Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:08:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thời điểm của những sự thật  (Đọc 43758 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #100 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2016, 07:44:49 am »

       
Cái "Tôi - đã - bảo - rồi - mà" (Le "Je - L avais - Bien - disme")

        Sau khi mất Điện Biên Phủ, nhiều người đã nói; hoặc mượn người khác nói hoặc để mặc cho họ nói, là về việc ấy họ đã nhìn thấy trước tất cả. Hiển nhiên đó là những nhà báo rồi, nhưng cũng có những người khác, nhất là những nhà chính trị và tướng lĩnh e ngại rằng hậu quả của thất bại Điện Biên Phủ sẽ giáng đòn vào sự nghiệp của họ.

        Những cái gọi là tiên tri, tiên đoán ấy đã nuôi béo những cuộc tranh cãi. Trong khi làm người ta ngờ rằng có thể dễ dàng trông thấy trước thất bại, nó đã góp phần làm méo mó rất nhiều trong nhận thức của công chúng về sự kiện Điện Biên Phủ. Vì vậy một trong những "lòi tiên tri" ấy cần phải được bàn cãi.

        Nhân vật chính và đầu tiên của cái "tôi - đã - bảo - rồi - mà" là Tướng Cogny. Trong vài đoạn của cuốn sách này, tôi đã nói ông có thái độ thế nào và đã truyền bá những luận điểm ra sao khi tình hình bắt đầu chuyện biến xấu. Sự va chạm giữa ông và tôi bắt nguồn từ đấy đã được phô bày rộng rãi trong báo chí và bị bóp méo hoàn toàn về nguyên nhân và kết quả đến nỗi nó được trình bày và coi như một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại. Rất nhiều "điều tâm sự bí mật" mà sau đó Tướng Cogny tiết lộ với các nhà báo đã là nguồn gốc của phần lớn những điều sai sự thật về sự kiện Điện Biên Phủ. Tôi không thể không nói đến những điều đó.

        Đương nhiên đối với tôi, thật không phải dễ chịu gì khi phải đề cập đến đề tài này - nhất là khi Tướng Cogny nay không còn nữa - nhưng tôi cũng không thấy có cái gì phải ngần ngại. Những va chạm, tranh cãi trong công việc giữa những nhà chính trị. nhà văn, luật sư, nhà khoa học, v.v... đều được coi là bình thường và chính đáng. Vậy tại sao lại không như thế đối vối các nhà quân sự? Những gì tôi sắp nói về vấn đề đã đối lập giữa chúng tôi chỉ nhằm mục đích duy nhất là để hiếu rõ những nguyên nhân đích thực và đưa vấn đề ấy trở lại đúng với kích cỡ của nó, thực ra nhỏ hơn nhiều so với cái mà người ta nói.

        Tôi đã kể lại như thế nào, do thiếu người để lựa chọn và mặc dù có sự dè dặt nhất định, tôi đã phải chỉ định Tướng Cogny làm chỉ huy lục quân ở Bắc Việt Nam khi tôi mới sang nhậm chức ở Đông Dương.

        Chúng tôi đốì xử với nhau lịch thiệp, đôi khi thân tình nhưng chưa thể như bạn bè chí cốt, vì tính nết hai người quá khác nhau. Có thể tính nết tôi, có vài điều "đụng" đến Cogny. Còn về phần tôi, tôi không ưa lắm cái cách ông chiều lòng quá đáng giới báo chí, cũng như một vài biện pháp có tính chất quảng cáo của ông đối với quân đội. Tuy nhiên, điểm cuối cùng này đã gây được ảnh hưởng, uy tín cho ông đối với các sỹ quan trẻ - những người mà sự thật thà của họ khiến họ dễ bị lợi dụng. Nhưng tôi cũng mặc để ông làm vì xem chừng nó cũng có hiệu quả.

        Giữa Cogny và tôi - như thường xảy ra giữa những chỉ huy khác cấp - cũng có một số điểm tranh cãi nho nhỏ nhưng trước khi Điện Biên Phủ bị tấn công không hề có một điểm nào có tính chất nghiêm trọng và cũng không hề có liên quan gì đến những vấn đề chiến lược, chiến thuật.

        Chúng tôi tuyệt đối nhất trí với nhau về mọi vẻ của cuộc hành quân lên Điện Biên Phủ. Đặc biệt theo đề nghị của Cogny mà tôi quyết định rút bỏ Nà Sản và sau đó đánh chiếm Điện Biên. Và cũng hoàn toàn nhất trí với ông mà tôi chấp nhận giao chiến ở đấy. về các vấn đề: tổ chức tập đoàn cứ điểm, sử dụng lực lượng, phương tiện trang bị gửi lên trên đó - tất tật đều được quyết định giữa sự nhất trí hoàn toàn giữa ông và tôi.

        Đề tài duy nhất xảy ra tranh luận giữa Cogny và tôi là đưa lực lượng nào lên đóng ở Điện Biên Phủ: Cogny thì muốn không lấy quân thuộc quyền của ông, còn tôi thì đòi đại bộ phận phải là quân của Cogny lấy ở đồng bằng Bắc Bộ, khi ấy đã bớt bị uy hiếp do đại quân của Việt Minh đã lên Tây Bắc.

        Cuối tháng 2 năm 1954, Cogny, sắp đến hạn hồi hương đã yêu cầu tôi ủng hộ ông trong việc xin ỏ lại Đông Dương cho đến ngày ngã ngũ các cuộc hành quân đang tiến hành và tôi đã chấp nhận giúp đỡ ông.

        Va chạm đầu tiên giữa chúng tôi xảy ra vào ngày 14 tháng 3 năm 1954. Tôi ngạc nhiên biết bao khi tới Hà Nội, chỉ vài giờ sau khi Điện Biên Phủ bắt đầu bị tiến công và Béatrice bị mất, tôi được biết người ta đã chấp nhận đề nghị tạm ngừng bắn của Tướng Giáp và đã không thi hành kế hoạch phản kích. Những lòi tôi khiển trách Cogny đã mở đầu cho sự huỷ hoại mối quan hệ giữa chúng tôi.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Tư, 2016, 08:04:58 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #101 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2016, 08:04:02 am »

        Ở Hà Nội từ 14 đến 28 tháng 3, tôi có thể nhận thấy quan tâm chủ yếu của Cogny, lúc này trở nên rất bi quan1 là muốn rút tay khỏi cuộc chơi. Ông dành phần lớn thời gian để biện hộ thanh minh với các nhà báo2 là "ông có muốn việc này đâu".

        Tôi đã kể lại như thê nào, khi trở về Hà Nội đêm 30 rạng 31 tháng ba, đúng lúc Việt Minh lại mở đầu đợt tiến công mới vào Điện Biên Phủ, tôi đã thấy ông vắng mặt ở sở chỉ huy và tôi đã kể lại màn va chạm dữ dội diễn ra sáng 31 tháng ba.

        Từ lúc đó trở đi, đối với các nhân vật chính trị và giới báo chí, Cogny không ngừng ra sức biện hộ, thanh minh về những gì, theo ông nghĩ, là trách nhiệm của ông đối với Điện Biên Phủ, nếu sự việc trở nên xấu. Vào trung tuần tháng tư, lấy cớ kỷ niệm sinh nhật, ông tổ chức một cuộc tiếp đón, trong đó ông mời nhiều nhà báo. Ông trình bày vói họ những ý kiến về một cái được mạo xưng là sự bất đồng chiến lược giữa ông và tôi. Những phát biểu của ông đã được đăng lại trên nhiều tờ báo. Ông viết nhiều thư gửi về Paris, qua đó muốn giới thượng đỉnh chính trị và quân sự tin vào những lời của ông. Tôi có nhiều hồi âm về điều đó3.

        Về phần tôi, đối với bất kỳ ai - ngay cả với ông cao uỷ - tôi đều tránh không ám chỉ gì đến tình hình ấy, nhưng ngày 21 tháng 4, trong một bức thư riêng, tôi có cho Tướng Ely biết về thái độ của Cogny và ý định của tôi là nên thay ông ta ngay sau khi những cuộc hành quân chấm dứt. Trả lời tôi, ông Ely nói ông đã biết về những hành động của Cogny và chấp nhận ý kiến của tôi.

        Trong những ngày cuối của cuộc chiến và sau khi tập đoàn cứ điểm thất thủ, Cogny không ngừng cung cấp cho các nhà báo những tin tức nguy ngập, hãi hùng, đặc biệt nhấn mạnh số phận bi thảm, mà theo ông ta, đồng bằng đang chờ đợi một khi đại quân của Việt Minh dùng sức mạnh tiến vào đấy. Ông là phần lớn nguyên nhân của sự hoảng loạn đang lan rộng ở nước Pháp. Tôi đã phải nhiều lần nghiêm khắc nhắc nhở ông. Sau cùng nhận thấy những tiên đoán bi quan của ông đã không xảy ra, ông đã nhanh chóng trở lại với cách nhìn tình hình một cách lành mạnh hơn. Song lúc đó thì cái xấu đã là sự đã rồi.

        Sau khi tôi rời Đông Dương, Cogny càng ra sức chỉ trích tôi. Ông viết một báo cáo trong đó gắng chứng minh rằng ông đã bất đồng với chiến lược của tôi, đặc biệt về những gì có liên quan tới Điện Biên Phủ. Ông thường viện dẫn một số lớn bài báo có cùng quan điếm như ông. Ông là người khởi nguồn cho các bài báo của Lucien Bodard tháng giêng 1955, và sau này là chủ mưu chính của cuốn sách của Jules Roy.

        Về phía tôi, tôi có trả lời một số bài viết quá sai sự thật. Trong cuốn Đông Dương hấp hối, ở hai đoạn, tôi có ám chỉ đến những lời viện dẫn giả mạo của Cogny cũng như sự thiếu can đảm của ông sau khi Điện Biên Phủ sụp đo. Như mọi người đã chứng kiến, những đoạn ấy là nguồn gốc của một vụ kiện mà Cogny đã thua.

        Trên những nét lớn, luận điểm của Cogny như sau. Ông công nhận ông có dự kiến chiếm đóng Điện Biên Phủ nhưng cho rằng, trong ý thức thì không phải để chiến đấu ở đấy chống những lực lượng lớn. Từ lúc tôi quyết định chấp nhận giao chiến ở Điện Biên Phủ (Cogny đặt điều là quyết định này ngược với ý kiến của ông), thì ông đã dự kiến việc đánh vào hậu phương Việt Minh, nhưng chủ trương đó luôn luôn bị từ chối mặc dù ông đã nhiều lần phản kháng.

        Luận điểm căn bản của Cogny (về cái được mạo xưng là sự bất đồng căn bản giữa chúng tôi về vai trò, tác dụng của Điện Biên Phủ) là một điều hoàn toàn trái sự thật: Điện Biên Phủ được chiếm vói ý định tức khắc - một ý định chung thống nhất giữa hai chúng tôi là sẽ chấp nhận giao chiến ở đấy nêu đối phương tiến công.

---------------
1. Trong một báo cáo gửi tôi ngày 15-3, Cogny viết: "Cần phải dự kiến khả năng bại trận ở Điện Biên Phủ với việc mất các lực lượng ở đấy. Sự kiện này sẽ có tác động lớn, đặc biệt ở đồng bằng với những hậu quả về các mặt: chính trị, tâm lý, quân sự..." Trong báo cáo ngày 16-3 ông đưa dự đoán khoảng 12 ngày tới sẽ có một Sư đoàn Việt Minh quay về đồng bằng.

2. Công việc chánh văn phòng của Tướng Cogny ở cạnh Tướng De Lattre đả tạo cho ông điều kiện kết bạn thân mật với giới báo chí và học được cách "giật giây”, "mớm lời " cho họ.

3. Sau một chuyến về Paris công tác, một sỹ quan trong bộ tham mưu của tôi đã viết trong báo cáo: "Thái độ của Tướng Cogny bị nghiêm khắc lên án và những lời phát biểu của ông hay ông để các nhà báo phát biểu đều vô cùng đáng tiếc".
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Tư, 2016, 08:11:46 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #102 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2016, 08:14:11 am »

        Chỉ khác nhau giữa hai chúng tôi là về động cơ, về ý định. Với tôi, chịu trách nhiệm chung về Đông Dương, quyết định chiếm Điện Biên Phủ là để bảo vệ Thượng Lào. Thêm vào đó tôi cũng có nghĩ một trận đánh ở Điện Biên Phủ sẽ có thể tránh được một trận đánh nguy hiểm hơn ở Đồng bằng, song điều đó đối với tôi chỉ là thứ yếu. Còn Cogny, chỉ chịu trách nhiệm với chiến trường Bắc Việt Nam và bị ám ảnh bởi một cuộc tiến công của đốì phương vào đồng bằng, ông ta còn coi Điện Biên Phủ là một cái "ung nhọt để thu hút" và làm chuyển hướng tiến công của đối phương.

        Cogny và tôi hoàn toàn nhất trí với nhau về việc giao chiến ở Điện Biên Phủ. Có rất nhiều chứng cớ về vấn đề này và đây là những cái chính.

        Người ta nghĩ thế nào, nếu Cogny có những điểm không nhất trí và cần bảo lưu, thì tại sao ông ta - một người rất quan tâm đến chuyện "giấy tờ" - lại không viết những điều đó lên thành văn bản? Thế mà đã không có một văn bản nào trong đó bộc lộ rõ một tý chút bất đồng. Đặc biệt, Cogny không hể phản đối gì bản chỉ thị ngày 4 tháng 12 năm 1953 của tôi (được thảo với sự cộng tác của chính ông ta) trong đó nói rõ ý định của tôi là chấp nhận giao chiến ở Điện Biên Phủ.

        Yêu cầu hồi tháng 2 năm 1954 của Cogny được tiếp tục ở lại Đông Dương làm việc dưới quyền tôi là một chứng cớ khác về sự nhất trí giữa ông và tôi.

        Cũng chắc chắn rằng nếu có sự bất đồng thì hẳn Cogny đã nói với các thành viên của "phái đoàn Plêven" mà nhiều khi vắng mặt chúng tôi, ông đã có nhiều cuộc trò chuyện. Nhưng không thấy ông làm, điều đó có thể rút ra dứt khoát từ những lời báo cáo của ông Plêven trong kỳ họp Quốc hội ngày 8 tháng 6 năm 1954.

        Trong nhiều thư và điện tín tôi đã kể, Cogny biểu thị ông tin tưởng hoàn toàn vào thắng lợi của trận Điện Biên Phủ. Cái "mưu mẹo" mà ông gợi ý với tôi để kích động Việt Minh tiến công vào tập đoàn cứ điểm, cũng như những lý do ông đưa ra với tôi, ngày 4 tháng 3, để từ chối không nhận những tiểu đoàn bổ sung mà tôi đề nghị cũng là chứng cớ chứng minh cho sự tin tưởng ấy.

        Cuối cùng cũng nhắc thêm ở đây những lời tuyên bố lạc quan của ông với các nhà báo về triển vọng thắng lợi của trận Điện Biên Phủ, trong thời kỳ Pháp mới chiếm đóng đến khi Việt Minh bắt đầu tiến công. Sau này ông lại biện bạch, đó là để "động viên sỳ khí" quân đội và cũng vì ý thức "kỷ luật". Thế nhưng có ai bắt buộc ông phải làm đâu, hơn nữa nhiều lần tôi còn yêu cầu ông đừng làm thế.

        Những lời khảng định của Cogny về cái gọi là những cố gắng của ông để thuyết phục tôi tiến công vào hậu phương Việt Minh cũng hoàn toàn dối trá. Thực ra những đề nghị của ông về vấn đề này chỉ là kết quả của việc nghiên cứu những ý kiến của tôi. Về phía ông, những đề nghị ấy luôn luôn dẫn đến việc đòi hỏi phải sử dụng một lực lượng quá lớn mà người ta không thể đáp ứng được, và khi phải từ bỏ những dự án đánh vào hậu phương Việt Minh thì giữa tôi và ông ta, đều luôn luôn có sự nhất trí.

        Duy chỉ có một lần vào tháng 4 năm 1954, Cogny có một quan điểm khác: như tôi đã nói, ông đề nghị tôi mở một cuộc hành quân lên Phủ Đoan và giữ ý kiến cuộc hành quân ấy có thể thực hiện được. Trong thâm tâm ông thừa hiểu nó chẳng đi đến đâu và cũng chẳng thể cứu nguy được cho Điện Biên Phủ. Đề nghị này của ông chẳng qua chỉ nhằm mục đích biết rằng chắc chắn một ngày nào đấy tôi sẽ bị chê trách về việc này. Nhưng thà thế còn hơn là rồi tôi sẽ phải tự chê trách mình về việc đã để nhiều người chết uổng mạng trong một cuộc hành quân không đem lại kết quả.

        Cogny đã yêu cầu uỷ ban điều tra chứng thực cho ông cái màn ông cho là sự "bất đồng” giữa ông và tôi. Nhưng uỷ ban đã khước từ, lý do là những phê phán của ông chỉ là "nói hậu" và có dụng ý cá nhân.

        Sự thật là như vậy. Cho tới trước khi ông cảm thấy tình hình chuyển biến xấu, Cogny đã hoàn toàn nhất trí về việc tiến hành cuộc chiến Điện Biên Phủ. Sau đó ông muốn rũ cái mà ông nghĩ là trách nhiệm của ông. Thật vô ích, bởi đó là những quyết định thuộc cấp của tôi, chỉ riêng việc tôi là người ra những quyết định này cũng đủ chứng tỏ trách nhiệm của ông được vô sự. Chỉ riêng trách nhiệm của tôi là bị đưa vào cuộc, bị thử thách và sợ tôi tìm cách để bắt ông chia sẻ là rõ ràng không hiểu tôi.

        Tóm lại, và trái ngược với những gì được biết về vụ "va chạm Navarre - Cogny", không hề có nguyên nhân là do khác nhau về chiến lược hay chiến thuật và cũng không hề gây tác hại gì cho cuộc chiến Điện Biên Phủ.

        Trong số thuộc cấp của tôi, có một nhà "tiên tri nổi tiếng" là Tướng Nicot, hồi Điện Biên Phủ là Đại tá, chỉ huy không quân vận tải.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #103 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2016, 08:18:34 am »

        Khi có quyết định thành lập tập đoàn cứ điểm, Nicot có vài nhận xét bằng miệng (và không có mặt tôi) rằng quyết định này sẽ gây cho các đơn vị của ông ta những gánh nặng nhưng không nói là không thể vượt qua nổi1. Trong cuốn sách của mình, Jules Roy đã trình bày ý kiến thuần tuý có tính chất kỹ thuật nói trên như một vấn đề có tầm chiến lược và khen ngợi Tướng Cogny đã "đặc biệt dũng cảm khi dám lưu ý tổng chỉ huy về những nguy hiểm do việc lựa chọn Điện Biên Phủ đặt ra".

        Đã lâu tôi cho rằng, đó là một trong nhiều chuyện bịa đặt của ông Jules Roy và đã ngỏ lời với Tướng Nicot là tôi tin rằng ông hoàn toàn xa lạ với điều bịa đặt ấy, mặc dầu nó vẫn được các nhà bình luận thường xuyên nhắc đi nhắc lại và đã gây ra một sự chú ý nào đấy trong giới không quân. Nhưng Tướng Nicot nhận là có nói, trong một lần phát biểu trước vô tuyến truyền hình, tôi tỏ ý lấy làm tiếc cho ông về điều đó.

        Là một người "tôi - đã - bảo - rồi - mà" có hạng, ông Joseph Laniel trong cuổn Thảm hoạ Đông Dương đã tự gán cho mình những khả năng tuyệt vời về linh tính.

        Tuy nhiên người ta cảm thấy ông cũng có phần hơi lúng túng. Nói rằng cái gì ông cũng nhìn thấy trước thì quả là chơi dao hai lưỡi: người ta có thể vặn ông vậy tại sao trong trường hợp ấy, với tư cách là Thủ tướng chính phủ và với bổn phận sơ đắng của ông, ông lại không can thiệp? Vì vậy ông đánh con bài mập mờ: ông nói, Điện Biên Phủ đã làm "Chính phủ lo ngại". Thế nhưng ông không bao giờ nói với tôi những điều "lo ngại" ấy, và không những thế, ông còn không trả lời bức thư ngày 1 tháng 1 năm 1954 của tôi, trong đó tôi đã nêu những lo ngại của chính tôi.

        Tuy vậy cũng có một điểm mà ông Laniel tỏ ra rõ ràng: về linh tính đã khiến ông viết cho tôi trong khi tôi đang ở Paris, vào tháng 7 năm 1954, trong đó ông dặn "trước hết phải bảo đảm an toàn cho quân đội viễn chinh". Ông đã dựa vào cái tưởng là "chỉ thị" ấy để trách tôi về việc quan tâm bảo vệ nước Lào. Nhưng không hề có một điều gì vể vấn đề này đã nói với tôi: cả trong cuộc họp ngày 24 tháng 7 năm 19532  của Hội đồng Quốc phòng, cả trong những dịp chuyện trò riêng. Nếu quả có một mệnh lệnh như thế thì tất nhiên tôi sẽ phải hỏi cho rõ. Nếu điều đó chỉ có nghĩa là phải bảo vệ an toàn cho binh sỹ trong phạm vi tương hợp với nhiệm vụ của tôi thì đó là một nhắc nhở vô nghĩa, đó là điều ABC của nghề nghiệp nhà binh. Nếu ngược lại ông Laniel muốn nói, thà bỏ nước Lào còn hơn mạo hiểm "sự an toàn của quân đội viễn chinh”, thì tôi sẽ bỏ nhiệm vụ, bởi điều đó sẽ dẫn đến việc phải thảo luận lại toàn bộ kế hoạch của tôi cũng như việc từ chức: chẳng ai làm chiến tranh mà lại không muốn mạo hiếm gì cả.

        Một số thành viên khác của nội các Laniel có trách nhiệm về những sự việc ở Đông Dương, sau khi chuyện đã xảy ra rồi, liền tự khám phá ra rằng chính họ cũng có đầu óc sáng suốt lớn.

        Ông Paul Raynaud nói rằng ông tỏ ra "lo ngại". Nhưng điều đó cũng không ngăn ông, khi nhận được lá thư ngày 1 tháng 1 năm 1954 của ông, ông đã đánh giá những nhận định tôi viết trong đó là "tiểu thuyết đen".

        Còn ông Marc Jacquet, phát biểu trước uỷ ban điều tra rằng ông "cảm thấy những nỗi lo sợ". Thật lạ lùng là nếu có điều đó, ông - bộ trưởng phụ trách việc "tổ chức phòng thủ" Đông Dương - ông lại không nói với tôi một tiếng nào.

--------------
1. Thực ra không quân vận tải có thể cung cấp cho tập đoàn cứ điểm nhiều hơn những lời nói ban đầu, và những đòi hồi ấy củng chưa đạt tới mức tối đa, dù rằng việc tổ chức bảo quản và sửa chữa của không quân còn rất tồi. Những đòi hỏi ban đầu đối với không quản vận tải không hề có gì là quá đáng.

2.Ông Laniel đã đưa vào cái mà ông gọi là "biên bản" của cuộc họp đê chứng thực cho những lời nói của ông. Nhưng cuộc họp, không hề có một biên bản nào. "Biên bản" ấy (mà ông Laniel chỉ đưa ra những "trích dẫn" ngắn) chỉ có thê làm lại sau khi sự việc đã xảy ra và tôi củng không được trông thấy. Nội dung ra sao, tôi xin được dè chừng.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Tư, 2016, 08:49:47 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #104 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2016, 08:56:25 pm »

        Như trên tôi đã nói, có rất nhiều nhân vật dân sự và quân sự đã đến thăm Điện Biên Phủ. Nhiều "sử gia" và nhà báo đã vay mượn ở những vị khách ấy những lời bình luận tỏ ý lo ngại về tình trạng "nằm trong chảo" của tập đoàn cứ điểm. Tất cả cái đó đều sai sự thật. Trên kia tôi đã nói thái độ của các vị khách ấy ra sao. Không một vị nào biểu thị một tý chút lo ngại và ngược lại, phần đông các vị còn nói với tôi là họ kinh ngạc biết bao trước "sự hùng mạnh của các công trình phòng thủ và họ không mấy tin tưởng là Tướng Giáp sẽ dám tấn công vào đây".

        Tướng Blane, Tham mưu trưởng Lục quân, là người bị người ta vay mượn những lời đoán tiên tri nhất về số phận của Điện Biên Phủ. Những huyền thoại loan truyền xung quanh những kết luận ông rút ra từ chuyến đi thăm tập đoàn cứ điếm đã thu hút được sự chú ý, nếu không phải trong đông đảo công chúng, thì ít nhất cũng trong giới quân sự, nhất là những cựu binh Đông Dương. Tôi sẽ nói ở đây sự thật về cái đó là thế nào.

        Trên kia tôi đã nói Tướng Blane đã có ấn tượng tốt đẹp như thế nào về sức mạnh của tập đoàn cứ điểm và đã dùng lời lẽ ra sao để nói với tôi sự tin tưởng của ông. Những điều kiện sử dụng pháo binh đã được đặc biệt trình bày cặn kẽ với ông, bởi ông vốn là dân pháo binh. Ông thấy không có gì phải nói lại, cũng không phản đối việc cho rằng vói khoảng cách xa của các mỏm núi xung quanh, pháo binh Việt Minh khó có thể gây nguy hiểm cho tập đoàn cứ điểm. Tướng Blane cũng không giấu là ông không tin đối phương sẽ tiến công. Trong lúc đang diễn ra trận đánh, ông viết thư nói với tôi: "Tự mình, tôi tin rằng trận đánh sẽ kết thúc bằng một thắng lợi không thế chối cãi được của bên phòng thủ và ở đây, tôi có thể giải thích nó bằng những lý lẽ thực tế".

        Sau khi trở về Pháp, tháng 6 năm 1954, tôi biết có một "báo cáo" nào đấy, trong đó có dự kiến về việc rút Điện Biên Phủ, đang lưu truyền trong giói chính trị. Nhiều nhà báo đánh giá nó là "tiên tri". Mãi về sau tôi mới được thấy nó lúc ấy mới biết tác giả là Tướng Blane.

        Trước khi rời Đông Dương, ngày 14 tháng 2, Tướng Blane đã gặp các ông Pleven, de Chevigné cũng như Tướng Ely vừa mới tới. Ông đã báo cáo với họ - nói miệng hay viết tay, tôi không được rõ - về những gì ông đã thấy. Chính báo cáo này sau đó đã trở thành "báo cáo Blane".

        Chuyến công du của Tướng Blane trùng hợp đúng lúc với cuộc tiến công của Việt Minh vào Luang Prabang và miền Trung Đông Dương và đồng thòi là một đợt tăng cường hoạt động ở đồng bằng Bắc Bộ. Chúng tôi đang gặp khó khăn ở khắp nơi, trừ Điện Biên Phủ, Tướng Blane có lẽ nghĩ rằng tôi để quá nhiều quân ở đây trong khi các nơi khác lại đang thiếu. Đó hình như là điều ông đã nói với các thành viên của "phái đoàn Pleven", mà không nói gì với tôi.

        Nhưng sau khi ông trở về Pháp, tình hình trở nên rõ ràng: Tướng Giáp chuẩn bị tiến công Điện Biên Phủ. Báo cáo của Tướng Blane trở nên lỗi thòi bởi được căn cứ vào việc đánh giá sai tình hình. Vì thế, "báo cáo Pleven", thảo vào lúc kết thúc nhiệm vụ của phái đoàn, đã không để ý gì đến "báo cáo Blane", thậm chí còn không nhắc đến1.

        Đọc "báo cáo Blane", ngưòi ta thấy hiển nhiên tác giả không nghĩ gì đến việc tập đoàn cứ điếm - mà ông đánh giá được "tổ chức một cách xuất sắc" - có thể bị đánh. Thực ra ông cũng có gợi ý có thể lấy bớt quân ở đấy để tổ chức lại lực lượng dự bị - điều đó không có nghĩa rút tập đoàn cứ điếm (vấn đề này lúc ấy không thể đặt ra) mà là làm giảm nhẹ nó về quân số và phương tiện, một điều sẽ là phi lý nếu giả thuyết tập đoàn cứ điểm có khả năng bị tiến công.

        Trái lại với những gì từng được nói và viết, Tướng Blane đã không dự kiến trước được điều gì sẽ xảy ra ở Điện Biên Phủ. Ngược lại nữa là khác.

        Ngưòi ta cũng đồn rằng Tướng Fay, Tham mưu trưởng không quân, trong khi thăm Điện Biên Phủ, cũng dự kiến đến việc di tản. Đó là sai. Như tôi đã nói, lo ngại duy nhất ông nêu ra là khả năng sân bay sẽ bị ngập vào mùa mưa.

        Có thể tìm thấy câu trả lời tốt nhất cho những người "tôi - đã - bảo - rồi - mà" trong lời phát biểu của ông Pleven trước Quốc hội ngày 8 tháng 6 năm 1954:

        "Khi một chiến dịch quân sự kết thúc xấu, người ta thấy lập tức mọc lên nhan nhản những nhà "chiến lược - sa lông" và những nhà tiên tri "nói hậu"; họ giải thích rằng họ đã luôn luôn bảo trước nhưng nào họ có bày tỏ ý kiến gì trước đâu... Điện Biên Phủ được chiếm ngày 20 tháng 11 năm 1953... Giữa ngày đó đến lúc Việt Minh bắt đầu tiến công, ngày 13 tháng 3 các nhà tiên tri có thể dễ dàng cho người ta nghe ý kiến mình trong khoảng thời gian ba tháng rưỡi... Cái mà tôi biết, đó là ngày tôi lên thăm tập đoàn cứ điểm, ngày 19 tháng 2, mọi người ở đấy đều rất tin tưởng vào sự bố phòng cũng như những phương tiện của mình và không một ai nghĩ đến việc rút bỏ nó - cái mà tôi biết, không một chỉ huy quân sự nào được hỏi ý kiến lại đề nghị như vậy cả".

--------------
1. Tất cả những gì "báo cáo Pỉeven" lấy được ở báo cáo của Tướng Blane là khả năng tập đoàn cứ điểm có thể bị ngập lụt trong mùa mưa. Nhưng củng chỉ nói thông qua trong một câu ngắn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #105 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2016, 09:03:38 pm »

        
Nước Lào có cần được bảo vệ không?

        Bây giờ tôi đê cập đến những tranh luận quan trọng nhất, bắt đầu từ vấn đề nước Lào có cần được bảo vệ không? Bởi thực ra đây là vấn đề bao trùm cả Đông Dương.

        Ở trên tôi đã nói vấn đề này được đặt ra như thế nào giữa tháng 7 tháng 1953, tôi trình lên Chính phủ kế hoạch. Tôi đã giải thích tại sao vấn đề bảo vệ Lào chẳng những không thể lẩn tránh được về mặt chính trị mà còn cần phải được đặt ra vì những lý do quân sự. Tôi cũng đã nói là Hội đồng tham mưu trưởng liên quan, trong khi tìm cách gọt xén những yêu cầu tăng viện của tôi, đã khuyên tôi nên miễn nhiệm vụ đó đi, nhưng sau đó Hội đồng Quốc phòng họp ngày 24 tháng 7 năm 1953 đã không tiếp tục cứu xét về gợi ý này. Đối với tôi, không nghi ngờ gì nhiệm vụ đó có thể làm được. Tôi cũng đã nhắc lại rằng, ngày 28 tháng 10 năm 1953, nước Pháp đã ký với Lào một hiệp ước trong đó cam kết việc bảo vệ Lào.

        Trong những điều kiện như thế cho nên vào tháng 11 năm 1953, khi thấy Việt Minh hướng cuộc tiến công của họ sang Thượng Lào, tôi đã không chút chần chừ cho tiến hành bảo vệ Luang Prabang, như Tướng Salan đã làm năm trước. Cho đến khi Điện Biên Phủ thất thủ, việc bảo vệ nước Lào là vấn đề không còn phải bàn cãi nữa.

        Nhưng sự việc thực sự đổi chiều sau khi mất Điện Biên Phủ. Ông Laniel bắt đầu tung ra cái thuyết cho "toàn quyền hành động" với ý nghĩ rằng tôi có thể từ bỏ nhiệm vụ bảo vệ nước Lào.

        Trong cuốn Thảm hoạ Đông Dương, ông trình bày thuyết ấy tóm tắt như sau1. Chính phủ "hết sức mong muốn" rằng độc lập của nước Lào phải được giữ gìn, nhưng thà "mất nước Lào trong một lúc nào đấy"2 còn hơn là mất cùng một lúc cả nước Lào, cả quân đội viễn chinh. Vì thế, ông Laniel tiếp tục nói, người ta đã để ông tổng chỉ huy tùy quyền lựa chọn có cần hay không cần bảo vệ nước Lào.

        Còn về hiệp ước ký kết vối nước Lào, ông Laniel viết: "Chẳng nhẽ... giữa lúc đang bàn bạc với họ để xây dựng một quy chế mới nhằm thắt chặt quan hệ giữa Lào vối khối Liên hiệp Pháp, chúng ta lại nói - nhất là lại viết - rằng chúng ta sẽ không bảo vệ nước Lào?". Vậy là, hiểu theo lời ông Laniel, đối với một "quốc gia bạn bè và trung thành", ông đã cam kết một điều mà ông không có ý định giữ lời. Nếu đúng như thế thì quả là một sự phản bội không xứng đáng với nước Pháp.

        Luận điếm của ông Laniel là không thể bảo vệ được và có đầy đủ chứng cứ. Sau đây là những điểm chính.

        1. Cho rằng Chính phủ muốn giao cho một quan chức sở tại quyền đưa ra quyết định - trước hết là có tính chất chính trị rồi sau mới là chiến lược - về việc bảo vệ hay không bảo vệ nước Lào thì quan chức ấy chỉ có thế là ông cao uỷ, đại diện cao nhất của Chính phủ ở Đông Dương và là ngườ "chịu trách nhiệm về vấn đề bảo vệ an ninh ở Đông Dương", chứ không phải là tổng chỉ huy, người chỉ phụ giúp cho cao uỷ về vấn đề ấy. Nhưng đối với cao uỷ Dejean, Chính phủ không hề giao quyền như thế.

        2. Thống chế Juin, tham dự cuộc họp Hội đồng Quốc phòng ngày 24 tháng 7 năm 1953, đã rút ra một điều chắc chắn là Chính phủ bắt buộc tôi phải bảo vệ nước Lào. Giữa chừng trận đánh ở Điện Biên Phủ, ông viết thư cho tôi rằng: "Anh vẫn luôn luôn được bảo vệ bởi chỉ thị của anh trong đó quy định việc bảo vệ nước Lào. Anh đã tuân lệnh. Chính phủ đã sai lầm". Và ông còn khắng định trong một bức thư khác trong đó nói rõ là nhiệm vụ của tôi, có "quy định phải bảo vệ nước Lào".

-----------------
1. Tài liệu duy nhất ông Laniel dựa vào để làm căn cứ là một bức thư từ chối không gửi thêm tăng viện cho tôi, nhưng thư đó chỉ đến tay tôi sau khi quân Pháp đã chiếm Điện Biên Phủ được hai tuần. Thư có đoạn như sau: "Ông Tổng chỉ huy cần phải chỉnh kế hoạch sao cho khớp với lực lượng trao cho ông". Nhưng thư củng viết: "Mục tiêu của những hoạt động của chúng ta ở Đông Dương là làm sao để đối phương hiếu rằng họ không thể giành được một thắng lợi quân sự quyết định". Đó cũng là phạm vi nhiệm vụ của tôi. Nhiệm vụ đó chẳng những không thay đổi mà còn được xác nhận. Vậy nó đã quy định nhiệm vụ bảo vệ nước Lào một cách đương nhiên.

2. Chữ "một lúc nào đấy" dùng chỉ để giữ thể diện. Ông Lanieỉ thừa biết rằng, một khi đã bị mất, thì nước Lào không thể nào chiếm lại được.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #106 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2016, 09:13:48 pm »

        3. Trước khi chiếm Điện Biên Phủ, tôi đã nói để ông Dejean và ông Marc Jacquet biết về sự bắt buộc tôi phải có biện pháp ngay tức khắc để chặn đường tiến của Việt Minh sang Luang Prabang và cũng nhắc lại những khó khăn về việc bảo vệ Thượng Lào. Không một ông nào nói với tôi là có thể từ bỏ nhiệm vụ bảo vệ ấy. Ngược lại, ông Dejean còn trả lời rằng một sự từ bỏ như vậy là "không thể nghĩ tới" vì vừa mới ký hiệp ước với nhau hai tuần trước đây và ông Marc Jacquet cũng đã tuyên bố một cách kiên quyết là nếu Việt Minh tới được sông Mê Kông thì, xét tình trạng dư luận của nước Pháp, chiến tranh sẽ bị thất bại. Những ý kiến đó của ông Jacquet chứng tỏ Chính phủ không hề tính đến việc từ bỏ nhiệm vụ bảo vệ nước Lào1.

        4. "Phái đoàn Pleven" có mặt ở Đông Dương trong thời kỳ Lào đang đặc biệt bị uy hiếp (2-1954). Theo lời ông Laniel, ông Pleven được Chính phủ uỷ nhiệm cho phép tôi tuỳ tình hình có thể bỏ nhiệm vụ bảo vệ nước Lào2. Sự uỷ nhiệm đó cho ông Pleven chứng tỏ quyết định ấy thuộc phạm vi thẩm quyền cấp Chính phủ và nó không được giao cho tôi. Hơn nữa, mặc dù tình hình có lúc gay go trong thời gian ông Pleven đang công cán ở Đông Dương, ông cũng không bao giờ nói xa nói gần đến khả năng có thể bỏ nước Lào.

        5. Một chứng cớ khác về việc Chính phủ chưa bao giờ từ bỏ ý định bảo vệ nước Lào, ngay cả lúc cuộc chiến ở Điện Biên Phủ đang ở đỉnh cao nhất: trong một báo cáo đề ngày 28 tháng 4 năm 1954, một sỹ quan trong bộ tham mưu của tôi đi công tác ở Paris trở về, đã viết: "Trong Chính phủ, người ta nghĩ rằng việc bảo vệ nước Lào có thể được xem xét lại".

        Vê vấn đề bảo vệ nước Lào, uỷ ban điều tra đã chấp nhận một thái độ đầy mâu thuẫn - nếu không muốn nói là thiếu nhất quán - do ý định nửa thì không muốn kết tội tôi, nửa lại muôn tránh phải chạm trán với luận điểm của Laniel. Uỷ ban thừa nhận rằng quyết định về vấn đề Lào là có tính chất chính trị và không thể uỷ nhiệm cho tôi. Uỷ ban xác nhận tôi không nhận được một mệnh lệnh nào cả. Uỷ ban công nhận tôi đã xin ý kiến "những người có đủ tư cách về mặt tổ chức" (tức các ông Jacquet Dejean). Cuối cùng uỷ ban đã kết luận là tôi đã hành động "phù hợp với suy nghĩ của Chính phủ, tuy rằng suy nghĩ này chưa được nói ra". Nhưng uỷ ban đã trách tôi không nắm được "cơ quan chức năng có trách nhiệm". Thế nhưng có cơ quan nào khác là Bộ trưởng các Quốc gia liên kết, ông Jacquet, mà uỷ ban biết là tôi đã xin ông ta ý kiến!

        Chung quy lại điều duy nhất mà uỷ ban điều tra khiển trách tôi là trước khi chiếm đóng -Điện Biên Phủ, tôi đã không báo cáo cho Chính phủ biết việc đó bằng một bức thư hay một bức điện chính thức. Sở dĩ tôi không làm điều này là vì - với sự đồng ý của ông Jacquet lúc ấy đang có mặt ỏ Đông Dương - tôi biết chắc ở Paris có những sự "rò rỉ" tin tức có lợi cho Việt Minh, do đó nếu việc chuẩn bị nhảy dù xuống Điện Biên Phủ bị lộ thì điều đó sẽ dẫn đến thảm hoạ.

        Dù thận trọng khôn khéo thế nào, những kết luận của uỷ ban điều tra vẫn tiếp thêm vào những lý lẽ mà tôi vừa nêu trên để chứng tỏ rằng ý định của Chính phủ là phải bảo vệ nước Lào. Nếu tôi không làm thì chính những người vừa trách tôi đã làm (mà trước hết là ông Laniel) sẽ lại buộc tội tôi là đã bỏ nhiệm vụ và phản bội sự cam kết với nước Lào. Không nghi ngờ gì nữa, họ lại sẽ tìm thấy một Uỷ ban - có thể vẫn là uỷ ban này - để khiến trách tôi.

--------------
1. Trước Ủy ban điều tra, ông Jacquet đã từ chối. Nhưng trong baocs cáo của mình, Ủy ban đã không đếm xỉa gì đến việc chối cãi của cựu Bộ trưởng các Quốc gia không liên kết.

2. Nói về cuộc họp của Hội đồng Quốc phòng trước chuyến đi của ông Pleven, ông Laniel biết rằng ông này có đưa ra vấn đề "tình hình có thể dân đến việc ông Tổng chỉ huy sẽ hỏi tại chỗ để muốn biết là vấn đề bảo vệ nước Lào vẫn luôn luôn là một trong những mục tiêu của đường lối chính trị của Chính phủ"... " Có thể trong những ngày tới - ông Pleven nói thêm - ông Navarre sẽ hỏi về Bộ Quốc phòng là có cần phải từ bỏ hay không từ bỏ việc bảo vệ nước Lào. Vậy khi ấy trả lời ra sao?”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #107 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2016, 09:20:06 pm »

       
Có cần tiến hành cuộc hành quân Điện Biên Phủ không và nó có thể thắng lợi không?

        Trước khi đề cập vấn đề này, tôi cần làm rõ một truyền thuyết rất phổ biến có liên quan đến những lý do dẫn tôi đến quyết định chiếm Điện Biên Phủ.

        Như đã nói, động cơ duy nhất của tôi là vấn đề bảo vệ nước Lào. Thứ nữa, tất nhiên tôi có nghĩ rằng Điện Biên Phủ sẽ là một cái "ung nhọt để thu hút" lực lượng đốì phương và nếu không ngăn cản được, thì nó cũng có thê làm giảm nhẹ sức tiến công của Tướng Giáp vào Đồng bằng. Nhưng lý do này chỉ là phụ và không tác động gì vào quyết định của tôi. Nhiều tài liệu đã chứng minh điều đó.

        Tuy nhiên, theo con mắt của vài bình luận gia, sự việc nhìn như thê giản đơn quá và cần phải kể cho các độc giả sao cho câu chuyện hấp dẫn hơn. Thế là họ bịa ra rằng tôi muốn giương một "cái bẫy" cho ông Giáp bằng cách kéo ông ta vào cái "lòng chảo” rất ngon ăn này để tiêu diệt, nhưng rồi chính tôi lại là người bị "sập bẫy". Đó chỉ là những "công trình" tầm phào, không căn cứ đã nổi lên một thời1.

        Nếu cho rằng cuộc hành quân Điện Biên Phủ không có mục đích gì khác là bảo vệ nước Lào và thêm vào đó là tránh một cuộc tổng tiến công vào đồng bằng, bây giờ ở đây hãy nghiên cứu một loạt những tranh luận xoay quanh vấn đề là tìm hiểu xem, với cuộc hành quân này, việc bảo vệ nước Lào có được bảo đảm hay không? Hay là nó có thể khác.

        Trước hết tôi nói về một "giải pháp" không cần phải bàn cãi nhiều, bởi nó phi thực tế, nhưng lại thường được nhiều nhà bình luận không am hiểu vấn đề, và đôi khi - điều hết sức ngạc nhiên - là cả một vài người tưởng là thông thạo, nói đến (ví dụ như Tướng Nicot và Tướng Bigeard, trong một cuộc thảo luận trên vô tuyến truyền hình). Giải pháp này chủ trương phải tiến hành giao chiến ở đồng bằng Bắc Bộ, nơi Pháp có hoả lực mạnh (máy bay, xe tăng, pháo binh). Tuy rằng còn có thể tranh cãi (tôi nhớ Tướng Cogny ngại nhất việc đánh ở đồng bằng), nhưng cứ cho là đánh ở đồng bằng có lợi hơn là đánh ở Điện Biên Phủ thì tôi cũng không có quyền lựa chọn: bởi vào lúc Việt Minh quyết định tiến sang Lào thì tất nhiên không phải cứ ỏ lại đồng bằng là có thể cản được họ, mà phải tìm cách giao chiến với họ ở bên ngoài.

        Bây giờ tôi nói đến những giải pháp đúng đắn hơn.

        Tôi đã nói những lý do vì sao buộc lòng phải bỏ phương pháp bảo vệ nước Lào một cách gián tiếp, nghĩa là tìm cách giữ chân chủ lực đối phương từ đồng bằng, không để họ tiến lên vùng Thượng du.

        Buộc phải bảo vệ theo phương pháp trực tiếp, tôi đã chỉ ra những điều kiện đặc biệt khó khăn mà việc này thê hiện; lực lượng Pháp thiếu khả năng để bảo đảm cho nó bằng cách theo kiểu vận động; sự cần thiết phải vận dụng đến biện pháp "con nhím", mặc dù biện pháp này có những bất tiện chúng tôi; không có một chỗ nào khác để đặt "con nhím", ngoại trừ Điện Biên Phủ.

        Sau cùng, tại sao từ lúc chủ lực Việt Minh đã bố trí xong xung quanh Điện Biên Phủ, những hoạt động có hiệu quả bằng đường không và trên bộ của chúng tôi đánh phá giao thông của họ lại không thể thực hiện được.

--------------
1. Ví dụ như ông Jean Lacouture, trong báo Thế giới ngày 8-5-1974, đã viết như thế nào về những lý do, mà theo ông, đã thúc đẩy tôi cho chiếm Điện Biên Phủ. Ông viết: "Đối phương từ trước đến giờ không thể tóm được"cuối cùng sẽ đến nộp mạng trước những đòn chí tử của những người, theo như người ta nghĩ, có ưu thế hơn về hoả lực. Người ta sẽ "đập nát" chúng. Địa hình ở đây không mấy thuận lợi và quá xa những căn cứ của Pháp chăng? Có thể như vậy. Nhưng nếu Tướng Giáp thấy bố trí của Pháp quá rắn, ông ta sẽ không đến. Vậy nó không cần phải quá mạnh để có thể nhử mồi đối phương, nhưng cũng cần phải đủ mạnh để không bị đập vỡ. Thế là "cái bẫy” được giương lên". Những lời lảm nhảm chiến lược ấy không có lấy một tý sự thật.
Gần đây nhất, một nhà báo, tuy không “phịa chuyên hơn người khác, ông Dominique Jamet, viết trong tờ Rạng Đông ngày 15-9-1977: “Trong giai đoạn thứ nhất, Điện Biên Phủ phải là một cái đê chắn sóng mà ở đấy đại quân của đối phương - lực lượng sẵn sàng để tràn về Hà Nội sẽ đến lúc vỡ đầu, là thành trì để thu hút, giam chân và đập tan Việt Minh. Trong giai đoạn thứ hai đó sẽ là căn cứ xuất phát để phản công Việt Minh ở phía Bắc. Thứ nhất là người ta “dễ thờ’ hơn và tranh thủ thời gian đợi đến mùa mưa. Hy vọng cao nhất là đối phương bị kiệt sức, mất tinh thần, phải cầu hòa”. Trong tất cả mọi lý do, lý do duy nhất của việc chiếm Điện Biên Phủ lại bị lờ đi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #108 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2016, 09:23:40 pm »

        Phần lớn những điếm ấy là mục tiêu của những sự bàn cãi và chỉ trích. Uỷ ban điều tra đã nắm được một phần. Tôi chỉ bàn luận mấy điểm theo tôi là duy nhất đáng được kê dưới đây:

        Mói đầu uỷ ban nói: không thể trách tôi đã chiếm Điện Biên Phủ, nơi có tầm quan trọng chiến lược không cần phải bàn cãi. Nhưng điều đáng trách là tôi đã chấp nhận giao chiến ở đấy: Lý ra. tôi phải rút bỏ ngay vào những ngày đầu tháng 12 năm 1953, khi phát hiện ra đại quân của Việt Minh đã tiến lên thượng du. Về lời chỉ trích này, có thể có hai cách trả lời.

        - Thứ nhất, như người ta đã thấy, đầu tháng 12 tôi vẫn chưa xác định được có lực lượng lớn đối phương tiến lên Điện Biên Phủ và khoảng từ 20 đến 25 khi biết được đại quân của họ thì đã quá muộn. Việc di tản chỉ có thế làm được với những tổn thất lớn, trong khi mối hiểm nguy về một sự đe doạ mà chúng tôi dự kiến chưa lấy gì làm chắc chắn.

        Trả lời thứ hai là câu trả lời chính, là nếu tôi rút Điện Biên Phủ thì sau đó tôi có thể làm gì? Đánh ở giữa Điện Biên Phủ và Luang Prabang chăng? Thì địa hình không cho phép. Hay đánh ở Luang Prabang? Thì chính uỷ ban điều tra đã thừa nhận là phòng thủ ở đấy còn khó hơn ở Điện Biên Phủ nhiều và hơn nữa, làm thế là để đối phương tới được sông Mê Kông. Còn từ bỏ bảo vệ nước Lào? Thì đó là giải pháp duy nhất và người ta lại trở về với vấn đề đã nêu trước đây: có cần bảo vệ nước Lào hay không? Vậy thì tôi chỉ còn một cách chấp nhận phương án chiến đấu ở Điện Biên Phủ.

        Lời chỉ trích khác của uỷ ban điều tra cho rằng trong thời kỳ chuẩn bị trận đánh (theo uỷ ban là tháng 1 và tháng 2 năm 1954), tôi có thể lấy bớt ỏ Trung và Hạ Lào, cũng như ở khu vực hành quân Atlante một lực lượng khoảng hai binh đoàn cơ động để tiến hành một cuộc hành quân đánh thọc sâu vào hậu phương Việt Minh.

        Trước hết xin trả lời là hai binh đoàn cơ động thì quá ít để đạt kết quả. Ngoài ra, ý kiến đó của uỷ ban đã được đưa ra thiếu sự nghiên cứu về tình hình miền Trung Đông Dương và không hỏi han gì về các chỉ huy chịu trách nhiệm ở khu vực ấy. Nếu chịu khó nghiên cứu tình hình, người ta sẽ thấy là không có bất kỳ khả năng nào ở thời kỳ ấy để lấy quân ở một khu vực hành quân mà tình hình đang rất khó khăn.

        Mặt khác, nhiệm vụ của không quân cũng rất nặng nề trong thòi kỳ ấy, nhất là do đối phương đang đánh về Luang Prabang. Vì thế chúng tôi không có khả năng chi viện bằng không quân cho bất kỳ một cuộc tiến công nào vào hậu phương Việt Minh.

        Ngoài ra không phải trước, mà chính trong trận đánh ở Điện Biên Phủ khi hoạt động giải vây tỏ ra có ích, nhưng với điều kiện phải được tiến hành bằng những lực lượng mặt đất và trên không rất mạnh, song đó là điều còn xa tôi mới có.

        Một giải pháp bảo vệ nước Lào đã được Tướng Salan phác ra trong tập II Hồi ký của ông. Ông viết rằng không thể bảo vệ Thượng Lào chỉ bằng một căn cứ liên hợp không quân - lục quân thiết lập ở Điện Biên Phủ, mà phải bằng cả khu vực tam giác Nà sản - Lai Châu - Điện Biên Phủ. Ông đánh giá rằng, giữa ba căn cứ "có thể chi viện lẫn nhau" ấy, một cuộc hành quân là có khả năng tiến hành được.

        Tôi tuyệt đối không tin vào giải pháp này, bởi tôi cho rằng "tam giác" nói trên không cho một khả năng thực tế nào để tiến hành cuộc hành quân. Lai Châu, hoàn toàn ở ngoại vi, không che chở được gì cho Lào, hơn nữa lại khó phòng thủ. Còn Nà Sản, cũng không che chở được cho Lào bởi Việt Minh, như tôi đã nói, có thể đi vòng qua. Hơn chăng là sân bay ở đấy có thể làm căn cứ chuyển tiếp (điều này thì tôi biết là không thể bỏ qua). Nhưng cái chính là việc chiếm đóng ba căn cứ tạo thành "tam giác" của Tướng Salan, hay chỉ cần hai trong ba căn cứ đó (Nà sản và Điện Biên Phủ) cũng đủ để bắt buộc chúng tôi phải phân tán lực lượng, hơn cái mức mà Việt Minh cũng phải chịu để ngăn chặn mọi cuộc hành binh trên bộ của chúng tôi giữa các căn cứ ấy.

        Tôi tin chắc rằng, Tướng Salan nếu còn là tổng chỉ huy vào hồi tháng 11 năm 1953 và muốn thử bảo vệ Lào bằng cách dựa vào "tam giác" của ông, thì rồi cũng phải nhanh chóng rút bỏ Lai Châu và Nà sản để tập trung phòng thủ vào Điện Biên Phủ, căn cứ duy nhất cùng Cánh Đồng Chum có thể bảo vệ được hiệu quả Thượng Lào.

        Việc điểm lại những "giải pháp có thể: về vấn đề bảo vệ nước Lào sẽ không đầy đủ nêu không nêu vào đây gợi ý của Tướng Nicot viết trong cuốn Sổ tay chiến tranh Đông Dương. Ông viết: "Người ta có thể tự hỏi... liệu có thể tốt hơn không nếu ta xảy dựng một kế hoạch hành động, lấy cơ sở là chỉ chiếm tạm thời Điện Biên Phủ để làm "mồi" nhử đối phương, đồng thời tiến hành nghi binh khéo léo, tất cả là nham đế thu hút lực lượng Tướng Giáp ra xa. Tất nhiên việc rút lui của các lực lượng sử dụng cho một cuộc hành quân như thế, có sự liên hệ với các lực lượng ở Lào, tiến hành không quá sớm mà củng không quá muộn sẽ là một vấn đề tế nhị và cuộc hành quân củng không phải dễ làm, ngay cả khi tập trung lớn và chỉ trong một thời điểm nhất định toàn bộ lực lượng không quân ở Đông Dương. Nếu một cuộc hành quân như thế có thế thực hiện được khi chỉ phải ứng phó với riêng Đại đoàn 316 thì nó lại không thế làm được khi Việt Minh điều thêm các Đại đoàn 308, 312 và 351".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #109 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2016, 09:31:09 pm »

        Gợi ý ấy của Tướng Nicot, mà chính ông đã lưu ý một cách rất khách quan những khó khản to lớn khi thực hiện, tỏ ra khá hấp dẫn nhưng nó lại hoàn toàn không thể làm được. Thực ra, không phải đơn giản chỉ là việc kéo Tướng Giáp lên Điện Biên Phủ rồi chuồn, bởi như vậy ông ta sẽ tiếp tục tiến quân sang Luang Prabang chẳng khó khăn gì và nước Lào sẽ bị mất. Mà phải, một khi chủ lực Việt Minh đã bị thu hút, chúng tôi vừa phải lẩn tránh lại vừa phải đánh mạnh vào hậu phương của họ. Thế nhưng tôi chắng có dù cả quân trên bộ, cả phương tiện trên không, chẳng có đủ chính xác về tin tức tình báo cũng như khả năng linh hoạt trong việc thực hiện - tóm lại là tất cả những điều kiện cần thiết để tiến hành một cuộc hành quân cứ phải nhào lộn như làm xiếc trên dây vậy.

        Một chỉ trích thường gặp về cuộc hành quân Điện Biên Phủ khi nói về phương diện chỉ đạo chung là: đánh giá thấp đối phương1. Đó là cái lỗi "muôn thuở" có thể nói về bất kỳ một trận đánh thất bại nào: nếu nó không thành công thì thường là vì đối phương mạnh hơn về mọi mặt vũ khí, phương tiện, tinh thần, trình độ nghệ thuật tác chiến so với mức dự kiến...

        Điện Biên Phủ cũng không nằm ngoài cái luật chung đó. Nhưng, so với các phương án có thể, thì nó lại là phương án được tính toán kỹ hơn cả về những khả năng của đốì phương, những khả năng đã được biết hay dự kiến vào lúc đưa ra quyết định (11-1953). Chỉ về sau này, những khả năng ấy mới tăng rất mạnh, do việc quyết định tiến hành đàm phán ở Geneve. Thế là tất cả các dự kiến đều bị vượt qua cũng như khi xây một cái cầu trọng tải 10 tấn, người ta có thê dự kiến mức an toàn tới 25-30 tấn, nhưng người ta không thể tính là sẽ có một ngày, cái cầu ấy phải chịu trọng tải 100-150 tấn.

        Một vấn đề chủ yếu và rất được chú ý tranh cãi bây giờ cần được đưa ra xem xét: vê chiến thuật, Điện Biên Phủ có phải là vị trí có thể phòng thủ được không? Đây là một đề tài mà những người "tôi - đã - bảo - rồi - mà" đặc biệt hay bàn luận đến.

        Đọc những thứ văn chương tả nó, tùy theo sự tưởng tượng của tác giả, vì nó là "cái lòng chảo", "một vòng tròn những ngọn đồi u tốì", "đấu trường Mác so với Trocadéro"2 một "cái mũ lộn ngược", "hẻm núi ở Ronceveaux3”, v.v... thì câu trả lời chỉ có thể là: không, và tất cả mọi người đều có thể nhận thấy ngay.

        Vậy tại sao trưóc khi bị tiến công, lại không có một ai rung chuông báo động? Tại sao không có một ngươi nào trong số đã chiếm Điện Biên Phủ, không một vị khách lên thăm viếng, không một người trong số quân phòng thủ lại không lên tiếng lưu ý mọi người về cái mà, như Tướng Langlais đã gọi khi sự đã rồi là "sự lựa chọn tồi tệ về vị trí"? Nếu vị trí đó rõ ràng không thể phòng thủ được, tại sao các chỉ huy có thẩm quyền, các chiến binh lão luyện, ví dụ như các Tướng Ely, Blane, Fay, O' Daniel, Hinh, Coguay, Gilles, các Đại tá De Castries và Pirot, các Trung tá Gaucher, Lalande, Langlais, Tiểu đoàn trưởng Bigeard - chưa nói đến các phó tướng của tôi, các chỉ huy các quân - binh chủng ở Đông Dương và Bắc Bộ, các sĩ quan tham mưu của Sài Gòn và Hà Nội cũng như các sỹ quan Mỹ có nhiệm vụ nghiên cứu các điều kiện sử dụng pháo binh và pháo phòng không, lại không có lúc nào, trong suốt thời kỳ ba tháng rưỡi trước khi tập đoàn cứ điểm bị tiến công, kêu lên: khéo "vỡ mặt" đấy! Tất cả đều có thể dễ dàng làm việc này, hoặc trực tiếp, hoặc theo hệ thống đề đạt lên và với vài người trong họ, đó còn là một bổn phận nữa. Nhưng không có một người nào làm, dù dưới bất cứ hình thức nào. Vậy chẳng nhẽ cùng với tôi, tất cả đều bị lòa cả?

        Tất nhiên là không? Sự thật Điện Biên Phủ không phải là một vị trí không thể phòng thủ được. Nó đúng là một cái "lòng chảo", nhưng khá rộng và thoáng khiến người ta có cảm giác như trên cánh đồng. Nhiều triền núi bao quanh nhưng ở cách xa nên nó không có vẻ nguy hiểm.

        Về phần tôi, lần đầu tiên đổ xuống sân bay, ngày 29 tháng 11 năm 1953, tôi có cùng một cảm giác như khi còn là một chuẩn uý trẻ, vào năm 1917, tôi đến một khu vực của mặt trận mà ở đấy đồi núi cũng khống chế ở một khoảng tương tự. Thế mà khu vực ấy đã giữ được nhiều tháng. Bị pháo binh Đức quấy đảo ngày đêm và phải tuân theo những biện pháp đề phòng rất nghiêm ngặt, nhưng không một người nào cho rằng vị trí của chúng tôi là không thể phòng giữ được. Tôi tin rằng, tất cả mọi người ở Điện Biên Phủ - quân đồn trú cũng như khách đến thăm - đều có một cảm giác tương tự như tôi4.

--------------
1. Ví dụ như lời phê phán của ông André Teulières trong cuốn "Chiến tranh Việt Nam, 1965-1975). Đây là một tác phẩm rất nghiêm túc, nhưng trong đó sự kiện Điện Biên Phủ chỉ được nghiên cứu sơ lược.

2. Một thị trấn phòng thủ ở Tây Ban Nha bị quân đội Pháp tấn công năm 1828.

3. Đèo ở Tây Ban Nha.

4. Trong các cuộc phỏng vấn vào tháng 4-5 năm 1956 của các ông Jean Farran, tờ Paris Match, và ông Merry Bronherger, tờ Paris Presse, Tướng Giáp cho rằng: tình thế chiến thuật của Điện Biên Phủ không có gì là phi lý.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM