Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:56:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Việt Nam thế kỷ XX - Những sự kiện quân sự  (Đọc 57262 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #110 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2016, 10:34:55 am »


Năm 1966

        Tháng 1 - tháng 4

        Quân và dân miền Nam đánh thắng cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất của Mỹ - ngụy. Nhằm tìm diệt chủ lực ta, phá căn cứ chiến tranh du kích, giành lại quyền chủ động chiến trường, ngày 8 tháng 1 đế quốc Mỹ huy động 72 vạn quân (có 18 vạn quân Mỹ) gồm 14 sư đoàn, 9 lữ đoàn và trung đoàn bộ binh Mỹ, nguy và các nước phụ thuộc Mỹ; hơn 1.000 khẩu đại bác, 1.342 xe tăng, xe bọc thép, 2.288 máy bay các loại, 541 tàu, xuồng chiến đấu mở cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất (mùa khô 1965 - 1966). Địch tập trung đánh ra năm hướng trên hai chiến trường trọng điểm: Miền Đông Nam Bộ và Khu 5.

        Hướng thứ nhất: Đánh ra tây bác Sài Gòn, gồm Củ Chi (chiến khu C) nhằm tiêu diệt Sư đoàn 9 chủ lực Miền, phá căn cứ giải phóng của ta, giữ an ninh cho sào huyệt Mỹ - nguy ở Sài Gòn.

        Hướng thứ hai: Đánh xuống phía đông Sài Gòn, từ sông Đồng Nai đến Bà Rịa để bảo vệ đường 15, sông Lòng Tàu và các căn cứ quân sự Biên Hoà, Vũng Tàu, phá các căn cứ du kích ở vùng đông Sài Gòn - Gia Định.

        Hướng thứ ba: Đánh ra phía nam tỉnh Phú Yên, phá các xã bắc sông Đà Nắng và ven biển huyện Tuy Hoà, nhằm chuẩn bị bàn đạp tiến công vào các căn cứ của ta.

        Hướng thứ tư: Đánh ra vùng bắc tỉnh Bình Định, nhằm tìm diệt Sư đoàn 3 chủ lực Khu 5, giữ đường chiến lược 19 từ Quy Nhơn đi Tây Nguyên để đảm bảo tiếp tế cho lực lượng Mỹ - nguy ở Tây Nguyên. Đây là hướng trọng điểm của cuộc phản công ở Khu 5.

        Hướng thứ năm: Đánh ra khu vực nam tỉnh Quảng Ngãi chủ yếu vào huyện Đức Phổ và vùng phía đông huyện Ba Tơ, chiếm vùng giải phóng phía nam tỉnh Quảng Ngãi, khai thông đoạn đường số 1 nối liền giữa quân khu I và quân khu II, ngăn chặn tiến công ở bắc Bình Định.

        Dựa vào thế trận chiến tranh nhân dãn, quân và dân ta liên tục mở các đợt tác chiến, thực hiện phản công kết hợp với tích cực tiến công, kết hợp tiến công quân sự với đấu tranh chính trị và nổi dậy của quần chúng. Nổi bật là các đợt tác chiến của du kích ở Củ Chi (Đông Nam Bộ), bắc Bình Định, nam Quảng Ngãi, Phú Yên (Khu 5); những trận đánh tập trung của bộ đội chủ lực ở Bông Trang - Nhà Đỏ Bến Cát (Thủ Dầu Một), tây Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), Chợ Cát Tam (Bình Định). Quân và dân các địa phương vùng đồng bằng Nam Bộ và Khu 5 đã đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét của Mỹ - nguy, phá ách kìm kẹp của địch, mở rộng vùng giải phóng. Bị thiệt hại nặng nề, tháng 4 năm 1966, Mỹ phải chấm dứt cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất sớm hơn dự định 2 tháng.

        Trong hơn 3 tháng, quân và dân miền Nam đánh bại gần 450 cuộc hành quân càn quét, trong đó có 20 cuộc hành quân lớn của 20 vạn quân Mỹ, chư hầu và 50 vạn quân nguy, loại khỏi vòng chiến đấu gần 7 vạn tên địch (có 3 vạn Mỹ), bắn rơi và phá hủy 940 máy bay, bắn cháy và phá hủy 6.000 xe quân sự (có 300 xe tăng, xe bọc thép). Thắng lợi này tạo cơ sở và niềm tin cho quân dân miền Nam đánh thắng Mỹ- ngụy những năm tiếp theo.

        24 tháng 1

        Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho các vị đứng đầu các nước Xã hội chủ nghĩa, các khối liên quan tới Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Việt Nam, nhắc lại cam kết các bên ký và vạch rõ: "Mỹ nói tôn trọng Hiệp định Giơ-ne-vơ. Nhưng một trong những điều khoản chủ yếu của hiệp định là cấm đưa quân đội nước ngoài vào Việt Nam. Nếu họ thật tôn trọng hiệp định đó thì phải rút hết quân đội Mỹ và chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam" . Người khẳng định: "Thực chất 14 điểm của Mỹ là Mỹ cố bám lấy miền Nam Việt Nam, cố duy trì chính quyền bù nhìn do Mỹ nặn ra ở miền Nam Việt Nam, cố chia cát lâu dài nước Việt Nam... Rõ ràng chiến dịch "đi tìm hoà bình" của Mỹ chỉ nhằm che giấu âm mưu tăng cường chiến tranh xâm lược của họ. Lập trường của chính phủ Giôn-xơn vẫn là xâm lược và mở rộng chiến tranh" .
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #111 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2016, 10:39:05 am »


        28-1 đến 21-4

        Chiến dịch Bắc Bình Định. Diễn ra trên địa bàn các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Hoài Ân, An Lão. Lực lượng địch có 20 tiểu đoàn bộ binh, gồm 5 tiểu đoàn của sư đoàn kỵ binh không vận số 1 Mỹ, 3 tiểu đoàn quân Nam Triều Tiên, 5 tiểu đoàn dù ngụy (lực lượng tổng dự bị), 7 tiểu đoàn (thuộc 2 trung đoàn 41, 42), 2 chi đoàn xe M113, 4 tiểu đoàn pháo, 2 tiểu đoàn công binh, được pháo hạm và không quân chi viện.

        Lực lượng ta gồm Sư đoàn 3 bộ binh và các lực lượng vũ trang địa phương trên địa bàn chiến dịch. Tư lệnh chiến dịch: Giáp Văn Cương - Sư đoàn trưởng Sư đoàn 3. Chính ủy: Trần Quang Khanh - Bí thư tỉnh ủy Bình Định.

        Kết thúc chiến dịch, ta loại khỏi vòng chiến đấu gần 1 vạn tên địch, đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn, 6 đại đội thuộc lữ đoàn 3 (sư đoàn ky binh không vận số 1 Mỹ). Tiêu diệt 1 tiểu đoàn và 7 đại đội ngụy; bắn rơi và phá hủy hơn 200 máy bay, thu 239 súng các loại.

        Chiến dịch phản công Bắc Bình Định thắng lợi đã tiêu diệt và tiêu hao một bộ phận quan trọng sinh lực Mỹ - nguỵ và quân Nam Triều Tiên, đánh thắng lực lượng tinh nhuệ của sư đoàn ky binh không vận số 1 Mỹ lần dầu tiên ở đồng bằng Khu 5, góp phần đánh bại cuộc phản công mùa khô lần thứ nhất cùa địch trên chiến trường miền Nam.

        7 tháng 2

        Tại Củ Chi, Bộ Tư lệnh Quân khu Sài Gòn - Gia Định mở Đại hội dũng sĩ diệt Mỹ. Đại hội tổng kết kinh nghiệm chiến tranh nhân dân trên địa bàn Củ Chi, rút ra 10 bài học đánh Mỹ:

        1- Ai ai cũng đánh được Mỹ.

        2- Vũ khí gì cũng đánh được Mỹ.

        3- Nhiều cũng đánh, ít cũng đánh, một người một tổ đều đánh được.

        4- Ở đâu cũng đánh được Mỹ. Đánh ở rừng, ở xóm, ở ấp chiến lược, ở đồng lầy; chỉ cần tích cực bám địch, tìm địch mà đánh là được.

        5- Ngày cũng đánh, đêm cũng đánh được Mỹ, vì cả ngày, cả đêm Mỹ đều có sơ hở, nhược điểm.

        6- Đánh địch phản công là cơ hội tốt để ta diệt chúng.

        7- Đánh ở cả tiền tuyến, đánh cả ở hậu phương địch, đánh đều khắp, càng làm cho giặc Mỹ bối rối, bị động, ta diệt địch càng dễ dàng hơn.

        8- Đánh cả trong xã, ấp chiến đấu và ngoài xã, ấp chiến đấu, chỉ cần quyết tâm tìm Mỹ mà đánh, tìm Mỹ mà diệt-

        9- Có khả năng thắng tất cả mọi binh chủng của Mỹ như bộ binh, xe tăng, máy bay, biệt kích.

        10- Đánh bằng vũ trang, bằng chính trị và bằng cả binh vận.

        Mỗi bài học kinh nghiệm của quân, dân Củ Chi có tác dụng động viên, tạo niềm tin cho quân dần miền Nam phát huy nâng cao hiệu suất chiến đấu. Đại hội tuyên dương và tặng danh hiệu "Dũng sĩ diệt Mỹ" cho 209 cá nhân đã diệt được nhiều Mỹ và Củ Chi được tặng danh hiệu: "Đất thép thành đồng”.

        9 tháng 2

        Khu ủy Sài Gòn - Gia Định ra chỉ thị lập vành đai diệt Mỹ trên vùng phía nam Củ Chi. Vành đai là một hệ thống trận địa nhiều tuyến, nhiều ổ, cụm chiến đấu, lỗ bắn tỉa, ấp - xã chiến đấu liên hoàn, vừa là trận địa vây hãm ngăn chặn địch nống ra, lại vừa là bàn đạp tiến công đột nhập căn cứ địch. Cấu trúc trận địa linh hoạt theo địa hình cụ thể từng khu vực.

        20-2 đến 20-4

        Chiến dịch Tây Sơn Tịnh. Nhằm tiêu diệt và phân tán lực lượng địch, hỗ trợ cho hướng Bắc Bình Định và nhân dân nổi dậy, mở rộng vùng giải phóng, Bộ tư lệnh Quân khu 5 mở chiến dịch tiến công địch ở tây Sơn Tịnh (Quảng Ngãi). Về lực lượng địch: quân Mỹ có 5 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ (sư đoàn 1), 1 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn xe tăng, 1 tiểu đoàn công binh, 5 phi đoàn máy bay phản lực; quân ngụy có 8 tiểu đoàn, 24 đại đội bảo an, dân vệ. Lực lượng ta tham gia chiến dịch gồm Sư đoàn bộ binh 2 (thiếu) chủ lực Quân khu 5, một tiểu đoàn đặc công (thiếu), một tiểu đoàn cối 120 và ĐKZ75, một tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7mm, hai tiểu đoàn (48, 83) và một đại đội đặc công tỉnh Quảng Ngãi, sáu đại đội bộ đội phương huyện Sơn Tịnh và du kích trên địa bàn chiến dịch Chỉ huy chiến dịch: Nguyễn Năng (Tư lệnh). Nguyễn Minh Đức (Chính ủy).

        Sau 4 đợt chiến đấu (20.2-3.3, 4-7.3, 17-29.3, 10-20.4) ta đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn, 4 đại đội thủy quân lục chiến Mỹ, 12 đại đội và 22 trung đội ngụy, bắn rơi và phá hủy 102 máy bay, 27 xe cơ giới, thu 823 súng các loại hỗ trợ nhân dân nổi dậy giành quyền làm chủ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #112 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2016, 10:42:55 am »


        Tháng 2

        Quân ủy Trung ương họp thảo luận về tình hình miền Nam, ra nghị quyết về quân sự. Để chỉ đạo các lực lượng vũ trang trên chiến trường hoạt động, Quân ủy Trung ương đề ra 6 phương thức tác chiến:

        1- Đẩy mạnh tác chiến của bộ đội tập trung, mở những chiến dịch vừa và lớn, tiến tới đánh những trận có tác dụng chiến lược nhằm tranh thủ ưu thế quân sự trên một số hướng quan trọng, tiêu diệt gọn tiểu đoàn Mỹ, tiêu diệt gọn chiến đoàn nguy.

        2- Đẩy mạnh chiến tranh du kích đến trình độ cao, tiêu diệt từng bộ phận nhỏ sinh lực địch, tiêu hao và phân tán địch, đập tan các cuộc càn quét, đánh bại âm mưu bình định, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, uy hiếp các đô thị, các căn cứ quan trọng cùa địch.

        3- Đánh phá các căn cứ hậu cần, kho tàng, sân bay, hải cảng, cơ quan đầu não của địch.

        4- Triệt phá các đường giao thông thủy bộ quan trọng của địch, tạo thế chia cắt, bao vây địch, buộc chúng phải phòng ngự trên từng khu vực, từng chiến trường, từng thành phố, làm giảm khả năng chi viện lẫn nhau của chúng.

        5- Đẩy mạnh hoạt động ở các đô thị, từ hình thức tác chiến nhỏ kết hợp với đấu tranh chính trị đến tác chiến lớn, kết hợp với tiến công và khởi nghĩa.

        6- Phối hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị và binh vận (nhất là ngụy vận) trên quy mô lớn có tính chất chiến lược, tạo điều kiện làm tan rã, ly khai, gây binh biến trong hàng ngũ địch.

        Tháng 3

        * Hội nghị Trung ương cục miền Nam lần thứ tư đề ra nhiệm vụ: "Đẩy mạnh đấu tranh vũ trang, xây dựng lực lượng vũ trang lớn mạnh, phát động du kích chiến tranh rộng khắp, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực Mỹ - ngụy, quyết tâm đánh bại địch trong mùa mưa sắp tới... tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trên các mặt chỉ đạo tác chiến, xây dựng lực lượng vũ trang, chuẩn bị hậu cần đối với lực lượng vũ trang...".

        * Cục Quân giới nghiên cứu thiết kế chế tạo thành công lựu đạn phóng ghép mảnh và sản xuất hàng loạt. Đến cuối năm 1967, ta sản xuất được 34.000 quả loại vỏ tôn và 3.500 quả loại vỏ giấy kịp thời đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu của các chiến trường.

        13 tháng 4

        * Bộ Quốc phòng ra quyết định (số 28/QĐ-QP) thành lập Trung đoàn đặc công trinh sát 426. Biên chế 6 tiểu đoàn (4 tiếu đoàn đặc công bộ, 1 tiểu đoàn đặc công nước, 1 tiểu đoàn huấn luyện cán bộ) và 3 cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần. Trung đoàn trưởng: Nguyễn Việt. Chính ủy: Hoàng Kim. Ngày 19 tháng 3 năm 1967, Trung đoàn 426 giải thể, các tiếu đoàn chuyển trực thuộc Bộ tư lệnh Đặc công.

        * Thành lập đoàn huấn luyện trinh sát đặc công nước (phiên hiệu Đoàn 126). Lực lượng nòng cốt của đoàn gồm 40 người đã qua huấn luyện ở Đoàn 8 và 74 người ờ đại đội đặc công đánh biển thuộc Cục Nghiên cứu Bộ Tổng tham mưu. Tháng 5 năm 1966, Bộ tư lệnh Hải quân điều 700 cán bô chiến sĩ từ các đơn vị về tổ chức thành 12 đội chiến đấu. Cơ quan đoàn bộ đóng tại huyện Yên Hưng (Quảng Yên) và Thủy Nguyên (Hải Phòng). Đoàn trường: Hoàng Đắc Cót. Chính uy- Phạm Điệng.

        14 tháng 4

        Mỷ sử dụng máv bay chiến lược B-52 xuất phát từ đảo Gu-am đến dội bom xuống khu vực đèo Mụ Giạ và đường 12 tây Quảng Bình hòng cắt đứt tuyến vận tải chiến lược của ta từ miền Bắc qua biên giới Việt - Lào và tuyến vận tải chiến lược 559 vào chiến trường miền Nam. Đây là lần đầu tiên Mỹ dùng B-52 đánh phá miền Bác.

        16 tháng 4

        Tại bang Uy-lít Lây, Chính phủ Mỹ tổ chức cuộc họp với 47 nhà khoa học ưu tú nhất nước Mỹ trong lĩnh vực kỹ thuật để nghiên cứu khai thác những khả năng kỹ thuật có liên quan đến hoạt động quân sự của Mỹ ở Việt Nam. Cuộc họp kéo dài khoảng 3 tháng dưới sự bảo trợ của phân viện Jắc-sơn thuộc Viện Phân tích quốc phòng và sự chỉ đạo trực tiếp của Mác Na-ma-ra, Bộ trưởng quốc phòng.

        Sau khi nghe báo cáo và nghiên cứu các giải pháp, cuộc họp đã đi đến kết luận:

        - Chiến dịch ném bom mở rộng hoàn toàn không có khả năng ngăn cản Hà Nội thâm nhập người và hàng vào miền Nam như tốc độ hiện nay hoặc cao hơn nữa.

        - Cần có giải pháp thay thế, đó là xây dựng một hàng rào điện tử qua khu phi quân sự bằng những công cụ mới được phát minh. Đây là biện pháp tích cực nhất thực hiện mục tiêu chiến lược ngăn chặn triệt để nguồn tiếp tế của đối phương. Chính phủ Mỹ cam kết sẽ tập trung lớn nhất về tài chinh, vật tư kỹ thuật và lực lượng vào kế hoạch xây dựng hàng rào điện tử ở phía nam giới tuyến quân sự.

        22 tháng 4

        Trung đoàn pháo phòng không 210 do Trung đoàn trưởng Nguyễn Luân và Chính ủy Nguyễn Đắc Thái chỉ huy phối hợp với quân dân Thái Nguyên bắn rơi chiếc máy bay Mỹ thứ 1.000 trên miền Bắc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #113 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2016, 10:46:25 am »


        Tháng 4

        * Thành lập Quân khu Trị - Thiên (B4) trên cơ sở Phân khu Bắc (Khu 5) của Quân khu 5 gồm hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên. Nhiệm vụ: xây dựng và chỉ huy lực lượng vũ trang thuộc quyền, chuẩn bị chiến trường và phối hợp tác chiến với các lực lượng khác trong các chiến dịch trên địa bàn quân khu. Lực lượng vũ trang trên địa bàn có Trung đoàn bộ binh 6, một số phân đội binh chủng, bốn tiểu đoàn (804, 805, 810, 814) bộ đội địa phương hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên. Tư lệnh kiêm Chính ủy: Thiếu tướng Lê Chưởng.

        * Cục Quân giới tổ chức nghiên cứu chế tạo thành công pháo khói đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. Từ giữa năm 1966 đến cuối năm 1968, Nhà máy Z2 thuộc Cục Quân giới đã sản xuất được 9.098 quả pháo khói T (dùng cho các trận địa tên lửa) và 16.159 quả pháo khói c (dùng cho các trận địa pháo cao xạ). Cùng thời gian này, Cục Quân giới còn nghiên cứu thiết kế chế tạo thành công "súng cối Giải phóng".

        16-5 đến 26-6

        Chiến dịch Bâc Phú Yên. Diễn ra trên địa bàn các huyện Đồng Xuân, Sông Cầu, Tuy An, Tuy Hoà, Sơn An.

        Lực lượng địch đóng tại Phú Yên có: Lữ đoàn Rồng Xanh thủy quân lục chiến ở Tuy Hoà 1, sở chỉ huy sư đoàn 101 dù ở Cam Ranh, 2 tiểu đoàn (lữ đoàn 1, sư đoàn 1 dù) Mỹ ở Phú Lộc, Phú Vinh và sân bay Chóp Chài, 1 tiểu đoàn pháo binh Mỹ ở Chóp Chài, Đồng Lộc, 1 tiểu đoàn pháo binh Nam Triều Tiên ở Đông Trác, Phước Mỹ. Quân ngụy có trung đoàn 47 ờ Tuy Hoà 1, 1 chi đoàn xe M113 ở thị xã Tuy Hoà. Toàn tỉnh có 14 đại đội bảo an, mỗi ấp chiến lược có từ 2 đến 3 trung đội dân vệ. Trong quá trình diễn ra chiến dịch địch đã điều động khoảng 2/3 các lực lượng nói trên tham gia.

        Lực lượng ta tham gia chiến dịch có Sư đoàn bộ binh 5 (2 trung đoàn 10 và 20, các đơn vị trực thuộc), lực lượng vũ trang tỉnh Phú Yên. Tổng cộng 8 tiểu đoàn, 7 đại đội, 5 trung đội bộ binh, 2 đại đội đặc công và 10 đại đội (công binh, thông tin, ĐKZ, cối 82, 12,7mm).

        Tư lệnh chiến dịch: đồng chí Lư Giang - Phân khu trưởng Phân khu 5.

        Sau hơn một tháng chiến đấu, ta tiêu diệt 1.675 tên địch (có 1.448 tên Mỹ và 11 lính Nam Triều Tiên), diệt gọn 4 đại đội, 4 trung đội Mỹ, 1 đại đội bảo an, 4 trung đội biệt kích, đánh tan 6 đại đội bảo an. biệt kích; bắn rơi 39 máy bay, thu và phá hủy 52 súng các loại.

        Chiến dịch Bắc Phú Yên tháng lợi cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của bộ đội, làm cho nhân dân và các lực lượng vũ trang ta ờ Khu 5 thêm tin tưởng vào quyết tâm đánh Mỹ.

        Tháng 5

        Thành lập Đặc khu quân sự Rừng Sác (Đoàn 10) thuộc Bô tư lệnh Miền. Nhiệm vụ: Chí đạo hoạt động quân sự và xây dựng khu căn cứ quân sự Rừng Sác. Đặc khu trưởng kiêm Chính ủy: Lương Văn Nho (Hai Nhã).

        30 tháng 5

        Bộ Quốc phòng ra quyết định (số 42/QĐ-QP) thành lập 3 trung đoàn tên lửa (261, 263 và 267), thuộc Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân. Nhiệm vụ: Chiến đấu bảo vệ sân bay Nội Bài.

        13 tháng 6

        Thành lập Sư đoàn 7 chủ lực Miền tại căn cứ tỉnh Phước Long (Đông Nam Bộ). Biên chế 3 trung đoàn bộ binh (141, 165, 52) và các đơn vị binh chủng. Sư đoàn trưởng: Nguyễn Hoà, Chính ủy: Dương Thanh (Dương Cự Tẩm).

        15 tháng 6

        Thành lập Bộ Tư lệnh Phòng không - Quân khu 4. Nhiệm vụ: Chỉ huy toàn bộ lực lượng phòng không trên địa bàn quân khu. Tư lệnh: Đại tá Hoàng Kiện - Chính ủy: Đại tá Trần Vinh.

        21 tháng 6

        Bộ trương Quốc phòng Võ Nguyên Giáp ký quvết định (số 46/QĐ-QP) thành lập Bộ tư lệnh Phòng không 367 trực thuộc Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân.

        Biên chế: 4 trung đoàn pháo cao xạ (234, 230, 218, 241) và 1 trung đoàn tên lửa (Trung đoàn 278) làm nhiệm vụ cơ động chiến đấu. Ngày 16 tháng 3 năm 1967, Bộ Tư lệnh Phòng không 367 mang phiên hiệu Sư đoàn phòng không 367 (quyết định số 16/TM-QĐ). Sư đoàn trưởng. Hoàng Khải Tiến, Chính ủy: Lê Đình Truy.

        23 tháng 6

        Bộ trưởng Quốc phòng ra quyết định (số 46/QĐ-Qp) thành lập Bộ tư lệnh Phòng không Hà Bắc. Nhiệm vụ: Chỉ huy các đơn vị phòng không bảo vệ giao thông đường số 1 sân bay Kép và sân bay Nội Bài. Lực lượng gồm 4 trung đoàn pháo cao xạ (216, 221, 225, 226) và Trung đoàn tên lửa 257 triển khai theo trục đường số 1. Tư lệnh: Hoàng Văn Khánh Chính ủy: Hoàng Đức Tiêu. Ngày 16 tháng 3 năm 1967, Bộ tư lệnh Phòng không Hà Bắc mang phiên hiệu Sư đoàn phòng không 365 (quyết định số 16/TM-QĐ của Bộ Tổng tham mưu).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #114 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2016, 10:51:35 am »


        Tháng 6

        * Quân ủy Trung ương quyết định mở Mặt trận Đường 9 - Bẳc Quảng Trị (B5) nhằm tạo nên một hướng tiến công mới vào nơi hiểm yếu của địch, buộc chúng phải phân tán lực lượng lên vùng rừng núi để ta thực hiện tiêu diệt quân cơ động Mỹ - ngụy, kìm giữ một bộ phận địch, tạo điều kiện cho các chiến trường khác mà trực tiếp là đồng bằng Trị - Thiên hoạt động, ngăn chặn âm mưu mở rộng chiến tranh trên bộ của địch ra Nam Quân khu 4.

        Tư lệnh: Đại tá Vũ Nam Long. Chính ủy: Thiếu tướng Nguyễn Xuân Hoàng.

        Trong ba tháng (từ tháng 6 đến tháng 9) lực lượng vũ trang ta ở Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị đã loại khỏi vòng chiến đấu 8.700 địch (hơn 3.000 Mỹ), giải phóng 400 thôn xã (gần 40 vạn dân), đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét của địch, lớn nhất là cuộc hành quân Hát-tinh vào Cam Lộ của 10.000 quân Mỹ - nguy (15 - 26.7.1966) và 7 cuộc hành quân Po-re-ri vào tây Do Linh của 7 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ (15.9 - 20.9.1966).

        Việc mở Mặt trận Đường số 9 - Bắc Quảng Trị thẳng lợi làm đảo lộn thế chiến lược của địch trên chiến trường miền Nam, ngăn chặn âm mưu mở rộng chiến tranh trên bộ ra miền Bắc của đế quốc Mỹ.

        * Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam quyết định tổ chức toàn bộ lực lượng phòng không chủ lực trên miền Bắc thành 5 sư đoàn, trong đó có 4 sư đoàn làm nhiệm vụ bảo vệ các khu yếu địa, một sư đoàn làm nhiệm vụ cơ động; đồng thời chỉ đạo các quân khu đẩy mạnh xây dựng các đơn vị pháo binh của bộ đội địa phương và dân quân tự vệ làm nhiệm vụ bảo vệ bờ biển.

        17 tháng 7

        Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc lời kêu gọi quân và dân cả nước đánh Mỷ. Người nói: "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày tháng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn". Theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với quyết tâm "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", mùa hè năm 1966. gần 20 vạn thanh niên ở hậu phương miền Bắc đã tình nguyện gia nhập quân đội, tham gia chiến đấu trên chiến trường miền Nam.

        7 tháng 8

        Tiểu đoàn 76, Trung đoàn tên lửa 257 ra quân trận đầu, bắn rơi chiếc máy bay Mỹ thứ 1.400 trên miền Bắc. Trong ngày 7 tháng 8, quân và dân các địa phương trên miền Bắc phối hợp chiến đấu bắn rơi 12 máy bay Mỹ.

        8 tháng 8

        * Thủ tướng Chính phủ ra quyết định (số 145/CP) thành lập Trường đại học Quân y. Nhiệm vụ: Đào tạo và bồi dưỡng bác sĩ, dược sĩ quân y có trình độ đại học theo hình thức dài hạn, chuyên tu, tại chức; cùng với Viện nghiên cứu Y học quân sự nghiên cứu khoa học quân y, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quân y bậc sau đại học.

        Cùng ngày 8 tháng 8, Chính phủ quyết định (số 146/CP) thành lập cơ sở đào tạo cán bộ kỹ thuật trình độ đại học cùa quân đội lấy tên là Phân hiệu 2 Đại học Bách khoa Hà Nội. Ngày 8 tháng 8 được xác định là ngày thành lập, ngày truyền thống của Học viện Kỹ thuật quân sự.

        * Thành lập Bộ tư lệnh tiền phương Quân khu 4. Tư lệnh: Đàm Quang Trung, Chính ủy: Trần Thế Môn.

        23 tháng 8

        Bộ đội đặc công Đoàn 10 nhận nhiệm vụ "Chặn cổ sông Lòng Tàu", cùng đơn vị bạn làm hạn chế tàu xuồng vận chuyển hàng hoá quân sự chuẩn bị cho mùa khô 1966 - 1967 của địch đã dùng 2 quả "thủy lôi sừng chạm K5" đánh chìm tàu Ba-tôn Ru-giơ víc-to-ri-a trọng tải 10.000 tấn, tại ngã ba Vàm Cống, diệt 45 tên địch, phá hủy hàng chục xe M113 và nhiều phương tiện chiến tranh.

        14-9 đến 25-11

        Sư đoàn 9, Trung đoàn 16 chủ lực Miền cùng quân và dân tinh Tây Ninh đánh bại cuộc hành quân At-tơn-bo-rơ của Mỹ (gồm 3 lử đoàn) vào chiến khu Dương Minh Châu. Kết hợp với tiến công quân sự, nhân dân vùng Trang Lớn, Gò Dầu, Trảng Bàng nổi dậy phá ấp chiến lược, giành quyền làm chủ.

        14 tháng 10

        Bộ trường quốc phòng Mác Na-ma-ra gửi Tổng thống Giôn-xơn bị vong lục, trong đó kiến nghị 5 điềm:

        1- Ổn định quân số Mỹ ở Nam Việt Nam là 47 vạn.

        2- Thiết lập một hàng rào điện tử với chi phí khoảng 1 tỷ đô-la. Hàng rào điện tử này nằm gần vĩ tuyến 17, chạy ngang từ biển qua phần "cổ chai" Nam Việt Nam (cắt ngang những con đường xâm nhập mới đi qua khu phi quân sự) và qua các đường mòn ở Lào nhằm ngăn chặn sự xâm nhập từ miền Bắc vào miền Nam.

        3- Ổn định chương trình "Sấm Rền" đánh phá miền Bắc.

        4- Theo đuổi một chương trình bình định mạnh mẽ.

        5- Gây sức ép đòi thương lượng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #115 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2016, 08:49:29 am »

        
        18-10 đến 6-12

        Chiến dịch Sa Thầy 1. Diễn ra ở các tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum. Nhằm tiêu diệt một bộ phận quân địch, phát triển phong trào chiến tranh du kích.

        Lực lượng địch: Quân Mỹ có lữ đoàn bộ binh 2 (sư đoàn 4), lữ đoàn bộ binh 3 (sư đoàn 25) và sư đoàn kỵ binh không vận số 1. Quân ngụy có sư đoàn bộ binh 23, trung đoàn bộ binh 42. 2 tiểu đoàn bộ binh (trung đoàn 45) và 3 tiểu đoàn biệt động, biệt kích.

        Lực lượng ta gồm: Sư đoàn bộ binh 1 chủ lực Tây Nguyên được tăng cường 3 trung đoàn: 24, 33, 95 (thiếu), 2 tiếu đoàn độc lập, 2 tiểu đoàn cối 120mm, 2 tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7mm và lực lượng vũ trang địa phương địa bàn chiến dịch.

        Tổ chức và chỉ huy chiến dịch: Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên.

        Sau hơn 2 tháng chiến đấu, ta đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn, 8 đại đội Mỹ, 5 đại đội ngụy, loại khỏi vòng chiến đấu 2.410 tên (có hơn 2.000 Mỹ), bắn rơi 20 máy bay, phá hủy 25 khẩu pháo, 12 xe quân sự, thu 71 súng các loại.

        Tháng lợi của chiến dịch Sa Thầy đánh dấu bước trưởng thành mới của chủ lực ta về tổ chức và thực hành tác chiến về nắm địch, tạo thế trận buộc địch phải đánh theo cách đánh của ta. Với thắng lợi này ta đá giải phóng vùng đất rộng lớn dọc sông Sa Thầy từ Kon Tum đến Gia Lai.

        20 tháng 10

        Đoàn chủ tịch Uy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam kêu gọi: Giặc Mỹ mưu mô mở cuộc phản công mới trong mùa khô tới hòng bình định nhân dân ta và tạo thế mạnh buộc ta chịu đàm phán với điều kiện của chúng. Quân dân ta hãy: "Nỗ lực vượt bậc đập tan kế hoạch phản công mới của Mỹ - ngụy, quyết giành thắng lợi to lớn trong Đông - Xuân 1966 - 1967...".

        Tháng 10

        * Hội nghị Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra nhiệm vụ của quân dân ta: Ở miền Nam "Ra sức đánh bại cuộc phản công chiến lược lớn lần thứ hai của bọn xâm lược Mỹ, làm thất bại các mục tiêu lớn của chúng, giữ vững thế chủ động, bảo tồn và phát triển lực lượng của ta, tạo điều kiện, thời cơ cho các hoạt động lớn tiếp theo... Đồng thời ra sức xây dựng cơ sở vững chắc, chuẩn bị điều kiện đánh thắng địch trong trường hợp chiến tranh kéo dài hoặc mở rộng ra cả nước".
        
        Ở miền Bắc "Phải tích cực đẩy mạnh sản xuất và chiến đấu đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, tăng cường lực lượng kinh tế và quốc phòng, ra sức giữ vững và mở rộng các con đường hành lang, bảo đảm tăng cường chi viện cho miền Nam và Lào, tích cực chuẩn bị và kiên quyết đánh thắng địch trong trường hợp chúng đổ bộ ra phía nam Khu 4 cũ, chiếm đóng Trung, Hạ Lào, đồng thời chuẩn bi đánh thắng địch trong trường hợp chúng mở rộng chiến tranh cục bộ ra cả nước".

        * Hội nghị chiến tranh du kích toàn miền Nam lần thứ 3, tổng kết đánh giá chỉ ra những khả năng to lớn của phong trào chiến tranh du kích ở miền Nam và đề ra phương hướng hoạt động trong thời gian tới là:

        1- Phát động nhân dân tham gia kháng chiến trong một cao trào chiến tranh du kích rộng lớn, nghiên cứu nhiều hình thức tổ chức thích hợp để nhân dân tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu mang tính chất toàn dân đánh giặc.

        2- Vận dụng các phương châm chỉ đạo hoạt động, tác chiến tích cực và linh hoạt, nắm chắc phương- châm đấu tranh ba mũi, tăng cường hơn nữa việc kết hợp hoạt động của ba thứ quân.

        3- Phát triển tiến công mạnh mẽ, ra sức tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, đánh phá mạnh mẽ các đường giao thông, đánh sâu vào hậu phương của địch, căng địch ra để đánh, tạo điều kiện cho các lực lượng tập trung tiến công diệt địch mạnh mẽ hơn.

        4- Chú trọng tăng cường sự lãnh đạo và chỉ đạo phong trào chiến tranh du kích.
        
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #116 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2016, 08:51:10 am »

       
        Tháng 10-1966 đến 4-1967

        Quân và dân miền Nam đánh bại cuộc phản công chiến lược lần thứ 2 của Mỹ (mùa khô 1966 - 1967).

        Với ý định tiêu diệt một bộ phận chủ lực và cơ quan chỉ đạo kháng chiến của ta, thiết lập hệ thống an ninh liên hoàn nối liền các căn cứ, hệ thống giao thông ở vùng đồng bằng miền Nam, đế quốc Mỹ mở cuộc phản công chiến lược lần thứ hai. Lực lượng địch sử dụng gần 19 sư đoàn, 9 trung đoàn và 20 tiểu đoàn (6 sư đoàn, 3 trung đoàn Mỹ; 2 sư đoàn, 3 trung đoàn quân đồng minh). Tổng số hơn một triệu quân Mỹ-ngụy (có hơn 40 vạn quân Mỹ và chư hầu) có nhiều máy bay, xe tăng, thiết giáp và pháo các loại hỗ trợ. Từ tháng 10 năm 1966 đến tháng 4 năm 1967, địch mở 2.732 cuộc hành quân, hướng trọng điếm là miền Đông Nam Bộ,

        Trong hơn sáu tháng, các lực lượng vũ trang miền Nam đánh trả 895 cuộc hành quân lớn - nhỏ của địch, làm thất bại các cuộc hành quân At-tơn và Xê-đa-phôn vào củ Chi - Bến Cát - Bến Súc, đặc biệt là cuộc hành quân Gian-xơn Xi-ty của 45.000 quân Mỹ - ngụy vào chiến khu Dương Minh Châu (tháng 2 đến tháng 4 năm 1967).

        Kết quả, ta loại khỏi vòng chiến đấu 17.000 tên địch (có hàng nghìn tên Mỹ và chư hầu), tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 49 tiểu đoàn và đơn vị tương đương, bắn rơi và phá hủy 1.800 máy bay các loại, phá hủy 1.786 xe quân sự, 340 khẩu pháo, bắn chìm và bắn cháy 100 tàu xuồng, đánh sập và pha hỏng 270 cầu lớn, nhỏ.

        Quân và dân miền Nam be gãy cả hai gọng kìm "tìm diệt" và "bình định" của địch; cuộc phản công chiến lược lần thứ hai thất bại, đảnh dấu bước phá sản của chiến lược "chiến tranh cục bộ", buộc Mỹ - ngụy phải lui vào phòng ngự chiến lược trên chiến trường miền Nam.
        
        Cuối tháng 10

        Thành lập Khu 10 gồm hai tỉnh Quảng Đức, Phước Long (Khu 6) và tỉnh Bình Long (Khu 7). Nhiệm vụ: Chỉ đạo, củng cố, xây dựng vững chắc căn cứ miền núi, xây dựng hành lang, phục vụ bộ đội chủ lực tác chiến trên địa bàn của khu.

        1 tháng 11

        Tiểu đoàn 6 Bình Tân, Tiểu đoàn 8 Quân khu Sài Gòn - Gia Định và đặc công Rừng Sác tổ chức trận pháo kích vào Sài Gòn (nơi địch tổ chức duyệt binh nhân ngày quốc khánh Đệ nhị Cộng hoà). 24 quả đạn rơi trúng các mục tiêu, trong đó có 14 quả rơi vào khu lễ đài và khu diễu binh, làm nhiều tên địch chết và bị thương, trong đó có đại tá Mỹ F.Go-ro-xơ Ri-sớt.

        2-25 tháng 11

        Chiến dịch Tây Ninh. Nhằm đánh bại cuộc hành quân At-tơn-bo-rơ của Mỹ, bảo vệ chiến khu Dương Minh Châu của ta, hỗ trợ phong trào chống bình định lấn chiếm, phá kìm kẹp của nhân dân địa phương. Lực lượng ta tham gia chiến dịch có Sư đoàn bộ binh 9 (bộ đội chủ lực Miền). Trung đoàn bộ binh 1B của phân khu 1 (Củ Chi - Gia Định) và lực lượng vũ trang tỉnh Tây Ninh. Lực lượng địch có 2 sư đoàn bộ binh (1, 25), lữ đoàn bộ binh 196, 1 tiểu đoàn của lữ đoàn dù 173, 5 tiểu đoàn thiết giáp, 10 tiểu đoàn pháo binh quân Mỹ và 9 tiểu đoàn bộ binh, 12 đại đội bảo an quân đội Sài Gòn.

        Chiến dịch diễn ra ba đợt (2-5 tháng 11, 6-19 tháng 11, 20-25 tháng 11) với 32 trận đánh gồm các hình thức phục kích, tập kích, pháo kích, đánh giao thông... (8 trận cấp tiểu đoàn, 1 trận cấp đại đội và 23 trận nhỏ khác) kết quả: ta đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn, 3 đại đội bộ binh Mỹ và 6 đại đội quân Sài Gòn, đánh tiêu hao 2 tiểu đoàn bộ binh Mỹ- bắn rơi, phá hỏng 65 máy bay, phá hủy 50 xe quân sự 7 khẩu pháo, thu 103 súng các loại, đốt cháy 1 kho xăng xxxxx lít, phá rã 2 ấp chiến lược, góp phần làm thất bại cuộc phản công chiến lược lần thứ 2 của Mỹ.

        3 tháng 12

        Đội biệt động F-100 (Sài Gòn) tập kích sân bay Tân Sơn Nhất (sân bay quân sự lớn nhất ở miền Nam), phá hủy, phá hỏng hàng trăm máy bay các loại, diệt và làm bị thương nhiều phi công và nhân viên kỹ thuật Mỹ.

        14 tháng 12

        Quân và dân Hà Nội bắn rơi 8 máy bay Mỹ, trong đó có chiếc thứ 1.600 trên miền Bắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi và gửi tặng quân dân Thủ đô lá cờ "Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #117 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2016, 08:54:48 am »


Năm 1967

        Đầu tháng 1

        Đại hội Anh hùng Chiến sĩ Thi đua chống Mỹ, cứu nước trên miền Bắc. 500 Anh hùng Chiến sĩ Thi đua thuộc các quân chủng, binh chủng và những chiến sĩ xuất sắc trên các mặt trận sản xuất, văn hoá, giáo dục dự đại hội. Nói chuvện với

        đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: "Các cô. các chú. các cháu được khen thưởng hôm nay về phải ra sức học tập, cố gắng tiến bộ, tiến bộ nữa, tiến bộ mãi, phải khiêm tốn, không được kiêu ngạo... Mong sau này chúng ta sẽ có nhiều Anh hùng và Chiến sĩ Thi đua hơn nữa".

        2-26 tháng 1

        Mỹ sử dụng sư đoàn bộ binh số 1, lữ đoàn 3 sư đoàn bộ binh số 4, lữ đoàn 2 sư đoàn bộ binh số 25, lử đoàn bộ binh nhẹ số 196, lữ đoàn 173, trung đoàn thiết giáp số 11 Mỹ và một bộ phận sư đoàn 5 chủ lực quân ngụy cùng một số lính đánh thuê Niu Di Lân với hơn 400 xe tăng, xe bọc thép, 800 tàu xuồng chiến đấu trên sông, hơn 100 khẩu pháo các loại và nhiều máy bay, kể cả B-52 chi viện mở cuộc hành quân Xê-đa-phôn đánh ra khu vực Bến Cát (hướng chính), An Tây, Bàu Khai.

        Sư đoàn 9 và lực lượng vũ trang địa phương đã đánh trả quyết liệt, loại khỏi vòng chiến đấu 2.500 tên Mỹ và 54 lính Niu Di Lân, 200 tên ngụy; bắn cháy, phá hỏng 149 xe quân sự, bắn rơi 28 máy bay. Đây là đòn nặng thứ hai đánh vào kế hoạch phản công mùa khô 1966 - 1967 của Mỹ trên chiến trường miền Đông Nam Bộ.

        8-1 đến 28-3

        Chiến dịch Bắc Trung Quảng Ngãi. Nhằm tiêu diệt một bộ phận cơ động cua quân Mỹ và lữ đoàn "Rồng xanh" Nam Triều Tiên, tiêu diệt và làm tan rã một bộ phận của sư đoàn 22 ngụy, phá âm mưu bình định gom dân của địch, Bộ tư lệnh Quân khu 5 quyết định mờ chiến dịch Đông Xuân ở khu vực các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Nghĩa Hành. Tân Nghĩa, Sơn Hà.

        Lực lượng ta có Sư đoàn bộ binh 2 (thiếu Trung đoàn 31) Tiểu đoàn bộ binh 20 (Quân khu 5), tiểu đoàn súng máy Cao xạ 12,8 mm. tiểu đoàn pháo cối 82mm, 6 khẩu ĐKZ75 3 đội đặc cồng, 2 tiểu đoàn bộ binh (48 và 83) của tỉnh Quàng Ngãi cùng các đại đội bộ đội địa phương và du kích trên địa bàn chiến dịch.

        Chiến dịch chia làm 3 đợt: Đợt 1 (từ 8 tháng 1 đến 14 tháng 2): ta tập kích tiêu diệt cứ điểm Châu Sa, đánh địch ở An Điềm, Đèo Báo, khu vực điểm cao 105 (Bình Lãnh). Đợt 2 (từ 15 tháng 2 đến 6 tháng 3): ta tiến công tiêu diệt địch ở đồi Quang Thạnh, An Mỹ, Phước Hoà, Tân Phước, Hòn Bò Yên Sơn. Đợt 3 (từ 7 tháng 3 đến 28 tháng 3): ta đánh địch ở khu vực Yên Sơn, Kim Thành, bắc thị xã Quảng Ngãi.

        Kết thúc chiến dịch, ta tiêu diệt 2.304 tên địch (có 600 lính Nam Triều Tiên, 30 lính Mỹ), bắt sống 99 tên ngụy, bắn rơi 17 máy bay, phá hủy 20 khẩu pháo, 2 xe M113, thu 168 súng các loại.

        Chiến dịch đã làm thất bại kế hoạch bình định gom dân của địch ở Quảng Ngãi, làm suy sụp tinh thần chiến đấu của quân đánh thuê Nam Triều Tiên, phá âm mưu của địch hợp vây tiêu diệt chủ lực ta.

        Tháng 1

        * Đại hội thi đua các đội thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước toàn miền Bắc. Hơn 300 thanh niên ưu tú đại diện cho hàng vạn đoàn viên thanh niên và các đơn vị thanh niên xung phong về dự. Chủ tịch Hồ Chi Minh nói chuyện với đại hội: "Các cháu nào đã là anh hùng thì phải cố gẳng tiến lên nữa, các cháu nào chưa là anh hùng thì cố gắng phấn đấu để trở thành anh hùng".

        * Các lực lượng vũ trang Tây Nguyên liên tiếp đánh bại các cuộc hành quân Sam-hut-tơn (Samhoưston) và Frăng-xi (Francis) của Mỹ-nguỵ ờ phía tây Kon Tum và Gia Lai, loại khỏi vòng chiến đấu 4.000 tên địch, bắn rơi 45 máy bay.

        2-21 tháng 2

        Sư đoàn bộ binh số 25 Mỹ mở cuộc hành quân cấp sư đoàn mang tên Ga-xtơn đánh vào khu vực từ đường 22 đến sát biên giới Campuchia, nhằm mục đích phá hoại các căn cứ ở phía tây, tiêu diệt lực lượng ta ờ phía tây đường 22. Quân dân ta đã chặn đánh quyết liệt, loại khỏi vòng chiến đấu gần 200 tên, phá hỏng 69 xe cơ giới, bắn rơi 13 máy bay, buộc địch phải kết thúc cuộc hành quân.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #118 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2016, 08:58:07 am »


        14-2 đến 3-4

        Chiến dịch Sa Thầy 2. Bộ Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên sử dụng Sự đoàn bộ binh 1 gồm 3 trung đoàn (66, 320, 88), Trung đoàn pháo 40 (gồm 2 tiểu đoàn cối, 1 tiểu đoàn súng máy cao xạ), các trung đoàn bộ binh 95, 24, 33 và lực lượng vũ trang địa phương mở chiến dịch tiến công địch ở khu vực đông - tây sông Sa Thầy (hướng chủ yếu), khu vực đường 19 - bắc Plây Me (hướng phối hợp), Kon Tum, Buôn Ma Thuột (hướng nghi binh) nhằm tiêu diệt sinh lực địch (từ 7 đến 10 đại đội Mỹ, 5 đến 7 đại đội ngụy), góp phần cùng các chiến trường đánh bại kế hoạch tìm diệt trong cuộc phản công chiến lược lần thứ 2 của địch, buộc địch phải đưa lực lượng lên Tây Nguyên, phá âm mưu bình định của địch ở đồng bàng, hỗ trợ phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân.

        Diễn biến chiên dịch chia làm 3 đợt: Đợt 1 (từ 14-2 đến 10-3): Ta đánh địch ở điểm cao 346, 300 đông bắc công trường đất đỏ, Quỳnh Xom, Tân Lạc... Đợt 2 (từ 11 đên 28-3): Đánh địch ở Mít Dép, Chư Ba, Đất Đỏ, pháo kích vào các vị trí Đẳc Tô, Buôn Hồ, Sùng Thiện, Đức Cơ pa Ka... Đợt 3 (từ 29-3 đến 30-4), ta vây ép địch ở Thăng Đức, diệt địch ờ Đức Cơ, bắc Plây Me, Buôn Cang.

        Kết thúc chiến dịch, ta tiêu diệt 10 đại đội và 1 trung đội Mỹ; tiểu đoàn 3 đại đội, 3 trung đội ngụy, tiêu hao 1 tiểu đoàn, 14 đại đội Mỹ; 4 đại đội và 1 trung đội ngụy; loại khỏi vòng chiến đấu 3.397 tên Mỹ, 1.541 tên ngụy, bắn rơi và phá hủy 61 máy bay, 20 khẩu pháo, 180 xe quân sự, thu 129 súng; 17 máy vô tuyến.

        Chiến dịch Sa Thầy 2 thắng lợi, đã đạt được mục tiêu đề ra là tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giam chân một số đơn vị lớn của địch ở chiến trường Tây Nguyên đế phối hợp chiến đấu với các chiến trường khác.

        15 tháng 2

        Trung đoàn 1 Sư đoàn 2 tiến công cụm quân Nam Triều Tiên ở đồi Quang Thạnh (xã Kim Sơn, huyện Sơn Tịnh) do tiểu đoàn thủy quân lục chiến 3 thuộc lử đoàn Rồng xanh và 1 đại đội bộ binh thuộc sư đoàn Mãnh hổ quân Nam Triều Tiên đóng giữ. Sau hai giờ chiến đấu, ta làm chủ cứ điểm, diệt 400 tên địch, thu nhiều vũ khí trang bị. Đây là trận đánh đạt hiệu suất chiến đấu cao, có tác động mạnh đến tinh thần ý chí của lính Nam Triều Tiên, làm bọn lính đóng ở các đồn Khánh Mỹ, Hòn Ngang, Hòn Dọc hoảng sợ tháo chạy.

        22-2 đến 15-4

        Chiến dịch phản công đánh bại cuộc hành quân Gian-xơn Xi-ty của quân Mỹ và quân ngụy vào chiến khu Dương Minh Châu (Tây Ninh). Địch huy động 45.000 quân và 1 tập đoàn, 7 phi đoàn không quân, trong đó Mỹ có 2 sư đoàn và 3 lữ đoàn bộ binh, dù; 1 trung đoàn và 2 tiểu đoàn xe tăng, tiểu đoàn pháo binh. Quân ngụy có 1 chiến đoàn thủy quân lục chiến, 1 liên đoàn quân biệt động. Lực lượng ta có Sư đoàn 9 bộ binh, 9 đại đội bao vệ cơ quan, 13 đại đội bộ đội địa phương, tiểu đoàn cối 120mm, 5 tiểu đoàn súng máy phòng không, 4.000 dân quân tự vệ. Chi huy chiến dịch: Thiếu tướng Lê Trọng Tấn (Tư lệnh), Thiếu tướng Trần Độ (Chính ủy). Đại tá Hoàng Cầm - Sư đoàn trưởng Sư đoàn 2 (Tham mưu trưởng). Diễn biến chiến dịch chia làm 2 đợt. £)ợt 1 (22-2 đến 15-3), ta chặn đánh quân địch ở Tà Dạt, Khe Đôi, Bàu Cơ, Đồng Pan, Sóc Rì. Cà Tum. Suối Mây, Suối Đá, Trảng A Lầu. Lực lượng cơ động phục kích, tập kích ờ Bến Ra, Lê Via, Đồng Pan... Đợt 2 (16-3 đến 15-4), địch rút các cụm chốt dọc biên giới Việt Nam - Campuchia, tập trung lực lượng tiến công từ hướng đông vào căn cứ. Ta chặn đánh trên đường 4, Đồng Rùm, Tàu Keo. Lực lượng cơ động tập kích địch ở Bàu Bàng, Bàu Trí và tập trung hai trung đoàn (1 và 3) tiến công Đồng Rùm, sau đó tập kích diệt một tiểu đoàn, hai đại đội Mỹ ở Trảng Ba Vũng...

        Kết quả, ta diệt 2 tiểu đoàn và 11 đại đội bộ binh địch, 9 chi đoàn thiết giáp, bắn rơi 160 máy bay, phá hỏng 112 khẩu pháo; đánh bại cuộc hành quân lớn nhất của Mỹ trên chiến trường miền Nam.

        Đêm 27 tháng 2

        Tiếu đoàn 99 pháo hoả tiễn A12 tập kích hỏa lực sân bay Đà Nẵng, phá hỏng 94 máy bay, 200 xe quân sự, diệt nhiều phi công và nhân viên kỹ thuật địch.

        28 tháng 2

        Tiếu đội Bùi Ngọc Đủ (Trung đoàn 84B - Sư đoàn 325) gồm 10 người đánh lui 15 đợt tiến công của 200 lính thủy đánh bộ Mỹ ở tây Quảng Trị, lập chiến công "1 thắng 20".

        Tháng 2

        * Quân ủy Trung ương ra chỉ thị cho các lực lượng vũ trang trên miền Bắc: "Kiên quyết đánh bại các bước leo thang đánh phá bằng không quân, hải quân của địch...".

        * Đại hội quyết thắng của Quân chủng Phòng không - Không quân, về dự đại hội có gần 200 đại biểu các đơn vị quyết thắng, đại biểu cho hàng nghìn chiến sĩ thi đua các binh chủng: Pháo cao xạ, Tên lửa, Không quân, Trinh sát Ra đa, Thông tin... Đại hội đánh giá: Bộ đội Phòng không - Không quân đã phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cùng với quân dân miền Bắc đánh bại một cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ. bảo vệ miền Bắc, bao đảm chi viện mọi mặt cho miền Nam.

        * Tổng thống Mỹ Giôn-xơn chuẩn y đề nghị của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ cho phép mở rộng phạm vi đánh phá trong khu vực Hà Nội - Hải Phòng, tiến hành rải mìn trên các luồng sông cửa biển, dùng hải quân, kiểm soát khu vực ven biển từ vĩ tuyến 17 đến vĩ tuyến 20.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #119 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2016, 11:53:04 am »


        1 tháng 3

        * Đại đội 8 pháo binh Quảng Bình bắn bị thương tàu tuần dương Can-be-ra của Mỹ.

        * Quân dân tỉnh Thanh Hoá bắn rơi chiếc máy bay Mỹ thứ 1.700 trên miền Bắc.

        19 tháng 3

        Thành lập Binh chủng Đặc công. Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự và nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ: "Đặc công tức là công tác đặc biệt, là vinh dự đặc biệt. Cần phải cố gắng đặc

        Lưc lượng trực thuộc Bộ tư lệnh Đặc công ban đầu gồm: tiểu đoàn (phiên hiệu: 1, 2, 3, 4, 5. 6, 7, 10, 20), 3 cơ quan (tham mưu, chính trị, hậu cần) và Trường Bổ túc cán bộ Đặc (thành lập 20-7-1967).

        Tư lệnh: Thượng tá Nguyễn Chi Điềm. Chính ùy: Thượng tá Vũ Chí Đạo.

        Ngàv 19 tháng 3 trở thành ngày truyền thống của bộ đội Đặc công.

        24 tháng 3

        Thành lập Bộ Tư lệnh các binh chủng Ra-đa, Tên lửa, Không quân thuộc Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân.

        - Bộ Tư lệnh Binh chủng Ra đa (từ ngày 23 tháng 5 năm 1967 phiên hiệu lả Sư đoàn 373) chỉ huy 4 trung đoàn (37 đại đội) ra đa. Quyền tư lệnh: Lương Hữu Sắt. Quyền chính ủy: Hoàng Văn Ngữ.

        - Bộ Tư lệnh Binh chủng Tên lửa (từ ngày 25 tháng 5 năm 1967 phiên hiệu là Sư đoàn 369) gồm 10 trung đoàn. Tư lệnh: Đoàn Huyên. Chính ủy: Trương Công cẩn.

        - Bộ Tư lệnh Binh chủng Không quân (từ ngày 25 tháng 5 mang phiên hiệu Sư đoàn 371) chỉ huy 2 trung đoàn không quân tiêm kích, một trung đoàn không quân vận tải, phụ trách 7 sân bay (Nội Bài, Gia Lâm, Kép, Hoà Lạc, Kiến An, Thọ Xuân, Vinh). Tư lệnh: Nguyễn Văn Tiên, Chính ủy: Phan Khắc Hy.

        27 tháng 3

        * Bộ Quốc phòng quyết định (số 22/QĐ) tách Quân khu 3 thành Quân khu Tả Ngạn (Tư lệnh: đại tá Đặng Tính. Chinh ủy: đại tá Nguyễn Quyết) và Quân khu Hữu Ngạn (Tư lệnh: Thiếu tướng Hoàng Sâm, Chính ủy: Thiếu tướng Tô Ký).

        * Bộ Quốc phòng quyết định (số 23,/QĐ) hợp nhất Bộ Tự lệnh Hải quản và Quân khu Đông Bắc, lấy tên là Bộ Tư lệnh Hải quân kiêm Quân khu Đông Bắc (năm 1970, thường trực Quân ủy Trung ương quyết định Bộ Tư lệnh Hải quân thôi kiêm nhiệm Quân khu Đông Bắc. Tỉnh đội Quảng Ninh và các lực lượng thuộc Quân khu Đông Bắc được bàn giao sang Quân khu Tả Ngạn). Tư lệnh: đại tá Nguyễn Bá Phát, Chính ủy: đại tá Đoàn Phụng.

        23-4 đến 6-6

        Chiến dịch Tây Quảng Nam. Diễn ra trên địa bàn 4 huyện: Thăng Bình, Quế Sơn, Tiên Phước, Tam Kỳ. Lực lượng địch trên địa bàn chiến dịch có 15 tiểu đoàn bộ binh (khoảng 1/2 là lực lượng Mỹ), 200 xe cơ giới, 63 khẩu pháo, được, chi viện của 100 máy bay và 5 tàu chiến Mỹ.

        Lực lượng ta: Sư đoàn 2 (thiếu trung đoàn 1) và lực lượng vũ trang địa phương tinh Quảng Nam. Chỉ huy chiến dịch: Nguyễn Năng (Việt): Tư lệnh; Nguyễn Minh Đức: Chính ủy.

        Chiến dịch diễn ra 2 đợt:

        - Đợt 1 (từ 23-4 đến 25-5): Ta chặn địch ở Hiền Lộc, Hà Lam, Quế Sơn, Lạc Sơn, Gia Hội, An Lý, Bình An, Sơn Hà- Cẩm, Thăng Bình, Trà Kiện, Dương Mông, Nghi Trung, Sơn Trung...

        - Đợt 2 (từ 26-5 đến 6-6): Ta đánh địch ơ Châu Sơn, Phước Chi, Phú Sơn, An Xá Đông, Diên An, Xuân Thái, Đồng Dương.

        Kết thúc chiến dịch, ta tiêu diệt 3 tiểu đoàn, 3 đại đội, 1 trung đội Mỹ; 1 tiểu đoàn, 3 đại đội, 3 đoàn bình định ngụy (loại khỏi vòng chiến đấu tổng số 7.433 tên, trong đó có 4759 tên Mỹ), bắt 14 tù binh ngụy, bắn rơi 60 máy bay, phá hủy 89 xe cơ giới, 23 khẩu pháo, thu 159 súng các loại.

        25 tháng 4

        * Các lực lượng phòng không bảo vệ Hà Nội gồm 10 trung đoàn pháo cao xạ thuộc 3 sư đoàn phòng không (361, 365 367), 5 trung đoàn tên lửa, 2 trung đoàn không quân tiêm kích, 20 tàu hải quân (Trung đoàn 134) cùng tự vệ các nhà máy, xí nghiệp chiến đấu quyết liệt, bắn rơi 10 máy bay Mỹ. Chủ tịch Hồ Chí Minh ký lệnh (số 36/LCT) thường Huân chương Độc lập hạng nhất cho quân dân Hà Nội và gửi thư khen ngợi quân và dân thành phố đã lập chiến công xuất sắc bắn rơi nhiều máy bay địch, bảo vệ vững chắc Thủ dô.

        * Bộ đội tên lửa, không quân phối hợp với quân và dân thành phố Hải Phòng bắn rơi 12 máy bay Mỹ. Biên đội máy bay tiêm kích gồm bốn MIG-17, do biên đội trưởng Nguyễn Văn Bảy chi huy bắn rơi chiếc thứ 1.800 trên miền Bắc. Ngày 29 tháng 4, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký lệnh (số 35/LCT) tặng thưởng quân và dân thành phố Cảng Huân chương Độc lập hạng nhất.

        2-13 tháng 5

        Toà án quốc tế Béc-tơ-răng Rút-xen họp kỳ đầu tiên tại Xtốc-khôm (Thuy Điển), có 300 đại diện thuộc nhiều nước trên thế giới tham dự, kết luận: Chính phủ Mỹ đã phạm tội ác chiến tranh, ném bom ác liệt và có hệ thống vào dân thường và các mục tiêu dân sự trên lãnh thổ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

        Trong phiên họp thứ hai (từ 20-11 đến 1-12-1967) ở Cô-pen-ha-gơ (Đan Mạch), Toà kết luận: Mỹ muốn dùng những hoạt động diệt chủng ở Việt Nam không những để uy hiếp nhân dân Việt Nam mà còn đe dọa nhân dân thế giới. Mỹ đã chủ tâm dùng các loại vũ khí đã bị pháp luật quốc tế ngăn cấm tàn sát trẻ em, phụ nữ và dân thường ở Việt Nam.

        Tuyên bố của Toà án Béc-tơ-răng Rút-xen có ảnh hưởng sâu sắc, góp phần làm thức tỉnh nhân dân thế giới, nhất là nhân dân Mỹ, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh chống Mỹ xâm lược Việt Nam.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM