Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 04:44:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Việt Nam thế kỷ XX - Những sự kiện quân sự  (Đọc 57448 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #170 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2016, 06:34:52 pm »


Năm 1984

        17 tháng 3

        Bộ Quốc phòng quyết định (số 334/QĐ-QP) thành lập Lử đoàn tăng 409 thuộc Quân khu 1. Biên chế 4 tiểu đoàn chiến đấu (1, 2, 3, 4) và 7 đại đội trực thuộc. Nhiệm vụ: Huấn luyện nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu của thành viên các kíp xe, các phân đội tăng thiết giáp, huấn luyện, đào tạo thành viên kíp xe tăng, huấn luyện chiến sĩ mới, huấn luyện quân dự bị động viên và nghiệp vụ chuyên môn... Lữ đoàn trưởng: Thượng tá Bùi Đình Đột. Phó lữ đoàn trưởng về chính trị: Trung tá Vũ Văn Thưởng.

        15-5 đến 5-6

        Đoàn đại biểu quân sự cao cấp Việt Nam, do Đại tướng Văn Tiến Dũng - Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu, thăm hữu nghị chính thức các nước Tiệp Khắc, Hungari, Ba Lan, Liên Xô.

        5 tháng 6

        Hội đồng Bộ trưởng ra tuyên bố về vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: "Khoảng không gian ở trên đất liền, nội thuỷ, lãnh hải và các hải đảo Việt Nam là thuộc chu quyền hoàn toàn và riêng biệt của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Đây là cơ sở pháp lý cơ bản để Nhà nước Việt Nam thực hiện việc bảo vệ chủ quyền, bảo vệ an ninh quốc gia trên vùng trời Tổ quốc.

        16 tháng 6

        Chính phủ nước Cộng hoà xà hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Campuchia thỏa thuận rút một bộ phận quân tình nguyện Việt Nam tại các tinh miền tây và tây bắc Campuchia về nước. Số lượng quân gồm 2 lữ đoàn, 1 trung đoàn và một số tiểu đoàn độc lập.

        23 tháng 6

        Lữ đoàn 688, Lữ đoàn 689, Trung đoàn 550 và một số tiểu đoàn độc lập quân tình nguyện Việt Nam từ các tỉnh phía tây và tây bắc Campuchia hoàn thành việc rút quân về nước.

        27 tháng 10

        Hội đồng Nhà nước quyết định tặng thưởng Huân chương Sao vàng (lần thứ ba) cho các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 40, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Cũng nhân dịp này, Hội đồng Nhà nước đã ra quyết nghị (số 572/HĐ-NN) quy định Huy chương Quân kỳ quyết thắng để tặng thưởng cho những quân nhân và công nhân viên quốc phòng đã phục vụ quân đội từ 25 năm trở lên.

        Tháng 11

        Hội nghị cán bộ lãnh đạo chính trị quân đội ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia, trao đổi một số kinh nghiệm về công tác Đảng, công tác chính trị, góp phần nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu, bàn biện pháp phối hợp hoạt động tăng cường củng cố tình đoàn kết liên minh chiến đấu giữa quân đội và nhân dân ba nước và các nước xả hội chủ nghĩa.

        20 tháng 12

        Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra nghị quyết (số 23/NQ-TW) về công tác xây dựng huyện và tăng cường cấp huyện, bao đảm an ninh quốc phòng vững mạnh: "Tăng cường xây dựng pháo đài quân sự và an ninh trên địa bàn huyện. Kết hợp kinh tế với quốc phòng, xây dựng thế trận làm chủ của chiến tranh nhân dân, tổ chức lực lượng lao động sản xuất đồng thời là lực lượng quốc phòng, bảo đảm chiến đấu và hậu cần tại chỗ, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự xã hội. Làm tốt việc giáo dục chính trị tư tưởng về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, quản lý quân dự bị, xây dựng mạng lưới an ninh nhân dân vững mạnh, trong sạch về chính trị và tổ chức".

        23 tháng 12

        Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ký Hiệp định về Liên minh quân sự giữa hai nước.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #171 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2016, 06:38:49 pm »


Năm 1985

        5-10 tháng 1

        Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam, do Đại tướng Văn Tiến Dũng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu, thăm Cộng hòa nhân dân Campuchia.

        7 tháng 2

        Bộ Quốc phòng ra thông tư quy định chế độ đối với phụ nữ tình nguyện phục vụ quân đội theo chế độ quân nhân, có nghĩa vụ và quyền lợi như nam quân nhân.

        18 tháng 2

        Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Trường Quân sự địa phương trực thuộc Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo; hợp nhất 2 trường quân chính thuộc Bộ Tư lệnh 479 thành 1 trường quân chính.

        20 tháng 2

        Thành lập Binh đoàn xây dựng kinh tế Tây Nguyên (Binh đoàn 15) chuyên xây dựng kinh tế, tổ chức sản xuất kinh doanh như một liên hiệp các xí nghiệp khu vực. Nhiệm vụ: Kết hợp kinh tế với quốc phòng tại Tây Nguyên, vừa sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu. Biên chế gồm: Đoàn Đức Cơ (Đoàn 385), Nông trường 732, các đơn vị xây dựng cơ bản, Trường Công nhân kỷ thuật và bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý.

        26-3 đến 1-4

        Đoàn đại biểu quân sự cao cấp Việt Nam, do Đại tướng Văn Tiến Dũng - Ủy viên bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu, thăm Cộng hòa Ấn Độ.

        3-4 đến đầu tháng 5

        * Đợt rút quân thứ tư quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia về nước, gồm 1 sư đoàn bộ binh, 4 lữ đoàn binh chủng kỹ thuật và 3 lữ đoàn bộ binh thuộc Binh đoàn 52.

        * Hội đồng Nhà nước quyết định tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh cho Binh đoàn 52, Mặt trận 579 Quân khu 5 đã lập nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc, hoàn thành nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia.

        12-18 tháng 4

        Đoàn đại biểu quân sự cao cấp Việt Nam, do Đại tướng Văn Tiên Dũng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu, thăm hữu nghị chính thức Cộng hoà In-đô-nê-xi-a.

        9 tháng 6

        Bộ Chính trị ra Nghị quyết (số 24/NQ-TW) "Về những vấn đề cơ bản của đường lối quân sự của Đảng trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết nêu rõ: Đường lối quân sự của Đảng ngày nay là đường lối xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Nhiệm vụ chung của cách mạng Việt Nam và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của quân và dân ta là xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân có đủ sức mạnh để bảo vệ Tổ quốc, đánh bại chiến tranh lấn chiếm biên giới và kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch..., tiến hành thảng lợi chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

        Nghị quyết còn xác định những nguyên tắc chủ yếu trong cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, nhiệm vụ của các cấp ủy Đảng, chế độ một người chỉ huy, công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội.

        4 tháng 7

        Bộ Chính trị ra các nghị quyết:

        - Nghị quyết (số 26/NQ-TW) "Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trên mặt trận quốc phòng an ninh nhấn mạnh: Thanh niên trong quân đội phải có ý chí chiến đấu cao, kỹ thuật gioi, lao động tốt, kỷ luật nghiêm, nếp sống lành mạnh, phát huy truyền thống tốt đẹp "Bộ đội Cụ Hồ".

        - Nghị quyết (số 27/NQ-TW) "Về việc tiếp tục kiện toàn cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội nhân dân Việt Nam và sự nghiệp quốc phòng", xác định những nguyên tắc chủ yếu trong cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với quân đội; Ủy ban Quốc phòng của Đảng, hệ thống tổ chức Đảng trong quân đội, nhiệm vụ của các cấp ủy đảng, chế độ một người chỉ huy, công tác Đàng, công tác chính trị trong quân đội; chỉ định Đảng ủy Quân sự Trung ương.

        5-9 đến 1-10

        Đoàn đại biểu quân sự nước ta do Đại tướng Văn Tiến Dũng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẩn đầu thăm hữu nghị chính thức các nước Liên Xô, Mông cổ, Cộng hoà dân chủ Đức, nhằm củng cố mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước, trong đó có lĩnh vực quân sự.

        7 tháng 11

        Thành lập Tổng cục Kinh tế thuộc Bộ Quốc phòng - cơ quan giúp Bộ Quốc phòng chỉ đạo, quản lý các lực lượng quân đội làm kinh tế theo chính sách, chế độ chung của Đảng và Nhà nước.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #172 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2016, 06:41:20 pm »


Năm 1986

        3 tháng 1

        Hội đồng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố Pháp lệnh tổ chức Toà án Quân sự và tổ chức Viện Kiểm sát quân sự.

        - Pháp lệnh tổ chức Toà án Quân sự (4 chương, 38 điều) quy định: Các toà án quân sự là những cơ quan xét xử thuộc hệ thống Toà án nhân dân nước Cộng hoà xả hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức trong Quân đội nhân dân, gồm Toà án Quân sự cấp cao, các toà án quân sự cấp quân khu và cấp tương đương, các toà án quân sự khu vực.

        - Pháp lệnh tổ chức Viện Kiểm sát Quân sự (4 chương, 34 điều) quy định: Các Viện kiểm sát quân sự là những cơ quan kiểm sát việc tuân theo pháp luật Nhà nước được tố chức trong Quân đội nhân dân, gồm Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương; viện kiểm sát quân sự quân khu, quân chủng, tổng cục và cấp tương đương; viện kiểm sát quân sự quân đoàn, tỉnh và khu vực.

        16- 17 tháng 1

        Đại hội Anh hùng và Chiến sĩ Thi đua toàn quốc lần thứ 5 tại Hà Nội. 565 đại biểu tập thể và cá nhân Anh hùng, Chiến sĩ Thi đua (trong đó có 75 đơn vị, 20 đại biểu quân đội) về dự. Đại hội tuyên dương 218 tập thể, 126 cá nhân Anh hùng và 223 Chiến sĩ Thi đua toàn quốc. Quân đội có 75 đơn vị và 10 cá nhân được tuyên dương Anh hùng.

        27 tháng 5

        Hoàn thành đợt rút quân thứ 5 quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia về nước, gồm Binh đoàn 98 và một số lử đoàn, trung đoàn. Hội đồng Nhà nước Cộng hoà nhân dân Campuchia, Hội đồng toàn quốc Mặt trận xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Bộ Quốc phòng nước Cộng hoà nhân dân Campuchia tặng Huân chương Ăng Co, Huân chương bảo vệ Tố quốc cho Binh đoàn 98, Sư đoàn 8 bộ binh, Lữ đoàn 95 và Trung đoàn 37 quân tình nguyện Việt Nam.

        9 tháng 7

        Bộ Tổng tham mưu quy định về hiệp đồng giữa bộ đội biên phòng với bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ trong nhiệm vụ biên phòng và tác chiến. Kế hoạch hiệp đồng thực hiện ở ba cấp: Tư lệnh Bộ đội Biên phòng với các bộ tư lệnh quân khu. chỉ huy trưởng bộ đội biên phòng với chỉ huy trưởng quân sự tỉnh (thành phố, đặc khu), tiểu khu hoặc đồn biên phòng với chỉ huy quân sự huyện.

        21 tháng 7

        Bộ Chính trị ra nghị quyết (số 33/NQ-TW) về nhiệm vụ quốc phòng 5 năm (1986 - 1990): "Ra sức củng cố nền quốc phòng toàn dân và xây dựng hậu phương chiến lược vững mạnh. Nâng cao chất lượng các lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng quân đội nhân dân chính quy, ngày càng hiện đại..., làm tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, nhiệm vụ quốc tế và nhiệm vụ lao động sản xuất, xây dựng kinh tế. Đẩy mạnh xây dựng hệ thống công nghiệp quốc phòng".

        25 tháng 7

        Ban Bí thư Trung ương Đảng ra quyết định (số 77/QĐ-TW) về tổ chức Đảng trong bộ đội biên phòng, quy định hệ thống tổ chức, nhiệm vụ của Đảng ủy các cấp, tố chức cơ quan chính trị và cán bộ chính trị; quan hệ giữa cấp ủy Đảng Bộ đội Biên phòng với cấp ủy đảng địa phương.

        13-18 tháng 10

        Đại hội đại biếu Đảng bộ quân đội lần thứ IV tại Hà Nội. Đại hội tập trung thảo luận những vấn đề về đường lối, quan điểm của Đảng; đánh giá tình hình kinh tế, xã hội, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tố quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; vị trí và mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng, xác định nhiệm vụ trước mắt của quân đội trong tình hình mới.

        15-18 tháng 12

        Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành tại Hà Nội. Đối với vấn đề an ninh quốc phòng, đại hội nhấn mạnh: Phải thấu suốt và thực hiện đúng quan điểm toàn dân xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, toàn quân bảo vệ Tố quốc và xây dựng đất nước. Đại hội quyết nghị: "Xây dựng quân đội nhân dân chính quy, ngày càng hiện đại, có chất lượng tống hợp ngày càng cao, có tổ chức hợp lý, cân đối, gọn và mạnh, có kỷ luật chặt chẽ, có trình độ sẵn sàng chiến đấu cao, tiếp tục phát triển dân quân tự vệ với số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Tăng cường xây dựng lực lượng dự bị. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, phát triển nền khoa học quân sự và nghệ thuật quân sự Việt Nam. Thực hiện đầy đủ các chính sách hậu phương quân đội. Từng bước phát triển công nghiệp quốc phòng đi đôi với tăng cường tiềm lực về kinh tế của đất nước...".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #173 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2016, 10:53:40 pm »


Năm 1987

        2 tháng 1

        Đảng ủy quân sự Trung ương ra nghị quyết (số 06/NQ-ĐUQSTW) về nhiệm vụ quân sự năm 1987: Phải chấn chỉnh một bước tổ chức quân đội theo Nghị quyết 33 cua Bộ Chính trị và kế hoạch phòng thủ đất nước. Trong thực hiện phải nắm vững yêu cầu chấn chỉnh một bước tổ chức quân đội, giảm quân số nhằm làm cho tổ chức quân đội hợp lý, gọn, mạnh, đủ sức chiến đấu cao hơn. Đi đôi với điều chỉnh quân số, tạo bước chuyển biến lớn về chất lượng tổng hợp và kỷ luật cùa quân đội. Đối với vùng biên giới phải thực hiện nghiêm các chế độ sẵn sàng chiến đấu.

        18 tháng 3

        Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định (số 86/TTg) về việc giao nhiệm vụ đào tạo trên đại học cho 4 học viện thuộc Bộ Quốc phòng: Học viện Quân sự cấp cao, Học viện Lục quân, Học viện Chính trị - quân sự và Học viện Hậu cần. Trường đại học Quân y (sau đổi là Học viện Quân y), Đại học Kỹ thuật Quân sự (sau đổi là Học viện Kỹ thuật Quân sự), và Viện Kỹ thuật Quân sự đã được giao nhiệm vụ đào tạo trên đại học từ năm 1979 (quyết định số 93/NG, ngày 20-3-1979 của Hội đồng Bộ trưởng). Từ 1979 - 1990 các học viện, viện nghiên cứu, trường đại học trong quân đội đã đào tạo được 56 phó tiến sĩ bằng các hình thức tập trung (4 năm), tại chức (5 năm), ngắn hạn (1 năm).

        7 tháng 5

        Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương ra nghị quyết (số 120/NQ-ĐUQSTƯ) "Về kiện toàn tổ chức cơ quan bảo vệ và cơ chế hoạt động của công tác bảo vệ an ninh chính trị trong quân đội", bảo đảm bí mật quân sự, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho mọi hoạt động của quân đội, góp phần xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, nâng cao sức mạnh chiến đấu, hoàn thành mọi nhiệm vụ.

        13 tháng 5

        Bộ Tư lệnh Quân khu 7 triệu tập hội nghị rút kinh nghiệm xây dựng pháo đài quân sự huyện. Hội nghị khẳng định công tác xây dựng mỗi huyện, quận trở thành pháo đài vững chắc trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc là rất cần thiết. Trong quá trình xây dựng nền quốc phòng toàn dân trên địa bàn huyện cần chú trọng công tác xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh, kết hợp xây dựng kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế; xây dựng an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đồng thời chú trọng xây dựng nền văn hoá mới và con người mới xã hội chủ nghĩa.

        14 tháng 7

        * Bộ Tổng tham mưu ra quyết định (số 144/TG-TM) điều Sư đoàn 303 thuộc Quân khu 3 về Quân đoàn 1, bao gồm toàn bộ: Quân số, quân trang, trang bị, doanh trại (kể cả địa bàn động viên của Sư đoàn 303). Sau khi tiếp nhận, Quân đoàn 1 chấn chỉnh, kiện toàn Sư đoàn 303 làm nhiệm vụ động viên.

        * Bộ Tổng tham mưu ra quyết định (số 145/QĐ-TM) điều Sư đoàn 353 thuộc Quân khu 1 về Quân đoàn 2, bao gồm: Toàn bộ quân số, quân trang, trang bị, doanh trại. Sau khi tiếp nhận, Quân đoàn 2 chấn chỉnh Sư đoàn 353 làm nhiệm vụ động viên.

        30 tháng 7

        Bộ Chính trị ra quyết định (số 02/BCT) xác định nhiệm vụ quốc phòng đến năm 1990 và những năm tiếp theo:

        1- Phát huy sức mạnh tổng hợp cả nước, bảo vệ vững chắc công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

        2- Tăng cường khả năng phòng thủ đất nước, xây dựng quân đội nhân dân chính quy, hiện đại, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, tham gia xây dựng kinh tế.

        3- Làm tốt nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng Lào và Campuchia.

        2-16 tháng 8

        Sư đoàn bộ binh 312 (Quân đoàn 1) được lệnh đến vị trí tập kết, thay Sư đoàn 356 làm nhiệm vụ chiến đấu ở biên giới Vị Xuyên (Hà Giang). Ngày 16, các phân đội chiến đấu đến các điểm tựa, sẵn sàng chiến đấu giữ vững vùng biên cương của Tổ quốc.

        14 tháng 8

        Hợp nhất Đặc khu Quảng Ninh và Quân khu 3 (Nghị quyết số154/NQ-ĐUQSTW của Đảng ủy Quân sự Trung ương), giữ tên gọi Quân khu 3 và thành lập Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ninh.

        Tư lệnh Quân khu 3: Thiếu tướng Nguyễn Trọng Xuyên, Phó tư lệnh chính trị: Trung tướng Đỗ Quốc Tuấn.

        11 tháng 9

        Bộ Tổng tham mưu ra quyết định (số 179/QĐ-TM) thành lập 83 đồn biên phòng trực thuộc ban chỉ huy biên phòng tỉnh ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc. 83 đồn biên phòng có nhiệm vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Về tổ chức biên chế và quân số của từng đồn do Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng xác định.

        11 tháng 10

        Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Campuchia ra thông báo về việc rút một bộ phận quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia về nước trong tháng 11 năm 1987. Đây là đợt rút quân thứ 6, gồm Binh đoàn 94 (1 sư đoàn bộ binh, 2 lữ đoàn và một số đơn vị binh chủng trực thuộc), Binh đoàn 99 (2 lữ đoàn bộ binh và một số đơn vị binh chủng trực thuộc).

        21 tháng 11

        Bộ Tổng tham mưu ra chỉ lệnh (số 112/CT-TM) về: "Công tác chấn chỉnh tổ chức quân đội năm 1988": Tiếp tục chấn chỉnh, kiện toàn tổ chức biên chế theo hướng nâng cao chất lượng đối với các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương. Tiếp tục điều chỉnh kế hoạch động viên, kiện toàn và nâng cao chất lượng các khung động viên, xây dựng nền nếp động viên, quản lý chặt chẽ nguồn động viên và từng bước nâng cao chất lượng các đơn vị dự bị động viên.

        Đối với bộ binh, điều chỉnh một số sư đoàn bộ binh sẵn sàng chiến đấu sang sư đoàn thiếu hoặc dự bị động viên. Các trung đoàn, tiểu đoàn bộ đội địa phương các tỉnh biên giới phải đảm bảo đủ quân số, trang bị kỹ thuật. Các quân binh chủng kiện toàn nâng cao chất lượng các trang bị kỹ thuật, sẵn sàng chiến đấu cao.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #174 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2016, 11:17:52 pm »


Năm 1988

        4 tháng 1

        Tổng cục Chính trị ra chỉ thị (số 03/TCCT) về: "Công tác Đảng, công tác chính trị trong lực lượng vũ trang năm 1988": Toàn quân phải gắn sự lánh đạo của Đảng với công tác huấn luyện chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu. Tập trung xây dựng quân đội về chính trị, lấy xây dựng Đảng làm nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ then chốt, làm cơ sở để xây dựng quân đội cách mạng, chính quy ngày càng hiện đại.

        20 tháng 1

        Bộ Quốc phòng Lào tặng Huân chương Tự do, Huân chương Lao động, Huân chương Anh dũng và Huân chương Hữu nghị của Nhà nước Lào cho cán bộ, chiến sĩ tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam đã lập thành tích xuất sắc trong quá trình giúp Quân đội nhân dân Lào xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

        Tháng 1 - tháng 4

        Trung Quốc cho quân chiếm đóng các bãi đá: Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Ken Nam, Gạc Ma, Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam1. Ngày 14 tháng 4, tàu chiến của hải quân Trung Quốc nổ súng tiến công hai tàu vận tải của Việt Nam ở bãi đá Gạc Ma.

        3 tháng 2

        Bộ Tổng tham mưu triệu tập hội nghị huấn luyện chiến đấu toàn quân năm 1988 tại Hà Nội. Hội nghị đánh giá những ưu điểm, khuyết điểm trong công tác huấn luyện năm 1987 và kiến nghị biện pháp thực hiện huấn luyện trong năm 1988 phải bảo đảm cơ bản, hệ thống, toàn diện, chất lượng về kỹ thuật và chiến thuật cho từng người và từng phân đội nhỏ.

        26 tháng 3

        Tổng cục Chính trị ra chỉ thị (số 80/TCCT) về: "Tiến hành sinh hoạt chính trị trong thanh niên toàn quân". Chỉ thị nêu rõ: Tiếp tục quán triệt và nâng cao nhận thức trách nhiệm cho cấp ủy, người chỉ huy và đoàn thanh niên về những quan điểm cơ bản của Đảng đối với thanh niên. Trên cơ sở đó tạo sự chuyển biến trong thanh niên toàn quân huấn luyện chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu và xung kích trong mọi việc nhàm nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của quân đội.

        24 tháng 5

        Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương ra nghị quyết (số 115/NG-ĐƯ) về: "Công tác nhà trường trong thời gian 1988 -1990 và những năm tiếp theo". Nghị quyết nêu rõ: "Tiếp tục thực hiện cải cách giáo dục, đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công tác nhà trường đi vào chiều sâu... Tập trung nâng cao chất lượng toàn diện và hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng trong quân đội có phẩm chất đạo đức tốt, vững vàng về chính trị, có trình độ năng lực lãnh đạo, chỉ huy, quản lý và phong cách lãnh đạo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, có độ tuổi và sức khỏe phù hợp, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ trong mọi tình huống...".

        26 tháng 5

        * Bộ Quốc phòng Việt Nam ra thông báo rút quân tình nguyện Việt Nam và Bộ Tư lệnh quân tình nguyện ở Campuchia về nước trong năm 1988. Bộ phận quân tình nguyện ở lại Campuchia sẽ đặt dưới sự chỉ đạo của Cộng hòa nhân dân Campuchia và sẽ rút hết về nước vào năm 1989.

        * Hội đồng Bộ trưởng quyết định chuyển giao nhiệm vụ, tổ chức, biên chế trang bị cơ sở vật chất của lực lượng Bộ đội Biên phòng từ Bộ Quốc phòng sang Bộ Nội vụ.

        13 tháng 12

        Bộ Tổng tham mưu ra chỉ thị số (116/CT-TM) về: "Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện theo 5 yêu cầu và kết hợp thực tiễn các chỉ thị xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh".

        1- Tất cả cán bộ, chiến sĩ trong trung đoàn luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ chiến đấu, công tác. Quân số, vũ khí, trang bị luôn đủ theo quy định, được giữ gìn, bảo dưỡng, sử dụng đúng đắn.

        2- Động tác chiến đấu của từng người và phân đội từ tiểu đội đến tiểu đoàn phải thuần thục, phù hợp với yêu cầu chiến thuật và đúng với nghệ thuật quân sự Việt Nam.

        3- Khi huấn luyện và diễn tập, trung đoàn phải thể hiện được khả năng tổ chức, chỉ huy chiến đấu đúng chiến thuật và công tác tham mưu.

        4- Các tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng và công tác bảo đảm hậu cần - kỹ thuật được củng cố, kiện toàn, hoạt động đúng chức năng nhiệm vụ, đúng chế độ quy định.

        5- Bộ đội được rèn luyện kỷ luật nghiêm, mọi hành động, sinh hoạt theo nền nếp chính quy của điều lệnh, có đời sống tinh thần lành mạnh.

        15-21 tháng 12

        Quân tình nguyện Việt Nam gồm 6 sư đoàn (4, 5, 307, 309, 314, 339) và Bộ Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia hoàn thành nhiệm vụ quốc tế, rút về nước. Nhà nước Campuchia tặng Huân chương Ăng Co cho 6 sư đoàn quân tình nguyện Việt Nam và Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhất cho 31 đơn vị thuộc 6 sư đoàn đã hoàn thành nghĩa vụ quốc tế vẻ vang ờ Campuchia.

-----------------
1.  Quần đảo Trường Sa trước năm 1956 thuộc tỉnh Bà Rịa, từ nãm 1956 thuộc tỉnh Phước Tuy, từ 9 tháng 12 năm 1982 là huyện đảo thuộc tỉnh Đổng Nai, từ ngày 28 tháng 12 năm 1982 thuộc tỉnh Phú Khánh và từ ngày 30 tháng 6 năm 1989 thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #175 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2016, 11:22:30 pm »


Năm 1989

        16 tháng 1

        Bộ Tổng tham mưu ra chỉ thị (số 16/CT-TM) về "Nhiệm vụ công tác khoa học quân sự năm 1989". Công tác khoa học quân sự phải bám sát nhiệm vụ trung tâm của lực lượng vũ trang, bám sát thực tiễn chiến trường đơn vị, địa phương. Tổ chức biên soạn tài liệu, trước hết là tài liệu chiến thuật phục vụ cho huấn luyện trong các nhà trường và đơn vị theo chương trình 3 cấp, đồng thời tiếp tục triển khai nghiên cứu những vấn đề cơ bản về đường lối quân sự, chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch. Kiện toàn hệ thống tổ chức cơ quan nghiên cứu và quản lý khoa học quân sự chuyên trách của lực lượng vũ trang một cách hợp lý, đồng bộ, gọn mạnh.

        17 tháng 1

        Bộ Tổng tham mưu ra chỉ lệnh huấn luyện năm 1989. Phương châm huấn luyện là cơ bản, thiết thực, vững chắc. Trong huấn luyện phải coi trọng người chỉ huy và cơ quan các cấp, gồm cả đơn vị có quân và khung. Đối với các đơn vị đủ quân, huấn luyện đến cấp tiểu đoàn, tổ chức diễn tập thực nghiệm hai sư đoàn, trong đó triển khai diễn tập mỗi sư đoàn một trung đoàn. Đối với các đơn vị khung huấn luyện nghiệp vụ động viên, huấn luyện cho chi huy cơ quan và cán bộ cơ quan quân khu, quân đoàn, quân binh chủng, tỉnh, huyện.

        25 tháng 2

        Bộ Quốc phòng tổ chức lễ trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho Đoàn 478 chuyên gia quân sự .Việt Nam đã hoàn thành nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia về nước.

        3 tháng 3

        Thành lập Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và kinh tế (nay là Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) thuộc Bộ Quốc phòng, trên cơ sở hợp nhất và sắp xếp lại cơ quan Tổng cục Kinh tế và cơ quan quản lý các xí nghiệp sản xuất quốc phòng. Nhiệm vụ: Quản lý các cơ sở quốc phòng và cơ sở kinh tế toàn quân, giúp Bộ làm tham mưu cho Nhà nước về động viên công nghiệp phục vụ quốc phòng. Chủ nhiệm: Thiếu tướng Phan Thu.

        Tháng 3

        Hội nghị khoa học kỹ thuật toàn quân năm 1989 tổ chức tại Hà Nội. Hội nghị tổng kết công tác khoa học kỹ thuật của toàn quân năm 1988 và xác định: Công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật cần đáp ứng đòi hỏi bức thiết về thực tiễn huấn luyện, chiến đấu và sản xuất của đơn vị; đồng thời cần thiết phải huy động lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật của quân đội để giải quyết các yêu cầu của sự nghiệp xây dựng quân đội, xây dựng chế độ chính sách phát triển tài năng sáng tạo, đổi mới công tác nghiên cứu khoa học kỷ thuật, tăng cường hợp tác với các ngành dân sự và nước ngoài.

        20-29 tháng 3

        Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 (khoá VI) kiểm điểm 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI và bàn phương hướng nhiệm vụ 3 năm tới. về quốc phòng - an ninh, hội nghị nhận định: "Đã điều chỉnh chiến lược bảo vệ Tổ quốc, hoàn thành nhiệm vụ trên các chiến trường, giảm quân số và bước đầu chấn chỉnh quân đội thường trực, tăng cường thế trận chiến tranh nhân dân. Đã có những chuyền hướng về công tác bảo vệ an ninh chính trị phù hợp với tình hình mới...".

        Tháng 5

        Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra chỉ thị thực hiện một số chính sách đối với quân đội và hậu phương quân đội, đặc biệt chú ý đối tượng bộ đội tình nguyện, đồng thời mở cuộc vận động chính trị lớn trong cả nước thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội và củng cố quốc phòng ở địa phương.

        8-10 tháng 6

        Hội nghị xây dựng bộ đội địa phương địa bàn biên giới phía Bắc, đề ra phương hướng xây dựng toàn diện về chính trị, tư tưởng, tổ chức; lấy xây dựng chính trị làm cơ sở, xây dựng Đảng làm trung tâm; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên làm khâu then chốt, tạo ra chuyển biến mới, góp phần giữ vững địa bàn biên giới Tổ quốc.

        15 tháng 7

        Bộ Tổng tham mưu tổ chức hội nghị toàn quân về xây dựng các kho vũ khí - đạn vững mạnh toàn diện. Hội nghị đánh giá thực trạng kho tàng, công tác quản lý vũ khí đạn của các đơn vị và đề ra những vấn đề cấp bách cần giải quyết. Trước mắt cần xây dựng các nhà kho đủ chứa các loại vũ khí đạn, không để vũ khí xuống cấp nhanh trước thời hạn, phải sửa chữa nhỏ nhằm khôi phục và tăng chất lượng sử dụng.

        21-26 tháng 9

        Đợt rút quân cuối cùng của quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia về nước gồm các Mặt trận: 479, 579, 779, 979 và các đơn vị còn lại của 2 sư đoàn bộ binh (302 và 330), Đoàn 5 hải quân, Trung đoàn căn cứ không quân 901 và một số trung đoàn, tiểu đoàn bộ binh, binh chủng bảo đảm cùng các loại xe tăng, xe bọc thép, pháo mặt đất, pháo phòng không. Đến ngày 26 tháng 9, toàn bộ quân tình nguyện Việt Nam cùng các loại vũ khí, trang bị đã chuyển từ Campuchia về nước an toàn.

        22-27 tháng 11

        Quân đoàn 2 tổ chức tập huấn chiến dịch và diễn tập "Chiến dịch phản công quân địch ở địa hình rừng núi". Đợt tập huấn và diễn tập đã bồi dưỡng người chỉ huy các cấp về nguyên tắc nghệ thuật chiến dịch phản công, thống nhất quy cách công tác tham mưu chiến dịch; đồng thời rèn luyện nâng cao trình độ tổ chức, chuẩn bị chiến đấu và xử trí các tình huống.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #176 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2016, 11:24:57 pm »


Năm 1990

        2 tháng 1

        Bộ Tổng tham mưu ra chỉ lệnh (số 01/CL-TM) về "Công tác chấn chỉnh, kiện toàn tổ chức quân đội năm 1990": Tiếp tục giảm tổng quân số, kiện toàn tổ chức các đơn vị, cơ quan nâng cao chất lượng tổng hợp của lực lượng vũ trang. Bổ sung kiện toàn quân số các đơn vị sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm quân số huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu cao.

        9 tháng 1

        Đảng ủy Quân sự Trung ương ra Nghị quyết (số 02/NQ) xác định nhiệm vụ lãnh đạo trong năm 1990: Thường xuyên theo dõi thủ đoạn và hành động của địch. Nghiên cứu, phổ biến cho toàn quân về chiến lược phá hoại toàn diện của địch trong tình hình mới và chủ trương đối phó của ta. Tổ chức xây dựng các khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố. Tập trung xây dựng lực lượng vũ trang theo phương châm huấn luyện "Cơ bản, thiết thực, vững chắc", sát với yêu cầu chiến đấu và nhiệm vụ của từng đơn vị...

        11 tháng 1

        Thành lập Viện Chiến lược quân sự thuộc Bộ Quốc phòng. Nhiệm vụ: Nghiên cứu, đề đạt các kiến nghị và tư vấn cho Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng về những vấn đề có tính chất chiến lược, nghiên cứu tư tưởng, đường lối quân sự và chiến lược quân sự của Đảng trong thời bình và thời chiến. Viện trường: Thượng tướng, Giáo sư Hoàng Minh Thảo.

        6 tháng 2

        Tổng cục Chính trị ra c.hỉ thị (số 30/CT) về "Công tác Đảng, công tác chính trị và những công tác chính trong năm 1990", coi trọng công tác tư tưởng, tăng cường công tác xây dựng Đảng, củng cố vững chắc sự lãnh đạo của Đảng trong quân đội. Kiện toàn, củng cố cơ chế lãnh đạo của Đảng trong bộ đội chủ lực, trong quân sự địa phương và trong các tổ chức sản xuất quốc phòng, đẩy mạnh công tác Đảng, bám sát nhiệm vụ huấn luyện đáp ứng yêu cầu chính trị trong tình hình mới.

        24 tháng 3

        Bộ Tổng tham mưu tổ chức hội nghị tập huấn "Làng - xã chiến đấu - vũ khí tự tạo, năm 1990" nhằm bồi dưỡng đội ngủ cán bộ quân sự địa phương những nội dung cụ thể về làng xã chiến đấu, vũ khí tự tạo. Nội dung tập huấn gồm chức trách chỉ huy, các phương án chiến đấu và nguyên tắc của chiến tranh nhân dân, bám trụ và đánh giặc rộng khắp bằng mọi thứ vũ khí thô sơ tự tạo, kết hợp với vũ khí tự chế tạo ở từng địa phương.

        3-11 tháng 5

        Bộ Quốc phòng tổ chức hội nghị cán bộ cao cấp toàn quân, học tập, quán triệt nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đồng chí Tổng bĩ thư Nguyễn Văn Linh đến dự, chỉ thị nhiệm vụ cho quân đội.

        24-27 tháng 12

        Hội nghị quân chính toàn quân tổng kết nhiệm vụ quân sự và quốc phòng 5 năm (1986 - 1990); bàn phương hướng, nhiệm vụ 5 năm tiếp theo (1991 - 1995). Đồng chí Tổng bi thư Nguyễn Văn Linh nhấn mạnh: Trong bất kỳ tình huống nào, phải ra sức phấn đấu nâng cao chất lượng tổng hợp của các lực lượng vũ trang và sức mạnh quốc phòng toàn dân bảo vệ đất nước.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #177 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2016, 11:30:01 pm »


Năm 1991

        2 tháng 1

        Chủ tịch Hội đồng Nhà nước công bố Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự và Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, đã được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 11 năm 1990.

        1 tháng 2

        Bộ Tổng tham mưu ban hành "Điều lệnh quản lý bộ đội" gồm 8 chương: (Chương 1: về chức trách và các mối quan hệ; chương 2: về lễ tiết tác phong quân nhân; chương 3: về chế độ học tập, công tác; chương 4: Chế độ đóng quân; chương 5: về quản lý quân nhân; chương 6: Về quản lý trang bị, vật tư, tài sản, tài chính; chương 7: về khen thưởng và xử phạt; chương 8: Khiếu nại và khiếu tố) và 277 điều, kèm theo 7 phụ lục; trên cơ sở các điều lệnh đã được ban hành (Điều lệnh kỹ thuật, Điều lệnh nội vụ, Điều lệnh đóng quân, canh phòng), đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội trong sự nghiệp đổi mới đất nước.

        12 tháng 3

        Tổng cục Chính trị ra chỉ thị (số 69/CT) về: "Công tác đảng - công tác chính trị trong nhiệm vụ huấn luyện năm 1991": Nắm vững phương châm huấn luyện "Cơ bản, thiết thực, vững chắc" công tác Đảng, công tác chính trị phải bám sát thực tế chiến đấu; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và phương thức hoạt động của từng lực lượng, phù hợp với đối tượng tác chiến và khả năng trang bị của ta".

        Nắm vững 2 khâu trọng điểm trong huấn luyện là cán bộ (cả đơn vị và cơ quan) và phân đội đạt trình độ thuần thục vững chắc". Thực hiện tốt phương pháp kết hợp huấn luyện dã ngoại với công tác dân vận.

        23-27 tháng 4

        Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân- đội lần thứ V. 324 đại biểu thuộc 47 đầu mối trực thuộc Đảng ủy Quân sự Trung ương dự Đại hội, thảo luận và nhất trí với những quan điểm lớn của Đảng; kiến nghị một số nội dung quan trọng trong xây dựng cương lĩnh cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Đảng, nhiệm vụ quốc phòng và xây dựng quân đội trong tình hình mới. Đại hội bầu 58 đại biểu chính thức và 5 đại biểu dự khuyết dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng.

        27 tháng 4

        Hội dồng Bộ trưởng ra hai quyết định (số 144/HĐBT) về mức lương bậc thượng tá, chế độ nâng lương và phụ cấp thâm niên đối với sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và quyết định (số 145/HĐBT) về sửa đổi chế độ phụ cấp hàng tháng, chế độ nghỉ phép của hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời hạn tại ngũ.

        Tháng 4

        Bộ Chính trị ra Nghị quyết về khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Nghị quyết nêu rõ: "Khoa học và công nghệ phục vụ đắc lực nhiệm vụ củng cố quốc phòng và an ninh. Phấn đấu vươn lên góp phần giải quyết những vấn đề cơ sở vật chất kỹ thuật của quốc phòng và an ninh theo yêu cầu của giai đoạn mới. Tiếp tục xây dựng nền khoa học và nghệ thuật quân sự của dân tộc".

        6-8 tháng 6

        Bộ Quốc phòng tổ chức hội nghị các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua quyết tháng (1986 - 1990) của các lực lượng vũ trang. Hội nghị rút kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ huy, tổ chức thực hiện phong trào thi đua quyết thắng trong những năm qua, bàn phương hướng, mục tiêu thi đua những năm tới của lực lượng vũ trang nhân dân.

        24-27 tháng 6

        Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng tiến hành tại Hà Nội. về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng lực lượng vũ trang, Nghị quyết Đại hội nêu rõ: Đẩy mạnh xây dựng các khu vực phòng thủ chủ yếu trong thế trận chiến tranh nhân dân, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân với số quân thường trực hợp lý, có chất lượng và sức chiến đấu cao; đồng thời xây dựng lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ rộng khắp.   í

        24 tháng 9

        Bộ Quốc phòng ra quyết định (số 370/QĐ-QP) về việc giải thề Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Sơn Bình, thành lập Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tây và Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hoà Bình thuộc Quân khu 3.

        Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tây có 14 ban chỉ huy quân sự huyện, thị gồm: Thanh Oai, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Thường Tín, ứng Hoà, Chương Mỹ, Quốc Oai, Ba vì, Đan

        Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Thạch Thất, thị xã Sơn Tây Bộ chỉ huy quân sự tinh Hòa Bình gồm có 10 Ban chỉ huy quân sự huyện, thị: Lương Sơn, Đà Bắc, Lạc Sơn, Mai Châu Kỳ Sơn. Kim Bôi, Tân Lạc, Yên Thủy, Lạc Thủy và thị xã Hòa Bình.

        5-8 tháng 12

        Hội nghị quân chính toàn quân năm 1991 tại Hà Nội, tổng kết công tác quốc phòng năm 1991 và bàn nhiệm vụ quốc phòng trong thời gian tới. Đồng chí Tổng bí thư Đỗ Mười đến thăm và nói chuyện với cán bộ quân đội.

        13 tháng 12

        Bộ Tổng tham mưu ra chỉ lệnh về "Tổ chức lực lượng năm 1992". Trên cơ sở kế hoạch tổ chức lực lượng 5 năm 1991 - 1995, giữ nguyên các tổ chức sẵn có, rứt bớt quân của một số đơn vị bổ sung cho các quân khu, quân đoàn, các đơn vị quản, binh chủng làm nhiệm vụ dọc biên giới và vùng biển, kiện toàn tổ chức biên chế các sư đoàn, trung đoàn bộ binh, các tiểu đoàn binh chủng bảo đảm yêu cầu sẵn sàng chiến đấu.

        17-18 tháng 12

        Liên Bộ Quốc phòng - Giáo dục - Đào tạo mở hội nghị tổng kết 10 năm giáo dục quốc phòng, đào tạo sĩ quan dự bị trong học sinh, sinh viên; đánh giá công tác huấn luyện quân sự và đào tạo sĩ quan dự bị đối với nhiệm vụ đào tạo; thực hiện công tác quân sự ở cơ sở, góp phần xây dựng lực lượng tự vệ trong nhà trường và bảo đảm an ninh.

        28 tháng 12

        Đảng ủy Quân sự Trung ương ra nghị quyết (số 194/NQ-ĐUQSTW) về "Nhiệm vụ quốc phòng năm 1992". Nghị quyết nêu rõ: Toàn quân "phải chấp hành tốt nhiệm vụ phòng chống diễn biến, hoà bình và bạo loạn lật đổ. Phối hợp với Bộ Nội vụ, các ngành, các cấp nắm chắc âm mưu và hành động của các lực lượng trong nước và nước ngoài. Tiếp tục củng cố nền quốc phòng toàn dân và thế trận chiến tranh nhân dân. Tập trung nâng cao một bước chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang. Tích cực triển khai công tác bảo đảm kỹ thuật. Củng cố hệ thống các xí nghiệp quốc phòng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực quốc phòng".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #178 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2016, 07:28:19 am »


Năm 1992

        6-8 tháng 1

        Hội nghị công nghệ sửa chữa vũ khí trang bị kỹ thuật toàn quân tổ chức tại Quân chủng Không quân. Hội nghị khẳng định việc đầu tư công nghệ cho các xí nghiệp sửa chữa vũ khĩ trang bị kỹ thuật là chủ trương đúng, tạo điều kiện cho các xí nghiệp sửa chữa xây dựng và thực hiện đúng quy trình công nghệ, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật mới.

        10 tháng 2

        Bộ Tổng tham mưu ra chỉ thị (số 05/CT-TM) về xây dựng sư đoàn, lữ đoàn cua binh chủng vững mạnh toàn diện theo 5 yêu cầu:

        1- Toàn sư đoàn (lữ đoàn) là một khối thống nhất về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Có bản lĩnh chính trị vững chắc, kiên định trong mọi tình huống, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

        2- Tất cả các sư đoàn (trung đoàn) và các phân đội (gồm ca đơn vị kho) trực thuộc sư đoàn (lử đoàn) phải được rèn luyện đạt tốt các tiêu chuẩn vững mạnh toàn diện theo 5 yêu cầu của cấp trung đoàn.

        3- Xây dựng người chỉ huy và cơ quan cấp sư đoàn, lữ đoàn thông thạo về tổ chức, chỉ huy, triển khai kế hoạch toàn diện phối hợp hiệp đồng chặt chẽ, quản lý bộ đội, đánh thắng mọi kẻ thù bằng vũ khí, trang bị theo biên chế.

        4- Các tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng và các tổ chức hậu cần, kỷ thuật phải thường xuyên được củng cố, kiện toàn, hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ, đúng chế độ quy định đạt hiệu quả cao.

        5- Bộ đội được rèn luyện giữ nghiêm kỷ luật, sinh hoạt theo nền nếp chính quy; có đời sống vật chất, tinh thần lành mạnh.

        Đầu tháng 3

        Bộ Tổng tham mưu chỉ thị thống nhất mặc quân phục trong toàn quân.

        1- Tất cả SĨ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp khi làm việc ở doanh trại, công tác dã ngoại đều mặc quân phục đồng bộ và theo màu sắc từng quân chủng.

        2- Khi dự lễ, hội họp, tiếp khách nước, ngoài, Đảng. Nhà nước, đoàn thể, phải mặc lễ phục K-82.

        3- Các quân khu 7, 9 đang thực hiện mặc quân phục chính quy trong giờ làm việc ở doanh trại, dự lễ phải thực hiện thường xuyên.

        4- Khi đưa hình ảnh quân nhân lên các phương tiện thông tin phải là những tấm gương mẫu mực để tuyên truyền trong toàn quân.

        6 tháng 3

        Bộ Quốc phòng tổ chức hội nghị kỹ thuật toàn quân năm 1992. Hội nghị đánh giá những kết quả trong thực hiện nhiệm vụ sản xuất quốc phòng và kỹ thuật quân đội đạt được, trong năm 1991, những hạn chế cần nỗ lực giải quyết. Đồng thời đề ra biện pháp cụ thể, tăng cường công tác kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất quốc phòng trong những năm tới.

        Tháng 3

        Bộ Tổng tham mưu và Tổng cục Chính trị tổ chức hội nghị đại biểu xuất sắc thiếu sinh quân toàn quân; đánh giá hoạt động của các trường thiếu sinh quân và rút kinh nghiệm phối hợp giữa quân đội. đoàn thanh niên với nhà trường, xã hội trong việc bồi dưỡng, giáo dục thanh thiếu niên học sinh về truyền thống cách mạng, ý thức quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc.

        15 tháng 4

        Quốc hội khoá VIII kỳ họp thứ 11 thông qua Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 gồm 12 chương 147 điều. Đối với các lực lượng vũ trang, Hiến pháp quy định: "Các lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc... Phải xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, xây dựng lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ hùng hậu".

        27-29 tháng 4

        Bộ Quốc phòng tổ chức quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII và Nghị quyết của Đảng ủy Quân sự Trung ương về khoa học, công nghệ trong lĩnh vực quốc phòng cho cán bộ cao cấp toàn quân.

        4 tháng 5

        Bộ Quốc phòng ra chỉ thị (số 198/CT-QP) về việc "Triển khai nghiên cứu, tổ chức hệ thống nhà trường trong quân đội". Chi thị nêu rõ: "Việc chấn chỉnh hệ thống nhà trường phải được tiến hành từng bước với phương châm lấy chất lượng là chính và với số lượng hợp lý. Tổ chức hệ thống nhà trường phải thể hiện tính thống nhất, chính quy, đồng bộ; đồng thời phải có sự kế thừa và phát triển.

        18-26 tháng 6

        Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII), xác định: Xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân, xây dựng các lực lượng vũ trang trong sạch vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lảnh thố của đất nước, chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần của các lực lượng vũ trang.

        17-27 tháng 8

        Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng mở hội nghị cán bộ cao cấp toàn quân, nghiên cứu và quán triệt Nghị quyết hội nghị lần thứ 3 Ban Ghấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) thực hiện chương trình hành động trước mắt, tập trung hoàn thành nhiệm vụ củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội trong năm 1992.

        27-28 tháng 8

        Bộ Quốc phòng, Tổng cục Kỹ thuật tổ chức hội thảo "Quy định về kho tàng - pháo - khí tài lục quân" và "Điều lệ Quản lý chất lượng vũ khí trang bị kỹ thuật". Hội nghị đánh giá: Cục Vũ khí đã tổng kết kinh nghiệm sau nhiều năm quản lý, chỉ đạo, nay soạn thảo được văn bản quy định về kho súng - pháo, khí tài lục quân. Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - chất lượng soạn thảo "Điều lệ Quản lý chất lượng vũ khí trang bị kỹ thuật", nội dung đầy đù, bảo đảm về quản lý chất lượng vũ khí trang bị kỹ thuật.

        Tháng 9

        Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng chỉ thị: Tăng cường lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản, in và phát hành văn hoá phẩm quân đội trong tình hình mới. Tập trung đầu tư cho 7 cơ quan báo chí quân đội lưu hành trong cả nước gồm: báo Quản đội nhân dân, tạp chí Quốc phòng toàn dân, tạp chí Văn nghệ quân dội chương trình phát thanh Quán đội nhân dán, chương trình Truyền hình Quân đội nhân dân, xí nghiệp phim Quân đội và Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.

        7-15 tháng 12

        Đoàn đại biểu quân sự cao cấp nước ta, do Đại tướng Đoàn Khuê - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.

        Tháng 12

        Thành lập Trung tâm Giáo dục Quốc phòng ở thành phố Thái Nguyên. Đây là trung tâm giáo dục quốc phòng đầu tiên ở nước ta, có nhiệm vụ lập kế hoạch, tổ chức huấn luyện chương trình giáo dục quốc phòng cho học sinh, sinh viên các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #179 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2016, 07:33:06 am »


Năm 1993

        Đầu tháng 1

        Bộ Tổng tham mưu tập huấn cán bộ cao cấp toàn quân về quan điểm, tư tưởng quân sự về chiến tranh nhân dân và quốc phòng toàn dân, nguyên tắc chiến đấu của quân đội (chủ yếu là cấp sư đoàn).

        10 tháng 3

        Bộ Quốc phòng quyết định (số 104/QĐ-QP) thành lập Học viện Phòng không trên cơ sở sáp nhập Trường Trung cao cấp Phòng không và Trường sĩ quan Chi huy kỹ thuật phòng không. Nhiệm vụ: Đào tạo cán bộ cho quân chủng và toàn quân. Giám đốc: Đại tá Nguyễn Vãn Thực.

        3 tháng 4

        Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Học viện Hải quân, trên cơ sở Trường sĩ quan Chỉ huy kỹ thuật Hải quân.

        19 tháng 4

        Công bố Pháp lệnh tổ chức Tòa án Quân sự (gồm 5 chương, 40 điều) và pháp lệnh tổ chức Viện Kiểm sát Quân sự (gồm 4 chương, 37 điều). Toà án Quân sự gồm: Tòa án Quân sự Trung ương, các toà án quân sự quân khu và tương đương, các toà án quân sự khu vực. Viện Kiểm sát Quân sự gồm: Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương, các viện kiểm sát quân sự quân khu, các viện kiếm sát quân sự tỉnh và khu vực.

        13-21 tháng 5

        Đoàn đại biểu quân sự cao cấp Trung Quốc, do Thượng tướng Từ Hạo Điền - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu thăm Việt Nam.

        2-6 tháng 6

        Đoàn đại biểu quân sự cấp cao nước ta, do Đại tướng Đoàn Khuê - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trương Bộ Quốc phòng dần đầu thăm Cộng hoà Inđônêxia.

        29 tháng 7

        Bộ Quốc phòng và Tổng cục Thể dục thể thao ra thông tri phối hợp chỉ đạo, đầu tư huấn luyện thể lực đối với lực lượng vũ trang ba thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ), mở rộng phong trào "chiến sĩ khỏe", phát triển các môn thể thao quốc phòng, tổ chức đại hội thể dục thể thao toàn quân lần thứ 3 nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Quân đội và 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

        11 tháng 8

        Bộ Quốc phòng ra quyết định (số 5537/QĐ-QP) về "Quy chế hoạt động đối ngoại quân sự" gồm 12 chương và 88 điều, quy định chức năng của đối ngoại quân sự là thực hiện đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng và Nhà nước trong phạm vi quốc phòng, góp phần vào công cuộc xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng.

        19-20 tháng 8

        Bộ Quốc phòng tổ chức hội nghị đối ngoại toàn quân, tổng kết công tác đối ngoại quân sự 5 năm (1989-1993) và đề ra phương hướng cho những năm tới. Báo cáo tổng kết nêu rõ công tác đối ngoại quân sự đã vận dụng linh hoạt đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn, triển khai hoạt động trên nhiều hướng, với nhiều đối tượng khác nhau, góp phần củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác của quân đội ta với quân đội và nhân dân các dân tộc trên thê giới, với nhiều tổ chức quốc tế. Từ năm 1990, công tác đối ngoại quân sự đã được mở rộng sang lĩnh vực quan hệ kinh tế đối ngoại, trong sản xuất công nghiệp quốc phòng và sản xuất hàng dân dụng dưới dạng công ty của lực lượng bộ đội làm kinh tế.

        6 tháng 9

        Đảng ủy Quân sự Trung ương ra nghị quyết (số 91/VP-ĐƯ) về việc: "Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo cán bộ và xây dựng nhà trường chính quy", chỉ rõ: Trong thời gian tới cần đào tạo, bồi dưỡng một số lượng lớn cán bộ và nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ các loại nhằm đáp ứng một phần quan trọng yêu cầu về số lượng và từng bước nâng cao chất lượng. Hệ thống các trường trong quân đội tiếp tục chấn chỉnh, từng bước đổi mới chương trình, nội dung các bậc học của các đối tượng từ hạ sĩ quan đến cán bộ cao cấp. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên phải được tiêu chuẩn hoá cho phù hợp với tình hình đào tạo thời kỳ mới.

        9-11 tháng 11

        Hội nghị toàn quốc về công tác quốc phòng đánh giá tình hình thực hiện công tác quốc phòng những năm qua và bàn phương hướng, nhiệm vụ công tác quốc phòng những năm tới. Tổng bí thư Đảng - Đỗ Mười đến dự và chỉ thị: "Để củng cố quốc phòng an ninh, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân cần nắm vững mấy quan điểm lớn sau đấy:

        1- Bảo vệ Tổ quốc và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa phải gắn chặt với nhau và phải quán triệt trên mọi lĩnh vực quân sự, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... Phải bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ mới, bảo vệ chính quyền cách mạng của dân, do dân, vì dân. Đó củng chính là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

        2- Quốc phòng là lĩnh vực rộng lớn, không đơn thuần về quân sự. vì vậy, quản lý quốc phòng là bộ phận quan trọng trong tổng thể quản lý quốc gia của Nhà nước. Thực hiên tốt quản lý nhà nước cả về kinh tế và quốc phòng.

        3- Quốc phòng là sự nghiệp cua toàn dân - đó là quan điểm cơ bàn của Đang. Đương nhiên quân đội giữ vai trò chi đạo, song như vậy không có nghĩa quốc phòng là việc riêng của quân đội. của Bộ Quốc phòng, mà là của cả xã hội, của Nhà nước, của toàn hệ thống chinh trị với ý nghĩa đầy đủ của quốc phòng toàn dân".

        20 tháng 12

        Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá IX bàn về nhiệm vụ công tác năm 1994, nêu rõ: "Toàn Đảng, toàn dân đầy mạnh xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, thường xuyên đề cao cảnh giác, phòng chống âm mưu diễn biến hoà bình. Ra sức nâng cao chất lượng xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, trong sạch, có trình độ chiến đấu cao, nghiệp vụ thành thạo, có nền nếp chính quy và kỷ luật chặt chẽ. Nâng cao chất lượng tuyển chọn thanh niên nhập ngủ, quan tâm xây dựng lực lượng dự bị động viên, cải thiện một bước các điều kiện sinh hoạt vật chất, tinh thần của lực lượng vũ trang".
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM