Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:34:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Việt Nam thế kỷ XX - Những sự kiện quân sự  (Đọc 57264 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #150 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2016, 10:59:57 am »


        17 tháng 4

        Tổng thống Mỹ ra lệnh di tản người Mỹ ra khỏi Sài Gòn.

        20-25 tháng 4

        Bộ tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ cho các quân đoàn và lực lượng vủ trang địa phương.

        - Hướng tây bắc Sài Gòn: Quân đoàn 3, do Thiếu tướng Vũ Lăng (Tư lệnh), Đại tá Đặng Vũ Hiệp (Chĩnh ủy) chỉ huy cùng 2 trung đoàn 1 và 2 Gia Định, các đội đặc công - biệt động của Thành đội Sài Gòn được pháo binh và lực lượng phòng không chiến dịch chi viện hoả lực đánh chiếm căn cứ Đồng Dù, tiêu diệt sư đoàn 25 ngụy, chiếm sân bay Tân Sơn Nhất, cùng với Quân đoàn 1 đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu ngụy.

        - Hướng bắc Sài Gòn: Quân đoàn 1, do Thiếu tướng Nguyễn Hoà (Tư lệnh), Thiếu tướng Hoàng Minh Thi  (Chính uy) chi huy. được tăng cường Trung đoàn 95 (Sư đoàn 325 Quân đoàn 2) và một trung đoàn phòng không đánh chiếm Bộ tổng tham mưu ngụy và căn cứ bộ tư lệnh các bính chủng cua địch ở Gò vấp.

        - Hướng đông bắc Sài Gòn: Quân đoàn 4, do Thiếu tướng Hoàng Cầm (Tư lệnh), Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện (Chính uy) chi huy, được tăng cường Lữ đoàn bộ binh 52 (Quân khu 5) và một số tiểu đoàn binh chủng tiêu diệt sở chi huy bộ tư lệnh quân đoàn 3 và sư đoàn 18 ngụy ở Biên Hoà, sau đó thọc sâu vào nội thành đánh chiếm dinh Độc Lập.

        - Hướng đông: Quân đoàn 2, do Thiếu tướng Nguyễn Hữu An (Tư lệnh), Thiếu tướng Lê Linh (Chính ủy) chỉ huy đánh chiếm Bà Rịa, các căn cứ Nước Trong, Long Bình, chặn đường rút chạy của địch trên sông Lòng Tàu, sau đó tiến vào nội thành cùng Quân đoàn 4 chiếm Dinh Độc lập.

        - Hướng tây và tây nam Sài Gòn: Đoàn 232, do Tư lệnh Nguyễn Minh Châu và Chính ủy Lê Văn Tưởng chỉ huy cùng lực lượng vũ trang Quân khu 8 có nhiệm vụ cắt đường số 4, đánh chiếm biệt khu Thủ đô và Tổng nha cảnh sát ngụy.

        Các đơn vị đặc công biệt động và lực lượng vũ trang thành phố Sài Gòn có nhiệm vụ đánh địch, giữ các cầu vào thành phố, dẫn đường cho các binh đoàn thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu, hỗ trợ quần chúng nổi dậy phối hợp với đòn tiến công quân sự. 

        21 tháng 4

        * Ta giải phóng tỉnh Long Khánh, mở toang "cánh cửa thép" phía đông tiến vào Sài Gòn.

        * Nguyễn Văn Thiệu từ chức Tổng thống chính quyền Sài Gòn, Trần Văn Hương lên thay.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #151 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2016, 11:01:14 am »


        26-30 tháng 4

        Chiến dịch Hồ Chí Minh. Chiến dịch chiến lược tiến công lớn nhất của quân và dân Việt Nam đánh vào đầu não và lực lượng quan trọng nhất của chính quyền và quân đội ngụy ở Sài Gòn - Gia Định và các vùng phụ cận. kết thúc thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỷ, cứu nước,.

        Lực lượng địch có quân đoàn 3 (4 sư đoàn bộ binh), 3 liên đoàn biệt động quân, sư đoàn thuỷ quân lục chiến, 3 lữ đoản dù, 1 lử đoàn kỵ binh thiết giáp, 19 tiểu đoản pháo, 800 máy bay, 862 tàu hải quân, tàn quân quân đoàn 1, quân đoàn 2 và lực lượng tổng dự bị chiến lược; các đơn vị cảnh sát và phòng vệ dân sự trên địa bàn quân khu 3. Địch tổ chức phòng thủ Sài Gòn bằng ba tuyến: Tuyến ngoài cách trung tâm Sài Gòn 30 - 50 km do 5 sư đoàn, 2 lữ đoàn đóng giữ. Tuyến ven đô (Hóc Môn, Cầu Bông, Vĩnh Trạch...) do biệt động quân và bảo an, dân vệ đóng giữ. Tuyến nội đô do lực lượng cảnh sát, phòng vệ dân sự, các lực lượng bảo vệ căn cứ, các lực lượng thuộc biệt khu Thủ đô đảm nhiệm.

        Lực lượng ta tham gia chiến dịch, bộ đội chủ lực có các quân đoàn 1, 2, 3, 4, Đoàn 232 (tương đương quân đoàn) với 15 sư đoàn bộ binh; 6 trung đoàn, 4 tiểu đoàn và một số đại đội đặc công, biệt động; 3 lữ đoàn, trung đoàn và 8 tiểu đoàn pháo binh; các đơn vị binh chủng khác; một bộ phận không quân hải quân. Lực lượng vũ trang địa phương có 2 trung đoàn và nhiều tiểu đoàn, đại đội bộ binh; 6 trung đoàn đặc công, 1 lữ đoàn biệt động với 60 tổ; dân quân tự vệ và nhân dân trong địa bàn chiến dịch.

        Bộ tư lệnh chiến dịch gồm: Tư lệnh - Đại tướng Văn Tiến Dũng, Chính ủy - Phạm Hùng. Cách đánh của ta là: Chia cắt chiến lược, bao vây chặn diệt chủ lực địch ở tuyến ngoài, tổ chức binh đoàn binh chủng hợp thành thọc sâu vào nội đô đánh chiếm các mục tiêu chiến lược then chốt nhất là Bộ Tổng tham mưu nguy, sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ tư lệnh biệt khu Thủ đô, Bộ tư lệnh cảnh sát quốc gia, Dinh Độc lập), trong đó Dinh Độc lập là hợp điểm chiến dịch, kết hợp với nổi dậy của nhân dân giành chính quyền ở cơ sở. Hướng chủ yếu: bắc và tây bắc, tây bắc là chủ yếu nhất. Hướng hiểm yếu và quan trọng: đông và tây nam.

        Sau các chiến dịch và đợt chiến đấu tạo thế (bắt đầu từ ngày 9 tháng 4) đến 26 tháng 4, ta bao vây áp sát Sài Gòn trên 5 hướng: hướng bắc là Quân đoàn 1, tây bắc Quân đoàn 3, đông bẳc - Quân đoàn 4, hướng đông - Quân đoàn 2, tây nam - Đoàn 232 và chủ lực Quân khu 8; một số đơn vị đặc công và biệt động đã đứng được ở ven nội đô bảo vệ các cầu trên các trục giao thông cho quân ta tiến vào. 17 giờ ngày 26 tháng 4, chiến dịch bắt đầu.

        Ở hướng đông và đông nam, từ ngày 26 đến 28, ta chọc thủng tuyến phòng thủ vòng ngoài, đập tan sự chống cự cua các sư đoàn địch. Trên hướng khác ta tiêu diệt các lực lượng địch ngăn chặn, chiếm lĩnh các bàn đạp quan trọng. Chiều ngày 28, Bộ tổng tham mưu quân đội Sài Gòn mất hiệu lực chỉ huy, địch rối loạn về chiến lược. Ngày 29, ta tổng công kích trên toàn mặt trận, tiêu diệt các lực lượng địch ngăn chặn chiếm tuyến ven đô. Sáng ngày 30, ta thọc sâu vào nội đô đánh chiếm các mục tiêu theo kế hoạch. 11 giờ 30 ngày 30 tháng 4, Quân giải phóng chiếm và cắm cờ trên Dinh Độc lập, bắt toàn bộ nội các của chính quyền Sài Gòn, buộc Tổng thống Dương Vản Minh phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Cùng với đòn tiến công quân sự, nhân dân nội ngoại thành Sài Gòn nổi dậy giành quyền làm chủ ở 107 điểm. Nắm thời cơ chiến lược, ngày 1 tháng 5 ở đồng bằng sông Cửu Long Quân khu 8 và Quân khu 9 đồng loạt tiến công và nổi dậy tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ lực lượng còn lại cuối cùng của quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

        Kết quả: Ta tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ lực lượng chủ lực, địa phương, cảnh sát thuộc quân khu 3 của địch, lực lượng dự bị chiến dịch còn lại là tàn quân của quân đoàn 1 và 2 của địch chạy về; thu 500 khẩu pháo, hơn 400 xe tăng, xe thiết giáp, trên 800 máy bay, 600 tàu chiến, 270.000 khẩu súng các loại, trên 3.000 xe quân sự và toàn bộ kho tàng. Đập tan hệ thống chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến cơ sở, giải phóng hoàn toàn Sài Gòn - Gia Định, các tỉnh Tân An, Gò Công, Hậu Nghĩa, Tây Ninh, Bình Dương, Biên Hoà, Long Khánh, Bà Rịa, Vũng Tàu... tạo điều kiện cho các Quân khu 8 và 9 tiêu diệt và làm tan rã hoàn toàn quân đoàn 4 - quân khu 4 địch giải phóng đồng bằng sông Cửu Long và các đảo ở vùng biển tây nam Tổ quốc, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

        Chiến dịch Hồ Chí Minh thể hiện và đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của nghệ thuật quân sự Việt Nam. Đây là chiến dịch có quy mô lớn nhất, giành thắng lợi to lớn nhất, góp phần quyết định kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #152 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2016, 11:03:34 am »


        Đầu tháng 5

        Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng chỉ đạo toàn quân chuyển từ thời chiến sang thời bình, tiếp tục tham gia thực hiện nhiệm vụ tiếp quản và quân quản vùng mới giai phóng ở miền Nam.

        Ở các tỉnh, thành, ủy ban quân quản các cấp đã được thành lập. Tại Sài Gòn - Gia Định, ngày 7 tháng 5, Uy ban Quân quản thành phố do Thượng tướng Trần Văn Trà làm Chủ tịch và Thiếu tướng Hoàng Cầm làm Phó chủ tịch ra mắt nhân dân.

        Ngay sau khi giành được thắng lợi, Bộ chí huy chiến dịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ tiếp quản và quân quản cho các đơn vị: Quân đoàn 1 ở Bình Dương. Quân đoàn 2 ở các tỉnh Biên Hoà, Bà Rịa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Quân đoàn 3 ở tây bắc Sài Gòn - Gia Định. Quân đoàn 4 ở Sài Gòn - Gia Định. Đoàn 559 trên tuyến vận tải quân sự Bắc - Nam.

        Trên các địa bàn, những đơn vị làm nhiệm vụ tiếp quản và quân quản phối hợp với các lực lượng khác, dựa vào nhân dân, nhanh chóng xây dựng chính quyền cách mạng cơ sở, giữ gìn trật tự trị an; xây dựng lực lượng chính trị và quân sự địa phương; tổ chức quản huấn nhân viên, binh linh, cảnh sát của chế độ cũ, trấn áp các phần tử và tổ chức phản động; thu hồi, quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật quân sự của địch; rà phá, tháo gỡ bom mìn; giúp dân khắc phục hậu quả chiến tranh, phục hồi sản xuất và ổn định đời sống.

        9 tháng 5

        * Bộ Tổng tham mưu - Tổng cục Chính trị ra chỉ thị (số 81 CT/TM-CT) "Về công tác nhà trường trong tình hình mới". Chi thị nêu rõ: "Các lớp đào tạo dài hạn, ngán hạn... tiếp tục học hết chương trình đã quy định từ đầu khoá, không ra trường sớm như dự báo. Cần bổ sung những nội dung mới vào chương trình, chú trọng học tập công tác quản lý bộ đội, nền nếp chính quy, chấp hành điều lệnh (nội vụ, đội ngũ, kỷ luật, canh gác...)".

        * Bộ Tổng tham mưu ra quyết định (số 212/QĐ-TM) về nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức biên chế của Cục Kế hoạch kinh tế quân sự thuộc Bộ Tổng tham mưu. Nhiệm vụ: "Nghiên cứu đề xuất các vấn đề về kinh tế kết hợp với quốc phòng". Tổ chức biên chế Cục gồm các phòng: Tổng hợp nhu cầu quốc phòng, Nghiên cứu Kết hợp kinh tế với quốc phòng Nghiên cứu Phân vùng kinh tế, Nghiên cứu Kế hoạch quân đội xây dựng kinh tế và ban Hành chính. Cục trưởng: Đại tá Vũ Hải.

        13 tháng 5

        Thường vụ Quân ủy Trung ương quyết định thực hiện một số công tác: Tập trung chỉ đạo các đơn vị quân đội tham gia quản lý, ổn định các vùng mới giải phóng; kiện toàn một bước các đơn vị chiến đấu; chuẩn bị tổng kết cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 và xác định một bước phương hướng xây dựng và nhiệm vụ của lực lượng vũ trang trong thời gian tới.

        21 tháng 5

        Bộ Tổng tham mưu ra chỉ thị (số 82/CT-TM) "Về việc chấn chỉnh ngành động viên trong tình hình mới". Chỉ thị nêu rõ: "Để xây dựng lực lượng hậu bị hùng hậu, phù hợp với yêu cầu của một quân đội cách mạng chính quy hiện đại, sẵn sàng động viên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển quân đội, Bộ Tổng tham mưu đã có quyết định số 191/QĐ-TM (17-4-1975) chuyển nhiệm vụ động viên tuyển quân và điều Phòng Động viên từ Cục Quân lực sang Cục Dân quân, đồng thời đổi tên Cục Dân quân thành Cục Động viên và Dân quân", "Ở quân khu, chuyển bộ phận động viên ở Phòng Quân lực sang Phòng Dân quân và đổi tên thành Phòng Động viên và dân quân". "Kiện toàn bộ phận động viên ờ cơ quan quân sự địa phương tỉnh và thành phố", "Ở cơ quan quân sự địa phương huyện và khu phố, cần có người chuyên trách về động viên, về đăng ký, thống kê quân dự bị".

        Tháng 7

        Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ thị giao nhiệm vụ cho các lực lượng vũ trang phá gỡ bom mìn, thu dọn chất nổ ở các tỉnh thành miền Nam. Thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư, Binh chủng Công binh khôi phục được 800 máy dò mìn cung cấp cho các đơn vị ở Bình - Trị - Thiên (110 máy), Khu 5 (120 máy) và Nam Bộ (220 máy). Cục Hoá học (Bộ Tổng tham mưu) cử các đoàn cán bộ đến các đơn vị kiểm tra, hướng dẫn việc thu gom, xử lý chất độc hoá học. Các đơn vị lấy lực lượng công binh làm nòng cốt, từ tháng 7 năm 1975 đến tháng 6 năm 1976 đã rà phá, tháo gỡ được hơn 102.000 quả bom, mìn các loại, giải phóng hàng trăm km vuông đất, trọng tâm là ở các khu vực đồn bốt, sân bay, bến cảng, kho tàng, cầu, đường giao thông, khu kinh tế, góp phần bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân.

        3 tháng 8

        Thủ tướng Chính phủ ra quyết định (số 315/TTg) giao cho quân đội thực hiện một số nhiệm vụ xây dựng kinh tế trong kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1980).

        Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tổng tham mưu đã điều chỉnh, tổ chức các đơn vị làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế, thực hiện kết hợp kinh tế với quốc phòng và quốc phòng với kinh tế.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #153 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2016, 11:06:02 am »


        25 tháng 8

        Bộ Tổng tham mưu ra quyết định (số 286/QĐ-TM) về tổ chức biên chế Ngành Quân pháp, quy định: "Tổ chức phòng quân pháp ở các quân khu, quân đoàn, Quân chủng Phòng không - Không quân và Quân chủng Hải quân".

        27 tháng 8

        Bộ Tổng tham mưu ra chỉ thị (số 108/CT-TM) về chỉnh lý, biên soạn tài liệu huấn luyện quân sự cho toàn quân. Nội dung chỉnh lý, biên soạn gồm các tài liệu huấn luyện về kỹ thuật, chiến thuật (đến cấp sư đoàn), công tác tham mưu, điều lệnh, các ngành, các binh chủng, quân chủng, sư phạm huấn luyện, thể dục thể thao và về địch, nhằm đáp ứng yêu cầu chuyến hướng huấn luyện trong thời bình.

        29 tháng 8

        Khánh thành Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (khởi công xây dựng ngày 2 tháng 9 năm 1973) tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Nhiều đơn vị quân đội vinh dự tham gia xây dựng công trình ý nghĩa này. Sau lễ khánh thành, Tiểu đoàn 275 (Trung đoàn 144), tiếp đó là Bộ tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Bộ tư lệnh 969) được giao nhiệm vụ bảo vệ và tham gia quản lý công trình.

        Tháng 8

        Bộ Tổng tham mưu mở lớp bồi dưỡng công tác xây dựng lực lượng dự bị, động viên tuyển quân. Nội dung, bồi dưỡng về công tác quân sự cơ sở, gồm xây dựng lực lượng dự bị và động viên tuyển quân.

        Sau lớp tập huấn, ngày 11 tháng 9, Bộ Tổng tham mưu ra chỉ thị về nhiệm vụ trước mắt của công tác quân sự địa phương:

        1- Xây dựng dân quân tự vệ rộng khắp, mạnh mẽ và vững chắc, xây dựng lực lượng dự bị phù hợp với yêu cầu của chiến tranh nhân dân địa phương, phù hợp với yêu cầu xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, từng bước hiện đại trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

        2- Tổ chức và động viên lực lượng vũ trang địa phương tham gia lao động sản xuất, bảo vệ sản xuất và giữ gìn an ninh ở địa phương.

        3- Làm tốt chính sách đối với hậu phương quân đội, tổng kết kinh nghiệm chiến tranh, làm cơ sở đẩy mạnh công tác quân sự địa phương.

        2 tháng 9

        Tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội, Trung ương Đảng và Chính phủ tổ chức mít tinh trọng thể kỷ niệm 30 năm ngày Quốc khánh (2.9.1945 - 2.9.1975). Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Quốc phòng đọc nhật lệnh. Tiếp đó, các lực lượng vũ trang nhân dân và nhân dân duyệt binh, diễu hành mừng Quốc khánh.

        13  tháng 9

        Bộ Quốc phòng ra quyết định (số 114/QĐ-QP) tổ chức các đơn vị phòng thủ đảo thuộc Bộ tư lệnh Hải quân. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, Bộ tư lệnh Hải quân bố trí lực lượng phù hợp nhằm bảo vệ vững chắc các hải đảo và vùng biển của Tổ quốc.

        24 tháng 9

        Bộ Tổng tham mưu ra quyết định (số 300/QĐ-TM) thay đổi phù hiệu của Binh chủng Thiết giáp. Cán bộ cấp tướng mang phù hiệu hình xe tăng mạ màu vàng. Cán bộ cấp tá trở xuống hạ sĩ quan, chiến sĩ mang phù hiệu hình xe tăng mạ màu trắng.

        29 tháng 9

        Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III) ra Nghị quyết "Về nhiệm vụ cua cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới", về nhiệm vụ quốc phòng và bảo vệ an ninh, Nghị quyết xác định: "Ra sức bảo vệ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta,... bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển, biên giới và hải đảo của nước Việt Nam thống nhất... Các lực lượng vũ trang, kể cả các đơn vị thường trực, phải tích cực tham gia sản xuất, góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.

        Ra sức xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng hùng hậu, có lực lượng thường trực mạnh, lực lượng hậu bị to lớn được huấn luyện tốt; có quân đội nhân dân chính quy, hiện đại, có lực lượng dân quân, tự vệ rộng khấp và vững chắc. Xây dựng lực lượng công an nhân dân vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, có trình độ khoa học kỹ thuật khá, có tổ chức và kỷ luật chặt chẽ, có lực lượng chuyên trách chính quy và cơ sở quần chúng vững mạnh".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #154 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2016, 11:09:31 am »


        Tháng 9

        Tổng cục Chính trị xác định phương hướng nhiệm vụ công tác cán bộ 5 năm (1976 - 1980): Ra sức xây dựng đội ngũ cán bộ tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, phù hợp với nhiệm vụ chức năng của quân đội; có phẩm chất tốt, năng lực giỏi, thể lực và tuổi phù hợp, số lượng hợp lý và cân đối giữa ba lực lượng, hai thứ quân; có lực lượng thường trực mạnh, có đội ngũ cán bộ dự bị đông đảo, chất lượng tốt phù hợp với yêu cầu phát triển quân đôi đáp ứng với nhiệm vụ xây dựng quân đội trong thời bình

        10 tháng 10

        Bộ Quốc phòng ra quyết định (số 218/QĐ-QP) thành lập Trường sĩ quan Lục quân 2 (trên cơ sở Trường H28, Trường Lục quân tổng hợp thuộc Bộ tư lệnh Miền trong kháng chiến chống Mỹ) tại Long Thành (Đồng Nai). Nhiệm vụ: Huấn luyện, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ sĩ quan, nghiên cứu khoa học quân sự. Ban Giám hiệu trường: Thiếu tướng Dương Cự Tẩm - Chính ủy và Đại tá Mạnh Quân - Hiệu trưởng.

        13-18 tháng 10

        Quân ủy Trung ương tổ chức hội nghị cán bộ cao cấp toàn quân quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng "Về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới". Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bí thư Quân ủy, Bộ trưởng Quốc phòng, phổ biến nội dung Nghị quyết và những chủ trương của Quân ủy về công tác quân sự trong giai đoạn mới.

        26 tháng 10

        Bộ Quốc phòng ra quyết định (số 141/QĐ-QP) tổ chức 5 vùng duyên hải (1, 2, 3, 4, 5) thuộc Bộ tư lệnh Hải quân.

        30 tháng 10

        * Bộ Quốc phòng ra quyết định (số 58/QĐ-QP) tổ chức Bộ tư lệnh 461, quyết định (số 157/QĐ-QP) tố chức sư đoàn 370 và Sư đoàn 372 trực thuộc Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân.

        *  Bộ Tổng tham mưu ra các quyết định (từ số 319 đến số 322/QĐ-TM) điều động một số đơn vị thuộc Quân khu Tả Ngạn, Quân khu Hữu Ngạn, Quân khu 4 và Sư đoàn 338 về trực thuộc Bộ tư lệnh Trường Sơn làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế.

        5 tháng 11

        Bộ Quốc phòng ra quyết định (số 146/QĐ-QP) chuyển Cục Hàng không dân dụng thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân về trực thuộc Bộ Quốc phòng.

        Tháng 11

        Bộ Tổng tham mưu chỉ thị về công tác huấn luyện quân sự những năm 1976 - 1980: Phải huấn luyện cơ bản, hệ thống, thống nhất, toàn diện, rèn luyện cho bộ đội bản lĩnh chiến đấu vững vàng, sử dụng thành thạo các trang bị kỹ thuật hiện đại và tương đối hiện đại của ta cũng như mới thu được của địch; đồng thời huấn luyện bảo đảm sẵn sàng chiến đấu thường xuyên đối với các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, nhất là đơn vị ở khu vực trọng điểm.

        1-2 tháng 12

        Quân ủy Trung ương họp, bàn về nhiệm vụ quân đội tham gia xây dựng kinh tế trong 5 năm (1976 - 1980). Tiếp đó, ngày 10 tháng 12 Quân ủy Trung ương ra Nghị quyết (số 265/QUTW) "Về nhiệm vụ quân đội tham gia xây dựng kinh tế". Nghị quyết xác định, quân đội tham gia sản xuất và xây dựng kinh tế nhằm: "Làm ra của cải vật chất cho xã hội, giảm nhẹ ngân sách quốc phòng, đồng thời tạo điều kiện vật chất để xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh".

        16-12-1975 đến 21-1-1976

        Đoàn đại biểu quân sự nước ta do Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Quốc phòng dẫn đầu thảm hữu nghị chính thức các nước: Cộng hoà Cu Ba, Cộng hoà An-giê-ri, Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.

        Cuối tháng 12

        Quốc hội và Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà công bố bãi bỏ lệnh động viên cục bộ (ban hành ngày 21-4-1965), thực hiện tuyển quân thời bình và chuẩn bị động viên thời chiến; sửa đổi và bổ sung Luật nghĩa vụ quân sự (ban hành ngày 10-4-1965).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #155 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2016, 11:12:59 am »

       
Năm 1976

        4 tháng 1

        Quân uỷ Trung ương chỉ thị thu hồi, bảo quản và tống kiểm kê trang bị kỹ thuật, vật tư trong quân đội. Các đơn vị trong toàn quân đã thực hiện thu hồi, bảo quản, kiểm kê và sử dụng các trang thiết bị vật tư kỹ thuật, góp phần bao đảm cho nhiệm vụ xây dựng và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

        13 tháng 1

        Bộ Quốc phòng quyết định (số 18/QĐ-QP) thành lập Trường Sĩ quan Chính trị. Nhiệm vụ: Đào tạo sĩ quan chinh trị cấp phân đội có đủ phẩm chất và năng lực đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị. Sau này, Trường được đổi tên thành Trường sĩ quan Chính trị - Quân sự.

        21 tháng 1

        Ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định kết thúc nhiệm vụ bàn giao việc quản lý thành phố cho Ủy ban Nhân dân thành phố. Tiếp đó đến tháng 2, Ủy ban quân quản các tỉnh, thành ở miền Nam cũng kết thúc nhiệm vụ. Úy ban nhân dân các địa phương đảm nhiệm chức năng quản lý điều hành xã hội.

        21 tháng 2

        Bộ Quốc phòng quyết định (số 38/QP) thành lập Học viện Quân sự cao cấp. Nhiệm vụ: Đào tạo, bổ túc cán bộ cao cấp của các lực lượng vũ trang, giúp bạn bồi dưỡng cán bộ cao cấp quân sự và tham gia nghiên cứu khoa học quân sự. Trung tướng Lê Trọng Tấn làm Giám đốc Học viện. Ngày 3 tháng 1 năm 1977, Học viện khai giảng khoá đầu tiên bổ túc cán bộ cao cấp.

        Tháng 3

        Tổng cục Chính trị chỉ thị xây dựng đơn vị cơ sở vững mạnh toàn diện trong tình hình mới. "Việc xây dựng đơn vị cơ sở phải toàn diện, thiết thực và kết hợp chặt chẽ cả quân sự, chính trị, hậu cần kỹ thuật, xây dựng con người và tập thể đơn vị đều mạnh, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của quân đội và đơn vị trong tình hình mới".

        5 tháng 4

        Hội đồng Chinh phủ ban hành Nghị định số (59/CP) thành lập Tổng cục Xây dựng kinh tế thuộc Bộ Quốc phòng.

        Nhiệm vụ: giúp Bộ Quốc phòng lập kế hoạch, chỉ đạo lực lượng tham gia xây dựng các đơn vị chuyên làm kinh tế; thay mặt Bộ quan hệ với các cơ quan ngoài quân đội; chấp hành các chế độ kinh doanh, hạch toán kinh tế, các chính sách của Nhà nước và quân đội. Ngày 14 tháng 4 năm 1976 Bộ Quốc phòng ra quyết định (số 54/QĐ-QP) về cơ cấu tổ chức của Tổng cục Xây dựng kinh tế, trong đó lấy cơ quan và các đơn vị thuộc Bộ tư lệnh 559 làm nòng cốt để xây dựng Tổng cục. Chủ nhiệm Tổng cục: Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên.

        8 tháng 4

        Bộ Tổng tham mưu ra chỉ thị thực hiện quy tập mộ liệt sĩ ở các chiến trường. Chỉ thị quy định trách nhiệm, bảo đảm vật tư, ngân sách lực lượng, biện pháp, thời gian hoàn thành và phân công: Quân đoàn 2 phụ trách quy tập mộ liệt sĩ hy sinh ở khu vực đường số 9 - Khe Sanh và tây nam Thừa Thiên. Quân đoàn 3 phụ trách ở Tây Nguyên. Bộ tư lệnh Trường Sơn phụ trách trên tuyến vận tải Trường Sơn. Quân khu 4 phụ trách ở Vĩnh Linh, Quảng Trị, Thừa Thiên và Trung Lào. Quân khu Tây Bắc phụ trách ở các tỉnh Bắc Lào... Thực hiện chỉ thị của Bộ, các đơn vị tổ chức lực lượng "đi tìm đồng đội" trên khắp các chiến trường. Hài cốt quân nhân tìm thấy, được các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân các địa phương trân trọng đưa vào an táng tại các nghĩa trang liệt sĩ.

        10 tháng 4

        Bộ Tổng tham mưu ra chỉ thị "Về công tác báo tử và giải quyết tin tức quân nhân". Yêu cầu những người được giao phụ trách công tác này là chỉ đạo các cơ quan phát huy tinh thần trách nhiệm giải quyết nhanh chóng, kịp thời việc báo tử về cho gia đình họ và chuyển tin tức quân nhân tại ngũ.

       15 tháng 4

        Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị (số 239) thành lập Trường huấn luyện cán bộ Cơ yếu Trung ương (sau đổi là Trường Đại học kỹ thuật Mật mã). Trường có nhiệm vụ đào tạo, bổ túc cán bộ và sĩ quan có trình độ khoa học kỹ thuật và quản lý ngành; đồng thời đào tạo, bổ túc cán bộ, sĩ quan giúp ngành cơ yếu Lào và Campuchia. Hiệu trưởng: Võ Doãn Tiến, Chính ùy: Trần Tấn.

        Tháng 5

        Tại Trường sĩ quan Lục quân, Bộ Tổng tham mưu mở lớp tập huấn cho 300 cán bộ trung cấp, cao cấp toàn quân. Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Quốc phòng khai mạc và quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung tập huấn. Đại tướng Văn Tiến Dũng - Tổng tham mưu trưởng trình bày chuyên đề "Một số vấn đề về chính quy hoá quân đội ta trong giai đoạn hiện nay". Trong hơn một tháng, các học viên tập huấn thống nhất nội dung và phương pháp huấn luyện chiến thuật, kỹ thuật chiến đấu bộ binh, điều lệnh, thể dục thể thao và một số kỹ thuật binh chủng. Trên cơ sở kết quả của lớp tập huấn, Bộ tổng kết thống nhất công tác huấn luyện trong toàn quân.

        24-6 đến 3-7

        Quốc hội khoá VI họp kỳ thứ nhất. Trong kỳ họp này, Quốc hội đã quyết định đặt tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quy định Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Thủ đô; bầu các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Nhà nước. Hội đồng Quốc phòng: Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Phó chủ tich Pham Văn Đồng và các Ủy viên: Lê Duẩn, Trường Chinh Phạm Hùng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị, Trần Quốc Hoàn, Văn Tiến Dũng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #156 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2016, 11:15:15 am »


        7 tháng 7

        Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định giải thể Trung ương cục miền Nam, Bộ tư lệnh Miền. Cùng thời gian này, các quân khu trong cả nước được điều chỉnh gồm: Quân khu 1 ở phía Bắc, được tổ chức trên cơ sở sáp nhập Quân khu Việt Bắc và Quân khu Tây Bắc. Quân khu 3 ở vùng châu thổ sông Hồng và vùng Đông Bắc, được thành lập trên cơ sở hợp nhất Quân khu Tả Ngạn và Quân khu Hữu Ngạn. Quân khu 4 ở Bắc Trung Bộ được tổ chức trên cơ sở sáp nhập Quân khu 4 và Quân khu Trị - Thiên. Quân khu 5 ở miền Trung, miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên được tổ chức trên cơ sở Khu 5, Khu 6 và Mặt trận Tây Nguyên. Quân khu 7 gồm thành phố Hồ Chí Minh và miền Đông Nam Bộ. Quân khu 9 ở phía Nam được tổ chức trên cơ sở hợp nhất Quân khu 8 và Quân khu 9. Bộ tư lệnh Thủ đô ở địa bàn thành phố Hà Nội.

        17 tháng 7

        Bộ Quốc phòng quyết định (số 224/QĐ-QP) chuyển Cục Hoá học thành Bộ tư lệnh Hoá học. Nhiệm vụ: Giúp Bộ chỉ đạo công tác phòng chống vũ khí hoá học trong chiến tranh hoá học, hạt nhân; nghiên cứu kỹ thuật phòng chống vũ khi hoá học; đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật về phòng chống vũ khí hoá học và hạt nhân; chỉ đạo về mặt kỹ thuật và nghiệp vụ các đơn vị hoá học toàn quân. Bộ tư lệnh binh chủng do Đại tá Đặng Quân Thuy làm Tư lệnh và Đại tá Lê Hữu Lập làm Chính ủy.

        Tháng 7

        Tổng cục Chính trị tổ chức lớp tập huấn chủ nhiệm chính trị về nghiệp vụ công tác chính trị toàn quân, thống nhất nhận thức, quan điểm, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp công tác chính trị; chức trách cơ quan chính trị và ngành nghiệp vụ trong cơ quan chính trị, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác, xây dựng kiện toàn cơ quan chính trị, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong tình hình mới.

        30-31 tháng 7

        Quân ủy Trung ương tổ chức quán triệt và triển khai đợt giáo dục chính trị tự phê bình và phê bình trong quân đội cho cán bộ cao cấp toàn quân. Đại tướng Vò Nguyên Giáp - Bộ trưởng Quốc phòng thay mặt Quân ủy Trung ương nêu rõ: "Trong giai đoạn mới đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải nêu cao tính tiền phong gương mẫu phấn đấu trở thành người cán bộ, đảng viên ưu tú, bây giờ đã ưu tú rồi phải phấn đấu ưu tú hơn nữa; giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật; ra sức học tập để nâng cao trình độ, nâng cao trình độ hiểu biết và nâng cao trình độ về năng lực tổ chức, nắm thật vững và quản lý tốt cơ sở vật chất kỹ thuật vũ khí trang bị, phát huy truyền thống đoàn kết của quân đội ta từ trên xuống dưới, hết lòng thương yêu chiến sĩ, rèn luyện tác phong của người chỉ huy phù hợp với yêu cầu mới”.

        2 tháng 8

        Quân ủy Trung ương chỉ thị (số 110/QUTW) về nhận rõ tình hình ra sức phấn đấu hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ của quân đội trong giai đoạn mới. Chỉ thị nêu rõ: "Toàn quân phải thực hiện thật tốt hai nhiệm vụ chiến lược: chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu là nhiệm vụ chung, nhiệm vụ chiến lược quan trọng bậc nhất; lao động sản xuất, xây dựng kinh tế, xây dựng đất nước là nhiệm vụ chiến lược quan trọng".

        3 tháng 8

        Thủ tướng Chính phủ ra quyết định (số 315/TTg) "Về việc giao nhiệm vụ cho quân đội xây dựng kinh tế" dưới các hình thức tổ chức: Lực lượng chuyên xây dựng và sản xuất là lực lượng chính của quân đội làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế lâu dài; các xí nghiệp công nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng quản lý nhận thêm nhiệm vụ sản xuất các mặt hàng kinh tế dân sinh; các lực lượng làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu kết hợp sản xuất, xây dựng.

        25 tháng 8

        Bộ Quốc phòng quyết định (số 260/QĐ-QP) đổi tên Ủy ban Thanh tra quân đội thành Ban Thanh tra quân đội, Chủ nhiệm Ủy ban thanh tra quân đội thành Tổng Thanh tra quân đội. Ban Thanh tra quân đội gổm Tổng thanh tra và các Phó Tổng thanh tra, Văn phòng Tổng Thanh tra; phòng xét, giải quyết khiếu tố, các đoàn phái viên thanh tra. Dưới Ban Thanh tra quân đội có các ban thanh tra của Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Xây dựng kinh tế, Quân chủng Phòng không - Không quân, Quân chủng Hải quân và Cục Tài vụ (Bộ Quốc phòng).

        Tháng 8

        Quân đoàn 3 phối hợp với các lực lượng vũ trang Quân khu 5 và nhân dân địa phương mở tiếp một đợt truy quét FULRO và các tổ chức phản động ở Tây Nguyên. Đợt hoạt động này diễn ra trên phạm vi rộng và kéo dài đến đầu năm 1977, góp phần bảo vệ và củng cố vững chắc chính quyền cách mạng, an ninh chính trị và cuộc sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #157 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2016, 11:16:21 am »


        2 tháng 9

        Quân ủy Trung ương xác định một số vấn đề chính về phương hướng nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng 5 năm (1976 - 1980): Giữ quân số thích hợp, triển khai quân đội làm hai nhiệm vụ chiến lược sẵn sàng chiến đấu và xây dựng kinh tế, tăng cường bố trí phòng thủ, nâng cao chất lượng cán bộ, bộ đội, xây dựng nền nếp chỉ huy chặt chẽ để nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu; chấn chỉnh, sắp xếp lực lượng thường trực cho phù hợp với thời bình, tăng cường xây dựng dân quân tự vệ và lực lượng hậu bị; tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của quân đội, nâng cao một bước đời sống vật chất, tinh thần, bao đảm nơi ở, làm việc cho bộ đội.

        21 tháng 9

        Trường sĩ quan Hoá học (nay là Trường sĩ quan Phòng hoá) được thành lập (theo quyết định 6ố 213/QĐ-TM, ngày 21-9-1976 của Bộ Tổng tham mưu). Nhiệm vụ: Đào tạo sĩ quan chỉ huy hạ sĩ quan và nhân viên kỷ thuật chuyên môn hoá học, bồi dưỡng văn hoá cho cán bộ và đào tạo cán bộ hoá học cho Quân đội nhân dân Lào.

        16-22 tháng 11

        Đảng bộ quân đội tiến hành Đại hội đại biểu Đảng toàn quân, thảo luận đề cương Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, dự thảo Điều lệ Đảng (sửa đổi) và bầu đoàn đại biểu gồm 118 đại biểu chính thức và 10 đại biểu dự khuyết dự Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IV.

        14-20 tháng 12

        Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV tiến hành tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội tuyên dương thành tích của các lực lượng vũ trang nhân dân, quân đội nhân dân trong mấy chục năm qua đã chiến đấu anh dũng, lập nhiều chiến công oanh liệt từ trận Điện Biên Phủ đến chiến dịch Hồ Chí Minh, làm rạng rỡ truyền thống quân đội, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

        Về nhiệm vụ quốc phòng trong thời kỳ mới, Nghị quyết Đại hội nêu rõ: "Xây dựng đất nước phải đi đôi với bảo vệ đất nước. Đi đôi với xây dựng đất nước về mọi mặt, phải ra sức xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh"... "Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh, có lực lượng thường trực mạnh, lực lượng hậu bị rộng rãi và được huấn luyện tốt, có quân đội nhân dân chính quy hiện đại gồm các quân chủng, binh chủng cần thiết; có bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương; có lực lượng dân quân tự vệ hùng hậu".

        Đại hội lần thứ IV cua Đảng là cột mốc quan trọng trên con đường tiến lên của cách mạng Việt Nam, là Đại hội toàn thắng của sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất Tô quốc, đưa đất nước vào kỷ nguyên độc lập, thống nhất và chu nghĩa xã hội.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #158 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2016, 11:20:48 am »


Năm 1977

        25 tháng 1

        Bộ Quốc phòng ra quyết định (số 13/QP-QĐ) thành lập Trường Thiếu sinh quân 1 tại Quân khu 3 và Trường Thiếu sinh quân 2 tại Quân khu 7. Nhiệm vụ: Giáo dục rèn luyện những thiếu niên là con liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, cán bộ quân đội, cán bộ cách mạng, thành những quân nhân ưu tú, toàn diện, góp phần tạo nguồn cán bộ cho quân đội.

        8-3 đến 30-4

        Đoàn đại biểu quân sự cao cấp nước ta do Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu thăm Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết, Cộng hoà dân chủ Đức, Gộng hoà nhân dân Hungari, Cộng hòa nhân dân Ba Lan.

        11 tháng 3

        Bộ Quốc phòng quyết định (số 46/QĐ-QP) thành lập các trường quân sự địa phương thuộc bộ chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố. Nhiệm vụ: Đào tạo, bổ túc cán bộ xã đội, đại đội, tiểu đoàn dân quân tự vệ; tập huấn cán bộ cơ quan quân sự huyện, giáo viên các trường phổ thông, đại học, trung học và công nhân kỹ thuật trên địa bàn, bồi dưỡng đường lối quân sự của Đảng, kiến thức quân sự của cán bộ các ngành, đoàn thể, huyện, tỉnh, tham gia nghiên cứu, biên soạn tài liệu quân sự địa phương.

        30 tháng 4

        Tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xa Ri (Campuchia) sử dụng sư đoàn bộ binh số 2 và lực lượng địa phương 2 tỉnh Ta Keo, Kan Đan bất ngờ mở cuộc tiến công vào lãnh thổ Việt Nam trên toàn tuyến biên giới tỉnh An Giang từ Vĩnh Gia đến Vĩnh Xương, bao gồm 13 đồn biên phòng, 14 xã biên giới. Quân Pôn Pốt đã tàn sát dã man 578 đồng bào ta, đốt hơn 100 nóc nhà, phá hàng nghìn héc-ta hoa màu.

        23 tháng 5

        Quân ủy Trung ương ra chỉ thị cho các lực lượng vũ trang phía Nam: "Kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ ta, không dung thứ bất cứ sự xâm lấn nào cùa lực lượng khiêu khích phản động Campuchia vào lãnh thổ ta, đồng thời tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Campuchia. Tìm mọi cách làm nhụt tinh thần của bọn khiêu khích. Tuyên truyền vận động nhân dân bạn và tranh thủ sự đồng tình của dư luận, tạo điều kiện ổn định một bước biên giới với Campuchia. Đập tan âm mưu chia rẽ các nước anh em trên bán đảo Đông Dương".

        30 tháng 5

        Căn cứ vào Nghị quyết (số 84/QUTW, ngày 13-5-1977) của Thường vụ Quân ủy Trung ương và sác lệnh (số 34/LCT ngày 16-5-1977) của Chủ tịch nước về việc tách Quân chủng Phòng không - Không quân thành hai quân chủng, Bộ Quốc phòng ra quyết định (số 114/QĐ-QP) thành lập Quân chủng Phòng không và Quân chủng Không quân. Tư lệnh Quân chủng Phòng không: Đại tá Hoàng Văn Khánh, Chính ủy: Đại tá Nguyễn Xuân Mậu.

        Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân chủng Không quân: Đại tá Đào Đình Luyện.

        4 tháng 6

        Tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xa Ri huy động 2 tiểu đoàn thuộc lữ đoàn 2 biên phòng và trung đoàn quân địa phương tỉnh Cam Pốt đánh vào khu vực bắc Hà Tiên và tuyến Giang Thành - Vĩnh Điều. Bộ đội biên phòng và lực lượng vũ trang địa phương đánh lui các đợt tiến công của địch.

        2-20 tháng 6

        Đoàn đại biểu quân sự cao cấp nước ta do Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu thăm nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

        11 tháng 6

        Bộ Tổng tham mưu ra chỉ thị (số 217/TM) "Về sẵn sàng chiến đấu đối với các lực lượng thường trực", gồm:

        1- Nhiệm vụ và yêu cầu sẵn sàng chiến đấu.

        2- Các trạng thái, các cấp sẵn sàng chiến đấu.

        3- Các chế độ luyện tập và kiểm tra sẵn sàng chiến đấu.

        4- Tổng kết rút kinh nghiệm và chế độ báo cáo công tác sẵn sàng chiến đấu.

        13 tháng 7

        Quân khu 9 sử dụng Sư đoàn 330, một số phân đội xe bọc thép M113, được không quân và pháo binh chi viện tiến công quân Pôn Pốt - Iêng Xa Ri ở khu vực Vĩnh Điều - Đầm Chích, tiêu diệt hơn 200 tên, thu nhiều súng đạn, khôi phục toàn bộ khu vực bị địch lấn chiếm.

        18 tháng 7

        Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác tại Viêng Chăn, trong đó có các vấn đề về hoạch định biên giới quốc gia, tăng cường mối quan hệ hợp tác giúp đỡ lẫn nhau về quốc phòng an ninh.

        27-28 tháng 7

        Tại thành phố Hồ Chí Minh, Thường trực Quân uy Trung ương triệu tập hội nghị bàn về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đánh giá: "Thời gian qua công tác biên giới đã được triển khai khẩn trương, Bộ Tổng tham mưu, các tổng cục các quân chủng, các quân khu, quân đoàn đã triển khai kế hoạch phòng thủ biên giới và hải đảo. Đã chuyển một bộ phận kinh tế sang làm nhiệm vụ chiến đấu, điều động một bộ phận chủ lực lên tuyến biên giới, đáp ứng yêu cầu chiến đấu trước mắt, nhờ đó mà tuyến biên giới vẫn được giữ vững. Nhưng do không lường hết những thủ đoạn dã man tàn bạo của đối phương nên đã có trường hợp mất cảnh giác, để xảy ra những thiệt hại rất lớn về tính mạng, tài sản của nhân dân mà không đối phó được kịp thời, có hiệu quả...".

        Hội nghị nhấn mạnh: "Cần phải đặt vấn đề biên giới trong vấn đề chiến lược chung của cả nước. Bộ Tổng tham mưu, các tổng cục, các quân chủng, binh chủng, quân khu, quân đoàn cần nghiên cứu kỹ, đề ra một kế hoạch xây dựng tuyến phòng thủ biên giới theo hướng cơ bản, lâu dài...".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #159 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2016, 11:24:59 am »


        Tháng 8

        Bộ Quốc phòng quyết định điều chỉnh biên chế một số đơn vị theo yêu cầu nhiệm vụ mới:

        - Quân khu 9 xây dựng 5 trung đoàn làm nhiệm vụ biên phòng (Kiên Giang 1 trung đoàn; An Giang, Đồng Tháp mỗi tỉnh 2 trung đoàn), 1 tiểu đoàn pháo 105mm, 1 tiểu đoàn pháo cao xạ làm nhiệm vụ sẵn sàng cơ động chiến đấu bảo vệ biên giới.

        - Quân đoàn 3 tập trung xây dựng Sư đoàn 10 thành sư đoàn cơ động, sẵn sàng chiến đấu; Sư đoàn 320 chuyển 50% lực lượng sang làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu trên địa bàn Tây Nguyên.

        - Quân đoàn 4 kiện toàn 2 sư đoàn (7 và 9) đủ quân sẵn sàng chiến đấu.

        - Quân khu 7: củng cố, xây dựng 3 trung đoàn biên phòng và một phần lực lượng của Sư đoàn 5 làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam.

        16 tháng 9

        Quân khu 7 phát động đợt truy quét các lực lượng phản động nội địa. Đợt truy quét tiến hành đến ngày 15 tháng 1 năm 1978, phá các tổ chức phản động "Mặt trận quốc gia giải phóng", "Mặt trận dân tộc tự quyết", "Mặt trận thống nhất toàn lực quốc gia giải phóng"... diệt, bắt và buộc ra đầu thú 1.192 tên, góp phần xây dựng bảo vệ vững chắc chính quyền cách mạng ở các vùng sâu, vùng xa trên địa bàn quân khu.

        25 tháng 9

        Tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xa Ri sử dụng 2 sư đoàn bộ binh (3 và 4), 2 trung đoàn (306, 304) và 7 tiểu đoàn địa phương vùng 20, 21, 23 tiến công đồng loạt vào tuyến biên giới 3 huyện Tân Biên, Châu Thành, Bến Cầu thuộc tỉnh Tây Ninh, gây cho ta nhiều thiệt hại về người và tài sản.

        Bộ Tổng tham mưu ra lệnh cho Quân đoàn 4 cơ động một phần lực lượng (2 trung đoàn của Sư đoàn 9, 1 trung đoàn của Sư đoàn 7) lên biên giới tỉnh Tây Ninh phối hợp với Quân khu 7 "giải vây cho các đồn công an biên phòng và các khu vực đông dân đang bị địch bao vây. Tiêu diệt các cụm qụân địch trên đất ta, khôi phục lại biên giới".

        29 tháng 9

        Trung đoàn 201 (thiếu 1 tiểu đoàn), Trung đoàn 1 (Sư đoàn 9) và tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 4, Sư đoàn 5) đánh địch giải vây đồn Xa Mát. Sau 2 giờ chiến đấu, ta diệt 200 địch đánh thiệt hại nặng 2 đại đội, đẩy địch ra khỏi đồn biên phòng Xa Mát, Khu Uy ban Quốc tế và Đập Đá. Đây là trận đánh đạt hiệu suất chiến đấu cao của bộ đội ta ở biên giới tỉnh Tây Ninh.

        6 tháng 10

        Thường vụ Quân ủy Trung ương ra chỉ thị về "Nâng cao chất lượng chiến đấu và trình độ sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang, bảo vệ vững chắc biên giới, bờ biển và các hải đảo thuộc các Quân khu phía Nam". Thường vụ Quân ủy Trung ương nhấn mạnh: "Nhiệm vụ hàng đầu của các lực lượng vũ trang là bảo vệ vững chắc chủ quyền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc biên giới và hải đảo, từng tấc đất của Tổ quốc, tính mạng và tài sản của đồng bào. Đó là nhiệm vụ thiêng liêng phải làm tròn với một tinh thần trách nhiệm thật cao và một quyết tâm thật lớn".

        11 tháng 10

        * Thủ tướng Chính phủ ra quyết định (số 362/TTg) thành lập hai binh đoàn xây dựng kinh tế thuộc Bộ Quốc phòng:

        Binh đoàn 12 gồm 2 sư đoàn (470 và 472), Đoàn 397 cầu đường bộ, Sư đoàn 341B cầu đường sắt, Sư đoàn 473 xây dựng cơ bản nông nghiệp, 2 trung đoàn cầu (95, 100) và một số đơn vị trực thuộc, các cơ quan. Nhiệm vụ: Xây dựng các công trình cầu đường, công nghiệp, lâm nghiệp, khu kinh tế mới (Tây Nguyên), kết hợp sản xuất và sẵn sàng chiến đấu.

        Binh đoàn 14 gồm Sư đoàn 31, Đoàn 15, một sư đoàn xây dựng cơ bản nông nghiệp và một số đơn vị trực thuộc, các cơ quan. Nhiệm vụ: Xây dựng cơ bản nông nghiệp, xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng (phía Nam). Ngày 11 tháng 12 năm 1978, Binh đoàn 14 giải thể.

        * Bộ Tổng tham mưu điều động một phần lực lượng của Quân đoàn 3 (Sư đoàn 10 gồm 2 trung đoàn, 1 trung đoàn của Sư đoàn 320 và một số đơn vị xe tăng, pháo binh) đến huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

        23-26 tháng 10

        Các Sư đoàn 10, 320 (Quân đoàn 3); 9, 341 (Quân đoàn 4) và các lực lượng vũ trang Quân khu 7 tiến công quân Pôn Pốt - lêng Xa Ri lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam ở tỉnh Tây Ninh, đẩy địch về bên kia đường biên giới.

        Đầu tháng 12

        Quân Pôn Pốt tập trung trên tuyến biên giới tiếp giáp với Quân khu 7 lên tới 7 sư đoàn chủ lực, 4 trung đoàn và 8 tiểu đoàn địa phương. Chúng bố trí quân trên 3 hướng: đường số 1, đường số 7 và đường số 2; đường số 13 - Sông Bé, lấn chiếm một số vùng thuộc lãnh thổ của ta ở biên giới tỉnh Tây Ninh.

        6-14 tháng 12

        Các đơn vị thuộc Quân đoàn 4 mở nhiều trận tiến công đánh quân Pôn Pốt lấn chiếm lãnh thổ của ta, đánh thiệt hại nặng sư đoàn 290, tiêu diệt phần lớn lực lượng của sư đoàn 3, đẩy chúng về bên kia biên giới.

        31 tháng 12

        * Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuvên bố về vấn đề biên giới Việt Nam - Campuchia, nêu rõ lập trường quan điểm của Việt Nam là tôn trọng chủ quyền lãnh thổ hai nước theo nguyên tắc công bằng hợp lý. Do quân Pôn Pốt - Iêng Xa Ri liên tục xâm phạm lãnh thổ Việt Nam, nhân dân và lực lượng vũ trang Việt Nam ở vùng biên giới buộc phải chiến đấu tự vệ, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và cuộc sống bình yên của mình.

        * Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Trung đoàn phòng hoá 86 thuộc Bộ tư lệnh Hoá học trên cơ sở 3 tiểu đoàn (901, 902, 903). Nhiệm vụ: Sẵn sàng cơ động tham gia đánh địch và bảo đảm phòng hoá trên các hướng tác chiến của Bộ trong điều kiện chiến tranh thông thường và chiến tranh có vũ khí huỷ diệt lớn. Đây là trung đoàn phòng hoá đầu tiên của quân đội ta.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM