Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:29:35 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử quân sự Việt Nam - Tập 13  (Đọc 46588 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #40 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2016, 09:37:34 am »

Tiếp đó, ngày 27-7-1978, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IV) ra Nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ mới, xác định tình trạng vừa có hòa bình, vừa có chiến tranh trên một bộ phận đất nước và đề ra yêu cầu: “Khẩn trương xây dựng rèn luyện bộ đội chủ lực tinh nhuệ và cơ động tăng cường trang bị và năng lực chỉ huy cho bộ đội địa phương, chuẩn bị lực lượng dự bị hùng hậu. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ rộng khắp có chất lượng chiến đấu và phục vụ chiến đấu cao. Ở những nơi chưa có chiến sự, quân đội phải sẵn sàng chiến đấu và tích cực làm tốt nhiệm vụ xây dựng kinh tế. Tổ chức lãnh đạo và chỉ huy thống nhất công tác quốc phòng và an ninh trên từng địa bàn huyện, tỉnh và từng mặt trận”(1).

Tháng 8-1978, toàn quân bước vào thực hiện nhiệm vụ huấn luyện giai đoạn 2, nâng cao sức mạnh chiến đấu và chiến đấu trong tình thế mới. 100% đơn vị quân binh chủng ở phía bắc hoàn thành các chỉ tiêu huấn luyện đề ra với hơn 80% các khoa mục kiểm tra đạt khá và giỏi. Ở phía Nam, các đơn vị vừa chiến đấu bảo vệ biên giới vá luân phiên huấn luyện bộ đội, cũng cơ bản hoàn thành các nội dung huấn luyện đề ra.

Về xây dựng lực lượng, Quân đoàn 3 và Quân đoàn 4 chuyển toàn bộ lực lượng sang làm nhiệm vụ chiến đấu. Các đơn vị bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương các Quân khu 5, 7, 9 xây dựng thêm các sư đoàn, trung đoàn chiến đấu mới, biên chế đủ quân cho các đơn vị sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu ở phía trước. Các quân binh chủng đều có bước phát triển mới về lực lượng. Một số binh chủng tiếp nhận thêm trang bị mới. Đặc biệt lực lượng dân quân, du kích các xã biên giới phát triển khá mạnh. Các xã dọc biên giới Tây Nam đều xây dựng được đại đội du kích (các xã trọng điểm có từ 2 đến 3 đại đội du kích).

Bộ Tổng tham mưu chỉ đạo các đơn vị tổ chức nhiều cuộc hội thao, diễn tập, kiểm tra kết quả huấn luyện. Chưa mùa huấn luyện nào kể từ sau ngày đất nước thống nhất, bộ đội được huấn luyện nhiều thời gian, huấn luyện kỹ và diễn tập với nhiều hình thức tác chiến phong phú: Đánh địch tiến công bằng đường bộ, đánh địch đổ bộ đường không, đường biển, chống bọn phản động gây bạo loạn trong nội địa… Qua huấn luyện, diễn tập, nhiều đơn vị rút ra được những bài học bổ ích.

Trong khi toàn quân bước vào huấn luyện giai đoạn 2 thì trên chiến trường biên giới Tây Nam, lực lượng chiến đấu của các Quân khu 5, 7, 9, Quân đoàn 3, 4 tích cực tổ chức phòng ngự đánh địch cải tạo địa bàn, xây dựng phòng tuyến biên giới theo chủ trương của Bộ. Phòng ngự trong mùa mưa, khó khăn đặt ra đối với các đơn vị là làm thế nào để vận chuyển gạo, đạn đáp ứng yêu cầu chiến đấu của các đơn vị phía trước. Hàng nghìn tấn lương thực, đạn dược được chuyển đến các trận địa chốt phía trước là cố gắng lớn của ngành hậu cần các đơn vị. Đối mặt với thời tiết khắc nghiệt, trên các trận địa phòng ngự, bộ đội ta ngày đêm vừa đánh địch bảo vệ trận địa, vừa luân phiêu củng cố hầm hào công sự. Những hôm trời mưa to, anh em phải thay nhau tát nước, giữ cho hầm hố khỏi ngập nước. Trong thời gian phòng ngự, các đơn vị tổ chức tốt các đợt thay quân, tăng cường đảm bảo đời sống và tổ chức nhiều tổ quân y điều trị tại chỗ, bảo đảm sức chiến đấu cho bộ đội.

Lợi dụng mùa mưa, địch tổ chức nhiều cuộc tập kích đánh phá các các trận địa của ta, nhằm đánh bật các đơn vị ta ra khỏi chốt trong mùa mưa, phá thế chuẩn bị của ta, chiếm các địa bàn có lợi, chuẩn bị cho những âm mưu quân sự mới trong mùa khô sắp tới.

Thực hiện nhiệm vụ Bộ giao phòng ngự ở vùng đông, đông bắc Soài Riêng, ngăn chặn một hướng tiến công quan trọng của địch vào Tây Ninh, cửa ngõ bảo vệ Thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 8-1978, Quân đoàn 4 triển khai các trận địa phòng ngự sẵn sàng đánh địch. Để đánh bại tất cả các đợt tiến công của địch (lúc cao nhất 7 sư đoàn), trong suốt 4 tháng, Quân đoàn 4 và các đơn vị tăng cường (Sư đoàn 2 bộ binh Quân khu 5, một số đơn vị pháo binh, xe tăng) đã kiên trì bám trận địa. Trong 143 ngày đêm phòng ngự kiên cường, Quân đoàn 4 đánh 597 trận lớn nhỏ, gây cho địch nhiều thiệt hại(2).

Cùng thời gian này, Sư đoàn 5 (Quân khu 7) và lực lượng bộ đội tỉnh Sông Bé đảm nhiệm phòng ngự từ ngã ba Snoul đến nam dốc Lu. Bộ đội tỉnh Sông Bé và các đơn vị binh chủng của quân khu phòng ngự từ dốc Lu về phía sau (đường số 13) đã tích cực chủ động đánh địch, giữ vững địa bàn, đảm bảo an toàn vận chuyển của ta trên đường số 13.

Trong suốt mấy tháng phòng ngự mùa mưa, cán bộ, chiến sĩ quân đoàn liên tục đánh địch giữ vững địa bàn, luân phiên nhau củng cố xây dựng lực lượng. Tháng 8-1978, Quân đoàn 3 mở hai đợt tiến công. Đợt 1 từ ngày 12 đến 19-8 vào tuyến phòng ngự ngăn chặn của địch trên trục đường 701 (phía tây đường số 7). Đợt 2 từ ngày 20 đến ngày 30-8-1978. Sau hai đợt tiến công, Quân đoàn 3 làm chủ tuyến phòng ngự từ Pheang đến Phsaâm, loại khỏi vòng chiến đấu 3 sư đoàn địch.


(1) Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Việt Nam thế kỷ XX - Những sự kiện quân sự, Sđd, tr.543.
(2) Trong đợt hoạt động này, Quân đoàn 4 đánh thiệt hại 2 trung đoàn, 6 tiểu đoàn, 5 đại đội và nhiều trung đội địch, diệt và bắt gần 8.000 tên, phá hủy 13 xe tăng, thu 1 xe M113 và nhiều đồ dùng quân sự của địch.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #41 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2016, 09:38:26 am »

Trên địa bàn Quân khu 9, Quân khu 5, do những nét đặc thù riêng về địa hình, trong suốt thời kỳ tác chiến phòng ngự từ tháng 11-1978, các hoạt động tác chiến của ta và địch diễn ra ở mức hạn chế. Tranh thủ thời gian vừa đánh địch bảo vệ địa bàn, các đơn vị vừa tích cực củng cố lực lượng, xây dựng phòng tuyến biên giới, chuẩn bị tác chiến trong mùa khô.

Trong 4 tháng phòng ngự mùa mưa (từ tháng 8 đến tháng 11-1978) trên biên giới Tây Nam là thời gian thử thách rèn luyện ý chí chiến đấu, tinh thần chịu đựng gian khổ hy sinh của bộ đội; đồng thời cũng là thời gian ta tích cực phát triển lực lượng, chuẩn bị chiến trường cho hoạt động tác chiến mùa khô. Vượt qua mọi khó khăn gian khổ ác liệt, bộ đội ta trên các tuyến phòng ngự đã thực hiện tốt nhiệm vụ đánh địch bảo vệ địa bàn. Thực hiện tốt phương châm: tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng phát triển lực lượng ta, cải tạo địa bàn, tạo thế tiến công, giúp đỡ các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia phát triển, tích cực làm tốt mọi mặt công tác chuẩn bị cho trận quyết chiến cuối cùng, đó là cơ sở để ta bước vào thực hiện kế hoạch tác chiến mùa khô giành thắng lợi lớn.

Tháng 12-1978, các đơn vị toàn quân hoàn thành kế hoạch huấn luyện giai đoạn 2 với chất lượng cao. Sức mạnh chiến đấu của các quân khu, quân đoàn chủ lực (nhất là các quân khu phía Nam) được nâng lên một bước rõ rệt. Trong thời gian này, trên toàn tuyến biên giới Tây Nam, so sánh lực lượng và thế trận trên chiến trường đang phát triển thuận lợi cho ta. Kẻ thù đang lâm vào thế bị động phải đối phó ở ngoài biên giới và nội địa. Nội bộ địch ngày càng mâu thuẫn sâu sắc, các cuộc thanh trừng ở các quân khu, sư đoàn tin cậy của Pôn Pốt ở xung quanh Phnôm Pênh liên tiếp xảy ra. Phong trào yêu nước của quần chúng nổi dậy ở nhiều nơi chuyển thành cao trào với sự ra đời của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia vào đầu tháng 12-1978(1).

Trước bước phát triển mới của phong trào cách mạng Campuchia và so sánh lực lượng trên toàn tuyến biên giới hoàn toàn có lợi cho ta, ngày 6 và 7 tháng 12-1978, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương thông qua quyết tâm mở cuộc tổng tiến công tiêu diệt quân địch, hoàn thành cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên tuyến biên giới Tây Nam, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ các lực lượng vũ trang yêu nước Campuchia nổi dậy đánh đổ tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari, giành chính quyền về tay nhân dân.

Thực hiện quyết tâm của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, ngày 17-12-1978, tiền phương Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ và thông qua quyết tâm chiến đấu của các đơn vị. để tập trung lực lượng cho cuộc tổng tiến công, Bộ quyết định tăng cường Quân đoàn 2 (thiếu Sư đoàn 306) trên hướng tiến công của Quân khu 9 và huy động một lực lượng lớn các phương tiện chiến đấu của các quân chủng, binh chủng ở phía Nam vào cuộc tổng tiến công này.

Phát hiện sự chuẩn bị của ta, ngày 23-12-1978, địch huy động 10 trong số 19 sư đoàn đang bố trí ở biên giới mở cuộc tiến công trên toàn tuyến biên giới Tây Nam nước ta, trong đó chúng dùng 3 sư đoàn bộ binh đánh vào Bến Sỏi, Bến Cầu (Tây Ninh). Trước tình hình hậu phương chiến dịch bị uy hiếp, Bộ ra lệnh cho Quân đoàn 4 phản công tiêu diệt quân địch mở màn cuộc tổng tiến công trên toàn tuyến biên giới. Ngày 24-12-1978, Quân đoàn 4 sử dụng 2 sư đoàn (341 và 2), 1 trung đoàn thuộc Sư đoàn 7, 2 trung đoàn địa phương (Quân khu 7) và một số đơn vị pháo binh, xe tăng, thiết giáp thực hành phản công địch trên hai hướng, ta hình thành thế bao vây chặt 3 sư đoàn địch ở khu vực Bến Sỏi. Ngày 24-12, địch cho một trung đoàn bộ binh và 15 xe tăng ra phản kích bị ta chặn đánh quyết liệt phải co lại. Đến ngày 28-12, ta mở đợt tiến công quyết định diệt và bắt toàn bộ quân địch xâm lấn khu vực tây bắc Bến Sỏi.

Trong lúc Quân đoàn 4 đánh địch ở Bến Sỏi, Quân đoàn 3 tổ chức thành 11 khối hành quân vào tập kết ở khu vực Bảy Núi (An Giang), Quân khu 9 phản kích địch ở nhiều nơi. Sư đoàn 339 tổ chức nhiều trận đánh ở khu vực Gò Rượi, Gò Viết Thuộc, Gò Châu Giang, Đứt Gò Suông, đuổi địch về bên kia biên giới. Sư đoàn 4, Trung đoàn 2 (Sư đoàn 8) và Trung đoàn 2 (Sư đoàn 320 phối hợp với các lực lượng vũ trang địa phương tập trung đánh địch, khôi phục toàn bộ khu vực Rộc Xây, Sư đoàn 8 (thiếu Trung đoàn 2) mở cuộc phản công khôi phục khu vực bắc Hà Tiên.

Trên hướng Quân khu 7, từ ngày 28 đến ngày 30-12-1978, Quân khu 5 phối hợp chặt chẽ với Quân đoàn 3 và Quân đoàn 4 cơ bản hoàn thành nhiệm vụ đánh địch lấn chiếm, thu hồi đất đai, gấp rút chuẩn bị chuyển sang truy kích địch theo yêu cầu của bạn.

Ngày 31-12-1978, Quân đoàn 2 và lực lượng vũ trang Quân khu 9 nổ súng đánh địch ở khu vực kênh Vĩnh Tế, thu hồi phần đất cuối cùng của Tổ quốc bị kẻ thù lấn chiếm. Tiếp đó, các cánh quân của ta phối hợp với lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân Campuchia mở cuộc tiến công giải phóng Thủ đô Phnôm Pênh (7-1-1979), kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam. Đây là cuộc chiến tranh nằm trong ý đồ chiến lược chung của các thế lực thù địch đứng đầu là Mỹ, do tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari tiến hành nhằm thực hiện hiến tranh phá hoại nhiều mặt làm cho Việt Nam mất ổn định không thể tập trung phát triển kinh tế, xây dựng đất nước sau chiến tranh và cô lập Việt Nam trên trường quốc tế.


(1) Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia thành lập ngày 2-12-1978 do đồng chí Hêng Xom Rin làm Chủ tịch. Mặt trận đã công bố Cương lĩnh 11 điểm để đoàn kết toàn dân nổi dậy đánh đổ chính quyền Pôn Pốt - Iêng Xari, thiết lập chế độ dân chủ nhân dân. Mặt trận kêu gọi chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế giúp đỡ mọi mặt cho cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Campuchia.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #42 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2016, 09:41:10 am »

Để tiến hành chiến tranh chống Việt Nam, chính quyền Pôn Pốt - Iêng Xari được các thế lực phản động nước ngoài hậu thuẫn đã tích cực chuẩn bị từ sớm. Vừa tạo dư luận kích động hận thù giữa hai dân tộc coi “Việt Nam là kẻ thù truyền kiếp, kẻ thù số 1”, chúng vừa tổ chức xây dựng hệ thống chính quyền theo kiểu quân sự hóa, phát triển nhanh chóng lực lượng quân sự. Từ 7 sư đoàn (năm 1975) lên 14 sư đoàn (30-4-1977), rồi 23 sư đoàn với hàng trăm khẩu pháo tầm xa và xe tăng vào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh (12-1978). Như vậy, đây là cuộc chiến tranh được lực lượng phản động Campuchia và các thế lực thù địch chuẩn bị rất kỹ càng với nhiều tham vọng đen tối.

Trong chỉ đạo tiến hành chiến tranh, tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari đã tận dụng mọi thời cơ, thủ đoạn để tiến hành chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam Việt Nam, trong đó tác chiến chủ yếu vào ban đêm với quy mô từ trung đội, đại đội đến trung đoàn (có một số trận cấp sư đoàn). Chúng thường nhằm vào các mục tiêu quan trọng ở gân biên giới, thực hiện đánh nhanh, rút nhanh. Khi gặp chủ lực ta thì phân tán luồn lách để bảo toàn lực lượng rồi tổ chức tập kích, phục kích đánh tiêu hao lực lượng ta.

Giao đoạn đầu của cuộc chiến tranh (từ 30-4 đến 25-9-1977), chính quyền Pôn Pốt - Iêng Xari triệt để lợi dụng chủ trương giải quyết mọi xung đột biên giới bằng đàm phán hòa] bình của Chính phủ ta để triển khai lực lượng tiến công ta, gây cho ta nhiều tổn thất. Khi bị ta giáng trả, thiệt hại nặng, chính quyền Pôn Pốt - Iêng Xari buộc phải đưa cuộc chiến tranh ra công khai trước dự luận quốc tế (từ ngày 31-12-1978) nhằm lợi dụng các diễn đàn quốc tế để xuyên tạc, vu cáo hòng cô lập ta về mặt ngoại giao. Bằng việc xuyên tạc vu váo rồi đưa cuộc chiến tranh ra công khai, chính quyền Pôn Pốt - Iêng Xari muốn làm cho cuộc chiến tranh biên giới trở thành điểm nóng trong khu vực, thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế, đặc biệt tạo cớ để các thế lực thù địch đưa quân vào can thiệt, giúp đỡ có lợi cho chúng.

Về phía Việt Nam, đây là cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chính nghĩa vì hòa bình, vì tình hữu nghị lâu đời đối với nhân dân Campuchia anh em. Sau 30 năm kháng chiến, quân và dân ta không có nguyện vọng nào lớn hơn là hòa bình, nhằm tái thiết đất nước, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc, góp phần vào sự ổn định của khu vực và củng cố tình đoàn kết gắn bó giữa ba nước trên bán đảo Đông Dương. Nhưng được sự trợ giúp, tiếp tay của các thế lực phản động quốc tế, bè lũ Pôn Pốt - Iêng Xari đã phát động chiến tranh ở biên giới Tây Nam. Chúng ta phải đứng lên bảo vệ Tổ quốc, không còn con đường nào khác.

Tuy nhiên, “khuyết điểm rất lớn về chiến lược của ta trong cuộc chiến tranh biên giới trên hướng Tây Nam là ta mất cảnh giác nghiêm trọng, không kịp thời xác định kẻ thù. Không thấy sớm K (Campuchia) đã chuyển thành thù… Việc chậm xác định kẻ thù một cách rành mạch dứt khoát đã đặt chúng ta ngay từ đầu trong tình thế không có chuẩn bị, bị bất ngờ trong việc đối phó với cuộc chiến tranh xâm phạm biên giới”(1), nên trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh “việc bảo vệ biên giới chưa được tiến hành một cách chủ động và có hiệu lực theo một kế hoạch thống nhất, chặt chẽ, sức mạnh tổng hợp của các lực lượng vũ trang và của nhân dân địa phương chưa được phát huy mạnh mẽ”(2), do đó “đã để xảy ra những thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản của nhân dân mà không đối phó được kịp thời và có hiệu quả”(3).

Ta sử dụng lực lượng và vận dung các thủ đoạn tác chiến để đánh trả lại các cuộc tiến công của địch trong giai đoạn đầu còn bộc lộ nhiều hạn chế. “Bố trí lực lượng còn phân tán, tổ chức chỉ huy nhiều nơi còn lỏng lẻo, chưa nắm chắc tình hình địch, chưa có những cách đánh thích hợp, chưa đánh trả thật đích đáng, chưa thực hiện được tiêu diệt gọn địch”(4).

Sau khi địch mở rộng và đưa cuộc chiến tranh ra công khai, ta đã phát động chiến tranh nhân dân tại chỗ rộng khắp, tích cực củng cố tuyến phòng thủ biên giới, tập trung lực lượng hợp lý trên các khu vực trọng điểm. Kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, giữa tác chiến và vận động binh lính địch. Thực hiện tốt ba biện pháp chiến lược (xây dựng tuyến phòng thủ vững chắc, xây dựng thế trận có lợi, khẩn trương củng cố các lực lượng vũ trang kể cả số lượng và chất lượng. Kiên quyết tiến công và phản công địch một cách chủ động bằng lực lượng ba thứ quân. Tích cực tiêu hao sinh lực địch, đánh địch cả ở trong và ngoài biên giới, giữ vững thế chủ động chiến lược), tạo thế và lực có hợi cho ta, nên từng bước giành lại thế chủ động trên chiến trường.

Khi thời cơ xuất hiện (nhân dân Campuchia nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi, quân Pôn Pốt phải co về đối phó), ta đã nhanh chóng tập trung lực lượng mở các đợt phản công quy mô lớn, tiêu diệt nhiều sinh, phương tiện chiến tranh của địch, đẩy chúng ra khỏi biên giới nước ta và tiến công vào tận nơi trung tâm đầu não, giúp cách mạng và nhân dân Campuchia đập tan chế độ diệt chủng Pôn Pốt, kết thúc chiến tranh một cách nhanh gọn, không để các thế lực thù địch có thời gian tạo cớ can thiệp.

Thắng lợi của cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trên biên giới Tây Nam đã đẩy lùi, đập tan cuộc chiến tranh xâm lược lãnh thổ Việt Nam của tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari, tạo điều kiện để quân và dân ta tiếp tục hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ quốc tế giúp nhân dân Campuchia giải phóng đất nước, giữ vững thành quả của cách mạng, đồng thời chuẩn bị mọi mặt cho cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên biên giới phía Bắc.


(1), (2) Mấy nhận xét lớn về cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và báo cáo việc lực lượng vũ trang Campuchia tấn công ta ở biên giới Tây Nam, Báo cáo số 26-QU/TW ngày 22-7-1978, Văn phòng Quân ủy Trung ương, hồ sơ 1022, tài liệu lưu tại Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, tr. 1, 2.
(3) Kết luận của đồng chí Võ Nguyên Giáp tại Hội nghị bàn về việc xây dựng và bảo vệ biên giới ngày 27 và 28-7-1977, hồ sơ 973, tài liệu lưu tại Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, tr.2.
(4) Chỉ thị số 238-QU/TW ngày 6-101978 của Thường vụ Quân ủy Trung ương, hồ sơ số 970, tài liệu lưu tại Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, tr.2.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #43 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2016, 09:42:35 am »

*
*   *

Vừa kết thúc cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân lại phải đương đầu với những khó khăn và thử thách lớn, do các thế lực phản động quốc tế gây ra, đặc biệt là nguy cơ xảy ra một cuộc tiến công quy mô lớn của quân Trung Quốc từ phía Bắc.

Ngay từ những năm đầu Việt Nam thống nhất đất nước, Trung Quốc đã tăng cường hoạt động quân sự, khiêu khích vũ trang, xâm lấn đất đai (từ 234 vụ năm 1975, 812 vụ năm 1976, tăng lên 873 vụ năm 1977 và 2.175 vụ năm 1978), gây tình hình căng thẳng, phức tạp trên vùng biên giới phía Bắc Việt Nam.

Từ tháng 5-1978, Trung Quốc vô cớ dựng lên “sự kiện nạn kiều”, thực chất là dụ dỗ, đe dọa, lần lượt cưỡng ép gần 20 vạn dân nước họ đang sống yên ổn ở Việt Nam phải về nước. Tiếp đó, họ trắng trợn vu cáo Việt Nam ngược đãi, khủng bố xua đổi nhân dân nước họ, rút chuyên gia, gây tình hình hết sức căng thẳng.

Trước diễn biến tình hình căng thẳng trên vùng biên giới phía Bắc, Đảng và Nhà nước ta kiên trì chủ trương giải quyết bằng con đường hòa bình; đồng thời khẩn trương tăng cường lực lượng, đẩy mạnh xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc trên phạm vi cả nước, nhất là ở Quân khu 1 và Quân khu 2. Đây là một địa bàn chiến lược rất quan trọng, án ngữ toàn bộ vùng biên giới phía bắc, tây bắc và đông bắc của Tổ quốc, có chung đường biên giới với Trung Quốc dài hơn 1.400 km, chạy qua 145 xã, 19 thị trấn thuộc 27 huyện của 6 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai, Yên Bái), Lai Châu.

Công an nhân dân vũ trang (nay là bộ đội biên phòng)(1) Việt Nam làm nhiệm vụ ở các đồn và cửa khẩu vùng biên giới các tỉnh phía Bắc thường xuyên tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta, tạo điều kiện thuận lợi, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của những người Hoa trở về nước theo yêu cầu của họ(2).

Quán triệt nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7-1978), Bộ Tổng tham mưu chỉ đạo chấn chỉnh lại tổ chức, chuyển một bộ phận lực lượng quân đội sang xây dựng kinh tế và triển khai bố trí lại lực lượng cho phù hợp với yêu cầu bảo vệ Tổ quốc. Nhận thấy vị trí, vai trò chiến lược của vùng biên giới phía Bắc, từ những năm 1976,-1977, Bộ Tổng tham mưu đã điều động hai sư đoàn bộ binh (Sư đoàn 316 tách khỏi Quân đoàn 3 và Sư đoàn 3 tách khỏi Quân khu 5) từ phía Nam ra, củng cố và huấn luyện tăng cường cho các hướng Lào Cai và Lạng Sơn. Tiếp đó, Bộ Tổng tham mưu điều động một số sư đoàn, trung đoàn lên xây dựng kinh tế, kết hợp với phòng thủ trên một số trọng điểm vùng biên giới phía Bắc.

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên biên giới phía Bắc, tháng 6-1978, Hội đồng Chính phủ quyết định tách tỉnh thuộc Quân khu Tây Bắc cũ và ba tỉnh Vĩnh Phú (Phú Thọ, Vĩnh Phúc), Hoàng Liên Sơn (Yên Bái, Lào Cai), Hà Tuyên (Tuyên Quang, Hà Giang) khỏi Quân khu 1 để thành lập Quân khu 2 (gồm các tỉnh Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phú, Sơn La, Lai Châu), do Thiếu tướng Vũ Lập làm Tư lệnh kiêm Chính ủy; đồng thời sáp nhập hai tỉnh Hà Bắc (Bắc Giang, Bắc Ninh) và Quảng Ninh vào Quân khu 1 để thành lập Quân khu 1 (gồm các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Hà Bắc, Quảng Ninh) do Thượng tướng Đàm Quang Trung làm Tư lệnh và Thiếu tướng Hoàng Phương làm Chính ủy.

Trước những diễn biến ngày càng phức tạp trên tuyến biên giới phía Bắc, Bộ Tổng tham mưu ra chỉ thị: “Tổ chức xây dựng thế trận phòng thủ ở các tỉnh biên giới và quần đảo Đông Bắc thuộc Quân khu 1 và Quân khu 2”, trong đó chỉ rõ một số công việc cần làm ngay là: Tăng cường củng cố bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, triển khai lực lượng phòng thủ và cơ động xây dựng công trình chiến đấu, tổ chức hệ thống kho trạm, củng cố hệ thống chỉ huy, thông tin liên lạc.


(1) Ngày 10-10-1978, Bộ chính trị ra Nghị quyết số 92-NQ/TW chuyển giao nhiệm vụ và lực lượng công an nhân dân vũ trang từ Bộ Nội vụ sang Bộ Quốc phòng. Ngày 11-12-1978, Bộ Quốc phòng quyết định chuyển lực lượng công an nhân dân vũ trang thành bộ đội biên phòng, một thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam.
(2) Trong cuộc đấu tranh chống âm mưu cưỡng ép người Hoa về nước, đồng chí Lê Đình Chính, tiểu đội trưởng thuộc Đại đội 6 (Trung đoàn 12) bộ đội biên phòng đã nêu tấm gương dũng cảm, hy sinh vì nhiệm vụ ở khu vực cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn). Ngày 31-10-1978, Đảng và Nhà nước quyết định truy tặng liệt sĩ lê Đình Chính danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #44 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2016, 09:43:32 am »

Thực hiện mệnh lệnh của Bộ Tổng tham mưu, các lực lượng vũ trang Quân khu 1 và Quân khu 2 gấp rút được chấn chỉnh về tổ chức biên chế, phát triển lực lượng, nâng cao sức mạnh chiến đấu. Lúc này, bộ đội chủ lực Quân khu 1 có 5 sư đoàn bộ binh (3, 338, 346, 325B, 432), Lữ đoàn 575 công binh, Trung đoàn 243 phòng không, Trung đoàn 38 pháo binh và một số phân đội binh chủng. Quân khu 2 có 3 sư đoàn bộ binh (316, 345, 411), Trung đoàn bộ binh 82, các trung đoàn phòng không 297, pháo binh 168, công binh 98, hai tiểu đoàn thông tin và một số đại đội độc lập. Bộ đội địa phương tỉnh, huyện trên địa bàn Quân khu 1, Quân khu 2 cũng được mở rộng, phát triển cả về số lượng và tổ chức biên chế. Mỗi tỉnh biên giới có 2 trung đoàn (Lạng Sơn có 3 trung đoàn), tỉnh tuyến hai 1 trung đoàn. Mỗi huyện biên giới có 1 tiểu đoàn, huyện ké cận tuyến sau có 1 tiểu đoàn, hoặc 2, 3 đại đội.

Lực lượng công an nhân dân vũ trang trên tuyến biên giới Quân khu 1 và Quân khu 2 được tăng cường gồm 63 đồn biên phòng và 36 trạm kiểm soát cửa khẩu thuộc đồn. Mỗi tỉnh biên giới tổ chức 3 đại đội cơ động. Bộ Tư lệnh Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ Tư lệnh Biên phòng) tổ chức Trung đoàn cơ động 12 trên hướng Lạng Sơn và Trung đoàn 26 trên hướng Lào Cai. Dân quân tự vệ trên địa bàn các Quân khu 1, 2 được củng cố về tổ chức biên chế và tăng cường vũ khí trang bị.

Căn cứ vào vị trí chiến lược của từng địa bàn, Quân khu 1 bố trí lực lượng, xây dựng thế trận phòng thủ trên các hướng Lạng Sơn (trọng điểm là Đồng Đăng, Cao Lộc, Lộc Bình), hướng Cao Bằng (trọng điểm là Hà Quảng, Trà Lĩnh, Hòa An), và hướng Quảng Ninh.

Quân khu 2 bố trí lực lượng, xây dựng thế trận phòng thủ trên các hướng Hoàng Liên Sơn (trọng điểm là thị xã Lào Cai), hướng Lai Châu (trọng điểm là thị trấn Phong Thổ) và hướng Hà Giang. Quân khu 2 triển khai Sở chỉ huy phía trước trên hướng phòng ngự chủ yếu của quân khu (hướng Hoàng Liên Sơn) và tăng cường chỉ huy cho hướng Phong Thổ (Lai Châu). Ở từng hướng va khu vực trọng điểm, bên cạnh các đơn vị bộ đội chủ lực quân khu, có bộ đội địa phương tỉnh, huyện và dân quân du kích bố trí ở phía trước. Hệ thống kho trạm, căn cứ hậu cần cũng được xác lập và triển khai trên tất cả các hướng biên giới phía Bắc.

 Nằm tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu, Bộ Tổng tham mưu cử Thiếu tướng Đặng Kinh, Phó Tổng tham mưu trưởng lên biên giới kiểm tra, đôn đốc các lực lượng vũ trang địa phương về công tác phòng thủ. Trên từng hướng, hệ thống phòng thủ gồm các công sự phòng ngự bằng gỗ đất, hình thành khu vực phòng ngự từng trung đoàn kết hợp với lực lượng vũ trang tỉnh, huyện và dân quân, du kích trên tuyến một. Bên cạnh tuyến phòng thủ gồm các trận địa chiến đấu của bộ đội tập trung, hệ thống làng xã chiến đấu, khu chiến đấu của các cơ sở quốc doanh cho lực lượng dân quân tự vệ ở một số khu vực trọng điểm trên các hướng Lạng Sơn, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn, Quảng Ninh cũng được xây dựng; đồng thời hệ thống vật cản sát đường biên giới Việt - Trung được chú trọng xây dựng, nhằm ngăn cản phía Trung Quốc tung trinh sát, thám báo đột nhập sang đất ta, giữ vững an ninh vùng biên giới.

Cùng với việc gấp rút tăng cường lực lượng, xây dựng thế trận phòng thủ trên các hướng quân khu, tỉnh phía Bắc, ở tuyến sau, lực lượng vũ trang và thế trận phòng thủ các quân khu, tỉnh cũng được tăng cường xây dựng. Quân khu 3, Quân khu 4 củng cố các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương tỉnh, huyện, chuyển một số đơn vị xây dựng kinh tế sang làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng yêu cầu chống địch đổ bộ đường không và đường biển, bảo vệ vững chắc hậu phương; đồng thời sẵn sàng phương án chi viện lực lượng và vật chất cho các quân khu, tỉnh phía Bắc chiến đấu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ vùng biên cương của Tổ quốc.

Trong điều kiện vừa có hòa bình, vừa có chiến tranh trên một bộ phận đất nước ở biên giới Tây Nam, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng chỉ đạo tăng cường xây dựng các binh đoàn chủ lực cơ động trực thuộc Bộ mạnh để làm nòng cốt cho toàn dân bảo vệ Tổ quốc. Quân đoàn 1, binh đoàn chủ lực cơ động chiến lược của Bộ đứng chân trên địa bàn phía bức được tăng cường về biên chế tổ chức, trang bị vũ khí đảm nhiệm bảo vệ Thủ đô Hà Nội và một số mục tiêu chủ yếu ở vùng lân cận.

Quân chủng Phòng không và Quân chủng Không quân thực hiện chấn chỉnh về tổ chức biên chế, bổ sung quân số, vũ khí trang bị theo quy định của Bộ, nâng cao sức mạnh chiến đấu, đồng thời xây dựng một số đơn vị mới, bố trí trên các địa bàn chiến lược, sẵn sàng hiệp đồng chiến đấu quân binh chủng và với các quân khu, bảo vệ những mục tiêu được giao. Quân chủng Hải quân chỉ đạo lực lượng hải quân làm nhiệm vụ phòng thủ ven biển và hải đảo vùng Đông Bắc kiện toàn về tổ chức, trang bị và chỉ huy, đáp ứng nhiệm vụ chiến đấu trong tình hình mới.

Các binh chủng Pháo binh, Công binh, Đặc công, Tăng - Thiết giáp, Hóa học và Thông tin liên lạc cũng được tăng cường về lực lượng và bổ sung trang bị kỹ thuật theo phương án tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng quy mô lớn trước đối tượng tác chiến mới, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao phó.

Ngày 3-1-1978, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác, đánh dấu bước phát triển mới của tình đoàn kết và hợp tác toàn diện giữa hai nước và sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của Liên Xô đối với Việt Nam. Cùng với những điền khoản về họp tác phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, Hiệp ước còn đề cập đến vấn đề quốc phòng - an ninh, quy định: Hai bên sẽ trao đổi ý kiến với nhau về tất cả các vấn đề quan trọng có liên quan đến lợi ích hai nước; trong trường hợp một trong hai bên bị đe dọa tiến công thì hai bên sẽ lập tức trao đổi với nhau nhằm loại trừ mối đe dọa đó và áp dụng những biện pháp thích đáng có hiệu lực đảm bảo hòa bình và an ninh của hai nước.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #45 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2016, 09:44:42 am »

Đầu tháng 12-1978, Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IV) ra Nghị quyết xác định nhiệm vụ của quân và dân ta trong tình hình mới, trong đó nhấn mạnh: Tăng cường quốc phòng và an ninh bảo vệ Tổ quốc. Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nhiệm vụ cấp bách, sẵn sàng mọi mặt công tác chuẩn bị đối phó với cuộc chiến tranh quy mô lớn có thể xảy ra.

Quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ năm, ngày 6-1-1979, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị Về việc tăng cường chiến đấu ở các tỉnh phía Bắc, nêu rõ: “Phải theo dõi nắm chắc tình hình địch, kịp thời phát hiện âm mưu và hành động tiến công phá hoại của chúng, quyết không để bị bất ngờ, không mắc mưu khiêu khích của chúng… Gấp rút đẩy mạnh công tác sẵn sàng chiến đấu ở các địa phương của toàn biên giới, bảo đảm sẵn sàng đánh bại địch ngay từ đầu trong bất kỳ tình huống nào”(1).

Thực hiện Nghị quyết của ban Chấp hành Trung ương Đảng, ngày 8-1-1989, Quân ủy Trung ương ra Chỉ thị Sẵn sàng chiến đấu, Chỉ thị nhấn mạnh: “Tất cả các quân khu, quân chủng, binh chủng, đặc biệt là Quân khu 1, Quân khu 2 và các tỉnh biên giới phía Bắc, các quân chủng Phòng không, Không quân, Hải quân phải ở trong tư thế sẵn sàng chiến đâu cao nhất. Các sư đoàn, các đơn vị trực thuộc của quân khu và quân chủng, các trung đoàn, tiểu đoàn và đại đội bộ đội địa phương tỉnh và huyện phải bảo đảm từ 1/3 đến 1/2 quân số luôn luôn tại trận địa, chiến hào. Các trận địa pháo mặt đất, pháo phòng không phải bố trí sẵn ở trận địa để nếu có địch là nổ súng được ngay”(2). Tiếp đó, ngày 11-1, Bộ Tổng tham mưu ra mệnh lệnh chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất cho các lực lượng vũ trang, đặc biệt là các đơn vị làm nhiệm vụ trên toàn tuyến biên giới phía Bắc.

Thực hiện chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương vá mệnh lệnh của Bộ Tổng tham mưu, toàn quân, đặc biệt là các lực lượng vũ trang Quân khu 1, Quân khu 2 và nhân dân các tỉnh biên giới phía Bắc gấp rút củng cố thế trận phòng thủ, thực hiện chấn chỉnh tổ chức biên chế, bổ sung quân số và trang bị kỹ thuật, tăng cường huấn luyện, hoàn chỉnh phương án tác chiến, sẵn sàng chiến đấu cao.

Đối với các cơ quan, ban ngành của Nhà nước và các tỉnh (thành), huyện (quận) ở tuyến sau), Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra chỉ thị nêu rõ: Cần dự kiến kế hoạch chuẩn bị lực lượng, chủ động hiệp đồng giữa các ngành và địa phương, khi cần kịp thời cơ động lực lượng chiến đấu chi viện các tỉnh, huyện phía trước; đồng thời có kế hoạch sơ tán và tổ chức lực lượng tại chỗ, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ hậu phương. Theo chủ trương đó, Hà Nội và các thành phố, thị xã lớn; các sân bay, bến cảng, kho tàng, xí nghiệp, nhà trường trên cả nước, nhất là ở phái Bắc chuẩn bị kế hoạch sẵn sàng chiến đấu và sơ tán về các vùng nông thôn và miền núi khi cần thiết.

Như vậy, từ tháng 7-1978 đến giữa tháng 2-1979, quân và dân cả nước, đặc biệt là các lực lượng vũ trang Quân khu 1, Quân khu 2; nhân dân các tỉnh biên giới phía Bắc đã nhanh chóng chuyển địa bàn rộng lớn, vốn là hậu phương trước đây thành tiền tuyến của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Từ chỗ chưa chuẩn bị dễ bị bất ngờ khi quân Trung Quốc tiến công, quân và dân ta đã nhận thức đối tượng tác chiến mới, nhanh chóng hình thành 3 hướng chiến lược (Quân khu 1, Quân khu 2, Quảng Ninh); bố trí trên mỗi hướng lực lượng tương đương một quân đoàn và tổ chức tuyến phòng thủ bảo vệ Thủ đô Hà Nội. Đồng thời, xây dựng kế hoạch hiệp đồng tác chiến giữa các Quân khu 1, 2, 3 và các quân chủng Phòng không, Không quân, Hải quân.

Thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc được tăng cường, lực lượng vũ trang ba thứ quân phát triển cả về số lượng và chất lượng, bố trí hợp lý trên các hướng, các khu vực trọng điểm, kết hợp giữa lực lượng của tỉnh, huyện với chủ lực cơ động của quân khu và Bộ. Tuyến phòng thủ biên giới được xây dựng tương đối liên hoàn, gồm các công sự phòng ngự (công sự, hào hầm, vật cản, hệ thống quan sát, trinh sát… chủ yếu bằng gỗ, đất), hình thành các điểm tựa trung đội, đại đội, cụm điểm tựa tiểu đoàn, khu vực phòng ngự của tiểu đoàn và sư đoàn kết hợp với các chốt, các cụm bản - căn cứ liên hoàn của bộ đội địa phương và dân quân trên tuyến một. Hệ thống tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy từ quân khu đến các tỉnh, huyện bảo đảm thống nhất, phương án tác chiến được bổ sung hoàn chỉnh, dự trữ vật chất, kỹ thuật được bổ sung. Kế hoạch hậu phương chi viện tiền tuyến, tỉnh phía sau chi viện tỉnh phía trước được chuẩn bị chu đáo.


(1) Ban Chấp hành Trung ương Đảng: Chỉ thị Về việc tăng cường sẵn sàng chiến đấu ở các tỉnh phía Bắc, ngày 6-1-1979, hồ sơ số 411, tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng.
(2) Quân ủy Trung ương: Chỉ thị sẵn sàng chiến đấu gửi các quân khu, quân đoàn (ngày 8-1-1979), tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #46 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2016, 09:46:18 am »

Tuy nhiên, quá trình chuẩn bị của ta mới là bước đầu, một số mặt công tác chuẩn bị triển khai chậm, thiếu biện pháp thực hiện cụ thể. Công sự xây dựng trên các tuyến phòng thủ biên giới chủ yếu dã chiến, chưa tạo thành thế liên hoàn giữa trận địa phòng thủ của bộ đội làng xã chiến đấu; lực lượng vũ trang phát triển nhanh, phần lớn là những đơn vị làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế chuyển sang làm nhiệm vụ chiến đấu, hoặc có đơn vị mới xây dựng, nhiều tân binh. Vũ khí trang bị không đồng bộ, dự trữ lương thực, đạn dược tại chỗ ít… Nhận xét về vấn đề này, Đảng ủy Quân sự Trung ương chỉ rõ: Trên tuyến biên giới phía Bắc, từ chỗ chưa có chuẩn bị, dễ bị bất ngờ khi bị tiến công, đã chuyển sang trạng thái có chuẩn bị một bước tương đối cơ bản, đảm bảo ngăn chặn tiến công quy mô nhỏ, gây bạo loạn, nhưng khi quân Trung Quốc tiến công quy mô cỡ 3 đến 4 quân đoàn thì lúng túng, bị động, không đủ lực lượng. Nhưng nhờ những nỗ lực to lớn, nhất là sự chi viện của cả nước, chúng ta đã xây dựng được một thế trận chiến tranh nhân dân trên biên giới phía Bắc, hạn chế được khả năng bị bất ngờ, khắc phục được tình trạng sơ hở về chiến lược. Quân và dân ta chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao, quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.

Từ cuối năm 1978, Trung Quốc tăng cường làm đường cơ động, xây dựng căn cứ, hệ thống kho trạm, vận chuyển tập kết vật chất, sơ tán nhân dân về phía sau. Đồng thời, thực hiện các hoạt động nghi binh, đề ra kế hoạch “dạy cho Việt Nam một bài học” và chuẩn bị chiến tranh “trừng phạt Việt Nam”. Họ tuyên bố lừa mị dư luận trong nước và quốc tế rằng chỉ sử dụng lực lượng “bộ đội biên phòng” để thực hiện “phản kích tự vệ”, bởi Việt Nam gây ra xung đột, “lấn chiếm đất đai”, “quấy rối biên cương” phía nam. Thực tế trên các vùng biên giới Việt - Trung không có lực lượng vũ trang nào của Việt Nam được triển khai gây sức ép, buộc Trung Quốc phải “tự vệ”, phải “trừng phạt Việt Nam”. Chỉ có phía Trung Quốc chuẩn bị lực lượng quy mô lớn chống Việt Nam. Từ tháng 8-1978, phía Trung Quốc điều động lực lượng từ phía sau ra biên giới gồm 32 sư đoàn bộ binh (9 quân đoàn và 5 sư đoàn độc lập), cùng 550 xe tăng, xe bọc thép, 2.558 pháo, có 1.092 pháo xe kéo, 676 máy bay… Trên hướng biển có hàng chục tàu chiến thuộc hạm đội Nam Hải hỗ trợ. Ngoài ra, phía Trung Quốc còn bố trí nhiều trận địa pháo, trạm ra đa, trang bị vũ khí cho dân binh các công xã ở vùng biên giới, tổ chức nhiều cuộc diễn tập, gây căng thẳng trên vùng biên giới phía Bắc.

Đêm 16 rạng ngày 17-2-1979 (đêm thứ bảy rạng ngày chủ nhật), lợi dụng trời tối, sương mù, phía Trung Quốc bí mật đưa lực lượng lớn vượt biên, luồn sâu, ém sẵn ở nhiều khu vực trên toàn tuyến biên giới, từ Pò Hèn (Quảng Ninh) đến Pa Nậm Cúm (Lai Châu). Đồng thời, triển khai đội hình gồm một lực lượng lớn áp sát biên giới chuẩn bị tiến công. Từ 3 giờ 30 phút ngày 17-2-1979, quân Trung Quốc sử dụng pháo binh bắn phá một số mục tiêu trong lãnh thổ nước ta, sau đó huy động lực lượng lớn tiến công sang lãnh thổ Việt Nam.

Mở cuộc chiến tranh trên biên giới phía Bắc, đối phương kỳ vọng thực hiện được 5 mục tiêu:

Một là, cứu bọn Pôn Pốt, giữ Campuchia trong quỹ đạo của họ (mục tiêu chủ yếu).. Ý đồ chiếm một số khu vực đất đai của ta ở gần biên giới, nếu ta sơ hở sẽ tiến vào sâu, buộc ta đàm phán, đòi ta rút quân khỏi Campuchia để đánh đổi việc họ rút quân. Mức thấp nhất là đánh để buộc ta vì lo bảo vệ miền Bắc phải rút quân khỏi Campuchia, tạo điều kiện cho quân Pôn Pốt bảo toàn được lực lượng, giữ được các căn cứ, đẩy mạnh hoạt động, tiến tới khôi phục lại vị trí của chúng.

Hai là, tranh thủ Mỹ và các nước đế quốc giúp họ xây dựng “bốn hiện đại hóa”(1).

Ba là, phá hoại tiềm lực quốc phòng và kinh tế của ta, làm ta suy yếu. Ý đồ của họ là tiêu diệt một bộ phận lực lượng vũ trang ta, nhất là khối bộ đội chủ lực, phá hoại các cơ sở kinh tế, tàn sát gây tâm lý khủng khiếp trong nhân dân ta, kích động bạo loạn, hạ uy thế quân sự, chính trị to lớn của ta sau chiến thắng 1975.

Bốn là, uy hiếp Lào từ phía Bắc, làm suy yếu liên minh chiến đấu Việt - Lào, buộc Lào “trung lập” trong cuộc chiến tranh giữa ta và họ; phá hoại Lào toàn diện, buộc Lào theo họ chống lại ta, uy hiếp ta từ phía tây. Đồng thời thị uy các nước Đông Nam Á, gỡ thể diện cho họ sau thất bại nặng nề ở Campuchia.

Năm là, thăm dò phản ứng của Liên Xô và dự luận thế giới để chuẩn bị những bước phiêu lưu sau này(2).

Chọn thời điểm này tiến công, phía Trung Quốc cho rằng phần lớn quân chủ lực chính quy của ta đang thực hiện nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, do đó lực lượng phòng thủ của ta ở biên giới phía Bắc sẽ khó đương đầu nổi với lực lượng quân sự áp đảo của họ. Mặt khác, chọn tiến công vào sáng chủ nhật, phía Trung Quốc hy vọng nếu giành được thắng lợi trong ngày thì sẽ tạo nên “việc đã rồi” khi thế giới chưa kịp lên án.


(1) Bốn hiện đại hóa gồm: Trong nông nghiệp, công nghiệp, quân đội và khoa học - kỹ thuật.
(2) Bộ Tổng tham mưu: Tổng kết công tác chỉ huy tham mưu chiến lược trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1975-2000), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001, tr.42-43.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #47 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2016, 09:49:19 am »

Lợi dụng ưu thế quân số và vũ khí trang bị(1), ý đồ của phía Trung Quốc là nhanh chóng đánh chiếm một số thị xã, chặn đường tiếp tế từ phía Nam, sau đó tùy tình hình có thể phát triển sâu vào nội địa Việt Nam. Đối phương chọn hướng tiến công chủ yếu là Lạng Sơn và Cao Bằng, hướng quan trọng là Lào Cai (Hoàng Liên Sơn), hướng phối hợp là Phong Thổ (Lai Châu); hướng nghi binh, thu hút lực lượng ta là Quảng Ninh và Hà Tuyên. Trên mỗi hướng Trung quốc thường kết hợp tiến công chính diện với vu hồi, thọc sâu, bao vây, chia cắt, phối hợp giữa bộ binh, xe tăng, xe bọc thép và pháo binh, đặc biệt là sử dụng pháo binh, gây nhiều tổn thất về người và của đối với đồng bào các tỉnh biên giới, nhất là Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn(2).

Trước cuộc tiến công quy mô lớn của Trung Quốc, từ ngày 17-2-1979, hậu phương ta đã ra tuyên bố nêu rõ: nhà cầm quyền Trung Quốc đã đi ngược lợi ích của nhân dân, phá hoại nghiêm trọng tình hữu nghị truyền thống của nhân dân hai nước và khẳng định: “Quân và dân Việt Nam không có con đường nào khác phải dùng quyền tự vệ chính đáng của mình để đánh trả”(3).

Phân tích ý đồ, hành động, khả năng của phía Trung Quốc và căn cứ vào tình hình cụ thể của ta, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định và không tập trung lực lượng dự bị chiến lược vào quyết chiến sớm, cũng không vội rút lực lượng chủ lực cơ động ở phía Tây Nam ra, mà phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân địa phương, sử dụng lực lượng tại chỗ của Quân khu 1, Quân khu 2 là chính và điều động một bộ phận lực lượng của các quân khu, tỉnh tuyến sau lên tăng cường, kiên quyết đánh chặn quân Trung Quốc. Đồng thời, xây dựng kế hoạch điều động dần lực lượng dự bị chiến lược để thực hành phản công ở biên giới khi cần thiết, chuẩn bị cho cả nước sẵn sàng đối phó với tình huống chiến tranh mở rộng.

Hướng ứng lời kêu gọi của Chính phủ và thực hiện quyết tâm của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, với tinh thần “không có gì quý hơn độc lập, tự do”, với thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc đã được chuẩn bị sẵn, quân và dân ta trên tuyến đầu Tổ quốc, từ bộ đội chủ lực của Quân khu 1, Quân khu 2, đến bộ đội địa phương các tỉnh, huyện, bộ đội biên phòng và dân quân tự vệ trên tất cả các hướng biên giới đã kịp thời đánh trả quân Trung Quốc. Đồng bào các dân tộc Việt Bắc, Tây Bắc một lần nữa phát huy cao độ truyền thống cách mạng hết lòng đùm bọc, giúp đỡ, che chở, sát cánh cùng các lực lượng vũ trang kiên quyết chiến đấu, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

Trên mặt trận Lạng Sơn (Quân khu 1), các Quân đoàn 43, 55 và 54 (dự bị) có 160 xe tăng, xe bọc thép, 350 pháo cơ giới, chia làm nhiều mũi đánh vào Bản Chắt (Đình Lập), Chi Ma, Ba Sơn (Lộc Bình), Tân Thanh, Tân Yên (Văn Lãng) và khu vực thị trấn Đồng Đăng. Các lực lượng vũ trang địa phương chặn đánh các mũi tiến công của quân Trung Quốc suốt ba ngày (17 đến 20-2) ở phía tây đường 1A và đường 1B. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng quyết liệt. Lạng Sơn có 10 đồn, trạm, đơn vị cơ động công an nhân dân vũ trang trực tiếp chiến đấu như các đồn Tân Thanh, Na Hinh; các trạm đồn Chi Ma, Ba Sơn, Khâm Khâu; đại đội 5 cơ động Đồng Đăng, đồn Chi Lăng, liên tục đánh chặn, gây cho đốt phương một số thiệt hại. Tiêu biểu là ở Đồng Đăng, Tiểu đoàn 4 thuộc Trung đoàn 12, Sư đoàn 3 phòng ngự trên hướng chủ yếu chiến đấu 6 ngày liên (từ 17 đến 22-2), bẻ gãy nhiều mũi tiến công của quân Trung Quốc. Tại Tân Thanh, sau 6 ngày kiên cường bám trụ chiến đấu, Đại đội 53 thuộc Tiểu đoàn 53, Sư đoàn 3 đánh tan 18 đợt tiến công, sau đó được lệnh rút về phía sau nhận nhiệm vụ mới.

Để tăng cường lãnh đạo, chỉ huy các lực lượng chiến đấu, ngày 24-2-1979, Bộ Tư lệnh Quân khu 1 quyết định thành lập Mặt trận Lạng Sơn, do đồng chí Hoàng Đan làm Tư lệnh và đồng chí Hoàng Tường Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn làm Chính ủy kiêm Bí thư Đảng ủy mặt trận.

Sau 10 ngày tiến công không đạt mục tiêu đề ra, ngày 27-2, phía Trung Quốc huy động Quân đoàn 54 dự bị vào hỗ trợ các Quân đoàn 43, 54 tiến công từ ba hướng Đồng Đăng, Cao Lộc, Lộc Bình, nhằm mục tiêu thị xã Lạng Sơn. Các đơn vị chủ lực Quân khu 1 và lực lượng vũ trang địa phương đánh chặn quyết liệt, gây cho đối phương nhiều thiệt hại


(1) So sánh lực lượng đối phương với lực lượng của ta ở hai Quân khu 1 và 2; đối phương 3,5 ta 1; nếu kể cả ba thứ quân thì đối phương 1,7, ta 1. Về pháo binh, đối phương 5,7 khẩu, ta 1, xe tăng, thiết giáp đối phương 9,8; ta 1…
(2) Từ ngày 17-2 đến ngày 18-3-1979, 4 thị xã Lào Cai, Cam Đường, Cao Bằng và Lạng Sơn đã bị hủy diệt, 320 xã bị phá hủy, 735/904 trường phổ thông các cấp bị tàn phá, 41 nông trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 38/42 lâm trường bị phá hủy và cướp bóc… Khoảng 50% trong số 3,5 triệu người ở 6 tỉnh biên giới bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh hoạt.
(3) Báo Nhân dân, ngày 18-2-1979.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #48 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2016, 09:55:02 am »

Nhằm tăng cường lực lượng, nâng cao sức mạnh đột kích, sức cơ động cao, bảo đảm chiến đấu liên tục, mở những trận phản công quy mô lớn trên mặt trận Lạng Sơn, đòi hỏi phải xây dựng binh đoàn binh chủng hợp thành cơ động quy mô cấp quân đoàn ngay tại mặt trận. Theo đề nghị của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, ngày 2-3-1979, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng ra Quyết định số 34-QĐ/TW thành lập Quân đoàn 5 thuộc Quân khu 1. Quân đoàn 5 biên chế 4 sư đoàn bộ binh (3, 338, 327, 337), Trung đoàn 166 pháo binh, Trung đoàn 272 cao xạ, Trung đoàn 407 xe tăng thiết giáp, Trung đoàn 601 thông tin, Lữ đoàn 522 công binh và các cơ quan, đơn vị phục vụ. Bộ Tư lệnh Quân đoàn do Thiếu tướng Hoàng Đan làm Tư lệnh và Đại tá Phí Triệu Hàm làm Chính ủy. Quân đoàn 5 được thành lập, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu quy mô lớn trên mặt trận Lạng Sơn và sẵn sàng cơ động chi viện cho các mặt trận khác.

Ngày 4-3, phía Trung Quốc huy động bộ binh có xe tăng hỗ trợ chia làm 3 cánh: một cánh đánh vào hướng tây bắc cầu Kỳ Cùng, hòng tiến vào trung tâm thị xã; hai cánh đánh vào bắc và nam sân bay Mai Pha. Trung đoàn 42 (Sư đoàn 327) chiến đấu dũng cảm ở thị trấn Kỳ Lừa, Trung đoàn pháo binh 166, Trung đoàn pháo cao xạ 272 chi vện hỏa lực cho bộ binh đánh chặn xe tăng và bộ binh Trung Quốc, từ Tùng Huống, Lục Khoan, Tam Thanh đến bắc sông Kỳ Cùng. Dựa vào thế quân đông, chiều ngày 4-3, quân Trung Quốc mở đợt tiến công đánh chiếm thị xã Lạng Sơn.

Phối hợp với các đơn vị chủ lực Quân khu 1, bộ đội địa phương tỉnh Lạng Sơn và các huyện chiến đấu rất anh dũng. Tiểu đoàn 8 bộ đội huyện Cao Lộc chiến đấu liên tục, giữ vững địa bàn. Tiểu đoàn 9 bộ đội huyện Lộc Bình đánh chặn quyết liệt ở Bản Thí. Lực lượng dân quân xã Hồng Phong, huyện Văn Lãng, dân quân Bản Sam, Thanh Hóa, huyện Cao Lộc dựa vào thế trận làng xã kiên cường chiến đấu.

Cùng với các lực lượng vũ trang chiến đấu ở tuyến trước, đồng bào các dân tộc tỉnh Lạng Sơn tham gia phục vụ chiến đấu, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố hậu phương. Với tinh thần “Phía trước không tiếc máu xương, phía sau không tiếc của”, nhân dân các dân tộc Lạng Sơn đã chuyển hàng chục tấn hàng hóa ở tuyến sau lên tặng các đơn vị bộ đội chiến đấu trên tuyến đầu của Tổ quốc. Đồng bào các huyện Chi Lăng, Hữu Lũng, Văn Quang, Bắc Sơn hết lòng chăm sóc, giúp đỡ thương binh chóng bình phục để tiếp tục chiến đấu.

Ở mặt trận Cao Bằng (Quân khu 1), sáng ngày 17-2-1979, phía Trung Quốc huy động 2 quân đoàn (41, 42) và Quân đoàn 50 (thiếu làm lực lượng dự bị), hai trung đoàn địa phương Quảng Tây, 4 trung đoàn độc lập, 225 xe tăng, xe bọc thép, hơn 300 pháo cơ giới, nhiều đơn vị sơn cước, hàng chục tiểu đoàn các xã giáp biên và hàng nghìn dân binh chia làm hai cánh: Một cánh do Quân đoàn 41 đảm nhiệm tiến công vào Thông Nông, Hà Quảng và một cánh do Quân đoàn 42 tiến công vào Phục Hòa, Đông Khê. Mục tiêu chủ yếu là đánh vào thị xã Cao Bằng.

Cuộc chiến đấu trên mặt trận Cao Bằng diễn ra quyết liệt. Ở Hà Quảng, Trung đoàn 246 (Sư đoàn 436) tổ chức trận địa ở khu vực Sóc Giang, đánh chặn các mũi tiến công liên tục 4 ngày (17 đến 20-2). Tại Thông Nông - Thạch An, Sư đoàn 346 lệnh cho Trung đoàn 851 cơ động lực lượng sang đánh chặn quân Trung Quốc trên đường số 4 và đoạn đường thị xã đi Nước Hai. Đại đội 10 và Đại đội 5 thuộc Trung đoàn 851, do đồng chí Nguyễn Văn Minh, Phó Chính ủy trung đoàn chỉ huy đánh chặn ở Bản Sảy. Trong khi đó, Đại đội 7 (Tiểu đoàn 8) bố trí đội hình chốt giữ trên đường số 4, từ thị xã Cao Bằng đến Đông Khê. Ở khu vực Phục Hòa, Trung đoàn 567 bộ đội địa phương tỉnh Cao Bằng cùng tự vệ nông trường và dân quân các xã Đại Tiến, Cánh Linh chống lại hai sư đoàn quân Trung Quốc. Nhân dân các dân tộc huyện Quảng Hòa tham gia vận chuyển lương thực, đạn dược, từ các kho ở Quảng Uyên lên trận địa phục vụ bộ đội chiến đấu. Nhiều thanh niên và dân quân đã tình nguyện ở lại chốt, sát cánh cùng bộ đội giữ chốt. Trong hai ngày 17 và 18-2, Trung đoàn 567 đã chiến đấu anh dũng, lập chiến công oanh liệt, được nhân dân mến gọi là “Trung đoàn Khâu Chỉa”, hay “Trung đoàn Phục Hòa”.

Nhằm thống nhất lãnh đạo, chỉ huy các lực lượng vũ trang ở Cao Bằng, ngày 20-2-1979, Bộ Chính trị quyết định thành lập Đảng ủy và Bộ chỉ huy Mặt trận Cao Bằng, do Đại tá Đàm Văn Ngụy làm Tư lệnh và đồng chí Dương Tường, Bí thư Tỉnh ủy làm Chính ủy. Nhiệm vụ của Bộ Tư lệnh mặt trận là lãnh đạo, chỉ huy lực lượng chiến đấu trên các hướng Hà Quảng, Quảng Hòa, Trà Lĩnh; tổ chức chốt chặn ở Nà Bao và khu mỏ Tĩnh Túc, xây dựng trận địa ở đèo Tài Hồ Xìn, ngăn chặn quân Trung Quốc đánh sâu vào nội địa, chuẩn bị đối phó với chiến tranh lan rộng. Lực lượng trực thuộc Bộ Tư lệnh gồm có Sư đoàn 346, Sư đoàn 311, hai trung đoàn bộ binh (567 và 852), các đơn vị vũ trang địa phương.

Để tăng cường lực lượng chiến đấu cho mặt trận Cao Bằng, Bộ Tư lệnh Quân khu 1 điều động Trung đoàn bộ binh 852 lên phòng ngự ở đèo Tài Hồ Sìn. Tiếp đó, quân khu huy động 1.300 chiến sĩ mới lên huyện Ngân Sơn, tăng cường lực lượng cho quân và dân Cao Bằng chiến đấu.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #49 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2016, 09:55:54 am »

Hướng ra mặt trận, tỉnh Bắc Thái lần lượt cử các tiểu đoàn 126 (huyện Võ Nhai), Tiểu đoàn 127, Tiểu đoàn 734 tự vệ Khu gang thép Thái Nguyên, Tiểu đoàn 735 tự vệ Công ty xây lắp luyện kim, Tiểu đoàn 737 tự vệ Công ty xây lắp cơ khí, Đại đội 23 cối 120 ly, Đại đội 73 công binh, Tiểu đoàn 736 dân quân, du kích các huyện Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ và thành phố Thái Nguyên lên chiến đấu và phục vụ chiến đấu ở mặt trận Cao Bằng.

Dựa vào thế quân đông, ngày 24-2, phía Trung Quốc tiến công đánh chiếm thị xã Cao Bằng và mở rộng đánh chiếm một số vùng xung quanh. Cao Bằng trở thành chiến trường đánh giặc khắp nơi. Ngày 26-2, Trung đoàn 582 đánh tan cuộc tiến công quy mô lớn của quân Trung Quốc ở Tài Hồ Sìn. Tiểu đoàn pháo binh D74 bố trí ở đèo Cao Bắc, bắn vào các vị trí trong thị xã Cao Bằng. Tiểu đoàn 127 đánh ở khu vực ngã ba Khau Đồn. Tiểu đoàn 20 bộ đội địa phương tỉnh Cao Bằng và Tiểu đoàn 45 đặc công liên tục tiến công thị xã và dọc đường số 4. Ngày 28-2, bộ đội ta lập công lớn ở Ngườm Kim.

Phối hợp với hoạt động tác chiến của các đơn vị bộ đội, lực lượng dân quân tự vệ tham gia chiến đấu ở nhiều nơi. Đó là dân quân xã Hoàng Tung, dân quân xã Đại Tiến (Hòa An), phân đội nữ dân quân Hà Quảng, trung đội tự vệ khu phố Tân An (thị xã Cao Bằng)… kiên trì bám trụ chiến đấu. Nhiều thanh niên các làng bản tự nguyện phối hợp với bộ đội chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu.

Nhằm phát huy sức mạnh của thế trận chiến tranh nhân dân địa phương. Bộ Tư lệnh Mặt trận Cao Bằng chủ trương chấn chỉnh tổ chức, củng cố lực lượng. Cuối tháng 2-1979, cơ quan chỉ huy hướng tây Cao Bằng được thành lập, do đồng chí Ma Văn Minh - Phó Tư lệnh Mặt trận làm Chỉ huy trưởng và đồng chí Đinh Huy Thiêm phụ trách chính trị. Lực lượng trực thuộc có hai tiểu đoàn (126, 127), trung đội công an nhân dân vũ trang, Tiểu đoàn 734 tự vệ gang thép Thái Nguyên và một số đại đội dân quân du kích xã Minh Tâm tổ chức chiến đấu, bảo vệ khu mỏ Tĩnh Túc (Nguyên Bình).

Theo đề nghị của Bộ Tư lệnh Mặt trận Cao Bằng, ngày 1-3-1979, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 206/QĐ-QP chấn chỉnh Sư đoàn 473 thuộc Tổng cục Xây dựng kinh tế thành sư đoàn bộ binh, mang phiêu hiệu Sư đoàn 311 chuyển trực thuộc Mặt trận Cao Bằng. Dưới sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh Mặt trận Cao Bằng, hàng nghìn cán bộ, học sinh, dân quân tự vệ phối hợp với bộ đội ngày đêm đào công sự, hầm hào, hình thành tuyến phòng ngự kéo dài từ Tài Hồ Sìn đến Ngân Sơn. Những ngày đầu tháng 3-1979, quân và dân Cao Bằng tiếp tục chiến đấu, gây nhiều khó khăn và thiệt hại cho địch.

Trên mặt trận Hoàng Liên Sơn (Lào Cai, Yên Bái) thuộc Quân khu 2, từ 4 giờ đến 6 giờ ngày 17-2, quân Trung Quốc dùng pháo binh bắn phá một số mục tiêu trong lãnh thổ nước ta. Sau đó, huy động 2 quân đoàn (13, 14), một sư đoàn (quân đoàn 50) cùng một số trung đoàn địa phương, có 100 xe tăng, xe bọc thép và 450 khẩu pháo hỗ trợ, chia làm hai cánh: một cánh do Quân đoàn 13 đảm nhiệm tiến công theo hữu ngạn sông Hồng đánh thị xã Lào Cai và thị xã Cam Đường, một cánh do Quân đoàn 14 theo tả ngạn sông Hồng đánh vào Mường Khương, Bản Phiệt, Phố Lu.

Cuộc chiến đấu trên mặt trận Hoàng Liên Sơn diễn ra quyết liệt. Ở Mường Khương, sáng ngày 17-2, Đại đội 11 công an nhân dân vũ trang (Trung đoàn 16) đánh chặn, buộc quân Trung Quốc phải rút về bên kia biên giới. Tiếp đó, Đại đội 11 và dân quân tự vệ Nông trường Mường Khương đánh tan 11 đợt tiến công vào Na Khuy. Ở Pha Long, bộ đội và tự vệ Nông trường Pha Long phối hợp chiến đấu dũng cảm. Các lực lượng vũ trang ta đánh chặn quyết liệt ở khu vực Na Lốc, Nậm Chảy, Pha Long và thị trấn Mường Khương. Tại Bát Xát, Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 192 bộ đội địa phương tỉnh Hoàng Liên Sơn) chốt giữ các điểm cao 90, 340, Cốc Xam, Trại Cá, Lều Nương, Quang Kim, đánh trả quyết liệt các đợt tiến công của quân Trung Quốc.

Ở khu vực thị xã Lào Cai, bộ đội địa phương, công an nhân dân vũ trang và dân quân tự vệ kiên cường chiến đấu, giữ vững từng mét hào, căn nhà, dãy phố. Các lực lượng vũ trang thị xã đẩy lùi nhiều đợt tiến công ở các tiểu khu Duyên Hải, Kim Tân, Phố Mới, Cốc Lừu, Pháo đài… Ngày 19-2, quân Trung Quốc chiếm thị xã Lào Cai. Tại những nơi khác, các lực lượng vũ trang ta đẩy mạnh hoạt động. Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 118), Sư đoàn 345 (Quân khu 2) tổ chức phòng ngự ở các điểm cao 255, 518, Không Tên, làng Hoi anh dũng chiến đấu, đánh tan hàng chục đợt tiến công của quân Trung Quốc.

Ngày 24-2, phía Trung Quốc tập trung hai quân đoàn (13, 14) và Sư đoàn 149 (quân đoàn 50), có xe tăng và pháo binh hỗ trợ, mở cuộc tiến công lớn vào sâu trong lãnh thổ ta, trong đó tập trung lực lượng lớn, chia làm ba cánh mở cuộc tiến công vào thị xã Cam Đường và chiếm thị xã ngày 25-2-1979.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM