Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 10:29:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Việt Nam thế kỷ XX - Những sự kiện quân sự  (Đọc 57455 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2016, 12:09:15 pm »

 
        Giữa năm 1940


        Trung ương Đảng chọn các huyện Từ Sơn, Thuận Thành (Bắc Ninh), Gia Lâm (ngoại thành Hà Nội) và một số vùng thuộc Hà Đông, Bắc Giang xâv dựng thành an toàn khu (ATK). Trong các vùng đó, có cơ sở cách mạng, có tổ chức vũ trang tự vệ và những điều kiện thuận lợi để bảo vệ các đồng chí Trung ương hoạt động. Các đồng chí lãnh đạo của Đảng, các cơ quan của Trung ương Xứ ủy Bắc Kỳ, các lớp huấn luyện quân sự, chính trị đều chuyển về an toàn khu. Cùng với việc xây dựng cơ sở cách mạng, các đồng chí lãnh đạo an toàn khu rất chú ý xây dựng các đội tự vệ như tự vệ Liễu Ngạn, Liễu Khê (Thuận Thành - Bắc Ninh), tự vệ Đình Bảng (Từ Sơn - Bắc Ninh)... làm nhiệm vụ bảo vệ Trung ương.

        Đầu năm 1944, Trung ương Đảng quyết định chọn các huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang), Phú Bình, Phổ Yên (Thái Nguyên) xây dựng làm khu an toàn dự bị (gọi là khu an toàn II). Để bảo vệ an toàn, Trung ương Đảng thành lập Ban công tác đội, do đồng chí Nguyễn Trọng Tỉnh kiêm Trưởng ban công tác đội. Ngoài ra, ở các làng xã trong an toàn khu đều xây dựng các đội tự vệ làm nhiệm vụ canh gác các cuộc hội nghị, các lớp huấn luyện quân sự và chính trị, bảo vệ cán bộ, trừng trị bọn tay sai phản động, giữ vững an toàn khu.

        2 tháng 8

        Đại tá Xa-tô, Tham mứu trưởng quân đội Nhật ở Quảng Châu (Trung Quốc) tới Hà Nội, yêu cầu nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương phải bảo đảm an ninh, tạo điều kiện cho các đơn vị quân Nhật được phép chở quân trang, quân dụng qua lãnh thổ Bắc Kỳ lên nam Trung Quốc, đồng thời đề nghị cho Nhật được quyền sử dụng một số sân bay ở Bắc Kỳ vào mục đích quân sự.

        Tháng 8

        Thành ủy Hải Phòng họp bàn quán triệt nghị quyết của Trung ương Đảng và chỉ đạo thực hiện nghị quyết trong phạm vi thành phố. Hội nghị chủ trương: "Tích cực cùng cố tổ chức, xây dựng lực lượng, thành lập mặt trận dân tộc thống nhất chống phát xít Nhật - Pháp", về xây dựng lực lượng Thành ủy phân công đồng chí Đặng Văn Minh (tức Trần Kiên) - Phó bí thư thành ủy trực tiếp tổ chức đội tự vệ làm nhiệm vụ xung kích trong các cuộc đấu tranh, tạo điều kiện để tổ chức lực lượng vũ trang sau này.

        10 tháng 8

        Quân đội Trung Hoa phá cầu Hà Khẩu, nối liền Lào Cai - Vân Nam, trên tuyến biên giới Việt - Trung, cắt đứt tuyến đường sắt huyết mạch Việt Nam - Vân Nam (Trung Quốc); đồng thời biểu thị sự đóng cửa biên giới của phía Trung Quốc với Việt Nam.

        22 tháng 9
   
        Thực dân Pháp ký hiệp ước thoả thuận với Nhật:

        1- Quân đội Nhật Bản được quyền sử dụng ba sân bay lớn ở Bắc Kỳ (Gia Lâm, Cát Bi, Kép). Còn Pháp sử dụng các sân bay Bạch Mai, Kiến An và Tông.

        2- Bộ Tư lệnh quân đội Nhật được quyền đóng 6.000 quân ở khu vực bắc sông Hồng.

        3- Quân đội Nhật được quyền hành quân qua Bắc Kỳ để đánh quân Trung Quốc ở Vân Nam, nhưng số quân Nhật có mặt ở Đông Dương không được quá 25.000 người.

        4- Sư đoàn quân Nhật đóng ở Quảng Tây (Trung Quốc) có quyền mượn đường qua Bắc Kỳ để ra biển.

        Đêm 22 rạng 23 tháng 9

        Một sư đoàn quân Nhật thuộc đạo quân Quảng Châu, do đại tá Xa-tô chỉ huy vượt biên giới Trung - Việt, bằng nhiều mũi bao vây, tiến công quân Pháp ở Lạng Sơn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Tuy quân Pháp đã bố trí 5 tiểu đoàn bộ binh, trong đó có 1 tiểu đoàn và 1 đại đội xe tăng giữ thành Lạng Sơn, 4 tiểu đoàn trấn giữ Lộc Bình, Na Sầm, Điềm He, Thất Khê và tướng Mác-tanh tổng chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương tuyên bố lực lượng phòng thủ đó đủ sức chế ngự 3 sư đoàn quân Nhật, nhưng chỉ trong 3 ngàv (22 đến 25-9-1940), quân Pháp đã thua nặng và tan rã nhanh chóng. Số lớn đầu hàng, số còn lại hốt hoảng tháo chạy qua Bắc Sơn về Thái Nguyên. Quân Nhật chiêm đóng thị xã và vùng lân cận.

        26 tháng 9

        Nhật Bản dùng máy bay bắn phá Hải Phòng. Quân Pháp trấn giữ ở đây không kháng cự, bỏ ngỏ cho quân Nhật kéo vào. Từ các chiến hạm, quân Nhật đổ bộ vào Hải Phòng bằng hai mũi: Từ hướng đông thành phố lên bến Đáy (Phú Xá), bến đò Sáu (Kiến Thụy) qua đường 14 tiến vào Hải Phòng; từ hướng nam lên bến Khuể (phía An Lão) qua thị xã Kiến An tiến sang Hải Phòng. Đại diện quân Pháp ra tận cầu Niệm ký văn bản đầu hàng quân Nhật. Lợi dụng quân Pháp không chống đỡ, những ngày cuối tháng 9, Nhật cho 6.000 quân lần lượt chiếm Hà Nội, Bắc Ninh, Phú Thọ và một số nơi trọng yếu ở Bác Kỳ.

        27 tháng 9

        Khởi nghĩa Bắc Sơn. Bắc Sơn là huyện miền núi cách thị xã Lạng Sơn hơn 80km về phía tây. Nhân thời cơ Nhật đánh chiếm Lạng Sơn, lực lượng Pháp ở đây tan rã, quần chúng một số nơi tự nổi dậy, cướp vũ khí, chống lại tàn binh Pháp,

        Đảng bộ Bắc Sơn quyết định phát động khởi nghĩa vũ trang và thành lập Ủy ban Khởi nghĩa, do đồng chí Hoàng Văn Hán làm chi huy trưởng. Đúng 20 giờ ngày 27 tháng 9, khoảng 600 quần chúng vũ trang (có một số lính dõng) và tư vệ chia làm 3 mũi tiến công đồn Mỏ Nhài (châu lỵ Bắc Sơn) Trước khí thế của quân khởi nghĩa, tri huyện cùng binh lính hoảng sự bắn vài phát súng chống cự rồi lén lút chạy trốn. Quân khởi nghĩa làm chủ đồn, chiếm châu lỵ, tuyên bố xoá bỏ chính quyền thực dân, hạ lệnh đốt sổ sách giấy tờ của tri châu, thu toàn bộ vũ khí của chúng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2016, 06:28:28 pm »

        Trước thanh thế cuộc khởi nghĩa, Nhật thoả hiệp với Pháp, tạo điều kiện cho Pháp chiếm lại đồn Mỏ Nhài và đàn áp cuộc khởi nghĩa. Đế bảo vệ lực lượng, Xứ ủy Bắc Kỳ cử đồng chí Trần Đăng Ninh lên trực tiếp chỉ đạo phong trào, tập trung xây dựng lực lượng chiến đấu lâu dài. Giữa tháng 10, ban chỉ huy khu căn cứ được thành lập và quân du kích Bắc Sơn được tổ chức từ vài chục người đã phát triển tới 200 người vào cuối tháng 10 năm 1940. Ngày 28 tháng 10, quần chúng cách mạng tổ chức mít tinh ở Vũ Lăng và quân du kích chuẩn bị đánh chiếm lại đồn Mỏ Nhài, thì quân Pháp bất ngờ tiến công. Quân du kích nhanh chóng nổ súng đánh động, để nhân dân chạy thoát, rồi rút đi các ngả, phân tán vào rừng, duy trì lực lượng tiếp tục hoạt động đến tháng 7 năm 1941.

        Mặc dù bị thất bại do thời cơ cách mạng cả nước chưa chín muồi, nhưng khởi nghĩa Bắc Sơn đã để lại nhiều bài học về khởi nghĩa vũ trang, xây dựng căn cứ địa cách mạng và lực lượng vũ trang, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

        3 tháng 10

        Trung tướng Xu-mi-ta đại diện quân Nhật đàm phán với trung tướng Mác-tanh tại Hà Nội, bàn việc thu xếp các vị trí đóng quân khi quân đội Nhật kéo vào Bắc Kỳ. Tướng Xu-mi-ta cam kết: "Nhật Bản tôn trọng chủ quyền của Pháp ở xứ Đông Dương thuộc Pháp, chỉ làm nhiệm vụ đóng quân tạm thời ở Bắc Kỳ nhằm tiếp tục chiến tranh chống Trung Quốc cho tới khi toàn thắng sẽ rút hết về nước". Pháp đã phải chấp nhận cho quân Nhật đóng ở một số nơi thuộc Bắc Kỳ.

        25 tháng 10

        Quân du kích Bắc Sơn tiến công địch ở trường Vủ Lăng. Tên châu úy Bắc Sơn tập trung hơn 100 lính dõng chuẩn bị hỗ trợ cho quân Pháp mở cuộc càn quét vào khu căn cứ. Lập tức, du kích bao vây trường Vũ Lăng, kêu gọi lính dõng theo cách mạng. Trước khí thê của quân du kích, địch hoảng sợ bỏ chạy. Tuy không tiêu diệt được địch, nhưng chiến thắng Vũ Lăng đã có ảnh hưởng rộng lớn. Chính quyền địch ở các làng bàn lân cận tan rã. Quần chúng nhân dân phấn khởi thành lập chinh quyền cách mạng, xây dựng lực lượng vũ trang. Lá cờ cách mạng nền đỏ sao vàng năm cảnh được kéo lên ở trường Vũ Lăng.

        6 - 9 tháng 11

        Hội nghị lần thứ 7 của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ở Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh). Hội nghị nhận định: "Một cao trào cách mạng nhất định sẽ nổi dậy. Đảng phải chuẩn bị để gánh lấy cái sứ mệnh thiêng liêng lãnh đạo cho các dân tộc bị áp bức Đông Dương vũ trang bạo động giành lấy quyền tự do độc lập". Hội nghị chủ trương mờ rộng các đội tự vệ, thực hiện "võ trang cho dân chúng", tiến tới tổ chức "nhân dân cách mạng quân".

        Hội nghị quyết định duy trì lực lượng vũ trang Bắc Sơn, tiến tới thành lập đội du kích, dùng hình thức vũ trang công tác khi cần chiến đấu chống khủng bố, bảo vệ nhân dân, phát triển cơ sở cách mạng tiến tới hình thành căn cứ địa cách mạng, lấy Bắc Sơn - Võ Nhai làm trung tâm, do đồng chí Hoàng Văn Thụ thay mặt Trung ương Đảng trực tiếp chỉ đạo. Đồng thời quyết định hoãn cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ vì ở Nam Kỳ chưa có đủ điều kiện chủ quan và khách quan để bảo đảm cho khởi nghĩa thắng lợi. Đảng bộ Nam Kỳ cần chờ Bắc Kỳ, Trung Kỳ theo kế hoạch chung cùa Trung ương mới được phát động khởi nghĩa. Đồng chí Phan Đăng Lưu được giao nhiệm vụ truyền đạt chủ trương này cho Đảng bộ Nam Kỳ.

        Hội nghị lần thứ 7 của Trung ương Đảng đã chuyển hướng hình thức đấu tranh đúng đắn, giữ gìn và nuôi dưỡng lực lượng cách mạng, chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa vũ trang sau này khi thời cơ đến.

        Đêm 22 rạng 23 tháng 11

        Quân du kích cùng hàng nghìn đồng bào, dưới sự chí huy của đồng chí Mười Đen - Xứ ủy viên Xứ ủy Nam Kỳ kéo đến vây đánh quận lỵ Hóc Môn (Gia Định). Theo kế hoạch, một nữ du kích ở xã Tân Phú vờ chạy vào đồn Hóc Môn kêu là bị kẻ cướp đánh, xin lính đồn đi tiếp ứng. Một số binh lính ra khói đồn bị du kích tước súng, rồi xông vào đồn. Tên chu quận và binh lính còn lại rút vào trong đồn cố thủ. Quần chúng vây đồn, kêu gọi bọn địch đầu hàng. Được tin quận

        Hóc Môn bị ta đánh, thực dân Pháp huy động quân ở Sài Gòn và Tây Ninh đến ứng cứu. Rạng sáng ngày 23 tháng 11, quân địch từ Tây Ninh tiến đến cầu Bông bị du kích chặn đánh, diệt tên Ác-môn, chủ tỉnh Tây Ninh và một số lĩnh. Ta thu 15 súng trường. Quân địch ở Sài Gòn kéo đến ứng cứu mỗi lúc một đông. Để bảo toàn lực lượng, nhân dân được lệnh trở về làng, còn quân du kích rút lên Truông Mít (Tây Ninh). Trận đánh quận Hóc Môn và cầu Bông là một trong những trận mở đầu của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2016, 12:19:16 pm »


        22 tháng 11

        Khởi nghĩa Nam Kỳ. Trước khí thế cách mạng của quần chúng, nhất là phong trào phản chiến của binh lính người Việt trong quân đội Pháp ở Nam Kỳ, Xứ ủy Nam Kỳ chủ trương phát động khởi nghĩa. Đánh giá đúng đắn tình hình, Hội nghị lần thứ 7 của Trung ương Đảng đã quyết định hoãn cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Ngày 22 tháng 11, đồng chí Phan Đăng Lưu được Trung ương cử mang lệnh hoãn khởi nghĩa đến Sài Gòn, nhưng lệnh phát động nổi dậy đã được ban bố không thể hoãn lại. Ngày 23 tháng 11, quần chúng nổi dậy ở hầu khắp vùng nông thôn 18 tỉnh thuộc Nam Kỳ từ Biên Hoà đến Cà Mau.

        Cùng với quần chúng khởi nghĩa, quân du kích gồm: Đội du kích Hóc Môn (Gia Định) do đồng chí Ba Đen - Xứ ủy viên chỉ huy; đội du kích Cần Giuộc (Chợ Lớn) do đồng chi Nguyễn Thị Bảng - tinh ủy viên lãnh đạo; đội du kích Vĩnh Liêm (Vĩnh Long) do đồng chí Hồng - Bí thư quận ủy phụ trách, đội du kích Mỹ Tho do đồng chí Bí thư tỉnh ủy chi huy... đã phối hợp với nhân dân phá hoại giao thông, chặn đánh tàu địch trên sông, bức rút đồn bốt, xoá bỏ bộ máy cai trị của địch, thành lập chính quyền cách mạng ở nhiều nơi

        Mặc dù quân du kích và quần chúng khởi nghĩa đã chiến đấu dũng cảm, nhưng do thời cơ cách mạng cả nước chưa chín muồi, kế hoạch khới nghĩa bị lộ, nên thực dân pháp đã kịp thời đối phó. Thực dân Pháp điều động lực lương ở nhiều nơi, kể cả lính lê dương ớ Bắc Kỳ vào đàn áp và dùng 20 máy bay ném bom các vùng có quần chúng nổi dậy Riêng các tỉnh Gia Định, Mỹ Tho, Cần Thơ, Long Xuyén đã có gần sáu nghìn người bị bắt và bị giết. Đến tháng 12 năm 1940, cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bị đàn áp dã man. Nhiều chiến sĩ cộng sản ưu tú, trong đó có cả các đồng chí xứ ủy bị bắt. Quân du kích Nam Kỳ phải phân tán, bí mật rút vào các vùng Đồng Tháp Mười, U Minh, Rừng Sác, duy trì hoạt động để bảo toàn lực lượng cho đến ngày Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945. Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại, nhưng đã để lại bài học kinh nghiệm quý báu về vấn đề chỉ đạo khởi nghĩa vũ trang và chuẩn bị cho Đảng ta những kinh nghiệm để lãnh đạo cách mạng trong những năm 1940 - 1945.

        Tháng 11

        * Trung ương Đảng ra lời hiệu triệu các cấp bộ Đảng tổ chức ủy ban bạo động của Đảng ở địa phương mình. Bản hiệu triệu nêu rõ: Để chuẩn bị cho cuộc bạo động, phải "lập một đội quân căn bản bằng những đảng viên và những người hàng hái trong các đội tự vệ đế thi hảnh luật giới nghiêm, thi hành những hiệu lệnh của ủy ban bạo động, tổ chức những đội công nhân tự vệ, nông dân tự vệ...".

        * Trung ương Đảng mở hai lớp huấn luyện quân sự ở làng Thanh Vân và ấp Đồng Hang thuộc tổng Hoàng Vân, huyện Hiệp Hoà (Bác Giang). Kết thúc lớp huấn luyện, đồng chí Hoàng Văn Thái được phân công ở lại Hiệp Hoà cùng các học viên xây dựng lực lượng tự vệ. Sau một thời gian, hầu hết các làng thuộc tổng Hoàng Vân đều tổ chức đội tự vệ, có làng tổ chức trong đội tự vệ.

        Những tháng cuối năm 1940

        Theo thỏa thuận giữa Pháp và Nhật, lử đoàn lính Pháp thuộc sư đoàn Bắc Kỳ đóng trong thành Hà Nội. Bộ tư lệnh quán đội Nhật đặt trụ sở tại Tổng tham mưu cũ của Pháp (nay là nhà số 33, Phạm Ngũ Lảo, Hà Nội). Khu Đấu xào gồm nhiều dãy nhà một tầng, gần ga Hà Nội là nơi quân Nhật đóng. Trường trung học Bảo hộ, thường gọi là Trựờng Bưởi (nay là Trường Chu Văn An) củng là nơi quân Nhật đóng và trại nuôi ngựa chiến. Ngoài ra, binh lính Nhật còn đóng ở một số nơi ngoại thành Hà Nội.

        Tại Bắc Ninh, quân Nhật đóng trong thành, xây dựng theo kiểu vô băng, tường gạch đá ong, đắp đất dày gần hai mét. Xung quanh thành có hào sâu ngập nước. Quân Pháp đóng ở Thị Gầu, xây doanh trại, không có chiến hào, chiến luỹ, công sự rất sơ sài. Tại các nơi khác, Nhật và Pháp đóng quân xen kẽ nhau, nếu Pháp đóng trong thành, thì Nhật đóng trong doanh trại, còn Nhật đóng trong thành thì Pháp đóng trong doanh trại ở ngoài.

        Đầu tháng 12

        Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra "Thông báo khẩn cấp", chỉ thị cho các địa phương nêu rõ: "Đã đến lúc phải dùng khí giới giết quân thù, để tự giải phóng cho mình" và nhấn mạnh giờ đây các đảng viên và chiến sĩ cách mạng phải "tự đặt mình vào thời kỳ tranh đấu vũ trang quyết liệt" và "nơi nào có thể phát động du kích chiến tranh thì biến đội tự vệ thành đội du kích để tùy thời cơ đánh úp các đồn trại cướp khí giới, tiêu diệt bọn phản quốc", giành độc lập dân tộc. Trung ương căn dặn: "Muốn làm những việc khấn cấp trên đây phải tổ chức ủy ban bạo động xứ. Ngoài ủy ban ấy ở Trung Kỳ phải tổ chức ủy ban bạo động liên tỉnh củng như ở Bắc Kỳ, phải tổ chức ủy ban khu và tổ chức ủy ban bạo động thành, tỉnh, phủ, huyện quan trọng để chỉ huy bạo động được thống nhất".

        Cuối tháng 12

        Khu ủy Khu Đ mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ quân sự ở huyện Tam Dương (Vĩnh Yên). Đồng chí Lương Văn Tri - Xứ ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ phụ trách công tác quân sự đã trực tiếp huấn luyện. Sau khoá học này, Ban cán sự hai tỉnh Vĩnh Yên, Phúc Yên mở tiếp các lớp huấn luyện quân sự cho đội viên tự vệ các huyện Vĩnh Tường, Tam Dương, Phù Ninh, Cẩm Khê. Riêng Vĩnh Tường đã tổ chức huấn luyện quân sự cho hơn 70 đội viên tự vệ các xã.

        Cuối năm 1940

        Ban cán sự Đảng bộ tỉnh Bắc Giang tổ chức đánh đồn Hà Vị thuộc thị xã Phủ Lạng Thương. Để chuẩn bị cho trận đánh, một số đơn vị được điều động từ xã Hoàng Vân về phối hợp với tự vệ ấp Tam Dương (Lạng Giang) tổ chức thành một trung đội tự vệ đế huấn luyện về quân sự. Công tác chuân bị của ta quá lộ liễu, kế hoạch đánh đồn bị lộ, đích tập trung lực lượng khủng bố, bắt 30 cán bộ và quần chung ở ấp Tam Dương. Kế hoạch đánh đồn Hà Vị không thực hiện được.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2016, 09:42:41 am »


       
Năm 1941

        Đầu năm 1941

        Trung ương Đảng cử đồng chí Lương Văn Tri - ủy viên Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, đang phụ trách lớp quân chính đầu tiên của Đảng ở Đức Thẳng (Bác Giang) lên cùng Đảng bộ Bắc Sơn củng cố lực lượng quân du kích và xây dựng khu căn cứ. Trung ương Đảng còn cử các đồng chí Hoàng Văn Thái (An), Bùi Sinh, Bình, Tiến, Bùn, Thống, Ái... lần lượt từ miền xuôi lên giúp ban chi đạo khu căn cứ và bổ sung cho lực lượng quân du kích Bắc Sơn.

        Tháng 1

        Lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc mở lớp huấn luyện cán bộ quân sự, chính trị ở Tĩnh Tây (Trung Quốc). Đây là lớp huấn luyện cán bộ đầu tiên, gồm 40 học viên người Cao Bằng, chia làm hai tổ do lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc trực tiếp phụ trách. Thời gian học 10 ngày. Mục đích là bồi dưỡng cho cán bộ nắm được tình hình và nhiệm vụ cách mạng Việt Nam, phương pháp xây dựng và lãnh đạo các đoàn thể cứu quốc, phương hướng hoạt động phù hợp với tình hình mới. Lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc vạch chương trình huấn luyện, nêu yêu cầu và phân công, trực tiếp chỉ đạo các đồng chí Phùng Chí Kiên, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Vũ Anh biên soạn các bài giảng. Những bài giảng này sau được in thành cuốn "Con đường giải phóng" làm tài liệu cho cán bộ các địa phương.

        Về mặt quân sự, tác phẩm nêu rõ phải tổ chức những đội tự vệ để làm quân chủ lực trong khi khởi nghĩa; đồng thời xác định tổ chức du kích và cách đánh du kích... Ngày 26 tháng 1, lớp học kết thúc với kết quả tốt. 40 cán bộ Cao Bằng trở về địa phương xây dựng phong trào cách mạng

        13 tháng 1

        Binh biến của lính khố xanh đồn Chợ Rạng (Đô Lương, Nghệ An). Trước chính sách cai trị hà khắc của bọn đế quốc không những nhân dân ta căm phẫn, mà cả binh lính người Việt trong quân đội Pháp cúng oán ghét. Ngày 13 tháng 1, Đội Cung (tức Nguyễn Văn Cung) chi huy 11 lính khố xanh ở đồn Chợ Rạng nổi dậy chiếm đồn, sau đó cùng viên cai Nguyễn Văn Vy và 9 binh lính (Huỳnh Công Côi, Lê Văn Tương, Nguyễn Bát, Võ Viết Thóc, Bùi Tính, Cao Văn Tuân, Nguyễn Văn Khôi, Nguyên Ba và Nguyễn Văn Kiệt) hành quân đánh đồn Đô Lương (cách đó 20 km). Lực lượng tiến đánh chia làm 2 bộ phận: Bộ phận thứ nhất do Đội Cung chỉ huy bất ngờ đột nhập đồn, giết tên đồn trưởng rồi kêu gọi binh lính trong đồn theo quân khởi nghĩa về Vinh. Bộ phận thứ hai do Cai Vy phụ trách kéo đến nhà Đam và huyện đường, tri huyện hoảng sợ bỏ trốn. Tiếp đó, Đội Cung kéo quân về Vinh bằng xe ô tô thu được của đồn trưởng và xe trưng dụng của tư nhân. Bốn giờ sáng ngày 14 tháng 1, quân khởi nghĩa đến thành Vinh. Đội Cung phân công Cai Vy đóng quân chờ trước cửa Hữu, Thành, còn ông và cai Á ngồi trên xe ô tô tiến vào thành. Đội Cung tự xưng "đồn trưởng Đô Lương" lệnh cho lính gác mở cửa thành. Tên lính gác nghi vấn nổ ba phát súng chỉ thiên; tên giám binh trong thành nhận ra Đội Cung liền hô binh lính đối phó. Thấy tình thế bất lợi. Đội Cung vượt ra ngoài chạy trốn vào chùa Dực. Trận đánh thành Vinh chưa kịp diễn ra đã bị đàn áp. Toàn bộ lực lượng làm binh biến một số bị giết, một số bị bắt. Ngày 22 tháng 2, thực dân Pháp kết án tử hình 11, chung thân 12 người và 12 người bị tù từ 5 - 20 năm. Đội Cung và 10 người tham gia binh biến bị Pháp đưa về hành hình ở Vinh, Chợ Rạng và Đô Lương ngày 25 tháng 4 năm 1941.

        Cuộc binh biến của binh lính ở Đô Lương do không có Đảng lãnh đạo, không có quần chúng tham gia, nên bị thực dân đàn áp nhanh chóng. Mặc dù vậy, khi xảy ra cuộc binh biến, Đảng ta đã kêu gọi nhân dân ủng hộ, phát huy tỉnh thần chống đế quốc, giành độc lập tự do.

        28 tháng 1

        Lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc trở về Tổ quốc và đặt căn cứ ở Pác Bó, xã Trường Hà, châu Hà Quảng (Cao Bằng). Tại đây, Người cùng Trung ương Đảng xây dựng thí điểm Việt Minh, trực tiếp chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang ở Cao Bằng và chỉ đạo phong trào cách mạng trên toàn quốc.

        Cuối tháng 1

        Trung ương Đảng quyết định tổ chức cán bộ huấn luyện quân sự, chính trị ngắn ngày ở Bắc Sơn, nhằm nâng cao trình độ quân sự, chính trị và ý thức kỷ luật của quân du kích; đồng thời chuẩn bị lực lượng đưa về hoạt động ở các cơ sở cách mạng của Bắc Kỳ. Xã Vũ Lễ (Bác Sơn, Lạng Sơn) trở thành trung tâm huấn luyện quân sự và chính trị thường xuyên, thu hút các đội viên du kích và cả một số tự vệ ờ Thái Nguyên, Bác Giang tham gia học tập. Học viên các lớp huấn luyện được đưa về xã, bí mật tổ chức luyện tập quân sự cho các đội tự vệ. Chưa có súng, các chiến sĩ du kích tự làm lấy súng gỗ để luyện tập. Ai nấy đều hăng say luyện tập quân sự đế đánh giặc.

        14 tháng 2

        Thảnh lập Đội du kích Bắc Sơn. Thực hiện nghị quyết hội nghi lần thứ 7 của Trung ương Đảng, ngày 14 tháng 2, Đội du kích Bắc Sơn được chính thức thành lập tại khu rừng Khuổi Nọi, xã Vũ Lễ, châu Bắc Sơn (Lạng Sơn). Đồng chí Hoàng Văn Thụ - Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng, thay mặt Trung ương công nhận trao nhiệm vụ và lá cờ đỏ sao vàng cho đội. Các đội viên du kích đội ngũ chỉnh tề, tuyên đọc năm lời thề danh dự của đội:

        "1- Không phản Đảng; 2- Tuyệt đối trung thành với Đảng; 3- Kiên quyết phấn đấu và trả thù cho những đồng chí đã hy sinh; 4 - Không hàng giặc; 5 - Không hại dân".

        Toàn đội có 32 đội viên là con em các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Kinh, biên chế thành ba tiểu đội, do đồng chí Lương Văn Tri - Uy viên Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ chỉ huy. Ngày 1 tháng 5, nhân ngày Quốc tế lao động, đội du kích làm lễ ra mắt trước nhân dân Khuổi Nọi. "Đội du kích Bắc Sơn đã trở thành một trong những đứa con đầu lòng của các lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam"1.

-------------
1. Quân đội nhân dân Việt Nam - Những chặng đường chiến đấu, Nxb Quân đội nhân dân, Hả Nội - 1984, tr.10.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2016, 10:54:34 pm »


        Tháng 4

        Hội nghị tổng kết công tác thí điểm Việt Minh toàn tinh Cao Bằng tổ chức tại xã Trường Hà, châu Hà Quảng, khẳng định: Chương trình, điều lệ Việt Minh là rõ ràng phù hợp với nguyện vọng của đồng bào các dân tộc, phương pháp tổ chức, xây dựng lực lượng tự vệ, lực lượng quần chúng trong vùng căn cứ thuộc các xả, tổng, châu hoàn toàn là đúng. Đó là cơ sở để Hội nghị lần thứ 8 Trung ương Đảng quyết định chính thức thành lập căn cứ địa Cao Bằng và thành lập Mặt trận Việt Minh theo đề nghị của lãnh tụ Hồ Chí Minh.

        Căn cứ địa cách mạng Bắc Sơn - Võ Nhai hình thành, gồm các xã Vũ Lễ, Vũ Lăng, Ngư Viễn, Hữu Vĩnh (Bắc Sơn, Lạng Sơn) và Lâu Thượng, Phú Thượng, Tràng Xá (Võ Nhai, Thái Nguyên). Vùng Khuổi Nọi xã Vũ Lễ được chọn làm nơi đặt cơ quan bí mật của ban lãnh đạo khu căn cứ. Cuối tháng 6 năm 1941, Trung ương Đảng cử đồng chí Phùng Chí Kiên - Ủy viên Trung ương Đảng tới trực tiếp chỉ đạo xây dựng khu căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai. Đây là địa bàn ra đời và hoạt động của đội du kích Bắc Sơn, sau đó là Cứu quốc quân 1 và Cứu quốc quân 2. Đến tháng 8 năm 1943, khu căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai nối liền với khu căn cứ cách mạng Cao Bằng, đã tạo thành thế liên hoàn, mở ra triển vọng hình thành khu giải phóng Việt Bắc sau này.

        10-19 tháng 5

        Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Pac Bó (Hà Quảng, Cao Bằng). Phân tích tình hình quốc tế và Đông Dương, dự đoán sự thất bại của chủ nghĩa phát xít và chiều hướng phát triển của cách mạng thế giới, hội nghị khẳng định nhiệm vụ trung tâm chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam là đánh Pháp, đuổi Nhật, giải phóng dân tộc.

        Về phương pháp cách mạng, hội nghị nhận định: "Cuộc cách mạng Đông Dương sẽ kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương, củng có thể giành sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn". Đối với vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang, hội nghị ra nghị quyết về "Điều lệ của Việt Nam tiểu tổ du kích cứu quốc", một tổ chức quân sự rộng rãi của quần chúng có khả năng tiến hành chiến tranh du kích. Nội dung Điều lệ xác định: "Việt Nam tiểu tổ du kích cứu quốc là một tổ chức quân sự cao hơn tự vệ đội và thấp hơn du kích chính thức, nhằm mục đích:

        1- Bảo vệ và giải vây cho các chiến sĩ cách mạng và giữ gìn cho các cơ quan cách mạng.

        2- Phụ lực và giúp đỡ cho đội du kích chính thức trong lúc hành quân và giao chiến với quân thù.

        3- Phá phách các cơ quan vận tải và khí giới của quân thù.

        4- Biến chuyển thành đội du kích chính thức để tranh đấu đánh đổ Pháp - Nhật, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập".

        Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đáng đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chiến lược cách mạng cua Đảng, từ đấu tranh chính trị tiến lên đấu tranh vũ trang và cách chuẩn bị lực lượng vũ trang cách mạng cho một cuộc khởi nghĩa, góp phần to lớn đưa đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

        Tháng 6

        Đội du kích Bắc Sơn đổi tên thành Cứu quốc quân. Sau hội nghị lần thứ 8, đồng chí Trường Chinh - Tổng bí thư của Đảng trên đường từ Cao Bằng trở về miền xuôi, đã dừng lại ở khu căn cứ Bắc Sơn (Lạng Sơn) phổ biến nghị quyết Trung ương cho cán bộ, chiến sĩ du kích Bắc Sơn và quyết định đổi tên đội du kích Bắc Sơn thành Cứu quốc quân cho phù hợp với nhiệm vụ cứu nước mới. Đây là trung đội Cứu quốc quân 1, do đồng chí Phùng Chí Kiên - Ủy viên Trung ương Đảng làm chỉ huy trưởng, đồng chí Lương Văn Tri làm chi huy phó. Toàn đội có 37 người, biên chế thành 3 tiểu đội; trang bị 15 súng trường, 10 súng kíp và dao găm, giáo mác.

        Cuối tháng 6 - cuối tháng 7

        Cứu quốc quân chiến đấu quyết liệt với quân thù. Được tin các đồng chí Trung ương ở Bắc Sơn, thực dân Pháp huy động 4.000 quân, gồm cả lính Pháp, lính lê dương, lính khố đỏ, lính khố xanh cùng bọn mật thám cường hào từ ba hướng Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang tiến vào bao vây, hòng chụp bắt các đồng chí lãnh đạo Đảng, tiêu diệt Cứu quốc quân, dập tắt phong trào cách mạng của nhân dân ta. Trước tình hình đó, Cứu quốc quân đã bảo vệ an toàn các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt về xuôi an toàn; còn toàn đội chống địch khủng bố. Do địch bao vây và truy lùng ráo riết, ban chỉ huy Cứu quốc quân quyết định chuyến hai tiếu đội ra khỏi vòng vây của địch. Ngày 21 tháng 7, một tiểu đội do đồng chí Hoàng Văn Thái và đồng chí Đặng Văn Cáp chi huy, rút lên hướng Bình Gia rồi đến biên giới Việt - Trung an toàn. Tiều đội do đồng chí Phùng Chí Kiên và đồng chí Lương Văn Tri chi huy rút về phía Ngân Sơn để lên Cao Bằng, bị tổn thất nặng. Ngày 27 tháng 7 khi tiểu đội qua Pò Kép (Na Rì) Bác Cạn bị địch phục kích, cả hai đồng chí chí huy đều bị thương rồi hy sinh. Tiểu đội ở lại Bắc Sơn củng bị tốn thất, còn lại 4 đồng chí rút xuống Võ Nhai và sau đó tham gia trung đội Cứu quốc quân 2. Đây là một tổn thất lớn đối với trung đội Cứu quốc quân 1.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2016, 01:46:52 pm »


        29 tháng 7

        Nhật gây sức ép buộc Pháp phải ký hiệp định quân sự mới, nấp sau danh nghĩa "Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương" gồm 3 điều khoản chủ yếu sau đây:

        1- Hai chính phủ Pháp - Nhật cam kết sẽ tương trợ cho nhau trong việc phòng thủ Đông Dương.

        2- Phương pháp phòng thủ sẽ tuỳ thời mà định liệu.

        3- Hiệp ước sẽ thi hành cho tới khi tình thế quốc tế thuận lợi.

        Theo hiệp ước này, quân đội Nhật được quyền sử dụng các sân bay Nha Trang, Đà Nẵng, Biên Hoà, Sài Gòn, Sóc Trăng, Kông Pông Trạch và các hải cảng Đà Nẵng, Cam Ranh, Sài Gòn. Ngay trong ngày 29 tháng 7, một số đơn vị quân Nhật đã kéo vào Sài Gòn, mở đầu cuộc chiếm đóng trên toàn cõi Đông Dương.

        Giữa năm 1941

        Ban cán sự tinh Ninh Bình họp chủ trương "Gia cường tổ chức tự vệ ở khắp nơi và khuyến khích mọi người chăm lo việc luyện tập quân sự, tập võ. Tồ chức canh phòng bí mật ở các nơi, đề phòng địch khủng bố". Trên cơ sở các tổ chức phản đế của quần chúng phát triển mạnh, nhiều đội tự vệ được thành lập ở Nho Quan, Gia Viễn. Tiếp đó, Tỉnh ủy cử 8 thanh niên đi học tập, tham gia xây dựng chiến khu Ngọc Trạo (Thanh Hoá) và đào tạo cán bộ quân sự, chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang ở địa phương sau này.

        Tháng 7

        Thành lập chiến khu Ngọc Trạo ở huyện Thạch Thành (Thanh Hoá). Ngọc Trạo là nơi có địa thế hiểm yếu khi tiến có thể đánh, lui có thể giữ và đồng bào Mường cư trú ở đây vốn có truyền thống yêu nước đã sớm tổ chức các hội phản đế cứu quốc. Nhờ vậy, Tỉnh ủy Thanh Hoá đã quyết định xây dựng Ngọc Trạo thành trung tâm chỉ đạo chống Pháp và nơi làm việc của các cơ quan cách mạng tỉnh. Lực lượng vũ trang trong chiến khu lúc đầu có 11 đội viên tự vệ, được chọn từ các huyện, đến ngày 19 tháng 9 năm 1941 phát triển thành đội du kích Ngọc Trạo, trang bị vũ khí thô sơ. Nhiệm vụ của đội là vừa sản xuất, vừa chiến đấu, tuyên truyền giác ngộ quần chúng.

        Trước sự phát triển của phong trào cách mạng ở chiến khu Ngọc Trạo, thực dân Pháp tập trung quân bao vây, đánh phá gây nhiều tổn thất cho cách mạng. Để bảo toàn lực lượng, ban lãnh đạo chiến khu quyết định phân tán lực lượng về các địa phương tiếp tục bám dân, gây dựng cơ sở, mở rộng phong trào cách mạng trong các làng xả. Mặc dù chỉ tồn tại thời gian ngắn, nhưng chiến khu Ngọc Trạo đã góp phần chuẩn bị điều kiện cho việc xây dựng chiến khu Quang Trung năm 1945.

        26 tháng 8

        Thực dân Pháp xử bắn các đồng chí Nguyễn Văn Cừ (Tổng bí thư của Đảng từ năm 1938, bị bắt năm 1940), Võ Văn Tần (Bi thư Xứ ủy Nam Kỳ, Ủy viên Trung ương Đảng bị bắt năm 1940), Nguyễn Thị Minh Khai (Xứ ủy viên Xứ ủy Nam Kỳ, Bí thư thành ủy Sài Gòn - Gia Định, bị bắt năm 1940) và nhiều chiến sĩ tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ tại Hóc Môn (Gia Định).

        15 tháng 9

        Thành lập trung đội Cứu quốc quân 2. Lễ thành lập được tổ chức tại khu rừng Khuôn Mánh, xã Tràng Xá, châu Võ Nhai (Thái Nguyên). Đồng chí Hoàng Quốc Việt thay mặt Trung ương Đảng công nhận và giao nhiệm vụ cho đội Cứu quốc quân 2, gồm 47 người (3 nữ), biên chế 5 trung đội. Chỉ huy trưởng: Chu Văn Tấn, chỉ đạo viên: Nguyễn Cao Đàm, chỉ huy phó: Trần Văn Phấn. Đến cuối tháng 10 năm 1941, Ban chi huy Cứu quốc quân 2, gồm: Bí thư Đảng ủy kiêm trung đội trưởng: Đào Văn Trường (Ủy viên thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ), Phó bí thư Đảng ủy kiêm trung đội phó: Chu Văn Tấn, chính trị viên: Trần Độ, trung đội phó: Lê Dục Tôn. Trung đội Cứu quốc quân 2 thành lập một chi bộ Đảng, ở mỗi tiểu đội đều có một tổ đảng để lãnh đạo. Vũ khí của đội có 3 súng khai hậu, một số súng kip, còn phần lớn là dao găm.

        Trung đội Cứu quốc quân 2 được xây dựng đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào quần chúng cách mạng bảo vệ và mở rộng khu căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai, hỗ trợ tích cực cho các cuộc đấu tranh chính trị củng như làm nòng cốt xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng ở các địa phương trong thời kỳ chuẩn bị Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

        15 tháng 10

        Một tiểu đội Cứu quốc quân đang trên đường đi công tác trở về, bất ngờ gặp khoảng 100 tên địch càn vào Khuôn Đã (xã Tràng Xá, châu Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên). Lợi dụng địa hình hiểm trở, tiểu đội nhanh chóng triển khai chiến đấu, vừa đánh, vừa nghi binh và tuyên truyền địch vận suốt từ 15 đến 17 giờ, diệt 10 tên, buộc chúng phải rút lui. Tiếp đó, ngày 25 tháng 10, ba cán bộ, chiến sĩ Cứu quốc quân 2 kiên cường chiến đấu, đẩy lùi nhiều đợt tiến công của địch vào Khuôn xổm, diệt 9 tên.

        Trước đó (ngày 2 tháng 10), 20 cán bộ và chiến sĩ Cứu quốc quân 2 mưu trí chiến đấu, đẩy lùi 2 trung đội lính lê dương càn vào Khuôn Kẹn và ngày 5 tháng 10, Cứu quốc quân 2 đánh tan cuộc tiến công của gần 200 tên địch vào Khuôn Ba, cứu được nhiều người già và trẻ em bị chúng bao vây.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2016, 05:17:03 am »


        Tháng 10

        Thành lập đội vủ trang tập trung của Cao Bằng. Theo chỉ thị của lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc, Đảng bộ Cao Bằng thành lập đội vũ trang tập trung đầu tiên của tỉnh tại Pắc Bó (Hà Quang). Đội gồm 12 người (có 1 nữ), được trang bị 7 khẩu súng, do các đồng chí Lê Quang Ba làm đội trưởng, Lê Thiết Hùng làm chính trị viên và Hoàng Sâm làm đội phó. Nhiệm vụ của đội là bảo vệ cơ quan lãnh đạo Đảng, làm công tác tuyên truyền và giao thông liên lạc đặc biệt, giúp các đội tự vệ huấn luyện về quân sự.

        Tại buổi lễ thành lập, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc căn dặn cán bộ, chiến sĩ: "Muốn phát triển được tốt phải qua công tác rèn luyện mà phấn đấu, phải đoàn kết, chấp hành kỷ luật, khiêm tốn học hỏi, giúp nhau về chính trị, quân sự cũng như trong sinh hoạt... Đối với nhân dân, đội phải như cá với nước"1. Người thảo ra 10 điều kỷ luật và những nguyên tắc xây dựng, hoạt động của đội. Đội vũ trang tập trung Cao Bằng tuy còn nhỏ bé, nhưng đã góp phần to lớn vào việc xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng ở địa phương. Cuối năm 1942, đội phân tán lực lượng về các địa phương xây dựng và huấn luyện các đội tự vệ chiến đấu. Đến ngày 22 tháng 12 năm 1944, một số cán bộ, đội viên của đội được lựa chọn vào Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, số còn lại nhận nhiệm vụ khác.

        18 tháng 11

        Trung đội Cứu quốc quân 2 gây dựng cơ sở, mở rộng khu căn cứ. Thực hiện chỉ thị của Trung ương Đảng về việc giữ vững cơ sở và mở rộng khu căn cứ ra ngoài vòng vây của địch, ngày 18 tháng 11, ban chỉ huy Cứu quốc quân 2 phân chia: một tổ do các đồng chí Mông Phúc Quyên, Phương Cương phụ trách sang các huyện Đại Từ, Định Hoá (Thái Nguyên) và Sơn Dương (Tuyên Quang) mơ rộng địa bàn hoạt động; một tổ do các đồng chí Chu

        Quốc Hưng, Nông Văn Cún phụ trách, lấy xã Phú Thượng (Võ Nhai) làm bàn đạp đế gây dựng, khôi phục lại phong trào ở Bắc Sơn (Lạng Sơn); một tố do đồng chí Hà Châu phụ trách sang bắc Yên Thế, Hữu Lủng (Bắc Giang) xây dựng cơ sờ quần chúng. Còn đại bộ phận Cứu quốc quân 2 chia thành các tổ công tác xuống hoạt động ờ các xã Tràng Xá, Lâu Thượng, Phú Thượng (Võ Nhai) bám cơ sơ đấu tranh chống địch khủng bố, gây cho chúng một số thiệt hại.

        Sau gần 10 ngày hoạt động, các tổ Cứu quốc quân 2 đi gây dựng cơ sở đã bắt liên lạc được với các cơ sở cũ và phát triển thêm được một số cơ sở mới ở Cây Thị, Trại Cau (Đồng Hỷ), La Bằng (Đại Từ), Làng Cam, Phấn Sức (Phú Lương, Thái Nguyên), Phượng Liễn (Sơn Dương, Tuyên Quang). Nhờ gây dựng và phát triển được thêm cơ sở cách mạng, khu căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai được mở rộng, là điều kiện thuận lợi để xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, chống địch khủng bố.

        1 tháng 12

        Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra chỉ thị "Về công tác tổ chức” gửi các cấp bộ Đảng. Chỉ thị nhấn mạnh: Hiện thời trách nhiệm của Đảng là phải sửa soạn khởi nghĩa vũ trang, cho nên Đảng phải nghiên cứu những hình thức đấu tranh, nghiên cứu những "hình thức quá độ", trong đó phải tổ chức những ủy ban quân sự, chính trị chi huy các khu vực đặc biệt. Những ủy ban này phải đổi là ủy ban quân sự cách mạng và do ủy ban quân sự toàn xứ, hoặc toàn quốc chi huy.

        9 tháng 12

        Phát xít Nhật buộc thực dân Pháp phải ký văn bản hợp tác toàn diện trong việc phòng thủ chung ở Đông Dương. Nội dung vãn bản quy định:

        1- Pháp ở Đông Dương phai hợp tác với quân đội Nhật Bản trên mọi phương diện phòng thủ.

        2- Trong khi quân đội Nhật chiến đấu, Pháp phải đảm bảo trật tự xã hội toàn cõi Đông Dương để hậu phương quân Nhật được an toàn.

        3- Pháp phải cung cấp lương thực, bố trí doanh trại cho quân Nhật đồn trú khắp Đông Dương và tạo thuận lợi khi Nhật hành binh.

        4- Việc phòng thủ quy định: Quân Nhật phòng thủ miền Nam Đông Dương và bất cứ nơi nào khác có quân Nhật đóng. Quân Pháp phòng thủ miền Bắc Đông Dương và những nơi có quân Pháp đóng.

        12  tháng 12

        Một tiếu đội Cứu quốc quân 2 đi công tác sa vào vòng vây của khoảng 60 tên lính lê dương ờ Mỏ Mủng, xã Lâu Hạ, châu Võ Nhai (Thái Nguyên). Mặc dù ờ vào tình thế bất lợi, các chiến sĩ Cứu quốc quân vẫn chủ động nổ súng đánh địch. Tiểu đội trưởng Hà Văn Mạnh đã dũng cảm ở lại chiến đấu kìm chân địch để cho đồng đội rút lui. Với khấu súng trường, 28 viên đạn, Hà Văn Mạnh chiến đấu linh hoạt, diệt và làm bị thương gần 20 tên địch. Trong trận đánh không cân sức này, Hà Văn Mạnh đã anh dũng hy sinh.

        21 tháng 12

        Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra thông báo "Về cuộc chiến tranh Thái Bình Dương và nhiệm vụ của chúng ta". Trung ương Đảng nhấn mạnh: "Phải chú trọng mở rộng và củng cố các đội tự vệ cứu quốc... phải duy trì các đội du kích, duy trì và kiện toàn các lực lượng cách mạng đặng mỗi khi cơ hội và tình thế thuận lợi hơn có thể phát động phong trào rộng lớn hơn" để giai phóng dân tộc.

        Cuối nãm 1941

        * Lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc viết "Cách đánh du kích", là một trong những tác phẩm quân sự đầu tiên của Người, trình bày những vấn đề cần biết, cần làm trong thực hành chiến tranh du kích. Cuốn sách gồm 13 chương, trong đó 3 chương đầu nêu luận điểm cơ bản và nguyên tắc của cách đánh du kích: du kích là gì, tổ chức đội du kích, nguyên tắc đánh du kích. tư tưởng chiến lược, tiến công... 10 chương sau chỉ dẫn những điều cụ thể cần biết, cần làm trong chiến tranh du kích: tiến công, tập kích, phục kích, phòng ngự, rút lui, phá hoại, thông tin liên lạc, hành quân, trú quân, xây dựng căn cứ địa... "Cách đảnh du kích" đã được phổ biến rộng rãi trong các đoàn thể cách mạng, làm tài liệu huấn luyện trong các trường quân chính ở Việt Bắc những năm 1941 - 1945.

        * Lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc giao nhiệm vụ cho các đồng chí Lê Thiết Hùng, Lê Quang Ba, Hoàng Sâm mở một lớp huấn luyện quân sự tập trung đầu tiên tại Pác Bó (Hà Quảng, Cao Bằng). Người trực tiếp vạch kế hoạch huấn luyện, nội dung giảng dạy, thời gian học tập... Hàng ngày, Người đến thăm lớp, gặp gỡ, hỏi han từng học viên hiểu biết đến đâu, chương trình đã hợp chưa. Sau một ngày huấn luyện trên lớp, Người gặp và nghe các đồng chí phụ trách báo cáo tình hình, rứt kinh nghiệm nội dung huấn luyện ngày hôm sau. Ngoài ra, Người còn trực tiếp giang bài cho các học viên về cách đánh du kích, cách điều tra nắm tình hình. Người căn dặn: "Điều kiện cần yếu nhất để thực hiện cách đánh là phải biết rõ địch. Biết địch thì có thê nay đông, mai tây, kẻ địch không lường trước được".

----------------
1. Dẫn theo: Sự nghiệp và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội - 1995, tr.262.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2016, 08:04:03 pm »

       
Năm 1942
        10 tháng 1

        Xuất bản cuốn "Chiến tranh Thái Bỉnh Dương và cách mạng giải phóng dân tộc Đông Dương", do Tổng bí thư Đảng - Trường Chinh biên soạn. Nội dung cuốn sách đã phát triển những quan điểm cơ bản của thông báo: "Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương và nhiệm vụ của chúng ta", xác định kẻ thù của cách mạng là phát xít Nhật và chi rõ các địa phương phải sẵn sàng chuẩn bị lực lượng "phát động du kích chiến tranh ra nhiều nơi, làm cho du kích chiến tranh địa phương được nhân dân tham gia và ủng hộ, chứ không phải là việc riêng của bộ đội du kích, biến du kích chiến tranh địa phương thành địa phương khởi nghĩa" giành thắng lợi.

        14 tháng 1

        Ban chỉ huy Cứu quốc quân 2 ra thông báo nêu rõ: Nhiệm vụ trung tâm cần thực hiện là:

        1- "Gây cho được một căn cứ địa vững vàng cho bộ đội và phát triển bộ đội,

        2- Nêu cao thành tích chiến đấu.

        3- Tổ chức và huy động hậu bị quân là quần chúng cứu quốc để theo kịp tiền phong đội".

        Về tổ chức cần:

        1- "Củng cố bộ đội, sinh hoạt cho đều và triệt để thi hành kỷ luật sắt.

        2- Khôi phục bộ đội Bắc Sơn và tổ chức bộ đội Đại Từ.

        3- Lấy thêm đồng chí vào Đảng đoàn.

        4- Lấy người dự bị vào Ủy ban chỉ đạo (Ủy ban quân sự - chính trị Bắc Sơn).

        5- Đi tới cán bộ hội nghị đặc biệt khu.

        6- Tổ chức các ủy ban vận động tranh đấu và tổ chức tự vệ đội...".

        Đối với nhiệm vụ quân sự cần:

        1- "Tiếp tục tiễu trừ mật thám, tịch thu tài sản và cho hàng phục, thế mạng.

        2- Tổ chức tự vệ đội và huấn luyện cho thuần thục.

        3- Nghiên cứu và thực hành du kích chiến thuật bằng cách tự thao luyện bộ đội trong rừng...".

        21 tháng 1

        Máy bay cua quân đội Tường Giới Thạch ném bom xuống một làng ở sát biên giới Việt - Trung, làm 9 người

        chết. Trận ném bom này mở đầu cho sự hoạt động của máy bay Đồng minh, chủ yếu là máy bay Mỹ, xuất phát từ các sân bay ở phía nam Trung Quốc, tiến công các mục tiêu của Nhật và Pháp trên lãnh thố Việt Nam. Tiếp đó, không quân Mỹ - Tưởng đánh phá các mục tiêu: Sân bay Gia Lâm (12-5, Hải Phòng (9-8-1942 và từ ngày 1 đến 26-10-1943) làm 196 người chết, 138 người bị thương và đánh phá Hà Nội (các ngày 10, 12-12-1943), làm 500 người chết và 732 người bi thương.

        Đầu tháng 2

        Đảng bộ Cao Bằng tổ chức các lớp huấn luyện quân sự tập trung (gọi là lớp quân chính). Giáo viên gồm các đồng chí đã từng học quân sự ở nước ngoài như Lê Thiết Hùng, Hoàng Sâm, Bằng Giang. Lớp quân chính khoá I gồm 40 học viên được mở ở Khuổi Nặn (Pac Bó, châu Hà Quảng) vào tháng 2 năm 1942. Tiếp đó, lớp quân chính khoá II gồm 100 học viên, được mở ở U Mạ, xã Dân Chủ, huyện Hoà An vào đầu năm 1943; lớp quân chính khoá III có 30 học viên được tổ chức ở tổng Kim Mã, xã Tam Kim, châu Nguyên Bình và lớp quân chính khoá IV gồm 30 học viên được mở tại Tôm Đeng, châu Hà Quảng vào cuối năm 1944.

        Đế bổ sung nội dung huấn luyện, đồng chí Phạm Văn Đồng còn biên soạn cuốn: "Kinh nghiệm du kích Bắc Sơn", gửi lớp học. Kết thúc mỗi khoá huấn luyện, học viên được điều đi công tác ở các tuyến đường Nam tiến, Đông tiến, Tây tiến; số còn lại trở về địa phương mở các lớp huấn luyện tự vệ, đáp ứng phong trào phát triển lực lượng vũ trang địa phương.


        Tháng 2

        Thực dân Pháp tập trung lực lượng đàn áp, khống chế ác liệt khu căn cứ Võ Nhai (Thái Nguyên). Đế bảo toàn lực lượng và tránh tổn thất cho nhân dân, Ban chi huy Cứu quốc quân 2 quyết định tạm rút ra khỏi khu căn cứ. Đồng chí Đào Văn Trường - Bí thư đảng ủy kiêm trung đội trưởng trên đường về xuôi báo cáo, xin chí thị của Trung ương bị địch bắt. Đường dây liên lạc giữa Cứu quốc quân 2 và Trung ương Đảng bị mất hoàn toàn. Đại bộ phận Cứu quốc quân 2 rút xuống vùng Bồ Cu, Đá Trắng thuộc xá Cây Thị, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên). Ngày 10 tháng 3, một tiểu đội Cứu quốc quân 2 từ Võ Nhai về Cây Thị rồi vòng sang vùng Bắc Giang đánh lạc hướng địch. Tiếp đó, ngày 14 tháng 3, 42 cán bộ và chiến sĩ do trung đội phó Chu Văn Tấn chỉ huy bí mật rời căn cứ Võ Nhai lên biên giới Việt - Trung an toàn. Một bộ phận nhỏ Cứu quốc quân 2 chuyến sang Đại Từ, Định Hoá (Thái Nguyên), bác Yên Thế, Hữu Lủng (Bắc Giang) tiếp tục xây dựng lực lượng, phát triển cơ sở quần chúng để sau này mở rộng địa bàn hoạt động.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2016, 12:42:03 pm »


        11 tháng 3

        Toàn quyền Đông Dương Đờ-cu ra nghị định thành lập "Đoàn dân binh" ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. "Đoàn dân binh" là tổ chức vũ trang đặt dưới quyền chỉ huy của thủ hiến các xứ (thống đốc, khâm sứ, thống sứ) và do các hội cựu chiến binh làm lực lượng nòng cốt nhằm "tập hợp tình nguyện giúp vào cuộc cách mạng quốc gia", thực chất là phục vụ cho thực dân Pháp. "Đoàn dân binh" được biên thành các tiểu đội, đội và liên đội. Thủ hiến các xứ hối hợp với bộ tư lệnh quân đội ớ địa phương mình lập kho tàng trữ vũ khí và trang bị cho dân binh làm nhiệm vụ bảo an Mỗi xứ thành lập một "cơ quan thường trực" của dân binh do các hội cựu chiến binh quản lý. Khoản đài thọ cho lực lượng dân binh được chuyến từ ngân sách của địa phương.

        Tháng 4

        Lãnh tụ Hồ Chí Minh chỉ thị cho đội vũ trang Cao Bằng phân tán làm nòng cốt xây dựng lực lượng vũ trang ở các địa phương. Người căn dặn: phải có nhiều cán bộ giỏi. Phải chú ý mở lớp huấn luyện để đào tạo và bồi dưỡng cán bộ. Hoạt động quân sự lúc này phải theo phương châm: gặp địch thì tránh, tránh không được thì đánh, nhưng đánh củng là để tránh. Có đánh thì nhằm tiêu diệt đầu sỏ.

        Tháng 7

        Lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc chỉ thị mở rộng căn cứ địa Cao Bằng, nối liền với căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai và các tính lân cận để xây dựng một căn cứ rộng lớn ở Việt Bắc. Mặt khác, việc làm này còn nhằm mục đích hình thành "Con đường quần chúng cách mạng" từ Cao Bằng xuống phía nam, trước mắt là đến Thái Nguyên để liên lạc với Trung ương ở miền xuôi, xây dựng hành lang chính trị vững chắc nhằm chỉ đạo phong trào cách mạng cả nước.

        15 tháng 11

        Tổng bộ Việt Minh gửi chỉ thị tới Đại hội đại biểu Việt Minh tỉnh Cao Bằng. Bản chỉ thị đề cập tới một số vấn đề cơ bản mà tình thế cách mạng Việt Nam đang đặt ra. Về vấn đề khởi nghĩa vũ trang được xác định: Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc nước ta là đánh đuổi Pháp - Nhật, muốn giành được thắng lợi phải khởi nghĩa vũ trang; khởi nghĩa vũ trang phải có hai điều kiện khách quan và chủ quan. Trước mắt cần "Chuẩn bị lực lượng làm cho toàn quốc đặt dưới sự lãnh đạo của đoàn thể, đủ sức nắm cơ hội tốt đứng lên vũ trang khởi nghĩa, đánh đuổi Pháp - Nhật".

        22-23 tháng 11

        Đại hội đại biểu Việt Minh toàn tỉnh Cao Bằng kiếm điểm tình hình và bàn biện pháp phát triển phong trào cách mạng trong thời gian tới. Đại hội quyết định phải phát triển, mở rộng phong trào cách mạng ra toàn tỉnh, rồi phát triển xuống Bắc Cạn, Lạng Sơn và mở rộng sang Hà Giang, Tuyên Quang.

        Sau đại hội, Tỉnh ủy Cao Bằng quyết định mở các con đường Tây tiến, Nam tiến, gây dựng cơ sở, mở rộng phong trào cách mạng ra các tỉnh lân cận, nhất là xuống các tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên.

        Cuối nãm 1942

        * Thành lập tiểu đội tự vệ chiến đấu gồm 10 người, trang bị chủ yếu là kiếm, mã tấu và một vài khẩu súng tại Kha Sơn Hạ, huyện Phú Bình (Thái Nguyên). Tiểu đội có nhiệm vụ bảo vệ cán bộ Đảng và các cơ sở bí mật của xứ ủy Bắc Kỳ, giữ vững đường dây liên lạc của Trung ương, xứ ủy với Bắc Sơn - Võ Nhai, với chi bộ Đảng ở Căng Bá Vân (Đồng Hỷ).

        * Tỉnh ủy Hà Đông và Sơn Tây chú trọng xây dựng, phát triển lực lượng tự vệ. Hầu hết các huyện (thị) ở Hà Đông và Sơn Tây xây dựng được một số đội tự vệ ở thôn, xã Các đội tự vệ cứu quốc ở Vạn Phúc (thị xã Hà Đông), phương Độ (Phúc Thọ), Hữu Bằng, Bình Xá (Thạch Thất) ngoài vũ khí thô sơ còn được trang bị thêm một số súng trường. Ở Đa Phúc, Thượng Hiệp (Quốc Oai), tự vệ hoạt động mạnh và còn đưa người vào nắm lực lượng vũ trang của địch (tuần phiên, võ dũng đoàn), tạo điều kiện cho cơ sở cách mạng hoạt động thuận lợi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2016, 12:27:08 am »

         
       Năm 1943

        Đầu năm 1943

        Xây dựng chiến khu Hà - Tuyên - Thái ở vùng nông thôn, rừng núi các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên. Dựa vào địa hình rừng núi và sự ủng hộ của nhân dân, kết hợp công tác tuyên truyền vận động quần chúng với hoạt động vũ trang, Cứu quốc quân và các lực lượng vũ trang địa phương ngày càng trưởng thành lớn mạnh, tạo chỗ đứng chân vững chắc cho phong trào cách mạng, đánh bại nhiều cuộc càn quét, khủng bố của địch, mở rộng khu căn cứ, nối thông liên lạc và sự chỉ đạo của Trung ương Đảng ớ Cao Bằng với miền xuôi, tạo bàn đạp chuẩn bị khởi nghĩa sau này. Tháng 6 năm 1945, chiến khu Hà - Tuyên - Thái cùng với chiến khu Cao - Bắc - Lạng hợp thành chiến khu Việt Bắc.

        25-28 tháng 2

        Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng ở Võng La (Đông Anh - Vĩnh Yên nay thuộc ngoại thành Hà Nội) ra nghị quyết đề cập một cách toàn diện tới các công tác chuẩn bị để khởi nghĩa vũ trang. Nghị quyết nhấn mạnh việc đấy mạnh công tác xây dựng căn cứ địa ở nông thôn rừng núi, xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang, đẩy mạnh công tác vận động các giới và vận động binh lính địch; đồng thời chú trọng công tác ở thành thị trong quá trình chuẩn bị khởi nghĩa cũng như trong lúc nổ ra tổng khởi nghĩa.

        Tháng 2

        Hội nghị cán bộ lãnh đạo hai khu căn cứ Cao Bằng, Bắc Sơn - Võ Nhai cùng Liên tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng, Tổng bộ Việt Minh, Cứu quốc quân 2 họp tại Lủng Hoàng, châu Hoà An (Cao Bằng). Hội nghị bàn việc mở rộng phong trào Việt Minh, trao đổi kinh nghiệm đánh du kích, chống địch khủng bố và xây dựng phong trào Việt Minh, xây dựng lực lượng vũ trang ở Cao Bằng; đồng thời bàn việc mở đường Nam tiến theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Hội nghị đề ra nhiệm vụ:

        1- Giữ vững cơ sở cách mạng vùng biên giới, đánh thông đường từ đó về Bình Gia, Bắc Sơn, Võ Nhai.

        2- Gây dựng cơ sở cách mạng mới ở Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang; củng cố các cơ sở cũ và nối liền các vùng đó lại với nhau.

        3- Xúc tiến thành lập các đội xung phong Nam tiến với nhiệm vụ đánh thông "Con đường quần chúng cách mạng" từ Cao Bằng về Tuyên Quang, Thái Nguyên. Ban chỉ huy Cứu quốc quân 2 cử một tiểu đội đến Cao Bằng, dẫn đường các đội xung phong Nam tiến; đồng thời điều động lực lượng mở bốn con đường từ phía Lạng Sơn, Thái Nguyên lên Bắc Cạn, Cao Bằng đón các mũi xung phong Nam tiến.

        Cuối tháng 2

        Ban chỉ huy Cứu quốc quân 2 cử một tiểu đội gồm bảy đồng chí (Hoàng Văn Thịnh, Vi Văn Tư, Lê Văn Hiến, Hà Khai Lạc, Bế Chấn Hưng, Mông Phúc Thơ, Đường Văn Thức) lên căn cứ Cao Bằng phối hợp với các đội xung phong Nam tiến, mở "Con đường quần chúng cách mạng" từ Gao Bằng xuống Bắc Cạn, Thái Nguyên.

        Tháng 3

        Thực hiện chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Lê Thiết Hùng đến tổng Kim Mã, châu Nguyên Bình (Cao Bằng) tổ chức Ban xung phong Nam tiến. Nhiều cán bộ quân sự, chính trị các địa phương đã hăng hái tham gia các đội xung phong Nam tiến. Chỉ sau một thời gian ngắn, Ban xung phong Nam tiến đã tổ chức được 19 đội xung phong tuyên truyền Nam tiến. Đồng chí Võ Nguyên Giáp được giao nhiệm vụ phụ trách chung việc mở đường Nam tiến. Chi bộ Nam tiến được thành lập do đồng chí Nông Văn Quang làm Bí thư.

        Tháng 4

        Thành lập đội vũ trang chiến đấu gồm 30 đội viên đều là người Hơ Mông ở Lủng Thàn, xã Bình Lãng, châu Nguyên Bình (Cao Bằng). Đây là đội vũ trang chiến đấu đầu tiên của vùng cao, làm nòng cốt xây dựng và phát triển phong trào Việt Minh ở vùng đồng bào Hơ Mông, Dao xa xôi của các châu Bảo Lạc, Hà Quảng, Nguyên Bình. Tiếp đó, các đội vũ trang chiến đấu khác lần lượt được tổ chức ở Lủng Thàn, Tắp Ná... Các đội viên tự vệ tự mua sắm vũ khí; đồng thời lập hai cơ sở sửa chửa, chế tạo vũ khí thô sơ ở Tinh Giảo và Tà Phin.

        14 tháng 6

        Nhân dân làng Đông Du (Tiên Sơn, Bắc Ninh) đánh chặn lính Nhật đàn áp dân chúng. Phẫn nộ trước chính sách bắt dân nhổ lúa để trồng đay, nhân dân làng Đông Du đã kéo ra đánh chặn, làm bị thương nặng một lính Nhật đến đốc thúc dân trồng đay, sau đó đấu tranh thắng lợi với bọn hiến binh đến đàn áp. Trước đó, tháng 4 năm 1943 nhân dân làng cố Bi (Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội) cũng biểu tình đấu tranh với binh lính Nhật bắt dân nhổ lúa trồng đay. Cuộc đấu tranh giành tháng lợi. Đánh giá về sự kiện ở Đông Du, báo Cờ Giải phóng (26-8-1943) viết: "Cuộc đấu tranh này đã hoàn toàn thảng lợi. Cùng với cuộc biểu tình ở Cổ Bi, nó đã báo hiệu một cao trào đấu tranh chống Nhật sẽ tới".

        Tháng 6

        Liên tính ủy Cao - Bắc - Lạng triệu tập hội nghị giáo viên tự vệ toàn liên tỉnh tại Lam Sơn, huyện Hoà An (Cao Bằng). Hội nghị quyết định thống nhất cách huấn luyện tự vệ thường và tự vệ chiến đấu, chú trọng huấn luyện về mặt chiến đấu, quy định điều lệ tự vệ và chương trình huấn luyện. Sau hội nghị, đội ngũ cán bộ quân sự được phân công về các địa phương, mở lớp huấn luyện quân sự ngắn ngày cho các đội tự vệ.

        Tháng 7 - tháng 10

        Mũi xung phong Nam tiến mang tên Trần Phú, do đồng chí Võ Nguyên Giáp phụ trách chung và đồng chí Nông Văn Quang làm Bí thư, xuất phát từ Kim Mã, Tam Lộng, châu Nguyên Bình, Hoa Thám (Cẩm Lý) huyện Hoà An Cao Bằng) tiến xuống Bắc Cạn. Các đội xung phong Nam tiến đi vào các xã Thượng Ân, Cốc Đán, Tô Khê (huyện Ngân Sơn); xóm Pích Cáy, xã Vi Hương (huyện Bạch Thông); xóm Phương Khăm xã Phúc Lộc, xã Hà Hiệu; xóm Cốc Ngoả, bản Cháu, xã Bàng Phúc; bản Giuồng, bản Kéo Pảng, xã Tú Tự (huyện Chợ Rã); bản Quảng Bạch, ban Điểng, xã Tân Lập; mỏ Bản Ty, Kéo Hán, Thôn Tàu, Bản Cầu, xóm Nà Nhàm, xã Yên Thịnh; xóm Bản Lác, Tổng Mục, Tủm Tó, xã Bảng Lảng; xóm Bản Lập, Khau Ty, Bản Bảng, xã Nghĩa Tá (huyện Chợ Đồn, Bắc Cạn).
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM