Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:01:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Việt Nam thế kỷ XX - Những sự kiện quân sự  (Đọc 57279 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2016, 07:05:40 pm »


        19 tháng 12

        Toàn quốc kháng chiến. Sáng ngày 19, Thường vụ Trung ương Đảng điện cho các mặt trận và các chiến khu: "Giặc Pháp đã hạ tối hậu thư đòi tước khí giới của quân đội, tự vệ, công an ta. Chính phủ đã bác bức tối hậu thư ấy. Như vậy, chi trong 24 giờ là cùng, chắc chắn giặc Pháp sẽ nổ súng. Chỉ thị của Trung ương: Tất cả hãy sẵn sàng!".

        Chiều 19, Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp hạ mệnh lệnh cho các lực lượng vũ trang: "Giờ chiến đấu đã đến!". Đêm 19 rạng ngày 20, các lực lượng vủ trang, nhân dân Thủ đô và các thành phố nổ súng chiến đấu. Toàn quốc bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

        Ở Hà Nội, cuộc chiến đấu trong nội thành diễn ra quyết liệt kéo dài đến tháng 2 năm 1947. Các tiểu đoàn vệ quốc quân 101, 77, 212. 145, 523; một đại đội pháo binh, tám trung đội công an xung phong, một đại đội tự vệ chiến đấu, được các trung đoàn vệ quốc quân các tỉnh Sơn Tây, Hà Đông, Phúc Yên, Thái Nguyên chi viện đã thực hiện "trong ngoài cùng đánh". Nhiều trận đánh diễn ra ác liệt ở Bắc Bộ phủ, Nhà Xô-va, chợ Đồng Xuân... Tháng 1 năm 1947, lực lượng vũ trang chiến đấu ở Hà Nội tổ chức thành Trung đoàn Thủ đô, Trung đoàn 48 và Trung đoàn 52. Để bảo toàn lực lượng, ngày 17 tháng 2 năm 1947, Trung đoàn Thủ đô bí mật rút khỏi thành phố ra vùng tự do (Đan Phượng, Hà Đông). Trong 60 ngày đêm, quân và dân Hà Nội đánh gần 200 trận, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 2.000 tên địch, phá huỷ hơn 100 xe tăng, bắn chìm một ca nô, bẳn rơi và phá huỷ 5 máy bay. Nhiều cán bộ, chiến sĩ các đơn vị đã nêu gương chiến đấu dũng cảm, tiêu biểu cho tinh thần "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh".

        Tại Hải Dương, Trung đoàn 44 (Chiến khu 3) cùng tự vệ, du kích chiến đấu quyết liệt ở Trường Nữ học, cầu Phú Lương, gây cho địch một số thiệt hại. Tiếp đó, bộ đội ta đánh địch trên đường số 5, ngăn chặn quân Pháp tiếp viện từ Hải Phòng lên Hà Nội.

        Tại Bắc Giang, Bắc Ninh, Trung đoàn Bắc Bác (Chiến khu 12) tiến công các vị trí quân địch ở thị xã Phủ Lạng Thương, sân bay Hạ Vĩ, trại bảo an binh (thành Bắc Ninh), gây cho chúng một số thiệt hại.

        Ở Nam Định, Trung đoàn 34 (Chiến khu 2) cùng gần một nghìn tự vệ thành, được nhân dân nội ngoại thành và tỉnh Thái Bình chi viện đã chiến đấu trong ba tháng. Nhiều trận đánh ác liệt diễn ra ờ trại Ca-rô, khu nhà ga, nhà sĩ quan Pháp, Nhà máy Sợi, Nhà máy Dệt... Ngày 15 tháng 5 năm 1947, Trung đoàn bi mật rút ra ngoài để báo toàn lực lượng chiến đấu lâu dài.

        Tại Vinh, một đại đội thuộc Trung đoàn 57 (Chiến khu 4) phối hợp với một đại đội tự vệ thành bao vây tiến công ở Sở Canh nông, đề-pô ga và sân bay Nghi Lộc.

        Ở Huế, Trung đoàn Trần Cao Vân, một số đơn vị tiếp phòng quân, tự vệ và nhân dân địa phương chiến đấu trong 50 ngày đêm tại nội thành, tiêu diệt gần 200 tên địch.

        Tại Đà Nẵng, Trung đoàn 93, Trung đoàn 96 cùng các đơn vị công an, tự vệ, biệt động chiến đấu trong ba tháng, diệt hàng trăm tên địch.

        Cuộc chiến đấu của quân dân ta ở Hà Nội và các địa phương khác đã làm thất bại bước đầu kế hoạch đánh nhanh, giải quyết nhanh của địch hòng đánh úp Trung ương Đảng và Chính phủ ta, tạo điều kiện cho cả nước chuẩn bị kháng chiến lâu dài.

        20 tháng 12

        Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" qua Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam, phát động toàn dân chống thực dân Pháp xâm lược. Lời kêu gọi nêu rõ: "Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nửa. Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

        Hôi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên!

        Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người tre, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phai đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai củng phải ra sức chống thực dân cứu nước...” và khẳng định: "Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta".

        22 tháng 12

        Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị "Toàn quốc kháng chiến". Bản chỉ thị nêu rõ: Mục đích kháng chiến là đánh thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập và thống nhất Tổ quốc. Đường lối kháng chiến là toàn dân, toàn diện. Phương châm tác chiến là triệt để dùng du kích chiến, thực hiện "Mỗi phố là một mặt trận, mỗi làng là một pháo đài" vừa chiến đấu, vừa xây dựng, phát triển lực lượng kháng chiến toàn dân, trường kỳ vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2016, 07:11:15 pm »


        Cuối năm 1946

        Trung ương Đảng quyết định chia cả nước thành 12 chiến khu hành chính và quân sự.

        Chiến khu 1: Cao Bằng, Bác Cạn, Thái Nguyên, Phúc Yên. Lực lượng vũ trang có Trung đoàn 22 (Thái Nguyên, Phúc Yên), Trung đoàn 23 (Bắc Cạn), Trung đoàn 24 (Cao Bằng).

        Chiến khu 2: Sơn Tây, Hà Đông, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu. Lực lượng vũ trang có các trung đoàn: 35 (Sơn Tây), 37 (Hà Đông), 39 (Sơn La), 34 (Nam Định).

        Chiến khu 3: Hải Phòng, Kiến An, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương (trừ Đông Triều, Chí Linh). Lực lượng vũ trang có các trung đoàn: 41 (Thái Bình, Kiến An), 44 (Hải Dương, Hưng Yên), 50 (Quảng Yên).

        Chiến khu 4: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Lực lượng vũ trang có các trung đoàn: 55 (Thanh Hoá), 59 (Nghệ An), 63 (Hà Tĩnh), 57 (Quảng Trị), 71 (Thừa Thiên); hai tiểu đoàn 70 (Quảng Bình) và 75 (Cửa Lò).

        Chiến khu 5: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, Gia Lai. Lực lượng vũ trang có các trung đoàn: 67, 93 94 95, 96.

        Chiến khu 6: Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắc Lầc, Lâm Viên, Đồng Nai Thượng. Lực lượng vũ trang có các trung đoàn: 79, 80, 81, 82.

        Chiến khu 7: Bà Rịa, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Gia Định, Chợ Lớn, Sài Gòn.

        Chiến khu 8: Tân An, Gò Công, Mỹ Tho, Sa Đéc, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre.

        Chiến khu 9: Châu Đốc, Long Xuyên, Hà Tiên, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Rạch Giá.

        Chiến khu 10: Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang, Vĩnh Yên. Lực lượng vủ trang có các trung đoàn: 76 (Việt Trì, Phú Thọ), 81 (Vĩnh Yên), 86 (Hà Giang - Tuyên Quang), 91 (Lào Cai) và tiểu đoàn 420 (Phú Thọ).

        Chiến khu 11: Hà Nội, lực lượng vũ trang có các tiểu đoàn: 145, 323, 77, 101, 212.

        Chiến khu 12: Lạng Sơn, Bác Giang, Bắc Ninh, Hải Ninh, Hòn Gai, Quảng Yên (cả Đông Triều, Chí Linh). Lực lượng vũ trang có các trung đoàn: 125 (Lạng Sơn), 118 (Bắc Ninh - Bác Giang), 132 (Chũ) và hai tiểu đoàn 515, 517.

        ớ Nam Bộ, các chiến khu 7, 8 và 9 vẫn giữ tổ chức các chi đội vệ quốc đoàn.   

Năm 1947

        6 tháng 1

        Thành lập Trung đoàn Thủ đô (lúc đầu mang tên Trung đoàn Liên khu 1), trên cơ sở thống nhất các lực lượng Vệ quốc đoàn, Tự vệ, Công an xung phong trong liên khu. Hội nghị quân sự toàn quốc (từ 12 đến 15 - 1 - 1947) tặng đơn vị danh hiệu "Trung đoàn Thủ đô".

        Trung đoản biên chế ba tiểu đoàn (101, 102, 103) do đồng chí Hoàng Siêu Hải làm Trung đoàn trưởng, đồng chí Lê Trung Toản - Chính trị viên và đồng chí Hoàng Phương - Tham mưu trưởng.

        Ngày 13 tháng 1, Trung đoàn làm lễ tuyên thệ tại rạp hát Tố Như (nay là rạp Chuông Vàng), thề "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

        12-16 tháng 1

        Hội nghị quân sự toàn quốc lần thứ nhất tiến hành tại Chúc Sơn (Chương Mỹ, Hà Đông). Hội nghị nhận định: Với viện binh đang kéo tới, quân Pháp sẽ mở cuộc phản công và tiến công. Nhiệm vụ chính của chúng ta là: Bảo toàn chủ lực, duy trì sức chiến đấu của bộ đội, triệt để tiêu thổ kháng chiến, phá hoại đường sá, nhà cửa, làm vườn không nhà trống, xây dựng các đội quân đặc biệt như đội cảm tử diệt xe tăng, đội đánh địa lôi... để ngăn chặn bước tiến cùa địch.

        Tháng 1

        * Thành lập Trung đoàn 48 (Trung đoàn Thăng Long) trên cơ sở đơn vị tự vệ chiến đấu và vệ quốc quân bảo vệ ở các cửa ô Hà Nội được tổ chức lại.

        * Thành lập Phòng Giao thông vận tải quân sự miền Nam. Phòng có 60 ô tô vận tải các loại và một tiểu đội vận tải đường biển, làm nhiệm vụ vận chuyển chi viện cho Khu 5 và một phần cho Nam Bộ. Trụ sở: Bình Định.

        17 tháng 1

        Quân Pháp từ Nam Ô đánh lên đèo Hải Vân và đổ bộ vào Lăng Cô, nhằm kiểm soát đường qua đèo Hải Vân để tiếp viện cho một bộ phận lực lượng của chúng đang bị quân dân Thừa Thiên vây đánh trong thành phố Huế. Vệ quốc đoàn chặn đánh địch trên cả hai tuyến đường bộ và đường sắt. Sau 3 ngày chiến đấu, ta diệt hơn 200 lính Âu - Phi.

        1 tháng 2

        Bộ Tổng tham mứu ra "Huấn lệnh về du kích vận động chiến", chỉ rõ: "Các chiến thuật của quân đội chính quy ta thường dùng là du kích vận động chiến, không phải là du kích chiến vì lực lượng huy động tương đối lớn... Trong quá trình chiến tranh du kích chiến phải phát triển thành vận động chiến". "Ở tiền phương, bộ đội phải luôn thay đổi sự bố trí, chiến thuật phải linh động sẵn sàng đối phó với sự chuyến biến của mặt trận...", "Ở hậu phương phải tấy trừ hình thức dồn đống; trái lại các bộ đội phải luôn luôn lưu động tập kích...".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2016, 07:15:08 pm »


        15 tháng 2

        Khai mạc hội nghị chính trị viên toàn quốc lần thứ nhất (tức hội nghị các chính trị ủy viên khu và chính trị viên trung đoàn) do Tổng Quân ủy triệu tập. Hội nghị xác định vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng trong quân đội, đặt hệ thống tổ chức Đảng trong quân đội từ Tổng Quân ủy đến mỗi chi bộ. Xác định nhiệm vụ lãnh đạo quân sự và nắm vững quân đội của mỗi đảng viên, đặt mối quan hệ giữa hệ thống Đảng trong quân đội và các địa phương; củng cố quân đội chù lực và chấn chỉnh tổ chức dân quân; tổ chức hệ thống chính trị viên từ trên xuống dưới, đào tạo cán bộ quân sự và ra tờ báo Vệ quốc quân (nay là báo Quân đội nhân dân) làm cơ quan giáo dục toàn quân. Hội nghị đề ra 12 điều kỷ luật dân vận và 10 nhiệm vụ công tác chính trị trong quân đội cách mạng.

        Tháng 2

        Thống nhất tên gọi các lực lượng nửa vũ trang là dân quân, do chính quyền địa phương chỉ đạo. Lực lượng dân quân được chia ra: dân quân du kích có nhiệm vụ đánh giặc giữ làng và dân quân tự vệ đảm nhận công tác. Ngày 19 tháng 2, Bộ Quốc phòng ra thông tư về việc mọi công dân từ 18 đến 45 tuổi vào dân quân, quy định tổ chức nhiệm vụ các cơ quan dân quân, tự vệ, du kích ở các khu, tỉnh, huyện vả xã.

        Tháng 3

        Chính phủ quyết định đổi tên Bộ Tổng chỉ huy quân đội quốc gia thành Bộ Tổng chỉ huy quân đội quốc gia và dân quân tự vệ; thành lập các ban chỉ huy tỉnh đội, huyện đội, xã đội thuộc Ủy ban kháng chiến các cấp. Đến đây, lực lượng vũ trang của ta bắt đầu hình thành: bộ đội chính quy, du kích địa phương thoát ly sản xuất (bộ đội địa phương) và dân quân tự vệ không thoát ly sản xuất.

        29 tháng 3

        Bốn tiểu đội thuộc hai tiểu đoàn 16 và 18 (Trung đoàn Trần Cao Vân) tập kích đồn Đất Đò (Khu 4) diệt một trung đội Pháp, bắt tù binh, thu nhiều vũ khí, đạn dược. Trận tập kích mở đầu sự chuyển hướng từ đánh "dàn trận" sang du kích, vận động" của các lực lượng vũ trang trên chiến trường Bình - Trị - Thiên.

        3-6 tháng 4

        Hội nghị cán bộ Trung ương Đảng lần thứ hai tiến hành tại Việt Bắc. Hội nghị rút kinh nghiệm qua 4 tháng kháng chiến toàn quốc, phân tích về cuộc kháng chiến của ta và đề ra những chủ trương, chính sách về quân sự, kinh tế, chính trị.

        Về quân sự, hội nghị quyết định:

        1- Đối với bộ đội: Nắm vững và rèn luyện... làm cho bộ đội ta xứng đáng là bộ đội cách mạng của nhân dân.

        2- Chiến lược, chiến thuật: Cương quyết chuyến sang du kích vận động chiến, giành quyền chủ động về chiến thuật...

        3- Vấn đề dân quân: Cấp tốc xúc tiến việc tổ chức, huấn luyện, vũ trang và lãnh đạo dân quân...

        4- Căn cứ địa: Tổ chức căn cứ địa ở miền rừng núi và đồng bàng.

        5- Quân giới: Chế tạo các vũ khí phá xe tăng, ca nô (Ba-zô-ka, mìn, địa lôi) và vũ khí thô sơ...

        25 tháng 4

        Đại đội học viên Trường Quân chính Khu 8 phối hợp với Chi đội 17 và du kích Mỹ Tho phục kích đoàn xe địch trên đường số 4 từ Sài Gòn lên miền Tây Nam Bộ, đoạn Giồng Dứa (Châu Thành, Mỹ Tho). Sau 10 phút chiến đấu, ta phá hỏng 14 xe của nguy quyền Sài Gòn, diệt 80 tên, bắt 7 tên (có Trương Vĩnh Tây). Đây là trận điển hình về vận dụng cách đánh phục kích giao thông thời kỳ đầu chống Pháp.

        Tháng 4

        Chế tạo thành công súng Ba-zô-ka. Từ giữa năm 1946, việc nghiên cứu, chế tạo đã được thực hiện ở xưởng quân giới Giang Tiên (Thái Nguyên). Tiếp đó, kỹ sư Trần Đại Nghĩa trực tiếp nghiên cứu và chi đạo chế tạo thanh công Ba-zô-ka theo mẫu của Mỹ (kiếu ATM-6A1), cỡ 60mm, dải 1,27m, nặng 11kg, có thể vác vai, bắn không giật, cự ly bắn hiệu quả từ 50 - 60m, xa nhất là 300m. Ngày 3 tháng 3 năm 1947 Ba-zô-ka được sử dụng diệt xe tăng Pháp tại Sơn Lộ - Chùa Trầm, Hà Đông. Đến tháng 4 năm 1947, sau nhiều lần bắn thử, súng và đạn Ba-zô-ka được Cục Quân giới nghiên cứu, chế tạo ổn định. Mỗi khu lập 1 - 2 xưởng chế tạo Ba-zô-ka. Cùng thời gian này, các cơ sở quân giới còn nghiên cứu, chế tạo được một số vũ khí chống tăng cỡ nhỏ (AT), súng phóng lựu, cối 51mm.

        1 tháng 5

        Chù tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh (số 47/SL) về tổ chức Bộ Tổng chi huy gồm Bộ Tổng tham mưu và các Cục: Chính trị, Tình báo, Tổng Quân huấn, Thanh tra, Dân quân và Văn phòng. Sắc lệnh quy định tổ chức cụ thể của Bộ Tống tham mưu, Cục Chính trị và Văn phòng.

        22 tháng 5

        Tiểu đoàn 193 (Trung đoàn 108) phục kích đánh địch ở đèo Hải Vân (Quang Nam) phá huy một đoàn xe quân sự, diệt 1 đại tá, 2 đại úy Pháp và một số binh lính địch.

        24 tháng 5

        Hội nghị dân quân, du kích toàn quốc lần thứ nhất, thống nhất tổ chức dân quân tự vệ và du kích từ những tổ chức vũ trang quần chúng, do Mặt trận Việt Minh và các đoàn thề cứu quốc xây dựng trở thành một bộ phận trong các lực lượng vũ trang Nhà nước, do các cơ quan quân sự địa phương chỉ huy. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư tới hội nghị khẳng định: "Dân quân tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là một bức tường sắt của Tổ quốc. Vô luận kẻ địch hung bạo thế nào, hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó, thì địch nào cũng phải tan rã".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2016, 07:20:57 pm »


        12-15 tháng 6

        Hội nghị quân sự toàn quốc lần thứ ba, đề ra kế hoạch bồi dưỡng, chấn chỉnh bộ đội, củng cố căn cứ địa kháng chiến, dự kiến âm mưu và thủ đoạn đánh phá của địch trong Thu - Đông 1947, rút kinh nghiệm tác chiến của các lực lượng vũ trang nhân dân, chuẩn bị tác chiến để phá sự chuẩn bị tiến công mùa đông của địch. Hội nghị đề ra nhiệm vụ cho quân và dân ta: "Đánh vào các đô thị, đánh rất mạnh vào các đường giao thông, đánh mạnh hơn vào các vùng do địch kiểm soát, đập tan mưu mô chính trị và kinh tế của địch... Phối hợp hoạt động quân sự, vũ trang tuyên truyền với các cuộc đấu tranh chính trị trong những vùng địch kiểm soát”.

        14 tháng 7

        Chi đội 10 Biên Hoà phục kích đánh đoàn tàu hoả quân sự của Pháp ở Bàu Cá> trên đường sắt Biên Hoà - Phan Thiết. Sau khi dùng mìn điện tự chế từ bom 50 kg lấy được của địch đánh đổ đoàn tàu, bộ đội ta tiến công, loại khỏi vòng chiến đấu gần 200 tên địch, thu 60 súng các loại và 3 máy vô tuyến điện.

        27-29 tháng 9

        Hội nghị quân sự toàn quốc lần thứ tư, nhận định hướng tiến công của địch, xác định "Bắc Bộ sẽ là chiến trường chính nếu địch không mạo hiểm thì đánh đồng bằng, nếu mạo hiểm chúng sẽ đánh lên Việt Bắc". Hội nghị chủ trương: "Kiên quyết nắm vững bộ đội, giữ gìn chủ lực, tiêu diệt từng tộ phận quân địch, bảo vệ căn cứ, thực hiện phối hợp giữa các khu và phối hợp chiến lược toàn quốc, phá tan âm mưu lập nguy quyền của địch. Cách đánh của ta là du kích chiến và vận động chiến, dùng đơn vị đại đội để hoạt động trên chiến trường của mỗi địa phương" và "Tập trung từng tiểu đoàn chủ lực cơ động đánh vận động chiến”, tránh phòng ngự chính diện, bộ đội phải ở sau lưng địch, hoá chỉnh vi linh, hoá binh vi chỉnh, hoá trang lẫn vào dân khi cần".

        4 tháng 10

        Hội nghị Cục trưởng Bộ Quốc phòng lần thứ tư, quyết định:

        1- Về quân giới: Tăng cường sản xuất vũ khí đạn dược, chú trọng về phẩm chất, kiện toàn về tổ chức.

        2- Quân nhu: Chỉnh đốn lại việc cung cấp cho bộ đội để được chu đáo và có quy củ hơn.

        3- Quân y: Kiểm tra kỹ việc phân phối, cấp dưỡng và điều trị trong các quân y và bệnh xá.

        4- Giao thông công binh: Vận tải trong thời kỳ địch tấn công và tổ chức công binh cho các khu.

        7- 10 đến 22-12

        Chiến dịch Việt Bắc. Quân địch tập trung một lực lượng lớn gồm hơn một vạn quân (có 2 binh đoàn tinh nhuệ), 40 máy bay, 800 xe cơ giới, do trung tướng Xa-lăng (Salan) chỉ huy, chia làm 3 hướng đánh vào Việt Bắc - căn cứ địa cách mạng của cả nước, hòng tiêu diệt cơ quan lãnh đạo Trung ương và bộ đội chủ lực của ta, chặn đường tiếp tế và liên lạc của ta với bên ngoài, phá hoại kinh tế và tàn sát nhân dân vùng căn cứ địa.

        Bộ Tổng chi huy ta sử dụng các trung đoàn 147, 165 (chủ lực Bộ); 72, 74, 121 (Khu 1); 11, 36, 59, 98 (Khu 12); 1 tiểu đoàn pháo binh và Trung đoàn Sông Lô (Khu 10), 5 tiểu đoàn độc lập của Bộ, Khu 1 và Khu 12, các đơn vị binh chủng và du kích đánh chặn cuộc tiến công lớn của quân Pháp lên Việt Bắc.

        Chiến dịch diễn ra thành hai đợt (7.10 - 20.11, 21.11 - 22.12). Các đơn vị thực hiện phương châm "đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung" và cách đánh du kích, vận động đánh địch trên các địa bàn, trọng điểm là các mặt trận đường số 3, đường số 4 và Sông Lô, bẻ gãy các mủi tiến công đường không, đường bộ và đường thuỷ của binh đoàn đổ bộ đường không, binh đoàn bộ binh thuộc địa, lính thuỷ đánh bộ cùng lực lượng dự bị của Pháp (tổng số khoảng 1,2 vạn quân). Bộ đội ta đánh nhiều trận, gây cho địch tổn thất lớn: Bắn rơi tại chỗ máy bay chở viên tham mưu phó quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương, thu tài liệu kế hoạch chiến dịch của địch (9.10); phục kích tại bản Sao - đèo Bông Lau (30.10); bắn tàu chiến, ca nô tại Khoan Bộ (23.10), Đoan Hùng (24.10), La Hoàng (2.11), Khe Lau (10.11)... trên sông Lô; tập kích đồn Phủ Thông (30.11); phục kích tại đèo Giàng trên đường số 3 (15.12)...

        Toàn chiên dịch, ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6.000 quân Pháp, bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 tàu chiến va ca nô, phá hủy 100 khẩu pháo, cối, hàng nghìn súng, hàng trăm xe quân sự, thu hàng chục tấn chiến lợi phẩm.

        Chiến thắng Việt Bắc đã làm phá sản chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp, bảo toàn và phát triển bộ đội chủ lực, bảo vệ cơ quan lãnh đạo kháng chiến cả nước, đưa cuộc kháng chiến của quân và dân ta phát triển sang giai đoạn mới, đánh dấu mốc hình thành của nghệ thuật chiến dịch Việt Nam.

        10 tháng 11

        Bộ Tổng chỉ huy ra "Huấn lệnh về cuộc vận động luyện quân đội lập chiến công (luyện quân, lập công)". Mục đích: "Huấn luyện cho bộ đội ta dần trở nên một quân đội quốc gia xứng đáng, bổ cứu những khuyết điểm hiện tại". "Rèn luyện bộ đội có trình độ kỹ thuật đầy đủ để phát động du kích chiến tranh rộng rãi và đánh vận động trong điều kiện thuận lợi". "Nâng cao tinh thần hy sinh vì nước, anh dũng giết giặc, gây truyền thống oanh liệt cho quân đội quốc gia..."

        14 tháng 11

        Bộ Tổng chỉ huy ra "Huấn lệnh về phát động du kích chiến tranh, nhiệm vụ quân sự cơ bản trong giai đoạn này". Bản huấn luyện chỉ rõ: "Nếu du kích chiến tranh là căn bản thì vận động chiến là phù trợ... Trong khi những đơn vị tập trung của quân đội chính quy tiến hành vận động chiến, nếu du kích chiến tranh không phát triền thì quân đội chính quy rất khó làm tròn nhiệm vụ của mình, vì vậy phát triển du kích chiến tranh tức là gây điều kiện thuận lợi cho vận động chiến... Quân chính quy phải hiểu rõ du kích chiến tranh là cần thiết cho vận động chiến, tự mình phải tận lực nâng đỡ du kích quân và khi cần phải cho một bộ phận của mình ra hoạt động du kích và đảm nhiệm việc phát động du kích".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2016, 07:24:52 pm »



Năm 1948

        1 tháng 1

        Thành lập Tiểu đoàn pháo binh 410 (Liên khu 10), nòng cốt là 5 trung đội (175, 200, 225, 250, 275) thuộc Ban Pháo binh Khu 10 cũ, do đồng chí Phạm Văn Đôn làm Tiểu đoàn trưởng. Đây là tiểu đoàn pháo binh tập trung đầu tiên của quân đội ta.

        Đầu năm

        Thành lập các trung đoàn 300, 301, 302, 304, 306, 307, 308, 310, 311, 312 và một tiểu đoàn lưu động thuộc Khu 7. Sau khi thành lập, Trung đoàn 302 sáp nhập thêm một chi đội và đổi thành Trung đoàn 309; hai trung đoàn 307 và 309 sáp nhập thành Trưng đoàn 397.

        15-17 tháng 1

        Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (mở rộng) đề ra nhiệm vụ kháng chiến trong thời kỳ mới. về quân sự, Nghị quyết hội nghị nêu rõ: Xúc tiến luyện quân lập công, chỉnh đốn quân giới, quân nhu, quân y để cải tiến trang bị cấp dưỡng cho quân đội. Đồng thời phát triển dân quân, phát triển chiến tranh du kích khắp nơi, nhất là trong vùng địch kiểm soát, tuỳ theo tình thế tập trung đánh vận động tiêu diệt những đồn lẻ của địch, thu hẹp phạm vi chiếm đóng của chúng.

        24 tháng 1

        Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh (số 120/SL) tổ chức lại các khu trong ca nước: Khu 1 và Khu 12 hợp nhất thành Liên khu 1; Khu 2, 3, 11 thành Liên khu 3; Khu 10, l4 thành Liên khu 10; Khu 4 thành Liên khu 4 (trong đó có phân khu Bình - Trị - Thiên); Khu 5, 6, 15 thành Liên khu 5. Nam Bộ vẫn giữ 3 khu 7, 8, 9 và Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn, trực thuộc Bộ Tư lệnh Nam Bộ. Các liên khu được coi như một đơn vị chính trị, kinh tế, quân sự hoạt động tương đối độc lập, do Liên khu ủy (ở Nam Bộ là Xứ ủy) Ủy ban Kháng chiến hành chính liên khu trực tiếp chỉ đạo.

        Tháng 1

        Đờ La-tua (De Latour), tư lệnh quân Pháp ở Nam Bộ vạch kế hoạch bình định đồng bằng Nam Bộ: Thiết lập một hệ thống đồn bốt tháp canh dày đặc, kết hợp với hàng loạt cuộc hành quân càn quét triệt để phá cơ sở kháng chiến, tiêu diệt hoặc đánh bật chủ lực ta khỏi đồng bằng, tách bộ đội với nhân dân, tăng vùng địch kiểm soát, chúng tiến hành nhiều cuộc càn nhỏ, sử dụng lực lượng cỡ đại đội, tiểu đoàn chà xát nhiều lần, đồng thời mở những cuộc càn chớp nhoáng vào căn cứ du kích của ta. Đến tháng 9 năm 1949, Pháp lập được gần 300 đồn bốt, tháp canh, với hơn 70.000 quân.

        20 tháng 1

        Bộ Tổng chỉ huy ra chỉ thị (số 114/BT) về xây dựng căn cứ Tây Bắc, một nhiệm vụ quan trọng nhằm "bảo toàn lãnh thổ, giải phóng đồng bào, mở rộng căn cứ địa dự bị ở Bắc Bộ, phá tan âm mưu dùng người Việt đánh người Việt; khoét sâu nhược điểm thiếu nhân lực của địch, đặt cơ sở cho công cuộc quốc phòng vững chắc...".

        1 tháng 3

        Trung đoàn 310 (Biên Hoà) do Trung đoàn phó Nguyễn Văn Lung chỉ huy, củng du kích phục kích đoàn xe quân sự của địch tại La Ngà - Định Quán (trên đường Sài Gòn - Đà

        Lạt), phá huỷ 59 xe, diệt 150 sĩ quan, binh lính; trong đó có đại tá Đờ Sê-ri-nhê (De Sairigné) chỉ huy sư đoàn lê dương số 13 và đại tá Pa-ruýt (Parust) phó tổng tham mưu trưởng thứ nhất quân đội Pháp ở Đông Dương, thu nhiều vũ khí và quân dụng.

        6 tháng 3

        Hội nghị chính trị viên toàn quốc lần thứ hai đề ra đường lối và phương châm công tác quân sự. Hội nghị quyết định tiếp tục phân tán hai phần ba quân chủ lực thành các đại đội độc lập, trung đội vũ trang tuyên truyền, ban xung phong công tác tiến sâu vào vùng địch tạm chiếm, gây dựng cơ sở kháng chiến, dìu dắt dân quân du kích, kết hợp tác chiến với vận động nhân dân, kết hợp tiêu hao, tiêu diệt địch với bảo vệ cơ sở, phát động quần chúng nổi dậy đấu tranh. Các tiểu đoàn tập trung tiến lên đánh công kiên và đánh vận động, mở những chiến dịch nhỏ tiêu diệt sinh lực địch, san phẳng hoặc bức rút nhiều đồn bốt, thu hẹp vùng tạm bị chiếm đóng của địch.

        18 tháng 3

        * Tiểu đoàn 45 thuộc Trung đoàn 17 chủ lực của Bộ được tăng cường hoả lực pháo binh, tiến công cứ điểm Tu Vũ (cách Hoà Bình 25 km về phía bắc) nhằm phá thế chiếm đóng khu tam giác Hoà Bình - Tu Vũ - Thu Cúc, thu hẹp phạm vi kiểm soát của địch. Sau một thời gian chiến đấu, Tiểu đoàn 45 diệt và làm bị thương 60 tên địch, phá huỷ hai phần ba công sự. Qua trận đánh, bộ đội ta có thêm kinh nghiệm hiệp đồng giữa pháo binh và bộ binh trong tác chiến diệt cứ điểm.

        * Du kích huyện Tân Biên (tỉnh Thủ Biên), do Trần Công Ân chỉ huy đánh tháp canh cầu Bà Kiên. Bằng cách cải trang, lợi dụng lúc địch thay gác, du kích bí mật tiếp cận, dùng thang leo lên, ném lựu đạn qua lỗ bắn vào tháp canh, diệt 10 tên, thu 8 khấu súng, rồi rút lui an toàn. Cách đánh "Công đồn đặc biệt" (gọi tắt là đặc công) ra đời.

        18-25 tháng 3

        Bộ chỉ huy Liên khu 10 mở chiến dịch tiến công quân pháp ở khu vực Quang Huy - Gia Hội (Nghĩa Lộ). Lực lượng tham gia gồm 4 tiểu đoàn chủ lực và dân quân, du kích địa phương. Sau hơn một tuần chiến đấu, ta diệt và bức rút bảy vị trí, buộc hàng trăm tên địch ra hàng, tạo điều kiện cho các đội vũ trang tuyên truyền, đại đội độc lập của Liên khu tiến vào hoạt động trong vùng địch tạm chiếm.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2016, 03:34:28 am »


        15 tháng 4

        * Thành lập Trường Lục quân trung học Trần Quốc Tuấn trên cơ sở hợp nhất Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn, Trường Lục quân trung học Quang Ngãi và các trường, lớp đào tạo cán bộ trung đội. Khoá học có 450 học viên. Thiếu tướng Lê Thiết Hùng - nguyên Cục trưởng Cục Quân huấn được cử làm Giám đốc.

        * Trung đoàn Phạm Hồng Thái phối hợp với các trung đoàn 308, 311 và lực lượng vũ trang chống cuộc càn của 3.000 quân địch vào căn cứ Làng Be. Dựa vào địa hình có nhiều kênh rạch, các lực lượng vũ trang ta đánh chặn quyết liệt, bẻ gãy nhiều đợt tiến công của địch, diệt 300 tên, thu nhiều vũ khí. buộc chúng phải rút quân.

        18 tháng 4

        Các chi đội 24, 25, 26 vệ quốc quân Khu 9 phục kích danh chặn đoàn xe quản sự của Pháp ở Tầm Vu (Rạch Giá), thu 100 súng trường, 1 pháo 115mm.

        20 tháng 5

        Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ tư (miền Bắc Đông Dương) xác định nhiệm vụ quân sự: "Tranh thủ thời gian bổ sung bộ đội, phát triển dân quân, ở những nơi địch có thể tiến công ráo riết thì đề phòng phá các cuộc tiến công của địch. Mờ rộng công tác chính trị, nhất là công tác vận động ngụy binh, chuẩn bị mọi điều kiện đầy đủ để đẩy mạnh cuộc kháng chiến...".

        26-30 tháng 5

        Trung đoàn 64 cùng du kích và nhân dân địa phương chống cuộc càn của 3.000 quân địch, có thuỷ quân, không quân và pháo binh hỗ trợ vào huyện Ân Thi (Hưng Yên). Bộ đội và du kích đá chiến đấu dúng cảm, bẻ gãy nhiều đợt tiến công của địch, diệt hơn 200 tên, bắn chìm 3 ca nô, buộc chúng phải rút quân.

        Đây là tháng lợi lớn đầu tiên của ta ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.

        1-15 tháng 6

        Chiến dịch Yên Bình Xã 1. Bộ tư lệnh Liên khu 10 sử dụng các tiểu đoàn: 532 (chủ lực liên khu), 534 (Hà Giang), 45 (chủ lực Bộ), 2 đại đội độc lập (700 và Ngô Khê) tiến công quân Pháp ở khu vực huyện Yên Bình (nay thuộc tinh Yên Bái), nhằm tiêu diệt sinh lực, phá kế hoạch tiến công của địch, rèn luyện bộ đội tác chiến tập trung. Ta tiến công thị trấn Yên Bình Xã, bao vây, tiến công, bức rút một số cứ điểm. Nhưng do ta chưa nắm vững nguyên tác tập trung ưu thế binh hoả lực trong tiến công cứ điểm, nên kết quả tiêu diệt địch không lớn (diệt và bắt hơn 200 tên).

        25-7 đến 2-8

        Nhâm tiêu diệt sinh lực, phá thế chiếm đóng của địch ở Cao Bằng, Bắc Cạn, Bộ chỉ huy Liên khu 1 chỉ huy 2 trung đoàn (308, 74), 3 tiểu đoàn và một số đại đội độc lập, cùng du kích tiến công tuyến phòng thủ của địch trên đường số 3, đoạn Bắc Cạn - Ngân Sơn. Lực lượng địch có 2 đại đội lê dương, 1 đại đội cơ động và lính ngụy.

        Mở đầu, Tiểu đoàn 11 (Trung đoàn 308) được tăng cường 1 đại đội pháo tiến công cứ điểm Phủ Thông. Tiếp đó, các đơn vị tăng cường đánh du kích, đánh giao thông, chặn viện trên đường 3. Ta diệt gần 60 tên, thu hơn 50 súng. Tiểu đoàn 11 được tặng danh hiệu "Tiểu đoàn Phủ Thông".

        31 tháng 7

        Hội nghị Xứ ủy Nam Bộ (mở rộng) phân tích tình hình và quyết định: "Chiến lược của ta phải nhằm vào chống chiến lược giặc, vào sự bảo vệ dự trữ của chúng ta, bảo vệ hậu phương của ta. Ta phải gây phong trào và tạo làng chiến đấu cho các tỉnh, phải có chủ lực mạnh để đánh những trận lớn, phải đánh đồn, tiêu diệt từng bộ phận nhỏ của địch, mở rộng mặt trận ở toàn cõi Nam Bộ".

        8-16 tháng 8

        Hội nghị cán bộ Trung ương Đảng lần thứ năm. về quân sự, hội nghị nhấn mạnh vấn đề tổ chức Đảng trong quân đội, rút ra những bài học lớn về tư tưởng chỉ đạo tác chiến: Trong khi ra sức "Phát triển chiến tranh du kích khắp nơi", đồng thời phải "Tủy theo tình thế tập trung đánh vận động tiêu diệt địch”, "phải học đánh vận động bằng tiểu đoàn tập trung rồi tiến lên thực hiện đánh vận động bằng trung đoàn dã chiến".

        19 tháng 8

        Thành lập Hội đồng Quốc phòng tối cao để nghiên cứu kế hoạch kháng chiến toàn diện, trình Chính phủ duyệt và thực hiện.

        Chủ tịch Hội đồng: Hồ Chí Minh - Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Phó chủ tịch: Lê Văn Hiến (Bộ trưởng Bộ Tài chính). Các ủy viên: Phan Kế Toại (quyền Bộ trưởng Bộ Nội vụ); Phan Anh (Bộ trưởng Bộ Kinh tế), Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng chỉ huy quân đội quốc gia và dân quân Việt Nam), Tạ Quang Bửu (Thứ trưởng Bộ Quốc phòng).

        Tháng 8

        Thành lập Mặt trận 3 (Mặt trận Trung Du). Thiếu tướng Hoàng Văn Thái - Tổng tham mưu trưởng trực tiếp làm chỉ huy trường mặt trận.

        5-7 tháng 10

        Chiến dịch Yên Bình Xã 2. Nhảm phá kê hoạch chiếm đóng và âm mưu tiến công thu đông - 1948 của Pháp, tập dượt bộ đội tập trung đánh cứ điềm kiên cố, Bộ tư lệnh Liên khu 10 sử dụng tiểu đoàn 453, đại đội 22 (Trung đoàn 115), 2 đại đội độc lập (671, 672), 1 đại đội sơn pháo 75mm, mở chiến dịch tiến công địch ở huyện Yên Bình (Yên Bái) lần 2. Sau 3 trận chiến đấu, bộ đội ta diệt và làm bị thương 58 tên địch, thu một số vũ khí, lương thực, giải phóng 70 gia đình bị địch tập trung ở Yên Bình Xã.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2016, 09:13:55 pm »


        8-10 đến 7-12

        Chiến dịch Đông Bắc I (Đông Bắc Bắc Bộ). Bộ Tổng chi huy và Bộ tư lệnh Liên khu 1 chủ trương mở chiến dịch

        Đông Bắc I nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá cơ sở kinh tế, đánh vào tuyến hậu cần của địch từ Hải phòng lên Lạng Sơn, mờ rộng khu tự do Đông Bắc, phá kế hoạch tiến công thu đông của chúng. Lực lượng tham gia có 3 trung đoàn (98, 28, 55) chủ lực Liên khu 1 và 2 tiểu đoàn (18, 29) thuộc Trung đoàn 308 chủ lực của Bộ cùng dân quân du kích mở chiến dịch tiến công địch ở khu vực An Châu - Đồng Dương (Đông Bắc Bắc Bộ).

        Diễn biến chiến dịch chia làm 2 đợt: (8 - 30.10, 31.10 - 7.12). Kết thúc chiến dịch, ta diệt 3 cứ điểm, bức rút 7 vị trí, diệt 150 tên, thu một số vũ khí; mờ rộng và củng cố căn cứ địa Đông Bắc.

        20 tháng 10

        Thành lập Liên khu 5, trên cơ sở hợp nhất các khu 5, 6 và 15 gồm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Viên, Đồng Nai Thượng (Lâm Đồng). Lực lượng thuộc Liên khu có 7 trung đoàn và 1 tiểu đoàn. Việc thành lập Liên khu 5 thống nhất sự chỉ đạo chỉ huy trên các địa bàn Nam Trung Bộ, tạo điều kiện để phát triển lực lượng chủ lực, thúc đẩy vận động chiến.

        23 tháng 10

        Đại diện Chính phủ tại miền Nam ra nghị định (số 141/QS UNTB) thành lập Phân khu Tây Nguyên (địa bàn cua Khu 15 cũ), thành lập Trung đoàn 210 (gồm 2 trung đoàn 210, 215 sáp nhập lại); Liên trung đoàn 81-82 (Khu 6 cũ), phụ trách 4 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Viên, Đồng Nai; Liên trung đoàn 80 - 83 (Khu 6 cũ), phụ trách 2 tinh Phú Yên, Khánh Hoà.

        Tháng 10

        Thành lập Bộ Tư lệnh Nam Bộ trên cơ sở Ban Quân sự Nam Bộ, do Trung tướng Nguyễn Bình làm Tư lệnh.

        11 tháng 11

        Khu ủy và Bộ tư lệnh Khu 5 mở đợt hoạt động Đông Xuân 1948 - 1949. ở Khánh Hoà, Phú Yên: Liên trung đoàn 80-83 do Trung đoàn trưởng Lư Giang, Chính ủy Nguyễn Đường chỉ huy, diệt một số vị trí địch. Ở Quảng Nam: Trung đoàn 108 do Trung đoàn trưởng Nguyễn Bá Phát, Chính ủy Nguyễn Quyết chỉ huy, được tăng cường 2 tiểu đoàn (79 và 19), tập kích một số đồn địch ở khu vực thị xã Hội An, phục kích xe quân sự địch trên đèo Hải Vân. Ở Tây Nguyên: Tiểu đoàn 50 (Trung đoàn 120) do Trung đoàn trưởng Trương Cao Dũng chỉ huy, cùng lực lượng vũ trang địa phương Gia Lai đánh giao thông trên đường 19.

        Tại cực Nam Trung Bộ, Liên trung đoàn 81 - 82 do đồng chí Nguyễn Quang Tuyến - Trung đoàn trưởng, đồng chí Nguyễn Sắc Kim - Chính trị ủy viên chỉ huy đánh bại cuộc càn lớn của 1.000 địch vào các huyện Hoà An, Trung Phong.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2016, 09:19:13 pm »


Năm 1949

        14-18 tháng 1

        Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ sáu ra nghị quyết, trong đó xác định nhiệm vụ và công tác quân sự: "... Mạnh bạo đẩy mạnh vận động chiến đi tới và khi đủ điều kiện thi kịp thời nâng vận động chiến lên địa vị quan trọng để tiến sang giai đoạn phản công"... "Trung tâm công tác trong lúc này là tiếp tục xây dựng các bộ đội chủ lực, tập trung cán bộ tập trung vũ khí và phương tiện thông tin liên lạc cho những đơn vị có nhiệm vụ đánh vận động chiến. Biên chế, huấn luyện, trang bị đều phải nhằm mục đích thực hiện vận động chiến mà tiến hành".

        20 tháng 1

        Tổng chính ủy tổ chức hội nghị cán bộ quân sự cao cấp thảo luận "Kế hoạch quân sự năm 1949", xác định: "Mạnh bạo từ chủ động chiến dịch tiến đến chủ động chiến lược bộ phận; kế hoạch chiến lược cần định rõ những chiến dịch kế tiếp nhau để việc chuẩn bị được đầy đủ và có điều kiện duy trì sự chủ động trên các mặt trận". "Để phát triển vận động chiến, thực hiện chủ động chiến dịch đi tới chủ động chiến lược cục bộ, nguyên tắc tập trung binh lực cần được kiên quyết thực hiện, đặc biệt trên chiến trường chính và hướng chính. Việc tập trung binh lực cần thích hợp với điều kiện địa hình, chiến thuật áp dụng, địch tình trên mỗi một chiến trường".

        15 tháng 2

        Tướng Ble-dô, Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương, sử dụng lực lượng cơ động mở cuộc hành binh Đi-an (Diane), đánh chiếm khu vực Phú Thọ, Yên Bái. Mục đích cuộc hành binh nhầm bảo vệ phía tây đồng bằng Bắc Bộ còn sơ hở, thực hiện chủ trương tăng cường phòng ngự vùng trung du Bắc Bộ, sau đó "đánh tan" lực lượng chủ lực ta ở Bắc Bộ.

        Tháng 2

        Bộ Tổng tham mưu tổ chức hội nghị xây dựng lực lượng vũ trang. Hội nghị đã thảo luận phương án tố chức biên chế đại đoàn chủ lực thuộc Bộ và trung đoàn chủ lực liên khu chuẩn bị cho Bộ Quốc phòng ban hành nghị định chính thức về tổ chức biên chế đại đoàn và trung đoàn chủ lực.

        1-3 đến 20-4

        Chiến dịch Lao - Hà (Lào Cai - Hà Giang). Nhằm phối hợp với Mặt trận 7 (chiến dịch Cao - Bắc - Lạng và chiến dịch Đông Bắc), Bộ tư lệnh Liên khu 10 sử dụng 4 tiểu đoàn (453, 532, 530, 930), một số đại đội độc lập và đội vũ trang tuyên truyền tiến công địch ở Lào Cai - Hà Giang, diệt 2 vị trí, bức địch rút khỏi 22 vị trí khác, diệt và gọi hàng hơn 60 tên địch, phá âm mưu lập "Xứ Nùng tự trị" của địch.

        4-3 đến 27-4

        Chiến dịch Đông Bắc II. Nhằm tiêu diệt một bộ phận quân Pháp, củng cố và phát triển cơ sở, hỗ trợ mặt trận Cao - Bắc - Lạng, Bộ tổng chỉ huy sử dụng Trung đoàn 98, Trung đoàn độc lập Hải Ninh, Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 59) do đồng chí Lê Quảng Ba làm Chỉ huy trưởng kiêm Chính ủy chiến dịch, tiến công địch ở Đông Bắc Bắc Bộ. Sau hơn 40 trận lớn nhỏ, ta loại khỏi vòng chiến đấu gần 600 tên địch, bắt và gọi hàng hơn 200 tên, phá huỷ 80 xe quân sự, thu nhiều vũ khí.

        8 tháng 3

        *  Ban nghiên cứu Thuỷ quân thuộc Bộ Tổng tham mưu được thành lập, có nhiệm vụ nghiên cứu phương án xây dựng và chiến đấu của lực lượng thủy quân phủ hợp với hiện tại và trong tương lai gần. Trưởng ban - Nguyễn Văn Khương, Chính trị viên: Nguyễn Việt.

        * Tổng thống Pháp Vanh-xăng Ô-ri-ôn (Vincent Auriol), Bộ trường Pháp quốc hải ngoại Cốt Phơ-lô-rê (Coste Floret) và Bao Đại ký hiệp ước tại Pa-ri. về quân sự, theo hiệp ước: Việt Nam có quân đội riêng do sĩ quan người Việt chi huy, nhưng do Pháp huấn luyện và trực tiếp điều khiển; quân đội pháp được quyền tự do di chuyến trên toàn Việt Nam, đóng quân tại các căn cứ hải, lục, không quân quan trọng.

        9 tháng 3

        Ban nghiên cứu Không quân thuộc Bộ Tổng tham mưu được thành lập, có nhiệm vụ tìm hiểu hoạt động và biện pháp chống không quân Pháp, chuẩn bị cơ sở xây dựng không quân Việt Nam. Trướng ban: Hà Đổng; Chính trị viên: Trần Hiếu Tâm.

        12 tháng 3

        Chủ tịch Hồ Chú Minh ký sầc lệnh (số 14/SL) đổi tên "Bộ Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia và dân quân Việt Nam” thành "Bộ Tổng tư lệnh Quân đội quốc gia và dân quân Việt Nam"; các bộ chỉ huy liên khu đổi thành Bộ tư lệnh liên khu; Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia và dân quân Việt Nam đổi thành Tổng tư lệnh Quân đội quốc gia và dân quân Việt Nam; Liên khu trưởng đổi thành Tư lệnh liên khu.

        15-3 đến 30-4

        Chiến dịch Cao - Bắc - Lạng. Ba trung đoàn (28, 72, 74), tiểu đoàn 517 (Liên khu 1), bốn tiểu đoàn bộ binh (29, 35, 23, 18), tiểu đoàn pháo binh 410 (trực thuộc Bộ), dưới sự chỉ huy của các đồng chí Đào Văn Trường (Tư lệnh), Hà Kế Tấn (Chinh ủy), tổ chức tiến công địch trên tuyến phòng thủ đường số 4 và lực lượng chiếm đóng của Pháp ờ Cao Bằng - Bắc Cạn - Lạng Sơn, buộc địch phải rút khỏi Bấc Cạn. Diễn biến chiến dịch chia làm hai đợt (15.3 - 14.4. 25 - 30-4). Kết thúc chiến dịch, ta bức rút 17 đồn bốt, phá huỷ 80 xe quân sự và loại khỏi vòng chiến đấu hơn 1.400 tên địch.

        29 tháng 3

        Chính Phủ Pháp điều động 13 tiểu đoàn ở Châu Phi và 2 phi đoàn máy bay tiêm kích sang Đông Dương, nâng lực lượng viễn chinh tại Đông Dương lên 130.000 quân.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2016, 09:31:08 pm »


        7 tháng 4

        Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành sắc lệnh thành lập bộ đội địa phương. Sắc lệnh quy định: "Quân đội quốc gia Việt Nam gồm hai phần: Quân đội chính quy và quân đội địa phương. Bộ đội địa phương có 3 đặc điểm chính là: có tính cách địa phương, có nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ địa phương, tự trang bị và tự túc về cấp dưỡng".

        Thực hiện sắc lệnh trên, ngày 7 tháng 7 năm 1949, Bộ trưởng Quốc phòng - Tổng tư lệnh ra Nghị định (số 103/NĐ) về tổ chức bộ đội địa phương, và Thông tư (số 46/TT) về nhiệm vụ của cơ quan các cấp, các ngành đối với việc xây dựng bộ đội địa phương.

        29-4 đến 30-5

        Bộ chỉ huy quân Pháp huy động 2.500 quân, mở cuộc càn Pô-môn (Pomone) đánh lên Phú Thọ, Tuyên Quang, nhằm thu hút chủ lực ta, phá hậu phương kháng chiến của ta, giành lại quyền chủ động ờ chiến trường Bắc Bộ và gây thanh thế cho Bảo Đại về nước.

        Lực lượng ta gồm hai trung đoàn: 308 (chủ lực Bộ), 209 (Liên khu 10), du kích và nhân dân, dưới sự chỉ huy của các đồng chí Bằng Giang (Chỉ huy trưởng), Vương Thừa Vũ và Lâm Kính (Chỉ huy phó) đã chiến đấu dũng cảm, bẻ gãy nhiều đợt tiến cổng của địch, tiêu diệt một bộ phận sinh lực, làm thất bại âm mưu càn quét của chúng.

        13 tháng 5

        Chính phủ Pháp cử tướng Rơ-ve (Revers) Tổng tham trưởng quân đội sang Đông Dương. Sau hơn một tháng điều tra ngày 29 tháng 6 năm 1949, Rơ-ve gửi Chính phủ Pháp bản báo cáo đề xuất một kế hoạch chiến lược mới. Nội dung chính gồm: Coi Bắc Bộ là chiến trường chính, tăng quân cho Bắc Bộ, mở rộng phạm vi chiếm đóng ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, tăng cường phòng thủ khu tứ giác Lạng Sơn - Tiên Yên - Hải Phòng - Hà Nội, bao vây căn cứ địa Việt Bắc, phong toả biên giới Việt - Trung; chú trọng phát triển sử dụng quân ngụy vào việc chiếm đóng để tập trung quân Âu - Phi xây dựng lực lượng cơ động, càn quét, đánh phá, đàn áp phong trào chiến tranh du kích, chuẩn bị mở các cuộc tiến công lớn tiêu diệt bộ đội chủ lực ta.

        Kế hoạch Rơ-ve được Chính phủ Pháp thông qua, được Mỹ ủng hộ, đánh dấu sự can thiệp của Mỹ vào chiến tranh Việt Nam.

        14 tháng 5

        Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh quyết định sáp nhập các phòng, ban vũ khí dân quân, các xưởng vũ khí dân quân ở các khu và các xưởng thuộc Tổng liên đoàn Lao động vào Ngành Quân giới. Mỗi tỉnh duy trì một công trường hoặc một kíp thợ (20-30 người), bảo đảm vũ khí cho bộ đội địa phương và dân quân du kích. Các huyện lập tổ nhồi lắp vũ khi (mìn, lựu đạn) và sản xuất vũ khí thô sơ.

        19-5 đến 18-7

        Chiến dịch Sông Thao. Nhằm tiêu diệt sinh lực địch, phát triển chiến tranh du kích, mở rộng căn cứ Tây Bắc, Bộ

        Tổng tư lệnh sử dụng các tiều đoàn 11, 45 (Trung đoàn 308), 4 tiểu đoàn cua Liên khu 10 và một số đơn vị binh chung dưới sự chi huy của các đồng chí Lê Trọng Tấn (Chỉ huy trưởng), Cao Văn Khánh (Chi huy phó), mở chiến dịch tiến công vào phòng tuyến sông Thao của Pháp ờ khu vực Yên Bái - Lào Cai. Lực lượng địch có 9 đại đội, 7 trung đội tổ chức phòng thu ở các cứ điếm. Diễn biến chiến dịch chia làm 3 đợt (19.5-13.6; 24-29.6; 16-18.7). Kết thúc chiến dịch ta tiến công tiêu diệt 9 cứ điếm, bức rút 16 đồn, loại khỏi vòng chiến đấu gần 700 tên địch, phá vỡ từng mảng lớn phòng tuyên sông Thao, mở rộng vùng tự do của ta ở Sơn La, Yên Bái, Lào Cai từ Ba Khe đến Bảo Hà.

        Tháng 5

        * Thành lập Cục Pháo binh. Nhiệm vụ: Nghiên cứu, chế tạo vũ khí có sức công phá phù hợp với khả năng, điều kiện của ta; mờ trường đào tạo chi huy pháo binh, lớp đào tạo thợ pháo... Cục trương: Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa.

        * Thành lập Ban chi huy Mặt trận Hà Nội. Trực thuộc Mặt trận gồm tiểu đoàn chu lực 108 (được xây dựng trên cơ sở các đại đội độc lập tập trung lại) và hai chi đội biệt động nội thành.

        10-6 đến 5-7

        Chiến dịch "Thập vạn Đại Sơn". Thực hiện thoả thuận giữa Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Trung ương Đảng ta, Bộ Tổng tư lệnh ra lệnh cho Bộ tư lệnh Liên khu 1: "Giúp Giải phóng quân (Trung Quốc) xây dựng một khu giải phóng ở vùng Ung - Long - Khâm liền với biên giới Đông Bắc của ta, thông ra biển, gây điều kiện để khuếch trương lực lượng đón quân tiến xuống phía nam, đồng thời hoạt đông ơ Đông Bắc để mờ rộng khu tự do của ta ra sát tận biên giới và thông ra biển, liền với khu giải phóng Việt Quế".

        Bộ chỉ huy chiến dịch do đồng chí Lê Quảng Ba làm Tư lệnh và đồng chí Trần Minh Giang (Trung Quốc) làm Chính trị ủy viên. Lực lượng tham gia chiến dịch về phía Việt Nam gổm các tiểu đoàn: 73 (Trung đoàn 74), 35 (Trung đoàn 308), 426 (Trung đoàn 59), 1 (Trung đoàn Hải Ninh) và một số đơn vị binh chủng, bảo đảm.

        Chiến dịch diễn ra trên hai mặt trận. Mặt trận Điền Quế do đồng chí Nam Long làm Chỉ huy trưởng, đồng chí Hoàng Bình (Trung Quốc) làm Chỉ huy phó, đồng chí Đỗ Trình làm Chính trị ủy viên. Mặt trận Tả Giang - Long Châu do đồng chí Thanh Phong (Tư lệnh phó Liên khu 1) làm Tư lệnh, đồng chí Chu Huy Mân (Trung đoàn trưởng Trung đoàn 74) và đồng chí Long Xuyên (Trung đoàn phó Trung đoàn 28) làm Tư lệnh phó. Trên cả hai mặt trận, bộ đội Việt Nam đã phối hợp với Quân giải phóng Trung Quốc tiêu diệt nhiều đồn bốt, mở rộng khu Điền Quế, Việt Quế, các khu căn cứ Tả Giang, Thập vạn Đại Sơn. Hoàn thành nhiệm vụ các đơn vị trở về Tổ quốc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2016, 09:36:53 pm »

        
        18 tháng 6

        Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh (số 50/SL) quy định Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ "tổ chức và quản trị quân đội và các cơ quan quốc phòng"; "điều khiển các cơ quan sản xuất quốc phòng". Tổ chức Bộ Quốc phòng gồm: các cơ quan trực tiếp giúp Bộ trưởng (Văn phòng và sự vụ); các nha chuyên việc sản xuất (Quân giới, Quân nhu, Quân dược); Bộ tham mưu và các Cục (Chính trị. Dân quân. Quản huấn, Quân chính, Quân pháp, Tình báo. Pháo binh. Công binh, Quân giới, Quân nhu, Quân y, Thông tin liên lạc, Vận tải), Đoàn Thanh tra.

        Tháng 6

        Hội nghị Cục trưởng và Giám đốc Nha Quân giới. Tại hội nghị, Thiếu tướng Hoàng Ván Thái - Tổng tham mưu trường giao nhiệm vụ cho ngành quân giới: "Sản xuất vũ khí công đồn và đánh giao thông, chú trọng vũ khí đánh đường thuỷ". Hội nghị phát động cuộc vận động "Rèn luyện cán bộ. chấn chỉnh cơ quan" trong toàn ngành.

        31 tháng 7

        Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh ban hành nghị định (số 123/NĐ) thành lập Cục Thông tin liên lạc thuộc Bộ Tổng tư lệnh. Nhiệm vụ: Tham mưu cho Bộ Tổng tư lệnh về thông tin liên lạc; tổ chức giữ vững thông tin liên lạc từ Bộ Tổng tư lệnh, Bộ Tổng tham mưu đến các chiến trường, các đơn vị trong toàn quân; trực tiếp chỉ đạo, chỉ huy các đơn vị thông tin liên lạc thuộc Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh; thống nhất tất cả các lực lượng thông tin liên lạc ở cơ quan Bộ Quốc phòng, sở vô tuyến điện Việt Nam về Cục. Các đồng chí Hoàng Đạo Thuý được bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng, Nguyễn Văn Tình giữ chức Cục phó.

        6 tháng 8

        Phân hiệu Lục quân Trung Bộ được thành lập theo nghị định của Bộ Quốc phòng, do đồng chí Hoàng Điền làm Giám đốc, đồng chí Hoàng Lưu làm Chính trị viên. Ngày 21 tháng 9 năm 1949, phân hiệu khai giảng khoá 1 tại Hà Cháy (Thanh Chương, Nghệ An), có 800 học viên.

        8 tháng 8

        Bộ đội Khu 9 đánh địch ở Sóc Xoài (Rạch Giá), diệt 200 tên phá huỷ 11 xe cơ giới, thu 1 pháo 90mm.

        9 tháng 9

        Trước sức tiến công của quân và dân ta, quân Pháp bị thiệt hại phải rút. khỏi thị xã Bấc Cạn. Tiếp đó, chúng rút bỏ vị trí Phủ Thông (10-8) và các vị trí Nà Phạc, Ngân Sơn (13-8). Bắc Cạn được giải phóng. Khu căn cứ địa Việt Bắc được củng cố, mở rộng.

        18 tháng 8

        * Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị xây dựng bộ đội địa phương và phát triển dân quân, trong đó xác định vị trí vai trò: "Bộ đội địa phương và dân quân trong quá trình tiến triển của chiến tranh, là lực lượng hậu bị trực tiếp của quân chủ lực". "Xây dựng bộ đội địa phương và phát triển dân quân là một công tác then chốt để đẩy mạnh chiến tranh tiến tới".

        * Tại Bắc Bộ, Bộ chỉ huy quân Pháp huy động 5 tiểu đoàn, có máy bay, xe lội nước và pháo binh yểm hộ, mở cuộc hành quân Ca-ni-gu (Canigou) đánh chiếm thị xã Vĩnh Yên, Phúc Yên. Đây là hành động tiếp tục kế hoạch chiếm đóng Trung Du của Pháp.

        * Tại Trung Bộ, quân Pháp mở cuộc càn lớn vào Mỹ Xuyên (Phong Điền, Quảng Trị). Các tiểu đoàn 277, 310 (Trung đoàn 95), 364 (Liên khu 4) anh dũng chiến đấu, bẻ gãy cuộc tiến công của địch, gây cho chúng một số thiệt hại.

        19 tháng 8

        Tại Đà Nẵng, bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, công an Xung phong và biệt động đột nhập vào thành phố, phá bốt gác, trại lính, đài thiên văn, nhà máy nước, trụ sở hành chính nguy quyền, làm chủ trong ba giờ liền.

        28 tháng 8

        Đại đoàn bộ binh 308 tổ chức lễ thành lập tại Đồn Đu Đồng Hỷ (nay là Phú Lương) tinh Thái Nguyên. Đại đoàn biên chế 3 trung đoàn bộ binh (88, 42, 36), Tiểu đoàn 11 (Tiểu đoàn Phủ Thông), Tiểu đoàn pháo binh 410 và một số đơn vị binh chủng, trực thuộc, do đồng chí Vương Thừa Vũ làm Đại đoàn trường kiêm Chính ủy. Trung đoàn 88 (thành lập 1-7-1940), gồm 4 tiếu đoàn (23, 29, 38, 322), do các đồng chí Nguyễn Thái Dũng làm Trung đoàn trưởng, Đặng Quốc Bảo làm Chính ủy. Trung đoàn 102 (Trung đoàn Thủ đô thành lập 6-1-1947) gồm 3 tiểu đoàn (18, 69, 79), do các đồng chí Vũ Yên làm trung đoàn trưởng, Hoàng Thế Dũng làm Chính ủy. Trung đoàn 36 (Trung đoàn Bắc Bắc, thành lập 8-1946), gồm các tiểu đoàn 54, 55, 56, do các đồng chí Phạm Hồng Sơn làm Trung đoàn trưởng, Hoàng Xuân Tuỳ làm Chính ủy. Đại đoàn 308 là đại đoàn chủ lực cơ động đầu tiên của quân đội ta được mang danh hiệu "Quân Tiên Phong".

        2 tháng 9

        Tướng Các-păng-chi-ê (Carpentier), được Chính phủ Pháp bổ nhiệm thay Ble-dô (Blaizot) làm Tổng chi huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương, tới Sài Gòn. Đây là viên Tổng chỉ huy thứ năm của Pháp trong chiến tranh xâm lược Đông Dương.

        26 tháng 9

        Bộ Quốc phòng ra chi thị (số 78/CT-BQP) về tổ chức thông tin liên lạc ở các liên khu và quân đội quốc gia, quy đinh: Liên khu có phòng, đại đoàn có tiểu đoàn, trung đoàn có đại đội và tiếu đoàn có trung đội thông tin liên lạc.

        Tháng 9

        Xứ ủy Nam Bộ triệu tập Hội nghị quân sự Nam Bộ. Đồng chí Lê Duẩn - Bí thư Xứ ủy đọc báo cáo quan trọng nhận đinh tình hình quân sự địch ta và nêu một số công tác quan trong: Gấp rút chấn chính bộ máy quân sự các cấp; xây dựng ba thứ quân; rèn cán, chinh quân; tổ chức lại bộ máy quân giới, quân nhu; tăng cường công tác chính trị, địch vận, đẩy mạnh phong trào thi đua giết giặc lập công.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM