Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 10:52:27 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử quân sự Việt Nam - Tập 13  (Đọc 46449 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #60 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2016, 09:56:31 pm »

Thực hiện đường lối chiến lược kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế của Đảng và Nhà nước, trong lúc một bộ phận lực lượng chủ yếu làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, bộ phận còn lại tham gia lao động sản xuất, xây dựng kinh tế đất nước. Các lực lượng vũ trang nhân dân khắc phục khó khăn vừa làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, vừa làm nhiệm vụ xây dựng đất nước. Đối với bộ đội chủ lực, Quân ủy Trung ương chủ trương đi đôi với việc giảm quân số, đẩy mạnh lao động sản xuất từng bước cải thiện đời sống bộ đội, bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, xúc tiến việc xây dựng công nghiệp quốc phòng trong cơ cấu công nghiệp chung của cả nước.

Đối với các lực lượng vũ trang, lao động sản xuất, xây dựng kinh tế được xác định là một nhiệm vụ quan trọng, góp phần xây dựng đất nước. Các lực lượng vũ trang nhân dân khắc phục khó khăn vừa làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, vừa làm nhiệm vụ lao động sản xuất, xây dựng kinh tế. Đối với bộ đội chủ lực, đi đôi với việc giảm dần quân số, thực hiện đẩy mạnh lao động sản xuất, từng bước cải thiện đời sống bộ đội, bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, xúc tiến việc xây dựng công nghiệp quốc phòng trong cơ cấu công nghiệp chung của cả nước.

Chấp hành mệnh lệnh của Bộ Quốc phòng, các đơn vị tổ chức quán triệt hai nhiệm vụ: “Sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, tăng gia sản xuất xây dựng kinh tế là nhiệm vụ rất quan trọng”. Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng về nhiệm vụ quân đội làm kinh tế, Bộ Quốc phòng quyết định tổ chức các cơ quan, đơn vị chuyên làm kinh tế theo quy hoạch quốc phòng với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội trong thế trận chung bảo vệ Tổ quốc để khi cần chuyển sang làm nhiệm vụ chiến đấu. Một số binh đoàn được thành lập làm nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế và sẵn sàng chiến đấu tại chỗ; đồng thời cùng các lực lượng, lực lượng an ninh địa phương giữ vững trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đóng quân. Tăng gia sản xuất trở thành phong trào rộng rãi trong toàn quân.

Cơ quan hậu cần các cấp trong toàn quân thành lập hệ thống cơ quan sản xuất lương thực, thực phẩm, giúp các đơn vị chỉ đạo sản xuất lương thực, thực phẩm. Ngày 16-5-1980, Bộ Quốc phòng quyết định chuyển Cục Nông lâm trực thuộc Tổng cục Hậu cần chỉ đạo công tác sản xuất lương thực, thực phẩm toàn quân. Ngày 16-6-1980, thành lập Cục Kế hoạch kinh tế giúp Bộ Quốc phòng nghiên cứu đề xuất kế hoạch quân đội làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế và hướng dẫn theo dõi việc thực hiện kế hoạch để Bộ chỉ đạo các đơn vị làm kinh tế, hoàn thành các chỉ tiêu được giao.

Tiếp theo, ngày 11-7-1980, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Binh đoàn 23 trồng cao su ở miền Đông Nam Bộ trực thuộc Quân khu 7 và Binh đoàn 318 làm dầu khí ở Vũng Tàu trực thuộc Bộ Quốc phòng. Ngày 20-9-1980, thành lập Binh đoàn 773 làm cà phê, trồng rừng và cây lương thực ở Tây Nguyên trực thuộc Quân khu 5.

Quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị về nhiệm vụ quân đội xây dựng kinh tế trong 5 năm (1981-1985), các đơn vị trong quân đội hiệp đồng với các ngành, các cơ quan nhà nước có liên quan, tổ chức lực lượng hình thành 4 binh đoàn gồm 13 sư đoàn và 12 trung đoàn chuyên xây dựng kinh tế. Các bộ chuyên ngành thành lập 11 xí nghiệp liên hợp và 17 xí nghiệp khác.

Để giúp Bộ Quốc phòng chỉ đạo quân đội thực hiện nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế, Hội đồng Bộ trưởng quyết định thành lập Tổng cục Kinh tế trực thuộc Bộ Quốc phòng. Trong khi đó, Binh đoàn 12 làm nhiệm vụ xây dựng cầu đường, ngoài ra binh đoàn còn nhận thêm hai tuyến đường sắt Na Dương - Mai Pha và Cam Đường - Phố Lu. Sư đoàn 319 xây dựng Nhà máy điện Phả Lại và làm đường sắt Chí Linh - Phả Lại. Sư đoàn 15 công binh làm thủy lợi phục vụ sản xuất lương thực, thực phẩm ở Tây Nam Bộ. Nông trường 1A ở Ba Vì chuyên trồng cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi. Bộ Quốc phòng còn thành lập Binh đoàn 11 xây dựng và chuẩn bị lực lượng tham gia công trình thủy điện sông Đà và một số công trình khác do Nhà nước giao cho; đồng thời tổ chức một số đơn vị làm nhiệm vụ kinh tế trực thuộc các quân khu, khi xảy ra chiến tranh làm nhiệm vụ chiến đấu.

Thực hiện chủ trương kết hợp kinh tế với quốc phòng, đến năm 1985, quân đội ta đã xây dựng được 22 khu vực kinh tế trên các địa bàn chiến lược quan trọng (Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, ven biển, đồng bằng sông Hồng, miền núi, trung du phía Bắc). Đây là thế trận chiến lược của nền quốc phòng toàn dân, của cả nước mà lực lượng vũ trang làm nòng cốt trong lao động xây dựng đất nước và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Ngoài các đơn vị chuyên lao động xây dựng kinh tế, các đơn vị và cơ quan trong toàn quân vừa làm tốt nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, vừa tích cực, chủ động tăng gia sản xuất tại chỗ, tự túc một phần lương thực, thực phẩm, góp phần ổn định và cải thiện đời sống, sinh hoạt của bộ đội(1).


(1) Phong trào sản xuất lương thực, thực phẩm trong toàn quân bước đầu đã thu được kết quả. Năm 1980, các đơn vị thu được 6 vạn tấn lương thực, 8 nghìn tấn thịt, cá, 1.200 tấn đậu, lạc, vừng và hàng nghìn tấn rau xanh, góp phần khắc phục khó khăn, cải thiện bữa ăn cho bộ đội.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #61 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2016, 09:57:01 pm »

Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và cơ quan quân sự huyện xác định nhiệm vụ xây dựng kinh tế ở từng đơn vị, từng vùng, tập trung xây dựng các công trình cơ bản, công trình trọng điểm, công trình đầu mối, xây dựng vùng kinh tế mới theo kế hoạch kết hợp kinh tế với quốc phòng trong nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, bưu điện, xây dựng cơ bản, y tế. Cơ quan quân sự các địa phương giúp cấp ủy, chính quyền và huy động lực lượng vũ trang địa phương thực hiện tốt hai nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ cơ sở, bảo vệ địa phương, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng kinh tế. Đồng thời, chỉ đạo lực lượng vũ trang địa phương tiến hành sản xuất tự túc và chỉ đạo, chỉ huy tổ chức lực lượng dân quân tự vệ trên các công trình lao động xây dựng kinh tế, góp phần xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Các phong trào “Công trình dân quân tự vệ”, “Ngày dân quân tự vệ” phát triển sâu rộng từ thôn, bản, làng, xã đến xí nghiệp, nhà máy… góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kinh tế ở từng cơ sở, các ngành, theo kế hoạch, quy định thống nhất của Đảng và Nhà nước.

Ở các địa bàn trọng điểm như biên giới, hải đảo, ven biển, lực lượng vũ trang địa phương đã kết hợp kinh tế với quốc phòng, đầu tư phát triển những ngành nghề vừa có tầm quan trọng về kinh tế, vừa cấp thiết đối với xây dựng quốc phòng, nhằm xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân trong khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố.

Đồng thời với việc chấn chỉnh tổ chức, biên chế, ngày 29-7-1980, Thường vụ Quân ủy Trung ương ra Chỉ thị về Tổ chức sinh hoạt chính trị, tập huấn quân sự để quán triệt đường lối quân sự của Đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiếp đó, ngày 9-2-1981, Ban Bí thư ra Chỉ thị về việc Tiếp tục thực hiện cuộc vận động phát huy bản chất tốt đẹp, nâng cao sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang nhân dân trong 2 năm 1984-1985. Nội dung Chỉ thị của Ban Bí thư và Quân ủy Trung ương thể hiện rõ những yêu cầu mới như: ý chí mạnh, trách nhiệm cao, kỷ luật nghiêm, đoàn kết tốt, nâng cao ý thức và năng lực làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật, cơ sở vật chất, nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo, tổ chức, chỉ huy, quản lý, xây dựng cơ sở vững mạnh; đoàn kết quân dân, đoàn kết quốc tế; tổ chức đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội.

Thực hiện nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng, trong 6 tháng đầu năm 1981, triển khai nhiệm vụ kinh tế dưới sự lãnh đạo của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, các lực lượng vũ trang nghiêm chỉnh chấp hành, hầu hết các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra đều đạt yêu cầu kế hoạch. Các bộ, ngành và các địa phương phối hợp với Bộ Quốc phòng triển khai xây dựng kinh tế, phân công rõ trách nhiệm giữa quân đội, các lực lượng vũ trang với các ngành và địa phương dưới sự chỉ đạo thống nhất của Hội đồng Bộ trưởng.

Để chủ động bảo đảm tài chính cho các đơn vị thực hiện nhiệm vụ chiến đấu và lao động sản xuất, Cục Tài vụ lập dự án ngân sách quốc phòng 5 năm (1981-1985) xác định: Tăng cường bảo đảm kỹ thuật, giữ vững bảo quản tốt vũ khí, khí tài, phương tiện. Đẩy mạnh sản xuất và phục chế phụ tùng, xây dựng thêm kho, xưởng để cất giữ và sửa chữa vũ khí, trang bị, phương tiện; chú trọng xây dựng các công trình phục vụ chiến đấu ở biên giới, hải đảo. Trên cơ sở chế độ, tiêu chuẩn quy định, các đơn vị cố gắng ổn định mức sinh hoạt vật chất, tinh thần cho bộ đội, nhất là bộ đội đang chiến đấu ở tuyến trước và các lực lượng vũ trang làm kinh tế.

Thực hiện nhiệm vụ được giao, đến năm 1983, các đơn vị bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương ở vùng biên giới phía Bắc đã sửa chữa và làm mới 8.700 km đường (làm mới 2.800 km). Ở vùng biên giới Tây Nam, bộ đội kết hợp với các lực lượng vũ trang địa phương tu sửa và làm mới 11.000 km đường phục vụ nhiệm vụ quốc phòng và phát triển kinh tế địa phương. Tại Tây Nguyên và vùng đồng bằng sông Cửu Long, quân đội tham gia xây dựng kinh tế đã hình thành hệ thống nông, lâm trường, kết hợp với việc phát triển mạng đường sá, làm thủy lợi, trồng lúa, xây dựng các trạm thủy điện, góp phần tạo ra nhiều vùng nông, lâm, công nghiệp. Khu vực đồng bằng ven biển nhiều đơn vị tích cực tham gia cùng lực lượng vũ trang địa phương, dân quân tự vệ quai đê lấn biển.

Trong 5 năm (1981-1985), các đơn vị quân đội đã khai hoang được 8.700 ha, trồng mới 3.000 ha cao su, 850 ha cà phê, 12.970 ha rừng, hoàn thành 1.500 km đường các loại (31 km đường sắt); đồng thời tham gia xây dựng công trình thủy điện sông Đà và nhiệt điện Phả Lại… Những kết quả đạt được bước đầu khẳng định: Chủ trương nhiệm vụ và phương thức làm kinh tế, kết hợp kinh tế với quốc phòng mà Bộ Chính trị và Hội đồng Bộ trưởng giao cho các lực lượng vũ trang nhân dân là đúng đắn, góp phần vào công việc xây dựng đất nước, xây dựng tiềm lực quân sự, củng cố quốc phòng vững mạnh.

Trước tình hình lực lượng vũ trang phát triển nhanh đòi hỏi đội ngũ cán bộ lớn, ngày 7-6-1980, Quân ủy Trung ương ra Nghị quyết số 59/NQ/QU-A về củng cố quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang, đối với công tác cán bộ. Nghị quyết xác định: Tích cực giải quyết nhu cầu về số lượng cán bộ bảo đảm hợp lý, cân đối, đồng bộ, giữ tỷ lệ khoảng 17,5% tổng quân số; đến năm 1985 đào tạo bổ túc được 12 đến 13 vạn cán bộ và xây dựng được 10 đến 12 vạn sĩ quan dự bị.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #62 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2016, 09:58:09 pm »

Thực hiện Nghị quyết của Quân ủy Trung ương, hệ thống nhà trường quân đội được chấn chỉnh, củng cố và phát triển cả về tổ chức và quy mô đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ các cấp. Ngày 27-8-1980, Quân ủy Trung ương ra Chỉ thị số 126 về tổ chức hệ thống nhà trường quân đội. Ngày 23-10-1980, Bộ Quốc phòng quyết định chấn chỉnh hệ thống các trường đào tạo sĩ quan hợp nhất và đổi tên một số trường sĩ quan. Cũng trong tháng 10-1980, Bộ Quốc phòng thành lập Trường sĩ quan chỉ huy kỹ thuật ôtô, Trường sĩ quan kỹ thuật Vũ khí đạn, Trường sĩ quan Lục quân 3, Trường Đại học ngoại ngữ quân sự, Trường sĩ quan Pháo phòng không (cơ sở II đào tạo cán bộ ở phía Nam).

Để đáp ứng tình hình mới, tháng 12-1981, Bộ Quốc phòng thành lập Học viện Kỹ thuật quân sự trên cơ sở Trường Đại học Kỹ thuật quân sự và Học viện Quân y trên cơ sở Trường Đại học Quân y; đồng thời đổi tên Học viện Chính trị thành Học viện Chính trị - quân sự, Học viện Quân sự thành Học viện Lục quân. Học viện Quân sự cao cấp thành Học viện Quân sự cấp cao thuộc Bộ Quốc phòng. Các trường đào tạo thợ sửa chữa vũ khí đạn dược, xe tăng thiết giáp, các trường hạ sĩ quan kỹ thuật sửa chữa ô tô và các loại xe, khí tài cho toàn quân cũng được thành lập.

Ngày 30-1-1982, Thường vụ Quân ủy Trung ương ra Nghị quyết số 36-NQ/QW về công tác nhà trường quân đội trong 5 năm (1981-1985). Nghị quyết xác định rõ nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ thường trực và dự bị, đáp ứng cả về số lượng và chất lượng, chuẩn bị đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, hiện đại.

Ngày 16-2-1982, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 24/HĐBT về hệ thống các học viện, trường đại học và cao đẳng làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam là một bộ phận trong hệ thống các học viện, trường đại học của Nhà nước được hưởng chính sách, chế độ áp dụng cho học viện, trường đại học và cao đẳng trong cả nước(1). Tiếp đó, ngày 11-9-1985, Hội đồng Bộ trưởng ra Chỉ thị về việc kiện toàn các trường quân sự địa phương, tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương.

Hệ thống các học viện, nhà trường quân đội được củng cố và phát triển tương đối hoàn chỉnh về cơ cấu tổ chức đã thực hiện tốt việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo hai trình độ học vấn trung cấp và cao cấp, theo hệ chương trình đào tạo cơ bản dài hạn và hệ chương trình đào tạo bổ túc ngắn hạn cho cả sĩ quan chỉ huy và cơ quan chỉ huy các binh đoàn chủ lực và cán bộ làm công tác quân sự địa phương.

Thời gian này, theo thỏa thuận giữa Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Liên Xô, quân đội ta có cố vấn và chuyên gia quân sự của Liên Xô ở một số quân khu, quân đoàn, quân chủng và binh chủng đã tạo điều kiện cho ta nghiên cứu, học tập thêm những kinh nghiệm của bạn, đặc biệt là việc tổ chức lực lượng và sử dụng các loại vũ khí, khí tài mới trong tác chiến hiện đại.

Để đáp ứng đòi hỏi của nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Tổng cục Chính trị cùng các cơ quan Bộ Quốc phòng và lãnh đạo chỉ huy các đơn vị toàn quân đã nghiên cứu, hoàn chỉnh việc bổ sung, sửa đổi Luật nghĩa vụ quân sự và Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt nam (ban hành từ năm 1958, năm 1962 và năm 1965), báo cáo Quân ủy Trung ương trình Quốc hội thông qua. Ngày 30-12-1981, sau khi thảo luận, xem xét, Dự thảo Luật nghĩa vụ quân sự và Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ Quốc phòng soạn thảo, đã được Quốc hội khóa VII kỳ họp thứ hai thông qua.

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, ngày 10-1-1982, Hội đồng Nhà nước công bố Luật nghĩa vụ quân sự gồm 11 chương, 4 mục, 73 điều và Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam thay cho Luật nghĩa vụ quân sự năm 1960, các luật sửa đổi, bổ sung năm 1965 và Luật về chế độ phục vụ của sĩ quan Quân đội nhân dân năm 1958. Đến ngày 18-4-1982, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 564/QP ban hành quy định cụ thể về việc thi hành hai luật nói trên.

Có thể nói, hai đạo luật được ban hành là sự kiện chính trị - quân sự lớn của đất nước, trực tiếp cổ vũ cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang và thế hệ trẻ trong toàn quốc phát huy truyền thống yêu nước, thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, góp phần xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, từng bước hiện đại, tăng cường sức mạnh quốc phòng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.


(1) Thời điểm này, toàn quân có 6 học viện (Học viện Quân sự cấp cao, Học viện Chính trị - Quân sự, Học viện Lục quân, Học viện Hậu cần, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Quân y) và 2 trường đài học, cao dẳng quân sự (Đại học Ngoại ngữ quân sự, các trường Sĩ quan Lục quân I, II, III; Trường Sĩ quan Hậu cần, Trường sĩ quan Kỹ thuật, Trường Sĩ quan Tài chính, Trường Sĩ quan Vũ khí - đạn, Trường Sĩ quan Bản đồ, Trường Sĩ quan Pháo binh, Trường Sĩ quan Đặc công, Trường Sĩ quan Pháo Phòng không, Trường Sĩ quan Phòng hóa, Trường Sĩ quan Biên phòng, Trường Sĩ quan Chỉ huy - Kỹ thuật Không quân, Trường Sĩ quan Chỉ huy - Kỹ thuật Hải quân, Trường Sĩ quan Chỉ huy - Kỹ thuật tên lửa - ra đa, Trường Sĩ quan Chỉ huy - Kỹ thuật xe tăng, Trường Sĩ quan Chỉ huy - Kỹ thuật Thông tin, Trường Sĩ quan Chỉ huy - Kỹ thuật Công binh, Trường Sĩ quan Chỉ huy - Kỹ thuật ôtô).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #63 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2016, 09:59:23 pm »

Ngay sau khi Hội đồng Nhà nước công bố Luật nghĩa vụ quân sự và Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới, từ ngày 15 đến ngày 19-1-1982, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ toàn quân lần thứ III. Đại hội thảo luận, đóng góp ý kiến bổ sung, sửa đổi và nhất trí cao với Dự thảo các văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương (khóa IV) trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng; thảo luận và quyết nghị những chủ trương, biện pháp khắc phục khó khăn trong lãnh đạo, tổ chức xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng trong 5 năm (1981-1985), góp phần quan trọng chuẩn bị Đại hội lần thứ V của Đảng.

Để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ III và sớm đưa Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam vào cuộc sống, vừa chuẩn bị cho xây dựng lực lượng cả trước mắt và lâu dài theo yêu cầu mới, ngày 30-1-1962, Thường vụ Quân ủy Trung ương họp, ra Nghị quyết số 36-NQ/QU về công tác nhà trường trong quân đội 5 năm (1981-1985), Nghị quyết xác định rõ nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ thường trực và dự bị, đáp ứng cả về số lượng và chất lượng nêu trong Nghị quyết ngày 28-12-1979 của Quân ủy Trung ương về Quy hoạch dài hạn đội ngũ cán bộ từ năm 1979 đến năm 1985 đã quy định để chuẩn bị đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, hiện đại trước bối cảnh mới của đất nước.

Do tình hình phát triển lực lượng quá nhanh, nên một bộ phận đơn vị chất lượng chưa tương xứng với số lượng. Năm 1980, trước những diễn biến phức tạp của tình hình cách mạng, cán bộ đảng viên trong các lực lượng vũ trang nhân dân, bên cạnh những mặt tích cực, vẫn còn một số cán bộ, đảng viên đã bộc lộ những biểu hiện tiêu cực, mơ hồ trước âm mưu của địch, bị quan, thiếu tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.

Trước tình hình đó, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang được tiến hành tích cực. Các cơ quan, đơn vị tập trung làm tốt công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng, bảo đảm đúng kế hoạch, nội dung chương trình quy định cho từng cấp, từng đối tượng cán bộ, chiến sĩ, đảng viên, đoàn viên, thanh niên. Các cơ quan, đơn vị kết hợp giáo dục với tuyên truyền làm công tác tư tưởng đối với bộ đội, chủ động trước những diễn biến phức tạp trong nước và trên thế giới. Các đảng bộ trong các lực lượng vũ trang đều xây dựng chi bộ, đảng bộ trong sạch vững mạnh. Đây là động lực chủ yếu giúp cán bộ, chiến sĩ vượt lên những khó khăn thử thách mới.

Theo sự chỉ đạo của Tổng cục Chính trị, trong hai năm 1980-1981, các cơ quan, đơn vị đã tổ chức sinh hoạt chính trị, các lớp chính trị tại chức và các buổi thông báo tình hình, thông qua việc kiểm tra tư cách đảng viên trong đợt phát thẻ Đảng kết hợp với mọi hoạt động và sinh hoạt đảng, chính quyền và sinh hoạt quần chúng trong cơ quan, đơn vị để làm cho cán bộ, đảng viên hiểu rõ tình hình đất nước, đánh giá đúng thành tích và khuyết điểm, thuận lợi và khó khăn; nắm vững hơn những vấn đề cơ bản của đường lối nhiệm vụ quân sự của Đảng. Nội dung học tập tập trung khẳng định về tinh thần kiên định theo đường lối Đại hội Đảng lần thứ IV, đề cao cảnh giác chống chiến tranh tâm lý của địch, bảo vệ đường lối của Đảng, bảo vệ tổ chức Đảng, Nhà nước; cán bộ, đảng viên có phẩm chất trong sáng, phân biệt đúng sai, củng cố lòng tin vào sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, nâng cao sức mạnh chiến đấu của tổ chức Đảng, đề cao trách nhiệm quản lý cán bộ chỉ huy các cấp, củng cố tốt quan hệ nội bộ, tích cực chăm lo giải quyết kịp thời những vấn đề thiết yếu về đời sống của quần chúng. Nhờ được nâng cao về trình độ chính trị và tư tưởng, cán bộ, đảng viên đã xác định rõ thái độ dúng đắn trong thời kỳ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Công tác tư tưởng ở mọi cấp trong các lực lượng vũ trang đã góp phần nâng cao nhận thức, củng cố quyết tâm chiến đấu của bộ đội, cổ vũ cán bộ, chiến sĩ phấn đấu hoàn thành tốt hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Mặt khác, Tổng cục Chính trị và các đơn vị còn phối hợp với các ngành chức năng của Đảng và chính quyền các cấp tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đường lối, nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ quốc phòng của Đảng và Nhà nước, phát huy tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ Tổ quốc trong thế hệ trẻ, huy động được sức mạnh toàn dân tham gia vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước và làm nghĩa vụ quốc tế đối với Lào và Campuchia.

Giáo dục quốc phòng cho toàn dân và tổ chức huấn luyện quân dự bị là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Ngay từ tháng 6 đến tháng 12-1979, Thủ tướng Chính phủ đã ra các Nghị quyết số 228/TTg và 378/TTg về giáo dục quốc phòng nhân dân, tổ chức huấn luyện quân dự bị đối với sinh viên tốt nghiệp đại học. Ngày 23-8-1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị Tăng cường giáo dục quốc phòng cho nhân dân, có chuẩn bị cho thé hệ trẻ sẵn sàng làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Những chỉ thị và quyết định của Đảng, Chính phủ được các cấp, các ngành trong cả nước thực hiện nghiêm túc, đã góp phần động viên hàng chục vạn thanh niên tình nguyện vào quân đội làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc và lao động xây dựng đất nước.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #64 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2016, 10:02:29 pm »

Ngày 21-10-1981, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 115/HĐBT thành lập Ban chỉ đạo giáo dục quốc phòng nhân dân các cấp: Trung ương, tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương, huyện, quận và cấp tương đương. Đại tướng Hoàng Văn Thái, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm chủ tịch. Nhiệm vụ là hướng dẫn Ban chỉ đạo giáo dục quốc phòng nhân dân các cấp tổ chức thực hiện công tác giáo dục quốc phòng nhân dân; phối hợp với các ngành và đoàn thể nhân dân xây dựng kế hoạch dài hạn và kế hoạch hằng năm và giáo dục quốc phòng, gồm kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, kế hoạch tài chính và ngân sách, kế hoạch hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa… trình Chính phủ xét duyệt và ban hành các chế độ, chính sách, tạo điều kiện hoạt động giáo dục quốc phòng hiệu quả. Bộ Quốc phòng và Bộ chỉ huy quân sự các cấp, lập một tổ chức chuyên trách giúp Ban chỉ đạo giáo dục quốc phòng nhân dân điều hành công việc.

Từ ngày 27 đến ngày 31-3-1982, tại Hà Nội diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng. Đại hội đã thảo luận các văn kiện do Ban Chấp hành Trung ương (khóa IV) soạn thảo trình Đại hội và thông qua những quyết định quan trọng về xây dựng đất nước, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành của bộ máy nhà nước, động viên toàn dân phấn đấu vượt qua khó khăn về kinh tế - xã hội, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Đại hội xác định rõ phương hướng nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang, củng cố quốc phòng: “Phải động viên những cố gắng cao nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân kiên quyết đánh thắng kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch, đồng thời bảo đảm cho đất nước luôn luôn sẵn sàng và đủ sức mạnh để đánh thắng kẻ thù trong bất cứ tình huống nào… Để đáp ứng yêu cấu xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng và yêu cầu của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, phải tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang; đồng thời phải thực hiện đầy đủ chế độ một người chỉ huy bảo đảm cho người chỉ huy phát huy được đầy đủ trách nhiệm của mình… hạ quyết tâm và xử trí các tình huống một cách chủ động, quyết đoán chính xác, kịp thời và bộ đội hành động kiên quyết, khẩn trương để giành thắng lợi, hoàn thành tốt nhiệm vụ”(1).

Thực hiện nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng, ngày 20 tháng 4 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 71/HĐBT thành lập Vụ Các vấn đề quốc phòng và động viên nền kinh tế quốc dân (Vụ 1) thuộc Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các ngành, các địa phương thực hiện kế hoạch động viên nền kinh tế quốc dân, sẵn sàng đáp ứng khi chiến tranh xảy ra và các vấn đề quốc phòng đất nước.

Ngày 26-4-1982, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định về quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và lễ phục của Quân đội nhân dân Việt Nam và Nghị quyết số 129/HĐBT của Quân đội nhân dân Việt Nam và Nghị quyết số 129/HĐBT ngày 4-3-1982 về nhiệm vụ xây dựng kinh tế của Quân đội trong 5 năm (1981-1985).

Về nhiệm vụ công tác đảng trong Quân đội, ngày 15-12-1982, Bộ Chính trị (khóa V) ra Nghị quyết số 07-NQ/TW Về việc đổi mới, hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội nhân dân Việt Nam, sự nghiệp quốc phòng và thực hiện chế độ một người chỉ huy trong quân đội. Đây là một sự kiện nổi bật có tác dụng lớn trực tiếp và ảnh hưởng lâu dài đến sự lãnh đạo của Đảng, công tác đảng, công tác chính trị trong toàn quân.

Đầu năm 1983, toàn quân thực hiện Nghị quyết số 07 của Bộ Chính trị (khóa V) nhưng còn nhiều lúng túng trong chấp hành cơ chế lãnh đạo mới của Đảng. Để đảm bảo việc tổ chức thực hiện cơ chế nghiêm túc và thống nhất trong toàn quân, Tổng cục Chính trị đã gấp rút trình Ban Bí thư Trung ương Đảng các quy định cụ thể hóa Nghị quyết 07 của bộ Chính trị.

Sau khi xem xét, ngày 12-8-1983, Ban Bí thư Trung ương Đảng đề ra 4 quy định như sau: Quy định về tổ chức hội đồng quân sự các cấp trong Quân đội nhân dân Việt Nam; quy định về tổ chức cơ quan chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam; quy định về tổ chức ủy ban kiểm tra Đảng các cấp trong Quân đội nhân dân Việt Nam và quy định về tổ chức cơ sở Đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Trên cơ sở đó, đến ngày 12-8-1983, Ban Bí thư Trung ương Đảng quy định về “Tổ chức cơ quan chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam”; quy định về “Tổ chức ủy ban kiểm tra Đảng các cấp trong Quân đội nhân dân Việt Nam”, quy định về “Tổ chức cơ sở Đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam”.

Trải qua gần 40 năm đấu tranh đầy gian khổ, hy sinh Đảng cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân cả nước đạt được những thành tựu kỳ diệu, đó là đã sản sinh ra và tôi luyện được một quân đội kiểu mới làm tốt ba chức năng chiến đấu, sản xuất, công tác. Trong những thời kỳ cách mạng ở khúc ngoặt quyết định, hoặc gặp thử thách quyết liệt, thì quân đội ấy vẫn tuyệt đối “Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Bản chất cách mạng và truyền thống vẻ vang đó đã trở thành giá trị tinh thần văn hóa cao quý của lực lượng vũ trang nhân dân, Quân đội nhân dân Việt Nam và của toàn thể dân tộc Việt Nam.


(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 43, tr. 54.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #65 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2016, 10:04:24 pm »

Lực lượng vũ trang nhân dân, Quân đội nhân dân Việt Nam được xây dựng và trưởng thành, trước hết là do Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện từ phong trào đấu tranh cứu nước của nhân dân suốt mấy chục năm qua, đã thực hiện đầy đủ những nguyên tắc bất di bất dịch: Đảng lãnh đạo quân đội tuyệt đối, trực tiếp, toàn diện(1). Để thực hiện nguyên tắc đó, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí minh đã xác lập và từng bước hoàn chỉnh cơ chế lãnh đạo đối với Quân đội nhân dân Việt Nam. Cơ chế ấy đã tồn tại, phát huy sức mạnh trong xây dựng về chính trị, giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo quân đội bằng nhiều hình thức qua từng thời kỳ, từng giai đoạn xây dựng, chiến đấu của lực lượng vũ trang nhân dân, Quân đội nhân dân Việt Nam.

Với cơ chế này, thực tế lịch sử đã khẳng định đây là vấn đề mấu chốt quyết định sự phát triển, trưởng thành về mặt chính trị, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp và phát huy sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang nhân dân nói chung, quân đội ta nói riêng. Thực hiện cơ chế đó, quân đội ta tiếp tục giành thắng lợi to lớn trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Sau cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, ngày 29-5-1979, Thường vụ Quân ủy Trung ương ra Nghị quyết số 172-QU/TW Về thực hiện chế độ một thủ trưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Từ tháng 6-1979 trở đi, trong quân đội bắt đầu triển khai áp dụng thí điểm chế độ “một người chỉ huy” ở một số đơn vị.

Ngày 30-9-1980, Bộ Quốc phòng ban hành Quy định số 800/QĐ-QP về thực hiện chế độ “một người chỉ huy” trong quân đội, có hiệu lực từ ngày 1-10-1980. Đây là bước khởi đầu của việc thay đổi cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với quân đội để đi đến Nghị quyết số 07/NQ/TW ngày 15-12-1982 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa V).

Nội dung Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị có 4 phần. Phần thứ nhất xác định những vấn đề cơ bản trong cơ chế lãnh đạo mới của Đảng, trong đó cốt lõi nhất là 4 nguyên tắc được nêu rõ:

“1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng mà thường xuyên và trực tiếp là Bộ Chính trị lãnh đạo trực tiếp, tập trung thống nhất về mọi mặt Quân đội nhân dân Việt Nam.

2. Trên cơ sở Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo trực tiếp, tập trung, thống nhất về mọi mặt Quân đội nhân dân Việt Nam, thực hiện chế độ một người chỉ huy ở tất cả các cấp trong quân đội. Để tăng cường cho chế độ một người chỉ huy, thành lập Hội đồng quân sự ở Bộ Quốc phòng, các tổng cục, các quân khu, quân đoàn, quân chủng và binh chủng, với tính chất là một tổ chức lãnh đạo tập thể.

3. Bỏ hệ thống cấp ủy Đảng từ Quân ủy Trung ương đến cấp trên cơ sở (sư đoàn). Cơ quan chính trị các cấp trong Quân đội nhân dân Việt Nam là cơ quan lãnh đạo về Đảng, đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội. Các tổ chức cơ sở của Đảng trong quân đội được thành lập theo đúng Điều lệ Đảng và quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

4. Việc bổ nhiệm cán bộ từ chỉ huy trưởng, chủ nhiệm chính trị cấp sư đoàn và tương đương trở lên, việc chỉ định cấp ủy viên Hội đồng quân sự do Bộ Chính trị và Ban Bí thư phê chuẩn”(2).

Để tăng cường sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Chấp hành Trung ương về công tác đảng, công tác chính trị, Nghị quyết 07 đã xác định: “Tổng cục Chính trị là cơ quan chính trị của toàn quân. Ban Chấp hành Trung ương mà thường xuyên và trực tiếp là Ban Bí thư lãnh đạo công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội thông qua Tổng cục Chính trị. Tổng cục Chính trị là cơ quan giúp Ban Bí thư chỉ đạo công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội. Đồng thời, Tổng cục Chính trị tiến hành công tác đảng, công tác chính trị theo Điều lệ Đảng, nghị quyết các đại hội toàn quốc của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và căn cứ vào mệnh lệnh, chỉ thị về quân sự của Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên huấn và Ban Tổ chức Trung ương về công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội”(3).

Nhằm đảm bảo tính tập thể trong lãnh đạo, giải quyết những vấn đề quan trọng nhất của công tác đảng, công tác chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định ở Tổng cục Chính trị thành lập Hội đồng Tổng cục Chính trị, ở các cục, phòng chính trị tổ chức Hội đồng cục chính trị và Hội đồng phòng chính trị. Hội đồng cơ quan chính trị các cấp làm việc tập thể, quyết định theo đa số và được thể hiện bằng chỉ thị của chủ nhiệm chính trị.

Cùng với việc triển khai quán triệt thực hiện cơ chế mới, các đơn vị trong toàn quân đẩy mạnh việc xây dựng nền nếp chính quy gắn với việc thực hiện nội dung cuộc vận động lớn: “Phát huy bản chất tốt đẹp, nâng cao sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang nhân dân”. Các đơn vị đã phát động phong trào thi đua rộng lớn với những chỉ tiêu cụ thể, nhằm thực hiện thắng lợi những mục tiêu lớn của việc vận động quyết tâm tạo nên sức mạnh mới cả về tư tưởng và tổ chức để đơn vị hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ nặng nề, phức tạp trong giai đoạn cách mạng mới.


(1) Từ Nghị quyết số 07-NQ/TW, ngày 15-12-1982 đến 27-6-1991 nguyên tắc đó được xác định là “trực tiếp, tập trung, thống nhất về mọi mặt”.
(2) Tổ chức sự lãnh đạo của Đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1996, t.III (1975-1995), tr. 156-157.
(3) Tổ chức sự lãnh đạo của Đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Sđd, tr.163-164.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #66 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2016, 10:04:53 pm »

Cơ quan hậu cần, kỹ thuật các đơn vị trong toàn quân cũng được kiện toàn. Toàn quân đã hình thành một hệ thống quản lý, chỉ đạo về hậu cần, kỹ thuật từ Bộ Quốc phòng đến các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng… Ngành hậu cần đã triển khai xây dựng hệ thống căn cứ hậu cần phía trước và phía sau để bảo đảm cho các hướng, đồng thời kiện toàn một bước bộ máy hậu cần của các sư đoàn, trung đoàn tuyến một và các tỉnh biên giới phía Bắc, đảm bảo cho sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu. Hệ thống kho, trạm, đoàn an dưỡng được điều chỉnh, củng cố, bố trí theo các tuyến chiến đấu, chiến dịch, chiến lược.

Lực lượng vũ trang địa phương xây dựng khu hậu cứ vững mạnh ở các huyện và có kế hoạch dự trữ lương thực, thực phẩm bảo đảm cho chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Khu hậu cứ liên kết với các làng, xóm, thôn, bản. Ở xí nghiệp, nông trường, công trường tổ chức thành cụm chiến đấu liên hoàn. Các địa phương đẩy mạnh việc xây dựng vật chất, kỹ thuật làm tốt công tác bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Ngoài phần bảo đảm nhu cầu lương thực, thực phẩm của nhân dân, cán bộ, công nhân viên trên địa bàn huyện và giao nộp cho Nhà nước, các huyện đều có lượng dự trữ lương thực, thực phẩm bảo đảm cho lực lượng vũ trang địa phương chiến đấu trước mắt và lâu dài.

Bưu điện truyền thanh, tận dụng cơ sở phương tiện hiện có của địa phương, thành phố và trung ương trên địa bàn huyện để chỉ đạo, chỉ huy từ huyện đến xã, đồng thời tổ chức xây dựng hệ thống bưu điện truyền thanh phục vụ trực tiếp cho chiến đấu. Các huyện đều coi trọng cả ba loại phương tiện hữu tuyến điện, vô tuyến diện và thông tin chạy chân (mỗi xã ít nhất có một tiểu đội, huyện có từ tiểu đội đến trung đội thông tin chạy chân), lực lượng này, hằng năm được huấn luyện về nghiệp vụ và rèn luyện qua thực tiễn các lần diễn tập, động viên, cũng như phục vụ các đợt chống lũ, lụt, chống bão ở địa phương.

Bệnh viện ở các huyện lớn bảo đảm cứu chữa được các vết thương từ nhẹ đến nặng, mỗi huyện tổ chức từ 2-3 đội cấp cứu lưu động, một đến hai đội phòng chống chất độc hóa học; tổ chức bồi dưỡng cho nhân dân biết xử lý các vết thương nhẹ và phòng chống vũ khí hóa học của địch.

Mỗi huyện xây dựng từ hai đến ba trục đường dọc, hai đến bốn trục đường ngang, đường liên xã, liên huyện, bảo đảm giao thông vận tải cho các loại xe thô sơ và cơ giới có thể hoạt động được. Các tỉnh, thành phố tiếp tục cải tạo, mở rộng các đường quốc lộ, các trục ra các huyện; đầu tư, nâng cấp, mở rộng các trục đường liên xã, liên huyện, bảo đảm cho các loại xe cơ giới hoạt động khi chiến tranh xảy ra. Trong quy hoạch, các huyện giao cho phòng giao thông vận tải có kế hoạch tổ chức lực lượng và giao nhiệm vụ cho các xã trên các trục quốc lộ, tỉnh lộ, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện để giải tỏa giao thông khi địch đánh phá.

Các đơn vị dựa vào xí nghiệp cơ khí huyện, trạm cơ khí của các cụm kinh tế, kỹ thuật để sửa chữa các loại ô tô, sửa chữa, đóng mới các loại xe bò kéo, xe cải tiến và sửa chữa nhỏ các loại vũ khí, phương tiện quân sự. Việc bảo đảm kho tàng, trước mắt từng cụm kinh tế - kỹ thuật gắn với cụm chiến đấu liên hoàn, các huyện bố trí các kho lương thực, cửa hàng thực phẩm để phục vụ cho sản xuất, đời sống và sẵn sàng phục vụ chiến đấu khi có chiến tranh.

Cùng với việc củng cố, phát triển lực lượng, làm tốt công tác bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, các lực lượng vũ trang địa phương đã đẩy mạnh việc phòng thủ đất nước. Từ biên giới đến hải đảo đều sôi nổi không khí sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Các lực lượng vũ trang phối hợp cùng nhân dân làm đường cơ động chiến đấu, xây dựng các công trình quân sự, xây dựng phòng tuyến sông Cầu. Hệ thống công trình phòng thủ được bổ sung, củng cố công sự dã chiến, xây dựng nhiều công sự lâu bền và làm nhiều công trình chiến đấu. Các quân khu và các tỉnh đã củng cố thêm một bước quan trọng tuyến phòng thủ ven biển, biên giới cả về thế trận và lực lượng.

Như vậy, trong thời gian ngắn, Đảng và Nhà nước ta đã củng cố, phát triển lực lượng vũ trang theo quan điểm chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn dân (có quân chủ lực, quân địa phương, lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng dự bị), bổ sung vũ khí, trang bị, xây dựng tiềm lực quân sự, đủ sức thực hiện nhiệm vụ trong nước và nhiệm vụ quốc tế. Đó là cơ sở rất quan trọng để ta tập trung xây dựng lực lượng vũ trang làm nóng cốt cho toàn dân bảo vệ Tổ quốc; đồng thời cũng là cơ sở cho các lực lượng vũ trang cùng với nhân dân cả nước xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, nâng cao sức mạnh chiến đấu. Tuy nhiên, việc phát triển lực lượng vũ trang quá lớn (riêng bộ đội thường trực 1,6 triệu) trong lúc điều kiện kinh tế đất nước còn khó khăn, nhiều mặt mất cân đối. Đời sống của lực lượng vũ trang nhân dân rất kham khổ ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Mặt khác, lực lượng vũ trang phát triển nhanh nhưng chưa cân đối, đồng bộ giữa lực lượng thường trực và lực lượng dự bị. Tình hình đó đặt ra nhiều vấn đề, trong đó cần xác định rõ vấn đề then chốt để tập trung chấn chỉnh, thực hiện mới có thể tăng cường tiềm lực quân sự và thế trận quốc phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #67 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2016, 10:06:41 pm »

2. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, nâng cao sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang nhân dân

Sau hai năm chiến tranh ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc nước ta bị thất bại, các thế lực thủ địch đã tiến hành kiểu chiến tranh phá hoại toàn diện đối với Việt Nam trên các mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa. Chúng sử dụng nhiều thủ đoạn thâm độc: gây xung đột vũ trang, tiến hành chiến tranh lấn chiếm biên giới, chiến tranh gián điệp, chiến tranh tâm lý chống phá ta cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, hòng làm cho ta suy yếu. Thực trạng nước ta vẫn đang trong tình thế vừa có hòa bình, vừa phải đương đầu với một cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt của các lực lượng thù địch; đồng thời phải sẵn sàng đối phó với tình huống địch có thể gây chiến tranh xâm lược quy mô lớn.

Cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của các thế lực thủ địch gắn liền với cuộc đấu tranh giữa hai con đường trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đồng thời là một bộ phận của cuộc đấu tranh giữa cách mạng và phản cách mạng trên thế giới. Chiến tranh phá hoại nhiều mặt có thể phát triển thành chiến tranh xâm lược, nên đánh bại chiến tranh phá hoại nhiều mặt có thể ngăn chặn, đẩy lùi âm mưu gây chiến tranh xâm lược của các thế lực thù địch. Thấu suốt quan điểm chiến tranh nhân dân và quốc phòng toàn dân của Đảng, quân và dân ta kiên quyết chủ động chống lại các âm mưu, thủ đoạn phá hoại của địch, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, nâng cao sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang, tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế ở Lào và Campuchia.

Việc chuẩn bị cho đất nước đối phó với một cuộc chiến tranh xâm lược trong điều kiện hiện đại là một công cuộc chuẩn bị lâu dài và toàn diện. Đó không chỉ là vấn đề quân sự mà còn là vấn đề chính trị, kinh tế, khoa học, vấn đề xây dựng tiềm lực về mọt mặt của đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta ra sức xây dựng đất nước, xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chù nghĩa xã hội, chăm lo nâng cao đời sống của nhân dân, trên cơ sở đó, tích cực tăng cường sức mạnh quốc phòng nhằm đáp ứng những yêu cầu mới ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phát huy sức mạnh tổng hợp cửa chiến tranh nhân dân, quân và dân ta thực hiện xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững mạnh. Trong xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, các lực lượng vũ trang đã nắm vững quan điểm về sức mạnh tổng hợp cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Trước hết phải xây dựng và củng cố thế trận chính trị, tư tưởng, tức là xây dựng được thế trận lòng dân, làm cho kẻ địch khó bề len lỏi phá hoại ta.

Đối phó với kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch, các quân khu, các tỉnh, huyện rút kinh nghiệm về việc thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị trong những năm qua, trên cơ sở đó, nhận xét và bổ sung kế hoạch đến tận cơ sở. Bằng những hình thức thích hợp, các địa phương tiến hành công tác giáo dục sâu rộng làm cho đồng bào và chiến sĩ hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn của địch, không ngừng nâng cao cảnh giác, hiểu rõ tính gay go, phức tạp, lâu dài của cuộc đấu tranh này. Gắn chặt quốc phòng với an ninh; dùng sức mạnh hiệp đồng của các lực lượng, các ngành, các đoàn thể dưới sự lãnh đạo thống nhất, tập trung của các cấp ủy đảng, lấy sức mạnh của quần chúng làm cơ sở để đánh địch một cách toàn diện; tập trung vào các địa bàn trọng điểm, các khâu trọng tâm, chĩa mũi nhọn đấu tranh vào chúng, đồng thời cảnh giác đối phó với sự chống phá của các thế lực phản động khác. Các đơn vị, địa phương xây dựng phương án chuẩn bị lực lượng và thế trận phòng thủ chống chiến tranh xâm lược trong các tình huống khác nhau, phù hợp với đặc điểm của địa phương mình theo đúng đường lối, quan điểm quốc phòng toàn dân và thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Cùng với việc xây dựng và củng cố thế trận về chính trị, tư tưởng, các lực lượng vũ trang nhân dân coi trọng xây dựng thế trận về tổ chức. Đây là vấn đề rất rộng lớn đỏi hỏi quân và dân ta phải nỗ lực phát triển về tổ chức biên chế, quân số, cả lực lượng chiến đấu và lực lượng sản xuất bố trí theo thế trận quốc phòng chung trong cả nước. Lực lượng vũ trang nhân dân đã hoàn chỉnh một bước kế hoạch chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên biên giới phía Bắc. Quân khu 1 và Quân khu 2, Đặc khu Quảng Ninh, sau khi phát triển lực lượng, trang bị đã được tổ chức lại, bố trí các quân đoàn chủ lực trên các hướng chiến dịch, chiến lược, tăng cường phòng thủ ở vùng biển, hải đảo, trọng tâm là khu vực Trường Sa.

Các lực lượng vũ trang (gồm ba thứ quân) được bố trí hợp lý trên địa bàn cả nước và ở từng chiến trường, từng địa phương, hình thành lực lượng cơ động và lực lượng tại chỗ, tạo nên một thế chiến lược vững chắc của thế trận quốc phòng toàn dân để giữ vững quyền làm chủ và chủ động tiến công quân xâm lược trong mọi tình huống.

Các địa phương trong cả nước tiến hành bố trị địa bàn dân cư, các cơ sở sản xuất, cơ quan tỉnh và các lực lượng vũ trang. Toàn tỉnh chia thành huyện phía trước, huyện phía sau. Trong đó ưu tiên xây dựng huyện phía trước, xã giáp biên, củng cố, xây dựng đồng bộ các thành phần chiến đấu. Mỗi huyện phía trước (tuyến biên giới phía Bắc) tổ chức một tiểu đoàn chiến đấu cơ động và một tiểu đoàn phục vụ chiến đấu. Mỗi huyện phía sau tổ chức hai tiểu đoàn cơ động và hai tiểu đoàn phục vụ chiến đấu để sẵn sàng cơ động chi viện cho phía trước khi có lệnh. Các tỉnh đã chủ trương xây dựng khu vực biên giới, vành đai biên giới và một số khu vực cấm.

Trong toàn bộ kế hoạch xây dựng địa phương, vấn đề kết hợp kinh tế với quốc phòng được quán triệt ở tất cả các cấp, các địa phương đến tận từng gia đình và từng người. Mỗi người sản xuất ở đâu cũng phải tính toàn đến chuyện bảo vệ mình khi địch pháo kích, khi địch tiến công bằng bộ binh chớp nhoáng và lâu dài, phải có điều kiện vật chất cho sự bám trụ vững vàng. Các cơ quan, cơ sở sản xuất đều có phương án đánh địch để chủ động đối phó trong mọi tình huống.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #68 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2016, 10:07:57 pm »

Trên thực tế, một thế trận quốc phòng toàn dân đã hoàn thành và ngày càng được phát triển, củng cố vững chắc. Thế trận đó thể hiện sức mạnh của toàn dân, sức mạnh của cả nước đánh giặc, toàn dân là chiến sĩ, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt, đánh địch bằng sức mạnh tổng hợp ngay từ đầu, kết hợp quân sự, chính trị, ngoại giao, tiến công địch với sức mạnh toàn diện của chế độ xã hội chủ nghĩa của nền quốc phòng toàn dân. Thế trận đó, trước hết có tác dụng đánh bại từng bước âm mưu thủ đoạn chiến tranh phá hoại và chiến tranh lấn chiếm của địch, sẵn sàng cùng cả nước đánh bại mọi bước leo thang chiến tranh xâm lược của chúng.

Thực hiện chủ trương “Xây dựng huyện thành pháo đài vững mạnh về quân sự”(1), Thường vụ Quân ủy Trung ương đã xác định đây là một trọng tâm công tác lớn của công tác quân sự địa phương trong giai đoạn mới. Bộ Tổng tham mưu biên soạn tài liệu hướng dẫn về xây dựng pháo đài quân sự huyện và đã tổ chức tập huấn cho cán bộ quân sự địa phương trên cả nước. Các huyện đã kết hợp đúng đắn yêu cầu xây dựng huyện về các mặt với yêu cầu xây dựng lực lượng quân sự, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân. Cụ thể là, từng bước quy hoạch quốc phòng kết hợp với xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể của huyện, xây dựng bộ đội địa phương gắn liền với việc chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang quần chúng cơ sở, xây dựng hoàn thiện thế trận quốc phòng toàn dân, phát huy sức mạnh của toàn dân đánh địch. Nắm vững những nhiệm vụ của pháo đài quân sự, các huyện đã tiến hành xây dựng kế hoạch tác chiến cơ bản và kế hoạch tiến hành công tác đảng, công tác chính trị sẵn sàng chiến đấu. Các huyện trọng điểm ở vùng biên giới phía Bắc, ven biển tổ chức đơn vị dân quân thường trực, quan sát, báo động trinh sát thông tin liên lạc. Ở vùng biên giới, ven biển, xí nghiệp, nông lâm trường hình thành một số cụm chiến đấu liên hoàn, xây dựng và hoàn thiện thế trận quốc phòng toàn dân, tạo nguồn hậu cần tại chỗ. Các huyện triển khai thực hiện kế hoạch phòng thủ kết hợp với quá trình tổ chức lại sản xuất, phân công lại lao động xã hội, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Các địa phương điều chỉnh bổ sung việc phân công cấp ủy viên phụ trách các mặt công tác quân sự, phụ trách các hướng, các địa bàn trọng điểm.

Việc xây dựng pháo đài quân sự huyện theo quy hoạch quốc phòng, bảo đảm cho toàn huyện vừa chiến đấu vừa sản xuất, bảo vệ vững chắc địa phương và chi viện đắc lực cho phía trước, chủ động ứng phó với mọi tình huống đánh thắng địch ngay từ đầu và trong suốt quá trình chiến tranh. Đến năm 1980, việc xây dựng huyện thành pháo đài quân sự đã được triển khai rộng rãi trên cả nước, trong đó tập trung xây dựng 10 huyện trọng điểm ở biên giới phía Bắc và ven biển.

Thực hiện chủ trương xây dựng huyện biên giới, từ tháng 5 đến tháng 7-1981, Bộ Tổng tham mưu tổ chức các đoàn cán bộ đến các huyện Phong Thổ (Lai Châu), Vị Xuyên (hà Giang) và Cao Lộc (Lạng Sơn) tìm hiểu tình hình, trực tiếp giúp các địa phương xây dựng và phát huy pháo đài quấn sự huyện trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Đoàn cán bộ đến huyện Cao Lộc thu thập tư liệu và tham gia cuộc họp sơ kết 40 ngày hoạt động chống quân Trung Quốc lấn chiếm của Thường vụ Huyện ủy Cao Lộc và đề xuất với huyện ủy về cách đánh bổ sung phương án tác chiến nằm đánh bại âm mưu lấn chiếm, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới của Tổ quốc.

Theo chỉ đạo của Bộ Tổng tham mưu, tháng 11-1981, Cục Dân quân tự vệ cử một số đoàn cán bộ đi nghiên cứu về pháo đài quân sự tại các huyện Quảng Bạ, Yên Minh, Vị Xuyên (Hà Giang), Tiền Hải (Thái Bình), Vĩnh Bảo (Hải Phòng), Quảng Xương (Thanh Hóa), Nghị Lộc (Nghệ An), Triệu Hải (Quảng Trị) để kịp thời chỉ đạo, rút kinh nghiệm xây dựng pháo đài quân sự miền núi và huyện ven biển.

Ngày 6-2-1982, Cục Dân quân tự vệ ra Hướng dẫn số 14/G7 về xây dựng pháo đài quân sự huyện trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, nêu rõ: Dưới sự lãnh đạo tập trung thống nhất của các cấp ủy đảng địa phương, tập trung sức lực và thường xuyên chăm lo xây dựng pháo đài quân sự huyện có được nền móng ngày càng vững chắc, xây dựng về chính trị, kinh tế, đời sống dần ổn định, văn hóa xã hội tiến bộ; xây dựng lực lượng vũ trang mạnh, quân sự hóa toàn dân, phát động toàn dân đánh giặc. Dân quân tự vệ được xây dựng mạnh mẽ và rộng khắp gắn liền với cơ sở sản xuất; xây dựng bộ đội huyện và lực lượng dự bị đứng chân trên pháo đài quân sự; xây dựng tuyến phòng thủ và thế trận làm chủ của chiến tranh nhân dân địa phương trên pháo đài quân sự huyện là tuyến phòng thủ tổng hợp, phát huy nhiều yếu tố, nhiều thế mạnh của toàn dân, toàn diện, cả chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng - an ninh.


(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.39, tr.539.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #69 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2016, 10:09:23 pm »

Tháng 5-1982, Bộ Tổng tham mưu tổ chức Hội nghị sơ kết rút kinh nghiệm xây dựng pháo đài quân sự huyện biên giới. Đồng chí Đỗ Mười - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Đại tướng Văn Tiến Dũng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đến dự. Đại tướng Lê Trọng Tấn, Tổng Tham mưu trưởng chủ trì Hội nghị, Trung tướng Đặng Kinh, Phó Tổng tham mưu trưởng báo cáo sơ kết tình hình xây dựng pháo đài quân sự huyện biên giới từ năm 1979 đến năm 1981 và đề án xây dựng pháo đài quân sự huyện trong những năm tới.

Hội nghị đánh giá: Các huyện đều xây dựng kế hoạch tác chiến cơ bản làm cơ sở xuất phát xây dựng quy hoạch quốc phòng, kinh tế, quy hoạch xây dựng huyện thành pháo đài quân sự; tinh thần sẵn sàng chiến đấu, giữ vững an ninh chính trị được nâng lên một bước. Lực lượng vũ trang địa phương có bước phát triển và sức mạnh mới, trang bị vũ khí được tăng cường, tổ chức phù hợp với yêu cầu chiến đấu, quốc phòng, an ninh phù hợp với tổ chức sản xuất. Xây dựng thế trận phòng thủ, cơ sở hậu cần tại chỗ của pháo đài quân sự huyện bước đầu đã kết hợp tốt với thế bố trí kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội ở nông thôn. Hệ thống chỉ huy chiến đấu trên một số khu vực phòng thủ được củng cố.

Về phương hướng xây dựng pháo đài quân sự huyện trong những năm tới, Hội nghị xác định tiêu chuẩn của một pháo đài quân sự huyện biên giới về mặt quân sự phải đạt: Có kế hoạch tác chiến phòng thủ cơ bản của huyện thể hiện ở nhiệm vụ và 6 cách đánh. Lực lượng vũ trang địa phương phải xây dựng toàn diện trên mọi địa bàn, có cách đánh phù hợp với từng lực lượng theo 5 nhiệm vụ chiến đấu, có hệ thống làng, xã chiến đấu, cụm chiến đấu liên hoàn, có quy hoạch tác chiến phòng thủ cơ bản, có hệ thống chỉ huy, chỉ đạo giữa các lực lượng vũ trang.

Để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 5-19893, Bộ Quốc phòng mở lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức quân sự địa phương cho cán bộ, các cơ quan Bộ, các quân khu, quân chủng, binh chủng, học viện, nhà trường và 17 tỉnh, thành phố ở khu vực phía Bắc. Tiếp đó, cuối tháng 7, đầu tháng 9-1983, Bộ tổ chức cho cán bộ các quân khu, tỉnh, thành phố ở phía Nam. Nội dung học tập gồm các vấn đề quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân địa phương, xây dựng pháo đài quân sự huyện, xây dựng và tác chiến của lực lượng vũ trang địa phương, sử dụng các binh chủng, các ngành trong quân sự địa phương và phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân địa phương.

Đại tướng Văn Tiến Dũng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đến thăm lớp tập huấn, nhấn mạnh: Phải đặt vị trí tỉnh, huyện trong mối quan hệ tổng thể để xây dựng tỉnh, huyện thành các đơn vị chiến lược về quốc phòng và chiến tranh, xây dựng huyện thành pháo đài quân sự bảo vệ Tổ quốc. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, sức mạnh của địa phương với trung ương, sức mạnh tại chỗ và lực lượng cơ động, sức mạnh của chiến tranh nhân dân địa phương với sức mạnh của các binh đoàn chủ lực chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Ngày 20-12-1984, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 23-NQ/TW về công tác xây dựng huyện và tăng cường cấp huyện, bảo đảm an ninh quốc phòng vững mạnh. Nghị quyết nêu rõ: “Tăng cường xây dựng pháo đài quân sự và an ninh trên địa bàn huyện, kết hợp kinh tế với quốc phòng, xây dựng thế trận làm chủ chiến tranh nhân dân, tổ chức lực lượng lao động sản xuất, đồng thời là lực lượng quốc phòng, bảo đảm chiến đấu và hậu cần tại chỗ, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự xã hội. Làm tốt việc giáo dục chính trị tư tưởng, về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, quản lý quân dự, xây dựng mạng lưới an ninh nhân dân vững mạnh trong sạch về chính trị và tổ chức”(1). Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng được tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện trong toàn quân và các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Trong xây dựng pháo đài quân sự huyện, các huyện rất coi trọng việc xây dựng bộ đội địa phương đi đôi với xây dựng lực lượng vũ trang quần chúng ở cơ sở. Bộ đội địa phương là một bộ phận của quân đội thường trực đứng chân trên pháo đài, lực lượng cơ động trên địa bàn toàn huyện là quả đấm của pháo đài quân sự huyện. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên cơ sở kết hợp chặt chẽ kinh tế với củng cố quốc phòng, xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh toàn diện với nâng cao sức mạnh chiến đấu cửa các lực lượng vũ trang nhân dân. Trong sức mạnh tổng hợp của đất nước, quân đội nhân dân (bao gồm bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương) là công cụ sắc bén của nhà nước cách mạng, một trụ cột vững chắc của chế độ xã hội chủ nghĩa. Khi kẻ thù gây chiến tranh xâm lược, các binh đoàn chủ lực của quân đội nhân dân giữ vai trò quyết định trực tiếp trong việc tiêu diệt lớn quân chủ lực của địch, đập tan các biện pháp tác chiến chiến lược của chúng, làm chuyển biến so sánh lực lượng, thế trận và cục diện từng chiến trường cũng như toàn bộ cuộc chiến tranh. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng sự nghiệp xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của mình. Nhờ vậy, các lực lượng vũ trang nhân dân đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh, cùng toàn dân làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại nhiều mặt của các thế lực thủ địch. Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng được các lực lượng vũ trang nhân dân hùng hậu, trong đó quân đội nhân dân gồm những binh đoàn chủ lực, những quân chủng, binh chủng kỹ thuật được trang bị ngày càng hiện đại. Nhưng nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ quân sự của cách mạng trong thời kỳ lịch sử trước mắt đòi hỏi phải đưa công cuộc xây dựng các lực lượng vũ trang lên tầm cao mới, cùng với toàn dân bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, đồng thời lao động sản xuất xây dựng kinh tế, làm nghĩa vụ quốc tế.


(1) Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: 60 năm Quân đội nhân dân Việt Nam, Sđd, tr. 439.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM