Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:05:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Việt Nam thế kỷ XX - Những sự kiện quân sự  (Đọc 57285 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #160 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2016, 11:30:47 am »


Năm 1978

        2 tháng 1

        Hội đồng Hòa bình thế giới ra tuyên bố vấn đề biên giới Việt Nam - Campuchia, ủng hộ đề nghị của Chính phủ Việt Nam về một cuộc thương lượng trên nguyên tắc hòa bình, tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

        12 tháng 1

        Bộ Tổng tham mưu ra chỉ thị "Về chủ trương của ta đối với vấn đề biên giới Campuchia". Chỉ thị quy định các đơn vị tham gia chiến đấu trên chiến trường biên giới tây nam phải luân phiên tác chiến; đồng thời tập trung củng cố xây dựng lực lượng, huấn luyện nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo đảm yêu cầu sẵn sàng chiến đấu? trước mắt và lâu dài.

        13 tháng 1

        Pôn Pốt (tổng bí thư, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Campuchia dân chủ) ra chỉ thị về đường lối tiến hành chiến tranh toàn diện chống Việt Nam.

        Tháng 1 - tháng 3

        Một số đơn vị của Quân đoàn 3, Quân đoàn 4, Quân khu 7, Quân khu 9 và lực lượng vũ trang các tỉnh An Giang, Tây Ninh, Đồng Tháp mở đợt hoạt động đánh đuổi quân Pôn Pốt xâm lấn trái phép, loại khỏi vòng chiến đấu 3 sư đoàn, 4 trung đoàn địch, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc ở biên giới phía Tây Nam.

        5 tháng 2

        Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố lập trường 3 điểm giải quyết vấn đề biên giới Việt Nam - Campuchia:

        1- Chấm dứt ngay mọi hoạt động thù địch ở vùng biên giới, lực lượng vũ trang mỗi bên đóng sâu trong lãnh thổ của mình cách biên giới 5km.

        2- Hai bên gặp nhau ngay để bàn bạc và ký hiệp ước hữu nghị, không xâm lược nhau và ký hiệp ước về biên giới.

        3- Thảo luận về một hình thức giám sát quốc tế.

        27-2 đến 1-3

        Bộ Tổng tham mưu tổ chức hội nghị sơ kết nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam lần thứ 2. Hội nghị đánh giá: "Các đơn vị đã có tiến bộ và trưởng thành trên nhiều mặt trong xây dựng và chiến đấu, cả bộ đội chủ lực của Bộ, quân khu và dân quân du kích địa phương... Nhưng trong xây dựng và tác chiến, ta còn bộc lộ một số mặt hạn chế...".

        Phân tích âm mưu, thủ đoạn của quân Pôn Pốt, khả năng tác chiến của bộ đội ta, Bộ Tổng tham mưu chủ trương: "Các đơn vị, địa phương phải chủ động đánh địch ngay khi địch mới bước chân sang đất ta", kiên quyết bảo vệ vững chắc vùng biên giới Tây Nam của Tổ quốc.

        7 tháng 3

        Quân ủy Trung ương quyết định (số 19/QUTW) thành lập tổ nghiên cứu đường lối quân sự, nhiệm vụ quân sự của Đảng trong giai đoạn mới, gồm các đồng chí Đỗ Trình (tổ trưởng) Hoàng Minh Thảo, Lê Hai, Nguyễn Xuân Hoàng, Võ Quang Hồ.

        5 tháng 5

        Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định (số 1426/NQ-NS-Tự) kiện toàn Bộ tư lệnh Quân khu 7. Tư lệnh kiêm Chính ủy: Trung tướng Lê Đức Anh, Phó chính uỷ: Thiếu tướng Dương Cự Tẩm; Phó tư .lệnh: Thiếu tướng Đồng Văn Cống, Thiếu tướng Nguyễn Văn Bứa, Đại tá Lương Văn Nho, Đại tá Nguyễn Thới Bưng.

        12 tháng 5

        Lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nước Campưchia được thành lập, do đồng chí Hun Xen làm Chỉ huy trưởng cùng sát cánh chiến đấu bên cạnh bộ đội Việt Nam chống quân Pôn Pốt. Đây là đơn vị tiền thân đầu tiên của quân đội cách mạng Campuchia, đánh dấu sự phát triển mới cùa lực lượng cách mạng Campuchia.

        6 tháng 6

        Bộ ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gửi công hàm cho Bộ ngoại giao nước Campuchia dân chủ đề nghị hai bên cùng ngừng mọi hoạt động quân sự ở vùng biên giới và giải quyết các vấn đề trong quan hệ hai nước bằng đàm phán.

        20 tháng 6

        Thường trực Quân ủy Trung ương ra nghị quyết (số 228/QUTW) về nhiệm vụ công tác nhà trường trong tình hình mới: "Xây dựng một hệ thống nhà trường hoàn chỉnh, đồng bộ, đáp ứng một cách chủ động về số lượng và chất lượng cán bộ, bảo đảm xây dựng thành công quân đội nhân dân chính quy, hiện đại, hùng mạnh, giành thẳng lợi trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, đối phó có hiệu quả với các hành động xâm lấn trên các hướng khác và sẵn sàng đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn nếu xảy ra, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển sản xuất quốc phòng và xây dựng kinh tế".

        21 tháng 6

        Thành lập Quân khu 2 gồm các tỉnh Hà Tuyên (nay là Hà Giang, Tuyên Quang), Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai, Yên Bái), Lai Châu, Sơn La, Vĩnh Phú (nay là Phú Thọ, Vĩnh Phúc). Tư lệnh kiêm Chính ủy: Thiếu tướng Vũ Lập.

        Tháng 6

        Quân đoàn 3, Quân đoàn 4 phối hợp với quân dân các tinh Tây Ninh. Sông Bé (nay là Bình Dương, Bình Phước),

        An Giang, Gia Lai, Kon Tum đánh lui nhiều cuộc hành quân lấn chiếm biên giới của quân Pôn Pốt. Ta đánh thiệt hại nặng các sư đoàn 310, 174, 450, diệt và bắt hơn 3.000 tên địch, thu nhiều súng đạn và đồ dùng quân sự.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #161 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2016, 11:34:36 am »


        19 tháng 7

        Thường vụ Quân ủy Trung ương quyết định (số 69/QĐ-QUTW) tổ chức Tiền phương Bộ Quốc phòng. Nhiệm vụ: Chỉ huy thống nhất mọi hoạt động tác chiến của các quân khu, quân đoàn, quân binh chủng ở phía Nam thực hiện nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc ở biên giới Tây Nam.

        Chỉ huy trưởng: Trung tướng Lê Đức Anh; Phó chỉ huy trưởng: Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền, Thiếu tướng Hoàng Cầm.

        21 tháng 7

        Quân và dân Bến Cầu (Tây Ninh) đập tan 3 cánh quân của Pôn Pốt xâm chiếm biên giới; diệt 1 tiểu đoàn, 1 đại đội địch, thu 117 súng các loại.

        26 tháng 7

        * Quân và dân huyện Lộc Ninh (Bình Phước) tiến công các cụm quân của 5 tiểu đoàn (thuộc sư đoàn 117 quân Pôn Pốt) xâm lấn khu vực tây bắc Lộc Ninh. Ta tiêu diệt 2 tiểu đoàn, đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn địch, thu nhiều súng đạn.

        * Quân và dân huyện Bến Cầu (Tây Ninh) đánh lui các đợt tiến công của 2 trung đoàn Pôn Pốt (thuộc sư đoàn 703 và sư đoàn 1) vào tây nam Bến Cầu, loại khỏi chiến đấu 2 tiểu đoàn địch.

        27  tháng 7

        Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IV), ra nghị quyết về tình hình nhiệm vụ mới, xác định tình trạng vừa có hoà bình vừa có chiến tranh trên một bộ phận đất nước. Nghị quyết nêu rõ: "Khẩn trương xây dựng và rèn luyện bộ đội chủ lực tinh nhuệ và cơ động, tăng cường trang bị và năng lực chỉ huy cho bộ đội địa phương, chuẩn bị lực lượng dự bị hùng hậu, xây dựng lực lượng quân dân tự vệ rộng khắp có chất lượng chiến đấu và phục vụ chiến đấu cao. Ở những nơi chưa có chiến sự, quân đội phải sẵn sàng chiến đấu và tích cực làm tốt nhiệm vụ xây dựng kinh tế. Tổ chức lãnh đạo và chỉ huy thống nhất công tác quốc phòng và an ninh trên từng địa bàn huyện tỉnh và từng mặt trận...".

        11 tháng 9

        Bộ Quốc phòng ra quyết định (số 646/QĐ-QP) hợp nhất Học viện Quân sự cấp cao và Viện Khoa học Quân sự thành Học viện Quân sự cấp cao. Nhiệm vụ:

        1- Đào tạo bổ túc, tập huấn, hướng dẫn học tại chức, học hàm thụ cho cán bộ cao cấp toàn quân.

        2- Nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang, củng cố quốc phòng, xây dựng nền khoa học quân sự và nghệ thuật quân sự của Việt Nam trong giai đoạn mới.

        3- Biên soạn các tài liệu lý luận quân sự, lịch sử quân sự, điều lệnh, điều lệ chung của quân đội.

        4-  Giúp Quân ủy Trung ương tổng kết kinh nghiệm chiến tranh.

        5- Quản lý công tác khoa học quân sự toàn quân. Giám đốc: Trung tướng Hoàng Minh Thảo.

        19 tháng 9

        Bộ Chính trị ra nghị quyết về tổ chức Đảng và tổ chức công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam, nêu rõ: " Tăng cường sự lảnh đạo của Đảng đối với quân đội, xây dựng Đảng bộ quân đội vững mạnh. Các tổ chức Đảng trong quân đội phải thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc lãnh đạo tập thể, phát huy tinh thần trách nhiệm cá nhân...".

        3 tháng 11

        Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác. Cùng với những điều khoản về hợp tác phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, Hiệp ước còn đề. cập đến vấn đề an ninh quốc phòng, quy định: Hai bên sẽ trao đổi ý kiến với nhau về tất cả các vấn đề quan trọng có liên quan đến lợi ích của hai nước; trong trường hợp một trong hai bên bị tiến công hoặc bị đe doạ tiến công thì hai bên sẽ lập tức trao đổi với nhau nhằm loại trừ mối đe doạ đó và áp dụng những biện pháp thích đáng có hiệu lực đảm bảo hoà bình và an ninh của hai nước.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #162 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2016, 11:40:41 am »


        Tháng 11

        Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ thị mở cuộc vận động "Phát huy bản chất tốt đẹp, nâng cao sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang nhân dân". Thời gian thực hiện từ ngày 22 tháng 12 năm 1978 đến ngày 22 tháng 12 năm 1980. Mục đích: Không ngừng nâng cao chất lượng của lực lượng vú trang, phát huy bản chất truyền thống cách mạng của quân đội. Cuộc vận động thực hiện ba nội dung lớn: Rèn luyện, xây dựng nâng cao sức mạnh chiến đấu, phát huy truyền thống quân với dân một ý chí, nêu gương tốt của người quân nhân cách mạng trên mọi lĩnh vực, nêu cao tinh thần quốc tế vô sản.

        Đầu tháng 12

        Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5, xác định nhiệm vụ của quân và dân ta trong tình hình mới.

        - Tăng cường quốc phòng và an ninh bảo vệ Tổ quốc.

        - Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, coi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xả hội chủ nghĩa là nhiệm vụ cấp bách, sẵn sàng mọi mặt công tác chuẩn bị đối phó với cuộc chiến tranh quy mô lớn có thể xảy ra ở phía Bắc!

        2 tháng 12

        Thành lập Mặt trận đoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia. Mặt trận ra tuyên bố: "Đoàn kết toàn dân nổi dậy đánh đổ tập đoàn phản động gia đình trị Pôn Pốt - Iêng Xa Ri... Xoá bỏ chế độ tàn ác đẫm máu của chúng, thiết lập chế độ dân chủ nhân dân". Mặt trận kêu gọi nhân dân và Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế giúp đỡ mọi mặt cho cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Campuchia.

        6-7 tháng 12

        Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương thông qua quyết tâm tiêu diệt quân địch, hoàn thành cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên tuyến biên giới Tây Nam; đồng thời sẵn sàng các phương án hỗ trợ các lực lượng vũ trang yêu nước Campuchia nổi dậy đánh đổ tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xa Ri giành chính quyền về tay nhân dân.

        8 tháng 12

        Pôn Pốt sử dụng 3 trung đoàn bộ binh của 3 sư đoàn (703, 201 và 340) từ phía tây bắc đường liên tỉnh số 13 đánh chiếm khu Năm Căn, Hoà Hội và tiến sâu vào khu vực Bến Sỏi. Sư đoàn 341 (Quân đoàn 4) được lệnh chiến đấu ngăn chặn gây cho địch một số thiệt hại.

        11 tháng 12

        Bộ Tổng tham mưu xác định nội dung cơ bản của vấn đề xây dựng huyện thành pháo đài quân sự, bao gồm:

        1- Xây dựng kế hoạch tác chiến phòng thủ cơ bản.

        2- Xây dựng hệ thống làng, xã, xí nghiệp, công, nông lâm trường chiến đấu, cụm chiến đấu liên hoàn, hệ thống điểm tựa, cụm điểm tựa, hình thành thế trận chiến tranh nhân dân trên địa bàn huyện, thị.

        3- Quân sự hoá toàn dân, vũ trang toàn dân.

        4- Xây dựng lực lượng dự bị đáp ứng yêu cầu thời chiến.

        5-  Kết hợp kinh tế với quốc phòng.

        6- Kiện toàn tổ chức lãnh đạo và chỉ huy.

        17 tháng 12

        Tiền phương Bộ Quốc phòng thông qua quyết tâm chiến đấu và giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị chiến đấu trên tuyến biên giới Tây Nam. Bộ quyết định tăng cường Quân đoàn 2 (thiếu Sư đoàn 306) trên hướng tiến công của Quân khu 9 và huy động một lực lượng lớn phương tiện chiến đấu của các quân chủng, binh chủng ở phía nam vào cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trên toàn tuyến biên giới Tây Nam.

        23 tháng 12

        Quân đoàn 4 sử dụng Sư đoàn 341, Sư đoàn 2, một trung đoàn (Sư đoàn 7), hai trung đoàn (Quân khu 7) và một số đơn vị xe tăng, thiết giáp, pháo binh thực hành phản công bao vây tiêu diệt ba trung đoàn quân Pôn Pốt ở khu vực Bến Sỏi. Ngày 28 tháng 12 toàn bộ ba trung đoàn địch bị ta diệt và bắt. Khu vực tây bắc Bến Sòi bị địch lấn chiếm trái phép được giải phóng.

        30 tháng 12

        Quân dân trên toàn tuyến biên giới Tây Nam đẩy mạnh phản công và tiến công đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của tập đoàn phản động Pôn Pốt - Iêng Xa Ri, đuổi chúng về bên kia biên giới và chuẩn bị chuyền sang truy kích quân Pôn Pốt khi các lực lượng vũ trang yêu nước Campuchia yêu cầu nhàm giải phóng đất nước khỏi họa diệt chủng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #163 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2016, 11:45:33 am »


Năm 1979

        7 tháng 1

        Đáp lời kêu gọi của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia và yêu cầu của nhân dân Campuchia, quân tình nguyện Việt Nam đã cùng với lực lượng vũ trang của bạn tiến hành phản công và tiến công đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt - Iêng Xa Ri, giải phóng thủ đô Phnôm Pênh và phần lớn đất nước, mở đường cho nhân dân Campuchia hồi sinh, làm lại cuộc cách mạng, xây dựng lại đất nước, góp phần tạo cho Việt Nam ổn định để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

        6 tháng 1

        Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra chỉ thị "Tăng cường chiến đấu ở các tỉnh phía Bắc". Chỉ thị nêu rõ: 'Phải theo dõi nắm chắc tình hình... kịp thời phát hiện âm mưu và hành động tiến công phá hoại của chúng, quyết không đề bi bất ngờ, không mắc mưu khiêu khích... Gấp rút đẩy mạnh sẵn sàng chiến đấu ở các địa phương trên toàn tuyến biên giới, bảo đảm sẵn sàng đánh bại ngay từ đầu trong bất kỳ tình huống nào".

        8 tháng 1

        Quân ủy Trung ương ra chỉ thị sẵn sàng chiến đấu: "Tất cả các quân khu, quân chủng, binh chủng, đặc biệt là Quân khu 1, Quân khu 2 và các tỉnh biên giới phía Bắc; các quân chủng (Phòng không, Không quân, Hải quân) phải trong tư thế sẵn sàng chiến đấu cao nhất. Các sư đoàn, các đơn vị trực thuộc quân khu và quân chủng; các trung đoàn, tiểu đoàn và các đại đội bộ đội địa phương tinh và huyện phải bảo đảm từ một phần ba đến một phần hai quân số luôn tại trận địa, chiến hào. Các đơn vị pháo mặt đất, pháo phòng không phải bố trí sẵn sàng ở trận địa để nếu có địch là nổ súng được ngay".

        17-2 đến 16-3

        Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc. Ngày 17 tháng 2, Trung Quốc huy động hơn 60 vạn quân với hàng trăm xe tăng, xe bọc thép và hàng nghìn khẩu pháo, mở cuộc tiến công ồ ạt vào Việt Nam trên toàn tuyên biên giới phía Bắc, gồm các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bảng, Hà Tuyên (nay là Hà Giang, Tuyên Quang), Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai, Yên Bái) và Lai Châu, trong đó tập trung chủ yếu trên ba hướng: Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, mỗi nơi 2 quân đoàn và nhiều sư đoàn. Trên các hướng, phía Việt Nam chỉ sử dụng lực lượng vũ trang địa phương và một bộ phận bộ đội chủ lực, hoạt động tác chiến nhỏ lẻ.

        Trước sức tiến công mạnh mẽ của quân và dân ta, đồng thời bị dư luận tiến bộ trên thế giới kịch liệt lên án, ngày 6 tháng 3, phía Trung Quốc bắt đầu vừa đánh vừa rút quân và kết thúc rút quân về nước vào ngày 16 tháng 3.

        18 tháng 2

        Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Campuchia ký Hiệp ước hoà bình hữu nghị và hợp tác tại Phnôm Pênh (thủ đô của Campuchia) đánh dấu bước phát triển mới vô cùng quan trọng trong quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước, trong đó có lĩnh vực quân sự.

        20 tháng 2

        Bộ Chính trị quyết định thành lập Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Mặt trận Cao Bằng. Nhiệm vụ: Chỉ đạo, chỉ huy các lực lượng thuộc quyền chiến đấu trên các hướng Hà Quảng, Quảng Hòa, Trà Lĩnh, xây dựng trận địa phòng ngự ở Tài Hồ xìn. Lực lượng trực thuộc Bộ tư lệnh: 2 sư đoàn (346, 311), 2 trung đoàn (567, 852), các đơn vị vũ trang địa phương và đơn vị tăng cường chiến đấu trên mặt trận Cao Bâng. Tư lệnh: Đại tá Đàm Văn Nguy, Chính ủy: Dương Tường.

        2 tháng 3

        Bộ Chính trị ra quyết định (số 34/QĐ-TW) thành lập Quân đoàn 5 thuộc Quân khu 1. Biên chế: 5 sư đoàn bộ binh (3, 337, 338, 327, 347), Trung đoàn phòng không 272, Trung đoàn pháo binh 166, Trung đoàn xe tăng 407, Trung đoàn công binh 514, một số đơn vị binh chủng, bảo đảm và cơ quan. Tư lệnh: Thiếu tướng Hoàng Đan, Chính ủy: Đại tá Phí Triệu Hàm.

        4 tháng 3

        Ban Chấp hành Trung ương Đảng kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước phát huy khí thế cách mạng, tích cực chi viện nhiều nhất cho tiền tuyến, hăng hái luyện quân sự, nâng cao cảnh giác, quyết tâm chiến đấu giữ vững biên cương Tổ quốc.

        5 tháng 3

        * Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định tống động viên: Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng công bố lệnh tổng động viên trong cả nước để bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, quyết tâm đánh thắng hoàn toàn quấn xâm lược. Đáp lời kêu gọi của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và lệnh tổng động viên của Chủ tịch nước, hàng triệu thanh niên trên cả nước đã tình nguyện đăng ký gia nhập lực lượng vũ trang, ra mặt trận, lên tuyến trước xây dựng trận địa bảo vệ Tố quốc.

        * Bộ Chính trị quyết định (số 35/QĐ-TW) thành lập Quân khu Thủ đô, trên cơ sở Bộ tư lệnh Thủ đô. Tư lệnh kiêm Chính ủy: Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên.

        6-8 tháng 3

        Hội đồng Hòa bình thế giới tổ chức hội nghị quốc tế ở Hen-xin-ki (thủ đô Phần Lan) ủng hộ Việt Nam. Hơn 100 nước và tổ chức quốc tế dự hội nghị đã lên án cuộc chiến tranh xâm lược, nhiệt liệt ủng hộ cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam và đề ra chương trình hành động quốc tế đoàn kết, bảo vệ Việt Nam.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #164 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2016, 06:16:31 pm »


        9 tháng 3

        Bộ Quốc phòng quyết định (số 247/QĐ-QP) thành lập Bộ tư lệnh Mặt trận Quảng Ninh, trên cơ sở tổ chức Bộ chỉ huy quân sự thống nhất được tăng cường, do Bộ Quốc phòng trực tiếp chi huy. Nhiệm vụ: Tổ chức phòng thủ vững chắc, thực hiện các nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu; chỉ huy các lực lượng vũ trang gồm bộ đội chủ lực. bộ đội địa phương, công an nhân dân (kể cà công an vũ trang), dân quân tự vệ, lực lượng hải quân ở khu vực Quảng Ninh, tổ chức thực hiện quân sự hoá toàn dân và vũ trang toàn dân đánh giặc, bảo vệ Tổ quốc. Lực lượng trực thuộc Mặt. trận có 2 sư đoàn bộ binh (323, 328) và lực lượng vũ trang địa phương.

        20 tháng 4

        Bộ Chính trị ra quyết định (số 790/QĐ-TW) thành lập Đặc khu Quảng Ninh, trên cơ sở tách tỉnh Quảng Ninh khỏi Quân khu 1, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng. Lực lượng trực thuộc Đặc khu: 2 sư đoàn bộ binh (395, 242), Sư đoàn 360 dự bị động viên; các đơn vị binh chủng, bảo đảm; các trường quân chính, hậu cần, kỹ thuật. Tư lệnh: Thiếu tướng Nguỵễn Anh Đệ, Chính uy: Đại tá Nguyễn Trọng Yên.

        30 tháng 3

        Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Bộ chỉ huy Mặt trận 379 thuộc Bộ tư lệnh Binh đoàn 678.

        16 tháng 4

        * Bộ Chính trị quyết định (số 768/NG-NS-TW) thành lập Quân đoàn 6 thuộc Quân khu 2. Biên chế 3 sư đoàn bộ binh (345, 335, 316), cơ quan   Bộ tư lệnh và một số đơn   vị binh chủng, bảo đảm. Tư lệnh: Đại tá Nguyễn Năng, Chính úy Đại tá Nguyễn Công Trang.

        * Bộ Chính trị quyết định (số 769/NG-NS-TW) thành lập Quân đoàn 7 thuộc Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng. Biên chế: 3 sư đoàn bộ binh (341, 342, 343), cơ quan Bộ Tư lệnh và các đơn vị binh chủng. Tư lệnh: Thiếu tướng Nguyễn Thế Bôn, Chính ủy: Đại tá Nguyễn Trọng Dần.

        25 tháng 5

        Thường vụ Quân ủy Trung ương ra nghị quyết về tổ chức thực hiện chế độ thủ trưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Nghị quyết nêu rõ: "Chế độ thủ trưởng thực hiện trong toàn quân, từ đại đội trở lên... Ở mỗi cấp có các phó tư lệnh hay phó chỉ huy giúp thủ trưởng về các mặt công tác quân sự, chính trị, hậu cần, kỹ thuật... Phó quân sự có thể một hoặc hai người, trong đó có một phó kiêm tham mưu trưởng. Các phó tư lệnh hay phó chỉ huy không nhất thiết có quân hàm ngang nhau".

        16 tháng 7

        Bộ Chính trị quyết định (số 43/QĐ-TW) thành lập Quân đoàn 8 - Binh đoàn Pắc Bó thuộc Quân khư 1. Biên chế: 3 sư đoàn bộ binh (346, 311, 322), Trung đoàn pháo binh 188, Trung đoàn phòng không 814, trung đoàn công binh 522, cac cơ quan Bộ tư lệnh và đơn vị bảo đàm. Tư lệnh: Đại tá Đàm Văn Ngụy; Phó chính ủy: Đại tá Ngô Bằng Khê và Đại tá Nguyễn Như Thuyết.

        28 tháng 8

        Bộ Quốc phòng quyết định (số 705/QĐ-TM) thành lập Sư đoàn bộ binh cơ giới 308 trên cơ sở Sư đoàn bộ binh 308 (Quân đoàn 1). Đây là sư đoàn bộ binh cơ giới đầu tiên của quân đội ta. Sư đoàn trưởng: Phạm Duy Tân - Phó sư đoàn trưởng về chính trị: Lê Quang Phước.

        10 tháng 9

        Hội đồng Chính phủ quyết định thành lập 5 bộ chỉ huy quân sự thống nhất tỉnh, gồm: Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng thuộc Quân khu 1; Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai, Yên Bái), Hà Tuyên (nay là Hà Giang, Tuyên Quang), Lai Châu thuộc Quân khu 2. Cùng thời gian này, ban quân sự huyện, phường, xã ở các tỉnh biên giới được củng cố, bảo đảm chỉ huy các lực lượng bố trí trên một thế trận liên hoàn, sẵn sàng chiến đấu.

        10 tháng 10

        Bộ Chính trị ra nghị quyết (số 92/NQ-TW) chuyển giao nhiệm vụ và lực lượng Công an nhân dân vũ trang từ Bộ Nội vụ sang Bộ Quốc phòng. Thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị, ngày 11 tháng 12 năm 1979, Bộ Quốc phòng ra quyết định chuyển lực lượng Công an nhân dân vũ trang thành Bộ đội Biên phòng, một thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam gồm: cơ quan chỉ huy các cấp, đơn vị biên phòng cơ động (đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn, hải đội, hải đoàn độc lập...), đồn biên phòng, hệ thống nhà trường. Đây là lực lượng nòng cốt thực hiện công tác biên phòng của các lực lượng vũ trang nhân dân.

        5 tháng 11

        Đoàn tàu quân sự Hải quân Liên Xô do Phó đô đốc N.Ia-ia-xa-cốp, Phó tư lệnh thứ nhất Hạm đội Thái Bình Dương chỉ huy thăm Việt Nam, đến Hải Phòng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #165 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2016, 06:21:21 pm »


Năm 1980

        19 tháng 1

        Bộ Chính trị ra nghị quyết về những công tác lớn trong năm 1980, nhấn mạnh việc cảnh giác trước âm mưu của địch, kiểm tra và chỉ đạo chặt chẽ công tác củng cố quốc phòng, tuyển quân, xây dựng các đơn vị chủ lực cơ động đi đôi với phát triển và củng cố quân sự địa phương, tổ chức cho bộ đội tham gia xây dựng kinh tế, góp phần khác phục khó khăn chung của đất nước.

        23 tháng 1

        Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra sắc lệnh (số 15/LCT) thành lập Quân đoàn 68 thuộc Quân khu 3 và Quân đoàn 34 thuộc Quân khu Thủ đô.

        18 tháng 2

        Bộ Quốc phòng quyết định (số 769/QP) thành lập 2 lữ đoàn tên lửa đất đối đất (380 và 490) trực thuộc Binh chủng Pháo binh. Đây là hai lữ đoàn tên lửa đất đối đất đầu tiên của quân đội ta.

        22 tháng 3

        Bộ Quốc phòng ra chỉ lệnh sẵn sàng chiến đấu trong các lực lượng vũ trang, nêu rõ: "Các lực lượng vũ trang phải hết sức đề cao cảnh giác. Từng ngày, từng giờ, từng phút phải luôn luôn sẵn sàng chiến đấu, kịp thời đánh bại mọi âm mưu và hành động phá hoại của địch, hoàn thành nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang: bảo vệ Tổ quốc, tích cực tham gia xây dựng kinh tế và nghĩa vụ quốc tế".

        19 tháng 5

        Quân ủy Trung ương ra chỉ thị (số 04/CT-QU) về quán triệt đường lối quân sự của Đảng trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chỉ thị xác định: Nắm vững nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc đi đôi với nhiệm vụ xây dựng đất nước, kết hợp xây dựng đất nước với bảo vệ Tổ quốc, kinh tế với quốc phòng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, toàn diện và hiện đại, gắn liền việc phòng thủ đất nước với phòng thủ chung của ba nước Đông Dương; xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng trong sạch, có trình độ chính trị, hiện đại ngày càng cao, vừa sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, vừa lao động sản xuất, góp phần xây dựng kinh tế, có quân chủ lực và quân địa phương, có lực lượng thường trực và lực lượng hậu bị, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, làm chủ địa phương, làm chủ đất nước...".

        26 tháng 6   

        Bộ Chính trị ra nghị quyết (số 27/NQ-TW) về phương hướng nhiệm vụ củng cố quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang bảo vệ Tô quốc..., xác định kẻ thù mới của dân tộc Việt Nam và đề ra nhiệm chính trị quan trọng hàng đầu của lực lượng vũ trang là xây dựng thế trận phòng thu vững chắc, nâng cao sức mạnh tổng hợp của lực lượng vũ trang, xây dựng quân đội nhân dân có trình độ chính quy, hiện đại ngày càng cao, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

        11 tháng 7

        Bộ Quốc phòng ra quyết định (số 422/QĐ-QP) thành lập Binh đoàn 23 trồng cao su ở miền Đông Nam Bộ, trực thuộc Quân khu 7; quyết định số (423/QĐ-QP), thành lập Binh đoàn 318 làm dầu khí ở Vũng Tàu thuộc Bộ Quốc phòng. Hai binh đoàn có nhiệm vụ vừa làm kinh tế vừa xây dựng khu vực phòng thủ, sẵn sàng chiến đấu tại chỗ.

        23-31 tháng 7

        Chuyến bay vũ trụ Việt - Xô. Đội bay quốc tế điều khiển con tàu vủ trụ "Liên hiệp 37" gồm đại tá Gor-bat-cô hai lần Anh hùng Liên Xô và trung tá Phạm Tuân - Anh hùng lực lượng vủ trang nhân dân Việt Nam.

        Sau 8 ngày nghiên cứu khoa học trên quỹ đạo, đội bay đã trở về trái đất an toàn. Với thành tích xuất sắc này, đồng chí Phạm Tuân được Đảng và Nhà nước ta tặng danh hiệu Anh hùng lao động Việt Nam và Huân chương Hồ Chí Minh hạng nhất; Đảng, Nhà nước Liên Xô tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô, Huân chương Lênin và Huân chương Sao vàng.

        20 tháng 9

        Thành lập Binh đoàn 773 (quyết định số 571/QĐ-QP của Bộ Quốc phòng) trực thuộc Quân khu 5. Nhiệm vụ: Sản xuất, chế biến cà phê, trồng rừng, trồng cây lương thực và nuôi bắt thuỷ sản ở Tây Nguyên, đồng thời xây dựng khu vực phòng thủ và sẵn sàng chiến đấu.

        30 tháng 9

        Bộ Quốc phòng quyết định (số 580/QĐ-QP) thực hiện chế độ một người chỉ huy trong quân đội (từ ngày 1-10-1980).

        2 tháng 12

        Bộ Quốc phòng quyết định (số 699/QĐ-QP) tách Bộ tư lệnh 350 - Hải Phòng thành Bộ chỉ húy quân sự Hải Phòng và Sư đoàn 350.

        Bộ chỉ huy quân sự Hải Phòng làm nhiệm vụ của một cơ quan quân sự địa phương, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thành ủy Hải Phòng và Bộ Tư lệnh Quân khu 3. Sư đoàn 350 trực thuộc Quân khu 3; gồm 3 trung đoàn bộ binh, 1 trung đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh, các đại đội trinh sát, thông tin, cơ quan sư đoàn.

        18 tháng 12

        Quốc hội khoá VI họp kỳ thứ bảy, nhất trí thông qua Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (gồm: Lời nói đầu, 12 chương, 147 điều). Chương IV: "Bào vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa" gồm 3 điều (50, 51, 52) quy định trách nhiệm của toàn dân và toàn quân trong công cuộc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân chính quy, hiện đại, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

        Tháng 12

        Sư đoàn bộ binh cơ giới 308 tổ chức diễn tập cơ động tiến công quân địch mới chuyển vào phòng ngự trên địa hình rừng núi các tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn. Đây là cuộc diễn tập sư đoàn bộ binh cơ giới đầu tiên, quy mô lớn nhất (hơn 1.000 xe chiến đấu, xe đặc chủng, xe ô tô và nhiều quân binh chủng tham gia) do Bộ Quốc phòng trực tiếp chi đạo. Các đơn vị đã hoàn thành tốt nhiệm vụ diễn tập.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #166 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2016, 06:23:44 pm »


Năm 1981

        28 tháng 5

        Bộ Quốc phòng quyết định (số 172/QĐ-QP) thành lập Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, thuộc Bộ Quốc phòng, trên cơ sở các cơ quan nghiên cứu lịch sử quân sự và tổng kết chiến tranh, nòng cốt là Phân viện Lịch sử quân sự thuộc Học viện Quân sự cấp cao (nay là Học viện Quốc phòng). Viện trưởng: Thiếu tướng Nguyễn Xuân Hoàng.

        21 tháng 8

        Bộ Quốc phòng quyết định (số 294/QĐ-QP) thành lập Trung đoàn không quân 954 thuộc Quân chủng Hải quân. Biên chế gồm: Phi đội trực thăng độc lập chống ngầm, phi đội không quân độc lập chống ngầm, đại đội độc lập bảo đảm, trạm sửa chữa định kỳ, trung đội thông tin.

        23 tháng 8

        Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị (số 107/CT-TW) về "Tăng cường công tác giáo dục quốc phòng nhân dân, chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc", xác định: Giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ, tạo ra một lực lượng hậu bị hùng hậu vừa có khả năng sẵn sàng chiến đấu tại chỗ, vừa nhanh chóng bổ sung cho quân đội chính quy, rút ngắn thời gian huấn luyện của bộ đội chù lực, bồi dưỡng nhân viên kỹ thuật, tạo nguồn nhân viên kỹ thuật cho các ngành kỹ thuật quân sự.

        5-10 tháng 9

        Đoàn đại biểu quân sự cao cấp nước ta do Đại tướng Văn Tiến Dũng - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu sang thăm và dự cuộc tập trận của quân đội và hải quân Liên Xô.

        8 tháng 11

        Xây dựng Sư đoàn bộ binh 320 (Quân đoàn 3) thành sư đoàn bộ binh cơ giới. Biên chế: 3 trung đoàn bộ binh cơ giới (1 trung đoàn pháo mặt đất, 1 trung đoàn pháo phòng không, 1 trung đoàn xe bọc thép) và 8 tiểu đoàn (1 tiểu đoàn hoả tiễn, 1 tiểu đoàn pháo chống tăng, 1 tiểu đoàn công binh, 1 tiểu đoàn trinh sát xe tăng bọc thép, 1 tiểu đoàn thông tin, 1 tiểu đoàn xe tăng, 1 tiểu đoàn vận tải, 1 tiểu đoàn sửa chữa).

        Tháng 11

        Bộ Quốc phòng chỉ đạo diễn tập cơ quan tham mưu chiến lược (MB-81); diễn tập chỉ huy và cơ quan Bộ Tổng tham mưu, các tổng cục, quân khu, quân chủng, binh chủng trong chiến dịch phòng ngự; diễn tập chuyến trạng thái sẵn sàng chiến đấu và chuyển đất nước từ thời bình sang thời chiến. Đây là cuộc diễn tập quy mô lớn trên phạm vi rộng.

        15 tháng 12

        * Bộ Quốc phòng quyết định (số 412/QĐ-QP) thành lập Học viện Kỹ thuật quân sự trên cơ sở Trường Đại học Kỹ thuật quân sự trực thuộc Tổng cục Kỷ thuật.

        * Thành lập Trường Đại học Ngoại ngữ quân sự, trên cơ sở Trường Cao đẳng Ngoại ngữ quân đội trực thuộc Bộ Quốc phòng.

        16 tháng 12

        Bộ Quốc phòng quyết định (số 420/QĐ-QP) thành lập Học viện Quân y trên cơ sở Trường Đại học Quân y trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #167 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2016, 06:27:06 pm »


Năm 1982

        10 tháng 1

        Hội đồng Nhà nước công bố Luật Nghĩa vụ quân sự và Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, thay cho Luật nghĩa vụ quân sự năm 1960; các luật sửa đổi, bổ sung năm 1962, 1965 và luật về chế độ phục vụ của sĩ quan quân đội nhân dân năm 1958. Quốc hội khoá VII, kỳ họp thứ hai (ngày 30-12-1981) đã thông qua hai đạo luật này.

        - Luật Nghĩa vụ quân sự có 11 chương, 4 mục 37 điều, quy định việc phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ, việc chuẩn bị cho thanh niên phục vụ tại ngũ, việc nhập ngũ, xuất ngủ, việc phục vụ của quân nhân chuyên nghiệp, nghĩa vụ, quyền lợi của quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ và dự bị, việc xử lý các vi phạm...

        - Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam có 5 chương, 45 điều, quy định rõ quân hàm, chức vụ của sĩ quan, sĩ quan dự bị, nghĩa vụ và quyền lợi của sĩ quan...

        Luật Nghĩa vụ quân sự và Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được ban hành nhằm phát huy truyền thống yêu nước, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân làm tròn nghĩa vụ quân sự, góp phần xây dựng quân đội nhân dân chính quy, hiện đại, tăng cường quốc phòng, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

        15-19 tháng 1

        Đại hội đại biểu Đảng bộ toàn quân lần thứ III tại Hà Nội. Đại hội thảo luận, nhất trí với nội dung các văn kiện sẽ được trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, đóng góp ý kiến làm sáng tỏ thêm nhận định về tình hình đất nước, giải quyết những vấn đề kết hợp xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội trong tình hình mới. Đại hội bầu 93 đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V.

        30 tháng 1

        Thường vụ Quân ủy Trung ương ra nghị quyết (số 36/NQ-QU) về công tác Nhà trường 5 năm (1981 - 1985). Nghị quyết nêu rõ: Các nhà trường quân đội phải "Bảo đảm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thường trực và dự bị, đáp ứng cả về số lượng và chất lượng, góp phần quyết định vào sự nghiệp xây dựng quân đội nhân dân chính quy, hiện đại".

        16 tháng 2

        Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định (số 24/HĐ-BT) về hệ thống các học viện, trường đại học và cao đẳng quân sự: 6 học viện và 21 trường đại học, cao đẳng quân sự.

        Sáu học viện gồm: Học viện Quân sự cấp cao, Học viện Chính trị - quân sự, Học viện Lục quân, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Quân y, Học viện Hậu cần.

        21 trường đại học. cao đẳng quân sự, gồm: Trường Đai học Ngoại ngữ quân sự, các trường sĩ quan Lục quân 1, 2 3 Trường sĩ quan Chính trị - Quân sự, Trường sĩ quan Hậu cần, Trường sĩ quan Tài chính, Trường sĩ quan Kỹ thuật Trường sĩ quan Vũ khí đạn, Trường sĩ quan Bản đồ, Trường sĩ quan Phòng hoá, Trường sĩ quan Biên phòng. Trường sĩ quan Đặc công, Trường sĩ quan Pháo binh, Trường sĩ quan Pháo phòng không, Trường sĩ quan chỉ huy - kỹ thuật Không quân, Trường sĩ quan chi huy - kỹ thuật Hải quân, Trường sĩ quan chi huy - kỹ thuật Tên lửa - ra đa, Trường sĩ quan kỹ thuật Thông tin, Trường sĩ quan chi huy kỹ thuật Công binh, Trường sĩ quan chi huy - kỹ thuật Ô tô.

        27-31 tháng 3

        Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V Đảng Cộng sản Việt Nam. Đại hội ra nghị quyết, xác định rõ: "Xây dựng lực lượng vũ trang theo quan điếm chiến tranh nhân dân và quốc phòng toàn dân, có quân chủ lực và quân địa phương, có cơ cấu cân đối và đồng bộ giữa lực lượng thường trực và lực lượng dự bị, có số lượng cần thiết và chất lượng ngày càng cao, hết sức coi trọng xây dựng dân quân tự vệ mạnh, nhất là ở biên giới, xây dựng các thứ quân hình thành lực lượng cơ động và lực lượng tại chỗ gắn bó với nhau bảo đảm làm chủ vững chắc, tiến công mạnh mẽ. Không ngừng hoàn chinh thế phòng thủ đất nước, bảo đảm cho cả nước và từng địa phương luôn luôn chuẩn bị sẵn sàng có khả năng chủ động đối phó với mọi tình huống...".

        8 tháng 4

        Bộ Quốc phòng ra quyết định (số 445/QĐ-QP) thành lập Trung tâm Thông tin khoa học kỷ thuật quân sự thuộc Bộ Tổng tham mưu. trên cơ sở hợp nhất Phân viện Thông tin khoa học quân sự (Học viện Quân sự cấp cao) với Phân viện Thông tin và phô biến khoa học kỹ thuật quân sự (Viện Kỹ thuật quân sự). Giám đốc: Đại tá Trần Minh Bắc.

        9 tháng 4

        Bộ Quốc phòng quyết định (số 463/QP) sửa đổi kiểu quân phục của Quân đội nhân dân Việt Nam (kiểu K-82), quy định riêng cho từng cấp bậc và chủng loại, gồm sĩ quan và chuẩn úy, học viên các trường sĩ quan, sĩ quan và binh sĩ ở các đơn vị; hạ sĩ quan binh sĩ làm nhiệm vụ riêng (bộ đội gác Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, danh dự, quân nhạc, văn công).

        26 tháng 4

        Hội đồng Bộ trưởng ra nghị định về quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và lễ phục của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #168 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2016, 06:29:09 pm »


        11 tháng 5

        Hội đồng Bộ trưởng ra nghị định (số 85/HĐ-BT) về hệ thống chức vụ và cấp bậc quân hàm của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; nghị định số 86/HĐ-BT) về chế độ biệt phái của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, về việc mang cấp hiệu của sĩ quan cấp đại tá và tên gọi cấp tướng hải quân. Theo nghị định sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đảm nhiệm chức vụ từ trung đội trưởng trở lên, có các cấp bậc quân hàm thiếu úy, trung úy, thượng úy, đại úy, thiếu tá, trung tá, đại tá, thiếu tướng, trung tướng, thượng tướng, đại tướng.

        14 tháng 7

        Quân đội nhân dân Việt Nam rút một bộ phận quân tình nguyện tại Campuchia về nước. Đây là đợt rút quân đầu tiên theo thông cáo chung cua hội nghị Bộ trường Ngoại giao ba nước Đông Dương lần thứ 6. Nhân dịp này, Hội đồng Nhà nước Campuchia tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc; Hội đồng Nhà nước ta trao tặng Huân chương Quân công hạng nhất cho các đơn vị Quản đội nhân dân Việt Nam vừa hoàn thành nhiệm vụ quốc tế trờ về Tổ quốc.

        8 tháng 9

        Hội đồng Bộ trưởng ra nghị định (số 153/HĐ-BT) về chế độ sĩ quan dự bị Quân đội nhân dân Việt Nam. Nghị định gồm 5 chương, 24 điều, quy định cụ thể về chế độ sĩ quan dự bị và việc đào tạo bồi dưỡng sĩ quan dự bị, đăng ký, quản lý sĩ quan dự bị, gọi sĩ quan dự bị ra phục vụ tại ngũ, nghĩa vụ và quyền lợi của sĩ quan dự bị.

        15 tháng 12

        Bộ Chính trị ra quyết định (số 07/NQ-TW) "Về việc đổi mới hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội nhân dân Việt Nam, sự nghiệp quốc phòng và thực hiện chế độ một người chỉ huy trong quân đội". Nghị quyết xác định: Những vấn đề cơ bản trong cơ chế lãnh đạo mới của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy và thành lập các hội đồng quân sự, đổi mới chức năng và phát huy mạnh mẽ hiệu lực của hệ thống cơ quan chính trị, xây dựng các tổ chức cơ sờ Đảng trong quân đội trong sạch, vững mạnh; quan hệ giữa quân khu và đơn vị bộ đội chủ lực với cấp ủy đảng và chính quyền địa phương.

        18-29 tháng 12

        Đoàn đại biểu quân sự cấp cao nước Cộng hoà nhân dân Campuchia thăm hữu nghị chính thức nước ta. Ngày 23 tháng 12, Bộ trương Quốc phòng nước ta và Campuchia ký văn kiện tăng cường hợp tác giữa Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân đội Campuchia.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #169 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2016, 06:31:53 pm »


Năm 1983

        3-8 tháng 1

        Đoàn đại biểu quân sự cao cấp nước ta do Đại tướng Văn Tiến Dũng - Ủy viên Bộ Chính trị. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu, thăm hữu nghị Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

        8 tháng 2

        Bộ Tổng tham mưu quy định trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam, áp dụng thống nhất trong toàn quân (kiểu K-82).

        22-23 tháng 2

        Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương tiến hành tại Viêng Chăn (Lào) ra tuyên bố khẳng định: Tình đoàn kết chiến đấu và hợp tác hữu nghị, giúp đỡ lẫn nhau giữa nhân dân và quân đội ba nước Đông Dương, trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền cua mỗi nước, góp phần bảo vệ hoà bình và ổn định ờ Đông Nam Á và trên thế giới. Hội nghị tuyên bố ủng hộ sự thỏa thuận giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Campuchia về việc rút quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia về nước.

        21-22 tháng 3

        Bộ Quốc phòng tổng kết 4 năm (1979 - 1982), toàn quân thực hiện cuộc vận động "Phát huy bản chất tốt đẹp, nâng cao sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang nhân dân" do Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quân uỷ Trung ương phát động. 16 đơn vị được nhận cờ thưởng luân lưu của Hội đồng Bộ trưởng do đã thực hiện tốt cuộc vận động này.

        2-31 tháng 5

        Quân đoàn 4 - quân tình nguyện Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia rút toàn bộ lực lượng cùng các loại vũ khĩ, trang bị về nước. Quân đoàn được Hội đồng Nhà nước Campuchia tặng Huân chương Ăng Co, Hội đồng Nhà nước Việt Nam tặng thường Huân chương Hồ Chí Minh.

        16 tháng 5

        Hội đồng Bộ trưởng ban hành "Điều lệ đăng ký nghĩa vụ quân sự" (số 48/HĐ-BT) gồm 5 chương, 44 điều về các quy định chung, quy tắc đăng ký, nghĩa vụ của các cơ quan thi hành.

        17 tháng 5

        Hội đồng Bộ trưởng ra nghị định (số 30/HĐ-BT) "Xây dựng mỗi huyện thành một pháo đài quân sự để giữ vững an ninh quốc phòng trong thời bình, đủ sức tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân khi có chiến tranh".

        19-20 tháng 7

        Bộ trưởng ngoại giao các nước Việt Nam, Lào, Campuchia họp tại Phnôm Pênh ra thông báo về việc rút dần quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia về nước hàng năm.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM