Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 06:43:48 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử quân sự Việt Nam - Tập 13  (Đọc 46477 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #120 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2016, 05:48:53 pm »

Ngày 8-3-1995, Bộ Quốc phòng ra Chỉ thị số 20/CT-TM về “Chấn chỉnh kiện toàn tổ chức biên chế các đơn vị trong toàn quân”. Chỉ thị nêu rõ: Kế hoạch tổ chức lực lượng và tổng quân số năm 1995 phải đáp ứng được yêu cầu phòng thủ, an ninh, yêu cầu xây dựng, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, xây dựng quân đội chính quy và nâng cao chất lượng toàn diện cho bộ đội. Các đơn vị trong toàn quân chấp hành quy hoạch tổ chức của Bộ, giải thể triệt để các tổ chức ngoài quy hoạch, thực hiện đúng biên chế của Bộ. Dồn quân số, kiện toàn tổ chức các đơn vị trực tiếp chiến đấu, giảm 20% dự trữ giáo viên ở các học viện, nhà trường.

Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị và Đảng ủy Quân sự Trung ương, lực lượng vũ trang nhân dân được củng cố, xây dựng cân đối, đồng bộ các lực lượng thường trực và lực lượng dự bị, cả quân chủ lực và địa phương, có quân đội nhân dân chính quy, hiện đại gồm các quân binh chủng và lực lượng vũ trang rộng khắp, tạo thành lực lượng cơ động và lực lượng tại chỗ kết hợp chặt chẽ với nhau, được bố trí hợp lý trên các hướng, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Lực lượng hậu bị và dân quân tự vệ được chú trọng xây dựng, phát triển một bước. Tháng 4-1991, Bộ Tổng tham mưu tổ chức hội nghị chỉ đạo các quân khu, các tỉnh ven biển, phòng quân sự địa phương hải quân nghiên cứu, khảo sát và rút kinh nghiệm về xây dựng dân quân tự vệ biển gắn với khai thác, bảo vệ vùng biển của Tổ quốc. Thực hiện chỉ thị của bộ Tổng tham mưu, các đơn vị trên cả nước đã tập trung củng cố dân quân tự vệ biển trong thành phần quốc doanh, tập thể làm nòng cốt và nghiên cứu xây dựng dân quân tự vệ trong thành phần kinh tế cá thể.

Xuất phát từ thực tiễn tình hình mới đòi hỏi phải củng cố lực lượng dân quân tự vệ biển và đội ngũ cán bộ làm tham mưu cho các cấp, ngày 12-6-1991, Bộ Tổng tham mưu ra Chỉ thị số 51/CT-TM về việc tăng cường cán bộ hải quân cho các quân khu, tỉnh (thành phố) ven biển. Tiếp đó, ngày 2-12-1991, ra Chỉ thị 85/CT-TM về việc tăng cường chỉ đạo xây dựng và hoạt động dân quân tự vệ biển trong tình hình mới.

Thực hiện các chỉ thị của Bộ Tổng tham mưu, lực lượng dân quân tự vệ biển thuộc các Quân khu 3, 4, 5, 7, 9 tiếp tục được củng cố với số lượng thích hợp. Ngoài 9 hải đoàn và hải đội do Bộ Tư lệnh hải quân quản lý, các địa phương đã tổ chức được 177 hải đoàn, hải đội và hàng nghìn phân đội dân quân tự vệ biển, kết hợp đánh cá và bảo vệ chủ quyền vùng biển của Tổ quốc. Đến năm 1993, lực lượng dân quân tự vệ giảm mạnh, song đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Bộ Tổng tham mưu đánh giá: “Lực lượng dân quân tự vệ biển có sự chuyển biến quan trọng về chất lượng tổng hợp. Đặc biệt là dân quân tự vệ biển ở các vùng trọng điểm. Việc củng cố các hải đội, hải đoàn trong thành phần kinh tế quốc doanh làm nòng cốt đã chú trọng đến tổ, tiểu đội ở tàu, thuyền, đội tàu ở tất cả các thành phần kinh tế tư nhân. Từng bước đổi mới nội dung, tổ chức phương pháp huấn luyện cho phù hợp với vùng biển”(1).

Các xã phường trong cả nước tổ chức các đại đội, trung đội, tiểu đội dân quân phù hợp với đặc điểm từng địa phương. Khoảng 1 triệu dân quân tự vệ được trang bị súng và các loại vũ khí thô sơ tự tạo. Một số xã, phường tổ chức trung đội dân quân cơ động; đường phố, thôn, bản có tiểu đội hoặc trung đội dân quân binh chủng (phòng không, công binh, thông tin).

Tháng 2-1995, Bộ Tổng tham mưu chỉ đạo Cục Dân quân tự vệ tiến hành khảo sát hoạt động trị an của lực lượng dân quân tự vệ ở 5 quân khu, 10 tỉnh, 2 hải đoàn, 15 huyện, thị, 30 cơ sở xã, phường đã đánh giá: “ở nhiều đơn vị đã làm tốt việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, sự kết hợp kinh tế, xã hội với quốc phòng, an ninh, thực hiện các chính sách hậu phương quân đội. Từng bước quan tâm tới xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm công tác quốc phòng ở cơ sở. Những kết quả ấy quả ấy đã góp phần giữ vững ổn định chính trị của đất nước”(2).

Trong những năm 1991-1995, do yêu cầu về chất lượng đào tạo ngày càng cao, hệ thống học viện, nhà trường trong quân đội được củng cố chấn chỉnh một bước. Ngày 4-5-1992, Bộ Quốc phòng ra Chỉ thị số 198/CT-QP Về triển khai nghiên cứu, tổ chức nhà trường trong quân đội, nêu rõ: Việc chấn chỉnh hệ thống nhà trường phải được tiến hành từng bước với phương châm lấy chất lượng làm chính, số lượng hợp lý và phù hợp với quy mô tổ chức lực lượng quân đội. Tổ chức hệ thống nhà trường phải thể hiện được tính thống nhất, chính quy, đồng bộ, đồng thời phải có sự kế thừa và phát triển. Kiên quyết chấn chỉnh gọn đầu mối tổ chức các trường nếu thấy không cần thiết.


(1) Hồ sơ 45, cặp số 24, lưu tại Văn phòng Bộ Tổng tham mưu.
(2) Báo cáo về tổ chức lực lượng từ 1991-1995, tài liệu lưu tại Văn phòng Bộ Tổng tham mưu.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #121 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2016, 05:49:33 pm »

Tháng 3-1993, Bộ Tổng tham mưu ra Chỉ thị về công tác nhà trường, nêu rõ: Tiếp tục triển khai, quy hoạch kiện toàn mạng lưới đào tạo trong quân đội theo chỉ thị của Bộ Quốc phòng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, sẵn sàng đối phó với các tình huống của chiến tranh, bảo đảm đào tạo có chất lượng một cách vững chắc, hiệu quả.

Ngày 6-9-1993, Đảng ủy Quân sự Trung ương ra Nghị quyết số 91/VP-ĐU Về việc tiếp tục đổi mới công tác đào tạo cán bộ về xây dựng nhà trường chính quy. Nghị quyết nêu rõ: “Hệ thống các nhà trường phải được tiếp tục chấn chỉnh, từng bước đổi mới chương trình, nội dung các bậc học của các đối tượng từ hạ sĩ quan đến cán bộ cao cấp. Phải có biện pháp tích cực và linh hoạt trong việc tạo nguồn đào tạo sĩ quan. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên phải được tiêu chuẩn hóa cho phù hợp. Phải tập trung cho mô hình, mục tiêu, quy trình đào tạo và yêu cầu cơ bản đối với từng cấp, từng bậc học chưa được bổ sung kịp thời”(1).

Để đáp ứng yêu càu nhiệm vụ xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại cần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có tri thức quân sự và trình độ học vấn ngày càng cao đối với tất cả các quân binh chủng. Từ năm 1992, Đảng, Nhà nước, trực tiếp là Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng quyết định xây dựng hệ thống các chọc viện, nhà trường quân sự khá hoàn chỉnh và thực hiện đại học hóa sĩ quan còn độ tuổi phục vụ quân đội dài hạn.

Thực hiện phương hướng đó, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ký các nghị định, quyết định thành lập các học viện, công nhận trình độ đào tạo đại học và sau đại học ở các học viện trong quân đội như trình độ đào tạo ngoài quân đội của Nhà nước.

Cuối năm 1993, Bộ Tổng tham mưu và Tổng cục Chính trị tổ chức hội thảo toàn quân tại Hà Nội về đào tạo sau đại học và bồi dưỡng nhân tài quân sự trong các học viện nhà trường quân đội, đồng thời, mở lớp đào tạo tại chức quân sự cấp cao khóa 1993-1994 cho 40 cán bộ các cơ quan cấp chiến lược do Học viện Quân sự cấp cao giảng dạy theo chương trình đào tạo cán bộ cấp cao của toàn quân.

Ngày 20-12-1994, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 188/CP thành lập Học viện Quốc phòng (trên cơ sở Học viện Quân sự cấp cao) trực thuộc Chính phủ do Bộ Quốc phòng quản lý, có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cao cấp quân sự, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể cách mạng, nghiên cứu khoa học quân sự và hợp tác quốc tế và đào tạo bồi dưỡng cán bộ cao cấp quân sự.

Cùng thời gian này, Bộ Giáo dục - Đào tạo ra các Quyết định số 402, 404/GD-ĐT công nhận Học viện Lục quân, Học viện Chính trị - Quân sự, Học viện Hậu cần đủ trình độ đào tạo bậc đại học và học viên được nâng cấp bằng tốt nghiệp đại học. Đầu năm 1995, Học viện Quốc phòng tổ chức lễ tốt nghiệp lớp cao học quân sự đầu tiên (khóa 1993-1995) cho 27 học viên là cán bộ cao cấp quân đội.

Để đáp ứng với yêu cầu đào tạo cán bộ quân đội trong tình hình mới, ngoài việc quyết định thành lập các học viện đào tạo bậc đại học, Bộ Quốc phòng quyết định sáp nhập một số trường thuộc Quân chủng Phòng không, giải thể một số trường quân sự địa phương thuộc Quân khu 5 và Quân khu 9. Đến cuối năm 1994, hệ thống các nhà trường trong quân đội đã hình thành các bậc học, ngành học tương đối hoàn chỉnh. Toàn quân có 9 học viện, 1 trường đại học, 2 trường trung cao, 12 trường sĩ quan (cao đẳng quân sự), 13 trường quân chính quân khu. Các học viện, nhà trường thực hiện xây dựng chính quy, đổi mới công tác giáo dục - đào tạo, đáp ứng nhiệm vụ xây dựng quân đội ngày càng chính quy, hiện đại.

Với những nỗ lực lớn, đến cuối năm 1995, hệ thống học viện, nhà trường được chấn chỉnh hoàn chỉnh, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên toàn quân được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quân đội gồm nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoạt động quân sự, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng những năm 1991-1995.


(1) Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Bộ Quốc phòng 1945-2000 (Biên niên sự kiện), Sđd, tr.780.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #122 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2016, 05:50:18 pm »

*
*   *

Quán triệt Chỉ thị của Đảng ủy Quân sự Trung ương, ngày 3-4-1991, Bộ Quốc phòng ra Chỉ thị số 149/CT-QP Về chủ trương, biện pháp nhằm nâng cao sản lượng sửa chữa vũ khí trang bị kỹ thuật trong tình hình mới. Chỉ thị nêu rõ: Các ngành, các cấp trong toàn quân tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác sửa chữa vũ khí, trang bị kỹ thuật. Các cơ quan chủ quản, các xí nghiệp cần xác định biên chế hợp lý, duy trì đội ngũ cán bộ kỹ thuật có tay nghề khá. Phải năng động, tự chủ, sáng tạo để sửa chữa vũ khí, trang bị kỹ thuật với chất lượng cao. Tổ chức lao động, tổ chức quản lý trong mỗi xí nghiệp nghiệp vượt qua thử thách lớn trong tình hình hiện nay.

Thực hiện Chỉ thị của Bộ Quốc phòng, Tổng cục Kỹ thuật chỉ đạo các đơn vị toàn quân bảo quản tốt vũ khí, trang bị kỹ thuật, nhất là đối với các đơn vị làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu.

Từ ngày 27 đến ngày 28-8-1992, Tổng cục Kỹ thuật tổ chức Hội nghị “Quy định về kho súng pháo - khí tài lục quân” và “Điều lệ quản lý chất lượng vũ khí trang bị kỹ thuật”. Hội nghị nhất trí kết luận: Cục Vũ khí đã tổng kết kinh nghiệm sau nhiều năm quản lý, chỉ đạo, nay soạn thảo được văn bản quy định về kho súng - pháo, khí tài lục quân. Cục Tiêu chuẩn - Đo lường chất lượng được giao nhiệm vụ chính thức quản lý chất lượng. Cục đã vận dụng quy định của Nhà nước vào soạn thảo “Điều lệ quản lý chất lượng vũ khí trang bị kỹ thuật”, chất lượng tốt, đủ nội dung, đáp ứng yêu cầu văn bản pháp quy của Nhà nước và quân đội.

Nhìn chung, qua thực tế, việc quản lý vũ khí, trang bị kỹ thuật đã theo chế độ quy định thống nhất từ trên xuống cơ sở, có biện pháp quản lý đồng bộ, chấp hành tốt chế độ bảo quản hằng ngày. Nhiều đơn vị chọn xây dựng đơn vị điểm về sử dụng tốt vũ khí, trang bị kỹ thuật, xây dựng nhà xe pháo ngày càng kiên cố, thoáng mát. Phong trào “giữ tốt, dùng bền, an toàn, tiết kiệm” được các đơn vị toàn quân thực hiện thường xuyên, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng xuống cấp của vũ khí, trang bị kỹ thuật.

Đặc biệt, được Chính phủ cho phép, quân đội đã sử dụng số tiền (cả ngoại tệ) khá lớn thu được từ việc xử lý vật tư, tài sản ứ đọng để đầu tư vào công tác bảo đảm kỹ thuật. Năm 1992, các đơn vị trong toàn quân sử dụng hơn 5 tỷ đồng từ nguồn bán vật tư, tài sản ứ đọng vào nhu cầu bảo quản kỹ thuật. Việc chi bảo đảm kỹ thuật chủ yếu phục vụ thu gom vũ khí, khí tài, đạn được để bảo quản, sửa chữa hoặc niêm cất lâu dài. Các xí nghiệp quốc phòng được đầu tư để đổi mới công nghệ. Trong hai năm 1993-1994, Bộ Quốc phòng dành hàng chục tỷ đồng để đổi mới công nghệ ở một số xí nghiệp trọng điểm; đồng thời, dùng hàng triệu đôla cho các xí nghiệp thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và Kinh tế để nâng cao năng lực thiết kế, kiểm định các loại vũ khí, khí tài.

Đi đôi với nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và làm kinh tế, công tác đối ngoại quân sự được Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng quan tâm. Ngày 11-8-1993, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 553/QĐ-QP ban hành Quy chế về các hoạt động đối ngoại quân sự, gồm 12 chương, 88 điều, quy định chức năng, nhiệm vụ của công tác đối ngoại quân sự. Tiếp đó, từ ngày 19 đến ngày 20-8-1993, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị đối ngoại quân sự toàn quân, tổng kết công tác đối ngoại quân sự 5 năm qua và đề ra phương hướng cho những năm tới. Báo cáo tổng kết nêu rõ, công tác đối ngoại quân sự đã vận dụng linh hoạt đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn, triển khai hoạt động trên nhiều hướng, với nhiều đối tượng khác nhau, góp phần củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa quân đội ta với quân đội và nhân dân các dân tộc trên thế giới, với nhiều tổ chức quốc tế.

Để nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại quân sự, ngày 20-1-1994, Bộ Quốc phòng ra Chỉ thị số 42/CT-QP về Công tác đối ngoại quân sự. Chỉ thị nêu rõ: “Trong công tác đối ngoại quân sự phải tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại mở có nguyên tắc của Đảng và Nhà nước với yêu cầu cao hơn cả về chiều rộng và chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, kết hợp chặt chẽ giữa đối ngoại kinh tế và an ninh, quốc phòng, trọng tâm là xây dựng quân đội từng bước hiện đại, tinh nhuệ, củng cố tiềm lực công nghiệp quốc phòng, tạo điều kiện để nắm được kịp thời và sâu hơn các đối tượng để chủ động trong kế sách an ninh quốc phòng”(1).

Nhằm nâng cao sức mạnh tổng hợp, một trong những biện pháp quan trọng là thực hiện việc xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện theo 5 yêu cầu do Bộ Tổng tham mưu phát động và kết hợp với thực hiện các chỉ thị xây dựng cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh. Trên cơ sở hoàn thành bước xây dựng đơn vị cấp trung đoàn (Trung đoàn 165, Sư đoàn 312, (Quân đoàn 1), Trung đoàn 95, Sư đoàn 325 (Quân đoàn 2) và gần 20 đơn vị khác từ những năm 1988-1991), tháng 2-1992, Bộ Tổng tham mưu ra Chỉ thị về xây dựng sư đoàn, lữ đoàn vững mạnh toàn diện trong toàn quân theo 5 yêu cầu: Toàn sư đoàn (lữ đoàn) là một khối thống nhất; các trung đoàn (tiểu đoàn) và các phân đội rèn luyện bộ đội tốt, người chỉ huy và cơ quan cấp sư đoàn, trung đoàn thông thạo về tổ chức, chỉ huy; các cơ sở Đảng và tổ chức quần chúng hoạt động hiệu quả, bộ đội giữ nghiêm kỷ luật và nền nếp chính quy. Năm 1992, Bộ Quốc phòng chọn Sư đoàn 312 (Quân đoàn 1) và Sư đoàn 325 (Quân đoàn 2) xây dựng sư đoàn vững mạnh toàn diện, rút kinh nghiệm chỉ đạo toàn quân xây dựng các sư đoàn và lữ đoàn.

Nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu của Quân đoàn 4 được bổ sung một số nội dung, trong đó có nhiệm vụ phối hợp giữa Quân đoàn với Quân khu 7 bảo vệ các mục tiêu trọng yếu. Từ tháng 2-1991, các đơn vị được phân công đã xây dựng kế hoạch sẵn sàng chiến đấu. Đến cuối năm 1991, kế hoạch tiếp tục được bổ sung và hoàn chỉnh, công tác chuẩn bị đã hoàn thành. Để kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu của bộ đội, Bộ Tổng tham mưu chỉ đạo Quân khu 7 và Quân đoàn 4 hai lần diễn tập phối hợp. Sau mỗi đợt diễn tập, các đơn vị tổ chức rút kinh nghiệm, bổ sung kế hoạch tác chiến với những nội dung cần thiết.

Thực hiện chỉ thị của Bộ Tổng tham mưu về việc chỉnh lý, biên soạn lại toàn bộ hệ thống tài liệu huấn luyện, Cục Huấn luyện chiến đấu được giao soạn thảo các tài liệu kỹ thuật chiến đấu bộ binh, điều lệnh quản lý bộ đội, tổ chức và phương pháp huấn luyện; tổ chức phát hành tài liệu trong toàn quân về công tác huấn luyện chiến đấu. Việc chỉnh lý, biên soạn tài liệu huấn luyện đã bám sát thực tiễn Việt Nam, thể hiện được phương châm thiết thực, kế thừa và phát triển về chiến thuật, trong đó khối phục lại tổ bộ binh chiến đấu. Về điều lệnh, trên cơ sở ba tài liệu điều lệnh nội vụ, kỷ luật, đóng quân và canh phòng, Bộ Tổng tham mưu tổ chức biên soạn hệ thống thành một tài liệu mang tên Điều lệnh quản lý bộ đội, ban hành thực hiện trong toàn quân từ tháng 2-1991.

Cùng với việc biên soạn hệ thống tài liệu mới, từ thực tiễn huấn luyện của các đơn vị, Bộ Tổng tham mưu tập trung nghiên cứu, biên soạn lại hệ thống tổ chức và phương pháp huấn luyện các môn học cho các đối tượng. Tháng 4-1991, tại Trường Sĩ quan Lục quân 2, Bộ thực nghiệm đề mục đại đội bộ binh diễn tập tổng hợp gồm hành quân, trú quân; tập kích, phục kích, tiến công địch phòng ngự có bắn đạn thật và chuyển sang phòng ngự làm mẫu cho toàn quân về nội dung, tổ chức và phương pháp diễn tập đạt kết quả tốt.


(1) Chỉ thị số 31/CT-QP, tài liệu lưu tại Văn phòng Bộ Quốc phòng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #123 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2016, 05:51:39 pm »

*
*   *

Thực hiện phương châm về đổi mới công tác huấn luyện, ngày 14-12-1991, Bộ Tổng tham mưu ra Chỉ lệnh số 96/CL-TM Về công tác huấn luyện chiến đấu năm 1992, nêu rõ: Năm 1992, toàn quân tiếp tục huấn luyện chiến đấu theo hướng “cơ bản, thiết thực, vững chắc”, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ, phù hợp với địa bàn hoạt động của từng lực lượng, từng đơn vị, với tổ chức, trang bị hiện có, sát với đối tượng tác chiến. Đồng thời với huấn luyện cần đẩy mạnh xây dựng quân đội chính quy, nâng cao cảnh giác cách mạng, xây dựng ý chí quyết tâm và tư tưởng tiến công của mọi cán bộ, chiến sĩ. Huấn luyện cả ba thứ quân, nắm chắc và vận dụng tốt kỹ thuật, chiến thuật, ý thức tổ chức kỷ luật, thực hiện nền nếp chính quy.

Cùng với việc ra Chỉ lệnh về công tác huấn luyện chiến đấu, Bộ Tổng tham mưu đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ về nội dung và phương pháp huấn luyện bộ đội, đồng thời, tổ chức nhiều cuộc hội thảo quân sự. Điển hình như, từ ngày 5 đến ngày 15-11-1991, Bộ Tổng tham mưu kiểm tra công tác huấn luyện chiến đấu và diễn tập của Sư đoàn 312 nhằm rút kinh nghiệm làm mẫu để phổ biến đến các đơn vị trong toàn quân. Sư đoàn 312 tổ chức diễn tập mang tên “Sư đoàn tiến công địch ở địa hình rừng núi và trung du” có một phần thực binh được chuẩn bị chu đáo đạt kết quả tốt. Tiếp đó, đầu tháng 12-1992, Bộ Tổng tham mưu tổ chức Hội nghị tổng kết ba năm (1990-1992) về đổi mới công tác huấn luyện bộ đội và tập huấn quân sự toàn quân. Đại tướng Đoàn Khuê, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đến dự, chỉ thị cho các đơn vị toàn quân phải luôn bảo đảm đủ quấn số, đủ cán bộ tiểu đội, trung đội, huấn luyện có chất lượng sẵn sàng chiến đấu cao.

Nhìn chung, qua các cuộc hội nghị, hội thảo, diễn tập, toàn quân đã có nhiều cố gắng, bảo đảm đủ và đồng bộ các loại xe, pháo, quân khí, kỹ thuật, thực hiện việc dồn dịch một khối lượng lớn trang bị, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Thống nhất về trang phục, lễ tiết, tác phong, về huấn luyện, giáo dục chấp hành điều lệnh, rèn luyện kỷ luật là một trong những nội dung quá trình trong xây dựng quân đội chính quy. Tháng 3-1992, Bộ Tổng tham mưu ra chỉ thị thống nhất mang quân phục trong toàn quân. Theo đó, tất cả sĩ quan, hạ sĩ quan, binh lính, quân nhân chuyên nghiệp khi làm việc ở doanh trại, công tác hoặc dã ngoại đều mặc quân phục đồng bộ theo màu sắc từng quân chủng. Khi dự lễ, hội họp, tiếp khách nước ngoài, Đảng và Nhà nước và các đoàn thể phải mặc lễ phục K82.

Sau hai năm xây dựng quân đội chính quy, hiện đại theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, tháng 3-1993, Đảng ủy Quân sự Trung ương ra Chỉ thị Đẩy mạnh xây dựng chính quy Quân đội nhân dân Việt Nam lên một bước nữa. Chỉ thị nêu rõ: “Tập trung nâng cao trình độ chính quy về trang phục, lễ tiết, tác phong quân nhân, thực hiện có nền nếp quy định trong điều lệnh quản lý bộ đội, trước tiên là các chế độ sinh hoạt trong ngày, các chế độ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, cơ chế quản lý vũ khí, trang bị kỹ thuật”(1).

Quán triệt Nghị quyết Đảng ủy Quân sự Trung ương, ngày 30-11-1993, Bộ Tổng tham mưu ra Chỉ thị số 85/CT-TM về Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện xây dựng chính quy Quân đội nhân dân Việt Nam trong những năm tới. Chỉ thị nêu rõ: “Những nội dung chung cần làm trong những năm tới là thống nhất về các chế độ sinh hoạt chính quy trong ngày, trong tuần, các chế độ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, chế độ quản lý vũ khí, trang bị kỹ thuật, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quy chế làm việc của cơ quan các cấp. Từ đó tạo bước chuyển biến mạnh mẽ thực sự làm cơ sở cho những năm tiếp theo xây dựng chính quy của quân đội được cơ bản, vững chắc”(2).

Để thống nhất nội dung, biện pháp xây dựng chính quy, Bộ Tổng tham mưu soạn thảo các quy định về nội dung, chương trình huấn luyện và tổ chức lớp tập huấn cán bộ điều lệnh cho toàn quân (khu vực phía Nam). Nội dung cơ bản của việc xây dựng quân đội chính quy trong 3 năm (1993-1995): việc xây dựng quân đội chính quy trong 3 năm (1992-1993): Thống nhất về mang mặc, trang phục, thực hiện nghiêm túc lễ tiết tác phong quân nhân, tổ chức thực hiện theo chức trách và các chế độ quy định, nâng cao trình độ quản lý bộ đội và quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật của đội ngũ cán bộ.

Thực hiện xây dựng quân đội ngày càng chính quy, hiện đại, các quân khu, quân đoàn, quân binh chủng đã quán triệt cho cán bộ, chiến sĩ thống nhất chương trình huấn luyện theo quy định của Bộ Quốc phòng, tập trung vào bốn nội dung: Trang phục thống nhất (mang mặc thống nhất), đúng lễ tiết tác phong quân nhân, thực hiện đúng chức trách nền nếp chế độ, nâng cao trình độ quản lý bộ đội và trang bị.


(1) Hồ sơ B7, tài liệu lưu tại Văn phòng Bộ Quốc phòng.
(2) Hồ sơ A8, tài liệu lưu tại Văn phòng Bộ Quốc phòng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #124 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2016, 05:52:39 pm »

Tháng 3-1994, Bộ Quốc phòng quyết định bổ sung kiểu mẫu và sắc phục của Quân đội nhân dân Việt Nam, quy định về quân phục, mũ, giày thực hiện thống nhất trong toàn quân. Từ ngày 10-11-1994, toàn quân thực hiện mang mặc quân phục thống nhất, qua đó tư thế tác phong của cán bộ, chiến sĩ nghiêm túc, mạnh mẽ hơn, ảnh hưởng tốt trong nhân dân.

Quán triệt phương châm huấn luyện “cơ bản, thiết thực, vững chắc”, Bộ Tổng tham mưu chỉ đạo các đơn vị toàn quân huấn luyện toàn diện các nội dung theo quy định của Bộ; tập huấn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp và cơ quan trực thuộc của Bộ, các nhà trường, học viện, các quân khu, quân đoàn, quân binh chủng và đặc biệt là cán bộ cơ sở. Năm 1993, Bộ Tổng tham mưu mở được 1.989 lớp tập huấn cho 92.942 lượt cán bộ các cấp với nội dung huấn luyện đội ngũ, chiến thuật đại đội, huấn luyện đội hình, chiến thuật của các binh chủng công binh, pháo binh, thiết giáp, vượt vật cản và huấn luyện điều lệnh.

Tháng 11-1995, Bộ Tổng tham mưu tổ chức tập huấn cho cán bộ sư đoàn và các cán bộ huấn luyện cấp quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng. Lớp học tập trung nghiên cứu, tập bài chiến thuật cấp sư đoàn và theo dõi diễn tập chỉ huy - cơ quan sư đoàn có một phần thực binh. Ngoài ra, Bộ Tổng tham mưu còn tổ chức các cuộc thử nghiệm về kỹ thuật như bắn súng theo giáo trình kiểm tra mới và đặc biệt là mở đường (mở cửa) qua bãi mìn, hàng rào của địch.

Trong 4 năm (1991-1994), Bộ Quốc phòng mở gần 4.000 lớp tập huấn cho hàng trăm lượt cán bộ, góp phần nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực tổ chức, chỉ huy, khả năng quản lý, huấn luyện bộ đội của cán bộ các cấp, đồng thời với huấn luyện đơn vị, việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ các cấp được Bộ Quốc phòng xác định là một trong những công tác trọng tâm nhằm làm chuyển biến tình hình huấn luyện của toàn quân.

Để tiếp tục quản triệt sâu sắc ba quan điểm huấn luyện, thống nhất thêm một bước giữa cơ quan Bộ, nhà trường và đơn vị, tháng 2-1995, Bộ Tổng tham mưu mở hai lớp tập huấn ở phía Bắc và phía Nam. Đối tượng là cán bộ chỉ đạo và trợ lý huấn luyện chiến thuật từ cấp sư đoàn trở lên, nội dung chính là huấn luyện đội ngũ chiến thuật đại đội tiến công, trung đội mở cửa, trung đội phòng ngự. Các cán bộ tham gia tập huấn được nghiên cứu nội dung lý luận trước, sau đó tiến hành tập bài và tập viết giáo án huấn luyện, tập thực hành huấn luyện cho đại đội và trung đội.

Về huấn luyện phân đội, các đơn vị tập trung huấn luyện phù hợp với từng đối tượng Đối với các phân đội bộ binh, kết hợp giữa huấn luyện kỹ thuật với huấn luyện chiến thuật, lấy huấn luyện kỹ thuật làm cơ sở, chiến thuật làm trung tâm, tập trung vào 5 môn kỹ thuật chiến đấu bộ binh ở giai đoạn 1 và môn kỹ thuật đánh gần ở giai đoạn 2. Các phân đội quân, binh chủng huấn luyện cách đánh theo vũ khí trang bị trong biên chế, tác chiến hiệp đồng quân binh chủng với trang bị hiện có.

Các đơn vị thường trực đủ quân thường xuyên thực tập báo động chiến đấu, hành quân dã ngoại nhằm kiểm tra kế hoạch, trình độ tổ chức, chỉ huy của cán bộ, sức chịu đựng của bộ đội. Những ngày được dự báo có khả năng xảy ra các vấn đề phức tạp, được coi là ngày “cao điểm”, các đơn vị đều tăng cường chế độ trực ban sẵn sàng chiến đấu. Các Quân đoàn 2, 3, 4 tổ chức thêm một số đại đội và tiểu đoàn thường trực 24/24 giờ; đồng thời, triển khai hình thức “huấn luyện theo phân cấp”. hầu hết các đơn vị làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu trong toàn quân thực hiện tốt công tác huấn luyện không chỉ ở thao trường mà tăng cường các hình thức huấn luyện, thông qua hình thức huấn luyện dã ngoại để đẩy mạnh công tác vận động quần chúng, thắt chặt thêm quan hệ giữa bộ đội với nhân dân, giữa đơn vị với địa phương.

Trong công tác huấn luyện, huấn luyện chiến dịch được coi là trọng tâm, đặc biệt là công tác tham mưu và nghệ thuật chiến dịch, nâng cao khả năng tác chiến, chuẩn bị cho các cuộc tập trận chung. Nhiệm vụ của công tác huấn luyện được thực hiện theo chủ trương: Xây dựng các phân đội huấn luyện giỏi bằng lực lượng trong biên chế là chủ yếu, làm cơ sở cho các năm sau chuyển qua huấn luyện tác chiến hiệp đồng quân binh chủng.

Tháng 7-1994, Bộ Tổng tham mưu sơ kết công tác huấn luyện 6 tháng đầu năm 1994 và những năm trước đó. Kết quả cho thấy, tất các quân, binh chủng, bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ, quân dự bị đều đã hoàn thành kế hoạch huấn luyện nền nếp chính quy và huấn luyện cán bộ tiến bộ rõ rệt. Nội dung huấn luyện cho từng người và phân đội do vận dụng phương pháp tổ chức huấn luyện mới nên đạt thành tích tốt. Các trường quân chính trực thuộc các quân khu, quân đoàn đã hoàn thành nhiều lớp bổ túc quân sự, chính trị. Việc đào tạo sĩ quan dự bị, huấn luyện khung dự bị động viên và làm kế hoạch động viên quân dự bị ở địa phương thực hiện đúng chỉ lệnh của Bộ. Ngoài việc hoàn thành chương trình huấn luyện và diễn tập ở đơn vị, các đơn vị làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu đều tham gia các cuộc hội thao do đơn vị tổ chức. Cùng với việc cử cán bộ, chiến sĩ đi đào tạo ở các trường sĩ quan, hình thức đào tạo tại chỗ, bổ sung kịp thời cán bộ, chỉ huy, kỹ thuật, hậu cần sơ cấp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #125 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2016, 05:53:36 pm »

Tổng kết về công tác huấn luyện chiến đấu của toàn quân trong những năm 1991-1995, Bộ Tổng tham mưu đánh giá: “Toàn quân đã nghiêm chỉnh chấp hành các nghị quyết của trên và mệnh lệnh, chỉ thị của Bộ về sẵn sàng chiến đấu, tích cực chuẩn bị về tinh thần, lực lượng, phương tiện, trang bị cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mà Bộ giao khi có tình huống xảy ra”(1).

Trong khi chỉ đạo công tác huấn luyện, Bộ Tổng tham mưu luôn xác định: Bảo đảm kỹ thuật là một công tác then chốt trong việc xây dựng quân đội tiến lên chính quy, hiện đại, đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu. Nhờ sự kiểm tra, chỉ đạo thường xuyên, 100% số xe, pháo trong toàn quân bảo đảm tốt khả năng cơ động. Công tác bảo dưỡng, niêm cất và sửa chữa các loại xe, pháo, nhà kho bị xuống cấp đã được sửa chữa kịp thời.

Tháng 7-1995, đoàn cán bộ Bộ Tổng tham mưu tiến hành kiểm tra nội dung đào tạo trong các nhà trường quân đội. Những nội dung kiểm tra gồm: Điều lệnh đội ngũ; trật tự nội vụ, vệ sinh; huấn luyện chiến thuật, phân đội; rèn luyện thể lực và bắn súng AK bài 1. Qua kiểm tra, Bộ Tổng tham mưu đánh giá: Công tác huấn luyện tại các trường quân đội trong toàn quân đã nghiêm túc chấp hành chỉ lệnh huấn luyện, đúng kế hoạch, chất lượng được nâng lên, đáp ứng nhiệm vụ xây dựng quân đội chính quy, từng bước hiện đại, nâng cao sức mạnh chiến đấu và trình độ sẵn sàng chiến đấu của bộ đội.

Đồng thời với nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, các quân khu, quân đoàn, quân binh chủng đều tranh thủ thời gian giữa hai mùa huấn luyện để làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế. Phát huy vốn tự có, lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị đã phát động phong trào tăng gia sản xuất, cải thiện đời sống bộ đội. Đề cập đến vị trí vai trò xây dựng kinh tế, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, nêu rõ: “Sử dụng có hiệu quả tiềm năng lao động, lực lượng khoa học và cơ sở vật chất - kỹ thuật của quân đội để tham gia xây dựng kinh tế và củng cố hệ thống công nghiệp quốc phòng. Coi trọng đầu tư chiều sâu, phát huy năng lực sản xuất của các xí nghiệp công nghiệp quốc phòng hiện có. Xây dựng và từng bước thực hiện quy hoạch dài hạn và kế hoạch 5 năm về công nghiệp quốc phòng. Hoàn thành việc chuyển các xí nghiệp quốc phòng sang cơ sở quản lý mới. Hiệu quả làm kinh tế của quân đội được xem xét trên cả hai mặt kinh tế, xã hội và quốc phòng”(2).

Được phép của Nhà nước, Bộ Quốc phòng thành lập thêm một số đơn vị làm kinh tế trên một số lĩnh vực quan trọng. Tháng 6-1993, thành lập Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn gồm 8 công ty xây dựng (470-472, 565, 118, 334, 384, 98, 99), 4 công ty sản xuất vật liệu và vận tải, 2 xí nghiệp khai thác than; thành lập 4 doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty miền Tây và 5 doanh nghiệp trồng, khai thác cao su thuộc Tổng Công ty miền Trung. Đến năm 1991, toàn quân có 302 doanh nghiệp hoạt động trong 18 ngành kinh tế quốc dân với tổng số vốn cố định và vốn lưu động tăng 93% so với năm 1991, trong đó 278 doanh nghiệp được Bộ giao vốn để bảo đảm và phát triển. Ngoài ra, các doanh nghiệp quân đội còn tạo vốn bằng cách liên doanh với nước ngoài. Cuối năm 1994, toàn quân có 34 liên doanh được Nhà nước cấp giấy phép đầu tư hơn 300 triệu đôla (nước ngoài góp 50%-70% tổng số vốn). Nhờ có biện pháp quản lý vốn hợp lý, năng động trong tổ chức sản xuất, kinh doanh, thực hiện tốt các chính sách, chế độ, pháp luật của Nhà nước, các doanh nghiệp trong quân đội đã dần thích nghi, đứng vững trong cơ chế thị trường, canh tranh được với các doanh nghiệp Nhà nước. Năm 1994, doanh thu các doanh nghiệp quốc phòng tăng 74,8% so với năm 1993 và tăng gấp 6,9 lần năm 1991. Các khoản nộp ngân sách năm 1994 tăng gấp 4,8 lần so với năm 1991.

Tháng 5-1995, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị quán triệt Nghị quyết số 06 của Đảng ủy Quân sự Trung ương về nhiệm vụ lao động sản xuất và làm kinh tế của quân đội. hội nghị nêu rõ: Mục tiêu lao động sản xuất và làm kinh tế của quân quân đội là giữ gìn và từng bước phát triển năng lực sản xuất quốc phòng, góp phần nâng cao sức chiến đấu của quân đội, tạo nguồn thu tài chính bổ sung cho các nhu cầu thiết yếu, nâng cao mức sống và giải quyết chính sách của quân đội; tạo nên thế bộ trí lực lượng sản xuất theo lãnh thổ phù hợp với chiến lược kinh tế, quốc phòng và góp phần vào sự ổn định, phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Trong khi đó, công tác hậu cần toàn quân cũng có nhiều cải tiến về tạo nguồn, phương thực bảo đảm, thanh toán, bảo đảm thanh toán, bảo đảm lượng dự trữ vật chất đủ số lượng và chất lượng cho sẵn sàng chiến đấu. Đặc biệt, phong trào xây dựng “bếp nuôi quân giỏi - quản lý tốt”, tăng gia theo mô hình VAC (trồng rau, nuôi gia súc, gia cầm, ao cáo) được đẩy mạnh. Nhiều đơn vị thuộc Quân khu 2, Quân khu 3, Quân khu 9 tự túc được phần lớn rau xanh, chất đốt, tăng một phần thịt cá cho bữa ăn hằng ngày. Ngoài ra, việc tăng gia, trồng rừng, nét mới trong làm kinh tế của các đơn vị là việc tổ chức các cơ sở hoạt động kinh tế theo từng cấp.


(1) Báo cáo tổng kết về công tác huấn luyện chiến đấu 5 năm 1991-1995, tài liệu lưu tại Văn phòng Bộ Tổng tham mưu.
(2) Hồ sơ B3, tài liệu lưu tại Văn phòng Bộ Tổng tham mưu.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #126 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2016, 05:54:04 pm »

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, quân và dân ta đã nỗ lực phấn đấu đạt được những thành tựu đáng kể. Nền kinh tế nước ta bước đầu có tích lũy nội bộ. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Công tác bảo đảm hậu cần cho quân đội được đổi mới, phát huy hiệu quả trên các mặt. Đời sống của bộ đội được ổn định và cải thiện một phần. Định lượng lương thực, thực phẩm tiêu chuẩn ăn của bộ đội được nâng cao phù hợp với tính chất lao động từng ngành nghề. Nhìn chung, bộ đội được bảo đảm ăn đủ, ăn hết tiêu chuẩn, kể cả các đơn vị làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu ở biên giới và hải đảo.

Cùng với cả nước, lực lượng vũ trang nhân dân, quân đội nhân dân đã giành được nhiều thành tựu đáng kể. Song, thử thách lớn nhất tác động đến tâm lý, tư tưởng và hành động của cán bộ, chiến sĩ là sự sụp đổ của chù nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Một bộ phận cán bộ, chiến sĩ giảm sút lòng tin, dao động tư tưởng ảnh hưởng đến mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trong bối cảnh đó, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng bản lĩnh chính trị, tư tưởng trong lực lượng vũ trang nhân dân, quân đội nhân dân giữ vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy, một trong những nội dung cơ bản thường xuyên theo kế hoạch 5 năm (1991-1995) được chú trọng là công tác chính trị, tư tưởng theo yêu cầu mới. Nhờ tăng cường công tác đảng, công tác chính trị, trình độ và bản lĩnh chính trị của bộ đội được rèn luyện trước thử thách mới và nâng lên một bước mới. Quân đội nhân dân Việt Nam đã thể hiện sự nhất trí cao với đường lối, quân điểm cách mạng của Đảng, kiên định mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, kiên định sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trước tình hình biên giới Tây Nam, cả trên biển và đất liền có những diễn biến phức tạp, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra chỉ thị phải thường xuyên coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; các cấp lãnh đạo, chỉ huy phải tuyên truyền cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nâng cao nhận thức ý thức trách nhiệm theo quan điểm, lập trường của Đảng.

Trong các hoạt động công tác đảng, công tác chính trị của lực lượng vũ trang của quân đội, công tác dân vận - tuyên truyền đặc biệt được được biệt chú trọng, nhằm xây dựng quan hệ tốt với địa phương, với nhân dân ở nơi đóng quân, dù là đóng quân tạm thời trong khi đi huấn luyện, dã ngoại hay diễn tập. Quân khu 1, Quân khu 5 đã đẩy mạnh công tác dân vận được Tổng cục Chính trị đánh giá cao, mang ý nghĩa chính trị thiết thực, hiệu quả. Quân khu 7 tăng cường xây dựng các cơ sở chính trị, phối hợp với đơn vị bạn và địa phương xây dựng địa bàn an toàn, môi trường văn hóa lành mạnh, tổ chức kiểm tra Đảng, xây dựng nguồn, phân loại và quy hoạch cán bộ; đồng thời, trích một số quỹ để thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, phát huy vai trò của tổ chức đoàn thanh niên, tạo sự gắn bó chặt chẽ quân với dân.

Vừa coi trọng công tác tư tưởng và công tác tổ chức trong xây dựng, củng cố lực lượng vũ trang, các cấp ủy, chỉ huy, cơ quan chính trị, đội ngũ cán bộ và đảng viên trong toàn quân vừa tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức bộ đội thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (khóa VII), Nghị quyết Đảng ủy Quân sự Trung ương và Chỉ thị của Tổng cục Chính trị về công tác vận động quần chúng. Toàn quân nhận thức sâu sắc công tác vận động quần chúng là một nhiệm vụ có tầm quan trọng. Bằng nhiều hình thức hoạt động tuyên truyền giáo dục và tổ chức sinh hoạt dân chủ đã làm cho mọi cấp, mọi quân nhân đều nhận thức rõ và có ý thức trách nhiệm làm tốt việc củng cố đoàn kết cán bộ, chiến sĩ, thực hiện dân chủ nội bộ, thống nhất ý chí và tăng cường công tác dân vận, xây dựng và củng cố mối quan hệ máu thịt quân với dân, cùng nhau chung sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với nhiều việc làm cụ thể, thiết thực, toàn quân đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy Đảng và chính quyền, đoàn thể địa phương xây dựng cơ sở chính trị và địa bàn an toàn, kịp thời làm dịu các “điểm nóng”, góp phần giữ vững ổn định chính trị khu vực và ổn định chính trị trên cả nước, tạo được lòng tin vững chắc của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và quân đội.

Quán triệt tinh thần đổi mới của Đảng, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, sáng tạo, Quân đội nhân dân Việt Nam đã từng bước đổi mới, đẩy mạnh xây dựng quân đội nhân dân chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đi đôi với tăng cường xây dựng lực lượng vũ trang quần chúng vững mạnh toàn diện. Các lực lượng vũ trang nhân dân, quân đội nhân dân đã tăng cường sức mạnh chính trị, lấy sức mạnh chính trị làm cơ sở để nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật, sẵn sàng chiến đấu góp phần ngăn chặn, làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh tổ của Tổ quốc.

Sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô tiếp tục tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam đứng trước sự phê phán gay gắt và bị tiến công từ nhiều phía. Các thế lực thù địch tìm mọi thủ đoạn phá hoại cách mạng nước ta, trọng tâm chống phá làm giảm vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò của quân đội và công an.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #127 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2016, 05:55:36 pm »

Trong khi công cuộc đổi mới đất nước đạt được những thành tựu rõ rệt, lực lượng vũ trang nhân dân, quân đội nhân dân phải đặt lên hàng đầu nhiệm vụ “nâng cao sức mạnh tổng hợp, trình độ sẵn sàng chiến đấu để đối phó với các kiểu chiến tranh có thể xảy ra”(1). Một trong những nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, quân đội nhân dân vững mạnh về chính trị, nhằm nâng cao sức chiến đấu và tiềm lực quốc phòng, nâng cao nhận thức quan điểm, gắn bó chặt chẽ quân với dân, bảo đảm lực lượng vũ trang nói chung, quân đội nhân dân nói riêng luôn là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành và tin cậy của Đảng và nhân dân, hoàn thành nhiệm vụ phòng chống “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, góp phần cùng cả nước giữ vững ổn định về chính trị.

Xây dựng bản lĩnh chính trị được quán triệt sâu sắc trong các cuộc diễn tập. Ngày 5-4-1994, Tổng cục Chính trị ra Chỉ thị số 158-CT về Công tác chính trị trong diễn tập TN-94. Chỉ thị nêu rõ: Trong diễn tập TN-94, cấp ủy và chỉ huy đơn vị phải khẩn trương rà xét, củng cố, kiện toàn tổ chức, sắp xếp cán bộ, điều chỉnh đảng viên trong các đơn vị để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ diễn tập. Quán triệt sáu sắc quan điểm chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn dân, kết hợp tác chiến của các binh đoàn chủ lực với các lực lượng ở khu vực phòng thủ và tư tưởng chỉ đạo chiến dịch vận dụng vào nội dung huấn luyện, diễn tập, bảo đảm thiết thực, sát đối tượng tác chiến.

Tiếp đó, ngày 14-4-1995, Tổng cục Chính trị ra Chỉ thị số 105/CT về Công tác đảng, công tác chính trị trong huấn luyện diễn tập chiến dịch, nhấn mạnh: Toàn quân quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm, tư tưởng quân sự và những tư duy mới về quốc phòng, an ninh của Đảng, nhất là quan điểm về chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn dân, về sự kết hợp quốc phòng với an ninh, kết hợp tác chiến giữa các lực lượng trong khu vực phòng thủ, tư tưởng chỉ đạo và nghệ thuật chỉ đạo chiến dịch. Trên cơ sở đó, vận dụng vào nội dung huấn luyện diễn tập trong từng loại hình chiến dịch một cách thiết thực, sát với đối tượng tác chiến và thực tế chiến đấu, phù hợp với biên chế, trang bị và cách đánh của lực lượng vũ trang ta.

Đánh giá về sự phấn đấu của lực lượng vũ trang nhân dân, quân đội nhân dân trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng, họp tháng 1-1994 tại Hà Nội, nêu rõ: “Các lực lượng vũ trang cùng toàn dân có nhiều có gắng tiếp tục đổi mới trên lĩnh vực quốc phòng và an ninh, xây dựng lực lượng, thực hiện có kết quả nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo đảm ổn định chính trị, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước”(2). Đã “củng cố thế trận chiến tranh nhân dân, triển khai xây dựng các khu vực tỉnh, thành. Đã điều chỉnh chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia và đổi mới phương pháp hoạt động cho phù hợp với tình hình mới, nắm tình hình và đấu tranh có hiệu quả hơn với các hoạt động của các thế lực thù địch”(3).

Nhằm đánh giá kết quả xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện cấp trung đoàn toàn quân, cuối năm 1995, Bộ Quốc phòng tổ chức khảo sát, kiểm tra một số đơn vị ở các quân khu, quân đoàn, quân binh chủng. Nội dung kiểm tra gồm: Công tác huấn luyện chiến đấu, khả năng sẵn sàng cơ động nhận nhiệm vụ, thực hiện các quy định về tổ chức, biên chế, vũ khí trang bị, công tác đảng, công tác chính trị, công tác hậu cần, kỹ thuật. 37 đơn vị được chọn khảo sát kiểm tra đều đạt tiêu chuẩn vững mạnh toàn diện, trong đó có 36 đơn vị đạt mức khá, giỏi, góp phần thực hiện nhiệm vụ xây dựng chính quy, từng bước hiện đại, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Tại Hội nghị tổng kết xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện cuối năm 1995, Bộ Quốc phòng đánh giá: Qua 6 năm triển khai xây dựng trung đoàn và 3 năm xây dựng lữ đoàn, sư đoàn vững mạnh toàn diện đã khẩn trương xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện là đúng đắn, làm cơ sở cho toàn quân thực hiện nhiệm vụ xây dựng chính quy, từng bước hiện đại, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Tuy năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cửa tổ chức Đảng trong quân đội đã được tổ chức, song vẫn còn có những hạn chế ảnh hưởng đến mức độ phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị. Hội nghị khẳng định chủ trương xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện là đúng đắn, làm cơ sở để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ xây dựng chính quy, từng bước hiện đại, sẵn sàng chiến đấu cao.

Như vậy, trong 5 năm (1991-1995), cả nước tập trung khắc phục khó khăn, ổn định đời sống, đồng thời tiếp tục thực hiện điều chỉnh bố trí lực lượng và thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc trên phạm vi cả nước, tăng cường khả năng và sức mạnh chiến đấu ở các khu vực phòng thủ trọng điểm quốc gia và từng tỉnh, thành phố, chấn chỉnh tổ chức biên chế, giảm mạnh quân thường trực, coi trọng huấn luyện và quản lý lực lượng dự bị động viên, gắn chặt với củng cố, nâng cao chất lượng dân quân tự vệ. Xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, góp phần giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Những thành tựu và bước trưởng thành mới của đất nước trong những năm đầu của thời kỳ đất nước đổi mới là cơ sở quan trọng và tạo niềm tin vững chắc cho toàn dân, toàn quân tiếp tục xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, quân đội nhân dân vững mạnh, góp phần đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.


(1) Hồ sơ A4, tài liệu lưu tại Văn phòng Tổng cục Chính trị.
(2) Tổ chức sự lãnh đạo của Đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1996, t.III, tr.416.
(3) Tổ chức sự lãnh đạo của Đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Sđd, tr.416.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #128 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2016, 05:58:36 pm »

3. Tăng cường thế trận quốc phòng và an ninh trong những năm đầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Những thành tựu của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của quân và dân ta trong những năm 1986-1995 đã đưa đất nước vượt qua tình thế hiểm nghèo; đồng thời, tạo tiền đề cần thiết để đất nước chuyển sang thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Đất nước ta chuyển sang giai đoạn xây dựng trong hoàn cảnh quốc tế và khu vực tiếp tục có những chuyển biến. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang ráo riết theo đuổi “chiến tranh không cần chiến tranh” với những thủ đoạn kết hợp kinh tế, văn hóa, chính trị, tư tưởng, quân sự, ngoại giao, thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, hòng đưa nước ta đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Chuẩn bị tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, trong những tháng đầu năm 1996, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiến hành đại hội đảng bộ các cấp, đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

Từ ngày 6 đến ngày 9-5-1996, Đại hội đại biểu Đảng bộ quân đội lần thứ VI khai mạc tại Thủ đô Hà Nội. Đánh giá về thực hiện nhiệm kỳ 5 năm 1991-1995, Đại hội nêu rõ: Trong đường lối đổi mới toàn diện, Đảng tiếp tục có những đổi mới quan trọng trong tư duy quốc phòng và quân sự. Nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc được củng cố. Các khu vực phòng thủ tỉnh, thành, huyện, quận, xã, phường - nền tảng của nền quốc phòng toàn dân được tiếp tục triển khai xây dựng, đi dần vào chiều sâu… Chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của quân đội được nâng lên một bước toàn diện hơn”(1).

Về phương hướng nhiệm vụ quốc phòng trong nhiệm kì 5 năm 1996-2000, Đại hội xác định: “Phải đạt cho được các yêu cầu chủ yếu: Xây dựng được một nền quốc phòng toàn dân thực sự vững mạnh; tập trung nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu và trình độ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang, trước hết là của quân đội nhân dân. Thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phòng chống “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, đối phó có hiệu quả các tình huống phức tạp, xây dựng, phát triển nền công nghiệp quốc phòng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng hệ thống tổ chức Đảng trong quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, củng cố và tăng cường nguyên tắc lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội"(2).

Tại Đại hội, nhiều đại biểu đề nghị Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương phải tăng cường hơn nữa đối với việc chỉ đạo hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội; nhanh chóng khôi phục chế độ chính ủy, chính trị viên, hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với quân đội và sự nghiệp quốc phòng trước tình thế khó khăn phức tạp mới.

Đại hội Đảng bộ quân đội lần thứ VI khẳng định toàn quân cùng với toàn Đảng, toàn dân hoàn toàn nhất trí với quyết định của Trung ương Đảng chuyển đất nước sang thời kỳ phát triển mới, tiếp tục đổi mới lĩnh vực quân sự, quốc phòng trong tổng thể công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ của cách mạng, trong tâm là xây dựng Đảng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, nâng cao chất lượng tổng hợp của các lực lượng vũ trang nhân dân, quân đội nhân dân, làm nòng cốt cùng toàn dân ngăn chăn, đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn hoạt động “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, kết hợp quốc phòng và an ninh với kinh tế, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia.

Từ ngày 28-6 đến ngày 1-7-1996, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam khai mạc trọng thể tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Đây là đại hội quan trọng, quyết định chuyển cách mạng Việt Nam sang thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Đất nước ta chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh thế giới có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp và chứa đựng những yếu tố khó lường. “Chế độ xã hội chủ nghĩa ở ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ khiến chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào, nhưng điều đó không làm thay đổi tính chất của thơi đại: loài người vẫn đang trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Các mâu thuẫn co bản trên thế giới vẫn tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn, nội dung và hình thức biểu hiện có nhiều nét mới. Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giải cấp tiếp dục diễn ra dưới nhiều hình thức”(3).

Tình hình thế giới và khu vực tác động sâu sắc đến đất nước ta. Bên cạnh những thuận lợi to lớn và cơ bản là “những thành tựu của công cuộc đổi mới đã và đang tạo ra thế và lực mới, cả bên trong và bên ngoài để chúng ta bước vào một thời kỳ phát triển mới”(4); chúng ta cũng gặp những thách thức lớn: “Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực vẫn là thách thức to lớn và gay gắt do điểm xuất phát của ta quá thấp. Có những thế lực vẫn tiếp tục mưu toan thực hiện diễn biến hòa bình, thường xuyên dùng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, hòng can thiệp vào nội bộ nước ta...”(5).

Trước tình hình đó, Đại hội xác định đưa nước ta chuyển sang thời kỳ phát triển mới cần tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đát nước. Mục tiêu cảu công nghiệp hóa, hiện đai hóa: “Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”(6).


(1), (2) Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Việt Nam thế kỷ XX - Những sự kiện quân sự, Sđd, tr.616-617.
(3), (4), (5), (6) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.76, 78, 79, 80.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #129 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2016, 05:59:42 pm »

Đánh giá về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong 5 năm thực hiện Nghị quuyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII và 10 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa VII trình Đại hội VIII, nêu rõ: Chúng ta đã giữ vững ổn định chính trị, độc lập, chủ quyền và môi trường hòa bình của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho công cuộc đổi mới. Đảng đã định rõ phương hướng, nhiệm vụ và quan điểm chỉ đạo sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, tiếp tục thực hiện có kết quả việc điều chỉnh chiến lược quốc phòng, an ninh. Các nhu cầu củng cố quốc phòng, an ninh, cải thiện đời sống lực lượng vũ trang được đáp ứng tốt hơn. Chất lượng và sức chiến đấu của quân đội và công an được nâng lên. Thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân được củng cố.

Đối với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh 5 năm 1996-2000 và những năm đầu thế kỷ XXI, Đại hội xác định: “Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, từng bước tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh của đất nước, xây dựng vững chắc nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân, nâng cao chất lượng các lực lượng vũ trang, bảo vệ vững chắc độc lập, an ninh, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; ngăn ngừa và làm thất bại mọi âm mưu và hoạt đông gây mất ổn định chính trị xã hội, xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, gây tổn hại cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, ngăn chặn và trừng trị có hiệu quả mọi loại tội phạm, bảo đảm tốt trật tự, an toàn xã hội”(1).

Để thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng và an ninh trong tình hình mới, Đại hội nhấn mạnh cần tập trung nắm vững tư tưởng chỉ đạo của Đảng:

- “Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

- Kết hợp quốc phòng và an ninh với kinh tế.

- Gắn nhiệm vụ quốc phòng với nhiệm vụ an ninh, hai mặt có quan hệ khăng khít với nhau của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và chế độ xã hội chủ nghĩa; phối hợp chặt chẽ hoạt động quốc phòng và an ninh với hoạt động đối ngoại.

- Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn quân, toàn dân. Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị để tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh, xây dựng lực lượng quân đội và công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân; quán triệt tư tưởng cách mạng tiến công, tích cực, chủ động, sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá ta.

- Hoàn thành hệ thống pháp luật về bảo vệ Tổ quốc; thế chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. Tăng cường quản lý nhà nước về quốc phòng và an ninh.

- Thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội và công an, đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng và an ninh”(2).

Triển khai thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của Đại hội VIII, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết một lòng, vượt qua mọi khó khăn, hăng hái phấn đấu, đưa sự nghiệp đổi mới đất nước tiến lên, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Quân và dân cả nước chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nỗ lực thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và các chương trình kinh tế, xã hội của kế hoạch 5 năm 1996-2000, tăng cường thế trận quốc phòng và an ninh trong bối cảnh thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn biến sâu sắc, phức tạp.


(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Sđd, tr.118-119.
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Sđd, tr.119-120.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM