Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:02:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Việt Nam thế kỷ XX - Những sự kiện quân sự  (Đọc 57517 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #90 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2016, 06:08:38 pm »


1958

        21 tháng 3

        * Bộ Quốc phòng quyết định thống nhất tổ chức, biên chế, trang bị của các đơn vị trong lục quân (bộ binh, phòng không, pháo binh, công binh, thông tin, thiết giáp, vận tải, phòng hoá học) và những đơn vị đầu tiên của không quân, hải quân.

        * Bộ Quốc phòng ra nghị định (số 047/NĐ) thành lập Bộ tư lệnh Phòng không, trên cơ sở tách Sư đoàn pháo cao xạ 367 khỏi Bộ tư lệnh Pháo binh. Nhiệm vụ: Bảo vệ yếu địa. Lực lượng trực thuộc Bộ tư lệnh Phòng không gồm 6 trung đoàn pháo cao xạ: 210. 230, 220, 240, 250, 280. Tiểu đoàn thông tin 56 và Trường Huấn luyện. Tư lệnh: Hoàng Kiện, Chính ủy: Đoàn Phụng.

        Tháng 3

        Bộ Quốc phòng quyết định chuyển các sư đoàn bộ binh 316, 335, 305, 338 thành lử đoàn. Số quân ngoài biên chế được tổ chức thành trung đoàn, tiểu đoàn tham gia xây dựng các khu công nghiệp (Việt Trì, Thái Nguyên); xây dựng 35 nông trường (ở Điện Biên, Mộc Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Sơn Tây, Hoà Bình, Phát Diệm, miền tây các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình) và xây dựng các tuyến đường giao thông chiến lược ở Tây Bắc.

        19 tháng 4

        * Bộ Quốc phòng ra nghị định (số 098) thành lập Phòng Hoá học, trực thuộc Cục Huấn luyện chiến đấu (Tổng cục Quân huấn). Nhiệm vụ: Giúp Tổng cục Quân huấn chỉ đạo phòng chống chiến tranh hoá học, nguyên tử và xây dựng một số cơ quan, đơn vị hoá học. Ngày 19 tháng 4 trở thành ngày truyền thống của bộ đội Hoá học.

        * Bộ Tổng tham mưu quyết định (số 214/BMG) thành lập Tiểu đoàn 6 phòng hoá đầu tiên của quân đội ta (sau đổi thành Tiểu đoản 901) và hai đại đội phòng hoá thuộc hai Sư đoàn bộ binh (308, 320).

        Tháng 5

        Liên khu ủy Khu 5 ra nghị quyết về xây dựng căn cứ địa cách mạng và bước đầu xây dựng lực lượng vũ trang: "Củng cố lực lượng vũ trang và nửa vũ trang hiện có và xây dựng căn cứ địa làm chỗ dựa, đồng thời xây dựng cơ sờ quần chúng vững mạnh làm điều kiện căn bản để duy trì và phát triển lực lượng vũ trang. Tổ chức tự vệ trong quần chúng và giải thoát cán bộ khi cần thiết".

        Thực hiện nghị quyết cua Liên khu ủy, trên địa bàn Khu 5 bắt đầu hình thành các tố chức lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ hỗ trợ đấu tranh chính trị và vũ trang tự vệ dưới sự lánh đạo của Đảng.

        Tháng 6

        Xứ ủy Nam Bộ quyết định thành lập Bộ Tư lệnh miền Đông Nam Bộ (sau đổi là Ban Quân sự Miền). Lực lượng trực thuộc: 3 đại đội bộ binh (250, 9, 59) và đại đội đặc công 50 Riêng tinh Tây Ninh (là căn cứ của Xứ ủy) tổ chức một liên đội phiên hiệu C.100. về xây dựng căn cứ địa, Xứ ủy quyết định xây dựng một căn cứ ớ Tây Bắc Sài Gòn (khu B) thuộc huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh; một căn cứ ở Đồng Bắc Sài Gòn (khu A), từ Mã Đà đến Bù Chấp, tinh Thủ Dầu Một.

        Việc thành lập lực lượng vũ trang và Bộ tư lệnh Miền Đông Nam Bộ đánh dấu sự lớn mạnh của cách mạng, chuẩn bị điều kiện để phát triển lực lượng và đẩy mạnh đấu tranh vũ trang những năm sau này.

        3 tháng 8

        Thành lập Trường Hàng không (còn gọi là Câu lạc bộ Hàng Không) tiền thân của Trường sĩ quan chi huy - kỷ thuật Không quân ngày nay.

        22-27 tháng 8

        Hội nghị xây dựng lực lượng hậu bị trên miền Bắc quyết định cùng với việc tuyển quân theo chế độ nghĩa vụ quân sự sẽ thực hiện đăng ký, quản lý cán bộ. chiến sĩ phục viên, chuyển ngành dưới 45 tuổi, thanh niên từ 18 đến 25 tuổi và nhân viên kỹ thuật trong các cơ quan Nhà nước, có đủ sức khoẻ và điều kiện vào diện dự bị; tổ chức huấn luyện quân sự từ 10 đến 15 ngày trong một năm cho lực lượng dự bị và học sinh các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, đẩy mạnh phong trào thê dục thể thao quốc phòng trong toàn dân.

        Tháng 8

        Trung đoàn 4 thuộc Bộ tư lệnh Phòng không được tồ chức thành Trung đoàn tình báo phòng không 260 gồm 6 đai đội (phiên hiệu từ 1 đến 6, trang bị ra đa P-8) và 3 đại đôi quan sát mắt (phiên hiệu từ 7 đến 9). Trung đoàn trưởng Lương Hữu Sắt. Chính ủy: Lê Đình Truy. Đây là trung đoàn tình báo phòng không (ra đa) đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.

        11 tháng 10

        Hai đại đội bộ binh (80, 90) và đại đội đặc công 50, do đồng chí Nguyễn Hữu Xuyến - Trưởng ban Quân sự Miền chỉ huy, tiến công hai tiểu đoàn thuộc sư đoàn bộ binh 3 nguy ở quận ly Dầu Tiếng (Thủ Dầu Một). Sau 30 phút chiến đấu, bộ đội ta làm chủ trận địa, diệt gần 200 tên, bắt 30 tên, thu hơn 200 súng các loại; tiếp đó đánh bại 1 tiểu đoàn ứng cứu. Quân địch đóng ở 20 đồn bốt xung quanh Dầu Tiếng hoảng sợ. rút chạy. Đây là một trong những trận đánh lớn đầu tiên của lực lượng vũ trang ta ở miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

        19 tháng 11
   
        Bộ Chính trị ra nghị quyết (số 58/NQ-TW) về "Xây dựng lực lượng cảnh vệ nội địa và biên cương" (sau đổi tên là lực lượng Công an nhân dân vũ trang). Nhiệm vụ: Trấn áp mọi hành động phá hoại của bọn phản cách mạng trong nước và ngoài nước xâm nhập, phá hoại nước ta; luôn luôn sẵn sàng chiến đấu bao vệ an ninh biên giới, bờ biển, giới tuyến và nội địa; bảo vệ an toàn các cơ sở kinh tế. văn hoá quan trọng.

        Cuối tháng 11

        Tổng Quân ủy phát động phong trào thi đua "Tiến nhanh hoàn thành vượt mức kế hoạch xây dựng quân đội" trong toàn quân.

        20 tháng 12

        Căn cứ vào nghị quyết được Quốc hội thông qua (4-1958), Chủ tịch Hồ Chĩ Minh ra sắc lệnh (số 109/SL-LK) về chế độ phục vụ của sĩ quan, chế độ quân hàm, quân hiệu, chế độ tiền lương và chế độ khen thưởng của Quân đội nhân dân Việt Nam.

        Cuối năm 1958

        Các đơn vị quân đội tổ chức diễn tập chiến đấu: Hai sư đoàn bộ binh (324, 325) diễn tập sư đoàn chiến đấu phòng ngự ờ Quân khu 4. Sư đoàn bộ binh 320 diễn tập đánh địch đổ bộ đường biển trên địa hình đồng bằng có ruộng nước ở hữu ngạn sông Hồng, Lữ đoàn bộ binh 335 diễn tập đánh địch đổ bộ đường không trên địa hình rừng núi Tây Bắc.

        Trong năm 1958, toàn quân tổ chức 48 cuộc diễn tập cơ quan tham mưu hai cấp (sư đoàn, trung đoàn). Đây là bước trưởng thành mới về trình độ sẵn sàng chiến đấu của quân đội ta.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #91 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2016, 06:12:59 pm »


Năm 1959

        13-21 tháng 1

        Hội nghị lần thứ l6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, xác định đường lối cách mạng miền Nam, phương hướng xây dựng và chiến đấu của lực lượng vũ trang ở miền Nam. Trung ương nêu rõ: "Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Theo tình hình cụ thể và yêu cầu hiện nay thì con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang đế đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân"

        Nghị quyết Hội nghị Trung ương 15 mở ra bước ngoặt cho cách mạng miền Nam phát triển từ thế giữ gìn lực lượng lên thế tiến công, đáp ứng kịp thời yêu cầu cùa cách mạng, tạo bước nhay vọt, mà đỉnh cao là phong trào Đồng khởi năm 1960.

        6 tháng 2

        Nhân dân ba làng Tà Lốc, Tà Léc, Hà Ri cùng tám làng khác thuộc hai xã Vĩnh Hiệp, Vĩnh Hảo (Bình Định) nổi dậy chống địch dồn dân, rời làng vào rừng sâu tổ chức chiến đấu, thành lập các đội tự vệ, trang bị bằng cung, nỏ, sẵn sàng đánh địch càn quét.

        7 tháng 2

        Xây dựng căn cứ Bác Ái. Nhân lúc bọn bảo an chốt giữ khu tập trung Bơrâu thuộc huyện Bác Ái (Ninh Thuận) về nhà ăn tết, cán bộ và đang viên "nằm vùng" đã vận động 5.000 đồng bào ở đây nổi dậy phá khu tập trung của địch, bung về núi; tổ chức các tổ, đội thanh niên bảo vệ gấp rút xây dựng căn cứ.

        Cuối tháng 2

        * Sư đoàn 338 bộ đội miền Nam tập kết và một số trung đoàn bộ binh trên miền Bắc chuyển thành các đoàn huấn luyện, chuẩn bị đưa bộ đội vào chiến trường miền Nam.

        * Một số sư đoàn, lử đoàn bộ binh của Bộ và trực thuộc Quân khu 4, Quân khu Tây Bắc chuyển sang biên chế thời chiến, sẵn sàng cơ động chiến đấu.

        1 tháng 3

        Các đài ra đa thuộc Trung đoàn 260 bố trĩ ờ Điện Biên (Lai Châu), Đồ Sơn (Hải Phòng), Trùng Quang (Nam Định), Quảng Xương (Thanh Hoá), Điền Lư (nam Quân khu 4) chính thức phát sóng trên toàn mạng, cảnh giới bầu trời Tổ quốc. Ngày 1 tháng 3 trở thành ngày truyền thống của bộ đội Ra đa.

        Tháng 3

        * Sư đoàn bộ binh 324 và Lữ đoàn 305 diễn tập hành quân cơ động xe - pháo trên địa hình rừng núi, đồng bằng; phối hợp bộ binh với đặc công, bộ binh với pháo binh tiêu diệt các cứ điếm kiên cố của "địch". Một số phân đội thuộc Lữ đoàn 305 huấn huyện bộ đội nhảy dù.

        * Sư đoàn bộ binh 330 huấn luyện chiến đấu trên địa hình đồng bằng có nhiều làng mạc, sông ngòi, đồng nước và diễn tập tiến công quân địch đang vận động hoặc lâm thời chuyển sang phòng ngự.

        * Lử đoàn bộ binh 335 nghiên cứu huấn luyện chiến đấu tiến công và phòng ngự trên địa hình rừng núi.

        Các sư đoàn, lữ đoàn, trung đoàn cơ động của Bộ đầy mạnh nghiên cứu huấn luyện sẵn sàng nhận nhiệm vụ vào miền Nam chiến đấu khi có lệnh.

        30 tháng 3

        Bộ Tổng tham mưu quyết định thành lập Trường sĩ quan Công binh (trên cơ sở Phân khoa Công binh của Trường sĩ quan Lục quân). Nhiệm vụ: đào tạo sĩ quan chi huy phân đội công binh (gồm các chuyên ngành công binh công trình công binh cầu phà, xe máy công binh) cho các đơn vị công binh toàn quân (ngày 20-10-1964 chuyển thành Phân khoa Công binh thuộc Trường sĩ quan Lục quân).

        1 tháng 5

        Bộ Quốc phòng ra nghị định (429/NĐ) thành lập Trung đoàn không quân vận tải 919, thuộc Cục Không quân. Biên chế 2 đại đội: Đại đội bay (gồm 3 trung đội IL-14, LI-2 AN-2) và đại đội máy. Đây là trung đoàn không quân vận tải đầu tiên của quân đội ta.

        19 tháng 5

        Tổng Quân ủy và Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Đoàn 559 - tổ chức hoạt động chi viện miền Nam, lúc đầu lấy tên là "Đoàn Công tác quân sự đặc biệt", có nhiệm vụ mở đường, vận chuyển hàng quân sự, tổ chức đưa đón bộ đội, cán bộ vào Nam và từ Nam ra Bắc. Thượng tá Võ Bẩm làm Đoàn trưởng kiêm Chính ủy.

        Ngày 1 tháng 6, Tiều đoàn vận tải bộ 301 được thành lập trực thuộc "Đoàn Công tác quân sự đặc biệt"; đại úy Chu Đăng Chữ - tiểu đoàn trường; đại úy Nguyễn Danh (tức Minh Chính) - chính trị viên.

        Tháng 7 năm 1959, Bộ Quốc phòng tổ chức Tiểu đoàn vận tải biển 603 có nhiệm vụ vận chuyển vũ khí chi viện cho miền Nam.

        Ngày 12 tháng 9 năm 1.959, Bộ Quốc phòng ra quyết định (số 446/QĐ) hợp thức việc thành lập "Đoàn Công tác quân sự đặc biệt" lấy tên là Đoàn 559 (tên gọi thời điểm thành lập) và quy định lại nhiệm vụ cua đoàn: Tổ chức mở đường giao thông quân sự vào miền Nam dọc theo dãy Trường vân chuyến hàng quân sự cho miền Nam; đưa đón cán bộ, bộ đội hành quân vào chiến trường.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #92 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2016, 06:16:43 pm »


        7 tháng 7

        Tổ biệt động gồm 6 chiến sĩ của Đại đội 250 cùng một tổ tự vệ của Ba Lễ do Năm Hoa chi huy được cơ sở quần chúng hỗ trợ bí mật tập kích vào câu lạc bộ sĩ quan Mỹ ờ Nhà Xanh (Biên Hoà). Với cách đánh nhanh, các chiến sĩ biệt động diệt và làm bị thương một số cố vấn Mỹ.

        28 tháng 8

        * Nhân dân các dân tộc huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) được đơn vị 339 của tỉnh hỗ trợ nổi dậy diệt ác, phá kìm ở 16 xã, bức rút 7 đồn, diệt 161 tên, trừng trị 61 tên tề ngụy ác ôn. lập chính quyền cách mạng ở một số thôn, xã, vùng rừng núi, xoá bỏ tề ở 6 xã vùng thấp. Đến ngày 1 tháng 9 năm 1959, nhân dân làm chủ toàn huyện Trà Bồng (trừ quận lỵ).

        * Nhân dân miền tây Quàng Ngãi cùng nổi dậy lật đổ ngụy quyền ở thôn, xã và bao vây uy hiếp đồn bốt địch. Chi trong một tuần, toàn bộ vùng cao huyện Sơn Hà và 20 xã thuộc các huyện Ba Tơ, Minh Long do nhân dân làm chủ.

        Thắng lợi của khởi nghĩa Trà Bồng và miền tây Quang Ngãi mở đầu thời kỳ phong trào cách mạng ở Khu 5 chuyển sang thế tiến công, góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng trên toàn miền Nam.

        12 tháng 9

        Bộ Quốc, phòng quyết định (số 446/QĐ) thành lập Đoàn 959 thuộc Bộ Quốc phòng. Nhiệm vụ: Làm chuyên gia về quân sự cho Quân ủy Trung ương và Bộ chỉ huy tối cao Quân giải phóng nhân dân Lào, tổ chức chi viện vật chất từ Việt Nam sang Lào và trực tiếp chi huy các đơn vị bộ tình nguyện Việt Nam hoạt động trên chiến trường nước bạn.

        26 tháng 9

        Tiều đoàn 502 tỉnh Kiến Phong (gồm 100 cán bộ, chiến sĩ) phục kích trung đoàn 42 nguy ở giồng Thị Đam và gò Quần Cung (xã Tân Hội Cơ, huyện Hồng Ngự) đánh thiệt hại 1 tiểu đoàn, bắt 105 tên (có ban chỉ huy), thu 48 tàu xuồng, 11 máy vô tuyến điện, 365 súng các loại và 30.000 viên đạn. Vũ khí chiến lợi phẩm được trang bị cho 23 đội vũ trang công tác ở các huyện Hồng Ngự, Cao Lãnh (Kiến Tường).

        Chiến thắng giồng Thị Đam và gò Quản Cung có tiếng vang lớn ở Nam Bộ, cổ vũ nhân dân các địa phương đồng khởi.

        30 tháng 9

        Bộ trưởng Quốc phòng ra nghị định (số 429/NĐ) thành lập Trường Không quân Việt Nam, phiên hiệu Trung đoàn không quân 910. Nhiệm vụ: Đào tạo phi công, nhân viên dẫn đường, thông tin và cơ giới trên không.

        5 tháng 10

        Bộ trưởng Quốc phòng ra nghị định (số 449/NĐ) thành lập trung đoàn xe tăng đầu tiên, phiên hiệu Trung đoàn xe tăng 202 thuộc Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh. Biên chế: 3 tiểu đoàn xe tăng chiến đấu (1, 2, 3), 1 đại đội sửa chữa. 1 đại đội công binh, 1 đại đội huấn luyện, 1 đại đội vệ binh, 1 đại đội thông tin và 4 cơ quan (tham mưu, chính trị, hậu cần. kỷ thuật). Ngày 5 tháng 10 trở thành ngày truyền thống của bộ đội Tăng thiết giáp.

        22 tháng 12

        Khánh thanh Bảo tàng Quân đội tại Hà Nội. Đây là trung tâm lưu giữ, trưng bày hình ảnh, hiện vật lịch sử của quân đội và lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #93 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2016, 06:20:21 pm »


Năm 1960

        Đầu tháng 1

        * Hội nghị cán bộ quân sự miền Đông Nam Bộ bàn nhiệm vụ xây dựng và đẩy mạnh hoạt động cua lực lượng vũ trang năm 1960, hỗ trợ nhân dấn nổi dậy, giành quyền làm chủ ở vùng, nông thôn, lấy vũ khí địch trang bị cho các đơn vị cùa ta. Phương án đánh Tua Hai được Xứ ủy Nam Bộ phê chuẩn.

        * Thành lập khu Sài Gòn - Gia Định; gồm Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định. Lực lượng vũ trang tập trung có đơn vị C.13, gồm 3 tiểu đội hoạt động ở củ Chi, Hóc Môn, Gò Vấp. Bí thư khu uy: Võ Văn Kiệt.

        17 tháng 1

        Nhân dân các huyện Mỏ Cày, Minh Tân, Thạnh Phú, Bến Tre dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương nhất loạt nỗi dậy phá vỡ hoặc làm tê liệt chính quyền ấp, xã của địch, thành lập ủy ban nhân dân tự quản, tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ gian ác chia cho nông dân nghèo, tố chức và phát triển lực- lượng vũ trang chống lại các cuộc phản kích của địch, giữ vững quyền làm chủ của nhân dân.

        Sau đó, phong trào Đồng khởi nhanh chóng lan ra nhiều tinh ở Nam Bộ, Tây Nguyên và miền tây các tỉnh đồng bằng Liên khu 5.

        Phong trào Đồng khởi đã chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công mạnh mẽ, liên tục, hình thành một cao trào cách mạng khởi nghĩa và vũ trang của quần chúng, phá ách kìm kẹp của địch, giành quyền làm chủ ở vùng nông thôn rộng lớn miền Nam.

        26 tháng 1

        • Trận tập kích Tua Hai, căn cứ trung đoàn 32 sư đoàn 21 ngụy cách thị xã Tây Ninh 7 km về phía bắc. Lực lượng tham gia trận đánh có các đại đội bộ binh 59, 70, 80, Đại đội đặc công 60 (chủ lực Miền) và ba tiểu đội vũ trang tỉnh Tây Ninh, do đồng chí Nguyễn Hữu Xuyến - Trưởng ban quân sự Miền chỉ huy. Sau 20 phút chiến đấu, ta diệt và bắt 500 tên địch, thu 1.500 súng các loại.

        Trận Tua Hai là một trong những trận đánh lớn đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam, mở đầu thời kỳ đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang ở miền Đông Nam Bộ, góp phần cổ vũ nhân dân toàn Miền đứng lên Đồng khởi.

        28 tháng 4

        Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sác lệnh (số 11/SL) ban hành Luật nghĩa vụ quân sự. Luật nghĩa vụ quân sự được ban hành và thực hiện góp phần quan trọng vào công tác động viên tuyển quân, xây dựng lực lượng vũ trang, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ miền Bắc và chi viện chiến trường miên Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

        Tháng 5

        Thành lập Ban Quân sự trực thuộc Khu ủy Khu 5. Lực lương trang của khu có 12 đại đội đặc công và 2 đại đội bộ binh. Riêng tinh Quang Nam có 1 đại đội đặc công, 1 đại đôi quân báo, 6 khung đại đội, Quảng Ngãi có 3 đại đội. Các tỉnh khác đều có 1 đại đội. Trưởng ban: Võ Chí Công.

        17-21 tháng 7

        Đại hội Đảng toàn quân. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với Đại hội: Phải đoàn kết, nâng cao tinh thần cảnh giác., phải cố gắng thi đua, phải chịu khó lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, phải giữ kỷ luật cho nghiêm túc để xứng đáng là một quân đội cách mạng.

        Tháng 7

        Thành lập Bộ chỉ huy lực lượng vũ trang giải phóng miền Đông (Quân khu miền Đông) và Khu ủy miền Đông Nam Bộ. Sở chi huy Quân khu đóng ở Suối Linh (Chiến khu Đ). Chi huy trưởng: Nguyễn Hữu Xuyến. Chi huy phó: Lâm Quốc Đăng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #94 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2016, 06:24:25 pm »


        1 tháng 8

        Đội "2-9" (đơn vị vũ trang đầu tiên của tính Bình Thuận, thành lập ngày 2 tháng 9 năm 1959) tiến công khu dinh điền Bắc Ruộng (Hoài Đức, Bình Thuận). Lực lượng địch có một đại đội bảo an, 80 dân vệ, 189 thanh niên cộng hoà và 1 số trinh sát (lực lượng vũ trang ở cơ sở của ngụy quyền). Chi sau 14 phút chiến đấu, ta làm chủ trận địa, diệt và bắt khoàng 300 tên, thu nhiều vũ khí, giải phóng 40 tù chinh trị và hơn 4.000 dân. Phối hợp với tiên công quân sự, nhân dân trong khu dinh điền nổi dậv, phá đồn bốt địch, trở về quê cũ.

        5-10 tháng 9

        Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đề ra đường lối. xác định cách mạng Việt Nam có hai nhiệm vụ chiến lược: "Đẩy mạnh cách mạng xả hội chủ nghĩa ờ miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ờ miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh". Đại hội đề ra nhiệm vụ quân sự là bảo vệ miền Bác, giải phóng miền Nam và làm nhiệm vụ quốc tế. Đại hội Đang lần thứ III đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của cách mạng Việt Nam.

        26 tháng 9

        Lực lượng vũ trang Pa-thét Lào với sự phối hợp của bộ đội tình nguyện Việt Nam đã giải phóng thị xã Sầm Nưa và hầu hết tỉnh Sầm Nưa. Với việc giải phóng Sầm Nưa, cách mạng Lào có được một khu căn cứ rộng lớn, tạo điều kiện phát triến cả về ba phía bắc, nam và tây, nối liền với miền Bắc Việt Nam ở phía đông; là một thuận lợi lớn để tổ chức lãnh đạo cách mạng cả nước Lào đến ngày toàn thắng.

        Tháng 9

        Lực lượng vú trang ba thứ quân ở miền Nam (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương tinh, huyện và dân quân tự vệ ở xã, ấp) phát triển mạnh trong cao trào Đồng khởi.

        Bộ đội tập trung có Tiếu đoàn 500 (gồm 997 người) thuộc liên tinh miền Đông Nam Bộ, Tiểu đoàn 261 (gồm 266 người) thuộc liên tinh miền Trung Nam Bộ, Tiểu đoàn 306 (gồm 771 người) thuộc liên tinh miền Tây Nam Bộ. Liên khu 5 có 2 đại đội bộ binh và 12 đội đặc công (khoảng 1.000 người). Đây là những đơn vị chủ lực được chọn từ các đơn vị vũ trang tập trung tinh, huyện, phần lớn đã trải qua kháng chiến chống Pháp và trường thành trong cao trào Đồng khởi.

        Ở Nam Bộ, bộ đội địa phương có 17 đại đội tinh và 70 trung đội huyện (khoảng 7.000 người). Ở Liên khu 5, lực lượng tự vệ du kích các xã miền núi có khoảng 3.000 người. Đây là lực lượng vũ trang rộng rãi ở cơ sở, làm nhiệm vụ hỗ trợ quần chúng đấu tranh chính trị, bảo vệ chính quyền cách mạng ở xã, ấp. phối hợp với bộ đội tập trung trong chiến đấu.

        12 tháng 10

        Thành lập Cục Nghiên cứu Kỷ thuật thuộc Bộ Quốc phòng (quyết định số 470/QĐ của Bộ Quốc phòng). Nhiệm vụ: Nghiên cứu kỹ thuật, giúp Bộ chi đạo công tác nghiên cứu và cải tiến kỹ thuật, phổ biến khoa học kỹ thuật quân sự, chi đạo công tác nghiên cứu kỹ thuật toàn quân. Cục trường: Trần Sâm. Cục phó: Hoàng Đình Phu.

        20-27 tháng 10

        Quân và dân Đắc Tả (Tây Nguyên) đồng loạt tiến công vào các đồn Đẳc Rú, Đắc Lay, Đác Tả, Đắc Bun, diệt và bắt 300 tên địch, thu 50 súng. Ở phía đông Kon Tum, ta tiến công diệt đồn Măng Bút, Măng Đen và đánh địch trên đường số 5, phá hủy 7 xe. Nhân dân Gia Lai tiến công tiêu diệt đồn Ka Nak (gần An Khê) và đồn Lê Thanh (Gia Lai); ớ Đắc Lắc bộ đội ta diệt đồn Plây Lốc và Ea Nú, hỗ trợ đồng bào Buôn Ma Thuột nổi dậy, phá tan hàng loạt ấp chiến lược, giải phóng 538.000 dân bị địch giam giữ.

        Cùng với Đồng khởi ờ Nam Bộ, miền tây các tinh đồng bằng Khu 5, phong trào đấu tranh cùa nhân dân các dân tộc Nguyên đã phá vỡ một mảng lớn hệ thống chính quyền cơ sở cua địch, đánh dấu cách mang miền Nam bước sang thời kỳ mới.

        Tháng 10

        Thành lập Ban Quân sự Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, do đồng chí Nguyễn Hồng Đào (Mười Hồ) phụ trách. Nhiệm vụ: Xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang, đẩy mạnh hoạt động vũ trang, hỗ trợ phong trào đấu tranh chính trị ở nội và ngoại thành Sài Gòn.

        20 tháng 12

        Tại Rum Đuôn, xã Tân Lập, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, đại biêu quốc dân miền Nam tiến hành đại hội thành lập Mật trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, bầu ra ủy ban Trung ương do luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch.

        Cùng với Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và các ủy ban Mặt trận Dân tộc giải phóng các cấp hình thành; ban chi huy quân sự các cấp khu, tinh, huyện, xã được thành lập, giúp cấp ủy đảng chì đạo, chí huy các đơn vị vũ trang, động viên thanh niên tòng quân, tiếp nhận sự giúp đỡ vật chất của nhân dân cho lực lượng vũ trang đánh địch.

        Tháng 12

        Nhân dân 6 xã (Hoà Thịnh, Hoà Đồng, Hoà Tân, Hoà Xuân, Hoà Hiệp, Hoà Mỹ) thuộc huyện Tuy Hoà (tỉnh Phú Yên) vũ trang nổi dậy diệt ác phá kìm, xoá bỏ chính quyền địch; lập ban tự quan xã, thôn, tổ chức lực lượng du kích và các đoàn thể quần chúng.

        Cùng với Tuy Hoà, nhán dân các huvện trong tinh Phú Yẻn nổi dậy, giành quyền làm chủ ở nhiều nơi, xứng đáng là lá cờ đầu của phong trào Đồng khởi ở các tỉnh Trung Trung Bộ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #95 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2016, 06:27:41 pm »


Năm 1961

        Tháng 1

        Tổng Quân ủy ra chỉ thị thành lập Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam - "Một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng sáng lập và xây dựng, giáo dục và lãnh đạo... Kế tục truyền thống anh dũng, tinh thần quật khởi và đoàn kết chiến đấu của nhân dân miền Nam anh hùng, kế tục truyền thống vẻ vang phục vụ nhân dân của Quân đội nhân dân Việt Nam, mục tiêu chiến đấu cua quân đội đó là kiên quyết thực hiện cương lĩnh, đường lối của Đảng, giai phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc, người cày có ruộng, tiến lên xã hội chủ nghĩa.

        Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam vừa là một đội quân chiến đấu vừa là một đội quân công tác và sản xuất. Để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ, Quân Giải phóng miền Nam sẽ xây dựng ba thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích, phương châm xây dựng là khẩn trương, nhưng phải phù hợp với tình hình và khả năng thực tế và có đủ điều kiện để đối phó với những tình huống đột biến, lấy việc xây dựng các đơn vị tập trung làm chủ yếu, đồng thời hết sức coi trọng việc xây dựng bộ đội địa phương và dân quân du kích".

        Cuối tháng 1

        Thành lập Trung ương Cục miền Nam. Đồng chí Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc) được cử làm Bí thư Trung ương Cục Các đồng chí Trần Lương (Trần Nam Trung), Phan Văn Đáng (Hai Văn), Nguyễn Văn Xô, Võ Chí Công, Võ Văn Kiệt, Phạm Thái Bường (Ba Hường), Trần Văn Quang làm ủy viên.

        31 tháng 1

        Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp ra nghị quyết về phương hướng và nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam. Bộ Chính trị nhận định: Thời kỳ tạm ổn của chế độ Mỹ - Diệm đã qua. thời kỳ khủng hoảng liên tiếp suy sụp nghiêm trọng đã bắt đầu... Do lực lượng so sánh đã thay đổi cần phải chuyển phương châm đấu tranh: Đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị, tiến công địch bằng cả hai mặt chính trị và quân sự. về nhiệm vụ cách mạng miền Nam, Bộ Chính trị nêu rõ: "Ra sức xây dựng lực lượng ta cả về chính trị và quân sự, tập hợp đông đảo lực lượng cách mạng trong Mặt trận giải phóng, phát động phong trảo đấu tranh chính trị mạnh mẽ của quần chúng, tích cực tiêu diệt sinh lực địch, bảo tồn và phát triển lực lượng ta, làm tan rã chính quyền và lực lượng địch trên một phạm vi ngày càng rộng lớn, tiến lên làm chủ rừng núi, giành lại toàn bộ đồng bằng, ra sức xây dựng cơ sở và đẩy mạnh đấu tranh chính trị ờ đô thị, tạo điều kiện và nắm mọi thời cơ thuận lợi để đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm. giai phóng miền Nam.

        15 tháng 2

        Thống nhất tất cả các lực lượng vũ trang cách mạng ở miền Nam thành Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.

        Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam trao cho Quân Giải phóng quân kỳ mang dòng chữ: "Giải phóng quân anh dũng chiến thắng".

        Hệ thống chi huy quân sự hình thành từ Miền đến xã. Ban Quân sự trực thuộc Trung ương Cục miền Nam do Thiếu tướng Trần Lương - Ủy viên Trung ương Đang, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị làm Trưởng ban. Bộ tư lệnh Quân khu 1 (Đông Nam Bộ), Quân khu 2 (Trung Nam Bộ), Quân khu 3 (Tây Nam Bộ), Quân khu 4 (Sài Gòn - Gia Định), Quân khu 6 (Nam Trung Bộ) được thành lập. Các tỉnh, huyện đều có ban quân sự. Ở các xã có xã đội. Các thành phố, thị xã có cơ sở vũ trang bí mật. các tổ biệt động, đội tuyên truyền vũ trang.

        Việc thống nhất các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam đánh dấu sự trưởng thành cua các lực lượng vũ trang ta ờ miền Nam là chỗ dựa quan trọng để chuyển sang giai đoạn tiến hành chiến tranh cách mạng.

        25 tháng 2

        * Bộ Chính trị họp thông qua kế hoạch quân sự 5 năm lần thứ hai (1961 - 1965). Nội dung:

        1- Xây dựng lực lượng vũ trang, củng cố quốc phòng trên miền Bắc. Tăng cường sức mạnh của lục quân, xây dựng bộ đội phòng không, không quân, hải quân. Hoàn thành chính quy hoá. tạo cho quân đội có đủ các thành phần binh chủng, quân chủng mạnh, hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam và làm nghĩa vụ quốc tế.

        2- Xây dựng ở miền Nam một lực lượng vũ trang tập trung mạnh. Bộ đội địa phương huyện tổ chức đến trung đội, đại đội. Bộ đội tập trung tinh tổ chức đến đại đội, tiểu đoàn. Xây dựng từ 10 đến 15 trung đoàn mạnh về xung lực, hoả lực và một số đơn vị pháo hỗn hợp có khả năng phá công sự, diệt xe tăng, bắn rơi máy bay địch.

        3- Giúp đỡ cách mạng Lào về chuyên gia quân sự, đào tạo cán bộ và phát triển lực lượng vũ trang. Tố chức quân tình nguyện phối hợp chiến đấu khi bạn yêu cầu.

        4- Kiện toàn bộ máy chỉ đạo quân sự của Đảng, bảo đảm sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân.

        * Bộ Chính trị quyết định đổi tên Tổng Quân ủy thành Quân ủy Trung ương. Quân uy Trung ương gồm 14 đồng chí. Bí thư: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Ủy viên Bộ Chính trị Bộ trưởng Quốc phòng. Phó bí thư: Thượng tướng Văn Tiến Dũng - Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Tổng tham mưu trưởng và Trung tướng Song Hào - Ủy viên Trung ương Đảng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #96 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2016, 07:51:24 pm »


        Cuối tháng 2

        * Trung đoàn 102 và Trung đoàn 36 (Sư đoàn 308) được tăng cường pháo binh, thiết giáp, công binh, diễn tập hành quân cơ động của bộ binh và cơ giới trên địa hình đồng bằng có nhiều sông ngòi và ruộng nước ở Thanh Oai, Ứng Hoà (Hà Tây). Tháng 11 năm 1961 trên địa bàn ba tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Sư đoàn 308 diễn tập quy mô lớn (123 chiếc xe kéo pháo, 15 xe tăng và pháo tự hành, 519 xe ô tô và mô tô dã chiến tham gia) nhằm kiểm tra khả năng cơ động, trình độ tác chiến của bộ đội chủ lực cơ động trực thuộc Bộ.

        * Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tư lệnh các quân khu, quân chủng, binh chung và các sư đoàn tổ chức nhiều cuộc diễn tập chiến đấu tiến công và phòng ngự trên địa hình rửng núi đồng bằng, diễn tập chống địch đổ bộ đường không và đường biến, rút kinh nghiệm về tổ chức, biên chế, trang bị cách đánh của đơn vị chiến thuật và mốì quan hệ hiệp đồng chiến đấu giữa các lực lượng, giữa chủ lực và địa phương.

        3 tháng 3

        Thành lập Học viện Quân chính, trên cơ sở sáp nhập Trường Bổ túc Quân sự và Trường Chính trị trung - cao cấp (quyết định số 12/QP của Bộ Quốc phòng). Nhiệm vụ: Bổ túc, đào tạo cán bộ chính trị và quân sự trung - cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam.

        5 tháng 5

        Đoàn cán bộ quân sự gồm 500 người, hầu hết là cán bộ cao cấp, trung cấp, do Thiếu tướng Trần Văn Quang - Uy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Tổng tham mưu trưởng dẫn đầu, xuất phát từ Xuân Mai (Hoà Bình) theo đường Trường Sơn vào chiến trường Nam Bộ và Nam Trung Bộ, tăng cường cho Ban Quân sự Miền và các quân khu ở miền Nam. Tiếp đó, ngày 1 tháng 6, đoàn cán bộ quân sự thứ hai gồm 400 người, do đồng chí Hoàng Văn Lâm (Nguyễn Văn Bứa) và đồng chí Lê Quốc Sản dẫn đầu hành quân từ miền Bắc vào tăng cường đội ngủ cán bộ cho chiến trường miền Nam.

        11 tháng 5

        Mỹ đưa thêm 400 binh sĩ thuộc lực lượng đặc biệt Mỹ và 100 cố vấn Mỹ sang miền Nam Việt Nam; phát triển quân ngụy lên 20 vạn quân chính quy, 6,8 vạn quân bảo an, xây dựng và mở rộng quân sự địa phương.

        29 tháng 5

        Toàn quân phát động phong trào: "Xây dựng quân đội tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chính quy hiện đại".

        Tháng 5

        Tổng thống Mỹ, Ken-nơ-đi quyết định thi hành chiến lược "chiến tranh đặc biệt" ớ miền Nam Việt Nam (1961 - 1965). Thực hiện "chiến tranh đặc biệt", ở miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ đã tiến hành một loại chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, một là dùng quân đội Sài Gòn làm lực lượng chiến lược chủ yếu, do Mỹ cung cấp trang bị, vũ khí, tài chính và chỉ huy bằng hệ thống cố vấn quân sự và dân sự từ trung ương đến các tỉnh và đặc khu, các sư đoàn và tiểu đoàn; hai là sử dụng kết hợp ba biện pháp chiến lược cơ bản: tìm diệt bộ đội chủ lực và hạ tầng cơ sở cách mạng; bình định để nắm dân; phong toả biên giới và vùng biển để ngăn chặn chi viện từ miền Bắc, kết hợp với phá hoại miền Bắc bằng biệt kích. Đế quốc Mỹ coi bình định là mục tiêu chủ yếu và biện pháp trung tâm trong suốt cuộc chiến tranh, tìm diệt là biện pháp hỗ trợ cho bình định đạt hiệu quả.

        Tháng 6

        * Quân ủy Trung ương chỉ thị cho Bộ Tư lệnh Quân khu 4 mở đường vận tải cơ giới nối đường 12 với đường số 9 (đường 129). Sau hai tháng lao động khẩn trương, Tiểu đoàn 939 và Tiểu đoàn 3 (Quân khu 4) và hai tiểu đoàn thuộc Sư đoàn bộ binh 325 đã hoàn thành đưa đường 129 vào sử dụng, kịp thời vận chuyển một số vũ khí và hàng qúy vào chiến trường miền Nam.

        * Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Trường sĩ quan Kỹ thuật. Nhiệm vụ: Đào tạo, bồ túc sĩ quan kỹ thuật các chuyên ngành quân khí, ra đa, máy chỉ huy, thông tin, xăng dầu, quản lý xe, công binh, hoá học.

        27 tháng 7

        Thành lập Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và Quân khu 6.

        Bộ Tư lệnh Quân khu 5 do đồng chí Nguyễn Đôn - Uy viên dự khuyết Trung ương Đảng, nguyên Tư lệnh Quân khu 4 làm Tư lệnh kiêm Chính uy; đồng chí Võ Thứ - Tham mưu trưởng, đồng chí Nguyễn Tuấn Tài (Trần Kiên) - Chủ nhiệm hậu cần.

        Bộ Tư lệnh Quân khu 6 do đồng chí YbLôck - quyền Tư lệnh, đồng chí Nguyễn Mơ (Tư Khiêm) - Chính ủy, đồng chí Nguyễn Trọng Xuyên (Sáu Phúc) - Tham mưu trưởng, đồng chí Trần Phòng (Bảy Kiên) - Chủ nhiệm hậu cần.

        3 tháng 8

        Bộ Quốc phòng ra quyết định (số 74/QĐ), thành lập 2 căn cứ hải quân I và II thuộc Cục Hải quân. Căn cứ hải quân I phụ trách vùng biển, hải đảo từ biên giới Việt - Trung đến Cửa Hội. Căn cứ hải quân II phụ trách vùng biển, hài đảo từ Cửa Hội tới Cửa Tùng. Nhiệm vụ của 2 căn cứ:

        1- Lãnh đạo, chi huy xây dựng lực lượng hải quân.

        2- Độc lập hoặc phối hợp với các quân binh chủng, bảo vệ trật tự trị an trên hải phận, ven bờ, hải đảo, bảo vệ quyền lợi quốc gia trên biển, bảo vệ nhân dân làm ăn, phối hợp với các đơn vị bạn chiến đấu khi chiến tranh xảy ra.

        3- Liên hệ với địa phương xây dựng lực lượng hậu bị hải quân.

        4- Lập kế hoạch bảo vệ, chỉ huy cung ứng vật tư cho các đơn vị hải quân, vận chuyển tiếp tế cho các lực lượng trên đảo.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #97 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2016, 07:52:55 pm »

        
        9 tháng 8

        Bộ Quốc phòng ra quyết định (số 64/QĐ), thành lập trung đoàn ra đa trinh sát thứ ba (Trung đoàn 292) thuộc Bộ Tư lệnh Phòng không. Biên chế: 3 đại đội ra đa và 1 đại đội quan sát mắt, hoạt động trên địa bàn Tây Bắc. Trung đoàn trưởng: Hứa Mạnh Tài. Chính ủy: Nguyễn Thanh Liêm.

        30-8 đến 2-9

        Tiểu đoàn bộ binh 90, đội đặc công 406, phân đội học viên Trường Quân chính Quân khu 5 và lực lượng vũ trang địa phương tiến công quận ly Đắc Hà (Tu Mơ Rông) nằm trên đường 14 (bắc thị xã Kon Tum). Đêm 30 tháng 8, bộ đội ta tập kích quận ly Đắc Hà, diệt gọn đại đội bảo an. Ngày 2 tháng 9, ta phục kích địch từ Đắc Tô đến ứng cứu Đắc Hà, đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn, bắt gần 100 tên địch, thu nhiều vũ khí. Phối hợp với tiến công quân sự, nhân dân 28 ấp dọc đường số 5 liên tỉnh (gồm Đắc Hà, Măng Bút, Măng Đku, Giá Vụt) nổi dậy, phá tan hàng chục ấp chiến lược và khu dinh điền của địch, giành quyền làm chủ. mở rộng vùng giải phóng.

        2 tháng 9

        Thành lập Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 2 bộ đội chủ lực Miền tại chiến khu Dương Minh Châu (Đông Nam Bộ). Tiểu đoàn 1 do đồng chí Bùi Thanh Vân (Út Liêm) làm tiểu đoàn trưởng, đồng chí Đặng Văn Thượng làm chính trị viên. Tiểu đoàn 2 do đồng chí Huỳnh Leo (Bình Minh) làm tiểu đoàn trưởng, đồng chí Hải (Bảy Trượt) làm chính trị viên. Mỗi tiểu đoàn biên chế trên 120 cán bộ, chiến sĩ, trang bị hơn 100 khẩu súng các loại. Đây là 2 tiểu đoàn chủ lực cơ động đầu tiên của quân đội ta trên chiến trường Nam Bộ và cực nam Trung Bộ.

        16 tháng 9

        Chủ tịch Hồ Chí Minh ký lệnh công bố "Pháp lệnh đặt "Huân chương và Huy chương Chiến sĩ vẻ vang" cho cán bộ, chiến sĩ có công xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam sau ngày hòa bình lập lại.

        Đêm 17 rạng 18 tháng 9

        Tiểu đoàn 500 chủ lực Quân khu 7 và một trung đội đặc công phối hợp với bộ đội địa phương các huyện Phú Giáo, Tân Uyên tập kích tỉnh lỵ Phước Vĩnh (nay thuộc tỉnh Bình Dương), do một tiểu đoàn biệt động và một đại đội cảnh sát ngụy đóng giữ. Sau một giờ chiến đấu quyết liệt, bộ đội ta làm chủ tỉnh ly, diệt 180 tên, trong đó có Nguyễn Minh Mẫn tỉnh trưởng, bắt 100 tên, thu khoảng 400 súng các loại, giải thoát cho 300 cán bộ bị địch giam giữ. Đây là trận thắng lợi lớn của ta trên chiến trường Nam Bộ năm 1961. Sau trận Phước Vĩnh, địch ở nhiều nơi hoảng sợ, bỏ chạy, chiến khu Đ được hoàn toàn giải phóng.

        23 tháng 10

        Bộ Quốc phòng quyết định (số 97/QĐ) thành lập Đoàn 759 vận tải quân sự đường biển. Nhiệm vụ: Mua sắm phương tiện, tiến hành vận chuyển các loại hàng tiếp tế cho chiến trường miền Nam bằng đường biển. Đoàn gồm có 38 cán bộ, chiến sĩ, trong đó có 20 người do các tỉnh Nam Bộ vừa cử ra. Đoàn trưởng: Đoàn Hồng Phước. Chính ủy: Võ Huy Phúc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #98 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2016, 07:58:27 pm »


Năm 1962

        9 tháng 2

        Thành lập Trung đoàn bộ binh 1 (Q.761 còn gọi là C.56) chủ lực Miền tại Trảng Dài (Tây Ninh). Biên chế: 2 tiểu đoàn bộ binh (1, 2), một số phân đội trợ chiến và 3 cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần (2-1962). Cán bộ từ trưng đoàn trưởng đến tiểu đội trưởng đều được huấn luyện chính quy trên miền Bắc. Trung đoàn trưởng: Tăng Thiên Kim (tức Hoàng Đình Chương). Chính ủy: Lê Văn Nhỏ (tức Hai Lâm).

        Đây là trung đoàn chủ lực cơ động đầu tiên trên chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

        26-27 tháng 2

        Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về những công tác trước mắt của cách mạng miền Nam: "Kiên quyết đẩy mạnh đấu tranh chính trị, quân sự, giành và giữ vững thế chủ động, đẩy địch vào thế bị động hơn nữa, tích cực xây dựng lực lượng về mọi mặt, ra sức phá kế hoạch Xta-lây Tay-lo, mở rộng hơn nữa phong trào giải phóng dân tộc - tăng cường chặt chẽ hơn nữa khối đoàn kết toàn dân, khơi sâu hơn nữa mâu thuẫn nội bộ của địch, tranh thủ mạnh mẽ sự ủng hộ và đồng tình của lực lượng hoà bình, dân chủ, độc lập dân tộc và xã hội chủ nghĩa trên thế giới chống sự can thiệp vũ trang quy mô của đế quốc Mỹ vào miền Nam Việt Nam, tiến lên giành những thắng lợi lớn hơn nữa".

        Bộ Chính trị nhấn mạnh: ”Cần củng cố và mở rộng căn cứ, tích cực xây dựng và phát triển lực lượng của ta về mọi mặt chính trị, quân sự và kinh tế để tiến lên xây dựng một lực lượng vũ trang lớn mạnh cùng với toàn dân đánh bại quân thù".

        16-2 đến 3-3

        Đại hội Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam lần thứ nhất. Đại hội đã bầu ra Ủy ban Trung ương chính thức của mặt trận, do luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch. Đại hội ra bản tuyên bố khẳng định nhiệm vụ chung của Mặt trận là "Đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm - tay sai đế quốc Mỹ; thành lập một chính quyền liên minh dân tộc, dân chủ rộng rãi ờ miền Nam; thực hiện độc lập dân tộc, tự do, dân chủ, cải thiện dân sinh, giữ vững hoà bình, thi hành chính sách trung lập, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc".

        23 tháng 3

        Bộ Quốc phòng ra quyết định (số 80/QĐ), thành lập Viện nghiên cứu Y học quân sự, trên cơ sở Trường sĩ quan Quân y. Nhiệm vụ: Nghiên cứu y học quân sự phục vụ quân đội huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu, đào tạo và bổ túc cán bộ quân y cho toàn quân. Viện trưởng: Giáo sư Đỗ Xuân Hợp. Chính ủy: Trần Huy.

        2-4 đến 12-5

        Chiến dịch Nậm Thà. Nhằm ngăn chặn địch và thu hẹp phạm vi chiếm đóng, hỗ trợ hội nghị hiệp thương ba phái ở Cánh Đồng Chum và hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1962 về Lào, ta và bạn mở chiến dịch tiến công địch ở Mường Sinh - Nậm Sạc (Thượng Lào).

        Lực lượng ta tham gia: Quân tình nguyện Việt Nam có 2 lữ đoàn (335, 316), tiểu đoàn 3 Lữ đoàn 330 bộ binh, 1 tiểu đoàn sơn pháo 75mm, 1 tiểu đoàn súng cối 120mm, 1 tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7mm. Bộ đội Pa-thét Lào có 2 tiểu đoàn bộ binh (2 và 701). Bộ Tư lệnh chiến dịch, về phía Việt Nam có: Thiếu tướng Nguyễn Bằng Giang - Tư lệnh, Thiếu tướng Trần Độ - Chính ủy.

        Lực lượng địch gồm: 11 tiểu đoàn (3 tiểu đoàn GM-ll 3 tiếu đoàn GM-15, 2 tiểu đoàn GM-18, 3 tiểu đoàn tình nguyện (BV) 13, 15, 18). Hoả lực có 6 khẩu pháo 105mm, 7 khẩu sơn pháo 75mm, do thiếu tướng Bun Lợt - Tư lệnh quân khu Bắc chỉ huy.

        Diễn biến chiến dịch chia làm 2 đợt (2-6.5, 6-12.5). Kết hợp đột phá với bao vây vu hồi, quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với bộ đội Pa-thét Lào giải phóng Mường Sinh, Nậm Thà và phát triển tiến công, truy kích địch. Ngày 12 tháng 5, chiến dịch kết thúc. Được sự hỗ trợ của quân tình nguyện Việt Nam, bộ đội Pa-thét Lào diệt 137 tên địch, bắt 1.424 tên, thu 400 súng, 596 tấn đạn, 1.500 phuy xăng, mở rộng vùng giải phóng Thượng Lào (800 km2, 76.000 dân, buộc chính quyền Viêng Chăn phải ký hiệp định Cánh Đồng Chum (ngày 12 tháng 6 năm 1962), sau đó ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, năm 1962 về Lào.

        Tháng 5

        Thành lập 3 trung đoàn bộ binh (1, 2, 3) - khối chủ lực đầu tiên của Quân khu 5. Trung đoàn 1 gồm 2 tiểu đoàn (60 và 91) hoạt động ở Quảng Nam. Trung đoàn 2 gồm 3 tiểu đoàn (50, 32, 30) và 1 khung tiểu đoàn trợ chiến, hoạt động ở hai tính Quảng Ngãi và Kon Tum. Trung đoàn 3 gồm 3 tiểu đoàn (50, 32, 30) và 1 khung tiểu đoàn trợ chiến, hoạt động ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên và Gia Rai.

        5 tháng 12

        Nhằm tiêu diệt sở chỉ huy tiền phương sư đoàn bộ binh 23 ngụy, đại đội đặc công 121 phối hợp với đại đội bộ binh 25 và một bộ phận hoả lực của Quân khu 6 tiến công căn cứ Đầm Ròn (Tuyên Đức). Đêm 4 rạng 5 tháng 12, ta bí mật tiếp cận, bất ngờ nổ súng, đánh thiệt hại nặng sở chỉ huy sư đoàn 23, phá hủy 2 pháo 105mm, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 300 tên địch. Chiến thắng Đầm Ròn góp phần hỗ trợ nhân dân địa phương nổi dậy 'phá ấp chiến lược, diệt chi khu Đơn Dương. Đây là trận thắng lớn nhất của lực lượng vũ trang ta trên địa bàn Quân khu 6 kể từ sau năm 1960.

        10 tháng 12

        Bộ Chính trị họp bàn về phương hướng và nhiệm vụ của cách mạng miền Nam, chủ trương phát động toàn Đảng, toàn dân xây dựng lực lượng vũ trang ở miền Nam, phát triển chiến tranh du kích rộng khắp, tập trung nghiên cứu và phối hợp hoạt động giữa bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và du kích, đặc công để phá ấp chiến lược của địch; trên từng vùng tranh thủ điều kiện có lợi, dùng tiểu đoàn hoặc phối hợp từ hai đến ba tiểu đoàn tiêu diệt các đơn vị chính quy và biệt kích đường bộ, đường không của địch.

        Cuối năm 1962

        * Bộ Tổng tham mưu thực hiện hai kiểu biên chế thời chiến và thời bình. Biên chế thời chiến (đủ quân số) cho các đơn vị bộ binh thường trực chiến đấu, bộ đội phòng không - không quân và hải quân. Biên chế thời bình cho các đơn vị không đù quân số theo biên chế và đơn vị khung gồm cán bộ và nhân viên kỹ thuật. Số cán bộ ngoài biên chế được dự trữ ờ các cơ quan, nhà trường. Cán bộ, chiến sĩ phục viên về địa phương và chuyển sang các ngành kinh tế, văn hoá được đăng ký vào ngạch dự bị và tăng cường cho lực lượng dân quân tự vệ, khi có nhu cầu sẽ gọi trờ lại quân đội.

        * Đoàn 559 được tăng cường quân số, phương tiện mở rộng tuyến vận tải chiến lược. Lực lượng gồm 6.000 người tổ chức thành 2 trung đoàn (70 và 71), một số tiểu đoàn, đại đội công binh, vận tải, giao liên. Phương tiện có hơn 1.000 xe thồ, một số xe ô tô và voi, lừa, ngựa để vận chuyển.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #99 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2016, 08:02:43 pm »


Năm 1963

        2 tháng 1

        Chiến thắng Ấp Bắc. Bộ chỉ huy Quân khu 8 và Tỉnh đội Mỹ Tho chủ động bố trí lực lượng, kết hợp tiến công quân sự với đấu tranh chính trị và binh vận, đánh bại cuộc càn lớn của 8 tiểu đoàn quân chủ lực ngụy, có 35 máy bay các loại, 13 xe bọc thép M-113 và 13 tàu chiến, 10 khẩu pháo 105mm, do cố vấn Mỹ chi huy vào Ấp Bắc (xã Tân Phú Trung, huyện Cai Lậy, tinh Mỹ Tho).

        Lực lượng vũ trang tham gia trận đánh có đại đội 1 (Tiểu đoàn 261) chủ lực Khu 8, đại đội 1 (Tiểu đoàn 515) bộ đội địa phương tỉnh Mỹ Tho, trung đội bộ đội địa phương huyện Châu Thành và trung đội du kích xã Tân Phú Trung, do đồng chi Hai Hoàng (tức Nguyễn Văn Điều) tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 261 chi huy.

        Địch sử dụng 3 tiểu đoàn cua sư đoàn 7, tiểu đoàn 8 dù, 2 đại đội biệt động, 8 đại đội bao an, 3 đại đội dãn vệ biệt kích tổng cộng 25 đại đội bộ binh gồm trên 2.000 tên, cùng xe M-113, 13 tàu các loại, 8 máy bay khu trục, 15 mảy bay lên thẳng, 11 máy bay quan sát, 6 pháo 105mm, 6 cối 106,7mm, do tên tư lệnh sư đoàn 7 kiêm tư lệnh khu chiến thuật trực tiếp chi huy, có cố vấn Mỹ đi kèm.

        Sau một ngày chiến đấu, ta diệt và làm bị thương 450 tên địch, bắn rơi và bắn hỏng 16 máy bay, phá hủy 3 xe M-113, bắn chìm 2 tàu chiến, đánh bại hai chiến thuật chủ yếu trong 'chiến tranh đặc biệt" là "trực thăng vận" và "thiết xa vận" của quân chủ lực cơ động ngụy do cố vấn Mỹ chi huy.

        Trận Ấp Bắc báo hiệu sự phá sản của chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ, cổ vũ mạnh mẽ quân và dân miền Nam "thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công".

        20 tháng 1

        Thành lập Trường sĩ quan Biên phòng. Nhiệm vụ: Đào tạo sĩ quan có đủ năng lực phẩm chất, đảm đương một trong các nhiệm vụ: sĩ quan chỉ huy đồn trưởng, hoặc đồn phó đồn biên phòng; sĩ quan chính trị, phó đồn trường đồn biên phòng; sĩ quan trinh sát, phó đồn biên phòng hoặc đồn trưởng trinh sát biên phòng.

        Tháng 6

        * Quân ủy Trung ương thông qua kê hoạch phòng thủ miền Bắc, gồm: phương án tác chiến, kế hoạch động viên, mở rộng lực lượng vũ trang thời kỳ đầu chiến tranh, chuyển dần kinh tế từ thời bình sang thời chiến.

        * Cục Quân giới (Tổng cục Hậu cần) nghiên cứu, chế thử thành công súng CKC.

        * Tiểu đoàn đặc công 407 và Tiểu đoàn pháo binh 200 Quân khu 5 tiến công trại huấn luyện quân sự đặc biệt của

        Mỹ ở Plây Mơ Rông (Kon Tum). Trong trại có hơn 400 quân thuộc dân tộc ít người vùng Tây Nguyên, 11 cố vấn Mỹ và công sự vững chắc, hàng rào dây thép gai bao quanh. Được pháo binh chi viện hỏa lực, bộ đội đặc công tiến công, sau 45 phút chiến đấu đã diệt và làm bị thương 250 tên địch bắt 140 tên, giải phóng hàng trăm thanh niên bị địch tập trưng để huấn luyện quân sự.

        Cuối tháng 7

        Thành lập Đoàn 763 - đơn vị mở đường Trường Sơn ở Hạ Lào. Nhiệm vụ: Giúp Quân khu Hạ Lào xây dựng căn cứ địa xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, mở thêm tuyến đường chi viện chiến trường miền Nam. Đoàn tổ chức thành hai bộ phận: bộ phận giúp Quân khu Hạ Lào do đồng chí Lê Kính phụ trách, bộ phận mở đường giao liên từ phía Bắc vào đến sông Sa Thầy (Gia Lai - Kon Tum) do đồng chí Đức Phương phụ trách.

        10 tháng 8

        Hai tiểu đoàn bộ đội chủ lực Quân khu 9 và tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh Cà Mau, dưới sự chỉ huy của đồng chí Phạm Thái Bường - Trưởng ban Quân sự khu tiến công 2 chi khu quân sự Cái Nước - Đầm Dơi. Đêm 9 rạng ngày 10, bộ đội ta tiến công cả 2 chi khu quân sự, tiếp đó phục kích đánh tan 1 tiểu đoàn quân cứu viện địch, diệt và làm bị thương 558 tên, bắn rơi và bắn hỏng 10 máy bay trực thăng, thu 200 súng, hỗ trợ nhân dân nổi dậy phá hơn 100 ấp chiến lược ở Cái Nước - Đầm Dơi, giành quyền làm chủ, mở rộng vùng giải phóng.

        18-19 tháng 10

        Tiểu đoàn T80 bộ đội địa phương và du kích các xã Vĩnh Lộc, Vĩnh Hoà tiến công địch ở xã Lộc Ninh, huyện Hồng Dân (Bạc Liêu). Đêm 18, Tiểu đoàn T80 cùng du kích tập kích địch ở Bến Luông. Ngày 19, địch dùng máy bay trực thăng đổ bộ 4 đợt quân xuống các khu vực Ngan Bình, Bà Ại Bà Hội, Tà Hong hòng cứu nguy cho lực lượng ở Lộc Ninh. Dựa vào làng xã chiến đấu, bộ đội và du kích chiến đấu quyết liệt, bẻ gãy các đợt tiến công của địch, loại khỏi vòng chiến đấu gần 600 tên (có 22 cố vấn Mỹ), bắn rơi 6 máy bay trực thăng. Trận Lộc Ninh đánh bại chiến thuật "trực thăng vận" của Mỹ, mở ra khả năng đánh điểm, diệt viện trên chiến trường miền Tây Nam Bộ.

        19 tháng 10

        Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh quyết định (số 47/QĐ) thành lập Cục Phòng không nhân dân thuộc Bộ Tổng tham mưu.

        22 tháng 10

        Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh quyết định (số 50/QĐ) thành lập Quân chủng Phòng không - Không quân, trên cơ sở hợp nhất Bộ tư lệnh Phòng không và Cục Không quân. Quân chủng Phòng không - Không quân gồm ba binh chủng:

        Binh chủng Pháo cao xạ có 11 trưng đoàn (220, 230, 260, 240, 250, 210, 280, 234, 218, 224, 228) và 2 tiểu đoàn (217, 270) gồm 72 đại đội pháo cao xạ các loại (27 đại đội pháo cao xạ 100mm, 6 đại đội pháo cao xạ 90mm, 7 đại đội pháo cao xạ 88mm, 5 đại đội pháo cao xạ 85mm, 26 đại đội pháo cao xạ 57mm, 1 đại đội pháo cao xạ 37mm).

        Binh chủng Ra đa có 3 trung đoàn (290, 291, 292) gồm 18 đại đội ra đa (26 máy) và 3 đại đội quan sát mắt.

        Binh chủng Không quân có Trung đoàn không quân vận tải 919, Trung đoàn huấn luyện 910, Trung đoàn không quân tiêm kích 921 (gồm 3 đại đội máy bay MIG-17A đang học ở nước ngoài).

        Tư lệnh Quân chủng: Phùng Thế Tài. Chính ủy: Đặng Tính.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM