Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:54:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thời điểm của những sự thật  (Đọc 43757 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #110 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2016, 09:39:35 pm »

        Vậv thực ra, vị trí này giá trị như thế nào?

        Để chống lại các lực lượng và phương tiện Việt Minh có được vào đầu năm 1954, nó hoàn toàn có thể đủ sức. Nếu Tướng Giáp tiến công vào khoảng 25 tháng giêng như ông có ý đồ thì chắc chắn ông sẽ thất bại. Nhưng chẳng may cho chúng tôi, ông đã nhận ra điều đó và đây là một trong những lý do khiến ông tạm ngừng tiên công.

        Từ tháng 2, viện trợ ồ ạt của Trung Quốc do triển vọng của Hội nghị Geneve thúc đấy, đã làm thay đổi một cách cơ bản những điều kiện của sự phòng thủ và làm nó trở nên bấp bênh.

        Lượng đạn được tăng rất nhiều đã tạo cho pháo binh Việt Minh một sức mạnh không ngờ tới. Tuy nhiên tôi không cho rằng pháo binh Việt Minh có thể đóng vai trò quyết định, theo đúng nghĩa của nó. Phương pháp sử dụng từng khẩu đội riêng lẻ ẩn nấp trong hầm không cho phép họ tập trung hoả lực lớn. Phương thức hoạt động ấy đúng hơn là một kiểu quấy rối liên tục, trong tấn công tăng lên khá mạnh, quả là khó chịu, nguy hiểm, nhất là tác động mạnh về tinh thần nhưng không phải là có ý nghĩa quyết định1.

        Hoả lực của súng cối và pháo không giật, sử dụng mạnh mẽ làm pháo đi cùng và bắn ở tầm gần trong các cuộc tấn công của họ lại tỏ ra hiệu quả hơn.

        Nhưng quyết định nhất là pháo phòng không. Sự tham chiến của trung đoàn pháo cao xạ hiện đại, được đưa về vào tháng 3, đã có tính chất quyết định. Nhờ bố trí trên sườn những cao điếm không chế, pháo cao xạ của Việt Minh lại càng phát huy được hiệu lực. Chính xét về phương diện này mà vị thế "lòng chảo" của tập đoàn cứ điểm tỏ ra tai hại.

        Trong những điều kiện như vậy, chúng tôi có khả năng phòng thủ không?

        Đại tá Rocolle, rất nghiêm túc trong công trình nghiên cứu của ông, đã tin chắc về điều đó. Ông cho rằng nếu không mắc phải một số sai lầm (ví dụ như hầm hố ẩn nấp chưa được kiên cố, không phản kích ra "Béatrice" và "Gabrielle") thì Điện Biên Phủ vẫn giữ được.

        Tuy nêu lên những lý do khác, Tướng Langlais cũng đồng ý khi ông viết: "Nếu 10.000 bộ binh ở Điện Biên Phủ cũng chiến đấu hăng hái như một dúm lính Pháp và Lê dương thì dù vị thế bị lựa chọn một cách tồi tệ, trận đánh sẽ không thể bị thất bại".

        Còn Tướng Bigeard đã có lần tuyên bố trước vô tuyến truyền hình, nếu ở Điện Biên Phủ chúng tôi có mười bốn tiểu đoàn thiện chiến thì sự thể sẽ khác hẳn.

        Những tranh cãi trước và sau trận Điện Biên Phủ, đặc biệt đối với những ai quan tâm đến vấn đề, chưa gợi ra được một giải pháp thoả đáng nào về việc bảo vệ nước Lào. Điều đó chứng tỏ trong những điều kiện lúc bấy giờ, nhiệm vụ đó quả vô cùng khó khăn đối vối tôi.

        Giải pháp duy nhất có thể xoay xở mà tôi thấy được là cuộc hành quân Điện Biên Phủ. Cuộc hành quân đó đã thất bại, vì thế thật dễ dàng khi lan truyền rộng rãi trong công chúng rằng: nó là phi lý - và người ta đã không lỡ dịp để nói. Một luận điểm cho rằng - nếu không phải duy nhất thì cũng là chủ yếu - Đông Dương bị mất là do chúng tôi mắc một sai lầm chiến lược đã được hoan nghênh trong giới chính trị và quân đội, những người ít hay nhiều phải chịu trách nhiệm về chiến tranh. Tuyên bố vô tội cho tất cả, luận điểm này đã được các giới vội vã ủng hộ và báo chí cũng nâng đỡ mạnh mẽ.

        Sau này, lời chứng của một số người trong cuộc, báo cáo của Uỷ ban điều tra, công trình nghiên cứu của một số tác giả hiếm hoi, có hiểu biết và khách quan quan tâm đến vấn đề này đã khôi phục được gần như sự thật. Nhưng nó chỉ được phổ biến trong phạm vi rất hẹp nên chẳng thay đổi được gì mấy ý kiến công chúng.

        Để kết thúc cuộc tranh luận này, tôi dẫn ra đây ba ý kiến xem xét về cuộc hành quân Điện Biền Phủ của các nhân vật trực tiếp dính dáng đến sự kiện và có thẩm quyền mà không cần phải bàn cãi.

        Người thứ nhất là Tướng Giáp. Trong cuộc phỏng vấn của ông Merry Bronherger năm 1956, về cuộc hành quân Điện Biên Phủ, Tướng Giáp đã nói: "Người ta bảo rằng cuộc hành quân ấy là ngu xuẩn. Nhưng nó đã được quan niệm đúng... Chúng tôi đã phải ngừng cuộc tiến công sang nước Lào".

        Người thứ hai là Đại tá Crévecoeur, chỉ huy lực lượng ở Lào. Ông đã phát biểu trước uỷ ban điều tra: "Nếu chủ lực Việt Minh không bị thu hút và giữ chân 5 tháng ở Điện Biên Phủ chỉ bởi 13.000 người chúng ta thì các Sư đoàn của họ sẽ giáng cho lực lượng ta ở Lào những đòn ghê gớm và sẽ làm Lào phải sụp đổ; và đối với đồng bằng, họ sẽ làm cho tình hình dần dần trở nên hiểm nghèo, đến nỗi một ngày nào đó sẽ dẫn đến thảm hoạ

        Cuối cùng là Tướng Ely. Ong đã viết trong cuốn Đông Dương trong cơn sóng gió: "Tôi thực sự tin rằng, hồi đó nếu tôi là tổng chỉ huy ở Đông Dương tôi sẽ không quyết định như Tướng Navarre2, nhưng ngay đến bây giò, tôi cũng không thể nói được rồi tình hình ở Lào và ở Bắc Bộ sẽ ra sao". Ông nói thêm: "Vả lại, nếu bởi một cơ may quá sức mong đợi, một cơ may nhiều khi có vai trò quyết định đối với chiến tranh, mà Điện Biên Phủ không thất thủ, nếu chỉ cần tập đoàn cứ điếm được giải thoát bởi không quản Mỹ, thì sự lựa chọn của Navarre phải chăng ngày nay sẽ lại được coi như một nét thiên tài? Và những người đã lên án nó, liệu bấy giờ họ có từ chối không phải là "cha đẻ" ra nó không?”

------------
1. Sau trận đánh, hầm hố ít bị đảo lộn hơn nếu so với mức độ bị phá hoại của một số khu vực tại Mặt trận trong thời kỳ Chiến tranh 1914-1918. Thế mà những khu vực này vẫn chống đỡ được với nhiều cuộc tấn công.

2. Tiếc rằng Tướng Ely không nói ông sẽ quyết định thế nào - bởi dù thế nào cũng phải có một quyết định! Dù sao vào lúc ấy, như người ta thấy, ông đã chấp nhận hoàn toàn cuộc hành quân Điện Biên Phủ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #111 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2016, 09:48:44 pm »

       
Không quân có thể cứu nguy cho Điện Biên Phủ không?

        Tôi đã nói, vê mọi phương diện và trong tất cả các đợt của cuộc chiến đấu, không quân đã gây thất vọng như thế nào?

        Tôi quy việc kém hiệu quả ấy trước hết là do chúng tôi có ít máy bay và yếu về bảo đảm hậu cần cho không quân. Tuy nhiên, không phải tôi không biết đến sự yếu kém của việc chỉ huy không quân và tôi đã phải quyết định, có sự nhất trí của Tướng Fay, một vài thay thế mà vì không muốn "thay ngựa giữa dòng", tôi đã để hoãn đến cuối chiến dịch, tức là vào mùa hè 1954. Nhưng tôi không đánh giá những yếu kém khá trầm trọng ấy là có ảnh hưởng quyết định tới kết cục của cuộc chiến.

        Trong cuốn "Tại sao Điện Biên Phủ", Đại tá Rocolle đã nghiên cứu rất nghiêm ngặt về hoạt động không quân. Ông đã tham khảo một số lớn tài liệu, đặc biệt những mệnh lệnh và báo cáo của các phi vụ, và ông đã khẳng định những khuyết điểm và yếu kém trong sử dụng không quân còn quan trọng hơn là tôi tưởng.

        Những chỉ trích ấy của ông nhằm trước hết các bộ chỉ huy mặt đất và trên không của Hà Nội và cũng rộng ra tới một số cấp thấp hơn. Việc oanh tạc các tuyến giao thông của Việt Minh là quá phân tán (quá nhiều điểm đánh phá với một số lượng nhỏ máy bay). Nhiều phi vụ dành cho Điện Biên Phủ lại bị chuyển cho đồng bằng. Hiệu suất của máy bay ném bom và vận tải tỏ ra quá yếu, ngay cả khi có tính đến tình trạng thiếu máy bay, thiếu người lái và nhân viên bảo quản, sửa chữa.

        Đại tá Rocolle kết luận: "Không nghi ngờ gì, chỉ cần chặt chẽ một chút nữa thì không quân đã có thể góp phần tốt hơn vào trận đánh ở Điện Biên Phủ"1. Và ông nghĩ rằng, sử dụng tốt hơn, không quân của chúng ta chắc chắn có thể đóng một vai trò quyết định.

        Tôi không cho rằng có thể đạt tới như thế. Ngay khi được sử dụng một cách hoàn hảo, phương tiện không quân của chúng tôi cũng còn quá yếu. Để giành thắng lợi cho trận đánh, chúng tôi cần phải có một lực lượng không quân mạnh. Tuy nhiên, nghiên cứu của Đại tá Rocolle cũng làm tôi khắng định rằng một sự can thiệp của không quân Mỹ là có vai trò quyết định.

        Sự can thiệp của Mỹ bị "sẩy thai" sớm ấy đã gây ra nhiều cuộc tranh cãi. Một sự lẫn lộn, rối rắm mới đầu do một số nhà báo và "sử gia" tranh luận giữa hai sự việc khác nhau: một bên là chiến dịch Vautour - Chim kền kền, một chiến dịch ném bom quy ước mà tôi đã nói ở trên, do Mỹ đề nghị và chính phủ Pháp chấp nhận đã được nghiên cứu đến chi tiết và có thể tiến hành với một thời gian ngắn báo trước; bên khác là một lời tặng mập mờ của ông Foster Dulles cho ông Bidault vào giữa tháng 4 năm 1954 là "cho hai quả bom nguyên tử", và sau đó không thấy nói gì nữa.

        Về sự việc sau, mãi sau này tôi mối được biết. Trong cuốn Từ cuộc kháng chiến này đến cuộc kháng chiến khác (D'une Résistance à l'autre) ông Bidault kể lại như sau:

        - Dulles: "Và nếu tôi cho ông hai quả bom nguyên tử".

        - Bidault: "Tôi trả lời không phải nghĩ ngợi gì lắm. Nếu ném những quả bom ấy xuống khu vực Điện Biên Phủ thì bên phòng ngự cũng phải chịu đựng như bên tấn công. Nếu đánh các đường giao thông ở tận ngọn của nó là Trung Quốc thì có nguy cơ nổ ra chiến tranh lớn".

        Người ta chỉ còn biết ngạc nhiên về sự "nhẹ nhàng” khinh suất của ngài Bộ trưởng Pháp. Với cương vị của ông ta, ông có thể phản đốì sử dụng bom nguyên tử về phương diện chính trị và đạo lý. Nhưng ông lại duy nhất chỉ đặt những lý lẽ quân sự lên trên. Thế nhưng những lý lẽ ấy lại không có một chút giá trị và chứng tỏ ông Bộ trưởng Bộ ngoại giao mù tịt về quân sự. Có một câu trả lời loại bỏ được tất cả các phản đối của ông: đó là việc tiêu diệt căn cứ Tuần Giáo của đối phương. Căn cứ ấy, nơi mọi tiếp tế của đạo quân đang bao vây Điện Biên Phủ phải phụ thuộc, là ở trên đất Việt Nam, do đó không có gì dẫn đến nguy cơ chiến tranh lớn như ông Bidault lo ngại. Khoảng cách của nó với Điện Biên Phủ cũng như hình thế địa hình cho phép tiến hành ném bom, ngay cả bom nguyên tử, mà không gây nguy hiểm gì cho quân đồn trú ở tập đoàn cứ điểm. Ông Bidault từ chổi dùng bom nguyên tử là hoàn toàn có thể thông cảm được. Nhưng với những lý do ông nêu lên thì nó lại tuyệt nhiên không thể hiểu được.

        Còn về chiến dịch "Vautour", hiệu quả của nó ra sao đôi lần còn phải bàn cãi. Vậy tôi cần nói về những kết quả mà nó có khả năng cung cấp cho chúng tôi.

        Mỗi chỗ một tý, tôi đọc thấy người ta nói chiến dịch này là để "nghiền nát" chủ lực Việt Minh tập trung xung quanh Điện Biên Phủ. Một sự phi lý như vậy chưa hề có trong đầu óc tôi. Bởi tất nhiên là mọi cái đều chống lại ý định ấy: Sự phân tán của quân đội và các tổ chức của Việt Minh, công trình bảo vệ của nó, công tác ngụy trang, cũng như cự ly quá gần giữa họ và chúng tôi.

---------------
1. Những phê phán này chỉ nhằm không quân. Còn không quân của hải quân thì được sử dụng tốt hơn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #112 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2016, 09:54:25 pm »

        Khối lượng không quân Mỹ, nếu đặt dưới quyền sử dụng của tôi, tôi sẽ tập trung đánh vào trục đường giao thông của Việt Minh, nhất là căn cứ Tuần Giáo; căn cứ này, dù bố trí phân tán và khéo ngụy trang, cũng sẽ không tránh được kiểu "ném bom rải thảm" mà không quân Mỹ có khả năng làm. Và tôi khẳng định sẽ đạt được kết quả quyết định.

        Trong một tác phẩm ra mắt ở Hà Nội năm 19651, Tướng Giáp không che giấu những nỗi lo ngại do khó khăn về tiếp tế gây ra, đặc biệt là về đạn dược. Ông thú nhận, có những ngày một số khẩu pháo chỉ còn có năm, sáu, thậm chí ba viên đạn. Tất nhiên những khó khăn ấy sẽ giải quyết được nếu lực lượng không quân chúng ta mạnh. Kết quả ấy, chiến dịch "Vautour" sẽ có thể đem đến cho chúng tôim.

        Nhưng như vậy, có thể nói là Tướng Giáp sẽ bị bại trận không? Tất nhiên là không. Song ông ta cũng bị buộc phải ngừng tiến công và chấm dứt bao vây - hay nếu không thì đành bằng lòng với việc dùng một lực lượng bị giảm bớt để kiềm chế? Điều đó đối với chúng tôi sẽ là một thắng lợi lớn về tinh thần và không nghi ngờ gì nó sẽ đem lại cho chúng tôi một nền hòa bình trong vinh dự mà chúng tôi đang tìm kiếm.

        Cũng như vậy, kết quả đạt được sẽ tránh cho người Mỹ những năm dài chiến tranh, vô cùng hao người tốn của, mà kết cục tai hại của nó đã làm thay đổi lòng tin tuyệt đối của các nước đồng minh đối với họ. Muốn vậy, vào thời điểm tháng 4 năm 1954 nước Mỹ phải có một tổng thống khác chứ không phải là Eisenhower. Ông ta hình như rất ít được thông tin về chiến tranh Đông Dương và hoàn toàn không hiếu gì về nó. Là một nhà quân sự xuất sắc nhưng không phải là một chính trị gia tầm cỡ, ông đã không biết nắm lấy cơ hội này.

----------------
1. "Góp phần vào việc nghiên cứu Điện Biên Phủ" trong "Nghiên cứu Việt Nam".

2. Người ta có thê bắt bẻ rằng trong cuộc chiến tranh lần thứ hai ở Đông Dương, không quân Mỹ mặc dù cực mạnh củng không ngăn chặn được Bắc Việt sử dụng "đường mòn ’ Hồ Chí Minh" chạy qua Trung và Hạ Lào để chi viện cho cuộc chiến đấu ở Nam Việt Nam. Nếu so với thời gian đang đánh ở Điện Biên Phủ thì tình hình rất khác. Tướng Giáp đã tập trung xung quanh tập đoàn cứ điểm 70.000 người (kể cả bộ đội và dân công) lực lượng này hoàn toàn phụ thuộc vào một con đường giao thông độc đạo, trên một địa hình hiểm trở mà bắt buộc phải vượt qua. So với "đường mòn Hồ Chí Minh” thì ít khó khăn hiểm trở hơn nhiều, và lại còn có thể khắc phục bằng những con đường phụ khác. Điều đặc biệt có tính quyết định trong chiến dịch Điện Biên Phủ là ở chỗ Việt Minh nhất thiết phải giành được thắng lợi trước mùa mưa nên mọi việc vận chuyển phải cấp tập, khẩn trương.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #113 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2016, 10:01:18 pm »

        
Sau khi mất Điện Biên Phủ, tình hình quân sự có đến nỗỉ buộc Pháp phải rút bỏ vội vã Bắc bộ và miền trung Đông Dương, cũng như phải tìm kiếm một nền hòa bình bằng mọi giá không?

        Vấn đề này cũng là đề tài của nhiều cuộc tranh cãi và thường được trả lời là cần phải làm vậy.

        Trong chương Sau Điện Biên Phủ, tôi đã mô tả về tình hình xảy ra sau khi tập đoàn cứ điếm thất thủ. Tôi nhắc lại rằng, ngày 30 tháng 5, nghĩa là năm ngày trước khi biết có lệnh gọi tôi về, tôi đã gửi cho chính phủ một bức điện. Sau khi phác qua tình hình chung, tôi đã kết luận rằng Việt Minh, rất mỏi mệt, đã phải giảm hoạt động ở khắp nơi, rằng tính toán một cách lý thuyết nếu từ 20 tháng 6 trở đi, họ có tấn công đồng bằng Bắc Bộ thì ý định đó tùy thuộc trước hết vào việc họ đánh giá quyết tâm của chúng tôi ra sao và cuộc tiến công ấy có bảo đảm chắc thắng không.

        Cũng trong chương ấy, tôi đã tóm tắt tình hình cuộc chiến ra sao, từ khi tôi trở về nước cho đến ngày đình chiến. Đặc biệt, tôi đã nói về diễn biến các cuộc rút lui của Pháp ở Bắc Bộ và Cao nguyên Trung Bộ theo lệnh của chính phủ - những cuộc rút lui do các người kế nhiệm tôi, Tưóng Ely và Salan thực hiện còn tôi thì phản đối.

        Về tình hình quân sự sau khi tôi về nước, và do đó có cần thiết phải rút lui không, đã có nhiều ý kiến trái ngược nhau xung quanh vấn đề này. Ớ đây tôi chỉ nêu những ý kiến của những nhân vật có thẩm quyền hoặc dính dáng với sự việc mà thôi:

        Trước hết là ý kiến của ông Laniel, còn giữ chức Thủ tướng tới ngày 12 tháng 6. Ông nói: chúng ta đã "hỏng cuộc" chứ chưa phải bị "thất bại". "Xem xét tình hình một cách sáng suốt" cho thấy "về tất cả mọi mặt, tương quan lực lượng đều không bị phá vỡ" và "con chủ bài tốt nhất của chúng ta vẫn là lực lượng quân sự". Và ông để mọi người hiếu rằng, nếu còn giữ chức, ông sẽ biết khai thác tình hình nói chung là còn khá thuận lợi đó.

        Bức tranh về tình hình mà ba năm sau ông Laniel vẽ lại hoàn toàn chính xác. Tiếc thay, đó lại không phải là cái mà ông làm ở thời kỳ ấy. Ông và chính phủ của ông đã để bị lôi cuốn vào tâm trạng bi quan đen tối nhất. Chính là trong một bầu không khí hoảng loạn mà những quyết định về việc rút lui đã được chấp nhận và đưa ra cho tôi, và nếu thực hiện theo đúng thời hạn Tướng Ely quy định thì cuộc rút lui ấy sẽ biến thành một cuộc tháo chạy thực sự. Cuộc rút lui này, ngay cả khi không kết thúc bằng một thảm hoạ quân sự1 thì cũng có thể làm mất tinh thần quân đội viễn chinh, làm suy sụp quân đội "quốc gia" Việt Nam và làm chúng tôi không thể nào có được một hòa bình trong vinh dự.

        Luận điểm của ông Mendès France quả "nổi tiếng" về sự đơn giản của nó: tất cả đã mất hết và ông ta đã cứu vãn được hết. ít nhất đó cũng là điều có thể rút ra từ những lời lẽ của ông trên diễn đàn Quốc hội và trong những bài viết của những kẻ nịnh bợ ông.

        Còn Tướng Ely, người có nhiều thẩm quyền, lại có quan điểm hay thay đổi. Khi đến Sài Gòn ngày 18 tháng 5, mang những chỉ thị của Chính phủ, rõ ràng bị ảnh hưởng bởi không khí hoảng sợ đang ngự trị ở Paris, ông ta tỏ ra rất bi quan. Thế rồi, dần dần qua tiếp xúc với nhiều chỉ huy các cấp, ý kiến của ông thay đổi và trở nên rất gần gũi với tôi. Sau đó bỗng quay ngoắt lại, hình như bởi Tướng Salan, khi trở về Paris, ông đã đệ trình Chính phủ một báo cáo trong đó mô tả tình hình rất đen tối. Khi lại sang Sài Gòn ngày 8 tháng 6 để đảm đương nhiệm vụ mối, tâm trạng của ông rất thất thường, bấp bênh: ông thấy tôi mô tả tình hình quá lạc quan vậy mà sau này viết trong Hồi ký, ông lại cho rằng "tình hình tiếp tục yên tĩnh".

        Khi sự "yên tĩnh" đó vẫn tiếp tục, ông trở nên tin tưởng hơn khi trở về Paris ngày 20 tháng 62. Rồi sau đó, sang tháng 7, ông lại quay về với tâm trạng rất bi quan3.

--------------
1. Không nghi ngờ gi, sẽ có thể xảy ra tình hình tương tự như sự sụp đổ hoàn toàn của quân đội Nam Việt Nam năm 1975, do rút lui vội vã và thiếu chuẩn bị khỏi Cao nguyên và vùng duyên hải trung phần.

2. Ông Frédéric Dupont, người thay ông Marc Jacquet làm Bộ trưởng Bộ các Quốc gia liên kết, trong cuốn ''Sứ mệnh của nước Pháp ở Châu Á", đã nói về những thay đổi tâm trạng của Tướng Ely. Ồng viết khi từ Đông Dương trở về lần thứ nhất (cuối tháng 5), Tưởng Ely đã "tường trình với ông một cách khá bi quan về tình hình quân sự", "đã dự kiến phải gấp rút bỏ Hà Nội mà ông không tin có thể giữ được quá 2-3 tuần". Và ông Dupont nói thêm: "Nhưng lần thứ hai trở về (tức giữa tháng 6), Tướng Ely lại có ý kiến bớt bi quan hơn".

3. Trong tập Hồi ký của mình, Tướng Salan cho biết ngày 18-7, Tướng Ely đã gửi cho Chính phủ một bức điện với lời lẽ bi quan đến nỗi những người thân cận ông phải tìm cách làm dịu đi (nhưng ông không nghe). Trong cuốn "Kết thúc cuộc chiến tranh" ông Deuilỉers và Lacouture đã ám chỉ đến bức điện này mà theo các ông là có tính chất quyết định.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #114 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2016, 10:04:00 pm »

        Dù sao thì những cuộc rút lui do Chính phủ chỉ thị đều phải thực hiện. Như mọi người đã thấy, trên cao nguyên, cuộc rút lui khỏi An Khê đã kết thúc bằng một thất bại nặng nề. Còn ở đồng bằng, cuộc di tản bắt đầu từ khoảng tháng 7 có thể gọi là một thành công vê mặt "kỹ thuật" và tôi không nghi ngờ gì, nó đã thực hiện tốt bởi Tướng Cogny và bộ tham mưu của ông ta, những người rất sành về cái khoản điều hành những cuộc hành quân kiểu đó. Nó đã được tiến hành trơn tru khiến Việt Minh không kịp ra tay. Trong Hồi ký của mình, Tướng Ely cho đó là nhờ giữ được bí mật tốt. Nhưng theo tôi, thì khó mà hình dung rằng, để chuẩn bị cho một cuộc di tản lớn như vậy, nào chuyển đủ các loại kho tàng, rồi kéo theo biết bao gia đình, bao dân chúng - tất cả những cái đó khó có thể lọt qua được mắt họ. Tôi chắc chắn sở dĩ Việt Minh không đánh là vì họ không còn khả năng.

        Trước sau tôi vẫn khắng định, tình hình quân sự sau Điện Biên Phủ còn xa mới đạt tối mức trầm trọng như ở Paris người ta gán cho nó từ sau kết thúc trận đánh, cũng như ở Sài Gòn, sau khi tôi ra đi. Khắng định này dựa vào nhiều thông tin mà ở đây tôi chỉ nêu những cái chính:

        Trong một chuyến đi thăm Bắc Bộ vào mùa thu 1954 ông Guy La Chambre, Bộ trưởng Bộ các Quổc gia liên kết, có hỏi nhiều chỉ huy các khu và các đơn vị cơ động. Gần như hầu hết, họ đều trả lòi chúng tôi có thể tiếp tục giữ được toàn bộ vùng đồng bằng.

        Trong một báo cáo về các cuộc hành quân ở đồng bằng từ sau khi mất Điện Biên Phủ đến ngày ngừng bắn, Tướng Cogny công nhận rằng lính của chúng tôi luôn mạnh hơn Việt Minh và ít nhất chúng tôi cũng có thể giữ được Bắc Bộ đến mùa thu. Tướng Cogny còn có những phát biểu, nói rằng ông có thể tiếp tục chiến đấu và "chiến thắng".

        Nhiều chỉ huy các đơn vị cơ động và các khu đã nói hoặc viết cho tôi rằng từ sau khi mất Điện Biên Phủ cho đến ngày đình chiến, họ cảm thấy Việt Minh đã đến lúc "hết hơi".

        Có tình hình là từ sau khi trận Điện Biên Phủ kết thúc cho đến ngày ký hiệp định đình chiến, Việt Minh đã phải rút quân ở đồng bằng ra ngoài đẻ nghỉ ngơi nhiều hơn là đưa lực lượng của họ vào - điều đó chứng tỏ họ không có ý định tiến công.

        Ngoài ra, tôi còn được biết có nhiều tài liệu của Bộ tham mưu Đông Dương, trong đó nói rằng "sau Điện Biên Phủ, các đại đoàn Việt Minh đã suy yếu và không còn đủ sức để tiếp tục mở cuộc tiến công", rằng "Bộ chỉ huy Việt Minh không có khả năng khuếch trương chiến quả ngay sau chiến thắng Điện Biên Phủ", và rằng "trong trường hợp hội nghị Geneve bế tắc, Việt Minh có muốn tiến công lớn thì cũng phải đến mùa thu 1954 mới đủ sức".

        Cuổi cùng, theo nguồn tin là một vài nhân vật trong bộ chỉ huy tối cao của Việt Minh đã nói với các sĩ quan Pháp trong phái đoàn đình chiến rằng trong mùa hè 1954, họ không trù tính đến một cuộc tiến công nào dù bất cứ ở đâu.

        Những thông tin trên xác minh rõ những gì tôi biết về tình hình cũng như những khả năng của đối phương vào lúc tôi rời Đông Dương. Do đó tôi có thể nói lên chính kiến của mình như sau: Trái ngược với những khắng định của sự tuyên truyền chính thức và những lời đồn thổi của thông tấn báo chí, quân đội viễn chinh không phải đang trong tình trạng nguy hiếm sau trận Điện Biên Phủ. Những cuộc rút lui vội vã mà chúng tôi tiến hành là hoàn toàn không cần phải đặt ra. Giữa Hội nghị Geneve, chang có lý do gì chính đáng, chúng tôi đã vất hết những chủ bài mà chúng tôi còn đang có.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #115 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2016, 10:07:42 pm »

       
Geneve

        Những thương lượng ỏ Geneve cũng làm dấy lên một loạt tranh cãi khác.

        Như tôi đã nói, thương lượng ở Geneve đã được quyết định mà tôi không được hỏi ý kiến, thậm chí cũng không được thông báo. Tôi đã chứng minh nó tác động nguy hại biết bao đối với cục diện chiến tranh. Tôi cũng đã trình bày quan điểm này đối với quá trình diễn biến cũng như sự kết thúc của nó.

        Về ba điểm trên, ý kiến của tôi đương nhiên chông đối với ý kiến của các nhà chịu trách nhiệm chính trị về thương lượng và những ngươi cùng hội với họ.

        Nói rằng tôi không được hỏi, không được biết có nghĩa là tôi chống lại luận điếm mà ông Laniel bảo vệ. Trong cuốn Thảm hoạ Đông Dương, ông Laniel viết: Bộ chỉ huy quân sự ở Đông Dương đã được Chính phủ cho biết ý định là muốn tìm kiếm một nền hoà bình có sự thoả hiệp và việc triệu tập Hội nghị Geneve không phải là một sự đổi mới về chính trị "khiến họ bị bất ngờ".

        Ong Laniel đã chơi chữ. Cái làm tôi bất ngờ tất nhiên không phải là ý định tìm kiếm hòa bình của Chính phủ mà tôi đã được biết và tán thành, mà chính là ở cái đột ngột quyết định tiến hành thương lượng vào một thời điểm đặc biệt không hợp thời về phương diện quân sự.

        Mục đích kế hoạch tháng 7 năm 1953 của tôi mà Chính phủ đã phê chuẩn, tôi xin nhắc lại, là khôi phục lại tình hình quân sự sao cho nó có khả năng làm chỗ dựa cho một giải pháp chính trị, có nghĩa là chứng tỏ cho Việt Minh thấy rằng họ không thể giành được thắng lợi trong chiến tranh và họ phải chấp nhận một sự thoả hiệp.

        Do đó việc khôi phục tình hình quân sự là điều kiện tiên quyết để bắt đầu thương lượng và kế hoạch của tôi, như Chính phủ đã chấp thuận, còn kéo dài tới năm 1955, chứng tỏ rõ ràng rằng, nó không phải được hoạch định để tiến hành thương lượng ngay trong thời gian ngắn. Nhưng ông Laniel đã mở cuộc đàm phán ngay mà không cho tôi biết về ý định của ông. Thái độ đó lại càng không thể chấp nhận được bởi, trong báo cáo sau chuyến sang công cán ở Đông Dương, ông Pleven đã ghi rằng khi được biết về khả năng sắp thương lượng, tôi đã đưa ra ý kiến là không nên làm sớm trước tháng 6 hay tháng 7, tức là trước khi những hoạt động tích cực của Pháp kết thúc.

        Cảm giác thấy mình đã phạm lỗi lầm lớn khi không cho tôi biết về một quyết định có tác hại ghê gớm đối với tình hình quân sự hẳn có làm cho ông Laniel bối rối, vì thế trong Hồi ký của ông, ông đã tìm cách làm người ta tưởng ông đã bảo cho tôi biết. Ông khắng định rằng ông đã phái Đô đốc Cabanier, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, sang gặp tôi với nhiệm vụ báo cho tôi biết những ý định của ông, Đô đốc Cabanier đúng là có sang Đông Dương vào tháng 11 năm 1953 (lúc vừa chiếm xong Điện Biên Phủ), nhưng chuyến công tác của ông chỉ nhằm mục đích duy nhất là thảo luận về những nhu cầu về lực lượng ở Đông Dương. Không có một lúc nào ông nói gần nói xa về nhiệm vụ chính trị mà ông có trách nhiệm phải nói với tôi.

        Chẳng những tôi không biết được về những cuộc tiếp xúc giữa Chính phủ và Việt Minh hồi đầu năm 1954 (những cuộc tiếp xúc này chỉ càng khuyến khích Việt Minh phải cố đánh thắng Pháp ở Điện Biên Phủ), mà trong một vài cuộc trao đổi, tôi còn được củng cố thêm quyết tâm và dứt khoát chỉ thương lượng khi nào tình hình được cải thiện. Tháng 1 năm 1954, ông Marc Jacquet cho tôi biết Chính phủ phản đối mọi cuộc thương lượng. Tháng 2 - một cách rất thành thật, tôi tin là như thế - ông Pleven cho tôi hiểu rằng việc "chấp nhận" hội nghị ở Geneve chỉ duy nhất là một cách để "tước vũ khí" phe đốì lập, bằng cách chứng minh với họ rằng lúc này một cuộc thương lượng là chưa có khả nảng.

        Từ đầu chí cuối, tôi cứ bị lừa phỉnh, đưa đẩy vào sai lầm - tôi nghĩ cao uỷ Dejean cũng vậy, vì giữa chúng tôi có sự liên hệ mật thiết, nếu có gì nghi ngờ hắn ông sẽ báo cáo cho tôi. Tuy nhiên, tôi không buộc tội ông Laniel đã lừa dối tôi một cách có ý thức. Tôi tin rằng vào tháng 7 nảm 1953, khi chấp nhận kế hoạch của tôi, ông và các bộ trưởng của ông đều thực sự phản đối việc mở đàm phán khi tình hình quân sự chưa được cải thiện. Nhưng rồi dần dần, trước sức ép ngày càng tăng của sức chống đối trong quốc hội và trong cả nước, ý định tốt đẹp ấy tan rã. Các thành viên Chính phủ, quan tâm trước hết đến những cuộc bầu cử sắp tói, cũng lần lượt nao núng - người cuối cùng, không nghi ngờ gì ông là Bidault, cho đến tận lúc ấy vẫn còn kịch liệt phản đối mọi tiếp xúc với kẻ thù và mọi sự nhượng bộ. Và ông Laniel đã đi theo "hội" của ông.

        Chắc chắn nếu biết tình hình phát triển theo chiều hướng như vậy, cách xử sự của tôi sẽ có thể thay đổi. Vào tháng 7 năm 1953, tôi đã đặc biệt nhấn mạnh rằng, nếu không cải thiện trước được tình hình quân sự, thì sẽ không có được một nền hòa bình thoả đáng. Do đó tôi sẽ cố gắng can ngăn Chính phủ không nên thương lượng sớm và trong những điều kiện có khả năng tác động nguy hại đến tình hình quân sự. Nếu Chính phủ vẫn giữ quyết định của mình, tôi sẽ xin từ chức.

        Trong những chương trước, tôi đã nói hội nghị Geneve đã tác động như thế nào đốì với tình hình quân sự. Tác động ấy hiển nhiên tới mức mà mọi phiền hà rắc rổì của nó cho bất cứ ai cũng được người ta ỉm đi.

        Ông Laniel không hề đả động tới nó: đọc Hồi ký của ông, người ta có thế tưởng rằng chính trị và các hoạt động quân sự, cả hai đều mảy may chẳng chút liên quan.

        Uỷ ban điều tra cũng giữ một thái độ thận trọng như thế: vấn để đã quá càng thắng, ấy vậy mà họ vẫn né tránh không xem xét, và họ cũng chẳng buồn ghi vào báo cáo.

        Còn Tướng Ely, dính dáng rất trực tiếp vào sự việc và, với tư cách cố vấn quân sự của Chính phủ, ông có thể, và không nghi ngờ gì là cần phải lưu ý uỷ ban hãy dè chừng. Trong Hồi ký của ông, khi phân tích những nguyên nhân thất bại của Điện Biên Phủ, ông đã lảng tránh vấn đề.

        Cùng với độ lùi thời gian, những hậu quả tai hại của triển vọng đàm phán đối với tình hình quân sự ngày càng rõ nét và đến nay, nói chung vẫn còn dè dặt nhưng nó đã được công nhận ít nhiều.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #116 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2016, 10:14:20 pm »

        Có những cây bút nhiệt liệt tán thành cuộc đàm phán Geneve ở thời kỳ ấy nhưng sau đó đã hiểu ra những hậu quả của nó đối với tình hình quân sự. Chẳng hạn như trong tạp chí Paris số tháng 7-8 năm 1965, ông André Fontaine đã viết: "Triển vọng của cuộc thương lượng sắp tới đã thay đổi tất cả các dữ kiện của vấn đề. Cơ hội đã đến với Tướng Giáp để giành một thắng lợi vang dội buộc nước Pháp phải cầu xin đình chiến. Ông chỉ cần sau khi cắt đứt Điện Biên Phủ với căn cứ tiếp tế của nó, dùng một lực lượng lớn tiến hành bao vây. Trong phần việc quyết định ấy, ông có thể trông cậy vào người Nga và Trung Quốc đang cung cấp cho ông một cách dồi dào ô tô và pháo binh"

        Ngay cả ông Lacouture, một nhà báo thuộc phe ủng hộ đàm phán ở Geneve, cũng đã có lần phát biểu trên vô tuyến truyền hình: "Bước vào thương lượng, phe nào củng muốn có chủ bài bảo đảm. Năm 1954, khi thương lượng bắt đầu, Việt Minh đã chiếm được Điện Biên Phủ".

        Còn ông Bidault, trước đó kịch liệt phản đối thương lượng nhưng sau đó đã thay đổi ý kiến một cách khá kiên quyết, ông viết trong cuốn Từ cuộc kháng chiến này đến cuộc kháng chiến khác: "Tôi nghĩ cần phải thành thật công nhận răng, triển vọng của cuộc đàm phán đã thúc đấy Việt Minh nhanh chóng tiến công và tăng cường quyết tâm phải có thắng lợi để bảo đảm cho đàm phán". Tuy lời thú nhận đó còn úp mở, nhưng nó cũng chứng tỏ người chịu trách nhiệm về ngoại giao của chúng tôi đã hoàn toàn không lường đến những hậu quả về quân sự khi ông chấp nhận thương lượng. Để bào chữa cho việc thiếu lường trước ấy, ông Bidault nói ông "không được biết có những vị trí được tuyên bố là bất khả xâm phạm sau này lại có thể dẫn đến tai hoạ". Nhưng ông không thể không biết đến bức thư gửi Chính phủ ngày 1 tháng 1 năm 1954 của tôi, trong đó chẳng những tôi không tuyên bố Điện Biên Phủ "bất khả xâm phạm" mà còn tỏ ý lo ngại cho số phận của nó nữa. Việc ông Bidault nói ông không biết gì về thực tế tình hình quân sự lại thêm một chứng cớ nữa để chứng tỏ sự thiếu thống nhất hoàn toàn giữa chính trị và quân sự trong hàng ngũ của chúng tôi.

        Trong cuốn Tại sao Điện Biên Phủ của Đại tá Rocolle, người ta thấy được một sự phân tích khách quan và chính xác về những hậu quả đối với quân sự của đàm phán ở Geneve: "Từ khi cuộc gặp gỡ ngoại giao ấy được công bố, những dự kiến của ông tôtng chỉ huy bỗng rơi vào một loạt những hệ số sai lầm, bởi Việt Minh ra sức triển khai những nỗ lực vượt qua mọi tính toán. Nếu không có Geneve, liệu Tướng Giáp có dám chấp nhận tổn thất đến thế không, khi mà cuộc tiến công trở nên quá tốn kém? Liệu ông có dám hy sinh bộ phận quân tinh nhuệ nhất của ông không? Nếu không có sự viện trợ ồ ạt thì làm sao ông có thể đổ biết bao nhiêu đạn trong suốt 56 ngày chiến đấu, làm thê nào để tiếp tế cho một đạo quân đông như thế, lấy đâu ra đủ xăng, xe để tổ chức tiếp tế vận tải, lấy đâu ra đủ pháo cao xạ 37 ly để kiểm soát không phận Điện Biên Phủ?".

        Khác với thất bại quân sự, thất bại ngoại giao hầu như luôn luôn có thể - hay ít nhất cũng trong một thời gian nào đấy - được trình bày trước dư luận như những thành công. Chỉ cần biết tuyên truyền giỏi. Đó là điều đã diễn ra sau Geneve1.

        Người ta đã tuyên bố rằng những hiệp nghị tháng 7 năm 1954 là một thành công rực rỡ: nó đã cứu được quân đội viễn chinh Pháp, đã không nghi ngờ gì tránh được cả một cuộc chiến tranh nguyên tử2, đã cứu vãn được sự có mặt nào đấy của nước Pháp ở một nước Việt Nam được bảo đảm hòa bình.

        Chẳng có một chút xíu nào là thật cả. Quân đội viễn chinh không cần phải được cứu. Chiến tranh nguyên tử thì chưa bao giờ có sự đe doạ. Còn sự hiện diện của nước Pháp thì chỉ sau đấy vài tháng là không còn tồn tại nữa.

        Còn ở Việt Nam, một trong những người ca ngợi Geneve1 đã phác ra một bức tranh thơ mộng về cái mà người ta tưởng là hòa bình. Ông viết: "Sài Gòn đã được giải thoát khỏi những ám ảnh chiến tranh... Và ngày chủ nhật, người ta thấy đi về Mỹ Tho hay Vũng Tàu, những cặp trai gái đạp xe, khăn của cô gái phất phơ theo gió. Cái ngày hòa bình mong đợi đã tám năm nay...". Những cặp trai gái ấy, nếu may mắn ngày nay họ còn sống, chắc họ sẽ phải khâm phục biết bao trước tài phán xét sáng suốt ấy! Thay vì một nền hòa bình người ta cho là được bảo đảm, họ chỉ thấy một cuộc chiến tranh tàn khốc, kéo dài hơn 20 năm sau và hậu quả bi thảm của nó thì còn lâu mới chấm dứt được.

--------------
1. Đó củng là điều xảy ra sau khi ký kết hiệp định Paris giữa người Mỹ và Bắc Việt. Nó được trình bày như một thành công tuyệt diệu của ông Kissinger và đã đem lại cho ông giải Nobel hoà bình. Nhưng thực ra đó chỉ là biểu hiện bước đầu sự từ bỏ nhiệm vụ của Mỹ mà ngày nay người ta đã thấy được hậu quả tai hại của nó đối với toàn thế giới.

2. Luận điểm của một vài kẻ nịnh bợ đối với hiệp định Geneve đặc biệt được ông P. Rouanet bảo vệ trong cuốn Mendès France, nắm chính quyển.

3. Jean Lacouture, "Kết thúc một cuộc chiến tranh", Chương 15, tr.297.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #117 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2016, 10:22:11 pm »

       
Chiển tranh Đông Dương có thể kết thúc một cách khác đi không?

        Quay trở lại Đông Dương sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, rõ ràng việc khôi phục lại "nguyên trạng ngày trước" (hay gần như thế) được coi là mục đích theo đuổi của Đô đốc d'TArgenlieu, phù hợp với ý định của Tướng De Gaulle là một cái mẹo để lừa đối phương, còn theo cách hiểu của Tướng Leclère thì ông cho rằng chúng tôi nên bàn bạc thương lượng với họ để đạt tới một sự thoả thuận, dù sự thoả thuận ấy có tồi tệ chăng nữa. Nhưng tất nhiên một thoả thuận có khả năng vãn hồi được các quyền lợi thiết yếu của nước Pháp chỉ có thể giành được khi mà chúng tôi có những nỗ lực hành động nhất định, cả về chính trị và quân sự1.

        Rủi thay, về công việc ở Đông Dương, những nhà cầm quyền Pháp luôn luôn chia thành hai phe. Một bên là bằng bất cứ giá nào cũng không thoả hiệp, những người này lại chẳng có tài cán gì để thúc đẩy nỗ lực chiến tranh một cách thực sự. Còn bên kia là những người, hiểu lý lẽ hơn, muốn đi tới một sự thoả thuận, nhưng lại sai lầm ở chỗ là muốn thoả thuận bằng bất cứ giá nào, do đó đã ngăn cản mọi nỗ lực cần thiết và làm cho đốì phương kiên gan hơn.

        Bất hạnh cho nước Pháp là chưa có một lúc nào, từ ngày giải phóng đất nước cho đến 1954, họ có được một ngưòi đứng đầu nhà nước có khả năng vừa giữ được một nền hòa bình có sự thoả hiệp, lại vừa biết nỗ lực chiến tranh để đạt tới nền hòa bình ấy.

        Tháng 5 năm 1953, vào lúc tôi nắm quyền Tổng chỉ huy ở Đông Dương thì tình hình ra sao?

        Phía chúng tôi, chiến tranh diễn ra trong một cung cách điều hành gặp chăng hay chớ, chẳng có một kế hoạch tổng thể của nhà nước. Nó dẫn đến một sự tan rữa sâu sắc về tình hình chính trị ở cả nước Pháp và các Quốc gia liên kết. Còn về tình hình quân sự, mặc dù dần dần xuống cấp nhưng nó cũng còn khá vững. Song, không có một kế hoạch của Chính phủ thì điều không thể tránh khỏi là không có một kế hoạch quân sự nào: người ta tìm cách "kéo dài" chiến tranh hơn là "thoát ra" khỏi nó. Thất bại chiến tranh đã dẫn đến tình trạng là hoặc chúng tôi thua cuộc sau một đại bại về quân sự, hoặc là chúng tôi rã rời, "bị xé tả tơi", điều mà Thống chế Juin lo ngại nhất.

        Còn Việt Minh, năm này qua năm khác, thế của họ ngày càng được cải thiện, cả về chính trị và quân sự. Bây giờ họ đã có thể hy vọng là sẽ thắng trận, nhưng còn phải trong một thời gian khá xa và với những nỗ lực ghê gớm. Song họ cũng đã rất mệt mỏi. Và ở phía chân trời, đã xuất hiện hai nỗi lo đang đe doạ họ: sự can thiệp của Mỹ và sự can thiệp của Trung Quốc. Cả hai đều khiến họ lo ngại, trong đó lo ngại hơn lại là cái thứ hai. Vì vậy họ bắt đầu mong muốn thiết lập VỚI chúng tôi nền hòa bình mà đôi bên có sự nhân nhượng lẫn nhau. Điều đó tránh cho họ khỏi phải có một sự nỗ lực quân sự cuối cùng có tính chất quyết định, đồng thời lại cùng một lúc tránh được cả sự can thiệp của Mỹ và Trung Quốc.

        Một sự dàn xếp như vậy có vẻ là được. Nhưng với chúng tôi, có thể để chấp nhận được, nó không thể tiến hành khi chúng tôi đang còn trong thế yếu như thời kỳ mùa xuân năm 1953 và do đó, việc cải thiện lại tình hình quân sự của chúng tôi trước khi thương lượng là một điểu kiện hết sức cần thiết.

        Đó cũng chính là mục đích của kế hoạch mà tôi đệ trình lên Chính phủ vào tháng 7 năm 1953. Không có vấn đề là đè bẹp Việt Minh - điều đó từ lâu rồi đã không thể làm được - mà chỉ là chứng tỏ cho họ thấy rằng họ không thể đuổi chúng tôi khỏi Đông Dương bằng vũ lực, do đó, họ phải nhân nhượng trên những cơ sở mà chúng tôi có thể chấp nhận được.

        Để kế hoạch trên có thể thi hành một cách hiệu nghiệm, thì ở Paris cần phải có một Chính phủ có khả năng vừa tiến hành những nỗ lực chiến tranh cần thiết vừa đương đầu được với sức ép của những người thuộc phe muốn thương lượng non. Nhưng ở thời kỳ ấy chèo lái đất nước lại là một Chính phủ quá ư nhu nhược, thiếu thống nhất, hèn yếu nhất.

        Nó tỏ ra không có khả năng để ra một đường lối mạch lạc, nhất quán, kết hợp được giữa hoạt động chính trị và quân sự. Hậu quả đưa đến là tình trạng rốì ren khủng khiếp khi ký kết ở Geneve, trong đó ngoại giao đã gây tác động dẫn đến thất bại quân sự và đến lượt nó, thất bại quân sự lại gây ra nhiều khó khăn cho ngoại giao.

        Mặc dù vậy, quân sự vẫn còn giữ được những chủ bài. Tuy gây cho Pháp thất bại rất nặng nề, Việt Minh vẫn không giành được thắng lợi quyết định. Trên toàn Đông Dương, tình hình quân sự của Pháp vẫn vững. Việt Minh cũng suy yếu như chúng tôi và cũng mong muốn hòa bình chẳng kém gì chúng tôi.

        Nhưng những chủ bài ấy đã bị phá hỏng, bởi việc rút bỏ đất đai một cách vô ích ở Đông Dương, bởi sự hoảng sợ được dung thứ nếu không muốn nói là được khuyến khích ở Paris và cuối cùng là bởi sự vội vã muốn ký kết hòa bình biểu lộ ở một êkíp Chính phủ mới, một êkíp mà ý thức cũng như sự khao khát quyền lực đã che lấp cả những quyền lợi chính đáng của nước Pháp.

        Tôi tin chắc rằng kế hoạch mà tôi chấp nhận thể hiện cơ may duy nhất của chúng tôi để thoát ra khỏi cuộc chiến tranh Đông Dương trong danh dự. Tôi tin chắc, nếu được thực hiện một cách thực sự ở cấp Nhà nước và nhất là nếu không có đàm phán ở Geneve thì kế hoạch đó sẽ thành công, bởi thất bại ở Điện Biên Phủ sẽ không xảy ra.

        Và tôi tin rằng, ngay cả sau thất bại Điện Biên Phủ, nếu các nhà thương thuyết của chúng tôi không chán nản bỏ tất cả thì một nền hòa bình thích hợp sẽ có thể đạt tới, sự thống nhất của Việt Nam sẽ có thể giữ gìn và một sự có mặt nào đấy của nước Pháp - mà cả hai bên đều mong muốn hơn hết - sẽ có thể được duy trì ở Đông Dương.

------------
1. Tháng 12 năm 1946, được cử sang công cán ở Đông Dương, tướng Leclère đã dự kiến điều đình với Việt Minh, nhưng đồng thời ông cũng khuyên gửi thêm quân tăng viện. Ông đã viết:" Sẽ chẳng ích lợi gì khi người ta điều đình trên thế yếu".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #118 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2016, 10:27:34 pm »

       
PHỤ LỤC 4

BẢNG ĐỐI CHIẾU TÊN GỌI CÁC VỊ TRÍ THEO TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG PHÁP

        Phân khu Bắc (theo quan niệm của ta lúc đó gồm ba trung tâm đề kháng Gabrielle, Béatrice và Anne-Marie), được gọi như sau:

        Đồi Độc Lập   Gabrielle

        Him Lam           Béatrice

        Bản Kéo           gồm   Anne-Marie 1 và Anne-Marie 2 nằm tại Bản Kéo

        Phân khu Trung tâm

        Những cứ điểm ở phía đông:

        AI   Eỉiane 2

        C1   Eliane 1

        C2   Eliane 4

        A3   Eliane 3

        E1   Dominique 1

        D1   Dominique 2

        D2 và vị trí pháo binh 210   Dominique 6

        D3   Dominique 5

        505, 505A   Dominique 3

        506,507   Eliane 10

        508,508A, 509   Eliane 12

        Những cứ điểm ở phía tây:

         105           Huguette 6, trước là Anne-Marie 3
         106   
         107           Huguette 7, trước là Anne-Marie 4
         108   
        206   Huguette 1

        208   Huguette 2

        310   '   Claưdine 4

        311, còn gọi là Căng Na   Huguette F, còn gọi là Francoise

        311A   .   Huguette 5

        311B   Huguette 4

        Phân khu Hồng Cúm   Isabelle

        Chú thích: Có một số cứ điểm nằm sát sở chỉ huy (PC) của Đờ Cát ở phía tây-nam và đông-nam   khu Trung tâm (thuộc Claudine và Junon) ta chỉ đánh dấu trên bản đồ tham mưu, chưa đánh số.

HẾT

Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM