Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 12:39:57 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử quân sự Việt Nam - Tập 13  (Đọc 46459 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #140 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2016, 06:07:15 am »

Chương IV

QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ KHOA HỌC, NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ
THỜI KỲ XÂY DỰNG, BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
(1975-2000)

1. Quan điểm chỉ đạo quân sự

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới. Kế thừa và phát huy những thành quả của tư tưởng quân sự Việt Nam qua các triều đại và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiếp thu tinh hoa quân sự thế giới, bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tư tưởng quân sự Việt Nam đã có những ước phát triển mới đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng đặt ra. Từ thực tiễn chỉ đạo đánh thắng hai cuộc chiến tranh xâm lược ở hai đầu đất nước, chống âm mưu phá hoại nhiều mặt và đối phó với chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, hội nhập, phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; qua các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, những bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, nhà nước, quân đội, chúng ta đã bước đầu hình thành được hệ thống lý luận về quan điểm chỉ đạo quân sự trong thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những luận điểm đó đã góp phần định hướng và có tác dụng to lớn chỉ đạo các lực lượng vũ trang cùng toàn dân tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trong những năm đầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó nổi bật với những quan điểm chỉ đạo quân sự sau đây:

- Kế thừa và phát huy truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất của dân tộc, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, toàn diện, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia

Bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia là nhiệm vụ thiêng liêng của các lực lượng vũ trang nhân dân, Quân đội nhân dân Việt Nam, đó cũng là truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất của dân tộc ta. Truyền thống đó được kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác, có tác động mạnh mẽ đến quan điểm chỉ đạo xây dựng nền quốc phòng toàn dân, toàn diện, thực hiện thắng lợi hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam (1977-1978), biên giới phía Bắc (1979) và chống âm mưu phá hoại nhiều mặt, chống “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo đường lối đổi mới của Đảng.

Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã tiến hành nhiều hoạt động nhằm xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Đó là sự thống nhất về lãnh đạo, chỉ huy các lực lượng vũ trang cả nước đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy thống nhất của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng (giải thể Trung ương Cục miền Nam, Bộ Tư lệnh Miền tháng 7-1976). Cùng với việc điều chỉnh lại địa giới hành chính của một số tỉnh, quân khu, bước đầu ta điều chỉnh thế bố trí chiến lược, huy động sức mạnh toàn dân của việc xây dựng các công trình phòng thủ đất nước, xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân.

Cùng với xây dựng nền quốc phòng toàn dân, Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng chú trọng xây dựng nền quốc phòng toàn diện trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao và văn hóa, xã hội.

Về chính trị, ta đã tăng cường đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết các tầng lớp nhân dân, giáo dục nâng cao niềm tự hào dân tộc về Tổ quốc thống nhất, phát huy lòng yêu nước của nhân dân hướng vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt để bảo vệ Tổ quốc.

Về kinh tế, ta tích cực phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế, mở rộng nhiều công nông trường sản xuất xây dựng ở vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, trên các địa bàn chiến lược.

Về ngoại giao, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã cử các đoàn cán bộ cấp cao đi thăm các nước xã hội chủ nghĩa, các nước yêu chuộng hòa bình tiến bộ trên thế giới đã giúp đỡ Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước, đồng thời, tiếp thu các thành tựu khoa học, tăng cường quan hệ đối ngoại, củng cố liên minh đoàn kết, chiến đấu giữa nhân dân ba nước Đông Dương.

Tất cả các hoạt động trên đây và nhiều hoạt động khác thể hiện quan điểm chỉ đạo về xây dựng nền quốc phòng toàn dân của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đpá ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới. Tuy nhiên, do thời gian hòa bình ổn định ngắn (chỉ khoảng hai năm từ ngày 30-4-1975 đến 30-4-1977), các nội dung về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, toàn diện của ta mới chỉ ở giai đoạn đầu, nhiều nội dung chưa được triển khai thực hiện. Mặc dù còn nhiều khó khăn bất cập, nhưng trước âm mưu, thủ đoạn phá hoại, gây chiến tranh xâm lược của các thế lực thù địch ở tuyến biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, đi đôi với đấu tranh chính trị, ngoại giao, Đảng và Nhà nước luôn thể hiện tư tưởng chỉ đạo kiên quyết bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, thống nhất.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #141 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2016, 06:09:13 am »

Sau khi quân Pôn Pốt phát động cuộc chiến tranh xâm lược ở biên giới Tây Nam (30-4-1977), ngày 23-5-1977, Quân ủy Trung ương đã ra chỉ thị cho các lực lượng vũ trang ở phía Nam: “Kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của ta, không dung thứ bất cứ sự xâm lấn nào của lực lượng khiêu khích phản động Campuchia vào lãnh thổ ta; đồng thời tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Campuchia. Tìm mọi cách làm nhụt tinh thần của bọn khiêu khích”(1). Tiếp đó, ngày 6-10-1977, trong Chỉ thị Về nâng cao chất lượng chiến đấu và trình độ sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang bảo vệ vững chắc biên giới, bờ biển, hải đảo thuộc các quốc phòng phía Nam, Thường vụ Quân ủy Trung ương cũng xác định: “Nhiệm vụ hàng đầu của các lực lượng vũ trang là bảo vệ vững chắc chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc biên giới, hải đảo và từng tấc đất của Tổ quốc, tính mạng và tài sản của đồng bào. Đó là nhiệm vụ thiêng liêng phải làm tròn với một tinh thần trách nhiệm thật cao và một quyết tâm thật lớn”(2). Trong các tuyên bố của chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về biên giới Việt Nam - Campuchia trong hai năm 1977-1978 cũng thể hiện rõ tinh thần kiên quyết bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Đây chính là phương hướng hành động để các đơn vị, địa phương “chủ động đánh địch ngay khi chúng mới bước chân sang đất ta, kiên quyết bảo vệ vững chắc biên giới Tây Nam Tổ quốc”(3).

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, tinh thần kiên quyết bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyển quốc gia càng được nhân lên gấp bội. Khi quân Trung Quốc ồ ạt tiến công vào toàn tuyến biên giới phía Bắc, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước quyết tâm chiến đấu giữ vững biên cương của Tổ quốc. Thông qua Lệnh tổng động viên (5-3-1979) và các chỉ thị, mệnh lệnh của Bộ Quốc phòng với quyết tâm: “Đánh thắng ngay từ trận đầu, ngay trên tuyến đầu”, “mỗi trận địa là một pháo đài, biên cương là lũy thép”, thông qua việc tập trung huy động lực lượng, cơ sở vật chất cho cuộc chiến đấu đã thể hiện rất rõ tư tưởng tích cực, chủ động, kiên quyết chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Chính định hướng tư tưởng quân sự đúng đắn, kiên quyết đó đa góp phần nâng cao ý chí chiến đấu của nhân dân ta, quyết tâm bảo vệ vững chắc biên cương phía Bắc của Tổ quốc.

Khi các thế lực thù địch chuyển sang thực hiện âm mưu phá hoại nhiều mặt trên tất cả các lĩnh vực (quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao), quân điểm chỉ đạo của Đảng đối với các lực lượng vũ trang rất rõ ràng. Đó là kiên quyết đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại nhiều mặt của địch, tiếp tục trụ vững và đánh thắng trên tuyến biên giới phía Bắc của Tổ quốc; đồng thời làm tròn nhiệm vụ quốc tế với cách mạng Campuchia và cách mạng Lào. Trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp lệnh của Nhà nước, mệnh lệnh của Bộ Quốc phòng từ năm 1980 đến 1985 như: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (được Quốc hội khóa VI kỳ họp thứ 7 ngày 18-12-1980 thông qua), Luật nghĩa vụ quân sự, Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1982, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng Cộng sản Việt Nam (27 - 31-3-1982), Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 9-6-1985 của Bộ Chính trị “Về những vấn đề cơ bản của đường lối quân sự của Đảng trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” đều thể hiện rất rõ tinh thần này.

Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, trong tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô sụp đổ đã tác động đến lĩnh vực quốc phòng, an ninh của nước ta và các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. Trước tình hình đó, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn kiên định con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Các Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII và VIII của Đảng khi đề cập đến nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều thể hiện rõ quan điểm kiên quyết bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, kiên quyết ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.

Nghị quyết số 194-NQ/ĐUQSTW, ngày 28-12-1991 về nhiệm vụ quốc phòng năm 1992 của Đảng ủy Quân sự Trung ương nêu rõ: “Toàn quân phải chấp hành tốt nhiệm vụ phòng chống “diễn biến hòa bình” và bạo loạn lật đổ. Phối hợp với Bộ Nội vụ, các ngành, các cấp nắm chắc âm mưu và hành động của các lực lượng trong nước và nước ngoài. Tiếp tục củng cố nền quốc phòng toàn dân và thế trận chiến tranh nhân dân. Tập trung nâng cao một bước chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang”(4).

Ngày 28-10-1995, Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 8 thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh năm 1996 xác định: “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục làm cho nhân dân hiểu rõ âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trong tình hình mới… Đồng thời thường xuyên nâng cao cảnh giác cách mạng, chủ động và kịp thời đập tan mọi âm mưu và hành động phá hoại của các thế lực thù địch”(5). Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quân lần thứ VI (6 – 9-5-1996) xác định; “Từ ngay đến năm 2000 phải đạt cho được các yêu cầu chủ yếu xây dựng được một nền quốc phòng toàn dân thực sự vững mạnh, tập trung nâng cao sức mạnh tổng hợp, sức mạnh chiến đấu và trình độ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang, trước hết là của quân đội nhân dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phòng chống “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ”(6).

Có thể nói, quan điểm xây dựng nền quốc phòng toàn dân, toàn diện, kiên quyết trong chỉ đạo tiến hành thắng lợi hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, trong chống âm mưu phá hoại nhiều mặt, chống “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đã tỏ rõ quyết tâm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Sự kiên quyết, nhất quán trong quan điểm chỉ đạo quân sự thời kỳ này đã tạo ra sự đoàn kết thống nhất trong hành động để toàn quân, toàn dân ta thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu được giao, bảo vệ vững chắc Tổ quốc.


(1) Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Việt Nam thế kỷ XX - Những sự kiện quân sự, Sđd, tr.535.
(2), (3) Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Việt Nam thế kỷ XX - Những sự kiện quân sự, Sđd, tr.536, 540.
(4), (5), (6) Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Việt Nam, thế kỳ XX - Những sự kiện quân sự, Sđd, tr. 593, 614, 617.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #142 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2016, 06:10:22 am »

- Kết hợp chặt chẽ giữa bảo vệ Tổ quốc với xây dựng đất nước

Dựng nước đi đôi với giữ nước là một quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam. Kể từ buổi đầu dựng nước cho đến ngày nay, sau mỗi lần chiến thắng quân xâm lược, nhân dân ta lại tập trung xây dựng đất nước phồn vinh, “khoan thư sức dân”, thực hiện dân giàu, nước mạnh để làm kế sách giữ nước lâu dài.

Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một trong những quy luật phổ biến trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Kết hợp bảo vệ Tổ quốc với xây dựng đất nước vừa phù hợp với quy luật phát triển của thời đại, vừa phản ánh yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong thời kỳ quá độ. Trong bối cảnh đất nước sau 30 năm chiến tranh, bên cạnh những thuận lợi cơ bản như cả nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội, nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, lao động cần cù, thông minh sáng tạo, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta cũng đứng trước những khó khăn thử thách lớn. Nhân dân ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước có nền sản xuất nông nghiệp nhỏ, nghèo nàn lạc hậu, cơ sở kinh tế bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh; một nửa đất nước mới giải phóng, tình hình chính trị chưa ổn định, các tổ chức phản động, ngụy quân, ngụy quyền tan rã nhưng còn nhiều tiên ngoan cố lẩn trốn trong dân vẫn ngấm ngầm âm mưu chống phá cách mạng; thêm vào đó, các thế lực phản động quốc tế câu kết với nhau chống phá, kìm hãm sự phát triển của cách mạng Việt Nam.

Từ tình hình thực tế của đất nước sau chiến tranh, chúng ta phải đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước thì mới có cơ sở để xây dựng tiềm lực mọi mặt của quốc phòng và an ninh. Trong khi tập trung sức xây dựng kinh tế, chúng ta phải dành lực lượng thích đáng để củng cố quốc phòng và an ninh. Nếu chỉ coi trọng kinh tế mà xem nhẹ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc ngược lại, hay tách rời hai nhiệm vụ đó đều gây trở ngại cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Xây dựng kinh tế và củng cố quốc phòng là hai nhiệm vụ vừa có quy luật vận động riêng vừa có sự thống nhất biện chứng trong quy luật vận động chung. Nói tới nhiệm vụ xây dựng kinh tế là nói tới việc làm ra của cải, vật chất để thỏa mãn các nhu cầu của con người về ăn, mặc, ở, đi lại, thưởng thức văn hóa văn nghệ… Yêu cầu cơ bản của hoạt động kinh tế là áp dụng các biện pháp (quản lý, khoa học kỹ thuật, công nghệ), sử dụng tốt nhất các nguồn lực về tiền vốn, lao động, tài nguyên, kỹ thuật, lợi thế về điều kiện địa lý, môi trường… sao cho chi phí ít nhất, đạt được kết quả cao nhất, bảo đảm sự phồn thịnh và công bằng xã hội. Còn nói tới củng cố quốc phòng là nói tới việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, tự do, toàn vẹn lãnh thổ (vùng đất, vùng trời, vùng biển) của đất nước, bảo vệ thành quả của cách mạng, giữ vững và củng cố sự ổn định, hòa bình, an ninh. Muốn vậy, cần có những tri thức về khoa học kỹ thuật, quân sự, khoa học nghệ thuật quân sự và các khoa học khác, áp dụng các biện pháp hữu hiệu sao cho sử dụng tốt nhất nguồn nhân tài, vật lực và điều kiện địa lý, tự nhiên của đất nước, nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống.

Xét về mặt tổng thể, hai nhiệm vụ xây dựng kinh tế và củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc là thống nhất trong một mục đích, làm cho đất nước giàu mạnh, thiếu một trong hai nhiệm vụ này không thể bảo đảm lợi ích của đất nước theo nghĩa đầy đủ của nó. Xây dựng kinh tế là tạo ra tiền đề vật chất để từng bước xây dựng tiềm lực các mặt cho sự nghiệp củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. còn củng cố quốc phòng là để bảo vệ và tạo môi trường an toàn cho xây dựng kinh tế; đồng thời, quá trình triển khai nhiệm vụ củng cố quốc phòng cũng tạo ra những nhân tố góp phần bảo vệ lợi ích kinh tế của đất nước. Thấm nhuần quan điểm quân sự đó, trong các giai đoạn cách mạng trước đây, đặc biệt là từ năm 1975 đến 2000, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều chủ trương, nghị quyết về thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng kinh tế và củng cố quốc phòng, kết hợp kinh tế với quốc phòng.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III), ngày 29-9-1975, Về nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới đề cập đến nhiệm vụ quốc phòng, an ninh đã xác định: “Ra sức bảo vệ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta… bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển, biên giới và hải đảo của nước Việt Nam thống nhất… Các lực lượng vũ trang, kể cả các đơn vị thường trực phải tích cực tham gia sản xuất, góp phần xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội”(1). Tiếp đó, ngày 10-12-1975, Quân ủy Trung ương ra Nghị quyết só 265/QUTW Về nhiệm vụ quân đội tham gia xây dựng kinh tế cũng nêu rõ nhằm “Làm ra của cải vật chất cho xã hội, giảm nhẹ ngân sách quốc phòng, đồng thời tạo điều kiện vật chất để xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”(2). Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV Đảng Cộng sản Việt Nam xác định “Phải kết hợp đúng đắn kinh tế với quốc phòng. Đi đôi với việc xây dựng đất nước về mọi mặt, phải ra sức xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”(3).

Những nghị quyết của Đảng đã tác động mạnh mẽ đến việc tổ chức phòng thủ và xây dựng phát triển kinh tế trong giai đoạn đầu đất nước vừa được thống nhất. Quan điểm chỉ đạo kết hợp kinh tế với quốc phòng nhằm đạt được mục tiêu chủ yếu là biến tiềm lực kinh tế thành tiềm lực quốc phòng một cách tối ưu để thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng kinh tế và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.


(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.36, tr. 400.
(2) Việt Nam thế kỷ XX - Những sự kiện quân sự, Sđd, tr. 521.
(3) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.37, tr. 995.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #143 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2016, 06:11:27 am »

Từ cuối năm 1986 trở đi, đất nước bắt đầu tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện, theo đó, vấn đề kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc với xây dựng đất nước cũng có những yêu càu mới cao hơn. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng khẳng định: Phải thấu suốt và thực hiện đúng quan điểm “Toàn dân xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc”, “toàn quân bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước”. Đại hội quyết nghị: “Từng bước phát triển công nghiệp quốc phòng đi đôi với tăng cường tiềm lực kinh tế của đất nước”(1). Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) của Đảng nhấn mạnh: “”Củng cố nền quốc phòng toàn dân và thế trận chiến tranh nhân dân nhằm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và lãnh thổ toàn vẹn của Tổ quốc… Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế trong quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế của cả nước và trên từng địa phương”(2) đó, sang năm 1996, tiếp tục nhấn mạnh quan điểm kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với quốc phòng. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng một lần nữa chỉ rõ: “Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng trong việc quy hoạch và phát triển các vùng kinh tế, các ngành công nghiệp, lấy hiệu quả kinh tế gắn với yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh làm cơ sở cho những chủ trương cụ thể”(3).

Nhìn chung, trong quan điểm chỉ đạo thực hiện kết hợp kinh tế với quốc phòng từ năm 1975 đến năm 2000, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quán triệt sâu sắc các nội dung:

1- Sức mạnh và tiềm lực kinh tế là cơ sở của sức mạnh và tiềm lực quốc phòng.

2- Nêu cao tinh thần tự lực, tự cường và ý thức trách nhiệm đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp và tận dụng tốt nhất mọi nguồn lực trong nước để kết hợp kinh tế với quốc phòng.

3- Yêu cầu kết hợp kinh tế với quốc phòng là phải tạo ra được một hệ thống cấu trúc (trên cơ sở sử dụng một nguồn nhân tài, vật lực nhất định) có khả năng chuyển hóa nhanh nhất từ tiềm lực kinh tế thành tiềm lực quốc phòng, sao cho trong mọi tình huống (dù là chiến tranh ác liệt), nền kinh tế vẫn hoạt động để đáp ứng yêu cầu dân sinh và phục vụ quốc phòng.

4- Kết hợp kinh tế với quốc phòng cần được triển khai có kế hoạch từng bước, phù hợp với các bước thực hiện chiến lược xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội và chiến lược quốc phòng, an ninh của đất nước.

Nhận thức sâu sắc và giải quyết đúng đắn, sáng tạo mối quan hệ thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược trong từng giai đoạn cách mạng, Đảng đã lãnh đạo quân và dân ta hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, làm thất bại âm mưu phá hoại nhiều mặt và đối phó hiệu quả với chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, tạo được điều kiện cho củng cố quốc phòng và phát triển kinh tế đất nước.

Tuy nhiên, khi xem xét tình hình thế giới và khu vực, chúng ta chưa tính đầy đủ đến những diễn biến phức tạp của tình hình. Do chưa thấy hết tình hình phức tạp của các nước trong khu vực, đặc biệt là Campuchia và Trung Quốc, nên trong quan điểm chỉ đạo việc phòng thủ đất nước sau khi thống nhất chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là khu vực biên giới và hải đảo. Trong khi rút bớt lực lượng bộ đội chủ lực, chuyển tuyến nhiều đơn vị sang làm nhiệm vụ kinh tế, chúng ta chưa kịp thời xây dựng lực lượng biên phòng, lực lượng dân quân tự vệ ở vùng biên giới. Công tác tuần tra nắm tình hình ở khu vực biên giới còn lỏng lẻo, đặc biệt là những âm mưu, thủ đoạn của địch để có đối sách thích hợp. Do vậy, trong hai năm 1975-1976, khi quân Pôn Pốt nhiều lần vi phạm biên giới, nhiều lần tổ chức các cuộc diễn tập, xây dựng hệ thống phòng thủ (thực chất là chuẩn bị các bàn đạp cho cuộc tiến công ta), nhưng ta chưa phát hiện được kịp thời.

Quan điểm xây dựng đất nước chưa gắn với bảo vệ đất nước, cũng thể hiện trong việc ta đưa các đơn vị xây dựng kinh tế ra mở các công trường ở vùng giáp biên nhưng trong tổ chức lực lượng, trong quy hoạch kinh tế lại chưa tính đến khả năng phòng thủ, bảo vệ các cơ sở sản xuất này. Các cơ sở sản xuất, các ban chỉ huy công, nông trường đặt ở gần biên giới mới chỉ tính đến lợi ích về kinh tế, chưa tính đến khả năng bảo đảm quốc phòng, an ninh, hoặc còn xem nhẹ nhiệm vụ này, nên khi xảy ra chiến sự, ta không tận dụng được các cơ sở này để chuyển sang làm nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh. Khi địch đẩy mạnh các hoạt động xâm phạm biên giới một cách có hệ thống và ngày càng nghiêm trọng, ta cũng chưa có nhận thức đầy đủ, kịp thời về tính chất nghiêm trọng của tình hình, nên các giải pháp khắc phục những yếu kém trong tổ chức lực lượng phòng thủ biên giới của các lực lượng vũ trang còn chậm và kém hiệu quả.


(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.47, tr. 372.
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, tr. 85.
(3) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, tr. 184.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #144 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2016, 06:12:01 am »

Khi cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra (30-4-1977), trong nhận thức của nhiều cán bộ, đảng viên, kể cả ở Trung ương và cơ sở còn những biểu hiện chủ quan lệch lạc, vì thế, việc chuyển hướng nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh biên giới của một số địa phương không kịp thời. Việc xây dựng, phát triển kinh tế đất nước chưa gắn với nội dung bảo đảm quốc phòng, an ninh. Chúng ta tiếp tục giảm quân, tiếp tục chuyển một số đơn vị sang làm nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, trong khi kẻ thù ráo riết tăng cường lực lượng, phương tiện chuẩn bị chiến tranh. Việc đầu tư cho nhiệm vụ xây dựng các tuyến phòng thủ biên giới, nhất là biên giới phía Tây Nam thời kỳ đầu còn bị xem nhẹ. Nhiều địa phương có triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương về tăng cường phòng thủ biên giới, nhưng không đôn đốc kiểm tra cụ thể, nên ở nhiều nơi triển khai chậm, không đến nơi đến chốn.

Do những yếu tố chủ quan trên, nên trong đợt hai (23-9-1975), khi quân Pôn Pốt tăng cường đánh phá biên giới với quy mô lớn, ở một số nơi ta vẫn bị động, dẫn đến những tổn thất lớn về tính mạng, tài sản của nhân dân. Chỉ đến khi cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam lan rộng và thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế, ta mới bắt đầu tập trung lực lượng, vật tư xây dựng các công trình phòng thủ biên giới và tập trung giải quyết dứt điểm cuộc chiến tranh này. Việc chú trọng giữa xây dựng và bảo vệ đất nước, kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng đã đưa lại những kết quả nhất định trong giải quyết cuộc chiến tranh, tăng cường khả năng phòng thủ đất nước ở biên giới Tây Nam.

Rút kinh nghiệm cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, ta đã tổ chức phòng thủ, xây dựng các khu kinh tế gắn với việc tăng cường phòng thủ biên giới. Tuy nhiên, do những hạn chế về thời gian, lực lượng và phương tiện, nên việc tăng cường khả năng phòng thủ của đất nước trên tuyến này cũng bộc lộ những mặt còn hạn chế. Có thể nói, trong giai đoạn đầu khi đất nước vừa chuyển từ chiến tranh sang hòa bình, quan điểm về mối quan hệ giữa xây dựng đất nước và bảo vệ đất nước tuy đã được quán triệt trong các nghị quyết của Đảng, nhưng do nhận thức chưa đầy đủ, nên trong tổ chức thực hiện còn có những mặt hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, nhất là trong giai đoạn đầu cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam.

Sau hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Tây Nam và biên giới phía Bắc, quan điểm về quan hệ giữa xây dựng đất nước gắn liền với bảo vệ đất nước được thể hiện khá rõ trong chiến lược xây dựng và phòng thủ đất nước. Đó là việc ta tiến hành điều chỉnh thế bố trí chiến lược trên toàn bộ đất nước (Quân đoàn 3 được điều trở lại địa bàn Tây Nguyên), việc xây dựng huyện thành pháo đài, sau này là xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành vững chắc với nội dung kết hợp chặt chẽ các mặt quân sự, chính trị, kinh tế nhằm tăng cường khả năng quốc phòng, an ninh. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng khẳng định trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội “toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đề cao cảnh giác, tăng cường khả năng quốc phòng và an ninh của đất nước, quyết đánh thắng kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch, đảm bảo chủ động trong mọi tình huống để bảo vệ Tổ quốc”(1). Tiếp đó, trước ảnh hưởng lớn về tình hình chính trị xã hội khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng xác định: Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam, trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhân dân ta luôn nêu cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự xã hội, bảo vệ Tổ quốc và thành quả cách mạng. Việc tăng cường phòng thủ trên các tuyến ven biển, hải đảo, xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân trên các địa bàn trọng điểm Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ, xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng, an ninh thông qua các dự án kinh tế vừa và nhỏ trên các địa bàn, các khu kinh tế quốc phòng ở Lai Châu, Sơn La, Quảng Bình, Nghệ An, Gia Lai, Bình Phước… được triển khai bước đầu đạt hiệu quả.

Quan điểm chỉ đạo xây dựng đất nước gắn liền với bảo vệ đất nước còn được thể hiện qua cách ứng xử và tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình, bảo vệ chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, giảm bớt nguy cơ xung đột trên biển, trên đất liền, cách giải quyết các mâu thuẫn xung đột với các nước láng giềng trong những vấn đề tồn tại của lịch sử như biên giới, hải đảo, trong các khu vực mà quyền lợi kinh tế, quân sự giữa các nước còn những bất đồng trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Chúng ta đã tham gia tích cực vào việc giải quyết những tranh chấp trên bộ, trên biển. Điển hình như việc giải quyết một cách cơ bản những tồn tại do lịch sử để lại dẫn đến ký hiệp định về hoạch định biên giới giữa nước ta với Trung Quốc, Lào, Campuchia; tham gia cùng các nước trong khối ASEAN xây dựng các giải pháp ứng xử trên Biển Đông; đặc biệt, việc tổ chức các cuộc giao lưu giữa Bộ Quốc phòng các nước trong khu vực là biểu hiện sinh động tư tưởng tích cực chủ động phòng ngừa chiến tranh từ xa, triệt để ngăn chặn từ gốc nguyên nhân có thể dẫn đến mâu thuẫn xung đột, những nguy cơ tiềm ẩn của chiến tranh. Việc chủ động xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp, hữu nghị với các nước láng giềng, các nước trong khu vực, chủ động giải quyết các mâu thuẫn về kinh tế, về biển đảo, biên giới, chủ động hội nhập với các nước trong khu vực là một nét mới trong quan điểm chỉ đạo gắn việc xây dựng với bảo vệ đất nước trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.47, tr. 550.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #145 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2016, 06:12:52 am »

- Thường xuyên xây dựng, nâng cao sức mạnh tổng hợp của các lực lượng vũ trang nhân dân, nòng cốt là quân đội nhân dân

Xây dựng lực lượng vũ trang bao gồm rất nhiều nội dung, trong đó những nội dung cơ bản là: Xây dựng về chính trị, tư tưởng, tổ chức biên chế, trang bị, huấn luyện… Đây là một tổng thể thống nhất, tạo nên sức mạnh tổng hợp để hoàn thành mọi nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới.

Xây dựng về chính trị: Trong quá trình đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi giải quyết vấn đề xây dựng lực lượng đều rất coi trọng việc xây dựng lực lượng vũ trang về mặt chính trị, coi đây là cơ sở quan trọng tạo tiền đề cho mọi mặt xây dựng khác. Cốt lõi của xây dựng lực lượng vũ trang nói chung, quân đội nói riêng về chính trị là xây dựng bản chất giai cấp công nhân của quân đội. Những nội dung cơ bản của xây dựng quân đội về chính trị hình thành trong nửa thế kỷ qua là hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng về đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là những phẩm chất đạo đức cao đẹp của người cách mạng. Sau ngày đất nước thống nhất, những tiêu chí đó vẫn là những nội dung cơ bản về xây dựng lực lượng vũ trang về chính trị. Tuy nhiên, trong quan điểm chỉ đạo những nội dung đó đã được Đảng Cộng sản Việt Nam phát triển, đổi mới để phù họp với những yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn lịch sử.

Bản chất chính trị quyết định mục tiêu chiến đấu, ý thức và động cơ chiến đấu của lực lượng vũ trang. Ngay từ khi thành lập các đội tự vệ công nông, các đội du kích rồi Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh đã rất coi trọng yếu tố con người. Quan điểm người trước súng sau, chính trị trọng hơn quân sự, nhiệm vụ quân sự phải phục tùng nhiệm vụ quân sự “quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại”(1), đã thể hiện rất rõ quan điểm về xây dựng con người, xây dựng bản lĩnh chính trị cho lực lượng vũ trang của Đảng. Kế thừa những kinh nghiệm xây dựng bản lĩnh chính trị cho bộ đội vững vàng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, sau khi đất nước độc lập, thống nhất, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã ra sức chăm lo giáo dục bản lĩnh chính trị trong quân đội, làm cho đại đa số cán bộ chiến sĩ yên tâm phấn khởi, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Sau năm 1975, khi đất nước chuyển từ thời chiến sang thời bình, trước những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù dịch, Đảng ta đã khẳng định là đội quân chiến đấu, quân đội ta không chỉ có nhiệm vụ chống xâm lược, mà còn cùng các lực lượng vũ trang khác bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và tham gia xây dựng đất nước. Trên lĩnh vực tư tưởng, Đảng ta đã kịp thời phê phán luận điệu “quân đội phi giai cấp”, “quân đội trung lập”, “phi chính trị hóa quân đội”. Đảng ta cũng xác định rõ nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng cũng là của lực lượng vũ trang ta là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Để xây dựng quân đội về chính trị, chúng ta phải bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng đó của Đảng và cũng là của quân đội, của lực lượng vũ trang ta. Trong quá trình xây dựng quân đội về chính trị, cùng với xây dựng bản chất giai cấp công nhân, Đảng ta đã coi trọng xây dựng đạo đức cách mạng. Mô hình nhân cách của cán bộ, chiến sĩ trong những năm qua và trong tương lai vân là hình ảnh cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”, vẫn là những đảng viên cộng sản ưu tú, người quân nhân cách mạng trung thành với Đảng, với nhân dân, với chế độ, có lý tưởng chiến đấu cao đẹp, cách mạng và khoa học. Đương nhiên, nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ” đã được Đảng và quân đội phát triển, bổ sung những phẩm chất mới, đáp ứng đòi hỏi của giai đoạn cách mạng mới.

Đất nước ta vừa từ chiến tranh chuyển sang thời bình và chỉ hai năm sau đó lại phải chuyển sang chiến tranh biên giới ở một số tỉnh thuộc biên giới Tây Nam. Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam ban đầu có tác động không nhỏ đến nhận thức chính trị của nhiều cán bộ, chiến sĩ, sau cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm chưa kịp nghỉ ngơi, quân và dân ta lại phải tiến hành cuộc chiến đấu chống quân Pôn Pốt xâm lược, chấp nhận mọi sự hy sinh mất mát để bảo vệ Tổ quốc. Bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc là những yêu cầu rất cao đặt ra cho công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng của Đảng đối với lực lượng vũ trang. Tuy phải đối mặt với cuộc bao vây cấm vận kinh tế của Mỹ và những khó khăn trên các lĩnh vực, Đảng ta vẫn tập trung xây dựng các lực lượng vũ trang vững vàng về chính trị. Vừa làm rõ những âm mưu, thủ đoạn thâm độc của kẻ thù, vừa khơi dậy truyền thống chiến đấu bất khuất kiên cường của dân tộc. Thông qua các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các phong trào thi đua xung kích trong chiến đấu, lao động sản xuất, chúng ta đã tập trung giáo dục nâng cao giác ngộ chính trị của các lực lượng vũ trang, thông suốt với nhiệm vụ được giao.

Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc là một thử thách lớn đối với quân và dân ta. Để xây dựng yếu tố chính trị tinh thần cho bộ đội sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi, công tác đảng, công tác chính trị được đặc biệt chú trọng, chỉ đạo kiên quyết nhằm đánh thắng quân xâm lược, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.


(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 7, tr. 217.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #146 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2016, 06:14:37 am »

Tháng 9-1978, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về tổ chức Đảng và tổ chức công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị. Tiếp đó, tháng 11-1978, Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ thị mở cuộc vận động “Phát huy bản chất tốt đẹp, nâng cao sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang nhân dân” với ba nội dung lớn: Rèn luyện, xây dựng, nâng cao sức mạnh chiến đấu, phát huy truyền thống quân với dân một ý chí, nêu gương tốt của người quân nhân cách mạng trên mọi lĩnh vực, nêu cao tinh thần quốc tế vô sản. Do làm tốt công tác xây dựng bản lĩnh chính trị, lực lượng vũ trang nhân dân, quân đội nhân dân đã phát huy bản chất, truyền thống tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”, xung kích trong các nhiệm vụ chiến đấu, thực hiện tốt các phong trào thi đua bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả đối với cách mạng và nhân dân Campuchia.

Trong thời kỳ đổi mới, trước những biến động to lớn trên chính trường quốc tế, các nước Đông Âu, sau đó là Liên Xô sụp đổ, kẻ thù thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ, can thiệp vào công việc nội bộ nhiều nước trên thế giới. Với mục tiêu chiến thắng mà không cần chiến tranh, chúng tập trung chống phá đường lối, quan điểm của Đảng, xuyên tạc, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. đối với lực lượng vũ trang, chúng thực hiện âm mưu phi chính trị hóa quân đội. Để giữ vững bản chất chính trị của các lực lượng vũ trang, Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng đã ra các phong trào thi đua yêu nước, nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị của quân đội. Nghị quyết 194/NQ ngày 28-12-1991 của Đảng ủy Quân sự Trung ương về nhiệm vụ quốc phòng năm 1992 xác định: “Phải chấp hành tốt nhiệm vụ phòng chống “diễn biến hòa bình” và bạo loạn lật đổ, phối hợp với Bộ Nội vụ, các ngành, các cấp nắm chắc âm mưu và hành động của các lực lượng trong nước và ngoài nước… tập trung sức bằng các biện pháp đồng bộ, nâng cao thêm một bước chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang”(1).

Trong Chỉ thị số 311/CT ngày 30-12-1991, Tổng cục Chính trị cũng xác định: “Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, củng cố và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu, góp phần bảo đảm cho quân đội thực sự là lực lượng tin cậy về chính trị, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi điều kiện”(2). Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 cũng nêu rõ: “Các lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc"(3).

Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa VII (6-1992) ra Nghị quyết xác định nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia chống “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ: “Xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân, nâng cao chất lượng các lực lượng vũ trang, chấp hành thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ độc lập, an ninh, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa, đập tan âm mưu và hoạt động diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của kẻ thù và sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống phức tạp có thể xảy ra”(4).

Báo cáo chính trị của Đảng ủy Quân sự Trung ương tại Đại hội đại biểu toàn quân lần thứ VI (từ ngày 6 đến ngày 9-5-1996) nêu rõ nhiệm vụ trong những năm tới là ;”Xây dựng nền quốc phòng toàn dân thực sự vững mạnh. Tập trung nâng cao sức mạnh tổng hợp, sức mạnh chiến đấu và trình độ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang, trước hết là của quân đội nhân dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phòng chống “diễn biến hòa bình”, bạo loạt lật đổ có hiệu quả với các tình huống phức tạp”(5).

Cùng với xây dựng lực lượng vũ trang mạnh về chính trị, chúng ta đã tích cực kiện toàn tổ chức biên chế, trang bị, huấn luyện. Sau năm 1975, đất nước ta chuyển từ chiến tranh sang hòa bình, từ yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, quân đội ta chuyển dần sang nhiệm vụ xây dựng kinh tế, bảo vệ đất nước trong thời bình. Lực lượng vũ trang nói chung, quân đội nói riêng chuyển từ trạng thái sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu sang làm nhiệm vụ thường trực và xây dựng kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, nên yêu cầu tổ chức lại lực lượng vừa bảo đảm được yêu cầu sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đất nước khi cần, vừa thực hiện xây dựng, phát triển kinh tế đất nước.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, để đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, chống ngoại xâm, chúng ta đã xây dựng phát triển mạnh các lực lượng vũ trang nhân dân, động viên toàn dân tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu. Chiến tranh nhân dân Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của lực lượng vũ trang ba thứ quân. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước chúng ta đã có một quân đội hùng hậu với 4 quân đoàn chủ lực, nhiều sư đoàn bộ binh, binh chủng độc lập với đầy đủ các quân binh chủng. Đó là kết quả của cả quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo sang suốt của Đảng trong suốt những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và kháng chiến chống Mỹ xâm lược. Tuy nhiên, trong những năm đầu đất nước thống nhất, trước những khó khăn to lớn về kinh tế, để nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế, chúng ta phải từng bước giảm bớt quân thường trực, chuyển một số đơn vị quân đội sang làm nhiệm vụ kinh tế nhằm giảm bớt chi phí quốc phòng.


(1) Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Bộ Quốc phòng 1945-2000 (Biên niên sự kiện), Sđd, tr. 754.
(2), (3) Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Bộ Quốc phòng 1945-2000 (Biên niên sự kiện), Sđd, tr. 754-755, 759.
(4) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.52, tr. 222.
(5) Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Bộ Quốc phòng 1945-2000 (Biên niên sự kiện), Sđd, tr. 762.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #147 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2016, 06:15:50 am »

Để nâng cao sức mạnh tổng hợp của lực lượng vũ trang nhân dân trong giai đoạn đầu đất nước vừa được thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, cùng với giảm quân thường trực, thực hiện “tinh binh, tinh cán”, chúng ta tập trung huấn luyện, xây dựng quân đội theo hướng chính quy, hiện đại. Tháng 11-1975, Bộ Tổng tham mưu ra Chỉ thị về công tác huấn luyện quân sự những năm 1976-1980, xác định: “Phải huấn luyện cơ bản hệ thống, thống nhất, toàn diện, rèn luyện cho bộ đội bản lĩnh chiến đấu vững vàng, sử dụng thành thạo các trang bị kỹ thuật hiện đại và tương đối hiện đại của ta cũng như mới thu được của địch; đồng thời huấn luyện, bảo đảm sẵn sàng chiến đấu thường xuyên đối với các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, nhất là đơn vị ở khu vực trọng điểm”(1). Tại lớp tập huấn hơn 300 cán bộ trung cấp, cao cấp toàn quân (5-1976), Đại tướng Văn Tiến Dũng trình bày chuyên đề Một số vấn đề chính quy hóa quân đội ta trong giai đoạn hiện nay. Đại tướng nhấn mạnh: Đây là những yêu cầu và nội dung xây dựng quân đội theo hướng chinh quy hết sức cấp thiết và không thể thiếu để nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội.

Khi quân Pôn Pốt mở cuộc tiến công lớn vào tuyến biên giới tỉnh An Giang từ Vĩnh Gia đến Vĩnh Xương, gồm 13 đồn biên phòng, 14 xã biên giới, gây ra cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, ta tăng cường huấn luyện, nâng cao sức mạnh chiến đấu đối với các đơn vị thường trực quân khu phía Nam, bộ đội địa phương, dân quân du kích các tỉnh giáp biên giới với Campuchia. Cùng với việc kiện toàn biên chế tổ chức, lãnh đạo, chỉ huy, các đơn vị phía trước được bổ sung lực lượng, bảo đảm đủ quân số, trang bị vũ khí… Tuy nhiên, do nhận thức chưa đầy đủ về đối tượng tác chiến, về bản chất cuộc chiến tranh, nên thời kỳ đầu việc chỉ đạo huấn luyện, nâng cao sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang chưa được chú trọng đúng mức, khả năng sẵn sàng chiến đấu của nhiều đơn vị, kể cả bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ còn hạn chế, một số nơi ta chưa giáng trả kịp thời các hành động xâm lấn biên giới của quân Pôn Pốt.

Kiên quyết khắc phục tình trạng trên, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IV (27-7-1978) về tình hình nhiệm vụ mới đã xác định phải: “Khẩn trương xây dựng và rèn luyện bộ đội chủ lực tinh nhuệ và cơ động, tăng cường trang bị và năng lực chỉ huy cho bộ đội địa phương, chuẩn bị lực lượng dự bị hùng hậu, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ rộng khắp có chất lượng chiến đấu và phục vụ chiến đấu cao”(2). Theo chủ trương đó, nhiều đơn vị bộ đội chủ lực trước đây chuyển sang làm nhiệm vụ kinh tế được chuyển trở lại làm nhiệm vụ chiến đấu. Lực lượng bộ đội địa phương, dân quân tự vệ phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Nhờ kịp thời phát triển lực lượng vũ trang ba thứ quân, trong đó tập trung kiện toàn được các đơn vị bộ đội chủ lực, nên ta đã bảo đảm có đủ lực lượng giải quyết cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam, giúp nhân dân Campuchia giải phóng đất nước và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc.

Để đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ biên giới phía Bắc, năm 1979, ta đã thành lập thêm một số quân đoàn thuộc các quân khu, trung đoàn bộ đội địa phương thuộc tỉnh, tiểu đoàn bộ đội địa phương huyện, các xã biên giới trọng điểm có đại đội dân quân, các nông, lâm trường đều có tiểu đoàn, trung đoàn tự vệ. Đây là bước phát triển nhanh về lực lượng nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc như Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng đã xác định: “Xây dựng lực lượng vũ trang theo quan điểm chiến tranh nhân dân và quốc phòng toàn dân, có quân chủ lực và quân địa phương, có cơ cấu cân đối và đồng bộ giữa lực lượng thường trực và lực lượng dự bị, có số lượng cần thiết và chất lượng ngày càng cao, hết sức coi trọng xây dựng dân quân tự vệ mạnh, nhất là ở biên giới; các thứ quân hình thành lực lượng cơ động và lực lượng tại chỗ gắn bó với nhau, bảo đảm làm chủ vững chắc, tiến công mạnh mẽ”(3).

Đi đôi với phát triển về số lượng, bảo đảm biên chế đủ cho các đơn vị phía trước, có lực lượng dự trữ phía sau và lực lượng dự bị động viên, bảo đảm sẵn sàng đáp ứng yêu cầu chiến đấu trong mọi tình huống, ta vừa tích cực phát triển các đơn vị binh chủng kỹ thuật. Đáng chú ý là sự ra đời của các sư đoàn bộ binh cơ giới trong các quân đoàn chủ lực trực thuộc Bộ, các phương tiện cơ động (xe cơ giới và các phương tiện vượt sông), tăng cường hỏa lực phái xe kéo, hỏa lực bảo vệ bờ biển hải đảo, hỏa lực đi cùng bộ binh. Đây là những bước phát triển của lực lượng vũ trang ba thứ quân trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Bước vào thời kỳ đổi mới, khi tình hình đã bớt căng thẳng, chúng ta đã kịp thời tổ chức lại lực lượng, bảo đảm cơ cấu họp lý giữa lực lượng thường trực, sẵn sàng chiến đấu với lực lượng làm nhiệm vụ huấn luyện, lao động xây dựng kinh tế, giữa bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và lực lượng dân quân tự vệ, giữa các vùng, miền, đặc biệt là biên giới, hải đảo, các vùng có tình hình kinh tế, chính trị, xã hội phức tạp (Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ), đáp ứng nhiệm vụ xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc đặt ra.


(1) Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Việt Nam thế kỷ XX - Những sự kiện quân sự, Sđd, tr. 521.
(2) Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Việt Nam thế kỷ XX - Những sự kiện quân sự, Sđd, tr. 543.
(3) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.43, tr. 55.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #148 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2016, 06:16:29 am »

- Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng với an ninh

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng xác định: “Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Nhiệm vụ xây dựng và củng cố quốc phòng là nhiệm vụ của toàn dân, toàn quân, của hệ thống chuyên chính vô sản dưới sự lãnh đạo của Đảng”(1). Đó chính là cơ sở Đảng, Nhà nước chỉ đạo các lực lượng vũ trang các cấp, các ngành triển khai xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, thiết thực, góp phần vào cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trên tuyến biên giới phía Tây Nam, phía Bắc và chống lại chiến tranh phá hoại nhiều mặt cửa các thế lực thù địch trong những năm đất nước vừa có hòa bình, vừa có chiến tranh trên một phần lãnh thổ đất nước.

Sau ngày đất nước thống nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ đạo Bộ Quốc phòng xúc tiến ngay việc điều chỉnh bố trí lại lực lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Sau khi giải thể Trung ương Cục miền Nam, Bộ Tư lệnh Miền, Bộ Chính trị Trung ương Đảng chỉ đạo Bộ Quốc phòng tổ chức lại các quân khu. Theo đó, các lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn từng quân khu và cả nước được kiện toàn về tổ chức biên chế, bố trí lại, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc thống nhất.

Việc tổ chức lại các quân khu, bố trí lại lực lượng thể hiện tư tưởng quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng một nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, trong điều kiện cả nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội. Yêu cầu đặt ra đối với nền quốc phòng đó là bảo vệ Tổ quốc cả vùng đất, vùng trời, vùng biển với phạm vi rộng và trong mọi tình huống, một yêu cầu rất cao mà trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, khi đất nước chưa thống nhất, ta chưa có điều kiện thực hiện.

Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Tây Nam, sau đó là biên giới phía Bắc là những thử thách to lớn và khắc nghiệt đối với nền quốc phòng toàn dân, đe dọa chủ quyền quốc gia và nền độc lập của dân tộc. Để đánh bại các cuộc tiến công của quân Pôn Pốt ở biên giới Tây Nam, trong gần hai năm từ 1977-1978, ta đã phải huy động nhiều lực lượng, vật chất của các quân khu, các tỉnh phía Nam vào cuộc chiến tranh. Nếu không có một nền quốc phòng toàn dân vững mạnh với lực lượng vũ trang ba thứ quân, trong đó lực lượng vũ trang địa phương, dân quân tự vệ các xã biên giới vững mạnh, chúng ta khó có thể hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu đánh đuổi quân Pôn Pốt, giữ gìn trật tự, an ninh biên giới. trong cuộc chiến đấu này, nhân dân các địa phương đã đóng góp hàng triệu ngày công, xây dựng hầm hào công sự trận địa, hàng chục vạn tấn lương thực, thực phẩm, thuốc men ủng hộ bộ đội, nhiều tập thể và cá nhân tham gia chiến đấu, góp phần to lớn tạo nên sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân chiến thắng kẻ thù.

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, trước sức tiến công ồ ạt của hơn 60 vạn quân Trung Quốc, nền quốc phòng toàn dân được huy động đã tạo nên thế trận chiến tranh nhân dân ngăn chặn, tạo điều kiện cho bộ đội chủ lực cơ động tiêu diệt, làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của chúng. Nền quốc phòng toàn dân đã giúp ta trong một thời gian ngắn có thể huy động nguồn nhân lực, vật lực lớn bảo đảm yêu cầu của cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, tạo điều kiện để các đơn vị thực hiện được sự chỉ đạo của tư tưởng đánh thắng ngay từ trận đầu, ngay trên tuyến đầu Tổ quốc. Như vậy, việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh ngay sau khi đất nước được thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng đã góp phần thiết thực tạo điều kiện để quân dân ta hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ biên giới Tổ quốc.

Vượt qua thử thách to lớn và khó khăn trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, bước vào thời kỳ chống chiến tranh phá hoại nhiều mặt, quan điểm xây dựng một nền quốc phòng toàn dân vững mạnh đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng với an ninh càng được chú trọng. Đảng ta đã xác định, bảo vệ Tổ quốc phải gắn chặt với bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Vì thế, nhiệm vụ quốc phòng và nhiệm vụ an ninh là hai mặt gắn chặt với nhau của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc (vùng đất, vùng trời, vùng biển và thềm lục địa) của Tổ quốc.

Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa là bảo vệ hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa (bao gồm Đảng Cộng sản, Nhà nước của dân, do dân, vì dân, các đoàn thể quần chúng), bảo vệ cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, bảo vệ công cuộc đổi mới xã hội chủ nghĩa. Do vậy, bảo vệ Tổ quốc phải gắn chặt chống thù trong và giặc ngoài. Bảo vệ Tổ quốc là phải bảo vệ hòa bình, củng cố nền hòa bình trong độc lập, tự do của dân tộc, xử lý khôn ngoan các tình huống phức tạp, không phạm sai lầm để kẻ địch khiêu khích gây chiến tranh xâm lược, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, đánh thắng mọi âm mưu và hành động phá hoại, xâm lược của các thế lực thù địch, sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược trên các quy mô, kể cả quy mô lớn, đề phòng và khắc phục khuynh hướng sai lầm tách rời bảo vệ Tổ quốc với bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, tách rời độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.


(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.37, tr. 587.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #149 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2016, 06:17:36 am »

Để thực hiện quan điểm chỉ đạo kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng với an ninh, chúng ta đã tích cực xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh toàn dân trên từng địa phương và trong cả nước. Chú trọng các khu vực trọng điểm, ven biển và hải đảo, các đô thị lớn, vùng rừng núi. Xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố, huyện thị và cơ sở làng xã, phường vững mạnh về quốc phòng, an ninh. Xây dựng quân đội nhân dân, lực lượng vũ trang ba thứ quân (kể cả lực lượng dự bị động viên) làm nòng cốt cho chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Khu vực phòng thủ vững chắc và binh đoàn chủ lực cơ động mạnh là nền tảng của quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Giáo dục quốc phòng cho toàn dân, đặc biệt cho cán bộ các ngành của Đảng và Nhà nước, cho thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên các trường. Động viên và tổ chức cho toàn dân tham gia củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội.

Quan niệm hiện đại về tiềm lực quốc phòng là sức mạnh tổng hợp của quốc gia và chế độ xã hội, do các nhân tốt chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự… tạo thành. Xây dựng tiềm lực mọi mặt của quốc phòng trên cơ sở kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, xây dựng đất nước đi đôi với bảo vệ Tổ quốc. Phải xây dựng đất nước về mọi mặt mới có cơ sở để tạo nền tiềm lực quốc phòng, nhưng không phải cứ có tiềm lực mạnh của đất nước về các mặt là tiềm lực quốc phòng mạnh. Vì vậy, trong lãnh đạo, tư tưởng, chỉ đạo thực hiện phải kết hợp khéo léo các mặt mới có thể thực hiện được đất nước giàu và quốc phòng mạnh.

Cùng với các chỉ thị, nghị quyết thể hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh, Đảng và Nhà nước luôn chú trọng tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạ đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng và an ninh, với quân đội và công an. Thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng, coi đổi mới và chỉnh đốn Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh đất nước. Xây dựng, củng cố vá không ngừng hoàn chỉnh cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ trong lĩnh vực quốc phòng bảo vệ Tổ quốc.

Trong những năm đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đúng đắn những vấn đề cơ bản trong đường lối tư tưởng quan điểm chỉ đạo và nhiệm vụ quốc phòng trong tình hình mới. Nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân kết hợp với thế trận an ninh từng bước được củng cố với chất lượng được nâng lên một bước toàn diện hơn. Chiến lược quốc phòng tiếp tục điều chỉnh trên nhiều mặt. Rà soát, bổ sung hoàn chỉnh kế hoạch phòng thủ đất nước và trên từng địa bàn, hướng chiến lược. Điều chỉnh bố trí lực lượng trên các hướng chiến lược, bảo đảm phòng chống có hiệu quả chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, sẵn sàng đối phó thắng lợi mọi tình huống phức tạp, nhất là ở khu vực trọng điểm.

Các khu vực phòng thủ, thành phố, huyện, quận, các cơ sở xã phường được tiếp tục triển khai xây dựng đi dần vào chiều sâu. Các cuộc diễn tập phòng thủ gắn với nhiệm vụ an ninh được tổ chức ở tất các tỉnh, huyện và hầu hết các xã, phường. Lực lượng dân quân tự vệ được củng cố, có số lượng phù hợp, nâng cao chất lượng hiệu quả, bảo đảm tin cậy về chính trị. Lực lượng dự bị động viên được tổ chức và quản lý theo phương thức hợp lý hơn. Công tác tuyển quân và cho ra quân được tiến hành đạt chất lượng ngày càng khá hơn. Sự nghiệp quốc phòng cho toàn quân, nhất là cho học sinh, sinh viên được đẩy mạnh. Các nội dung vè giáo dục quốc phòng được đưa vào trường học, công tác dân vận của lực lượng vũ trang được tiến hành tích cực với nhiều hình thức phong phú, góp phần xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh.

Sự quản lý của Nhà nước về quốc phòng được đặt ra với nội dung và cơ chế toàn diện hơn, nhiệm vụ quốc phòng ở các bộ, ngành được Chính phủ xác định và từng bước triển khai thực hiện hiệu quả. Chất lượng và sức mạnh chiến đấu của quân đội được nâng lên một bước toàn diện hơn, sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp quốc phòng được tăng cường. Những kết quả trên đây khẳng định đường lối đổi mới của Đảng nói chung, trong lĩnh vực quốc phòng quân sự nói riêng là hoàn toàn đúng đắn. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996) đã khẳng định: “Chúng ta đã giữ vững ổn định chính trị, độc lập chủ quyền và môi trường hòa bình của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho công cuộc đổi mới”(1). Đạt được những thành tựu lớn lao là do “Đảng đã định rõ phương hướng, nhiệm vụ và quan điểm chỉ đạo sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, tiếp tục thực hiện có kết quả việc điều chỉnh chiến lược quốc phòng, an ninh, các nhu cầu củng cố quốc phòng, an ninh, cải thiện đời sống lực lượng vũ trang được đáp ứng tốt hơn. Chất lượng và sức chiến đấu của quân đội và công an được nâng lên. Thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân được củng cố. công tác bảo vệ an ninh chính trị và trật tự xã hội được tăng cường”(2).


(1), (2) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Sđd, t.60, tr. 60-61.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM