Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:35:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thời điểm của những sự thật  (Đọc 43752 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2016, 11:04:58 pm »


       
Hội nghị Geneve và cuộc tổng tiến công của Việt Minh

        Giữa lúc cuộc chiến đang ở thế ổn định chung và hơn thế nữa, tới một bước cải thiện, và ở Điện Biên Phủ, trận đánh sẽ được tiến hành trong những điều kiện thuận lợi thì một sự kiện quan trọng đã xẩy ra làm đảo lộn mọi vấn đề. Tại Hội nghị Berlin, họp từ 25 tháng 1 đến 18 tháng 2, nước Pháp đã yêu cầu1 mở một cuộc hội nghị về những vấn đề Viễn Đông, dự kiến họp ở Geneve vào tháng 4, trong đó sẽ nêu lên vấn đề hòa bình ở Đông Dương cả ông cao ủy và tôi đều không được báo trước, được hỏi về thời cơ mở hội nghị, càng không được tham gia ý kiến về ngày giờ, về thời hạn và những thành phần dự hội nghị.

        Ngược lại, Việt Minh hoàn toàn biết trước và ý thức được họ có thể chờ đợi được những gì ở hội nghị. Thế là lập tức họ kết hợp toàn bộ hoạt động quân sự của họ với sự kiện ngoại giao đó, sự kiện mà họ biết sẽ tạo cơ hội để nhanh chóng giành thắng lợi quyết định. Điều chỉnh lại kế hoạch chiến lược, họ đã tiến hành tổng phản công sớm trước dự định một năm và có khi trước hai năm, để giành lấy toàn thắng2.

        Vậy là, do sáng kiến bất hạnh của các nhà lãnh đạo chính trị nước Pháp mà tình hình quân sự đột nhiên trở thành bất lợi đối vói chúng tôi.

        Theo nguồn tin chắc, chắn, chúng tôi biết Việt Minh sẽ tổng tiến công vào những ngày đầu tháng 3i1!. Và nó đã trở thành sự thật.

        Chúng tôi phát hiện họ đẩy nhanh việc bố trí lực lượng và phương tiện các loại để chuấn bị cho tiến công. Nhiều đơn vị quan trọng được tăng cường cho đạo quân đánh Điện Biên Phủ. Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh trong dân chúng và quân đội.

        Chúng tôi được biết ở khắp mọi nơi, Việt Minh đã ra những chỉ thị "tăng cường hoạt động" và chuẩn bị để đánh đến tận tháng 7, nghĩa là đến giữa mùa mưa, khác hẳn với những năm trước là đến lúc ấy họ phải dừng lại.

        Việt Minh sẽ tiến công trên tất cả các mặt trận, nhằm kiểm chế phân tán các lực lượng mặt đất và trên không của chúng tôi, những nỗ lực chủ yếu là nhằm vào Điện Biên Phủ. Đây là nơi đối phương muốn giành được thắng lợi vang dội, đánh bại ý chí của Pháp và bảo đảm cho thắng lợi chính trị ở Geneve.

-------------
1. Trong cuốn "Thảm kịch Đông Dương, ông Laniel viết: "Chúng ta đã yêu cầu (tôi, Navarre, gạch dưới) là hội nghị có đủ tư cách... đế tìm kiếm một giải pháp cho chiến tranh Đông Dương và muốn làm vậy, cần phải triệu tập CHND Trung Hoa, các Quổc gia liên kết ở Đông Dương và các đại biểu của Việt Minh tới họp”.
2. Một sỹ quan Việt Minh chiêu hồi tháng 1 năm 1955 đã khai: "Hội nghị Berlin, quy định triệu tập Hội nghị Geneve, được lãnh đạo Việt Minh coi là rất quan trọng. 1) Nó đánh dấu một bước tiến về quốc tế hóa chiến tranh. 2) Nó thúc đẩy các nhà lãnh đạo Việt Minh tìm cách thương lượng trực tiếp với nước Pháp. 3) Nó thúc đẩy Việt Minh, Liên Xô và Trung Quốc tiến hành mọi nỗ lực để đến dự đàm phán vói tư thế có lợi. Vì thế từ lúc ấy, viện trợ Trung Quốc được đẩy mạnh, nhất là về đạn dược, vũ khí và xe cộ. Trong thời kỳ đang diễn ra trận Điện Biên Phủ, rồi Hội nghị Geneve, ngày nào ông Hồ Chí Minh cũng có liên lạc tiếp xúc với "ông Malacov"."
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2016, 08:32:46 pm »

center]     
Tiến công của Việt Minh trên các mặt trận khác
[/center]

        Trận Điện Biên Phủ là nội dung sẽ trình bày ở các chương sau. Trước khi trình bày nó, tôi sẽ nói vắn tắt trên các mặt trận thứ yếu. cuộc tổng tiến công của Việt Minh diễn ra như thế nào và kết quả ra sao.

        Ở Nam Viêt Nam, tình trạng "ruỗng nát" và chiến tranh du kích phát triển.

        Trung phần Vỉêt Nam, đối phương đẩy mạnh chiến tranh du kích, gây cho chúng tôi nhiều khó khăn và buộc chúng tôi phải từ bỏ chiến dịch dự định như đã dự kiến.

        Trên Cao nguyên và khu vực Atlante, cuộc chiến tiếp diễn xung quanh Plâycu và An Khê. Chúng tôi chiếm được Quy Nhơn nhưng không nổĩ liền được Quy Nhơn với An Khê. Đối phương xâm nhập vào sau lưng, uy hiếp Tuy Hòa, Ban Mê Thuột và ngay cả Đà Lạt.

        Ở Trung Lào, đối phương lọt vào khu dãy núi đá vôi ở Đông Thà Khẹt, không vây được quân Pháp nhưng cũng kìm chân được nó.

        Ở Hạ Lào và Campuchia, một số tiểu đoàn Việt Minh uy hiếp Sanavan và Pắcxê, chiếm Vươn Sai và tiến vào rừng núi Bắc Cămpuchia.

        Ở Bắc Lào, để cô lập và vây kín Điện Biên Phủ, Việt Minh đẩy lùi các đơn vị Pháp từ Luang Prabang và Mường Sài tiến lên phía Bắc định thiết lập liên lạc với tập đoàn cứ điếm.

        Cuối cùng ở Đồng bằng, chiến sự trở nên ác liệt. Việt Minh đánh mạnh vào những tuyến giao thông chính của Pháp (đường sắt và đường bộ Hải Phòng - Hà Nội), hệ thống đồn bốt và căn cứ không quân. Đánh đồn bốt và sân bay, kết quả thu được thấp. Nhưng kết quả nhất là đánh giao thông, có lúc họ đã làm tê liệt gần như hoàn toàn tuyến đường Hải Phòng - Hà Nội trong 4 ngày. Sở dĩ họ đạt được kết quả là do sự bố trí lực lượng của chúng tôi quá tồi: khi nào nó được bố trí thích hợp hơn thì khi đó tiến công của đối phương sẽ bị đánh bại. Cuối cùng, chúng tôi cũng giữ được một thế cân bằng bấp bênh cho đến lúc kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ, nhung cũng phải trả giá rất đắt về tiêu hao và tổn thất lực lượng.

        Tướng Cogny luôn yêu cầu tôi tăng viện cho đồng bằng. Tôi không thể đáp ứng yêu cầu ấy mà không làm yếu đi một cách nguy hiểm những mặt trận khác mà ở đó, khó khăn nếu không hơn thì ít nhất cũng không kém gì đồng bằng, vả lại, những yêu cầu ấy cũng không chính đáng lắm, vì còn xa Bộ chỉ huy Hà Nội mới tận dụng hết các lực lượng bản thân mình có trong tay. Thực vậy, trong chỉ thị nhiệm vụ cho họ, có quy định trong trường hợp bị uy hiếp cực kỳ nghiêm trọng, họ có thể rút bớt những đồn bốt không cần thiết, lấy lực lượng đó mà tăng cường cho các đồn bốt khác hoặc cho những đơn vị cơ động. Với quy định này (mà Tướng Cogny chưa bao giờ sử dụng) và thêm vào đó một chút đầu óc sáng tạo, Cogny hoàn toàn có thể lấy ra được những lực lượng cần thiết để nếu không đánh ra hậu phương Việt Minh chi viện cho Điện Biên Phủ thì chí ít cũng tự lực đương đầu được với đối phương ở chiến trường đồng bằng mà không đòi hỏi thêm tăng viện.

        Tóm lại. trên ba hướng phụ - trong đó có Đồng bằng Bắc Bộ - tổng tiến công của Việt Minh thể hiện bằng các hành động nhằm kiềm chế lực lượng mặt đất của chúng tôi, làm yếu sức mạnh không quân Pháp và thu hút nó ra khỏi Điện Biên Phủ.

        Đôi với không quân Pháp, ý định đó của Việt Minh không đạt mấy kết quả, nhưng đối với việc kiểm chế lực lượng mặt đất thì họ đã thành công không thể chối cãi được. Họ đã buộc chúng tôi phải dành một số lớn đơn vị để làm nhiệm vụ bảo vệ giao thông, sân bay và giải tỏa các đồn bốt bị bao vây. Chúng tôi đã bị giam chân mất một bộ phận lực lượng quan trọng lý ra có thể dùng để mở một chiến dịch chi viện cho Điện Biên Phủ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2016, 08:38:19 pm »

       
CHƯƠNG VI

MỞ ĐẦU VỀ ĐIỆN BIÊN PHỦ

       
Tại sao Điện Biên Phủ?

        Muốn hiểu tại sao tôi cho chiếm Điện Biên Phủ và chấp nhận giao chiến ở đây, cần phải quay lại tình hình cuối tháng 10 năm 1953, khi Việt Minh bỏ ý định tiến công đồng bằng mà hướng nỗ lực lên miền Thượng du Bắc Bộ và Bắc Lào.

        Những ngày cuối tháng 10, chúng tôi lần lượt biết tin Việt Minh đánh phá các "chiến khu" ở xứ Thái của chúng tôi và Sư đoàn 316 rời vùng ven đồng bằng tiến lên Lai Châu. Đầu tháng 11, có nhiều triệu chứng chứng tỏ các Sư đoàn 304, 308 và 312 cũng nối gót Sư đoàn 312 tiến lên Tây Bắc.

        Rồi dần dần, nhờ những nguồn tin chắc chắn (giải mã tin địch), kế hoạch của Việt Minh đã lộ rõ dưới con mắt chúng tôi. Kế hoạch đó nhằm triệt phá các "chiến khu" của Pháp ở Tây Bắc Đông Dương, tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Lai Châu, sau đó chiếm toàn bộ Bắc Lào. Căn cứ xuất phát cho các chiến dịch đó được dự kiến là Điện Biên Phủ.

        Đứng trước tình hình vào mười ngày đầu tháng 11 đã trở nên rõ ràng đối với tôi, một vấn đề đặt ra và đòi hỏi phải giải quyết ngay lập tức nếu không muốn bị đối phương vượt lên trước, đó là: có phải bảo vệ nước Lào hay không? Và nếu có, thì bảo vệ như thế nào?

        Bảo vệ Lào luôn luôn là thuộc phần nghĩa vụ của Bộ tổng chỉ huy ở Đông Dương. Như người ta đã biết, vấn đề từ bỏ nghĩa vụ này đã được các tham mưu trưởng các quân chủng đặt ra với Hội đồng Quốc phòng hồi tháng 7 năm 1953, nhưng sau đó nó không có ý kiến giải quyết. Vậy là nghĩa vụ đó vẫn tồn tại.

        Chẳng những thế, nó còn mang tính chất là một mệnh lệnh nhất quyết phải chấp hành khi mà ngày 28 tháng 10, một hiệp ước đã được ký kết với Lào, theo đó Lào gia nhập khối Liên hiệp Pháp và nước Pháp cam kết phải bảo vệ Lào. Hiệp ước này được Chính phủ coi như một mẫu mực gợi ý phương hướng cho những cuộc đàm phán đang tiến hành với Việt Nam và Campuchia1. Không tôn trọng nó chỉ 15 ngày sau khi ký, có nghĩa là phá bỏ chính sách này.

        Mặt khác như tôi đã nói. về mặt quân sự việc bảo vệ Thượng Lào đối với Pháp cần thiết nếu Pháp không muốn chứng kiến cái cảnh chỉ vài tháng nữa toàn bộ miền Trung và miền Nam Đông Dương sẽ bị sụp đổ.

        Được tôi hỏi ý kiến về việc này hồi đầu tháng 11, ông cao ủy đã trả lời rằng, không bảo vệ Lào là một điều "không thể tưởng tượng được". Ông Marc Jacquet, Quốc vụ khanh phụ trách quan hệ với các Quốc gia liên kết, tối Đông Dương giữa tháng 11, cũng trả lời tôi tương tự như vậy và còn nói thêm là nếu Việt Minh tới được sông Mê Kông thì chắc chắn dư luận nước Pháp sẽ bị một cú "sốc" choáng váng đến nỗi không còn có thể tiếp tục chiến tranh được nữa.

        Lý do để bảo vệ Lào vậy là đã rõ và coi như được đồng ý.

        Nhưng bảo vệ Lào như thế nào? Bằng cách trực tiếp hay gián tiếp? Vấn đề này chương trước đã nghiên cứu. Và người ta đã biết do lực lượng không đủ và kém thích nghi, nên dù có muốn thế nào, tôi chỉ có mỗi một cách là bảo vệ trực tiếp.

        Từ xứ Thái sang xứ Lào có hai trục đường, cả hai đều dẫn đến vùng Thượng sông Mê Kông. Một đường qua Sầm Nưa và Cao nguyên Trấn Ninh, đường này đã có tập đoàn cứ điểm Cánh Đồng Chum, do Tướng Salan thiết lập năm ngoái, chặn lại. Một đường tốt hơn, đi từ Tuần Giáo, Điện Biên Phủ và lưu vực đi lại được của sông Nậm Hu, tới Luang Prabang.

        Theo nguồn tin giải mã thì chính con đường nói sau là con đường đại quân Việt Minh sẽ đi. Chúng tôi tính toán có thể ngày 1 tháng 12 họ sẽ tới Điện Biên Phủ và cuối tháng, sẽ tới Luang Prabang. Những tuần đầu của năm 1954, chúng tôi có thể thấy họ xuất hiện ở khu vực Viêng Chăn và tràn tới biên giới Xiêm. Cũng như tôi đã trình bày với Hội đồng Quốc phòng ngày 24 tháng 7 năm 1953, do điều kiện địa hình và sự kém thích nghi của lực lượng chúng tôi. Việc bảo vệ Lào một cách trực tiếp tuyệt đối là không thế bảo đảm được bằng cách đánh theo kiểu vận động chiến. Vậy cần phải có biện pháp khác. Đó là biện pháp thiết lập các "căn cứ không - bộ", các "con nhím" hay các "tập đoàn cứ điểm" - biện pháp tuy tồi tệ nhưng là cái duy nhất chúng tôi có thể làm được. Biện pháp này không ngăn nổi hoạt động của các đơn vị nhỏ nhưng chặn được đối phương tiến công lớn. Đó cũng là chiến lược năm trước Tướng Salan đã áp dụng, với việc tổ chức tập đoàn cứ điếm Nà sản và Cánh Đồng Chum.

------------------
1. Ngày 26 tháng 10, trong một diễn văn chính thức, ông Paul Raynaud, phó Chủ tịch Hội đồng đã phát biểu: "Hiệp ước với Lào mang lại một giải pháp cho vấn đề cần phát triển khổì liên hiệp Pháp như thế nào".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2016, 08:45:13 pm »

        Trong điều kiện hiện tại, chúng tôi có thể tổ chức phòng thủ ở đâu? Xét một cách kỹ lưỡng thì Luang Prabang và Viêng Chản đều không thể được, cả hai thành phố này đều không có điều kiện tốt để tổ chức phòng thủ, cả điều kiện mặt đất và trên không. Luang Prabang nằm trong một "cái hố" bị khống chế chặt chẽ. Viêng Chăn có điều kiện tổ chức phòng ngự dễ dàng hơn nhưng phải tôn rất nhiều công sức để phát quang. Hơn nữa ở cả hai nơi. sân bay đều xa thành phố nên không thể tổ chức được một tập đoàn cứ điểm ôm gọn được cả thành phố và sân bay. Cuốì cùng hai thành phố đều xa đồng bằng - nơi đặt các căn cứ không quân - nên vận chuyển đều quá tốn kém.

        Mặt khác, ngay cả cho rằng khi đổ công đổ của1 vào xâv dựng Luang Prabang và Viêng Chăn đủ mạnh để đối phương không dám tiến công, thì chúng tôi cũng không thể ngăn được họ chiếm các vùng xung quanh và có mặt trên sông Mê Kông.

        Nếu không bị buộc phải giao chiến, Việt Minh vẫn có thể tới được sông Mê Kông mà không phải tung vào đấy toàn bộ lực lượng của họ, và họ có thể dành một bộ phận lực lượng đáng kể để hoặc tiến công đồng bằng, hoặc đánh vào miền Trung Đông Dương. Thế là trong chiến cục 1954, người ta sẽ được chứng kiến cái cảnh: mất Thượng Lào và đồng thời, hoặc thua thiệt lớn ở đồng bằng do lực lượng hai bên quá chênh lệch2), hoặc Việt Minh sẽ qua Trung Lào phát triển mạnh xuống phía Nam gây nguy hiếm cho chúng tôi.

        Để ngăn không cho đối phương vừa không phải giao chiến mà vẫn tới được Mê Kông, vừa có dư lực lượng để gây nguy hiếm cho chúng tôi ở các nơi khác, chỉ có một giải pháp duy nhất: đó là chặn đường của họ bằng một tập đoàn cứ điểm, xây dựng với những điều kiện như thế nào đấy để, hoặc nếu muốn vòng qua thì họ phải bỏ ra nhiều lực lượng để bao vây kiềm chế, hoặc là buộc phải tiến công trực tiếp vào để mở đường đi qua.

        Vậy đặt tập đoàn cứ điếm ấy ở đâu? Nếu chọn Lai Châu - nơi duy nhất chúng tôi còn giữ được ở Tây Bắc - thì nơi này vừa khó phòng thủ lại vừa quá xa đường tiến của Việt Minh mà chúng tôi cần phải chặn. Vậy điếm duy nhất thích hợp đê xây dựng một căn cứ không - bộ theo ý định của chúng tôi là Điện Biên Phủ, nơi trước đây chúng tôi vẫn đóng quân nhưng đã phải rút bỏ năm ngoái trước sự uy hiếp của Việt Minh.

        Trước khi về nước, Tướng Salan đã trù tính chiếm lại Điện Biên Phủ. Trong một bản nghiên cứu ngày 25 tháng 5 năm 1993 về vấn đề bảo vệ Thượng Lào, ông đã viết: "Cần thiết phải bổ sung cho thế bố trí hiện tại bằng việc thiết lập một trung tâm đề kháng mới ở Điện Biên Phủ. Tôi đã đề ra việc chiếm lại Điện Biên Phủ từ những ngày đầu tháng 1 năm 1953, khi thấy quả là nó rất cần thiết cho sự an toàn của Luang Prabang. Những sự kiện tháng 4-5 gần đây càng chứng tỏ sự cấp bách của việc làm đó mà chỉ do thiếu phương tiện vận tải không quân, ta đã không thực hiện được nó trước cuộc tiến công sau cùng của Việt Minh"3.

        Chừng nào chưa chiếm lại được Điện Biên Phủ chừng đó đường sang Luang Prabang còn bị bỏ ngỏ bởi giữa Điện Biên Phủ và kinh đô Lào, chúng tôi không có một vị trí nào có thể tổ chức chặn được đối phương. Trái lại, chiếm được Điện Biên Phủ. chúng tôi sẽ khóa được con đường một cách rất có hiệu quả, bởi vị trí này chỉ có thể vòng qua một cách rất khó khăn bằng những con đường mòn phải vượt qua núi rất xấu.

        Tuy nhiên, đối với không quân, Điện Biên Phủ có một bất tiện rất nghiêm trọng: nó quá xa đồng bằng, nơi duy nhất Pháp có căn cứ không quân. Đó là một bất lợi mà chẳng may chúng tôi phải chấp nhận vì không có cách gì khác thay thế. Mặc dù vậy, so với Luang Prabang hay Viêng Chăn, yếm trợ không quân cho Điện Biên Phủ vẫn cứ tốt hơn nhiều.

        Vả lại. khoảng cách xa gây trở ngại cho không quân Pháp thì nó cũng gây nhiều khó khăn cho Việt Minh về vận chuyển tiếp tế. Thực vậy, từ Điện Biên Phủ đến các điếm đưa viện trợ vào trên biên giới Việt - Trung, khoảng cách phải trên 300 cây sô. Mọi đường dẫn đến các điếm nhận hàng ấy đều bị phá. Muốn đánh Điện Biên Phủ, Việt Minh chỉ có thể giải quyết khâu vận chuyển tiếp tế bằng lực lượng dân công mang vác, do đó đê sử dụng sức mạnh binh khí kỹ thuật, khả năng của họ rất hạn chế: trong một bản nghiên cứu tháng 5 năm 1953, Tướng Salan cho rằng, do vận chuyển khó khăn, Việt Minh không thể sử dụng được vũ khí nặng trên chiến trường rừng núi Thượng du với số lượng lớn.

        Xem xét về mặt chiến thuật, những điều kiện để phòng thủ ở Điện Biên Phủ cũng giống như những điều kiện của mọi tập đoàn cu điếm được xây dựng xung quanh một sân bay thiết lập trên chiến trường rừng núi. Vị trí của sân bay đương nhiên nằm trong một lòng chảo, bởi người ta còn chừa tìm được cách xây dựng những sân bay vắt vẻo trên những điểm cao.

        Tuy nhiên, lòng chảo Điện Biên Phủ là lòng chảo rộng nhất trên toàn miền Thượng du. Lòng của nó thực sự là một cánh đồng dài rộng 16 trên 9 km, cho phép sử dụng được xe tăng thiết giáp. Những đỉnh núi cao không chế nó còn cách sân bay tới 10-12km; xung quanh sân bay là các vị trí của tập đoàn cứ điếm, ỏ cự lỵ ngoài tầm bắn của pháo binh hiện có của đôi phương. Muốn bắn tới nơi, pháo binh Việt Minh phải bố trí trên phía sườn núi đổ xuống lòng chảo. Phòng không của họ muốn kiểm soát không phận sân bay thì cũng phải làm như thế. Được hỏi ý kiến, các pháo thủ của Pháp đều cho rằng đó là điều Việt Minh không dám làm vì nếu vậy, lập tức pháo của họ sẽ bị chúng tôi phản pháo và cùng với không quân "bịt miệng" ngay.

        Xét một cách toàn diện, có tính toán cả những bất lợi của một căn cứ không - bộ xây dựng trên miền núi, có thể coi Điện Biên Phủ là một lối thoát xấu nhưng có thế chấp nhận được. Dẫu sao nó cũng hơn Nà Sản(4, Lai Châu và Luang Prabang.

        Đó là những lý do khiên tôi quyết định chiếm Điện Biên Phủ và chấp nhận giao chiến ở đấy. Giải pháp là tồi tệ đấy nhưng có thể "chơi" được với một đối thủ mà chúng tôi nghĩ có lý là phải đương đầu. Và nghĩ cho cùng, chúng tôi cũng chang có giải pháp nào hơn. Như người ta nói: chính trị là biết đê lựa chọn giữa những điều bất lợi. Trong chiến lược, thường cũng phải làm thế, nhất là trong phòng ngự.

-------------
1. Còn tốn hơn rất nhiều so với để phòng ngự ở Điện Biên Phủ.
2. Tướng Cogny đã nhiều lần tỏ ra rất lo lắng cho triển vọng của đồng bằng nếu xảy ra giao chiến, tới mức ông đã trù tính có khi phải bỏ cả Hà Nội.
3. Tướng Salan đả liên tiếp ra bốn chỉ thị về việc chiếm lại Điện Biên Phủ: 17-12-1952, 30-12-1952, 7-1 1953, 22-1 1953.
4. Đã từng chỉ huy ở Nà Sản rồi sau đó ở Điện Biên Phủ, Tướng Gilỉes cho rằng khả năng phòng thủ ở Điện Biên Phủ tốt hơn rất nhiều so vói Nà sản. Lý lẽ của ông như sau: ơ Nà Sản, do lòng chảo hẹp (5km trên 2), người ta phải - và có thê - chiêm các điếm cao khống chê xung quanh. Nhưng có tới 30 điểm tựa tầm không chế rất kém. Chỉ cần đối phương chiếm 2 hoặc 3 trong sô các điếm tựa ấy và họ bám giữ được thì lập tức khu lòng chảo sẽ năm dưới hỏa lực bắn gần của họ. ơ Điện Biên Phủ, Pháp khống thê giữ được các cao điếm không chế nhưng nó ở quá xa nên nếu đôi phương có chiếm thì họ củng không thê gày nguy hiếm cho bên phòng thủ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2016, 08:52:12 pm »

        
Chiếm Điện Biên Phủ

        Vậy là tôi quyết định, vào cuôi của 10 ngày đầu tháng 11, sẽ chiếm Điện Biên Phủ và thiết lập ở đấy một căn cứ không - bộ để che chở cho Lào.

        Chiến dịch không phải "ngẫu hứng" vì trước đó các kế hoạch đã xây dựng. Thực vậy, như người ta đã biết nhiều lần trong mùa hè, Tướng Cogny đã đề nghị tôi cùng lúc với việc rút bỏ Nà Sản - nơi mà ông xét thấy về chiến lược thì bố trí sai chỗ, về chiến thuật thì là một cái "vực thắm giam chân" nên chiếm lấy Điện Biên Phủ, nơi có một vị trí tốt hơn xét về mọi phương diện1. Vì chưa đủ lực lượng dự bị, chúng tôi đã lui cuộc hành quân lại muộn hơn. Và dự kiến sẽ tiến hành vào tháng 12 năm 1953 hoặc tháng 1 năm 1954 với kế hoạch phối hợp tiến công bằng ba mũi: một mũi từ Lai Châu đánh xuống, mũi khác từ Lào đánh sang và một mũi, đổ bộ đường không chụp xuống mục tiêu.

        Nhưng bây giờ cần phải hành động nhanh, vượt trước khối chủ lực cơ động Việt Minh. Do lực lượng ở Lai Châu chưa đủ, còn lực lượng ở Lào thì chưa chuẩn bị sẵn sàng, cho nên tôi quyết định đánh chiếm Điện Biên Phủ hoàn toàn bằng quân nhảy dù. Ngày được chọn là 20 tháng 11 bởi vài ngày sau đó là lực lượng Pháp đã có thể đứng chân vững chắc, dù khả năng chiến đấu khi những đơn vị đi đầu của đối phương tới nơi.

        Một binh đoàn gồm 6 tiểu đoàn dù và 1 tiểu đoàn pháo (75 không giật) sẽ bất ngờ đổ xuống chiếm Điện Biên Phủ. Sửa xong sân bay, 3 tiếu đoàn dù sẽ được thay thế bởi một binh đoàn cơ động đưa từ đồng bằng lên bằng máy bay. Theo đề nghị của Tướng Gilles, chỉ huy cuộc hành quân, ba tiểu đoàn dù còn lại sẽ tổ chức thành đội dự bị chung để phản kích địch, một nhiệm vụ chỉ có thể do những đơn vị bộ binh thật tinh nhuệ đảm đương. Lực lượng đóng ở Lai Châu sẽ rút về Điện Biên Phủ khi xuất hiện nguy cơ bị uy hiếp nghiêm trọng.

        Chiến dịch lấy mật danh là Castor. Mọi chi tiết được xác định xong trong cuộc họp ngày 17 tháng 11 tại nhiệm sở của tôi ở Hà Nội và do tôi chủ trì. Tham dự cuộc họp có phó của tôi là Tướng Bodet, Tướng Cogny và phó của ông là Tướng Masson, Tướng Gilles, người sẽ trực tiếp chỉ huy chiến dịch, và Tướng Dechaux, chỉ huy không quân Bắc Bộ.

        Tất cả mọi người dự họp đều nhất trí về ý nghĩa sống còn của việc tái chiếm Điện Biên Phủ và không một ai có ý kiến về thời cơ tiến hành chiến dịch này2. Riêng việc nhảy dù xuống mục tiêu chắc chắn là có nguy hiểm. Thực vậy chúng tôi biết rằng ở Điện Biên Phủ, Việt Minh có một tiểu đoàn địa phương đóng quân ngay ở đây, ngoài ra họ còn có 2 hay 3 tiểu đoàn nữa đóng ở cự ly có thể sẵn sàng ứng cứu được. Vậy là những đơn vị nhảy dù của Pháp sẽ rơi xuống đúng một nơi được phòng thủ rất mạnh mẽ. Hơn nữa nguy hiếm lại càng lớn bởi do không đủ phương tiện chuyên vận, chúng tôi không thể nhảy dù xuống chỉ trong một đợt.

        Thế là nổ ra một cuộc tranh luận xem có nên chấp nhận mạo hiếm như thế hay không? Tôi để mọi ngưòi phát biểu ý kiến. Tướng Masson tỏ ra rất bi quan, ước tính Pháp sẽ bị tôn thất khoảng 50%. Tướng Gilles nói Pháp phải mạo hiếm lớn nhưng ông sẵn sàng làm vì "cái được thua" ở đây rất quan trọng. Tướng Dechaux nhấn mạnh một vài khó khăn mà không quân vận tải phải gánh vác những không cho là Pháp không làm được. Còn Tướng Cogny thì trả lời theo kiểu nước đôi: một mặt vẫn nhắc lại tầm quan trọng chủ yếu của Điện Biên Phủ. những mặt khác lại lưu ý về sự mạo hiểm của cuộc nhảy dù, và ông không kết luận ra sao. Riêng Tướng Bodet thì phát biểu thắng thắn là ông ủng hộ việc tiến hành chiến dịch.

        Tôi quyết định ngày 20 tháng 11 sẽ tiến hành cuộc hành quân Castor, nếu điều kiện khí hậu đủ cho phép. Ngại rằng Tướng Cogny, mà thái độ do dự khiến tôi chú ý, có thể phút cuối cùng nao núng, tôi yêu cầu Tướng Bodet ở lại Hà Nội (tôi có việc buộc phải trở vào Sài Gòn) và nhân danh tôi, vào sáng 20, căn cứ vào những tin tức cuối cùng về khí hậu. sẽ quyết định cho tiến hành chiến dịch ngay ngày hôm ấy, hoặc lui lại ngày hôm sau hoặc ngày sau nữa.

        Như đã dự kiến, ngày 20 tháng 11, 3 tiểu đoàn dù nhảy xuống Điện Biên Phủ. vấp phải sự kháng cự khá mạnh mẽ của tiểu đoàn địa phương mà chúng tôi biết có mặt ở đấy và gây cho họ hoàn toàn bất ngờ. Sau đấy, đối phương không có phản ứng nào khác. Ngày 21 và 22, 3 tiểu đoàn dù nữa được đưa lên Điện Biên Phủ cùng một tiếu đoàn pháo binh. Ngày 22, liên lạc được với Lai Châu. Ngày 24, sửa xong sân bay và đường bay đã mở3.

-------------
1. Cuối tháng 6, Tướng Cogny viết cho tôi: "... Như tôi đã đề nghị với ông là rút bỏ Nà sản khi nào ông bắt đầu cầm quyển... Tôi cũng đã lưu ý ông việc xây dựng một căn cứ không - bộ ở Điện Biên Phủ tốt hơn so vói Nà Sản biết bao. Do biến động tình hình ở xứ Thái và sau khi suy nghi, tôi thấy cần nhắc lại đề nghị này một cách đầy đủ hơn...". Và cũng trong thư này, Tướng Cogny đánh giá Điện Biên Phủ là chiếc chìa khóa của Thượng Lào".
2. Phải sau đó nhiều năm tôi mới biết là vài hôm trước, bộ tham mưu lục quân Bắc Bộ có nêu ý kiến đó được viết dưới dạng những tấm "phiếu” và gửi cho Tướng Cogny. Nhưng ông này, rất ủng hộ chiến dịch, đã không để ý đến những lời phản đối và củng không hề nói với tôi. Ý kiến phản đối như sau: a) chiếm Điện Biên Phủ sẽ làm cho đồng bằng thiếu mất đi những tiểu đoàn giỏi (đây là lý do chính); b) tái chiếm Điện Biên Phủ là để bảo vệ Lào nhưng Lào đâu có bị đe dọa (lý lẽ này sai); c) tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ sẽ chẳng ngăn chặn được Việt Minh đánh sang Lào vì họ chỉ cần vòng qua bên cạnh (thực tế sau này chứng minh lý lẽ này củng sai nốt). Trong các tâm phiếu này, không có gì đả động tới khả năng Pháp sẽ bị thất bại.
3. Từ lâu Điện Biên Phủ đã có sân bay. Bây giờ cần sửa lại và mở rộng thêm.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2016, 08:56:50 pm »

       
Tổ chức chỉ huy

        Trận giao chiến sẽ xảy ra mang tầm cỡ chiến lược đối với toàn Đông Dương bởi nó nhằm mục đích bảo vệ Lào. những đồng thời nó cũng đóng vai trò một cái "ung nhọt hút độc" có lợi cho cả Bắc Bộ và miền Trung Đông Dương. Về lý thuyết, nó phải được giao cho một cơ quan chỉ huy đặc biệt, trực thuộc với Tổng chỉ huy ỏ Đông Dương.

        Nhưng trên thực tế, làm thế lại không thuận. Điện Biên Phủ thuộc đất Bắc Bộ. Đường giao thông của đối phương chạy từ đầu chí cuối lãnh thổ ấy. Về không quân và hậu cần, trận đánh phụ thuộc vào đồng bằng, nơi chỉ ở đấy mối có những căn cứ đủ sức chi viện cho nó. Để chỉ huy trận đánh, duy nhất chỉ có bộ tham mưu lục quân và không quân ở Hà Nội là có khả năng bởi chỉ có nó mới có phương tiện.

        Thế là quyền chỉ huy được giao từ đầu chí cuối cho một bộ chỉ huy gồm Tướng Cognv, chỉ huy lục quân Bắc Bộ và Tướng Dechaux, chỉ huy không quân chiến thuật phía Bắc.

        Thực ra trong bộ chỉ huy hỗn hợp này, Tướng Cogny giữ vai trò quyết định nhất, vì ông chịu trách nhiệm hoàn toàn về tác chiến mặt đất của trận đánh và cả về hướng dẫn không quân tiến hành các phi vụ sao cho trực tiếp hoặc gián tiếp có lợi cho lực lượng mặt đất. Thế mà gần như toàn bộ hoạt động của không quán là phải tập trung vào thực hiện các phi vụ này.

        Tuy nhiên, do trận đánh có tầm quan trọng , chiến lược đối vói toàn Đông Dương nên tôi đã cứ tướng Bodet, phó của tôi. thường trực tại Hà Nội và ủy nhiệm cho ông có quyền quyết định những vấn đề thuộc cấp của tôi. Giúp việc ông, có một bộ phận nhỏ sỹ quan tham mưu. Cuối cùng bản thân tôi cũng luôn luôn có mặt tại Hà Nội cả trước và trong trận đánh (khi trận đánh xảy ra, tôi có mặt ở Hà Nội quá nửa thời gian, đặc biệt là trong những thời kỳ gay cấn nhất).

        Một vấn đề khác là tự tôi nắm quyền chỉ huy chiến dịch. Tôi đã không chấp nhận phương pháp này vì hai lý do. Một là, và đây là cái chính, tôi phải đương đầu với một cuộc tiến công lớn của Việt Minh diễn ra trên toàn Đông Dương, cho nên tôi không thể chỉ trực tiếp chỉ huy một chiến dịch, cho dù nó quan trọng đến đâu, mà lại bỏ lơi các chiến dịch khác. Lý do thứ hai, mà kinh nghiệm cho thấy, là giải quyết vấn để chỉ huy theo kiểu như thế thường dễ làm rối loạn nếp chỉ huy bình thường và điều đó chẳng đưa lại được cái gì tốt đẹp.

        Tướng Cogny theo thông lệ có quyền quyết định tất cả những gì liên quan đến trận đánh. Cái gì liên quan đến phạm vi cả mặt đất và trên không thì có sự nhất trí vói Tướng Dechaux. Những gi thuộc phạm vi cấp Tổng chỉ huy thì do tôi quyết định, và nếu tôi vắng mặt thì do Tướng Bodet, theo đề nghị của Tướng Cogny và Tướng Dechaux.

        Cho nên chưa bao giờ, như người ta nói, có chuyện thiếu sự phối hợp giữa các bộ chỉ huy Sài Gòn và Hà Nội. Và cũng chưa bao giờ có chuyện bất đồng quan điếm giữa Tướng Cogny và tôi về những vấn đề chiến lược hay chiến thuật do trận đánh đặt ra, chỉ trừ một điều mà sau đây tôi sẽ nói.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2016, 09:03:07 pm »

        
Những việc xảy ra trước trận đánh

        Trong những ngày đầu tháng 12, những bộ phận đi đầu của Sư đoàn 316 đã tiến đến gần Lai Châu. Tướng Cogny mà ý định ban đầu là "chơi cặp bài trùng Lai Châu - Điện Biên Phủ" quyết định rút Lai Châu ngay tức khắc. Bây giờ ông đã nhận ra tốt hơn là nên tập trung sức phòng thủ vào một "tập đoàn cứ điểm duy nhất" (như ông gọi) là Điện Biên Phủ. Tôi đồng ý quyết định này bởi xét thấy Lai Châu chẳng quan trọng gì mấy về chiến lược và ở đấy cũng khó phòng thủ1.

        Ngày 8 tháng 12, số quân chính quy đóng ở Lai Châu được chuyển về Điện Biên Phủ bằng máy bay. Số đơn vị phụ lực quân (lính dõng - ND) phải rút theo đường bộ, nhưng trước đó đã có rất nhiều người đào ngũ. Nhiều đơn vị bị chặn đánh dọc đường và tổn thất nặng. Một số khác chạy vào các "chiến khu".

        Tướng Cogny hy vọng từ căn cứ Điện Biên Phủ ông sẽ cho tiến hành những hoạt động mà ông gọi là "hành động tiến công mạnh mẽ" để làm chậm việc bài binh bố trận của đối phương. Nhưng trên thực tế, hoạt động mạnh mẽ đó mới chỉ hạn chế ở một vài cuộc lùng sục tuần tiễu hoặc trinh sát trong cự ly gần.

        Thực vậy, Tướng Cogny đã sớm nhận ra mình không có khả năng để thực hiện những hành động mạnh mẽ đó vì một mặt nó đòi hỏi phải có lực lượng lớn, mặt khác còn phải nhanh chóng xây dựng tập đoàn cứ điểm đê đủ sức đương đầu với đối phương2. Nhưng lý do chủ yếu của việc này là binh lính, ngay cả những đơn vị giỏi nhất đều tỏ ra kém thích nghi vối chiến đấu ở rừng núi mà cuộc hành quân Hải Âu trước đây cũng như mấy lần đụng độ qua vái cuộc lùng sục thám thính vừa rồi ở quanh Điện Biên Phủ đã chứng minh rất rõ rệt.

        Ngày 8 tháng 12, Đại tá De Castnes thay Tướng Gilles chỉ huy Điện Biên Phủ. Lý do của sự thay đổi này, mà xung quanh có những lời bình luận sai lạc như sau:

        Tướng Gilles là người chỉ huy toàn bộ quân dù ở Đông Dương. Chịu trách nhiệm huấn luyện và tổ chức những đơn vị mối để đáp ứng những yêu cầu kế hoạch, ông không thể xa lâu vị trí chỉ huy của ông. Vả lại, sức khỏe của ông rất kém (ông đã chết ít năm sau).

        Để thay ông, Tướng Cogny là người chịu trách nhiệm lựa chọn, đã tìm được trong hàng ngũ đại tá có hai người có khả năng lên chỉ huy ở Điện Biên Phủ, là Đại tá Vanuxem và Đại tá De Castries. Nhưng lúc ấy đang vướng trong một cuộc hành quân quan trọng ở đồng bằng, nên chưa rảnh. Còn De Castries thì có thể nhận nhiệm vụ ngay tức khắc. Đó là lý do duy nhất khiến Cogny chọn De Castries3. Tôi lập tức phê chuẩn việc bổ nhiệm bởi từ lâu tôi đã biết De Castries đặc biệt là hồi ở Đức, De Castries đã công tác dưới quyền tôi và tôi đã có điều kiện để đánh giá cao khả năng quân sự của ông.

        Ngưòi ta hỏi, tại sao lại chọn một sỹ quan thiết giáp trong khi thông thường chỉ huy tập đoàn cứ điểm phải là một sỹ quan bộ binh? Sự phân biệt giữa "bộ binh" và "thiết giáp” này là một khái niệm cũ kỹ và lỗi thời. Đặc biệt là với Đại tá De Castries, điều kiện chiến đấu của ông ở Ý, Pháp, Đức và hai lần phục vụ ở Bắc Bộ, đã rèn luyện ông thành một "dân bộ binh" hoàn toàn có giá trị. Vả lại, trong các "dân bộ binh" lúc này có mặt ở Đông Dương, không ai là người có kinh nghiệm bằng ông vê kiểu chiến tranh sắp diễn ra ở Điện Biên Phủ, một kiểu chiến tranh trận địa mang dáng dấp của cuộc chiến tranh 1914-1918.

        Người ta lại hỏi, tại sao lại giao cho một đại tá quyền chỉ huy, lẽ ra là phải của một ông tướng? Bởi vì ở Đông Dương, như tôi đã nói, do thiếu sỹ quan cấp tướng nên việc một đại tá đảm đương nhiệm vụ cấp tướng là một điều bình thường.

--------------
1. Trích bức điện ngày 8 tháng 12 năm 1953 của Tướng Cogny thông báo về việc rút Lai Châu: Lai Châu là nơi "không có giá trị quân sự", là "một cái bẫy chuột thực sự"... "Trái lại Điện Biên Phủ là nơi có thể phòng thủ tốt...", "tăng cường Điện Biên Phủ sẽ làm tăng hiệu quả các hành động tiến công xuất phát từ tập đoàn cứ điểm duy nhất này".
2. Tướng Cogny hoàn toàn đồng ý có thể đưa quân số ở Điện Biên Phủ lên tới mức ấn định, bằng cách thúc đẩy nhanh việc chuyển vận quân lên. Nhưng ông đã không làm do quá bấn bíu với đồng bằng. Ông củng có thể dùng tù nhân đế tăng thêm nhân công cho Điện Biên Phủ. Song ông củng không làm nốt.
3. Người ta viết rằng, có nhiều tướng và đại tá được đưa ra chọn trước De Castries nhưng đều bị gạt. Hoàn toàn là nói sai.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2016, 09:07:25 pm »

        Dù thê nào, tôi tin chắc rằng bất kỳ ai trong số những người có thê được lựa chọn - dù cấp tướng và thuộc bộ binh chăng nữa - cũng không thể làm hơn Đại tá De Castries.

        Dần dần, tin tức cho hay một lực lượng lớn đối phương đã được điều lên thượng du và họ đã có một nỗ lực ghê gớm chưa từng có trong tổ chức bảo đảm hậu cần.

        Ba Sư đoàn rưỡi (316, 308, 312 và một bộ phận của 304) đang trên đường hành quân. Có triệu chứng cả "Sư đoàn nặng" 351 cũng tham gia.

        Việt Minh đã huy động được 75.000 dân công sửa chữa khôi phục được 200 km đưòng cho ô tô và làm mới gần 100 km nữa.

        Việt Minh đã thiết lập được một tuyến đường giao thông chạy thông suốt từ đầu chí cuối cho ô tô. Đường dài khoảng 350 km, chạy từ biên giới Trung Quốc ở Cao Bằng và Lạng Sơn, vòng qua Đồng Đăng, qua Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái (ở đây có đường tiếp tế từ Lào Cai theo sông Hồng xuôi về) rồi nhờ một đoạn đường mới xâv dựng, đường nối liến với đường 41 (Hòa Bình - Lai Châu) ở gần Nà Sản. Đường kết thúc ở Tuần Giáo (cách Điện Biên Phủ 50 km), ở đó Việt Minh lập một căn cứ hậu cần lớn để cung cấp tiếp tế cho đạo quân đánh Điện Biên Phủ.

        Đến Tuần Giáo, còn hai tuyến đường nữa. Một đường đến từ Trung Quốc qua bản Nậm Cúm và Lai Châu; đường này ngắn, sử dụng sông suối và đường mòn khó đi nên hiệu quả hạn chế, chủ yếu là chở gạo. Còn một đường khác đến từ Thanh Hóa theo lưu vực sông Mã, hiệu quả cũng thấp.

        Không quân Pháp cố gắng ngăn chặn tuyến vận chuyển chính của đôi phương bằng cách đánh phá giao thông và các đoàn xe vận tải. Nhưng vô hiệu. Phá đến đâu, họ sửa liền đến đấy1. Ô tô, xe thồ, dân công chỉ đi đêm. hoặc đi vào những lúc thời tiết xấu máy bay Pháp hoạt động khó khăn, và ngụy trang rất chu đáo khéo léo khiến chúng tôi khó quan sát. Chúng tôi lại thiếu máy bay nên chẳng đạt được kết quả gì cho ra trò.

        Trước tình hình đó, tôi yêu cầu Chính phủ chú ý tới mối đe dọa của Việt Minh đối với Điện Biên Phủ và nhấn mạnh sự gia tăng viện trợ của Trung Quốc. Trong thư ngày 1 tháng 1 năm 1954, tôi viết: "Trường hợp bị tiến công, khả năng thành công sẽ thế nào? Trước đây hai tuần, tôi đánh giá khả năng đó là 100% (...). Nhưng trước sự tăng cường lực lượng của đối phương mà tin chắc chắn cho biết, thì tôi không dám khẳng định khả năng thế nữa. Bởi trước hết, ở đây là một trận đánh của không quân. Thế mà không quân ta lại quá yếu so với nhiệm vụ nặng nề nó phải đảm đương". Từ đó tôi yêu cầu phải cấp bách tăng cường không quân. Nhưng chẳng có một chữ nào trả lời cho thư của tôi. Trong chuyến công cán sau này ở Đông Dương, ông Marc Jacquet chỉ cho tôi biết: Chính phủ đánh giá lời lẽ của tôi là "quá bi quan" và ông Paul Raynaud còn gọi nó là "Tiểu thuyết đen".

        Tướng Bodet, phó của tôi, được đặc trách cử về Pháp báo cáo tình hình tuy nhiên cũng nhận được một sự đồng ý trên nguyên tắc là sẽ tăng cường cho một số phương tiện không quân có tính chất thứ yếu. Nhưng nó cũng đến quá chậm - phải giữa chừng cuộc chiến vào lúc đã rất gay go nó mới có mặt - nên tác dụng chẳng còn mấy.
       
        Ngày 25 tháng 12, chúng tôi tiến hành một cuộc hành quân bắt liên lạc giữa Điện Biên Phủ với lực lượng Pháp ở Lào: các lực lượng này đã tới được Thượng sông Nậm Hu và tiến ra sục sạo thăm dò tới Sốp Nao.

        Phía Việt Minh, họ đã chiếm các khu vực xung quanh Điện Biên Phủ, thắt một vòng vây gần kín những không tìm cách tiếp xúc gần.

        Khoảng 20 tháng 1, tất cả đều chứng tỏ tiến công sắp xảy ra đến nơi. Trong đêm 25 rạng 26 và ngày 26, phía đối phương có nhiều cuộc vận chuyển, cả pháo binh, bộ binh và súng đạn. Máy bay và pháo binh Pháp có đánh phá. Nhưng cuộc tiến công đã không xảy ra.

-----------
1. Trên tuyến giao thông chính của Việt Minh, có gần 40 điểm Pháp có thể cắt đường được một cách hiệu quả. Gần các điểm đó, Việt Minh đều bố trí lực lượng để vừa phá xong là họ sửa liền. Mọi cố gắng của Pháp để ngăn cản họ sửa đường (bắn phá, dùng bom nô chậm v.v...) đều vô hiệu. Hiếm có một điếm phá nào có thể làm gián đoạn giao thông của họ quá 24 giờ. Hơn nữa, trong khi vừa sửa, họ vẫn tiếp tục vận chuyển bằng cách tăng bo hoặc vòng tránh qua.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2016, 09:14:55 pm »

        Một trong những nguyên nhân đối phương chưa đánh là do chuẩn bị đủ phương tiện - đặc biệt là đạn1. Mặc dù rất quan trọng, viện trợ Trung Quốc cho đến thời điểm ấy vẫn chưa đủ để giúp cho Việt Minh sức mạnh cần thiết đế đánh chiếm những tập đoàn cứ điếm mạnh như Điện Biên Phủ.

        Tuy nhiên, qua việc lui ngày tiến công và theo nhiều nguồn tin, trong đó có cả những tin của các nước phương Đông thì Pháp có thể hiểu rằng lý do chính khiến Tướng Giáp quyết định tạm hoãn tiến công là việc sắp họp Hội nghị Berlin, khai mạc đúng ngày 25 tháng 1. Nắm chắc ý định của Chính phủ Pháp là yêu cầu mở một cuộc hội nghị để giải quyết vấn đề hòa bình ở Đông Dương'1), Bộ chỉ huv tối cao Việt Minh không muốn mạo hiếm chuốc lấy ở Điện Biên Phủ một thất bại, hoặc ngay cả chỉ một nửa - thất bại, có thể khiến họ lâm vào thế yếu trong cuộc hòa đàm sắp tới. Họ thấy tốt hơn là chờ viện trợ Trung Quốc, lúc này đang gia tăng hết sức mạnh mẽ. cung cấp đủ cho họ các phương tiện để bảo đảm đánh chắc thắng2.

        Cuối tháng 1, những nguồn tin rất có giá trị cho chúng tôi biết Việt Minh sắp tiến công sang Thượng Lào và ngay sau đó, nó đã được chứng minh là chính xác.

        Sư đoàn 308, tách khỏi đội hình bao vây và được tăng cường trung đoàn độc lập 148, tiến sang hướng Luang Prabang. Được báo kịp thời, lực lượng của Pháp ở Thượng sông Nậm Hu dưới sự chỉ huy xuất sắc của Tiếu đoàn trưởng Vaudray, đã tránh được đòn tiến công của địch và rút một bộ phận về Luang Prabang, một bộ phận về Mường Sài. Sư đoàn 308 hành quân cấp tốc tới được Nậm Bạc, nửa đường đi Luang Prabang thì buộc phải dừng lại. do quá khó khăn về tiếp tế3.

        Trong thòi gian ấy, Đại tá De Castries cho quân lùng sục thăm dò xung quanh Điện Biên Phủ. Nơi nào Pháp cũng vấp phải những trận địa tổ chức phòng ngự tốt. Vòng vây không có chỗ nào rạn nứt.

        Bắt đầu từ lúc ấy, diễn ra một cách dồn dập, những hậu quả của quyết định của Hội nghị Berlin (25/1 - 18/2) về việc sắp tới sẽ họp một hội nghị bàn về Vấn đề hòa bình ở Đông Dương.

        Từ ngày 23 tháng 2, chúng tôi biết tin Sư đoàn 308 đang trở lại đội hình của đạo quân bao vây Điện Biên Phủ.

        Có thêm nhiều triệu chứng của một cuộc tiến công đang đến gần. Đối phương từng bước xiết chặt vòng vây. chiếm thêm nhiều vị trí ở sườn phía Đông và Bắc của lòng chảo. Họ đặt ở đấy nhiều đài quan sát pháo mặt đất và pháo phòng không.

        Chúng tôi được tin một lực lượng lớn quân tăng cường, khoảng 25.000 người lấy từ các nguồn dự trữ và cả những đơn vị địa phương của đồng bằng và Trung Bộ, đang trên đương lên Điện Biên Phủ.

        Trên tuyến giao thông, bây giờ xe chạy cả đêm lẫn ngày, dù có bị một vài thiệt hại do không quân quá thiếu và kém hậu quả của Pháp gây ra.

        Những ngày đầu tháng 3, có khả năng Việt Minh sẽ bắt đầu tiến công tập đoàn cứ điếm vào ngày 15 và cùng ngày ấy, tất cả các mặt trận phối hợp sẽ đều nổ súng để kiềm chế quân bộ và không quân của Pháp ở khắp mọi nơi.

        Trong chỉ thị ngày 25 tháng 2, tôi đã xác định việc điều hành trận chiến đấu phòng ngự ở Điện Biên Phủ sẽ được tiến hành trong những điều kiện như thế nào. Đặc biệt chỉ thị đã dự kiến tổ chức một đội dự bị gồm 5 tiểu đoàn dù (trong đó có 2 tiểu đoàn lấy ở Tây Nguyên) để sẵn sàng chi viện cho tập đoàn cứ điểm.

----------------
1. Chúng tôi biết chính xác (qua tin địch giải mã) số lượng súng đạn Việt Minh có lúc bấy giờ và họ chưa có thêm chuyến hàng nào khác để chờ đợi.
2. Phái đoàn Pháp ở Hội nghị Berlin, chắng giữ mồm giữ miệng gỉ cả, đã tiết lộ tin này và cuối cùng Việt Minh đã biết, do một thông tin viên của họ nắm được qua tiếp xúc với cán bộ ngoại giao Pháp.
Vấn đề này đã được Đại tá Rocolle nghiên cứu rất kỹ lưỡng trong cuốn "Tại sao Điện Biên Phủ?" của ông.
3. Tập đoàn cứ điếm Điện Biên Phủ đã chặn mất con đường duy nhất đi lại được, nên để tiếp tế cho Sư đoàn 308, Việt Minh phải dùng những đường mòn rất xấu. Qua tin địch giải mã, chúng tôi biết được đối phương đang gặp phải những khó khăn ghê gớm.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2016, 09:23:35 pm »

       
Tổ chức phòng ngự

        Mới đầu chúng tôi dự định chỉ tổ chức ở Điện Biên Phủ một tập đoàn cứ điểm cỡ 5 đến 6 tiểu đoàn và 1 tiểu đoàn pháo binh. Dự định này phù hợp với những tin tức nhận được vào khoảng tháng 11, qua đó, Pháp chắc chỉ phải đương đầu với riêng Sư đoàn 316 có tăng cương chút ít.

        Đến giữa tháng 12, khi thấy Việt Minh điều lên Tây Bắc các Sư đoàn 308, 312, 304 và cả Sư đoàn nặng 351, chúng tôi nhận thấy dù đối phương có đưa một phần lực lượng nói trên sang Cánh

        Đồng Chum, thì Điện Biên Phủ vẫn sẽ phải đương đầu với một lực lượng mạnh hơn nhiều so vối dự kiến ban đầu. Vậy chúng tôi cần mở rộng tập đoàn cứ điểm và tăng cường lực lượng cho nó.

        Đại tá De Castries đã vạch một kế hoạch mới theo sự chỉ dẫn của Tướng Cogny và kế hoạch này đã được tôi thông qua có bổ sung, thêm bớt đôi chỗ. Quân số được đưa lên 12 tiểu đoàn (bộ binh và dù), một tiếu đoàn xe tăng nhẹ, hai tiểu đoàn pháo 105, một đại đội pháo 155 (để phản pháo) và 4 đại đội súng cối 120. Ở sân bay có 6 máy bay khu trục và máy bay thám thính.

        Ngày 13 tháng 3, bộ đội ỏ Điện Biên Phủ có đủ lượng súng đạn, lương thực như dự kiến. Ngoài ra, dây thép gai đã bố trí xong xuôi với số lượng gấp ba tiêu chuẩn bình thường và Pháp còn có một số vũ khí khí tài đặc biệt: súng phun lửa, mìn na pan, phương tiện chống đạn khói, máy ngắm hồng ngoại tuyến v.v...

        Theo tính toán của Bộ chỉ huy Hà Nội, trong trường hợp bị tấn công, ngày chiến đấu bình thường phải tiêu thụ 70 tấn các loại, ngày căng thẳng phải 96 tấn1. Vận chuyển khối lượng ấy đòi hỏi không quân phải cố gắng lớn nhưng không phải là quá sức2

        Chúng tôi cũng nghiên cứu về những điều kiện chống pháo mặt đất và pháo phòng không của đối phương. Kết quả rất khả quan. Tất cả các chỉ huy pháo binh đều cho rằng do điều kiện địa hình ở đây. cả pháo mặt đất và pháo phòng không của địch đều không thể bố trí, nhất là khi bắn, mà không bị phát hiện và không bị pháo binh, không quân Pháp phản kích một cách có hiệu quả3.

        Báo cáo của pháo binh Pháp kết luận: "Ít có khả năng đối phương có thế bắn vào các vị trí của Pháp trong ban ngày và lúc trời trong. Họ sẽ bị pháo binh và không quân ta trả đũa ngay tức khắc".

        Báo cáo về pháo phòng không viết4: "Để đưa pháo 37 vào sát cự ly có thể uy hiếp máy bay ta khi cất cánh, hạ cánh và thả dù, đối phương sẽ gặp khó khăn rất lớn... Ngay nếu không phải như thế thì phản pháo của ta củng như một vài biện pháp đề phòng thụ động (chọn khu vực thả dù, thu hẹp phòng lượn của máy bay) vẫn có thể đảm bảo được việc tiếp tế mà không bị tổn thất quá đáng... Hay ít nhất nữa là ta vẫn có thế tiếp tế bằng không quân của ta vẫn luôn luôn được đảm bảo".

        Trước khi sắp bị tiến công, tập đoàn cứ điểm được tổ chức như sau:

        Một trung tâm vừa làm nhiệm vụ đề kháng vừa bảo vệ sân bay, gồm 5 cụm cứ điếm: Claudine, Huguette, Anne Marie (Bản Kéo), Dominique và Eliane.

        Cách 2-3 km về phía Bắc và Đông Bắc, có hai cụm cứ điểm: Gabrielle (Độc Lập) và Béatrice (Him Lam) làm nhiệm vụ bảo vệ khu trung tâm trên những hướng nguy hiểm nhất.

        Cách 7 km về phía Nam là cụm cứ điếm Isabelle (Hồng Cúm) có nhiệm vụ chính là chi viện pháo binh cho khu trung tâm.

        Lực lượng dự bị có 3 tiểu đoàn dù và tiểu đoàn xe tăng.

        Mỗi cụm cứ điểm có hàng rào dây thép gai dày rộng 50 km vây quanh; giữa các cứ điểm trong cụm cũng có hàng rào ngăn cách. Các lớp rào đều được tăng cường mìn nhẩy, mìn napan.

        Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là tập hợp những gì được phòng thủ mạnh nhất và chưa từng có ở Đông Dương.

---------------
1. Tính toán theo kinh nghiệm Nà Sản.
2. Trái vói điều người ta thường nói, không làm gì có chuyện Bộ chỉ huy không quân đã chống lại việc giao cho không quân vận tải một nhiệm vụ quá nặng. Vài nhà báo bịa ra chuyện có một "báo cáo của Đại tá Nicot", chỉ huy không quân vận tải mà thực ra nó không hề có. Chỉ có việc sau đây là đúng: trong cuộc họp 11-11-1953 ở Bộ tham mưu Hà Nội, Đại tá Nicot đã khách quan trình bày những khó khăn kỹ thuật mà không quân vận tải sẽ phải khắc phục. Nhưng ông không hề nói những khó khăn ấy không thể vượt qua nổi. Và ông đã đồng ý nhận khối lượng vận tải hàng ngày mà Bộ tham mưu đề ra. Cả Tướng Lauzin, chỉ huy không quân Đông Dương và Tướng Dechaux chỉ huy không quân Bắc Bộ, đều thấy không cần thiết phải phản ảnh cho tôi những nhận xét của Đại tá Nicot.
3. Chỉ huy pháo binh tập đoàn cứ điểm, chỉ huy pháo binh Bắc Bộ, chỉ huy pháo binh Đỏng Dương và Tướng Cogny, cùng là dân pháo binh. Trong dịp thăm Điện Biên Phủ, Tham mưu trưởng lục quân Blane củng tán thành ý kiến này.
4.  Bản nghiên cứu này có sự cộng tác của các sỹ quan Mỹ, đã từng có kinh nghiệm về loại pháo phòng không 37 của Nga sử dụng trong chiến tranh Triều Tiên.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM