tế và lực lượng của toàn dân cho chiến tranh, lập kế hoạch hành động tác chiến chiến lược; tổ chức xây dựng, triển khai chỉ đạo lực lượng vũ trang trong quá trình chiến tranh, nghiên cứu khả năng tiến hành chiến tranh và tác chiến chiến lược của địch.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #162 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2016, 07:31:13 am »

Chiến lược quân sự Việt Nam coi tiến công là loại hình tác chiến chiến lược cơ bản, chỉ có tiến công kiên quyết và tích cực mới giành được thắng lợi trong chiến tranh, nhưng vẫn phải tác chiến phòng ngự khi chưa có điều kiện tiến công tiến công để tiêu hao, tiêu diệt lực lượng địch, tạo thế, tạo thời cơ để phản công và tiến công đánh bại quân xâm lược.

Tiếp theo hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) và kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954-1975), sau khi hoàn thành thống nhất đất nước và cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, quân và dân ta tiếp tục tiến hành hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống quân xâm lược Pôn Pốt ở biên giới Tây Nam và chống quân Trung Quốc trên biên giới phía Bắc. Mỗi cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có chiến lược quân sự riêng, được xác định căn cứ vào mục đích chính trị của chiến tranh, đối tượng tác chiến, so sánh lực lượng hai bên, điều kiện địa lý quân sự của đất nước, bối cảnh lịch sử trong nước và trên thế giới. Nhưng hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc này đều có điểm chung là chiến tranh nhân dân Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, diễn ra trong những điều kiện lịch sử cụ thể, đất nước độc lập, thống nhất và nhân dân cả nước bước vào kỷ nguyên mới xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Vì thế, chiến lược quân sự trong hai cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc đều chung những nội dung cơ bản phản ánh các vấn đề mang tính quy luật của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong những năm đầu của thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thống nhất.

Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là cuộc chiến tranh tự vệ, chính nghĩa, nhằm bảo vệ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở nước ta, góp phần bảo vệ độc lân dân tộc của nhân dân Lào và Campuchia anh em, bảo vệ hòa bình ở khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Những nội dung cơ bản của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc cũng là những vấn đề có tính quy luật của chiến lược quân sự chiến tranh nhân dân Việt Nam. Để đạt được mục đích chính trị của chiến tranh phải xác định rõ mục tiêu của chiến lược quân sự là tiêu diệt địch, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ nhân dân, bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước, đánh bại các cuộc tiến công của quân địch từ bên ngoài xâm lược vào lãnh thổ nước ta.

Đường lối tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc đã được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đúng đắn, sáng tạo và phát động tổ chức toàn dân thực hiện. Đây là một đóng góp hết sức to lớn của Đảng và đó cũng là yếu tố quan trọng, quyết định thắng lợi của cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Với chiến lược chiến tranh toàn dân bảo vệ Tổ quốc, chúng ta đã huy động được sức mạnh tổng hợp của chiến tranh toàn dân, toàn diện, tổ chức thành một mặt trận dồn ra tiền tuyến trước, theo tinh thần “cả nước dồn sức cho tuyến trước đánh thắng địch”, phát huy được vai trò cả nước đánh địch bất cứ nơi nào, ngay từ trận đầu, tuyến đầu trên lãnh thỏ đất nước ta.

Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc là một thử thách toàn diện đối với sức mạnh vật chất và tinh thần của cả nước. Để phát huy sức mạnh mọi mặt của đất nước, Đảng ta chủ trương tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc toàn diện, huy động đến mức cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của cả nước đánh địch trên tất cả các địa bàn thuộc chủ quyền lãnh thổ nước ta khi chúng đặt chân tới.

Ngay khi quân Pôn Pốt phát động chiến tranh xâm lược vùng biên giới Tây Nam, ngày 23-5-1977, Quân ủy Trung ương đã chỉ thị cho các lực lượng vũ trang phía Nam: Kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ ta, không dung thứ bất cứ sự xâm lấn nào của lực lượng khiêu khích phản động Campuchia vào lãnh thổ nước ta, đồng thời tôn trọng chủ quyền lãnh thổ Campuchia. Tìm mọi cách làm nhụt tinh thần của bọn khiêu khích”(1). Tiếp đó, ngày 6-10-1977, Quân ủy Trung ương nhấn mạnh: “Nhiệm vụ hàng đầu của các lực lượng vũ trang là bảo vệ vững chắc chủ quyền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc biên giới và hải đảo, từng tấc đất của Tổ quốc, tính mạng và tài sản của đồng bào. Đó là nhiệm vụ thiêng liêng phải làm tròn với một tinh thần trách nhiệm thật cao và một quyết tâm thật lớn”(2).

Quán triệt tư tưởng chiến lược bảo vệ Tổ quốc, trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, chiến lược của ta là dùng sức mạnh tổng hợp dồn ra phía trước, tuyến trước (còn gọi là tuyến đầu). Tư tưởng chiến lược này được Hội nghị Trung ương lần thứ tư của Đảng (7-1978) chỉ rõ: “Tập trung sức thực hiện nhiệm vụ trước mắt là đánh thắng trong chiến tranh biên giới Tây Nam; tăng cường khả năng và trình độ sẵn sàng chiến đấu trên hướng Bắc và Tây Bắc, tăng cường phòng thủ các đảo và bảo vệ vùng biển, bảo vệ vững chắc cả nước”(3).

Thực hiện Nghị quyết của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nỗ lực tăng cường nhiệm vụ trước tiên là đánh thắng quân Pôn Pốt ở biên giới Tây Nam. Chỉ sau một thời gian, tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 đã được truyền đạt tới tận cơ sở, kể cả những nơi xa xôi hẻo lánh vùng biên giới, làm cho nhân dân nhận thức rõ đối tượng tác chiến mới và có biện pháp đối phó hiệu quả. Nhờ sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, trên biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, từ chỗ chưa có chuẩn bị, dễ bị bất ngờ nếu địch tiến công, từng bước chuyển sang tình trạng có chuẩn bị một bước, hạn chế được khả năng bị bất ngờ, khắc phục được tình trạng sơ hở về chiến lược.


(1) Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Bộ Quốc phòng 1945-2000 (Biên niên sự kiện), Sđd, tr.527.
(2) Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Việt Nam thế kỷ XX - Những sự kiện quân sự, Sđd, tr.536.
(3) Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Bộ Quốc phòng 1945-2000 (Biên niên sự kiện), Sđd, tr.526.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #163 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2016, 07:32:09 am »

Trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, về mặt không gian, ta thường chủ trương đánh địch ngay trên những khu vực tuyến đầu, khi chúng đặt chân lên lãnh thổ đất nước, hết sức thu hẹp không gian chiến tranh. Chúng ta kiên quyết đánh ngăn chặn, không cho địch tiến vào sâu đánh chiếm tràn lan, làm suy yếu tiềm lực quân sự, phá hoại kinh tế, tàn sát nhân dân, gây khó khăn cho công cuộc xây dựng đất nước. Thực tiễn cuộc chiến đấu trên biên giới Tây Nam cũng như biên giới phía Bắc, quân và dân ta đã anh dũng đánh chặn, kìm giữ, hạn chế được không gian chiến tranh chỉ diễn ra ở các huyện, tỉnh vùng biên giới thuộc Gia Lai - Kon Tum, Đắk Lắk (nay là Đắk Lắk, Đắk Nông), Tây Ninh, Sông Bé (Bình Phước, Bình Dương), Long An, Đồng tháp, An Giang, Kiên Giang (phía Nam), Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoàng Liên Sơn (Lào Cai, Yên Bái), Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang), Lai Châu, Quảng Ninh (phía Bắc).

Về thời gian, hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía bắc diễn ra ngắn hơn so với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ trước đó. Do yêu cầu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; đồng thời, do ta có điều kiện tạo nên sức mạnh tổng hợp ngay từ đầu, nên quân dân ta đã dồn sức đánh ngăn chặn, tiêu diệt, tiêu hao địch ngay trên khu vực tuyến đầu thuộc các huyện, tỉnh vùng biên giới, làm thất bại ý đồ đánh nhanh thắng nhanh, khiến chúng bị sa lầy thất bại nặng nề, không thể kéo dài chiến tranh phải từ bỏ âm mưu xâm lược. Vì thế, ta rút ngắn được thời gian chiến tranh (biên giới Tây Nam từ ngày 30-4-1977 đến ngày 7-1-1979, biên giới phía Bắc từ ngày 17-2 đến ngày 18-3-1979), hạn chế tổn thất cho ta.

Quán triệt tư tưởng chiến lược tiến công vào thực hiện chiến lược quân sự trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta xác định phương châm tác chiến chiến lược là: “Làm chủ và tiến công, tiến công và làm chủ, làm chủ để tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để làm chủ chiến trường”. Đề cập đến tư tưởng chiến lược này, đồng chí Lê Duẩn - Tổng Bí thư của Đảng đã nêu rõ: “Làm chủ và tiến công, tiến công và làm chủ là nét đặc sắc nhất trong nghệ thuật đánh giặc của dân tộc Việt Nam ta. Nhờ nắm vững chiến lược đó, mà từ hàng nghìn năm nay dân tộc Việt Nam ta đã đánh bại mọi bọn xâm lược”(1).

Tư tưởng làm chủ về chiến lược quân sự là một dạng biểu hiện của làm chủ về chính trị, nhằm đánh bại kẻ thù xâm lược để bảo vệ quyền làm chủ đất nước của nhân dân ta. Lực lượng làm chủ và tiến công trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là lực lượng toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang nhân dân, quân đội nhân dân làm nòng cốt. Để giữ vững quyền làm chủ, thực hiện tiến công địch mạnh mẽ và rộng khắp, chúng ta đã xây dựng được các lực lượng vũ trang có quân chủ lực và quân địa phương, bố trí thành lực lượng cơ động mạnh và lực lượng tại chỗ mạnh. Quân địa phương là lực lượng nòng cốt cho chiến tranh nhân dân địa phương chủ động tiến công, kìm giữ, bao vây, chia cắt, tiêu diệt và tiêu hao nhiều sinh lực địch ở bất cứ nơi nào chúng đặt chân tới, tạo điều kiện cho quân chủ lực tập trung sức mạnh đánh những đòn tiêu diệt lớn quân địch.

Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, ta sử dụng lực lượng vũ trang các tỉnh biên giới đánh ngăn chặn địch giai đoạn đầu, sau đó huy động lực lượng chủ lực các Quân khu 5, 7, 9 tới hỗ trợ lực lượng tại chỗ đánh kìm chân, tạo thế cho lực lượng chủ lực cơ động của các Quân đoàn 2, 3, 4 phản công và tiến công, đẩy quân Pôn Pốt ra khỏi vùng biên giới. Đối với cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc, ta chưa sử dụng đến các binh đoàn chủ lực cơ động chiến lược (Quân đoàn 1, 2, 3, 4), các quân chủng (Phòng không, Không quân, Hải quân) và lực lượng chủ yếu của các binh chủng, mà chỉ dùng lực lượng tại chỗ của các Quân khu 1, 2 làm nòng cốt cho chiến tranh nhân dân địa phương đánh ngăn chặn, làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của quân Trung Quốc.

Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, phương châm tác chiến chiến lược của ta cơ bản là tiến công, phản công và phòng ngự, trong đó kết hợp chặt chẽ giữa tiến công và phản công là quyết định, còn phòng ngự là đặc biệt quan trọng quan trọng trong giai đoạn đầu chiến tranh và chỉ vận dụng trong phạm vi chiến dịch và chiến đấu. Tác chiến trong phòng ngự là để tiến công tiêu diệt địch, chứ không phải là phòng ngự bị động. Trên cơ sở thế trận phòng thủ được xây dựng, lực lượng được bố trí hợp lý, hình thành thế làm chủ vững chắc trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam cũng như biên giới phía Bắc, quân và dân ta đã đánh ngăn chặn bước tiến của quân Trung Quốc, kết hợp chặt chẽ phản công và tiến công, nhanh chóng giáng cho đối phương những thất bại nặng nề ngay trên tuyến đầu lãnh tổ vùng biên giới của Tổ quốc.

Thực hiện chiến lược làm chủ để tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để làm chủ, phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, vận dụng sáng tạo tư tưởng chiến lược tiến công trong chiến tranh tự vệ, kết hợp tiến công, phản công với phòng ngự, khéo kết hợp các phương thức tác chiến chiến lược là những nét nổi bật của chiến lược quân sự trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc.


(1) Lê Duẩn: Bài nói ở Hội nghị bàn về công tác phát động quần chúng ở các đơn vị phía Nam, tháng 2-1979 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #164 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2016, 07:33:05 am »

- Một số vấn đề về nghệ thuật chiến dịch

Nghệ thuật chiến dịch là bộ phận trong thể thống nhất và hoàn chỉnh hợp thành của nghệ thuật quân sự. Về hình thức, nghệ thuật chiến dịch là bộ phận nối liền chiến lược và chiến thuật, nhưng nó vẫn mang tính chất tương đối độc lập, không thể lẫn lộn với chiến lược, hoặc chiến thuật. Nghệ thuật chiến dịch sử dụng các phương tiện chiến thuật và các hoạt động chiến thuật của bộ đội để hoàn thành nhiệm vụ do chiến lược đề ra. Căn cứ vào sự chỉ đạo của chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch có nhiệm vụ nghiên cứu các quy luật, nội dung và tính chất của các loại chiến dịch tiến công, phản công, phòng ngự từ lúc chuẩn bị lực lượng, cơ sở vật chất và chuẩn bị chiến trường đến quá trình thực hành chiến dịch và các hoạt động tác chiến liên quan phù hợp đến từng giai đoạn phát triển của chiến tranh.

Trong lịch sử dân tộc, những hiện tượng chiến dịch đã sớm xuất hiện với truyền thống quân sự rất độc đáo Việt Nam. Trong kháng chiến chống Pháp, nghệ thuật chiến dịch được hình thành và phát triển, đến cuộc kháng chiến chống Mỹ tiếp tục có những bước phát triển mới. Trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nghệ thuật chiến dịch được nghiên cứu, vận dụng phát triển một cách sáng tạo, phù hợp với đặc thù của đất nước thống nhất và trước đối tượng tác chiến mới.

Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, quân và dân ta đánh kẻ địch từ bên ngoài xâm lược vào nước ta. Chúng ta có đủ sức mạnh tổng hợp để đánh địch ngay từ đầu chúng đặt chân tới, chứ không phải chuyển từ đánh nhỏ đến đánh lớn, từ yếu đến mạnh như trong các cuộc chiến tranh giải phóng trước đây. Thế và lực ta rõ ràng đã khác trước. Do đó, trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, quân và dân ta không phải mất nhiều thời gian để chuyển biến từng bước so sánh lực lượng giữa ta và địch. Ngay từ đầu, quân và dân ta đã ở thế làm chủ đất nước, làm chủ chiến trường, làm chủ địa phương và cơ sở, có điều kiện chuẩn bị trước cả lực lượng và thế trận sẵn sàng đánh địch.

Trong quá trình chuẩn bị và thực hành chiến dịch, việc chọn hướng (khu vực) và địa bàn tác chiến là một trong những vấn đề quan trọng đố với thắng lợi của chiến dịch. Kinh nghiệm trong các cuộc chiến tranh giải phóng của dân tộc ta cũng như của các nước trên thế giới đã chứng minh với một lực lượng nhất định nếu chọn hướng phòng thủ và địa bàn tác chiến đúng sẽ phát huy được sức mạnh gấp bội trong chiến đấu. Đây là một nội dung cơ bản của nghệ thuật vận dụng không gian chiến tranh nói chung cũng như chiến dịch trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc nói riêng.

Dựa vào địa lý vùng biên giới và so sánh lực lượng giữa hai bên, trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, nhất là biên giới phía Bắc, vùng rừng núi với địa thế hiểm trở và địa bàn thuận lợi cho ta chọn hướng xây dựng thế trận phòng thủ. Muốn đánh bại sự tiến công của địch, ta phải đánh bại mũi tiến công chủ yếu của chúng. Vì vậy, chọn hướng và địa bàn tác chiến của ta đều phải nhằm vào hướng tiến công chủ yếu của đối phương. Tuy nhiên, trong quá trình tiến công, chúng có thể thay đổi hướng tiến công chủ yếu. do đó, ta phải phán đoán hành động tiến công của địch để điều động lực lượng và hỏa lực kịp thời chuyển hướng thứ yếu thành hướng chủ yếu khi cần thiết.

Căn cứ vào vị trí chiến lược của từng tỉnh biên giới, quân và dân ta đã xây dựng thế trận phòng thủ ở các huyện, tỉnh biên giới thuộc các Quân khu 5, 7, 9. Trên biên giới phía Bắc, ta xây dựng thế trận trên các hướng Lạng Sơn (trọng điểm là Đồng Đăng, Cao Lộc, Lộc Bình), Cao Bằng (trọng điểm là Hà Quảng, Trà Lĩnh, Hòa An), Hoàng Liên Sơn (trọng điểm là thị xã Lào Cai), Lai Châu (trọng điểm là thị trấn Phong Thổ) và các hướng Hà Tuyên, Quảng Ninh. Trên các hướng, các khu vực trọng điểm được bố trí lực lượng hợp lý, có sự kết hợp giữa bộ đội chủ lực Bộ, quân khu, bộ đội địa phương tỉnh, huyện, bộ đội biên phòng và dân quân tự vệ, nhân dân theo chức năng, nhiệm vụ của từng lực lượng trên địa bàn các Quân khu 5, 7, 9 (phía Nam) và các Quân khu 1, 2 (phía Bắc).

Trên cơ sở lực lượng đã bố trí, ta xây dựng các khu vực cấu trúc công sự phòng ngự, nhất là biên giới phía Bắc, hình thành các khu vực phòng thủ từng trung đoàn kết hợp với lực lượng huyện và lực lượng vũ trang quần chúng ở tuyến trước. Bên cạnh tuyến phòng thủ bộ đội tập trung, hệ thống làng xã chiến đấu, khu chiến đấu của các cơ quan quốc doanh, của dân quân tự vệ ở một số khu vực trọng điểm trên các hướng Lạng Sơn, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn được xây dựng. Hệ thống vật cản nằm sát biên giới cũng được xây dựng nhằm ngăn chặn các toán biệt kích, trinh sát đối phương xâm nhập trái phép vào lãnh thổ nước ta. Công tác chuẩn bị chiến trường, chuẩn bị cơ sở vật chất ở các tỉnh biên giới được đẩy mạnh. Như vậy, chọn hướng và địa bàn tác chiến, xây dựng thế trận phòng thủ là yếu tố cơ bản bảo đảm cho quân và dân ta đánh ngăn chặn cuộc chiến tranh xâm lược từ bên ngoài và ngay ở tuyến đầu của Tổ quốc.

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc cho thấy, các thế lực phong kiến phương Bắc thường sử dụng hướng tiến công vào nước ta từ phía Nam lên, sau đó đánh từ phía Bắc xuống. Trước hành động mở cuộc tiến công xâm lược của quân Pôn Pốt trên toàn tuyến biên giới Tây Nam, lúc đầu do không lường hết những thủ đoạn dã man tàn bạo của địch, nên đã có trường hợp mất cảnh giác để xảy ra những thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của nhân dân, ta không kịp đối phó. Ngày sau đó, trên cơ sở từng bước nắm chắc tình hình địch và đề ra kế hoạch xây dựng tuyến phòng thủ biên giới theo hướng cơ bản, lâu dài, ta mở hàng loạt các chiến dịch, hoặc đợt phản công, tiến công bằng nhiều mũi, nhiều hướng, kết hợp đánh chính diện với bao vây, vu hồi thọc sâu đánh chia cắt như đợt phản công A8 của Sư đoàn 10, Trung đoàn 64 (Sư đoàn 320) và một số đơn vị binh chủng thuộc Quân đoàn 3 (23-10 đến 23-11-1977); chiến dịch phản công trên hướng đông - đông bắc Soài Riêng của Quân đoàn 4 (6-12-1977 đến 6-1-1978); chiến dịch tiến công Đ7 của Quân đoàn 3 thiếu (12-12-1977 đến 5-1-1978)… Sau gần hai năm chiến đấu gay go, quyết liệt, quân và dân ta ở các tỉnh biên giới Tây Nam được sự chỉ viện của quân dân cả nước đã giáng cho quân Pôn Pốt xâm lược những đòn thất bại nặng nề.

Thực tiễn trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc cho thấy, cuộc chiến tranh diễn ra ở biên giới Tây Nam, hình thức tác chiến chiến dịch hình thành diễn ra rõ nét hơn. Ta đã tổ chức các chiến dịch phản công và tiến công do các đơn vị bộ đội chủ lực Bộ (các Quân đoàn 2, 3, 4), phối hợp với lực lượng vũ trang các Quân khu 5, 7, 9 đạt hiệu suất chiến đấu cao, quét sạch quân xâm lược ra khỏi vùng biên giới. Còn cuộc chiến tranh trên biên giới phía Bắc, ta chủ yếu sử dụng lực lượng của quân khu và bộ đội địa phương tỉnh, huyện thuộc các Quân khu 1, 2 và một số đơn vị bộ đội địa phương Quân khu 3 chi viện chủ yếu đánh ngăn chặn và tổ chức một số đợt phản công, không cho quân Trung Quốc tiến sâu vào lãnh thổ nước ta.

Tuy nhiên, trong cách đánh chiến dịch ở phía Bắc, ta có những hạn chế. Trên một số hướng khu vực tác chiến, ta chưa phát hiện chặn đánh kịp thời để quân Trung Quốc vượt qua, tổ chức phản công và tiến công chưa mạnh mẽ và phổ biến, sự kết hợp giữa phòng ngự, phản công và tiến công chưa chặt chẽ, chưa chú trọng đối phó với các mũi vu hồi của đối phương… Nhìn chung, trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc, hình thức tác chiến chiến dịch phòng ngự đã phát huy tác dụng, nếu chúng ta tổ chức vá thực hành phòng ngự tốt hơn nữa thì thắng lợi càng lớn. Các đợt phản công và tiến công thực hiện chưa được nhiều, nhưng với kết quả đạt được cũng như tình hình chung trên chiến trường biên giới phía Bắc, nếu được tổ chức tốt và kiên quyết phản công, tiến công khi có các binh đoàn chủ lực cơ động chiến lược tham gia có nhiều cơ hội giành thắng lợi to lớn hơn.

Qua hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía bắc cho thấy, trong các hình thức tác chiến chiến dịch, chỉ có kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngự, phản công và tiến công là quyết định, phòng ngự là đặc biệt quan trọng, tam ới thực hiện tốt tư tưởng chiến lược tiến công, thực hiện làm chủ để tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để làm chủ, giữ vững các tuyến phòng thủ biến giới, đập tan mọi cuộc tiến công xâm lược từ bên ngoài vào lãnh thổ nước ta.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #165 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2016, 07:33:36 am »

- Về chiến thuật

Chiến thuật là bộ phận hợp thành của nghệ thuật quân sự, có mối quan hệ biện chứng với chiến lược quân sự và nghệ thuật chiến dịch và chịu sự chỉ đạo của hai bộ phận này, đồng thời, sự phát triển của chiến thuật có tác dụng góp phần thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật chiến dịch và chiến lược quân sự. Nhiệm vụ của chiến thuật là nghiên cứu tính chất, quy luật và phương pháp tác chiến của lực lượng vũ trang nhân dân, quân đội nhân dân trong từng trận chiến đấu. Trong kháng chiến chống Pháp, chúng ta đã hình thành các cách đánh rất phong phú, sáng tạo, đạt hiệu suất chiến đấu cao. Trong tiến công có các hình thức tác chiến phục kích, tập kích, đánh vận động, vây lấn, tiến công trận địa, đánh địch trong công sự vững chắc, đánh giao thông, đánh kho tàng, hậu cứ…; trong phòng ngự có tác chiến phòng ngự trận địa, phòng ngự dã chiến… Trong kháng chiến chống Mỹ, ta hoàn thiện chiến thuật binh chủng hợp thành, đồng thời xuất hiện chiến thuật không quân, chiến thuật hải quân và chiến thuật phòng không. Đến cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, quân và dân ta tiếp tục phát huy các sở trường về chiến thuật trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, vận dụng, phát triển sáng tạo trong bối cảnh đất nước thống nhất và trước đối tượng tác chiến mới kề sát nước ta.

Trong hai cuộc chiến tranh xâm lược ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, đối phương mới huy động lực lượng lục quân, chưa sử dụng không quân, hải quân và chưa thể đánh sâu vào nội địa của ta. Về phía ta, ở vùng biên giới Tây Nam, chúng ta sử dụng chủ yếu lực lượng tại chỗ của các quân khu; đồng thời, huy động một số binh đoàn chủ lực cơ động chiến lược cùng một số đơn vị thuộc các Quân chủ Phòng không, Không quân và một số binh chủng tham gia. Trên biên giới phía Bắc, ta chỉ sử dụng lực lượng tại chỗ của các Quân khu 1, 2 và một số đơn vị thuộc Quân khu 3, chưa sử dụng đến các binh đoàn chủ lực cơ động chiến lược, các quân chủng và lực lượng chủ yếu của các binh chủng. Chiến tranh cũng chỉ diễn ra trên địa bàn các tỉnh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc.

Khi mở cuộc chiến tranh xâm lược ở biên giới Tây Nam cũng như biên giới phía Bắc, đối phương thường chủ động trong phát động chiến tranh vào thời điểm và khu vực lựa chọn, buộc quân và dân ta phải bị động đối phó cả về chiến lược, chiến dịch và chiến thuật. Ngay khi kẻ địch mà bắt đầu xâm lược nước ta, các lực lượng vũ trang tại chỗ dựa vào hệ thống trận địa phòng ngự chuẩn bị sẵn đã anh dũng đánh chặn, kìm hãm bước tiến của quân thù. Trong giai đoạn đầu chiến tranh, ta kiên quyết chiến đấu phòng ngự, bảo vệ các khu vực phòng ngự dã chiến, khu vực phòng ngự trận địa, không có lệnh không được rời trận địa, bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.

Tư tưởng tác chiến của lực lượng vũ trang ta là tiến công, nhưng trong tác chiến cũng có lúc vẫn phải thực hiện phòng ngự. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, chúng ta thực hiện chiến đấu phòng ngự. Đây là loại hình tác chiến cơ bản được quân dân ta vận dụng thực hiện trong những ngày đầu chiến tranh, nhằm ngăn chặn, tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận sinh lực, làm chậm bước tiến, đánh bại các cuộc tiến công có ưu thế về lực lượng của địch, giữ vững các khu vực phòng ngự, tạo điều kiện thuận lợi để chuyển sang phản công, tiến công hoặc các hoạt động tác chiến khác tiếp theo. Dựa vài hệ thống trận địa có công sự vững chắc được tổ chức theo kiểu điểm tựa, liên kết nhau thành khu vực (dải, tuyến) phòng ngự, quân và dân ta từng bước phát huy được cách đánh trong thực hành phòng ngự.

Ở biên giới Tây Nam, do không xác định kịp thời kẻ thù, ta chưa chuẩn bị xây dựng thế trận phòng thủ, mất cảnh giác và chưa có cách đánh thích hợp, nên chưa thực hiện tiêu diệt được nhiều địch, ngăn chặn kịp thời. Quân Pôn Pốt tiến vào bắn phá, gây nhiều thiệt hại về tính mạng và tài sản của nhân dân. Chúng chiếm đóng trái phép một số khu vực trong lãnh thổ nước ta như Vĩnh Gia đến Vĩnh Xương (An Giang), Tân Biên, Châu Thành, Bến Cầu (Tây Ninh) và một số vùng thuộc các tỉnh biên giới Tây Nam. Rút kinh nghiệm những trận đầu, các đơn vị, địa phương đã tiến bộ, tích cực chủ động đánh chặn bước tiến của quân địch ở các hướng trên toàn tuyến biên giới. Dựa vào thế phòng thủ chuẩn bị sẵn, lực lượng vũ trang các tỉnh vùng biên giới Tây Nam đã đánh bại các đợt tiến công của quân Pôn Pốt vào các khu vực bắc Hà Tiên, Giang Thành - Vĩnh Điền, Đầm Chính…, diệt và làm bị thương nhiều tên.

Trên biên giới phía Bắc, ngay từ khi quân Trung Quốc đặt chân vào lãnh thổ nước ta, các lực lượng vũ trang dựa vào những khu vực phòng ngự dã chiến và trận địa phòng ngự được chuẩn bị đã tích cực đánh ngăn chặn. Cách đánh phòng ngự chủ yếu quy mô đại đội, tiểu đoàn bước đầu phát huy tác dụng ở một số địa bàn tác chiến trên các hướng Lạng Sơn, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn. Đó là các trận chiến đấu bảo vệ khu vực phòng ngự Tân Thanh của Đại đội 53, Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 12 (17-2-1979); trận phòng ngự ở Đồng Đăng của Tiểu đoàn 4 bộ binh, Trung đoàn 12 (17 đến 22-2-1979); trận phòng ngự ở Tân Yên của Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 12, Sư đoàn 3 (17 đến 22-2-1979); trận phòng ngự của Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 192 bộ đội địa phương tỉnh Hoàng Liên Sơn ở Nhạc Sơn (17 đến 18-2-1979); trận phòng ngự ở Quy Thuận của Đại đội 1, Tiểu đoàn 1 thuộc Trung đoàn 567 bộ đội địa phương tỉnh Cao Bằng (17 đến 28-2-1979)…
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #166 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2016, 07:34:00 am »

Dựa vào hệ thống trận địa, vật cản, bộ đội ta tích cực đánh địch từ xa đến gần, tiêu hao lực lượng khi chúng tiếp cận công kích tiền duyên phòng ngự, tiêu diệt lực lượng đột nhập khu vực phòng ngự, đánh bại các thủ đoạn tiến công ban đầu của chúng. Các đơn vị chốt giữ khu vực phòng ngự được giao đã kiên cường chiến đấu, giữ vững trận địa, có nơi kéo dài hàng tuần như ở Đồng Đăng, Tân Yên (Lạng Sơn), Quy Thuận (Cao Bằng)… gây cho đối phương một số thiệt hại. Tuy nhiên, do tương quan lực lượng hơn hẳn, trong những ngày đầu quân Trung Quốc cũng chiếm được một số địa bàn sát vùng biên giới trên các hướng Lạng Sơn, Cao Bằng, Hoàng Liên sơn… Quân và dân ta dựa vào thế trận phòng ngự, anh dũng chiến đấu ngăn chặn trên các hướng, không để quân Trung Quốc tiến sâu vào lãnh thổ nước ta. Nhiều trận chiến đấu bảo vệ các khu vực phòng ngự diễn ra quyết liệt như trận phòng ngự ở Pác Lũng của Đại đội 53 Tiểu đoàn 5, Sư đoàn 3 (27-2-1979); trận phòng ngự ở hai điểm cao 255 và 518 của Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 118, Sư đoàn 343 (28-2 đến 1-3-1979); trận phòng ngự ở điểm cao 498 của Đại đội 10, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 124, Sư đoàn 345 (28-2 đến 1-3-1979)… Nhìn chung, hình thức tác chiến phòng ngự bước đầu đã phát huy hiệu quả, ta đã tiêu diệt được một bộ phận lực lượng, làm rối loạn đội hình tiến công, ngăn chặn bước tiến công của quân Trung Quốc, tạo điều kiện để phản công, tiến công khi có thời cơ.

Nhằm đánh tiêu diệt lực lượng chiếm đóng trái phép trên các địa bàn, không cho quân Trung Quốc mở rộng phạm vi lấn chiếm sâu vào nội địa, các lực lượng vũ trang ta đã đẩy mạnh các hoạt động tác chiến tập kích, phục kích, vận động tiến công trên nhiều huống ở biên giới Tây Nam cũng như biên giới phía Bắc. Tập kích thường tiến hành đánh vài các vị trí lúc đối phương sơ hở, bất ngờ tiêu diệt sinh lực. Đây là một hình thức chiến thuật thường được vận dụng trong giai đoạn cuộc chiến tranh đã diễn ra một thời gian. Sau khi đánh chiếm một số địa bàn, địch dừng lại củng cố, chuẩn bị mở các tiến công mới nhằm lấn chiếm các vị trí trọng yếu sâu trong lãnh thổ nước ta.

Quán triệt tư tưởng tiến công, các lực lượng vũ trang nhằm lúc kẻ địch sở hở bất ngờ tập kích, nhanh chóng tiêu diệt các vị trí đóng quân của chúng. Thủ đoạn vận động trong tập kích phổ biến là bao vây, thọc sâu, chia cắt, tiêu diệt từng bộ phận tiến với tiêu diệt toàn bộ quân địch. Ở biên giới Tây Nam, một số đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn thuộc các Sư đoàn 10, 320 (Quân đoàn 3), 341 (Quân đoàn 4) phối hợp với lực lượng vũ trang các Quân khu 7, 9 đánh các vị trí quân Pôn Pốt chiếm đóng trái phép ở một số vùng thuộc các tỉnh Tây Ninh, Đồng Tháp, An Giang tiêu diệt phần lớn lực lượng, đuổi chúng về bên kia biên giới.

Trên biên giới phía Bắc, phát huy cách đánh tập kích, lực lượng vũ trang ta tiến công vào các vị trí đóng quân của đối phương. Nổi bật là trên hướng Lạng Sơn, ta đã thực hiện nhiều trận tập kích đạt hiệu suất chiến đấu cao như trận tập kích Chậu Cảnh lần một của Tiểu đoàn 2 (18-2-1979) và lần hai của Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 2, Sư đoàn 3 (20-2-1979), trận tập kích đồi Cây Xanh của Đại đội 1 thuộc Sư đoàn 3 (20-2-1979), trận tập kích Khuôn Phung của Đại đội 51, Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 12 (23-2 đến 1-3-1979).

Bên cạnh hình thức tập kích lực lượng vũ trang ta còn vận dụng hình thức phục kích đánh chặn các đội quân trinh sát, thám báo đối phương trên các trục đường giao thông hoặc càn quét của chúng tàn phá các làng bản, cơ sở kinh tế vùng biên giới của ta. Chiến thuật phục kích từng bước được vận dụng có sự phát triển, từ phục kích những đơn vị nhỏ lẻ tiến lên tiêu diệt những đơn vị trung đội, đại đội. Các thủ đoạn chiến thuật vận dụng là chặn đầu, khóa đuổi, đồng loạt tiến công, thực hiện bao vây chia cắt tiêu diệt quân địch. Ở biên giới Tây Nam, lực lượng vũ trang ta tổ chức một số trận phục kích đánh quân Pôn Pốt đi lùng sục, tàn phá làng bản, hoa màu của nhân dân ta như trận phục kích làng Svay Chếk 2 của Trung đoàn 209, Sư đoàn 7, Quân đoàn 4 (9-7-1978)… Trên biên giới phía Bắc, ta cũng thực hiện một số trận phục kích như trận phục kích ở Tài Hồ Sìn của Trung đoàn 582 (26-2-1979); trận phục kích ở xã Xin Cái của Đại đội tự vệ 789 Mèo Vạc (cuối tháng 2-1979); trận phục kích ở Lũng Pảng của Đại đội 5, Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 12 (3 đến 5-3-1979)…

Như vậy, vận dụng các hình thức chiến thuật phù hợp với quy mô lực lượng và điều kiện đặc điểm chiến trường biên giới, quân và dân ta đã đánh bại các hình thức chiến thuật trong chiến lược quân sự “đánh nhanh thắng nhanh” của đối phương, gây cho chúng nhiều thiệt hại.

Để đánh thắng địch, cùng với việc tiếp tục vận dụng kết hợp các cách đánh tập kích, phục kích, kể cả phòng ngự, lực lượng vũ trang ta phải đẩy mạnh cách đánh vận động quy mô lớn. Thủ đoạn chiến thuật này là cơ động nhanh, bao vây chặt, chia cắt hiểm, xung phong mạnh, đánh nhiều hướng, nhiều mũi đánh gần, đánh liên tục ngày đêm, mạnh dạn thọc sâu chia cắt, tiêu diệt từng bộ phận, tiến tới tiêu diệt toàn bộ quân địch như trận vận động tiến công địch ở làng Bà Vét 1 và Bà Vét 2 của Trung đoàn 1, Sư đoàn 341 (23-10-1977); trận vận động tiến công điểm cao 20 của Trung đoàn 28, Sư đoàn 10, Quân đoàn 3 (5-12-1977); trận vận động tiến công của Đại đội 1 và Tiểu đoàn bộ Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 12 (19-2-1979); trận vận động tiến công Làng Do của Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 4 (27-2 đến 1-3-1979).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #167 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2016, 07:34:33 am »

Nhìn chung, các hình thức chiến thuật được vận dụng khá phong phú với nhiều quy mô cấp đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn, đánh dấu bước phát triển của chiến thuật, thể hiện sự trưởng thành về trình độ tác chiến của các lực lượng vũ trang ta đạt hiệu suất chiến đấu ngày càng cao trên các loại địa hình vùng biên giới.

Để đánh bại địch, tiêu diệt từng bộ đội chủ lực của chúng, khôi phục các địa bàn bị chiếm đóng trái phép, chúng ta phải mở các chiến dịch phản công, tiến công với quy mô lực lượng lớn trên toàn tuyến, đẩy đối phương về bên kia biên giới. Thực hiện quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương về việc hoàn thành cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, trong những tháng cuối năm 1978, quân và dân ta, nòng cốt là các Quân đoàn 2, 3, 4 và lực lượng lớn các quân chủng, binh chủng phía Nam phối hợp với lực lượng các Quân khu 5, 7, 9 mở các chiến dịch phản công, tiến công trên toàn tuyến biên giới.

Trong giai đoạn cuối cuộc chiến tranh, các trận đánh với quy mô ở giai đoạn này phần lớn tác chiến trong đội hình chiến dịch. Các hình thức chiến thuật đã trở thành truyền thống như tập kích, phục kích, đánh vận động được các lực lượng vũ trang ta phát huy hiệu quả cao hơn, đánh theo kiểu chính quy hiệp đồng quân binh chủng quy mô lớn, gây thiệt hại nặng cho địch, đuổi chúng ra khỏi vùng biên giới Tây Nam.

Đối với cuộc chiến tranh trên biên giới phía Bắc, trước những đòn giáng trả quyết liệt của quân và dân ta và sự phản đối mạnh mẽ của dư luận quốc tế cũng như ở trong nước, Trung Quốc buộc phải tuyên bố rút quân khỏi lãnh thổ Việt Nam. Phát huy truyền thống nhấn nghĩa và mong muốn củng cố hòa bình, hữu nghị giữa nhân dân hai nước, Đảng và Chính phủ ta chỉ thị cho các lực lượng vũ trang toàn tuyến biên giới phía bắc ngừng mọi hoạt động quân sự để họ rút quân cùng các phương tiện chiến tranh về nước.

Nhìn lại tiến trình lịch sử chiến thuật của các lực lượng vũ trang ta trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc cho thấy, trong điều kiện chiến tranh nhân dân chống đội quân xâm lược kề sát nước ta, nhất là trên biên giới phía Bắc luôn có ưu thế về quân số, trang bị vũ khí và phương tiện chiến tranh, chiến thuật của ta không chỉ bó hẹp trong phạm vi nghiên cứu đơn thuần về bản chất, quy luật các trận chiến đấu tiến công, phản công, hay phòng ngự, mà phải nghiên cứu các hình thức tác chiến cụ thể trong từng trận đánh, bảo đảm cho các lực lượng vũ trang ta chiến đấu thắng lợi. Chiến thuật còn phải tập trung nghiên cứu các thủ đoạn chiến đấu và nghệ thuật chỉ huy, nhằm phát triển chiến thuật đạt hiệu suất cao nhất. Có thể nói, sự hình thành và phát triển của chiến thuật trong hia cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở hai đầu đất nước, gắn liền với chiến thắng ngày càng lớn, thực hiện tiêu diệt từng bộ phấn inh lực địch, đánh bại từng âm mưu, thủ đoạn tác chiến của đối phương, góp phần cùng với chiến dịch, chiến lược, tạo nên những chuyển biến to lớn về cục diện chiến tranh, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.

Tuy nhiên, quân Pôn Pốt và các thế lực thù địch vẫn phá hoại công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân Campuchia, do đó, một bộ phận quân tình nguyện Việt Nam phải ở lại giúp quân đội cách mạng Campuchia và nhân dân bạn xây dựng, bảo vệ thành quả cách mạng mới giành được. Trong khi đó, trên biên giới phía Bắc vẫn luôn có những diễn biến phức tạp, quân và dân ta vẫn tiếp tục phải tập trung một lực lượng lớn để xây dựng thế trận phòng thủ, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, chống chiến tranh phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch, sẵn sàng đối phó với tình huống có thể xảy ra một cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn. Tình hình biên giới phía Bắc vẫn căng thẳng kéo dài đến những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX.

Những năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo đường lối đổi mới của Đảng (1986-2000), nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển nghệ thuật quân sự trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa có bước phát triển mới phù hợp với nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ quân sự của Đảng. Trước đối tượng chiến lược cơ bản, lâu dài là đế quốc Mỹ và các thế lực thù địch quốc tế, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh công tác nghiên cứu, phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Trong giai đoạn này, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh một số vấn đề cơ bản trong đường lối quân sự, nhiệm vụ quốc phòng trong tình hình mới, thực hiện chấn chỉnh một bước về tổ chức biên chế, giảm quân thường trực, đổi mới trong xây dựng lực lượng vũ trang, từng bước điều chỉnh thế bố trí chiến lược từ đề phòng chiến tranh xâm lược quy mô lớn sang đề phòng xung đột vũ trang quy mô nhỏ. Tiếp đó, chúng ta củng cố tổ chức biên chế, nâng cao sức mạnh tổng hợp của lực lượng vũ trang nhân dân, đặc biệt là sức chiến đấu của bộ đội chủ lực; đồng thời tiếp tục điều chỉnh thế bố trí chiến lược, xây dựng các khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố vững mạnh, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, kết hợp kinh tế với quốc phòng, tạo nên sức mạnh tổng hợp làm thất bại mọi âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của đế quốc Mỹ và các thế lực thù địch.

Những nội dung cơ bản về chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật tiếp tục được nghiên cứu, từng bước hoàn chỉnh phù hợp với thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo đường lối đổi mới của Đảng. Đây là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng trong quá trình chuẩn bị tiềm lực quân sự, quốc phòng đất nước, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #168 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2016, 07:34:55 am »

*
*   *

Trong 25 năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1975-2000), dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, những nội dung cơ bản về quan điểm chỉ đạo xây dựng đất nước, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân, xây dựng khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam hình thành và phát triển trong 30 năm chiến tranh giải phóng tiếp tục được kế thừa, phát triển ngày càng hoàn chỉnh đến một trình độ cao với những nội dung mang tính lý luận và thực tiễn rất phong phú, sáng tạo của Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XX. Đó là quan điểm xây dựng đất nước phải đi đôi với bảo vệ đất nước; xây dựng nâng cao sức mạnh tổng hợp của các lực lượng vũ trang nhân dân, nòng cốt là quân đội nhân dân, kết hợp xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân với xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân và an ninh nhân dân, xây dựng các khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố. Đó là đẩy mạnh công tác xây dựng đi sâu nghiên cứu, phát triển khoa học quân sự cả về lý luận và thực tiễn làm phong phú những vấn đề quan trọng về quân sự trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Đó là chiến lược làm chủ và tiến công, tiến công và làm chủ, làm chủ để tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để làm chủ chiến trường, kết hợp chặt chẽ các loại hình chiến dịch giữa phòng ngự, phản công và tiến công, trong đó phản công và tiến công là chủ đạo, vận dụng sáng tạo các loại hình chiến thuật tập kích, phục kích, đánh vận động…, trong tiến công và phòng ngự trận địa, phòng ngự dã chiến… phù hợp với đối tượng tác chiến trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc.

Ba bộ phận tư tưởng quân sự (quan điểm chỉ đạo), khoa học quân sự và nghệ thuật quân sự nêu trên là những nhân tố hết sức quan trọng cùng với một số bộ phận khác (tổ chức quân sự, hậu cần - kỹ thuật quân sự…) tạo nên sức mạnh của tiềm lực quân sự; đồng thời, cùng với các tiềm lực chính trị - tư tưởng, tiềm lực kinh tế, tiềm lực văn hóa, xã hội, ngoại giao… hợp thành sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân, cũng như sức mạnh của chiến tranh nhân dân để quân và dân ta tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc thắng lợi ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc; tiếp đó, tạo thành sức mạnh cùng cả nước làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chiến tranh phá hoại nhiều mặt, “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Thắng lợi trên các lĩnh vực tư tưởng, khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam cùng với những thắng lợi khác đạt được trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc những năm 1975-2000 khẳng định: Trong thất bại ngày nay, một dân tộc đất không rộng, người không đông, kinh tế còn kém phát triển, song biết đoàn kết chặt chẽ, dưới sự lãnh đạo của một đảng Mác - Lênin, có đường lối cách mạng, đường lối quân sự và phương pháp cách mạng đúng đắn, sáng tạo, được nhân dân thế giới ủng hộ, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, hoàn toàn có khả năng đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #169 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2016, 07:35:20 am »

KẾT LUẬN

Lịch sử quân sự Việt Nam trong những năm 1975-2000 gắn liền với quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong 25 năm cuối thế kỷ XX. Trong những năm này, hoạt động quân sự Việt Nam diễn ra trong điều kiện đất nước thống nhất, có những biến đổi sâu sắc, thể hiện sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh được tăng cường, giữ vững ổn định chính trị, khẳng định con đường mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn và vị thế quốc gia Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng nâng cao.

Trong những năm đầu của thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hoạt động quân sự của quân và dân ta có nhiều điều kiện thuận lợi rất cơ bản, nhưng cũng có những khó khăn phức tạp mới. Đó là hậu quả chiến tranh hết sức nặng nề phải khẩn trương giải quyết trên hai miền Nam - Bắc, nhất là ở miền Nam; phải đối phó với kế hoạch “hậu chiến”, chính sách cấm vận kinh tế và phá hoại của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch. Bên cạnh đó, nước ta vốn có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp chậm phát triển, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Những khó khăn, thử thách mới tưởng chừng không thể vượt qua nổi.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân kiên định vững vàng, phát huy truyền thống yêu nước, trung thành tuyệt đối với Đảng, Nhà nước, với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, với đường lối đổi mới của Đảng, nên cau tinh thần tự lực, tự cường, vượt qua mọi khó khăn, chủ động, sáng tạo trong khắc phục hậu quả chiến tranh, khắc phục thiên tai, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã chỉ đạo khẩn trương khôi phục nền kinh tế, khắc phục hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại trên hai miền Nam - Bắc, đặc biệt là nhanh chóng củng cố, ổn định tình hình miền Nam về mọi mặt, tạo tiền đề quan trọng thống nhất đất nước về mặt Nhà nước; tiếp đó, thống nhất về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội trên phạm vi cả nước.

Trong những năm đầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thống nhất (1975-1977), căn cứ vào đặc điểm tình hình quốc tế, khu vực và trong nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, tổ chức và lãnh đạo toàn dân và toàn quân khẩn trương chấn chỉnh tổ chức biên chế, điều chỉnh thế bố trí lực lượng trên các địa bàn chiến lược, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, quân đội nhân dân; đồng thời, xây dựng kinh tế đất nước, kết hợp kinh tế với quốc phòng. Thành tựu bước đầu của đất nước đạt được trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, quốc phòng, an ninh văn hóa, xã hội đã tạo nên tiềm năng mới cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Sau 2 năm (1975-1977) thực hiện nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế, khắc phục những hậu quả nặng nề do chiến tranh, trong những năm 1977-1979, quân và dân ta buộc phải tiến hành hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc. Quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc, phát huy sức mạnh của thế trận chiến tranh nhân dân, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu, hoàn thành thắng lợi cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và thực hiện nhiệm vụ quốc tế giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng Pôn Pốt, xây dựng lại đất nước. Tiếp đó, quân và dân ta thực hành chiến đấu thắng lợi trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc.

Thắng lợi của hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc khẳng định ý chí quyết tâm chiến đấu bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc; đồng thời, thể hiện sức mạnh của lực lượng vũ trang ba thứ quân, nhất là lực lượng tại chỗ của chiến tranh nhân dân địa phương và sức mạnh của cả nước. Qua hai cuộc chiến đấu này, quân và dân ta đã trưởng thành, tích lũy được những kinh nghiệm về nắm âm mưu, thủ đoạn của đối tượng tác chiến mới, về công tác tuyên truyền, giáo dục, về vận dụng phương châm và phương thức tác chiến, xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân, chuẩn bị chiến trường, xây dựng thế trận, lãnh đạo, chỉ đạo và chỉ huy chiến đấu, bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, kết hợp kinh tế với quốc phòng trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Trong những năm 1980-1985, đất nước ta vẫn trong tình trạng vừa có hòa bình, vừa phải đối phó với tình huống có thể xảy ra một cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn và thường xuyên phủ phòng, chống kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch. Với sự nỗ lực to lớn, các lực lượng vũ trang và nhân dân cả nước đã khắc phục mọi khó khăn, thử thách, từng bước ổn định đời sống, xây dựng đất nước về mọi mặt, tăng cường xây dựng tiềm lực quân sự, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững mạnh, đáp ứng nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Được Đảng, Nhà nước và nhân dân chăm lo, lực lượng vũ trang nhân dân, quân đội nhân dân đã không ngừng phát triển, lớn mạnh cả về lực lượng và tổ chức, được trang bị nhiều vũ khí mới, hiện đại, nâng cao sức mạnh chiến đấu, góp phần cùng toàn dân làm thất bại mọi âm mưu phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch. Đồng thời, quân và dân ta tích cực tham gia lao động sản xuất, xây dựng kinh tế đất nước, tích cực làm nhiệm vụ quốc tế, giúp nhân dân Lào và nhân dân Campuchia bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng và xây dựng lại đất nước. Thành tựu đạt được trên nhiều lĩnh vực trong những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, trong đó xây dựng tiềm lực quân sự, thế trận quốc phòng toàn dân và xây dựng lực lượng, nâng cao sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang nhân dân, quân đội nhân dân là cơ sở, tạo tiền đề thuận lợi để quân và dân ta tiếp tục phấn đấu, đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM