Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 08:42:12 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Việt Nam thế kỷ XX - Những sự kiện quân sự  (Đọc 57506 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #80 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2016, 10:55:15 am »


        20-22 tháng 11

        Pháp tập trung 6 tiểu đoàn dù (khoảng 4.500 quân, trong đó 1/3 là quân ngụy) mở cuộc hành binh "Con hải ly" (Castor) kết hợp nhảy dù và đổ bộ đường không chiếm Điện Biên Phủ (Lai Châu), biến nơi đây thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhằm đối phó với ta trên hướng Tây Bắc và Thượng Lào. Tiếp đó (22-28 tháng 11), Pháp tập trung 8 tiểu đoàn bộ binh mở cuộc hành binh "Ac-đét-sơ" (Ardèche) chiếm vùng sông Nậm Hu (Thượng Lào) nhằm nối thông với Điện Biên Phủ (Việt Nam).

        6 tháng 12

        Tổng Quân ủy trình Bộ Chính trị "Phương án tác chiến mùa xuân 1954" gồm: I- Tình hình địch và phương hướng chiến dịch. II - Binh lực và thời gian tác chiến. III- Nhu cầu nhân lực, vật lực. IV- Kế hoạch đường sá và vận chuyển, về phương hướng chiến dịch, Tổng Quân ủy phân tích, phán đoán ý đồ hành động của Pháp sau khi chiếm Điện Biên Phủ, Thượng Lào và chủ trương phải chuẩn bị cho mặt trận Điện Biên Phủ, coi "Điện Biên Phủ sẽ là một trận công kiên lớn nhất từ trước tới nay". Bộ Chính trị thông qua phương án và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.

        10-31 tháng 12

        Chiến dịch Lai Châu mở đầu chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954. Nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực và phân tán lượng cơ động chiến lược địch, giải phóng Lai Châu, thực hiện ý định chiến lược mở đầu chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, Bộ Tổng tư lệnh sử dụng Đại đoàn 316, do Tư lệnh Lê Quảng Ba vả Chĩnh ủy Chu Huy Mân chi huy, cùng lực lượng vũ trang tại chỗ tiến công địch trên địa bàn tinh Lai Châu. Phát hiện chủ lực ta tiến quân lên Tây Bác, ngày 10 tháng 12, địch bắt đầu rút khỏi Lai Châu thực hiện co cụm lực lượng về Điện Biên Phủ. Đại đoản 316 tổ chức ngăn chặn, tập kích và truy kích địch. Nhiều trận chiến đấu diễn ra ớ Bản Tấu, Pu San, thị xã Lai Châu... Đến ngày 31 tháng 12, chiến dịch kết thức. Ta loại khỏi vòng chiến đấu 24 đại đội (trong số 3 tiếu đoàn và 23 đại đội nguỵ), giải phóng tỉnh Lai Châu (trừ Điện Biên Phủ) bước đầu đánh bại âm mưu của địch co cụm lực lượng về Điện Biên Phủ.

        20 tháng 12

        Tổng Quân ủy trình Bộ Chính trị đề án kế hoạch quân sự năm 1954, gồm 8 vấn đề: 1 - Mấy nét nhận định về địch và ta. 2- Chủ trương chiến lược và kế hoạch tác chiến. 3- Kế hoạch xây dựng bộ đội. 4- Vấn đề giáo dục bộ đội và cán bộ. 5- Vấn đề đường sá và cung cấp mặt trận. 6- Vấn đề miền Nam và Cao Miên. 7- vấn đề Lào. 8- Vấn đề chấn chỉnh và tăng cường cơ quan chỉ đạo. về chủ trương chiến lược, Tống Quân ủy xác định: "Tăng cường chiến tranh du kích ở địch hậu, tăng cường hoạt động ở các chiến trường miền Nam và Lào, Miên, buộc địch phải phân tán lực lượng và do đó lâm vào bị động". "Tích cực và chu động tiêu diệt từng bộ phận sinh lực của địch, làm cho địch ngày càng yếu". "Tích cực củng cố và phát triển bộ đội của ta, đồng thời rút hẹp nguồn ngụy binh và nguồn tài lực của địch ở địch hậu. "Phương hướng chiến lược là trước hết giải phóng Tây Bắc và Tây Nguyên, uy hiếp Nam Bộ, tạo điều kiện đế giải phóng Bắc Bộ"-

        21-12-1953 đến tháng 5-1954

        Chiến dịch Trung - Hạ Lào. Nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng vùng Thà Khẹt, đường số 9 từ biên giới Việt Nam đến giáp sông Mê Kông ở trung Lào, Bộ Tổng tư lệnh, Bộ Tư lệnh Liên khu 4 sử dụng các Trung đoàn 280 và 120 (bộ đội tình nguyện), một số đơn vị binh chủng phối bợp với một bộ phận quân giải phóng Pa-thét Lào, tiến công địch tại khu vực Ma Hả Xay, Nhom Ma Rát, Thà Khẹt, đường số 9 (Trung Lào). Lực lượng địch trên địa bàn chiến dịch có 4 tiểu đoàn chiếm đóng và 5 tiểu đoàn cơ động. Bộ chỉ huy chiến dịch do đồng chí Hoàng Sâm làm Tư lệnh, đồng chí Trần Quý Hai làm Chính ủy. Bước vào chiến dịch, ta đã tập kích địch ở Khăm He, Khăm Mạ (trên đường 12), truy kích địch ờ Ba Na Phào rút chạy, tiến công tiêu diệt các vị trí Hín xìu, Đồng Hến, Pha Lan, Mường Phin... trên đường số 9 và đường số 8. Phát huy thắng lợi, Trung đoàn 101 tiến công xuống phía nam phối hợp với quân giải phóng It-xa-rác. (Campuchia) đánh địch ở miền Đông và Đông Bắc Campuchia. Đến tháng 5 năm 1954, ta và bạn kết thúc chiến dịch. Toàn chiến dịch, ta đánh thiệt hại nặng 4 tiểu đoàn (trong số 4 tiếu đoàn chiếm đóng và 5 tiếu đoàn ứng chiến ở Trung Lào), giải phóng thị xã Thà Khẹt, một phần tinh Sa Văn Nà Khệt, thị xả A Tô Pơ, toàn bộ cao nguyên Bô Lô Ven (Lào) và mở rộng căn cứ ở đông bắc Campuchia. Chiến dịch Trung - Hạ Lào thể hiện bước trường thành mới về trình độ tổ chức chi huy, phối hợp chiến đấu của Liên quân Việt - Lào trong cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953 - 1954.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #81 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2016, 11:00:05 am »


Năm 1954

        Đầu tháng 1

        Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tai bản Tín Keo (xã Điềm Mặc, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên), hạ quyết tâm: "Tập trung đại bộ phận chủ lực thiện chiến của ta lên mặt trận Điện Biên Phủ mở chiến dịch tiến công tiêu diệt những lực lượng tinh nhuệ nhất của địch trong tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của chúng trên chiến trường Đông Dương này".

        26-1 đến 17-2

        Chiến dịch Bắc Tây Nguyên. Nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, thu hút lực lượng cơ động, phá âm mưu lấn chiêm vùng tự do của địch, mở rộng vùng giải phóng và phối hợp với chiến trường chính Bắc Bộ, Bộ Tư lệnh Liên khu 5 sử dụng 2 trung đoàn chủ lực (108, 803), Trung đoàn 120 địa phương, một số tiểu đoàn đại đội độc lập của liên khu và các tỉnh, tiến công địch ở Bắc Tây Nguyên. Bộ chỉ huy chiến dịch do đồng chí Nguyễn Chánh làm Tư lệnh kiêm Chính ủy, đồng chí Nguyễn Bá Phát làm Tham mưu trưởng. Bước vào chiến dịch, bộ đội ta tiến công, đánh địch phản kích và rút chạy trên hướng đường 19 An Khê - hướng phụ và trên hướng bắc Kon Tum - hướng chính. Trên hướng phụ, bộ đội ta nổ súng trước, diệt các cứ điểm Ka Tung, Ba Bả, Tà Tu, Búp Bê. Trên hướng chính, bộ đội ta diệt các cứ điềm Măng Đen, Công Brây, Măng Bút. Đắc Tô, Đắc Sút, Đắc Lây, Đắc Đoa, tập kích thị xã Plây Ku." Đến ngày 17 tháng 2 chiến dịch kết thúc. Ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 2.300 tên địch thuộc 4 tiểu đoàn cơ động và 15 đại đội chiếm đóng trên địa bàn; giải phóng một vùng chiến lược gần 16.000 km2 trong đó có thị xã Kon Tum buộc địch phải phân tán lực lượng cơ động ra nhiều bướng, tạo điều kiện thuận lợi để ta tập trung cho chiến dịch Điện Biên Phủ.

        29-1 đến 13-2

        Chiến dịch Thượng Lào. Nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giúp cách mạng Lào phát triển, Bộ Tổng tư lệnh sử dụng Đại đoàn 308 cùng với một số đơn vị bộ đội địa phương, du kích bạn, tiến công phòng tuyến sông Nậm Hu của địch ở Thượng Lào. Bộ chỉ huy chiến dịch do đồng chí Vương Thừa Vũ làm Tư lệnh. Bước vào chiến dịch, ngày 31 tháng 1 phát hiện ta tiến quân, địch vội bỏ phòng tuyến rút chạy. Đại đoàn 308 và bạn truy kích, diệt địch ở Mường Khoa trên hướng Mường Sài; Mường Ngòi, Nậm Ngà trên hướng Nậm Bạc - Luông Pha Băng; loại khỏi vòng chiến đấu 17 đại đội địch trong số 5 tiểu đoàn chiếm đóng, 2 tiểu đoàn và 2 binh đoàn cơ động trên địa bàn; đập tan phòng tuyến sông Nậm Hu, giải phóng tỉnh Phong Xa Lỳ, nối liền khu giải phóng Sầm Nưa của bạn với vùng Tây Bắc nước ta.

        29 tháng 1

        Mỹ điều 200 binh lính thuộc lực lượng không quân của Mỹ sang Đông Dương để bảo đảm kỹ thuật máy bay ném bom B-26 cho Pháp sử dụng ở Điện Biên Phủ.

        31 tháng 1

        * Bộ đội địa phương tỉnh Kiến An tập kích sân bay Đồ Sơn, diệt sở chỉ huy, phá hủy 5 máy bay, đốt cháy 5 triệu lít xăng dầu.

        * Trung đội du kích (20 đồng chí) huyện Kim Thanh tỉnh Hải Dương, do Huyện đội phó Nguyễn Văn Thoà chi huy, được bộ đội công binh tỉnh giúp đỡ, bố trí trận địa mìn đánh đoàn tàu quân sự địch tại khu vực gần ga Phạm Xá (trên tuyến đường sắt Hà Nội - Hai Phòng) làm đổ đầu máy và 8 toa xe, loại khỏi vòng chiến đấu 770 tên, làm ngưng trệ vận chuyến đường sắt của địch trong 4 ngày đêm.

        Tháng 1 - tháng 2

        Các chiến trường đẩy mạnh hoạt động theo chủ trương tác chiến Đông - Xuân 1953 - 1954. Ở Bắc Bộ, Đại đoàn bộ binh 320 cùng các lực lượng vũ trang Liên khu 3 diệt hàng loạt vị trí, phá vỡ phòng tuyến sông Đáy, thu hẹp phạm vi chiếm đóng của địch. Ở Liên khu 5, các lực lượng vũ trang địa phương đánh giao thông trên đường số 1. đường số 7, bức rút nhiều vị trí địch, giải phóng huyện Hướng Hoá (Quảng Trị). Ở Nam Trung Bộ, các lực lượng vũ trang tập kích thị xã Hội An, Phan Thiết, bao vây bức hàng và diệt một số cứ điểm. Ở Nam Bộ, các tiểu đoàn 302, 304, 307 chủ lực khu và các tiểu đoàn 311, 410 bộ đội địa phương tỉnh... tiến vào vùng địch tạm chiếm, hỗ trợ nhân dân đẩy mạnh chiến tranh du kích, mở rộng vùng giải phóng.

        6 tháng 2

        Mỹ chuyển giao 40 máy bay ném bom hạng trung B-26 cho Pháp và tăng viện trợ 120 triệu đô-la bổ sung năm 1954 là 1 tỷ 115 triệu đô-la giúp Pháp trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Tiếp đó, ngày 17 tháng 2, Mỹ chính thức yêu cầu Pháp để Mỹ phụ trách huấn luyện quân ngụy và mời Pờ-lê-ven (Pléven) - Bộ trưởng Quốc phòng Pháp sang Mỹ cùng tướng Ô Đa-ni-en (O Danien) - Tư lệnh lục quân Mỹ ở Thái Bình Dương điều chỉnh lại kế hoạch Na-va.

        3 tháng 3

        Để phối hợp với mặt trận Điện Biên Phủ, Ban chí huy Mặt trận Hà Nội sử dụng một phân đội (16 đồng chí, trong đó có 3 dân quân) do đồng chi Vũ Văn Sự chỉ huy, tập kích sân bay Gia Lâm ở phía đông ngoại thành Hà Nội, phá hủy 18 máy bay, gồm 5 chiếc B-26, 10 chiếc Đa-cô-ta, 3 chiếc chở khách, diệt 16 tên địch.

        7 tháng 3

        Phân đội chiến đấu gồm 32 người thuộc Khu Tả Ngạn sông Hồng và Tỉnh đội Kiến An, do đồng chí Lê Thừa Giao và đồng chí Đỗ Tất Yến chí huy, tập kích sân bay Cát Bi (Hài Phòng) phá hủy 59 máy bay.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #82 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2016, 11:07:15 am »


        13-3 đến 7-5

        Chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhằm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giải phóng Tây Bắc, giành thắng lợi quyết định trong chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954, Bộ Tổng tư lệnh quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.

        Bộ chỉ huy chiến địch gồm: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Mặt trận, Thiếu tướng Hoàng Văn Thái - Tham mưu trưởng; đồng chí Lê Liêm - Chủ nhiệm chính trị, Chủ nhiệm Cung cấp - Đặng Kim Giang. Hội đồng Cung cấp mặt trận do Phó thủ tướng Phạm Văn Đồng làm Chủ tịch; đồng chí Trần Đăng Ninh - Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp phụ trách công tác đường sá, tiếp tế chiến dịch. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm Đại đoàn bộ binh 308 (ba trung đoàn 102, 88, 36), Đại đoàn 312 (ba trung đoàn 141. 209, 165), Đại đoàn 316 (hai trung đoàn 174, 98 và một tiểu đoàn của trung đoàn 176), Đại đoàn 304 (một trung đoàn 57), Đại đoàn công - pháo 351 (các Trung đoàn 45 lựu pháo 105mm, 675 sơn pháo và cối, 151 công binh)1 , Trung đoàn 367 cao xạ, các đơn vị thông tin, vận tải (16 đại đội) quân y... Tổng quân số khoảng 55.000 người. Lực lượng phục vụ chiến dịch gồm hơn 260.000 dân công hoả tuyến. Phương tiện vật chất gồm 628 ô tô, 11.800 thuyền, 20.000 xe đạp thồ và các loại xe thô sơ khác, hàng chục nghìn tấn vũ khí, đạn lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh. Thời gian đầu, Bộ chi huy chiến dịch đề ra phương châm tác chiến "Đánh nhanh, giải quyết nhanh", nhưng do địch tăng cường lực lượng và củng cố hệ thống phòng ngự vững chắc, nên ta chuyển sang thực hiện phương châm "Đánh chắc, tiến chắc" làm đường cơ động pháo và đào hệ thống chiến hào sát tập đoàn cứ điểm địch.

        Lực lượng địch ở Điện Biên Phủ có 12 tiểu đoàn và 7 đại đội bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng, 1 phi đội máy bay (quá trình chiến dịch được tăng cường 4 tiểu đoàn và 2 đại đội dù); tổ chức thành 3 phân khu, 8 trung tâm đề kháng, gồm 49 cứ điểm trang bị hoả lực mạnh và có 2 sân bay. Tổng số địch có 11.800 quân, chủ yếu là lính dù và Âu - Phi tinh nhuệ, do đại tá Đờ Cát-xtơ-ri chỉ huy.

        Ngày 13 tháng 3, chiến dịch bắt đầu và trải qua ba đợt. Đợt một (13 - 17 tháng 3) các đơn vị thuộc Đại đoàn 312, Đai đoàn 308 cùng Đại đoàn công - pháo 351 tiến công tiêu diệt các trung tâm đề kháng Him Lam, Độc Lập và bức hàng trung tâm Bản Kéo. Trong 5 ngày, hệ thống phòng ngự tiền tiêu của địch trên hướng bắc và đông bắc bị đập tan; lực lượng ta mở thông cánh cửa xuống lòng chảo, áp sát khu trung tâm. Đợt hai (30 tháng 3 - 30 tháng 4), các đơn vị thuộc ba Đại đoàn (316, 308. 312) cùng các lực lượng binh chủng pháo binh, phòng không đánh chiếm các cứ điểm phía đông (các ngọn đồi Cl, E, D, Al); đồng thời xây dựng trận địa bao vây đánh lấn, chia cắt tập đoàn cứ điểm, khống chế và triệt chi viện đường không của địch. Riêng trận đánh đồi Al gặp khó khăn, ta phải tổ chức đánh đến ba lần. Trong một tháng, vòng vây của ta ngày càng siết chặt tập đoàn cứ điểm tạo ra thế trận cho tống công kích. Đợt ba (1-7 tháng 5), các đơn vị thuộc các Đại đoàn 308, 312, 304, 316 cùng các đơn vị binh chủng, đánh chiếm các điểm cao còn lại ở phía đông, thu hẹp phạm vi chiếm đóng của địch ở phía tây (các điểm cao 505, 505A, 511A, 511B, C2, 506, 310). Ngày 7 tháng 5, ta chuyển sang tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, kết thúc chiến dịch.

        Trong 55 ngày đêm chiến đấu, ta tiêu diệt và bắt hơn 16.000 tên địch, trong đó bắt sống toàn bộ bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm do tướng Đờ Cát-xtơ-ri cầm đầu (tính theo đơn vị gồm 21 tiểu đoàn, trong đó có 17 tiểu đoàn bộ binh và dù, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh), bắn rơi và phá hủy 62 máy bay, bắn hỏng 4 xe tăng; thu 30 trọng pháo, 6 xe tăng, hơn 30.000 chiếc dù, toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng.

        Chiến dịch Điện Biên Phủ là chiến dịch tiến công hiệp đồng binh chủng quy mô lớn nhất, đánh tiêu diệt lớn nhất điển hình nhất của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, là đỉnh cao của chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954. Thắng lợi của chiến dịch cùng với thắng to trên các chiến trường khác đã góp phần quyết định làm phá sản kế hoạch Na-va của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định thành công của Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp.

---------------
1. Trong quá trình chiến dịch, ta xây dựng thêm một tiểu đoàn ĐKZ 75mm và một tiểu đoàn hỏa tiễn H6.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #83 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2016, 11:09:15 am »


        Tháng 3 - tháng 4

        Các chiến trường đầy mạnh hoạt động phối hợp với chiến dịch Điện Biên Phủ. Tại Nam Bộ, Tiểu đoàn 302 chủ lực Phân liên khu miền Đông phối hợp với lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia diệt một số vị trí địch, mở rộng vùng giải phóng các tinh phía đông Campuchia (tháng 4), Lực lượng vũ trang các tính phá nhiều đồn bốt, xe quân sự và diệt hàng nghìn tên địch trên các địa bàn. Tại Trung Bộ, lực lượng vũ trang Liên khu 5 tập kích vào Plây Riêng (đông nam Plây Ku) diệt hàng trăm tên địch thuộc binh đoàn cơ động 100 (22 tháng 3). Trung đoàn 96 phục kích ở Thượng An (Plây Ku) diệt một tiểu đoàn thuộc binh đoàn cơ động 11 (23 tháng 3); phục kích ờ đèo Măng (gần An Khê); diệt vị trí An Hoà (Thừa Thiên) loại khỏi vòng chiên đấu hai đại đội địch... Tại đồng bằng Bắc Bộ, Đại đoàn 320 và lực lượng vũ trang Liên khu 3 diệt vị trí Nghĩa Lộ (13 tháng 3); đánh bại cuộc càn của địch ở Hạ Bằng, Sơn Tây (25 tháng 3); tập kích Lai Xá, Hà Nam (7 tháng 4) loại khỏi vòng chiến đấu 230 tên thuộc tiểu đoàn lê dương số 3 (3/5 REI); phục kích ở Đông Biên và Lạc Quần (Nam Định) diệt một tiểu đoàn khinh quân địch (18 tháng 4); phục kích trên đường số 5 quãng Văn Lâm - Như Quỳnh (21 tháng 4) diệt tiểu đoàn lê dương số 2 (2/3 REI)...

        15 tháng 5

        Mỹ bố trí cố vấn vào các đơn vị quân ngụy, thay thế Pháp huấn luyện đội quân ngụy. Được Mỹ giúp sức, đến cuối tháng 5, quân đội ngụy phát triền lên 249.517 quân, trong đó có 200.000 là quân chính quy, còn lại là quân phụ lực.

        Tháng 6 - tháng 7

        Các chiến trường đẩy mạnh hoạt động phối hợp với đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Giơ-ne-vơ. Tại Nam Bộ, Đại đội đặc công 205 tập kích kho bom Phú Thọ Hoà (Sài Gòn), thiêu huv gần 10.000 tấn bom và thuốc nổ, 10 triệu lít xăng dầu diệt một đại đội lính Âu-Phi (1 tháng 6). Tiểu đoàn 303 (Thủ Biên) phối hợp với bộ đội địa phương diệt 1 đại đội lính com-măng-đô, thu toàn bộ vũ khí. Đại đội 65 và Đại đội Lê Hồng Phong (Bến Cát) diệt một đại đội địch tại đồn Bến Tranh. Đại đội 55 và Đại đội Nguyễn An Ninh (Lái Thiêu) diệt một trung đội địch tại đồn Cây Trắc. Đội đặc công Rừng Sác bắn chìm ba tàu chở lính Pháp trên sông Lòng Tàu (tháng 6)... Tại Trung Bộ. lực lượng vũ trang Liên khu 5 đánh bại cuộc càn At-lăng 2 của địch. Trung đoàn 96 phục kích ở ki-lô-mét 15 (tây An Khê) gây thiệt hại nặng cho binh đoàn cơ động số 100 của địch (26 tháng 6). Tại đồng bằng Bắc Bộ, đầu tháng 6, các Đại đoàn 308, 304... từ Điện Biên Phủ hành quân về các vị trí quy định, cùng Đại đoàn 320 và lực lượng vũ trang Liên khu 3 đẩy mạnh tiến công địch. Trung đoàn 42 (Liên khu 3) phục kích trên đường số 5 (Bần- Yên Nhân, Hưng Yên) diệt hơn 300 tên thuộc binh đoàn cơ động số 3. Các trung đoàn 52, 48 (Đại đoàn 320) phối hợp với bộ đội địa phương và du kích hoạt động mạnh ở Nam Định, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên địch. Ba tiểu đoàn 400, 353, 375 (Trung đoàn 9, Đại đoàn 304) phối hợp với bộ đội địa phương và du kích hoạt động mạnh ở Ninh Sình, Hà Nam, Hà Đông. Từ ngày 29 tháng 6 đến 3 tháng 7, Pháp mở cuộc hành binh Ô-véc-nhơ (Auvergne) rút toàn bộ quân ở nam đồng bằng Bắc Bộ về bảo vệ Hà Nội; Hải Phòng, đường số 5. Nắm thời cơ, Trung đoàn 52 (Đại đoàn 320) phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương truy kích địch ở Bùi Chu, Phát Diệm, Ninh Bình. Trung đoàn 57 (Đại đoàn 304) đánh địch trên các đường 11, 21A, 21B, giải phóng đại bô phận tinh Sơn Tây; phục kích đánh thiệt hại nặng binh đoàn cơ động số 8 đến giải vây cho Vân Trình, Hà Đông (7 tháng 7). Trung đoàn 64 (Đại đoàn 320) hoạt động trên đường 10 (Thái Bình) phục kích diệt một tiểu đoàn quân nguy (30 tháng 6); đánh địch rút chạy, tiếp quản thị xã Thái Bình (1 tháng 7).

        4-27 tháng 7

        Tại Trung Giã (cách thị xã Thái Nguyên 30 km về phía nam), theo quy định của Hội nghị Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương, đoàn đại biểu Quân đội nhân dân Việt Nam do Thiếu tướng Văn Tiến Dũng làm trưởng đoàn và đoàn đại biểu quân đội liên hiệp Pháp do đại tá Len-nuy-ơ (Lennuyeux) làm trưởng đoàn tiến hành hội nghị quân sự để bàn và quyết định biện pháp thực hiện những vấn đề quân sự mà Hội nghị Giơ-ne-vơ đặt ra. Sau hơn 20 ngày làm việc, hai bên đã thoả thuận các thủ tục và biện pháp về ngừng bắn, trao trả tù binh, chuyển quân tập kết... đồng thời thống nhất tổ chức Ủy ban liên hiệp Đình chiến trung ương và địa phương. Thành phần Ủy ban liên hiệp Đình chiến trung ương về phía ta do đồng chí Văn Tiến Dũng làm trưởng đoàn, phía Pháp do thiếu tướng Đen-tây (từ Pháp sang) làm trưởng đoàn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #84 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2016, 11:15:49 am »


        15-17 tháng 7

        Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá II) lần thứ sáu (mở rộng) nêu rõ: "Đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân yêu chuộng hoà bình thế giới, và hiện đang trở thành kẻ thù chính trực tiếp của nhân dân Đông Dương"- "Phương châm, sách lược đấu tranh của ta trong giai đoạn là chĩa mũi nhọn đấu tranh vào đế quốc Mỹ và hiếu chiến Pháp, dựa trên cơ sở những thắng lợi đã đạt được mà phấn đấu để thực hiện hoà bình ở Đông Dương, phá tan âm mưu của đế quốc Mỹ kéo dài và mở rộng chiến tranh Đông Dương để củng cố hoà bình và thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong toàn quốc"... "Tăng cường lực lượng quân sự, xây dựng một quân đội nhân dân hùng mạnh, thích hợp với yêu cầu của tình hình mới”.

        21 tháng 7

        Kết thúc Hội nghị Giơ-ne-vơ. hội nghị quốc tế giải quyết vấn đề lập lại hoà bình ỏ Đông Dương. Hội nghị diễn ra từ ngày 8 tháng 5 năm 1954, có các đoàn đại diện Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam dân chủ cộng hoà, Anh, Pháp, Mỹ và đại diện ba chính phủ theo Pháp ở Việt Nam, Lào, Campuchia tham gia.

        Ngày 20 tháng 7, các bên đã thoả thuận được nhiều vấn đề và các hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào, Campuchia lần lượt được ký. Hội nghị thông qua bản tuyên bố cuối cùng về việc lập lại hoà bình ở Đông Dương (riêng Mỹ không ký vào bản tuyên bố cuối cùng này).

        Hiệp định về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam gồm 47 điều, trong đó điều 1 quy định về giới tuyến quân sự tạm thời để lực lượng của hai bên Việt Nam và Pháp sẽ tập kết ở bên này và bên kia giới tuyến. Lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam ở phía bắc giới tuyến, lực lượng quân đội Liên hiệp Pháp ở phía nam giới tuyến.

        Bản "Tuyên bố cuối cùng" gồm 13 điều, trong đó Điều 6 quy định lấy vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời ở Việt Nam; Điều 7: khẳng định các bên tham gia hội nghị thửa nhận về nguyên tắc sự độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, việc hiệp thương giữa hai miền bắt đầu từ ngày 20 tháng 7 năm 1955 và việc tổng tuyển cử tiến hành vào tháng 7 năm 1956; Điều 11: Pháp cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thồ của Việt Nam. Lào và Campuchia.

        Hội nghị Giơ-ne-vơ đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng, góp phần chấm dứt cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương. Các nước lớn tham gia hội nghị phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, Lào, Campưchia.

        22 tháng 7

        Vào lúc 0 giờ, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ra lệnh ngừng bắn trên toàn chiến trường Việt Nam (Bắc Bộ ngày 27-7, Trung Bộ ngày 1-8, Nam Bộ ngày 11-8). Cục Thông tin liên lạc và các sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam trong Ủy ban liên hiệp đình chiến trung ương và địa phương kịp thời truyền đạt lệnh ngừng bắn đến các địa phương, đơn vị và chiến trường, ở cả ba chiến trường Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ, lệnh ngừng bắn của Bộ Tổng tư lệnh được thi hành nghiêm chỉnh.

        24 tháng 8

        Thành lập Thủy đội sông Lô và Thủy đội Bạch Đằng (tương đương hai hải đội) gồm 26 ca nô bảo vệ bờ biển Bắc Việt Nam tại Trường huấn luyện Bờ biển (Hải Phòng). Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tới dự phát biểu nêu rõ: "Hai thủy đội này là những viên gạch đầu tiên, là tiền thân của lực lượng tàu chiến đầu tiên của Hải quân nhân dân Việt Nam sau này...".

        5-7 tháng 9

        Bộ Chĩnh trị Trung ương Đảng họp ra nghị quyết về "Tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của Đảng". Nghị quyết nêu rõ: "Nhiệm vụ trước mắt của quân và dân ta trên hai miền Nam, Bắc là đấu tranh thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ, ra sức củng cố miền Bắc, giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam, nhằm củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong toàn quốc”. Trong giai đoạn cách mạng mới Bộ Chính trị xác định: Quân đội nhân dân là trụ cột chủ yếu nhất, chắc chán nhất để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hoà bình. Cần phải xây dựng quân đội nhân dân thành một quân đội cách mạng, chinh quy, tương đối hiện đại.

        7 tháng 9

        Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh ra nghị định (số 33/NĐA) thành lập Bộ chỉ huy Pháo binh, thuộc Bộ Tổng tư lệnh. Nhiệm vụ:

        - Chỉ huy các đơn vị trọng pháo, dã pháo và pháo cao xạ của Bộ; chi đạo về huấn luyện, tổ chức trang bị các đơn vị sơn pháo và pháo cao xạ cho các đại đoàn bộ binh.

        - Nghiên cứu kế hoạch huấn luyện và lãnh đạo việc giáo dục các đơn vị pháo binh.
        - Dự trù, phân phối, bảo quản các vũ khí, khí tài và các phương tiện cần thiết.

        - Nghiên cứu đề đạt ý kiến về tổ chức, biên chế, trang bị và sử dụng các đơn vị pháo binh; bổ nhiệm và đào tạo cán bộ pháo binh.

        Tư lệnh kiêm Chính ủy: Nguyễn Chánh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #85 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2016, 11:22:54 am »


        8 tháng 9

        Mỹ lôi kéo các nước đồng minh thành lập tể chức Hiệp ước Đông Nam Á (gọi tắt là SEATO). Đây là tổ chức liên minh quân sự gồm Mỹ, Anh, Pháp, Ôxtơrâylia, Niu Di-lơn, Thái Lan, Pakixtan. Philippin nhằm chống lại phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á, chủ yếu làm chỗ dựa cho Mỹ xâm lược Việt Nam.

        16 tháng 9

        Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh ra nghị định (số 30 và 32/NĐA) thành lập Đại đoan 675 và Đại đoàn 349 thuộc Bộ chi huy Pháo binh.

        - Đại đoàn 675 gồm hai trung đoàn (82 và 84) pháo chống tăng. Trung đoàn 84 pháo lựu 105mm. Đại đoàn trưởng: Doãn Tuế. Chính uy: Đoàn Khuê.

        - Đại đoàn 349 pháo lựu 105mm gồm 5 trung đoàn (4, 5, 6, 34, 44), nòng cốt là Trung đoàn 349 Quấn khu Việt Bắc, Tiểu đoàn 460 pháo binh, một số đại đội bộ đội địa phương các tinh đồng bằng sông Hồng và các trung đoàn 34, 39, 52 bộ đội miền Nam tập kết. Đại đoàn trưởng: Phùng Thế Tài. Chính ủy: Lê Đình Thiệp.

        19 tháng 9

        Chủ tịch Hồ Chĩ Minh nói chuyện với cán bộ và chiến sĩ Đại đoàn 308 tại đền Hùng (Phú Thọ) trên đường Đại đoàn về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Bác giao nhiệm vụ: "Các chú phải lo việc tiếp quản Thủ đô ch.0 chu đáo, phải bảo vệ tài sản trong thành phố. Đối với kẻ thù khi nó phá hoại, chống đối ta thì ta ra tay trừng trị. Còn khi nó đã hạ súng quy hàng thì ta phai đối xử với nó nhân đạo...". Tiếp đó, Bác căn dặn "Ngày xưa các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".

        21 tháng 9

        Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh ra nghị định (số 34 và 35/ NĐA). thành lập Đại đoàn pháo cao xạ 367 thuộc Bộ chi huy pháo binh và Đại đoàn 350 (sau đổi là Sư đoàn 350) thuộc Bộ Tổng tư lệnh.

        -  Đại đoàn 367, nòng cốt là Trung đoàn pháo cao xạ 367 và một số tiều đoàn súng máy cao xạ của các đại đoàn bộ binh. Biên chế: 3 trung đoàn (361. 685, 689) và một số tiểu đoàn độc lập, trang bị pháo cao xạ 88, 40, 37 và 20mm. Đại đoàn trưởng: Hoàng Kiện. Chĩnh ủy: Đoàn Phụng.

        - Đại đoàn 350 nòng cốt là một số trung đoàn, tiểu đoàn chủ lực và bộ đội địa phương thuộc Liên khu Việt Bắc và Liên khu 3. Nhiệm vụ: Bảo vệ Trung ương Đảng, Chính phủ và Thủ đô Hà Nội. Biên chế 3 trung đoàn (600, 254, 53). Tư lệnh kiêm Chính ủy: Hà Kế Tấn.

        10 tháng 10

        Đại đoàn 308, Trung đoàn 57 (Đại đoàn 304) và các lực lượng vủ trang địa phương tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Nhân dân Thu đô phấn khởi chào đón "Bộ đội Cụ Hồ". 15 giờ, Anh hùng quân đội Nguyễn Quốc Trị kéo lá cờ Tổ quốc lên đỉnh cột cờ thành Thăng Long. Thiếu tướng Vương Thừa Vũ - Chủ tịch Uy ban Quân chính đọc thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn quân và dân Hà Nội phấn đấu xây dựng "một Thủ đô yên ổn, tươi vui và hạnh phúc".

        15 tháng 11

        Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh ra nghị định (số 39/NĐA) thành lập Trường Tập huấn Pháo binh (Đội huấn luyện 351) thuộc Bộ chỉ huy Pháo binh. Nhiệm vụ: Bồi dưỡng kỹ thuật, chiến thuật pháo binh, huấn luyện động tác, yếu lĩnh cơ bản để chuyển binh chủng cho cán bộ pháo binh mặt đất và pháo cao xạ. Giám đốc: Lê Thiết Hùng. Chính ủy; Nguvễn Nam Thẳng.

        17 tháng 11

        Tướng Cô-lin được chính phủ Mỹ cử đến Sài Gòn, làm đại diện đặc biệt của Mỹ bên cạnh chính quyền Sài Gòn đã vạch kế hoạch 6 điểm, trong đó nêu: thành lập quân đội "Quốc gia" cho Diệm (15 vạn) do Mỹ trang bị vũ khí, huấn luyện và chỉ huy. Kế hoạch Cô-lin đánh dấu sự mở đầu hành động xâm lược của Mỹ ở Việt Nam bằng chủ nghĩa thực dân mới.

        20 tháng 11

        Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh ra nghị định (số 47/NĐA) thành lập Đại đoàn bộ binh 305 (sau là Sư đoàn 305) thuộc Bộ Tổng tư lệnh, nòng cốt là một số trung đoàn, tiểu đoàn chủ lực của Liên khu 5 hoạt động trên chiến trường Bắc Tây Nguyên và Trung Trung Bộ vừa tập kết ra Bắc. Sư đoàn trưởng:Nguyễn Đôn.

        2 tháng 12

        Mỹ gây sức ép buộc Pháp ký hiệp định rút quân và chuyển giao trách nhiệm huấn luyện, trang bị và cải tổ quân đội Sài Gòn cho Mỹ.

        29 tháng 12

        Pháp ký hiệp ước chuyển giao quyền hành chính, quân sự cho Ngô Đình Diệm.

        Tháng 12

        Hội nghị Trung ương Cục quyết định giải thể Trung ương Cục và thành lập cơ quan lãnh đạo mới là Xứ ủy Nam Bộ do đồng chí Lê Duẩn làm Bí thư, theo quyết định của Trung ương Đảng. Hội nghị đề ra nhiệm vụ, phương châm và sách lược của cách mạng miền Nam, công tác tư tưởng và công tác tô chức phù hợp với giai đoạn đấu tranh mới.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #86 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2016, 11:29:46 am »

       
Năm 1955

        1 tháng 1

        Tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Đại đoàn 308 cùng một số đơn vị đại diện cho các chiến trường Tây Bắc, Đông Bắc, Trung Du, đồng bằng, Liên khu 5, Tây Nguyên, Nam Bộ quân tình nguyện Việt Nam ở Lào, Campuchia và đại điện đoàn pháo binh, phòng không tham gia duyệt binh mừng thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Pháp, chào mừng Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về Thủ đô Hà Nội.

        Nói chuyện với các đơn vị quân đội tham gia duyệt binh, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị: "... Muốn cho bộ đội ta hùng mạnh và nhất định bộ đội ta phải hùng mạnh, chúng ta phải cố gắng học tập chính trị và kỹ thuật đế tiến lên chính quy".

        Tháng 1

        Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh quyết định thành lập Sư đoàn bộ binh 330, nòng cốt là một số trung đoàn, tiểu đoàn chủ lực ở chiến trường miền Đông Nam Bộ và Trung Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp vừa tập kết ra miền Bắc, trực thuộc Bộ Tổng tư lệnh. Sư đoàn trưởng: Đồng Văn Cống1.

        13 tháng 1

        Bộ Tổng tham mưu ra chỉ thị (số 221) đổi tên Tổng cục Cung cấp thành Tổng cục Hậu cần. Các tổ chức cung cấp trong toàn quân thống nhất tên gọi là hậu cần.
       
        Tháng 2

        * Tổng Quân ủy xác định kế hoạch 5 năm xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng (1955 - 1959): Tích cực xây dựng quân đội ta thành một quân đội nhân dân hùng mạnh có đủ các binh chung, quân chủng, tiến dần từng bước lên chính quy hoá và hiện đại hoá. Đồng thời, chuẩn bị điều kiện đế sang kế hoạch sau sẽ thực hiện hiện đại hoá lên một trình độ cao hơn.

        * Tống thống Mỹ (Ai-xen-hao) quyết định đưa cố vấn quân sự (đợt đầu tiên) đến miền Nam Việt Nam để thực hiện âm mưu xâm lược của chúng.

        3 tháng 3

        Bộ trưởng Quốc phòng ký quyết định (số 15/QĐA) thành lập Ban nghiên cứu Sân bay, phiên hiệu C47, thuộc Bộ Tổng tham mưu. Nhiệm vụ: Chỉ huy, quản lý các sân bay hiện có, tổ chức chỉ huy các chuyến bay hàng ngày, đồng thời giúp Bộ Tổng tham mưu nghiên cứu những nội dung về tổ chức xây dựng lực lượng không quân phù hợp với kế hoạch xây dựng quân đội trong giai đoạn mới. Trưởng ban: Trần Quý Hai. Chính ủy: Hoàng Thế Thiện. Ngày 3 tháng 3 hàng năm trở thành ngày truyền thống của bộ đội không quân.

        3-12 tháng 3

        Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7. Về nhiệm vụ quân sự, Nghị quyết hội nghị nêu rõ: "Xây dựng Quân đội nhân dân hùng mạnh, củng cố quốc phòng trong hoà bình là một công tác chủ yếu đề tăng cường lực lượng. Phương châm xây dựng quân đội là tiến dần từng bước lên chính quy và hiện đại. Việc xây dựng quân đội chính quy hoá và hiện đại hoá là một công việc lâu dài, to lớn, bao gồm các mặt công tác như quân sự và chính trị, cất nhác, bồi dưỡng và đào tạo cán bộ, chấn chỉnh biên chế và tổ chức... đặc biệt là tăng cường công tác chính trị và lãnh đạo của Đảng trong quân đội".

        26 tháng 4

        Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh quyết định (số 1125/QF-TTL) thành lập Trường Huấn luyện bờ biển và xưởng 46 trực thuộc Cục Phòng thủ bờ biển.

        Trường Huấn luyện bờ biển làm nhiệm vụ huấn luyện, đào tạo cán bộ, thủy binh cho các thủy đội và đài quan sát; củng Bộ nghiên cứu kế hoạch huấn luyện và hoạt động của Hải quân.

        Xưởng 46 có nhiệm vụ đóng ca nô, sửa chữa tàu thuyền hoạt động trên biển và sông.

        29 tháng 4

        Tổng Quân ủy quyết định thành lập Cục Quân nhu thuộc Tổng cục Hậu cần. Nhiệm vụ: Quản lý, bảo đảm lương thực, thực phẩm, quân trang, quân dụng cho toàn quân. Biên chế   gồm các phòng: Kế hoạch, Trang dụng cấp dưỡng, Tài vụ và các ban Bi thư, Chính trị, Quản lý kho. Cơ sở của Cục gồm 3 kho ở Thái Nguyên, Thanh Hoá và Gia Lâm (Hà Nội). Cục trưởng: Lương Nhân.

        7 tháng 5

        Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh ra nghị định (số 284/NĐ) thành lập Cục Phòng thủ bờ biển thuộc Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh. Nhiệm vụ: giúp Tổng tư lệnh chỉ huy bộ đội phòng thu bờ biến, đào tạo cán bộ, nhân viên, thủy thủ và xây dựng các đội phòng thủ bờ biển giao cho các Liên khu. Cục trương: Nguyễn Bá Phát.

        13 tháng 5

        Đại đoàn 320, Trung đoàn 53 và Trung đoàn 42 "Trung Dũng" cùng lực lượng vũ trang địa phương tiến vào tiếp quan "Khu vực 300 ngày" gồm thành phố Hải Phòng và một số địa bàn của Kiến An.

        Chủ tịch Hồ Chí Minh viết về ngày Hải Phòng được giải phóng: "Cán bộ và chiến sĩ ta hiên ngang tiến vào tiếp quản... Hôm nay, Hải Phòng đã vươn mình dậy, giải phóng. Khắp phố phường cờ đỏ sao vàng tung bay rực rỡ như hoa nở mùa xuân. Hàng vạn đồng bào, già trẻ, gái trai, đu các tầng lớp, tỏa ra hoan nghênh bộ đội...’’.

---------------
1. Tử năm 1955, đại đoàn được gọi là sư đoàn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #87 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2016, 11:39:07 am »


        16 tháng 5

        * Những tên lính cuối cùng của quân đội Pháp rút khỏi đảo Cát Bà. Từ vĩ tuyên 17 trở ra, miền Bắc Việt Nam hoàn toàn giải phóng. Quân và dân miền Bắc đẩy mạnh củng cố quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang, phát huy vai trò của hậu phương lớn cho cả nước đấu tranh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

        * Cuộc chuyển quân tập kết sắp xếp lực lượng của ta ở miền Nam đã hoàn thành thẳng lợi. 120.000 bộ đội, cán bộ các ngành cùng 500 tấn súng đạn, 600 tấn máy móc, khi tài và 236 xe ô tô các loại được chuyển từ miền Nam tập kết ra Bắc.

        Tháng 5

        * Thành lập Trường Bổ túc Chính trị trung - cao cấp do đồng chí Nguyễn Xuân Hoàng làm Hiệu trưởng và Trường Bổ túc quân sự trung cao - cấp do đồng chí Hoàng Minh Thảo làm Hiệu trưởng, trên cơ sở Trường Quân chính trung cấp trong kháng chiến chống Pháp. Nhiệm vụ: Mở các lớp bổ túc về chính trị và quân sự cho cán bộ trung - cao cấp quân đội nắm vững về lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối cách mạng và đường lối quân sự của Đảng; những vấn đề chiến lược, chiến dịch, chiến thuật trong chiến tranh hiện đại công tác chi huy, công tác đảng, công tác chính trị và công tác hậu cần - kỹ thuật trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

        * Mỹ - Diệm phát động "chiến dịch tố cộng giai đoạn I" trên quy mô rộng lớn toàn miền Nam.

        Tháng 6

        Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh quyết định thành lập 4 sư đoàn bộ binh (328, 332, 335 và 324).

        - Sư đoàn 328 và Sư đoàn 332, nòng cốt là một số trung đoàn, tiểu đoàn chủ lực và bộ đội địa phương Liên khu 3.

        - Sư đoàn 335, nòng cốt là các đơn vị bộ đội tình nguyện Việt Nam vừa hoàn thành nghĩa vụ quốc tế ở Lào và Campuchia trở về nước.

        - Sư đoàn 324 thuộc Bộ tư lệnh Quân khu 4, nòng cốt là một số trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội chủ lực ờ chiến trường miền Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên vừa tập kết ra Bắc. (các trung đoàn bộ binh 803, 90, 93, Trung đoàn pháo binh14 và các tiểu đoàn binh chủng). Tư lệnh kiêm Chính ủy: Nguyễn Đôn.

        Ngày 1 tháng 7, Sư đoàn 324 làm lễ thành lập tại Tĩnh Gia (Thanh Hoá).

        Giữa năm 1955

        Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh quyết định thành lập bộ đội Phòng thu bờ biển, bộ đội Biên phòng, bộ đội Bảo vệ yếu địa. Bộ đội Phòng thu bờ biển gồm: hai trung đoàn (267, 279) và tiểu đoàn 500 (Liên khu 3), hai trung đoàn (244, 713 . Khu ta ngạn), Trung đoàn 248 (khu Đông Bắc).

        - Bộ đội Biên phòng gồm Trung đoàn Tây Bắc có 4 tiểu đoàn (953, 955, 957, 959) hoạt động ở Lai Châu, Sơn La. Nghĩa Lộ. 4 tiểu đoàn (923, 925, 927, 929) hoạt động ở Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình; 28 đồn, trạm làm nhiệm vụ kiểm soát, bảo vệ các cửa khẩu dọc biên giới (phía tây, phía bác) và một số tiểu đoàn địa phương các tinh có chung biên giới với Trung Quốc.

        - Bộ đội Bảo vệ yếu địa gồm 10 tiểu đoàn, 7 đại đội, 15 trung đội địa phương các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hải Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu.

        Tháng 7

        Mỹ - Diệm đề ra kế hoạch xây dựng một đội quân chính quy (155.000 người) và đội quân bảo an đoàn (52.000 người).

        13-20 tháng 8

        Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (mở rộng), đề ra nhiệm vụ: ‘‘Đoàn kết nhân dân toàn quốc đấu tranh để thực hiện thống nhất Việt Nam trên cơ sở độc lập và dân chủ", về nhiệm vụ quân sự, Trung ương Đảng nhấn mạnh: "Xây dựng quân đội nhân dân hùng mạnh củng cố quốc phòng trong hoà bình là một trong những công tác chủ yếu để tăng cường lực lượng cách mạng".

        31 tháng 8

        Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thê lễ tuyên dương danh hiệu Anh hùng quân đội lần thứ hai (lần thứ nhất năm 1952). Đại hội tuyên dương 26 cán bộ, chiên sĩ (có 8 liệt sĩ) là Anh hùng quân đội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự và chỉ thị: "Các đồng chí càng phải giữ vững lá cờ thi đua..., phải đẩy mạnh thi đua cho rộng khắp... Ngành nào củng phải thi đua tiến mạnh hơn nữa, học tập và đào tạo được nhiều anh hùng, chiến sĩ thi đua hơn nữa".

        Tháng 9

        Bô Quốc phòng - Tổng tư lệnh quyết định thành lập Tổng cục Quân huấn (Thiếu tướng Hoàng Văn Thái làm Chủ nhiệm) và Tổng cục Cán bộ (đồng chí Nguyễn Chánh làm Chủ nhiệm). Nhiệm vụ: Giúp Tống Quân ủy và Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo nhiệm vụ xây dựng quân đội trong thời bình.

        3 tháng 11

        Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh ra quyết định (số 170/QĐ) thành lập Cục Công binh, gồm ba phòng: Tham mưu. Chính trị, Khí tài. Nhiệm vụ: Lãnh đạo, xây dựng các đơn vị công binh dự bị của Bộ, chỉ đạo xây dựng lực lượng công binh chiến đấu trong toàn quân; nghiên cứu và đề nghị Bộ kế hoạch xây dựng binh chủng lâu dài và từng năm, làm kế hoạch bảo đảm công trình các chiến dịch do Bộ chỉ huy. Cục trưởng: Trần Đình Xu. Chính ủy: Trần Thế Môn.

        26 tháng 12

        Thành lập Trường Công binh (một phân hiệu thuộc Trường sĩ quan Lục quân), nay là Trường sĩ quan chỉ huy - kỹ thuật Công binh. Nhiệm vụ: Đào tạo cán bộ sơ cấp công binh cho toàn quân theo chương trình cơ bản, hệ thống (3 năm).

        Ngày 26 tháng 12 trở thành ngày truyền thống của Trường sĩ quan chi huy - kỹ thuật Công binh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #88 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2016, 05:48:56 pm »


Năm 1956

        Tháng 4

        Trường sĩ quan Lục quân Việt Nam, khai giảng khoá 10 (gồm 4.000 học viên tuyển chọn trong toàn quân), đào tạo sĩ quan theo chương trình cơ bản dài hạn (3 năm). Hiệu trưởng: Lê Trọng Tấn, Chính ủy: Lê Quang Hoà.

        Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Quốc phòng dự lễ khai giảng.

        Bế giảng khoá học (5-4-1958), trường vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm. Bác căn dặn học viên trước khi trở về đơn vị: "Mạnh dạn áp dụng những điều đã học được, nhưng phải áp dụng một cách thiết thực, thích hợp với hoàn cảnh của ta, chớ giáo điều, chớ máy móc...".

        7 tháng 5

        Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể lễ tuyên dương danh hiệu Anh hùng quân đội lần thứ ba cho 43 cán bộ, chiến sĩ (có 11 liệt sĩ). Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự và nói chuyện với các đại biểu: "Trong sự nghiệp đấu tranh xây dựng hoà bình, cán bộ chiến sĩ phải ra sức học tập chính trị, quân sự và văn hoá, phải thi đua làm tròn nhiệm vụ bảo vệ biên giới, bảo vệ bờ biển, bảo vệ thành thị và giữ gìn trật tự an ninh cho nhân dân... Phải ra sức tham gia và giúp đỡ nhân dân thực hiện kế hoạch Nhà nước..,".

        28 tháng 5

        Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh ra chỉ thị (số 880/06) thành lập Bộ tư lệnh Pháo binh trên cơ sở Bộ chỉ huy pháo binh. Nhiệm vụ: Giúp Tổng tư lệnh trực tiếp chỉ huy, huấn luyện và xây dựng các đơn vị pháo mặt đất và pháo cao xạ dã chiến trực thuộc Bộ và chi đạo các quân khu, sư đoàn bộ binh trực thuộc về mặt huấn luyện và sử dụng pháo binh trong biên chế (gồm cả pháo bờ biển). Tư lệnh: Lê Thiết Hùng- Chính ủy: Phạm Ngọc Mậu.

        Tháng 6

        Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh quyết định (số 37/QĐ) thành lập Trường Lý luận Chinh trị (trên cơ sờ Trường Chinh trị trung cấp quân đội trong chống Pháp) thuộc Tổng cục Chính trị. Nhiệm vụ: bồi dưỡng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối chính trị và đường lối quân sự của Đảng cho cán bộ trung, cao cấp trong quân đội. Giám đốc: Nguyễn Chí Thanh. Phó giám đốc: Nguyễn Xuân Hoàng.

        Ngày 15 tháng 6, trường tổ chức lễ khai giang cho 95 học viên. Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Quốc phòng tới dự.

        8-9 tháng 6

        Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra nghị quyết (số 64/N) về "Tình hình và nhiệm vụ cách mạng miền Nam" vạch rõ: Chế độ miền Nam là một chế độ độc tài, phát xít của bọn tư sản mại bản và phong kiến thân Mỹ phản động nhất... miền Nam đang trở thành thuộc địa và căn cứ quân sự của Mỹ. Do đó, tính chất của cách mạng của ta ở miền Nam là dân tộc và dân chủ. Nhiệm vụ cách mạng miền Nam là phản đế và phan phong kiến. Cuộc đấu tranh đó nhất định lâu dài, gian khổ, phức tạp... Củng cố các lực lượng vũ trang và bán vũ trang hiện có, xây dựng căn cứ làm chỗ dựa. đồng thời xây dựng cơ sở quần chúng vững mạnh làm điều kiện căn bản để duy trì và phát triển lực lượng vũ trang. Tổ chức tự vệ trong quần chúng, nhầm bảo vệ các cuộc đấu tranh cùa quần chúng và giai thoát cán bộ khi cần thiết.

        18 tháng 8

        Bộ Chính trị chi thị cho Xứ ủy Nam Bộ: "... Cần tổ chức ra những đội tự vệ ở các thôn, xả, nhà máy, đường phố trường học. Nhiệm vụ của những đội tự vệ này là giữ gìn trật tự và bảo vệ các cuộc đấu tranh của quần chúng; thông tin, báo hiệu, canh gác các cuộc hội nghị của cán bộ và giải thoát cán bộ khi cần thiết... Các đội viên phải là thanh niên lao động hoặc đảng viên, tổ chức thành từng tổ và đội, có đội trường, đội phó".

        20 tháng 8

        Thủ tướng Chính phủ ra nghị định (số 1012/TTg) thành lập Ban Thanh tra quân đội thuộc Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh. Nhiệm vụ: Soạn thảo các văn bản pháp quy về thanh tra quân đội, tham gia soạn thao pháp lệnh thanh tra Nhà nước và pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân... góp phần xây dựng, nấng cao sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam, cung cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.

        23 tháng 8

        Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh ra nghị định (số 030/NĐA) thành lập Cục Nông binh (sau đổi thành Cục Nông trường) thuộc Tổng cục Hậu cần. Nhiệm vụ: Quan lý tổ chức lực lượng xây dựng các nông trường quân đội- Cục trưởng: Lê Nam Tháng. Cục phó: Võ Bẩm. Chính ưy: Kim Ngọc.

        Tháng 8   

        Đồng chí Lê Duẩn soạn thảo "Đề cương cách mạng miền Nam" đề ra nhiệm vụ của nhân dân miền Nam là: Trực tiếp đánh đổ chính quyền độc tài phát xít Ngô Đình Diệm tay sai Mỹ giài phóng nhân dân miền Nam khỏi ách đế quốc phong kiến, thiết lập ở miền Nam một chính quyền liên hiệp có tính dân tộc, dân chủ, để cùng với miền Bắc thực hiện một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất. Bản đề cương khẳng định: "Nhân dân ta ở miền Nam chi có một con đường là vùng lên chống lại Mỹ - Diệm để cứu nước và tự cứu lấy mình. Đó là con đường cách mạng. Ngoài con đường đó, không có con đường nào khác".

        11 tháng 12

        Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh ra nghị định (số 70/NĐ) thành lập Sư đoàn bộ binh 338, nòng cốt là một số trung đoàn, tiểu đoàn chủ lực ở chiến trường Tây Nam Bộ vừa tập kết ra Bắc (bốn trung đoàn bộ binh 656, 658, 660, 664, một số tiểu đoàn pháo binh). Sư đoàn trưởng: Nguvễn Văn Quạn. Chính ủy: Tô Ký.

        Cuối năm 1956

        Toàn quân căn bản hoàn thành chấn chỉnh tổ chức biên chế và trang bị. Từ chỗ đơn thuần là bộ binh, hoạt động phân tán trên các chiến trường, quân đội ta đã tập trung xây dựng thành 14 sư đoàn (308, 312, 316, 320, 325, 350, 304. 305, 330. 328, 332, 324. 335, 338), 5 trưng đoàn bộ binh độc lập, 4 sư đoàn pháo binh và các trung đoàn, tiểu đoàn công binh, thông tin, vận tải với biên chế và trang bị tương đối thống nhất, đáp ứng yêu cầu quản lý, chi huy và sẵn sàng chiến đấu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #89 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2016, 05:59:43 pm »


Năm 1957

        18 tháng 2

        Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh ra nghị định (số 32/NĐA) thành lập Trường sĩ quan Pháo binh, trên cơ sở phân khoa pháo binh thuộc Trường sĩ quan Lục quân. Nhiệm vụ: Đào tạo, bổ túc cán bộ sơ cấp và trung cấp pháo binh (gồm pháo mặt đất và cao xạ, cán bộ quân sự và chính trị). Hiệu trưởng: Thiếu tướng Lê Thiết Hùng.

        Tháng 3

        Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đang (khoá II) ra nghị quyết về xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, nêu rõ: Trước những âm mưu gây chiến của chủ nghía đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ và bọn tay sai... Chúng ta phải tích cực xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, đó là một trong những nhiệm vụ chủ yếu hiện nay của toàn Đảng và toàn dân ta. Nhiệm vụ của quân đội trong giai đoạn mới là: "Bảo vệ công cuộc củng cố và xây dựng miền Bắc tiến lên Chủ nghĩa xã hội; bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ và an ninh của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh để củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, chủ yếu là đế quốc Mỹ và tay sai".

        Phương châm xây dựng quân đội: "Tích cực xây dựng một quân đội nhân dân hùng mạnh, tiến dần từng bước lên chinh quy và hiện đại hoá và không những có một lực lượng thường trực mạnh mà lại phải có một lực lượng hậu bị mạnh".

        Cuối tháng 5

        Trung đoàn 88 Sư đoàn 308 được tăng cường một số phân đội binh chủng diễn tập trung đoàn tiến công quân địch phòng ngự có chuẩn bị. Chú tịch Hồ Chí Minh ra thao trường theo dõi bộ đội diễn tập và chi thị: Tác chiến của bộ đội chủ lực phải phối hợp chặt chẽ với chiến tranh du kích của toàn dân, cần rút kinh nghiệm và phát huy truyền thống tốt đẹp của Sư đoàn trong kháng chiến chống Pháp vào nhiệm vụ huấn luyện, xây dựng đơn vị hiện nay.

        3 tháng 6

        Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh (số 017/SL) thành lập 6 quân khu: Quân khu Việt Bẳc, Quân khu Đông Bắc, Quân khu Tây Bắc, Quân khu Hữu Ngạn, Quân khu Tả Ngạn và Quân khu 4. Nhiệm vụ: Chi đạo mọi công việc chuẩn bị tác chiến (gồm cả xây dựng công sự quốc phòng), huấn luyện bộ đội, duy trì trật tự an ninh ờ địa phương thời bình; chỉ đạo chí huy các lực lượng vũ trang quân khu tác chiến thời chiến.

        - Quân khu Việt Bắc hình thành trên cơ sở giải thể Liên khu Việt Bác, gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái. Tư lệnh: Lê Quảng Ba. Chính ủy: Chu Văn Tấn.

        - Quân khu Đông Bắc hình thành từ Khu Đông Bắc thuộc Liên khu Việt Bác, gồm hai tinh: Lạng Sơn, Hải Ninh. Tư lệnh: Đàm Quang Trung. Chinh uy: Phạm Ngọc Hồ.

        - Quân khu Tây Bắc ở Tây Bắc miền Bắc Việt Nam, hình thành trên cơ sở giải thể Liên khu Việt Bắc; gồm hai tinh: Lai Châu, Sơn La. Tư lệnh: Bâng Giang. Chính ủy: Nhất.
        - Quân khu Hữu Ngạn ở hữu ngạn sông Hồng (Bắc Viêt Nam); gồm các tinh Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Hà Tây, Hoà Bình và Thanh Hoá. Tư lệnh: Vương Thừa Vũ Chính ủy: Trần Độ.

        - Quân khu Tả Ngạn ở tả ngạn sông Hồng; gồm các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Yên và Hà Bắc. Tư lệnh: Hoàng Sâm. Chính ủy: Nguyễn Quyết.
        - Quân khu 4 ở Bắc Trung Bộ hình thành trên cơ sờ Liên khu 4 từ giới tuyến quân sự tạm thời (sông Bến Hải) trở ra Bắc; gồm khu Vĩnh Linh, các tinh Quảng Bình, Hà Tĩnh; Nghệ An. Tư lệnh: Nguyễn Đôn. Chính ủy: Chu Huy Mân.

        17 tháng 10

        Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh ra nghị định (số 319/NĐA) thành lập Trung đoàn thông tin 303 thuộc Cục Thông tin liên lạc. Biên chế: Tiểu đoàn 132 dây trần, Tiểu đoàn 333 hữu tuyến điện, Đại đội 7 vô tuyến điện, đội thông tin vận động và cơ quan trung đoàn. Ngày 23 tháng 10 năm 1958 đổi phiên hiệu là Trung đoàn 205 gồm ba tiểu đoàn (Tiểu đoàn 1 vô tuyến điện, Tiểu đoàn 2 hữu tuyến điện, Tiêu đoàn 132 xây dựng đường dây trần) và cơ quan. Trung đoàn trưởng: Trung tá Hồ Xuân Anh. Chĩnh ủy: Thiêu tá Lê Tự Lập.

        Tháng 10

        * Thành lập 6 đại đội (50, 60, 70, 80, 200, 300 - Đông Nam Bộ) và 3 đại đội (Tây Nam Bộ). Một số tỉnh thành lập đơn vị vũ trang tập trung như Đại đội 250 Biên Hoà, Đại đội 40 tinh Bà Rịa. Đại đội Thủ Dầu Một. Các tỉnh Cà Mau, Rạch Giá, Kiến Phong, Kiến Tường, Long An, An Giang xây dưng một  số đội mang danh nghĩa lực lượng vũ trang giáo phái Cao Đài, Hoà Hảo: Tiểu đoàn Ngô Văn sở, Tiểu đoàn Đinh Tiên Hoàng. Tiểu đoàn U Minh, Tiểu đoàn 502, Tiểu đoàn 504, Tiếu đoàn 506, Tiểu đoàn 512.

        Bộ Quốc phòng quyết định chuyển Trường Quân y sĩ (thành lập năm 1949) thảnh Trường sĩ quan Quân y, thuộc Tổng cục Hậu cần. Nhiệm vụ: Đào tạo y sĩ cao cấp phối hợp với Bộ Y tế đào tạo dược sĩ cao cấp, chuẩn bị đào tạo cán bộ quân y bậc đại học. Hiệu trưởng: Giáo sư Đỗ Xuân Hợp.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM