Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:10:47 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Việt Nam thế kỷ XX - Những sự kiện quân sự  (Đọc 57276 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #60 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2016, 09:54:13 pm »


        10-14 tháng 10

        Hội nghị quân giới lần thứ tư quyết định tổ chức lại các xưởng theo hướng chuyên môn hoá; phân công một số xưởng sản xuất, một số xưởng sửa chửa từng loại vũ khí; tố chức các kíp lưu động theo bộ đội để sửa chửa vũ khí hư hỏng nhẹ và nhồi lắp đạn.

        10 tháng 10

        Bộ chí huy quân Pháp huy động hàng nghìn quân dù, bộ binh, hàng chục máy bay, tàu chiến, ca nô, mở cuộc hành quân Ăng-tơ-ra-xít (Anthracite), chiếm đóng Phát Diệm (Ninh Bình) nhằm chuẩn bị cho ý đồ chiếm toàn bộ vùng đồng bằng Bắc Bộ.

        Tháng 10

        * Bộ Tổng tư lệnh Quân đội quốc gia và dân quân Việt Nam và Bộ chỉ huy Quân đội Lào ít-xa-la quyết định phân chia lại phạm vi hoạt động của quân tình nguyện Việt Nam tại Lào. Bộ đảm nhiệm Bắc Lào, Liên khu 4 phụ trách Trung Lào và Liên khu 5 phụ trách Hạ Lào.

        * Thành lập Mặt trận Bình - Trị - Thiên - Trung Lào. Lực lượng trực thuộc Bộ chỉ huy mặt trận gồm các trung đoàn 95, 88, 301 và Tiểu đoàn 88; có nhiệm vụ đẩy mạnh tác chiến tập trung ở hướng đường số 9 - miền Trung Đông Dương và tác chiến phối hợp với chiến trường chính Bắc Bộ; Đồng chí Hà Văn Lâu được cử làm Chỉ huy trưởng, đồng chí Trần Quý Hai làm Ủy viên chính trị.

        4 tháng 11

        Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh (số 127/SL) hợp nhất Liên khu 1 và Liên khu 10 thành Liên khu Việt Bắc.

        Thực hiện sắc lệnh trên, Bộ Quốc phòng ra chỉ thị (ngày 7-12-1949) về nhiệm vụ của Liên khu Việt Bắc: 1- Chỉ đạo các lực lượng vũ trang liên khu về mặt tác chiến, xây dựng và củng cố hậu phương. 2- Tổ chức huấn luyện bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích và quân hậu bị. 3- Chỉ đạo lực lượng vũ trang tham gia bảo vệ trật tự an toàn xã hội. 4- Chỉ đạo lực lượng vũ trang nhân dân phát triển chiến tranh nhân dân và bảo vệ cơ sở hậu phương, kho tàng, nhà máy của Liên khu và của Bộ. 5- Phối hợp với các đơn vị chủ lực chuẩn bị chiến trường và hiệp đồng tác chiến khi Bộ mở chiến dịch trong địa bàn liên khu hoặc khi địch tiến công vào liên khu. 6- Tham gia huy động nhân vật lực- tài lực phục vụ chiến tranh khi có quyết định của Hội đồng Quốc phòng tối cao, hoặc Chính phủ Trung ương. 7- Trực tiếp quan hệ với bạn để giải quyết các vấn đề liên quan giữa hai bên ở biên giới khi có lệnh của Bộ.

        Tư lệnh: Lê Quảng Ba, Chính ủy: Chu Văn Tấn.

        5 tháng 11

        * Hội đồng Quốc phòng tối cao nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra Thông tư (số 124/HĐ-TT) đặt thẻ quân vụ cấp cho nam công dân từ 18 đến 45 tuổi.

        * Trong năm 1949, căn cứ vào Thông tư số 124/HĐ-TT, Bộ Quốc phòng ban hành Nghị định (6 chương, 14 điều) về chế độ tòng quân của phụ nữ Việt Nam. Điều 1, chương I: "Công dân Việt Nam, phụ nữ nếu tình nguyện tòng quân, cúng có thể được chấp nhận". Điều 6, chương II: "Nhưng quân nhân phụ nữ không giữ những chức vụ trực tiếp cầm vũ khí chiến đấu ở tiền tuyến, mà chỉ công tác trong các ngành chuyên môn của quân đội".

        18 tháng 11

        Bộ tư lệnh Nam Bộ ra mệnh lệnh (số 137) thành lập các liên trung đoàn 301 - 310 và 300 - 397 thuộc Khu 7, các liên trung đoàn 306 - 312 và 308 - 311 thuộc khu Sài Gòn - Chợ Lớn.

        25-11-1949 đến 30-1-1950

        Chiến dịch Lê Lợi. Nhằm phá thế uy hiếp của địch, mở rộng đường giao thông liên lạc giữa Việt Bắc với Liên khu 3 và tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, Bộ Tổng tư lệnh sử dụng các trung đoàn 209 (thuộc Bộ), 66 (Liên khu 3), 9 (Liên khu 5), 42 và 48 (hai trung đoàn địa phương Liên khu 3), tiểu đoàn độc lập 930 (Liên khu 10), một số đơn vị binh chủng, du kích, dưới sự chỉ huy của các đồng chí Hoàng Sâm (Tư lệnh), Lê Quang Hoà (Chính ủy), Lê Trọng Tấn (Phó tư lệnh), tiến công địch tại vùng Chợ Bờ (Hòa Bình). Diễn biến chiến dịch chia làm hai đợt (25 - 30 tháng 11, 1-27tháng 12). Kết thúc chiến dịch, ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 800 tên địch.

        Tháng 11

        * Bộ tư lệnh Khu 7 tổ chức hội nghị chuyên đề về đánh tháp canh. Sau khi kết luận về cách đánh, hội nghị giao cho Tỉnh đội Biên Hoà tổ chức đánh thí điểm và Ban Quân giới khu sản xuất mìn đánh tháp canh.

        * Chiến dịch sông Mã. Bộ tư lệnh Khu 10 sử dụng một số đơn vị của Trung đoàn 148 (Sơn La) phối hợp với bộ đội cách mạng Lào tiến công phòng tuyến sông Mã của địch diệt và bức rút 10 vị trí, mở thông biên giới Việt - Lào, góp phần mở rộng căn cứ của bạn ở Bắc Lào.

        7-26 tháng 12

        Chiến dịch Cầu Kè. Nhằm tiêu diệt sinh lực địch, phá vỡ hệ thống đồn bốt, tháp canh, giải tán bảo an, dân vệ, Bộ tư lệnh Khu 8 sử dụng hai trung đoàn 109, 111, bốn đại đội bộ đội địa phương, công an xung phong và du kích mở cuộc tiến công đánh vào tuyến phòng thủ của quân Pháp ở Cầu Kè - Tiểu Cần (Trà Vinh). Lực lượng địch trên địa bàn chiến dịch có gần 700 quân chiếm đóng và 2 tiểu đoàn quân cơ động. Diễn biến chiến dịch chia làm 3 đợt (7-9 tháng 12, 10-12 tháng 12, 13-26 tháng 12). Kết thúc chiến dịch, ta diệt, bắt và gọi hàng hơn 600 tên địch, bắn chìm 2 tàu chiến.

        22-12-1949 đến 27-1-1950

        Chiến dịch Lê Lai. Phân khu Bình - Trị - Thiên sư dụng 4 Trung đoàn (95, 18, 101, 57), một số tiểu đoàn, đại đội bộ đội địa phương và dân quân du kích do các đồng chí Hà Văn Lâu (Tư lệnh), Hoàng Anh (Chính uy) chỉ huy, tiến công địch chủ yếu từ nam Quảng Bình đến bắc Thừa Thiên.

        Chiến dịch chia làm 2 đợt: (22 - 31.12.1949, 15 - 27.1.1950). Qua hơn 30 trận lớn, nhỏ, ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn một nghìn tên địch. Lần đầu tiên, Bộ tư lệnh Mặt trận Bình - Trị Thiên mở chiến dịch quy mô nhiều trung đoàn chu lực, có sự phối hợp của lực lượng vũ trang các tỉnh đạt mục đích chiến dịch đề ra.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #61 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2016, 09:59:06 pm »


Năm 1950

        Đầu năm 1950

        Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh quyết định thành lập Trường Thiếu sinh quân. Đồng chí Lê Chiêu và một số cán bộ, giáo viên Trường Lục quân trung học Trần Quốc Tuấn được điều động về xây dựng trường.

        6 tháng 1

        Ban Thường vụ Trung ương" Đảng chi thị mờ chiến dịch Tây Bác và chuẩn bị chiến trường Đông Bắc. Chỉ thị nêu rõ: Mở chiến dịch Tây Bắc nhằm: "Phối hợp với Quân giải phóng Trung Hoa tiêu diệt tàn quân Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch nếu chúng tràn qua biên giới"; "Làm tan rã khối ngụy binh và phá ngụy quyền"; "Tiêu diệt một số vị trí địch"; "Khôi phục lại Lào Cai, mở thông đường quốc tế". Đồng thời để chuẩn bị chiến trường Đông Bắc, "Cần chú trọng đến củng cố, phát triển cơ sở chính trị và vũ trang, gây cơ sở du kích miền biển..., điều tra địch tình, phá hoại kinh tế địch, chuẩn bị lương thực tiếp tế cho bộ đội đánh đến"; "khi có đủ điều kiện sẽ mở một chiến dịch lớn, quét địch ra khỏi đường số 4 và một đoạn bờ biển, đánh bại quân địch trong vùng Đông Bắc".

        10-1 đến 31-3

        Chiến dịch Võ Nguyên Giáp. Nhằm tiêu diệt sinh lực địch, cắt giao thông, đẩy mạnh chiến tranh du kích phối hợp với chiến trường Bắc Bộ, Bộ tư lệnh Liên khu 5 sử dụng hai trung đoàn 210, 108, một số đơn vị bộ đội địa phương, dân quân du kích, dưới sự chỉ huy của các đồng chí Đàm Quang Trung (Tư lệnh), Nguyễn Đôn (Chính ủy), tiến công địch ở bắc Quảng Nam. Diễn biến chiến dịch chia làm 3 đợt (10.1 - 6.2, 7.2 - 14.3, 15 - 31.3). Chiến dịch kết thúc thắng lợi, ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 1.200 tên địch, phá huỷ 17 xe vận tải, 3 đầu máy xe lửa, 12 toa xe lửa, thu 203 súng các loại, giải phóng huyện Duy Xuyên và phía tây huyện Đại Lộc với 20.000 dân.   

        12-1 đến 1-3

        Chiến dịch Trường Chinh. Để tiêu diệt sinh lực địch, triệt phá quốc lộ 1 và đường sắt Nha Trang - Sài Gòn, Bộ tư lệnh Liên khu 5 sử dụng các tiểu đoàn 365, 121, 120 thuộc hai trung đoàn 80, 83, hai đại đội độc lập, bộ đội địa phương và dân quân du kích, dưới sự chỉ huy của các đồng chí Lư Giang (Tư lệnh), Nguyễn Đường (Chính ủy), tiến công địch ở nam Khánh Hoà. Sau 21 trận đánh lớn nhỏ, ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 150 tên địch, bán rơi 1 máy bay, phá huỷ 15 ô tô quân sự, thu 41 khẩu pháo và súng các loại, giai phóng một phần huyện Vĩnh Xương, Diên Khánh.

        18 tháng 1

        * Trận tập kích sân bay Bạch Mai. 36 chiến sĩ Tiểu đoàn 108 Hà Nội cùng dân quân du kích bất ngờ tập kích sân bay phá huỷ 27 máy bay và đốt cháy 600.000 lít xăng dầu của địch.

        * Chiến dịch Cầu Ngang. Nhằm tiêu diệt sinh lực địch, Bộ tư lệnh Khu 8 sử dụng Tiểu đoản 307, hai đại đội 109 và 101 bộ đội địa phương, tiến công các vị trí địch tại khu vực Cầu Ngang, loại khỏi vòng chiến đấu gần 200 tên, thu gần 200 súng các loại.

        21-1 đến 2-2

        Hội nghị toàn quốc lần thứ ba của Đảng, về nhiệm vụ quân sự, hội nghị đề ra: "Một mặt chiến đấu để tiêu diệt sinh lực của địch, một mặt gấp rút bồi dưỡng và xây dựng quân đội nhân dân ngày càng tinh nhuệ, ngày càng chính quy hoá, trung thành với lợi ích của nhân dân và lợi ích của cách mạng"... "Về tác chiến, phát triển du kích đến cực độ vẫn là nhiệm vụ chính trong lúc này, song đồng thời phải tập đánh vận động thực sự"... "Chiến trường chính hiện nay là Bắc Việt Nam. Nhưng việc tập trung lực lượng vào chiến trường chính phải đi đôi với tăng cường đúng mức cho chiến trường miền Nam, để sự phối hợp có hiệu lực và lợi dụng triệt để những điều kiện thuận lợi của ta ở miền Nam".

        25-27 tháng 1

        Chiến dịch Dầu Tiếng - Bến Cát. Bộ Tư lệnh Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn sử dụng hai trung đoàn 306, 312, phối hợp với hai trung đoàn 301, 310 (Khu 7), cùng du kích, nhân dân, phá cuộc càn của một tiểu đoàn địch có xe tăng, Xe cơ giới hỗ trợ, tại vùng Hớn Quản và bắc huyện Bên Cát (Thủ Dầu Một). Kết quả chiến dịch, ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 60 tên địch, thu và phá hủy một số phương tiện chiến tranh, mở rộng khu căn cứ Thanh Tuyền - Long Xuyên.

        26-1 đến 1-2

        Chiến dịch Cao Lãnh. Nhằm ngăn chặn địch đánh vào Đồng Tháp Mười, Bộ tư lệnh Khu 8 sử dụng Trung đoàn 115. Tiểu đoàn 308, bốn đại đội bộ đội địa phương và du kích, do Đặng Văn Thông chỉ huy, tiến công các vị trí, đồn bốt địch tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc. Kết thúc chiến dịch, ta loại khỏi vòng chiến đấu gần 100 tên địch, thu và phá huỷ nhiều vũ khí, giải phóng ba xã Tân An, Hoà An, Tân Thuận Tây, với 6.000 dân.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #62 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2016, 10:03:24 pm »


        7-2 đến 7-3

        Chiến dịch Lê Hồng Phong I. Thực hiện chỉ thị về mở chiến dịch Tây Bắc (6-1-1950) của Ban Thường I vụ Trung ương Đang, Bộ Tư lệnh Liên khu 10 sử dụng Trung đoàn 102 (Đại đoàn 308), Trung đoàn 165 (Liên khu 10), tiểu đoàn 11, hai tiểu đoàn pháo binh 69, 40, mười trung đội bộ đội địa phương, dưới sự chi huy của các đồng chí Bằng Giang (Chi huy trường), Song Hào (Chính ủy), tiến công địch ở địa bàn Lào Cai, Lai Châu, Sơn La thuộc Tây Bắc, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, mở thông đường liên lạc quốc tế, phối hợp với Quân giai phóng Trung Quốc tiêu diệt tàn quân Tưởng. Địch có 1 tiểu đoàn bộ binh (người Thái trắng), 1.000 lính dỏng cùng quân cơ động gồm 331 lính Âu - phi và 801 lính khố đỏ. Trên các hướng chiến dịch, các đơn vị phối hợp bộ binh, pháo binh tiến công các vị trí Phố Lu. Ban Lầu, Nghĩa Đô, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 300 lính thuộc tiểu đoàn nguy Thái thứ 2 (2e BAT) cùng một số lính Âu - Phi, thu và phá huỷ một số phương tiện, vũ khi của địch giải phóng một vùng rộng 2.000km2 với 6.000 dân.

        8 tháng 2

        Bộ chỉ huy Pháp huy động 6 tiều đoàn (5.000 quân) và 2 thuỷ đội, mở cuộc hành binh Tô-nô (Tonneau - thùng gỗ) đánh chiếm tỉnh Thái Bình - tinh còn lại cuối cùng của vùng tự do thuộc Liên khu 3.

        9 tháng 2

        Bộ Quốc phòng ra quyết định (số 75/QP) tổ chức các bộ tư lệnh liên khu. Cơ cấu tổ chức các cơ quan trong bộ tư lệnh liên khu được xác định cụ thể. Bộ máy chi đạo quân sự địa phương ở cấp liên khu, tỉnh, huyện được kiện toàn.

        12 tháng 2

        Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sác lệnh (số 20/SL) tổng động viên. Điều 2 sắc lệnh quy định: "Tất cả nhân lực, vật lực, tài lực của toàn thể nhân dân đều đặt dưới chế độ pháp luật đặc biệt trong thời kỳ chiến tranh".

        24 tháng 2

        Tướng Các-păng-chi-ê (Carpentier), Tổng chỉ huy quân viên chinh Pháp ở Đông Dương, gửi tờ trình lên Chính phủ Pháp, đề nghị: Một, tăng viện binh để đề phòng Trung Quốc tiên công. Hai, để quân đội Pháp tiếp tục bình định lãnh thổ tới hết năm 1950 vì quân đội ngụy (Bảo Đại) chưa đủ khả năng thay thế. Trong lúc chờ quyết định cùa Chính phủ, Các-păng-chi-ê chỉ thị cho tướng A-lếch-xăng-đri (Alessandri) tiếp tục chiếm đóng đồng bằng Bác Bộ.

       27 tháng 2

        Trận Lê Xá. Tiểu đoàn Nguyễn Huệ (Trung đoàn 66) tiến công vị trí Lê Xá (Nam Định), loại khỏi vòng chiến đấu hai trung đội và thu toàn bộ vũ khí của địch. Đây là trận công kiên đầu tiên của ta ở đồng bằng Liên khu 3.

        Tháng 2

        Mặt trận yêu nước Neo Lào Hắc Xạt thành lập và chính thức tổ chức lực lượng vũ trang cách mạng - Quân đội giải phóng nhân dân Lào. Liên minh chiến đấu Việt - Lào được tăng cường. Các đơn vị bộ đội tình nguyện Việt Nam tại Lào được tổ chức lại. Liên khu Việt Bắc giải thể Trung đoàn 138 để tổ chức thành 3 tiểu đoàn cho 3 phân khu (A, B, C) ở Thượng Lào. Liên khu 4 giúp kiện toàn tiểu đoàn Lào - Việt thứ nhất và xây dựng tiểu đoàn thứ hai ở Trung Lào. Ta giúp bạn tổ chức 4 đại đội độc lập và 1 đội vũ trang tuyên truyền ở Hạ Lào.   

        10 tháng 3   

        Đại đoàn 304 - Đại đoàn chủ lực cơ động thứ hai của quân đội ta, tổ chức lễ thành lập tại đình Tam Lạc (Thọ Xuân, Thanh Hoá). Lực lượng đại đoàn gồm 3 trung đoàn bộ binh: 66 (nguyên chủ lực Liên khu 3), 9 (nguyên chủ lực Liên khu 4), 57 (chủ lực tỉnh Nghệ An), các đơn vị trợ chiến và bảo đảm. Đại đoàn trưởng: Hoàng Minh Thảo. Chính ủy: Trần Văn Quang. Đại đoàn được mang tên "Đại đoàn Vinh Quang”.

        19 tháng 3

        Ngày toàn quốc chống Mỹ. Đêm hôm trước (18-3), hai chiến hạm Mỹ là Xtích-ken (Sticken) và An-đéc-xơn Anderson) cập cảng Sài Gòn, chuẩn bị một cuộc diễn tập không quân - hải quân, nhằm phô trương sức mạnh, uy hiếp tinh thần nhân dân ta, hỗ trợ cho quân đội Pháp - ngụy. Đêm đó, trận địa cối 82mm ở Thủ Thiêm của đại đội liên pháo 8915 thuộc Trung đoàn 300 (Khu 7), do đồng chí Trần Sơn Tiên chỉ huy, pháo kích buộc hai chiến hạm bỏ chạy. Hôm sau (19-3), hàng vạn nhân dân Sài Gòn xuống đường tuần hành thị uy, hô vang các khẩu hiệu "Hồ Chí Minh muôn năm", "Phản đối viện trợ Mỹ", "Đả đảo Bảo Đại". Bị cảnh sát chính quyền Sài Gòn ngăn chặn, đoàn biểu tình tiến về toà thị chính, tổ chức xé cờ Mỹ, cờ Pháp và ảnh Bảo Đại. Ngày 19 tháng 3 trở thành ngày toàn quốc chống Mỹ của nhân dân Việt Nam.

        24 tháng 3

        Cục Công binh tổ chức hội nghị công binh toàn quân lần thứ ba, đề ra nhiệm vụ cơ bản của công binh trong giai đoạn mới: Phổ biến kỹ thuật công binh tác nghiệp, làm cho bộ đội biết cách sử dụng các loại thuốc nổ trong chiến đấu tiến công. Với tác chiến, công binh đề cao kỹ thuật tổ chức vượt sông, sửa chữa đường, cầu; kiến thiết trận địa và phối hợp với các binh chủng khác. Kiện toàn và phát triển tổ chức công binh cho phù hợp với yêu cầu tác chiến và xây dựng lực lượng của quân đội. Tích cực sản xuất đồ bản, các loại quân cụ, trang bị và đào tạo cán bộ công binh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #63 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2016, 10:09:52 pm »

        25-3 đến 6-5

        Chiến dịch Mùa Xuân. Nhằm tiêu diệt sinh lực, thu hẹp phạm vi chiếm đóng và kiềm chế địch đưa quân ra Bắc Bộ, đồng thời phát triển chiến tranh du kích và đẩy mạnh tác chiến tập trung của bộ đội chủ lực. Bộ tư lệnh Nam Bộ sử dụng các tiểu đoàn 307, 308, 309. 312. Trung đoàn Việt - Miên, cùng dân quân du kích, do Nguyễn Văn Quạn (Tư lệnh Khu 8 ), Nguyễn Đăng (Phó tư lệnh Khu 8 ) và Nguyễn Xuyến chi huy, tiến công hệ thống đồn bốt, tháp canh, diệt tề, đánh giao thông và quân ứng chiến địch trên toàn miền Sau hơn một tháng, tại các tinh Trà Vinh (Khu 8 ), Sóc Trăng (Khu 9 ), Sài Gòn - Chợ Lớn (Khu 7 )... gần 70 đồn bốt, tháp canh và nhiều phương tiện quân sự, vũ khí của địch bị phá trong đó có tàu Xanh Lu-béc-bi-ê (trọng tải 7.000 tấn) bi đánh chìm trên sông Lòng Tàu; hơn 1.450 tên địch bị loại khỏi vòng chiên đấu. "Chiến dịch Mùa Xuân" thực chất là một đợt tác chiến tạo điều kiện cho các lực lượng vũ trang giành thế chủ động tiến công trên chiến trường Nam Bộ.

        24 tháng 3

        Bộ Tổng tư lệnh ra Nghị định (số 62/NĐA) thành lập Bộ tư lệnh địa phương Liên khu 4. Nhiệm vụ: Lãnh đạo xây dựng các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân thuộc liên khu. Tư lệnh: Trần Sâm. Chính ủy: Lê Chưởng.   I

        2-16 tháng 4

        Hội nghị tham mưu quân huấn toàn quân, quán triệt phương châm chiến lược, chiến thuật của Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh, thống nhất về tổ chức, nhiệm vụ của cơ quan tham mưu quân huấn các cấp. Kết luận hội nghị, thiếu tướng Hoàng Văn Thái - Tổng tham mưu trưởng xác định 3 nhiệm vụ lớn của công tác tham mưu cần tập trung thực hiện: Tổ chức chiến đấu, quản lý bộ đội và huấn luyện bộ đội

        4-30 tháng 4

        Chiên dịch Sóc Trăng I. Nhẳm thu hẹp phạm vi kiểm soát, phá vỡ hệ thống phòng ngự địch, bao vệ nguồn dự trữ của ta, Bộ tư lệnh Nam Bộ sử dụng Tiểu đoàn 402 chủ lực khu Tiểu đoàn 404 chủ lực Nam Bộ, 3 đại đội thuộc liên trung đoàn 123 - 225 và 9 trung đội du kích của 2 tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, 1 trung đội It-xa-rắc và 1 đội biệt động, do Võ Quang Anh làm Tư lệnh, Nguyễn Hoàn làm Chính ủy, tiến công địch (gồm hai đại đội 1 và 8 của tiều đoàn 2BMRD, đại đội 8/TTC. 1 đại đội pháo và lực lượng chiếm đóng đồn bốt) trên địa bàn các huyện Châu Thành, Long phú, Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng. Sau 2 đợt chiến đấu, ta diệt đồn Bưng Trốp, đánh tan 1 đại đội tiếp viện và phá huỷ 1 pháo 90mm của địch. Đây là chiến dịch đầu tiên diễn ra trên địa bàn Khu 9 trong kháng chiến chống Pháp.

        Tháng 4

        Thực hiện chủ trương giúp Mặt trận giải phóng toàn Miên và quân giải phóng It-xa-rắc, Trung ương Đảng ta và Bộ Tổng tư lệnh chi thị cho Nam Bộ trong năm 1950 đưa một số đại đội độc lập sang giúp bạn ở bắc Cam-pu-chia (mỗi nơi từ 3 đến 4 đại đội) và giúp bạn tổ chức 1 tiểu đoàn chủ lực, một số đơn vị vận tải và giao thông liên lạc.

        9 tháng 5

        Bộ Quốc phòng ra Nghị định số 210/NĐ về nguyên tắc và thể thức gọi công dân Việt Nam ra tòng quân và Nghị định số 211/NĐ về hình thức và tổ chức thi hành nghĩa vụ quân sự. Điều 2 (Nghị định 210/NĐ) quy định thứ tự gọi ra tòng quân: "a- Những người tình nguyện, b- Những người không có vợ con, theo thứ tự từ ít đến nhiều tuổi, c- Những người có con dưới 18 tuổi, theo thứ tự từ ít đến nhiều con dưới 16 tuổi. Những người không có cha mẹ và có em dưới 4 tuổi thì củng tính như con, và việc gọi ra tòng quân sẽ theo thể thức của trường hợp thứ ba". Điều 1 - Chương I (Nghị định 211/NĐ) quy định: "Trong thời kỳ có nghĩa vụ quân sự, tất cả công dân có thẻ quân vụ đều phải: a- Tham gia vào những công cuộc bảo vệ địa phương hoặc cơ quan trong những tổ chức ấn định ở chương II. b- Tòng quân trong điều kiện đã ấn định trong sắc lệnh 126/SL ngày 11-1949. c- Tham gia những tổ chức huấn luyện quân sự ở địa phương để sẵn sàng nhập ngũ khi có lệnh gọi ra tòng quân".

        12 tháng 5

        Tiểu đoàn Lê Lợi (Trung đoàn 66, Đại đoàn 304) vận động đánh tan 1 đại đội địch ở Hoàng Dương - Tử Dương (Ưng Hoà - Hà Đông) diệt và bắt hơn 185 tên, thu nhiều vũ khí. Đây là trận vận động chiến đầu tiên đạt hiệu suất chiến đấu cao của bộ đội chủ lực ở đồng bằng Liến khu 3.

        14 tháng 5

        Hội nghị cán bộ bộ đội địa phương và dân quân du kích lần thứ tư đề ra kế hoạch trong năm 1950: nhanh chóng xây dựng bộ đội địa phương, dân quân du kích, huấn luyện quân hậu bị của các địa phương, bảo đảm duy trì, đẩy mạnh chiến tranh du kích ở các vùng sau lưng địch, tăng quân số bô sung cho lực lượng chủ lực khi Bộ tổng tư lệnh mở chiến dịch lớn.

        Sau hội nghị, bộ đội địa phương phát triển nhanh, nhất là ở Bắc Bộ. Đến cuối năm 1950, từ Liên khu 4 trở ra, bộ đội địa phương tỉnh gồm 46.150 người, tăng 83 phần trăm so với năm 1949.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #64 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2016, 10:16:04 pm »


        16 tháng 5

        Bộ chi huy Mặt trận Bình - Trị - Thiên được thành lập theo chỉ thị của Bộ Quốc phòng. Nhiệm vụ: "Thực hiện kế hoạch quân sự của Tổng tư lệnh, trực tiếp chỉ huy bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương, dân quân thuộc mặt trận; phối hợp với Bộ tư lệnh địa phương liên khu và Ủy ban Kháng chiến hành chính Liên khu 4 trong việc lãnh đạo và xây dựng bộ đội địa phương. Phát triển dân quân, chuẩn bị chiến trường và bảo vệ địa phương". Trực thuộc Mặt trận gồm 3 trung đoàn bộ binh (18, 95, 101), Tiếu đoàn pháo binh 888. Chỉ huy trưởng: Trần Quý Hai; Chính ủy: Chu Văn Biên.

        19 tháng 5

        Liên khu 4 quyết định thành lập Trung đoàn 120 quân tình nguyện1  Việt Nam tại Trung Lào. Trung đoàn trường: Trường Sinh; Chính ủy: Lê Hữu Khai. Trung đoàn 120 được thành lập đánh dấu bước phát triển mới về tổ chức lực lượng của liên quân Việt - Lào.

        20 tháng 5

        Trung đoàn 18 (Liên khu 4) do Trung đoàn trưởng Phùng Duy Phiên và Chính ủy Quang Minh chỉ huy chống địch càn ở Xuân Bồ (Lệ Thuỷ, Quảng Bình). Sau một thời gian chiến đấu ta loại khỏi vòng chiến đấu 500 tên địch thuộc các tiểu đoàn số 6, số 8, số 27 Âu - Phi (BTA).

        25-26 tháng 5

        Để thử nghiệm trang bị, cách đánh mới và phát triển kết quả chiến dịch Lê Hồng Phong I, Mặt trận Đông Bắc sử dụng Trung đoàn 174 tiến công vị trí Đông Khê (Cao Bằng), do các đại đội 2, 3 (tiểu đoàn 1, trung đoàn thuộc địa Ma-rốc số 8-1/8RTM) và 1 đại đội nguy đóng giữ. Sau hơn một ngày chiến đấu, ta làm chủ trận địa, diệt và bắt hơn 300 tên địch thu và phá huỷ 6 khẩu pháo, trong đó có 2 khấu 105mm.

        15-18 tháng 6

        Cục Thông tin liên lạc tổ chức hội nghị thông tin liên lạc toàn quân lần thứ nhất, thống nhất về quy ước liên lạc vô tuyến điện, công tác chuyển đạt, phối hợp sử dụng đường dây điện thoại giữa quân sự và bưu điện.

        15-6 đến 24-10

        Chiến dịch Phan Đình Phùng. Nhằm tiêu diệt sinh lực địch, phối hợp với chiến dịch Lê Hồng Phong I, nâng cao trình độ tổ chức chỉ huy đánh tập trung của bộ đội ta, Bộ tư lệnh Mặt trận Bình - Trị - Thiên sử dụng hai trung đoàn chủ lực (18, 95), bộ đội địa phương, dân quân du kích do các đồng chí Trần Quý Hai (Tư lệnh kiêm Chính ủy), Lê Nam Thắng (Phó tư lệnh) chí huy, tiến công địch trên địa bàn hai tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị. Sau hai đợt chiến đấu (15-30.6, 1-7-24.10), ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 850 tên địch thuộc tiểu đoàn An-giê-ri, tiểu đoàn 2 trung đoàn bộ binh Ma-rốc số 4 (2/4e RTM) và lực lượng chiếm đóng các đồn bốt; phá huỷ 1 đoàn tàu (15 toa), 40 xe quân sự, bắn rơi 1 máy bay, thu 1 khẩu pháo Bô-pho và 150 súng các loại, bước đầu đánh bại chiến thuật "khối ứng chiến lớn" của quân Pháp trên chiến trường Bình - Trị - Thiên.

        22 tháng 6

        Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra nghị quyết về chấn chỉnh tổ chức Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh và kiện toàn bộ máy chỉ đạo quân sự Trung ương. Theo nghị quyết, tổ chức Bộ Tổng tư lệnh gồm Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị và Tổng cục Cung cấp.

        Tổng cục Cung cấp gồm các Cục: Quân lương, Quân y, Quân dược, Vận tải, Quân giới, Quân trang, Quân khí. Chủ nhiệm Tổng cục: đồng chí Trần Đăng Ninh - Ủy viên Trung ương Đảng.

        Tháng 7 - tháng 9

        Chiến dịch Đắc Lác (chiến dịch Nguyễn Huệ). Nhầm tiêu diệt sinh lực địch, gây cơ sở vùng sau lưng địch, bồi dưỡng lực lượng ta, Bộ tư lệnh Liên khu 5 sử dụng hai trung đoàn (803, 84), do Tư lệnh chiến dịch Nguyễn Đôn và Chính ủy Trương Quang Giao chi huy, tiến công địch tại khu vực Ma Đrắc - Cheo Reo - Buôn Hồ, tỉnh Đắc Lắc. Lực lượng địch trên địa bàn chiến dịch có 9 đại đội, trong đó có 1/3 là lính Âu - Phi. Qua 2 đợt chiến đấu (tháng 7 - tháng 8 và tháng 9) ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 150 tên thuộc 9 đại đội Âu - Phi và ngụy, thu gần 40 súng các loại, mở rộng căn cứ ở vùng tam giác Cheo Reo - Buôn Hồ - Ma Đrác, nối liền qua tây đường 14 sang Cam-pu-chia.

        5-8 đến 4-11

        Chiến dịch Hoàng Diệu. Nhàm tiêu diệt sinh lực, chống âm mưu cướp phá và kiềm chế lực lượng ứng chiến của địch, phối hợp với chiến trường chính Bác Bộ, Bộ tư lệnh Liên khu 5 sử dụng Trung đoàn 108 và lực lượng vũ trang Quảng Nam do Tư lệnh chiến dịch Nguyễn Bá Phát và Chính ủy Nguyễn Quyết chi huy, tiến công địch trên địa bàn bắc Quảng Nam - Đà Nẵng. Với một số trận phục kích ở các khu vực Bao An, Điện Bàn, Xuân Đài, Giao Thủy - Thượng Phước, đèo Hải Vân, đánh tháp canh và chặn đánh địch càn quét vào Điện Hoà. sau hai đợt chiến dịch (5.9 - 8.9; 9.9 - 4.11) ta loại khỏi vòng chiến đấu gần một nghìn tên địch, thu 45 súng, giữ vửng phong trào kháng chiến ơ vùng sau lưng địch.

        Tháng 8

        Hội nghị cán bộ Trung ương Đảng lần thứ bảy, tập trung bàn về công tác quân sự, kiểm điểm việc xây dựng quân đội, rút kinh nghiệm chỉ đạo việc tập trung các đơn vị độc lập thành lập các tiểu đoàn tập trung; đồng thời xác định nhiệm vụ: "Xây dựng lực lượng là cả quân chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân".

----------------
1. Đầu năm 1953, Trung đoàn 120 được đổi thành Trung đoàn 280.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #65 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2016, 10:21:20 pm »

        
        15-9 đến 14-10

        Chiến dịch Biên Giới (Chiến dịch Lê Hồng Phong II). Chấp hành quyết định của Trung ương Đảng (6-1950) và mệnh lệnh về chiến dịch Biên Giới Cao - Lạng (7 tháng 7 năm 1950) của Bộ Tổng tư lệnh, quân đội ta mở chiến dịch tiến công quy mô lớn trên địa bàn hai tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn thuộc "Liên khu biên giới Đông Bắc" của Pháp. Mục đích là tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng một phần biên giới, mở đường giao thông nối liền với các nước xã hội chủ nghĩa, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc.

        Phía ta, Đảng ủy Mặt trận Biên Giới và Bộ chỉ huy chiến dịch gồm: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tư lệnh, Bí thư Đảng ủy Mặt trận, Chi huy trưởng kiêm Chính ủy chiến dịch. Thiếu tướng Hoàng Văn Thái - Tổng tham mưu trưởng Đảng ủy viên Mặt trận, Tham mưu trưởng chiến dịch. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm Đại đoàn 308, hai trung đoàn 209), ba tiểu đoàn độc lập (426, 428, 888) của tỉnh Lạng Sơn và Liên khu Việt Bắc, 4 đại đội sơn pháo, 5 đại đội công binh, bộ đội địa phương, dân quân du kích và hàng vạn dân công người các dân tộc Việt Bắc phục vụ mờ đường, vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn (4.000 tấn). Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho bộ đội (2-9), nêu bật: "Chiến dịch Cao - Bắc - Lạng rất quan trọng. Chúng ta quyết đánh thâng trận này". Tiếp đó, Người đến sở chỉ huy chiến dịch nghe báo cáo và kiểm tra công tác chuẩn bị (11 và 12-9), ra mặt trận Đông Khê (13-9) trực tiếp theo dõi, động viên bộ đội chuẩn bị bước vào chiến đấu.

        Phía Pháp, lực lượng chiếm đóng trên địa bàn chiến dịch gồm 10 tiểu đoàn Âu - Phi (trong đó có 4 tiểu đoàn cơ động), 1 tiểu đoàn và 9 đại đội ngụy, 4 đại đội công binh, 4 đại đội cơ giới, 27 khẩu pháo, 6 máy bay chiến đấu, 2 máy bay trinh sát; lực lượng cơ động cứu viện có binh đoàn Lơ-pa-giơ (Lepage) và binh đoàn Sác-tông (Charton).

        Mở màn chiến dịch, từ 16 đến 19 tháng 9, hai trung đoàn (174, 209), hai tiểu đoàn (11, 426) và ba tiểu đoàn pháo binh của ta tập trung tiêu diệt cụm cứ điểm Đông Khê. Từ 2-8 tháng 10, Đại đoàn 308, Trung đoàn 209 vận động tiến công tiêu diệt binh đoàn Lơ-pa-giơ từ Thất Khê lên và binh đoàn Sác-tông từ Cao Bằng rút về, tại khu vực Cốc Xá, điếm cao 444, bắt sống bộ chỉ huy của hai binh đoàn; đánh cánh quân Đờ la Bôm (De la Beaume) (được tổ chức 7-10-1950) Ở Thất Khê. Từ ngày 10 tháng 10, các đơn vị đánh quân địch tăng viện và truy kích địch rút chạy. Ngày 14 tháng 10, chiến dịch kết thúc. Ta loại khỏi vòng chiến đấu 8 tiểu đoàn địch (với hơn 8.000 quân), trong đó có 5 tiểu đoàn ứng chiến (hơn một nửa lực lượng cơ động chiến lược của Pháp ở Bắc Đông Dương); thu hơn 3.000 tấn vũ khí, phương tiện chiến tranh; phá vỡ hệ thống phòng ngự đường số 4 của địch; giải phóng 5 thị xã, 13 thị trấn với 35 vạn dân và nhiều vùng quan trọng ở vùng biên giới Việt - Trung; củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, nối liền nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa.

        Chiến thắng Biên Giới đánh dấu sự trưởng thành của quân đội ta về tổ chức, chi huy và trình độ tác chiến, làm thay đổi cục diện chiến tranh: Ta chuyển sang giai đoạn thực hành chiến lược phản công và tiến công, Pháp chuyển dần sang chiến lược phòng ngự.

        29 tháng 9

        Bộ chi huy Pháp huy động sáu tiểu đoàn quân ứng chiến ở Bắc Bộ mở cuộc hành binh Hải cẩu" (Phoque) đánh lên Thái Nguvên. Mục đích nhằm kéo chủ lực ta ra khỏi khu vực đường số 4, củng cố lại tuyến phòng thủ của chúng. Trong gần nửa tháng, ba mũi hành quân của địch đã bị Trung đoàn 246, Tiểu đoàn 16 huấn luyện tân binh (Đại đoàn 308), bộ đội địa phương và dân quân du kích liên tục chặn đánh. Bị thiệt hại gần 600 tên, địch buộc phải rút quân về Hà Nội.

        3-12 tháng 10

        Chiến dịch Long - Châu - Hà 1. Nhằm giành dân, khôi phục cơ sở, tiêu diệt sinh lực địch và phối hợp với chiến dịch Biên Giới (Bắc Bộ). Bộ tư lệnh Khu 9 sử dụng 2 tiểu đoàn 404, 409 (trung đoàn Tây Đô), 3 đại đội địa phương tinh, 1 đội biệt động, 1 tiểu đội bộ đội It-xa-rắc, 2 trung đội dân quân, do Chỉ huy trưởng chiến dịch Huỳnh Thủy và Chính ủy Nguyễn Văn Bê chí huy, tiến công địch trên địa bản hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn tinh Long - Châu - Hậu. Sau một số trận đánh đồn, lô cốt, tháp canh, đánh giao thông và quân cứu viện địch qua hai đợt chiến đấu (3-7.10, 8-12.10), ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 130 tên, phá hủy 3 xe quân sự, diệt và bức rút hơn 40 lô cốt, tháp canh, thu 22 súng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #66 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2016, 10:33:03 pm »


        7.10 đến 15-11

        Chiến dịch Bến Cát. Nhằm tiêu diệt sinh lực địch, đẩy mạnh chiến tranh du kích và phối hợp với chiến trường Bắc Bộ, Bộ tư lệnh Khu 7 sử dụng các tiểu đoàn 303, 302, 304 (thiếu), 7 đại đội độc lập và binh chủng, cùng dân quân du kích, dưới sự chỉ huy của Bộ chỉ huy chiến dịch gồm các đồng chí Tô Ký - Chỉ huy trưởng, Lê Đức Anh - Tham mưu trưởng, Nguyễn Duy Hanh - Chính trị viên, tiến công địch tại Bến Cát (tây bắc Sài Gòn). Với các trận đánh trên các đường số 13, 14, 7 qua 3 đợt chiến đấu (7-10.10, 13-30.10, 11-15.11), ta đã loại khỏi vòng chiến đấu gần 800 tên địch, phá sập hàng loạt tháp canh, phá huỷ 48 xe quân sự, 5 đầu máy xe lửa, 7 thuyền máy và tàu đổ bộ, 12 cầu cống, thu nhiều vũ khí và chiến lợi phẩm khác. Chiến dịch Bến Cát là chiến dịch đầu tiên và duy nhất trên chiến trường miền Đông Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp.

        10 tháng 10

        Bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại Lơ-tuốc-nô (Letourneau) hai viên tướng Gioong (Juin) và Va-luy (Valluy) sang Đông Dương, nghiên cứu đề xuất với Chính phủ Pháp một   

        số vấn đề. Về quân sự, cần tăng viện cho Đông Dương (quân tinh nhuệ: 500.000, máy bay: gấp 3 lần); tập trung lực lượng xây dựng các binh đoàn cơ động (GM)1 , xây dựng quân đội ngụy làm nhiệm vụ bình định; rút bỏ các vị trí cô lập, Co hẹp phạm vi chiếm đóng ở đồng bằng, lui quân về phỏng ngự ở trung du Bắc Bộ để đề phòng ta tiến công.

        24 tháng 10

        Bộ tư lệnh Liên khu 4 sử dụng Tiểu đoàn 227 (Trung đoàn 95), do tiểu đoàn trưởng Trần Văn Trân chỉ huy, phối hợp với một số đơn vị, phục kích đoàn tàu quân sự địch tại  Tân Điền (Quảng Trị). Ta phá đầu máy, diệt và làm bị thương hơn 100 tên, thu 1 pháo và 32 thùng đạn 40mm.

        20 tháng 11

        Trung đoàn 675 pháo binh (nguyên Trung đoàn 95 được thành lập tháng 9 năm 1950, sau chiến dịch Biên Giới đổi phiên hiệu thành Trung đoàn 675) chính thức tổ chức lễ thành lập tại bản Nà Tấu (Quảng Uyên, Cao Bằng). Lực lượng trung đoàn gồm 6 liên đội pháo (751, 752, 753, 754, 755, 756). Mỗi liên đội được trang bị 4 khẩu sơn pháo 75mm, các khí tài quan trắc, thông tin, ngựa thồ, xe vận tải Trung đoàn trưởng: Nguyễn Thước, Trung đoàn phó: Doãn Tuế, Chính ủy: Hoàng Phương.   

        Tháng 11

        Tổng cục Cung cấp thành lập đại đội ô tô 200 (36 xe) và đại đội ô tô 203 (16 xe). Đây là 2 đại đội vận tải cơ giới đầu tiên của quân đội ta.

        6 tháng 12

        Chính phủ Pháp cử Tướng Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi (De Lattre de Tassigny), Tư lệnh lục quân khối Tây Âu. làm Tổng chỉ huy kiêm Cao ủy Pháp ở Đông Dương. Đến Việt Nam, Tát-xi-nhi vạch ra một kế hoạch gồm 4 điếm chính: Một, gấp rút tập trung quân Âu - Phi tinh nhuệ xây dựng một lực lượng cơ động chiến lược mạnh, đồng thời phát triển ngụy binh với quy mô lớn để bổ sung cho đội quân viễn chinh, xây dựng "quân đội quốc gia" bù nhìn. Hai, xây dựng phòng tuyến công sự xi măng cốt sắt (boong-ke), bên ngoài là một "vành đai trắng", bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ để đối phó với bộ đội chủ lực ta, ngăn chặn ta đưa nhân lực, vật lực ra vùng tự do. Ba, tiến hành "chiến tranh tổng lực", bình định vùng tạm bị chiếm và vùng du kích nhằm vơ vét sức người, sức của để chuẩn bị phản công. Bốn, phá hoại các vùng tự do bằng biệt kích, thổ phỉ, gián điệp, máy bay oanh tạc, chiến tranh tâm lý, bao vây kinh tế.

        25-12-1950 đến 17-1-1951

        Chiến dịch Trân Hưng Đạo (chiến dịch Trung Du). Nhằm tiêu diệt sinh lực địch, phát triển chiến tranh du kích, giữ vững quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bác Bộ, Bộ Tổng tư lệnh sử dụng Đại đoàn 308, Đại đoàn 312 (thiếu một trung đoàn), hai trung đoàn độc lập (174, 98), ba trung đoàn (48, 64, 52 - Liên khu 3) cùng lực lượng vũ trang địa phương, tiến công địch trên địa bàn các tinh Vĩnh Yên - Phúc Yên, Bắc Ninh - Bắc Giang. Qua hai dợt chiến đấu (25 đến 29-11, 30-12-1950 đến 17-11-1951), ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 5.000 tên (trong số 8 tiểu đoàn và 8 đại đội địch trên địa bàn), diệt 30 vị trí, tháp canh, thu nhiều vũ khí, giải phóng một số vùng thuộc các tỉnh Vĩnh Yên, Phúc Yên, mở rộng vùng tự do Hải Ninh đến sát đường Tiên Yên - Móng Cái. Tuy vậy, do chọn hướng không phù hợp, trình độ đánh công kiên của bộ đội ta còn yếu, công tác bao đảm khó khăn, địch lại phát huy được sức cơ động và hỏa lực, nên kết qua chiến dịch bị hạn chế.

        27 tháng 12

        Đại đoàn bộ binh 312 - đại đoàn bộ binh thứ ba của quân đội ta tổ chức lễ thành lập tại Kim Lăng (Phú Thọ). Biên chế đại đoàn gồm Trung đoàn bộ binh 209 (Trung đoàn Sông Lô - chú lực của Bộ Tổng tư lệnh), Trung đoàn bộ binh 141 (mới tổ chức từ các tiểu đoàn của "Nghĩa quân Hồng Hà" và tiểu đoàn Phủ Thông), Trung đoàn bộ binh 165 (Trung đoàn Lao - Hà - Yên thuộc Mặt trận Tây Bắc) và các đơn vị trợ chiến, bảo đảm. Đại đoàn trưởng: Lê Trọng Tấn, Chính ủy: Trần Độ. Đại đoàn mang danh hiệu "Đại đoàn Chiến Thắng".

-----------------
1. GM: Groupement mobile.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #67 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2016, 11:03:55 pm »


Năm 1951

        Đầu năm 1951

        Bộ tư lệnh Nam Bộ ra nghị quyết quân sự xác định: "Chủ động kiềm chế địch trên chiến trường Nam Bộ và tiến kịp với phong trào toàn quốc. Muốn chủ động kiềm chê địch phải giành Khu 8, giữ vững Khu 9, giúp phong trào Cam-pu-chia phát triển và phối hợp chặt chẽ với Tây Nguyên và cực Nam Trung Bộ". Phương châm tác chiến: "Du kích chiến là chính, học tập đánh vận động chiến, đẩy mạnh vận động chiến tiến tới".

        15 tháng 1

        Theo quyết định của Bộ Tổng tư lệnh, Trung đoàn 151 công binh tố chức lễ thành lập tại khu rừng Khuôn Lân, xã Hợp Thành, huyện Phú Lương, tinh Thái Nguyên. Trung đoàn được biên chế Tiểu đoàn 333 (thành lập năm 1949), Tiểu đoàn 444 (nguyên là Tiểu đoàn 60, Đại đoàn bộ binh 308) và các cơ quan tham mưu, chính trị, cung cấp. quân y, xưởng sửa chữa quân cụ, trung đội vận tải, đại đội thông tin liên lạc vả cảnh vệ. Trong tháng 1 năm 1951, trung đoàn tổ chức tiếp tiểu đoàn 555. Ban chỉ huy trung đoàn gồm: đồng chí Phạm Hoàng làm Trung đoàn trưởng, đồng chí Lê Khắc làm Chính ủy. Đây là trung đoàn công binh chủ lực đầu tiên của quân đội ta.

        15 tháng 1

        Đại đoàn bộ binh 320 - đại đoàn chủ lực cơ động thứ tư của quân đội ta tổ chức lễ thành lập tại đình Móng Lá, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Trực thuộc Đại đoàn gồm ba trung đoàn bộ binh: Trung đoàn 64 "Quyết Thắng", Trung đoàn 48 "Thăng Long" (chủ lực Liên khu 3), Trung đoàn 52 "Tây Tiến”; các đơn vị binh chủng và bảo đảm. Đồng chí Văn Tiến Dũng làm Đại đoàn trưởng kiêm Chính ủy. Đại đoàn mang danh hiệu "Đại đoàn Đồng Bằng".

        Tháng  1

         Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi xúc tiến xây dựng tuyến phòng thủ ở Bắc Bộ (Việt Nam). Phòng tuyến "boong-ke" này gồm

        1.300 lô cốt, lập thành 113 cứ điểm kéo dài từ Hòn Gai, Đông Triều, Lục Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh, qua Vĩnh Phúc, Sơn Tây, Hà Đông đến Ninh Bình, do 20 tiểu đoàn Âu - Phi đóng giữ. Ở vành ngoài, song song với phòng tuyến. Pháp tàn phá hàng trăm làng mạc, hàng vạn mẫu ruộng, cưỡng bức hàng chục vạn dân vào vùng địch kiểm soát, lập môt "vành đai trắng" (khu vực không người) với chiều rộng từ 5 đến lOkm, để bảo vệ phòng tuyến.

        11-19 tháng 2

        Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ II. "Nhiệm vụ chính của Đại hội là đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn".

        Nghị quyết của Đại hội nêu rõ: "Từ thế giới đại chiến lần thứ hai, trên 10 năm qua Đảng ta nắm vững phương châm đấu tranh, đã xây dựng được một quân đội lớn mạnh, từ du kích lẻ tẻ lúc đầu tiên đến cuộc kháng chiến trường kỳ, toàn dân, toàn diện ngày nay. Trong cuộc võ trang tranh đấu đó, đặc biệt trong sáu năm kháng chiến chống thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chủ tịch - Người sáng lập và giáo dục Quân đội nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, Quân đội nhân dân đã thu được nhiều tháng lợi vẻ vang"... "Để giành lấy thắng lợi hoàn toàn, để bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân, Đảng và Chính phủ ta phải xây dựng một quân đội nhân dân mạnh mẽ, chân chính với ba đặc điểm: dân tộc. nhân dân và dân chủ; phải tích cực xây dựng bộ đội chính quy- củng cố bộ đội địa phương và phát triển dân quân du kích) xây dựng Đảng và công tác chính trị trong quân đội, tích cực cải thiện sinh hoạt, đào tạo cán bộ, đặc biệt nâng đỡ cán bộ công nông, giáo dục tư tưởng, rèn luyện kỹ thuật, chiến thuật, đề cao việc học tập lý luận quân sự kết hợp với kinh nghiệm thực tế của chiến trường Việt Nam”... "Vì Đông Dương là một chiến trường và cách mạng Việt Nam có nhiệm vụ phối hợp với cách mạng Miên, Lào nên lúc này phải tích cực giúp đỡ cuộc kháng chiến Miên - Lào phát triển du kích chiến tranh xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ địa"... "Để đưa kháng chiến đến toàn thắng, lúc này Đảng ta phải kiện toàn sự lãnh đạo chiến tranh, tập trung lực lượng, điều động cán bộ nhiều hơn vào công tác quân sự, hướng hoạt động của mỗi ngành vào việc phụng sự kháng chiến, đề cao việc học tập quân sự trong toàn Đảng".

        Đại hội đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng, động viên toàn quân, toàn dân đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi.

        12-2 đến 13-3

        Chiến dịch Long Châu Hà 2. Nhằm giải phóng dân, giành lại nguồn dự trữ, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, gây cơ sở, mở rộng vùng căn cứ, tạo thế chủ động phá âm mưu chia cắt của địch, mở hành lang nốì liền Khu 8 và Khu 9, Bộ tư lệnh Khu 9 sử dụng Trung đoàn Tây Đô, hai đại đội Long Châu Hà, một đại đội biệt động và các trung đội du kích, do Chỉ huy trưởng chiến dịch Vũ Quang Anh và Chỉ huy phó kiêm Trưởng ban chính trị Hoàng Thế Thiện chỉ huy, tiến công địch trên địa bàn hai huyện Châu Phú A và Chầu Thành, tinh Long Xuyên. Sau một số trận bao vây, diệt đồn và đánh quân ứng cứu giải toả, vũ trang tuyên truyền, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 300 tên phá huỷ 4 lô cốt và nhiều tháp canh, thu 21 súng, hỗ trợ phong trào đấu tranh chính trị trong vùng sau lưng phát triển dân quân du kích ở địa phương.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #68 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2016, 11:09:05 pm »


        16 tháng 2

        Hội nghị quân y toàn quân lần thứ chín, thông qua các đề án: 1- Hệ thống tổ chức cơ quan quân y toàn Cục. 2- Tổ chức, biên chế và điều lệ công tác của phòng quân y đại đoàn. 3- Chế độ và danh hiệu quân y. 4- Đề án giáo duc. 5- Điều lệ vết thương chiến tranh. 6- Tổ chức ngoại khoa chiến thương, 7- Đề án phòng bệnh. 8- Quan niệm dùng thuốc 9 - Tổ chức dược chính. 10- Kế hoạch đề bạt và đào tạo cán bộ quân y.

        10-13 tháng 3

        Trận chống càn Thanh Hương - Mỹ Xuyên. Bộ chì huy Pháp huy động binh đoàn Sốc-ken (1.000 quân) và binh đoàn Bút-tin (1.500 quân) càn quét căn cứ Thanh Hương - Mỹ Xuyên (Thừa Thiên). Dưới sự chi đạo của Bộ tư lệnh Liên khu 4, Trung đoàn 95 (do Trung đoàn trưởng Lê Bá Vận và Chính ủy Trần Văn Bàn chỉ huy), Trung đoàn 101(do Trung đoàn trưởng Lê Văn Tri và Chính ủy Lê Tự Đồng chỉ huy) cùng bộ đội địa phương và dân quân du kích anh dũng chống càn. Qua 4 ngày chiến đấu, ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 1.600 tên, đánh bại cuộc càn quy mô lớn của địch.

        Giữa tháng 3

        Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá II) lần thứ nhất. Về quân sự, hội nghị quyết định phương châm tác chiến và xây dựng lực lượng ở Bắc Bộ: "Bộ đội chủ lực phải đề cao vận động chiến và phát triển du kích chiến, tích cực tiêu diệt sinh lực địch, báo toàn và bồi dưỡng lực lượng. "Riêng khu 3, phải đặc biệt chú trọng phát triển chiến tranh du kích đến cao độ"... "Củng cố và gia cường bộ đội chủ lực đồng thời củng cố bộ đội địa phương và dân quân du kích". Ở Trung Bộ và Nam Bộ: "Du kích chiến là chính, học tập đánh vận động trong những trường hợp có điều kiện thuận lợi nắm vững nguyên tắc tiêu diệt chiến, đế bồi dưỡng lực lượng ta". "Củng cố các trung đoàn chủ lực đã thành lập (cải tiến tổ chức, giáo dục tư tưởng chiến thuật mới và học tập kinh nghiệm của chiến trường Bắc Bộ)".


        23-3 đến 7-4

        Chiến dịch Hoàng Hoa Thám (Chiến dịch Đường số 18). Nhằm tiêu diệt sinh lực địch và phát triển chiến tranh du kích, Bộ Tổng tư lệnh sử dụng 2 đại đoàn (308, 312), 2 trung đoàn (98, 174), 4 đại đội pháo binh, 2 tiểu đoàn công binh, cùng bộ đội địa phương, dân quân du kích tiến công tuyến phòng thủ đường số 18 của địch (khu vực từ Phả Lại đến Uông Bí); đồng thời sử dụng 2 đại đoàn (320, 304) phối hợp đánh địch ở trung du và đồng bằng Liên khu 3. Trên hướng chính, địch có khoảng 11 tiểu đoàn thuộc lực lượng chiếm đóng và lực lượng cơ động. Tại đây, ta tiến công hàng loạt cứ điểm (Lán Tháp, Lọc Nước, Máy Nước, Sống Trâu, Bí Chợ, Tràng Bạch, Mạo Khê Mỏ, Mạo Khê Phố, Bãi Thảo, Bến Tắm, Hương Gián, Hạ Chiếu), đánh địch cứu viện và rút chạy. Ở hướng phối hợp, ta tiến công các vị trí Cồn Trọ, Ngô Khê, Thanh Than và nhiều mục tiêu ở Vĩnh Phú, Lục Ngạn (Hà Bác)... Đến ngày 7 tháng 4, chiến dịch kết thúc, ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 2.900 tên địch, diệt và bức hơn 130 vị trí, tháp canh, bắn rơi 1 máy bay. phá huỷ xe cơ giới, thu gần 300 súng các loại. Chiến dịch đã giáng một đòn mạnh vào phòng tuyến "boong-ke" cua địch ở Bắc bộ nhưng cũng có một số trận ta đánh không thành công và bộ đội thương vong cao (hơn 2.350 đồng chí).

        27 tháng 3

        Bộ Tổng tư lệnh quyết định thành lập Đại đoàn công pháo 351. Lực lượng Đại đoàn gồm: Trung đoàn 151 công binh (thành lập tháng 1 năm 1951), Trung đoàn 675 pháo binh (thành lập tháng 9 năm 1950), Trung đoàn 45 pháo binh (nguyên là Trung đoàn 34 - Tất Thẳng của Liên khu 3), xưởng sửa chứa xe, pháo, khí tài và các cơ quan. Bộ tư lệnh Đại đoàn do đồng chí Vũ Hiển (nguyên Phó tổng tham mưu trường) làm Đại đoàn phó - quyền Đại đoàn trưởng và đồng chí Phạm Ngọc Mậu (nguyên Uy viên Liên khu ủy Việt Bắc Chính ủy Trung đoàn 246 bảo vệ căn cứ của Bộ Tổng tư lệnh) làm Chính ủy kiêm Bí thư Đảng ủy. Đại đoàn 351 là đại đoàn binh chủng (công binh - pháo binh) đầu tiên của quân đội ta.

        19 tháng 4   

        Bộ chỉ huy Pháp huy động 12 tiểu đoàn bộ binh thuộc 3 bỉnh đoàn cơ động (GM1, GM4 và GM Pa-ra), 2 đại đội pháo, 2 đại đội xe tăng mở cuộc hành binh "Con sứa" (Méduse) càn quét vùng nam Hải Dương và bắc Thái Bình. Cuộc càn của địch kéo dài đến ngày 3 tháng 5 năm 1951 mới chấm dứt.

        1 tháng 5

        Đại đoàn bộ binh 316 - đại đoàn chủ lực cơ động thứ năm của quân đội ta tổ chức lễ thành lập tại Cốc Lủng (Thoát Lãng, Lạng Sơn). Các đơn vị trực thuộc đại đoàn gồm Trung đoàn 174 (trực thuộc Bộ), Trung đoàn 98 (thuộc Mặt trận Đông Bắc), Trung đoàn 176 (tỉnh Lạng Sơn), một số đơn vị binh chủng và các cơ quan đại đoàn. Bộ tư lệnh Đại đoàn do đồng chí Lê Quảng Ba làm Đại đoàn trưởng và đổng chi Chu Huy Mân làm Chính ủy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #69 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2016, 12:46:40 am »


        12-25 tháng 5

        Chiến dịch Sóc Trăng. 2. Nhằm tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng khu vực kiểm soát, nối liền giao thông liên lạc giữa Khu 8 và Khu 9, Bộ tư lệnh Khu 9, sử dụng Trung đoàn Tây Đô ba tiểu đoàn 406, 408, 410, bộ đội địa phương và dân quân du kích, do đồng chí Nguyễn Chánh (Tư lệnh khu) và đồng chí Phan Văn Chiêm (Phó bí thư tỉnh ủy Sóc Trăng) chỉ huy, tiến công địch trên địa bàn các huyện Vĩnh Châu, Thạnh Tri, Long Phú (tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Cần Thơ). Qua một số trận đánh đồn, đánh giao thông trên sông, đánh quân tiếp viện, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 200 tên thuộc 10 trung đội chiếm đóng và 2 tiểu đoàn ứng chiến địch, góp phần hỗ trợ phát triển chiến tranh du kích ở địa phương.

        14 tháng 5

        Bộ Tổng tư lệnh quyết định thành lập Trường huấn luyện kỹ thuật mật mã thuộc Bộ Tổng tham mưu, có nhiệm vụ đào tạo cán bộ, nhân viên làm công tác mật mã, đáp ứng nhu cầu phát triển về tổ chức và kỹ thuật của ngành. Ngày 2 tháng 9, Trường khai giảng tại xã Hưng Đạo (Hưng Nguyên, Nghệ An) với 250 học viên.

        28-5 đến 20-6

        Chiến dịch Quang Trung (Chiến dịch Hà Nam Ninh), tiêu diệt sinh lực địch, đẩy mạnh chiến tranh du kích..., Bộ Tổng tư lệnh sử dụng các Đại đoàn 308, 304, 320, các đơn vị binh chủng, các tiểu đoàn và đại đội bộ đội địa phương, dân quân du kích, tiến công địch trên địa bàn ba tỉnh Hà Nam, Nam Định. Ninh Bình. Đảng ủy Mặt trận gồm các đồng chí Võ Nguyên Giáp (Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy), Nguyễn Chí Thanh, Lê Thanh Nghị, Văn Tiến Dũng, Hoàng Văn Thái, Hoàng Sâm. Các địa phương huy động hàng nghìn dân công và 100 tấn gạo phục vụ chiến dịch. Diễn biến chiến dịch chia làm 2 đợt (28-31 tháng 5, 1-20 tháng 6). Tại Ninh Bình (hướng chính chiến dịch) ta tiến công vào hàng loạt vị trí địch ở Nhà Thờ, Non Nước Gối Hạc. Chùa Dầu, Yên Vệ, Cổ Côi, Yên Mô Thượng, Lộc Cầu, Bến Xanh, Lan Khê; Chùa Cao, Chùa Hữu, Ngọc Cầm (Yên Thuỷ), núi Sâu... Trên các hướng khác, ta đánh địch ứng cứu. phản kích ở Nam Định, Phủ Lý (Hà Nam), Thái Bình; tiến công địch ờ Vò Giàng, Kỳ Cầu, Hưng Công (nam Hà Đông). Kết thúc chiến dịch, ta loại khỏi vòng chiến đấu 4.000 tên địch (40% lính Âu - Phi) của 8 tiểu đoàn và 32 đại đội thuộc lực lượng chiếm đóng và cơ động, diệt và bức rút hơn 30 vị trí, thu và phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh, giải phóng một số xã thuộc hai huyện Yên Mô, Yên Khánh (Ninh Bình), xây dựng khu căn cứ Bình Lục, Lý Nhân (Hà Nam).

        Tháng 5

        * Các Khu 7, 8, 9 giải thể để phân chia, tổ chức thành hai Phân liên khu miền Đông và miền Tây. Các trung đoàn, liên trung đoàn giải thể để thành lập các tiểu đoàn chủ lực của các Phân liên khu và các tỉnh.

        * Bộ Tổng tham mưu quyết định thành lập Đại đội cao xạ 612 - đơn vị sử dụng pháo cao xạ 37 ly đầu tiên của quân đội ta. Đơn vị được trang bị 4 khẩu 37 ly, làm nhiệm vụ bảo vệ cầu Tà Lùng (Cao Bằng), một vị trĩ quan trọng trên biên giới Việt - Trung.

        Tháng 5 - tháng 8

        Tổng cục Cung cấp mở lớp huấn luyện cán bộ cung cấp khoá 1 (88 học viên). Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho lớp (tháng 6) căn dặn: "... Công việc cung cấp cũng quan trọng như việc trực tiếp đánh giặc ngoài mặt trận... Nhiệm vụ chính của cán bộ cung cấp là phụng sự đa số của bộ đội, tức là người binh nhì. Phải thương yêu săn sóc người binh nhì. Cán bộ cung cấp phải như người mẹ, người chị của người binh nhì...".

        Tháng 6

        Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Trung đoàn 44 trực thuộc Liên khu 4. Đơn vị được tổ chức trên cơ sở khung của Đoàn 403 (giải thể), đứng chân tại Nghệ An - Hà Tĩnh, làm nhiệm vụ tuyển mộ tân binh, huấn luyện, bổ sung cho bộ đội chủ lực. Ban chỉ huy trung đoàn do đồng chí Văn Lễ làm Trung đoàn trưởng, đồng chí Phạm Vạc làm Trung đoàn phó và đồng chí Nguyễn Ngự làm Phó chính ủy.

        15 tháng 7

        Bảo Đại ký dụ "Tổng động viên". Với đạo dụ này, chính quyền thuộc địa của Pháp và ngụy quyền liên tiếp mở các cuộc bắt lính để phát triển lực lượng, trong đó có tổ chức ra các đội biệt kích "commandos" để phá cơ sở ta. Thời gian này, Pháp - ngụy có 4 loại biệt kích: Biệt kích thường hoạt động ở địa phương (Bắc Bộ có 16 đội, Trung Bộ: 14 đội, Nam Bộ: 12 đội, Tây Nguyên: 4 đội); biệt kích xung kích hoạt động trong các liên khu (Bắc Bộ có 6 đội, Trung Bộ- 3 đội, Tây Nguyên: 3 đội), biệt kích đổ bộ ở các liên khu, do hải quân chỉ huy (Bắc Bộ có 4 đội). Biệt kích hải quân thuộc Bộ tổng chỉ huy Pháp đổ bộ quấy rối vùng ven biển (toàn Đông Dương có 4 đội).

        20 tháng 7

        Đại đội 55 (Tiểu đoàn 303) và một đội biệt động tỉnh Thủ Biên, do Tỉnh đội trưởng Huỳnh Văn Nghệ chỉ huy tiến công yếu khu quân sự Trảng Bom (nằm trên quốc lộ 1 cách thị xã Biên Hoà 20km về phía bắc). Bộ đội ta cải trang làm công nhân cao su, bí mật bất ngờ tập kích các đồn bốt địch; đồng thời, bộ đội địa phương, du kích, các đội vũ trang tuyên truyền của các huyện lân cận hiệp đồng đánh giao thông khồìig cho địch đến ứng cứu. Trận này, ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 100 tên địch, thu nhiều chiến lợi phẩm.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM