Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:41:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Việt Nam thế kỷ XX - Những sự kiện quân sự  (Đọc 57261 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2016, 06:05:15 am »

        
Năm 1918

        7 tháng 2

        Nghĩa quân Việt Nam Quang Phục hội tiến đánh đồn Mường Khương. Tiếp đó, ngày 9 tháng 7, nghĩa quân đánh đồn Pha Long và ngày 4 tháng 9 đánh đồn Cóc Pàn (Lào Cai), gây cho địch một số thiệt hại.

        Tháng 8

        Đồng bào Hơ Mông do Giàng Tả Chay lãnh đạo khởi nghĩa chống Pháp ở Lai Châu. Cuộc khởi nghĩa kéo dài gần 3 năm, thu hút nhiều người Hơ Mông từ Điện Biên đến Sơn La và Xiêng Khoảng, Trấn Ninh (Lào) tham gia. Nghĩa quân có khoảng 100 người trang bị 50 súng, được nhân dân che chở giúp đỡ, dựa vào rừng núi hiểm trở để hoạt động. Nghĩa quân liên tục đánh địch ở bản Nậm Ngan (4-12-1918), Ba La Viêng (16-1-1919), Ba Xúc (17-1-1919), núi Long Hẹ (21-1-1919)... gây cho địch một số thiệt hại. Thực dân Pháp điều quân từ Sơn La, Yên Bái càn quét nhiều lần vẫn không tiêu diệt được nghĩa quân. Đến cuối năm 1919, địa bàn hoạt động của nghĩa quân mở rộng tới 4 vạn km2, từ Điện Biên tới Sầm Nưa, Trấn Ninh (Lào), khiến thực dân Pháp rất lo sợ và phải huy động một lực lượng lớn đối phó. Với các thủ đoạn càn quét ác liệt kết hợp dùng chính sách dụ dỗ, mua chuộc, triệt nguồn tiếp tế, gây chia rẽ nội bộ, thực dân Pháp mới dập tắt được cuộc khởi nghĩa. Đây là một trong những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc, thể hiện tình đoàn kết Việt - Lào trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

        11 tháng 11

        Chiến tranh thế. giới lần thứ nhất kết thúc. Trong thời gian đầu chiến tranh (1914-1915) lực lượng quân sự của Pháp ở Việt Nam gồm:

        + Lữ đoàn 1 đóng tại Hà Nội, do đại tá Phri-cơ-nhông (Friquegnon) chí huy, gồm 11 tiểu đoàn, chia ra 34 đại đội bộ binh và 12 trung đội súng máy.

        + Lữ đoàn 2 đóng tại Bắc Ninh, do thiếu tướng Ac-la-bốt (Aralabosse) chỉ huy, gồm 7 tiểu đoàn, chia thành 23 đại đội và 7 trung đội súng máy.

        + Đơn vị pháo binh Hà Nội gồm 6 khẩu đại bác, do thiếu tướng Ba-rô (Barraud) chỉ huy.

        Đến năm 1916, chín đại đội phải giải tán vì thiếu quân số và trang bị, do bị điều động bổ sung cho chính quốc. Từ cuối năm 1916 trở đi, quân đội viễn chinh Pháp chỉ còn:

        + Lữ đoàn 1 đóng ở Hà Nội, gồm 10 tiểu đoàn, chia thành 31 đại đội và 16 trung đội súng máy do đại tá Phri-cơ-nhông (Friquegnon) chỉ huy.

        + Lữ đoàn 2 đóng ở Bác Ninh, gồm 6 tiểu đoàn, chia ra
18   đại đội và 6 trung đội súng máy, do thiếu tướng Mi-sa (Michard) chỉ huy.

        + Lữ đoàn 3 đóng ở Sài Gòn, gồm 5 tiểu đoàn chia ra 16 đại đội và 7 trung đội súng máy, do thiếu tướng Di-ghê (Diguet) chỉ huy.

        + Đơn vị pháo binh, gồm 5 đại đội thuộc trung đoàn 4 và 5, đóng ở Hà Nội, Sài Gòn.

        Trong 4 năm chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp đã bắt 97.903 thanh niên các nước Đông Dương (hầu hết là người Việt) đưa ra chiến trường, trong đó có 49.992 lính chiến đấu và 48.981 lính thợ.

        Đêm 16 tháng 11

        Cuộc khởi nghĩa Bình Liêu (Quảng Ninh) bùng nổ. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là Thàm Cam Say và Lò Sáp. Lực lượng tham gia là binh lính người Việt và người Hoa cùng đồng bào các dân tộc Kinh, Dao, Nùng, Hán trong vùng. Nghĩa quân đánh chiếm các đồn Bình Liêu, Hoành Mô rồi vượt biên giới gia nhập với các hội viên Quang Phục hội ở Lưỡng Quảng, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Ngày 19 tháng 11, nghĩa quân trở về nước tiến công đồn Đầm Hà, chiếm trại linh khố xanh. Quân địch rút về Tiên Yên. Nghĩa quân làm chủ một vùng rộng lớn gồm Bình Liêu, Chúc Bài Sơn, Đầm Hà. Thực dân Pháp tập trung một lực lượng lớn đàn áp. Nghĩa quân phân tán phục kích từng toán tuần tiễu của địch tiêu hao một bộ phận sinh lực của chúng. Ngày 3 tháng 6 năm 1919, thực dân Pháp bao vây chia cắt nghĩa quân với nhân dân. Ngày 6 tháng 6 năm 1919, nghĩa quân chia từng toán nhỏ rút khỏi căn cứ và duy trì cuộc khởi nghĩa đến cuối tháng 6 năm 1919. Khởi nghĩa Bình Liêu thể hiện tinh thần yêu nước của binh lính người Việt trong quân đội Pháp và các dân tộc quyết tâm đấu tranh để giành độc lập.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2016, 08:18:26 am »

       
Năm 1919

        18 tháng 4

        Thủy thủ và binh linh trên chiến hạm Phrăng-xơ (France) tuyên bố chống lệnh chiến đấu với khẩu hiệu "Không chiến tranh với nước Nga" và quay trở về Tu-lông!" (cảng xuất phát của hạm đội). Đồng chí Tôn Đức Thắng, lúc ấy là một thủy thủ trên chiến hạm đã tham gia phản chiến và được cử làm nhiệm vụ kéo lá cờ đỏ biểu thị thái độ phản đối sự can thiệp đối với nước Nga Xô-viết. Đến ngày 20 tháng 4, cuộc binh biến lan rộng toàn hạm đội, buộc bọn chỉ huy phải điều hạm đội trở về căn cứ. Sự kiện binh biến của hạm đội Pháp ở Hắc Hải, có sự tham gia của đồng chí Tôn Đức Thắng là một biểu hiện của tinh thần đoàn kết chiến đấu giữa cách mạng hai nước Việt Nam và Nga.

Năm 1920


        Tháng 9

        Thực dân Pháp tập trung một lực lượng lớn, do Đại tướng Puy-pê-rúc chỉ huy mở cuộc càn vào vùng Thượng Lào hòng tiêu diệt nghĩa quân Việt - Lào. Nghĩa quân hai nước đã phối hợp chiến đấu bằng nhiều đợt tập kích, phục kích, chống càn, gây cho địch một số thiệt hại.

        Trong năm 1920

        500 đồng bào Tày ở Lạng Sơn dưới quyền chỉ huy của Đội Ấn nổi dậy chống Pháp. Nghĩa quân tiến công thị trấn Đồng Đăng, Kỳ Lừa, giết tuần phủ Cung Khắc Đản.

Năm 1922

        Trong năm

        Cuộc bãi công bán vũ trang của 600 công nhân thợ nhuộm ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Nguyễn Ai Quốc đã đánh giá cuộc bãi công đó như là dấu hiệu của thời đại mới. Lần đầu tiên một phong trào như thế đã nhóm lên ở thuộc địa.

Năm 1923


        15 tháng 1

        Lập sở mộ lính đầu tiên tại Hà Nội. Để tăng cường bộ máy quân sự, bên cạnh chế độ quân dịch thời bình, thực dân Pháp tiến hành xây dựng lực lượng "quân tình nguyện", lập sờ mộ binh ở Hà Nội. Tiếp đó; lập thêm các sở mộ binh ở Bắc Ninh, Nam Định, Hải Phòng và Sài Gòn. Các sở này tuyền mộ những người tình nguyện vào các ngạch như bộ binh, hải quân, pháo thủ, công binh, đặc biệt là những người có khả năng làm phiên dịch phục vụ trong các ngạch binh này.

        21 tháng 4

        Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập Uy ban Quân sự trung ương đường sắt Đông Dương. Thời bình, tổ chức này đặt dưới quyền một viên kỹ sư trưởng của bộ phận khai thác ngành đường sắt, đồng thời chịu sự chỉ đạo của viên Tổng tư lệnh quân đội Đông Dương nhằm phục vụ yêu cầu quân sự khi cần. Trong trường hợp có lệnh tổng động viên thì tổ chức này được trưng dụng từng phần hay toàn bộ hệ thống đường sắt và đặt dưới sự chỉ đạo của một viên giám đốc quân sự đường sắt.

Năm 1924

        31 tháng 5

        Chính phủ Pháp ra sắc lệnh tổ chức lại lực lượng hải quân bản xứ Đông Dương. Sắc lệnh quy định các thể thức tuyến mộ, thời hạn phục vụ, cấp bậc và khu vực hoạt động của hải quân người bản xứ là các căn cứ trên bờ, không biên chế vào đơn vị chiến đấu trên các chiến hạm.

       
19 tháng 6

        Vụ mưu sát toàn quyền Đông Dương Méc-lanh ở Sa Điện Quảng Châu (Trung Quốc). Tâm Tâm xã (Tân Việt thanh niên đoàn) giao nhiệm vụ cho Phạm Hồng Thái nhân bữa tiệc của chính quyền Pháp tổ chức đón Méc-lanh tại khách sạn Vic-to-ri-a, dùng lựu đạn diệt toàn quyền Đông Dương. Phạm Hồng Thái được Lê Hồng Sơn bảo vệ, cải trang làm phóng viên nhiếp ảnh lọt vào được khách sạn và ném lựu đạn làm 4 sĩ quan Pháp chết và 2 bị thương, nhưng không giết được Méc-lanh. Khi rút qua cầu sang thành phố Quảng Chấu, Phạm Hồng Thái bị cảnh binh Pháp đuổi, phải nhảy xuống sông Châu Giang và hy sinh. Vụ mưu sát không thành, nhưng đã làm cho thực dân Pháp lo sợ và có tác dụng thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam đấu tranh chống Pháp.

Năm 1925


        18 tháng 2

        Đồng chí Nguyễn Ái Quốc viết thư gửi Đoàn chủ tịch Quốc tế Cộng sản. Thư có đoạn "Chúng tôi đã lập một nhóm bí mật gồm 9 hội viên, trong đó 3 người ở trong quân đội của Tôn Dật Tiên, 1 người đang đi công tác quân sự cho Quốc dân đảng, 2 người được phái về nước gây dựng cơ sở cách mạng".

        Tháng 6

        Đồng chí Nguyễn Ái Quốc thành lập Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí hội. Mục đích của hội là: "Hết sức phấn đấu để thâu phục lấy đại bộ phận thợ thuyền, dân cày và binh lính... đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, chế độ phong kiến và chủ nghĩa tư bản". Chương trình hành động cụ thể là: "Đánh đổ đế quốc Pháp và chế độ quan liêu, lập chính quyền cách mạng của công nông binh...".

        14 tháng 7

        Thành lập Hội phục Việt. Đây là một tổ chức cách mạng ra đời tại thành phố Vinh, bao gồm một số chiến sĩ yêu nước, trung kiên của tổ chức Việt Nam nghĩa đoàn (như Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai...), cùng với nhóm chính trị phạm Trung Kỳ như Lê Văn Huân, Tú Kiên... Hội chủ trương rải truyền đơn kêu gọi nhân dân bạo động. Sau khi Hội phục Việt ra đời, thực dân Pháp tập trung quân đàn áp.

        7 tháng 12

        Toàn quyền Đông Dương ra nghị định hoàn chỉnh hệ thống giáo dục thể dục và dự bị quân sự ở Đông Dương, nhằm lôi kéo các tầng lớp thanh niên ra khỏi ảnh hưởng của các phong trào yêu nước đang phát triển mạnh mẽ và bổ sung nguồn quân dự bị cho Pháp khi cần.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2016, 08:01:20 am »

        
Năm 1926

        31 tháng 1

        Cuộc đấu tranh chống việc trục xuất người Bắc Kỳ và Trung Kỳ ra khỏi Nam Kỳ, thu hút các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là trí thức, học sinh và cả một số người Pháp tiến bộ tham gia. Cuộc đấu tranh đã biến thành một cuộc biểu tình vũ trang kéo đến dinh Thống đốc Nam Kỳ.

Năm 1927

        Đầu năm 1927

        Bộ tuyên truyền của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông cho xuất bản tác phẩm "Đường Kách mệnh" của đồng chí Nguyễn Ai Quốc tại Quảng Châu. Đây là văn kiện có tính chất cương lĩnh của phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam những năm 1920, vạch ra những hình thức và phương pháp tổ chức lực lượng cách mạng, góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam.

        Tháng 1

        Các tù nhân ở nhà tù Lai Châu do Cai Vợi lãnh đạo nổi dậy. Những người tù đã cướp súng của lính gác đánh chiếm trại lính, gây cho địch nhiều tổn thất. Do tương quan lực lượng quá chênh lệch, lại phải đương đầu với một lực lượng lớn của đạo quan binh thứ IV của thực dân Pháp, nên chỉ sau 48 giờ chiến đấu, phần lớn anh em nổi dậy đã bị bắt và bị giết. Bộ phận còn lại gồm 72 người trang bị 50 khẩu súng, thoát khỏi vòng vây của địch rút vào rừng và duy trì hoạt động hơn hai tháng nữa. Cùng thời gian này, Điêu Văn Hoán chỉ huy nghĩa quân từ tây nam Trung Quốc vượt biên giới đánh chiếm đồn Mường Nhé, uy hiếp Lai Châu. Sau khi biết tin vụ bạo động của Cai Vợi thất bại, Điêu Văn Hoán rút sang bên kia biên giới Việt - Trung.

        26 thảng 2

        Toàn quyền Đông Dương ra nghị định ban hành đạo sắc lệnh của Tổng thống Pháp (23-12-1926) về việc đặt chức giám đốc và tăng cường bộ máy cảnh sát và mật thám Đông Dương. Tố chức cảnh sát và mật thám Đông Dương đặt dưới quyền giám đốc. Ở cấp liên bang, bộ máy này thường gọi là Sở mật thám Đông Dương, trong đó có sở Tình báo và An ninh Trung ương.

        25 tháng 12

        Thành lập Việt Nam Quốc dân đảng. Thành phần chủ yếu tham gia tổ chức này là tầng lớp tiểu tư sản, trí thức thành thị, như: học sinh, sinh viên, giáo viên, công chức và một số binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp. Cùng thời gian này, Hội Việt Nam dân quốc, do Nguyễn Khắc Nhu lảnh đạo dự định tổ chức bạo động, đánh chiếm các đồn binh Pháp ở Bắc Ninh, Đáp Cầu, Phả Lại. Nhưng kế hoạch bị bại lộ, việc bạo động không thành. Nguyễn Khắc Nhu và những người trong tổ chức của ông gia nhập Việt Nam Quốc dân đảng.

Năm 1928

        8 tháng 2

        Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập Ủy ban nghiên cứu quốc phòng ở Đông Dương. Nhiệm vụ là giúp Toàn quyền Đông Dương chuẩn bị kế hoạch triển khai lệnh tổng động viên và nghiên cứu những vấn đề liên quan đến quốc phòng ở Đông Dương. Ủy ban đặt dưới quyền chỉ đạo của Toàn quyền Đông Dương, bao gồm các viên Tổng tư lệnh tối cao quân đội Đông Dương và những quan chức đứng đầu các ngành trong quân đội.

        9 tháng 3

        Chính phủ Pháp ra sắc lệnh tổ chức Cục Quân pháp của quân đội Đông Dương. Tiếp đó ngày 16 tháng 10 năm 1928, thực dân Pháp thành lập hai Tòa án binh thường trực đặt trụ sở ở Hà Nội và Sài Gòn. Mỗi tòa án có một viên chức tư pháp dân sự đứng đầu và 6 ủy viên là sĩ quan tư pháp.

        14 tháng 7

        Thành lập Tân Việt cách mạng đảng (gọi tát là đảng Tân Việt). Mục đích của đảng Tân Việt là: "Liên hợp cả các đồng chí trong ngoài; trong thì dẫn đạo công nông binh, quần chúng; ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức để đánh đổ đế quốc, đặng kiến thiết một xã hội bình đẳng bác ái mới".

Năm 1929

        7 tháng 2

        Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức ám sát Ba-danh (Bazin) tại phố Huế (Hà Nội). Sự kiện Ba-danh bị trừng trị đã gây tiêng vang lớn, nhưng trong điều kiện các tổ chức chống Pháp khi đó, kể cả Việt Nam Quốc dân đảng chưa được củng cố, nên hành động này mang tính chất manh động. Thực dân Pháp tập trung khủng bố các lực lượng yêu nước. Nguyễn Văn Viên bị bắt. Hội đồng Đề hình xét xử hàng trăm án tù, nhiều tổ chức cách mạng bị tổn thất.

        17 tháng 9

        Tổng bộ Việt Nam Quốc dân đảng triệu tập hội nghị tại Lạc Đạo bàn việc khởi nghĩa. Hội nghị quyết định chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang trên toàn quốc, trong đó tập trung ở các đô thị lớn. Binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp được giác ngộ là lực lượng chủ yếu của Việt Nam cách mạng quân tiến hành khởi nghĩa.

        8 tháng 12

        Việt Nam Quốc dân đảng triệu tập hội nghị bất thường ở Võng La (Phú Thọ). Tham dự có các ủy viên quân sự bàn việc xúc tiến phát động khởi nghĩa. Do sơ hở về tổ chức, viên tham mưu trưởng của Việt Nam Quốc dân Đảng là Nguyễn Thành Dương đã phản bội, dẫn bọn mật thám đến vây bắt những người dự hội nghị. Được nhân dân che chở, các lãnh tụ của Việt Nam Quốc dân đảng như Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khác Nhu, Phó Đức Chính... đều chạy thoát.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2016, 08:41:06 am »

       
Năm 1930

        25 tháng 1

        Hội nghị đại biểu toàn quốc của Việt Nam Quốc dân đảng được triệu tập, tại làng Mỹ Xá (Hải Dương) bàn việc phát động khởi nghĩa. Căn cứ vào thực lực, hội nghị quyết định khởi nghĩa chủ yếu trên địa bàn Bắc Kỳ và phân công: Khu Yên Bái, do Thanh Giang, Nguyễn Văn Khôi; khu Sơn Tây, do Phó Đức Chính; khu Hưng Hóa, Lâm Thao, do Nguyễn Khắc Nhu; khu Phả Lại, Hải Dương, do Nguyễn Thái Học; khu Hải Phòng, Kiến An, do Vũ Văn Giản (Vũ Hồng Khanh) và khu Hà Nội, do Đoàn Trần Nghiệp chỉ huy.

        3 tháng 2

        Công nhân đồn điền Phú Riềng (Biên Hòa) do chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng lãnh đạo, có lực lượng tự vệ hỗ trợ đã tiến hành đấu tranh, quy mô lớn, thu hút 5.000 người tham gia. Bọn chủ đồn điền đưa lính đến đàn áp. Lực lượng công nhân tổ chức các đội "Xích vệ" chống lại. Bọn chủ giám thị người Pháp hoảng sợ chạy trốn về Sài Gòn. Công nhân chiếm giữ nhà máy, kho tàng và đốt các loại giấy tờ của địch. Toàn bộ đồn điền Phú Riềng trở thành "Khu Đỏ" đặt dưới quyền quản lý của công nhân. Ngày 4 tháng 2, thống sứ Nam Kỳ huy động 300 lính Pháp, 500 lính khố xanh đến đàn áp. Nhưng trước cuộc đấu tranh kiên quyết của hàng nghìn công nhân, thực dân Pháp và giới chủ phải nhượng bộ một số yêu sách của công nhân.

        3-7 tháng 2

        Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở nước ta (gồm Đông Dương Cộng sản Đảng ở Bắc Kỳ, An Nam Cộng sản Đảng ở Nam Kỳ, Đông Dương Cộng sản liên đoàn ở Trung Kỳ), thành một Đảng cộng sản duy nhất mang tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị thông qua các văn kiện: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng... và lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng, do đồng chí Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Chánh cương vắn tắt của Đảng nêu rõ: Đường lối cách mạng đúng đắn là làm "Cách mạng tư sản dân quyền", do giai cấp công nhân lãnh đạo, tức là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, phương thức cách mạng là kiên quyết dùng bạo lực cách mạng đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập. Thành lập chính phủ công nông binh. Tổ chức ra quân đội công nông...

        Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối và tổ chức lãnh đạo cách mạng kéo dài hai phần ba thế kỷ, kể từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta. Từ đây, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta do Đảng lãnh đạo, chuyển sang một thời kỳ mới.

        9-18 tháng 2

        Khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân đảng. Bị quân Pháp khủng bố, Việt Nam Quốc dân đảng quyết định bạo động. Theo kế hoạch, lực lượng khởi nghĩa và bộ phận đảng viên Quốc dân đảng là binh lính người Việt trong quân đội Pháp làm nòng cốt sẽ đồng loạt nổi dậy ở nhiều tỉnh Bắc Kỳ. Thời gian dự định bắt đầu ngày 10 tháng 2 năm 1930, sau hoãn đến ngày 15 tháng 2. Do quá trình chuẩn bị gặp nhiều khó khăn, việc chỉ đạo thiếu thống nhất, cuộc khởi nghĩa đã nổ ra không theo đúng kế hoạch và rời rạc giữa các địa phương. Đêm ngày 9 rạng 10 tháng 2, khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái, Hưng Hóa, Lâm Thao, Phú Thọ, Sơn Tây. Tại Yên Bái, nghĩa quân tiến công đồn dưới, diệt và làm bị thương 10 tên địch, chiếm một số vị trí ở thị xã, treo cờ và phát truyền đơn hô hào quần chúng nổi dậy. Sáng ngày 10 tháng 2, Pháp tập trung lực lượng phản công, quân khởi nghĩa tan rã. Tại Hà Nội, chiều 10 tháng 2, quân khởi nghĩa dùng mìn ném vào sở mật thám, sở sen đầm, bốt cảnh sát nhằm kiềm chế quân Pháp phối hợp với Yên Bái, song ít kết quả. Từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 2, ờ Hải Dương, Hải Phòng Thái Bình, Phả Lại, Bắc Giang, nghĩa quân tiến công các phủ, huyện, gây cho quản Pháp một số thiệt hại nhưng sau đó củng bị đàn áp. Do điều kiện chưa chín muồi, thiếu cơ sở vững chắc trong nhân dân, nên khởi nghĩa nhanh chóng bị thất bại. Hàng nghìn chiến sĩ cùng những người lãnh đạo chủ chốt như Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Nguyễn Khắc Nhu, Đoàn Trần Nghiệp bị địch bắt và giết. Sau khởi nghĩa Yên Bái, Việt Nam Quốc dân đảng tan rã, nhưng đã cổ vũ lòng yêu nước, ý chí chống thực dân Pháp của nhân dân ta.

        15 tháng 2

        Sau khi Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức nổi dậy đánh chiếm huyện Vĩnh Bảo ngày 15 tháng 2, giết tri huyện Hoàng Gia Mô, ngày 16 tháng 2, thực dân Pháp huy động 5 chiếc máy bay ném 57 quả bom (loại l0kg) và xả súng bắn triệt hạ làng cổ Am là nơi có cơ sở hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng. Tiếp đó, thực dân Pháp tiến hành nhiều vụ khủng bố các làng La Hào, Võng La, Xuân Lủng, Sơn Dương...; các cuộc bắt bớ với hàng chục án tử hình, nhất là vụ ném bom làng cổ Am đã gây căm phẫn trong dư luận tiến bộ trong nước cũng như ở nước Pháp.

        30 tháng 8

        Hơn 300 nông dân có vũ trang tự vệ, do Huyện ủy Nam Đàn (Nghệ An) lãnh đạo đã biểu tình thị uy, kéo đến huyện lỵ đấu tranh. Quần chúng nông dân xông vào phá nhà lao, giải phóng tù chính trị, phá công sở, đốt sổ sách, giấy tờ, buộc tri huyện phải cam kết: "Không được nhiễu hại nhân dân". Thừa thắng, quần chúng kéo về các làng xã thị uy, trừng trị bọn cường hào, tuyên bố xóa bỏ các thứ thuế bất công, lập đội tự vệ, xây dựng cuộc sống của mình.

        1 tháng 9

        Cuộc biểu tình có vũ trang tự vệ của nông dân huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An diễn ra sôi nổi. Trên hai vạn nông dân đã tiến vào huyện ly đấu tranh. Quân Pháp dùng súng bắn vào đoàn biểu tình. Quần chúng xông vào phá cửa nhà lao, giải phóng tù chính trị, phá hủy huyện đường. Ngày 2 tháng 9, chính quyền Xô viết được thành lập.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2016, 05:43:43 am »

        7 tháng 9

        Khoảng ba nghìn nông dân huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) có vũ trang tự vệ, do Huyện ủy Can Lộc lãnh đạo, biểu tình tiến về huyện lỵ. Trước khí thế đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng, tri huyện hoảng sợ bỏ chạy. Quần chúng tiến vào phá trại giam, giải phóng tù chính trị, đốt phá sổ sách, giấy tờ của tri huyện. Viên giám binh Pháp điều quân từ thị xã đến đàn áp, bắt đi một số người.

        12 tháng 9

        Hơn tám nghìn nông dân phủ Hưng Nguyên (Nghệ An) biểu tình tiến về phủ lỵ. Hoảng sự trước khí thế đấu tranh của quần chúng, thực dân Pháp cho máy bay ném bom vào đoàn biểu tình, làm chết hàng trăm người. Đến chiều, khi nhân dân các làng Thông Lạng, Thái Lão ra chôn cất những người hy sinh, máy bay địch lại ném bom, gây thêm tội ác đối với nhân dân ta.

        Tháng 6 - tháng 9   

        Cao trào Xô viết Nghệ - Tĩnh. Cùng với phong trào cách mang cả nước, từ cuối tháng 8 năm 1930, ở Nghệ An, Hà Tĩnh liên tiếp diễn ra các cuộc bãi công, biểu tình quy mô lớn có vũ trang tự vệ của công nhân và nông dân, bất chấp sự khủng bố của thực dân Pháp. Đặc biệt sau cuộc biểu tình ngàv 12 tháng 9 năm 1930, của 8.000 nông dân phủ Hưng Nguyên bị đàn áp đẫm máu, hàng chục nghìn quần chúng kéo đến đốt huyện đường, phá nhà lao, vây đồn lính khố xanh trừng trị bọn địa chủ cường hào, làm tê liệt tan rã hệ thống chính quyền tay sai Pháp ở hầu hết các làng xã trong tỉnh. Mặc dù lúc đó Đảng Cộng sản Đông Dương chưa chủ trương giành chính quyền, nhưng trước sự phát triển nhanh chóng của phong trào, các tổ chức Đảng Cộng sản Đông Dương ở những nơi vừa được giải phóng đã chủ động lãnh đạo quần chúng đứng lên thành lập chính quyền cách mạng dưới hình thức Xô viết, thực hiện quản lý, điều hành mọi hoạt động trong làng xã và một số huyện. Thực dân Pháp phải thiết quân luật, đưa nhiều đơn vị lính lê dương, lính khố đỏ về Nghệ An, Hà Tĩnh, lập hệ thống đồn bốt dày đặc và thi hành chính sách khủng bố trắng tản bạo nhằm dập tắt phong trào. Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương kêu gọi, chi đạo các địa phương cả nước phối hợp, bảo vệ Xô viết Nghệ - Tĩnh. Đến giữa năm 1931, trong điều kiện tình thế cách mạng cả nước chưa chín muồi, phong trào còn non yếu, nên bị tổn thất nặng nề, các Xô viết phải giải tán để bảo toàn lực lượng. Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931, là cuộc diễn tập đầu tiên của cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Đông Dương lảnh đạo, được Quốc tế Cộng sản công nhận và ủng hộ, để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

        7 tháng 10

        Phối hợp với Xô viết Nghệ - Tĩnh, phong trào cách mạng ở các tỉnh Nam Trung Kỳ củng phát triển mạnh. Các cuộc đấu tranh này đều có vũ trang và uy hiếp các cơ quan chính quyền của địch. Tiêu biểu là cuộc biểu tình vũ trang thị uy của 3.000 nông dân huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi). Tiếp đó là các cuộc đấu tranh của nông dân huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi, ngày 31-10-1930 và 19-1-1931), nông dân Triệu Phong (Quảng Trị tháng 5-1931), nông dân phủ Hoài Nhơn (Bình Định 22-7-1931). Những cuộc đấu tranh này đã làm lung lay chính quyền thống trị của bọn thực dân và phong kiến.

        11 tháng 10

        Thực hiện chỉ thị của Xứ ủy Bắc Kỳ, Thành ủy Hà Nội phát động cuộc đấu tranh ủng hộ phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh. Đội tuyên truyền xung phong tập hợp hàng trăm người tại phố Sinh Từ, phân phát truyền đơn kêu gọi, nhân dân đấu tranh ủng hộ Xô viết Nghệ - Tĩnh. Địch huy động cảnh sát và mật thám đến đàn áp, bắt đi 2 đội viên.

        14 tháng 10

        Hơn 400 nông dân các xã thuộc huyện Tiền Hải (Thái Bình) kéo lên huyện ly đấu tranh mở đầu cao trào cách mạng 1930-1931 ở Bắc Kỳ. Trước khí thế đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng, tri huyện bỏ chạy nhưng tên lục sự gian ác đã cưỡng bức lính bắn xả vào đoàn biểu tình làm 8 người chết, 12 người bị thương. Thực dân Pháp điều động binh lính từ thị xã đến các làng xã khủng bố, bắt 78 người, đốt gần 100 nóc nhà. Cuộc đấu tranh của nông dân Tiền Hải có tiếng vang lớn. Đảng Cộng sản Pháp đã phát động phong trào phản đối địch khủng bố ở Tiền Hải.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2016, 12:17:37 pm »

 
Năm 1931

        3 tháng 1

        Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra thông báo "về việc chống chính sách khủng bố trắng của đich1. Thông báo nêu rõ: "Một vấn đề rất quan trọng cho sự đấu tranh của quần chúng công nông bây giờ là vấn đề tổ chức tự vệ của công nông. Các Đảng bộ phải góp sức với nông hội mà hết sức hô hào cổ động thật rộng quần chúng về ý nghĩa và lợi ích của đội tự vệ, đem những phần tử hăng hái tranh đấu, can đảm, lực lượng tổ chức ra những đội ấy. Phải làm cho mỗi nhà máy, mỗi làng xã đều có đội tự vệ. Đội tự vệ không phải tổ chức trong một lúc tranh đấu rồi giải tán, mà phải duy trì khuếch trương ra làm một lực lượng vĩnh viễn của quần chúng. Khi có đấu tranh thì đội tự vệ phải đi đầu, đi kèm quần chúng mà hộ vệ, còn lúc thường thì phải tập luyện".

        25 tháng 1

        Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra thông báo về việc đế quốc Pháp buộc dân cày ra "đầu thú", nêu rõ: "Cần phải có tự vệ công nông... Việc tổ chức đội tự vệ của công nhân và nông dân là việc rất cần kíp. Không có đội ấy thì không hành động được... Các đoàn thể nông dân phải tổ chức ra các đội nông dân tự vệ sẵn sàng bênh vực cho quần chúng, hễ quan làng hoặc binh lính tới bắt, thì tự vệ phải lập tức xông tới lột khí giới của chúng. Mỗi sự hành động cách mạng đều bắt buộc phải có đội tự vệ để bênh vực".

        7 tháng 2

        Lý Tự Trọng - người Thanh niên cộng sản bị Pháp bắt ở Sài Gòn. Lý Tự Trọng (tức Huy) quê ở Hà Tĩnh, là 1 trong số 8 thiếu niên được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chọn vào Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Năm 1929, Lý Tự Trọng trở về hoạt động ở Sài Gòn, bị Pháp bắt trong lúc bảo vệ một cuộc mít tinh ở sân bay đường La-re-nhi-e-rơ (Sài Gòn) vì đã bắn chết thanh tra mật thám Lơ-gơ-răng. Địch dùng mọi cực hình tra tấn, nhưng Lý Tự Trọng quyết không khai. Chúng dùng âm mưu dụ dỗ mua chuộc cũng thất bại. Hành động dũng cảm của Lý Tự Trọng đã gây tiếng vang lớn, cổ vũ tinh thần đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta.

        Đầu tháng 3

        Đảng bộ Cao Bằng cử các đồng chí Hoàng Hồng Việt, Hoàng Đình Hùng, Nguyễn Nam Hùng (tức Trần) và Đàm Thế Vinh sang Trưng Quốc học sửa chữa và chế tạo vũ khí. Sau một năm học tập, bốn đồng chí trở về được phân công thành lập công binh xưởng ở núi Kẻ Ngả (Hoà An, Cao Bằng). Để có nguyên vật liệu sửa chửa, sản xuất vũ khí, Đảng bộ Cao Bằng phát động quần chúng cung cấp kíp nổ và dây cháy chậm cho công binh xưởng hoạt động. Chỉ sau một thời gian, quả địa lôi đầu tiên đã được sản xuất thành công tại xưởng, tuy sức công phá chưa mạnh, nhưng bước đầu đã có hiệu quả. Sau đó, hàng loạt lựu đạn tự chế tạo được cất giấu để dùng bảo vệ cơ quan Đảng hoạt động ở Cao Bằng.

        23 tháng 3

        Dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Nam Kỳ, trực tiếp là các đồng chí Võ Văn Tần, Lê Văn Lương, 400 công nhân hãng

        Xô-công ở Nhà Bè (Sài Gòn) bãi công chống đánh đập. Chủ hãng huy động binh lính đến đàn áp. Đội tự vệ công nhân chống trả quyết liệt, đánh chết tên chỉ huy và làm bị thương một số lính. Pháp điều thêm quân đến vây hãm, đàn áp công nhân và bắt giam những người lãnh đạo cuộc đấu tranh.

        Cuối tháng 3

        Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai, đề ra một số nhiệm vụ cấp bách, trong đó nhấn mạnh: "Phải lập ra các quân ủy Đảng để khuếch trương liên lạc với binh lính mà tổ chức chi bộ Đảng trong quân đội. Cần tổ chức đội tự vệ công nông để chống lại địch khủng bố trong lúc đấu tranh".

        22 - 29 tháng 4

        Hội nghị Xứ ủy Trung Kỳ ra nghị quyết, trong đó xác định nhiệm vụ về tổ chức binh lính:

        "a- Xứ ủy, các tỉnh ủy, khu ủy và ở các huyện ủy có nhiều đồn, thì các cấp Đảng ủy (từ huyện ủy trở lên) phải tổ chức ủy viên quân sự. Các cấp ủy viên quân sự có liên lạc với nhau và ban ở cấp dưới phải chịu quyền chỉ huy của ban trên.

        b- Ở mỗi thập, cứ tổ chức một chi bộ độ năm đảng viên, mỗi chi bộ cử một bí thư. Cứ ba thập có một bí thư đội, ba đội có một bí thư cơ... Mỗi bí thư do quân sự ủy viên cử ra. Mỗi đội có một người liên lạc với quân ủy. Các quân ủy huyện do quân ủy tỉnh chỉ huy. Binh lính ở tỉnh nào thì do quân ủy tỉnh chỉ huy...".
Tháng 5

        Nông dân một số xã ở phủ Triệu Phong (Quảng Trị) kéo về phủ ly phản đối thực dân Pháp và tay sai đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Nghệ - Tĩnh. Thực dân Pháp điều quân từ tỉnh ly đến đàn áp. Nông dân tổ chức các đội tự vệ cản đường, làm chìm phà địch trên sông Thạch Hãn, không cho chúng vượt sang phủ lỵ Triệu Phong khủng bố. Sau vài ngày, Pháp tập trung quân mở cuộc càn quét lớn vào các xã ở phủ Triệu Phong, gây nhiều tội ác đối với đồng bào, bắt đi gần 500 người tra tấn dã man, nhưng vẫn không tìm được người lãnh đạo đấu tranh.

        21 tháng 7

        Thực hiện nghị quyết của Xứ ủy Trung Kỳ và hội nghị cán bộ lãnh đạo các chi bộ địa phương, hơn ba nghìn nông dân Hoài Nhơn (Bình Định) mang theo dao, gậy gộc, có các đội tự vệ vũ trang hỗ trợ từ các xã tiến về phủ lỵ đấu tranh chống chế độ áp bức hà khắc của thực dân và phong kiến. Pháp điều quân đến đàn áp, bị quần chúng và tự vệ đánh trả quyết liệt, đốt cháy một xe ô tô. Tên chỉ huy Pháp đốc thúc binh lính bắn bừa bãi vào đoàn biểu tình, làm 4 người chết và nhiều người khác bị thương.

        Cuối nãm 1931

        Đảng bộ Hải Phòng tổ chức đội xích vệ (tự vệ Đỏ) trong công nhân ở Nhà máy Xi măng, sở Ca-rông và cảng. Thành phần đội xích vệ gồm những đảng viên và thanh niên công nhân hăng hái đã qua rèn luyện thử thách trong đấu tranh. Đội Xích vệ có nhiệm vụ đi đầu trong các cuộc đấu tranh với địch, bảo vệ cán bộ, bảo vệ quần chúng. Vũ khí chủ yếu là kìm, búa, dao găm và một ít súng ngắn. Tuy chưa có tổ chức quy mô theo hệ thống quân sự và có người chuyên trách, nhưng tổ chức Xích vệ đã phát huy tác dụng trong các cuộc đấu tranh của công nhân và các tầng lớp nhân dân Hải Phòng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2016, 05:37:33 am »

   
Năm 1932

        17 tháng 4

        Hơn 1.400 nông dân các xã thuộc huyện Hóc Môn (Gia Định) có các đội tự vệ hỗ trợ đấu tranh chống ách áp bức bóc lột hà khắc của bọn đế quốc và phong kiến tay sai. Thực dân Pháp huy động binh lính đến đàn áp, bắn chết và làm bị thương hàng chục người, bắt đi 40 người.

        Tháng 6

        Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra chương trình hành động cách mạng, trong đó xác định: Đánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp và phong kiến tay sai, thiết lập chính phủ cách mạng công nông theo hình thức Xô viết và tổ chức quân đội cách mạng công nông. Trước mắt phải vũ trang và huấn luyện quân sự cho quần chúng cách mạng, tổ chức các đoàn thể cách mạng của quần chúng, "Sắp đặt hàng ngũ cho chỉnh tề, lo dự bị vũ trang bạo động, kỳ đánh đổ được quân áp bức".

        14 tháng 12

        Công nhân các đồn điền ở Thủ Dầu Một, có tự vệ hỗ trợ đấu tranh chống giới chủ. Thực dân Pháp điều động quân từ thị xã đến, cùng binh lính đồn Dầu Tiếng đàn áp, làm 3 công nhân bị chết, 7 người bị thương. Cuộc thảm sát này đã gây sự phẫn nộ trong nước và bên chính quốc.
       

       
Năm 1933

        2 tháng 5

        120 chiến sĩ cách mạng bị thực dân Pháp bắt và xét xử ở toà án đại hình Sài Gòn đã biến tòa án của chúng thành diễn đàn đấu tranh kiên quyết tiêu diệt đế quốc Pháp. Bọn quan toà ra lệnh cho binh lính dùng dùi cui, xông vào đánh đập vẫn không ngăn được tinh thần đấu tranh của các chiến sĩ cộng sản. Sau hơn một tuần xét xử, chúng tuyên án tử hình 8 người, 19 án chung thân và những người còn lại với tổng số là 970 năm tù. Vụ án này gây nên sự phẫn nộ cho đồng bào trong nước và làm xôn xao dư luận ở nước Pháp.

       
Năm 1934

        6-12 tháng 4

        Hạm đội Mỹ gồm 8 chiến hạm, trong đó có 6 tàu ngầm với gần 800 sĩ quan và thuỷ thủ, từ căn cứ của hải quân Mỹ ở Ma-ni-la (Philippin) cập bến cảng Sài Gòn, thăm Việt Nam.

        14-26 tháng 6

        Ban lãnh đạo của Đảng ở nước ngoài và đại biểu các Đảng bộ trong nước họp ra nghị quyết: Các đảng bộ phải chú ý đến công tác trong quân đội, vận động binh lính và chống chiến tranh để thúc đẩy sự nghiệp cách mạng của dân tộc phát triển, thoát khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến tay sai.

        Cuối nãm 1934

        Đồng bào dân tộc các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn đấu tranh chống ách thống trì hà khắc của thực dân Pháp và phong kiến tay sai. Thực dân Pháp lo sợ, ra lệnh giới nghiêm và huy động binh lính đàn áp những người đấu tranh, bắt giam khoảng 200 người. Trước tình hình đó, Trung ương Đảng kêu gọi nhân dân cả nước đấu tranh đòi Pháp phải thả 200 người bị bắt.

       
Năm 1935

        27-31 tháng 3

        Đại hội đại biểu lân thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Ma Cao (Trung Quốc). Đại hội thông qua các nghị quyết về đường lối cách mạng, các mặt công tác chuẩn bị bước sang thời kỳ đấu tranh mới, trong đó có nghị quyết về Đội tự vệ.

        Nghị quyết về việc tổ chức Đội tự vệ nêu rõ mục đích: "a- Ủng hộ quần chúng hàng ngày; b- Ủng hộ quần chúng trong các cuộc tranh đấu; c- Ủng hộ các cơ quan cách mạng và chiến sĩ cách mạng của công nông; d- Quân sự huấn luyện cho lao động cách mạng. Chống quân thù giai cấp tấn công và làm cho vận động cách mạng phát triển thắng lợi"... Công nông tự vệ đội phân biệt với Du kích đội, nó củng không phải là Hồng quân; Hồng quấn. Du kích đội không phải bao giờ muốn tổ chức thì tổ chức được ngay, còn Đội Tự vệ hễ có cách mạng vận động dù yếu mấy cũng có thể và cần phải tổ chức ngay; Tự vệ đội càng mạnh, thì tức là có điều kiện thuận tiện để sau này tổ chức du kích chiến tranh, võ trang bạo động...’’.

        Nghị quyết còn xác định bản chất chính trị của Đội tự vệ, nguyên tắc xây dựng, tổ chức biên chế trang bị, cách huấn luyện... Đây là những quan điểm đầu tiên, nhưng rất cơ bản của Đảng ta về xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, có ý nghĩa quan trọng đối với việc hình thành tư tưởng quân sự của Đảng, tạo điều kiện để hoàn chỉnh và phát triển tiếp những năm sau này.

        23 tháng 5

        Nơ Trang Lơng - thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa chống Pháp của đồng bào Tây Nguyên hy sinh. Nơ Trang Lơng (có tài liệu ghi là M’Trang Lơng, Ama Trang Lơng hoặc Pu Trang Lơng) sinh năm 1870, dân tộc Mơ Nông, gốc bộ lạc Biệt, quê buôn Pu Pan (bắc cao nguyên Mơ Nông, Đẩc Lác). Năm 1909 Nơ Trang Lơng cùng các tù trưởng và già làng các dân tộc quyết định xây dựng căn cứ chống Pháp tại thung lũng Bu Siết. Năm 1912, ông kêu gọi đồng bào thuộc bộ lạc Mơ Nông ở ngã ba biên giới đứng lên khởi nghĩa. Sau đó, phong trào lan ra vùng tây nam Đắc Lắc, bắc Biên Hoà, Thù Dầu Một, thượng du tỉnh Karachiê (Campuchia), thu hút khoảng 5.000 người tham gia. Nghĩa quân đã đánh các trận nổi tiếng: Bru No (2-8-1914), Bu Mê Ra (4-8-1914)... gây cho Pháp nhiều khó khăn tổn thất, buộc chúng phải rút khỏi cao nguyên Mơ Nông. Trong những năm 1930 - 1935, toàn quyền Đông Dương Pát-xkiê và Bi-lốt tổng chi huy quân Pháp ờ Đông Dương phải trực tiếp chi đạo binh linh với lực lượng lớn, có pháo binh và máy bay yểm trợ mở cuộc càn quét đàn áp nghĩa quân. Dựa vào vùng rừng núi, nghĩa quân chiến đấu anh dũng, bẻ gãy nhiều cuộc càn quét của địch. Trong trận chiến đấu ác liệt ngày 23 tháng 5 năm 1935, Nơ Trang Lơng bị thương, bị địch bắt và hy sinh. Cuộc khởi nghĩa của đồng bào Tây Nguyên chống lại ách thống trị của Pháp đã chấm dứt sau 13 năm (1912 - 1935) đấu tranh cực kỳ anh dũng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2016, 05:44:06 am »

        
Năm 1936

        27 tháng 5

        Đảng bộ nhà tù Côn Đảo phát động đợt đấu tranh quy mô trên toàn đảo và thành lập các đội tự vệ. Cuộc đấu tranh tập hợp được hơn một nghìn tù nhân, có đội tự vệ tham gia hỗ trợ. Sau ba ngày đấu tranh, bọn thực dân phải thả 200 chiến sĩ cách mạng trở về đất liền.

        12 tháng 11

        Thực hiện chương trình của Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp, Bộ trưởng thuộc địa Mau-tê ra lệnh chuyển một đơn vị lê dương gồm 290 lính, 15 sĩ quan và 13 viên đội rời Bắc Kỳ vào Sài Gòn bằng tàu Sơn Tây và ngày 15 tháng 11 trở về Pháp. Đây là chuyến tàu đầu tiên rút lực lượng quân viễn chinh mang tính chất tượng trưng từ Việt Nam về Pháp.

        13 tháng 11

        Hơn một vạn công nhân mỏ Cẩm Phả (Quảng Ninh), có đội tự vệ hỗ trợ bãi công lớn. Thực dân Pháp phải điều 40 xe vận tải chờ lính lê dương, lính khố xanh đến đàn áp. Trước cuộc đấu tranh kiên quyết, mạnh mẽ của công nhân, bọn cầm quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách không đàn áp công nhân.

        Cùng thời gian này, hơn hai vạn công nhân mỏ Hòn Gai được đội tự vệ hỗ trợ tổng bãi công. Bọn chủ mỏ phải đưa binh lính đến đàn áp vẫn không ngăn nổi cuộc đấu tranh của công nhân. Thực dân Pháp tiếp tục đưa quân đến đàn áp, đánh bị thương 7 người, bắt đi 11 người. Ngày 27 tháng 11, Pháp tập trung một lực lượng lớn binh lính tập trận hòng uy hiếp tinh thần công nhân; đồng thời chủ mỏ cũng huy động 2 tàu thuỷ sẵn sàng chở công nhân và gia đình họ ra khỏi vùng mỏ nếu tiếp tục đấu tranh. Trước khí thế đấu tranh mạnh mẽ của công nhân, bọn câm quyền thực dân phải thả những người bị bắt và cứu chữa những người bị thương.

        
Năm 1937


        13-14 tháng 3

        Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra nhiệm vụ của cách mạng trong thời kỳ mới. Đối với binh lính địch. Trung ương Đảng chủ trương: "Từ Trung ương cho tới các tỉnh và các cấp bộ ở những địa phương có lính đóng, cần lập ra ủy ban đặc biệt vận động binh lính... Chúng ta cần tổ chức ra những hội ái hữu của binh lính hậu bị" cho phù hợp với cuộc đấu tranh mới và tổ chức những chi bộ Đảng trong quân đội.

        Tháng 9

        Ban Thường vụ Trung ương Đảng soạn thảo tài liệu tuyên truyền để nhân dân và binh 1ính Việt Nam trong quân đội Pháp hiểu nạn phát xít và chiến tranh, từ đó phát động cuộc đấu tranh phản đối chiến tranh do đế quốc và phát xít gây ra.

        
Năm 1938


        29-30 tháng 3

        Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Tân Thới Nhất (Hóc Môn, Gia Định). Hội nghị ra nghị quyết về phòng thủ Đông Dương và chống bắt lính, nêu rõ: Phải phát động quần chúng nâng cao cảnh giác với âm mưu xâm lược của phát xít Nhật, chống bọn thực dân thoả hiệp với Nhật đàn áp cách mạng; đòi bọn cầm quyền Pháp phải vũ trang cho nhân dân, phải giác ngộ, giáo dục binh lính và những thanh niên sắp bị Pháp bắt đi lính hiểu rõ nhiệm vụ của họ đối với dân, với nước.

        Tháng 3

        Thực hiện chủ trương của Đảng về giúp nhân dân Trung Quốc kháng chiến chống phát xít Nhật xâm lược, nhân dân ta ở nhiều nơi đã sôi nổi ủng hộ dưới hình thức. Một bộ phận hoạt động công khai của Đảng vận động chi nhánh Đảng xã hội Pháp ở Bắc Kỳ cùng với các đoàn thể quần chúng tổ chức chợ phiên ở Hà Nội và một số nơi khác để lấy tiền mua thuốc men gửi sang giúp nhân dân Trung Quốc chống phát xít Nhật (từ tháng 3-1938 đến tháng 2-1939 quyên góp được 579 đồng). Ở Nam Bộ, các đồng chí ở toà báo Dân chúng đặt ở chợ Bến Thành (Sài Gòn) một tủ sất với dòng chữ: "Ủng hộ du kích và cuộc kháng chiến Trung Hoa". Nhân dân Thanh Hoá quyên góp được 100 đồng gửi các chiến sĩ du kích Trung Quốc kèm theo một số bức thư có 2.330 chữ ký thể hiện tình đoàn kết chiến đấu giữa hai dân tộc Việt Nam và Trung Quốc.

        13 tháng 12

        Thực dân Pháp mở phiên toà xét xử 14 người, trong đó có hai thủ lĩnh Kơ Voai và Kơ Nhoi của phong trào "Mộ cộ" ở Di Linh (Đồng Nai Thượng). Đây là một phong trào chống Pháp của đồng bào Kơ Ho bát đầu từ làng Doay Đor (Di Linh), sau đó lan rộng ra 3 huyện, thu hút hơn 1.000 người tham gia, kéo dài 10 tháng. Phong trào hình thành một hệ thống các tổ chức bí mật xuống tận làng xã. Các thành viên đóng tiền, sắm sửa vũ khí, gây cho chúng một số thiệt hại. Đến tháng 5 năm 1938 các lãnh tụ bị bắt, phong trào "Mộ cộ" tan rã.

        Cuối năm 1938

        Toàn bộ quân đội Pháp ở Đông Dương được biên chế thành từng trung đoàn lẻ (chưa biên chế cấp sư đoàn), gồm 11 trung đoàn và 2 tiểu đoàn bộ binh, trong đó có 2 trung đoàn lính lê dương, 3 trung đoàn lính Pháp, còn lại là lính bản xứ. Về không quân, Pháp có gần 30 máy bay các loại, trong đó có 7 máy bay ném bom và 15 máy bay khu trục (nay là máy bay tiêm kích), hầu hết đả cũ, tốc độ chậm.

        Lực lượng hải quân viễn Đông của Pháp có 2 tàu tuần dương loại nhẹ, trong đó có 1 tàu chuyển thành hạm chỉ huy sáu pháo hạm, 4 thông báo hạm và 2 tàu ngầm kiểm soát vùng biển từ Vũng Tàu, Cam Ranh, Đồ Sơn (Việt Nam) đến Thượng Hải và Hán Khẩu (Trung Quốc).
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Ba, 2016, 08:33:36 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2016, 06:53:21 pm »


       
Năm 1939

        Tháng 2

        Thành lập "Việt Nam phục quốc Đồng Minh hội" do Cường Đế làm hội trưởng. Mục đích của tổ chức này dưới danh nghĩa chống Pháp "khôi phục độc lập", nhưng phục vụ cho âm mưu của phát xít Nhật chuẩn bị mở chiến tranh xâm lược Đông Dương. Đấy thực chất là một tổ chức tay sai thân Nhật, gồm 162 binh sĩ người Việt Nam do Nhật Bản nuôi dưỡng, trang bị vũ khí và huấn luyện quân sự tại Quảng Châu (Trung Quốc).

        Tháng 3

        Phát xít Nhật tiến hành xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa (Thừa Thiên). Đây là phần lãnh thổ đầu tiên của Việt Nam bị phát xít Nhật chiếm đóng.

        Tháng 6

        Thành ủy Hải Phòng tổ chức cuộc mít tinh lớn, thu hút đông đảo các tầng lớp công nhân và nhân dân tham dự. Cuộc mít tinh chuyển thành cuộc tuần hành biểu dương lực lượng. Thực dân Pháp huy động binh lính và cảnh sát đến đàn áp. Các chiến sĩ xích vệ xung kích đi đầu bảo vệ cuộc tuần hành của quần chúng. Địch bắt gần 100 người, trong đó có đồng chí Tô Hiệu. Lợi dụng lúc địch sơ hở, các chiến sĩ Xích vệ tổ chức giải thoát cho đồng chí Tô Hiệu và một sô đồng chí khác. Được các đội xích vệ bảo vệ tích cực, Thành ủy lãnh đạo quần chúng tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ, buộc địch phải thả hết những người bị bắt.

        15 tháng 6

        Trung tướng Mác-tanh, Tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương tổ chức một cuộc tập trận hải quân lớn ở vùng biển Việt Nam nhằm biểu dương sức mạnh quân sự để ngăn cản phát xít Nhật âm mưu xâm chiếm Đông Dương.

        27 tháng 6

        Toàn quyền Đông Dương Brê-vi-ê ra nghị định thành lập Trường Thiếu sinh quân Đà Lạt, thu nhận học sinh từ 12 - 13 tuổi. Tháng 8, Trường khai giảng khoá đầu tiên gồm 49 học sinh, tiếp đó là khoá 2: 85 học sinh (năm 1940), khoá 3: 190 học sinh (năm 1941)...

        Tháng 7

        Nhiều làng xã ở tỉnh Hưng Yên tổ chức đội tự vệ luyện tập quân sự để làm nòng cốt cho các cuộc đấu tranh với địch. Tại thôn Ngải Dương, tổ chức hội nông dân, tổ chức "tự vệ đội" có 30 hội viên làm nhiệm vụ canh gác thôn xóm, bảo vệ các cuộc hội họp đấu tranh, bảo vệ cán bộ cấp trên về công tác tại địa phương.

        20 tháng 8

        Chính phủ Pháp cử tướng Gioóc-giơ Ca-tơ-ru làm toàn quyền Đông Dương thay Brê-vi-ê. Đây là lần đầu tiên, kể từ năm 1880, chức toàn quyền lại được trao cho một võ quan nhằm đối phó với nguy cơ của chiến tranh đang lan rộng ở châu Á và Thái Bình Dương, chủ yếu là đối phó với sự bành trướng của phát xít Nhật vào Đông Dương.

        26 tháng 8

        Một tốp máy bay của Nhật bay dọc biên giới Việt - Trung, đã bất ngờ ném 2 quả bom xuống khu vực Thất Khê Lạng Sơn), làm 65 người chết, 57 người bị thương. Đây là bước mở đầu cho những hoạt động quân sự trên đất liền, nhằm dọn đường cho việc đẩy mạnh các hoạt động quân sự dể xâm chiếm Việt Nam sắp tới của phát xít Nhật.

        Đầu tháng 9

        Toàn quyền Đông Dương, Ca-tơ-ru ra lệnh tổng động viên "lấy thanh niên Việt Nam vào lính đưa sang Pháp" nhằm "cung cấp cho mẫu quốc tiềm lực tối đa về quân đội". Đến cuối năm 1939 có 80.000 lính Việt Nam bị đưa sang Pháp tham gia chiến tranh thế giới lần thứ hai.

        6 - 8 tháng 11

        Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương xác định mục tiêu chiến lược trước mắt của cách mạng: "Không có con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả các ách ngoại xâm, vô luận da trắng hay da vàng đế tranh lấy giải phóng dân tộc" quyết định chuyển sang hình thức đấu tranh mới cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ hiện tại. Hội nghị chủ trương phát triển đội tự vệ làm nòng cốt cho cuộc đấu tranh cách mạng.

        Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đánh dấu bước chuyển hướng đúng đán về chi đạo chiến lược và sách lược của Đảng, kiên quyết giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, mở đầu thời kỳ đấu tranh mới của cách mạng Việt Nam.

        Tháng 11

        Liên tỉnh ủy Tân An - Mỹ Tho quyết định thành lập xưởng chế tạo súng và mìn ở Mớp Xanh (xã Bình Thạnh, huyện Thủ Thừa), do đảng viên Huỳnh Văn Xá phụ trách. Sau một thời gian, xưởng đă chế tạo được 8 khẩu súng "Vòi Siêu" và 300 quả mìn. Súng "Vòi Siêu" - là loại súng không có kim hoả, khi bán phải châm lửa. Súng có bộ phận giữ dây cháy chậm giống như cái vòi của siêu đun nước.

        Mìn (còn gọi là bom), mỗi quả nặng 3kg, vỏ ngoài bâng xi măng chống ẩm, vỏ trong bằng sắt tây, lớp giữa là thuốc nổ, bên trong là những mảnh thuỷ tinh, mảnh sành. Do kỹ thuật chế tạo thô sơ, khi ném phải có thời gian đốt dây cháy chậm, nên hiệu quả trong chiến đấu còn hạn chế. Tuy vậy, súng "Vòi Siêu" và mìn do xưởng Mớp Xanh chế tạo cũng có sức uy hiếp địch vì tiếng nổ khá to và gây cho chúng một số thiệt hại.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2016, 08:39:39 pm »

        
Năm 1940

        Đầu nãm 1940

        * Tỉnh ủy Cao Bằng chỉ đạo xây dựng căn cứ cách mạng ở vùng Lục Khu - Pắc Bó (châu Hà Quảng) gồm 6 xả sát vùng biên giới Việt - Trung. Đội vũ trang tuyên truyền đầu tiên của châu Hà Quảng gồm 3 đồng chí (sau bổ sung thêm một số cán bộ) được thành lập là lực lượng nòng cốt xây dưng cơ sở cách mạng ở khu căn cứ. Bằng hình thức tuyên truyền vận động đồng bào tham gia "Hội phòng phỉ", "Hội đánh tây", bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, đội vũ trang tuyên truyền châu Hà Quảng được nhân dân ủng hộ đã đánh đuổi bọn phỉ sang bên kia biên giới, xây dựng được cơ sở vững chắc ở Lục Khu. Đây là đất đứng chân của châu ủy Hà Quảng và Tỉnh ủy Cao Bằng, là địa bàn thuận lợi và an toàn sau này để lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc trở về nước đóng cơ quan chỉ đạo phong trào cách mạng cả nước.

        * Đảng bộ Hà Đông chú trọng xây dựng lực lượng chính trị và từng bước xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng. Một số đội tự vệ được tổ chức làm nhiệm vụ bảo vệ cơ quan, cán bộ của Trung ương Đảng và Xứ ủy Bắc Kỳ. Đội viên của các dội tự vệ được tuyển chọn trong các đoàn thể phản đế bao gồm những thanh niên khoẻ mạnh, nhanh nhẹn và đã được rèn luyện, thử thách trong đấu tranh cách mạng.

        1 tháng 2

        Một tốp máy bay Nhật Bản bất ngờ ném bom vào đoàn xe lửa chạy tuyến Hải Phòng - Côn Minh (đoạn gần ga Lào Cai), làm chết và bị thương gần 100 hành khách, trong đó có 5 người Pháp.

        Tháng 3

         Ban Thường vụ Xứ ủy Nam Kỳ, do đồng chí Võ Văn Tần - Ủy viên Trung ương Đảng làm Bí thư đã soạn thảo "Đề cương chuẩn bị bạo động". Bản đề cương vạch rõ: Cần phải hướng tất cả các cuộc đấu tranh lẻ tẻ vào phong trào đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, chống đế quốc Pháp và tay sai; đồng thời chuẩn bị những điều kiện để khởi nghĩa vũ trang làm cách mạng giải phóng dân tộc khi có thời cơ.

        19 tháng 6

        * Phát xít Nhật gây sức ép, buộc chính quyền thực dân Pháp phải chấp nhận: Đóng cửa biên giới Việt - Trung, chấm dứt mọi sự vận chuyển xăng dầu, quân trang, quân dụng và xe vận tải cho Trung Quốc bằng đường bộ củng như đường sắt qua biên giới; đồng thời chấp nhận cho Nhật cử một phái đoàn quân sự tới Bắc Kỳ kiểm soát việc thực hiện thoả hiệp này. Sự nhượng bộ hèn nhát của Pháp đã tạo điều kiện cho Nhật tiếp tục gây sức ép, đẩy mạnh can thiệp vào Đông Dương.

        * Một máy bay của Nhật chở phái đoàn quân sự gồm 7 sĩ quan, do tướng Chư-si-ha-si, Cục trưởng cục quân báo quân đội Nhật dẫn đầu hạ cánh xuống sân bay Gia Lâm.

        25 tháng 6

        Chính phủ Pháp cử đô đốc Đờ-cu, nguyên Tư lệnh lực lượng hải quân Pháp ở Viễn Đông sang làm toàn quyền Đông Dương thay Ca-tơ-ru và cử chuẩn đô đốc Tê-rô làm tư lệnh lực lượng hải quân Pháp ở Viễn Đông.

        1 tháng 7

        Phát xít Nhật ngang nhiên cho 2 chiếc tàu vào thả neo tại cảng Hải Phòng và đổ bộ quân lính lên đất liền, chuẩn bị cho bước phiêu lưu quân sự mới.

        2 tháng 7

        Các lực lượng kiểm soát củá quân đội Nhật, do tướng Chư-si-ha-si chỉ huy, bât đầu triền khai giám sát việc đình chỉ vận chuyển của Pháp từ Việt Nam qua biên giới Việt - Trung tại các cửa khẩu thuộc Móng Cái, Lạng Sơn, Cao Bằng. Hà Giang và Hải Phòng sang Trung Quốc. Đây là lực lương quân sự đầu tiên của Nhật đặt chân tới vùng biên giới Việt - Trung, tạo tiền đề cho sự can thiệp quân sự và chiếm đóng Việt Nam của quân đội Nhật sau này.

        5 tháng 7

        Thực dân Pháp chuyển tỉnh Lạng Sơn thành một đạo quan binh. Trước đó, Lạng Sơn thuộc đạo quan binh thứ hai (20-8-1891), gồm cả Cao Bằng, một phần Thái Nguyên và Tuyên Quang. Sau đó, lại trở thành đạo lỵ của đạo quan binh thứ nhất (5-8-1896), gồm Lạng Sơn, Móng Cái và Yên Thế. Đến năm 1905, Lạng Sơn trở lại chế độ dân sự và ngày 5 tháng 7 năm 1940 trở thành đạo quan binh.

        18 tháng 7

        Thực dân Pháp chuyển tỉnh Lào Cai thành một đạo quan binh. Tỉnh Lào Cai thành lập ngày 24 tháng 5 năm 1886 trên cơ sở tách tỉnh Hưng Hoá củ thành hai tỉnh Lào Cai và Sơn La, do một phó công sứ quân sự cai quản. Từ năm 1890, Lào Cai chuyển sang chế độ dân sự. Năm 1891 Lào Cai thuộc địa bàn đạo quan binh thứ ba, năm 1896 thành đạo ly đạo quan binh thứ tư và năm 1940 thành một đạo quan binh.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM