Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 07:46:28 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Việt Nam thế kỷ XX - Những sự kiện quân sự  (Đọc 57505 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #120 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2016, 12:00:10 pm »


        18-5 đến 12-7

        Chiến dịch Chư Ba tây - tây nam Đức Cơ. Diễn ra trên địa bàn phía nam huyện Sa Thầy và một phần phía bắc huyện Chư Ba (từ sông Sa Thầy đến đường 15 và từ Sùng Thiện đến suối la Klung, trong khoảng 500 km ).

        Lực lượng địch tại khu vực diễn ra chiến dịch có từ 6 tới 7 tiểu đoàn thuộc sư đoàn 4 bộ binh Mỹ. Sư đoàn 22 và sư đoàn 23 ngụy tham gia, tống cộng 3 trung đoàn. Địch mở cuộc hành quân Phơ-răng Xít Ma-ri-ông (Fran Cis Marion) nhằm đẩy ta ra khỏi khu vực đường 19. Ngoài ra địch còn có sư đoàn không vận số 1 Mỹ đóng ở An Khê và một số lực lượng không quân pháo binh chi viện.

        Lực lượng ta tham gia chiến dịch có Sư đoàn bộ binh 1, các trung đoàn bộ binh 24, 33, 95, Trung đoàn pháo binh 40 cùng các lực lượng vũ trang địa phương Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc. Trong quá trình chiến đấu được bổ sung Trung đoàn bộ binh 174 và Tiểu đoàn 200 ĐKB. Bộ Chỉ huy chiến dịch do đồng chí Nguyễn Chánh làm Tư lệnh, đồng chí Chu Huy Mân - Chính ủy.

        Chiến dịch diễn ra 3 đợt:

        - Đợt 1 (từ 18 đến 30-5): Ta tổ chức các trận tập kích, phục kích tiêu diệt địch ở Chư Am, Pi Ku, điểm cao 300 tây Thăng Đức, đông bắc Chư Ba, Buôn Đu, Kon Tay mới.

        - Đợt 2 (từ 1 đến 30-6): Ta tiêu diệt quân địch ở ấp chiến lược ĐakSio, Lang lo Kram, tập kích hoà lực căn cứ 42 (Tân Cảnh), tiểu khu Kon Tum, ngả ba Tân cảnh, thị xã Plây Ku; phá các ấp chiến lược Lệ Chi, An Na, Quang Nhã...

        - Đợt 3 (từ 1 đến 12-7): Đánh địch ở Nam Đắc Siêng Đắc Pét, Đắc Siêng, Đâc Vang Rông, Đức Vinh.

        Kết quả toàn chiến dịch, ta loại khỏi chiến dấu 2.763 linh Mỹ, 1.650 lĩnh nguy, bắn rơi và phá hủy 27 máy bay, phá hủy 22 khẩu pháo, 75 xe quân sự và nhiều đồ dùng quân sự.

        Thắng lợi của chiến dịch đã phá tan kế hoạch bao vây đông - tây sông Sa Thầy, Sùng Thiện, Sùng Lễ của Mỹ - nguy. Ta tiêu diệt được 1 bộ phận sinh lực địch, thu hút giam chân quân cơ động Mỹ ở Tây Nguyên, tạo điều kiện cho vùng đồng bằng ven biển Khu 5 đấu tranh phá âm mưu bình định của địch.

        Tháng 5

        Thành lập các đoàn 4, 5, 6, 7 và 31 thuộc Bộ tư lệnh Quân khu Trị-Thiên.

        - Đoàn 4: Gồm: Tiểu đoàn 804 bộ binh và 2 tiểu đoàn công binh chuyên đánh giao thông, phụ trách từ nam Phú Lộc đến bắc đèo Hải Vân.

        - Đoàn 5: Gồm 3 tiểu đoàn bộ binh (804 A, 810, 845) hai tiểu đoàn đặc công (Kl, K2) và 14 đội biệt động, phụ trách ba huyện vùng ven và nội thành Huế.

        - Đoàn 6: Gồm Trung đoàn bộ binh 6, phụ trách hai huyện Phong Điền, Quảng Điền (Thừa Thiên).

        - Đoàn 7: Gồm Trung đoàn 7 (Sư đoàn Bộ binh 304), 2 tiểu đoàn bộ binh (808, 914), tiểu đoàn đặc công K10 và 2 đại đội bộ đội địa phương huyện, phụ trách huyện Triệu Phong và huyện Hải Lăng (Quảng Trị).

        - Đoàn 31: gồm 2 tiểu đoàn bộ binh dưới sự chỉ huy của Bộ tư lệnh Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị (B5), phụ trách khu vực từ đường số 9 đến giới tuyến quân sự tạm thời.

        Tháng 6

        Bộ Chính trị chỉ thị cho Trung ương Cục miền Nam về nhiệm vụ quân sự năm 1967: "Ra sức xây dựng lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân, phấn đấu đưa tổng số chủ lực, bộ đội địa phương và du kích lên... Chú trọng nâng cao chất lượng của bộ đội một cách toàn diện, làm cho bộ đội ta co tinh thần phấn đấu cao, tổ chức biên chế thích hợp với yêu cầu tác chiến, bảo đảm cho bộ đội ta ăn no, sức khỏe tốt, đánh giỏi".

        16 tháng 6

        Trung đội dân quân gái xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hoá) - đơn vị dân quân gái đầu tiên trên miền Bâc bằng 27 viên đạn súng bộ binh bắn rơi 1 máy bay phản lực Mỹ.

        Tháng 8

        Quân ủy Trung ương mở cuộc vận động "Nâng cao chất lượng, phát huy sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang nhân dân, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược" trong toàn quân.

        Giữa tháng 9

        Đại hội Anh hùng Chiến sĩ Thi đua và Dũng sĩ các lực lượng vũ trang nhân dân Giải phóng miền Nam lần thứ hai. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư chào mừng Đại hội. Đồng chí Nguyễn Hữu Thọ đọc diễn văn nêu rõ: Đây là đại hội mừng công xứng đáng với tên gọi "quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ". Đại hội tuyên dương 47 cán bộ chiến sĩ là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #121 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2016, 12:05:02 pm »

        
        17 tháng 9

        Tại trận địa T5 - Nông trường Quyết Thắng, Tiểu đoàn 84 Trung đoàn tên lửa 238 dưới sự chỉ huy của tiểu đoàn trưởng Nguyễn Đình Phiên bắn rơi chiếc B-52 đầu tiên trên vùng trời Vĩnh Linh.

        Ngày 20 tháng 9, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký lệnh (số 100 LCT) thưởng Huân chương Quân công hạng hai cho Tiểu đoàn 84 và gửi thư khen ngợi quân dân Quân khu 4 lần đầu tiên bắn rơi máy bay B-52 của Mỹ trên miền Bắc.

        Tháng 9

        Hội nghị phòng không nhân dân trên miền Bắc, tổng kết kinh nghiệm tổ chức, báo động, đào hầm hố, che phòng sơ tán, cứu chửa và khắc phục hậu quả địch đánh phá giữ vững mạch máu giao thông chi viện miền Nam, quyết định đẩy mạnh công tác động viên lực lượng trên miền Bắc bổ sung quân cho chiến trường.

        14 tháng 10

        Trung đội lão dân quân xã Hoàng Trường, huyện Hoằng Hoá (Thanh Hoá) dùng súng bộ binh bẳn rơi chiếc máy bay thứ 2.400 của Mỹ trên miền Bắc.

        Ngày 17 tháng 10, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký lệnh thưởng Huân chương Quân công hạng ba cho trung đội lão dân quân xã Hoằng Hoá và gửi thư khen các cụ "Tuổi cao chí càng cao", nêu gương sáng cho đồng bào cả nước.

        27-10 đến 5-12

        Chiến dịch Lộc Ninh. Nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, phối hợp với chiến trường toàn Miền, tạo điều kiện cho các đơn vị, địa phương trực tiếp công tác chuẩn bị; đồng thời thực tập, rút kinh nghiệm đánh vào thành phố, Bộ tư lệnh Miền mở chiến dịch tiến công địch ở Lộc Ninh - Bù Đốp (tinh Phước Long).

        Lực lượng địch: Quân Mỹ có sư đoàn bộ binh 1, hai chi đoàn thiết giáp; quân nguy có sư đoàn bộ binh 5, một trung đoàn pháo binh, một chi đoàn tăng thiết giáp. Ngoài hỏa lực pháo binh, địch còn được máy bay chi viện (150 lần chiếc/ngày).

        Lực lượng ta: gồm 2 sư đoàn bộ binh của chủ lực Miền. Bộ tư lệnh chiến dịch do đồng chí Trần Văn Trà làm Tư lệnh.

        Trong hơn một tháng, các đơn vị đánh 55 trận, trong đó có 2 trận quy mô sư đoàn, 7 trận trung đoàn, 17 trận tiểu đoàn; áp dụng nhiều hình thức chiến thuật: Tập kích (14 trận), phục kích (16 trận), đánh công sự vững chắc (4 trận). Trận Bù Đốp là trận then chốt quyết định.

        Kết quả: Ta đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn và 2 đại đội bộ binh, 1 tiểu đoàn pháo binh và 1 đại đội cơ giới Mỹ, 3 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn và 1 đại đội pháo binh, 2 chi đội tăng - thiết giáp quân đội Sài Gòn; diệt 5.400, bắt 617 tên; phá 103 xe quân sự, 63 khẩu pháo cối, 4 kho xăng, đạn, thu 172 súng các loại. Ta tạo được bàn đạp tiến công ở phía bắc Sài Gòn.

        Tháng 10

        Giải thể Quân khu 7 và Quân khu Sài Gòn - Gia Định, thành lập 6 phân khu.

        - Phân khu 1: Trảng Bàng, Dầu Tiếng, Bến Cát, Củ Chi, Hóc Môn, Gò Vấp.

        - Phân khu 2: Đức Hoà, Đức Huệ, Bến Thủ, Tân Bình, Bình Chánh.

        - Phân khu 3: Châu Thành, Tân Trụ, Cần Đước, Cần Giuộc, Nhà Bè.

        - Phân khu 4: Vũng Tàu, Bà Rịa, Nhơn Trạch.

        - Phân khu 5: Tân Uyên, Phú Giáo, Lái Thiêu, Dĩ An, Thủ Đức.

        - Phân khu 6: Các quận nội thành Sài Gòn, do các đồn chí Nguyễn Văn Linh làm Bí thư, Võ Văn Kiệt làm Phó bí thư.

        Về lực lượng vũ trang: Mỗi phân khu ta xây dựng đươc từ 2 đến 4 tiểu đoàn bộ binh trang bị gọn nhẹ. Riêng Phân khu 6 có 11 đội đặc công, biệt động.

        3-22 tháng 11

        Chiến dịch Đắc Tô 1. Nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch và phối hợp với chiến trường đồng bằng Khu 5, Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên mở chiến dịch tiến công địch ở khu vực Đác Tô - Tân cảnh (bắc Kon Tum). Lực lượng địch có sư đoàn bộ binh 4, sư đoàn ky binh không vận 1 và lử đoàn dù 173 quân Mỹ, chiến đoàn dù 3 quân nguy Sài Gòn.

        Lực lượng ta gồm Sư đoàn bộ binh 1, Trung đoàn bộ binh 24, Trung đoàn pháo binh 40 (có 3 tiểu đoàn pháo mang vác), 2 tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7mm và lực lượng vũ trang địa phương Kon Tum. Bộ Tư lệnh chiến dịch do đồng chí Hoàng Minh Thảo làm Tư lệnh, đồng chí Trần Thế Môn - Chính ủy.

        Sau 20 ngày đêm chiến đấu, ta đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn, loại khỏi vòng chiến đấu 4.090 tên địch, phá hủy 32 xe quân sự và 38 máy bay các loại.

        19 tháng 11

        Biên đội MIG-21 gồm Vũ Ngọc Đỉnh và Nguyễn Đăng Kính thuộc Trung đoàn không quân 921 lần đầu tiên bắn rơi máy bay trinh sát điện tử EB-66 của Mỹ.

        20 tháng 11

        Thành lập đại đội nữ pháo binh dân quân xã Ngư Thủy (Lệ Thủy, Quang Bình) gồm 34 chiến sĩ, tuổi từ 16 - 20, trang bị 4 khấu pháo 85mm. Ngày 7 tháng 2 năm 1968, đại đôi đánh thắng trận đầu, bắn cháy tàu khu trục số 013 của Mỹ. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen, tặng mỗi chiến sĩ một huy hiệu của Người.

       6 tháng 12

        Thành lập Đảng ủy và Bộ tư lệnh Mặt trận đường 9. Tư lệnh: Trần Quý Hai. Chính ủy: Lê Quang Đạo.

        8-12-1967 đến tháng 1-1968

        Sư đoàn bộ binh 9 (chủ lực Miền) phối hợp với lực lượng vũ trang Tây Ninh đánh bại cuộc hành quân "Hòn đá vàng" của sư đoàn 25 Mỹ và một số tiếu đoàn ngụy vào chiến khu Dương Minh Châu. Gần một tháng chiến đấu, ta diệt và làm bị thương 2.500 tên (có 2.000 Mỹ); phá hủy 184 xe quân sự, 28   đại bác; bắn rơi và bắn cháy 60 máy bay.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #122 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2016, 12:07:58 pm »


Năm 1968

        Tháng 1

        * Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 14, thông qua nghị quyết Bộ Chính trị (12-1967) về "chuyển cuộc chiến tranh cảch mạng ờ miền Nam sang thời kỳ mới - thời kỳ giành thắng lợi quyết định". Trung ương Đảng nhận định: "Chúng ta đang đứng trước triển vọng và thời cơ chiến lược lớn, đế quốc Mỹ đang ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan về chiến lược", về nhiệm vụ cua quân và dân ta trong năm 1968, Trung ương Đang nêu rõ: "Thực hiện cuộc tổng công kích và tổng khởi nghĩa, quyết tiêu diệt giặc Mỹ tay sai bán nước, giành thắng lợi quyết định cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước".

        * Thành lập Nhà máy UI31 (trên cơ sở Công trường 6503) thuộc Cục Quân giới. Nhiệm vụ: Chế tạo đạn chống tăng (6505), sản xuất một số lựu, mìn (như lựu ghép mảnh lựu phóng 509B); gồm 6 phân xưởng, 12 phòng ban kỹ thuật quân số 847 người.

        12-27 tháng 1

        Chiến dịch Nậm Bạc. Nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, mở rộng vùng giải phóng, liên quân Việt - Lào mở chiến dịch tiến công địch ở Nậm Bạc (Bắc Lào). Lực lượng địch gồm 12 tiểu đoàn bộ binh (thuộc GM11, 12. 15, 25), 1 tiểu đoàn pháo binh và 2 khu phỉ (Pa Mao, Phu Thoong) do cố vấn Mỹ chi huy.

        Lực lượng tham gia chiến dịch: Quân tình nguyện Việt Nam có Sư đoàn bộ binh 316 (thiếu 1 trung đoàn), Trung đoàn bộ binh 335 thiếu 2 đại đội, tiểu đoàn bộ binh 4, 1 tiểu đoàn ĐKZ, 2 đại đội cối 120mm, 2 khẩu đội sơn pháo 75mm, 2 tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7mm. Bạn có tiểu đoàn 409 và lực lượng vũ trang tỉnh Luông Pha Băng.

        Bộ chi huy chiến dịch về phía Việt Nam có các đồng chi Vũ Lập: Tư lệnh. Huỳnh Đắc Hương: Chính ủy.

        Sau 16 ngày đêm chiến đấu, liên quân Việt - Lào tiêu diệt 973 tên địch, bắt hơn 2.000 tên, phá hủy 12 máy bay (bắn rơi 2 chiếc), 11 pháo; giải phóng vùng Nậm Bạc, Khăm Đeng (trên 1 vạn dân).

        Thắng lợi của chiến dịch đánh dấu bước phát triển thế chủ động tiến công của các lực lượng cách mạng trên chiến trường Lào; phối hợp nhịp nhàng có hiệu quả với quân và dân miền Nam Việt Nam trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.

        13 tháng 1

        Oét-mo-len ra lệnh hủy bỏ dự án mở cuộc phản công chiến lược lần thứ ba, rút các đơn vị Mỹ đã triển khai đánh chiếm Khu C, Khu Đ (Đông Nam Bộ), lùi về giữ vùng xung quanh Sài Gòn - Gia Định. Đồng thời hủy bỏ cuộc hành quân mang mật danh "York" ở các tỉnh phía bắc Sài Gòn, chuyển sư đoàn kỵ binh không vận số 1 và lữ đoàn bộ binh nhẹ Mỹ từ Tây Nguyên chuyển ra tính Thừa Thiên, tăng cường cho mặt trận phía bắc.

        20-1 đến 15-7

        Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh. Nhằm thu hút quân cơ động Mỹ, tiêu diệt một bộ phận, vây hãm và giam chân địch, tạo điều kiện cho các chiến trường khác trực tiếp là Trị - Thiên Huế hoàn thành nhiệm vụ tiến công và nổi dậy, Bộ Quốc phòng quyết định mở chiến dịch tiến công hiệp đồng binh chủng quy mô lớn cùa Quân Giai phóng miền Nam Việt Nam đánh vào tuyến phòng ngự vững chắc của quân Mỹ và quân đội Sài Gòn trên đường số 9 (từ cửa Việt đến biên giới Việt Nam - Lào), trong đó khu vực. Khe Sanh là hướng chính.

        Lực lượng địch trên tuyến đường số 9 có 45.000 quân (28.000 quân Mỹ), trong đó có 3 trung đoàn lính thủy đánh bộ tăng cường (10 tiểu đoàn), 9 tiểu đoàn pháo binh, 3 tiểu đoàn và 1 đại đội cơ giới; được bố trí thành 3 khu vực (phía giữa và phía tây), trong đó phía đông là khu vực phòng   ngự chủ yếu. Riêng Khe Sanh có trên 6.000 quân (trung đoàn 26 lính thủy đánh bộ Mỹ, tiểu đoàn 37 biệt động quân Sài Gòn).

        Lực lượng ta tham gia chiến dịch có 4 sư đoàn và 1 trung đoàn bộ binh, 1 đoàn và 5 đội đặc công, 6 trung đoàn pháo binh, 3 trung đoàn pháo cao xạ, 1 trung đoàn và 2 tiểu đoàn công binh; 4 đại đội xe tăng, 1 đại đội súng phun lửa cùng các lực lượng bảo đảm.

        Bộ chỉ huy chiến dịch: Trần Quý Hai: Tư lệnh. Lê Quang Đạo: Chính ủy, Cao Văn Khánh: Tham mưu trưởng.

        Diễn biến chiến dịch chia thành 4 đợt. Đợt 1 (20-1 đến 7-2), ta tiêu diệt các cứ điểm phía tây (trong đó có Làng Vây), mở thông đường 9, đưa lực lượng vây hãm Tà Cơn. Đợt 2 (10-2 đến 31-3), ta tiến công vây hãm Tà Cơn. Đợt 3 (1-4 đến 7-5) đánh quân địch ứng cứu giải toả, nới rộng vòng vây, thay quân. Đợt 4 (8-5 đến 15-7) vây lại Tà Cơn, đánh quân địch rút chạy.

        Sau 177 ngày đêm tiến công, vây hãm và đánh địch giải toả, bộ đội ta tiêu diệt một bộ phận sinh lực và phương tiện chiến tranh của quân Mỹ (loại khỏi vòng chiến đấu 17.000 tên, trong đó có 13.000 tên Mỹ, bẳn rơi và phá hủy 480 máy bay, 120 xe quân sự, 65 đại bác), buộc quân Mỹ phải rút bỏ một căn cứ lớn quan trọng, phá vỡ một mảng tuyến phòng thủ phía tây đường số 9 của địch. Ta đã giam chân một bộ phận quan trọng lực lượng cơ động quân Mỹ ở Đường 9, Khe Sanh, thu hút sự chú ý của địch ở vùng giới tuyến, góp phần tạo yếu tố bất ngờ và điều kiện thuận lợi cho quân va dân ta ở các chiến trường trên toàn miền Nam tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #123 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2016, 12:11:48 pm »


        30-1 đến 31-3

        Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân ở nhiều thành phố, thị xã, thị trấn miền Nam. Ta làm chủ thành phố Huế 25 ngày, thành lập chính quyền cách mạng ở Sài Gòn - Gia Định; đặc công, biệt động tiến công đồng loạt các cơ quan đầu não của Mỹ - nguy: toà đại sứ Mỹ, dinh tổng thống, bộ tổng tham mưu, tổng nha cảnh sát, đài phát thanh, sân bay Tân Sơn Nhất... Các lực lượng vũ trang trên toàn Miền đồng loạt tiến công nhiều sở chỉ huy quân đoàn, sư đoàn, tiểu khu, chi khu quân sự ngụy, 45 sân bay, nhiều tổng kho, bến tàu, căn cứ hải quân... Nhân dân nhiều vùng nông thôn và đô thị nổi dậy diệt ác, trừ gian, giải tán dân vệ, phá vỡ hàng loạt "ấp chiến lược", giành quyền làm chủ.

        Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân đã giành được thắng lợi có ý nghĩa chiến lược. Chỉ trong một thời gian ngắn, ta đã diệt và làm tan rã 147.000 tên địch (có 43.000 tên Mỹ), phá hủy 34% vật tư dự trữ chiến tranh của Mỹ ở miền Nam, phá hủy 4.200 (trong số 5.400) "ấp chiến lược", giải phóng thêm 1,4 triệu dân. Đây là đòn quyết định làm phá sản chiến lược "chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ, đánh vào ý chí xâm lược của chúng, buộc Mỹ phải "xuống thang chiến tranh", tạo ra bước ngoặt mở đầu thời kỳ đi xuống về chiến lược của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
   
        31 tháng 1

        Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc trên cơ sở Cục Thông tin liên lạc. Nhiệm vụ: Lãnh đạo, chỉ huy xây dựng tổ chức bảo đảm thông tin liên lạc, kỹ thuật thông tin đối với các đơn vị thông tin toàn quân và trực tiếp chi huy các đơn vị thông tin binh chủng. Tư lệnh: Tạ Đình Hiểu. Chính ủy: Lê Cư.

        6-7 tháng 2

        Trận Làng Vây. Trung đoàn bộ binh 24 (Sư đoàn 304) được tăng cường Tiểu đoàn    3 Trung đoàn 101 (Sư đoàn 325) Tiểu đoàn 2 pháo lựu (Trung đoàn 675), 2 tiểu đoàn công binh (Trung đoàn 7), 2 đại đội 3 và 6 (Tiểu đoàn thiết giáp 198) và một số đơn vị binh chủng tiến công cứ điểm Làng Vây trên tuyến phòng thủ đường 9 - Khe Sanh của Mỹ- ngụy. Lần đầu tiên trên chiến trường miền Nam, bộ đội ta đánh hiệp đồng binh chủng (có xe tăng tham gia) diệt 1 tiểu đoàn địch trong công sự vững chắc.

        23 tháng 3

        Tổng thống Mỹ, Giôn-xơn tuyên bố Đô đốc G.Sáp (G.Shap) thôi giữ chức tư lệnh Thái Bình Dương. Tướng Oét-mo-len thôi giữ chức tư lệnh Bộ chỉ huy viện trợ quân sự Mỹ tại Sài Gòn (MACV) và gọi tướng C.A.Bram về Oa-sinh-tơn để "luận chứng” về kế hoạch quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam. Ngày 24 tháng 3, Giôn-xơn yêu cầu Oét-mo-len phải tìm một tên gọi khác thay thế tên "tìm và diệt". Bộ chi huy quân sự Mỹ tại Sài Gòn đã lệnh cho các cấp chi huy dưới quyền không dùng từ "tìm và diệt" thay vào đó bảng tên mới: các cuộc "càn quét chiến đấu", "trinh sát có vũ trang”, hoặc đơn giản hơn là các "cuộc càn quét".

        31 tháng 3

        Tổng thống Mỹ, Giôn-xơn tuyên bố: Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra. Trước sự thất bại của chiến lược "Chiến tranh cục bộ", Mỹ buộc phải cử đại diện đàm phán với đại diện Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà tại Pa-ri (Pháp).   

        24 tháng 4

        Bộ Chính trị họp nhận định đợt hoạt động Tết Mậu Thân ra nghị quyết về phương hướng nỗ lực mới, nhằm đi tới giành thẳng lợi quyết định: "Động viên toàn Đảng, toàn quân toàn dân phát huy khí thế chiến thắng, tiếp tục phát triển tiến công toàn diện, giành thắng lợi ngày càng to lớn hơn nửa, nhanh chóng mở rộng lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị của cách mạng, càng đánh càng mạnh, đẩy kẻ địch vào thế thất bại liên tiếp, ngày càng suy yếu, tan rã..."-

        Nghị quyết đề ra các yêu cầu cụ thế:

        - Liên tục đánh vào các đô thị. siết chặt vòng vây, tạo ra một tình hình khủng hoảng thường xuyên ở đó. Phát động quần chúng mạnh mẽ giành và giữ quyền làm chủ.

        - Giải phóng đại bộ phận vùng nông thôn, tiến tới làm chủ toàn bộ nông thôn.

        - Tiếp tục tiến công ngụy quân, ngụy quyền, tiêu diệt và làm tan rã về tổ chức, suy sụp về tinh thần, không thể cứu vãn nổi.

        - Tích cực tiến công quân Mỹ, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực của chúng.

        - Đánh phá liên tục các căn cứ quân sự, cơ sở hậu cần, đường giao thông trọng yếu.

        - Nhanh chóng phát triển lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị cách mạng cả về chất lượng và số lượng.

        - Củng cố vùng giải phóng một cách toàn diện cả về chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội.

        - Miền Bắc ra sức xây dựng và củng cố quốc phòng, đẩy mạnh sản xuất, kiên quyết đánh bại bước leo thang mới của địch, bảo đảm giao thông vận tải chi viện miền Nam.

        Tháng 4

        Viện Ký thuật Quân sự phối hợp với các trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội và Tổng cục Bưu điện nghiên cứu, thiết kế phương tiện rà phá bom, mìn từ trường.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #124 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2016, 12:16:05 pm »


        4 tháng 5

        Bắt đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy ở miền Nam (đợt 2). Ta đánh vào 30 thành phố, thị xã, 70 thị trấn quận ly, chi khu quân sự, 27 bộ tư lệnh quân đoàn, sư đoàn, lữ đoàn, trung đoàn nguy, 40 sân bay, kho tàng quan trọng..., mạnh nhất là ở Sài Gòn - Gia Định. Cuộc tấn công đợt 2 đã gây cho địch một số thiệt hại; nhưng ta cũng bị tổn thất không đạt được các yêu cầu đề ra về chính trị, quân sự.

        27 tháng 5

        Bộ Quốc phòng quyết định (số 53/QĐ-QP) thành lập Sư đoàn phòng không 377. Biên chế: 3 trung đoàn pháo cao xạ (224, 233, 256) và 2 trung đoàn tên lửa (278, 275). Tư lệnh: Nguyễn Quang Bích. Chính ủy: Lê Tư.

        28 tháng 5

        Bộ Tổng tham mưu ra quyết định (số 98/TM-QĐ) thành lập Đoàn 968 quân tình nguyện Việt Nam ở Lào. Biên chế 5 tiểu đoàn bộ binh và các đại đội đặc công, cao xạ, pháo binh, công binh, trinh sát, thông tin, vận tải. Tư lệnh: Thượng tá Hà Tuấn Khanh, Chính ủy: Thượng tá Phạm Sinh.

        Tháng 7

        Cục Quân giới (Tổng cục Hậu cẫn) nghiên cứu thiết kế chế tạo súng chống tăng B40. Sau hơn một tháng nghiên thiết kế, chế thử, ngày 11 tháng 9 năm 1968, khẩu súng B40 đầu tiên được chế tạo thử nghiệm thành công tại phân xưởng A3 Nhà máy V111. Đến ngày 31 tháng 12 năm 1968, Nhà máy V111 đã sản xuất được 1.111 khẩu B40 gửi vào chiến trường miền Nam phục vụ kịp thời bộ đội chiến đấu.

        17-8 đến 28-9

        Chiến dịch Tây Ninh - Bình Long. Nhằm tiêu .diệt một bộ phận quân Mỹ và quân nguy, tạo thuận lợi cho các hoạt động diệt ác, phá kìm ở nội đô và vùng ven Sài Gòn, Bộ Tư lệnh Miền quyết định mở chiến dịch tiến công địch ở hai tỉnh Tây Ninh, Bình Long.

        Lực lượng địch có sư đoàn ky binh không vận 1, sư đoàn bộ binh 1, một lữ đoàn dù, một trung đoàn thiết giáp và một tiểu đoàn pháo quân Mỹ; sư đoàn bộ binh 25, một lữ đoàn dù và một số tiểu đoàn thủy quân lục chiến, biệt động quân, pháo binh, thiết giáp hỗ trợ.

        Lực lượng ta có các sư đoàn bộ binh 5, 7, 9, cụm pháo binh Miền và lực lượng vũ trang địa phương trên địa bàn chiến dịch.

        Diễn biến chiến dịch chia làm 2 đợt. Đợt 1 (từ 17 đến 31-8): bộ đội ta tập kích cụm quân Mỹ ở Trà Phí (đêm 17), diệt hơn 400 tên, tiếp đó tập kích phá hủy khu truyền tin ở núi Đen; tiến công nhiều mục tiêu khác ở Nam toà Thánh Tây Ninh, tạo thế uy hiếp thị xã. Đợt 2 (từ 1 đến 28-9): Ta liên tục phục kích, tâp kích, đánh bồi, đánh nhồi vào các cụm quân địch ở Bến Cúi, Trà Phí, Chà Là...

        Kết thúc chiến dịch, ta đánh 315 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 17.200 tên, đánh thiệt hại nặng 7 tiểu đoàn địch, phá hủy hơn 1.500 xe quân sự, 107 khẩu pháo cối, bắn rơi 122 máy bay; góp phần làm thất bại âm mưu đầy chiến tranh ra gần biên giới Việt Nam - Campuchia của Mỹ - nguỵ.

        22 tháng 8

        Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Bộ Tư lệnh bảo đảm giao thông vận tải Quân khu 4 đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Thường trực Hội đồng Chĩnh phủ. Tư lệnh: Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ - Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải. Chính ủy: Thiếu tướng Lê Quang Hoà - Chính ủy Quân khu 4.

        24 tháng 8

        Bộ Quốc phòng ra quyết định (số 95/QĐ-QP) thành lập Cục Xăng dầu thuộc Tổng cục Hậu cần. Nhiệm vụ: Chỉ đạo công tác xăng dầu trong toàn quân; trực tiếp nhận, bảo quản, cung cấp và vận chuyến xăng dầu, các khí tài xăng dầu cho lực lượng vũ trang xây dựng và chiến đấu.

        Quân số: 2.055 cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên. Các cơ sở gồm: 3 tiểu đoàn. 9 đại đội, 1 xí nghiệp sửa chửa, 11 kho. Cục phó 1: Trung tá Phan Tử Quang.

        28 tháng 10

        Quân uy Trung ương quyết định tổ chức Bộ tư lệnh 500 thay tiền phương Tổng cục Hậu cần. Nhiệm vụ: Tổ chức chi huy toàn bộ công tác giao thông vận tai ô tô phía tây và nam

        Quân khu 4. Lực lượng: 2 trung đoàn và 35 tiểu đoàn công binh, 1 sư đoàn, 3 trung đoàn và 23 tiểu đoàn phòng không, 18 tiểu đoàn ô tô vận tải, 2 tiểu đoàn đường ống. Quân số 33.384 cán bộ, chiến sĩ. Tư lệnh: Thiếu tướng Nguyễn Đôn phó Tổng tham mưu trưởng. Chính ùy: Thiếu tướng Lê Quang Đạo - Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.

        1 tháng 11

        Tông thống Mỹ, Giôn-xơn tuyên bố chấm dứt không điều kiện việc ném bom và bắn phá trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam dán chủ cộng hoà.

        Cuộc chiến tranh nhân dân của quân và dân ta trên miền Bác chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ kết thúc thắng lợi. Từ ngày 5 tháng 8 năm 1964 đến ngày 11 tháng 11 năm 1968 quân và dân ta bắn rơi 3.243 máy bay các loại (có 6 chiếc B-52); 143 lần bắn chìm, bắn bị thương tàu biệt kích, tàu khu trục và tàu tuần dương Mỹ.

        2 tháng 11

        Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra tuyên bố khẳng định: "Để đi đến một giải pháp chính trị đúng đắn về Việt Nam thì Chinh phủ Mỹ phải từ bỏ mọi âm mưu can thiệp và xâm lược đối với nước Việt Nam, phải tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam. Chừng nào Mỹ còn xâm lược Việt Nam thì nhân dân Việt Nam còn chiến đấu cho đến thắng lợi hoàn toàn".

        3 tháng 11

        Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước: "Chúng ta đã đánh tháng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc. Song đó chỉ mới là thắng lợi bước đầu... Nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân ta lúc này là phải nâng cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng quyết tâm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc"... "Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #125 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2016, 03:55:04 am »


Năm 1969

        1 tháng 1

        Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư chúc mừng quân và dân cả nước nhân dịp năm mới: "Năm 1968 là một năm quân và dân cả nước ta chiến thắng rất oanh liệt... Chắc chắn giặc Mỹ sẽ hoàn toàn thất bại. Quân và dân trong cả nước thừa thắng xông lên, nhất định sẽ thắng lợi hoàn toàn.

                ...Ví độc lập vì tự do

                Đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguy nhào"...

        10-1 đến 4-2

        Bộ đội chủ lực Tậy Nguyên phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương đánh bại các cuộc hành quân, bình định cấp tốc ''Bình Tây 48", "Bình Tây 49", "Bình Tây 50" của quân ngụy có Mỹ yểm trợ vào vùng Chư Pa (Gia Lai). Ta đánh thiệt hại nặng 6 tiểu đoàn (có 1 tiểu đoàn Mỹ), bắn rơi và bắn cháy 15 máy bay lên thẳng, phá hủy 9 đại bác và súng cối.

        25 tháng 1

        Khai mạc phiên họp toàn thể lần thứ nhất hội nghị bốn bên về Việt Nam ở Pa-ri (Pháp).

        Phái đoàn của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà do đồng chí Xuân Thủy làm Trưởng đoàn, đồng chí Lê Đức Thọ làm cố vấn đặc biệt. Phái đoàn của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam do đồng chí Trần Bửu Kiếm làm Trưởng đoàn, các đồng chí Nguyễn Thị Bình, Trần Hoài Nam làm Phó trưởng đoàn.

        Phái đoàn Mỹ do Ha-ri-man làm Trưởng đoàn... Phái đoàn của ngụy quyền Sài Gòn do Nguyễn Cao Kỳ và Phạm Đăng Lâm dẫn đầu.

        Trong phiên họp này, đồng chí Trần Bửu Kiếm đưa ra lập trường 5 điểm của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Tiếp đó, đồng chí Xuân Thủy khẳng định ý chí sắt đá của nhân dân ta kiên quyết chiến đấu giành độc lập tự do cho Tổ quốc.

        Hội nghị đánh dấu thắng lợi quan trọng của Chính phủ ta trên mặt trận đấu tranh ngoại giao, một thất bại bước đầu của đế quốc Mỹ và bè lú tay sai trong thực hiện chủ trương "thương lượng trên thế mạnh".

        22-2 đến 30-2

        Quân và dân miền Nam mở đợt tiến công Xuân 1969 vào hơn 400 mục tiêu của địch ở 36 thành phố, thị xã; hơn 100 quận lỵ? thị trấn, 35 sở chỉ huy, 38 sân bay, 17 khu hậu cần lớn... Loại khỏi vòng chiến đấu 104.000 tên, bắn rơi và phá hủy 1.600 máy bay các loại, bắn cháy 2.900 xe quân sự và nhiều phương tiện chiến tranh của địch. 

        Đêm 25 rạng 26 tháng 2

        Tiểu đoàn 3 đặc công Miền và Tiểu đoàn 28 đặc công (Sự đoàn 7) được tăng cường 1 tiểu đoàn pháo hỗn hợp do Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Cụ - Phó chỉ huy bộ đội đặc công Miền chi huy tập kích căn cứ sư đoàn 25 bộ binh cơ giới Mỹ ờ Đồng Dù (Cù Chi) - căn cứ có sở chi huy sư đoàn và lữ đoàn 2 (1.600 quân), sân bay, trận địa pháo bãi xe cơ giới, 7 lớp rào thép gai, 320 lô cốt và ụ súng- bên ngoài có 5 đại đội thám báo bảo vệ. Sau hơn một giờ chiến đấu, ta làm thương vong hơn 1.000 tên địch, phá hủy 50 máy bay các loại, 176 xe quân sự, 12 khẩu pháo. Ta hy sinh 18, bị thương 14 đồng chí. Đây là trận đánh lớn đầu tiên của bộ đội Đặc công miền Đông Nam Bộ, đạt hiệu suất cao.

        17-27 tháng 3

        Quân và dân Thủ Dầu Một đánh bại cuộc hành quân lớn của hơn một vạn quân Mỹ - nguy, diệt hơn 2.000 tên, bắn cháy 210 xe quân sự, bắn rơi 20 máy bay, thu một số vũ khi.

        18 tháng 3

        Mỹ dùng máy bay B-52 ném bom vùng phía đông Campuchia, bắt đầu chiến dịch ném bom bí mật "Me Nu" dùng không quân đánh sâu vào lãnh thổ Campuchia. Trong một năm (3.1969-4.1970) Mỹ dùng máy bay B-52 với 3.630 lần, ném xuống Campuchia gần 104.000 tấn bom, chiếm 60% tổng số vụ B-52 giội bom xuống chiến trường Đông Dương-

        Tháng 4

        * Hội nghị Bộ Chính trị đánh giá tình hình, kiểm điểm những sai sót trong chi đạo thực hiện và đề ra nhiệm vụ trước mắt: "Động viên sự nỗ lực cao nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trên cả hai miền, phát huy thắng lợi đã đạt được, tiếp tục đầy mạnh tổng công kích, tổng khởi nghía đẩy mạnh ba mũi giáp công kết hợp với tiến công ngoại giao, ra sức xây dựng lực lượng quân sự và chính trị, phát triển chiến lược tiến công một cách toàn diện, liên tục và mạnh mẽ, làm thất bại các mục tiêu và biện pháp phòng ngự của địch, đánh bại âm mưu kết thúc chiến tranh trên thế mạnh và chủ trương phi Mỹ hoá chiến tranh của chúng, đánh cho Mỹ phải rút hết quân, đánh cho nguy phải suy sụp và ta giành được thắng lợi quyết định, tạo điều kiện để thực hiện một miền Nam độc lập, dân chủ, hoà bình, trung lập, tiến tới thống nhất nước nhà".

        * Bộ Tổng tư lệnh chỉ thị cho các đơn vị khẩn trương điều chỉnh tổ chức, bố trí lực lượng phù hợp với nhiệm vụ chiến đấu và khả năng nhân lực, vật lực ở từng chiến trường, nâng cao chất lượng của bộ đội chủ lực, củng cố bộ đội địa phương, dân quân du kích, phát triển lực lượng bộ đội tinh nhuệ trong cả ba thứ quân, tăng cường lực lượng công binh và phòng không, kiên quyết bảo vệ và mở rộng tuyến vận tải chiến lược 559.

        * Thường vụ Trung ương Cục quyết định: "Tiếp tục phát triển thắng lợi đợt Xuân, ra sức tiêu diệt nhiều sinh lực và phương tiện chiến tranh của Mỹ - ngụy. Tiếp tục đánh bại về cơ bản kế hoạch bình định cấp tốc của địch, phát huy cách đánh mạnh, đánh liên tục vào các đô thị, thị xã hơn nữa, nhất là Đà Nẵng, Huế, Sài Gòn; đẩy mạnh đấu tranh chính trị, binh vận, ra sức xây dựng lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị. Trung ương Cục chỉ thị các quân khu, các mặt trận chuẩn bị mở đợt tiến công cao điểm mùa hè 1969 dự định bắt đầu từ ngày 11 tháng 5.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #126 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2016, 03:59:12 am »


        5 đến 17-5

        Chiến dịch Đắc Tô. Nhằm góp phần đánh bại biện pháp chiến lược "quét và giữ" của quân Mỹ và quân ngụy ở vùng Tây Nguyên, hỗ trợ cho đồng bằng Khu 5, Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên mở chiến dịch tiến công địch ở khu vực Đắc Tô (bắc Kon Tum). Lực lượng địch có trung đoàn bô binh 4, 6 tiểu đoàn bộ binh, 1 liên đoàn biệt động quân cụm 4 biệt kích và 3 chi đoàn thiết giáp.

        Lực lượng ta gồm các trung đoàn bộ binh 28, 66, 95 và các tiểu đoàn bộ binh 5, 631; các tiểu đoàn đặc công 37, 20, Trung đoàn pháo binh 40 của mặt trận Tây Nguyên.

        Sau hơn một tháng chiến đấu, bộ đội ta loại khỏi vòng chiến đấu 13.000 tên địch (diệt 4 tiểu đoàn, bắt 164 tên)- phá hỏng 1.151 xe quân sự, 74 khẩu pháo, bắn rơi, phá hỏng 260 máy bay và nhiều phương tiện chiến tranh của địch.

        Trong chiến dịch Đắc Tô 2, ta bước đầu vận dụng thành công nghệ thuật vận động, bao vây tiến công liên tục và phối hợp ba thứ quân để đánh bại chiến thuật di tản, co cụm, đóng chốt điểm cao của Mỹ - nguy.

        5-5 đến 20-6

        Chiến dịch Long Khánh (Đông Nam Bộ). Nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá kế hoạch của chúng, Bộ tư lệnh Miền mở chiến dịch tiến công địch ở khu vực Túc Trưng, Định Quán, Gia Rai, thị xã Long Khánh, tỉnh Long Khánh (nay là huyện Xuân Lộc, tính Đồng Nai). Lực lượng địch có sư đoàn bộ binh 18, 2 tiểu đoàn bộ binh (3, 7 ngụy), 1 tiểu đoàn bộ binh Ôt-xtrây-li-a, 1 thiết đoàn, 3 tiểu đoàn pháo. Lực lượng ta tham gia chiến dịch có sư đoàn bộ binh 5 chủ lực Miền, trung đoàn bộ binh 29 và đại đội 1 tiểu đoàn 24.

        Kết thúc chiến dịch, bộ đội ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 1.000 tên địch, phá hỏng 47 khẩu pháo, 216 xe quân sự (có 32 xe bọc thép), 79 máy bay, thu 113 súng các loại.

        11 tháng 5

        Quân dân miền Nam bắt đầu đợt tiến công cao điểm mùa hè. Lực lượng đặc công, biệt động, pháo cối chuyên trách cùng các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương đã đánh vào 830 mục tiêu của địch trên khắp miền Nam, trong đó có 57 căn cứ, sở chỉ huy từ cấp trung đoàn trở lên và 41 sân bay quân sự của địch. Sau một tháng tiến công, các lực lượng vũ trang ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 29 tiểu đoàn và cụm quân địch tương đương, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh.

        12-25 tháng 5

        Quân dân Trị-Thiên đánh bại cuộc hành quân của Mỹ - nguy ra khu vực A Lưới - A Bia. Nhiều trận chiến đấu ác liệt đã diễn ra ở phía tây A Bia; quân Mỹ kinh hoàng gọi A Bia là Hambusger (đồi Xác thịt). Sau 13 ngày đêm liên tục chiến đấu, lực lượng vũ trang Trị Thiên - Huế loại khỏi vòng chiến đấu 1.500 tên địch.

        18 tháng 5

        Hội nghị quốc tế ủng hộ Việt Nam họp tại Xtốc-khôm (Thuỵ Điển) quyết định động viên phong trào nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam; đòi Mỹ rút quân, chấm dứt chiến tranh.

        6-8 tháng 6

        Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam họp ra nghị quyết thành lập chế độ Cộng hoà miền Nam Việt Nam. Đại hội bầu ra Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam do đồng chí Huỳnh Tấn Phát làm Chủ tịch và hội đồng cố vấn bên cạnh Chinh phủ do đồng chí Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch; ra lời hiệu triệu quân và dân miền Nam đẩy mạnh sự nghiệp chống Mỹ cứu nước đến toàn thắng.

        Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Viêt Nam ra đời là một thắng lợi có ý nghĩa to lớn của nhân dân miền Nam trong quá trình xây dựng chính quyền cách mạng, góp phần đưa sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của quân dân cả nước đến thắng lợi hoàn toàn.

        23-6 đến 1-7

        Chiến dịch Mường Sủi. Chiến dịch tiến công của liên quân Việt - Lào vào quân phái hữu Lào ở Mường Sủi - Phu Viêng (bắc Viêng Chăn 150 km). Nhằm tiêu diệt một bộ phận quân cơ động thuộc lực lượng đặc biệt Vàng Pao, chiếm Mường Sủi, nối liền với vùng giải phóng Xiêng Khoảng - Sầm Nưa, Bộ Quốc phòng nước ta và Bộ Chỉ huy quân đội giải phóng Lào phối hợp mở chiến dịch tiến công ở khu vực Mường Sủi - Phu Viêng (bắc Viêng Chăn, Lào). Lực lượng địch (phái hữu Lào) có 7 tiểu đoàn Vàng Pao, 6 tiểu đoàn chiếm đóng, 3 cụm pháo binh, 3 đại đội xe tăng.

        Lực lượng ta tham gia chiến dịch: Phía Quân đội nhân dân Việt Nam gồm Sư đoàn bộ binh 316 (thiếu 1 trung đoàn), 2 tiểu đoàn bộ binh đang đứng chân trên địa bàn chiến dịch, 3 tiểu đoàn đặc công, 2 tiểu đoàn pháo cối 120mm, 2 tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7 mm, 1 tiểu đoàn vận tải, 1 đại đội xe tăng; phía Quân giải phóng nhân dân Lào gồm 2 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7mm, 1 đại đội súng máy phòng không 14,5mm, 1 trung đội xe tăng.

        Tư lệnh chiến dịch: Vũ Lập. Chính ủy: Huỳnh Đắc Hương.

        Diễn biến chiến dịch chia làm hai đợt. Đợt 1 (23 đến 27-6), Liên quân Việt - Lào chiếm Phu Sô - Noọng Tăng, Bản Khay Mường Sủi, tiến công sở chỉ huy địch ở Mường Sủi, đánh địch phản kích. Đợt 2 (28-6 đến 1-7) liên quân tiến công làm chủ toàn bộ Mường Sủi, phát triển về hướng Phu Viêng đến ngã ba Sa La Phu Khun, uy hiếp Sảm Thông - Long Chẹng. Kết thúc chiến dịch, Liên quân Việt - Lào diệt 600 tên (có 1 đại tá), bắt 297 tên, phá hủy 13 pháo 105 và 155mm, bắn rơi 4 máy bay, thu 3 xe tăng và 25 xe vận tải, 2 pháo 105 mm, 2 cối 106,7mm, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh khác của địch; tạo thế trận phòng ngự vững chắc ở Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #127 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2016, 04:02:35 am »


        28 tháng 6

        Sáp nhập Đoàn 500 (lực lượng vận tải và bảo đảm vận tải từ nam sông Gianh trở vào vĩ tuyến 17 gồm 7 tiểu đoàn xe, 8 tiểu đoàn công binh, 2 tiểu đoàn cao xạ 37mm, 1 tiểu đoàn đường ống, 3 đội điều trị, 5 trạm hành quân chuyển thương) vào Đoàn 559.

        2 tháng 7

        Bộ Quốc phòng ra quyết định (số 62/QĐ) thành lập Viện Khoa học Quân sự Việt Nam thuộc Bộ Quốc phòng. Nhiệm vụ: giúp Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng nghiên cứu những vấn đề chiến lược, chiến dịch và chỉ đạo công tác tổng kết, nghiên cứu khoa học quân sự trong toàn quân.

        20 tháng 7

        Chù tịch Hồ Chí Minh kêu gọi quân và dân cả nước: Triệu người như một, nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, không sợ hy sinh gian khổ, kiên trì đẩy mạnh cuộc kháng chiến đánh cho Mỹ phải rút hết sạch, đánh cho ngụy quân, ngụy quyền sụp đổ hết, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hoà bình thống nhất nước nhà”.

        29 tháng 7

        Bộ Quốc phòng ra các quyết định (từ 72 đến 74/QĐ-QP) giải thể Trung đoàn công binh cầu phà 269 (thành lập 21-8-1968). Giải thể Sư đoàn pháo cao xạ 375 (Quân khu 4) các trung đoàn pháo cao xạ của sư đoàn chuyển trực thuộc Bô tư lệnh Quân khu 4 và chuyển Cục Kỹ thuật (Tổng cục Hậu cần) thành Viện Kỹ thuật Quân sự thuộc Bộ Tổng tham mưu.

        Tháng 7

        Trung ương Cục họp hội nghị lần thứ 9, đánh giá tình hình chiến trường và chủ trương:

        + Đẩy mạnh tiến công quân sự và xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân.

        + Tăng cường công tác dân vận làm cơ sở cho phong trào đấu tranh chính trị.

        + Phát huy vai trò của chính quyền cách mạng, đấy mạnh công tác an ninh, kinh tế, tài chính, xây dựng và mở rộng căn cứ địa cách mạng.

        Hội nghị quyết định phải tập trung lực lượng tiến công làm thất bại chủ truơng "quét và giữ” và chính sách bình định của địch, trong đó "nhiệm vụ quan trọng nhất là phải giành đất, giành dân, phát triển thế và lực của ta", "căng địch và kéo địch ra để tiêu diệt và tiêu hao một cách rộng rãi đi đôi với mở rộng vùng giải phóng".

        Cùng thời gian này, Trung ương Cục quyết định tổ chức lại một số chiến trường: Lập Khu 7 gồm Phân khu 4, tỉnh Biên Hoà, Bà Rịa, Long Khánh và đặc khu Rừng Sác. Các quận nội thành Sài Gòn - Gia Định trước kia tách thành các phân khu, nay nhập lại, do đồng chí Nguyễn Văn Linh làm Bí thư thành ủy. Tăng cường sự lãnh đạo, chi đạo đối với mặt trận miền Tây: Điều đồng chí Võ Văn Kiệt làm Bí thư Khu ủy và đồng chí Lê Đức Anh làm Tư lệnh Quân khu 9.

        1-8 đến 15-9

        Các lực lượng vũ trang trên chiến trường miền Nam mở cuộc tiến công mới vào gần 40 thành phố, thị xã, 60 sở chỉ huy cấp trung đoàn trở lên, hơn 30 sân bay, nhiều bến cảng, kho tàng diệt và làm bị thương hàng nghìn tên địch, hỗ trợ nhân dân nối dậy diệt ác phá kìm giành quyền làm chủ.

        2 tháng 9

        Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và nhấn dấn Việt Nam, người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân, chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới từ trần. Bác để lại bản Di chúc lịch sử. Tiếp theo lời kêu gọi cùa Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ra lời kêu gọi toàn thể cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng, đảng viên, đoàn viên thanh niên trong các lực lượng vũ trang nhân dân: "Giương cao ngọn cờ quyết chiến quyết thẳng của Bác trao cho, với khí thế thừa thắng xông lên, các lực lượng vũ trang nhân dân hãy cùng toàn dân đẩy mạnh sự nghiệp chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc, thực hiện lời kêu gọi thiêng liêng của Hồ Chủ tịch: "Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn phải chiến đấu quét sạch nó đi". Toàn quân mở đợt sinh hoạt chính trị "Học tập và làm theo Di chúc của Bác", thi đua lập công đền ơn Bác.

        4 tháng 9

        Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không - Không quân. Cục trưởng: Lương Hữu Sât.

        16 tháng 9

        Tổng thống Mỹ Ních-Xơn công bố rút đợt 2 (35,000) quân Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam (đợt 1, Ních-Xơn tuyên bố rút 25.000 quản Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam vào cuối tháng 8 năm 1969).

        Tháng 9

        Hội nghị Khu ủy Khu 5 đề ra nhiệm vụ "diệt kẹp giành dân, tác chiến của bộ đội chủ lực phải gắn liền với nhiệm vụ giành dân, cùng với phát triển lực lượng vũ trang địa phương phải tập trung củng cố các đơn vị chủ lực, đánh những trận lớn có tác dụng làm chuyển biến tình hình trên chiến trường toàn khu".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #128 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2016, 04:05:30 am »


        20-10 đến 1-12

        Chiến dịch Bu Prăng - Đức Lập. Nhằm tiêu diệt một bộ phận chủ lực, cơ động Mỹ-nguy, phối hợp với các chiến trường toàn miền Nam, Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên mở chiến dịch tiến công từ tây Buôn Ma Thuột đến Bu Prăng. Có chính diện 80km, kéo dài dọc đường 14 đến sát biên giới Việt Nam - Campuchia, gồm 4 khu: Khu A (quận ly Đức Lập), Khu B (Bu Prăng), Khu c (ngã ba Đức Song), Khu D (ngã ba đường 14 đi Campuchia thuộc tỉnh Quảng Đức).

        Lực lượng địch trên địa bàn chiến dịch có 11 tiểu đoàn (3 tiểu đoàn Mỹ, 8 tiểu đoàn nguy). Trong quá trình chiến dịch được tăng viện 1 lữ đoàn bộ binh Mỹ, 7 tiểu đoàn ngụy, 1 trung đoàn thiết giáp, 3 tiểu đoàn pháo của quân ngụy, có lực lượng không quân chi viện hỏa lực.

        Lực lượng ta tham gia chiến dịch có 2 trung đoàn (66 à 28), 1 tiểu đoàn bộ binh (Tiểu đoàn 394), 2 tiểu đoàn và 1 đai đội đặc công, Trung đoàn pháo 40 và lực lượng của Tỉnh Quảng Đức (2 tiểu đoàn) và một số lực lượng của Khu 10.

        Chỉ huy chiến dịch: Hoàng Minh Thảo (Tư lệnh), Trần Môn (Chính ủy).

        Chiến dịch diễn ra 3 đợt: Đợt 1 (28-10 đến 7-11): Ta vây điểm diệt viện ở 2 khu vực Bu Prăng, Đức Lập và đánh vào hậu cứ phía sau của địch. Đợt 2 (8 đến 17-11) bộ đội ta đánh địch ở Bu Prăng, buộc địch ra ứng cứu giái toả để tiêu diệt. Đợt 3 (18-11 đến 1-12): Ta vây ép và tiêu diệt căn cứ Bu Prăng, đánh bại chiên đoàn 53 địch ra giải toả.

        Kết thúc chiến dịch: Ta loại khỏi chiến đấu 4.323 tên địch (có 315 Mỹ); bắt 35 tên (có 3 Mỹ) bắn rơi và phá hùy 103 máy bay, phá hủy 87 xe quân sự, 29 pháo, 35 kho (có 4 kho đạn pháo, 5 kho xăng) thu nhiều súng đạn, quân trang, quân dụng.

        Chiến dịch thắng lợi đã góp phần làm thất bại âm mưu Việt Nam hoá chiến tranh của địch, dùng chủ lực nguy thay thế quân Mỹ trên chiến trường Tây Nguyên.

        25-10-1969 đến 25-4-1970

        Chiến dịch Toàn Thắng (chiến dịch 139). Nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân Vàng Pao và quân Thái Lan, Khôi phục vùng giải phóng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng bị địch lấn chiếm trong cuộc hành quân Cù Kiệt (8 năm 1969), Quân tình nguyện Việt Nam và bộ đội Pa-thét Lào mở chiến dịch phan công ở khu vực Cánh Đồng Chum. Lực lượng địch: 44 tiểu đoàn thuộc lực lượng đặc biệt Vàng Pao, Một số đơn vị quân của Viêng Chăn và Thái Lan, được không quân Mỹ yểm trợ.

        Lực lượng liên quân: 2 sư đoàn bộ binh (312, 316), 2 tiểu đoàn bộ binh và một số đơn vị đặc công, pháo phòng không của Việt Nam; 10 tiểu đoàn bộ binh, 1 đại đội xe tăng và lực lượng vũ trang địa phương của Lào. Tham gia Bộ chỉ huy chiến dịch, về phía quân tình nguyện Việt Nam có các đồng chí Vũ Lập: Tư lệnh, Huỳnh Đắc Hương: Chính ủy.

        Sau 3 đợt chiến đấu (25-10-1969 đến 10-1-1970, 11 đến 25-2, 26-2 đến 25-4-1970), liên quân Việt - Lào đánh thiệt hại nặng một bộ phận "Lực lượng đặc biệt" của Vàng Pao gồm 13 tiểu đoàn (khoảng 7.800 tên) phá hỏng và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của chúng, mở rộng vùng giái phóng Lào từ Bản Na đến Nậm Ngàn gồm 22.000 dân.

        Chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đánh dấu bước tiến bộ mới về trình độ tổ chức chỉ huy chiến dịch và tác chiến trên địa bàn rừng núi của chủ lực ta.

        3-11 đến 10-12

        Chiến dịch Phước Bình - Bù Đốp. Nhằm tiêu diệt sinh lực địch, phá ách kìm kẹp, bảo vệ tuyến hành lang vả kho tàng của ta ở biên giới Việt Nam - Campuchia, Bộ tư lệnh Miền mở chiến dịch tiến công trên địa bàn Bù Đốp - Phước Bình và Bổ Túc - Lộc Ninh thuộc 2 tỉnh Phước Long và Bình Phước.

        Lực lượng địch trên địa bàn chiến dịch có 2 trung đoàn bộ binh cơ giới Mỹ, 3 tiểu đoàn thuộc sư đoàn kỵ binh không vận số 1. Trung đoàn xe thiết giáp số 11 và 3 đại đội thiết giáp Mỹ. Lực lượng ngụy có 1 trung đoàn và 1 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn biệt kích và 12 đại đội bảo an, dân vệ, 24 khẩu pháo từ 105mm đến 175mm.

        Lực lượng ta tham gia chiến dịch có Sư đoàn bộ binh 7, 1 tiểu đoàn đặc công và trung đoàn pháo binh Miền. Bộ tư lệnh Miền trực tiếp chỉ đạo, chi huy chiến dịch.

        Sau 37 ngày đêm chiến đấu, ta loại khỏi vòng chiến đấu 4000 tên địch, phá hỏng và bắn rơi 112 máy bay lên thằng, bắn cháy 103 xe quân sự (có 96 xe tăng M41, M48 và M113) phá hỏng 29 khẩu pháo, 14 kho (có 4 kho đạn), 1 sân bay, thu nhiều vũ khí và đồ dùng quân sự.

        Thắng lợi cùa chiến dịch Phước Bình - Bù Đốp góp phần làm thất bại chiến lược phòng ngự của địch; tạo chuyển biến có lợi cho ta trên tuyến vành đai bắc - đông bắc Sài Gòn.

        Tháng 11

        Thành lập Lử đoàn 429 đặc công (trên cơ sở Trung đoàn 429) tại chiến khu Dương Minh Châu. Biên chế: 3 tiểu đoàn (7, 8, 9) và 6 đại đội trực thuộc. Lử đoàn trưởng: Mười Thọ. Chính uỷ: Tư Định.

        15 tháng 12

        Tổng thống Mỹ, Ních-Xơn công bố rút quân đợt 3 (50.000 quân) khỏi miền Nam Việt Nam. Đợt rút quân này dự định hoàn thành vào tháng 4 năm 1970.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #129 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2016, 04:09:01 am »


Năm 1970

        Tháng 1

        Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 18 ra nhiệm vụ: "Động viên sự nỗ lực cao nhất của toàn

        Đảng, toàn quân, toàn dân trên cả hai miền, phát huy thắng lợi đã đạt được, kiên trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến tiếp tục phát triển chiến lược tiến công một cách toàn diện liên tục và mạnh mẽ, đẩy mạnh tiến công quân sự, chính trị kết hợp với tiến công ngoại giao, vừa tiến công địch, vừa ra sức xây dựng lực lượng quân sự và chính trị của ta ngày càng lớn mạnh; đánh bại âm mưu của chúng xuống thang từng bước, kéo dài chiến tranh để tạo thế mạnh hòng duy trì chủ nghĩa thực dân kiểu mới của chúng ở miền Nam Việt Nam- làm thất bại thế chiến lược phòng ngự của địch, tạo ra chuyển biến mới trong cục diện chiến tranh giành thắng lợi từng bước, đi đến giành thắng lợi quyết định".

        27 tháng 3

        Bộ Chính trị chỉ thị cho Trung ương cục miền Nam và Quân khu ủy Khu 5 đẩy mạnh hoạt động mở rộng vùng giải phóng. Chỉ thị nêu rõ: Cần tiếp tục tiến công địch mạnh mẽ, mở rộng vùng giải phóng trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia, phối hợp với phong trào nổi dậy của nhân dân Campuchia chống chính quyền phản động, giúp bạn phát triển lực lượng cách mạng và giải quyết những khó khăn về hậu cần cho bộ đội ta.

        Đầu tháng 4

        Bộ Quốc phòng tổ chức hội nghị bàn việc huấn luyện bổ sung và tổ chức đưa quân từ miền Bắc vào chiến trường. Quân bổ sung thuộc binh chủng nào do bộ tư lệnh binh chủng ấy đảm nhiệm. Quân bổ sung là nhân viên kỹ thuật do các trường ấy đào tạo, bổ túc, chuyên sâu kỹ thuật phụ trách. Các quân khu tổ chức huấn luyện bộ binh cấp trung đoàn, sư đoàn. Trong 2 năm 1970 - 1971. ta đã đưa 195.000 quân bổ sưng, trong đó có nhiều cán bộ, chiến sĩ thuộc các binh chủng kỹ thuật vào chiến đấu và công tác ở các chiến trường.

        1-26 tháng 4

        Bộ đội chủ lực Tây Nguyên phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương đánh bại cuộc hành quân "Tất thắng" của 13 tiểu đoàn chủ lực cơ động, 1 trung đoàn xe tăng và xe bọc thép nguy, có nhiều máy bay đại bác hỗ trợ vào Đắc Siêng (Kon Tum).

        4 tháng 4

        Bộ Chính trị gửi điện (số 99) cho Trung ương Cục miền Nam yêu cầu: "Nghiên cứu tổ chức, bố trí lại lực lượng cho thích hợp với tình hình mới, bảo đảm đẩy mạnh tiến công ở miền Nam, giúp cách mạng Campuchia có hiệu lực vừa mạnh vừa vững chắc, chủ động và lâu dài".

        22 tháng 4

        Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ quyết định sử dụng sức mạnh quân sự đánh sang bên kia biên giới Việt Nam - Campuchia.

        24-25 tháng 4

        Hội nghị cấp cao nhân dân ba nước Đông Dương thống nhất cương lĩnh đấu tranh của nhân dân ba nước Đông Dương chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Hội nghị ra tuyên bố khẳng định mục tiêu chiến đấu là độc lập, hoà bình, trung lập, không cho nước ngoài có quân đội hoặc căn cứ quân sự trên đất mình, hoặc dùng lãnh thổ mình để xâm lược nước khác, không tham gia liên minh quân sự... Ba nước quan hệ theo năm nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình, không xâm lược nhau, tôn trọng chế độ chính trị của nhau,

        không can thiệp vào nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi. Thành công của hội nghị góp phần làm thất bại âm chia rẽ của Mỹ và các thế lực phản động, cổ vũ quyết tâm chống Mỹ của nhân dân ba nước Đông Dương tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.

        24 tháng 4

        Quân ủy Trung ương quyết định (số 67/QĐ-QUTW) thành lập Sư đoàn vận tải 470 thuộc Đoàn 559. Nhiệm vụ: Vận tải hàng cho các chiến trường Nam Bộ, Tây Nguyên, Hạ Lào đông bắc Campuchia; phối hợp với các đơn vị chiến đấu, bảo vệ tuyến vận tải và giúp lực lượng cách mạng Campuchia xây dựng cơ sở chính trị, quân sự củng cố vùng giải phóng.

        Biên chế: Năm binh trạm vận tải, một trung đoàn công binh, một tiểu đoàn cao xạ 37mm.

        Sư đoàn trưởng; Thượng tá Nguyễn An.

        29-4 đến 30-6

        Chiến dịch Đông Bắc Campuchia. Nhằm giúp cách mạng Campuchia, bảo vệ sườn phía tây căn cứ địa hậu phương trực tiếp của cách mạng miền Nam, Quân giải phóng miền Nam và lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia mở chiến dịch phản công ở vùng biên giới Việt Nam - Campuchia và các tỉnh đông bắc Campuchia. Lực lượng địch có 11 tiểu đoàn bộ binh và 2 tiểu đoàn tăng thiết giáp Mỹ, 71 tiểu đoàn bộ binh và 9 tiểu đoàn tăng thiết giáp quân đội Sài Gòn và quân Lon Non.

        Ta có 4 sư đoàn bộ binh (1, 5, 7, 9), 2 trung đoàn bộ binh (24, 95), Trung đoàn pháo binh 211, 3 tiểu đoàn đặc công Quân giải phóng miền Nam Việt Nam và lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia.

        Sau hơn hai tháng chiến đấu, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam và lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia đã tiêu diệt và làm tan rã 42 tiểu đoàn (2 tiểu đoàn Mỹ, 15 tiểu đoàn quân đội Sài Gòn, 25 tiểu đoàn Lon Non) gồm 8.300 quân bắn rơi, phá huỷ 430 máy bay, phá 280 xe quân sự, 180 pháo cối... bảo vệ được căn cứ địa của cách mạng miền Nam Việt Nam, giải phóng 5 tỉnh đông bắc Campuchia, tạo kiện cho cách mạng Campuchia phát triển ở nhiều phum sóc. Xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia từ 10 đội du kích lên 9 tiểu đoàn, hàng chục đại đội tập trung và hàng trăm trung đội du kích.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM