Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:07:08 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thời điểm của những sự thật  (Đọc 43775 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #60 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2016, 12:18:23 pm »

        
Hoạt động không quân

        Trong thời kỳ diễn ra trận Điện Biên Phủ, lực lượng không quân ở Đông Dương như sau:

        Không quân vận tải có 100 chiếc C47 Dacota, thêm vào đó là 16 máy bay dân dụng Mỹ C119 (Packets) có các phi công của Đoàn "Hồ bay" của Tướng Chenaul lái theo hợp đồng vừa ký kết. Một số máy bay dân dụng các kiểu của hàng không nội địa Đông Dương cũng được huy động.

        Máy bay ném bom (của không quân và hải quân) có 168 chiếc 48 B.26, 8 Privaters và 112 tiêm kích - ném bom các loại như Hellcat Beercat và Corsair). Lực lượng này sau đó dần dần lên tói 227 chiếc.

        Thực ra, do mất mát hỏng hóc các thứ, không quân Đông Dương, chưa bao giờ có hơn 90 máy bay vận tải quân sự và 175 máy bay ném bom. Gần hết số máy bay vận tải quân sự cũng như số C119 của Mỹ đã được sử dụng cho Điện Biên Phủ, còn các mặt trận khác thì do máy bay dân dụng bảo đảm. Còn về ném bom thì hơn 2 phần 3 máy bay là thường trực chi viện cho Điện Biên Phủ; phần còn lại - gồm phần lớn những máy bay do đặc điếm sử dụng hoặc tình trạng máy móc không thể dùng được ở Điện Biên Phủ - nên chi viện cho các mặt trận khác. Lại phải tính cả tỷ lệ máy bay cần bảo dưỡng (tỷ lệ này rất cao do thiếu nhân viên sửa chữa) nên so với nhu cầu, số máy bay vận tải và ném bom sử dụng thường ngày cho Điện Biên Phủ là quá thấp.

        Nhiều khó khăn khác còn làm giảm thêm hiệu quả hoạt động của không quân chi viện cho Điện Biên Phủ.

        Máy bay chỉ có thể đậu được ở các sân bay Đồng bằng - nơi duy nhất được thiết bị tương đối tốt, ngoại trừ một vài chiếc đậu ở những đưòng băng rất xấu của Viêng Chăn và Cánh Đồng Chum1. Thế nhưng Đồng bằng lại ở quá xa để không quân ở đấy có thể chi viện đắc lực cho Điện Biên Phủ như nhu cầu đòi hỏi.

        Địa hình máy bay phải qua là rừng rậm núi cao. Thời tiết thường xấu ("mưa phùn" Đồng bằng, những đám mây nguy hiểm trên đường bay, "sương mù khô" ở lòng chảo Điện Biên Phủ). Tình trạng tồi tệ và phương tiện thông tin liên lạc của Pháp lại càng làm tăng thêm những khó khăn trên.

        Khó khăn chính là cự ly quá xa, khoảng 350 km. Nếu đánh ngắn ngày vối một đối phương không có pháo phòng không thì còn có thể chấp nhận được, nhưng đánh dài ngày với một đối - phương có hỏa lực phòng không mạnh và hiệu quả thì thật là trở ngại quá lớn.

        Thêm vào những khó khăn có tính chất kỳ thuật nói trên là diễn biến ngày càng xấu của cuộc chiến trên mặt đất.

        Với tất cả những lý do trên, trong bất kỳ một giai đoạn nào của trận đánh, không quân đã không đóng được vai trò quyết định như chúng tôi hy vọng.

        Từ đầu chí cuối, việc đánh phá giao thông chỉ thu được những kết quả đáng nản lòng. Chúng tôi không chặn được đối phương bố trí quân xung quanh Điện Biên Phủ cũng như chẳng cản được một cách đáng kể việc tiếp tế đạn lên mặt trận của họ.

        Sự chi viện trực tiếp cho binh sỹ mặt đất của Pháp cũng có những tính toán sai lầm. Pháo binh Việt Minh, ẩn sâu trong hầm và chỉ tổn thương khi nào bị bắn trúng trực tiếp, đã không bị phá hủy hoặc bị vô hiệu hóa một cách có hiệu quả. Do cây cốỉ dày đặc nên Pháp dùng bom đạn napan cũng ít kết quả.

        Khả năng thám thính và quan sát cũng kém hiệu lực vì địa hình rừng núi phức tạp, đối phương lại khéo ngụy trang và có hỏa lực phòng không mạnh. Vì vậy máy bay trinh sát đã không hướng dẫn được đắc lực cho pháo binh và máy bay ném bom.

        Bằng việc chở tăng viện và tiếp tế, không quân vận tải đóng vai trò chính trong việc chi viện cho Điện Biên Phủ. Lượng vận chuyển của nó đã vượt xa mức yêu cầu ban đầu. Nó đã phải tiến hành nhiệm vụ trong những điều kiện cực kỳ khó khăn, phức tạp. Rủi thay kết quả những nỗ lực của nó đã bị giảm đi nhiều do khu vực thả dù ngày càng bị thu hẹp và khó có khả năng thu nhặt dù được đều đặn. Tuy nhiên, lượng dù tiếp tế chỉ bị mất không đến 20% và đối phương cũng chỉ đoạt được rất ít.

        Trong trận Điện Biên Phủ, tổn thất của không quân, kể cả không quân của Hải quân, là 36 chiếc vừa bị bắn rơi vừa bị phá hủy trên mặt đất.

        Bị thương do pháo phòng không là 150 chiếc. Người bị chết và mất tích lên đến 70.

------------------
1. Trước khi tôi đến, những sân bay này chắng được cải tạo gì cả đê săn sàng bảo vệ hữu hiệu cho Lào. Khi bắt đầu nhận chức, tôi đã xin kinh phí để sửa chừa nhưng không được giải quyết.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #61 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2016, 01:19:09 pm »

       
Điều khiển trận đánh

        Có thể điểu khiển trận Điện Biên Phủ khác với cách đã làm không? Người ta có nên, như đã làm, là tăng cường cho tập đoàn cứ điểm và kéo dài một cuộc chiến đấu có vẻ như vô vọng không? Hay nên rút sớm hơn? Hoặc từ ngoài đánh vào để giải vây cho nó? Nhiều câu hỏi thường đặt ra và tôi cố gắng trả lời nó.

        - Tăng cường và kéo dài chiến đâu

        Như người ta đã biết, việc mất Béatrice và Gabrielle đã làm cho tinh thần quân lính Pháp ở Điện Biên Phủ bị giao động nghiêm trọng: từ lạc quan thái quá, họ rơi vào trạng thái bi quan, vả lại, thế bố trí bị phá vỡ một mảng khiến người ta lo ngại tập đoàn cứ điểm sẽ bị bóp nghẹt. Vậy xét cả về mặt tinh thần cũng như về phương diện chiến thuật, chúng tôi cần phải phản ứng nhanh. Do tiềm lực không quân chúng tôi yếu nên muốn tập hợp đủ lực lượng và phương tiện để tiến hành một cuộc hành quân giải vây thì phải mất ít nhất 15 ngày. Thế nhưng điều đáng nghi ngờ là liệu tập đoàn cứ điểm có thể cầm cự được tới ngày đó không? Cho nên tăng cường lực lượng cho Điện Biên Phủ là biện pháp giúp nó tăng thêm sức phòng thủ và chứng tỏ với những người đang chiến đấu ở đấy là họ không bị bỏ rơi.

        Vậy là đi đến quyết định trước hết hãy cho ba rồi bốn tiểu đoàn nhảy dù xuống tăng cường cho Điện Biên Phủ. Sau đó, sẽ thường xuyên tăng viện quân lên để bổ sung cho những tổn thất. Để có thể dành ra những tiểu đoàn dù cuối cùng cho hành động giải vây thì số quân tăng viện nói trên phải lấy trước tiên ở những người đã có bằng nhảy dù, rồi sau đó chọn cả những người tình nguyện đã được tập luyện qua ở mặt đất1. Số người tình nguyện đã vượt xa mức yêu cầu: chỉ cần lấy không đến 500 người thì đã có tới 1.800 người tình nguyện (trong đó 800 Pháp, 450 lê dương, 400 Bắc Phi, 150 Việt Nam). Trong số họ có cả những thư ký, người chạy giấy, những người đã đến hạn hồi hương nhưng tình nguyện phục vụ thêm2. Đến cuối trận đánh, một tiếu đoàn dù được ném xuống, cho phép tập đoàn cứ điếm cầm cự thêm vài ngày nữa.

        Đôi khi ngưòi ta hỏi: tại sao lại hăm hở cố kéo dài cuộc chiến như thế?

        Trong quân đội có những truyền thông thiêng liêng mà từ bỏ nó có nghĩa là chấm dứt sự tồn tại của Quân đội ấy. Không chịu bó tay chừng nào còn chưa dùng hết cách luôn luôn là một trong những truyền thống của quân đội Pháp. Những chiến sỹ bảo vệ Điện Biên Phủ, bằng bất kỳ giá nào, cũng phải giữ vững nó. Nhưng có khi phải quyết định kéo dài chiến đấu để giữ vững Điện Biên Phủ - một quyết định mà tôi rất cực lòng khi phải chấp nhận - tôi chỉ có một lý do duy nhất vì danh dự nhà binh không? Không phải chỉ có thế, mà còn có sự đòi hỏi của nhiều lý do cụ thể khác nữa.

        Trước hết, người ta chỉ thua một trận đánh khi người ta từ bỏ ý định giành chiến thắng. "Mười lăm phút cuối cùng" thường đem lại thắng lợi. Thế mà tôi có những lý do để hy vọng đến cùng: sự can thiệp của không quân Mỹ, mùa mưa đến sớm3, sự suy sụp của tinh thần đối phương (theo nguồn tin chính xác thì vào nửa cuối tháng 4, có những dao động sa sút nghiêm trọng trong một số đơn vị Việt Minh - như sau này Tướng Giáp đã nhắc đến trong nhiều bài viết của ông).

        Vả lại tôi không loại bỏ khả năng (chương viết về đình chiến sẽ nói rõ tại sao) có thể có "ngừng bắn" và khi ấy thì việc giữ vững Điện Biên Phủ sẽ là một con chủ bài loại một cho các nhà thương thuyết của Pháp ở Geneve.

        Một lý do khác nữa là nếu cố gắng cầm chân được Việt Minh ở Điện Biên Phủ đến tận mùa mưa lớn, như vậy họ sẽ không còn đủ thòi gian để quay về tiến công Đồng bằng4. Lý do này, theo Cogny là cần thiết, như trong thư ngày 3 tháng 5 ông viết cho tôi: "Việc kéo dài thòi gian cầm chân chủ lực Việt Minh (ỏ Điện Biên Phủ) có tầm quan trọng chủ yếu đối với việc bảo vệ Đồng bằng. Ngay cả khi không kể những sự tăng cường mà thời gian đó cho phép, chúng tôi vẫn được lợi là do bị mưa cản trở, Việt Minh không thể nhanh chóng quay trở về và tiến công lớn ở Đồng bằng... Việc kéo dài sự kháng cự ở Điện Biên Phủ trong những tuần tới (ít nhất tới tận ngày 20 tháng 5 nếu có thể) đối với vấn đề này ở Đồng bằng sẽ có một giá trị không sao đánh giá hết được".

----------------
1. Theo gợi ý của các chỉ huy quân dù ở Điện Biên Phủ, Cogny đã đề nghị tôi cho thả xuống tập đoàn cứ điểm những quân tăng viện không phải lính dù và tôi đã đồng ý. Đó là một vấn đề tranh luận gay gắt giữa Trung tá Langlais, chỉ huy quân dù ở Điện Biên Phủ và Đại tá Sauvagnac, chỉ huy bộ đội không vận ở Đông Dương và là người không tán thành biện pháp trên.

2. Nhảy dù xuống Điện Biên Phủ là một hành động anh hùng mà người ta không có thái độ nào khác là phải khâm phục. Thế mà có một nhà báo đã tả những người nhảy dù này là "tái xanh tái xạm, cắn răng mà chịu đựng" và đã gọi họ là "những vị anh hùng được quăng xuống bừa bãi và chẳng có cách nào khác là để bị giết chết”. Đây là một hành động phạm tội và tôi đã xin Chính phủ phải đưa ra xét xử trước tòa án binh. Nhưng Chính phủ đã không chấp nhận mặc dù có nhiều người khác cũng đồng tình với tôi về sự buộc tội đó.

3. Với hy vọng mỏng manh là gây mưa sớm để cản trở sự vận chuyển của Việt Minh, tôi đã xin từ Paris sang một số chuyên gia làm mưa nhân tạo. Họ đã thử nhưng không kết quả. Nhiều năm sau, người ta đã tìm ra được những biện pháp có hiệu quả và người Mỹ đã sử dụng.

4.  Trong báo cáo ngày 25-3-1954, Phòng 2 Bộ tham mưu Hà Nội đánh giá khả năng Việt Minh có thể trụ lại ở Điện Biên Phủ như sau: "Không có khó khăn gì lớn đến cuối tháng 4, tháng 5 thì khó khăn và sau đó thì rất bấp bênh".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #62 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2016, 01:22:20 pm »


        - Di tản

        Có lẽ có thể rút Điện Biên Phủ vào tháng 12 khi có tin một bộ phận lớn chủ lực Việt Minh có khả năng sẽ lên Tây Bắc. Nhưng phải làm trước ngày 10 tháng 12 bởi sau ngày ấy, Sư đoàn 316 đi đầu của đối phương đã tới sát rồi. Thế nhưng vào ngày 10 tháng 12, tôi chỉ biết có khoảng 2 Sư đoàn Việt Minh lên Tây Bắc, song chưa khắng định được chắc chắn là 2 Sư đoàn này đều lên Điện Biên Phủ hay có một bộ phận sẽ tiến sang Cánh Đồng Chum. Nguy cơ đe dọa tập đoàn cứ điếm chưa bộc lộ hết tầm cỡ của nó và những gì Pháp biết được đến lúc ấy cũng chưa đủ để quyết định phải di tản.

        Phải đến cuối tháng 12 chúng tôi mói thấy hết nguy cơ bị đe dọa nhưng lúc đó nhiều đơn vị đổi phương đã tới gần bên, không thể nói chuyện di tản mà không bị tổn thất nặng nề, cả bằng đường bộ lẫn đường không1. Hơn nữa, dù quan trọng đến đâu, sự tăng cường viện trợ của Trung Quốc lúc ấy cũng chưa thật ồ ạt như khi Việt Minh sắp tiến công và trong quá trình tiến công. Vậy là vấn để di tản không được đặt ra.

        Vả lại, di tản khỏi Điện Biên Phủ cũng có nghĩa như từ bỏ việc bảo vệ Lào, hoặc bảo vệ nó mà không chiến đấu, hoặc quay về với giải pháp bảo vệ Lào bằng cách phòng thủ ở Luang Prabang và Viêng Chăn, một giải pháp chắc chắn là vô hiệu như trên tôi đã nói tại sao. Làm thế tức là từ bỏ nhiệm vụ. Uy tín của nước Pháp sẽ suy giảm và điều đó sẽ dẫn đến thua cuộc chiến tranh.

        Khi Việt Minh đã bắt đầu tiến công mà muốn mở lối thoát ra thì chắc chắn không tránh khỏi bị tiêu diệt gần như toàn bộ. Y định thoát vây này cũng đã được dự kiến - dưới cái tên hành quân Albatross trong trường hợp không thể kéo dài kháng cự được nữa.

        Tướng De Castries dự định tiến hành cuộc hành quân này bằng cách chia lực lượng thành ba bộ phận, rút theo ba hướng: Đông nam, Nam và Tây nam; số thương binh và vài đơn vị bảo vệ sẽ ở lại dưới quyền chỉ huy của chính ông ta. Từ phía Lào, lực lượng ở đấy sẽ tiến về hướng Điện Biên Phủ, chia làm hai hoặc ba chặng, để đón những người chạy thoát khỏi tập đoàn cứ điểm.

        Sáng ngày 7 tháng 5, nhận thấy thua đến nơi rồi, Tướng De Castries, được sự đồng ý của Tướng Cogny và tôi, quyết định đến đêm sẽ rút nhưng Việt Minh đã khẩn trương đẩy mạnh tiến công và đến chiều thì toàn bộ khu Trung tâm đã thất thủ. Đội quân ở Isabelle bỏ chạy lúc trời tối nhưng tất cả các hướng đều bị chặn. Chỉ lẻ tẻ vài chục người chạy thoát được sang Lào.

---------------
1. Trong trả lời phỏng vấn năm 1956 của ông Jean France, Tông biên tập tờ Paris Match, Tướng Giáp cho rằng: với quân đội Pháp, việc di tản Điện Biên Phủ là không thể thực hiện được.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #63 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2016, 01:24:12 pm »


        - Giải vây:

        Mưốn giải vây cho Điện Biên Phủ, người ta có thể tính hai cách hoặc bằng đường bộ hoặc bằng đường không.

        Hành động đơn thuần bằng đường không đòi hỏi những phương tiện vượt quá xa khả năng của Pháp. Duy nhất chỉ có một quân đội nào có không lực mạnh hơn chúng tôi gấp bội mới có thể hy vọng đạt kết quả. Vì thế một sự can thiệp ồ ạt, to lớn của không lực Hoa Kỳ đã được dự tính. Và đây là sự việc diễn ra thế nào đối với tôi.

        Tướng Ely, lúc ấy đang có công vụ ở Washington, vào những ngày đầu tháng 4, đã cử một sỹ quan sang báo cho tôi biết, do Trung Quốc can thiệp vào Điện Biên Phủ nên Mỹ cũng có lý do chính đáng để can thiệp. Là người tán thành chủ trương này, ngày 5 tháng 4, Bộ trưởng Foster Dulles trong một bài diễn văn vang dội, đã tố cáo tính chất can thiệp trực tiếp của Trung Quốc cho Việt Minh.

        Tướng Ely hỏi ý kiến tôi về việc này và tôi trả lời sự can thiệp ồ ạt của không quân Mỳ có thẻ cứu nguy cho Điện Biên Phủ. cả ông cao ủy (mà tôi báo cho biết), cả tôi đều không ai nghĩ rằng một hành động của không quân Mỹ ở Việt Nam lại có nguy cơ gây ra một cuộc chiến tranh lớn: phe cộng sản chẳng vì một sự cố kiểu này mà lao vào một cuộc chiến tranh mà trong thời kỳ ấy họ không muốn. Chính phủ cũng đồng quan điểm như tôi và yêu cầu Mỹ can thiệp.

        Cuộc can thiệp này - mang mật danh là Vautour - được nghiên cứu chi tiết với các chỉ huy không quân Mỹ ở Thái Bình Dương. Nó có thể sử dụng khoảng 300 máy bay ném bom xuất phát từ các tàu sân bay và 60 máy bay phóng pháo hạng nặng, xuất phát từ Philippines, do sân bay của Pháp ở Đông Dương không đủ điều kiện để bảo đảm cho việc sử dụng các loại này. Để bảo đảm an toàn cho đạo quân ở Điện Biên Phủ, không quân chỉ đánh ồ ạt ở vùng kế cận tập đoàn cứ điểm, nhưng việc đánh phá tuyến giao thông và đặc biệt là căn cứ tiếp tế Tuần Giáo thì hoàn toàn có thể làm được và theo ý kiến của các tướng Mỹ, nó sẽ rất có hiệu quả. Chiến dịch sẽ được báo trước 72 giờ trước khi tiến hành (Chưa bao giờ có chuyện dự định dùng bom nguyên tử).

        Nhưng rốt cuộc, lệnh thi hành chẳng thấy ban bố". Và như thường xảy ra ở thế giới phương Tây, sự việc vỡ lở. Một số nghị sĩ - phần lớn không nắm được vấn để - tỏ ra "xúc động", xôn xao ở Washington và Paris, tác động đến chính phủ. Đương nhiên là báo chí tha hồ loan tin. Và do dự hồi lâu, Tổng thống Eisenhower từ chối không can thiệp nữa.

        Đê che giấu sự "rút lui" của mình, Mỹ tuyên bố chỉ có thể can thiệp trong khuôn khô một hành động chung của các nước phương Tây. Để kiếm cớ, người ta hỏi ý kiến Anh, vì thiếu Anh thì không thể có mặt trận thống nhất (của phương Tây) ở châu Á được. Người ta yêu cầu Anh chấp nhận và tham gia, dù chỉ tượng trưng thôi cũng được, vì người ta biết trước rằng Anh sẽ từ chối, về hoạt động giải vây cho Điện Biên Phủ bằng lực lượng mặt đất, có một số phương án tỏ ra có thể làm được: hoặc thả một số tiểu đoàn dù xuống phá hoại giao thông của Việt Minh, có hoặc không có sự hỗ trợ của quân "du kích"; hoặc chỉ dùng lực lượng "du kích" làm nhiệm vụ phá hoại đó.

        Phương án thả quân dù xuống phối hợp với "du kích" phá hoại ở khu vực "đèo những người Mèo" (chắc Navarre muốn nói đèo Pha Đin. ND), như Đại tá Crevecoeur, chỉ huy lực lượng ở Lào. đã gợi ý với tôi song đáng tiếc là không thể làm được, vì không quân Pháp không đủ khả năng vừa tiến hành nó, vừa tiếp tục chi viện cho Điện Biên Phủ.

        Còn chỉ dùng "biệt kích" để phá hoại thì muốn đạt hiệu quả, hoạt động này cần phải được tiến hành ở một quy mô khá lớn, song với hiện trạng quân số và trang bị của "biệt kích" Pháp lúc bấy giờ, thì điều đó không thể làm được.

        Thực sự có hiệu quả để giải thoát cho Điện Biên Phủ chỉ có thể là những cuộc hành quân, hoặc từ Bắc Lào đánh sang, hoặc từ Đồng bằng đánh lên hậu phương Việt Minh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #64 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2016, 01:29:36 pm »

        Từ Lào đánh sang, từ tháng 12 năm 1953, một cuộc hành quân lấy tên là Condor đã được chuẩn bị. Ta dự kiến đưa lực lượng đóng ở Thượng sông Nậm Hu tiến xuống khu vực Nga Na Son (cách Điện Biên Phủ 25 km về phía Nam), ở đấy có những bãi thả dù xấu nhưng dùng được, tảng cường cho nó thêm quân dù, rồi tiến sang Điện Biên Phủ phá vòng vây. Có nhiều khó khăn đấy, nhưng cuộc hành quân này có thể thực hiện được.

        Từ ngày 15 tháng 3, quan tâm chính của tôi là tiến hành cuộc hành quân Condor. Nhưng lại vẫn vấp phải khó khăn vì thiếu phương tiện không quân. Vì cuộc chiến ngày càng ác liệt nên để bảo đảm dự trữ chiến đấu cần thiết cho Điện Biên Phủ, Pháp đã phải huy động gần hết khả năng vận tải cho chiến trường này.

        Tuy nhiên vào đầu tháng 4, tôi quyết định tiến hành mở cuộc hành quân Condor vào khoảng ngày 15. Thì ngày 12, Tướng Cogny đề nghị tạm hoãn để tiếp thêm dự trữ cho Điện Biên Phủ. Sau ngày 15 tháng 4, không quân lại bị thu hút vào việc đó nhiều hơn nữa nên tôi phải xếp cuộc hành quân lại.

        Vả lại, nếu có làm, thì kết quả cuộc hành quân cũng rất đáng ngờ. Bởi chúng tôi, cần phải huy động cho nó khoảng từ 15 đến 20 tiếu đoàn, nhưng lúc ấy tối đa cũng chỉ huy động được có 7. Mà như thế thì không đủ sức để giải vây cho Điện Biên Phủ. Cùng lắm là khiến đốì phương phải dành bớt lực lượng ra đối phó và nới lỏng sức ép, tạo điều kiện cho tập đoàn cứ điếm cầm cự đến mùa mưa đó.

        Tuy nhiên quân Pháp ở Lào1 cũng tiến ra lập được một căn cứ hành quân, nếu không dùng được cho côngđo thì cũng dùng làm nơi để đón quân ở Điện Biên Phủ trường hợp nếu họ chạy thoát ra được. Khi Điện Biên Phủ thất thủ, các đơn vị nói trên vẫn ở nguyên tại chỗ và nếu hành quân Albatross được thực hiện thì họ có thể làm được vai trò cứu trợ của mình.

        Còn phương án từ Đồng bằng đánh lên chỉ có thể nhằm phá giao thông vận tải của đối phương, vì Điện Biên Phủ quá xa, chúng tôi không thể tính chuyện đem quân đến tận nơi để phá vỡ vòng vây của họ. Vì thế trước đây khi phát hiện khối đại quân Việt Minh tiến lên Tây Bắc, tôi đã chỉ thị cho Tướng Cogny hãy đề đạt những phương án đánh vào hậu phương Việt Minh mà chúng tôi có thể làm được.

        Để đánh từ Đồng bằng lên, nằm ở tầm tay chúng tôi là đường vận chuyến giữa Thái Nguyên và Yên Bái. Những kinh nghiệm cho thấy rằng, hệ thống giao thông của Việt Minh rất cơ động và gồm nhiều đường phụ, nên nếu muốn đạt hiệu quả lâu dài thì không thể chỉ đặt các "nút chặn" trên các đường ấy là xong, mà còn phải lấn rộng ra xung quanh các nút chặn ấy. Muốn làm thế phải có lực lượng đông và mạnh.

        Vả lại, nghiên cứu các đường vận chuyển của Việt Minh và khả năng vòng tránh của họ, thì những mục tiêu có giá trị nhất là những điếm nút giao thông của Tuyên Quang và Yên Bái.

        Vậy hành động duy nhất có hiệu quả là tiến công lên khu vực Yên Bái - Tuyên Quang, lập ở đấy một căn cứ hành quân nốì liền với Đồng bằng bởi một cầu hàng không hoặc bằng đường bộ. Giải pháp thứ nhất được đánh giá là không thể thực hiện được, bởi theo các chỉ huy không quân, thì địa hình ở đấy không có điểu kiện để thành lập một căn cứ không quân. Còn giải pháp chỉ dùng đường bộ thì những yêu cầu về người và phương tiện mà Tướng Cogny đề ra đã vượt quá khả năng của Pháp.

        Trong những ngày cuối tháng 4, Tướng Cogny có đề nghị với tôi cho mở một cuộc hành quân lên Phủ Đoan. Tuy có tiết kiệm hơn, nhưng nó vẫn đòi hỏi quá nhiều phương tiện. Hơn nữa, hiệu quả lại không lấy gì làm chắc chắn vì nó không đánh trực tiếp vào tuyến vận chuyển của đối phương2. Tuy nhiên Tướng Cogny vẫn nằn nì xin cho mở hành quân và đề nghị tôi cho lấy thêm cả quân trên toàn Đông Dương - nhưng trừ lực lượng của ông ta. Việc lấy quân ấy có nguy cơ gây thảm hại chung cho toàn cục nên với cương vị là người chịu trách nhiệm chung, tôi không thể mạo hiếm như thế. Vậy là tôi đã từ chốì3 và tôi không có gì phải hốì tiếc: nếu tôi chấp nhận thì cũng chắng cứu được Điện Biên Phủ mà Đông Dương thì bị phó mặc vào tay Việt Minh. Trong việc điều khiển cuộc chiến Điện Biên Phủ, đây là sự bất đồng duy nhất giữa Tướng Cogny và tôi.

----------------
1. Dưới quyền chỉ huy của Đại tá Then, phó của Đại tá Crevecoeur, gồm: 4 tiểu đoàn chính quy do Trung tá Godard chỉ huy và quân phụ lực (phần lớn là "du kích” thuộc lực lượng GMI của Đại tá Trinquier).

2. Đảy chỉ là sự sao chép đơn giản cuộc hành quân Lorraine (11-1952) tuy cũng tới được Phủ Đoan, nhưng không thu được kết quả gì có ý nghĩa chiến lược.

3. Trong cuộc phỏng vấn của France, Tổng biên tập báo Paris Match, vào năm 1954 Tướng Giáp cho rằng, với lực lượng Pháp có lúc bấy giờ, một cuộc hành quản từ Đồng bằng đánh lên là không có khả năng đạt kết quả. Để chứng minh cho nhận định ấy, ông Giáp đã nhắc lại thất bại của cuộc hành quân Lorraine năm trước.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #65 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2016, 01:35:01 pm »

       
Nguyên nhân thất bại ỏ Điện Biên Phủ

        Nguyên nhân đầu tiên tôi nghĩ đến - và đã nhiều lần nhắc tới - là điều kiện địa hình của tập đoàn cứ điểm: Chúng tôi ở trong khu lòng chảo, còn đối phương thì chiếm lĩnh các điếm cao vây quanh1. Tình hình này tất nhiên khiến phòng ngự của chúng tôi rất khó khăn nhất là từ khi đối phương có được những phương tiện hỏa lực mạnh hơn rất nhiều lần so với dự kiến.

        Nhưng dù ở vị trí như thế nào và hỏa lực đối phương mạnh đến đâu, tập đoàn cứ điểm không phải không thể phòng ngự được. Trước khi bị tiến công, không một chỉ huy nào của tập đoàn cứ điểm cũng như không một vị khách am hiểu nào lên thăm lại đánh giá nó như thế. Vả lại, trong Đại chiến 1914-1918, nhiều vị trí phòng thủ cũng trong tinh trạng bị khống chế tương tự mà vẫn chống trụ được trong nhiều tháng.

        Nhiều nguyên nhân thất bại khác cũng được tìm kiếm trong những khuyết điểm mà chỉ huy các cấp của Pháp phạm phải. Thực vậy, trong nhận thức và tổ chức phòng thủ, cũng như trong chuẩn bị và chỉ huy chiến đấu, Pháp có thể nêu lên những sơ suất và sai lầm nghiêm trọng.

        Việc phân bố lực lượng của tập đoàn cứ điếm giữa khu Trung tâm và các cụm cứ điếm vòng ngoài rõ ràng là kém: lực lượng phòng thủ ở Beatrice và Gabrielle quá yếu.

        Những đơn vị yếu kém đã không được thay thế bằng các đơn vị mạnh hơn lấy ở Đồng bằng lên trước khi xảy ra trận đánh.

        Một số trận địa không được xây dựng đủ vững để chông lại hỏa lực của pháo binh và súng cối hạng nặng của đối phương.

        Việc chuẩn bị chiến đấu chống lại pháo binh và phòng không đối phương không được tiến hành đầy đủ, do các chuyên gia của Pháp quá lạc quan, đã gán ghép cho họ những nhận thức của chính mình và đánh giá thấp khả năng của họ.

        Các bộ tham mưu ở Hà Nội đã tổ chức hiệp đồng rất tồi các hoạt động giữa mặt đất và trên không.

        Cuối cùng và trên hết là việc không thi hành các cuộc phản kích trong những ngày 14 và 15 như kế hoạch đã dự kiến, điều đó đã làm tiêu tan mọi hy vọng thắng lợi.

        Những thiếu sót và sai phạm trên, một phần thuộc về chỉ huy tập đoàn cứ điểm, một phần thuộc về không quân, nhưng phần chủ yếu thuộc về chỉ huy lục quân ở Bắc Bộ, nơi có trách nhiệm chuẩn bị và điều khiển trận đánh. Đương nhiên, với tư cách là tổng chỉ huy tôi là người phải chịu trách nhiệm chung.

        Tuy nhiên dù nặng đến đâu, tôi cho rằng những nguyên nhân trên chưa phải là những nguyên nhân quyết định2. Mà những nguyên nhân chính yếu của việc thất thủ Điện Biên Phủ là ở chỗ khác.

        Nguyên nhân sâu xa là sự yếu kém chung của chúng tôi về lực lượng và phương tiện: đơn vị thì quá thiếu quân số, quá bị "vàng hóa" cán bộ lại vừa thiếu vừa yếu, một số đơn vị chất lượng kém; lực lượng cơ động có khả năng giải thoát cho tập đoàn cứ điểm thiếu và khả năng không quân quá thấp.

        Ở Điện Biên Phủ, chúng tôi phải trả giá cho cuộc chiến tranh mà từ trước đến giờ chúng tôi tiến hành bằng một "cái giá rẻ mạt", và trước sức mạnh ngày càng gia tăng của Việt Minh, nó đã dẫn chúng tôi đến miệng hố của thất bại.

        Tuy nhiên thất bại này không phải không thể tránh được: một sự thức tỉnh, một nỗ lực vươn lên là có thể giúp chúng tôi tránh khỏi. Thất bại này cũng không phải là sắp xảy ra đến nơi vì Việt Minh chưa phải đã đủ sức để đánh bại chúng tôi. Nhưng quyết định tai hại về việc họp Hội nghị Geneve vào một thời điểm bất lợi nhất - tức là vào lúc ván bài của Pháp không thể kịp điều chỉnh gì nữa - đã hoàn toàn làm thay đổi mọi căn cứ của vấn đề. Từ một mục tiêu thuần túy quân sự, đối thủ của chúng tôi đã biến Điện Biên Phủ thành một mục tiêu chủ yếu là chính trị, đáng giá với mọi hy sinh, bởi việc mất nó sẽ dẫn đến sự "sụp đổ tinh thần của nước Pháp", mà Tướng Giáp đã nêu trong một chỉ thị của ông ta.

        Không có Geneve thì Bộ chỉ huy Việt Minh - năm trước đã tránh không dám tiêu hao khốì đại quân của họ trong một trận đánh kéo dài ở Nà sản hoặc một cuộc tiến công vào Cánh Đồng Chum - năm này chắc họ sẽ không dại gì mạo hiểm chuốc lấy tổn thất nặng nề cho khối đại quân của họ chỉ để giành lấy một thắng lợi không có tính chất quyết định và do đó sẽ tự đặt mình vào một vị trí bất lợi để tiếp tục chiến tranh. Không có Geneve, Việt Minh cũng sẽ không được Trung Quốc viện trợ, mà cho đến lúc bấy giờ Trung Quốc còn e ngại có thể sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh lớn.

        Chính Geneve, cung cấp cho Việt Minh khả năng giành hòa bình nhanh chóng và thắng lợi, dẫn Việt Minh tới chỗ dám mạo hiểm tất cả để giành bằng được chiến thắng rực rỡ nhất chớp lấy một cơ may chính trị không ngờ tới.

        Chính Geneve đã giúp cho Việt Minh có thế mạnh trong thương lượng, đã nhận được viện trợ ồ ạt mà chẳng phải lo ngại gì cả, do đó đã làm cho phương tiện của Việt Minh đột ngột vượt trội hơn phương tiện của Pháp vào đúng thời điểm quyết định nhất.

        Chính là vào ngày quyết định họp Hội nghị Geneve mà số phận của Điện Biên Phủ đã được định đoạt.

-----------------
1. Vấn để này, có quá nhiều người tranh cãi, sẽ được xem xét đầy đủ hơn ở phần phụ lục.

2. Trong cuốn "Tại sao Điện Biên Phủ", Đại tá Rocolle có ý kiến khác về vấn đề này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #66 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2016, 08:22:03 pm »


Những hậu quả của Điện Biên Phủ

        Trong 56 ngày, những người bảo vệ Điện Biên Phủ đã chứng tỏ với thế giới bản lĩnh chiến đấu của những chiến sỹ Camerone, Sidi Brahim và Verdun vẫn luôn luôn là bản lĩnh chiến đấu của quân đội chúng tôi. Binh chủng không quân và không quân của Hải quân cũng chiến đấu anh dũng chẳng thua kém gì Lục quân.

        Dù thất trận, một trang sử mới huy hoàng đã được viết trong lịch sử quân đội chúng tôi. Có lúc nó đã làm thức tỉnh ý thức dân tộc trong đông đảo người Pháp. Một Chính phủ, nếu xứng đáng với cái tên gọi ấy, hắn đã biết khai thác sự thức tỉnh ấy.

        Nhưng những chiến sỹ Điện Biên Phủ của chúng tôi không chỉ cứu vãn danh dự mà còn tránh cho Lào khỏi bị xâm lăng. Lôi kéo khối chủ lực cơ động của Việt Minh khỏi Đồng bằng cũng như khỏi miền Trung và Nam Đông Dương, họ đã ngăn không cho đối phương giành được ở một điểm thực sự là cốt tử cái chiến thắng lẫy lừng mà họ cần ở hội nghị Geneve. Họ đã giáng cho đối phương những tổn thất nặng nề khiến đốì phương trong nhiều tháng nữa chưa thể tiến hành ngay những đòn đánh quyết định. Các chiến sỹ của tập đoàn cứ điểm đã hoàn thành đầy đủ mọi nhiệm vụ của mình.

        Tên tuổi của họ sẽ được ghi vào lịch sử truyền thông của những khu pháo đài lớn mà trong mọi thời, nhiệm vụ chính của nó là chặn đứng đổi thủ trên hướng tiến chủ yếu và giam chân những lực lượng đối phương đông mạnh hơn họ trước chân tường của pháo đài. Trong lịch sử, nhiều pháo đài như thế đã thất thủ nhưng đã “hoàn thành nhiệm vụ”. Song chỉ một mình nó thôi thì cũng chưa có một pháo đài nào đủ sức dẫn đến sự kết thúc chiến tranh.

        Rủi thay chiến tranh Đông Dương không giống như những cuộc chiến tranh khác. Đó là một cuộc chiến tranh mà chưa bao giờ nước Pháp cảm thấy có lợi ích quốc gia, mà người ta cứ để cho nhân dân nghĩ rằng nó vô nghĩa, rồi chán nản mỏi mệt và một ê kíp thiếu kiên nhẫn trong chính giới chỉ đợi chờ để tìm “cờ” là kết thúc nó.

        Vậy phải chăng những hậu quả của việc Điện Biên Phủ thất thủ lại hết sức trầm trọng như người ta đánh giá vê thất bại mà chúng tôi vừa phải gánh chịu1.

----------------
1. Về phương diện quản sự, thất bại ở Điện Biên Phủ không trầm trọng bằng thất bại ở Cao Bằng. Ở Điện Biên Phủ, chúng tôi mất 16 tiếu đoàn có chất lượng ngang với 7 tiểu đoàn bị mất ở Cao Bằng. Tính theo tỷ lệ so với tổng quân số ở Đông Dương, tổn thất này không phải là lớn hơn quá nhiều so với tổn thất ở thời kỳ Cao Bằng. Ở Cao Bằng và nhất là do di tản vội vã khỏi Lạng Sơn, Việt Minh đả chiếm được nguyên vẹn
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #67 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2016, 08:27:10 pm »

       
CHƯƠNG VIII

TIẾP THEO DIỆN BIÊN PHỦ

        Từ lúc cảm thấy trận Điện Biên Phủ có thể chuyển sang chiều hưóng xấu, với sự đồng ý của ông cao uỷ, tôi đã báo cho chính phủ biết. Tôi cũng lưu ý Chính phủ tình hình về việc tập đoàn cứ điếm có thể mất và gợi ý một số biện pháp đối phó. Ngày 16 tháng 3, một bức điện về vấn đề này đã được gửi đi.

        Trong quá trình trước khi diễn biến trận đánh, ông Dejean và tôi đã nói rõ quan điếm này trong nhiều thư và điện, về phần tôi, đi đôi vối những thư tin chính thức, tôi còn gửi nhiều thư riêng cho ông Mar Jacquet, Thống chê Juin và Tướng Ely.

        Những quan điểm đó tóm tắt như sau: “Nếu mất Điện Biên Phủ, chiến cục 1953-1954 sẽ chịu thất bại nặng nề về chiến thuật nhưng cứu nguy được cho Lào và tránh cho Đồng bằng Bắc Bộ cũng như Nam Đông Dương những thất bại quan trọng hơn có thể dẫn đến thảm hoạ. Hơn nữa, khối chủ lực cơ động tác chiến của Việt Minh cũng sẽ bị tiêu hao, nếu không hơn thì ít nhất cũng ngang Pháp. Cho nên sẽ không có chuyện thất bại không thể cứu vãn nổi. Nhưng mất Điện Biên Phủ sẽ gây ra một cú “sốc” tâm lý rất ghê gớm. Vậy nên dự kiến trước một sự suy sụp tinh thần của nước Pháp, sự suy sụp có thể dẫn đến việc nước Pháp sẽ phải chấp nhận hoà bình với bất kỳ giá nào, tuy điều đó không đúng với thực trạng và tình hình quân sự1. Muốn vậy, nước Pháp và các Quốc gia liên kết cần phải khẳng định một cách mạnh mẽ quyết tâm tiếp tục chiến tranh và thông báo ngay những biện pháp cần thiết, về phương diện chính trị, quyết tâm đó cần phải được thể hiện bằng một sự chuẩn bị về tâm lý cho dư luận2. Trong lĩnh vực quân sự, nó phải được thực hiện ở việc giữ vững thế bố trí của Pháp trên toàn Đông Dương và tăng thêm quân tiếp viện. Điều này chẳng cản trở vì việc tìm kiếm hoà bình bằng thương lượng bởi rủi thay nó đã được tiến hành, nhưng trước hết nó không làm cho Pháp phải thương lượng trong một bầu không khí "thất bại chủ nghĩa".

        Tuy chẳng nghe theo những điều tôi gợi ý và cũng không trả lời nữa, nhưng sau khi Điện Biên Phủ thất thủ, thái độ của Chính phủ đối với tôi và các thư riêng của các nhân vật chính trị và quân sự có thẩm quyền viết cho tôi đều tỏ ý chấp nhận quan điểm của tôi. Điều này đã được những phát biểu của thủ tướng ngày 13 tháng 5 trước Quốc hội chứng tỏ, bởi nó được trích ra hầu như toàn bộ những thư từ mà tôi đã nói rõ quan điếm của tôi về những vấn đề trên:

        Diễn biến tình hình sau thất bại Điện Biên Phủ càng củng cố thêm những ý kiến mà tôi đã phát biểu trong khi trận đánh còn đang diễn ra.

        Thật vậy, tập đoàn cứ điểm vừa mất đi trên tất cả các mặt trận sức ép của Việt Minh giảm đi trông thấy, điều đó chứng tỏ họ đã kiệt sức và không còn đủ khả năng để khuếch trương thắng lợi vừa giành được. Tình hình đó cho phép chúng tôi làm điều mà từ trước đến nay không làm được, đó là tập trung lực lượng để đương đầu với đối phương, đặc biệt là đương đầu với một cuộc tiến công có thể xảy ra ở Đồng bằng Bắc Bộ.

-----------------
1. Trong một bức thư ngày 21-4, nói về tình hình khi sắp họp ở Geneve, tôi viết: “Việc tập đoàn cứ điểm đã chống chọi được 40 ngày, bây giờ chắc sẽ làm giảm bớt trầm trọng hơn những hậu quả do việc có thể mất nó gây ra, đồng thời củng làm giảm nhẹ cả những hậu quả vật chất. Việc mất những đơn vị có chất lượng quả là một đòn đau cho ta nhưng đối với Việt Minh, do bị cầm chân ở Điện Biên Phủ và bị tổn thất nặng nề, các Sư đoàn của họ củng đả quá chậm để có thể tiến sang Lào hoặc có đủ sức mạnh để quay về tiến công Đồng bằng một cách mạnh mẽ. Hậu quả của thất bại Điện Biên Phủ sẽ chỉ nặng nề hơn nếu như trong lúc này nước Pháp và Việt Nam quốc gia nản lòng bỏ cuộc”.

2. Ông Dejean và tôi đã đề nghị Chính phủ cho công bố như sau: a) Việc Điện Biên Phủ thất thủ là một thất bại chứ không phải là một thảm hoạ; số quân ở Điện Biên Phủ mới chỉ chiếm 4% tổng quân số ở Đông Dương; b) Thất bại ở Điện Biên Phủ đã được bù lại một cách xứng đáng: nó đả cứu được Lào, giữ được Đồng bằng và cho phép ta có thể đương đầu với sự tiến công của đối phương ở miền Trung Đông Dương; c) Tổn thất của Việt Minh lớn hơn ta nhiều, muốn khôi phục lại, họ còn phải tốn thời gian; d) Nếu không đạt được hoà bình trong danh dự ở Geneve, ta cần phải tiếp tục chiến tranh. Mất một tập đoàn cứ điểm không có nghĩa là ta phải bỏ cuộc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #68 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2016, 08:30:37 pm »

        Ở Bắc Lào, đối phương phải ngừng các chiến dịch và điều lực lượng trở về khu vực Điện Biên Phủ.

        Ở Đồng bằng Bắc Bộ, họ có vài hoạt động ở khu phía Nam, nhưng không còn uy hiếp được giao thông của Pháp giữa Hà Nội và Hải Phòng. Chúng tôi đã điều được 3 binh đoàn cơ động lấy ở Trung và Hạ Lào về Bắc Bộ để sẵn sàng ứng phó.

        Ở Hạ Lào cũng vậy, hoạt động của đốì phương trên tuyến Sài Gòn - Sênô giảm nhiều. Điều đó bớt gánh nặng của chúng tôi và chúng tôi có thể điều về Đồng bằng Bắc bộ một binh đoàn cơ động.

        Ở Campuchia, các tiểu đoàn Việt Minh bớt hoạt động và rút một phần về nước.

        Ở Việt Nam, tình hình trở lại yên tĩnh và tình trạng "ruỗng nát" giảm bớt.

        Ở khu vực Atlante và trên Cao nguyên, Việt Minh đã ra khỏi xung quanh An Khê và chỉ đánh phá giao thông.

        Ở Trung Việt. Việt Minh có tăng cường hoạt động chút ít vì phải đối phó với lực lượng của Pháp điều từ khu vực Atlante tới.

        Vậy là, trên toàn Đông Dương, Pháp nắm được tình hình trong tay. Ngay trước mắt, chưa có một nguy cơ nào trầm trọng cả.

        Mặt khác, ở khu vực Điện Biên Phủ, đối phương tập hợp cơ động tác chiến của họ và bắt đầu tiến về Đồng bằng.

        Sau khi tập đoàn cứ điểm bị mất, giữa Pháp và Việt Minh đã có những cuộc thương lượng để họ trả cho tôi những thương binh nặng. Việt Minh đưa ra điều kiện và không quân Pháp phải ngừng hoạt động trên những trục đưòng mà họ có thể chuyển quân về Đồng bằng. Chúng tôi không thể nào chấp nhận đòi hỏi quá lợi cho họ như thế. Được sự đồng ý của Chính phủ, tôi đã từ chối.

        Việt Minh bắt đầu rút khối đại quân từ ngày 13 tháng 5. Trong khoảng từ ngày 10 đến ngày 20 tháng 6, họ phải đưa được các Sư đoàn về những khu vực nghỉ ngơi và tập kết ở xung quanh Đồng bằng. Không quân Pháp đã làm chậm cuộc chuyển quân của họ, buộc họ chỉ có thể hành quân vào ban đêm hay những lúc xấu trời, nhưng dù sao Pháp cũng không thể cắt đứt được đường hành quân đó.

        Vậy là trên nguyên tắc, Việt Minh chỉ có thể tiến công Đồng bằng từ ngày 20 tháng 6 trở đi, nhưng cho đến lúc đó chưa có một triệu chứng nghiêm trọng nào biểu hiện ra. Trái lại, nhiều tin tức cho biết rằng, cả về tình trạng bị tiêu hao của các đơn vị Việt Minh và cả về ý đồ của họ, tình hình của đối phương đã cho phép Pháp nghĩ rằng họ không có khả năng gây nguy hiểm.

        Vậy là không hề bi quan, tôi đã nhìn nhận như thế về tình hình lúc ấy cũng như về tình hình sắp tới trước mắt.

        Đến giữa tháng 5, Chính phủ còn đánh giá tình hình với cách nhìn tương đốì đúng đắn. Chúng tôi đã chịu một thất bại hết sức nặng nề về chiến thuật, nhưng về chiến lược thì được trả giá xứng đáng. Trong cuộc chiến tranh này, Pháp không thua cuộc và tất cả là tuỳ thuộc vào sự vững vàng của tinh thần nước Pháp. Nhưng đến nửa cuối tháng 5, mặc dù tình hình quân sự không có gì diễn biến bất lợi, không khí chính trị bỗng đột ngột thay đổi, phần lớn là chịu ảnh hưởng của một chiến dịch báo chí.

        Trước đây, ngay giữa lúc Việt Minh đang đánh Điện Biên Phủ, báo chí đã đóng một vai trò tai hại mà Tướng De Castries trong một báo cáo đã đánh giá như sau: "Nếu trong những ngày đầu cuộc chiến, báo chí đã làm cho cả thế giới biết đến sự tích anh hùng của các binh sỹ ở Điện Biên Phủ, động viên tinh thần của họ thỉ trái lại từ giữa tháng 4, nó đã bắt đầu phá hoại tinh thần của họ bằng những bài báo và những buổi phát tin đầy bi quan. Nó còn làm cho đối phương hiểu rõ được cách bố trí và lực lượng, quan điểm của chúng ta về chiến tranh, những ý đồ và niềm hy vọng của chúng ta".

        Trong những tuần cuối của cuộc chiến và sau khi Điện Biên Phủ thất thủ, chiến dịch báo chí đạt tới một quy mô rất rộng lớn. Nguyên nhân chính là tại Hà Nội, tình hình trầm trọng đi bao nhiêu thì Tướng Cogny lại bi quan bấy nhiêu. Ám ảnh bởi nỗi lo đại quân của Việt Minh sẽ ào xuổng tấn công Đồng bằng, rồi dân chúng ở đây sẽ tổng nổi dậy và trù tính cả việc sẽ di tản Hà Nội, Tướng Cogny đã có những ý kiến, những lời nói không hay, hoặc để mặc xung quanh bàn tán, rồi những lời nói, những bàn tán ấy được các phóng viên khoái săn tin giật gân - ông để mặc cho họ làm - đã lan truyền đi và thế là gây nên ở Pháp một làn sóng rộng rãi tinh thần thất bại chủ nghĩa.

        Tình hình ở Đồng bằng được mô tả như một bi kịch và cứ như chúng tôi đang đứng trước một thảm hoạ chung. Đây là vài ví dụ lấy trong hàng chục bài báo.

        Ngày 16 tháng 5, một tờ báo viết: "Hai tiểu đoàn Việt Minh đang có mặt tại Hà Nội, cải trang thành dân chài và lái xe tắcxi". Ngày 25 tháng 5 một báo khác đưa tin: "Hà Nội đã 3 phần 4 bị bao vây bởi 100.000 Việt Minh; họ đã bịt kín các ngả đường, trừ có ban ngày". Thế nhưng đó là tình hình có từ nhiều năm trước: "sự ruỗng nát" của Đồng bằng, tình trạng không thể đi lại ở đó ban đêm, sự có mặt của những đội quân ngầm Việt Minh ở Hà Nội. Nhưng người ta lại mô tả tình hình đó như là mới có, do thất bại ở Điện Biên Phủ gây ra và có khả năng dẫn tới một thảm hoạ sắp mới.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #69 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2016, 08:36:46 pm »

        Ngày 23 tháng 5, nhiều báo đăng một bức điện - nói là điện của Tướng Giáp gửi cho quân đội - đưa tin "sắp xảy ra một cuộc tiến công vào Hà Nội". Người ta còn cho độc giả biết "nội dung đích xác" của bức điện như sau: "Sẽ chiếm Hà Nội ngày chủ nhật 23 tháng 5, bất kể tổn thất như thê nào. Ký tên "Giáp". Cái gọi là "bức điện" này hoàn toàn chang căn cứ vào đâu cả.

        Hầu hết các báo đều viết về cái được coi là "trận giao chiến ở Phủ Lý" và mô tả nó như màn dạo đầu của cuộc tổng tiến công vào Đồng bằng. Nhưng thực ra đó chỉ là một số trận đánh có tính chất địa phương, chẳng có ý nghĩa gì về chiến lược.

        Trong một tờ báo lớn ngày 20 tháng 5, người ta viết: tinh thần dân chúng bị giáng một đòn nặng nề và "trạng thái tâm lý ấy có thể biến thành một sự hoảng loạn". Thế nhưng thực tế làm gì có tình trạng tâm lý ấy. Trái lại, dân chúng ở Đồng bằng hoàn toàn yên tĩnh. Đối vối người dân Bắc Bộ, xứ Thái gần như một xứ sở lạ, nên việc Điện Biên Phủ bị thất thủ chỉ có một tiếng vang yếu ớt. Đối với người Pháp, đương nhiên có lo lắng hơn, nhưng không có một chút biểu hiện nào hoảng sợ và ngay cả việc di tản phụ nữ và trẻ em cũng rất hiếm.

        Về phần tôi, tôi đã làm tất cả để ngăn chặn tình trạng thất bại chủ nghĩa.

        Ngay từ ngày 30 tháng 4, tôi đã nhắc nhở Tướng Cogny rằng: "Trong những lúc khó khăn, bổn phận của người chỉ huy không chỉ là gương mẫu về kỷ luật và sự bình tĩnh mà còn đòi hỏi các thuộc cấp của mình cũng phải như thế". Tôi cũng báo Tướng Cogny rằng, tôi sẽ coi ông ta là người phải chịu trách nhiệm nếu còn để tình trạng trên tồn tại1. Ông ta đã trấn tĩnh lại và đã có biện pháp cần thiết.

        Nhưng rủi thay, điều xấu nhất vẫn xảy ra và bây giờ Pháp tràn ngập một sự hoảng loạn thực sự. Mối hoảng loạn này có từ các chính giới Pháp và nó lại được nhân rộng thêm lên bởi một số người nhân dịp chúng tôi bị thất bại về quân sự, càng muốn kết thúc chiến tranh bằng bất kỳ giá nào - điều đã trở thành mục tiêu của họ.

        Tướng Ely, được cử sang công cán ở Đông Dương, tới Sài Gòn ngày 18 tháng 5. Ông cho tôi biết vấn đề Điện Biên Phủ, dù nghiêm trọng thế nào, vẫn được chính phủ hoàn toàn hiểu biết, thông cảm và tuyệt đối tin cậy ở tôi, và ông sang đây là có mục đích truyền đạt cho rõ chỉ thị của Chính phủ.

        Đó là một chỉ thị về tác chiến, trong đó có một số biện pháp tôi phải thực hiện như sau:

        1) Mục tiêu chính là từ nay - "hơn tất cả mọi quan tâm khác" - là bảo vệ quân đội viễn chinh;

        2) Ổn định tình hình ở miền Nam và Trung Đông Dương, chuẩn bị để khi cần, sẽ chuyên về phòng thủ ở vĩ tuyến 18.

        3) Co bốt ở Đồng bằng Bắc Bộ "bước đầu là về vùng "đồng bằng hữu ích" (khu vực Hải Phòng - Hà Nội) và nếu cần thì bước thứ hai chuyến về cố thủ Hải Phòng". Ely nói rõ với tôi, theo tinh thần của Chính phủ, là bước một (bỏ khu Nam và Tây Đồng bằng) cần phải được thực hiện trong một thời gian ngắn (10 đến 15 ngày). Bước hai (bỏ Hà Nội và co về Hải Phòng) sẽ chỉ được tiến hành khi nào có lệnh Chính phủ, hoặc bị đối phương uy hiếp quá mạnh. Tôi trả lời Tướng Ely là tôi chưa hoàn toàn đồng ý với những chỉ thị ấy.

        Tôi đồng ý là từ nay phải ưu tiên coi trọng việc bảo vệ an toàn cho đạo quân viễn chinh, nhưng tôi phản đối cái tinh thần quá tuyệt đốì hoá cụm từ "hơn tất cả mọi quan tâm khác" mà hiểu theo nghĩa đen là nó sẽ biện bạch cho tất cả mọi sự rút bỏ của chúng tôi.

        Tôi cũng đồng ý về lợi ích của việc từ nay cần phải tập trung nỗ lực chính vào miền Nam và Trung Đông Dương làm trong sạch và ổn định khu vực này. vả lại đây cũng là những quan điểm mà từ trước, chính tôi đã nói nhiều lần.

        Tôi công nhận cần phải trù tính rút bỏ một vài nơi ở Đồng bằng - trong chừng mực chúng tôi buộc phải làm khi không đủ tăng viện - và đây cũng chính là điều tôi đã đề nghị trong một bức thư gần đây.

--------------
1. Trong thư ngày 21-4, tôi đã trình bày với Tướng Ely về những rắc rối do cách xử sự của Tướng Cogny gây ra và đề nghị cho thay ông ta ngay sau khi Điện Biên Phủ vượt ra khỏi cơn nguy biến. Trả lời tôi ngày 28-4, Tướng Ely đồng ý tạm giữ Cogny một thời gian và sẽ giải quyết vấn đề này trong thời gian ngắn nhất.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM