Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:00:16 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thời điểm của những sự thật  (Đọc 43772 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2016, 08:09:11 pm »

        Nhưng từ khi biết có chủ trương sắp họp một hội nghị để giải quyết vấn đề hòa bình ở Đông Dương, quân đội Việt Nam bước vào thời kỳ tan rã. Nỗi lo sợ trước triển vọng thắng lợi của Việt Minh mà hội nghị gây ra, và tuyên truyền của Việt Minh biết khai thác triệt để, đã tàn phá sâu sắc hàng ngũ quân đội quốc gia. Tuyển quân bị ngừng lại (có đến 90% kháng lệnh), nạn đào ngũ tăng ào ạt, từng các đơn vị từ chối không chịu đi chiến đấu, nhiều ngưòi tự thương, sỹ quan Pháp bị lăng nhục và đôi khi bị hành hạ. Chính trong không khí đó, Điện Biên Phủ thất thủ. Cú sốc tinh thần này càng làm cho khủng hoảng thêm gay gắt1.

        Sự "cắt đứt - một nửa" giữa Pháp và Campuchia hồi tháng 6 năm 1953 khiến quân đội Campuchia, được Mỹ khuyến khích, gần như thoát khỏi hoàn toàn sự bảo trợ của chúng tôi. Nhờ sự có mặt của Tướng Langerat, rồi Tướng Des Essarts vẫn giữ được quan hệ hữu nghị và tin cậy với ông hoàng Sihanouk mà chúng tôi còn duy trì được một ảnh hưởng nào đấy ở Nông Pênh. Vì vậy tôi buộc phải ngừng trong 6 tháng việc phát triển một quân đội mà bất kỳ lúc nào nó cũng có thể quay lại chống chúng tôi.

        Mùa đông 1953-1954, không khí chính trị được cải thiện, những cuộc đàm phán dẫn đến việc tiếp tục phát triển quân đội Campuchia. Nhưng chúng tôi phủ nhận để nhà vua nắm quyền chỉ huy tác chiến. Từ lúc ấy, quân đội Campuchia không còn đóng một vai trò nào hữu ích đối với chiến tranh.

        Quân đội quốc gia Lào không gây khó khăn gì lớn cho chúng tôi. Họ đồng ý chịu đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Đại tá Crèvecoeur, chỉ huy lực lượng Pháp ở Lào. sở dĩ vậy là nhờ tính cách đặc biệt của Đại tá và sự tin cậy của Chính phủ Lào đối với ông ta, hơn nữa Chính phủ Lào cũng không hay bắt bẻ gì lắm về vấn đề độc lập như các Chính phủ Quổc gia liên kết các. Vậy là kế hoạch phát triển quân đội Lào gần như được thực hiện toàn bộ. Nhưng do bản thân nước Lào chỉ có nguồn cung cấp nghèo nàn, nên việc phát triển lực lượng quân sự của họ cũng rất hạn chế.

---------------
1. Sau khi Pháp ra đi, người Mỹ nắm lấy quân đội Việt Nam và quyết định cho nó được độc lập hoàn toàn, chỉ đặt ở các đơn vị một số "cố vấn" Mỹ. Họ đã thất bại hoàn toàn và các "cố vấn" đã phải nắm lấy quyền chỉ huy thực tế ở phân lớn các đơn vị quan trọng. Thế là không thú nhận nhưng họ đả phải quay về với cách thức của người Pháp. Quân đội Việt Nam chỉ có thể độc lập sau nhiều năm và bằng từng bước một.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2016, 12:46:06 pm »

        
Rút bớt quân khỏi nhiệm vụ chiếm đóng

        Tôi xin nhắc lại, việc phát triển ồ ạt và nhanh chóng các quân đội liên kết là nhằm mục đích có nhiều quân để bảo đảm nhiệm vụ chiếm đóng và để rút bớt khỏi nhiệm vụ này những đơn vị có khả năng tham gia xây dựng khối cơ động tác chiến. Nhưng muốn làm việc này đạt được kết quả khả quan thì phải tiến hành các chiến dịch bình định trước đã. Song rủi thay công cuộc binh định lại vấp phải sự bất lực của chính quyền các cấp của các Quốc gia liên kết; bản thân họ, họ cũng không nắm vững được các vùng chúng tôi đã quét sạch được Việt Minh.

        Dù thế nào, việc "rút bớt quân" vẫn cứ phải được tiến hành và nó đã cho những kết quả khác nhau tùy theo từng vùng.

        Bắc Việt Nam là nơi gay go nhất bởi ở đây chúng tôi phải đương đầu với những đơn vị Việt Minh vừa giỏi vừa đông. Nhưng cũng chính ở đây mà kết quả đạt được của việc "nhô bớt quân" lại có lợi nhất bởi những "khoản tiết kiệm" dành ra được lại là những số quân rất lớn.

        "Phòng tuyến De Lattre" đặt ra một vấn đề đặc biệt. Gồm khoảng 900 lô cốt boongke và được trang bị khá mạnh, phòng tuyến này chỉ có thể đóng giữ bởi quân đội chính quy. Nếu thay được lực lượng này bằng quân phụ lực - số quân chỉ có khả năng ngăn chặn được sự ra vào, trao đổi của đối phương giữa Đồng bằng với bên ngoài - thì chúng tôi sẽ dôi ra được một sô lượng lớn các đơn vị có chất lượng. Nhưng giải pháp này đã làm dấy lên ở bộ tham mưu Hà Nội những ý kiến phản đối (có tính chất tâm lý; tinh thần nhiều hơn) là: làm như vậy có khác nào phá hoại không thừa nhận một công trình của cố thông chế vừa mới được hoàn tất xong. Một ý kiến phản đối có giá trị khác cũng được nêu ra với tôi: Việt Minh giờ đã có đủ sức mạnh đế tiến công đồng bằng, vậy phòng tuyến De Lattre đã đến lúc có thể đóng vai trò của nó. Những ý kiến này khiến tôi đành bằng lòng vối một biện pháp có tính chất chờ thời: cài vào mỗi cứ điểm boongke một tỷ lệ quân phụ lực nào đấy, và rút bớt ra được một số quân chính quy.

        Gác vấn đề phòng tuyến De Lattre sang một bên, thì biện pháp "rút bớt quân" nói trên có thể cung cấp cho chiến trường Bắc Bộ một lực lượng cơ động quan trọng. Nhưng kết quả lại rất thấp, nguyên nhân trước hết là do bộ chỉ huy ở Hà Nội có khuynh hướng muốn xin tăng viện lấy ở ngoài chiến trường mình hơn là sử dụng triệt để các lực lượng bản thân mình có trong tay. Tất nhiên, tôi cần phải đòi hỏi ở họ hơn về vấn đề này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2016, 12:34:09 am »

        
Khối cơ động tác chiến

        Bất chấp khó khản, việc tổ chức khối cơ động tác chiến được theo đuổi một cách mạnh mẽ.

        Nó phải gồm sáu Sư đoàn (trong có một sư không vận), tức là có 24 binh đoàn cơ động (GM) và 3 binh đoàn không vận. Đợt đầu phải sẵn sàng vào ngày 1 tháng 4 năm 1954; đợt hai, vào ngày 1 tháng 9; và đợt ba vào sáu tháng đầu 1955.

        Đợt một đã được thực hiện đúng hạn định, nhưng bắt đầu từ đầu năm 1954. nhiều khó khăn nghiêm trọng đã xảy ra do việc tổ chức và huấn luyện những đơn vị Việt Nam mới đã bị quá chậm trễ và vì thế không kịp thay cho những đơn vị dự định rút ra để tổ chức quân cơ động. Vào cuối tháng 2 năm 1954, khó khăn lại càng trầm trọng hơn do việc ngừng tuyển quân - hậu quả của việc sắp họp Hội nghị Geneve mà như trên tôi đã nói.

        Đối với khối cơ động tác chiến, cần phải làm cho nó tăng giá trị tới mức tối đa về mọi phương diện: cán bộ, trang bị và các mặt bảo đảm.

        Trong vài ngày tôi ỏ Paris trước khi nắm quyền chỉ huy, tôi đã nghe xôn xao trong giới chính trị nhiều lời chỉ trích gay gắt đối với những "lạm dụng" có vẻ đang đầy rẫy ở Đông Dương: nào là quá nhiều các vị tướng, quá thừa mứa các sĩ quan "náu mình" trong những bộ tham mưu hay các cơ quan khác, nào là quá nhiều các chỗ làm việc vô bổ, v.v..., tóm lại là cả một sự tai tiếng về lãng phí cán bộ.

        Chỉ cần liếc nhìn số sĩ quan cấp tướng, tôi cũng đủ biết những điều ngồi lê đôi mách nói trên là chẳng có căn cứ gì cả. Để chỉ huy một số quân gần bằng nửa tổng số quân đội Pháp, tôi không có đến một phần tám số sỹ quan cấp tướng so với tổng số. Phần lớn chức trách của cấp tướng phải giao cho các đại tá, có khi cả trung tá.

        Các bộ tham mưu cũng thiếu sĩ quan giống như các đơn vị. Ở Sài Gòn, EMIFT, cơ quan tham mưu tác chiến của toàn chiến trường có số sỹ quan
không bằng một bộ tham mưu tập đoàn quân. Hồi mới đến, De Lattre đã cố gắng giảm nó đi những sau đành chịu thôi. Bộ tham mưu Hà Nội, chỉ huy hơn 200.000 người, chỉ tương đương vơai bộ tham mưu quân đoàn. Còn bộ tham mưu các chiến trường khác, số người của nó cũng bị giảm nhiều. Tuy nhiên đối với các bộ tham mưu cấp cao, tôi định giảm thêm 10% để lấy cán bộ bổ sung cho khốì cơ động tác chiến mà không đụng chạm gì đến số cán bộ của các đơn vị.

        Tôi tìm cả cán bộ ở những chỗ làm việc được coi là vô bổ thì kết quả chang có ý nghĩa gì bởi thực tế là không có tình trạng đó. Nhưng nhờ sử dụng đội cảnh vệ lưu động (garde mobile) một cách thích hợp hơn, tôi đã lấy được ở đấy một số khá đông hạ sĩ quan.

        Trong các cơ quan phục vụ, tỷ lệ giữa số nhân viên với khối lượng vật chất khí tài họ phải bảo đảm còn thấp rất nhiều so với mức khiêm tốn nhất cho phép đối với một đạo quân đang chiến đấu. Cực chẳng đã, tôi cũng đành phải bằng lòng như vậy.

        Như tôi đã nói, quân đội chúng tôi thiếu nhẹ nhàng và linh hoạt. Muốn làm cho nó được như vậy, phải công phu và mất nhiều thời gian. Phải được trang bị những vũ khí mới thích hợp, nhiều khi là phải tổ chức lại đơn vị, thay đổi một cách cơ bản việc huấn luyện và ngay cả tâm tính cũng như thói quen của cán bộ và binh sỹ. Nhưng khi mà tình hình chẳng thể ổn định được trong vài tháng thì vấn đề nói trên chẳng thể đặt ra. Chỉ có những biện pháp cục bộ, từng phần là có thể tiến hành ngay được.

        So với dự kiến của Tướng Salan thì tỷ lệ bộ binh trong khối cơ động tác chiến đã tăng lên.

        Để đáp ứng yêu cầu đó, tôi đã xin tăng lên rất nhiều số vũ khí tự động loại nhẹ để trang bị cho bộ binh. Lúc tôi sang Đông Dương thì yêu cầu đó chưa được giải quyết.

        Các trại huấn luyện được thành lập, trong đó các đơn vị được huấn luyện theo một kiểu chiến tranh mà chúng tôi phải tiến hành.

        Một tổ chức phụ trách biệt kích được thành lập, có nhiệm vụ xây dựng một số quan trọng các đơn vị gọn nhẹ, được huấn luyện và trang bị tốt có khả năng hoàn thành những nhiệm vụ vượt quá khả năng của những đơn vị thông thường.

        Cuối cùng, một kế hoạch phát triển "Đội biệt kích hỗn hợp không vận" (GCMA: Groupement de commanddos mixtes aéroportés) được thành lập - GCMA vừa thuộc quyền Paris (SDECE), vừa thuộc quyền Bộ tổng chỉ huy ở Đông Dương, có nhiệm vụ tổ chức, duy trì và chỉ đạo hoạt động của các "chiến khu". Tháng 12 năm 1953, GCMA đổi tên là "Đội hỗn hợp ứng chiến" (GMI: Groupement mixte d'intervention). Tôi đã dự kiến cho nó một vai trò quan trọng với hoạt động ngày càng tăng1 .

        Tuy không một điều kiện chính trị nào tôi đề nghị được hoàn thành và dù những điều kiện quân sự chỉ được thực hiện phần nào, lực lượng của chúng tôi vẫn đang được cải tổ và phát triển. Một khối cơ động tác chiến đã được tổ chức. Từ 7 binh đoàn cơ độnga) và 8 tiểu đoàn dù lúc tôi mới sang, đến ngày 1 tháng 4 năm 1954, nó đã phát triên lên thành 18 binh đoàn cơ động2 và 10 tiểu đoàn dù.

---------------
1.  Bên cạnh 6 binh đoàn cơ động của quân viễn chỉnh, còn có thêm một binh đoàn của quân đội Việt Nam,
2. Trong cuốn "Những chiến khu ở Đông Dương", xuất bản năm 1976, Đại tá Trinquier, chỉ huy GCMA rồi GMI từ 1952 đến 1954 đã mô tả những cố gắng để mở mang các chiến khu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2016, 09:26:59 am »


       
CHƯƠNG V
       
NHỮNG CUỘC HÀNH QUÂN TRƯỚC ĐIỆN BIÊN PHỦ

        Như trên đã nói, trong chiến cục 1953-1954, kế hoạch tác chiến dự kiến sẽ phòng thủ ở miền Bắc vĩ tuyến 18 và tiến công ở miền Nam.

        Giai đoạn thứ nhất (hè và đầu thu 1953) là ổn định được những vùng chúng tôi kiểm soát và bỏ đi một số mặt trận thứ yếu. Trong giai đoạn thứ hai, kéo dài suốt mùa khô 1953-1954, sẽ tiến hành những cuộc hành quân quan trọng, có những cuộc thì nhằm chổng đỡ với tiến công của đối phương dự kiến có thể xảy ra vào tháng 10, 11, có những cuộc thì nhằm chiếm một số vùng đất đai của Việt Minh ở miền Trung.

        Chương này sẽ trình bày vắn tắt diễn biến thực hiện kế hoạch ấy cho đến trước trận Điện Biên Phủ.

       
Những cuộc hành quân mùa hè 1953

        Từ tháng 6, nhiều cuộc hành quân tiến công có tính chất địa phương đã được tiến hành trên toàn lãnh thổ Đông Dương, chủ yếu ở Đồng bằng Bắc Bộ và ở miền Trung Trung Bộ.

        Tháng 7, một đơn vị nhảy dù đã phá được, tiếc thay chỉ một phần nhung kho tàng của Việt Minh ở Lạng Sơn1 nằm sâu trong hậu phương của họ.

        Tháng 10, với sự hỗ trợ của các "chiến khu" ở địa phương, đã thả nhiều toán biệt kích xuống khu vực Lào Cai.

        Từ ngày 8 đến ngày 13 tháng 8. rút bằng máy toàn bộ quân ở tập đoàn cứ điểm Nà Sản mà Pháp biết Việt Minh dự định sẽ tiến công vào cuối hè. Cuộc di tản này được thực hiện theo yêu cầu của Tướng Cogny khi ông ta mới nhận chức nhằm mục đích làm Việt Minh mất một miếng mồi hấp dẫn và có thêm được 6 tiểu đoàn để bảo vệ đồng bằng. Quan điểm này của Tướng Cogny được tôi tán thành vì Nà Sản lúc ấy không có giá trị gì lắm đối với việc che chở cho Thượng Lào. Thực vậy, chúng tôi đã biết Việt Minh đang xây dựng một con đường vòng qua phía bắc Nà sản, rồi qua Tuần Giáo. Điện Biên Phủ và lưu vực sông Nậm Hu tiến đến Luang Prabang'2. Và Tướng Cogny đã lưu ý là thay vì Nà sản. chúng tôi nên "khóa con đưòng ấy lại ở Điện Biên Phủ".

        Ở Thượng Lào, tháng 9. chúng tôi tiến hành một cuộc hành quân nhằm giải tỏa khu vực Đông bắc Luang Prabang và chuẩn bị cho cuộc hành quân xuống Điện Biên Phủ, dự kiến sẽ mở vào tháng 12 năm 1953 hay tháng 1 năm 1954, khi nào tập hợp được đủ lực lượng.

        Tất cả những hoạt động trên đã đem lại cho chúng tôi những lợi thế tâm lý: lấy lại tin tưởng cho quân đội. nâng đỡ tinh thần các nhà lãnh đạo các Quốc gia liên kết và làm Việt Minh rất lo ngại. Đó là điều mà trong các báo cáo chính thức, các cuộc tiếp chuyện các quan khách quan trọng, tôi đã luôn luôn nhấn mạnh đến. Về phía Việt Minh, mọi tin đều ăn khớp là họ đang chuẩn bị một cuộc tấn công lớn chưa từng thấy vào mùa đông tới.

        Tiếc thay, những kết quả đạt được nói trên, lại được báo chí thôi phồng quá đáng, đã gây nên một không khí "lạc quan" rất đáng lo ngại. Người ta nhắn tôi rằng tôi không nên tìm cách "thắng trận" mà chỉ cần chứng tỏ cho Việt Minh biết họ không thể thắng trận là đủ. Và dựa vào lý lẽ đó người ta từ chổi cấp phương tiện cho tôi.

--------------
1. Theo Trung tá Ducourneau chỉ huy cuộc tập kích thì Pháp đã phá được gần toàn bộ. Còn Tướng Bigeard, trong Hồi ký của ống, thỉ viết: "Phá hủy sạch sẽ. không có gì sai sót. Việt Minh không còn thu lại được tí gì”. Nhưng sự thực lại khác hắn. Do quá vội vàng nên Pháp chỉ phá được một phần nhỏ. Việt Minh đã giữ và thu hồi được ít nhất là 80%( số vũ khí, phương tiện của họ. (Tin này là chính xác, do giải mã tin điện của Việt Minh).
2. Trong thư ngày 2 tháng 7 năm 1953, Tướng Cogny lưu ý tôi về con đường đó, con đường mà "để phá nó, hoạt động của ta tỏ ra kém hiệu quả". Và ông viết thêm: "Tôi khắng định là để ngăn chặn đối phương đánh sang nước Lào, Nà Sản tỏ ra vô hiệu".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2016, 08:21:03 pm »

        
Chiến cục mùa thu 1953

        Cuối hè, tình hình chung có mấy nét như sau:

        Khối cơ động tác chiến của Việt Minh bố trí xung quanh Đồng bằng Bắc Bộ, chia thành hai cụm chính. Một khối gồm 2 Sư đoàn (308 và 312) cùng với 2 trung đoàn độc lập, có Sư đoàn 351 yếm trợ, bố trí ở mặt Bắc. Một khối gồm các Sư đoàn 316, 304 và 320, bố trí ở mặt Nam. Trong đồng bằng, ngoài lực lượng địa phương, có 5 trung đoàn chủ lực độc lập đã xâm nhập.

        Ba bộ phận thứ yếu có mặt ở những hướng khác. Một bộ phận, gồm 2 trung đoàn, hoạt động ở xứ Thái và Bắc Lào, chông lại lực lượng "du kích" ở các chiến khu của chúng tôi và kiềm chế tập đoàn cứ điểm Lai Châu. Bộ phận thứ hai là Sư đoàn 325 đang tập trung lực lượng ở bắc Trung Trung Bộ. Bộ phận thứ ba là lực lượng của Liên khu 5.

        Tin tức chắc chắn (bằng giải mã tin của địch) cho hay Việt Minh chuẩn bị tiến công đồng bằng theo hai bước. Mới đầu, Sư đoàn 320 có nhiệm vụ xâm nhập vào Khu Nam. Sau đó, sẽ mở ra hai cuộc tiến công: một ở phía Bắc, một ở phía Nam, trong đó phía Bắc là đòn tiến công chính. Mục đích là cắt đứt giữa Hải Phòng và Hà Nội, có dự kiến cả việc chiếm các thành phố quan trọng.

        Để đương đầu Với cuộc tiến công lớn đó, Tướng Cogny trù tính phải có trong tay toàn bộ dự bị chiến lược của Đông Dương và trong thư tới ngày 19 tháng 8 ông không giấu giếm sự lo ngại của ông. Vậy là đồng bằng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Trong một bức thư gửi Chính phủ. tôi đã báo với Chính phủ rằng "với khoảng 7 tháng trước khi đến mùa mưa", Việt Minh có thể, "bằng cách làm xói mòn về tinh thần và vật chất các đơn vị của Pháp, hy vọng giành được những thắng lợi quan trọng, có khi là những thắng lợi quyết định"1.

        Để đối phó với nguy cơ đó, nhiều biện pháp quan trọng đã được thực hiện. Tất cả các lực lượng cơ động dành ra được đều tập trung ở đồng bằng và tiến hành càn quét lớn các căn cứ mà Việt Minh chuẩn bị đế đón các đơn vị lớn từ ngoài vào.
        
        Đặc biệt là Pháp đã tiến hành một chiến dịch lớn nhằm loại khỏi vòng chiến Sư đoàn 320 trước khi nó kịp nhảy vào đồng bằng. Chiến dịch lấy tên "Hải Âu" (Mouette). bắt đầu tiến hành từ ngày 15 tháng 10. Địch phản ứng lại dữ dội, do đó bị tổn thất nặng, chủ yếu là bởi hỏa lực của pháo binh và không quân. Sau 20 ngày chiến đấu, Pháp đã làm chủ được chiến trường: Sư đoàn 320 bị loại khỏi vòng chiến khoảng 3.000 người, trong đó 1.200 bị giết. Theo nguồn tin chắc chắn, Pháp biết là theo đánh giá của bộ chỉ huy đối phương, Sư đoàn này phải 2 tháng nữa mới hồi phục được sức chiến đấu.

        Pháp đã giành một thắng lợi không thể chối cãi được. Tuy nhiên, trong chiến đấu ở rừng núi, bộ binh Việt Minh đã chứng tỏ rằng sức chiến đấu của họ đã được cải thiện rõ rệt và hơn hắn chúng tôi. Điều đó khiến tôi lo ngại khi sau này phải đương đầu với khối cơ động tác chiến của họ trong những điều kiện không có được thuận lợi về ưu thế lực lượng như trong cuộc hành quân Hải Âu.

------------
1. Ít có khả năng Tướng Giáp lại mắc phải sai lầm như hồi 1951 khi ông ta tung những cuộc tiến công quy mô lớn vào quân của Tướng De Lattre. Tiến công của Việt Minh có thể sẽ diễn ra dưới hình thức những cuộc xâm nhập trên toàn miền, tương tự như họ làm cuộc "Tiến công Tết 1968" chống lại người Mỹ. Sau nhiều thắng lợi quan trọng, cuộc tấn công này chỉ thất bại khi người Mỹ phải dùng những lực lượng cực lớn để đối phó lại. Nếu tính tương quan lực lượng giữa Pháp và Việt Minh ở thời điểm 1953, thi chắc chắn lực lượng chúng tôi đả bị chìm ngập.

« Sửa lần cuối: 25 Tháng Ba, 2016, 08:06:41 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2016, 08:15:06 am »

        
Việt Minh thay đổi kế hoạch

        Từ những ngày cuối tháng 10, tin tức cho chúng tôi biết Việt Minh đã thay đổi kế hoạch. Ít nhất cũng tạm thòi, kế hoạch đánh vào đồng bằng bị gác lại và Việt Minh sẽ tiến công trên hai hướng: một hướng, có lẽ là chủ yếu đánh lên vùng rừng núi Bắc Bộ và Thượng Lào. một hướng đánh vào miên

        Trung Đông Dương, trong khi đó có những triệu chứng lực lượng Liên khu 5 chuẩn bị để tiến công.

        Tại sao có sự thay đổi ấy? Không ai nghi ngờ gì nữa, việc chúng tôi tăng cường lực lượng ở đồng bằng và thất bại của Sư đoàn 320 là một trong những nguyên nhân, nhưng điều đó vẫn chưa đủ để cắt nghĩa hoàn toàn. Nguyên nhân chính là vấn đề chính trị. Mấu chốt của nó đã lộ ra khi vào tháng 11, trong trả lời phỏng vấn tờ Expressen của Thụy Điển, ông Hồ Chí Minh đã tỏ ý sẵn sàng, bằng biện pháp chính trị, tìm một giải pháp nhanh chóng cho chiến tranh.

        Do nắm được trạng thái tinh thần của các giới chính trị cũng như các kế hoạch của chúng tôi, Việt Minh cho rằng giải pháp ấy là nên làm đối với họ và có khả năng làm được trong thời gian ngắn. Tại sao "nên làm", là bởi chỉ vài tháng nữa, việc phát triển khối cơ động tác chiến của Pháp và các quân đội liên kết sẽ làm cho họ mất các lợi thế hiện có1. Còn "có khả năng làm được", là vì họ xét thấy ý chí chiến đấu của chúng tôi đã suy yếu tới mức cho phép họ có thể hy vọng đủ mọi điều.

        Thế là từ đây Việt Minh hướng theo một kế hoạch tác chiến có khả năng dẫn tới một giải pháp chính trị. Cái mà họ nhắm, đó là các mục tiêu mà chiếm được thì sẽ có tác động sâu sắc tới dư luận của Pháp. Để đạt kết quả ấy. họ có thể đánh đồng bằng, với điểu kiện phải trả giá đắt để giành một thắng lợi quyết định, ví dụ như chiếm Hà Nội hay Hải Phòng. Nhưng họ cũng có thể giành được kết quả với cái giá rẻ hơn, bằng cách chiếm lấy những vùng rộng lớn mà chúng tôi rất khó phòng thủ, như Cao nguyên Trung phần, Thượng du Bắc Bộ và Lào.

        Đặc biệt, Lào là một mục tiêu lý tưởng. Trong ba nước liên kết thì Lào là nước trung thành nhất với chúng tôi. Chúng tôi vừa mối ký với họ một hiệp ước. trong đó chúng tôi cam kết bảo vệ họ. Thế mà Việt Minh biết được, chẳng riêng do báo chí lộ bí mật như tôi đã nói2 mà còn do những "rò rỉ" khác, rằng bảo vệ Lào là vấn đề khó khăn nhất của chúng tôi. Vậy là họ nhằm vào Lào mà chĩa mũi nhọn3.

        Hướng nỗ lực của họ là cả Thượng và Trung Lào. Đánh Thượng Lào và chiếm kinh đô Luang prabang, Việt Minh sẽ giáng cho Pháp một thất bại về tinh thần mà chúng tôi khó có thể gượng dậy. Chiếm Trung Lào, Việt Minh sẽ tiếp tay cho Liên khu 5 và đe dọa toàn miền Nam Đông Dương.

        Như thường lệ của Việt Minh, đòn quân sự sẽ kết hợp với đòn chính trị. Đòn chính trị này vừa nhằm vào dư luận Pháp, mà ý muốn "kết thúc chiến tranh cho xong" sẽ bị kích động bằng mọi cách, lại nhằm vào dư luận các Quốc gia liên kết đã hết tin cậy ở chúng tôi.

        Đoạn trích bức thư riêng sau đây của tôi gửi Thống chế Juin ngày 14 tháng 12 năm 1953 chứng tỏ tôi đã dự kiến như thế nào về những triển vọng do tình hình mới gây ra: "Chắc chắn kế hoạch mới của Việt Minh sẽ dẫn tôi tới việc phải chiến đấu phòng ngự ở ba nơi: một ở Đồng bằng, nhưng không quan trọng nhiều (chống khoảng 2 Sư đoàn Việt Minh); một ở giữa Vinh và Thà Khẹt, chống một Sư đoàn; còn cái thứ ba là ở Điện Biên Phủ, chống một lực lượng có thể tới 2 Sư đoàn(1>. Điều đó không có gì lạ, và chẳng cần phải giấu giếm gì, có thể chúng tôi sẽ thất bại nặng ở nơi này hay nơi khác trong ba mặt trận ấy. Tuy nhiên tôi cho rằng, phân tán nỗ lực như vậy, Việt Minh sẽ không thể giành được thắng lợi quản sự quyết định, song khả năng đó sẽ không loại trừ trong trường hợp nếu họ tổng tiến công ở Đồng bằng. Điểu cần thiết là phía chúng tôi, quyết tâm chung và nhất là quyết tâm của các giới chính trị sẽ không "xẹp" đi. Và đó là điều tôi tự cho phép nhờ cậy ông để phần nào ngăn chặn tinh trạng đó".

-----------
1. Trong một trả lời phỏng vấn, Tướng Giáp đã phát biểu: Kế hoạch Navarre đã đặt chúng tôi trước những khó khăn nghiêm trọng".
2. Báo nước Pháp - Người quan sát đãng cả nội dung thảo luận trong Hội đồng Quốc phòng ngày 24 tháng 7 năm 1953.
3. Trong cuốn Tại sao Điện Biên Phủ, Đại tá Rocolle đã nghiên cứu kỹ sự "thay đổi kế hoạch" này. Dựa một phần vào tài liệu của địch, ông tỏ ý nghi ngờ về sự xác thực của nó; ông nói: có thể từ tháng 9 năm 1953, Tướng Giáp đã quyết định tập trung nỗ lực chủ yếu vào Thượng Lào. Tôi không tin là hoàn toàn chỉ có dự kiến này, bởi chúng tòi đã có được những tin tức chắc chắn về một kế hoạch tiến công đồng bằng của Việt Minh (tin giải mã). Nhưng có thể Việt Minh có hai kế hoạch: Đồng bằng và Lào, và sau đó do Pháp phản ứng mạnh và nhất là vì những lý do chính trị, nên cuối cùng họ đả quyết định chấp nhận kế hoạch tiến công Lào.
4. Lúc viết thư này, tôi còn chưa biết là gần như toàn bộ khối chủ lực cơ động tác chiến của Việt Minh đã lên đường hướng về Thượng du (tức Tây Bắc).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2016, 08:21:01 pm »

        
Phòng thủ trực tiếp hay gián tiếp?

        Nếu có đủ phương tiện trong tay thì một chiến lược có thể đồng thời tiến hành bằng nhiều cách. Song rủi thay đó không phải là trường hợp của tôi. Vì vậy, để đối phó với kế hoạch của Việt Minh, tôi có thể sử dụng hai cách. Cách thứ nhất - phòng thủ gián tiếp - là tập trung lực lượng chúng tôi ở đồng bằng và đánh vào hậu phương Việt Minh. Cách thứ hai - phòng thủ trực tiếp - là sử dụng lực lượng thích hợp để chặn đường tiến của đối phương trên các hướng bị uy hiếp.

        Cách thứ nhất quả là hấp dẫn. Đặc biệt nó có cái lợi lớn là ở gần căn cứ ở đồng bằng, không quân Pháp được sử dụng tốt hơn. Nhưng nó cũng có những bất lợi nghiêm trọng. Bởi ai mà biết được thực tế Việt Minh sẽ hành động ra sao?

        Hoặc họ sẽ hành động như năm ngoái khi Tướng Salan từ đồng bằng đánh vào hậu phương của chủ lực Việt Minh đang tác chiến ở Tây Bắc. Để đối phó với cuộc hành quân Lorrame, họ chỉ dùng một số đơn vị độc lập để ngăn chặn, còn chủ lực của họ thì chẳng hề bị đánh lạc hướng khỏi mục tiêu. So với địch, tương quan lực lượng năm nay còn bất lợi cho chúng tôi nhiều hơn năm ngoái, vậy kết quả đối với Pháp có thể sẽ còn tồi hơn chứ không phải như trước.

        Hoặc Việt Minh sẽ dùng đại bộ phận chủ lực đương đầu lại, và thế là chúng tôi phải tiến hành sớm một trận giao chiến lớn theo kiểu vận động chiến trên một địa hình không thuận lợi mà, do sự yếu kém cũng như việc chưa thích nghi của các phương tiện của Pháp hiện nay, chúng tôi muốn hoãn lui lại.

        Tuy nhiên, tất cả các khả năng trên đều được nghiên cứu kỹ lưỡng.

        Tập trung ở khu vực Vinh - Hà Tĩnh là cụm quân Việt Minh có nhiệm vụ sẽ mở chiến dịch ở Trung Đông Dương. Để đánh vào hậu phương của cụm quân này, Pháp có thể từ Đồng bằng Bắc Bộ hoặc từ miền Trung Việt Nam (tức Trị - Thiên) đánh đến và có thể phối hợp thêm bằng các mũi đổ bộ đường biển. Những hành động theo kiểu này đòi hỏi những phương tiện vượt quá xa khả năng cho phép của chúng tôi.

        Đại bộ phận lực lượng cơ động của tôi phải dành cho hướng chính để đương đầu với phần lớn khối chủ lực cơ động tác chiến của Việt Minh đang tiến lên Tây Bắc. Muốn chặn bước tiến của họ lại, Pháp có thề hoặc từ Đồng bằng tiến ra chặn, hoặc cắt đứt giao thông của họ khi họ đã tiến quân lên. Để làm việc này, hai dự án đã được nghiên cứu.

        Dự án thứ nhất, dự án duy nhất có hiệu quả thực sự. là đánh vào nút giao thông của Việt Minh ở Yên Bái, Tướng Cogny, được giao trách nhiệm chỉ huy, đã dự trù những lực lượng cần thiết; dự trù này lên tới con số vượt quá tổng số lực lượng dự bị Pháp có được ở Đông Dương.

        Vậy cần đánh vào nơi nào gần Thái Nguyên hơn. Cuộc hành quân này tiết kiệm hơn nhưng cũng kém hiệu quả hơn, tuy vậy vẫn vượt quá khả năng phương tiện của Pháp. Sau khi nghiên cứu rất kỹ lưỡng, tôi và Tướng Cogny đã hoàn toàn nhất trí là không thể thực hiện được dự án nào1.

        Vậy là do thiếu lực lượng để tiến công, chúng tôi buộc phải bằng lòng với cách bảo vệ trực tiếp những khu vực bị uy hiếp - cách làm tiết kiệm được rất nhiều. Tuy nhiên cũng không loại trừ những hoạt động đánh vào giao thông đối phương khi mà sau này, do được tăng viện và phát triển các quân đội liên kết, Pháp có thêm lực lượng.

------------
1. Đặc biệt tôi đã hỏi ý kiến Tướng Alecxandri, lúc ấy là cố vấn quân sự của Chính phủ Việt Nam và có một sự hiếu biết sâu về Đông Dương. Alecxandri và tôi là bạn cố cựu ở Marôc và tôi rất tin ở sự suy xét của ông (nếu người ta nghe ông thì đã không xảy ra thảm họa ở Cao Bằng). Hồi tôi mới sang, ông đả nói với tôi khi nào có điều kiện là Pháp phải lập tức từ đồng bằng đánh lên vùng Thái Nguyên là nơi tập trung các cơ quan đầu não của Chính phủ và Bộ chỉ huy tối cao Việt Minh. Thế mà sau khi cùng tôi nghiên cứu vấn đề này, ông củng phải cho rằng trong tình trạng lực lượng chúng tôi hiện nay thì chiến lược trên là không thể áp dụng được.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2016, 08:49:56 am »


Chiến cục mùa đông 1953-1954
Chiến dịch Tây Bắc

        Ở Thượng du Bắc Bộ, sau những rút lui của Pháp trong chiến cục 1952-1953, chúng tôi chỉ còn giữ được Lai Châu và một số "chiến khu". Đường sang Lào đã bị bỏ ngỏ. Để chặn đường tiến công của Việt Minh, tôi dự định tính mở một cuộc hành quân để chiếm Điện Biên Phủ. Bằng cách sử dụng quân từ Lai Châu đánh xuống, từ Lào theo lưu vực sông Nậm Hu (Pháp kiếm soát được từ tháng 9) đánh sang và phối hợp với quân nhảy dù. Cuộc hành quân được dự kiến sẽ tiến hành vào tháng 12 năm 1953 hay tháng 1 năm 1954.

        Giữa lúc đó, vào những ngày đầu tháng 11, khi những dấu hiệu ngày càng cho biết những đơn vị quan trọng của khỏi cơ động tác chiến của Việt Minh đã tiến lên miền Thượng du, nhằm mục tiêu là Thượng Lào, thì không chần chừ gì nữa, Pháp phải tức khắc có một quyết định. Trong chương sau tôi sẽ mô tả quyết định ấy được đưa ra trong những điều kiện như thế nào. Còn ở đây, tôi chỉ nói là tôi đã quyết định phải thực hiện sớm việc tái chiếm Điện Biên Phủ để chặn đường khối cơ động tác chiến Việt Minh. Bước thứ nhất, Pháp sẽ chiếm Điện Biên Phủ bằng một chiến dịch đô bộ đường không. Bước thứ hai, đưa về đấy số quân ở Lai Châu, nơi mà địa hình không cho phép chúng tôi phòng thủ được.

        Chiến dịch đổ bộ đường không, gọi là Castor, được dự định vào ngày 20 tháng 11. Nó đã được thực hiện mà không gặp khó khăn lớn. Ngay sau đó, Pháp cho xây dựng ở Điện Biên Phủ một tập đoàn cứ điếm cỡ 5-6 tiếu đoàn và tùy theo lực lượng đốì phương ta phải đương đầu, nó sẽ được nâng lên thạnh tập đoàn cứ điếm cỡ 10-12 tiểu đoàn. Ngày 8 tháng 12, quân ở Lai Châu di tản về Điện Biên Phủ cả bằng đường bộ và đường không.

        Trong những tuần tiếp theo, chúng tôi dần dần nắm được gần toàn bộ khối cơ động tác chiến của Việt Minh đã lên Thượng du. Viện trợ súng đạn và lương thực từ Trung Quốc được đưa vào với số lượng quan trọng. Huy động một lực lượng nhân công lớn gấp bội các chiến dịch trước, đổi phương đã có một nỗ lực ghê gớm, để xây dựng một hệ thông đường sá nối từ biên giới Trung Quốc đến Điện Biên Phủ. Họ thiết lập một căn cứ tiếp vận lớn ở Tuần Giáo, cách Điện Biên Phủ khoảng 50km về phía Đông Bắc. Từ đầu tháng 1 năm 1954, chủ lực Việt Minh đã tập trung xung quanh Điện Biên Phủ và có nhiều triệu chứng sẽ tấn công.

        Phía chúng tôi, số quân đồn trú đã lên tới mức dự kiến tối đa và chuẩn bị sẵn sàng để nghênh chiến.

        Đồng thời, xuất phát từ Mê Kông, chúng tôi đã tiến hành một số cuộc hành quân để bố trí lực lượng cho phép Pháp một mặt bảo vệ Thượng Lào trong trường hợp đối phương dùng lực lượng nhẹ vòng qua Điện Biên Phủ tiến công sang Luang Prabang, mặt khác tạo bàn đạp đê sau này đánh sang hỗ trợ cho Điện Biên Phủ.

        Những ngày cuối tháng 1 năm 1954, giữa lúc tưởng như Việt Minh sắp đánh Điện Biên Phủ thì đột nhiên họ ngừng lại và cho Sư đoàn 308 cấp tốc tiến sang Luang Prabang. Quân Pháp ở lưu vực sông Nậm Hu phải rút lui một phần về Luang Prabang, một phần về Mưòng Sài, và cùng với quân nhảy dù tăng viện xuống, thành lập ở những nơi đó các trung tâm cố thủ. Tiến đến Nậm Bạc, giữa chừng Điện Biên Phủ và Luang Prabang, thì đối phương dừng lại, đặc biệt là gặp khó khăn về tiếp tế do hậu cần đặt ở xung quanh Điện Biên Phủ bị máy bay cản trở.

        Tình hình đó kéo dài đến ngày 23 tháng 2, ngày mà Sư đoàn 308 lại quay về với đội hình cũ ở Điện Biên Phủ.

       
Chiến dịch Trung và Hạ Lào

        Vào tháng 11, Việt Minh đã tập trung ở khu vực Vinh một cụm quân mạnh có nhiệm vụ hoạt động ở miền Trung Đông Dương. Nhưng chúng tôi không biết được chủ yếu họ sẽ đánh vào khu vực Bắc Trung phần (khu vực Đồng Hới) hay đánh vào các tuyến giao thông của Pháp lên Bắc Lào (lưu vực sông Mê Kông đi về Thà Khẹt và Sênô). Đồng thời, lực lượng của Liên khu 5 chuẩn bị, có thể là đánh lên Tây Nguyên, uy hiếp tuyến giao thông Mê Kông của chúng tôi.

        Ngày 20 tháng 12, Việt Minh bắt đầu đánh ở Trung Lào. Lợi dụng những đường mòn và thời tiết xấu hạn chế hoạt động của không quân, các đơn vị đối phương bất ngờ tiến công các đơn vị bảo vệ vòng ngoài của chúng tôi và đẩy lui họ. Nhiều trận đánh quyết liệt đã xảy ra từ 20 đến 25 tháng 12. Chúng tôi rút lui về Thà Khẹt, rồi Sênô. Ngày 26 tháng 12, vài phân đội Việt Minh tiến về Thà Khẹt đã di tản từ sáng sớm. Tất cả thông tấn báo chí kêu lên là "Đông Dương đã bị cắt làm đôi". Dư luận Pháp xôn xao và luồng tư tưởng thất bại chủ nghĩa có thêm một sức đẩy mới.

        Vậy là nguy cơ Đồng bằng bị tiến công đã biến mất, một bộ phận lực lượng được lấy ở đấy để đưa lên Sênô1, từ tháng 9 đã được xây dựng thành một căn cứ không - bộ lớn. Từ ngày 5 đến ngày 9 tháng 1 năm 1954, Việt Minh đánh vào Sênô nhưng bị chặn đánh kịch liệt. Vài ngày sau, chúng tôi giải tỏa được Sênô và mở thông trục giao thông thủy - bộ chạy dọc theo sông Mê Kông nốì liền Trung Lào với Thượng Lào. Thà Khẹt cũng được tái chiếm.

        Tuy nhiên đối phương vẫn bám lại, họ phân tán lực lượng và lợi dụng địa hình rừng núi, xâm nhập cả xuống phía Nam, thường xuyên uy hiếp giao thông và có nguy cơ sẽ bóp nghẹt cả Trung Lào và Thượng Lào. Việc bảo vệ giao thông ở những khu vực này thu hút nhiều quân của Pháp, do đó lại gây thiếu quân nghiêm trọng ở những nơi khác. Xem xét theo quan điểm ấy, Việt Minh đã thu được một kết quả không thể chối cãi được.

        Mặt khác, như sau này người ta sẽ thấy, cuộc tiến công của lực lượng Liên khu 5 lên Tây Nguyên cũng tạo ra thêm một uy hiếp khác nữa đốì với trục giao thông của Pháp dọc theo lưu vực sông Mê Kông.

-------------
1. Hồi tôi mới đến, Sênô chỉ là một sân bay dự bị. Khi cầm quyền, tôi quyết định nâng cấp nó lên thành một căn cứ Không - bộ để hỗ trợ cho những hoạt động của chúng tôi ở phía Tây dãy Trường Sơn.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2016, 09:17:20 pm »

        
Chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Atlante

        Theo kế hoạch thì chiến dịch Atlante nhằm loại bỏ Liên khu 5 sẽ được tiến hành từ tháng 1 đến tháng 9 năm 1954, thời kỳ duy nhất có thể thực hiện được do lý do thời tiết.

        Không thể có vấn đề là hoãn lại năm sau vì Liên khu 5 là mối đe dọa lớn thường xuyên đối với miền Nam Đông Dương; mối đe dọa này vào những tháng cuối 1953 lại càng tăng lên một cách mạnh mẽ. Chúng tôi được biết theo nguồn tin chắc chắn là từ 1954. Liên khu 5 sẽ có những hoạt động quan trọng và sang năm 1955 lại có những hoạt động quan trọng hơn.

        Cuối 1953, có những triệu chứng cho biết Liên khu 5 đang chuẩn bị tiến công hoặc đánh ra khu vực Đà Nẵng, hoặc đánh vào Nha Trang, nhưng có nhiều khả năng là đánh lên Tây Nguyên.

        Liên khu 5 có khoảng 30.000 quân, trong đó có khoảng 12 tiếu đoàn chính quy và từ 5 đến 6 tiểu đoàn địa phương rất thiện chiến. Họ ở "tuyến trong" nên có điều kiện đánh ra nhiều hướng khác nhau. Còn trái lại, chúng tôi lại ở "tuyến vòng ngoài" của họ, nên chúng tôi phải đề phòng trên cả ba hướng Nam Đà Nẵng, Bắc Nha Trang và Tây Nguyên; giữa những nơi này, quân cơ động của chúng tôi muốn can thiệp thì chỉ có thể đến được bằng những chặng đường dài và khó khăn.

        Chúng tôi phải chống đỡ với cuộc tiến công của Việt Minh trong những điều kiện rất khó xử. Để đương đầu với họ, tối thiểu Pháp phải bỏ ra 5 binh đoàn cơ độngn1). Thế mà để mở cuộc hành quân Atlante. Pháp trù tính là phải có 6 binh đoàn, trong khi ở các khu vực khác, vẫn phải có đủ lực lượng để hỗ trợ cho địa phương. Giữa hai biện pháp: biện pháp phòng thủ chẳng giải quyết được gì hết, và biện pháp tiến công, cũng không loại trừ được vĩnh viễn sự uy hiếp của đối phương, đối với lục quân, "cái giá phải trả" cũng gần như ngang nhau'1’. Còn đốì với không quân, tiến công cũng không tốn kém gì hơn so với phòng ngự2.

        Những chi tiết trên chứng tỏ rằng, trái với một số điều viện dẫn, cuộc hành quân Atlante được khởi sự từ ngày 20 tháng 1, chỉ trước khi Việt Minh đánh lên Tây Nguyên 8 ngày. Nếu Atlante không ngăn được Việt Minh mở cuộc tiến công này, thì nó cũng làm cho sức mạnh tiến công của Việt Minh phải giảm sút.

        Nó chủ yếu gồm những máy bay không thể dùng được ở mặt trận Điện Biên Phủ do tinh trạng máy móc hoặc do kiểu loại không thích hợp.

        Thế là diễn ra một trận giao chiến lộn ẩu, khó phân biệt, vừa trên Cao Nguyên, vừa dưới đồng bằng ven biển. Đầu tháng 3, chúng tôi chiếm được phần phía Nam Liên khu 5 tối tận tuyến An Khê (thuộc chúng tôi) - Quy Nhơn (thuộc Việt Minh). Ngược lại chúng tôi mất phần phía Bắc Cao Nguyên tới tận tuyến An Khê - Plâycu, những nơi này vẫn còn trong tay chúng tôi.

        Trận chiến có chiều hướng cân bằng. Việt Minh chiếm được Kon Tum nhưng phải từ bỏ ý định chiếm An Khê và Plâycu. Còn chúng tôi, nhất là từ khi có dự định họp Hội nghị Geneve, chúng tôi có những rắc rối lớn đối với những đơn vị quốc gia Việt Nam và lính miền núi (người Thượng): từ chổi không đi đánh nhau, đào ngũ, bỏ trốn đốt cả đơn vị, tự thương. Mặt khác, các quan chức dân sự và quân sự, được giao cho những khu vực đã chiếm, tỏ ra bất lực trong việc bình định và cai trị những nơi ấy.

--------------
1. Một binh đoàn cơ động ờ Nha Trang, một ở Đà Nẵng và ba trên Tây Nguyên.
2. Cái "giá" này không phải là tính thiệt cho Điện Biên Phủ hay Đồng bằng vì, trong 6 binh đoàn cơ động cần thiết thì có 5 binh đoàn là người bản xứ ở Nam Bộ, Trung Bộ và miền núi - nghĩa là những đơn vị không thể đảm nhận được ở ngoài Bắc (họ sẽ tự thương hay đào ngủ khi phải điều đi quá xa gia đỉnh). Chỉ có một binh đoàn Bắc Phi là có thể sử dụng được ở ngoài Bắc. Nhưng lấy họ đi thì rất nguy hiểm bởi đó là đơn vị duy nhất có chất lượng và sự có mặt của nó là cần thiết để làm chỗ dựa cho một mớ tạp nham những đơn vị quá yếu kém.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2016, 09:00:24 am »

        
Cuộc chiến ỏ đồng bảng Bắc Bộ đến cuối tháng 2 năm 1954

        Từ cuối tháng 10 năm 1953, dù cuộc chiến có gay go, Đồng bằng vẫn chỉ là một mặt trận thứ yếu. Cả lực lượng bên trong và cả lực lượng nằm rìa Đồng bằng sẵn sàng nhảy vào cuộc (lực lượng này có chiều hướng giảm xuống), tổng số Việt Minh từ 78 tiểu đoàn ngày 15 tháng 10 năm 1953 đa hạ xuống còn khoảng 50 tiếu đoàn ngày 18 tháng 12 năm 1953.

        Cũng trong thời gian trên, tôi buộc phải lấy bớt ở Đồng bằng một số đơn vị thuộc lực lượng tổng dự bị để đối phó VỚI hoạt động Việt Minh trên các mặt trận khác. Nhưng lấy đi bao nhiêu là tương ứng với việc rút bớt lực lượng của Việt Minh ở Đồng bằng và đều có tính toán sao cho cân bằng lực lượng không bị phá vỡ theo chiều hướng bất lợi cho tôi. Thực ra ở Đồng bằng, lực lượng Pháp có ưu thế hơn rất nhiều so với đốì phương, tới mức có thể nghĩ rằng sẽ chẳng có cuộc tổng tiến công vào Đồng bằng tháng 11 năm 1953, như trước đây Pháp dự kiến.

        Trái với những điều người ta thường nói, Bộ chỉ huy Bắc Bộ đã luôn luôn có đủ lực lượng ở Đồng bằng để đối phó với những uy hiếp nghiêm trọng của đối phương. Do địa bàn tác chiến nhỏ hẹp, giao thông lại tương đổi thuận tiện, việc điều hành tác chiến ở chiến trường này không gặp nhiều khó khăn bằng những chiến trường khác như Trung Lào và đặc biệt là Tây Nguyên.

        Sau cuộc hành quân Hải Âu, tình hình Đông Dương tương đôi yên tĩnh. Cuối tháng 12 năm 1953, Sư đoàn 320 được xây dựng lại đã xâm nhập khu Nam, trong khi một trung đoàn độc lập địa phương tiến vào hoạt động ở khu Bắc. Tình hình có khó khăn hơn nhưng không đến nỗi nghiêm trọng. Vào giữa tháng 2 năm 1954, tình hình yên tĩnh trỏ lại và tình trạng này kéo dài tới những ngày đầu tháng 3.

        
Cuộc chiến ỏ Trung phần và Nam phần Việt Nam
       Ở đây chỉ có những cuộc chiên đấu có tính chất địa phương nhưng không phải không gay go, do ở những chiến trường này, chúng tôi đã phải rút những đơn vị có chất lượng đến các mặt trận khác. Nêu một tấm gương đoàn kết, giúp đỡ bạn bè trong chiến đấu, Tướng Bourgund, chỉ huy Trung phần và các Tướng Bondis và Gardet, kế tiếp nhau chỉ huy Nam phần, đã biết tự bằng lòng với những lực lượng bị giảm tới mức tối thiếu để đương đầu với tình hình.

        
Tình hình chung từ cuối tháng 2

        Cuối tháng 2, tiến công của Việt Minh hình như được mở rộng tới mức tối đa. Những mũi tiến công chính của họ đã bị chặn lại trước Điện Biên Phủ, Mường Sài, Luang Prabang, Sênô và Plâycu.

        Ở Nam Lào và Bắc Campuchia, cũng như ở Tây Nguyên, họ còn tiến thêm nhưng dần dà do xa hậu cứ, khó tiếp tế, họ đã chuyển sang hoạt động du kích. Tuy nhiên, hoạt động của họ đã gây trở ngại rất nhiều cho tuyến giao thông theo dọc sông Mê Kông của Pháp (Đường số 13), tuyến đường huyết mạch để tiếp tế cho Lào mà ở nước này. rất nhiều công trình nghệ thuật (khoảng 275 công trình) đã trở thành mục tiêu không ngừng đánh phá của họ. Một vài cuộc đánh phá khác ở khu vực trung tâm và phía Nam Tây Nguyên cũng làm cản trở giao thông của Pháp với Plâycu và An Khê.

        Trên Tây Bắc, Việt Minh đã chuẩn bị xong để đánh Điện Biên Phủ. Tin tức cho hay là gần như chắc chắn cuộc tiến công sẽ bắt đầu vào ngày l5 tháng 3. Cuộc chiến nhất định sẽ rất gay go những chúng tôi biết được theo nguồn tin chắc chắn là lượng súng đạn của họ chỉ cho phép họ kéo dài chiến đấu được trong vài ngày. Như vậy, chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ thắng trận.

        Để phối hợp với mặt trận chính Điện Biên Phủ, chắc chắn Việt Minh sẽ đẩy mạnh hoạt động ở đồng bằng, đánh đồn bốt, đường giao thông và căn cứ không quân. Vì vậy, Pháp đã có biện pháp đề phòng.

        Tóm lại, nhờ cái "nhọt hút độc" Điện Biên Phủ, ở đấy 12 tiểu đoàn của Pháp từ 3 tháng nay đã kìm chân được 33 tiểu đoàn Việt Minh, Pháp đã tạo ra được một thế cân bằng trên toàn chiến trường Đông Dương, và có thể đương đầu được với khối chủ lực cơ động tác chiến của đối phương đông mạnh hơn lực lượng cơ động của chúng tôi.

        Để kết thúc chiến cục với "tỷ số hòa" như ý định của tôi, có hai điều kiện cần phải thực hiện: phải thắng trong trận chiến đấu phòng ngự ở Điện Biên Phủ và làm tiêu tan các cuộc tiến quân nguy hiểm nhất của đối phương trên các mặt trận khác. Vì thế. tôi đã đưa ra những mệnh lệnh nhằm tăng cường sức mạnh phòng thủ ở Điện Biên Phủ lên mức tối đa và tiếp tục tiến công đối phương trên những mặt trận thứ yếu. Chỉ thị ngày 25 tháng 1 năm 1954 của tôi đã nêu tổng quát nội dung các mệnh lệnh trên.

        Vào thời kỳ ấy, sau một thời gian công cán ở Đông Dương, phái đoàn do Bộ trưởng Quốc phòng Pleven cầm đầu đã trở về Pháp. Phái đoàn gồm các ông: De Chévigné Bộ Quốc phòng; Marc Jacquet, Bộ các Quốc gia liên kết; Tướng Ely, Tổng tham mưu trưởng: Tướng Blane, Tham mưu trưỏng quân đội; Tướng Fay, Tham mưu Trưởng Không quân. Phái đoàn đã thăm tất cả các mặt trận, đặc biệt là Điện Biên Phủ; đã cùng tôi chia sẻ niềm tin vào kết quả của chiến cục đang tiến hành. Phái đoàn còn lạc quan hơn tôi về triển vọng tương lai đến nỗi tôi còn phải đặc biệt dè chừng họ khi thấy họ đặt quá nhiều hy vọng vào nỗ lực chiến tranh ở Việt Nam.

        Khi trở về Pháp, phát biểu trước Quốc hội, ông Pleven không hề che giấu niềm tin của mình. Sự lạc quan thể hiện thái quá ở ông về những gì liên quan đến một tương lai gần, và sau đó ông đã phủ nhận, đã hoàn toàn được chứng minh là có thực.

        Trong một báo cáo mật, ông Pleven còn trình bày với Chính phủ những kết luận mà ông rút ra về chính trị và quân sự. Trong phạm vi tác chiến báo cáo của ông dựa vào báo cáo của Tướng Ely, mà theo Ely thì để chặn Việt Minh tiến về hướng Tây Bắc, không đâu tốt hơn Điện Biên Phủ.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Ba, 2016, 09:15:39 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM