Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:32:59 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Việt Nam thế kỷ XX - Những sự kiện quân sự  (Đọc 57277 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2016, 05:13:11 am »


        18 tháng 8

        Lực lượng vũ trang cùng nhân dân địa phương thực hành khởi nghĩa, giành chính quyền ờ các tỉnh lỵ Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam và Mỹ Tho.

        - Bắc Giang: Từ tháng 6 và tháng 7, phong trào Việt Minh trong tỉnh lên rất mạnh. Ngày 1 tháng 6, lực lượng vũ trang thoát ly và tự vệ chiến đấu bao vây, tiến công đánh địch chiếm huyện lỵ Hiệp Hoà. Tiếp đó, lực lượng vũ trang tỉnh phối hợp với nhân dân nổi dậy, đánh chiếm phủ Yên Thế (16-7), phủ ly Lục Ngạn (19-7), huyện ly Yên Dũng (20-7), tỉnh ly Bắc Giang (18-8), châu ly Hữu Lũng (19-8). Ngày 21 tháng 8, hàng vạn quần chúng cách mạng cùng tự vệ chiến đấu, du kích họp mít tinh ở thị xã mừng thắng lợi. Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời Bắc Giang ra mắt trước nhân dân địa phương.

        - Hải Dương: Tuy chưa nhận được lệnh khởi nghĩa của Trung ương, nhưng tỉnh đã quyết định khởi nghĩa. Ngày 17 tháng 8, quân khởi nghĩa đánh chiếm châu lỵ Cẩm Giàng. Sau đó, quân khởi nghĩa giành chính quyền ở thị xã Hải Dương (18-8). Đến ngày 20 tháng 8, tất cả các phủ, huyện trong tỉnh đều giành được chính quyền. Ngày 25 tháng 8, một cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại thị xã và Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời Hải Dương đã ra mắt nhân dân địa phương.

        - Hà Tĩnh: Căn cứ vào nghị quyết Việt Minh tinh, ủy ban khởi nghĩa các địa phương được thành lập, đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền ở các huyện ly Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc (17-8), Kỳ Anh, Đức Thọ (18-8). Đêm 17 rạng ngày 18 tháng 8, các đơn vị tự vệ vũ trang dẫn đầu quần chúng kéo đến bao vây, tiếp nhận sự đầu hàng của bảo an binh và tỉnh trường, chiếm nhà ngân hàng và các công sở, làm chủ thị xã. Tiếp đó khởi nghĩa thắng lợi ở các huyện Hương Sơn, Nghi Xuân (19-8) và Hương Khê (20-8). Toàn bộ chính quyền trong tỉnh đều thuộc về cách mạng.

        - Quảng Nam: Uy ban bạo động tinh và ủy ban bạo động thị xã Hội An đã lãnh đạo quần chúng vũ trang, có lực lượng tự vệ làm xung kích, chiếm tỉnh ly, rồi đưa lực lượng hỗ trợ khởi nghĩa giành chính quyền ở các huyện Tam Kỳ, Điện Bàn, Quế Sơn (18-8), tiếp đó giành chính quyền ở huyện Hoà Vang (22-8) và thành phố Đà Nẵng (26-8).

        - Mỹ Tho: Mặc dù chưa nhận được lệnh khởi nghĩa của Trung ương và Xứ ủy Nam Kỳ, Tỉnh ủy đã họp bàn lập ra ủy ban khởi nghĩa. Đây là tỉnh đầu tiên ở Nam Bộ phát động khởi nghĩa đã giành chính quyền ở tỉnh ly Mỹ Tho (18-2) và ủy ban nhân dân tỉnh đã ra mắt nhân dân trong cuộc mít tinh mừng thắng lợi của cách mạng ở thị xã (25-8).

        19 tháng 8

        Tống khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội và các tỉnh Phú Yên, Thái Bình, Khánh Hòa1.

        - Hà Nội: Dựa vào sức mạnh của quần chúng cách mạng, Thành ủy Hà Nội tổ chức lực lượng, biến diễn đàn cuộc mít tinh ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim (17-8) của Tổng hội công chức thành nơi tuyên truyền đường lối cách mạng, thông báo sự đầu hàng của phát xít Nhật và kêu gọi nhân dân ủng hộ Việt Minh chuẩn bị khởi nghĩa. Cuộc mít tinh chuyển thành cuộc biểu tình tuần hành của quần chúng cách mạng trên các đường phố Hà Nội, thu hút cả một số lính bảo an, cảnh sát tham gia. Ngày 18 tháng 8, Uy ban quân sự cách mạng (ủy ban khởi nghĩa) của Thành ủy chuyển vào nội thành trực tiếp chỉ đạo khởi nghĩa. Sáng 19 tháng 8, Mặt trận Việt Minh tổ chức cuộc mít tinh tại Quảng trường Nhà hát thành phố, thu hút hơn 100.000 đồng bào từ nội ngoại thành và các huyện lân cận mang cờ, khẩu hiệu và các loại vũ khí thô sơ tham dự. Sau cuộc mít tinh, quần chúng cách mạng có các đội tự vệ dẫn đầu toả đi chiếm Phủ khâm sai, trại.Bảo an binh, Sớ cảnh sát và các công sở, cơ quan của chính quyền địch, khiến quân Nhật ở Hà Nội không dám chống cự. Ngày 20 tháng 8, Ủy ban nhân dân cách mạng Bắc Bộ và Hà Nội được thành lập. Thắng lợi của khởi nghĩa ở Hà Nội đã cổ vũ và thúc đẩy mạnh mẽ các địa phương nổi dậy giành chính quyền và có ảnh hưởng to lớn đến thắng lợi của khởi nghĩa trên phạm vi cả nước.

        - Phúc Yên: Ngày 19 tháng 8, cùng với thị xã Phúc Yên, các huyện Kim Anh, An Phúc quần chúng cách mạng có tự vệ chiến đấu hỗ trợ đã nổi dậy giành chính quyền, sau đó đã đập tan âm mưu phá hoại của bọn Đại Việt và liên tục đối phó với quân Nhật (20-8), các đơn vị Quốc dân đảng Trung Hoa (27-8) để bảo vệ chính quyền cách mạng.

        - Thái Bình: Quần chúng cách mạng có vũ trang các huyện Quỳnh Côi, Tiên Hưng, Phụ Dực đã củng với nhân dân ở thị xã nổi dậy giành chính quyền trong ngày 19 tháng 8. Sau đó nhân dân khởi nghĩa, liên tiếp giành thắng lợi ở các huyện Duyên Hà, Thuy Anh (20-8), Hưng Nhân, phủ Kiến Xương (21-8), Vũ Tiên và phủ Tiền Hải (22-8), Thư Trì (28-8). Sáng 25 tháng 8, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời Thái Bình đã ra mắt trước hơn một vạn quần chúng dự mít tinh ở thị xã.

        - Khảnh Hoà: Vạn Ninh là huyện đầu tiên khởi nghĩa giành được   chính   quyền (16-8), tiếp đó   là các huyện Ninh Hoà (17-8), Diên Khánh, Vĩnh Xương, thị xã Nha Trang (19-8) và Cam Ranh (22-8). Chính quyền cách mạng được thành lập từ tỉnh xuống các huyện, xã.

----------------
1. Hiện nay có nhiều sách chuyên khảo của Trung ương và địa phương viết về Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. vì thế, ở đây chung tôi chỉ nêu mốc chủ yếu khởi nghĩa giành chính quyền ở thành phố, tỉnh ly, phủ huyện, châu ly của mỗi tỉnh trong cả nước.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2016, 05:20:43 am »


        20 tháng 8

        Khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh ly Thái Nguyên, Bắc Ninh, Sơn Tây, Ninh Bình và Thanh Hoá.

        - Thái Nguyên: Thừa lúc quân Pháp tan rã, quân Nhật chưa tới, từ tháng 3 năm 1945, Cứu quốc quân phối hợp với tự vệ và nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền ở hầu hết vùng nông thôn và các thị trấn, huyện ly. Đến tháng 8 năm 1945, Nhật chi còn kiềm soát được châu ly La Hiên (Võ Nhai) và thị xã Thái Nguyên. Ngày 20 tháng 8, Giải phóng quân gồm 450 người tiến vào cùng nhân dân bao vây thị xã. Đây là lần đầu tiên Giải phóng quân tập trung nhiều quân nhất đánh vào một thị xã có đông quân địch phòng ngự trong các công sự kiên cố. Quân ta kết hợp xung phong với dùng Ba-zô-ca, lựu đạn diệt quân Nhật ở hai ngôi nhà gạch lớn trong thị xã, diệt trại hiến binh rồi bao vây chặt hai doanh trại còn lại, tạo điều kiện cho nhân dân nổi dậy giành chính quyền và thành lập chính quyền cách mạng.

        - Bắc Ninh: Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy và Ủy ban khởi nghĩa, lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương đã tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền ở các huyện Tiên Du (17-8), Lang Tài, Võ Giàng (18-8), Yên Phong (19-8), Thuận Thành và thị xã Bắc Ninh (20-8), Văn Giang (21-8), Quế Dương (22-8). Toàn tỉnh đã thành lập xong chính quyền cách mạng.

        - Sơn Tây: Quốc Oai là huyện khởi nghĩa giành chính quyền đầu tiên (17-8), tiếp theo là các huyện Thạch Thất, Phúc Thọ (18-8), thị xã Sơn Tây (20-8), Tùng Thiện (21-8), Quảng Oai (22-8) và Bất Bạt (25-8).

        - Ninh Bình: Lực lượng vũ trang hỗ trợ quần chúng nổi dậy đánh chiếm huyện ly Gia Viễn (17-8), sau đó khởi nghĩa giành chính quyền ở thị trấn Nho Quan, huyện lỵ Gia Khánh, thị xã Ninh Bình (20-8) và huyện Yên Mô, Kim Sơn (21-8). Ngày 25 tháng 8, Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời của tỉnh, do đồng chí Văn Tiến Dũng làm Chủ tịch, đã ra mát trước cuộc mít tinh hơn hai vạn nhân dân ở thị xã.

        - Thanh Hoá: Theo kế hoạch, đến 18 tháng 8, lực lượng vũ trang và nhân dân các huyện vùng đồng bằng, trung du đã nhất loạt nổi dậy giành chính quyền ở các huyện Thiệu Hoá, Thọ Xuân, Cẩm Thủy (19-8). Tại thị xã Thanh Hoá, trước áp lực của quần chúng cách mạng, quân Nhật án binh bất động. Ngày 20 tháng 8, quân khởi nghĩa giành chính quyền ở thị xã và huyện ly Tĩnh Gia, tiếp đó khởi nghĩa thắng lợi ở huyện Nông Cống (21-8). Các huyện Quan Hoá Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lạc, Như Xuân, Thường Xuân nằm ở vùng miền núi tuy cơ sờ cách mạng chưa mạnh, nhưng trước khí thế sục sôi của quần chúng cách mạng chinh quyền địch hoàn toàn tan rã. Ngày 23 tháng 8, Ủy ban nhân dân Cách mạng tỉnh ra mắt trước nhân dân mít tinh ở thị xã.

        Ngày 21 tháng 8

        Khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh lỵ Yên Bái, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Nam Định, Nghệ An và Ninh Thuận.

        - Yên Bái: Các cuộc khởi nghĩa từng phần đã diễn ra và giành thắng lợi ở các huyện Nghĩa Lộ (6-7), Lục Yên (8-7), Than Uyên (7-8). Đến giữa tháng 8 năm 1945, Nhật và tay sai chỉ nắm được chính quyền ở tỉnh lỵ. Ngày 18 tháng 8, quần chúng cách mạng tiến vào thị xã. Sau những lần thương lượng không thành, ngày 21 tháng 8, quân khởi nghĩa bao vây làm chủ hoàn toàn thị xã. Ngày 22 tháng 8, Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời Yên Bái ra mắt nhân dân trong cuộc mít tinh ở thị xã.

        - Bắc Cạn: Đến tháng 8 năm 1945, nhiều vùng đã được giải phóng, quân Nhật chí còn chiếm đóng ở thị xã và một số thị trấn, phủ ly. Ngày 19 tháng 8, quân cách mạng giải phóng huyện ly Phủ Thông. Nhằm tránh đổ máu, ban chỉ huy đơn vị Giải phóng quân bao vây thị xã thương lượng và buộc quân Nhật phải giao nộp vũ khí, rút khỏi thị xã (20-8). Ngày 21 tháng 8, quân khởi nghĩa làm chủ hoàn toàn thị xã. Ngày 23 tháng 8, toàn bộ quân Nhật rút khòi thị xã Bắc Cạn.

        - Tuyên Quang: Từ tháng 5 năm 1945, lực lượng vũ trang và nhân dân đã nổi dậy giành chính quyền ở các huyện Chiêm Hoá, Yên Sơn (22-5), Sơn Dương, Hàm Yên (15-5), Yên Bình (18-5), Na Hang (tháng 6-1945). Đêm 16 và ngày 17 tháng 8, quân khởi nghĩa nổi dậy làm chủ thị xã, nhưng sau đó quân Nhật nổ súng chiếm lại. Đến ngày 21 tháng 8, thị xã Tuyên Quang mới hoàn toàn được giải phóng. Ngày 24 tháng 8, Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời Tuyên Quang ra mắt nhân dân tại thị xã.

        - Nam Định: Lực lượng tự vệ và quần chúng nổi dậy giành chính quyền ở huyện ly Trực Ninh, tiếp đó là các huyện lỵ Nam Trực (18-8); Ý Yên, Vụ Bản, Nghĩa Hưng, Xuân Trường, Giao Thuỷ (20-8). Phát huy thắng lợi, quân khởi nghĩa tiến đánh, giải phóng thành phố Nam Định và huyện lỵ Mỹ Lộc (21-8). Toàn tỉnh Nam Định đã hoàn toàn giải phóng.

        - Nghệ An: Quần chúng nhân dân và lực lượng vũ trang tiến công, giành chính ,quyền liên tiếp ở các huyện Quỳnh Lưu (18-8), Hưng Nguyên (19-8), thị xã Vinh (21-8), Nghĩa Đàn (22-8); Anh Sơn, Thanh Chương, Nam Đàn (23-8), Nghi Lộc, Yên Thành (25-8); Con Cuông, Vĩnh Hoà, Chương Dương, Quỳ Châu (26-8). Ngày 23 tháng 8, ủy ban nhân dân Cách mạng Nghệ An chính thức thành lập và ra mắt nhân dân thị xã.

        - Ninh Thuận: Quần chúng cách mạng nổi dậy giành chính quyền ở Bảo Sơn (Tháp Chàm) và thị xả Phan Rang (21-8). Tiếp đó, các huyện trong tỉnh cũng lần lượt giành thắng lợi và thành lập chính quyền cách mạng cua nhân dân.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2016, 05:26:32 am »


        22 tháng 8

        Khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh ly Cao Bằng, Hưng Yên, Kiến An, Tân An.

        - Cao Bằng: Khởi nghĩa đã nổ ra và lần lượt giành thắng lợi ở các huyện Hà Quảng (19-8); Hoà An, Quảng Uyên (20-8), Nguyên Bình (22-8); Trùng Khánh, Thạch An (26-8). Sau khi giải phóng một số châu lỵ, đêm 21 tháng 8, một đơn vị Giải phóng quân tiến vào thị xã, phối hợp với quần chúng, buộc Nhật giao nộp vũ khí và giải tán chính quyền ngụy. Ngày 22 tháng 8, Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời thị xã được thành lập.

        - Hưng Yên: Lực lượng khởi nghĩa và quần chúng cách mạng tiến hành khởi nghĩa giành thắng lợi ở các huyện ly Phù Cừ (14-8), Khoái Châu (15-8); Mỹ Hào, Tiên Lử (17-8), Kim Bảng (20-8), Văn Lâm (21-8). Phát huy tháng lợi, lực lượng cách mạng tiến vào làm chủ một phần thị xã và thuyết phục địch giao chính quyền cho cách mạng. Trước khí thế của quân khởi nghĩa, tỉnh trưởng bỏ trốn, chính quyền tay sai hoàn toàn tan rã. Ngày 23 tháng 8, Ủy ban nhân dân Cách mạng Hưng Yên ra mắt trước nhân dân mít tinh ở thị xã.

        - Kiến An: Huyện đầu tiên tiến hành khởi nghĩa và thành lập chính quyền cách mạng là Kim Sơn (12-7) và Kiến Thuỵ là huyện đầu tiên khởi nghĩa thắng lợi (15-8). Tiếp đó là các huyện Tiên Lãng, An Dương, An Lộc, Thuỷ Nguyên (17-8). Ngày 21 tháng 8, lực lượng tự vệ và nhân dân nổi dậy, ngày 22 tháng 8 làm chủ hoàn toàn thị xã Kiến An. Ngày 24 tháng 8, hàng vạn nhân dân họp mít tinh ở thị xã chào đón ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh được thành lập.

        - Tân An: Quần chúng cách mạng, nòng cốt là Thanh niên Tiền phong, đã nổi dậy giành chính quyền ở thị xã. Chiều ngày 22 tháng 8, khởi nghĩa thắng lợi ở các quân Châu Thành. Thủ Thừa và Mộc Hoá (23-8). Trên phạm vi toàn tỉnh, chính quyền đã thuộc về nhân dân.

        23 tháng 8

        * Tổng bộ Việt Minh gửi thư yêu cầu vua Bảo Đại trao chính quyền cho cách mạng.

        * Khởi nghĩa giành chính quyền ở Thừa Thiên Huế, Hải Phòng, Hà Đông, Hoà Bình, Quảng Bình, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu.

        - Thừa Thiên Huế: Theo lệnh khởi nghĩa, quần chúng cách mạng có lực lượng tự vệ hỗ trợ đã nổi dậy giành thẳng lợi ở các huyện lỵ Phong Điền, Phú Lộc (18-8), Hương Thuỷ (22-8), Hương Trà, Phú Vang, Quảng Điền. Từ ngày 21 tháng 8, lực lượng cách mạng tổ chức cuộc mít tinh lớn sau đó biến thành cuộc tuần hành biểu dương lực lượng giành chính quyền tại thành phố Huế (23-8). Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời Thừa Thiên Huế được thành lập. ngày 30 tháng 8, đoàn đại biểu Chính phủ ta vào Huế nhận sự thoái vị của vua bảo đại.

        - Hải Phòng: Sáng ngày 23 tháng 8, lực lượng vũ trang từ chiến khu Trần Hưng Đạo và từ Kiến An. chia làm ba mũi, tiến vào thành phố Hải Phòng. Trước khí thế của cách mạng, chính quyền địch ở thành phố tan rã. Hàng vạn nhân dân thành phố đã họp mít tinh chào mừng ủy ban dân cách mạng lâm thời Hải Phòng.

        - Hà Đông: Lực lượng vũ trang và quần chúng cách mạng khởi nghĩa thắng lợi ở các huyện Ưng Hòa, Mỹ Đức, Chương Mỹ (16-8). tiếp theo là giành chính quyền ở các huyện Thanh Trì, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên (18-8). Ngày 20 tháng 8, quần chúng có vũ trang nổi dậy ở thi xã nhưng vấp phải sự chống trả quyết liệt của ngụy quyền. Ngày 23 tháng 8, lực lượng cách mạng làm chủ hoàn toàn thị xã Hà Đông. Ngày 25 tháng 8, Uy ban nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh ra mắt trước đông đảo nhân dân ở thị xã.

        - Hoà Bình: Lực lượng cách mạng nổi dậy giành chính quyền ở châu lỵ Vụ Bản (20-8), tiếp đó quân khởi nghĩa chiếm huyện lỵ Kỳ Sơn và vượt sông Đà tiến về giành chính quyền ở thị xã (23-8) và sau cùng là nhân dân châu Lương Sơn khởi nghĩa thẳng lợi.

        - Quảng Bình: Đêm 22 tháng 8, lực lượng tự vệ và quần chúng cách mạng nổi dậy ở thị xã Đồng Hới và giành chính quyền ngày 23 tháng 8. Cùng ngày 23, quần chúng cách mạng tiến hành khởi nghĩa thắng lợi ở các phủ, huyện Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hoá, Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh được thành lập và ra mắt nhân dân ở thị xã.

        - Binh Định: Quần chúng cách mạng tiến hành khởi nghĩa tại thị xã Quy Nhơn, sau đó tổ chức mít tinh biểu dương lực lượng làm chủ tỉnh ly, thành lập chính quyền cách mạng (23-8). Tiếp đó là khởi nghĩa thắng lợi ở các huyện ly An Nhơn, Phù Cát, Tuy Phước (3-9). Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời Bình Định ra mắt trước đông đào nhân dân dự mít tinh ở thị xã.

        - Gia Lai: Quần chúng cách mạng nòng cốt là Đoàn thanh niên An Khê (tổ chức thanh niên yêu nước) tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền ở thị xã An Khê (22-8). Tiếp đó, lực lượng cách mạng tiến về phối hợp với nhân dân thị xã Plây Ku, giành chính quyền thắng lợi (23-8). Các địa phương trong tỉnh đều giành chính quyền và thành lập chính quyền cách mạng.

        - Bạc Liêu: Lực lượng cách mạng chuyến cuộc biểu tình đón Khâm sai Nguyễn Văn Sâm thành cuộc biểu dương lực lượng đòi ngụy quyền từ chức kéo dài từ ngày 20 đến 22 tháng 8 năm 1945. Ngày 23 tháng 8, quần chúng cách mạng tiếp tục biểu dương lực lượng trên đường phố thị xá Bạc Liêu, khiến nguy quyền tan rã. Trong khi đó, cuộc nổi dậy của quần chúng ở thị trấn Cà Mau bắt đầu từ ngày 21 tháng 8 kéo dài đến ngày 25 tháng 8 giành được chính quyền.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2016, 04:54:18 am »

       
        24 tháng 8

        Khởi nghĩa giành chính quyền tại các tỉnh ly Hà Nam, Quảng Yên, Lâm Viên, Đắc Lắc, Phú Yên và Gò Công.

        - Hà Nam: Khởi nghĩa bắt đầu nổ ra và giành tháng lợi liên tiếp ở các huyện ly Duy Xuyên, Lý Nhân, Kim Bảng (20-8). Tiếp đó khởi nghĩa giành chính quyền ở các phú Bình Lục, Lạc Thuỷ (22-8). Tại thị xã Phủ Lý, úy ban Quân sự cách mạng ra lệnh cho nguy quyền hạ vũ khí và trao chinh quyền cho cách mạng. Trước khí thế của quần chúng cách mạng kéo từ 5 phủ, huyện về thị xã, bọn ngụy quyền hoảng sự đã phải đầu hàng. Ngày 24 tháng 8, ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời Hà Nam ra mắt trước đông đảo nhân dân dự mít tinh ở thị xã.

        - Quảng Yên: Lực lượng vũ trang cách mạng đả phối hợp với quần chúng nổi dậy đánh chiếm thị xã (20-7), sau đó rút ra ngoài để bảo toàn lực lượng. Trước tình hình thất bại của phát xít Nhật ở các nơi, chính quyền tay sai của chúng ở Quảng Yên củng nhanh chóng tan rã. Ngày 24 tháng 8, lực lượng cách mạng nhanh chóng làm chủ thị xã và giành chính quyền ờ các huyện ly trong tỉnh.

        - Lâm Viên: Sau khi khởi nghĩa thắng lợi ở Cầu Đất (21-8), Đram (22-8), quân khởi nghĩa một mặt tiến xuống hỗ trợ lực lượng cách mạng ở Di Linh (Đồng Nai Thượng), mặt khác phát động khởi nghĩa ở tỉnh ly. Ngày 23 tháng 8, nhân dân Đà Lạt đã nổi dậy. Ngày 24 tháng 8, quần chúng khởi nghĩa chiếm dinh Tổng đốc và thành lập Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh Lâm Viên.

        - Đắc Lắc: Khởi nghĩa nổ ra và giành tháng lợi đầu tiên ở đồn điền Ca Đa (17-8), sau đó lan ra toàn tỉnh. Ngày 20 tháng 8, quân khởi nghĩa về cơ bản đá làm chủ thị xã Buôn Ma Thuột và một số địa phương. Ngày 24 tháng 8, tại cuộc mít tinh lớn ở thị xã, tỉnh bộ Việt Minh tuyên bố xoá bỏ chính quyền địch và thành lập chính quyền cách mạng.

         - Phú Yên: Khởi nghĩa mở đầu bàng cuộc biểu tình thị uy của quần chúng ở thị xã Sông Cầu (20-8). Bộ máy nguy quyền bị tê liệt, đến ngày 24 tháng 8, các huyện ly Đồng Xuân, Tuy An, Tuy Hoà củng lần lượt nổi dậy. Ngày 26 tháng 8. Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời Phú Yên ra mắt nhân dân tại cuộc mít tinh lớn ở thị xã Sông Cầu.

         - Gò Công: Trước khí thế chuẩn bị khởi nghĩa sục sôi của cách mạng, chính quyền tay sai của địch ở Gò Công hoang mang đã đầu hàng. Ngày 24 tháng 8, hàng vạn quần chúng dự cuộc mít tinh ở thị xã đón chào chính quyền cách mạng tỉnh Gò Công.

         25 tháng 8

         * Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang) về tới Từ Liêm (ngoại thành Hà Nội). Sau khi nghe các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh báo cáo tình hình khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội, chiều ngày 26 tháng 8, Người vào nội thành và làm việc tại số nhà 48 phố Hàng Ngang, trực tiếp chỉ đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

         * Khởi nghĩa giành thắng lợi ở thành phố Sài Gòn và các tỉnh lỵ Chợ Lớn, Gia Định, Bình Thuận, Long Xuyên, Vĩnh Long, Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Trà Vinh, Bến Tre, Tây Ninh, Sa Đéc, Kon Tum, Lạng Sơn, Phú Thọ, Sơn La.

         - Thành phố Sài Gòn: Đêm 20 tháng 8, Mặt trận Việt Minh tổ chức một cuộc mít tinh lớn trong thành phố và kêu gọi quần chúng khởi nghĩa. Ngày 24 tháng 8, nhiều cuộc biểu tình, tuần hành biểu dương lực lượng, trong đó có các đội Xung phong Công đoàn, đội tự vệ dẫn đầu diễn ra sôi nổi trên các đường phố và đêm đó, quân khởi nghĩa tiến vào chiếm Nam Kỳ soái phủ, toà Xã tây, sở mật thám, các đồn bốt, trại lính địch và các công sở. Sáng ngày 25 tháng 8, lực lượng khởi nghĩa đả làm chủ thành phố. Ủy ban Hành chính lâm thời Nam Bộ được thành lập đã ra mắt trước hơn một triệu nhân dân tham dự cuộc mít tinh lớn ở Sài Gòn. Khởi nghĩa Sài Gòn thắng lợi đã có tác dụng trực tiếp đến phong trào khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

         - Gia Định: Ngày 25 tháng 8, lực lượng quần chúng cách mạng, sau khi được huy động hỗ trợ cuộc khởi nghĩa ở thành phố Sài Gòn thẳng lợi đã kéo về nổi dậy giành chính quyền tại thị xã. Tất cả các huyện trong tỉnh củng nổi dậy giành chính quyền trong hôm đó.

         - Chợ Lớn: Từ đêm 24 tháng 8, quần chúng cách mạng đã khởi nghĩa giành chính quyền ở các quận lỵ Cần Giuộc, Cần Đước. Ngày 25 tháng 8, các quận trong tỉnh đồng thời tiến hành khởi nghĩa giành thắng lợi cùng với Sài Gòn.

        - Bình Thuận: Từ ngày 23 đến 25 tháng 8, trước khí thế của cách mạng, bộ máy nguy quyền tan rã. Toàn bộ chính quyền ở thị xã Phan Thiết và huyện lỵ Hàm Thuận thuộc về tay nhân dân. Tiếp đó, ngày 29 tháng 8, các huyện Tuy Phong, Hoà Đa, Phan Lý củng giành được chính quyền và cuối cùng là huyện Hàm Tân.

        - Long Xuyên: Ngày 24 tháng 8, cuộc khởi nghĩa bắt đầu nổ ra và thắng lợi ở thị trấn Cầu Mới. Ngày hôm sau, 25 tháng 8, quần chúng khởi nghĩa kéo tới thị xã dự mít tinh, tuần hành biểu dương lực lượng và giành chính quyền.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Tư, 2016, 05:19:29 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2016, 11:22:38 pm »

        - Vĩnh Long: Cùng lúc với quận Tam Bình, ngày 25 tháng 8, quần chúng cách mạng đã nổi dậy giành chính quyền ở thị xã Vĩnh Long. Tiếp theo, ngày 27 tháng 8 là quận Trà Ôn và quận Chợ Lách. Ngày 28 tháng 8, Uy ban Nhân dân Vĩnh Long được thành lập và ra mắt trước quần chúng tại cuộc mít tinh ở thị xã.

        - Bà Rịa: Quần chúng cách mạng, nòng cốt là lực lượng Thanh niên Tiền phong, dưới sự lãnh đạo của Việt Minh đã giành được chính quyền tại tỉnh ly (25-8) và thành lập Uy ban nhân dân lâm thời tỉnh Bà Rịa.

        - Thủ Dầu Một: Khởi nghĩa đã bát đầu nổ ra từ ngày 24 tháng 8 và lần lượt giành được chính quyền ở thị trấn Bến Cát, Hớn Quản, Bà Rá, Tân Uyên, Nhà máy xe lửa Dĩ An. Trước khí thế cách mạng, ngụy quyền tan rã, nhân dân hoàn toàn làm chủ thị xã Lộc Ninh. Ngày 25 tháng 8, hàng vạn nhân dân đã dự mít tinh mừng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi trên phạm vi toàn tỉnh.

        - Trà Vinh: Cùng ngày 25 tháng 8, quần chúng cách mạng đã lần lượt khởi nghĩa giành chính quyền ở các quận ly Càng Long, Cầu Ngang, Trà Cú, Tiểu Cầu và thị xã Trà Vinh. Toàn tỉnh đã thành lập chính quyền cách mạng.

        - Bến Tre: Theo lời kêu gọi của Mặt trận Việt Minh tỉnh, từ ngày 24 tháng 8, lực lượng vũ trang cách mạng đã công khai hoạt động ờ thị xã, sau đó hoàn toàn làm chủ thị xã vào chiều 25 tháng 8. Cùng ngày 25, nhân dân các huyện trong tỉnh đều nổi dậy giành chính quyền. Ngày 26 tháng 8, Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh Bên Tre ra mắt trước nhân dân dự mít tinh ở thị xã.

        - Tây Ninh: Trước sức mạnh của quần chúng khởi nghĩa ở các quận ly và thị xã, hơn hai vạn quân Nhật cũng như các giáo phái cao đài ở tỉnh hoàn toàn bị tê liệt, buộc phải giao chính quyền cho cách mạng đêm 25 tháng 8.

        - Sa Đéc: Sáng 25 tháng 8, quần chúng cách mạng đã nổi dậy, giành chính quyền ở quận lỵ và thị xã Sa Đéc, thành lập chính quyền cùa cách mạng ở toàn tỉnh.

        - Kon Tum: Ngày 23 tháng 8, sau khi giành được thắng lợi ở tỉnh lỵ, lực lượng cách mạng từ tỉnh Gia Lai đã điện cho quân địch ở đạo Kon Tum, yêu cầu giao chính quyền cho nhân dân. Trong lúc ngụy quyền đang hoang mang dao động, ngày 25 tháng 8, lực lượng cách mạng từ Gia Lai kéo sang tỉnh ly Kon Tum, phối hợp với lực lượng quần chúng khởi nghĩa giành chính quyền.

        - Lạng Sơn: Trước khi có lệnh Tổng khởi nghĩa, nhiều vùng nông thôn và châu ly, huyện ly trong tỉnh đã giành được chính quyền: Hữu Lủng (5-4), Bắc Sơn (18-4), Bình Gia (19-4), Văn Mịch (29-4). Đến tháng 8 năm 1945, nhiều địa phương khác cũng được giải phóng: thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, phố Thất Khê (21-8), thị trấn Na Sầm (22-8). Ngày 24 tháng 8, lực lượng vũ trang cách mạng tiến vào thị xã, hỗ trợ quần chúng nổi dậy giành chính quyền vào ngày hôm sau. Để tránh đụng độ với quân Tưởng Giới Thạch từ Trung Quốc sang giải giáp quân Nhật ở Đông Dương, ngày 25 tháng 8, lực lượng cách mạng rút ra ngoài thị xã Lạng Sơn.

        - Phú Thọ: Từ giữa tháng 8 năm 1945, quần chúng đã nổi dậy giành chính quyền ở các huyện ly Phú Ninh (15-8), Cẩm Khê, Thanh Ba (17-8), Yên Lập, Tam Nông (18-8), Lâm Thao, Hạc Trì, Việt Trì (20-8), Thanh Thủy (22-8). Ngày 25 tháng 8, trước khí thế của quần chúng cách mạng ờ thị xã, nguy quyền buộc phải giao chính quyền cho nhân dân. Tại cuộc mít tinh lớn ở thị xã Phú Thọ, Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh đã ra mắt nhân dân.

        - Sơn La: Ngày 5 tháng 7, quần chúng cách mạng đã nổi dậy giành chính quyền ở châu lỵ Nghĩa Lộ, tiếp theo là các châu Phù Yên (22-7), Mường La, Thuận Châu, Mường Thanh (22-8). Ngày 25 tháng 8, quần chúng khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh ly. Riêng huyện Mộc Châu, do hoạt động của nhóm Đại Việt, đến tháng 10 năm 1945, cách mạng mới giành được chính quyền.

        26 tháng 8

        Khởi nghĩa giành chính quyền tại các tỉnh ly Châu Đốc, Biên Hoà, Hòn Gai.

        - Châu Đốc: Sau khi khởi nghĩa thẳng lợi ở thị trấn Hồng Ngự (22-8), quận Tân Uyên (24-8), chiều ngày 26 tháng 8, lực lượng cách mạng nổi dậy giành chính quyền ở thị xã Châu Đốc. Tiếp đó là các huyện Tịnh Biên, Tri Tôn (27-8).

        - Biên Hoà: Lực lượng cách mạng của tỉnh, sau khi tham gia khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn, đã kéo về phối hợp với nhân dân nổi dậy giành chính quyền ở thị xã vào ngày 26 tháng 8. Ngày 27 tháng 8, Ủy ban nhân dân Cách mạng Biên Hoà ra mắt trước một vạn nhân dân dự mít tinh ở thị xã.

        - Hòn Gai: Ngày 26 tháng 8, sau khi thương lượng với tổ chức phản động Việt Cách không thành, các lực lượng vũ trang tinh phối hợp với các đơn vị vũ trang chiến khu Trần Hưng Đạo tiến công làm chủ thị xã. Tiếp đó, lực lượng cách mạng đã giành chính quyền ở cẩm Phả, Cửa Ông và các khu vực khác trong tỉnh.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Năm, 2016, 11:28:23 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2016, 11:27:52 pm »


        27 tháng 8

        * Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra lời tuyên cáo và công bố Chính phủ lâm thời gồm: Chủ tịch kiêm ngoại giao là Hồ Chí Minh và 14 bộ trưởng, trong đó Bộ trưởng Nội vụ là Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Quốc phòng là Chu Văn Tấn.

        * Khởi nghĩa giành chính quyền tại tỉnh ly Rạch Giá và Quảng Ngãi.

        - Rạch Giá: Trong ngày 27 tháng 8, hơn sáu nghìn quần chúng cách mạng ở thị xã và các vùng nông thôn lân cận, đã nổi dậy giành chính quyền ở tỉnh lỵ. Tiếp đó, nhân dân các quận, huyện trong tỉnh cũng lần lượt khởi nghĩa thắng lợi và thành lập chính quyền cách mạng.

        - Quảng Ngải: Từ đêm 15 tháng 8, quần chúng nhân dân đã tiến hành khởi nghĩa thắng lợi dọc đường số 1, từ Đức Phổ đến Bình Sơn, đảo Lý Sơn và châu Ba Tơ. Phát huy thắng lợi, ngày 16 tháng 8, lực lượng cách mạng đã đánh chiếm được dinh tỉnh trưởng và làm chủ các công sở tại thị xã. Nhưng quân Nhật ở thị xã ngoan cố chống lại, mãi đến ngày 27 tháng 8, cách mạng mới giành được chính quyền.

        * Cùng với việc đưa một số đơn vị ờ Trung Lào, Hạ Lào chiếm đóng một số điểm cao trên các trục đường số 7, 8, 9, 12 và dọc biên giới Việt - Lào, chuẩn bị bàn đạp tiến công sang các tỉnh bắc Trung Bộ, thực dân Pháp sử dụng hai chiếc tàu Cơ-ray-xâc, Phơ-rê-nôn từ vùng biển Quảng Đông (Trung Quốc) qua Vịnh Hạ Long đổ quân lên đảo Cô Tô, Vạn Hoa, hòng do thám tình hình để đưa quân trở lại xâm chiếm Việt Nam. Hành động thâm độc của kẻ địch đều bị các lực lượng vũ trang ta phát hiện trừng trị. Các đơn vị giải phóng quân Hải Phòng, Quảng Yên đã chặn đánh các tàu Cơ-ray-xâc và Phơ-rê-nôn, tiêu diệt địch ở Vạn Hoa, Cô Tô, trong đó bắt 16 tên và chiếm tàu Cơ-ray-xắc (sau này, ta đổi tên là tàu Ký Con và thành lập một đơn vị hải quân sử dụng chiếc tàu này).

        Trong khi đó, Giải phóng quân Nghệ An và Hà Tĩnh chặn đánh địch trên biên giới Việt - Lào ở Mường Xú (đường 7), Na Pê (đường Cool, Ba Na Phào (đường 12). Trên đường số 9, các đơn vị Giải phóng quân Quảng Trị, Thừa Thiên phối hợp với bộ đội Lào It-xa-la chiến đấu ở Pha Lan, Mường Phin, Đồng Hến, không cho địch tiến từ Lào sang các tỉnh bắc Trung Bộ.

        28 tháng 8

        * Khởi nghĩa giành chính quyền tại tỉnh ly Đồng Nai Thượng và Hà Tiên.

        - Đồng Nai Thượng: Sáng ngày 28 tháng 8, được lực lượng cách mạng từ Lâm Viên xuống phối hợp, cuộc khởi nghĩa ở thị xã Di Linh đả giành được thắng lợi. Ủy ban nhân dấn Cách mạng lâm thời tỉnh Đồng Nai Thượng đã ra mắt nhân dân tại cuộc mít tinh ở thị xã.

        - Hà Tiên: Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, hơn 3.500 quần chúng có vũ trang đã nổi dậy giành chinh quyền ở tỉnh lỵ ngày 28 tháng 8. Tiếp đó, nhân dân các huyện trong tỉnh cũng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.

        Đến ngày 28 tháng 8 năm 1945, cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên phạm vi cả nước đã cơ bản kết thúc (trừ thị xã Vĩnh Yên bị Quốc dân đảng chiếm đóng, tỉnh ly Lào Cai, Hà Giang, Móng Cái bị quân Tưởng và tay sai chiếm đóng và tình ly Lai Châu bị quân Nhật từ Lào quay sang chiếm giữ).

        * Chi đội 3 Giải phóng quân sau khi tham gia giải phóng Thái Nguyên, tiến về Hà Nội. Nhân dân Hà Nội hân hoan chào đón các chiến sĩ Giải phóng quân từ chiến khu về để cùng đồng bào đón Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt quốc dân.

        30 tháng 8

        Quân Nhật trao trả đài vô tuyến điện Bạch Mai (Hà Nội) - một trong hai trung tâm vô tuyến lớn nhất Đông Dương (sau Sài Gòn) mà chúng chiếm giữ cho chính quyền cách mạng.

        Cuối tháng 8

        Theo quyết định của hội nghị Pốt-xđam (8-1945), quân đội Tưởng Giới Thạch có nhiệm vụ vào giải giáp quân Nhật ở bắc Động Dương. Gần 20 vạn quân Tưởng gồm 4 quân đoàn do tướng Lư Hán cầm đầu đã vượt biên giới vào nước ta. Quân đoàn 93 từ Lào Cai theo sông Hồng xuống, quân đoàn 62 theo đường Lạng Sơn sang, chia nhau đóng dọc các trục đường giao thông tại Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ. Tiếp đó, quân đoàn 50 theo đường biển vào đông bắc và Hải Phòng, quân đoàn 60 sang Lào. Sau này, Tưởng Giới Thạch còn điều thêm quân đoàn 53, được Mỹ trang bị khá hiện đại, do Chu Phúc Thành chỉ huy, sang đế kiềm chế Lư Hán.

        Từ lâu, các tập đoàn quân phiệt Trung Hoa đã nuôi mưu đồ "Hoa quân nhập Việt". Lần này, với 20 vạn quân, kéo theo bọn Việt gian tay sai Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam, chúng hy vọng sẽ nhanh chóng xoay chuyển tình thế chính trị ở Việt Nam và thiết lập một chính quyền tay sai thân Tưởng. Thế nhưng, trước khi bọn "Tàu ô" kéo vào, cách mạng Việt Nam đả giành được thắng lợi trên phạm vi cả nước và chính quyền nhân dân đã được thiết lập quản lý toàn bộ lãnh thổ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2016, 07:51:55 am »


        2 tháng 9

        * Tại Ba Đình (Hà Nội), Giải phóng quân, tự vệ chiến đấu cùng năm chục vạn nhân dân dự mít tinh mừng thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Giải phóng quân và đồng bào diễu hành biểu dương lực lượng, quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc.

        * Tại Sài Gòn, Lâm ủy hành chính Nam Bộ chỉ thị thành lập lực lượng vũ trang cách mạng để bảo vệ chính quyền, bảo vệ thành quả của cách mạng. Đồng chí Nguyên Lưu phụ trách Tổng công đoàn Nam Bộ được cử chỉ huy lực lượng vũ trang Công nhân cách mạng Nam Bộ.

        7 tháng 9

        Thành lập Bộ Tổng tham mưu - cơ quan tham mưu cao nhất của quân đội. Nhiệm vụ của Bộ Tổng tham mưu được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị: "Tổ chức, huấn luyện quân đội cho giỏi; tổ chức nắm địch, nắm ta rõ ràng; bày mưu kế khôn khéo; tổ chức chỉ huy thông suốt, bí mật, nhanh chóng, kịp thời, chính xác để đánh thắng mọi kẻ thù, bảo vệ thành quả cách mạng".

        Bộ Tổng tham mưu gồm các phòng: Tác chiến, Đồ bản, Tình báo, Thông tin liên lạc quân sự, Văn phòng và đội vệ binh đóng tại nhà số 16 phố Ri-ki-ê (nay là nhà số 18, phố Nguyễn Du - Hà Nội). Tổng tham mưu trưởng: Hoàng Văn Thối.

        9 tháng 9

        Thành lập Phòng Thông tin liên lạc quân sự thuộc Bộ Tổng tham mưu, do đồng chí Hoàng Đạo Thúy phụ trách. Phòng Thông tin liên lạc quân sự ra đời góp phần quan trọng giúp Trung ương Đảng, Chính phủ và Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo, chỉ huy quân đội tập trung, thống nhất, nhanh chóng và chính xác. Ngày 9 tháng 9 trở thành ngày truyền thống của bộ đội thông tin liên lạc.

        Giữa tháng 9

        Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị chấn chỉnh, mở rộng Giải phóng quân Việt Nam và đổi tên thành Vệ quốc đoàn - quân đội của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Người căn dặn Vệ quốc đoàn, các lực lượng vũ trang và nhân dân thực hiện sách lược mềm dẻo đối với quân đội Tưởng Giới Thạch (dưới danh nghĩa quân Đồng Minh, kéo theo bọn phản động tay sai vào miền Bắc, giải giáp quân đội Nhật). Phải hết sức tránh khiêu khích, không để xảy ra xung đột với quân Tưởng. Nếu xảy ra xung đột thì biến xung đột lớn thành xung đột nhỏ, biến xung đột nhỏ thành không có xung đột. Thực hiện chỉ thị mở rộng lực lượng của Chủ tịch Hồ Chi Minh, từ một số chi đội, đại đội (khoảng 5.000 người), trong những ngày tổng khởi nghĩa, đến cuối năm 1945, Vệ quốc đoàn đã phát triển lên 50.000 người, gồm 40 chi đội (mỗi chi đội từ 1.000 đến 2.000 người).

        15 tháng 9

        Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Phòng Quân giới thuộc Bộ Quốc phòng, do đồng chí Nguyễn Ngọc Xuân phụ trách, có nhiệm vụ thu thập, mua sắm vũ khi và tổ chức cơ sở sản xuất vũ khí.

        Ngay sau khi ra đời, Phòng Quân giới tổ chức thu thập, mua sắm vũ khí ở một số tỉnh miền Bắc và xây dựng được một số cơ sở chế tạo vũ khí xung quanh Hà Nội.

        19 tháng 9

        Chi đội Thiện Thuật (sau đổi tên thành Trung đoàn Thiện Thuật - Trung đoàn 95) chi đội Giải phóng quân đầu tiên của Quảng Trị được thành lập tại thị xã Quảng Trị. Quân số chi đội gồm 1.500 người, được tổ chức thành 3 tiểu đoàn nam: 13, 14, 15 (lúc đó gọi là đại đội) và 1 tiểu đoàn nữ. Chi đội trưởng: Quản Xuyên. Chi đội phó: Trường Linh.

        23 tháng 9

        Nam Bộ mở đầu kháng chiến. Được quân Anh, Nhật tiếp sức, quân Pháp mở cuộc tiến công Sài Gòn (Nam Bộ), xứ ủy và Ủy ban nhân dân Nam Bộ họp ở phố Cây Mai (Chợ Lớn) quyết định: Triệt để tổng đình công, không hợp tác với giặc Pháp, đánh du kích, phá hoại đường giao thông tiếp tế; bao vây, tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch. Chiều ngày 23 tháng 9, Sài Gòn triệt để tổng đình công, không hợp tác với giặc. Công sở, XI nghiệp, cửa hàng đều đóng cửa, chợ không họp, xe ngừng chạy; khắp phố phường vật chướng ngại dựng lên. Các chiến sĩ Tự vệ chiến đấu, Thanh niên Xung phong, Công đoàn và Thanh niên Tiền phong cùng nhân dân anh dũng chiến đấu đánh trả quân Pháp xâm lược.

        Cùng ngày 23 tháng 9, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ Trung ương Đảng nhất trí với quyết tâm của Xứ ủy và Ủy ban nhân dân Nam Bộ, kêu gọi nhân dân cả nước chi viện sức người, sức của cho Nam Bộ kháng chiến.

        Tháng 9

        Thành lập Ủy ban Binh lương (sau đổi thành Phòng Quân lương). Nhiệm vụ là giúp Trung ương Đảng và Chính phủ về bảo đảm ăn, mặc cho quân đội. Ủy ban Binh lương do đồng chí Vũ Anh - Ủy viên quân sự toàn quốc phụ trách.

        Cuối tháng 9

        Hội nghị quân sự Nam Trung Bộ quyết định thành lập Bộ chỉ huy mặt trận Nam Trung Bộ, gồm các đồng chí Phạm Kiệt, Nguyễn Đôn, Trương Quang Giao. Nhiệm vụ: Bảo đảm hành lang và bàn đạp vận chuyển vũ khí, lương thực của Trung ương và các tỉnh phía Bắc vào Nam Bộ; đưa lực lượng vào chi viện Nam Bộ kháng chiến; sẵn sàng đối phó với cuộc tiến công của Pháp và Nhật ra Nam Trung Bộ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2016, 07:56:12 am »

        26 tháng 9

        Chi đội 3 Giải phóng quân (Chi đội trưởng: Lương Văn Khâm tức Mông Phúc Thơ, chính trị viên: Vũ Nam Long) hành quân bằng tàu hoả từ ga Thanh Hoá vào Nam. Đây là chi đội Nam tiến đầu tiên. Dọc đường, Chi đội được bổ sung 2 trung đội của tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An vào chiến đấu tại cầu Bình Lợi, Xuân Lộc (Đông Nam Bộ). Tiếp đó, từ tháng 10 năm 1945 đến tháng 3 năm 1946, có 12 chi đội (mỗi chi đội tương đương trung đoàn hoặc tiểu đoàn) và 6 đại đội Vệ quốc đoàn Nam tiến cùng quân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ kháng chiến.

        12 tháng 10

        Các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ kiên quyết đánh địch. Bị vây chặt trong thành phố Sài Gòn, không thực hiện được ý đồ đánh nhanh thắng nhanh, thực dân Pháp phải xin đình chiến từ ngày 30 tháng 9. Đúng như Đảng ta dự kiến, sau khi được tăng viện thêm một trung đoàn bộ binh, ngày 12 tháng 10 quân Pháp gồm một tiểu đoàn cơ giới và một đội thuỷ quân mạnh tiếp tục mở cuộc tiến công. Ngày 22 địch chiếm Biên Hoà, Thủ Dầu Một, rồi Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sa Đéc, Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá. Cùng ngày 12 tháng 10, quân Pháp đổ bộ lên thị xã Nha Trang, quân và dân Nam Trung Bộ bắt đầu kháng chiến.

        15 tháng 10

        Thành lập Chiến khu 4 gồm các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên. Khu trưởng: Lê Thiết Hùng (tức Lê Văn Sửu). Chính trị viên: Hồ Tùng Mậu. Ngày 15 tháng 10 trở thành ngày truyền thống của các lực lượng vũ trang Quân khu 4.

        18 tháng 10

        Quân Pháp tập trung xe tăng, pháo binh, tàu chiến, có quân Nhật giúp sức mở cuộc tiến công vào phòng tuyến của ta ở khu vực cầu Thị Nghè (Sài Gòn). Bộ đội Nam tiến cùng nhân dân và các lực lượng vũ trang địa phương đánh chặn quyết liệt, diệt và làm bị thương hàng trăm tên địch, thu nhiều vũ khí.

        25 thang 10

        Hội nghị Xứ ủy Nam Bộ tiến hành ở Thiên Hộ (Cái Bè, Mỹ Tho) quyết định củng cố các đơn vị vũ trang đã được tổ chức và xây dựng thêm các đơn vị mới, quyết tâm kháng chiến.

        31 tháng 10

        Thành lập Chiến khu 3, gồm các tỉnh Hải Phòng, Kiến An, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương. Lực lượng vũ trang tập trung của chiến khu gồm Trung đoàn 35 (Sơn Tây), Trung đoàn 37 (Hà Đông), Trung đoàn 33 (Nam Định). Tư lệnh: Hoàng Minh Thảo. Chính trị ủy viên: Lê Quang Hoà. Ngày 31 tháng 10 được xác định là ngày truyền thống của lực lượng vũ trang Quân khu 3.

        Tháng 10

        Hội nghị bàn về xây dựng Vệ quốc đoàn do Bộ Tổng tham mưa tổ chức. Các ủy viên quân sự khu, tỉnh, thành phố, chỉ huy các chi đội từ Khu 4 trở ra tham dự. Hội nghị kiến nghị với Trung ương Đảng về tổ chức biên chế, trang bị của Vệ quốc đoàn, xác định một số nguyên tắc cơ bản về tổ chức lực lượng vũ trang chi viện cho chiến trường miền Nam.

        20 tháng 11

        Hội nghị quân sự Nam Bộ tiến hành tại An Phú Xã (Gia Định), kiểm điểm tình hình hoạt động, bàn công tác tổ chức, lãnh đạo, chỉ huy các lực lượng vũ trang trong tình hình mới. Hội nghị quyết định chia Nam Bộ thành các chiến khu 7, 8, 9; chỉ định khu trưởng, ủy viên chính trị; đồng thời bàn biện pháp củng cố lực lượng vũ trang tỉnh, thành phố, các chi đội Vệ quốc đoàn và xây dựng khu Lạc An, Đồng Tháp, u Minh làm căn cứ cho các chiến khu.

        25 tháng 11

        Trung ương Đảng ra chỉ thị kháng chiến kiến quốc, xác định một số vấn đề cơ bản về đường lối và nhiệm vụ kháng chiến. Về nhiệm vụ quân sự: động viên lực lượng toàn dân, kiên trì kháng chiến, tổ chức và lãnh đạo kháng chiến lâu dài, phối hợp chiến thuật du kích với phương pháp bất hợp pháp triệt để.

        Tháng 11

        Trung ương Đảng quyết định thành lập Mặt trận Tây Bắc. Nhiệm vụ là chỉ đạo, chỉ huy các lực lượng vũ trang địa phương và lực lượng Bộ tăng cường sẵn sàng chiến đấu ngăn chặn quân Pháp từ Vân Nam (Trung Quốc) kéo vào Lai Châu, phá âm mưu chiếm Tây Bắc làm bàn đạp tiến xuống Bắc Bộ và sang Lào của địch. Từ tháng 11 năm 1945 đến tháng 4 năm 1946 Bộ Tổng tham mưu điều động 7 đại đội từ Hà Nội, Bắc Giang, Hà Đông, Sơn Tây, Nam Định, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Hà Nam, Ninh Bình tăng cường cho Tây Bắc xây dựng cơ sở và đánh địch.

        10 tháng 12

        Hội nghị Xứ ủy Nam Bộ (mở rộng) tại Bình Hoà Nam quyết định thành lập Ủy ban Kháng chiến miền Nam Việt Nam và chia Nam Bộ thành ba khu: 7, 8, 9.

        Chiến khu 7 gồm các tỉnh Thủ Dầu Một, Biên Hoà, Tây Kinh, Gia Định, Chợ Lớn, Bà Rịa và thành phố Sài Gòn. Chiến khu 8 gồm các tỉnh Tân An, Mỹ Tho, Gò Công, Bến Tre, Sa Đéc. Chiến khu 9 gồm các linh Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá, Trà Vinh, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc, Trăng.

        Tháng 12

        * Tám tàu chiến Mỹ chở lực lượng của sư đoàn bộ binh thuộc địa số 9 và một tiểu đoàn dù, gồm 5.000 tên đến Sài Gòn, do Lơ-Cléc chỉ huy mở cuộc càn quét khu vực bắc, nam Sài Gòn.

        *  Thành lập một số chi đội, đại đội Vệ quốc đoàn ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Ở Nam Trung Bộ có các chi đội: Trần Cao Vân (Quảng Nam), Lê Trung Đình (Quảng Ngãi), Phan Đình Phùng (Bình Định), Chi đội 1 (Bình Thuận), Chi đội 2 (Ninh Thuận), Chi đội 3 (Khánh Hoà), Hoàng Hoa Thám (Kon Tum), Chi đội 51; hai đại đội Nơ Trang Lơng (Đắc Lắc), Phan Thanh (Đà Nẵng) và một số phân đội ở Lâm Viên, Đồng Nai Thượng. Ở Nam Bộ có các Chi đội 2, 3, 4, 7, 9, 21, 25 (bộ đội Bình Xuyên), Chi đội 6 (Gia Định), Chi đội 1 (Thủ Dầu Một), Chi đội 17 (Mỹ Tho), Chi đội 18 (Sa Đéc), Chi đội 10 (Biên Hoà), Chi đội (Tây Ninh), Chi đội 12 (Gia Định), Chi đội 13 (Công nhân Sài Gòn), Chi đội 14 (Tân An), Chi đội 15 (Chợ Lớn).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2016, 07:00:08 pm »


Năm 1946

        Tháng 1

        Trung ương Đảng quyết định thành lập Trung ương Quân ủy (đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Bí thư)- Đây là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng trong quân đội, giúp Trung ương Quân ủy về mặt chính trị, có Ủy ban Chính trị và Ủy ban Đảng vụ.

        22 tháng 2

        Chủ tịch Hồ Chí Minh ra "Lời hiệu triệu giữ vững và đẩy mạnh cuộc kháng chiến ở Nam Bộ". Người chỉ rõ: "Kháng chiến của ta là phải toàn dân, toàn diện, lâu dài, triệt để vận dụng cách đánh du kích, đánh địch khắp nơi, còn một tấc đất, còn một người dân thì còn chiến đấu; cách thực hành trường kỳ kháng chiến và toàn dân kháng chiến bằng quân sự (dũng cảm, kỷ luật) bằng chính trị (đoàn kết, trật tự), bằng kinh tế (tăng gia sản xuất), bằng ngoại giao (thêm bạn, bớt thù)".

        2 tháng 3

        Quốc hội khoá I họp kỳ thứ nhất, quyết định thành lập "Toàn quốc kháng chiến ủy viên hội" chỉ huy quân đội và các lực lượng vũ trang cả nước, Chủ tịch: Võ Nguyên Giáp. Tại kỳ họp này, Quốc hội giao nhiệm vụ cho Bộ Quốc phòng quản lý hành chính quân đội, Bộ trưởng: Phan Anh.

        6 tháng 3

        Ký kết Hiệp định Sơ bộ Việt - Pháp. Thực hiện hiệp định ngày 3 tháng 4, hai bên ký hiệp định về quân tiếp phòng thay thế quân đội Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc. Theo đó,

        số quân tiếp phòng của Pháp vào đóng ở Hà Nội (5.000, kể cả 1.000 ở sân bay Gia Lâm), Hải Phòng (1.750), Hòn Gai (1.025), Nam Định (825), Huế (825), Đà Nẵng (225). Hải Dương (650 cả cầu Phú Lương, Lai Khê), Điện Biên Phủ (825), các vùng biên giới (2.775). Quân tiếp phòng của Việt đóng ở Hà Nội (952), Hải Dương (904), Huế (500), Phủ Lý (500), Thái Bình (500), Nam Định (500), Thanh Hoá (684), Đông Hà (684), Đồng Hới (220), Vinh (904), Đà Nẵng (904) Các tỉnh Móng Cái, Lạng Sơn. Cao Bằng, Lào Cai, Lai Châu sẽ được quy định sau. Thành lập Uy ban liên lạc và kiểm soát quân sự Việt - Pháp (ở Trung ương gọi tắt là Ban liên kiểm Trung ương, ở những địa phương có quân tiếp phòng đóng gọi tắt là ty liên kiểm) đề theo dõi và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình thi hành hiệp định. Đồng chí Hoàng Hữu Nam - Thứ trưởng Bộ Nội vụ đại diện Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà chỉ đạo; đồng chí Cao Xuân Hổ làm Trưởng ban, đồng chí Phan Mỹ làm Tổng thư ký. Bộ chỉ huy quân tiếp phòng Việt Nam do Thiếu tướng Lê Thiết Hùng - nguyên Khu trưởng Khu 4 làm Tư lệnh.

        9 tháng 3

        Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị "Hoà để tiến", nêu bật nhiệm vụ của Đảng là giải thích và thống nhất tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ trương của Đảng và Chính phủ là đúng đắn. Chỉ thị nêu rõ việc ký hiệp định là nhằm tạm thời hoà hoãn với Pháp, nhanh chóng đẩy 20 vạn quân Tưởng về nước, tránh phải đối phó một lúc với nhiều kẻ thù. Đồng thời nhấn mạnh: Kiên quyết chống lại các biếu hiện bi quan, dao động, hoặc "tả khuynh", chủ quan cảnh giác trong khi thi hành hiệp định; duy trì và phát triển thực lực về quân sự, cảnh giác tích cực chuẩn bị và sẵn sàng chiến đấu nêu thực dân Pháp phản bội hiệp định.

        25 tháng 3

        Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh (số 34/SL) quy định về tổ chức Bộ Quốc phòng gồm các cục: Chế tạo Quân nhu Chế tạo Quân giới, Chính trị, Tình báo, Quân chính, Quân huấn, Công chính giao thông, Quân pháp, Quân nhu, Quân y và Văn phòng.

        6 tháng 5

        Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh (số 60/SL) đổi tên "Ủy ban kháng chiến toàn quốc hội" thành "Quân sự ủy viên hội". Sắc lệnh gồm 7 điều quy định tên gọi, thành viên, chức năng, quyền hạn và các cơ quan của Quân sự ủy viên hội,

        Điều 3 nêu rõ: ”Quân sự ủy viên hội là một cơ quan tối cao quân sự đặt thẳng dưới quyền điều khiển của Chính phủ và có nhiệm vụ điều khiển quân đội toàn quốc...".

        Điều 5 quy định Quân sự ủy viên hội gồm các cơ quan:

        1- Cục Tổng vụ có nhiệm vụ thu phát công văn, phụ trách về nhân sự, quản lý ngân sách tài chính của Quân sự ủy viên hội và liên lạc hành chính với các cơ quan khác.

        2- Cục Tham mưu có nhiệm vụ nghiên cứu và đề nghị kế hoạch điều khiến quân đội và thi hành mệnh lệnh của Quân sự ủy viên hội.

        3- Cục Chính trị có nhiệm vụ điều khiển và kiểm tra công tác chính trị trong bộ đội; phát hành sách, báo; phòng ngừa phản tuyên truyền của địch và phụ trách địch vận, dân vận.

        4- Cục Tổng chi huy Quân đội tiếp phòng Việt Nam.

        5- Ủy ban Liên lạc và kiểm soát giữa quân tiếp phòng Việt Nam và quân đội Pháp, giữa quân đội Pháp và quân đội quốc gia Việt Nam. Ủy ban này do đặc phái viên của Quân sự ủy viên hội lảnh đạo.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2016, 07:03:32 pm »


        22 tháng 5

        Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh (số 71/SL) về Quân đội quốc gia Việt Nam. Kèm theo sác lệnh có bản quy tắc Quân đội quốc gia Việt Nam (62 điều) quy định biên chế, tuyển binh, cấp bậc, thăng giáng và thuyên chuyển, kỷ luật, 'hưởng phạt, lễ nghi của quân đội.

        Về tổ chức, quy định biên chế tiểu đội, trung đội, đại đội. tiểu đoàn, trung đoàn, đại đoàn, liên đoàn, tập đoàn của bộ binh, các đơn vị chuyên môn và hoả lực trợ chiến. Từ cấp trung đội trở lên có chính trị viên.

        25 tháng 5

        Khai giảng khoá 1 Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn. Đến dự lễ. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: "Trung với nước, hiếu với dân là một bổn phận thiêng liêng, một trách nhiệm nặng nề, nhưng củng là vinh dự của người chiến sĩ trong đạo quân quốc gia đầu tiên của nước ta".

        20 tháng 6

        Bộ Quốc phòng ra nghị định (số 49/NĐ) quy định một số điểm trong Quân đội quốc gia, gồm 7 chương, 48 điều. Chương I: Quân phục, phù hiệu, cấp hiệu. Chương II: sổ sách tuyển binh. Chương III: Quân phong quân kỳ. Chương IV: Công việc trong đồn trại. Chương V: Công việc hàng ngày trong mỗi đại đội. Chương VI: Vệ sinh và thứ tự. Chương VII: Công tác ở địa phương.

        Sác lệnh đặt nền tảng đầu tiên cho việc xây dựng quân đội chính quy của một quốc gia độc lập.

        29 tháng 6

        Tại trại Vệ Quốc đoàn Trung ương (nay là nhà số 40, phố Hàng Bài, Hà Nội), Tổng tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái công bố quyết định của Bộ Quốc phòng về việc thành lập 3 trung đội pháo đài Láng, Xuân Tảo, Xuân Canh. Đây là những trung đội pháo binh chủ lực đầu tiên của quân đội ta. Ngày 29 tháng 6 trở thành ngày truyền thống của Pháo binh Quân đội quốc gia Việt Nam.

        19 tháng 10

        Hội nghị quân sự toàn quốc của Đảng tiến hành tại nhà số 58, phố Nguyễn Du, Hà Nội. Hội nghị nhận định: "Nhất định không sớm thì muộn, Pháp sẽ đánh mình và mình củng nhất định phải đánh Pháp", về quân sự, hội nghị quyết định đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang, chú trọng chất lượng chính trị, chỉnh đốn cơ quan chỉ huy. xây dựng các ngành, quân nhu, quân giới, quân y.

        Đây là hội nghị quân sự lớn nhất của Đảng kể từ sau khi giành được chính quyền.

        28-10 đến 9-11

        Quốc hội khoá I họp kỳ thứ hai thảo luận, thông qua những chù trương cấp bách để chuẩn bị kháng chiến, quyết định thống nhất Bộ Quốc phòng với Quân sự ủy viên hội thành Bộ Quốc phòng - Tổng chỉ huy, cử đồng chí võ Nguyên Giáp giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Tồng chi huy quân đội.

        5 tháng 11

        Chủ tịch Hồ Chí Minh viết chỉ thị "Công việc khẩn cấp bây giờ" xác định nhiệm vụ cấp bách của toàn Đảng, toàn

        dân toàn quân là ra sức chuẩn bị mọi mặt để kháng chiến và kiến quốc.

        Về quân sự, phải "Tổ chức bộ đội (tự vệ, dân quân) chỉ huy bộ đội (tự vệ, dân quân); làm khí giới, cung cấp lương thực".

        20-27 tháng 11

        Thực dân Pháp tập trung quân đánh phá thành phố Hải Phòng và thị xã Lạng Sơn.

        Tại Hải Phòng, bộ binh và xe tăng Pháp bất ngờ mở cuộc tiến công vào các vị trí trong thành phố. Trung đoàn 91, Tự vệ thành, Công an xung phong và nhân dân Hải Phòng dựng chiến luỹ đánh quân Pháp trên các đường phố. Tại khu vực Nhà hát thành phố, 17 chiến sĩ vệ quốc quân và 12 chiến sĩ đội tuyên truyền xung phong dùng lựu đạn, lưỡi lê đánh bật nhiều đợt tiến công có xe tăng của địch. Ngày 26 tháng 11, vệ quốc quân rút ra ngoài thành phố, lập phòng tuyến chặn đánh địch.

        Tại Lạng Sơn, Trung đoàn 125, tự vệ và nhân dân thị xã kiên cường đánh trả quân Pháp xâm lược, gây cho địch nhiều thiệt hại ở Trường Nữ học và khu vực chợ Kỳ Lừa. Ngày 27 tháng 11, các đơn vị rút ra ngoài thị xã, lập phòng tuyến tiếp tục chiến đấu.

        13 tháng 12

        Trung ương Quân ủy và Bộ Quốc phòng - Tổng chỉ huy triệu tập cuộc họp gồm các khu trưởng ở Hà Đông. Hội nghị nhất trí với nhận định của Trung ương Đảng: "Phản động Pháp ở thuộc địa cố gắng và đẩy chúng ta vào chiến tranh". Chủ trương của chúng ta lúc này là "vẫn tranh thủ khả năng hoà bình", nhưng "phải chuẩn bị cấp tốc để tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện và trường kỳ". Rút kinh nghiệm chiến đấu ở Nam Bộ, Hải Phòng, Lạng Sơn, chỉ đạo các địa phương chuẩn bị kháng chiến.

        18-19 tháng 12

        Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng ở làng Vạn Phúc (Hà Đông). Hội nghị nhận định: Âm mưu của Pháp mở rộng chiến tranh xâm lược đã chuyến sang một bước mới, thời kỳ hoà hoãn đã qua, khả năng hoà bình không còn nữa. Chúng ta đã nhân nhượng để giữ hoà bình, nhưng càng nhân nhượng thì kẻ địch càng lấn tới. Hội nghị quyết định phát động cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trên quy mô cả nước và đề ra những vấn đề cơ bản về đường lối kháng chiến.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM