Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 01:58:39 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Việt Nam thế kỷ XX - Những sự kiện quân sự  (Đọc 57460 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2016, 09:15:26 am »


        Tháng 8

        Đảng bộ Hà Quảng (Cao Bằng) tổ chức diễn tập tự vệ ở Si Ninh, xã Nà Sác, với sự tham gia của 1.000 tự vệ thường và tự vệ chiến đấu. Tiếp đó, châu ủy Hà Quảng huy động 100 tự vệ chiến đấu, trang bị vũ khí tổ chức cuộc hành quân dọc biên giới Lục Khu, giáp với Tịnh Tây (Trung Quốc) nhằm biểu dương lực lượng, trấn áp bọn thổ phi và phản động làm cho chúng không dám quấy phá cơ sở cách mạng ta.

        24-25 tháng 9

        Đại hội đại biểu các huyện Nguyên Bình, Hoà An, Hà Quang quyết định thành lập khu Thiện Thuật gồm vùng núi đá cao của đồng bào Hơ Mông, Dao. Khu Thiện Thuật có nhiệm vụ động viên đồng bào các dân tộc ít người phát huy tinh thần trách nhiệm đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, gấp rút chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa, đẩy mạnh khai thông con đường Tây tiến liên lạc ra biên giới Trung Quốc, tạo điều kiện vững chắc cho cuộc khởi nghĩa sau này. Khu Thiện Thuật ra đời đánh dấu bước phát triển mới của các căn cứ địa Cao Bằng.

        Giữa tháng 10

        Bộ phận xung phong Nam tiến, do đồng chí Nông Văn Quang dẫn đầu gặp bộ phận Bắc tiến của Cứu quốc quân 2 tại xã Nghĩa Tá, châu Chợ Đồn (Bắc Cạn). Như vậy, "Con đường quần chúng cách mạng" theo hướng Nam tiến trên địa bàn Việt Bắc. mà lãnh tụ Hồ Chí Minh vạch ra đã khai thông từ căn cứ địa Cao Bằng, nối liền với căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai, sau đó nhờ cơ sở cách mạng ở Chợ Chu (Thái Nguyên) bắt liên lạc được với Trung ương Đảng ở miền xuôi. Sự hình thành hai khu căn cứ cách mạng Cao Bằng và Bắc Sơn - Võ Nhai và những "Con đường quần chúng cách mạng", nối liền nhau đã mở ra triển vọng lớn, tạo điều kiện cho việc ra đời khu giải phóng Việt Bắc sau này.

        7 tháng 11

        Mĩt tinh kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga tại Pù Mầu. Khoảng 300 đại biểu hội viên các xã Tam Lộng, Kim Mã, Hoa Thám, châu Nguyên Bình (Cao Bằng), Thượng An, Cốc Đán, Vân Tùng, Bằng Vân, châu Ngân Sơn (Bác Cạn) đã đến dự. Tại cuộc mít tinh, các đội tự vệ chiến đấu biểu diễn một số động tác chiến thuật và bẳn đạn thật nhằm biểu dương lực lượng cách mạng. Nhân dịp này, Tỉnh ủy Cao Bằng quyết định thành lập khu Quang Trung của đồng bào Dao, do đồng chí Lý Văn Thượng làm chủ nhiệm.

        Tháng 11

        Ban cán sự tỉnh Hưng Yên họp chủ trương thành lập khu an toàn, mở rộng hơn nửa các tổ chức cứu quốc, xây dựng lực lượng bán vũ trang, tổ chức các đội tự vệ, sắm vũ khí huấn luyện quân sự, chú trọng công tác binh vận, chuẩn bị gấp rút mọi lực lượng cho khởi nghĩa giành chính quyền.

        Thực hiện chủ trương của Ban cán sự tỉnh và sự giúp đỡ của Xứ ủy, khu an toàn Bãi Sậy được thành lập, bao gồm các huyện Văn Vân, Yên Mỷ, Mỷ Hào (Hưng Yên), trong đó Bần được chọn làm trung tâm của khu an toàn. Xứ ủy Bác Kỳ quyết định cử đồng chí Bang (tức Lê Liêm) trực tiếp chí đạo xây dựng khu an toàn Bãi Sậy. Tuy tỉnh phụ trách, nhưng do tính chất quan trọng của an toàn khu Bãi Sậy, nên Xứ ủy vẫn trực tiếp chi đạo, giúp đỡ xây dựng cơ sờ chinh trị, xây dựng lực lượng vũ trang diệt ác trừ gian, đánh lính Nhật, thu vũ khí của chúng. An toàn khu Bãi Sậy trở thành căn cứ làm bàn đạp mờ rộng phong trào và khởi nghĩa giành chính quyền ở các huyện lân cận trong Cách mạng tháng Tám sau này.

        Tháng 12

        * Châu ủy Hoà An tổ chức diễn tập tự vệ tại Mỏ Sắt, có tơi 1.000 tự vệ thường và tự vệ chiến đấu tham dự.

        Cũng thời gian này, châu ủy Nguyên Bình cũng huy động hàng trăm tự vệ thường và tự vệ chiến đấu tham gia diễn tập tại tổng Kim Mã. Tại các châu Quang Yên, Trùng Khánh, Hạ Lang, Trà Lĩnh, Thạch An, Chợ Rả, tự vệ thường và tự vệ chiến đấu cũng tổ chức luyện tập quân sự, sẵn sàng đánh Pháp - Nhật. Các cuộc diễn tập này đã có tác dụng cổ vũ, thúc đẩy phong trào tự vệ ở các địa phương phát triển.

        * Liên tinh ủy Cao - Bắc - Lạng chỉ thị tổ chức những "tiểu tổ bí mật" gồm những đảng viên và hội viên trung kiên thoát ly sản xuất. Mỗi "tiểu tổ bí mật" có tổ Đảng lãnh đạo. Các "tiểu tổ bí mật" đều lánh vào rừng, triệt để "quân sự hoá", "du kích hoá”, vừa tiến hành công tác quần chúng, vừa nghiên cứu học tập quân sự và chính trị.

        Quán triệt chỉ thị của liên tỉnh ủy, các làng bản đã tổ chức được nhiều "tiểu tổ bí mật". Các tổng, châu cũng tổ chức ra những đội tự vệ thoát ly từ một tiểu đội đến một trung đội. Đây là một hình thức tổ chức cao hơn tự vệ và tự vệ chiến đấu ờ căn cứ Cao Bằng.

        Cuối năm 1943

        Chiến khu Cao - Bắc - Lạng hình thành, trên cơ sở mở rộng căn cứ Cao Bàng và Bắc Sơn - Võ Nhai, nơi có vị trí chiến lược và phong trào cách mạng sớm phát triển. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, Liên tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng, chiến khu Cao - Bắc - Lạng được xây dựng, mở rộng ra hầu khắp vùng nông thôn rừng núi các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn. Lạng sơn. Tại chiến khu, công tác vận động quần chúng được tiến hành sâu rộng, nhiều lớp huấn luyện quân sự, chính trị cho cán bộ được tổ chức; Mặt trận Việt Minh, các đoàn thể cứu quốc và các đội du kích tự vệ được tăng cường. Nhờ vậy, trước các cuộc càn quét khủng bố ác liệt của quân Pháp, lực lượng cách mạng vẫn đứng vững và trưởng thành, mối liên lạc và sự chỉ đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ở Cao - Bắc - Lạng với các nơi được giữ vững và mở rộng, tạo điều kiện cho cách mạng Việt Nam phát triển. Tháng 6 năm 1945, chiến khu Cao - Bắc - Lạng cùng với chiến khu Hà - Tuyên - Thái hợp thành chiến khu Việt Bắc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2016, 08:12:43 pm »


           
Năm 1944

        Tháng 1

        Hội nghị tổng kết Nam tiến tổ chức tại tổng Hoàng Hoa Thám, châu Nguyên Bình (Cao Bằng) đã nghiêm túc kiểm điểm tình hình, đánh giá kết quả công tác hoạt động Nam tiến vừa qua và đề ra phương hướng Nam tiến giai đoạn tiếp: Cần mở rộng căn cứ Cao - Bắc - Lạng "củng cố vùng tiếp giáp ba tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên và Tuyên Quang, tạo thành chỗ dựa và bàn đạp lấy đích là Thanh Hoá".

        Ngay sau hội nghị, đội Nam tiến chia làm hai hướng hoạt động: Một hướng hoạt động trên địa bàn Thái Nguyên, Phú Thọ. Sơn Tây qua Hoà Bình và một hướng nữa từ huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang), Yên Bái, Hoà Bình. Cà hai hướng đều nhằm tới đích Thanh Hoá.

        Tháng 2

        Chiến khu Hoàng Hoa Thám (tức khu căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai) địa bàn hoạt động của Cứu quốc quân 2 được chia làm hai phân khu: Phân khu A (Quang Trung) ở tả ngạn sông Cầu bao gồm một phần huyện Đồng Hỷ và các huyện Võ Nhai (Thái Nguyên), Bắc Sơn, Bình Gia, Thoát Lãng, Tràng Định (Lạng Sơn); bắc Yên Thế, Hữu Lủng (Bắc Giang). Đây là địa bàn hoạt động chủ yếu của Cứu quốc quân 2, do đồng chí Hà Châm làm chí huy trưởng. Phân khu B (Nguyễn Huệ) gồm phần hữu ngạn sông Cầu, huyện Đồng Hỷ và các huyện Đại Từ, Định Hoá, Phú Lương (Thái Nguyên); Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hoá (Tuyên Quang) và nam Chợ Đồn (Bắc Cạn) là địa bàn hoạt động của Cứu quốc quân 3 được thành lập sau này.

        25 tháng 2

        Thành lập trung đội Cứu quốc quân 3. Lễ thành lập được tổ chức tại khu rừng Khuổi Kịch, châu Sơn Dương (Tuyên Quang), gồm 30 đồng chí; trong đó có một số cán bộ, chiến sĩ Cứu quốc quân 2 và một số cán bộ, đội viên xung phong Nam tiến Trần Phú đang hoạt động tại đây, cùng một số cán bộ, đội viên trung kiên của các đội tự vệ Đại Từ, Định Hoá (Thái Nguyên), Sơn Dương (Tuyên Quang). Ban chi huy gồm đồng chí Triệu Khánh Phương (tức Triệu Nho Phú) làm trung đội trường, đồng chi Phương Cương (tức Phương Văn Khin) làm chính trị viên, đồng chí Chư Phóng (tức Chu Văn Trực) làm trung đội phó. Đồng chi Hoàng Quốc Việt - Ủy viên Ban thường vụ Trung ương Đảng thay mặt Trung ương công nhận và giao nhiệm vụ cho đơn vị. Như vậy, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cứu quốc quân - lực lượng vũ trang cách mạng của Đảng đã không ngừng phát triển cả về số lượng và sức chiến đấu, làm lực lượng nòng cốt để xây dựng chiến khu Hà - Tuyên - Thái, góp phần làm bàn đạp cùng các dân tộc Việt Bắc khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám.

        Tháng 2

        * Xuất bản cuốn "Kinh nghiệm Việt Minh ở Việt Bắc" của đồng chí Võ Nguyên Giáp. Từ kinh nghiệm thực tiễn ở Việt Bắc, cuốn sách đề cập một cách toàn diện tới các lĩnh vực hoạt động: "Về mặt quân sự, đoàn thế tích cực tiến hành công tác binh vận và chú trọng đào tạo đội tự vệ chiến đấu (tiểu tổ du kích). Đội tự vệ chiến đấu gồm những phần tử trong đội tự vệ thường khoẻ mạnh, kiên quyết, sẵn lòng hy sinh vì nước, tình nguyện sau này đi đánh du kích. Họ phải nắm một thứ vũ khí và phải luyện tập nhiều, phần lớn được huấn luyện, đặc biệt về quân sự".

        * Thành lập xương sản xuất vũ khí ở làng Chè (Tiên Sơn, Bâc Ninh). Xưởng do đồng chí Nguyễn Ngọc Xuân và đồng chí Ngô Gia Khảm phụ trách, có nhiệm vụ sản xuất lựu đạn vỏ gang. Sau ba lần chế thử, xưởng đã sản xuất thành công lựu đạn vỏ gang và sản xuất hàng loạt, mỗi tháng gần 100 quả. Loại lựu đạn do xưởng sản xuất đả được Cứu quốc quân sử dụng đánh quân Nhật hiệu qua trong trận Mo Gà (11-1944)...

        9 tháng 3

        Liên tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng thành lập xưởng sản xuất và chế tạo vũ khí ở Lũng Hoàng (Cao Bằng). Lúc đầu xưởng có 6 công nhân, sau tăng lên 12 người, có chi bộ Đảng, do đồng chí Đặng Văn Cáp phụ trách. Xưởng có nhiệm vụ sửa chữa súng và chế thử lựu đạn, địa lôi (mìn). Xưởng đã tổ chức chế thử được lựu đạn và mìn có vỏ bằng sắt tây, khi thử nố sức công phá còn yếu. Biết tin này, đồng chí Phạm Văn Đồng nói: "Nó phá ít, nhưng nó kêu to, làm cho Tây - Nhật cũng phải khiếp sợ”. Về sau nhờ có được mấy quả lựu đạn của Mỹ do đồng chí Tống Minh Phương từ Trung Quốc gửi về, xưởng đã nghiên cứu chế tạo được lựu đạn vỏ gang, ngoài vỏ đúc hai chữ VM (Việt Minh). Từ đây, lựu đạn Việt Minh được sản xuất hàng loạt thay thế lựu đạn ống bơ. Xưởng Lũng Hoàng còn sửa chữa được nhiều loại súng như súng kíp, súng ngắn, súng trường..., góp phần cung cấp thêm vũ khí cho các lực lượng vũ trang đánh giặc.

        Tháng 3

        Thành lập đội vũ trang thoát ly ở châu Hà Quảng (Cao Bằng) gồm 50 người, do đồng chí Dương Đại Lâm làm trung đội trưởng. Châu Hoà An củng thành lập một trung đội, do đồng chí Nguyễn Chí Đỗ làm trung đội trưởng. Riêng khu Thiện Thuật của đồng bào Hơ Mông có một trung đội. do đồng chí Cao Lý làm trung đội trưởng. Tại các xã Thượng Ân, Băng Vân, Vân Tùng, Tân Kim, Hoa Thám, Hưng Đạo (Nguyên Bình - Cao Bằng) đều thành lập các tiểu đội du kích thoát ly. Sự ra đời của các đội vũ trang thoát ly đánh dấu bước trưởng thành của lực lượng vũ trang cách mạng Cao Bằng góp phần thúc đẩy phong trào địa phương phát triển mạnh mẽ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2016, 08:02:17 am »


        7 tháng 5

        Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị "Sửa soạn khởi nghĩa", nhận định: Thời cơ hết sức thuận lợi cho nhân dân Đông Dương giành chính quyền sắp tới, song thời cơ không phải tự nó đến, một phần do ta sửa soạn thúc đẩy nó. Nội dung chỉ thị đề cập: "Ai xông ra đánh quân thù? Lấy gì đánh quân thù? Đánh bằng cách gì? Đánh vào lúc nào để thắng. Làm thế nào đấy mạnh phong trào tiến tới khởi nghĩa?".

        Về "đánh bằng cách gì", bản chị thị nêu rõ: "Quân khởi nghĩa của ta phải đánh theo lối du kích không thể đánh lối dàn trận. Một chiến sĩ Cứu quốc quân lúc này phải biết bắn súng, hành quân, chiến thuật du kích". Tiếp đó, bản chí thị đề ra một số công việc cụ thể:

        1- Mỗi kỳ phải tổ chức một ủy ban quân chính (quân sự, chính trị) toàn kỳ để chỉ huy đôn đốc về quân sự, nhất là huấn luyện quân sự theo ba chương trình huấn luyện là: a- Huấn luyện các đội tự vệ, b- Huấn luyện các đội viên du kích, c- Huấn luyện các cán bộ chi huy quân sự.

        2- Tất cả các cán bộ chỉ đạo tinh trở lên phải lần lượt được huấn luyện quân sự theo chương trình đại đội trưởng.

        3- Mỗi tỉnh cử một hay hai, ba đồng chí có khiếu quân sự về dạy cho các đội viên.

        4- Mỗi tỉnh cử một đồng chí khá về quân sự làm ủy viên quân sự đế trông nom, đôn đốc việc phát triển và thống nhất các đội tự vệ toàn tỉnh.

        Đồng chí Trường Chinh - Tổng Bí thư của Đảng đã giải thích tinh thần bản chỉ thị này trong bài "Hãy nắm lấy khâu chính" (Báo Cờ giải phóng, số 6, ngày 25-7-1944) gồm-

        1- Phải ra sức phát triển các tổ chức tự vệ và tố chức thêm bộ đội chiến đấu.

        2- Phải huấn luyện cán bộ quân sự để chi huy các tổ chức có tính cách quân sự.

        3- Phải tìm cách sắm vũ khí để vũ trang cho các bộ đội và các tổ chức tự vệ.

        4- Phải hết sức vận động binh lính để lấy súng thù bắn thù.

        5- Phải làm cho chiến thuật khởi nghĩa được phổ biến trong các tổ chức cách mạng và dân chúng.

        Giữa năm 1944

        Một số vùng thuộc Quốc Oai, Hoài Đức, Đan Phượng (Hà Đông - Sơn Tây) được Trung ương Đảng và Xứ ủy Bắc Kỳ chọn làm an toàn khu. Nhân dân và lực lượng tự vệ ở địa phương đã góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ an toàn cho các cơ quan cùa Đảng. Đảng bộ Hà Đông - Sơn Tây tích cực củng cố các đội tự vệ, tổ chức thêm các đội mới, mua sắm vũ khí trang bị cho tự vệ. Một số nơi như Tảo Khê (Ứng Hoà), Vạn Phúc (thị xã Hà Đông), Sài Sơn (Quốc Oai) tổ chức lò rèn đúc vũ khí cho tự vệ. Đan Phượng, Thanh Oai, Mỹ Đức, Phú Xuyên cử đội viên tự vệ dự các lớp học chính trị, quân sự do Xứ ủy Bắc Kỳ hoặc tỉnh tổ chức.

        23 tháng 7

        Toàn quyền Đông Dương Đờ-cu chi định trung tướng Ai-mê, nguyên chi huy các lực lượng quân đội Bắc Kỳ nhậm chức tổng chí huy tối cao quân đội Đông Dương thay tướng Moóc-đăng về nước.

        Tháng 7-1944 đến tháng 3-1945

        Các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang tổ chức được 20 lớp huấn luyện quân sự ở các huyện Hiệp Hoà, Yên Thế, Lục Ngạn, Tiên Du, Thuận Thành. Mỗi lớp có từ 20 - 40 học viên là tự vệ của các xã. Nội dung huấn luyện gồm nhiệm vụ, phương châm công tác của quân đội cách mạng, cách sử dụng súng, lựu đạn, mìn... Kết thúc khoá học, các học viên trở về địa phương xây dựng và huấn luyện lực lượng tự vệ, làm nòng cốt để khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương khi thời cơ đến.

        10 tháng 8

        Mặt trận Việt Minh ra lời kêu gọi "Sắm vũ khí! Đuổi thù chung". Sau khi vạch trần tội ác của Nhật - Pháp và chỉ rõ cơ hội cho dân tộc Việt Nam vùng dậy giành độc lập đã tới, Mặt trận Việt Minh nêu rõ: "Quỹ mua súng của Mặt trận Việt Minh đã thành lập. Nếu Việt Minh lĩnh trách nhiệm bày mưu, lập kế và tình nguyện đi đầu trong trận đánh đuổi Nhật - Pháp sắp tới, thì bổn phận toàn thể đồng bào ta là phải hăng hái quyên góp cho quỹ mua súng của Việt Minh. Khẩu hiệu của người Việt Nam lúc này là: "Sắm vũ khí đánh đuổi Nhật - Pháp".

        13 tháng 8

        Liên tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng triệu tập hội nghị cán bộ chủ chốt các vùng Lũng Sa (một địa điểm giáp giới châu Hoà An và Nguyên Bình). Các đồng chí Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Vũ Anh đến dự. Một số đội vũ trang của tỉnh được bí mật điều đến bảo vệ hội nghị. Hội nghị nhận định: "Căn cứ vào tình hình thế giới, tình hình trong nước và phong trào cách mạng Cao - Bắc - Lạng đã chín muồi để phát động chiến tranh du kích trong tỉnh". Trên cơ sở đó, hội nghị quyết định gấp rút chuẩn bị phát động khởi nghĩa ở Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn. Cụ thể là:

        "1- Hoàn thành công tác huấn luyện cho các đội trưởng và chính trị viên các đội vũ trang. Cán bộ thoát ly cũng phải huấn luyện quân sự.

        2- Tất cả các đội viên tự vệ chiến đấu đều chuyển thành các đội du kích, đấy mạnh phong trào mua sắm, tự tạo vũ khí, đạn dược; lương thực cho các đội du kích phải ăn đủ trong 6 tháng...".

        Kế hoạch khởi nghĩa được xác định là sau vụ gặt mùa (năm 1944), nhân dân cả ba tinh Cao - Bắc - Lạng sẽ vùng lên giành chính quyền cách mạng. Hội nghị cử ra Uy ban Quân sự giúp ban liên tỉnh đôn đốc và kiếm tra các công việc chuẩn bị khởi nghĩa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2016, 08:05:26 am »


        Đầu tháng 10

        Đơn vị vũ trang tự vệ (tự vệ chiến đấu) đầu tiên của huyện Chợ Đồn được thành lập tại Bó Lọn, bản Bảng, xã Nghĩa Tá, huyện Chợ Đồn (Bắc Cạn). Đội gồm 40 cán bộ, chiến sĩ, do đồng chí Vũ Yến chỉ huy. Vũ khí có một "Rô-manh-tây", một số súng kíp, súng khai hậu, còn lại là dao, kiếm. Sau một thời gian xây dựng; quân số của đội tự vệ Bó Lọn tăng lên 100 người, biên chế thành các trung đội và tiểu đội. Để có vũ khí trang bị cho các đội tự vệ chiến đấu huyện Chợ Đồn xây dựng một cơ sở sửa chửa, sản xuất vũ khí ở vùng Khuôi Phạ (xã Nghĩa Tá). Vừa mới thành lập đội tự vệ Bó Lọn tố chức huấn luyện về quân sự, chính trị bước đầu huấn luyện về chiến thuật đánh du kích và một số khoa mục quân sự khác, sẵn sàng đánh địch.

        Tháng 10

        Liên tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng chuẩn bị triệu tập cuộc họp định ngày khởi nghĩa trên phạm vi các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, tại một địa điểm gần biên giới Việt - Trung, tiếp giáp xã Nà Xác, châu Hà Quảng (Cao Bằng), thì lãnh tụ Hồ Chí Minh đến thăm. Sau khi nghe báo cáo tình hình mọi mặt của phong trào cách mạng Cao - Bắc - Lạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh chỉ thị hoãn ngay cuộc khởi nghĩa. Người phân tích: Liên tỉnh ủy chủ trương phát động chiến tranh du kích ở Cao - Bắc - Lạng là mới căn cứ vào tình hình địa phương, mà chưa căn cứ vào tình hình chung trong cả nước, mới chi thấy bộ phận mà chưa thấy toàn cục. Trong điều kiện bấy giờ, nếu phát động nhân dân nhất tề nối lên đánh du kích theo quy mô và phương thức đã định trong nghị quyết, thì sẽ gặp nhiều khó khăn... Bởi vì các địa phương trong toàn quốc tuy phong trào đã lên cao, nhưng chưa nơi nào có điều kiện vũ trang chiến đấu để sẵn sàng hưởng ứng.

        Về mặt quân sự, chủ trương trên củng không theo đúng nguyên tắc tập trung lực lượng, cán bộ, vũ khí, thiếu hẳn một lực lượng nòng cốt. Người chi rõ: thời kỳ cách mạng phát triển đã qua, nhưng thời kỳ toàn dân khởi nghĩa chưa tới và đưa ra phương châm chi đạo kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang phù hợp với tình thế đề từng bước hướng tới khởi nghĩa giành chính quyền.

        Quyết định sáng suốt của lãnh tụ Hồ Chí Minh không những tránh cho phong trào cách mạng Cao - Bắc - Lạng bị tổn thất, mà còn vạch ra hướng đi đúng đắn cho cách mạng phát triển một cách vững chắc trong thời điểm quyết định của lịch sử.

        10 tháng 11

        Ban lãnh đạo Phân khu A (Quang Trung) triệu tập hội nghị mở rộng tại Đồng Mỏ, xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên). Sau khi phân tích tình hình địch đang tập trung quân mở cuộc càn quét lớn vào căn cứ, so sánh lực lượng ta địch, hội nghị chủ trương: "Phải trừng trị quân giặc, kể cả việc tiêu diệt các đồn, bốt và phát triển cơ sở cách mạng" và quyết định lập các ban phá hoại, chiến đấu, trinh sát, binh vận...; tiến hành trừng trị bọn đầu sỏ phản động, mật thám; vận động nhân dân cất giấu lương thực, làm "vườn không nhà trống", tiêu thố làng mạc, phá hoại giao thông, tổ chức chặn viện và tiêu diệt đồn địch ở Đình Cả, Quang Thái, Tràng Xá và La Hiên. Tiếp đó, ngày 12 tháng 11, Ban lãnh đạo Phân khu A họp tại Chùa An (Phú Thượng) quyết định bổ sung: Phân tán nhân dân lánh vào rừng, lực lượng vũ trang ở lại tiếp tục đánh các đồn bốt địch ở Quang Thái, Đình cả, Tràng Xá, châu lỵ La Hiên; đồng thời phối hợp với lực lượng vũ trang ở Bắc Sơn đánh chặn địch từ Lạng Sơn xuống.

        11 tháng 11

        Lực lượng Cứu quốc quân tổ chức đánh địch ờ Đình Ca (Thái Nguyên), diệt hàng chục tên. Tên đồn trương Đình Cả và binh lính hoảng sợ bỏ chạy. Trước khí thế của cách mang nguy quyền trong vùng tan rã, một số bị giết hoặc đầu hàng, số còn lại chạy trốn. Hầu hết hương lý, kỳ hào đều khuất phục trước, uy thế của Cứu quốc quân. Chiều ngày 11 tháng 11, đông đào nhân dân Võ Nhai giương cao cờ đỏ đánh trống mõ, rầm rộ, tuần hành thị uy khuếch trương thanh thế. Trong khi đó, du kích và tự vệ phá cầu gỗ ở ki-lô-mét 25, cắt đứt giao thông cua địch trên đường Thái Nguyên - Võ Nhai. Đêm 12 tháng 11, Cứu quốc quân và đội tự vệ đánh bốt Quang Thái, sau đó đánh tan lực lượng địch từ Thái Nguyên lên giải vây. Trên suốt dọc đường từ Thái Nguyên lên Đình cả, Võ Nhai, quân địch liên tiếp bị phục kích ở Nà Noọng, Mỏ Gà (14-11), La Mạ (15-11), La Hoá (16-11), Đất Đỏ (17-11) và bị tổn thất nặng.

        27 tháng 11

        Thực dân Pháp huy động hàng nghìn quân từ Bắc Sơn (Lạng Sơn) xuống, từ thị xã Thái Nguyên lên bao vây, tiến công Cứu quốc quân ở Võ Nhai. Chúng tập trung vây đánh hang Phượng Hoàng - nơi có 75 cán bộ, chiến sĩ Cứu quốc quân và tự vệ chiến đấu, có 5 súng kíp, còn lại là giáo mác và 373 hộ gia đình với khoang 1.500 người. Dựa vào thế núi, Cứu quốc quân và tự vệ làm các sàn đá, bẫy đá chờ địch đến gần mới phá cho đá lăn xuống tới tấp đè chết một số tên, số còn lại hoảng sợ tháo chạy xuống tận chân núi. Trước quân địch đông, để bảo toàn lực lượng, Cứu quốc tự vệ và đại bộ phận nhân dân đã rút khỏi hang an toàn. Đên 14 giờ, địch tiến vào chiếm hang đá hoàn toàn hoang vắng.

        Sang tháng 12, cuộc chiến đấu của Cứu quốc quân ở Võ Nhai (Thái Nguyên) gặp khó khăn. Vũ khí, lương thực đã cạn dần; địch ngày càng tăng cường khủng bố, bao vây, phong toả căn cứ. Cứu quốc quân và tự vệ vừa lo tổ chức đánh địch, vừa lo bảo vệ và tổ chức đời sống nhân dân. Phạm vi hoạt động của Cứu quốc quân bị thu hẹp trong vòng vây của địch. Được tin cuộc chiến đấu ở Võ Nhai nổ ra ngoài kế hoạch, Trung ương Đảng kêu gọi toàn quốc "hãy quyên tiền, gạo, lương khô, thuốc men, quần áo cho chiến sĩ Thái Nguyên"; đồng thời cử đồng chí Ngô Thế Sơn - Ủy viên Ủy ban quân chính Bắc Kỳ lên Võ Nhai truyền đạt và tổ chức thực hiện chỉ thị của Trung ương Đảng về việc rút lui cuộc đấu tranh để bảo toàn lực lượng.

        Theo chi thị của Trung ương Đảng, 70 cán bộ, chiến sĩ Cứu quốc quân bí mật rút sang Yên Thế (Bắc Giang) dựa vào cơ sở cách mạng ở đây để học tập chính trị, huấn luyện quân sự; một số chuyển sang Phân khu B (Nguyễn Huệ) hoạt động; một số ở lại tiếp tục bám cơ sở đế lãnh đạo quần chúng tiếp tục đấu tranh với địch.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Ba, 2016, 08:13:15 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2016, 08:42:11 am »


        Tháng 12

        Lãnh tụ Hồ Chí Minh chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân - đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Bản chỉ thị đề cập tới những vấn đề chủ yếu về đường lối quân sự của Đảng: Kháng chiến toàn dân, động viên và vũ trang toàn dân, nguyên tắc xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, phương châm xây dựng ba thứ quân, phương thức, hoạt động kết hợp quân sự với chính trị, nguyên tắc tác chiến và chiến thuật của lực lượng vũ trang.

        Về việc thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, chỉ thị nêu rõ: "Theo chỉ thị mới của Đoàn thể, sẽ chọn lọc trong hàng ngủ những du kích Cao - Bắc - Lang số cán bộ và đội viên kiên quyết, hăng hái nhất và sẽ tập trung một phần lớn vũ khí để lập ra đội chủ lực... Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân là đội quân đàn anh mong cho chóng có những đội đàn em khác. Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang nó có thề đi suốt từ Nam chí Bắc khắp đất nước Việt Nam". Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân đặt cơ sở lý luận và thực tiễn cho Đảng ta lãnh đạo chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam trong thời đại mới.

        22 tháng 12

        Thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân. Lễ thành lập được tổ chức tại một khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo, châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Đội gồm 34 chiến sĩ, trang bị 34 khẩu súng các loại, biên chế thành 3 tiểu đội, do đồng chí Hoàng Sâm làm Đội trưởng, đồng chí xích Thắng làm Chính trị viên và đồng chí Văn Tiên (tức Lộc Văn Lùng) làm quản lý. Đồng chí Võ Nguyên Giáp được Trung ương Đảng và lãnh tụ Hồ Chi Minh ủy nhiệm tổ chức lãnh đạo, chỉ huy đã tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân và vạch rõ nhiệm vụ của Đội đối với Đảng, nhân dân và Tổ quốc. Dưới lá cờ đỏ sao vàng, toàn Đội long trọng tuyên đọc Mười lời thề danh dự của Đội.

        Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân là đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 22 tháng 12 năm 1944 được xác định là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, đánh dấu sự ra đời của một tổ chức quân sự mới của dân tộc ta.

        25 và 26 tháng 12

        Chiến thắng Phai Khắt và Nà Ngần. Thực hiện chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh "Trong một tháng sau khi thành lập phải có hoạt động. Trận đầu nhất định phải thắng lợi" ngày 25 tháng 12, Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân tiến đánh đồn Phai Khắt (tổng Kim Mã, châu Nguyên Bình, tinh Cao Bằng), do 21 lính dõng được viên cai Si-mô-nơ người Pháp chỉ huy trấn giữ. 17 giờ, Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân cùng khoảng 50 du kích (trừ một số canh gác vòng ngoài), chia làm hai tiểu đội cải trang làm quân tuần tiễu của cấp trên đến kiểm tra vào đồn rồi bất ngờ chĩa súng, buộc địch phải đầu hàng. Khi tên cai Si-mô-nơ trở về đồn liền bị ta phục bắn chết. Như vậy, chỉ trong 10 phút chiến đấu, ta bắt 17 tên địch (4 tên đã trốn trại từ trước), thu 17 súng và nhiều trang bị, sau đó rút lui an toàn.

        Trận Phai Khắt thắng lợi đã mở đầu truyền thống đánh tiêu diệt, đánh chắc thẳng, đánh thắng trận đầu của Quân đội nhân dân Việt Nam.

        Phát huy thắng lợi, ngày 26 tháng 12, Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân đánh đồn Nà Ngần (xã Cẩm Lý, châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng). Đồn do 22 lính khố xanh đóng giữ, xung quanh có giao thông hào và hàng tre bảo vệ. 7 giờ 14 phút ngày 26, Đội cải trang thành toan lính tuần tra, giải "Cộng sản", bắt được lên quan đồn. Khi đến đồn biết được địch có biểu hiện nghi vấn, ta chủ động nổ súng diệt 5 tên, bắt 17 tên, thu 17 súng các loại. Thắng lợi của trận Nà Ngần thể hiện sự kết hợp khôn khéo giữa mưu và lược, xử trí linh hoạt, mau lẹ trong chiến đấu của quân đội ta.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2016, 09:02:20 pm »

       
Năm 1945

        3 tháng 2

        Thành lập chiến khu Hoà - Ninh - Thanh (tức chiến khu Quang Trung) và đơn vị vũ trang của chiến khu. Theo chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, chiến khu Hoà - Ninh - Thanh (gồm ba tỉnh Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá) - nơi có phong trào cách mạng sớm phát triển, có vị trí chiến lược quan trọng được thành lập. Ngày 15 tháng 5 năm 1945, chiến khu Hoà - Ninh - Thanh đổi tên là chiến khu Quang Trung với các trung tâm căn cứ được đặt ở Quỳnh Lưu (Ninh Bình), Ngọc Trạo (Thanh Hoá) và Mường Khói (Hoà Bình), trong đó vùng Quỳnh Lưu được chọn làm trung tâm chiến khư. Đồng chi Văn Tiến Dũng - Ủy viên thường vụ, Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kỳ thay mặt Trung ương Đảng trực tiếp chỉ đạo xây dựng chiến khu. Các đồng chí Phan Long (tỉnh Hoà Bình), Nguyễn Văn Mộc (tỉnh Ninh Bình), Lê Chủ (tỉnh Thanh Hoá) là ủy viên Ban chi đạo của chiến khu. Ngày 20 tháng 5, trung đội Giải phóng quân đầu tiên của chiến khu được thành lập, gồm 40 chiến sĩ với 22 súng, 1 tiểu liên và 1 súng máy. Ngày 20 tháng 6 trung đội Giải phóng quân thứ hai của chiến khu được thành lập, gồm 41 chiến sĩ, trang bị 19 súng các loại, một số mã tấu, biên chế thành 3 tiểu đội. Du kích, tự vệ của chiến khu ra đời và phát triển đả tham gia chiến đấu, bảo vệ căn cứ, gây thanh thế cho cách mạng. Trong cao trào Cách mạng tháng Tám, chiến khu Quang Trung trở thành đầu mối chỉ đạo khởi nghĩa của Xứ ủy Bắc Kỳ, làm bàn đạp cho các lực lượng vũ trang chiến khu hỗ trợ nhân dân nổi dậy giành chính quyền tại các châu, phủ, tỉnh ly ở các tỉnh Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá và gây ảnh hưởng lớn đến các tỉnh lân cận, góp phần thúc đẩy Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thắng lợi nhanh chóng trên phạm vi cả nước.

        5 tháng 2

        Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân tiến đánh đồn Đồng Mu - một đồn biên phòng nằm sát biên giới Việt - Trung, thuộc châu Bảo Lạc (Cao Bằng). Sau một thời gian chiến đấu, ta diệt gần 20 tên địch, bắt 3 tên, thu một số vũ khí. Trận này, đồng chí Đàm Quang Trung dùng súng và dao găm diệt 5 tên địch.

        Tiếp đó, ngày 25 tháng 2, Đội tổ chức phục kích ở đèo Ben La (tức đèo Cao Bắc) thuộc châu Nguyên Bình (Cao Bằng), tiêu diệt và bắt gần một trung đội địch, thu 16 khẩu súng các loại và nhiều lương thực, đạn dược. Ta tuyên truyền, giải thích cho tù binh rồi thả một số về đồn Na Ngần, làm cho binh lính địch ở đây hoang mang, dao động. Đêm 25 tháng 2, bộ đội ta bao vây đồn Nà Ngần, vừa đánh vừa kêu gọi binh lính địch trở về với cách mạng. Bị đánh bất ngờ quân địch tan rã, một số lén lút chạy trốn, một số ra hàng ta chiếm đồn, thu gần 30 súng và toàn bộ đạn dược, quân dụng.

        9 tháng 3

        Phát xít Nhật đảo chính thực dân Pháp ở Đông Dương. Đúng 21 giờ, viện cớ phía Pháp bác bỏ tối hậu thư, quân Nhật tiến công vào các vị trí quân Pháp ở Hà Nội hầu như không gặp sức kháng cự nào. Quân Nhật chiếm Phủ toàn quyền, bắt giữ toàn quyền Đông Dương và các quan chức của Pháp, trong đó có tướng Moóc-đăng chi huy tố chức kháng chiến của phái Đờ Gôn và tướng Ai-mê, tổng tư lệnh quân đội toàn Đông Dương. Bằng một hành động thống nhất, quân Nhật nổ súng tiến công vào nhiều vị trí và nhanh chóng đè bẹp sức chống đỡ của quân Pháp ở các nơi. Đến chiều 10 tháng 3, quân Pháp đầu hàng, phát xít Nhật làm chủ các vùng đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Sài Gòn và nhiều tỉnh ly khác. Một số đơn vị quân Pháp cố thủ ở Cà Mau, Biển Hồ (Campuchia) và một số vùng bắc Đông Dương, củng lần lượt thất bại trước sức tiến công của quân Nhật. Chỉ còn một số ít tàn quân thoát qua vùng biên giới Việt - Trung. Lúc này, lực lượng quân sự Pháp hoàn toan tan rã, bộ máy thống trị của Pháp đã đầu hàng, toàn bộ Đông Dương trở thành thuộc địa của phát xít Nhật.

        9-12 tháng 3

        Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng, ra chỉ thị: Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta", xác định: "Sau cuộc đảo chính này, đế quốc phát xít Nhật là kẻ thù chính - kẻ thù cụ thể, trước mắt, duy nhất của nhân dân Đông Dương". Toàn bộ nội dung của Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng được phản ánh trong chì thị lịch sử ngày 12 tháng 3 năm 1945: "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta", về nhiệm vụ quân sự chi thị nêu rõ:

        - "Tổ chức thêm nhiều bộ đội du kích và tiểu tổ du kích.

        - Thành lập những căn cứ địa mới.

        - Thống nhất các chiến khu và thành lập "Việt Nam Giải phóng quân".

        - Tổ chức "Ủy ban Quân sự cách mạng" (tức Ủy ban khởi nghĩa) để thống nhất chỉ huy du kích các chiến khu".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2016, 08:54:14 am »


        10 tháng 3

        * Liên tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng triệu tập hội nghị tại Lam Sơn, châu Hoà An (Cao Bằng) nhận định tình hình Nhật đảo chính Pháp và quyết định:

        1- Đánh đổ chế độ thống trị cũ của Pháp ở nông thôn, thành lập chính quyền nhân dân ở cấp xã, châu, huyện, phủ và tỉnh.

        2- Phân công cán bộ Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân phối hợp với các đội vũ trang ở địa phương tổ chức thêm những đơn vị giải phóng quân chuẩn bị đánh Nhật.

        3- Đối với quân Pháp không tập kích lúc họ rút lui, trái lại kêu gọi, tranh thủ họ cùng tổ chức chống Nhật.

        * Nhân dân xã Trung Màu, huyện Tiên Du (Bắc Ninh) chi bộ Đảng địa phương lãnh đạo, phát động quần chúng ở đội tự vệ hỗ trợ nổi dậy giành chính quyền. Thắng lợi của cuộc nổi dậy Trung Màu mở đầu cao trào chống Nhật, cứu nước, giành chính quyền ở vùng đồng bằng Bác Bộ.

        11 tháng 3

        Khởi nghĩa Ba Tơ. Ba Tơ là một châu miền núi thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Được tin Nhật đảo chính Pháp, ngày 10 tháng 3, Tỉnh ủy Quảng Ngải quyết định phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền và thành lập đội du kích làm lực lượng nòng cốt. Chiều 11 tháng 3, khởi nghĩa bùng nổ, bắt đầu bằng cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại sân vận động châu lỵ, sau đó phát triển thành biểu tình vũ trang bao vây đồn Ba Tơ, Nha kiểm lý. Phối hợp với nổi dậy của quần chúng, lực lượng du kích đánh chiếm Nha kiểm lý, tiếp đó vận động binh lính địch làm nội ứng đánh chiếm đồn Ba Tơ, thu 17 súng, 15 hòm đạn và nhiều quân trang, quân dụng. Ngày 12 tháng 3, Ban chỉ huy khởi nghĩa tổ chức mít tinh quần chúng, tuyên bố xoá bỏ chính quyền đế quốc, thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân. Cùng ngày 12 tháng 3, đội du kích Ba Tơ được thành lập gồm 28 chiến sĩ, trang bị 24 khẩu súng, biên chế thành 3 tiếu đội (trinh sát, tuyên truyền, dân vận) do đồng chí Phạm Kiệt làm Đội trưởng, đồng chí Nguyễn Đôn làm chinh trị viên. Đội du kích Ba Tơ là lực lượng làm nòng cốt cho cao trào chống Nhật, cứu nước, giành chính quyền ở Quảng Ngãi trong Cách mạng tháng Tám và là hạt nhân của lực lượng vũ trang Liên khu 5 sau này.

        12 tháng 3

        Dưới sự chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Khang - Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ, đồng chí Lê Liêm đã trực tiếp chỉ huy lực lượng vũ trang tại chỗ tiến đánh đồn Bần - Yên Nhân (Hưng Yên), sát đường số 5 (cách Hà Nội 28 km), do một sĩ quan Pháp chi huy. Nhờ làm tốt công tác binh vận, ta đã cảm hoá và giác ngộ được một số binh lính địch ngả theo cách mạng làm nội ứng đánh đồn. Tham gia trận đánh gồm có một số đội viên tự vệ chiến đấu, thanh niên và nông dân cứu quốc được chọn ở một xã thuộc An toàn khu Bãi Sậy.

        Theo kế hoạch, đêm 12 tháng 3, quân ta đóng giả Nhật và Đại Việt ngang nhiên tiến thẳng vào đồn, hô lớn: "Quân Nhật về tước súng". Bị bất ngờ, tên đồn trưởng Pháp cùng một số binh lính hoảng sự bỏ chạy, một số đầu hàng. Ta thu 26 súng trường, 5 hòm đạn, sau đó giải thích chính sách của Việt Minh cho binh lính còn lại. rồi rút khỏi đồn. Được tin đồn Bần - Yên Nhân bị đánh, quân Nhật tới ứng cứu tiến theo đường 5 lên chợ Đường Cái, nhưng ta đã rút lui an toàn theo cánh đồng Quán Chuội. Trận diệt đồn Bần - Yên Nhân là hoạt động quân sự đầu tiên diễn ra thắng lợi ở vùng đồng bằng Bắc Bộ trong Cách mạng tháng Tám. Sau này, đồng chí Võ Nguyên Giáp khen ngợi đây là "một trận đánh du kích kiểu mẫu ở đồng bằng Bắc Bộ lúc đó".

        12 tháng 4

        Mặt trận Việt Minh ra lời kêu gọi: "Đồng tiền cứu nước, động viên toàn dân quyên góp tiền mua vũ khí, góp phần trang bị cho Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân và lực lượng vũ trang cách mạng đánh giặc, giành độc lập cho dân tộc.

        15-20 tháng 4

        Hôi nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, gồm đại biểu ở các chiến khu Việt Bắc và chiến khu Quang Trung họp tại Hiệp Hoà (Bắc Giang), do Tổng bí thư Trường Chinh chủ trì. Sau khi phân tích tình hình thế giới và cao trào chống Nhật cứu nước của nhân dân ta, Hội nghị nêu rõ: "Tình hình đã đặt nhiệm vụ quân sự lên trên tất cà các nhiệm vụ quan trọng và cần kíp trong lúc này. Chúng ta phải tích cực phát triển du kích, gây dựng căn cứ địa kháng Nhật để chuẩn bị cuộc tổng khởi nghĩa cho kịp thời cơ".

        Hội nghị quyết định những vấn đề quan trọng về quân sự: phát triển lực lượng vũ trang, thống nhất Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, Cứu quốc quân và các lực lượng vũ trang cách mạng thành Việt Nam Giải phóng quân; mở Trường Quân chính kháng Nhật, ra sức thu nhặt và sửa chửa vũ khí, lập xưởng sửa chửa vũ khí, chế tạo súng ống, bom đạn, tích trử lương thực, lập kho thóc giải phóng quân ờ các xã; phát triển bộ đội giải phóng, tổ chức rộng rãi những đội tự vệ, tự vệ chiến đấu và bộ đội địa phương, dùng "chiến thuật đánh úp quân địch bằng những trận nhỏ, nắm chắc phần thắng để giữ gìn và bồi dưỡng lực lượng ta...

        Đê xây dựng bàn đạp cho cuộc tống khởi nghĩa, Hội nghị quyết định xây dựng 7 chiến khu trong cả nước: Lê Lợi, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung, Trần Hưng Đạo (Bắc Ky); Phan Đình Phùng, Trưng Trắc (Trung Kỳ); Nguyễn Tri Phương (Nam Kỳ) và nối liền đường dây liên lạc giữa các căn cứ của ba miền.

        Hội nghị quyết định thành lập Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kỳ, trong đó có các thành viên Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Chu Văn Tấn, Lê Thanh Nghị, Trần Đăng Ninh. Nhiệm vụ của Ủy ban là chỉ huy các chiến khu miền Bắc Đông Dương về chính trị và quân sự; đồng thời giúp đỡ các chiến khu toàn quốc về mặt quân sự.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2016, 10:55:52 pm »


        Tháng 4

        * Chiến khu Vần - Hiền Lương (Phú Thọ - Yên Bái) hình thành, do đồng chí Ngô Minh Loan - Ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ phụ trách. Uy tín của Việt Minh từ chiến khu này vang dội khắp các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, thu hút nhiều thanh niên và quần chúng tích cực, kể cả bảo an binh vừa rời bỏ hàng ngũ địch tham gia các hội cứu .quốc với hơn 700 hội viên. Tháng 6 năm 1945, đội du kích tập trung của chiến khu được thành lập, gồm 35 chiến sĩ, mang tên Đội du kích Âu Cơ (vì nơi đây có đền thờ bà Âu Cơ, nên Ban chỉ huy quyết định lấy tên đó đặt cho đội du kích). Đội du kích không ngừng được củng cố và phát triển, đến tháng 7 năm 1945 đã tăng lên 500 chiến sĩ, trở thành lực lượng nòng cốt để tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền trên địa bàn các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái.

        * Thành lập đội du kích chống Nhật mang tên đội du kích Cao Sơn (lấy tên một danh tướng của nghĩa quân Nguyễn Thiện Thuật là Cao Sơn đặt tên cho đội) tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, do đồng chí Trường Sơn làm đội trưởng. Nhiệm vụ của đội là vũ trang tuyên truyền trong nhân dân phá đồn trừ gian, lập chính quyền cách mạng ở cơ sở tổ chức các đoàn thể quần chúng rộng rãi, hoạt động du kích chống Nhật, xây dựng căn cứ địa, bảo đảm giao thông liên lạc của Trung ương từ miền xuôi lên căn cứ Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang).

        Cuối tháng 4

        * Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân và Cứu quốc quân từ một vài trung đội, đại đội được xây dựng, phát triển thành nhiều đại đội, đã hỗ trợ nhân dân nổi dậy giải phóng một vùng rộng lớn gồm hầu hết các xã, châu, huyện ở Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Giang. Chính quyền cách mạng được thành lập thực hiện chức năng quản lý, điều hành xây dựng vùng giải phóng về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội.

        * Trên cơ sở lực lượng chính trị của quần chúng phát triển, việc xây dựng và củng cố lực lượng vũ trang, bán vũ trang ở Hải Phòng - Kiến An được đẩy mạnh. Ở nội thành Hải Phòng, các đội tự vệ bí mật trong công nhân được thành lập ở nhà máy xi măng, Hoả Xa, Ca-rông và các khu Thượng Lý, Lạc Viên. Các đội tự vệ cứu quốc và du kích ở vùng nông thôn phát triển mạnh ở nhiều thôn xã của các huyện Kiến Thuỵ, Thuỷ Nguyên, Tiên Lãng, An Lão, An Dương, Hải An. Riêng Kiến Thuỵ Thuỷ Nguyên, An Lão mỗi nơi tổ chức được lực lượng vũ trang tập trung từ 2 - 3 trung đội tự vệ.

        Đầu tháng 5

        Lãnh tụ Hồ Chí Minh từ Cao Bằng về Sơn Dương (Tuyên Quang), chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước và chuẩn bị đại hội quốc dân. Sau khi nghe báo cáo vùng giải phóng của ta đã bao gồm phần lớn các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Người chủ trương nên lập thành một khu căn cứ lấy tên là Khu Giải phóng.

        11-15 tháng 5

        Hội nghị Xứ ủy Bắc Kỳ họp bàn việc chuẩn bị những công việc cụ thể để phát động tổng khởi nghĩa. Hội nghị nhấn mạnh đến vấn đề sửa soạn khởi nghĩa và đề ra nhiệm vụ sắm sửa vũ khí, chọn căn cứ địa, huấn luyện quân sự, tổ chức quân đội, tự vệ tập trung ở một số tỉnh quan trọng trong lúc chuẩn bị khởi nghĩa.

        15 tháng 5

        Thành lập Việt Nam Giải phóng quân. Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân và Cứu quốc quân gặp nhau ở bãi Thàn Mát (tên một loại cây) phía sau đình làng Quặng (xã Định Biên, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên). Cùng ngày 15 tháng 5, tại đình làng Quặng, thực hiện nghị quyết Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, đồng chí Võ Nguyên Giáp tuyên bố thống nhất Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, Cứu quốc quân và các tổ chức vũ trang khác trong cả nước thành Việt Nam Giải phóng quân. Lực lượng gồm 13 đại đội chủ lực và một số đại đội, trung đội địa phương. Bộ tư lệnh đầu tiên của Việt Nam Giải phóng quân gồm: Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh, Chu Văn Tấn.

        Tháng 5

        Thành ủy Hải Phòng tổ chức hội nghị phổ biến chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương Đang "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". Quán triệt chỉ thị của ương, hội nghị chủ trương: Tập trung mũi nhọn chống Nhật và bọn Việt gian thân Nhật. Tổ chức các đội tự vệ cứu quốc ở các xí nghiệp, đường phố. Vận động quần chúng cơ sở tham gia phong trào quyên góp mua sắm vũ khí cho tự vệ. Đẩy mạnh tuyên truyền kháng Nhật cứu nước tích cực chuẩn bị khởi nghĩa. Thống nhất các tổ chức quần chúng xuống đường đấu tranh, phá kho thóc của Nhật chia cho dân nghèo.

        Hội nghị xác định nhiệm vụ chủ yếu của Đảng bộ là gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa, giành chính quyền trong một thời gian ngắn nhất.

        Tháng 5 - tháng 6

        Việt Nam Giải phóng quân phối hợp với lực lượng du kích, tự vệ và nhân dân các dân tộc Việt Bắc đánh bại cuộc tiến công của 2.000 quân Nhật trên ba hướng: Bắc Cạn - Chợ Rã - Chợ Đồn, Vĩnh Yên - Thiện Kế - Sơn Dương - Thanh La và Thái Nguyên - Phấn Mễ - Chợ Mới - Chợ Chu, bảo vệ vững chắc căn cứ địa. Thắng lợi này khẳng định tư tưởng tiến công để giữ vững vùng căn cứ của Nghị quyết Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ là chính xác và trình độ đánh du kích của lực lượng vũ trang vùng căn cứ cách mạng tiến bộ nhanh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2016, 04:58:37 am »


        4 tháng 6

        Thành lập Khu Giải phóng Việt Bắc. Thực hiện chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, Tổng bộ Việt Minh triệu tập hội nghị cán bộ, tuyên bố chính thức thành lập Khu Giải phóng, trên cơ sờ hợp nhất và mở rộng chiến khu Cao - Bắc - Lạng và chiến khu Hà - Tuyên - Thái, bao gồm các châu, huyện vùng giải phóng các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên và một phần các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Yên, có diện tích 40.000 km2, với hơn một triệu dân và lực lượng vũ trang lên tới hàng nghìn cán bộ. chiến sĩ. Vùng Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang) là trung tâm của khu giải phóng. Tại đây, các ủy ban nhân dân cách mạng, do nhân dân cử ra, đã tổ chức thực hiện 10 chính sách lớn của Việt Minh. Khu Giải phóng được xây dựng về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá xã hội, là địa bàn hoạt động và trưởng thành của Việt Nam Giải phóng quân. Cùng với các chiến khu trong cả nước, Khu giải phóng Việt Bắc trở thành chỗ dựa vững chắc, là bàn đạp quan trọng góp phần vào thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

        8 tháng 6

        Thành lập chiến khu Trần Hưng Đạo (tức chiến khu Đông Triều, hay Đệ Tứ chiến khu). Thực hiện nghị quyết của Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, ngày 8 tháng 6, nhân dân Đông Triều dưới sự lãnh đạo của đảng bộ địa phương đâ nổi dậy đánh chiếm các đồn Đông Triều, Chí Linh, Mạo Khê, Tràng Bạch (Hải Dương), tước vũ khí, thủ tiêu chính quyền của địch, thành lập chiến khu Trần Hưng Đạo. Tại đây đã hình thành Ủy ban nhân dân cách mạng và đội du kích chống Nhật, do các đồng chí Nguyễn Bình, Hải Thanh, Trần Cung chỉ huy. Từ Đông Triều, Chí Linh, Mạo Khê, Tràng Bạch, địa bàn chiến khu nhanh chóng được xây dựng mở rộng ra vùng Kim Môn, Thanh Hà, Thuỷ Nguyên, Uông Bí, Yên Hưng và một phần Kim Thành, tiếp đó là Kiến An, Đồ Sơn, Quảng Yên, Hòn Gai, trong đó Đông Triều, Chí Linh là trung tâm của chiến khu. Trong cao trào Cách mạng tháng Tám, lực lượng vũ trang của chiến khu đã tham gia đánh nhiều trận chống càn của quân Nhật và hỗ trợ. quần chúng nổi dậy đánh chiếm các đồn địch, góp phần giành chính quyền trên địa bàn đông bắc Bắc Bộ.

        25 tháng 6

        Trường Quân chính kháng Nhật khai giảng khoá 1 tại xóm Khuổi Kịch, xã Tân Trào, châu Tự Do (nay là huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang). Đồng chí Phạm Văn Đồng thay mặt Trung ương Đảng giao nhiệm vụ: Đào tạo cấp tốc cán bộ trung đội trưởng và chính trị viên, đáp ứng nhu cầu cán bộ cho chiến đấu và xây dựng lực lượng vũ trang. Đồng chí Hoàng Văn Thái và đồng chí Thanh Phong phụ trách lớp học. Học viên là cán bộ, chiến sĩ Việt Nam Giải phóng quân, một số cán bộ và hội viên cứu quốc nhiều tỉnh. Nội dung học tập gồm: Tình hình thế giới và trong nước, chương trình Mặt trận Việt Minh, Mười lời thề, Mười hai điều kỷ luật, công tác chính trị trong quân đội, kỹ thuật sử dụng súng, cách đánh tập kích, phục kích... Sau khoá 1, Trường mở tiếp khoá 2 và 3. 260 học viên được đào tạo trong 3 khoá ra trường được bổ sung cho các đơn vị vũ trang và một số địa phương.

        Cuối tháng 6

        Xứ ủy Bắc Kỳ quyết định mở một lớp huấn luyện quân sự tập trung ngắn ngày mang tên "Trường Sơn du kích kháng Nhật học hiệu", tại bản Lọt, xã Hoài Ẩn, thuộc châu Lạc Sơn, tinh Hoà Bình. Mục đích nhằm bồi dưỡng, đào tạo cán bộ nắm vững các động tác và kỷ thuật sử dụng các loại vũ khí thô sơ (dao găm, mã tấu, ném lựu đạn...) để trở về các địa phương mở các lớp huấn luyện quân sự cấp tốc cho tự vệ và thanh niên cứu quốc.

        1 tháng 7

        * Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kỳ và Bộ Tư lệnh Việt Nam Giải phóng quân kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước: "Cơ hội có một không hai đã ở trong tay chúng ta rồi. Thống nhất, hy sinh, kiên quyết chiến đấu, nhất định chúng ta sẽ thắng".

        * Thành lập tổ chức "Thanh niên Tiền phong" tập hợp lực lượng yêu nước ở Sài Gòn và một số tỉnh Nam Bộ, chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến.

        4 tháng 7

        Lực lượng vủ trang và nhân dân địa phương đánh bại cuộc càn của quân Nhật vào căn cứ Quỳnh Lưu (Ninh Bình). Một đại đội quân Nhật dùng 3 xe quân sự tiến sâu vào trung tâm căn cứ hòng tiêu diệt quân cách mạng. Phát hiện địch, nhân dân nổi trống, mõ, thanh la, uy hiếp tinh thần quân địch. Trong khi đó, một bộ phận du kích, tự vệ phá đường ngăn địch để giải phóng quân và tự vệ chiến đấu diệt 7 tên (có 1 tên quan tư), làm bị thương một số tên khác. Bọn Nhật còn lại phải rút chạy về cố thủ ở Nho Quan (Ninh Bình).

        7 tháng 7

        Úy ban lâm thời Khu Giải phóng ra thông báo gửi uỷ ban nhân dân các tỉnh, châu, phủ, xã, các đội trưởng, chính trị viên và đội viên giải phóng quân, về quân sự, bản thông báo nêu rõ:

        "1- Củng cố các đội tự vệ, lập các tổ du kích, còn dân chúng người nào khỏe mạnh, bất phân nam nữ đều phải tự nắm lấy một thứ vũ khí và luôn luôn luyện tập quân sự.

        2- Bộ đội phải luôn luôn sẵn sàng, lúc nào có đủ điều kiện chiến thắng là phối hợp với các đội tự vệ mà đánh úp quân địch một cách nhanh chóng mau lẹ.

        3- Tích trữ binh lương cho đầy đủ".

        11 tháng 7

        Một trung đội tự vệ (36 chiến sĩ) dưới sự chỉ huy của đồng chí Đặng Kinh tập kích đồn Bàng (khoảng 20 lính đoan đóng giữ), cách Kim Sơn (Kiến An) 7 km. Các chiến sĩ cải trang thành những người buôn bán, người đi cày, giấu vũ khí trong người tiến đánh đồn. Sau 10 phút, ta bắt 20 lính đoan, thu một số vũ khí, đồ dùng quân sự. Nhân dân được tin kéo đến rất đông và biến thành cuộc mít tinh chào mừng thắng lợi của lực lượng vũ trang cách mạng. Chiến thắng đồn Bàng tuy nhỏ nhưng đã cổ vũ phong trào cách mạng Hải Phòng - Kiến An đấu tranh giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2016, 05:04:41 am »


        16 tháng 7

        Việt Nam Giải phóng quân diệt đồn Tam Đảo (Vĩnh Yên). Đồn này nằm trên đỉnh núi cao, có 20 lính Nhật và 70 linh khố xanh, do 1 quan tư và 1 quan hai Nhật chi huy trấn giữ. Dựa vào một số anh em binh lính trong đồn được giác ngộ, một đơn vị giải phóng quân (mang tên Phạm Hồng Thái) đã tiến công đồn địch. Trong khi đó, lực lượng du kích tỉnh Vĩnh Yên tổ chức phục kích ngăn viện binh địch từ thị xã lên ứng cứu. Sau hai giờ chiến đấu, quân ta tiêu diệt hoàn toàn quân địch, giải thoát cho hơn 100 tù nhân (cả ta và Pháp), thu nhiều vũ khí, giải phóng thị trấn Tam Đảo. Trận tháng này đả gây tiếng vang lớn, làm quân Nhật hoang mang và cổ vú mạnh mẽ tinh thần chống Nhật cứu nước trong nhân dân Vĩnh Yên.

        19 tháng 7

        Quân đội Nhật đóng dọc biên giới Việt - Trung chiếm Long Châu và Bằng Tường (Trung Quốc) nhằm ngăn chặn quân đội Tưởng Giới Thạch đang âm mưu thực hiện kế hoạch "Hoa quân nhập Việt".

        20 tháng 7

        Lực lượng vũ trang cách mạng chiến khu Trần Hưng Đạo đánh chiếm thị xã Quảng Yên và huyện ly Yên Hưng. Ba trung đội giải phóng quân và tự vệ chiến đấu của chiến khu phối hợp với lực lượng quần chúng đánh chiếm thị xã Quảng Yên phá nhà lao, thả tù nhân; tiếp đó làm chủ châu ly Yên Hưng. Trước khí thế của cách mạng, bộ máy quan lại cùng binh lĩnh địch hoảng sợ đầu hàng và giao toàn bộ 500 khẩu súng các loại cho ta. Đây là tỉnh lỵ đầu tiên quân cách mạng đã đánh chiếm được trong thời kỳ tiền khởi nghĩa. Sau khi làm chủ một thời gian, giai phóng quân và tự vệ chiến đấu rút về chiến khu để bao toàn lực lượng.

        Tháng 7

        Theo thoả thuận giữa lãnh tụ Hồ Chí Minh với tướng Sen-nôn, tổng tư lệnh không quân Mỹ ở Trung Quốc, bộ đội Việt - Mỹ, đơn vị của Việt Nam Giải phóng quân được tổ chức tại Việt Bắc. Đơn vị gồm khoảng 200 cán bộ, chiến sĩ Việt Nam được chọn trong các đơn vị giải phóng quân và một số quân nhân Mỹ, do đồng chí Đàm Quang Trung làm chỉ huy trưởng, thiếu tá Tô-mát làm tham mưu trưởng; tham gia giải phóng Thái Nguyên (16 đến 20-8-1945). Ngày 20 tháng 8 năm 1945, đơn vị được bổ sung quân số, vũ khí, tổ chức thành Chi đội 4. Đến ngày 9 tháng 9 năm 1945, bộ đội Việt - Mỹ không còn tồn tại do các quân nhân Mỹ chấm dứt nhiệm vụ theo thoả thuận với ta.

        12 tháng 8

        Ủy ban chỉ huy lâm thời Khu Giải phóng ra mệnh lệnh khởi nghĩa. Bản mật lệnh gồm 10 điểm, quy định phương án tác chiến cho lực lượng vũ trang: tiến công địch ở các đô thị, chính sách đối với ngụy quân, tù binh và hàng binh Nhật, những người thuộc phái Đờ Gôn, vấn đề vũ khi, thông tin liên lạc, phối hợp với các ủy ban nhân dân cùng toàn thể dân chúng. Cuối cùng, mật lệnh chi rõ: "Lúc này là lúc quân sự hành động, kỷ luật phải nghiêm".

        13-15 tháng 8

        Hội nghị toàn quốc Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp ở Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang). Hội nghị tiến hành đúng vào lúc phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh. Trong tình thế cách mạng vô cùng khẩn trương, hội nghị ra nghị quyết nêu rõ: "Những điều kiện khời nghĩa ở Đông Dương đã chín muồi", "Toàn dân tộc đang sôi nổi đợi giờ khởi nghĩa giành quyền độc lập", về quân sự, nghị quyết nhấn mạnh: "Điều kiện đánh nơi nào cần mà ăn chắc thì đánh. Nguyên tắc đánh, quân sự và chính trị phải phối hợp. Chiến thuật đánh, định cách tiến công, phòng ngự, thoái thủ... Đánh cho quân giặc những đòn chí tử, tiêu diệt lực lượng của chúng, chộp lấy những căn cứ chính (cả đô thị) trước khi quân Đồng Minh vào. Tập trung lực lượng vào những chỗ cần thiết đề đánh. Làm tan rã tinh thần quân địch và dụ chúng hàng trước khi đánh...".

        Đối với lực lượng vũ trang: "Chấn chỉnh và phát triển bộ đội: Thống nhất tên Quân giải phóng Việt Nam1'... "Tổ chức thêm những bộ đội mới. Chỉnh đốn đội tự vệ chiến đấu và tiểu tổ du kích để thành lập Giải phóng quân ở ngoài Khu Giải phóng".

        Hội nghị quyết định phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước và cử ra Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc gồm các ủy viên: Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh, Lê Thanh Nghị, Chu Văn Tấn, do đồng chí Trường Chinh - Tổng bí thư trực tiếp phụ trách.

        13 tháng 8

        Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc ra "Quân lệnh số 1" phát lệnh khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Bản Quân lệnh nêu rõ: "Hỡi các tướng sĩ và đội viên Giải phóng quân Việt Nam. Dưới mệnh lệnh của ủy ban khởi nghĩa, các bạn hãy tập trung lực lượng, kịp đánh vào các đô thị và trọng trấn của quân địch, đánh chặn các đường rút lui của chúng, tước vũ khí của chúng. Đạp bằng muôn trùng trở lực, các bạn hãy kiên quyết tiến!".

        14 tháng 8

        * Hội đồng chiến tranh tối cao và nội các Nhật thông qua quyết định đầu hàng Đồng Minh không điều kiện.

        * Tổng bộ Việt Minh ra lời "Hiệu triệu" nêu rõ: Nhật đã đầu hàng, quân Đồng Minh sắp vào Đông Dương; "Giờ tổng khởi nghĩa đã đến: Dân tộc Việt Nam đã đến lúc vùng dậy, cướp lại chính quyền độc lập của mình. -Trước cơ hội có một không hai này, toàn thể dân tộc ta phải đem hết lực lượng, dùng hết can đảm, bao quanh đạo quân Giải phóng Việt Nam, tung xương máu ra đánh đuổi giặc Nhật, đòi lấy tự do hạnh phúc cho nhân dân".

        15 tháng 8

        Tướng Đờ Gôn cử đô đốc Đác-giăng-li-ơ làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương nhằm chuẩn bị cho kế hoạch giành lại thuộc địa Đông Dương từ tay Nhật.

        17 tháng 8

        Ủy Ban quốc phòng Pháp quyết định điều sư đoàn bộ binh thuộc địa số 9, do Va-luy chỉ huy, đóng tại Đức; binh đoàn thiết giáp, do Mát-xuy chỉ huy và sư đoàn bộ binh thuộc địa số 3. được tổ chức thành lực lượng viễn chinh Pháp ở Viễn Đông sang Đông Dương; đồng thời điều ngay một đơn vị biệt kích theo quân Anh đổ bộ vào Sài Gòn để giai giáp quân Nhật. Tiếp đó, tướng Lơ Cléc ra lệnh cho lực lượng viễn chinh Pháp lên đường sang Đông Dương.

        Trong dịp đến Tô-ky-ô (Nhật Bản) dự lễ đầu hàng của Nhật, Lơ Cléc đã vận động Mác-ác-tơ, tướng Mỹ, tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương ủng hộ việc Pháp trở lại thuộc địa cũ Đông Dương.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM