Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 02:05:00 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Việt Nam thế kỷ XX - Những sự kiện quân sự  (Đọc 57498 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #100 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2016, 08:06:43 pm »


        Tháng 10

        * Thành lập Quân ủy và Bộ Tư lệnh Miền. Đồng chí Nguyễn Văn Linh - Uy viên Trung ương Đảng, Bĩ thư Trung ương Cục: Bí thư Quân ủy. Trung tướng Trần Văn Trà - Uy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng tham mưu trưởng: Tư lệnh.

        * Đoàn pháo binh chủ lực Miền mang phiên hiệu U-80 (tương đương trung đoàn) được thành lập, gồm 4 tiểu đoàn pháo cối (Z.35, Z37, Z39, Z41) và một tiểu đoàn súng máy cao xạ 12,7mm (Z36). Đoàn trưởng: Lương Văn Nho (tức Hai Nhả). Chính ủy: Hoàng Minh Khanh (tức Đào Sơn Tây).

        Tại miền Tây Nam Bộ, thành lập Đoàn 480 pháo binh gồm 3 tiểu đoàn (198, 217, 700) pháo cối và súng máy cao xạ.

        * Cục Nghiên cứu Kỹ thuật (Bộ Quốc phòng) và Cục Quân giới (Tổng cục Hậu cần) nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thành công mìn định hướng sát thương bộ binh, chống các loại xe vận tải, xe thiết giáp, tàu thuyền trên sông.

        1 tháng 11

        Các tướng trong quân đội Việt Nam cộng hoà (quân đội nguy) gồm: Trần Văn Đôn - Tổng trưởng quốc phòng cùng Dương Văn Minh, Trần Thiện Khiêm, Tôn Thất Đính..., lập hội đồng quân nhân, tổ chức đảo chính lật đổ Diệm. Kế hoạch này được toà Đại sứ Mỹ, đứng đầu là Ca-bốt-lốt ủng hộ.

        Lực lượng tham gia đảo chính gồm: Tiểu đoàn 1 và 4 thủy quân lục chiến, tiểu đoàn 6 nhảy dù, chiến đoàn thiết giáp 24 (thuộc thiết đoàn Vạn Kiếp), sư đoàn bộ binh 5, trung đoàn 10 và thiết đoàn 2 của sư đoàn 7 bộ binh và 1 đại đội truyền tin.

        Cuộc đảo chính bắt đầu từ 13 giờ ngày 1 tháng 11 và kết thúc lúc 6 giờ 30 phút ngày 2 tháng 11 năm 1963. Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị bắn chết, Dương Văn Minh lên làm Tổng thống ngụy quyền.

        20 tháng 11

        Tổng thống MỸ, Giôn-xơn chính thức phê chuẩn kế hoạch về hoạt động bí mật chống miền Bắc Việt Nam (hoạt động quân sự không công khai của Mỹ chống miền Bắc Việt Nam) được gọi là kế hoạch 34.A. Mỹ sẽ sử dụng các chuyên bay do thám bằng máy bay U2 trinh sát tung các toán biệt kích ra miền Bắc phá hoại các cơ sở kinh tế, tiến hành chiến tranh tâm lý quy mô ngày càng tăng để chống phá miền Bắc.

        23 tháng 11

        Hai đại đội bộ binh, hai phân đội đặc công, một phân đội trinh sát, một đại đội hoả lực (súng cối, súng máy phòng không 12,7mm) bộ đội địa phương tỉnh Long An tiến công trại huấn luyện biệt kích của quân ngụy ở Hiệp Hoà (Hậu Nghĩa, Long An). Dựa vào nội ứng, bộ đội ta bất ngờ tiến công vị trí chỉ huy và các mục tiêu địch. Sau hơn nửa giờ chiến đấu, ta làm chủ căn cứ, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 200 tên địch (có cả cố vấn Mỹ), thu hơn 1.000 súng các loạỉ, gần 10 tấn đạn, hỗ trợ nhân dân phá 193 ấp chiên lược, giành quyền làm chủ. Đây là trận đầu bộ đội địa phương tỉnh diệt một trại huấn luyện biệt kích địch ngay sát Sài Gòn.

        23-24 tháng 11

        Hai tiểu đoàn bộ binh 306 và U Minh, Tiểu đoàn pháo binh 207 chủ lực Quân khu 9 cùng một số đơn vị bộ đội địa phương và du kích tiến công cứ điểm Chà Là, xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Đước (Cà Mau). Địch xây dựng ở Chà Là 3 đồn chính và một số lô cốt, do 1 đại đội chủ lực nguy và một đại đội bảo an đóng giữ. Ngày 23, Tiểu đoàn U Minh tiến công các cứ điểm chính, Tiểu đoàn 306 đánh các cứ điểm xung quanh, lực lượng vũ trang địa phương đánh quân cứu viện địch. Đến 24 giờ cùng ngày, bộ đội ta làm chủ trận địa. Ngày 24, ta trụ bám trận địa đánh bại 3 đợt đổ bộ quân cứu viện bằng đường không của địch. Kết quả, ta loại khỏi vòng chiến đấu gần 600 tên địch, bẳn rơi và bắn hỏng 19 máy bay các loại, thu 100 súng, 500 dù, hỗ trợ nhân dân nổi dậy phá ấp chiến lược, giành quyền làm chủ, trở về làng cũ.

        30 tháng 11

        Cục Quân giới (Tổng cục Hậu cần), nghiên cứu, chế tạo thành công súng cối 81mm.

        31 tháng 12

        Trung đoàn bộ binh 2 (thiếu) chủ lực Miền gồm 2 tiểu đoàn và 1 đại đội bộ binh đánh tiểu đoàn biệt động quân 32 "Cọp đen" thuộc sư đoàn 5 nguy do cố vấn Mỹ chỉ huy tại ấp Đường Long, huyện Bến Cát (Thủ Dầu Một).

        Mặc dù địch dùng máy bay ném bom bắn phá dữ dội. bộ đội ta giữ thế chủ động tiến công địch, kết hợp truy kích bao vây chặn đánh dồn dập, diệt và làm bị thương 250 tên (gồm cả ban chi huy tiểu đoàn) bắt 58 tên địch và 1 cố vấn Mỹ bắn rơi 3 máy bay trực thăng, thu 110 súng các loại và nhiều đồ dùng quân sự.

        Đây là lần đầu tiên, một trung đoàn (thiếu) quân chủ lực lực miền tiêu diệt một tiểu đoàn quân chính quy ngụy, góp phần đánh bại cuộc càn "Đại phong 35” vào Thủ Dầu Một, Tây Ninh của địch.

        Tháng 12

        * Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra nghị quyết xác định nhiệm vụ quân sự: "Phải khẩn trương xây dựng lực lượng vũ trang của ta lớn mạnh mau chóng... Ba thứ quân của lực lượng vũ trang cách mạng ở miền Nam (quân chủ lực, quân địa phương và dân quân du kích) đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng... Trong việc xây dựng quân đội, phải bảo đảm phát huy dân chủ và kỷ luật nghiêm minh, thực hiện cán binh đoàn kết nhất trí, quân dân đoàn kết nhất trí...".

        * Mỹ tăng cường cung cấp khối lượng lớn vũ khí, kỹ thuật, phương tiện chiến tranh cho quân ngụy ở Sài Gòn, nâng số lượng pháo binh lên 1,2 lần, trực thăng vũ trang lên 1,5 lần, tàu xuồng chiến đấu lên 1,1 lần (so với năm 1962).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #101 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2016, 08:10:48 pm »


Năm 1964

        3 tháng 1

        Bộ Quốc phòng quyết định (số 01/QĐ), thành lập Bộ Tư lệnh Hải quân, trên cơ sờ Cục Hải quân. Nhiệm vụ: "Chỉ huy

        lãnh đạo xây dựng Quân chủng Hải quân, đảm nhận nhiệm vụ hoạt động chiến đấu trên không phận, bờ biến miền Bắc" Tư lệnh kiêm Chính ủy: Thiếu tướng Tạ Xuân Thu. Phó tư lệnh: đại tá Nguyễn Bá Phát.

        9 tháng 1

        Hội nghị phòng không nhân dân toàn miền Bắc lần thứ nhất, bàn kế hoạch triển khai hệ thống phòng không ba thứ quân và các biện pháp phòng tránh, sơ tán; nhằm bảo vệ tài sản, tính mạng nhân dân, sẵn sàng đánh trả không quân Mỹ xâm phạm miền Bắc, hạn chế thiệt hại do chúng gây ra.

        27-1 đến 12-2

        Bộ tư lệnh Quân khu 4 sử dụng Trung đoàn 95 và Trung đoàn 101 (Sư đoàn 325) tiểu đoàn 3 (Lữ đoàn 324), hai tiểu đoàn biên phòng (927 và 929), hai đại đội pháo và súng cối, một đại đội súng máy phòng không, một trung đội đặc công hỗ trợ bạn mở chiến dịch 128, tiến công địch ở khu vực đường số 8 và đường số 12 (Trung Lào). Tư lệnh chiến dịch: Nguyễn Ích Tỷ. Chính ủy: Quách Sĩ Kha.

        Lực lượng địch trên địa bàn chiến dịch có 8 tiểu đoàn (tiểu đoàn 5, tiểu đoàn 24, tiểu đoàn 30B, tiểu đoàn 11, tiếu đoàn 35 BP, tiểu đoàn 8, tiểu đoàn địa phương, tiểu đoàn 340 BR) và 2 đại đội biệt kích, quân Viêng Chăn và Coong Le. Kết thúc chiến dịch, liên quân Lào - Việt loại khỏi vòng chiến đấu 800 tên địch, giải phóng khu vực đường số 8, đường 12 ở Trung Lào.

        Đầu tháng 3

        Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng quyết định chuyển một bộ phận lực lượng vũ trang trên miền Bắc, trong đó có Quân chủng Phòng không - Không quân từ trạng thái thời bình sang trạng thái thời chiến.

        17 tháng 3

        Tổng thống Mỹ thông qua kế hoạch Mác Na-ma-ra. Nội dung gồm: tăng cố vấn và nhân viên quân sự lên 25.000, lập bộ chỉ huy liên hợp Việt - Mỹ, tăng quân đội Sài Gòn lên 550.000, đẩy mạnh bình định có trọng điếm, tiêu diệt các tổ chức quân sự, chính trị của cách mạng, kiểm soát toàn bộ lãnh thổ miền Nam; đồng thời tăng cường phá hoại miền Bắc và Lào nhất là các tuyến vận tải chiến lược dọc biên giới Việt - Lào, Việt Nam - Campuchia, nhằm gây sức ép buộc miền Bắc phải ngừng chi viện miền Nam.

        27-4 đến 8-6

        Chiên dịch 74.A (chiến dịch trên đường số 7 và đường số 4).

        Lực lượng tham gia: Phía quân đội Việt Nam có Sư đoàn 316, Lữ đoàn 335 (Quân khu Tây Bẳc), Tiểu đoàn 8 Sư đoàn 304, Tiếu đoàn 925 (Quân khu 4) và 14 đại đội biên phòng. Phía Lào có 7 tiếu đoàn bộ binh (1, 2, 13, 701, 500, 300, 24).

        Bộ chỉ huy chiến dịch: Đồng chí Bằng Giang làm Tư lệnh, các đồng chí Sin Ga Pô, Xa Mán (Pa-thét Lào); đại tá Đươn - phái Trung lập.

        Lực lượng địch có 13 tiểu đoàn bộ binh (GM-13, GM-17) 3 tiếu đoàn hỗn hợp, 54 đại đội phỉ, 2 tiểu đoàn pháo 105mm và 85mm, 2 đại đội súng cối 102mm và 106,7mm, 1 đại đội cao xạ 37mm và 37 xe tăng thiết giáp.

        Kết quả: Ta giữ được đường số 7, giài phóng được môt vùng rộng lớn bao gồm Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng Mường Sủi - Tha Thơm với diện tích khoảng 3.000km nối liền Cánh Đồng Chum với căn cứ địa Sầm Nưa - Bắc Lào và Trung Lào, mở thông đường số 7 với Việt Nam. Loại khỏi vòng chiến đấu 2.500 tên địch, thu 30 pháo, 195 khẩu ĐRZ và súng cối, 9 xe tăng, 13 xe AM. 81 ô tô, bắn rơi 4 máy bay.

        Thắng lợi của chiến dịch có ý nghĩa lớn, tranh thủ được lực lượng tiến bộ của đại tá Đươn đi theo Pa-thét Lào và làm suy yếu quân đội phái hữu, tạo cho cách mạng Lào một vùng chiến lược quan trọng.

        27-28 tháng 3

        Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập Hội nghị chính trị đặc biệt nhằm tăng cường đoàn kết, quyết tâm chiến đấu trước tình hình đế quốc Mỹ đẩy mạnh "chiến tranh đặc biệt" ở miền Nam, chuẩn bị chiến tranh phá hoại miền Bắc.

        Tại Hội nghị. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản báo cáo quan trọng khẳng định: "Nếu chúng (tức Mỹ) liều lĩnh động đến thì chúng nhất định sẽ bị thất bại thảm hại. vì nhân dân cả nước ta sẽ kiên quyết đánh bại chúng”. Người giao nhiệm vụ: "Quân đội và các lực lượng vũ trang nhân dân... phải luôn luôn sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự trị an, kiên quyết đập tan mọi hành động của đế quốc Mỹ và tay sai của chúng”.

        1 tháng 5

        Thành lập Mặt trận Tây Nguyên (B3) đặt dưới sự lãnh đạo và chỉ huy trực tiếp của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh; đồng thời chịu sự lãnh đạo của Khu ủy 5 và quan hệ mật thiết với Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5. Nhiệm vụ: Xây dựng Tây Nguyên thành chiến trường đánh tiêu diệt lớn, có quân chủ lực mạnh làm nòng cốt thúc đấy lực lượng vũ trang ba thứ quân, tiêu diệt, tiêu hao nhiều sinh lực địch, tạo điều kiện cho đồng bằng và thành phố nổi dậy. Phối hợp với lực lượng vũ trang Trị - Thiên, Khu 5, Đông Nam Bộ tiến công địch trong thời điểm chiến lược. Tư lệnh: Đại tá Nguyễn Chánh, Chính ủy: Đại tá Đoàn Khuê.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #102 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2016, 08:14:54 pm »


        2 tháng 5

        * Hai chiến sĩ Lâm Sơn Náo và Nguyễn Phú Hùng (đội biệt động 65) đưa khối thuốc nổ 80kg xuống thuyền theo sông Sài Gòn đánh chìm tàu Card của Mỹ trọng tải 15.000 tấn, chở 21 máy bay lên thẳng HU-1A, 2 máy bay trinh sát L-19, 1 máy bay khu trục AD-26, 55 tên Mỹ chết và bị thương. Đây là một trong những chiến công xuất sắc cua biệt động Sài Gòn trong những năm đánh Mỹ.

        * Chiến sĩ biệt động Nguyễn Văn Trỗi gài mìn ở cầu Công Lý (Sài Gòn), nhằm giết Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mác Na-ma-ra khi sang miền Nam chỉ đạo mở rộng chiến tranh xâm lược. Kế hoạch bị lộ, Nguyễn Văn Trỗi bị bắt. Trong hơn 5 tháng bị giam cầm, dụ dỗ, tra tấn, anh vẫn bất khuất trước kẻ địch. Trận đánh không thành nhưng đã gây tiếng vang lớn. Du kích Vê-nê-duy-ê-la bắt tên trung tá Mỹ ớ Thủ đô Ca-ra-cát đòi đổi mạng cho anh Trỗi. Nhưng khi tên trung tá Mỹ được du kích Vê-nê-duy-ê-la thả thì Mỹ lật lọng. Ngày 15 tháng 10 năm 1964, Mỹ-nguy xử bắn Nguyễn Văn Trỗi. Trước khí bị xử bắn, Nguyễn Văn Trỗi đã biến pháp trường thành nơi lên án đế quốc Mỹ xâm lược và chính quyền Sài Gòn, khẳng định việc làm của mình là chính nghĩa và hô: Hồ Chủ tịch muôn năm! Việt Nam muôn năm!

        29 tháng 6

        Bộ Chính trị ra chỉ thị "Tăng cường sẵn sàng chiến đấu phá tan âm mưu khiêu khích, đánh phá miền Bắc của không quân Mỹ" vạch rõ: Lực lượng vũ trang trên miền Bắc phải sẵn sàng chiến đấu, kiên quyết tiêu diệt địch, nếu chúng xâm phạm miền Bắc, đẩy mạnh chi viện miền Nam. Các lực lượng vũ trang ờ miền Nam phải đánh cho địch những đòn thiệt hại nặng nề hơn nữa, phối hợp bảo vệ miền Bắc. Tích cực giúp đỡ cách mạng Lào, cùng bạn đấy mạnh hoạt động khi địch đánh phá miền Bắc.

        Tháng 6

        Thượng tướng Văn Tiến Dũng - Tổng Tham mưu trưởng ra mệnh lệnh báo động sẵn sàng chiến đấu trong các lực ỉượng vũ trang trên toàn miền Bắc.

        16 tháng 7

        Bộ Quốc phòng quyết định (số 79/QĐ-QP) thành lập Trường sĩ quan Pháo cao xạ, thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân. Nhiệm vụ: Đào tạo sĩ quan chỉ huy phân đội pháo phòng không.

        2 tháng 8

        Phân đội 3 gồm 3 tàu phóng lôi 333, 336, 339 (Đoàn 135, Bộ tư lệnh Hải quân) đánh đuổi tàu khu trục Ma Đốc cua Mỹ đang vào sâu hải phận miền Bác của ta ở vùng biển giữa đảo Hòn Mê và Lạch Trường (Thanh Hoá).

        5 tháng 8

        Hai quân nhân dân Việt Nam cùng bộ đội phòng không, lực lượng vũ trang và nhân dân Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Ninh đánh bại cuộc tiến công "Mũi tên xuyên” của không quân Mỹ, bắn rơi 8 máy bay. Ngày 5 tháng thành ngày truyền thống đánh thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam.

        7 tháng 8

        * Bộ Tổng tư lệnh tổ chức lễ tuyên dương công trạng các lực lượng vũ trang nhân dân đã lập công xuất sắc trong ngày 2 tháng 8 và ngày 5 tháng 8 năm 1964. Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự, căn dặn: "Các chú đã thu được thắng lợi vẻ vang, nhưng chớ vì thắng lợi mà tự mãn, chủ quan, khinh địch". Chúng ta cần "Tiếp tục đẩy mạnh mọi công tác và luôn luôn nâng cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc".

        * Quốc hội Mỹ thông qua "nghị quyết Vịnh Bắc Bộ" chính thức giao cho Tổng thống Giôn-xơn được đặc quyền sử dụng lực lượng không quân và hải quân Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại quy mô lớn đối với miền Bấc.

        9 tháng 8

        Tiểu đoàn 90 Trung đoàn 1 chủ lực Khu 5 tiến công "ấp chiến lược" Kỳ Sanh (Quang Nam), đánh bại 1 tiểu đoàn quân tiếp viện, phá huy 8 xe M-113. Đây là lần đầu tiên bộ đội chủ lực Khu 5 đánh bại chiến thuật "thiết xa vận" của địch.

        Tháng 8

        * Thanh niên Thủ đô Hà Nội phát động phong trào "Ba sẵn sàng": Sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng nhập ngũ, sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì Tổ quốc cần. Tuổi trẻ trên miền Bắc nhiệt liệt hưởng ứng phong trào này.

        * Hội phụ nữ Việt Nam phát động phong trào "Phụ nữ Ba đảm đang": Đảm đang sản xuất và công tác, đảm đang việc nhà, đảm đang công tác chiến đấu và phục vụ chiến đấu thay chồng con ra trận.

        * Tuổi trẻ miền Nam phát động phong trào thi đua "Năm xung phong": Xung phong tiêu diệt nhiều sinh lực địch; xung phong tòng quân diệt giặc; xung phong đấu tranh chính trị ở đô thị và nông thôn, xung phong phục vụ tiền tuyến, vào các đội thanh niên xung phong; xung phong sản xuất nông nghiệp trong nông hội. Đây là những phong trào quần chúng rộng rãi và sôi nổi của tuổi trẻ cả nước quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #103 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2016, 08:19:10 pm »


        11 tháng 10

        Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh chỉ thị cho các chiến trường mở đợt hoạt động quân sự (Đông - Xuân 1964 - 1965) trên toàn miền Nam nhâm tiêu diệt một bộ phận chủ lực nguy, phá ấp chiến lược, giành quyền làm chủ, mở rộng vùng giải phóng, thu hẹp vùng kiểm soát của địch ở Nam Bộ, Long Khánh - Bình Tuy (hoặc Bình Long - Phước Long) là hướng trọng điểm; Khu 5 gồm nam Quảng Ngãi và bắc Bình Định, trọng điểm là đường số 9, đường số 5 và đường 14 Tây Nguyên.

        31 tháng 10

        Đoàn 563 pháo binh thuộc Bộ tư lệnh Miền tập kích hoa lực sân bay Biên Hoà; phá hủy, phá hỏng 59 máy bay các loại, 2 kho đạn lớn, 1 kho xăng, 1 đài quan sát và 18 căn nhà, loại khỏi vòng chiến đấu 293 tên địch. Sau trận đánh, Đoàn pháo binh 563 được tặng thưởng Huân chương Quân công giải phóng hạng nhất và vinh dự được mang tên "Đoàn pháo binh Biên Hoà".

        18 tháng 11

        Tại Cha Lo (miền Tây Quảng Bình), Đại đội 3 Tiểu đoàn xxxxxx     pháo cao xạ 37mm (Sư đoàn bộ binh 325) do đại đội trưởng Lê Hữu Mai và chính trị viên Nguyễn Viết Xuân chí huy, bắn rơi 1 máy bay RF-101 và 2 chiếc T-28. Giửa trận chiến đấu ác liệt, đồng chí Nguyễn Viết Xuân bị thương, nhưng quyết không rời vị trí, tiếp tục động viên đơn vị chiến đấu. Lời hô "Nhằm thẳng quân thù, bắn!" của chính trị viên Nguyễn Viết Xuân trong trận đánh trở thành khẩu lệnh chiến đấu của bộ đội Phòng không - Không quân và các lực lượng vũ trang nhân dân miền Bắc trong suốt những năm chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đê quốc Mỹ.

        Tháng 11

        Quân ủy Trung ương xác định 11 nguyên tắc tác chiến của lực lượng vũ trang nhân dân.

        1- Tích cực tiêu diệt sinh lực địch, giữ gìn và bồi dưỡng lực lượng ta.

        2- Đánh chắc thắng; đánh có tổ chức, có chuẩn bị, đánh thắng trận đầu.

        3- Phối hợp chặt chẽ hoạt động tác chiến của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ.

        4- Tập trung lực lượng, tiêu diệt từng bộ phận quân địch.

        5- Tiến công kiên quyết, liên tục, phòng ngự tích cực, ngoan cường.

        6- Bố trí binh lực có trọng điểm, nắm lực lượng dự bị mạnh.

        7- Độc lập tác chiến, chủ động phối hợp hiệp đồng chặt chẽ.

        8- Phát huy sở trường đánh gần, đánh đêm, đánh liên tục.

        9- Kết hợp chặt chẽ chính trị với quân sự, tác chiến với binh vận.

        10- Phát huy ưu thế chính trị, tinh thần chiến đấu kiên cường, chiến thắng quân địc.h có ưu thế trang bị kỹ thuật.

        11- Tích cực chủ động, cơ động linh hoạt, mưu trí, sáng tạo, bí mật, bất ngờ.

        2-12-1964 đến 3-1-1965

        Chiến dịch Bình Giã. Lực lượng ta tham gia: 2 trung đoàn bộ binh (761, 762), Đoàn 80 pháo binh chủ lực Miền, 2 tiểu đoàn bộ binh (800, 500) của Quân khu 7, Tiểu đoàn pháo binh 186 của Quân khu 6; Đại đội 445 tinh Bà Rịa và lực lượng dân quân du kích trên địa bàn chiến dịch.

        Ban chi huy chiến dịch có các đồng chí: Trần Đình Xu - chi huy trưởng, Lê Văn Tưởng - chính ủy, Nguyễn Hoà - phó chi huy trưởng kiêm tham mưu trưởng, Nguyễn Văn Bứa - phó chi huy trương. Lê Xuân Lựu - chủ nhiệm chính trị.

        Lực lượng địch có 4 tiêu đoàn biệt động quân (30, 33, 35, 36), 2 tiểu đoàn thủy quân lục chiến, 1 chi đoàn cơ giới M-113, 2 trung đội pháo binh 105mm.

        Diễn biến chiến dịch chia làm 2 đợt (2-17 tháng 12 năm 1964, 27 tháng 12 năm 1964 - 3 tháng 1 năm 1965). Các đơn vị đánh 5 trận cấp trung đoàn, 2 trận cấp tiểu đoàn và một số trận khác. Kết thúc chiến dịch, ta loại khỏi vòng chiến đấư hơn 1.700 tên (có hàng chục cố vấn Mỹ), bắt gần 300 địch diệt gọn 2 tiểu đoàn chủ lực ngụy (tiểu đoàn thủy quân lục chiến số 4, tiếu đoàn biệt động quân 33) và 1 chi đoàn xe cơ giới M-113 (thuộc Thiết đoàn 1), đánh thiệt hại 3 tiếu đoàn khác và nhiều đại đội; bắn rơi, phá hủy 56 máy bay, phá hủy 45 xe quân sự, thu hơn một nghìn súng các loại và gần 100 máy thông tin.

        Chiến dịch Bình Giã đánh bại chiến thuật "trực thăng vận", "thiết xa vận", làm tan rã hầu hết lực lượng dân vệ trên đường số 2 và huyện Hoài Đức, phá vỡ nhiều ấp chiến lược, giải phóng Phò Trì ven biển Hàm Tân, bảo đảm căn cứ tiếp nhận vũ khí của miền Bắc bằng đường biển, mờ rộng căn cứ tỉnh Bình Thuận.

        Đây là chiến dịch đầu tiên của bộ đội chủ lực trên chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ; một chiến dịch có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu sự thất bại của Mỹ - ngụy trong chiến lược "chiến tranh đặc biệt''.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #104 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2016, 08:25:14 pm »


Năm 1965

        Tháng 1

        Hội đồng Quốc phòng họp dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, đánh giá công tác quốc phòng 10 năm (1955-1965), nhận định tình hình và âm mưu của địch, xác định nhiệm vụ, phương hướng quốc phòng thời gian tới. về nhiệm vụ quốc, phòng trước mắt của miền Bắc, Hội đồng quyết định:

        1- Tăng cường công tác phòng thủ, trị an và sẵn sàng chiến đấu cao.

        2- Ra sức xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh bao gồm bộ đội chú lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ và lực lượng hậu bị đúng với đường lối quân sự của Đảng, với truyền thống kinh nghiệm và điều kiện thực tế của ta, đủ sức đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược.

        3- Tích cực xây dựng và củng cố miền Bắc về mọi mặt kết hợp yêu cầu kinh tế với yêu cầu quốc phòng, mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng thêm tiềm lực kinh tế và quốc phòng của đất nước.

        7 tháng 1

        Thành lập Trung đoàn tên lửa phòng không 236 - Đoàn Sông Đà (quyết định số 35/QĐ-QP của Bộ Quốc phòng); Trung đoàn trương Nguyễn Quang Tuyến, Chính ủy Phạm Đãng Ty. Đây là trung đoàn tên lửa phòng không đầu tiên của quân đội ta.

        Tháng 2

        * Phòng nghiên cứu Kỹ thuật Vũ khí (Cục nghiên cứu Kỹ thuật) nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị phóng hoả tiễn A12 bằng phương pháp ứng dụng. Hoả tiễn sau khi cải tiến được đưa vào trang bị cho mỗi tiểu đội 2 cụm, mỗi cụm gồm 6 bệ. Vì vậy có ký hiệu là A12.

        Ngày 17 tháng 4 năm 1966 Cục nghiên cứu Kỹ thuật, Bộ tư lệnh Pháo binh và các cơ quan Tổng cục Hậu cần, Bộ Tổng tham mưu tham gia tổ chức bắn thử A12 tại trường bắn quốc gia. Chủ tịch Hồ Chí Minh và một số đồng chí ủy viên Bộ Chính trị đã chứng kiến cuộc bắn thử thảnh công- Tiếp đó, Bộ tư lệnh Pháo binh triển khai huấn luyện cho Tiểu đoàn 99 pháo binh sử dụng A12 chiến đấu. Ngày 27 tháng 2 năm 1967, ta sử dụng 62 viên đạn A12 tập kích vào sân bay Đà Nẳng, phá hủy 13 máy bay, loại khỏi vòng chiến đấu 135 Mỹ, 85 tên ngụy. Trong các trận đánh tiếp theo, Al2 đã phát huy tác dụng, đạt hiệu qua chiến đấu cao.

        Sáng kiến cải tiến sử dụng A12, góp phần khai thác hiệu quả nguồn vũ khí nước ngoài viện trợ cho ta.

        8 tháng 3

        Mỹ đưa hai tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ Mỹ (1 và 3) thuộc lữ đoàn hải quân viễn chinh số 9 từ Ô-ki-na-oa (Nhật Bản), đổ bộ lên Đà Nẵng. Đây là đơn vị tác chiến trên bộ đầu tiên của hải quân Mỹ được triển khai, mở đầu việc đưa hàng loạt quân chiến đấu Mỹ vào miền Nam Việt Nam.

        15 tháng 3

        Dân quân xã Diễn Hùng (Diễn Châu, Nghệ An), do Tô Đức Hùng chỉ huy dùng súng trường bắn rơi 1 máy bay phản lực A-4, mở đầu phong trào thi đua bắn rơi máy bay phản lực hiện đại của Mỹ bằng súng bộ binh trong dân quân tự vệ toàn miền Bắc.

        22 tháng 3

        Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tuyên bố lập trường 5 điểm. Tiếp đó, ngày 8 tháng 4, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà nêu lập trường 4 điểm để giải quyết vấn đề Việt Nam, khẳng định: Mỹ xâm lược miền Nam Việt Nam thì phải rút hết quân Mỹ, quân các nước phụ thuộc Mỹ về nước; ngừng ném bom miền Bắc không điều kiện; phải tôn trọng Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954; công việc của miền Nam do nhân dân Việt Nam tự giải quyết không có sự can thiệp của nước ngoài.

        25-27 tháng 3

        Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 11 (đặc biệt), nhận định: "Với những âm mưu và hành động mới của đế quốc Mỹ, tình hình một nửa nước có chiến tranh một nửa nước có hoà bình đã biến thành tình hình cả nước có chiến tranh với hình thức và mức độ khác nhau ở mỗi miền; trong cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân cả nước chống đế quốc Mỹ, miền Nam vẫn là tiền tuyến lớn miền Bắc vẫn là hậu phương lớn, nhưng nhiệm vụ của miền Bắc vẫn là vừa xây dựng, vừa trực tiếp chiến đấu, vừa chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam...".

        Trung ương Đang quyết định: "Động viên quân và dân cả nước phát triển thế chủ động tiến công địch. Nhanh chóng mở rộng bộ đội thường trực, tăng cường sức mạnh quốc phòng, tranh thủ sự giúp đỡ tới mức cao nhất về mặt quân sự của các nước anh em...".

        3 tháng 4

        * Trung đoàn không quân 921 sử dụng hai biên đội MIG-17, do Phạm Ngọc Lan và Trần Hanh chi huy cùng lực lượng phòng không đánh địch. Sau 20 phút xuất kích, không quân ta bắn rơi 2 chiếc F-8 hiện đại của Mỹ trên vùng trời Hàm Rồng (Thanh Hoá), lập chiến công đầu của bộ đội không quân. Ngày 3 tháng 4 trở thành ngày truyền thống đánh thẳng trận đầu của Không quân nhân dân Việt Nam.

        * Quân uy Trung ương ra nghị quyết (số 54) chuyến Đoàn 559 thành một đơn vị tương đương cấp quân khu. Nhiệm vụ:

        1- Mở đường vận chuyển chi viện người, của cho chiến trường miền Nam và Lào.

        2- Bảo đảm ăn ở cho các lực lượng hành quân qua tuyến-

        3- Bảo đảm các mặt cho các đơn vị bảo đảm hành lang.

        4- Vận chuyển hàng cung cấp cho các đơn vị hành quân ở Lào.

        5- Bảo đảm vận chuyển công văn, tài liệu của Trung ương và các cơ quan chỉ đạo cho cách mạng miền Nam.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #105 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2016, 10:18:37 am »


        6 tháng 4

        Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ đưa ra 11 biện pháp, trong đó có 4 biện pháp cụ thể hoá quyết định của Tổng thống Giôn-xơn về chiến tranh Việt Nam:

        1- Tăng thêm từ 18.000 đến 20.000 quân trong các lực lượng hỗ trợ của Mỹ để bổ sung cho các đơn vị hiện có và cung cấp số nhân viên hậu cần cần thiết.

        2- Triển khai thêm hai tiểu đoàn lính thủy đánh bộ và những bộ phận kết hợp về chỉ huy và hỗ trợ.

        3- Thay đổi nhiệm vụ những đơn vị lính thủy đánh bộ được triển khai hướng vào Việt Nam để có thể sử dụng những đơn vị này một cách tích cực hơn.

        4- Thăm dò khả năng triển khai quân sang Nam Việt Nam của chính phủ Nam Triều Tiên, Ôt-xtrây-li-a, Tân Tây Lan...

        Quyết định trên đánh dấu một sự thay đổi về chiến lược của Mỹ từ cố vấn hậu thuẫn chuyến sang tham chiến trực tiếp, đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam.

        7 tháng 4

        Tổng thống Mỹ Giôn-xơn phát biểu tại Trường đại học Giôn Hốp-kin, bang Ban-ti-mo: "Chúng ta sẽ không thất bại ..., chúng ta sẽ không rút lui hoặc công khai dưới bóng của một thoả hiệp vô nghĩa... Và chúng ta phải chuẩn bị cho một cuộc chiến tiếp diễn lâu dài"1. Điều này chứng tỏ Mỹ quyết tâm dùng mọi biện pháp quân sự chống nhân dân Việt Nam

        22 tháng 4

        Bộ Quốc phòng ra các quyết định từ số 34 đến 37, điều chỉnh biên chế một số đơn vị:

        - Chấn chỉnh Lữ đoàn 330 thành Sư đoàn 330, Lữ đoàn 350 thành Sư đoàn 350.

        - Chấn chỉnh Lữ đoàn 335 thành Trung đoàn 335 thuộc Quân khu Tây Bắc.

        - Thành lập 3 trung đoàn pháo cao xạ (238, 222 và 216) thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân.

        - Thống nhất cơ quan Tỉnh đội Quảng Ninh vào cơ quan Bộ tư lệnh Quân khu Đông Bắc.

        26 tháng 4

        Bộ Quốc phòng quyết định thành lập lại Cục Vận tải quân sự thuộc Tổng cục Hậu cần. Nhiệm vụ: Thực hiện công tác vận tải quân sự trên các tuyến hậu phương của Tổng cục Hậu cần, vận tải chi viện chiến lược cho chiến trường miền Nam trên tuyến hậu phương miền Bắc và cho chiến trường Trung Lào, Thượng Lào, làm tham mưu cho chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ vận tải quân sự trong toàn quốc.

        Cục trưởng: Thượng tá Nguyễn Danh Phan. Chính ủy: Thượng tá Trần Minh Chúng.

        Tháng 4

        Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh ban hành Luật nghĩa vụ quân sự thời chiến, kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của quân nhân theo yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu. Trong năm 1965 gần 290.000 người trên miền Bắc tình nguyện vào quân đội; riêng tháng 5 có 150.000 người.

        1 tháng 5

        Tướng Oét-mo-len trình lên Nhà trắng kế hoạch chiến lược ba giai đoạn gọi là "Chương trình hợp tác" gồm ba nội dung: tảo thanh, bảo đảm an ninh, tìm và diệt.

        Giai đoạn 1, từ tháng 7 năm 1965 đến tháng 12 năm 1965: đưa nhanh quân Mỹ và quân các nước phụ thuộc Mỹ vào miền Nam để ngăn chặn chiều hướng sụp đổ của chế độ Sài Gòn, bảo đảm an toàn cho những khu vực đông dân cư, gấp rút triển khai lực lượng chuẩn bị cho cuộc phản công giành lại quyền chủ động chiến trường.

        Giai đoạn 2, từ đầu năm 1966 đến tháng 6 năm 1966: quân Mỹ và lực lượng "đồng minh" mở các cuộc hành quân tiêu diệt ở những khu vực ưu tiên đã được xác định, tiêu diệt lực lượng chủ lực Quân Giải phóng, phá các căn cứ du kích, hỗ trợ cho chương trình bình định.

        Giai đoạn 3, từ tháng 7 năm 1966 đến giữa hoặc cuối năm 1967, quân Mỹ và quân các nước phụ thuộc phối hợp với quân của chính quyền Sài Gòn, mở các cuộc hành quân tiến công tiêu diệt các lực lượng còn lại của Quân Giải phóng và các khu căn cứ du kích, hoàn thành về cơ bản chương trình bình định.

        Bộ Quốc phòng Mỹ đánh giá kế hoạch chiến lược ba giai đoạn của Oét-mo-len là "đưa cuộc chiến tranh đến tận xứ sở của địch... Và giáng cho kẻ địch những đòn thật nặng nề..."2. Nhưng khi áp dụng vào Việt Nam, kế hoạch quân sự này hoàn toàn bị phá sản và bị tổn thất nặng nề.

        2-6 tháng 5

        Đại hội Anh hùng Chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất họp tai chiến khu Dương Minh Châu. 150 Chiến sĩ Thi đua thuộc các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích dự đại hội.

        Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ đọc diễn văn nêu rõ: "Đây là đại hội của tinh thần quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược của toàn quân, toàn dân ta, là một cái mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành cùa các lực lượng vũ trang giải phóng của ta".

        Đồng chí Nguyễn Thị Định - Phó tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam đọc quyết định của Uy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Bộ chi huy các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam tuyên dương 23 cán bộ, chiến sĩ là Anh hùng Quân giải phóng, trong đó có 2 nữ (Tạ Thị Kiều, Nguyễn Thị Út).

        5 tháng 5

        Chủ tịch Hồ Chí Minh ký lệnh động viên cán bộ, động viên một bộ phận sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị và một bộ phận công dân thuộc ngạch dự bị quân đội nhưng chưa phục vụ tại ngũ, tăng cường lực lượng quốc phòng đến mức cần thiết, bảo đảm cho cuộc, chiến đấu bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

------------------
1. Mác Na-ma-ra: "Nhm lại quá khử tấm tham kich và bài học về cuộc chiến tranh Việt Nam", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.185.

2. Tài liệu mật Bộ Quôc phòng Mỹ về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, việt Nam thông tấn xã phát hành, Hà Nội, 1971, tập 2, tr. 136.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #106 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2016, 10:20:10 am »


        10-5 đến 22-7

        Chiến dịch Đồng Xoài. Nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực tinh nhuệ của địch, hỗ trợ nhân dân đẩy mạnh chiến tranh du kích nổi dậy phá ấp chiến lược, mở rộng vùng giải phóng, Quân ủy Miền quyết định mở chiến dịch tiến công đich trên địa bàn các tỉnh Bình Long, Phước Long (hướng chính); Lâm Đồng, Bình Thuận, Bà Rịa, Long Khánh, Biên Hoà (hướng phối hợp).

        Lực lượng địch trên địa bàn tác chiến có 9 tiểu đoàn chủ lực 2 tiểu đoàn biệt động 1 tiểu đoàn dù. 2 tiểu đoàn và 7 đại đội bảo an, 21 đại đội biệt kích, 1 chi đoàn thiết giáp.

        Lực lượng ta tham gia chiến dịch có 3 trung đoàn bộ binh (1,2, 3), Đoàn pháo binh 80 chủ lực Miền, Trung đoàn 4 và 2 tiểu đoàn chủ lực Quân khu 7, lực lượng vũ trang địa phương trên địa bàn chiến dịch, các đoàn hậu cần 81, 83 và dân công, thanh niên xung phong các địa phương.

        Chỉ huy chiến dịch: Thiếu tướng Lê Trọng Tấn, Phó tư lệnh Miền - Chỉ huy trưởng. Thiếu tướng Trần Độ - Phó chính ủy Miền - Chính ủy. Đại tá Hoàng Cầm - Tham mứu trưởng.

        Sau 3 đợt chiến đấu (10-31 tháng 5, 9-20 tháng 6, 24 tháng 6 - 22 tháng 7), bộ đội ta loại khỏi vòng chiến đấu 4.459 tên (có 73 Mỹ). Bốn tiểu đoàn chủ lực ngụy, trong đó có tiểu đoàn dù thuộc lực lượng dự bị chiến lược và hàng chục đại đội bảo an bị đánh thiệt hại nặng. Ta thu 1.652 khẩu súng các loại, phá hủy 28 xe bọc thép, 5 xe tăng, bắn rơi 34 máy bay, phá hủy 6 đầu máy và 12 toa xe lửa.

        Chiến dịch Đồng Xoài góp phần cùng với các chiến dịch Bình Giã, Ba Gia đánh bại chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ, đánh dấu bước trường thành mới về tổ chức chỉ huy và trình độ tác chiến hiệp đồng bộ binh với pháo binh và đặc công đánh địch trong công sự vững chắc, giành thắng lợi lớn của bộ đội ta trên chiến trường miền Nam.

        19 tháng 5

        Bộ Quốc phòng ra quyết định (số 67/QĐ-QP) thành lập Bộ tư lệnh Phòng không Hà Nội gồm năm trung đoàn pháo cao xạ (220, 260, 224, 230, 218) trang bị pháo từ 57mm đến 100mm. Tư lệnh: Nguyễn Dương Hán. Chính ủy: Trần Văn Giang (từ ngày 16 tháng 3 năm 1967, Bộ tư lệnh Phòng không Hà Nội mang phiên hiệu Sư đoàn 361). Cùng ngày 19 tháng 5, Bộ Quốc phòng quyết định (số 66/QĐ-QP) thành lập Bộ tư lệnh Phòng không Hải Phòng. Tư lệnh Nguyễn Hữu ích, Chính ủy Lương Tý (từ ngày 16 tháng 3 năm 1967. Bộ tư lệnh Phòng không Hải Phòng mang phiên hiệu Sư đoàn phòng không 363).

        26 tháng 5

        Đại đội 2 (Tiểu đoàn 70 bộ đội địa phương tỉnh Quảng Nam) được tăng cường tổ chức đặc công Quân khu 5 (gồm 8 chiến sĩ) tiến công một đại đội lính thủy đánh bộ Mỹ ở Núi Thành thuộc xã Kỳ Liên, huyện Tam Kỳ (nay là xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành (Quảng Nam). Địch bố trí phòng ngự gồm ba cụm, bên ngoài có một hàng rào thép gai lùng nhùng bảo vệ. Khoảng 0 giờ 30 phút, bộ đội ta tiến công đánh chiếm công sự vòng ngoài rồi phát triển vào bên trong. Sau một lúc bị đánh bất ngờ, hoảng sợ, địch chống trả quyết liệt; ta đưa lực lượng dự bị vào tập trung tiến công, đánh thiệt hại đại đội lính thủy đánh bộ Mỹ. Đây là trận đầu tháng Mỹ trên chiến trường Khu 5, ngay khi Mỹ bắt đầu thực hiện chiến lược "chiến tranh cục bộ" ở miền Nam.

        28 tháng 5

        Thành lập Cục liên lạc Đối ngoại quân sự. Nhiệm vụ: Quản lý và giải quyết mọi công việc có quan hệ với nước ngoài của Quân đội nhân dân Việt Nam, tạo ra bước phát triển của hoạt động đối ngoại quân sự, góp phần củng cố và phát triển tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân và các lực lượng vũ trang ta với nhân dân và quân đội các nước anh em, bạn bè.

        28-5 đến 20-7

        Chiến dịch Ba Gia. Nhâm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực, làm tan rã phần lớn lực lượng bán vũ trang của địch, mở rộng vùng giải phóng, Quân khu 5 quyết định mở chiến dịch tiến công trên địa bàn các huyện Ba Gia, Trà Bồng, Bình Sơn, Sơn Tịnh (Quảng Ngãi).

        Lực lượng địch trên địa bàn chiến dịch có 1 chiến đoàn ngụy gồm trung đoàn 1 thuộc sư đoàn 2, 2 tiểu đoàn thủy quân lục chiến, 3 tiểu đoàn biệt động, được không quân, pháo binh chi viện. Lực lượng ta: Trung đoàn 1 và Tiểu đoàn 45 chủ lực Khu 5, hai đại đội pháo 75, một đại đội Phòng không và lực lượng vũ trang địa phương Quảng Ngãi.

        Thiếu tướng Chu Huy Mân - Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 5 trực tiếp làm Tư lệnh chiến dịch. Sau 3 đợt chiến đấu (28.5-7.6, 10-25.6, 4-20.7), bộ đội ta diệt và làm bị thương 2.054 tên, thu 973 súng các loại, phá hủy 15 xe quân sự, bắn rơi 18 máy bay, hỗ trợ nhân dân 29 xã thuộc 6 huyện nổi dậy giành quyền làm chủ.

        Lần đầu tiên trên chiến trường miền Nam, bộ đội ta đánh thiệt hại nặng chiến đoàn, đơn vị ứng cứu lớn nhất của quản chú lực ngụy, đánh bại biện pháp ứng chiến giải toả nhanh bằng đơn vị cấp chiến đoàn của chúng, góp phần đánh bại chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #107 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2016, 10:24:23 am »


        Tháng 5

        Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ cho Cục nghiên cứu Kỹ thuật nghiên cứu thiết kế loại vũ khí phá rào.

        Phòng nghiên cứu Vũ khí thuộc Cục nghiên cứu Kỹ thuật tiến hành nghiên cứu, thiết kế chế tạo thành công vũ khí phá rào. Cuối năm 1971, Bộ Quốc phòng giao cho Cục Quân giới sản xuất loạt đầu tiên đế thử nghiệm ở chiến trường. Ngày 30 tháng 3 năm 1972, Trung đoàn 27 đưa vào sử dụng đánh điểm cao 544, mở màn cho chiến dịch Trị - Thiên.

        1 tháng 6

        Mỹ tổ chức cuộc họp ở Hô-nô-lu-lu bàn kế hoạch gây sức ép tối đa về quân sự mà đỉnh cao là dùng không quân tiến công miền Bắc Việt Nam và tăng quân Mỹ vào miền Nam theo yêu cầu của tướng Oét-mo-len.

        18 tháng 6

        Mỹ dùng 27 lần chiếc máy bay B-52 ném bom rải thảm vùng Bến Cát (Đông Nam Bộ). Đây là lần đầu tiên Mỹ sử dụng loại vũ khí chiến lược có tính chất hủy diệt trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

        19 tháng 6

        Chĩnh quyền Sài Gòn thành lập nội các chiến tranh gồm ủy ban lãnh đạo quốc gia, do Nguyễn Văn Thiệu đứng đầu, ủy ban hành pháp trung ương (chính phủ) do Nguyễn Cao Kỳ làm chủ tịch. Như vậy, bằng các biện pháp khéo léo không gây những chấn động lớn, Oa-sinh-tơn đã lập được chính quyền quân sự tay sai ở Sài Gòn trung thành với Mỹ, tạm thời ổn định về chính trị để Mỹ tiếp tục đưa quân chiến đấu vào miền Nam Việt Nam tiến hành chiến tranh và tăng cường không quân, hải quân đánh phá miền Bắc Việt Nam.

        21 tháng 6

        Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Bộ Tư lệnh 350 (trên cơ sở hợp nhất Sư đoàn 350 và Thành đội Hải Phòng). Nhiệm vụ: Thống nhất chỉ huy các đơn vị bộ đội chủ lực Quân khu 3 đứng trên địa bàn thành phố Hải Phòng và bộ đội địa phương, dân quân tự vệ; làm tham mưu cho Thành ủy và chỉ đạo cuộc chiến tranh nhân dân trên địa bàn thành phố; chủ trì hiệp đồng tác chiến với quân binh chủng có lực lượng chiến đấu bảo vệ Hải Phòng. Tư lệnh: Thượng tá Nguyễn Tiệp. Chính ủy: Thượng tá Đỗ Chính.

        22 tháng 6

        Bộ Quốc phòng ra quyết định (số 101/QĐ-QP) thành lập Bộ tư lệnh Thiết giáp. Nhiệm vụ: "Lãnh đạo, chỉ huy xây dựng và quản lý đơn vị xe tăng, thiết giáp dự bị của Bộ và làm tham mưu cho Bộ về Binh chủng Thiết giáp".

        Lực lượng trực thuộc Bộ tư lệnh: 2 trung đoàn xe tăng (202, 203), 1 tiểu đoàn huấn luyện, 3 cơ quan (tham mưu, chính trị, hậu cần kỹ thuật) và một số đơn vị trực thuộc. Tư lệnh: Đào Huy Vũ. Chính ủy: Lê Ngọc Quang.

        27-30 tháng 6

        Mỹ huy động lử đoàn dù 173 phối hợp với một tiểu đoàn quân Ôt-xtrây-li-a mờ cuộc càn quét vào vùng phía tây bắc Sài Gòn. Đây là hành động trên bộ đầu tiên của quân Mỹ ở miền Đông Nam Bộ.

        28 tháng 6

        Bộ Quốc phòng ra quyết định (số 102/QĐ-QP) thành lập Bộ tư lệnh Công binh. Nhiệm vụ:

        - Chỉ đạo, chỉ huy xây dựng và quản lý các đơn vị công binh dự bị của Bộ.

        - Làm tham mưu cho Bộ về kế hoạch bảo đảm công trình quân sự (công trình chiến đấu, sở chỉ huy, đường sá, sân bay, quân cảng...), giúp Bộ chỉ huy các quân khu, quân chủng, binh chủng làm các công trình quốc phòng.

        - Trực tiếp làm một số công trình do Bộ giao.

        - Giúp Bộ chỉ đạo nghiệp vụ đối với các đơn vị công binh quân khu. quân chủng, binh chủng và sư đoàn.

        - Cùng các cơ quan Nhà nước xây dựng các tuyến giao thông thủy bộ.

        - Lực lượng trực thuộc Bộ tư lệnh có các trung đoàn 239, 249 (vượt sông); 219, 229 (công trình); 83, 98, 297 (cầu đường) và sáu phòng (tham mưu, chính trị, hậu cần, khí tài, công trình và sân bay).

        Tư lệnh: Phan Hoàng. Chính ủy: Chu Thanh Hương.

        Tháng 6   

        Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Đội thanh niên xung phong chống Mỹ cứu. nước (tổ chức thành các trung dội, đại đội, tổng đội), gồm những đội viên hầu hết quê ở các tỉnh miền Bắc, làm nhiệm vụ chủ yếu trên Tuyến vận tải quân sự chiến lược 559 (đường Hồ Chi Minh), điều chỉnh và bảo đảm giao thông ở các trọng điểm địch đánh phá và trên những tuyến đường chiến lược từ Quân khu 4 vào Nam.

        20 tháng 7

        Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân "Đoàn kết một lòng, kiên quyết chiến đấu, dù phải chiến đấu 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, chúng ta cũng kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn" .

        Đáp lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân cả nước ta quyết tâm đánh thẳng giặc Mỹ xâm lược.

        24 tháng 7

        Hai tiểu đoàn (63 và 64) Trung đoàn tên lửa phòng không 236 bắn hạ 3 máy bay F-4 ở độ cao 7.000m và lực lượng pháo phòng không (57, 37mm) phối hợp với dân quân địa phương tổ chức bắn máy bay địch ở Suối Hai, huyện Bất Bạt, tỉnh Hà Tây. Trận đánh thắng lợi mờ ra khả năng mới cho phép bộ đội Phòng không, với hình thức tác chiến cơ động tên lửa - cao xạ, tổ chức đánh địch có hiệu quả cao. Với chiến công đầu này ngày 24 tháng 7 trở thành ngày truyền thống của bộ đội tên lửa phòng không Quân đội nhân dân Việt Nam.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #108 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2016, 10:28:12 am »


        18 tháng 8

        Chiên tháng Vạn Tường. Trung đoàn 1 (Sư đoàn 2) chủ lực Khu 5, đại đội 21 bộ đội địa phương tỉnh Quảng Ngãi và dân quân du kích địa phương chống cuộc hành quân "ánh sao sáng” của Mỹ - ngụy tại thôn Vạn Tường, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Lực lượng địch gồm 6.000 quân Mỹ; 2.000 quân nguy có nhiều máy bay, xe tăng, xe bọc thép, tàu chiến hỗ trợ. Dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân, sau một ngày chiến đấu, bộ đội và du kích loại khỏi vòng chiến đấu 900 tên Mỹ, phá hủy 22 xe tăng và xe bọc thép, bân rơi 13 máy bay. Đây là trận đọ sức quyết liệt đầu tiên giữa quân chủ lực ta với quân viễn chinh Mỹ. Chiến thắng Vạn Tường chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại chiến lược "chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ.

        23 tháng 8

        Thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, Bộ Tư lệnh Quân khu 3 ra quyết định (số 255/TMH) thành lập Sư đoàn 320B. Biên chế: 3 trung đoàn bộ binh (3, 4, 5) và các cơ quan: tham mưu, chính trị, hậu cần. Quyền sư đoàn trưởng: Phạm Thanh Sơn. Quyền chính ủy: Nguyễn Duy Tường.

        Ngày 4 tháng 5 năm 1979, Sư đoàn 320B đổi phiển hiệu thành Sư đoàn 390 (quyết định số 530/CP, do Trung tướng Lê Trọng Tấn - Phó tổng tham mưu trưởng ký).

        Tháng 8

        Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ cho Cục nghiên cứu Kỹ thuật nghiên cứu chế tạo bóng khí nhẹ chống máy bay địch bay thấp. Phòng kỹ thuật Vũ khí thuộc Cục nghiên cứu Kỹ thuật đã nghiên cứu chế tạo thành công, đưa sản xuất hàng loạt. Bóng khí nhẹ có tác dụng hạn chế chiến thuật bay thấp của máy bay địch để các trận địa pháo cao xạ, tên lửa của ta bắn hiệu quả. Từ năm 1965 đến năm 1970 có 1.000 quả bóng được đưa vào sừ dụng, góp phần hạ được 7 máy bay, trong đó có 1 chiếc A-6 bị bắn rơi đêm 1 tháng 12 năm 1967 tại Hà Nội.

        2 tháng 9

        * Bộ tư lệnh miền Đông Nam Bộ thành lập Sư đoàn 9 chủ lực Miền tại Suối Nhung, tinh Phước Thành. Biên chế 3 trung đoàn: Trung đoàn 1 (đoàn Bình Giã), Trung đoàn 2- (đoàn Đồng Xoài), Trung đoàn 3 gồm một số đơn vị bộ đội địa phương đồng bằng sông Cửu Long và các tiểu đoàn, đại đội binh chủng. Sư đoàn trưởng: Đại tá Hoàng Cầm (Năm Thạch), Chính ủy: Đại tá Lê Văn Tường (Lê Chân).

        * Thành lập Sư đoàn bộ binh 3 chủ lực Quân khu 5 tại xã Ân Nghĩa, huyện Hoài Nhơn (Bình Định). Biên chế: Trung đoàn 2 chủ lực Khu 5 và 2 trung đoàn (12, 22) vừa từ miền Bắc hành quân vào. Sư đoàn trưởng: Giáp Văn Cương. Chính ủy: Đặng Hoà.

        15 tháng 10

        Thành lập Đoàn pháo binh 69 chủ lực Miền (Đoàn pháo binh Biên Hoà) tương đương sư đoàn. Biên chế: hai tiểu đoàn 35 và 52 (pháo cối và ĐKZ), Tiểu đoàn 34 sơn pháo 75mm, Tiểu đoàn 36 và Tiểu đoàn 43 súng máy cao xạ. Đoàn trưởng: Lương Văn Nho. Chính ủy: Hoàng Minh Khanh (tức Đào Sơn Tây).

        18-10 đến 26-11

        Chiến dịch Plây Me (Tây Nguyên). Chiến dịch nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân chủ lực Sài Gòn, kéo Mỹ ra ứng cứu; nếu quân Mỹ ra thì cố gắng tiêu diệt một bộ phận quân Mỹ, tìm hiểu khả năng tác chiến của chúng, xây dựng cách đánh Mỹ cho bộ đội ta, đẩy mạnh chiến tranh du kích, mở rộng vùng giải phóng, mặt trận Tây Nguyên mở chiến dịch tiến công trên địa bàn Bầu Cạn, Plây Me, Đức Cơ (nam thị xã Plây Ku 30 km).

        Lực lượng địch có sư đoàn 1 kỵ binh không vận Mỹ, 1 chiến đoàn hỗn hợp và 1 chiến đoàn thiết giáp nguy, 1 trung đoàn Nam Triều Tiên, được không quân pháo binh chi viện tối đa.

        Lực lượng ta có 3 trung đoàn bộ binh (33, 66, 320), Tiều đoàn 952 đặc công, Tiểu đoàn 200 pháo binh, Tiểu đoàn 32 súng máy phòng không.

        Chỉ huy chiến dịch gồm: Chu Huy Mân (Tư lệnh), Nam Hà (Chính ủy).

        Trong hơn một tháng chiến đấu, bộ đội ta loại khỏi vòng chiến đấu 1.700 tên Mỹ, 1.270 tên nguy, diệt tiểu đoàn 1 đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn 2 (sư đoàn Ky binh bay Mỹ) bán rơi 59 máy bay lên thẳng, phá hủy 89 xe quân sự và nhiều súng các loại. Sư đoàn ky binh bay số 1 Mỹ cơ động bằng máy bay lên thẳng (lần đầu tiên xuất hiện trong chiến tranh) bị quân đội ta đánh bại trên chiến trường.

        Chiến thắng Plây Me là thực tế chứng minh quân đội ta có khả năng tiêu diệt từng đơn vị Mỹ, phá chiến thuật cơ động bằng máy bay lên thẳng; đánh bại những đơn vị tinh nhuệ, trang bị hiện đại nhất của Mỹ trong chiến tranh cục bộ ở miền Nam.

        18 tháng 10

        Thành lập Sư đoàn bộ binh 2 chủ lực Khu 5 tại Tiên Phước (Quảng Nam). Biên chế gồm Trung đoàn 1 (đoàn Ba Gia) chủ lực Khu 5, Trung đoàn 21 vừa từ miền Bác hành quân vào và Tiểu đoàn 70.

        Sư đoàn trưởng: Nguyễn Năng (tức Nguyễn Việt). Chinh ủy: Nguyễn Minh Đức (tức Nguyễn Minh Đạo).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #109 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2016, 10:31:54 am »

        
        8 tháng 11

        Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 1 (Sư đoàn 9 chủ lực Miền) dưới sự chỉ huy cua phó trung đoàn trưởng Bùi Thanh Vân tập kích lử đoàn 173 không vận Mỹ ở Đất Cuốc, cách thị xã Biên Hoà 30 km về phía bắc. Sau một ngày chiến đấu, bộ đội ta đánh lui 13 đợt phản kích của địch, diệt và làm bị thương gần 300 tên, bắn rơi 4 máy bay, thu nhiều vũ khí. Đây là trận đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn Mỹ đầu tiên trên chiến trường miền Đông Nam Bộ.

        12 tháng 11

        Bộ Quốc phòng ra quyết định (số 203/QĐ-QP) thành lập hai công trường (7 và 211) làm nhiệm vụ bảo đảm các tuyến đường từ biên giới Việt Nam tới các căn cứ cách mạng Lào và thành lập Trung đoàn công binh 251 xây dựng sân bay thuộc Bộ tư lệnh Công binh.

        12-27 tháng 11

        Chiến dịch Bàu Bàng - Dầu Tiếng. Nhằm đánh tiểu diệt quân Mỹ, hỗ trợ phong trào đấu tranh ở đô thị, Bộ tư lệnh Miền mở chiến dịch tiến công vào lữ đoàn 3 (sư đoàn bộ binh 1 Mỹ) và trung đoàn bộ binh 7 (sư đoàn 5), chiến đoàn thiết giáp 3, tiểu đoàn bảo an 1, sáu tiểu đoàn pháo binh nguy ở khu vực Bàu Bàng, Dầu Tiếng (tỉnh Bình Dương).

        Lực lượng ta tham gia: Sư đoàn bộ binh 9 chủ lực Miền và một tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh Bình Dương. Chỉ huy chiến dịch: Lê Trọng Tấn (Tư lệnh), Hoàng Cầm (Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng).

        Trong 15 ngày, bộ đội ta đánh 6 trận, trong đó có 2 trận đánh quy mô trung đoàn tăng cường đến sư đoàn: Trận Bàu Bàng (12-11) và trận Dầu Tiếng (27-11) gây thiệt hại nặng cho lữ đoàn 3 sư đoàn 1 Mỹ và chiến đoàn 7 nguy, loại khỏi vòng chiến đấu 4.250 tên, phá hủy 300 xe quân sự (có 80 xe tắng và xe M113), 10 khẩu pháo 105mm, bắn rơi 2 máy bay.

        Chiến thắng Bàu Bàng - Dầu Tiếng củng cố niềm tin đánh thắng quân Mỹ, mở ra phong trào: "Tìm Mỹ mà diệt", ”Nắm thắt lưng Mỹ mà đánh" trong các lực lượng vũ trang miền Nam.

        17-11 đến 18-12

        Chiến dịch Đồng Dương. Diễn ra trên địa bàn các huyện Quế Sơn, Thăng Bình, Tam Kỳ, Tiên Phước tỉnh Quầng Nam.

        Lực lượng địch trên địa bàn chiến dịch có 6 tiểu đoàn bộ binh nguy, 4 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ, 2 tiểu đoàn pháo binh và 1 chi đoàn xe bọc thép (tổng cộng khoảng 8.500 tên).

        Lực lượng ta có: Sư đoàn bộ binh 2 (thiếu) chủ lực Khu 5, tiểu đoàn bộ binh độc lập 70, một tiểu đoàn đặc công (thiếu), một tiểu đoàn cối 120 và ĐKZ, một tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7mm, Tiểu đoàn bộ binh 72 Quảng Nam và lực lượng vũ trang địa phương trên địa bàn chiến dịch.

        Bộ tư lệnh chiến dịch gồm: Tư lệnh Nguyễn Năng (Sư đoàn trưởng Sư đoàn 2), Chính ủy Võ Minh Thành (Bí thư tỉnh ủy Quảng Nam), Tham mưu trưởng Lê Hữu Trử.

        Trong hơn một tháng chiến đấu, bộ đội ta loại khỏi vòng chiến đấu 6.184 tên địch (có 1.142 Mỹ), bắn rơi và bắn hỏng 61 máy bay, thu 809 súng các loại, giải phóng 43.500 dân (gồm quận ly Hoài Đức, 7 xã và 21 thôn).

        23 tháng 11

        Thành lập Sư đoàn bộ binh 5 chủ lực Miền tại Bà Rịa- Biên chế lúc đầu có Trung đoàn 34 (Trung đoàn Đồng Nai) bộ đội chủ lực Quần khu 7 và Trung đoàn 5 vừa được tổ chức từ một số đơn vị bộ đội địa phương các tỉnh Nam Bộ- Sư đoàn trưởng: Nguyễn Hoà. Chính ủy: Lê Xuân Lựu.

        Tháng 11

        Cục Quân giới (Tổng cục Hậu cần) chế tạo thành công súng cối 60mm.

        1 tháng 12

        Năm chiến sĩ biệt động Sài Gòn bí mật đặt mìn hẹn giờ ở khách sạn Mê-trô-pôn ở trung tâm thành phố, diệt và làm bị thương 200 sĩ quan và nhân viên kỹ thuật Mỹ.

        20 tháng 12

        Thành lập Sư đoàn bộ binh 1 chủ lực Mặt trận Tây Nguyên. Biên chế 3 trung đoàn (33, 66 và 320) vừa từ miền Bắc hành quân vào. Sư đoàn trưởng: Nguyễn Hữu An. Chính ủy: Hoàng Thế Thiện.

        21-26 tháng 12

        Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 12 (khoá III) khẳng định: "Mặc dầu đế quốc Mỹ đưa vào miền Nam hàng chục vạn quân viễn chinh, lực lượng so sánh giữa ta và địch vẫn không thay đổi lớn...". "... Dưới sự lãnh đạo sáng suốt và đúng đắn của Đảng ta, nhân dân ta đã sáng tạo nên những lực lượng to lớn về mọi mặt và đang đứng vào một thế thuận lợi...".

        Để đẩy mạnh cuộc kháng chiến, hội nghị quyết định: "Động viên lực lượng của cả nước kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất cứ tình huống nào để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc -dân chủ nhân dân trong cả nước...".

        Cuối năm 1965

        * Lực lượng bộ đội chủ lực ta phát triển về quân số trang bị. Bộ đội chủ lực ở miền Bắc tăng từ 195.000 lên 400.000 quân, các quân binh chủng tăng gấp ba lần so với năm 1964, riêng Quân chủng Phòng không - Không quân phát triển vượt bậc, không chỉ có pháo phòng không mà còn có các binh chủng tên lửa đất đối không, ra-đa cảnh giới, không quân tiêm kích.

        * Bộ đội chủ lực miền Nam phát triển lên 5 sư đoàn (1, 2, 3, 5, 9) và 11 trung đoàn bộ binh, nhiều trung đoàn, tiểu đoàn binh chủng kỹ thuật tương đối hiện đại hình thành.

        * Mỹ tăng cường đưa quân chiến đấu Mỹ và chư hầu vào miền Nam. Tổng số quân chiến đấu Mỹ ở miền Nam Việt Nam có 184.314 tên, gồm 3 sư đoàn, 6 lử đoàn và trung đoàn (sư đoàn 3 và trung đoàn 7 thuộc sư đoàn 1 lính thủy đánh bộ; sư đoàn bộ binh 1 (Anh cả đỏ); sư đoàn ky binh bay số 1, lữ đoàn 1 (sư đoàn ky binh không vận 101); lữ đoàn dù 173; lữ đoàn công binh 18; lữ đoàn 3 - sư đoàn bộ binh 25 (Tia chớp nhiệt đới); trung đoàn ky binh thiết giáp 11), 2 phi đoàn máy bay chiến đấu chiến thuật số 3 và 12, lực lượng hải quân đặc nhiệm 115, 116 tuần tra kiểm soát vùng duyên hải và trên sông. Quân các nước phụ thuộc Mỹ có 20.500 tên gồm sư đoàn bộ binh Mãnh Hổ; lử đoàn lính thủy đánh bộ rồng xanh Nam Triều Tiên; tiểu đoàn 1, trung đoàn Hoàng gia Ôt-xtrây-li-a, đại đội pháo Niu-di-lân. Tây Ban Nha, Đài Loan cũng đưa sang Việt Nam 43 cố vấn quân sự và chuyên gia. Quân đội Sài Gòn có 520.000 tên, biên chế thành 10 sư đoàn và 5 trung đoàn. Ngoài ra còn lực lượng thuộc hạm đội 7 cùng hàng vạn lính Mỹ đóng ở Thái Lan Phi-lip-pin, đảo Ô-ki-na-oa, đảo Guam... sẵn sàng tham gia cuộc chiến tranh xâm lược -Việt Nam.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM