Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:01:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử quân sự Việt Nam - Tập 13  (Đọc 46610 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #80 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2016, 06:59:36 am »

Nhân dân Việt Nam vốn có truyền thống đoàn kết tương thân, tương ái gắn bó lâu đời với nhân dân Campuchia, đặc biệt là trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước “viên thuốc chia đôi, bát cơm sẻ nửa”, xây dựng nên tình hữu nghị tốt đẹp giữa hai dân tộc. Trước yêu cầu khẩn thiết của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, Đảng và Nhà nước ta quyết định giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng của chế độ Pôn Pốt.

Ngày 6 và 7-12-1978, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương thông qua quyết tâm lần cuối “kế hoạch sẵn sàng chiến đấu của Bộ Tổng tham mưu” nhằm giúp lực lượng cách mạng chân chính Campuchia giải phóng đất nước. Quyết tâm của ta là: Sử dụng hết sức mạnh của ta, phát động cuộc tiến công bất ngờ, thần tốc, mãnh liệt của quân ta, kết hợp với ngọn cờ cách mạng Campuchia, bao vây tiêu diệt khối chủ lực của địch, nhanh chóng thọc sâu tiêu diệt cơ quan đầu não của chúng ở Phnôm Pênh, chiếm cảng Kông Pông Som và các sân bay lớn, ngăn chặn sự chi viện của nước ngoài bằng đường biển và đường không. Đồng thời sẵn sàng đánh bại quân địch nếu chúng đánh sang biên giới phía Bắc nước ta để cứu nguy cho bọn phản động Campuchia.

Căn cứ vào nhiệm vụ được giao, ngày 17-12-1978, Bộ Quốc phòng triển khai kế hoạch tiến công giải phóng Campuchia cho một bộ phận Quân đội nhân dân Việt Nam, lực lượng gồm: 18 sư đoàn bộ binh thuộc 3 quân đoàn (2, 3, 4), 3 quân khu (5, 7, 9), 600 xe tăng, xe bọc thép, 587 khẩu pháo các loại, 7.000 ô tô vận tải, 137 máy bay, 160 tàu thuyền chiến đấu, tổng số quân tham gia khoảng 25 vạn.

Theo kế hoạch chung, các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam tiến hành ba chiến dịch kế tiếp nhau: Chiến dịch 1: Giải phóng các tỉnh miền đông Campuchia do các lực lượng vũ trang Quân khu 5 và Quân khu 7 đảm nhiệm. Chiến dịch 2: Tiêu diệt các sư đoàn chủ lực địch ở phía trước, hướng chủ yếu là Quân đoàn 4. Chiến dịch 3: Tiến công giải phóng Phnôm Pênh bằng ba cánh quân do hai Quân đoàn 3, 4 và Quân khu 9 đảm nhiệm.

Về phía địch, đến tháng 12-1978, quân Pôn Pốt có 23 sư đoàn, 25 trung đoàn với tổng quân số khoảng 170.000 (quân chủ lực 120.000 quân địa phương 50.000), trang bị 250 khẩu pháo các loại, 275 xe tăng, xe bọc thép, 79 máy bay, 170 tàu tuần tiễu, phóng lôi và phục vụ. Địch bố trí ở biên giới 19 sư đoàn, trong đó quân khu đông (203) và vùng 505 (Kratie) có 12 sư đoàn.

Trong khi Quân đoàn 4 tập trung tiêu diệt địch ở bắc Bến Sỏi, trên hướng Quân khu 7, từ ngày 23 đến ngày 30-12-1978, ta sử dụng hai Sư đoàn 5 và 303 tiến công đánh chiếm thị xã Kratie, diệt và bắt hơn 1.000 tên địch, giải phóng 25.000 dân. Quân khu 5 sử dụng các Trung đoàn 143, 726 (Gia Lai - Kon Tum), 94 (Sư đoàn 307), 812 (Sư đoàn 309), 250, 142 (Đắk Lắk) đánh chiếm bắc và nam sông Xan, Xăm Tùng, các điểm cao 302, 328, 308, 336, 222 và Phi Nay, gọng kìm từ hướng sông Xan, uy hiếp Bô Khăm, bắc đường 19, điểm cao 230 và Bô Keo. Đến ngày 30-12-1978, ta tiêu diệt toàn bộ các mục tiêu, phá vỡ hoàn toàn tuyến phòng ngự cơ bản của địch, giải phóng một số tỉnh miền đông Campuchia.

Ngay khi quân ta bắt đầu mở cuộc phản công, ngày 23-12-1978, Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia đã nhận định: “Sinh lực địch nhất định sẽ bị quân và dân Việt Nam tiêu diệt hoặc kìm chân tại chỗ. Đây là thời cơ tốt để các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia cùng nhân dân và binh sĩ khởi nghĩa trên toàn quốc và đánh vào đầu não của bè lũ Pôn Pốt - Iêng Xari, đập tan chế độ độc tài phát xít khát máu của chúng”(1). Trên cơ sở đó, ngày 26-12-1978, Ủy ban Trung ương Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia phát động toàn dân tận dụng thời cơ và sự giúp đỡ của bộ đội Việt Nam, tập trung lực lượng đứng lên đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt, giành chính quyền về tay nhân dân.

Phối hợp với các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia, sau đòn tiến công giải phóng một số tỉnh miền đông Campuchia của các đơn vị thuộc hai Quân khu 5 và 7, ngày 31-12-1978, Quân đoàn 3 được lệnh mở chiến dịch tiến công giải phóng vùng đông sông Mê Công.

Ở hướng Quân khu 9 và Quân đoàn 2, ngày 1-1-1979, không quân ta ném bom Sở chỉ huy tiền phương quân khu đông nam, Sở chỉ huy các Sư đoàn 250, 210 và các cụm quân địch tập trung ở Ta pông, Ki Ri Vông, Phum Xê Kê. Ngày 2-1, Quân đoàn 2 đột phá tiêu diệt địch ở Phum Tun Liếp, Tôliốp, đông nam San Tâng, các điểm cao 384, 451, 328… Các Sư đoàn 4, 330, 339 (Quân khu 9) và các đơn vị tăng cường đánh chiếm Giồng Bà Ca, Pu Sát, Phum Đông, Sở chỉ huy Sư đoàn 210 địch ở các khu vực Pro Chrey, Tham Dung, Xôm, ngã ba Tà Lập, sau đó phát triển tiến công Ta Keo. Ngày 3-1-1979, Quân đoàn 2 và Quân khu 9 hoàn thành nhiệm vụ đánh chiếm ác mục tiêu trong chiến dịch. Trên hướng Quân đoàn 4, ngày 1-1-1979, ta nổ súng đánh địch trên trục đường số 1 và vùng ven hai bên bờ sông Mê Công.


(1) Tuyên bố của Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, báo Nhân dân, ngày 8-1-1979.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #81 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2016, 07:00:20 am »

Quán triệt Chỉ thị của Bộ Chính trị về giải phóng Phnôm Pênh trước ngày 8-1 (trước khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc bàn về vấn đề Campuchia); đồng thời căn cứ vào tình hình trên chiến trường, hướng Quân đoàn 4 đang gặp khó khăn, tiền phương Bộ Quốc phòng quyết định bổ sung nhiệm vụ và chuyển hướng tiến công của Quân khu đang phát triển thuận lợi thành hướng tiến công chủ yếu.

Ngày 5-1-1979, các đồng chí Lê Đức Thọ, Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh thay mặt Quân ủy Trung ương và tiền phương Bộ Quốc phòng đến Chi Lăng (nơi đóng Sở chỉ huy Quân khu 9) họp và thống nhất giao nhiệm vụ bổ sung cho quân khu. Theo nhiệm vụ mới, Quân khu đánh chiếm sân bay Pô Chen Tông, Bộ Tư lệnh Thiết giáp, Đài phát thanh, khu nhà ở của cán bộ cao cấp và Phủ Thủ tướng. Quân đoàn 4 chuyển thành lực lượng phối hợp có nhiệm vụ: “Đưa một bộ phận đi trước hỗ trợ bạn đánh chiếm cầu Mô Ni Vông và Bộ Tổng tham mưu, nếu có điều kiện thì đánh chiếm Hoàng Cung”(1).

Ngày 6-1-1979, tiền phương Bộ Quốc phòng ra lệnh cho các đơn vị mở cuộc tổng công kích vào Thủ đô Phnôm Pênh từ ba hướng: Hướng Quân đoàn 4, sử dụng 2 sư đoàn (7 và 2) vượt sông Mê Công tiến theo trục đường số 1 và trung đoàn tàu thuyền theo đường sông Mê Công đánh vào Phnôm Pênh. Sau khi ra khỏi khu vực đường lầy, đánh tan các cụ phòng ngự địch, Quân đoàn 4 phát triển tiến công nhanh, Bộ tiếp tục giao lại nhiệm vụ tiến công hướng chủ yếu cho Quân đoàn 4; đồng thời tập trung không quân chi viện đắc lực cho quân đoàn.

Cùng ngày 6-1, Sư đoàn không quân 372 sử dụng 142 lượt máy bay đánh phá sở chỉ huy các Sư đoàn 260, 270, 703, các trận địa pháo, các tàu xuồng địch trên sông Mê Công, tiêu diệt nhiều sinh lực, phương tiện chiến tranh của địch. Sáng 7-1, Sư đoàn 7 phối hợp với Binh đoàn 1 Campuchia vượt phà Niếc Lương đánh tan Sư đoàn 260 địch. Tiếp đó, ta và bạn đánh cầu Mô Ni Vông, địch chống cự yếu ớt rồi bỏ chạy về phía tây. 11 giờ ngày 7-1, quân ta tiến vào thành phố Phnôm Pênh chiếm cơ quan trung ương, khu sứ quán và đài phát thanh.

Trên hướng Quân đoàn 3, sáng 6-1, Quân đoàn tập trung hỏa lực chi viện cho Sư đoàn 320 vượt sông đánh chiếm thị xã Công Pông Chàm, đập tan tuyến phòng ngự vững chắc của 2.000 quân địch do Son Sen - Bộ trưởng Quốc phòng chỉ huy, mở thông cánh cửa quan trọng vào Phnôm Pênh. Ngày 7-1, được pháo binh chi viện, Sư đoàn 10 vượt sông Tông Lê Sáp đánh chiếm kho xăng phía bắc Phnôm Pênh và phát triển đánh vào Bộ Tổng tham mưu quân Pôn Pốt.

Ở hướng Quân khu 9, ngày 6-1, các đơn vị của quân khu đột phá liên tục đánh tan 4 tuyến phòng ngự của địch, mở đường cho đội hình thọc sâu tiến vào Phnôm Pênh. Được không quân chi viện hỏa lực, 11 giờ ngày 7-1, Sư đoàn 330 đánh chiếm sân bay Pô Chen Tông, ta thu 30 máy bay các loại chuyển giao cho bạn làm cơ sở để thành lập trung đoàn không quân đầu tiên của Quân đội cách mạng Campuchia. Ngay sau đó, các đơn vị của Quân khu 9 phát triển tiến công vào Bộ Tư lệnh thiết giáp và Bộ Tổng tham mưu địch. 17 giờ ngày 7-1, quân ta hoàn toàn làm chủ thành phố Phnôm Pênh.

Từ ngày 8 đến ngày 17-1-1979, cá đơn vị quân tình nguyện Việt Nam tiếp tục phát triển tiến công giải phóng các tỉnh còn lại của Campuchia. Ngày 10-1-1979, Hội đồng Nhân dân cách mạng Campuchia ra tuyên bố: Xóa bỏ hoàn toàn chế độ diệt chủng Pôn Pốt - Iêng Xari, thành lập nước Cộng hòa nhân dân Campuchia.

Đánh giá về thắng lợi của quân tình nguyện Việt Nam giúp cách mạng Campuchia trong tháng 1-1979, Quân ủy Trung ương khẳng định: “Thắng lợi đã giành được ở Campuchia là vững chắc, kẻ địch không thể đảo ngược được tình hình… Tuy nhiên, do phát triển tiến công giành thắng lợi nhanh, lực lượng địch bị tan rã lớn, chưa bị tiêu diệt sạch (tàn quân còn nhiều, một số nơi chúng còn tổ chức chỉ huy và phương tiện thông tin liên lạc, còn khống chế dân, tích trữ lương thực, đạn dược để phát động chiến tranh du kích). Lực lượng cách mạng Campuchia chưa phát triển kịp theo yêu cầu, hậu quả của chế độ nô dịch tàn bạo của bọn Pôn Pốt - Iêng Xari còn rất nặng nề…, nên còn nhiều việc phải giải quyết”(2).

Tuy đã giúp nhân dân Campuchia giải phóng khỏi bọn diệt chủng, giành chính quyền về tay nhân dân, nhưng nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng chính quyền cách mạng non trẻ cũng đặt ra cho chuyên gia quân sự, quân tình nguyện Việt Nam và các lực lượng vũ trang yêu nước Campuchia những nhiệm vụ mới rất nặng nề.


(1) Lịch sử Quân đoàn 4, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, t.Ii, tr.94.
(2) Báo cáo tình hình công tác quân sự cửa Quân ủy Trung ương số 45-QU/TW ngày 8-2-1979, hồ sơ 1085, tài liệu lưu tại Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, tr. 9.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #82 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2016, 07:01:59 am »

Mặc dù đã bị đánh tan và thiệt hại lớn, nhưng tàn quân Pôn Pốt vẫn còn đông, chúng lẩn trốn ở khắp nơi, móc nối với các thế lực phản động tiếp tục hoạt động chống phá chính quyền cách mạng. Được nước ngoài viện trợ 5 triệu đô la vũ khí, Pôn Pốt - Iêng Xari chủ trương khôi phục lại các trung đoàn, sư đoàn, phân chia khu vực hoạt động phá hoại giao thông, hòng đánh chiếm lại một số địa bàn do ta và các lực lượng yêu nước Campuchia kiểm soát. Trên diễn đàn quốc tế, được các thế lực phản động, đế quốc tiếp tay, tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari ra sức vu cáo xuyên tạc sự giúp đỡ của Chính phủ Việt Nam đối với Chính phủ cách mạng Campuchia.

Nhằm tăng cường tình đoàn kết, liên minh chiến đấu giữa quân đội và nhân dân hai nước, ngày 18-2-1979, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Campuchia đã ký Hiệp ước hòa bình, hữu nghị và hợp tác. Theo tinh thần của bản hiệp ước, một bộ phận quân tỉnh nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quốc tế giúp các lực lượng vũ trang và nhân dân Campuchia truy quét địch, xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, khôi phục sản xuất, xây dựng cuộc sống mới.

Trên cơ sở nhận định địch đang khôi phục nhiều tàn quân, khống chế một số dân, tích lũy lương thực, đạn dược, hòng tiến hành chiến tranh du kích chống phá cách mạng Campuchia, Quân ủy Trung ương xác định nhiệm vụ của quân tình nguyện Việt Nam và chuyên gia quân sự Việt Nam ở Campuchia trong giai đoạn mới. Một là, phối hợp với các lực lượng vũ trang yêu nước Campuchia truy quét tàn quân địch. Hai là, phát động quần chúng xây dựng chính quyền cách mạng, xây dựng cơ sở chính trị, phát triển lực lượng vũ trang ba thứ quân. Ba là, giúp đỡ nhân dân Campuchia nhanh chóng ổn định đời sống, phát triển sản xuất, khôi phục kinh tế đất nước.

Trong năm 1979, nhiệm vụ truy quét tàn quân địch, tiêu diệt các căn cứ, các tổ chức phản động, giữ vững chính quyền cách mạng được xác định là nhiệm vụ hàng đầu của bộ đội ta trên chiến trường Campuchia. Thực hiện chủ trương của Quân ủy Trung ương, các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang yêu nước Campuchia mở nhiều đợt truy quét tàn quân địch, dồn chúng về phía tây bắc biên giới Campuchia. Quân đoàn 4 nhận nhiệm vụ tiếp quản thành phố Phnôm Pênh, đồng thời điều Sư đoàn 0 phối hợp với Quân khu 9 truy quét địch ở U Đông, Long Vét, giải tỏa được số 5 và đường sắt từ U Đông, Kra Lanh lên Rô Mia, bảo đảm giao thông đường sông từ Phnôm Pênh đi Kông Pông Chư Năng. Sư đoàn 7 cơ động đánh địch ở phía tây sân bay Pô Chen Tông và phía tây bắc thành phố. Sư đoàn 341 sử dụng một bộ phận lực lượng đánh địch xung quanh thị xã Kông Pông Spư, một bộ phận lực lượng phối hợp với Sư đoàn 2 đánh địch ở khu Bàu Diu, giữ vững đường số 4. Sau 5 chiến dịch tiến công liên tiếp, từ giữa tháng 1 đến cuối tháng 6-1979, Quân đoàn 4 đã tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, tạo đà cho công tác phát động quần chúng nhân dân Campuchia xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng.

Trên hướng quân khu 9, từ ngày 11 đến ngày 18-2-1979, ta sử dụng 4 sư đoàn (4, 339, Sư đoàn 8 thiếu và sư đoàn 320 Quân đoàn 3 tăng cường) đánh vào các vùng Tượng Lăng, Chúp, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng 40.000 dân. Sau đó, quân khu mở tiếp chiến dịch 2 đánh địch ở khu vực Tượng Lăng, nam Núi Lớn rồi chuyển sang tiến công truy quét địch ở khu vực đường số 4.

 Hoàn thành nhiệm vụ trong cuộc tổng tiến công, Quân khu 7 được giao phụ trách địa bàn Bát Tam Bâng - Xiêm Riệp và 4 tỉnh phía đông Thủ đô Phnôm Pênh (Svâyriêng, Kông Pông Chàm, Kông Pông Thom, Krachiê). Lợi dụng địa hình phức tạp có nhiều dân tộc sinh sống, địch thành lập nhiều nhóm phản động như “Linh hồn Khơme”, “voi trắng ngà xanh”, “Chính phủ liên hiệp kháng chiến” với khoảng 22.000 tên địch lẩn trốn hoạt động dưới mọi hình thức. Trong giai đoạn đầu, do lực lượng mỏng, địa bàn rộng, Quân khu 7 chủ yếu tập trung truy quét địch bảo vệ các trục đường giao thông và giữ một số địa bàn trọng yếu.

Sau khi Bộ giao cho Quân đoàn 3 giữ Bát Tam Băng - Xiêm Riệp, từ ngày 12 tháng 2 đến ngày 20 tháng 3, Quân khu tập trung 3 sư đoàn (5, 302, 303) và trung đoàn đặc công (thiếu) đánh vào căn cứ của quân khu trung tâm địch từ sông Xan, sông Chi Nít đến đường số 7. Trong chiến dịch này, các đơn vị của quân khu diệt 546 tên, bắt 1.221 tên, vận động nhân dân kêu gọi 11.124 tên địch ra hàng, giúp 20.000 dân thoát khỏi sự khống chế của địch. Ta thu 3.515 tấn thóc, 20 tấn muối, kịp thời cung cấp cho nhân dân giải quyết nạn đói.

Để tăng cường lực lượng, giữ địa bàn, ngày 17-3, Quân khu 7 điều Sư đoàn 317 mới thành lập gồm 6 trung đoàn (775, 747, 115, 770b, 3220 và 774 pháo binh) sang Campuchia làm nhiệm vụ chiến đấu ở tỉnh Kông Pông Thơm.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #83 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2016, 07:03:19 am »

Nhằm thống nhất lãnh đạo, chỉ huy các lực lượng quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Campuchia, ngày 14-4-1979, tại thị xã Xiêm Riêng, mặt trận 479 được thành lập, nòng cốt là các đơn vị thuộc tiền phương Quân khu 6, được bổ sung một số đơn vị của Quân khu 5, do đồng chí Bùi Thanh Vân - Phó Tư lệnh Quân khu 7 làm Tư lệnh, đồng chí Lê Thanh - Phó Chỉnh ủy Quân khu làm Chính ủy. Mặt trận 479 gồm Bộ Tư lệnh, ba cơ quan (tham mưu, chính trị, hậu cần) và các Sư đoàn 5, 302, 317, 6 trung đoàn bộ binh trực thuộc (6, 7, 160, 205, 726, 740), 5 trung đoàn binh chủng (145 xe tăng, thiết giáp, 488 pháo mặt đất, 548 bộ đội công binh, 594 pháo cao xạ, 611 bộ đội thông tin) và hai Đoàn chuyên gia 7704, 7705. Đây là bước phát triển mới về tổ chức chỉ huy lực lượng chiến đấu trên chiến trường Campuchia của quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam, khởi đầu cho việc thành lập các mặt trận do các Quân khu 5, 9 chỉ huy và thành lập Bộ Tư lệnh Quân tỉnh nguyện Việt Nam ở Campuchia sau này.

Sau khi thành lập, các đơn vị thuộc Mặt trận 479 đã liên tục mở các đợt truy quét tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng dân, xây dựng lực lượng vũ trang, củng cố chính quyền cách mạng Campuchia.

Hoàn thành nhiệm vụ giúp cách mạng và nhân dân Campuchia trong cuộc tổng tiến công giải phóng đất nước Campuchia, Quân khu 5 được giao phụ trách địa bàn 4 tỉnh (Rattanakiri, Monđunkiri, Stungtreng, Prếtvihia). Trên địa bàn này, tàn quân các Sư đoàn 801, 920, 775, 612, 616 còn khoảng hơn 20.000 tên lần trốn hoạt động. Trong hai tháng 1 và 2-1979, các đơn vị của quân khu liên tục tổ chức các đợt truy quét, bảo vệ các trục đường giao thông, các địa bàn chiến lược, đồng thời giúp nhân dân Campuchia xây dựng lực lượng vũ trang, củng cố chính quyền ở các địa phương. Do lực lượng mỏng, địa bàn hoạt động rộng, địch lẩn trốn trong dân, nên công tác truy quét của ta gặp nhiều khó khăn, ở một số nơi, chính quyền bị địch khống chế không phát huy được tác dụng.

Để đáp ứng nhiệm vụ trong giai đoạn mới, đầu tháng 3-1979, Quân khu 5 thành lập 2 sư đoàn (315 và 342). Ngay sau khi thành lập, Sư đoàn 315 nhận nhiệm vụ thay cho Sư đoàn 309 bảo vệ địa bàn đông sông Mê Công. Sau đó, quân khu bàn giao hai sư đoàn (309, 342); 2 trung đoàn bộ binh (250, 276), Trung đoàn pháo binh 572b và 4 tiểu đoàn binh chủng (đặc công, xe tăng, pháo binh, công binh) cho Bộ để tăng cường cho các Quân khu 7, 9 và Quân đoàn 3, Quân đoàn 4. Từ tháng 4 đến tháng 6-17979, do yêu cầu của nhiệm vụ bảo đảm hành lang vận chuyển và đánh địch bảo vệ địa bàn, Quân khu 5 tổ chức thêm Trung đoàn công binh hành lang 280 và 4 tiểu đoàn bộ đội tỉnh, 15 đại đội bộ đội địa phương huyện tăng cường cho 4 tỉnh của Campuchia.

Sau khi phối hợp với bộ đội hải quân và các lực lượng vũ trang yêu nước Campuchia giải phóng thị xã Kô Kông, các đảo trên vùng biển Campuchia, các đơn vị của Quân đoàn 2 hoạt động trên hai hướng: Trên hướng Căm Pốt - đường số 3, Sư đoàn 325 cùng các đơn vị Campuchia truy quét tàn quân địch ở khu vực đường số 3 (từ đèo 241 đến tây bắc Pích Min). Hướng cảng Công Pông Xom - đường số 4, Sư đoàn 304 đánh địch co cụm ở khu vực đèo Pích Min, đường số 4.

Trước yêu cầu của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên biên giới phía Bắc, ngày 27-2-1979, Quân đoàn 2 được lệnh trở về Tổ quốc nhận nhiệm vụ mới. Trong khi đó, Quân đoàn 3 nhận lệnh chuyển đối hình lên phía bắc và tây bắc Campuchia. Quân đoàn 2 chuyển lên vùng sâu, vùng xa, tiếp tế rất khó khăn, địch liên tục đánh phá. Nhiều thử thách dồn dập đến với cán bộ, chiến sĩ quân đoàn. Vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 quyết định phát động phong trào “Giết giặc lập công” thi đua với quân dân các tỉnh phía Bắc. Với tinh thần “Bám dân, bám địa bàn, truy quét triệt để tàn quân”, ngay trong đợt truy quét đầu, các đơn vị của quân đoàn đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng bạn đánh chiếm lại các đồn biên phòng Pót Pét, Con Coóc, tiêu dệt nhiều tàn quân địch trên vùng biên giới tây bắc Campuchia.

Đầu tháng 3-1979, Quân đoàn 3 được Bộ giao nhiệm vụ: Tập trung lực lượng tiêu diệt quân địch ở tây bắc và tây nam Bát Tam Băng, từ nam Tà Sanh đến Ni Mít, mở rộng địa bàn tiêu diệt và làm tan rã quân địch ở Tà Sanh - Săm Lốt. Thực hiện nhiệm vụ được giao, ngày 27-3-1978, Quân đoàn 3 sử dụng Sư đoàn 31 tiến công căn cứ Tà Sanh, Sư đoàn 10 tiêu diệt quân địch ở Săm Lốt. Trong 4 ngày đêm hoạt động, cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 3 đã diệt hơn 1.000 tên địch, thu 5.903 súng, 5 xe tăng, 84 ô tô và nhiều tài liệu quan trọng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Phát huy thắng lợi, từ ngày 1 đến ngày 24-4-1979, Sư đoàn 10 phối hợp Sư đoàn 309, Trung đoàn 726 (Quân khu 5 tăng cường) tiến công tiêu diệt tàn quân địch tại Lô Vi A, Ni Mít, Cao Mê Lai và Khao Cơ Lom.

Cuối tháng 4-1979, Quân đoàn 3 được giao nhiệm vụ: Tiến công chiếm cứ điểm địch tại Pra Môi, Rô Viêng, Viên Viêng, thung lũng Kra Vanh, tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ hệ thống chỉ huy của địch dọc tuyến biên giới phía tây, cùng các lực lượng bạn lập phòng tuyến bảo vệ biên giới. Sau 5 ngày tiến công, quân đoàn đã hoàn thành đánh chiếm toàn bộ các mục tiêu được giao.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #84 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2016, 07:04:09 am »

Ngày 3-5-1979, Bộ Quốc phòng chỉ thị: Trong tháng 6, Quân đoàn 3 phải hoàn thành nhiệm vụ truy quét địch ở địa bàn tỉnh Pua Sát bàn giao cho đơn vị bạn và tiến hành cơ động toàn bộ lực lượng, binh khí kỹ thuật về nước làm lực lượng dự bị của Bộ. Thực hiện chỉ thị của Bộ Quốc phòng, trong tháng 5 và 6, sau khi truy quét tàn quân địch, Quân đoàn 3 tiến hành bàn giao địa bàn cho các đơn vị bạn. Sư đoàn 320 tưng cường cho Quân khu 9 từ tháng 1 đến tháng 6 cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ được lệnh bàn giao địa bàn trở về đội hình chiến đấu của quân đoàn. Ngày 17-6-1979, đơn vị đầu tiên của Quân đoàn 3 rời Campuchia trở về Tổ quốc. Tiếp đó, quân đoàn chuyển toàn bộ lực lượng và phương tiện về đóng quân ở khu vực phía Bắc Hà Nội làm nhiệm vụ sẵn sàng chơ động khi có lệnh của Bộ.

Cùng với việc tập trung lực lượng thực hiện tốt nhiệm vụ chủ yếu đánh địch bảo vệ địa bàn, từ tháng 1 đến tháng 6-1979, các đơn vị quân tình nguyện đã giúp nhân dân các địa phương xây dựng chính quyền tự quản ở hầu hết các tỉnh, huyện, xã giúp bạn tổ chức 39.000 dân quân tự vệ, trang bị 15.000 súng. Đặc biệt là giúp bạn tổ chức quân chủ lực và quân địa phương, biên chế thành 1 lữ đoàn, 2 trung đoàn, 32 tiểu đoàn bộ đội chủ lực, 36 đại đội địa phương huyện, 111 đội công tác (quân số 15.379 người).

Đầu tháng 7-1979, Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia triệu tập hội nghị nhận định tình hình đất nước và đề ra nhiệm vụ bảo vệ, xây dựng đất nước Campuchia trong giai đoạn cách mạng mới, tron đó xác định: Bảo vệ xây dựng chính quyền cách mạng là nhiệm vụ then chốt lâu dài, phục hồi sản xuất nông nghiệp, cứu đói và chữa bệnh, ổn định đời sống nhân dân là nhiệm vụ trước mắt.

Theo yêu cầu của Đảng và Nhà nước Campuchia, quân tình nguyện Việt Nam tiếp tục giúp bạn truy quét tàn quân địch, xây dựng lực lượng vũ trang, củng cố chính quyền cách mạng, giúp đỡ nhân dân khôi phục sản xuất, nhanh chóng ổn định đời sống.

Triển khai nhiệm vụ giúp bạn, ngày 10-7-1979, Quân ủy Trung ương ta họp bàn về việc tổ chức lực lượng quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia. Phân tích tình hình địch, ta, Quân ủy Trung ương chỉ rõ: “Vấn đề đặc biệt quan trọng hiện nay là phải ra sức nâng cao chất lượng các lực lượng vũ trang của ta trên chiến trường Campuchia, phù hợp với nhiệm vụ bảo đảm giành thắng lợi trước mắt và lâu dài”(1).

Về tổ chức lực lượng, Thường trực Quân ủy Trung ương chủ trương: Sử dụng một số sư đoàn, trung đoàn bộ binh cùng các đơn vị vũ trang của Campuchia đứng chân trên các địa bàn chiến lược làm nhiệm vụ truy quét tàn quân địch, phát động và tổ chức quần chúng xây dựng chính quyền cách mạng. Bố trí ở mỗi tỉnh một tiểu đoàn tập trung, mỗi huyện bố trí một đại đội hoặc một trung đội làm nhiệm vụ cơ động chiến đấu. Ở xã, ấp bố trí đội công tác (trung đội hoặc tiểu đội). Ban đầu, mỗi đội công tác bố trí ta hai, bạn một, sau đó tăng dần thành phần của bạn đến khi bạn tự đảm nhiệm được hoàn toàn công việc ở cơ sở.

Về chỉ huy, Bộ Quốc phòng quy định các Quân khu 5, 7, 9 tổ chức sở chỉ huy tiền phương chỉ huy các lực lượng chiến đấu ở Campuchia. Các bộ chỉ huy quân sự tỉnh thuộc quân khu nào do tiền phương quân khu đó chỉ huy và đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của tiền phương Bộ Quốc phòng.

Trên cơ sở phương hướng nhiệm vụ giúp bạn được xác định, sau khi hoàn thành kế hoạch tác chiến mùa mưa trên các mặt trận, ta đẩy mạnh hoạt động truy quét địch trong mùa khô 1979-1980. Ở Mặt trận 479 và 779, các đơn vị của Quân khu 7 và Quân đoàn 4 truy quét địch dọc biên giới phía tây Campuchia, ngăn chặn quân Pôn Pốt thâm nhập qua các cửa khẩu; đồng thời tiến công các căn cứ lõm của địch ở Ô Ta Ba, Cao Mê Lai, tây Đăng Kum, tây âm Pin, Núi Hồng, Tà Sanh. Sư đoàn 4, Trung đoàn 155, lực lượng Vùng 5 Hải quân phối hợp với các địa phương Campuchia truy quét tàn quân của Sư đoàn 164 ở Tha Ma So, Tra Peng Rung, Tham Băng, tây và nam Ô Đông Tức. Sư đoàn 15 quân đội cách mạng Campuchia truy quét địch ở khu vực đường số 4.

Các sư đoàn 330, 8 (Mặt trận 979) truy quét địch ở các khu vực Chàng Ô, Núi Lớn, Tượng Lăng, Kom Chay, Núi Mây. Bộ đội địa phương các tỉnh An Giang, Cửu Long phối hợp với Sư đoàn 330 và Sư đoàn 9 truy quét địch ở u Đông, nam, bắc đường số 4. Ở Mặt trận 579, các Sư đoàn 2, 307, 315 truy quét tàn quân địch ở đông tây sông Mê Công, bắc sông Xan, tây nam Vơn Sai, La Lây, Khâu Pha, Ta Bok, căn cứ 30 nhà.

Sau đợt hoạt động mùa khô từ ngày 15-10-1979 đến ngày 30-5-1980, trên toàn chiến trường Campuchia, ta loại khỏi chiến đấu 20.255 tên địch, thu 11.296 súng các loại, bước đầu đánh bại âm mưu phục hồi phát triển lực lượng, lấn đất giành dân, tạo thế hai vùng, hai chính quyền của Pôn Pốt - Iêng Xari.


(1) Nghị quyết số 130-QU/TW-A, ngày 10-7-1979, hồ sơ 1106, tài liệu lưu tại Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, tr.25.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #85 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2016, 07:05:30 am »

Bước vào mùa mưa năm 1980, địch tập trung xây dựng các căn cứ trên biên giới phía bắc và phía tây. Vừa tích cực xây dựng lực lượng, tích trữ vũ khí, lương thực, địch vừa đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao phô trương thanh thế “Nhà nước Campuchia dân chủ” để hợp pháp hóa viện trợ của nước ngoài. Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, tiếp tế khó khăn, các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam phối hợp chặt chẽ với bạn liên tục tổ chức các đợt truy quét đánh địch giữ vững địa bàn. Ta đánh thiệt hại nặng 7 sư đoàn Pôn Pốt mới khôi phục, buộc 5 sư đoàn khác phải chạy ra ngoài biên giới hoặc trốn sâu vào vùng rừng núu tây bắc, góp phần củng cố tuyến phòng thủ biên giới phía bắc và phía tây (khoảng 740 km) với các trọng điểm như Prếtvihia, Sầm Rông, Ni Mít, Cao Mê Lai, Pai Lin, Săm Lốt, tây sông Mê Túc (Kô Kông), ngăn chặn các hoạt động thâm nhập của địch từ ngoài biên giới vào nội địa.

Trong khi đó, ở nội địa, ta đánh bại các thủ đoạn đánh phá giao thông, bóc gỡ nhiều ổ nhóm phản động hoạt động hai mặt của địch. Mùa khô 1980-1981, Quân đoàn 4 phối hợp với bạn tổ chức hai đợt tác chiến lớn. Đợt 1 từ ngày 10-12-1980 đến ngày 15-4-1981, Bộ Tư lệnh quân đoàn sử dụng hai sư đoàn (7 và 9) đánh địch ở nam bắc Ô Ron, tây Âm Leng, bắc quận 16 (Kông Pông Chư Năng); Sư đoàn 339 và các lực lượng tăng cường (Trung đoàn 2, Sư đoàn 330 và 1 tiểu đoàn của Thành đội Phnôm Pênh) đánh địch ở nam bắc đường 56. Đợt 2: Sư đoàn 7 (thiếu) phối hợp với bạn và lực lượng Quân khu 9 diệt địch ở điểm cao 322, tây Âm Leng và nam dãy Tà Sanh. Sư đoàn 339 và Đoàn quân sự Tiền Giang củng cố địa bàn xung quanh khu vực Puốc Sát - Lếch. Một bộ phận Sư đoàn 7, Đoàn quân sự Hậu Giang và lực lượng bạn mở chiến dịch tổng hợp diệt căn cứ Sà Rơn. Ngày 17-7-1981, Quân đoàn 4 kết thúc đợt hai chiến dịch, chuyển sang đánh địch trong mùa mưa.

Ở Mặt trận 479, từ ngày 14-1 đến 2-4-1981, các đơn vị ta phối hợp với Trung đoàn 18 quân đội cách mạng Campuchia mở chiến dịch C81 tiến công Sở chỉ huy Quân khu tây bắc và Sư đoàn 320 quân Pôn Pốt ở tây Cần Đôn, Bà Vân, nam Cao Mê Lai, loại khỏi chiến đấu 2 trung đoàn địch, diệt 472 tên. Trên địa bàn 8 huyện thuộc tỉnh Xiêm Riệp, từ ngày 18-2 đến ngày 31-5-1981, các đơn vị Mặt trận 779 mở chiến dịch tổng hợp truy quét làm trong sạch địa bàn. Ta diệt 122 tên, bắt 135 tên, gọi hàng 424 tên, tạo điều kiện củng cố chính quyền địa phương, giúp dân phát triển sản xuất. Cùng thời gian này, các đơn vị Mặt trận 579 vừa truy quét địch vừa giúp bạn xây dựng các tiêu diệt địa bàn, đưa 41 đại đội hai chức năng xuống hoạt động ở cơ sở. Ở Mặt trận 979, ta truy quét địch ở đông và tây sông Mê Công, tiêu diệt tàn quân Sư đoàn 164, làm chủ căn cứ 336.

Nhằm thống nhất lãnh đạo, chỉ huy, nâng cao hiệu suất chiến đấu và công tác của các lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, sau khi có chủ trương của bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, ngày 6-1-1981, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 185/QĐ-QP thành lập Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia (phiêu hiệu Bộ Tư lệnh 719), do đồng chí Lê Đức Anh - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Tư, đồng chí Lê Hai - Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị làm Phó Tư lệnh về chính trị. Bộ Tư lệnh 719 có nhiệm vụ:

1- Thống nhất chỉ huy, chỉ đạo các lực lượng vũ trang Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia về tác chiến và hoạt động giúp bạn. Kịp thời có những biện pháp hiệu lực để nâng cao sức mạnh chiến đấu và chất lượng công tác của các đơn vị quân tình nguyện.

2- Trực tiếp giúp bạn xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng và tổ chức phòng thủ đất nước.

3- Nghiên cứu đề xuất với Bộ Quốc phòng các vấn đề có ý nghĩa chiến lược trên chiến trường Campuchia và các vấn đề liên quan giữa chiến trường Campuchia với các chiến trường khác ở khu vực Đông Dương.

4- Hợp đồng với các quân khu phía Nam trong kế hoạch đánh địch, bảo vệ biên giới giữa hai nước.

Bộ Tư lệnh 719 gồm: Bộ Tư lệnh (7 người), các cơ quan Tham mưu, Chính trị, đại diện các Tổng cục Hậu cần, Kỹ thuật, Cục Cán bộ, Cục Tài vụ, đại diện các quân, binh chủng. Ngày 18-7-1981, tiền phương các Quân khu 5, 7, 9 được đổi tên thành các Bộ Tư lệnh 579, 779, 979. Riêng Bộ Tư lệnh 479 trước do Quân khu 7 chỉ huy nay do Bộ Quốc phòng trực tiếp chỉ huy. Các đoàn công tác giúp bạn của các quân khu được đổi thành đoàn chuyên gia quân sự và phòng chính trị quân sự(1).


(1) Các Đoàn công tác 778, 978 đổi thành Đoàn chuyên gia quân sự 778, 978. Riêng Đoàn 578 đổi thành Phòng Chính trị quân sự 578.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #86 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2016, 07:06:42 am »

Trong khi ta chấn chỉnh tổ chức, điều chỉnh lực lượng để hoàn thành thế bố trí chiến lược thích hợp với đặc điểm cụ thể của chiến trường Campuchia, thì Pôn Pốt - Iêng Xari ra sức thu thập tàn quân, củng cố lực lượng chống phá cách mạng Campuchia và công cuộc xây dựng, hồi sinh đất nước của nhân dân Campuchia.

Mùa khô 1981-1982, địch phục hồi được 11 sư đoàn chiến đấu, chiếm giữ một phần quan trọng biên giới 7 tỉnh phía bắc và tây bắc Campuchia. Trong nội địa, chúng đẩy mạnh hoạt động trên địa bàn 12 tỉnh. Tuy cường độ và quy mô thấp hơn các năm trước, nhưng số vụ nghiêm trọng nhiều hơn. Tháng 12-1981, ba phái (Pôn Pốt, Sênêka, Môlika) thành lập chính phủ liên hiệp ba phái gây tác động tâm lý trong dân và tạo được một số ảnh hưởng về chính trị, ngoại giao.

Trên cơ sở phân tích tình hình chiến trường thực hiện nhiệm vụ tác chiến trong hai năm 1981 và 1982 của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh 719 chủ trương: Diệt và làm tan rã một bộ phận lớn quân địch đã lọt vào nội địa, xóa bỏ tình trạng xen kẽ địch ta ở biên giới, không để địch mở rộng hoạt động du kích. Giúp bạn từng bước nâng cao khả năng chỉ đạo, chỉ huy, vận động quần chúng, xây dựng lực lượng đánh địch rộng khắp.

Thực hiện chủ trương của Bộ Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam, Quân đoàn 4 điều chỉnh lực lượng phân chia địa bàn hoạt động hình thành hai mặt trận: Mặt trận 1 gồm các đơn vị bộ đội địa phương Campuchia và một phần lực lượng của Quân đoàn 4 đóng trên ba tỉnh Kan Đan, Kông Pông Chư Năng, Puốc Sát với nhiệm vụ chủ yếu là vận động quần chúng, vạch mặt bọn địch trà trộn trong dân, tiêu diệt các toán quân địch hoạt động trong nội địa. Mặt trận 2 gồm lực lượng chủ yếu của Quân đoàn 4 kết hợp với một số đơn vị chủ lực của Quân đội cách mạng Campuchia đánh phá các căn cứ, chặn hành lang tiếp tế của địch từ biên giới vào nội địa.

Ở mặt trận 779, các Sư đoàn 5, 309, một bộ phận Đoàn 7704 phối hợp với bộ đội địa phương Campuchia đánh căn cứ Sư đoàn 320, Văn phòng Trung ương Pôn Pốt ở Ô Đa, Cao Mê Lai, Đầm Rông, Tróc Xây, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, phá hủy nhiều kho tàng. Các Sư đoàn 315, 307 (Mặt trận 579) tiến công các căn cứ Sư đoàn 801 Pôn Pốt và bọn phỉ Lào ở ngã ba biên giới Lào - Campuchia - Thái Lan. Những hoạt động tích cực của bộ đội ta trên các mặt trận làm cho địch bị lúng túng. Chúng không thực hiện được kế hoạch mùa khô 1981-1982 (chiếm 70% phum, xã, giành 60% dân, xây dựng các căn cứ quân sự lớn ở biên giới phía bắc và phía tây…), nhưng hiệu suất chiến đấu của bộ đội ta và bạn nhiều trận còn thấp. Ta chưa triệt được các hành lang vận chuyển của dịch, địch hoạt động trà trộn trong dân còn nhiều.

Kịp thời rút kinh nghiệm những mặt còn tồn tại, những tháng đầu mùa mưa năm 1982, trên các mặt trận ta tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truy quét, đánh bại âm mưu lấn đất giành dân của địch. Ngày 14-7-1982, Sư đoàn bộ binh 317 (Quân khu 7) hoàn thành nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia được lệnh trở về Tổ quốc(1). Đây là đợt rút quân đầu tiên được thỏa thuận của Hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao giữa ba nước Đông Dương lần thứ 6. Đánh giá về hoạt động của quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia năm 1981, Bộ Tư lệnh quân tình nguyện khẳng định: “Bộ đội ta phối hợp chặt chẽ với chuyên gia các ngành đã giành được những thắng lợi quan trọng, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc củng cố và phát triển thành quả cách mạng… Lực lượng cách mạng Campuchia được củng cố một bước về chất lượng. Một số đơn vị Campuchia có khả năng chiến đấu và hoạt động tốt”(2).

Về phương hướng nhiệm vụ quân sự năm 1983, Bộ Tư lệnh quân tình nguyện chủ trương: Tập trung giúp bạn mạnh hơn hẳn địch về số lượng và chất lượng. Để bạn nắm chắc lấy công việc của mình, tự đề ra chủ trương biện pháp và trực tiếp tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả. Chuẩn bị cho bạn từng bước đảm nhiệm điều hành mọi nhiệm vụ công tác trong từng đơn vị, từng địa phương huyện, tỉnh, tiến tới đảm nhiệm toàn bộ địa bàn…”(3).

Quán triệt tinh thần đó, bộ đội ta tích cực bám nắm địch, tiêu diệt các sở chỉ huy, các cơ sở hậu cần của chúng. Trong tác chiến, ta giao cho bạn đảm nhiệm phòng ngự ở một khu vực hoặc trên một hướng tiến công (trước đây, ta và bạn thường bố trí xen kẽ).


(1) Từ tháng 3-1979 đến 7-1982, Sư đoàn 317 đánh 2.342 trận lớn nhỏ, loại khỏi chiến đấu 5.935 tên địch. Giúp bạn xây dựng 5 huyện, 79 xã, 669 ấp. Sư đoàn được Nhà nước Cộng hòa nhân dân Campuchia tặng Huân chương Bảo vệ hạng nhất, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng Huân chương Quân công hạng nhất, 244 tập thể, cá nhân được tặng thưởng Huân chương Chiến công các loại.
(2) Nghị quyết số 210Q-NQ ngày 26-10-1982 của Bộ Tư lệnh 719 - Phần đánh giá công tác năm 1981-1982 và phương hướng nhiệm vụ năm 1983, tài liệu lưu tại Văn phòng Bộ Tư lệnh Quân khu 7.
(3) Nghị quyết số 210Q-NQ ngày 26-10-1982 của Bộ Tư lệnh 719 - Phần đánh giá công tác năm 1981-1982 và phương hướng nhiệm vụ năm 1983, tài liệu lưu tại Văn phòng Bộ Tư lệnh Quân khu 7.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #87 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2016, 07:07:11 am »

Đầu năm 1983, Quân đoàn 4 sử dụng Sư đoàn 339 và một số lực lượng Binh đoàn 2 Campuchia tiến công Sở chỉ huy Sư đoàn 111, Sư đoàn 7 tiến công Sở chỉ huy của Sà Rơn. Trong chiến đấu, các đơn vị của Binh đoàn 2 Quân đội cách mạng Campuchia đảm nhiệm một hướng tiến công đã hoàn thành nhiệm vụ. Từ ngày 1 đến ngày 8-2-1983, Sư đoàn 5 (Quân khu 7) phối hợp với hai trung đoàn quân đội cách mạng Campuchia tiến công căn cứ Nông Chăn, đánh thiệt hại nặng 4 tiểu đoàn địch, diệt 272 tên, thu 102 súng các loại. ở Mặt trận 579, các Sư đoàn 307, 315 (Quân khu 5) phối hợp với các trung đoàn (18 và 19) quân đội cách mạng Campuchia tổ chức ba đợt truy quét lớn trên địa bàn 4 tỉnh đông bắc Campuchia, tiêu diệt nhiều sở chỉ huy và căn cứ hậu cần của quân Pôn Pốt, Sênêka. Trong khi đó, các Sư đoàn 4, 8, 330 và các Đoàn chuyên gia quân sự 9901, 9903, 9904, 9905 (Mặt trận 979) hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ với các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia truy quét địch trên địa bàn các tỉnh Căm Pốt, Tà Keo, Kô Kông, trong đó có một số trận đánh đạt hiệu suất cao.

Để đáp ứng yêu cầu giúp bạn trong tình hình mới, ngày 12-3-1983, Bộ Quốc phòng ta ra Chỉ thị số 295/CT-QP về việc kiện toàn tổ chức chuyên gia quân sự Việt Nam tại Campuchia và mối quan hệ của chuyên gia Việt Nam với cán bộ bạn. Chỉ thị nêu rõ: Về hệ thống tổ chức chuyên gia quân sự Việt Nam tại Campuchia, số lượng chuyên gia ở mỗi cấp được xác định tùy theo yêu cầu phát triển lực lượng và sự trưởng thành từng bước của bạn. Đoàn chuyên gia quân sự Trung ương (Đoàn 478) là tổ chức trực thuộc Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ chỉ đạo, quản lý mọi mặt đối với chuyên gia quân sự bên cạnh các cơ quan Bộ Quốc phòng bạn và các trường, lớp, các đơn vị cơ sở thuộc Bộ Quốc phòng bạn. Tư lệnh các Mặt trận 479, 579, 779, 979 chỉ đạo, quản lý mọi mặt chuyên gia thuộc quyền.

Đầu tháng 5-1983, Quân đoàn 4 (thiếu Sư đoàn 9 và một số đơn vị binh chủng) được lệnh rồi Phnôm Pênh lên đường về Tổ quốc. Đợt rút quân này một lần nữa thể hiện tinh thần quốc tế trong sáng của quân đội ta; đồng thời cũng khẳng định phương châm, phương hướng giúp bạn đúng đắn và hiệu quả chiến đấu ngày càng cao của quân đội cách mạng Campuchia.

Đồng thời với nhiệm vụ chiến đấu, việc giúp Nhà nước Campuchia củng cố chính quyền, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng luôn được Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương ta xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng có ý nghĩa quyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụ quốc tế của quân đội ta ở Campuchia.

Ngay từ khi các chiến dịch truy quét tàn quân địch còn đang diễn ra gay go quyết liệt, các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam đứng chân trên các địa bàn đã tổ chức các đội công tác, các tiểu đoàn địa bàn bám dân, giúp bạn củng cố chính quyền, xây dựng phát triển lực lượng vũ trang ba thứ quân. Thực hiện Quyết định 16 của Đảng ủy Quân khu 7, các đơn vị thuộc Mặt trận 479 và 779 đã phát huy tinh thần chủ động, tích cực khắc phục khó khăn bám dân, bám địa bàn, giúp bạn xây dựng chính quyền ở 59 huyện thị, 455 xã, 4.729 ấp. Tổ chức huấn luyện 44.773 du kích, trang bị 11.459 súng, giúp bạn đánh địch bảo vệ địa bàn, bảo vệ chính quyền cách mạng. Vừa giúp bạn xây dựng lực lượng, ta vừa giúp bạn đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở. Tính đến cuối năm 1979, các đơn vị thuộc Mặt trận 479 và 779 đã tổ chức tập huấn cho 12.516 cán bộ xã ấp, 1.659 cán bộ từ tiểu đội đến đại đội, đồng thời tuyên truyền phát động quần chúng nhân dân vận động hơn 800 binh lính địch trở về với cách mạng, xây dựng thành một tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh Kông Pông Chàm. Phá các tổ chức chính trị phản động của phong trào “linh hồn Khơme” gọi tắt là CPK do In Đuông Đo Re và Ing Đuông Chanh Tria cầm đầu hoạt động ở 4 tỉnh (Bát Tam Băng, Xiêm Riệp, ô Đa Miên Chay và Kông Pông Thơm).

Đứng chân trên địa bàn 4 tỉnh (Ta Keo, Kăm Pốt, Kông Pông Spư, Kô Kông), các lực lượng vũ trang Quân khu 9 tích cực giúp bạn phát động quần chúng xây dựng và bảo vệ chính quyền. Từ tháng 1 đến tháng 10-1979, ta xây dựng được chính quyền ở 269 xã, 15 huyện, vận động hơn 10.000 binh lính địch ra trình diện, bắt 214 tên phản đông phá hoại chính quyền cách mạng, về xây dựng lực lượng vũ trang, ta giúp bạn mở nhiều lớp tập huấn cho cán bộ xã đội, huyện đội. Trong mỗi xã ấp, ta giúp bạn tổ chức được 1 đến 2 trung đội dân quân. Từ lực lượng dân quân du kích, ta giúp bạn tuyển chọn những người tích cực có trình độ kỹ, chiến thuật khá tổ chức thành 7 tiểu đoàn bộ đội tỉnh, 18 đại đội bội đội huyện trang bị hơn 5.000 súng các loại.

Trên địa bàn do các đơn vị Quân khu 5 đảm nhiệm, tháng 8-1979, Bộ Tư lệnh Quân khu đã điều động lực lượng giúp bạn thành lập 4 bộ chỉ huy quân sự thống nhất của 4 tỉnh đông bắc Campuchia (Ráttarakiri, Monđukiri, Stungtreng và Prếtvihia), cử giáo viên giúp bạn thành lập một trường đào tạo cán bộ cơ sở. Cuối năm 1979, ta bố trí đủ hệ thống chuyên gia cấp huyện cho bạn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #88 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2016, 07:09:52 am »

Đầu năm 1980, theo chủ trương của Bộ, ta rút các tổ chức chuyên gia huyện và giao nhiệm vụ xây dựng huyện và cơ sở các các tiểu đoàn địa bàn. Chấp hành chỉ thị của Bộ, đến tháng 8-1980, trên cả bốn mặt trận ta đã xây dựng cho mỗi tỉnh của Campuchia có từ 3 đến 5 tiểu đoàn địa bàn. Lực lượng nòng cốt của các tiểu đoàn địa bàn do bộ đội địa phương của bạn và các tổ công tác của ta phối hợp tổ chức, ban đầu ta hai, bạn một sau đó, tăng dần lực lượng của bạn tùy tình hình từng địa phương, từng địa bàn. Các đội công tác được lệnh sáp nhập vào các tiểu đoàn địa bàn, đặt dưới sự lãnh đạo chỉ huy thống nhất của các đoàn quân sự và Bộ Tư lệnh các mặt trận.

Trên cơ sở nhiệm vụ đã được Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương giao, căn cứ vào điều kiện và tình hình thực tế trên chiến trường, đầu năm 1981, Bộ Tư lệnh 719 đề ra ba nhiệm vụ(1), trong đó nhiệm vụ: “Giúp cho bạn mạnh dần lên trên các mặt đủ sức đáp ứng được công cuộc đấu tranh với địch, bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng, xây dựng đất nước” được xác định là nhiệm vụ then chốt cơ bản nhất.

Theo phương hướng đó, bên cạnh việc tiếp tục kiện toàn các đoàn quân sự, các tiểu đoàn địa bàn, tạo điều kiện để bạn chủ động tác chiến, quân tình nguyện Việt Nam trên các mặt trận dành nhiều thời gian huấn luyện cho bạn. Phương châm huấn luyện nâng cao hiệu suất chiến đấu của phân đội nhỏ, nâng cao trình độ tác chiến hiệp đồng binh chủng cấp tiểu đoàn, trung đoàn, giúp bạn xây dựng thế trận bản vệ biên giới, chủ động đánh địch trong nội địa, được chỉ huy các mặt trận, các đoàn chuyên gia quân sự quán triệt sâu sắc và vận dụng linh hoạt phù hợp với điều kiện từng chiến trường.

Các đợt tập huấn về cách đánh, về phát động quần chúng tham gia xây dựng bảo vệ chính quyền cách mạng thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Cuối năm 1981, đầu năm 1982, ta đã xây dựng cho quân đội cách mạng Campuchia 2 binh đoàn, 2 sư đoàn, 12 tiểu đoàn binh chủng, 33 tiểu đoàn bộ đội tỉnh, 135 đại đội bộ đội huyện, 3 tiểu đoàn biên phòng, 13 trường đào tạo cán bộ cơ sở sơ cấp và trung cấp với tổng quân số 52.214 người (trong đó có 6.000 cán bộ).

Cùng với xây dựng, phát triển bộ đội chủ lực, ta đã xây dựng cho bạn một lực lượng cán bộ cơ sở rộng khắp với 184 đội công tác (11.507 người) và hơn 128.000 dân quân tự vệ xã ấp, góp phần thiết thực bảo vệ chính quyền cách mạng. So với trước ngày tổng tiến công giải phóng Campuchia thì lực lượng vũ trang yêu nước Campuchia qua hơn 3 năm xây dựng đã có sự lớn mạnh vượt bậc cả về số lượng và chất lượng(2).

Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác giúp bạn, ngày 15-11-1982, Bộ Quốc phòng ra Chỉ thị về kiện toàn các đoàn chuyên gia quân sự giúp các sư đoàn bộ binh Campuchia, đồng thời hoàn thành biểu biên chế Đoàn chuyên gia quân sự cửa Bộ Quốc phòng ta giúp Bộ Quốc phòng Campuchia. Cũng trong thời gian này, các đoàn chuyên gia của các tổng cục, các quân, binh chủng được lệnh sáp nhập đầu mối về trực thuộc Đoàn chuyên gia quân sự 478.

Từ phương châm “ta bạn cùng làm” đến giúp cho bạn tự làm một phần kế hoạch, tự triển khai lực lượng và đảm nhiệm tác chiến trên từng hướng, từng khu vực, làm cho lực lượng bạn trưởng thành từng bước vững chắc, đẩy địch vào thế khó khăn suy yếu. Các kế hoạch tạo ra hai vùng hai chính quyền trên lãnh thổ Campuchia của chúng liên tiếp bị thất bại “cục diện chiến trường đi vào thế ổn định, an ninh chính trị được giữ vững, ta và bạn mạnh hơn hẳn địch”(3) là kết quả công tác giúp bạn xây dựng lực lượng vũ trang, bảo vệ chính quyền cách mạng 5 năm qua đã đạt được. Đó là “thế mạnh để đánh bại bất kỳ âm mưu thủ đoạn nào của kẻ thù, tiếp tục đưa cách mạng Campuchia tiến lên”(4).

Cùng với việc giúp bạn xây dựng lực lượng vũ trang, củng cố, bảo vệ chính quyền cách mạng, các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam trên chiến trường Campuchia đồng thời triển khai nhiệm vụ cứu đói, giúp nhân dân Campuchia ổn định cuộc sống, phục hồi sản xuất. Trong hơn ba năm cầm quyền, chế độ Pôn Pốt - Iêng Xari để lại hậu quả vô cùng nặng nề: trường học, bệnh viên, các cơ sở sản xuất bị tàn phá, kinh tế kiệt quệ. Sau khi đất nước Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, khắp nơi nạn đói, dịch bệnh hoành hành. Giành lại được quyền sống, nhân dân Campuchia phải bắt tay xây dựng lại đất nước từ hai bàn tay trắng.


(1) Ba nhiệm vụ gồm: Một là, tiếp tục truy đánh cho địch suy tàn hơn nữa đến mức không gượng dậy được, những đơn vị lớn không thể trụ bám trong nội địa. Hai là, giúp cho bạn mạnh dần lên trên các mặt đủ sức đáp ứng được công cuộc đấu tranh với địch, bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng, xây dựng đất nước. Ba là, bảo đảm đoàn kết liên minh chiến lược và chiến đấu giữa Việt Nam - Campuchia ngày càng tăng cường trên thế vững chắc.
(2) Trước ngày tổng tiến công giải phóng Campuchia khỏi họa diệt chủng Pôn Pốt, các lực lượng vũ trang yêu nước Campuchia mới có 21 tiểu đoàn, 5 đại đội, 69 đội công tác với tổng quân số 4.890 người, trong đó có 316 cán bộ.
(3), (4) Nghị quyết số 232A ngày 5-12-1983 của Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện 719. Phần đánh giá tình hình cách mạng Campuchia năm 1983, tài liệu lưu tại Văn phòng Quân khu 7.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #89 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2016, 07:10:11 am »

Nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, chia sẻ với những khó khăn của nhân dân Campuchia, cán bộ, chiến sĩ ta hoạt động trên chiến trường Campuchia đã nêu cao tinh thần đoàn kết, khắc phục khó khăn, tạo mọi điều kiện giúp đỡ nhân dân các địa phương nhanh chóng ổn định đời sống, phát triển sản xuất. Triển khai giúp 1,2 triệu dân ba tỉnh (Kan Đan, Kông Pông Chư Năng, Puốc Sát) và 7 vạn dân huyện Mung (tỉnh Bát Tam Băng), Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 đã đề ra nhiều biện pháp cụ thể thiết thực giúp nhân dân thoát khỏi nạn đói. Những ngày đầu, đất nước mới giải phóng, các kho lương thực của chế độ Pôn Pốt đều trống rỗng, lương thực trong dân bị tàn quân Pôn Pốt chạy qua cướp sạch. Công tác vận chuyển đảm bảo hậu cần của quân đoàn gặp không ít khó khăn, do địch đánh phá, ngăn chặn giao thông, khẩu phần ăn bảo đảm cho cán bộ, chiến sĩ phải tính từng ngày.

Mặc dù vậy, nhiệm vụ cứu dân thoát khỏi nạn đói vẫn được cán bộ, chiến sĩ các đơn vị hưởng ứng sôi nổi. Trong khi vận chuyển từ phía sau chưa lên kịp, bộ đội tình nguyện nhường bớt khẩu phần ăn hằng ngày để cứu dân. Sư đoàn 7 cử các tổ cứu đói giúp nhân dân ba huyện thuộc tỉnh Kan Đan. Sư đoàn 9 thành lập các tổ công tác mang theo gạo và thuốc chữa bệnh giúp nhân dân thuộc tỉnh Kông Pông Chư Năng. Cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 341 nhịn ăn bữa sáng để giúp nhân dân huyện Mung. Sư đoàn 329 mỗi tuần một lần chở gạo xuống giúp nhân dân huyện Lếch. Các Đoàn 24, 25, 71 quyên góp gạo tiết kiệm hằng ngày gửi giúp nhân dân các huyện còn lại của tỉnh Kan Đan. Kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các đội công tác đi xuống các bản làng, bám dân, thực hiện viên thuốc chia đôi, bát cơm sẻ nửa chịu đựng mọi gian khổ, hy sinh, vượt qua mọi rình rập, phá hoại của kẻ thù giúp nhân dân các địa phương khắc phục nạn đói, dịch bệnh đang lan tràn.

Ở mỗi phum, sóc khi bộ đội ta đến nhiều gia đình phải ăn củ mài, củ chuối thay cơm. Cháu Xa Văn Ni 8 tuổi được y tá Chu Trọng Tố, Đại đội 10, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 141, Sư đoàn 7 cứu sống trong tình trạng đói lả hấp hối chờ chết. Hàng trăm cháu khác ở trong tình trạng tương tự được các đơn vị quân đoàn đưa về nuôi dưỡng ở trại mồ côi Hoa Hồng. Được chia sẻ những lon gạo, những viên thuốc trong lúc cái chết đã kề bên, nhiều người dân Campuchia ghi lòng tạc dạ sự giúp đỡ chí tình của bộ đội Việt Nam. Càng hiểu sâu sắc những phẩm chất tốt đẹp của người lính cách mạng, của Bộ đội Cụ Hồ, bà con càng tin tưởng ủng hộ bộ đội Việt Nam. Bà Bun Mi ở phum Chom, huyện Kim Ri sau khi 7 người trong gia đình được cứu khỏi chết đói đã đến đội công tác xin cho hai con được đi theo bộ đội Việt Nam. Nhiều gia đình ở huyện Lếch, huyện Mung vận động chồng con trước đây là sĩ quan, binh lính trong quân đội Pôn Pốt ra trình diện về với cách mạng.

Bằng các hoạt động tích cực, trong 6 tháng cuối năm 1979, cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 4 đã quyên góp giúp dân trên địa bàn đông dân được 41.000 kg gạo, giúp dân sửa chữa 1.358 ngôi nhà, 457 trường học, đắp 18.490 mét đường, đào 3.000 mét mương, cấy 828 hécta lúa. Điều trị bệnh cho 86.000 lượt người dân Campuchia. Kết hợp chặt chẽ với chính quyền bám dân, bám địa bàn kiên trì vận động thuyết phục, các đội công tác của quân đoàn bằng những việc làm nhân đạo đầy tình nghĩa đã vận động 2.098 người lầm đường lạc lối ra đầu thú và thức tỉnh hàng ngàn binh lính sĩ quan của chính quyền Pôn Pốt đưa họ trở về sum họp với gia đình.

Thực hiện chủ trương “tỉnh giúp tỉnh, huyện giúp huyện” của Đảng và Nhà nước ta, các huyện thuộc ba quân khu phía nam đã tổ chức nhiều hoạt động cứu trợ giúp nhân dân Campuchia ổn định đời sống phục hồi sản xuất. Sau khi giúp đỡ vận chuyển 55.825 người dân từ biên giới Campuchia - Thái Lan trở về các địa phương, ngày 11-8-1980, Đảng ủy Quân khu 7 ra Nghị quyết xác định: Đưa lực lượng về huyện, xã, giúp bạn xây dựng lực lượng vũ trang, giữ gìn an ninh chính trị, cứu đói, cứu đau, giúp đỡ nhân dân sản xuất ổn định đời sống là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của quân khu. Hàng ngàn tấn gạo, hàng vạn cây, con giống, công cụ sản xuất được các đơn vị và các tỉnh trong quân khu gửi sang giúp đỡ nhân dân các tỉnh Kông Pông Chàm, Kông Pông Thơm, Bát Tam Băng, Xoài Riêng, Xiêm Riệp. Với kinh nghiệm phong phú, chỉ đạo sát sao, đến hết năm 1980, trên địa bàn do Quân khu 7 phụ trách, nhân dân cơ bản đã ổn định đời sống, các ngành nghề được phục hồi nhanh chóng đi vào sản xuất có hiệu quả.

Nhận thức sâu sắc ý nghĩa chính trị của nhiệm vụ giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn đói, dịch bệnh, nhanh chóng phục hồi sản xuất, Đảng ủy Quân khu 9 đã ra nghị quyết chuyên đề giúp bạn cơ bản, toàn diện. Sau khi đưa 7.700 gia đình trở về quê cũ làm ăn, các lực lượng vũ trang quân khu đã huy động lực lượng và vật liệu xây dựng nhà ở giúp 1.600.000 dân Campuchia ổn định nơi ăn ở. Lực lượng hậu cần quân khu trong những tháng cuối năm 1979, đầu năm 1980, đã vận chuyển 10.000 tấn lương thực, 1.000 tấn hạt giống, gần 2.000 con giống (gồm trâu, bò, lợn), 20 máy cày, bừa, hơn 13.000 công cụ cầm tay, hàng vạn dụng cụ gia đình giúp nhân dân Campuchia khắc phục nạn đói, phục hồi sản xuất. Trong hai năm 1979 và 1980, quân khu đã giúp các tỉnh kết nghĩa đào tạo 243 y sĩ, y tá, hơn 100 giáo viên, tạo điều kiện để bạn phục hồi các cơ sở y tế, giáo dục.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM