Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:15:52 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Việt Nam thế kỷ XX - Những sự kiện quân sự  (Đọc 57286 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #130 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2016, 04:14:25 am »


        30 tháng 4

        * Bộ Chính trị điện gửi Trung ương cục và Quân ủy

        Miền nhận định: "Đông Dương đã trở nên một chiến trường thống nhất". Đây là một đặc điểm mới trong cuộc chiến chống Mỹ xâm lược. Tiếp đó, trong điện ngày 5 tháng 5, Bộ Chính trị xác định nhiệm vụ: "Đoàn kết chiến đấu với nhân dân Campuchia, cùng nhau chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, phối hợp chặt chẽ với bạn, làm thất bại âm mưu quân sự của địch trên chiến trường Campuchia, giữ vững và mở rộng cho được những địa bàn đứng chân của ta và căn cứ của bạn, bảo vệ tài sản và tính mệnh của nhân dân Campuchia và của Việt kiều, bảo đảm các đường giao thông chiến lược và các cơ sở hậu cần của ta; đồng thời tích cực giúp cách mạng Campuchia phát triển và củng cố theo phương hướng đã định, chủ động đánh nhanh, đánh mạnh, đánh liên tục nhằm tạo nên một chuyển biến có lợi cho ta trong một thời gian ngắn trong khi địch chưa kịp củng cố; dồng thời chuẩn bị đối phó với khả năng khó khăn và kéo dài".

        * Mỹ - ngụy sử dụng lực lượng hỗn hợp gồm 10 vạn quân Mỹ và ngụy Sài Gòn, dưới sự yểm trợ của không quân, pháo binh, mở cuộc tiến công ồ ạt trên tuyến biên giới Việt Nam Campuchia vào sâu trong lãnh thổ Campuchia từ 30 đến 40km. gây nhiều tội ác đối với nhân dân Campuchia.

        Tháng 4 - tháng 6

        Quân tình nguyện Việt Nam (Trung đoàn 28, Trung đoàn 14 và Tiểu đoàn 631) hỗ trợ bộ đội Pa-thét Lào tiến công giải phóng A Tô Pơ và Xa Ra Van.

        Tháng 5

        Cục Xăng dầu thành lập Công trường T70 xây dựng công trình đường ống hàn nối tuyến đường ống dẫn xăng dầu do quân đội phụ trách với tuyến đường ống hậu phương quốc gia. Phụ trách công trường: Hồng Cẩm. Ngày 11 tháng 7, Thủ tướng Chính phủ gửi công văn (số 96/K4) chỉ thị cho các tỉnh có đường ống đi qua phải cung cấp nhân lực, phương tiện thi công cho công trường. Ngày 21 tháng 11, Thủ tướng Chính phủ xác định cụ thể kế hoạch xây dựng đường ống dẫn dầu nối từ B12 đến S9 dài 1.650km. Công trình T70 gồm 2 phần:

        - Tuyến 559 xây dựng ống dã chiến dài 550km, kho dầu có sức chứa 8.720 tấn.

        - Tuyến 6970 xây dựng bằng ống hàn dài 750km, kho dầu có sức chứa 13.800 tấn.

        Ngày 17 tháng 4 năm 1971, Cục Xăng dầu thành lập thêm công trường 711H do Đoàn 18 phụ trách thi công tư Vinh trở ra (112km đường ống) nối với tuyến 400H cua Binh trạm 170.

        13 giờ ngày 13 tháng 12 năm 1971, tuyến 400H được nối với tuyên 711H; công trình đặc biệt T70 hoàn thành.

        19 tháng 6

        Bộ Chính trị ra nghị quyết về "Tình hình mới ở bán đảo Đông Dương nhiệm vụ mới của chúng ta", nêu rõ: "Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam có trách nhiệm nặng nề chiến trường Đông Dương. Phải không ngừng nâng cao chất lượng chiến đấu của các lực lượng vũ trang cách mạng làm tròn nhiệm vụ giải phóng miền Nam bảo vệ miền Bắc và làm tròn nhiệm vụ quốc tế cùng với quân và dân các nước bạn sát cánh chiến đấu, đánh bại kẻ thù chung".

        Tháng 6

        * Thành lập Hội đồng Chi viện tiền tuyến Trung ương, động viên toàn quân, toàn dân trên miền Bắc phát huy sức mạnh của hậu phương lớn chi viện các chiến trường. Chủ tịch: Phó thủ tướng Đỗ Mười.

        * Thành lập mặt trận Bình Long: Lực lượng trực thuộc có Trung đoàn 1 (Sư đoàn 1), 4 tiểu đoàn đặc công, bộ binh và 8 đoàn hậu cần khu vực (10, 20, 30, 40, 400, 340, 500, 770).

        * Tổ chức lại Đoàn 559 thành đơn vị tương đương quân khu, do Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh lãnh đạo, chỉ huy. Trực thuộc Bộ Tư lệnh 559 có 5 Bộ tư lệnh khu vực (470. 471, 472, 473, 571 tương đương sư đoàn), 40 trung đoàn, tiểu đoàn vận tải ô tô, vận tải đường ống, pháo cao xạ, công binh, Mặt trận 968 và đoàn chuyên gia quân sự 565 ở Hạ Lào.

        Quân số Đoàn 559: 90.000 người. Tư lệnh: Đại tá Đồng Sĩ Nguyên, Chính ủy: Vũ Xuân Chiêm (tháng 10 năm 1971 Đại tá Đặng Tính vào thay).

        * Bộ Tổng tham mưu vạch kế hoạch tác chiến, bắt đầu điều động lực lượng và chuẩn bị chiến trường ở khu vực đường 9 - Nam Lào.

             28 tháng 7

        Bộ Chính trị ra chỉ thị củng cố và xây dựng căn cứ địa cách mạng của từng chiến trường ở miền Nam, đồng thời có kế hoạch xây dựng hệ thống căn cứ liên hoàn, phù hợp với yêu cầu chung của cách mạng ba nước Đông Dương.

        24-8 đến 26-9

        Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng mở lớp tập huấn quân sự cho hơn 300 cán bộ cấp cao toàn quân học tập một số vấn đề đường lối quân sự của Đảng, một số cách đánh mới về chiến dịch, chiến thuật, công tác tham mưu, công tác Đảng - công tác chính trị, công tác hậu cần trong chiến dịch và chiến đấu. Những kinh nghiệm hay và cách đánh hiệu quả ở chiến trường được trao đổi tại lớp học.

        2 tháng 9

        Thành lập Đoàn đặc công 367 tại căn cứ sông Chiêm (miền Đông Nam Bộ). Biên chế 3 Z (tương đương tiểu đoàn); năm 1972 phát triển thành 9 Z, gồm 7 Z đặc công bộ, 1 Z đặc công nước, 1 Z pháo. Đoàn trưởng: Nguyễn Thanh Tùng. Chính ủy: Nguyên Văn Được.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #131 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2016, 04:16:18 am »


        10 tháng 10

        Thành lập Binh đoàn 70 tại nam Quân khu 4. Nhiệm vụ: Làm lực lượng nòng cốt cùng các đơn vị tại chỗ tiêu diệt địch trong các chiến dịch lớn. Biên chế 3 sư đoàn bộ binh (304, 308, 320), Trung đoàn pháo mặt đất 445, Trung đoàn pháo cao xạ 241, Trung đoàn công binh 219 và một số đơn vị binh chủng phục vụ. Tư lệnh: Đại tá Cao Văn Khánh- Chính ủy: Đại tá Hoàng Phương.

        21 tháng 11

        Mỹ dùng một số máy bay nghi binh để 3 máy bay lên thẳng HH3 chở 14 lính thuộc lực lượng đặc biệt tập kích trai giam Sơn Tây để giải thoát cho tù binh Mỹ. Trận tập kích trót lọt, nhưng không cứu được tù binh, vì ta đã chuyến đến địa    khác.

        Tháng 11

        Ních-xơn phê chuẩn đề nghị của Bân-cơ và ABram, đại sứ Mỹ và tư lệnh quân Mỹ ở miền Nam, đánh sang đường 9 - Nam Lào, chọn khu vực đường 9 - Nam Lào mờ cuộc tiến công trong mùa khô 1970 - 1971.

        10 tháng 12

        Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ra mệnh lệnh cho cán bộ và chiến sĩ cả nước thực hiện lời kêu gọi của Trung ương Đảng và Chĩnh phủ, quyết tâm đánh bại chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của đế quốc Mỹ.

        Tháng 11-12

        Mỹ sử dụng hơn 16.000 lần chiếc máy bay, trong đó có 1.800 lần chiếc máy bay B-52 ném xuống tuyến đường Trường Sơn hàng chục nghìn quả bom các loại (kể cả bom từ trường). Thù đoạn của địch là tăng cường trinh sát đánh phá tập trung mật độ bom đạn cao, đánh vào các điếm xung yếu như khu vực Chà Là, Seng Phan, Pha Băng Nưa, Chà Lì..., gây ách tác giao thông nhiều ngày. Máy bay địch còn từng đợt đánh tập trung vào các đoạn vượt cửa khẩu bắc đường 9, các trục đường 12, 16, 18, 20 hòng ngăn chặn quân chú lực miền Bắc, phá hoại các đường cơ động chiến dịch, hạn chế việc di chuyển binh khí kỹ thuật của ta vào chiến trường. Trong mùa khô 1970 - 1971 hơn 4.000 chiếc xe vận tải của ta bị máy bay địch đánh hỏng. Mặc dù vậy, ta vẫn bảo đảm giao thông thông suốt chi viện đến các chiến trường.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #132 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2016, 04:20:26 am »

       
Năm 1971

        30-1 đến 23-3

        Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào. Nhằm đánh bại cuộc hành quân "Lam Sơn 719" của Mỹ - nguy, tiêu diệt lớn quân địch giữ vững tuyến vận chuyến chiến lược Bắc - Nam, Bộ Quốc phòng mở chiến dịch phản công ở khu vực Đường 9 - Nam Lào.

        Lực lượng địch trên địa bàn chiến dịch có 3 sư đoàn (bộ binh, dù, thuỷ quân lục chiến), 1 liên đoàn biệt động quân, 1 lữ đoàn thiết giáp, 13 tiểu đoàn pháo binh quân ngụy Sài Gòn; 20 tiểu đoàn Mỹ (7 tiểu đoàn bộ binh, 5 tiểu đoàn thiết giáp, 8 tiểu đoàn pháo binh) và 2 GM quân Lào phối hợp từ hướng tây. Tổng số quân 42.000, khi cao nhất 55.000 (gần 5 sư đoàn bộ binh) với hơn 300 khẩu pháo, hơn 500 xe tăng thiết giáp, gần 700 máy bay các loại.

        Lực lượng ta tham gia chiến dịch gồm 5 sư đoàn bộ binh (308, 320, 304, 2, 324), các lực lượng tại chỗ (Mặt trận Bắc Quảng Trị - Trị Thiên, Đoàn 559), 3 tiểu đoàn tăng thiết giáp, 4 trung đoàn pháo mặt đất, 4 trung đoàn pháo phòng không, 3 trung đoàn công binh, một số tiểu đoàn đặc công, thông tin. Tổng số quân chiến đấu và phục vụ chiến đầu khoảng 60.000 cán bộ, chiến sĩ.

        Thượng tướng Văn Tiến Dũng - Uy viên Bộ Chính trị, phó bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng tham mưu trưởng là đại diện của Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh tại mặt trận. Bộ chỉ huy chiến dịch (mật danh là Mặt trận 702) do Thiếu tướng Lê Trọng Tấn - Phó Tổng tham mưu trưởng làm Tư lệnh, Thiếu tướng Lê Quang Đạo - Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị làm Chính ủy.

        Chiến dịch diễn ra 3 đợt: Đợt 1 (30-1 đến 7-2) địch triển khai lực lượng vừa nghi binh vừa chuẩn bị tiến công; ta cơ động lực lượng tạo thế đánh địch ở khu vực Đường 9 - Nam Lào. Đợt 2 (8-2 đến 11-3), địch tiến công đánh chiếm Bản Đông, phát triển lên Sê Pôn; ta ngăn chặn địch từng bước, tập trung lực lượng bẻ gãy cánh quân phía bắc, đánh thiệt hại cánh quân phía nam, chặn đánh không cho địch đến Sê Pôn, chuẩn bị tiến công mục tiêu chủ yếu Bản Đông. Đợt 3 (12 đến 23-3), địch dừng lại bí mật rút chạy, ta tiến công đánh địch rút chạy.

        Sau 52 ngày đêm chiến đấu, ta loại khỏi vòng chiến đấu 20.858 tên, bắt 1.142 tên, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 6 trung đoàn, lữ đoàn, 13 tiểu đoàn bộ binh, pháo binh; phá huỷ và bắn rơi 550 máy bay, thu và phá huỷ 1.138 xe cơ giới (528 xe tăng, thiết giáp), 112 khẩu pháo và cối lớn, 25 kho (2 triệu lít xăng và 1.000 tấn đạn dược).

        Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào thắng lợi đã giáng một đòn nặng vào chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của Mỹ, tạo bước ngoặt có lợi cho ta trên chiến trường; đồng thời đánh dấu bước phát triển mới của nghệ thuật chiến dịch phản công đánh tiêu diệt quân chủ lực ngụy được quân Mỹ chi viện hoả lực và cơ động trên chiến trường miền Nam.

        Tháng 2

        Hội nghị lần thứ 19 Ban Chấp hành Trung ương Đảng chỉ rõ phương hướng tiến lên của cách mạng miền Nam là đánh bại âm mưu "Việt Nam hoá chiến tranh", phá kế hoạch "Bình Định" nông thôn của Mỹ - nguy, đẩy mạnh đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị song song, thực hành ba mũi giáp công, kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng, đẩy mạnh đấu tranh quân sự. chính trị và ngoại giao.

        4-2 đến 24-6

        Chiến dịch phản công đông bắc Campuchia. Nhằm phối hợp với quân dân Campuchia đánh bại cuộc hành quân "Toàn thắng 1-71" của quân đội Sài Gòn trên địa bàn đông bắc Campuchia, bảo vệ kho tàng, hành lang vận chuyển, hỗ trợ cho đồng bằng sông Cửu Long và vùng xung quanh Sài Gòn đánh phá bình định, Bộ Tư lệnh Miền mở chiến dịch phản công ở vùng đông bắc Campuchia (khu vực Kra Tích, đường số 7, Đầm Be, Suông Chúp thuộc Kông Pông Chàm).

        Lực lượng địch: Quân đội Sài Gòn có 9 chiến đoàn của quân đoàn 2 và 3; quân Lon Non (Campuchia) có 5 tiểu đoàn bộ binh và một số đơn vị binh chủng... được 15 phi đoàn không quân Mỹ yếm trợ.

        Lực lượng ta tham gia chiến dịch có 3 sư đoàn bộ binh (5, 7, 9), 2 trung đoàn pháo binh (75, 96), 1 trung đoàn đặc công và 3 đại đội bộ binh. Bộ tư lệnh chiến dịch do đồng chí Trần Văn Trà làm Tư lệnh. Diễn biến chiến dịch chia làm ba đợt (4.2 - 4.3, 5.3 - 16.4, 17.4 - 24.6). Sau hơn 3 tháng chiến đấu. ta tiêu diệt chiến đoàn bộ binh 8, trung đoàn xe tăng 1. 18 tiểu đoàn bộ binh, đánh thiệt hại nặng 6 chiến đoàn bộ binh, 1 trung đoàn thiết giáp (khoảng hơn 2 vạn tên địch); bắn rơi và phá huỷ 238 máy bay, phá huy 1.509 xe quân sự (có 639 xe tăng - xe bọc thép), 167 khẩu pháo, 74 kho đạn, xăng dầu, thu 34 xe quân sự, 1.957 súng các loại và nhiều đồ dùng quân sự.

        Thắng lợi của chiến dịch giáng một đòn nặng vào chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh". "Khơ me hoá chiến tranh" của Mỹ.

        9 tháng 2

        Bộ Chính trị điện gửi Trung ương Cục, Quân ủy Miền và các khu ủy ở miền Nam phải nắm lấy thời cơ: "Đấy mạnh tiến công và nổi dậy, đập tan kế hoạch bình định của địch" hướng trọng điểm nhằm vào đồng bằng Nam Bộ, vùng xung quanh Sài Gòn, vùng biên giới Campuchia.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #133 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2016, 08:24:04 am »


        27 - 2 đến 16 - 4

        Bộ tư lệnh mặt trận Tây Nguyên mở chiến dịch phản công ở vùng ngã ba biên giới Việt Nam - Campuchia. Nhằm đánh bại cuộc hành quân "Quang Trung 4" của địch, bảo vệ căn cứ và hành lang chiến lược của ta ở Tây Nguyên, thu hút lực lượng lớn chủ lực quân đội Sài Gòn, tạo điều kiện cho chiến trường khác tiến công địch. Lực lượng địch có trung đoàn bộ binh 42 (quân đoàn 2), liên đoàn biệt động quân 2, lữ đoàn dù 2 và một số tiểu đoàn bộ binh thuộc các sư đoàn 22, 23.

        Ta tham gia chiến dịch có các trung đoàn bộ binh 66, 28 (bộ đội chủ lực Tây Nguyên), Trung đoàn 31 (Sư đoàn 2), Trung đoàn pháo binh 40 và một số đơn vị công binh, đặc công.

        Từ ngày 27 tháng 2 đến 4 tháng 3, ta tiêu diệt 3 tiểự đoàn địch ờ Ngọc Tô Ba. Ngày 31 tháng 3, ta chiếm điểm cao Ngọc Rinh Rua - một vị trí quan trọng trên tuyến phòng ngự cơ bản của địch, buộc chúng phải mở cuộc hành quân giải toả.

        Từ ngày 1 đến ngày 16 tháng 4, địch đưa 20 tiểu đoàn thuộc các sư đoàn 22, 23 và liên đoàn biệt động quân 2 cùng lữ đoàn dù 2 ra phản kích. Sau 16 ngày chiến đấu liên tục, ta diệt 3 tiểu đoàn, đánh thiệt hại nặng 9 tiểu đoàn Cuộc hành quân "Quang Trung 4" của địch bị thất bại hoàn toàn. Hậu cứ và hành lang chiến lược của ta được bảo vệ an toàn. Quân ủy Trung ương gửi điện khen bộ đội Tây Nguyên: "Đánh giỏi, lập công xuất sắc, trưởng thành nhanh chóng".

        18 tháng 3

        Thành lập Đoàn 301 (cơ quan chỉ huy tiền phương Bộ tư lệnh Miền), trực tiếp chí huy các sư đoàn bộ binh 5, 7, 9, Trung đoàn pháo binh 28, Tiếu đoàn phòng không 12 và các đơn vị bảo đảm, phục vụ khác. Bộ chỉ huy Đoàn 301: Trần Văn Trà (Tư lệnh Miền), Hoàng Cầm, Lê Ngọc Hiền, Trần Độ, Trần Văn Phác.

        23 tháng 3

        Đại đội 61 Tiểu đoàn 35, Bộ tư lệnh Đặc công tham gia chiến dịch phản công Đường 9 - Nam Lào được pháo binh chi viện hoả lực tập kích sân bay Tà Cơn, phá huỷ và phá hỏng 43 máy bay, 3 kho xăng, 1 kho đạn, loại khỏi vòng chiến đấu 100 tên Mỹ. Ta hy sinh 15, bị thương 2 đổng chĩ.

        27 tháng 3

        Tiểu đoàn đặc công 409 Quân khu 5 tập kích trung đoàn 45 (lữ đoàn 198, sư đoàn A-mê-ri-cơn) ở xã Đốc (Trà My, Quảng Nam) diệt và làm bị thương 350 tên Mỹ.

        Tháng 5

        Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp đánh giá tình hình, xác định thời cơ và đề ra nhiệm vụ cần kíp của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới: "Đẩy mạnh tiến công quân sự chính trị và ngoại giao, phát triển thế chiến lược tiến công mới trên toàn chiến trường miền Nam và trên cả chiến trường Đông Dương, đánh bại chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của Mỹ, đánh bại một bước quan trọng kế hoạch xâm lược của chúng ở Campuchia và Lào, giành tháng lợi quyết định trong năm 1972, buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh bằng thương lượng trên thế thua; đồng thời sẵn sàng chuẩn bị, kiên trì và đẩy mạnh kháng chiến trong trường hợp chiến tranh còn kéo dài".

        31-5 đến 4-6

        Quân ủy Trung ương họp nghiên cứu tình hình và xác định quyết tâm chiến lược 1971 - 1972: "Tập trung mọi cố gắng đẩy mạnh tiến công quân sự và chính trị trên cả ba vùng, ở miền Nam Việt Nam là chiến trường chính và khắp cả chiến trường Đông Dương". Quân ủy Trung ương dự kiến ba hướng tiến công chiến lược năm 1972: "Hướng chủ yếu số 1 là chiến trường Campuchia và miền Đông Nam Bộ; hướng chủ yếu số 2 là chiến trường Tây Nguyên, hướng phối hợp quan trọng là miền núi tây Trị - Thiên, tuy là hướng phối hợp quan trọng nhưng lại gần miền Bắc, có điều kiện bảo đảm hậu cần vì vậy phải gấp rút chuẩn bị để có thể đánh lớn khi có lợi và cần thiết".

        10 tháng 7

        Thành lập Bộ Tư lệnh Mặt trận Phòng không cửa khẩu có quyền hạn tương đương cấp sư đoàn, phiên hiệu Sư đoàn phòng không 377 (quyết định số 109/QĐ của Bộ Quốc phòng). Lực lượng gồm 4 trung đoàn pháo cao xạ (224, 227 243, 250), 2 trung đoàn tên lửa (237, 275). Tư lệnh: Nguyễn Hữu ích; Chính ủy: Lương Tý.

        20 tháng 7

        Thành lập các Bộ Tư lệnh khu vực thuộc Bộ tư lệnh Đoàn 559 có quyền hạn tương đương cấp sư đoàn, làm nhiệm vụ vận chuyển, mở đường, bảo đảm giao thông, tổ chức chỉ huy hiệp đồng binh chủng đánh địch trên không và dưới mặt đất. Mỗi bộ tư lệnh khu vực phụ trách một số tuyến vận tải và một cụm binh trạm.

        - Bộ Tư lệnh 471 phụ trách trục đường phía tây, tiếp chuyến hàng của Bộ tư lệnh 472 gồm 6 binh trạm (35, 36, 38, 44, 46, 47).

        - Bộ Tư lệnh 472 phụ trách khu vực trung tâm phía tây Trường Sơn gồm 6 binh trạm (32, 33, 34, 39, 45, 12).

        - Bộ Tư lệnh 473 phụ trách các trục đường 16, 9, 14. 29, 128 và B45 phía đông Trường Sơn, gồm 4 binh trạm (27. 28, 41, 42).

        -  Bộ Tư lệnh 470 (thành lập 4-1970) gồm 5 binh trạm (37, 50, 51, 52, 53).

        - Bộ Tư lệnh hậu phương (571) gồm Trường Quân chinh, Viện quân y 59, đoàn giao nhận xe (tương đương trung đoàn) và các đơn vị trực thuộc khác.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #134 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2016, 08:27:47 am »

        
        Tháng 7

        Quân ủy Trung ương quvết định hợp nhất Binh đoàn 70 vào Mặt trận B5. Sau khi hợp nhất, Mặt trận B5 có quyền hạn tương đương quân khu và trực thuộc Bộ Quốc phòng. Tư lệnh: Đại tá Cao Văn Khánh. Chinh ủy: Đại tá Lê Tự Đồng.

        18 tháng 8

        Ot-xtrây-li-a và Niu Di Lân quyết định rút các lực lượng tham gia chiến tranh khỏi nước Việt Nam vào cuối năm 1971.

        26-9 đến 20-10

        Chiến dịch Đường 22. Nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, đánh bại tuyến phòng thủ biên giới của chúng, phối hợp với các chiến trường, Bộ tư lệnh Miền mở chiến dịch tiến công tuyến phòng thủ địch trên tuyến đường 22 (Cần Đăng - Xa Mát). Lực lượng địch có các chiến đoàn bộ binh 50, 10, lữ đoàn dù 2, tiểu đoàn biên phòng 73 và 32 khẩu pháo lớn.

        Ta tham gia chiến dịch có Sư đoàn bộ binh 7, Tiểu đoàn bộ binh 24 (Sư đoàn 9), 2 tiểu đoàn công binh (Trung đoàn 301) và một số đơn vị đặc công, pháo phòng không. Bộ tư lệnh chiến dịch: Tư lệnh Đàm Văn Ngụy.

        Chiến dịch chia làm 3 đợt. Đợt 1 (26 đến 29-9), ta tiến công tiêu diệt sở chi huy chiến đoàn 50, tiểu đoàn biên phòng 73, và các căn cứ địch trên đường 22. Đợt 2 (30-9 đến 15-10), bộ đội ta đánh địch tăng viện giải toả ở khu vực Cần Đăng, Thiện Ngôn đi Mát Riêng, diệt phần lớn lữ đoàn dù 2. Đợt 3 (16 đến 20-10) ta đánh nhổ, tạo thời cơ kết thúc chiến dịch.

        Kết quả: ta diệt 1.800 địch, bắt 44, đánh thiệt hại nặng chiến đoàn 50, lữ dù 2, tiểu đoàn biên phòng 73, pháo đội 252, chi đoàn xe tăng 10, phá huỷ 50 xe quân sự các loại bắn rơi 35 máy bay trực thăng, thu 10 xe ô tô và 163 súng các loại.

        27-10 đến 4-12

        Chiến dịch đường số 6. Nhằm đánh bại cuộc hành quân Chen-la 2 của quân đội Lon Non do Mỹ chỉ huy, Bộ Tư lệnh Miền mở chiến dịch phản công ở khu vực đường số 6, đoạn Xcun Sontuc, tỉnh Công Pông Thom (Campuchia).

        Lực lượng đối phương gồm 4 sư đoàn bộ binh Lon Non, quân dù và bộ binh Thái Lan được xe tăng, pháo binh, máy bay (cả B-52) và quân đội Sài Gòn chi viện.

        Lực lượng ta có Sư đoàn bộ binh 9, ba trung đoàn bộ binh độc lập (205, 207, 201) và một số tiểu đoàn binh chủng của Quân Giải phóng miền Đông Nam Bộ phối hợp với lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia.

        Chiến dịch diễn ra 2 đợt (27-10 đến 13-11, 28-11 đến 4-12). Kết quả: Ta loại khỏi vòng chiến đấu trên 12.000 quân địch (bắt 1.994), thu 4.750 súng (có 5 pháo 105mm) và nhiều phương tiện chiến tranh của địch. Thắng lợi của chiến dịch đánh dấu sự phá sản của chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ ở Campuchia.

        12 tháng 11

        Tổng thống Ních-Xơn công bố rút thêm 45.000 quân, giảm tổng số các lực lượng Mỹ ở Nam Việt Nam xuống con khoảng 139.000 quân.

        18 tháng 11

        Bộ Quốc phòng ra quyết định (211/QĐ) thành lập Trung đoàn xe tăng 201 gồm bốn tiểu đoàn chiến đấu. Trung đoàn trưởng: Lê Quang Âm, Chmh ủy: Đỗ Văn Thất. Đồng thời chuyển Trung đoàn xe tăng 202 thành Trung đoàn bộ binh cơ giới 202, gồm 1 tiếu đoàn tăng, 2 tiểu đoàn bộ binh cơ giới. Trung đoàn trưởng: Nguyễn Văn Lãng, Chính ủy: Vũ Ngọc Hải.

        Tháng 11

        Cục Quân huấn (Bộ Tổng tham mưu) và Viện khoa học Quân sự chỉ đạo Sư đoàn bộ binh 308 diễn tập chiến đấu hiệp đồng binh chủng (có sử dụng một số vũ khí mới như tên lửa chống tăng, tên lửa (mang vác) bắn máy bay, bộ khí tài phá rào...) tiêu diệt quân địch trong công sự vững chắc.

        Tháng 12

        * Sư đoàn bộ binh 968 quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với Quân Giải phóng Lào đánh bại cuộc hành quân của 18 tiểu đoàn địch giải phóng cao nguyên Bô Lô Ven, bảo vệ tuyến vận tải chiến lược.

        * Hai sư đoàn (5 và 7) chủ lực Miền đánh bại cuộc hành quân của đội quân Sài Gòn ở Đầm Be.

        * Quân ủy, Bộ Tư lệnh Miền chuyển các "khu căn cứ" thành các đoàn hậu cần khu vực chuẩn bị cho cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên chiến trường miền Nam. Tuyến trước có 5 đoàn hậu cần (210, 220, 230, 235, 814) tuyến sau có 3 đoàn (340, 500, 770). Hướng tây nam (Campuchia) có đoàn 200. Các tuyến vận tải chiến dịch (6 tuyến) nối liền các căn cứ với các đoàn hậu cần phía trước, bám sát phục vụ các đơn vị chiến đấu.

        Cuối năm 1971

        Lực lượng vũ trang miền Nam được củng cố và phát triển có 7 sư đoàn và 19 trung đoàn chủ lực cơ động, 95 tiểu đoàn, 350 đại đội, 185 trung đội bộ đội địa phương và hàng chục vạn du kích. Hơn 5 vạn thanh niên miền Bắc. nhập ngũ bổ sung cho miền Nam, tuyến hành lang chiến lược thông suốt từ Bắc vào Nam bảo đảm vận chuyển 46.591 tấn vật chất, trang bị kỹ thuật tới chiến trường.

        18-12-1971 đến 6-4-1972

        Chiến dịch Cánh Đồng Chum - Mường Sủi. Nhằm tiêu diệt sinh lực địch, phá vỡ tuyến phòng thủ của chúng, giúp bạn mở rộng vùng giải phóng, Bộ Quốc phòng nước ta và bạn Lào mở chiến dịch tiến công khu vực Cánh Đồng Chum - Mường Sủi. Lực lượng địch gồm: 30 tiểu đoàn bộ binh (8 tiểu đoàn Thái Lan, 18 tiểu đoàn Vàng Pao, 4 tiểu đoàn của Quân khu 1), 3 tiểu đoàn pháo binh, 2 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng, 10 máy bay T28 hỗ trợ.

        Lực lượng ta và bạn gồm: Quân tình nguyện Việt Nam có 2 sư đoàn bộ binh tăng cường (312, 316), 2 trung đoàn bộ binh (886, 335), 3 tiểu đoàn pháo binh, 4 tiểu đoàn pháo phòng không, 5 tiểu đoàn công binh. Quân Giải phóng nhân dân Lào có 9 tiểu đoàn và 4 đại đội bộ binh, 1 đại đội và 1 cụm pháo binh, 2 tiểu đoàn đặc công.

        Đồng chí Lê Trọng Tấn là đại diện Bộ Quốc phòng và Quân ủy Trung ương bên cạnh Bộ Tư lệnh chiến dịch (Tư lệnh: Vũ Lập, Chính ủy: Huỳnh Đắc Hương).

        Diễn biến chiến dịch chia làm 2 đợt (18 đến 22-12-1971, 23-12-1971 đến 6-4-1972). Kết qua: Liên quân Việt - Lào tiêu diệt 11 tiểu đoàn (1 tiếu đoàn pháo binh Thái Lan), đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn, bán rơi và phá hủy 134 máy bay, thư 30 khấu pháo, 19 cối 106,7mm, 87 cối 81mm, giải phóng hoàn toàn Cánh Đồng Chum - Mường Sủi - Sa La Phu Khun, đánh bại âm mưu cua Mý dùng lực lượng Vàng Pao và Thái Lan lấn chiếm vùng giải phóng Lào.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Năm, 2016, 10:36:37 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #135 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2016, 08:31:49 am »


Năm 1972

        Đầu tháng 1

        * Thành lập Sư đoàn pháo binh T5 (trên cơ sở Đoàn 69) thuộc Bộ tư lệnh Miền, gồm 2 trung đoàn pháo mặt đất (96, 208), Tiểu đoàn cao xạ 56 và Trường Đào tạo, bổ túc cán bộ sơ cấp pháo binh.

        * Thành lập Sư đoàn bộ binh 711 thuộc Bộ tư lệnh Quân khu 5. Biên chế: 3 trung đoàn bộ binh (31, 38, 57) và một số đơn vị binh chủng.

        Cuối tháng 2

        Quân ủy Trung ương ra nghị quyết về nhiệm vụ quân sự năm 1972 xác định: "Nhiệm vụ quan trọng bậc nhất là tập trung chi đạo chiến tranh và tăng cường lực lượng mọi mặt cho các chiến trường, chủ yếu là chiến trường miền Nam...". Kiên quyết đánh bại địch bằng ba đòn chiến lược:

        - Đòn chiến lược của bộ đội chủ lực trên những hướng và chiến trường có lợi, tiêu diệt một bộ phận lực lượng quân ngụy miền Nam, phá vỡ từng bộ phận thế phòng ngự của dịch, mở rộng vùng giải phóng.

        - Tiến công và nổi dậy ơ các vùng nông thôn đồng bằng quan trọng. Kết hợp tiến công quân sự, chính trị và binh vận, đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích và phong trào nổi dậy của quần chúng.

        - Đẩy mạnh phong trào đấu tranh của nhân dân các đô thị, kết hợp đấu tranh cách mạng của quần chúng với việc khoét sâu và lợi dụng mâu thuẫn nội bộ địch... Chuẩn bị khi có thời cơ cụ thể đẩy mạnh cuộc đấu tranh thành cao trào cách mạng.

        11 tháng 3

        Thường vụ Quân ủy Trung ương ra nghị quyết tiến hành cuộc tiến công chiến lược năm 1972, hướng chủ yếu là chiến trường Trị - Thiên, "Nhằm tiêu diệt lớn quân địch và mở rộng vùng giải phóng, góp phần làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch, thay đổi cục diện chiến tranh ở miền Nam, đưa cuộc kháng chiến tiến lên một bước mới".

        Thường vụ Quân ủy Trung ương xác định: "Chiến dịch Trị - Thiên là một chiến dịch quy mô lớn, là một trong những hướng chiến lược rất quan trọng, một chiến dịch hiệp đồng binh chủng, một chiến dịch tổng hợp cả về quân sự và chính trị".

        Các hướng chiến trường miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên cùng với Quân khu 5 đẩy mạnh tác chiến quy mô vừa và lớn để tạo thành một cuộc tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.

        30-3 đến 27-6

        Chiến dịch Trị - Thiên. Nhằm tiêu diệt bộ phận lớn quân địch ở hướng chủ yếu của cuộc tiến công chiến lược năm 1972, Bộ Quốc phòng mở chiến dịch tiến công ở hai tỉnh Quang Trị, Thừa Thiên.

        Lực lượng địch có 2 sư đoàn bộ binh (3, 1), 2 lữ đoàn thủy quân lục chiến (147, 258), 3 thiết đoàn (32, 11, 17), 13 tiểu đoàn và 5 đại đội pháo binh (258 khẩu), cùng lực lượng địa phương (4 tiểu đoàn, 94 đại đội bảo an, 302 trung đội dân vệ 5.000 cảnh sát). Địch tổ chức phòng ngự trong hàng trăm cứ điểm, cụm cứ điểm có công sự kiên cố.

        Lực lượng ta tham gia chiến dịch gồm 3 sư đoàn (304, 308 324) và 4 trung đoàn bộ binh, 7 trung đoàn pháo mặt đất (390 khẩu), 2 trung đoàn xe tăng, thiết giáp (136 xe), 3 sư đoàn phòng không hỗn hợp (2 trung đoàn tên lửa, 8 trung đoàn pháo phòng không), 3 trung đoàn công binh, 16 tiểu đoàn đặc công, thông tin, vận tải cùng lực lượng vũ trang địa phương (11 tiểu đoàn, nhiều đại đội, trung đội) và nhân dân trên địa bàn chiến dịch.

        Bộ tư lệnh chiến dịch: Tư lệnh - Thiếu tướng Lê Trọng Tấn, Chính ủy - Thiếu tướng Lê Quang Đạo. Chiến dịch diễn ra 3 đợt. Đợt 1 (30-3 đến 9-4), ta đồng loạt tiến công vào hầu hết các căn cứ địch, phá vỡ tuyến phòng thủ vành ngoài, giải phóng hai huyện Gio Linh, Cam Lộ; địch co cụm về Đông Hà, Ái Tử, La Vang. Đợt 2 (27-4 đến 2-5), ta tiếp tục tấn công đánh chiếm cụm cứ điềm Đông Hà - Ái Tử - La Vang, giải phóng toàn bộ tỉnh Quảng Trị. Đợt 3 (20 đến 27-6), ta tiếp tục tiến công tuyến phòng thủ nam sông Mỹ Chánh, nhưng địch tăng cường đối phó, nên ta chuyển sang đánh địch phản kích bảo vệ vùng giải phóng.

        Sau gần ba tháng chiến đấu, ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 27.000 tên địch, phá huỷ 636 xe tăng thiết giáp (thu 56 Xe), 419 khẩu pháo (thu 194 khẩu), thu gần 3.000 súng bộ binh, 310 máy vô tuyến điện, phá hủy phá hỏng 1.870 xe quân sự; bắn chìm, bắn cháy 19 tàu chiến, bắn rơi và phá hủy 340 máy bay, giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị.

        Lần đầu tiên trên chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, ta tiến hành thắng lợi một chiến dịch tiến công binh chủng hợp thành quy mô lớn giành thắng lợi có ý nghĩa chiến lược, tiêu diệt nhiều trung đoàn đánh bại một sư đoàn (sư đoàn 3), đập tan cả một tuyến phòng thủ kiên cố vành ngoài của địch, làm thay đổi cục diện có lợi cho ta trên chiến trường Trị - Thiên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #136 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2016, 08:38:40 am »


        30-3 đến 5-6

        Chiến dịch Bắc Tây Nguyên. Nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng phần lớn tỉnh Kon Tum, phối hợp với hướng tiến công chủ yếu ở Trị - Thiên trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972.

        Lực lượng địch có 2 sư đoàn thiếu (sư đoàn bộ binh 22 và sư đoàn dù, 2 liên đoàn biệt động quân (2, 6), hơn 20 đại đội bảo an, 4 thiết đoàn xe tăng - thiết giáp, 7 tiểu đoàn pháo binh và hàng nghìn dân vệ.

        Lực lượng ta có 2 sư đoàn bộ binh (320A và 2), 4 trung đoàn bộ binh độc lập (24, 95, 66, 28), 1 trung đoàn pháo mặt đất, 1 tiểu đoàn xe tăng thiết giáp, 6 tiểu đoàn phòng không, 2 trung đoàn công binh và các lực lượng vũ trang địa phương. Bộ tư lệnh chiến dịch: Tư lệnh - Thiếu tướng Hoàng Minh Thảo. Chính uy - Trương Chi Cương - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

        Chiến dịch chia làm hai đợt: Đợt 1 (30-3 đến 24-4). ta tiến công vành ngoài tuyến phòng thu Kon Tum, tạo thế bao vây và thực hành tiến công tiêu diệt một bộ phận sư đoàn 22, chiếm Đắc Tô, Tân cảnh, buộc địch co về giữ thị xã Kon Tum. Đợt 2 (25-4 đến 5-6-1972) ta tiên công vào cụm phòng thủ thị xã Kon Tum. giai phóng phần lớn tỉnh Kon Tum.

        Kết thúc, chiến dịch ta loại khỏi chiến đấu 7.464 tên địch, bắn rơi 207 máy bay các loại, thu 4.434 súng (có 15 pháo l55mm và 105mm), 71 xe quân sự (có 13 xe tăng), 4 máy bay lên thẳng, 318 máy vô tuyến điện, đập tan tuyến phòng thủ kiên cố của địch ở Đắc Tô - Tân cảnh.

        31-3-1972 đến 28-1-1973

        Chiến dịch Nguyễn Huệ. Nhằm mờ rộng vùng giải phóng và phối hợp với chiến trường toàn Miền, Bộ tư lệnh Miền mở chiến dịch tiến công địch ờ các tỉnh Bình Long, Phước Long, Tây Ninh, Bình Dương.

        Lực lượng quân đội Sài Gòn gồm 4 sư đoàn bộ binh (5, 21, 18, 25), 5 liên đoàn biệt động quân, 2 lữ đoàn dù (1, 3), 7 thiết đoàn, 4 trung đoàn và 3 tiểu đoàn pháo binh, một số đơn vị bảo an dân vệ.

        Lực lượng ta tham gia chiến dịch gồm 3 su' đoàn bộ binh (5, 7, 9), 3 trung đoàn bộ binh độc lập, 5 tiểu đoàn đặc công, 2 trung đoàn (42, 28), 1 tiểu đoàn pháo binh, 2 tiểu đoàn (20, 21), 1 đại đội xe tăng, 4 tiểu đoàn pháo phòng không và một số đơn vị lực lượng vũ trang địa phương.

        Bộ Tư lệnh chiến dịch gồm: Tư lệnh - Trung tướng Trần văn Trà, Chính ủy - Thiếu tướng Trần Độ.

        Chiến dịch diễn ra ba đợt: Đợt 1 (31-3 đến 15-5-1972), trên hai hướng Tây Ninh, Bình Long, ta lần lượt tiến công và giải phóng Sa Mát, Bàu Dũng. Lộc Ninh; ngày 13 tháng 4, ta đánh thị xã Bình Long (nam Lộc Ninh 25km). Sau nhiều ngày chiến đấu, lại bị thương vong, ngày 15 tháng 5 ta phai dừng tiến công củng cố lực lượng. Đợt 2 (20-5 đến 1-9-1972), ta tổ chức bao vây thị xã Bình Long và đánh cắt giao thông trên đường 13 (đoạn Chơn Thành - Bình Long) nhằm tiêu hao. thu hút lực lượng địch, tạo điều kiện cho nhân dân nổi dậy phá ách kìm kẹp của địch. Đợt 3 (1-10-1972 đến 28-1-1973), ta chuyển trọng tâm chiến dịch vào đánh phá bình định ở bắc Bình Dương. Để chống việc ta đánh phá bình định đồng thời lấn chiếm vùng giải phóng Long Nguyên, ngàv 30 tháng 12 năm 1972, sư đoàn 5 quân đội Sài Gòn mở cuộc hành quân ra đường 14 (đoạn Rạch Bấp đi Dầu Tiếng). Ta đẩy lùi cuộc hành quân của địch giữ vững vùng giải phóng. Sau gần 10 tháng chiến đấu, ta diệt 3 chiến đoàn, đánh thiệt hại 12 chiến đoàn và lữ đoàn bộ binh bắt hơn 5.000 tên, thu và phá huỷ 60 khẩu pháo, 882 xe quân sự (có hơn 400 xe tăng), 201 tàu xuồng, hơn 5.000 súng bộ binh, bắn rơi và phá huỷ 400 máy bay, thu nhiều quân trang quân dụng. Lần đầu tiên quân và dân miền Đông Nam Bộ giải phóng được một vùng rộng lớn trên hướng chiến lược xung yếu bắc Sài Gòn, mở rộng vùng giải phóng miền Đông Nam Bộ với vùng giải phóng đông bắc Campuchia, Tây Nguyên và hậu phương lớn miền Bắc.

        6-4 đến 22-10

        Chiến dịch Lai-nơ Bêch-cơ 1. Nhằm cắt đứt nguồn viện trợ quốc tế cho Việt Nam, nguồn chi viện từ miền Bắc vào miền Nam, ngăn chặn cuộc tiến công chiến lược của quân dân ta trên chiến trường miền Nam, cứu vãn sự thất bại cua chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh", Mỹ sử dụng không quân và hải quân mở chiến dịch đánh phá, ngăn chặn, phong toả miền Bắc Việt Nam. Chiến dịch chia thành hai bước. Bước 1 (6-4 đến 8-5) leo thang nhanh, đánh phá ồ ạt băng không quân và hải quân. Bước 2 (9-5 đến 22-10) phong toa toàn bộ các cảng, cửa sông, vùng ven biển miền Bắc bằng thủy lôi, bom từ trường, kết hợp với đánh phá bằng không quân, hải quân.

        Trong quá trình chiến dịch, Mỹ đã huy động nhiều vũ khí kỹ thuật hiện đại (máy bay chiến lược B-52, bom la-de thuỷ lôi MK-52... với 44.000 phi vụ, ném 137.000 tấn bom), gây cho ta nhiều khó khăn, tốn thất.

        Thực hiện mệnh lệnh quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược của Bộ Tổng tư lệnh, quân và dân miền Bắc Việt Nam đã đánh trả quyết liệt, bắn rơi 670 máy bay; bắn chìm, bắn cháy 135 tàu chiến, phá gỡ hàng nghìn thuỷ lôi, bom từ trường; bảo vệ được miền Bắc, duy trì việc tiếp nhận viện trợ quốc tế, tiếp tục chi viện đắc lực sức người, sức của cho tiền tuyến, phát triển thắng lợi cuộc tiến công chiến lược trên chiến trường miền Nam.

        Bị tổn thất lớn và không đạt được mục tiêu, ngày 22 tháng 10 năm 1972 Tổng thống Mỹ Ních-Xơn buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #137 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2016, 08:42:39 am »


        8-4 đến 2-6

        Chiến dịch Bắc Bình Định. Nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực, đánh bại chương trình bình định nông thôn của địch, mở rộng vùng giải phóng ở hai huyện Hoài Ân, Hoài Nhơn, phối hợp với các chiến dịch tiến công lớn ở Trị - Thiên, Bắc Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 mở chiến dịch tiến công tổng hợp ở Bắc Bình Định.

        Lực lượng ta tham gia có Sư đoàn bộ binh 3, hai tiếu đoàn đặc công, lực lượng vũ trang địa phương và lực lượng chính trị quần chúng. Tư lệnh chiến dịch: Thiếu tướng Chu Huy Mân, Chính ủy: Võ Chí Công.

        Sau trận mở đầu diệt cứ điểm Gò Lôi (8-4), ta tiếp tục tấn công địch ở Hòn Bồ. ngã ba Tân Thạnh (16-4), bao vây, uy hiếp quận ly Hoài Ân, đánh lui quân địch đến phản kích, vây đánh quân địch ờ Hoài Ân rút chạy, giải phóng quận ly. Từ ngày 20 đến 28 tháng 4, ta chuyển hướng tiến công về bắc huyện Phù Mỹ, tiêu diệt các cứ điếm Dương Liễu, Mồ Côi, cắt giao thông ờ nam Quang Ngãi, nam Bình Đinh Từ 28 tháng 4 đến 1 tháng 5, ta tiến công giải phóng Bồng Sơn, Tam Quan; bao vây tiến công Bình Dương, Đệ Đức, bức rút hơn 100 đồn bốt, bao an dân vệ. Sau đó ta tiếp tục tiến công địch nhưng không đạt được mục đích nên kết thúc chiến dịch.

        Sau gần hai tháng chiến đấu, ta tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 12 tiếu đoàn thuộc sư’ đoàn 22 quân đội Sài Gòn 7 liên đội bảo an, 43 đoàn bình định phá 20 ấp chiến lược giải phóng hai huyện Hoài Ân, Hoài Nhơn, một phần huyện Phù Mỹ góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của cuộc tiến công chiến lược năm 1972.

        10 tháng 4

        Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà ra tuyên bố về bước leo thang chiến tranh mới của chính quyền Nich-xơn: "Không một sức mạnh tàn bạo nào, không một sự đe doạ láo xược nào lay chuyến được quyết tâm của nhân dân Việt Nam chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc".

        28-4 đến 1-5

        Trung đoàn 24 (Sư đoàn bộ binh 304) và tiểu đoàn bộ binh 1 (Trung đoàn 48, Sư đoàn 320B) tiến công căn cứ Ái Tử (Quảng Trị), do sư đoàn bộ binh 3 (thiếu) và các lữ đoàn 147, 258 địch đóng giữ. Ngày 28, ta tiến công bắn cháy 6 xe M48, buộc địch phải cố thủ. Tiếp đó, Trung đoàn 24 đột phá nhiều lần và chiếm sân bay Ái Tử (29-4), Trung đoàn 9 (Sư đoàn 304) đánh chiêm An Đôn, Nham Biền và đoạn đường số 1 phía nam Ái Tử. Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 48) đánh từ hướng bắc xuống sân bay, nơi lữ đoàn 147 địch co cụm. Ngày 30 tháng 4, bộ đội ta tiến công trên ba hướng- đến ngày 1 tháng 5 làm chủ cân cứ. loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên địch, thu hàng nghìn súng, nhiều quân trang, quân dụng. Thắng lợi của trận Ai Tử phá vỡ một mảng thế phòng ngự của địch, tạo điều kiện cho chiến dịch Trị - Thiên phát triển (30-3 đến 27-6-1972).

        8 tháng 5

        Tống thống Mỹ Nich-xơn (Nixon) ra lệnh rải thủy lôi ở các cảng miền Bắc Việt Nam và tăng cường ném bom các mục tiêu "có liên quan đến quân sự" trong chiến dịch Lai-nơ Bêch-cơ 1.

        10 tháng 5

        Mỹ dùng hơn 50 máy bay các loại, trong đó có 16 máy bay F-4 mang 22 bom la-de và bom điện quang đánh phá cầu Long Biên. Đây là lần đầu tiên Mỹ sử dụng loại bom "Tinh khôn" (có độ chính xác cao) trong chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ 2.

        21-5 đến 15-11

        Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Nhằm đánh bại liên quân phái hữu Lào - Thái, bảo vệ địa bàn chiến lược của bạn, liên quân Việt - Lào tổ chức phòng ngự ở khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, khu trung tâm là Cánh Đồng Chum.

        Tham gia Bộ tư lệnh chiến dịch về phía Việt Nam có Đại tá Vũ Lập (Tư lệnh), Đại tá Lê Linh (Chính ủy). Lực lượng tham gia phòng ngự liên quân Việt - Lào có 5 trung đoàn bộ binh (174, 148, 866, 335, 88), các tiểu đoàn và đại đội đặc công, pháo binh, pháo phòng không, tăng - thiết giáp, công binh (Việt Nam) và 6 tiểu đoàn chủ lực của Quân Giái phóng Lào.   ;   

        Lực lượng tiến công cùa quân phái hữu Lào - Thái Lan có gần 80 tiểu đoàn (có 18 tiểu đoàn Thái) được không quân pháo binh Mỹ chi viện nhằm đánh chiếm địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum.

        Chiến dịch chia làm 4 đợt:

        - Đợt 1 (21-5 đến 10-8), phái hữu dùng 3 GM và 11 tiểu đoàn tiến công khu trung gian, chiếm được một số điểm cao Ta chặn đánh từ 28-5 đến 3-7, đẩy lùi quân địch về hướng Tôm Tiếng, đánh bật khỏi Hin Đăm, Thẩm Lửng.

        - Đợt 2 (11-8 đến 10-9) phái hữu dùng 40 tiểu đoàn kết hợp với đổ bộ đường không đánh thẳng vào trung tâm theo ba hướng, bộ đội Việt - Lào phản kích khôi phục lại các trận địa.

        - Đợt 3 (11 đến 30-9), phái hữu dùng 6 GM, 3 tiểu đoàn chuyển hướng tiến công chủ yếu từ nam sang tây, chiếm một số điểm cao ở vòng ngoài. Ngày 26 tháng 9, liên quân Việt - Lào phản kích khôi phục trận địa.

        - Đợt 4 (1-10 đến 15-11), phái hữu dùng 4 GM và 2 tiểu đoàn tiến công nhằm chiếm phía nam Cánh Đồng Chum, tạo áp lực cho đàm phán chính trị (15-10). Sau nhiều trận phản kích nhỏ, gây cho đối phương thiệt hại, ngày 26 tháng 10, liên quân Việt - Lào mở trận phản kích quyết định làm chủ hoàn toàn cánh đồng Cang xẻng, buộc liên quân phái hữu Lào - Thái phải rút toàn bộ khỏi nam Cánh Đồng Chum.

        Với 204 trận đánh (23 trận cấp tiểu đoàn, sư đoàn ), bộ đội Việt - Lào đã loại khỏi vòng chiến đấu 5.607 tên địch, thu trên 800 súng các loại bắn rơi 40 máy bay, đánh bại hoàn toàn các cuộc tiến công lấn chiếm của địch, giữ vững địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #138 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2016, 08:45:57 am »


        3 tháng 6

        Thành lập Trung đoàn 113 đặc công tại miền Đông Nam Bộ. Biên chế: 2 tiểu đoàn đặc công bộ (9. 12), 1 tiểu đoàn đặc công pháo (174), 1 đại đội đặc công nước (22), 1 đại đội trinh sát (53). Trung đoàn trưởng: Nguyễn Thanh Tùng. Chính ủy: Mai Văn Thoại.

        10-6 đến 10-9

        Chiến dịch đồng bằng sông cửu Long. Nhằm tiêu diệt sinh lực, phá âm mưu bình định của địch và mở rộng vùng giải phóng giành dân, Bộ tư lệnh Miền mở chiến dịch tiến công tổng hợp ở nam - bắc đường số 4 gồm các tỉnh Mỹ Tho, Kiến Phong, Kiến Tường, Bến Tre, Gò Công.

        Lực lượng địch có 2 sư đoàn bộ binh (7, 9), 1 liên đoàn biệt động quân, 1 liên đoàn đặc nhiệm hải quân, 2 trung đoàn thiết giáp, 74 khẩu pháo (từ 105 đến 155mm) củng hệ thống lực lượng kìm kẹp từ tỉnh, quận đến xã, ấp gồm 4 tiểu đoàn, 21 liên đội và 65 đại đội bảo an, 3 liên đội và 428 trung đội dân vệ, 4 đại đội và 3.600 cảnh sát cùng hàng nghìn tề điệp, ác ôn với hơn một nghìn đồn bốt.

        Lực lượng ta gồm Sư đoàn bộ binh 5, ba trung đoàn bộ binh (24, 271, 207), 1 tiểu đoàn đặc công và 1 tiểu đoàn công binh (chủ lực Miền); 3 trung đoàn bộ binh (1, 88, 320) chủ lực Quân khu 8; lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị quần chúng các tỉnh, huyện trên địa bàn chiến dịch.

        Bộ tư lệnh chiến dịch: Tư lệnh kiêm Chính ủy - Hoàng Văn Thái. Đồng Văn Cống (Chín Hồng) - Phó tư lệnh, Lê Vàn Tưởng - Phó chính ủy.

        Chiến dịch diễn ra 3 đợt:

        - Đợt 1 (10 đến 29-6), quân chủ lực ta đột phá tuyến phòng thủ biên giới Việt Nam - Campuchia, đồng thời đánh địch ở nam - bắc đường số 4, hỗ trợ nhân dân toàn vùng nổi dậy giành quyền làm chủ ở xã, ấp.

        - Đợt 2: (3 đến 31-7), ta đánh địch phản kích, tiếp tục hỗ trợ nhân dân phá bình định, mở mảng, mở vùng.

        - Đợt 3: (6-8 đến 10-9), địch tổ chức phản đột kích lớn quy mô quân đoàn (thiếu), ta đánh địch làm cho lực lượng chúng suy yếu, bộ máy kìm kẹp tan rã dần. Kết thúc chiến dịch, ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 34.500 tên địch, bắn rơi 60 máy bay; phá huỷ 126 xe M113, 179 xe quân sự, 73 tàu xuồng, thu 3.222 súng các loại; diệt, bức hàng, bức rút 356 đồn bốt; giải phóng 27 xã, 22 ấp với 240.000 dân. Chiến dịch đã thể nghiệm thành công phương thức cơ bản đề đánh phá bình định, giành dân, giành quyền làm chủ của quân và dân ta trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

        26-6-1972 đến 31-1-1973

        Chiến dịch phòng ngự Quảng Trị. Nhằm tiêu diệt địch, giữ vững vùng giải phóng, tạo điều kiện chuyển sang tiến công khi có thời cơ, Bộ Quốc phòng tổ chức phòng ngự ở thị xã vùng ven Quảng Trị. Bộ tư lệnh chiến dịch: Thiếu tướng Trần Quý Hai (Tư lệnh), Trung tướng Song Hào (Chính ủy).

        Lực lượng ta tham gia phòng ngự có 5 sư đoàn bộ binh (304, 308, 320. 325, 312), Trung đoàn 27 và Trung đoàn 6 độc lập, 3 trung đoàn pháo binh (164, 45. 84), 4 trung đoàn pháo cao xạ (241, 243, 250, 280), Trung đoản 236 tên lưa, Trung đoàn 203 thiết giáp, 2 trung đoàn công binh (229, 249), 5 tiểu đoàn đặc công và lực lượng vũ trang trên địa bàn chiến dịch.

        Lực. lượng địch ngày đầu có sư đoàn dù, sư đoàn thuỷ quân lục chiến, chiến đoàn 4. Lực lượng dự bị có sư đoàn bộ binh 1, liên đoàn 1, thiết đoàn ky binh 11, 4 tiểu đoàn pháo 105mm, 1 đại đội 155mm và có sư đoàn 1 không-quân, hải quân vùng 1, một lữ đoàn ky binh thiết giáp hỗ trợ.

        Từ ngày 28 tháng 6 đến 16 tháng 9, bộ đội ta tổ chức 5 đợt phản kích đánh bại nhiều cuộc phan công của địch. Tuy vậy do địch tập trung lực lượng và hỏa lực phản kích, ta bị thương vong lớn, địch tái chiếm được thành cổ Quảng Trị.

        Kết thúc chiến dịch, ta loại khỏi chiến đấu 29.822 tên, diệt gọn 1 lữ đoàn và 12 đại đội, phá huỷ 330 xe tăng thiết giáp, 273 khẩu pháo, bắn rơi 169 máy bay, bắn chìm bán cháy 20 tàu xuồng, thu 877 súng các loại. Thắng lợi của chiến dịch góp phần làm thay đổi thế và lực trên chiến trường, phục vụ đắc lực cho đấu tranh ngoại giao.

        Tháng 7

        Bộ Tồng tham mưu chỉ thị cho Quân chủng Phòng không - Không quân nghiên cứu biên soạn tài liệu, tiến hành tập huấn bộ đội đánh B-52 trong các tình huống phức tạp và triển khai kế hoạch đánh B-52.

        Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Ủy viên Bộ Chĩnh trị Bí thư Quân uy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng trực tiếp làm việc với Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Tư lệnh các binh chung Ra-đa, Tên lửa, Không quân, Sư đoàn trưởng Sư đoàn phòng không Hà Nội xác định phương án tác chiến trong chiến dịch phòng không đánh máy bay B-52 bảo vệ Hà Nội. Tháng 9 năm 1972, Bộ Tổng tham mưu và Bộ tư lệnh Quân chung Phòng không - Không quân hoàn thành kế hoạch chiến dịch phòng không gồm một số vấn đề cơ bản như phán đoán âm mưu, thủ đoạn, hướng và mục tiêu tấn công của địch, quyết định sử dụng lực lượng và cách đánh của ta.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #139 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2016, 09:02:42 am »

        
        1 tháng 8

        Tiểu đoàn pháo 174 (Trung đoàn đặc công 113) tập kích sân bay Biên Hoà (bắn 202 quả đạn ĐKB và 45 quả H12 vào 25 mục tiêu), phá huỷ và hỏng 74 máy bay; làm thương vong nhiều phi công, nhân viên kỹ thuật của địch.

        13 tháng 8

        Hai tiểu đoàn đặc công (9, 12) và đại đội 53 thuộc Trung đoàn đặc công 113 do đồng chí Đỗ Văn Ninh chỉ huy tập kích khu kho 53 (tổng kho Long Bình); phá huỷ 15.000 tấn bom, 200 tấn thuốc nổ, diệt và làm bị thương 300 tên địch.

        25 tháng 8

        Hoàn thành xây dựng công trình đường ống dẫn dầu T72 dài 368km gồm 4 tuyến đường ống song song. Ngày 31 tháng 12         hoàn thành công trình T72B - tuyến đường ống xăng dầu từ biên giới Việt - Trung vào đến miền Đông Nam Bộ (2.000km) được hoàn thành, góp phần quan trọng bảo đảm nhiên liệu cho công cuộc xây dựng và chiến đấu quy mô ngày càng lớn trên hai miền Nam - Bắc, đánh bại cuộc phong toá và ngăn chặn của địch.

        20 tháng 9

        Thành lập Sư đoàn bộ binh 10 thuộc Mặt trận Tây Nguyên. Biên chế: 3 trung đoàn bộ binh (28, 66, 95) và 8 tiểu đoàn binh chủng. Sư đoàn trưởng Nguyễn Mạnh Quân, Chính ủy Đặng Vũ Hiệp.

        Cuối tháng 10

        Quân chủng Phòng không - Không quân tổ chức hội nghị các trắc thủ ra-đa toàn quân, tập trung nghiên cứu những điểm của nhiễu B-52, khả năng phát hiện của từng loại máy ra-đa, xây dựng "quy trình bắt B-52 trong nhiễu".

        Đầu tháng 11

        Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân tổ chức hội nghị bàn cách đánh B-52 của bộ đội tên lửa.

        8 tháng 11

        Ních-xơn tái trúng cử Tổng thống Mỹ, ngay sau đó Ních-xơn yêu cầu Kít-xinh-giơ nối lại đàm phán với phái đoàn của Việt Nam ở Pa-ri và đòi sửa đổi một số điều khoản có lợi cho Mỹ trong dự thảo hiệp định tháng 10 đã được hai bên thoả thuận.

        21 tháng 11

        Sư đoàn 320A được lực lượng vũ trang nhân dân địa phương phối hợp tiến công đánh chiếm Đức Cơ (Gia Lai) căn cứ cuối cùng của địch trên đường số 19. Tiếp đó bộ đội ta đánh thiệt hại nặng 4 tiểu đoàn địch lên ứng cứu, loại khỏi vòng chiến đấu hơn hai nghìn tên.

        23 tháng 11

        Bộ Quốc phòng quyết định thành lập lại Sư đoàn bộ binh 341 (Sư đoàn Sông Lam) tại Nam Đàn (Nghệ An). Biên chế: 2 trung đoàn bộ binh (52, 270); đến tháng 9 năm 1973 bố sung thêm Trung đoàn 266 bộ binh, Trung đoàn 55 pháo binh và một số đơn vị binh chủng. Sư đoàn trưởng: Bảo Cường, Chính ủy: Phạm Thành Minh.

        25 tháng 11

        Quân ủy Trung ương họp, ra chỉ thị "Tăng cường sẵn sàng chiến đấu". Chỉ thị nêu rõ: Chúng ta cần đề phòng địch có thể có những hành động phiêu lưu quân sự mới. Chúng có thể ném bom bắn phá trở lại từ vĩ tuyến 20 trở ra VỚI mức độ ác liệt hơn. Chúng có thể liều lĩnh dùng B-52 đánh phá các vùng trọng điểm Hà Nội, Hải phòng, các chân hàng các đầu mối giao thông, các vùng đông dân, dùng hải quân tăng cường đánh phá bờ biển. Các lực lượng vũ trang trên miền Bắc phải đề cao cảnh giác, hoàn thành kế hoạch tác chiên, sẵn sàng chiến đấu.

        4 tháng 12

        Bộ Tổng tham mưu ra mệnh lệnh cho các quân khu, các đơn vị: Địch sẽ dùng B-52 đánh rộng ra trên toàn miền Bác, thủ đoạn có thể bất ngờ, ồ ạt, đánh ngay vào Hà Nội, Hải Phòng. Phải tăng cường, công tác kiểm tra, công tác chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu cao.

        18-29 tháng 12

        Chiến dịch Phòng không Hà Nội - Hải Phòng, do các lực lượng phòng không và không quân Việt Nam tiến hành đánh trả cuộc tập kích đường không chiến lược, chủ yếu bằng máy bay B-52 của Mỹ vào Hà Nội - Hải Phòng (từ ngày 18 đến 29 tháng 12, Mỹ mở chiến dịch Lai-nơ Bếch-cơ II huy động số lượng lớn máy bay chiến lược B-52 và máy bay chiến thuật hiện đại nhất (F-111) cùng nhiều khí tài điện tử gây nhiễu hiện đại, đánh phá tập trung ồ ạt vào Hà Nội, Hải Phòng)- Lực lượng ta có 6 trưng đoàn tên lửa phòng không, 3 trung đoàn không quân tiêm kích, 4 trung đoàn và 8 tiếu đoan pháo phòng không, 356 đơn vị pháo, súng máy phòng không của bộ đội địa phương và dân quân tự vệ.

        Chiến dịch gồm 2 đợt:

        - Đợt 1 (18 đến 24-12), đêm 18 tháng 12 Mỹ sử dụng 129 lần chiếc máy bay B-52 và trên 160 lần chiếc máy bay chiến thuật đánh phá Hà Nội, Hải Phòng. Các lực lượng phòng không, không quân ta đánh trả quyết liệt, bắn rơi 3 máy bay B-52, các ngày sau bắn rơi thêm nhiều máy bay B-52 và các loại khác.

        - Đợt 2 (26 đến 29-12), đêm 26 Mỹ dùng 120 lần chiếc máy bay B-52 đánh vào các khu đông dân cư ở Hà Nội, bị ta bắn rơi 8 chiếc, những ngày sau đó ta bắn rơi thêm nhiều chiếc khác.

        Sau 12 ngày đêm chiến đấu, ta bắn rơi 81 máy bay (có 34 chiếc B-52 và 5 chiếc F-111), bắt sống giặc lái, đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược, buộc Chính phủ Mỹ phải tuyên bố ngừng ném bom từ bắc vĩ tuyến 20 trờ ra và nối lại cuộc đàm phán ở Pa-ri. Dư luận trên thê giới gọi đây là trận "Điện Biên Phủ trên không".

        Qua chiến dịch Phòng không Hà Nội - Hải Phòng, các lực lượng phòng không - không quân nhân dân ta đã có bước trưởng thành rõ rệt. tích luỹ được nhiều kinh nghiệm chiến đấu - nhất là kinh nghiệm đánh máy bay B-52, góp phần làm phong phú thêm nghệ thuật chiến dịch tác chiến phòng không Việt Nam.

        30 tháng 12

        Chính phủ Mỹ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam từ bắc vĩ tuyến 20 trở ra và đề nghị ta nối lại cuộc đàm phán ở Pa-ri, bàn việc ký hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Năm, 2016, 10:35:54 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM