Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:28:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thời điểm của những sự thật  (Đọc 43774 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2016, 08:44:45 pm »

        
Kế hoạch tác chiến

        Bây giờ nói về kế hoạch tác chiến, tôi đã nói những nét chủ yếu về tình hình chiến lược khi tôi mới tới Đông Dương. Và triền vọng tình hình xảy ra có thể tóm tắt như sau:

        Trước tháng 10-11, do còn mùa mưa, nên có ít khả năng Việt Minh sẽ mở những cuộc tiến công quan trọng. Chúng tôi có thể có một khoảng thời gian ngưng nghỉ nào đấy.

        Nhưng trái lại, bước vào mùa thu và đầu mùa đông, cần phải thấy trước là Việt Minh sẽ mở một cuộc tiến công quy mô rất lốn có thể kéo dài đến mùa mưa năm sau. Họ đang tìm kiếm, nếu chưa phải là một thắng lợi quyết định thì cũng là những ưu thế về quân sự và chính trị cho phép họ giành được thắng lợi cuối cùng vào một hoặc hai năm sau. Chúng tôi phải chống đỡ vối đòn giáng của đối phương với những phương tiện kém họ rất nhiều.

        Trong một tương lai xa - khoảng hai năm - Với điều kiện là tương quan lực lượng về quân cơ động đảo ngược lại có lợi cho chúng tôi thì có thể đến lượt chúng tôi sẽ mở tiến công.

        Vậy tư tưởng chủ đạo của kế hoạch tác chiến là: trong chiến cục 1953 - 1954, coi như một thời kỳ nguy hiểm, phải tránh tổng giao chiến và xây dựng khối cơ động tác chiến; ngược lại trong chiến cục 1954 - 1955, khi khối cơ động tác chiến của chúng tôi đạt được số lượng và được huấn luyện đầy đủ, chúng tôi phải tìm cách giao chiến.

        Một yếu tố khác cần xem xét là sự phân cách chiến trường thành hai khu vực cách biệt, đúng ở phía Nam và Bắc vĩ tuyến 181. Ở khu vực phía Bắc, lực lượng cơ động của Việt Minh lớn hơn lực lượng cơ động của chúng tôi, bởi đấy là nơi tập trung gần như toàn bộ khối chủ lực tác chiến của họ. Trái lại ở khu vực phía Nam, từ ở Liên khu 5 Việt Minh có một lực lượng tương đương một Sư đoàn mạnh quân chủ lực, còn thì gần như chỉ có quân địa phương. Trong tình hình hiện thời, nếu phía Bắc phải tránh tiến công chiến lược thi ở phía Nam. điều đó lại hoàn toàn có thể.
        
        Cách nhận định tình hình chung như vậy dẫn tôi đến kế hoạch tác chiến như sau:

        - Trong chiến cục 1953 - 1954. nói chung giữ thế phòng thủ ở phía Bắc vĩ tuyên 18 và "tìm"i]) cách tránh giao chiến lớn. Trái lại ở phía Nam. lại tiến công để làm ổn định miền Trung và Nam Đông Dương và để lấy được nhân vật lực. Đặc biệt phải thanh toán cho được Liên khu 5r/>.

        - Khi đạt được ưu thế lực lượng về quân cơ động, nghĩa là nếu có thể được thì từ mùa thu 1954, thực hành tiến công ở phía Bắc nhằm mục đích tạo ra một tình hình quân sự cho phép đưa ra một giải pháp chính trị thích hợp để giải quyết chiến tranh.

        Kế hoạch này được xây dựng trong tương quan với tiềm lực ta biết được về đối phương và dự kiến khả năng phát triển của họ: Song cũng cần dè chừng hai trường hợp nữa tôi đã lưu ý. Chính phủ (trong giác thư tháng 7 năm 1953 và báo cáo trình bày trước Hội đồng quốc phòng ngày 14 tháng 7 năm 1953): một mặt, do đối phương vượt trội lên, chúng tôi có thể bị những thất bại nghiêm trọng trong chiến cục 1953 - 1954; mặt khác, kế hoạch này chỉ có giá trị trong chừng mực viện trợ của Trung Quốc cho Việt Minh không tăng lên ồ ạt.

-------------
1. Cần nhắc lại Liên khu 5 là một "vết loang" rất lớn của Việt Minh nằm giữa đồng bằng miền Trung, giữa Huế và Nha Trang.
2. Chữ "tìm" ở đây là dùng có dụng ý. Thực ra, khi người ta đang ở thế phòng thủ, thì củng khó dám chắc là có thể tránh được giao chiến.
3. Cuộc hành quân này đã được Tướng Salan nêu ra trong một bản nghiên cứu tháng 5 năm 1953. Nếu trong năm 1954 không thanh toán được Liên khu 5 thi sau đó sẽ rất khó loại trừ được nó, bởi vỉ vài tháng nay, nó đã phát triển lực lượng một cách rất đáng kể.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Ba, 2016, 08:39:19 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2016, 07:04:45 pm »


       
Bảo vệ Lào

        Một vấn đề rất khó khăn là việc phòng thủ Bắc Lào. Trong chiến cục 1952 - 1953, vấn đề này đã đặt ra với Tướng Salan và có nguy cơ sẽ đặt ra một cách nguy hiểm hơn đối với tôi trong chiến cục sắp tới.

        Việt Minh có thể làm gì trong 1953 - 1954? Có thể có ba khả năng và ba khả năng này sẽ kết hợp với nhau.

        Thứ nhất là tiến công trên toàn đồng bằng Bắc Bộ: khả năng này rất nghiêm trọng nhưng lại không đặt ra vấn để gì vì hành động của chúng tôi đã được vạch sẵn: chúng tôi sẽ phòng thủ tại chỗ bằng cách tập trung nỗ lực để giữ khu vực quan trọng Hà Nội - Hải Phòng.

        Thứ hai là mở một cuộc tiến công về phía Nam, xuất phát từ khu vực Vinh, hoặc dọc theo sông Mê Kông, hoặc dọc theo bờ biển, hoặc theo cả hai hướng cùng một lúc, đế bắt liên lạc với Liên khu 5, và từ Liên khu 5 cũng sẽ mở một hướng phối hợp. Giả thuyết này rất đáng sợ vì như vậy cả miền Trung và Nam Đông Dương sẽ bị uy hiếp. Để chống đỡ với đòn tiến công này, nhiều vấn đề khó khăn sẽ đặt ra, nhưng chúng tôi cũng phải làm tất cả để đương đầu với nó.

        Thứ ba là Việt Minh, xuất phát từ những căn cứ đã chiếm được trong 1952 - 1953 mà nhờ đó đã ở gần mục tiêu hơn, sẽ tiếp tục tiến về phía thượng Mê Kông. Đối với hai khả năng đầu tiên, do nó gây ra ngay lập tức những hậu quả nguy hiếm trực tiếp nên chúng tôi dễ dàng xác định thái độ bao nhiêu thì đối với khả năng thứ ba, việc xác định thái độ lại thành vấn đề bấy nhiêu.

        Thuần túy quân sự mà xét thì thoạt nhìn, hình như có vẻ không có gì nguy hiếm lắm khi để cho Việt Minh đến được vùng Thượng Mê Kông: cuối chiến cục vừa qua, họ đã tới được biên giới Xiêm rồi đấy nhưng đã không dám công khai xâm lược một nước trung lập bởi điều này sẽ gây ra những rắc rối về mặt quốc tế.

        Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ hơn, ta sẽ thấy việc bỏ Bắc Lào sẽ gây ra những nguy cơ đáng kể. Thực vậy, khi đã tới được biên giới Xiêm, ngay cả khi không dám xâm lược trắng trợn, Việt Minh vẫn có thể thâm nhập vùng biên giới rồi dọc theo lưu vực sông Mê Kông và Trung Lào, họ sẽ uy hiếp toàn miền Nam Đông Dương1. Không bảo vệ Thượng Lào tức là chấp nhận một thảm họa chung trong vòng vài tháng tới.

        Còn Tướng Salan. trong một bản nghiên cứu tháng 5 năm 1953, ông viết: "Từ một cuộc chiến tranh trong phạm vi Việt Nam, Việt Minh đã chuyển một cách có ý thức sang chiến tranh toàn Đông Dương, mà mục tiêu chủ yếu bước một có thể là tiến tới sông Mê Kông, để sang bước hai tiến hành một cuộc tổng nổi dậy do Trung Quôc tổ chức, thông qua trung gian là Việt Minh".

        Xét về mặt chính trị, quyết định không bảo vệ Lào cũng là một điều rất nghiêm trọng. Trong ba Quốc gia liên kết, Lào là nước trung thành nhất với nước Pháp và không đặt điều kiện gì khi gia nhập khốì Liên hiệp Pháp. Để Luang Prabang, kinh đô hoàng gia và tôn giáo của Lào rơi vào tay kẻ thù có nghĩa là thú nhận Pháp đã bất lực trong việc bảo vệ những bạn bè tin cậy. Nó cũng có nghĩa là phủ nhận ngay cả những nguyên tắc của khối Liên hiệp Pháp. Thêm vào lý do chính trị cơ bản này, còn có một lý do khác nữa. Đó là nếu người Mỹ giúp chúng tôi ở Đông Dương, thì chính bởi vì chúng tôi bảo vệ ở đây một khu vực quan trọng của Đông Nam Á: Thái Lan, Miến Điện, Mã Lai. Để đối phương tới được sông Mê Kông tức là không làm tròn nhiệm vụ ấy.

------------
1. Trong báo cáo tháng 3 năm 1953 của ông, Tướng Juin viết: "Mất Thượng Lào sẽ có những tác hại không thể tính hết được về mặt chính trị”. Và ông dự kiến hậu quả sẽ là: cộng sản xâm nhập vào Thái Lan, chính quyển Băng Cốc sụp đổ như một lâu đài xây bằng những quân bài", Campuchia bị uy hiếp sau lưng và công cuộc bỉnh định ở Nam Việt Nam bị đe dọa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2016, 08:51:29 pm »

        Vậy là những lý do về chính trị và quân sự đều thống nhất với nhau trong nhiệm vụ cần bảo vệ Thượng Lào. Song phòng thủ Thượng Lào quả là một vấn đề gay go do điểu kiện địa hình ở đấy: rừng núi hiếm trở và giao thông khó khăn, chỉ có ít đường thủy và đường bộ rất xấu.

        Trên địa hình ấy, đánh vận động là tuyệt đối không thể làm được đối với một quân đội được trang bị, tiếp tế và huấn luyện như quân đội chúng tôi. Việc phòng thủ chỉ có thể bảo đảm bằng các cứ điểm mạnh, xây dựng xung quanh các sân bay và nằm trên những trục giao thông chính. Chiến lược các "con nhím" này đã được Salan tiến hành từ năm trước với các tập đoàn cứ điểm được thiết lập ở Lai Châu, Nà Sản và Cánh Đồng Chum. Nó nguy hiểm bởi dẫn đến việc tổ chức các cụm quân cô lập khó chống giữ, đỡ đần. Nó đòi hỏi một sự chi viện lớn vê không quân nhưng nó lại là hình thức phòng ngự duy nhất có thể đương đầu nổi với sức tiến công lớn mạnh của đối phương.

        Tháng 7 năm 1953, tôi đã trình bày nhiều về vấn đề này với Hội đồng các tham mưu trưởng. Chỉ thuần túy đứng trên quan điểm quân sự và căn cứ vào khả năng tăng viện ít ỏi mà họ dự kiến cấp cho tôi, các tham mưu trưởng đã đưa ý kiến là trong nhiệm vụ của tôi, tôi không có trách nhiệm phải bảo vệ Thượng Lào. Ý kiến ấy chỉ là cách xoay xở để làm dễ dàng nhiệm vụ trước mắt của tôi, nhưng trước hết là nhằm biện minh cho việc từ chối yêu cầu tăng viện của tôi. Nó đã mang mầm mống của sự thất bại.

        Tuy nhiên, không muốn đặt tôi vào một tình trạng khó xử - bởi họ biết rất rõ những nguy hại trong ý kiến của họ - các tham mưu trưởng cũng ám chỉ là sẽ có biện pháp ngoại giao để ngăn Việt Minh không tiếp tục tiến công sang Lào. Biện pháp đó là yêu cầu Mỹ và Anh đứng ra bảo đảm chủ quyền cho Vương quốc Lào và lưu ý Liên Xô và Trung Quốc về nguy cơ chiến tranh sẽ mở rộng nếu một cuộc tiến công về Luang Prabang được tái diễn.

        Trong cuộc họp ngày 24 tháng 7 năm 1953 của Hội đồng quốc phòng, tôi đã trình bày tỉ mỉ vấn đề bảo vệ Lào, nói rõ sự cần thiết đồng thời cũng lưu ý những khó khăn, vất vả, hiểm nguy của nhiệm vụ này. Quan điểm của các tham mưu trưởng cũng được nêu ra và được một vài bộ trưởng đồng tình, song phần lớn đều nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết của việc bảo vệ một đồng minh của chúng tôi.

        Tôi yêu cầu Chính phủ cần có một quyết định rõ ràng, dứt khoát về vấn đề này - một yếu tố cần thiết cho việc xây dựng kế hoạch của tôi. Chính phủ chưa quyết định nhưng hứa sẽ sớm chỉ thị cho tôi. Biện pháp ngoại giao về vấn đề bảo vệ Lào mà các tham mưu trưởng nói bóng gió đến, về nguyên tắc, đã được chấp nhận, tuy rằng Bộ trưởng Ngoại giao Bidault không mặn mà với nó lắm, bởi trong thòi kỳ ấy, ông phản đối tất cả những gì có cớ đưa vấn đề Đông Dương trở thành một vấn đề quốc tế.

        Tóm lại, kế hoạch tổng quát của tôi được chia ra làm nhiều kế hoạch riêng: kế hoạch tăng cường lực lượng từ Pháp sang (các lực lượng trên bộ, không quân và thủy quân); kế hoạch sắp xếp lại quân lính, giải quyết quân số; kế hoạch rút bốt lực lượng chiếm đóng (dựa trên một kế hoạch bình định); kế hoạch phát triển quân đội các Quốc gia liên kết; tất cả các kế hoạch trên đều nhằm xây dựng chủ lực cơ động tác chiến.

        Toàn bộ các kế hoạch, được triển khai trong các năm 1953, 1954 và 1955, hình thành một tổng thể và liên quan mật thiết với nhau, tác động và phụ thuộc lẫn nhau. Các kế hoạch đó đều phải dựa vào các điều kiện chính trị: như xác định các mục tiêu chiến tranh, thống nhất hành động giữa chính trị và quân sự, các Quốc gia liên kết thực sự tham gia chiến tranh.

        Như vậy kế hoạch của tôi là kế hoạch đầu tiên gắng đưa ra một giải pháp toàn diện và thực tế cho cuộc chiến tranh Đông Dương.

        Tôi cũng hoàn toàn ý thức được rằng ngôi nhà mà tôi dựng lên không lấy gì làm chắc chắn lắm. Bởi nó chỉ dựa trên những cơ sở rất mong manh. Nhưng cũng chẳng có cơ may nào khác để thoát ra khỏi cuộc chiến ở Đông Dương một cách thỏa đáng. Song dù chẳng hy vọng gì nhiều lắm, tôi vẫn phải thử cưỡng lại số mệnh.

        Điều kiện cần thiết và - tôi vẫn nghĩ như vậy - đủ để thành công là Chính phủ từ nay phải quyết tâm chỉ đạo một cách có phương pháp, nhất quán và kiên quyết cuộc chiến tranh Đông Dương, một cuộc chiến tranh mà từ trước đến nay nó chưa từng được chỉ đạo. Những cuộc tranh luận tiền hậu bất nhất trong Chính phủ mà tôi được chứng kiến đã làm tôi không mấy ảo tưởng vê sự chỉ đạo ấy. Tuy nhiên, tôi vẫn còn nhiều hy vọng và tương lai sắp tới sẽ làm tôi tỉnh mộng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2016, 12:21:35 pm »

  
CHƯƠNG IV
       
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

        Trong chương này, người ta sẽ thấy "Kế hoạch Navarre" diễn ra trong những điều kiện như thế nào, kết quả đạt được và những thất bại phải gánh chịu.

        
Sự chỉ đạo chiến tranh ở Pháp

        Tôi đã nói rằng nước Pháp với các quốc gia liên kết và ở một mức độ thấp hơn, với nước Mỹ, đã hợp thành một thứ liên minh mà nước Pháp là người "thủ lĩnh". Vậy nước Pháp phải là người có trách nhiệm lãnh đạo chiến tranh. Muôn vậy, phải tổ chức một cơ quan chỉ đạo hữu hiệun). Nhưng việc này chẳng thấy ai làm cả.

        Ở Paris, những công việc ở Đông Dương phụ thuộc vào chín Bộ trưởng. Bộ trưởng Bộ chiến tranh, Không quân và Hải quân có trách nhiệm tổ chức và bảo dưỡng các lực lượng của họ ở Đông Dương. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đảm nhiệm một sự phối hợp mơ hồ giữa ba bộ trên. Bộ trưởng Ngoại giao phụ trách về công việc Đông Dương trong phạm vi quốc tế và đặc biệt là trong quan hệ với Mỹ. Còn Bộ trưởng Tài chính, do nắm hầu bao, nên đóng vai trò kẻ "độc tài" chi phối tất cả các bộ.

        Cũng có một nhạc trưởng để gắng làm cái nhiệm vụ bắt nhịp cho tất cả các nhạc cụ trên, đó là Quốc vụ khanh phụ trách quan hệ với các Quốc gia liên kết, chịu trách nhiệm về đường lối chính trị đối với các Quốc gia liên kết, mà chức trách của ông theo nghị định phân quyển (số 53618 ngày 10 tháng 7 năm 1953) là "giúp Thủ tướng về những gì liên quan đến việc điều hành các lực lượng bảo vệ quân đội Đông Dương và phối hợp tiến hành công cuộc phòng thủ ấy". Nhưng ông chẳng khác gì hơn là một cái "thùng thư", cả vị trí của ông trong Chính phủ, cả tư cách thực quyền của ông cũng đều không cho phép ông làm gì hơn.

        Thông thường, điều hành chiến tranh là việc của ông Thủ tướng. Nhưng Thủ tướng Laniel đã hầu như phó mặc việc này cho Phó Thủ tướng Ravnaud, ủy quyền cho ông Raynaud về mọi công việc ở Đông Dương, tạo nên tình trạng dẫm chân lên nhau với Bộ các Quốc gia liên kết, do đó công việc đã rốì lại càng rối hơn. Tuy nhiên, với quyền hành của mình, ông Reynayd vẫn có thể phối hợp giữa các bộ để tạo nên một sự thống nhất hành động, nhưng ông đã chẳng làm một tý gì để đảm nhiệm một vai trò mà hình như ông coi chẳng có gì cần thiết.

        
Quan hệ vói Mỹ và các Quốc gia liên kết

        Thiếu một đường lối được xác định rõ rệt, quan hệ của chúng tôi với Mỹ và các Quốc gia liên kết chẳng bao giờ được xây dựng trên những cơ sở rõ ràng cả về chính trị lẫn quân sự.

        Tôi đã nói là nước Pháp cần phải lựa chọn giữa hai thái độ: hoặc chỉ tham gia vào mặt trận chống cộng theo chỉ đạo của Mỹ; hoặc giữ vững vai trò chủ đạo của Pháp ở Đông Dương. Nhưng bất lực trong việc lựa chọn, Chính phủ Pháp đã tìm cách theo đuổi một đường lối trung gian, đường lối cho phép giữ lấy "vài cái gi đấy" - cái gì thì họ cũng chẳng biết chính xác nữa - bằng cách đẩy cho Mỹ gánh vác phần lớn chi phí chiến tranh, còn các Quốc gia liên kết thì cái gánh về nhân lực.

        Người Mỹ, vốn thù địch với sự có mặt của Pháp ở Đông Dương vẫn không ưa gì Pháp dù đã trở thành đồng minh. Họ giúp chúng tôi về vật chất, nhưng đá chúng tôi về tinh thần. Trong khi sử dụng "quân cờ" Pháp, cần thiết cho cuộc chơi cua họ, họ vẫn tìm cách phá ngầm quyền lợi của chúng tôi. Và các vị ở phố Quai d'Orrsay, ý nói Bộ Ngoại giao, vẫn cứ để họ làm.

        Đối với các Quốc gia liên kết, phải vừa thực hiện lòi hứa về độc lập đã cam kết với họ, phải vừa thúc đẩy họ nỗ lực chiến tranh thực sự. Đã hứa trao trả độc lập cho họ, biện pháp duy nhất là phải chơi con bài này đến cùng. Đó là một chính sách mà còn lâu kết quả mới được bảo đảm, nhưng với tình trạng chúng tôi hiện nay, tôi không còn cách nào khác.

        Chính sách trên đòi hỏi, trong khi không từ bỏ những quyền lợi chính yếu của Pháp ở Đông Dương, nước Pháp phải chấp nhận ở đấy một hình thức Liên hiệp Pháp khác với hình thức đề ra theo thể chế năm 1946, mà các người quốc gia cả ba nước liên kết đều từ chối không gia nhập. Nhưng trong Chính phủ, những xu hướng chống đối nhau đã không cho phép xác định được một đường lối hành động nào. Cái gọi là đương lối của Pháp là lẩn tránh việc thực thi nền độc lập mà Pháp đã công nhận những nguyên tắc. Sự bất lực của Chính phủ Pháp đã khiến các Quốc gia liên kết không muốn có những nỗ lực chiến tranh thực sự.

--------------
1. Trong dịp tôi đang ở bên Pháp, tháng 7 năm 1953, tôi đã gợi ý ông Raynaud nên thành lập một "Hội đồng chiến tranh”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2016, 06:40:40 pm »


       
Sự phân cách giữa chính trị và quân sự

        Việc thiếu chỉ đạo chiến tranh của Chính phủ thể hiện trước hết ở chỗ hoàn toàn không có một sự phối hợp nào giữa đường lối chính trị và chiến lược quân sự.

        Từ đó dẫn đến kết quả là không có một thái độ rõ rệt nào đổi với một vấn đề cơ bản là bảo vệ nước Lào. Về chính trị thì nước Pháp cam kết bảo vệ Lào nhưng về quân sự thì Pháp thiếu quyết tâm để có nỗ lực cần thiết. Điều không tránh khỏi là đến một ngày nào đó, chúng tôi đứng trước một sự bắt buộc là phải bảo vệ Lào nhưng lại không có phương tiện.

        Tuy nhiên, phải đến Hội nghị Berlia mới xảy ra sự không ăn khớp trầm trọng nhất giữa chính trị và quân sự của chúng tôi. Trong khi tôi đề nghị là cho đến trước khi các hoạt động quân sự tích cực của Pháp kết thúc, tức là khi bắt đầu mùa mưa, thì không nên làm một điều gì có thê gây thêm những khó khăn cho tôi, thì Chính phủ, không cần hỏi gì ông cao ủy và tôi, nghĩa là không xem xét gì đến những tác động đối với quân sự, đã có sáng kiến là chấp nhận họp Hội nghị Geneve mà hậu quả của nó tác hại biết nhường nào như sau này tôi sẽ nói.

       
Thất bại chủ nghĩa và phản bội

        Một trong những quan tâm chủ yếu của Chính phủ là phải giữ vững tinh thần của quốc gia dân tộc. Tôi đã nói tình hình vấn đề ra sao khi tôi mới nhận quyền chỉ huy. Tháng 7 năm 1953, xảy ra một sự kiện góp phần làm cho tinh thần quốc gia ngày càng xuống cấp hơn: đình chiến ở Triều Tiên. Sự kiện này đã làm dấy lên ở Pháp niềm hy vọng nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Đông Dương. Nhẽ ra Chính phủ có bổn phận phải cố gắng biến hy vọng ấy thành hiện thực, mặt khác tránh cho dư luận khỏi có những ảo tưởng và có những biện pháp để ngăn không cho nó dẫn đến một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về tinh thần. Nhưng Chính phủ đã để phát triến rộng rãi trong dịp ấy một chiến dịch "thất bại chủ nghĩa" chống lại chiến tranh Đông Dương trong các giới chính trị và trong dân chúng.

        Đó chính là thời cơ mà Việt Minh đã chọn đế tung ra, và ngày 30 tháng 11 năm 1953, quả bom "tuyên bố sẵn sàng lập lại hòa bình" do ông Hồ Chí Minh phát biểu với báo Expressen của Thụy Điển. Bị chia rẽ trước bước ngoặt ấy của chiến tranh. Chính phủ đã bó tay không biết xác định thái độ như thế nào. Thế là dẫn đến trong dư luận Pháp một sự bối rối hoang mang sâu sắc và chiến dịch thất bại chủ nghĩa lại dấy lên mạnh mẽ.

        Một trong những nhiệm vụ chính khác của Chính phủ là phải ngăn chặn sự bội phản. Sự phản bội này đã có mặt trên đất nước nhưng người ta đã không làm gì một cách mạnh mẽ để ngăn chặn nó. Nó xuất hiện dưới nhiều hình thức mà khả năng cho phép: phá hoại tinh thần của quốc gia; nói xấu quân đội; kích quân đội đến chỗ bất phục tùng; phá hoại nhà máy, kho tàng và vận chuyển vũ khí súng đạn sang Đông Dương, cung cấp tin tức cho địch, v.v...

        Một việc rất trầm trọng xảy ra vào lúc tôi mới nhận chức, chứng tỏ uy tín của Chính phủ đã xuống cấp tới mức độ nào trong lĩnh vực này. Trong số báo ra ngày 30 tháng 7 năm 1953, tuần báo nước Pháp Người quan sát đã cho đăng một bài nhan đề "Trong một trận chiến đáng nghi hoặc", trong đó nội dung chính của cuộc họp Hội đồng quốc phòng ngày 24 tháng 7 về vấn đề bảo vệ nước Lào đã bị tiết lộ. Bài báo viết là tôi được biết: tôi "không có nhiệm vụ phòng thủ nước Lào chống lại cuộc tiến công có thể xảy ra của đối phương". Kẻ địch nắm được một tin tức tối quan trọng: còn có tin tức nào quý giá hơn là được biết trong các đòn đánh sắp tới của họ, Pháp sợ nhất là bị đánh ở đâu? Tôi không được biết chính xác bài báo này đã đóng vai trò như thế nào trong quyết định tiến công Lào của Việt Minh, nhưng tất cả diễn biến sau đó chứng tỏ họ đã lợi dụng được rộng rãi tin tức này. Thê nhưng tò báo đó không bị trừng phạt1.

        Ở Paris, Việt Minh còn nhiều nguồn thông tin khác. Tôi gần như chác chắn đã có những rò rỉ tin tức nghiêm trọng ở Văn phòng Bộ Quốc phòng, đặc biệt là từ đó cả những bức điện mật của tôi cũng bị lộ cho Đảng cộng sản Pháp và từ Đảng cộng sản Pháp, đến tai Việt Minh. Thông chế Juin cũng có ý nghi ngại như tôi nên trong một bức thư riêng, ông đã căn dặn những mệnh lệnh của ông cũng "không nên phát ra nhiều". Còn Tướng Ely, ông thấy cẩn thận hơn là giữa ông và tôi chỉ trao đổi bằng một bộ mật mã riêng mà chỉ có thêm hai người được biết: sỹ quan hầu cận của ông và tôi.

        Tình hình sau này - đặc biệt là "Vụ việc của những sự thất thoát” - chứng tỏ là tất cả những nghi ngờ nói trên là có cơ sở rộng rãi. Qua tin tức được biết, từ đấy. tôi càng khẳng định là sự phản bội còn đi xa hơn là tôi nghĩ.

---------------
1. Mãi sau này khi kết thúc chiến tranh, việc rò rỉ tin tức này mới được nêu lên trong "Vụ việc của những sự thất thoát".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2016, 12:30:12 pm »


       
Tăng viện

        Sự bất lực của Chính phủ còn biểu hiện trong một vấn đề quan trọng khác nữa: vấn đề tăng viện.

        Tôi nhắc lại rằng khi mới nhận chức, tôi đã yêu cầu Chính phủ có một quyết định kiên quyết bằng cách gửi sang Đông Dương hai Sư đoàn lấy ở lực lượng Pháp đóng góp cho NATO, nhưng đề nghị ấy đã bị bác bỏ.

        Tôi cũng đã nói đến việc trong Hội đồng quốc phòng họp ngày 24 tháng 7 năm 1953, tôi đã xin những tăng viện cần thiết để đảm bảo cho kế hoach tôi đã trình lên Chính phủ. Chính phủ yêu cầu tôi giảm bớt lượng xin tăng viện và chuyển yêu cầu của tôi sang tài trợ của Mỹ mà sắp tới đây sẽ có đàm phán về vấn đề này1.

        Cuối tháng 8 tôi đệ trình những yêu cầu đã giảm bớt chút ít nhưng nhấn mạnh đó là những nhân nhượng cuối cùng. Thông báo ngày 11 tháng 9 của Chính phủ báo cho tôi biết yêu cầu của tôi không được chấp nhận. Tôi cũng không chấp nhận sự từ chối ấy và phản đối kịch liệt, cho rằng tôi chỉ được cấp "một công cụ bán hạ giá" và như vậy "khả năng thành công sẽ bị giảm". Hội đồng quốc phòng họp ngày 13 tháng 11 năm 1953 lại gạt bỏ kiến nghị của tôi.

        Cuối cùng, trong thư ngày 1 tháng 1 năm 1954 gửi lên Chính phủ, tôi lại nhấn lại vấn đề tăng viện và bày tỏ nỗi lo ngại mà tình hình đó gây ra cho tôi. Những thư này chẳng có hồi âm.

        Phải mãi đến khi tình hình ở Điện Biên Phủ trở nên nguy cấp, toàn bộ yêu cầu tăng viện của tôi mới được chấp nhận - điều đó chỉ có nghĩa bằng không. Bởi đã quá muộn để có thể có một tác dụng nào đấy.

        Về những gì liên quan đến lục quân, yêu cầu tăng viện của tôi là 12 tiểu đoàn bộ binh, một tiểu đoàn pháo thả bằng dù và một tiếu đoàn công binh, ngoài ra là những tăng viện cá nhân để bổ sung quân số và bố trí cán bộ cho các đơn vị. Người ta đã gửi cho tôi. một cách dần dà và rất chậm chạp. 8 tiếu đoàn bộ binh và một tiểu đoàn công binh, ngoài ra là những tăng viện cá nhân để bổ sung quân số và bố trí cán bộ cho các đơn vị. Người ta đã gửi cho tôi, một cách dần dà và rất chậm chạp, 8 tiếu đoàn bộ binh và một tiếu đoàn công binh nhưng quân số và khung cán bộ rất không đầy đủ. Còn về tăng viện cá nhân thì gần như chẳng có gì. Kết quả là các đơn vị, nhất là bộ binh, quân thiếu và sĩ quan cũng thiếu, cứ thế mà ra trận.

        Nếu làm một so sánh giữa hai lực lượng: lực lượng không phải chiến đấu (như quân đội đóng ở Pháp, Đức, Bắc Phi, Pháp quốc hải ngoại) và lực lượng đang chiến đấu ở Đông Dương thì có một sự ngược đời: nơi không phải chiến đấu thì chưa đến 20 người có một sĩ quan chỉ huy, còn nơi phải chiến đấu thì 30 người, một sĩ quan chỉ huy. So sánh về số hạ sĩ quan, người ta cũng đi đến một kết quả tương tự. Những con số đó cho thấy rõ ràng là quân đội ở Đông Dương đã bị bỏ rơi2. Tình hình này đã được phản ánh lên Bộ chỉ huy tối cao và Chính phủ, nhưng không một mảy may kết quả.

        Thực ra trong quân đội ở Đông Dương, để đưa tỷ lệ sỹ quan lên đúng mức cần thiết của nó, thì phải đưa sang cho nó một số lượng sỹ quan và hạ sỹ quan nhiều đến mức có thể làm cho cả bộ máy quân sự của Pháp phải xộc xệch. Nhưng để đạo quân đang chiến đấu phải gánh toàn bộ gánh nặng thì nước Pháp chỉ còn tiến hành ở Đông Dương một cuộc chiến tranh với giá hạ, có nghĩa là sẽ thua trận. Giải pháp duy nhất thích hợp là sử dụng thêm sỹ quan và bộ đội dự bị. Muốn vậy phải làm cho nó có tính chất quốc gia, nhưng để làm được điều ấy, chúng tôi hãy còn xa!

        Trừ "Tiểu đoàn Triều Tiên" và hai trung đoàn Bắc Phi đến từ Đức, còn các đơn vị được tăng viện sang chất lượng đều rất tồi tệ. Binh lính được huấn luyện rất đầy đủ. Đặc biệt binh sỹ Bắc Phi, chỉ sau một thời gian phục vụ quá ngắn, họ đã phải ra mặt trận. Quân đội lê dương, quân số quá phình to, chất lượng cũng bị giảm sút nghiêm trọng. Còn về các sỹ quan, họ không được chuẩn bị gì cho một cuộc chiến tranh mà họ phải tiến hành và thường không hiểu gì về binh sỹ mà họ phải chỉ huy (như trong các đơn vị lê dương và các đơn vị bộ binh khác, nhiều sỹ quan mới chiến đấu lần đầu).

        Đốì với không quân, tôi yêu cầu như sau: tăng máy bay vận tải (từ 75 đến 100 chiếc) và máy bay ném bom (từ 60 đến 210 chiếc, kể cả máy bay của hải quân); một số lượng lớn trực thăng (chỉ có 19 chiếc, trong đó có 4 đến 5 chiếc còn sử dụng được, tất cả dùng cho vận chuyển thương binh); tăng cho đủ số nhân viên cần thiết (phi hành đoàn và thợ máy) để có thể đạt được hiệu quả phục vụ tối đa; kinh phí cần thiết để mở mang căn cứ không quân ở phía tây dãy Trường Sơn nhằm đối phó với hoạt động của đối phương ở Lào.

-----------------
1. Dẫn đến việc Mỹ nhận đảm đương viện trợ cho các Quốc gia liên kết.
2. Đối với cả hai phía, những con số này đã trừ số quân phục vụ. Và nó đã phản ánh đúng thực trạng.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2016, 09:51:23 am »

        Nếu yêu cầu trên được đáp ứng thì hiệu quả của không quân Pháp ở Đông Dương sẽ được tăng lên gần gấp đôi, mà để làm việc đó thì nước Pháp cũng chẳng phải cố gắng gì nhiều lắm: máy bay và phương tiện thì đã có Mỹ viện trợ, còn Pháp thì chỉ phải cung cấp một quân số khoảng 4.000 người và một số tiền khoảng 6 tỷ Franc vào lúc đó. Nhưng muốn vậy thì Bộ chỉ huy tối cao phải quan tâm đến Đông Dương. Thế mà vừa đặt chân tới Sài Gòn vào tháng 2 năm 1954, câu đầu tiên Tướng Fay, Tham mưu trưởng không quân, nói với Tướng Lauzin, Tư lệnh không quân ở Đông Dương, là: "Không một người. Không một máy bay!".

        Kinh phí cũng không được chấp thuận. Quân thì không đạt tối một phần năm số tôi xin. Sự chi viện của số máy bay vận tải và ném bom được tăng cường cho Điện Biên Phủ gần như bằng không. Quân số quá ít của không quân đã không bảo đảm nổi một hiệu suất bình thường. Còn về chương trình phát triển máy bay trực thăng thì nó thấp một cách đến nực cười so với yêu cầu.

        Trận Điện Biên Phủ đã được tiến hành với sự yểm trợ của một không quân không đủ cả máy bay, cả người lái lẫn nhân viên phục vụ mặt đất và cả về cơ sở hạ tầng. Hiệu quả thấp của không quân là một trong những nguyên nhân thất bại chính của trận đánh.

        Đối với hải quân, yêu cầu tăng viện trước hết là về các phương tiện không quân của hải quân và nó được giải quyết toàn bộ. Trong ba quân chủng, chỉ có Hải quân là phải ít đương đầu với khó khăn hơn các quân chủng khác.

        Đó là sự chỉ đạo chiến tranh của Chính phủ. Có thể tóm gọn lại là: chẳng có gì cả. Không có một mục tiêu nào được đặt ra cho cuộc chiến đấu. Chẳng có một đường lối nào được xác định cả đối với các Quốc gia liên kết, cả với ông bạn đồng minh Mỹ. Chẳng có một sự phối hợp nào giữa các bộ có trách nhiệm đối với cuộc chiến ở Đông Dương. Tinh thần của đất nước thì bị mặc sức thao túng không có gi bảo vệ. Quân đội thiếu đủ mọi thứ cần thiết: cán bộ, quân số, trang thiết bị vật chất. Nó lại bị đâm sau lưng bởi sự phản bội và không có biện pháp nào đê ngăn ngừa.

        Nếu quân đội Pháp ở Đông Dương bị bỏ rơi như vậy thì than ôi về phía đối phương, tình hình hoàn toàn khác hẳn.

        Quân đội Việt Minh "nằm" ở trong dân, cả về vật chất và tinh thần - đúng như Mao Trạch Đông thường nói - như "cá trong nước", ở Việt Minh, không có những chủ trương chính trị và quân sự riêng rẽ mà là những chủ trương thông nhất giữa chính trị và quân sự. Những chủ trương đó do một ủy ban trung ương quyết định mà trong đó Tổng tư lệnh đồng thời là Bộ trưởng Quốc phòng là một thành viên. Vậy là kế hoạch quân sự được đặt trong một tổng thể mà tất cả đều được tiến hành để bảo đảm cho sự thành công: chính trị đối nội và đối ngoại, ngoại giao, kinh tế, công tác tư tưởng nội bộ và tuyên truyền ra bên ngoài, động viên vật chất và tinh thần của toàn bộ dân chúng, v.v... Đã biết bao lần, tôi phát ghen với Tướng Giáp!

        Một vấn đề đôi khi đặt ra với tôi: tại sao, trong những điều kiện như vậy, tôi lại không xin từ chức?

        Theo truyền thống quân sự, không có chuyện từ chức đương khi chiến đấu. Tuy nhiên tôi sẽ làm như vậy nếu trước khi tiến hành trận giao chiến quyết định, tôi nắm được thực chất tình hình.

        Nhưng chỉ dần dà ít một tôi mới biết được là những điều kiện tôi đặt ra không được người ta thực hiện và những yêu cầu tôi đòi hỏi không được người ta giải quyết. Không phải tôi bị từ chối thắng thừng mà ngưòi ta nói dè chừng, lần chần tránh né, không trả lời hoặc trả lời không thắng vào vấn đề, hứa rồi lại thất hứa hoặc có giữ lời thì cũng chỉ giải quyết một phần và rất chậm trễ. Tôi không giống như húc đầu vào tường mà giống như người làm cái việc "đấm bị bông". Trong điều kiện như thế, lúc nào thì có thể từ chức?

        Vả lại, như sau này người ta sẽ thấy, cho đến đầu tháng 3 năm 1954, diễn biến của tình hình khiến tôi hy vọng có thể đương đầu với địch thủ cho tới mùa mưa mà không bị một thất bại nào nghiêm trọng. Đến lúc đó, tranh thủ một khoảng thời gian ngưng nghỉ, tôi có thể tổng kết lại tình hình và quyết định xem nên hay không nên tiếp tục đảm đương trách nhiệm.

        Quyết định họp Hội nghị Geneve của Chính phủ đã bất ngờ đảo lộn mọi tính toán của tôi. Tôi có thể lấv cớ thuận lợi là khi quyết định việc ấy, người ta đã không hỏi gì ý kiến của tôi để xin từ chức và rũ bỏ trách nhiệm một cách hợp pháp. Nhưng lúc ấy lại sắp phải đương đầu với một cuộc tổng tiến công mà, trước triển vọng của Hội nghị Geneve, Việt Minh sẽ cố sức mở ra. Một trận đánh quyết định sẽ được tiến hành chẳng riêng ở Điện Biên Phủ mà còn trên toàn Đông Dương mà tôi cảm thấy mình không có quyền, dù kết quả thế nào, từ bỏ nhiệm vụ trước khi trận đánh kết thúc.

        Ít nhất là về phương diện cá nhân, chắc chắn tôi đã mắc sai lầm lớn!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2016, 11:03:50 pm »


       
Điều hành chiến tranh ỏ Đông Dương

        Ở Sài Gòn, không có gì phải bàn cãi, trách nhiệm điều hành chiến tranh là thuộc ông cao ủy, người nắm quyền hành chung.

        Theo đề nghị của tôi, một hội đồng lấy tên là "Hội đồng chiến tranh" đã được thành lập, gồm ông cao úy, tôi và một số sỹ quan và quan chức khác. Những giải pháp được Hội đồng này chuẩn bị sau đó sẽ được đưa ra thảo luận với Chính phủ các Quốc gia liên kết trong những cuộc họp, gọi là "Hội đồng quân sự cấp cao". Ông cao ủy và tôi thường có những cuộc họp đều đặn như thế này với họ.

        Hệ thống làm việc này cho những kết quả khả quan, nhưng bị sự thúc ép của Paris, nó tỏ ra chưa đủ để làm cho cuộc chiến ở Đông Dương mang tính chất là hành động thống nhất của Pháp và ba nước liên kết, và cũng chưa đủ để thúc đẩy các Quốc gia liên kết tăng cường mạnh mẽ hơn nữa những nỗ lực cần thiết.

       
Nỗ lực chiến tranh của các Quốc gia liên kết

        Việc chiến tranh không được Chính phủ Pháp chỉ đạo là nguyên nhân chính của tình trạng thiếu nỗ lực đầy đủ của cuộc chiến tranh Đông Dương: chúng tôi chẳng thể đòi hỏi gì hơn ở các đồng minh khi chính chúng tôi không nêu gương tốt.

        Tuy nhiên mỗi Quốc gia liên kết đều có những nguyên nhân riêng làm hạn chế nỗ lực của họ. Thực vậy, những nhà lãnh đạo các nước ấy đều không muốn dân tộc mình phải hy sinh. Họ muốn được hưởng lợi lộc của độc lập nhưng lại không muốn gánh vác nghĩa vụ. Tuy vậy, thái độ của Lào, Campuchia và Việt Nam cũng khá khác nhau.

        Những nhà lãnh đạo Lào luôn luôn thể hiện thiện ý tốt. Cũng có một vài người muốn chơi trò nước đôi giữa chúng tôi và Việt Minh, nhưng uy tín của Thái tử Savang, người đảm nhiệm thực sự chức trách của Thủ tướng, nói chung đã giữ được họ theo con đường đúng đắn.

        Cho đến đầu 1953, Campuchia sống trong cảnh tương đối yên tĩnh, nhưng những lợi ích gợi lên từ phía Mỹ đã khuyên khích họ ngày càng có một thái độ độc lập với chúng tôi.

        Tính khí của vua Norodom Sihanouk không phải là tính khí của một con người để thu xếp ổn thỏa công việc. Thông minh và nói về cá nhân ông, ông là một người bạn của nước Pháp, nhưng hay đổi ý và bất đồng, ông tự cho mình là người có trách nhiệm phải ngay lập tức dẫn dắt đất nước tới độc lập và không muôn đếm xỉa gì đến những tác động của thái độ ấy đối với tình hình quân sự.

        Sự bất định về đường lối cũng như một vài cách xử sự không khéo léo của chúng tôi đối với Sihanouk đã khiến ông ta, vào tháng 6 năm 1953, có một thái độ công khai thù địch đối với chúng tôi. Trong sáu tháng, mọi quan hệ giữa chúng tôi và Campuchia đã bị cắt đứt. Phải vất vả lắm, vào cuối 1953, quan hệ đó mới được nối lại bằng một tạm ước què quặt. Thực vậy, từ đó trở đi, Campuchia xử sự như một quốc gia độc lập không nhận bất kỳ một ý kiến nào của chúng tôi. Nó chỉ còn là một vật nặng trơ ỳ.

        Mọi hy vọng thành công của chúng tôi đều đặt vào nỗ lực chiến tranh của Việt Nam. Nhưng rủi thay, chính ở đây vấn đề lại gay cấn nhất.

        Đối với người Việt Nam, Việt Minh là một người bạn. người bà con, người anh em; với Việt Minh, mọi liên hệ không bị cắt đứt và sẽ có ngày lại hòa hợp với nhau. Từ đó, mọi người đều đau lòng không muốn chống họ đến cùng.

        Một nguyên nhân nữa làm cho tình hình thêm rối là thiếu ý thức quốc gia. một ý thức thống nhất đất nước: đối lập giữa miền Bắc và miền Nam, giữa các thành phần dân tộc và tôn giáo, tham vọng của các "giáo phái" miền Nam là muốn những quốc gia riêng trong một Quốc gia chung1, v.v...

        Muốn Việt Nam nhập cuộc chiến tranh thì phải có một thủ lĩnh. Người ta đã nói rất nhiều rằng "thí nghiệm Bảo Đại" là một sai lầm. Tuy nhiên ngoài hoàng đế và truyền thống tôn quân người ta không còn thấy một người nào hoặc một điều thần bí nào có thể tạo ra sự thống nhất. Vậy là Bảo Đại có một vai trò lớn để thực hiện. Nhưng ông ta đã không thực hiện nó, mặc dù ông hoàn toàn có thể làm được nếu ông muốn, vì ông là người khá hơn điều mà người ta tưởng: ông chắc chắn là một người thông minh về chính trị, có cảm tình với nước Pháp và muốn hợp tác với nước Pháp. Nhưng tiếc thay những đức tính ấy đã bị thói đợi thời và ưa nhàn tản của ông làm hỏng đi. Một chi tiết để minh chứng: không bao giờ người ta có thể yêu cầu được ông mặc một bộ quân phục để đi thăm binh sỹ.

-------------
1. Những giáo phái ở miền Nam Việt Nam (Cao Đài, Hòa Hảo, Binh Xuyên) là những tổ chức có tính chất vừa tôn giáo, vừa chính trị và quân sự, có xu hướng muốn tự trị.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2016, 02:00:16 pm »

        Bên cạnh hoàng đế, người ta không thể tìm được trong phe quốc gia của Việt Nam một chính khách nào có đủ tầm cỡ về trí tuệ và những đức tính cần thiết để lãnh đạo đất nước.

        Tất cả những nỗ lực của tôi để có được một Chính phủ Việt Nam có quyết tâm "tiến hành chiến tranh một cách thật sự" đều tỏ ra vô ích. Tháng 10 năm 1953, tôi đã gửi họ một thông báo nói không úp mở gì về quan điểm của tôi. Tôi lưu ý họ về sự cần thiết phải điều hành chiến tranh một cách kiên quyết, chẳng những về quân sự mà còn trên tất cả các mặt: tâm lý, kinh tế và nhất là xã hội1. Tôi yêu cầu thực hiện ngay lập tức một số biện pháp mà có kết quả hay không là tùy thuộc vào quyết tâm của Chính phủ Việt Nam. Những sau đó hầu như chẳng thấy họ làm gì cả. Ngày 1 tháng 1 năm 1954, trong một bức thư gửi Chính phủ Pháp, tôi bày tỏ sự bi quan của tôi về trình độ của Chính phủ Việt Nam trong việc đưa đất nước nhập cuộc chiến tranh. Thư này không được trả lời. Tháng 2, nhân dịp ông Pleven sang Đông Dương, tôi lại nhấn mạnh vấn đề trên với ông. Trong những tháng 2, 3 và 4. qua thư riêng, tôi không ngừng yêu cầu Bộ các Quổc gia liên kết và Tổng tham mứu trương hãy lưu ý với tôi sự thụ động của phần lớn các quan chức Việt Nam và đòi hỏi phải có sự can thiệp kiên quyết của Chính phủ Pháp. Tất cả những nơi tôi yêu cầu đều chẳng có phản ứng gì cả: người ta chỉ khuyên tôi "chớ có nên thô bạo với người Việt Nam".

        Phác một bức tranh về cố gắng chiến tranh của Việt Nam gần như có nghĩa là lập một biên bản về sự bất lực.

        Không có một hành động tâm lý nào được tiến hành với dân chúng và quân đội. Gương xấu về lơ là trách nhiệm, ăn hối lộ, mánh khóe thủ đoạn của các tầng lớp lãnh đạo có thể làm uổng công các hành động thuộc loại đó.

        Trong lĩnh vực xã hội, người ta cũng chẳng làm gì hơn. Không một biện pháp nào tôi yêu cầu được thi hành cả.

        Về kinh tế thì cũng vậy. Nhiều nguồn cung cấp thiết yếu tiếp tục chuyển qua tay Việt Minh mà không một ai làm gi để ngăn chặn sự chảy máu về lĩnh vực quân sự, chưa bao giờ chính phủ Việt Nam thực sự tìm cách để làm cho quân đội giành được sự ủng hộ của cả đất nước. Không có một hệ thống tuyển mộ sĩ quan nào có giá trị được xây dựng. Không có một hành động nào để trừng trị những kẻ cứng đầu cứng cổ và đào ngũ. Nghĩa vụ quân sự bắt buộc - mãi tháng 6 năm 1953 mới được ban bố nhưng chẳng bao giờ được thực hiện. Nhiều sự miễn trừ - thường thường có tiền là có thể xin được miễn - đã cho phép những thanh niên tầng lớp trên lấn tránh được nghĩa vụ. Không có một sự tổ chức nào để kiểm soát dân chúng, giúp đỡ cho địch không bị trừng phạt, việc huy động nhân lực không được đảm bảo.

        Đương nhiên Chính phủ Việt Nam cũng có nhiều khó khăn. Có lẽ, nếu họ thử cố gắng để vượt qua thì không chắc họ đã đạt được bởi phải chăng họ đã muộn mất một hoặc hai năm để đuổi kịp Việt Minh. Nhưng chưa bao giờ họ thử làm một cách nghiêm chỉnh cả.

--------------
1. Trích thông báo ngày 11 tháng 10 năm 1953 về nỗ lực chiến tranh: "Không nghi ngờ gì sức mạnh của Việt Minh là ở chỗ họ biết gây trong dân chúng niềm tin, họ là người đại diện duy nhất cho bình đẳng và công lý xã hội. Đó là nguyên nhân chính làm cho người lính Việt Nam hăng hái chiến đấu. Muốn người lính quốc gia Việt Nam củng chiến đấu tốt như vậy, cần phải thuyết phục họ rằng phía ta cũng có khả năng giải phóng xã hội, bởi ở xứ sở này, dân chúng quan tâm được giải phóng về mặt xã hội hơn là được độc lập về chính trị".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2016, 05:26:30 am »

        
Sự phát triển của quân đội các Quốc gia liên kết

        Chỉ riêng trong lĩnh vực thuần túy quân sự của việc xây dựng quân đội là các Quốc gia liên kết thu được những kết quả đáng kế.

        Trong một giác thư tháng 7 năm 1953, tôi đánh giá các quân đội đó như sau: "Cho đến bây giờ,  chúng ta chưa thể đánh giá các đơn vị do các Quốc gia liên kết tố chức là những quân đội thực sự. Phần lớn nó mới chỉ là các đơn vị phụ lực cho quân viễn chinh chứ chưa phải là những quân đội quốc gia có nhiệm vụ bảo vệ đất nước. Tuy nhiên giá trị của nó là không cần phải bàn cãi gì nữa bởi nó là những lực lượng duy nhất thích nghi với xứ sở".

        Tất cả cố gắng của tôi là làm cho những quân đội này có được tính độc lập càng nhiều càng tốt - điều đó có lợi cho tinh thần của họ - trong khi vẫn cố duy trì cho nó có đủ chất lượng (do việc tính độc lập tăng lên mà chất lượng có chiều hướng giảm đi). Đó thật là một việc làm nan giải!

        Cách xử sự của Mỹ cũng gây cho chúng tôi một vài khó khăn. Đại diện của họ "Phái đoàn viện trợ quân sự" ở Sài Gòn có nhiệm vụ, căn cứ vào vốn viện trợ, đáp ứng những yêu cầu của chúng tôi về tiền và các phương tiện và sau đó kiểm tra việc thực hiện. Bằng cách vòng vèo đó, họ dần dà có khả năng can thiệp vào hầu hết các công việc của chúng tôi.

        Quan hệ giữa chúng tôi và phái đoàn ấy luôn luôn tốt: trong việc giúp đỡ vũ khí phương tiện, tinh thần hợp tác của họ thật đáng khen. Nhưng về những gì liên quan đến việc xây dựng các quân đội liên kết thì giữa chúng tôi với họ có những khó khăn nghiêm trọng, trước hết là do bất đồng nghiêm trọng về quan điểm. Đối với chúng tôi, các quân đội liên kết sẽ trở nên có tính độc lập (tự quản), nhưng là theo cách tuần tự nhi tiến và vẫn luôn luôn giữ liên hệ mật thiết với chúng tôi.

        Nhưng đối với người Mỹ thì đó phải là những quân đội đã độc lập, tuy trong một thòi gian nào đấy vẫn cần có sự đỡ đầu (mà người Mỹ hy vọng được tham dự), song khi có điều kiện là phải thoát ly ngay.

        Về tiền và phương tiện vật chất. Pháp muốn viện trợ phải thông qua chúng tôi. Người Mỹ miễn cưỡng chấp nhận cách thức này. Bởi họ muốn sử dụng túi tiền để gây liên hệ mật thiết với các Quốc gia liên kết và tạo điều kiện thuận lợi cho các nước này thực hiện ý đồ thoát khỏi sự bảo trợ của chúng tôi.

        Về tổ chức, nguyên tắc của chúng tôi là chỉ tổ chức những đơn vị độc lập chừng nào đào tạo được những cán bộ cao cấp có khả năng đảm đương được việc chỉ huy. Nhưng người Mỹ lại muốn chúng tôi - giữa lúc chiến tranh đang bước vào một bước ngoặt ngày càng quyết liệt - cho quân đội liên kết được độc lập ngay; điều này chỉ tổ làm cho chất lượng các quân đội liên kết đã yếu lại càng thêm yếu.

        Tuy chưa lúc nào thật gay gắt, nhưng những bất đồng Pháp - Mỹ nói trên đã tác động nặng nề tới việc xây dựng các quân đội liên kết.

        Tuy nhiên, tổ chức quân đội là điều duy nhất tương đối có giá trị mà Việt Nam đã thực hiện được. Tướng Nguyễn Văn Hinh, Tống tham mưu trưởng, cựu sĩ quan Không quân Pháp, là người rất thông minh và ông hiểu được quân đội non trẻ của mình vẫn cần đến sự bảo trợ. Tuy thiếu kinh nghiệm và quá quan tâm đến việc khẳng định sự độc lập đối với chúng tôi - điều này là nguyên nhân của không ít khó khăn nhưng tôi thấy ông là một người có tinh thần hợp tác rất cao1.

        Rủi thay, ông vấp phải sự bất lực của một Chính phủ mà như trên tôi đã nói, nó chưa bao giờ có những biện pháp đáng có để tuyển mộ quân và nhất là sĩ quan. Trái với Việt Minh, họ lấy cán bộ trong nông dân và đào tạo ngay trong chiến đấu. trong khi Chính phủ Việt Nam ương bướng chỉ muốn tuyến sĩ quan trong các tầng lớp trên và chọn lọc qua thi cử. Nhưng đối với nghĩa vụ quân sự, những tầng lớp này chừng nào chuồn được là họ tìm cách để chuồn.

        Tuy nhiên, số lượng sĩ quan và hạ sĩ quan tăng lên rất nhiều (nhờ đó giải quyết được gần đủ số sỹ quan cấp thấp, nhưng với sỹ quan cấp cao thì vấn đề còn nan giải) và việc tổ chức những đơn vị thuần người Việt Nam được tiếp tục tiến hành. Trong lúc tôi chỉ huy, số binh đoàn cơ động tăng được từ một lên đến sáu và dự kiến đến mùa thu - 1954 sẽ tổ chức được ba Sư đoàn.

----------------
1. Sau khi tôi rời Đông Dương, Tướng Hình va vấp với Chính phủ và quay về với quân đội Pháp; ông hoàn toàn binh nghiệp với cấp trung tướng chỉ huy Sư đoàn không quân.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM